28 C
Nha Trang
Thứ bảy, 23 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

[Bài dịch] Đối thoại với Annamalai Swami: An trú trong Chân Ngã

Hỏi: Có phải sự chấm dứt khổ đau được quyết định bởi nghiệp lực, hay chúng ta có thể mang nó đến gần hơn bằng nỗ lực cá nhân?

Annamalai Swami: Để khổ đau đi đến sự chấm dứt thì chỉ bằng cách trực nhận Chân ngã, không còn cách nào khác.

Hỏi: Liệu điều này có thể xảy ra vào mọi thời điểm?

Annamalai Swami: Tại đây và ngay lúc này bạn đã là Chân ngã rồi. Bạn không cần thêm thời gian để nhận ra Chân ngã, tất cả những gì bạn cần là hiểu cho đúng. Mỗi giây phút bạn tự đồng hóa mình với cơ thể và tâm trí, là bạn đang đi theo chỉ hướng của bản ngã và khổ đau. Khoảnh khắc bạn buông bỏ đi sự đồng hóa đó, là bạn đang tiến đến Chân ngã, về phía hạnh phúc.

Hỏi: Quay lại với lời ngài khuyên là hãy quán tưởng “Tôi là Chân ngã”: chúng ta đã quá quen với việc tạo ra những sự phân biệt giữa các đối tượng. Ngài nói “Hãy chiêm nghiệm rằng bạn chính là Chân ngã”. Nếu tôi cố tạo ra cảm giác này, “Tôi là Chân ngã”, thì nó không phải sự thật. Nó sẽ chỉ là một ý tưởng khác trong tâm trí. Việc nghĩ ngợi về ý tưởng này có thể giúp tôi thật không?

Annamalai Swami: Khi tôi nói, “Chiêm nghiệm Chân ngã” là tôi đang yêu cầu bạn hãy là Chân ngã, chứ không phải nghĩ ngợi về nó. Hãy ý thức xem điều gì còn tiếp diễn khi những suy nghĩ dừng lại. Hãy nhận thức về ý thức, là nguồn gốc của mọi suy nghĩ. Hãy là ý thức đó. Cảm nhận rằng cái đó mới thật sự là bạn. Nếu bạn thực hành như vậy thì là bạn đang chiêm nghiệm Chân ngã. Nhưng nếu như bạn không thể an định trong ý thức đó bởi vì những nghiệp lực của bạn quá mạnh và quá náo động, thì việc nắm vững ý niệm “Tôi là Chân ngã” lại có ích. Nếu bạn hành thiền theo cách này, bạn sẽ không còn cộng tác với những nghiệp lực của mình nữa, những thứ đang ngăn chặn ý thức – Chân ngã của bạn. Nếu bạn không hợp tác với những nghiệp lực của mình nữa, sớm muộn gì chúng cũng buộc phải rời xa bạn.

Nếu phương pháp này không phù hợp với bạn, vậy thì hãy cứ quan sát tâm trí với toàn bộ sự tập trung. Bất cứ khi nào tâm trí đi lang thang, hãy ý thức nó. Hãy chứng kiến cách những suy nghĩ tiếp nối nhau như thế nào và để ý cách thức con ma tâm trí chụp lấy mọi suy nghĩ và nói “Đây là suy nghĩ của tôi”.

Quan sát những lề thói của tâm trí nhưng đừng đồng hóa với chúng theo bất cứ cách nào. Nếu bạn dành cho tâm trí mình sự chú ý trọn vẹn, tách rời, bạn bắt đầu hiểu ra sự vô định của những hoạt động tâm trí. Quan sát tâm trí đang lang thang đằng đây và đằng kia, hãy tìm kiếm những sự vô ích hoặc những thứ không cần thiết hay những ý tưởng sau cùng sẽ chỉ tạo ra khổ đau cho chính nó. Việc quan sát tâm trí cho chúng ta một hiểu biết về phương thức vận hành bên trong nó. Nó cho ta một sự khuyến khích để tiếp tục tách rời khỏi những suy nghĩ của mình. Cuối cùng, nếu chúng ta đủ cố gắng, nó cho ta khả năng để an trú như ý thức, không thể bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ vô thường.

Living by the Words of Bhagavan p.288

Biên dịch: Quang Lý

Nguồn: https://www.facebook.com/RamanaHridayam/posts/4247318912044228


Join THĐP Discord: https://discord.gg/thdp
💪 (NEW – VERSION 2) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC: https://bit.ly/cnnofapver2
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB: https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club: https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha: http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục tất cả nội dung Aloha volume 1-27: http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes: http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE: http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP: http://bit.ly/donateTHDP

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI