27 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Một lương tâm yên tĩnh!

Featured Image: Noah Weiner

 

Anh ta là một lái xe taxi. Một buổi chiều nóng bức, như thường lệ, anh ta lái xe đi vòng quanh một đường phố lớn, gặp hai vị khách lên xe, rất nhanh chóng anh chở họ đến nơi. Khi xuống xe, vì tiền phí trả cho lái xe mà hai bên cãi nhau. Lúc bấy giờ rất nhiều xe tải trong thành phố còn chưa lắp đồng hồ tính giá tiền, mọi người thường cứ xuống xe là trả 5 đồng. Trong khi đó xe của anh ta đã lắp đồng hồ này, chỉ số là 6,3 đồng.

Hai khách hàng này cứ nhất định trả theo kiểu cũ. Hai bên lời qua tiếng lại một lúc, kết quả là hai vị khách ghê gớm kia không trả tiền, đi thẳng. Ngày nào cũng chạy trên đường, chẳng dại gì mà gây thù chuốc oán, gặp loại người như vậy đành im lặng. Anh tự nhủ, hôm nay mình gặp đen đủi nên chỉ lặng lẽ nhìn hai người đó đi xa dần.

Tâm trạng buồn bực mãi, anh mới lái xe đi tiếp may ra chạy được một chuyến nữa rồi về nhà. Vô tình anh quay đầu lại phía sau nhìn, tròn xoe mắt, ghế ngồi đằng sau nằm lại một cái túi to, rõ ràng là của hai vị khách mới lên khi nãy. Anh dừng xe gấp, lấy cái túi lên, mở ra vô cùng kinh ngạc, thở gấp: một túi tiền đầy. Trái tim anh như nhảy ra khỏi lồng ngực, anh không còn tâm tư đâu mà tiếp tục đón khách, vội lái xe về nhà.

Về đến nhà, anh mở cái túi ra đếm: Tròn 40 ngàn đồng. Trước món tiền vô cùng lớn này, anh lạnh ngắt cả chân tay, tâm trạng phấp phỏng không yên. Bố mẹ anh ở nông thôn, anh và gia đình phải ở nhờ nhà bố mẹ vợ, vợ anh thường xuyên đau yếu, không có việc làm, các con còn đi học, cả gia đình chỉ sống nhờ vào thu nhập của anh. Mà anh mỗi ngày lái xe từ sớm đến tối chỉ giỏi lắm là được một ngàn tệ, cố gắng sống qua ngày. Cứ nghĩ thì biết, số tiền ấy có ý nghĩa to lớn đối với gia đình anh như thế nào: Có thể chữa bệnh cho vợ, xây một căn phòng mới, đàng hoàng nộp đủ tiền học phí cho con. Cả nhà từ nay có thể sống sung túc hơn.

Liền mấy ngày, anh không tài nào ngủ được, vừa hưng phấn lại vừa sợ hãi. Nếu người mất tiền tìm đến của nhà anh thì làm thế nào? Quả nhiên sau vài ngày, người mất tiền báo cảnh sát, xin hậu tạ để tìm được nhà anh. Nghĩ đến thái độ của họ hôm ấy, tâm trạng anh rất phức tạp. Nếu mình phủ nhận việc ấy, im lặng thì ai biết. Không còn chứng cứ, cảnh sát cũng chẳng làm gì được, qua một thời gian dài, không còn ai truy vấn anh nữa, tất cả sẽ sóng yên biển lặng. Lúc ấy mình sẽ tiêu dần món tiền ấy.

Nhưng mà anh luôn thấp thỏm không yên. Nghĩ đến ngày hôm ấy, người mất tiền nói mình không ra gì, xỉ vả mình là kẻ thô bỉ, tham lam, nuốt không món tiền không phải của người khác, trong lòng anh không giấu nổi sự hổ thẹn, đến nỗi chỉ cần có người nhìn anh chăm chú là tim anh đập kinh hãi không tự chủ được, chỉ sợ mọi người nhìn thấu sự tham lam của mình.

Anh giấu món tiền đó ở trong nhà, vừa không dám đụng đến vừa sợ mất trộm, ngày nào cũng thấp thỏm không yên. Một lần vợ anh ốm nặng, cần tiền chữa chạy, anh do dự rất lâu rồi lấy ra 200 đồng, sau đó lại để dành bỏ vào cho đủ.

Từ ngày nhặt được tiền, anh cảm thấy như cả ngày mình ôm quả mìn, hết sức căng thẳng. vốn anh hay nói hay cười, giờ trở thành lặng lẽ ít lời. Suốt ngày nghĩ ngợi, vì sao kẻ nhặt tiền lại là mình? Nếu người chủ tìm đến mình sẽ trả họ ngay.

Anh cứ như vậy, đợi đủ mười năm, người chủ số tiền đó vẫn không đến. Cho đến tháng 5 năm 2006, anh không chịu được nổi sự giày vò, cố lấy cam đảm mang bọc tiền đó đến công an trình báo.

Tên anh là Tô Khánh Tài, nhà ở thị trấn Diên Cát, tỉnh Cát Lâm. Hôm đó, trên tivi, anh nói: “Nếu người mất tiền cần tôi bồi thường tiền lãi, tôi sẽ chẳng sợ sẽ phải bán cả nồi niêu nhà mình để trả.”

Để trả lại tiền, thậm chí anh còn phải chuẩn bị ngồi tù, dặn vợ chuẩn bị quần áo, chăn, màn cho anh vào tù. Lời nói thật bi tráng nhưng trên khuôn mặt anh không giấu nổi vẻ kiêu hãnh.

Sự việc này dẫn đến một làn sóng dư luận, có người ca tụng, có người chỉ trích, còn có người nói anh ngu, người ta đâu phải thánh hiền, của cải thì ai mà chả thích. Tô Khánh Tài đương nhiên cũng không ngoại lệ. Anh ta nói: “Nếu món tiền này do tôi làm ra thì hay biết bao nhiêu!”

Mười năm trước, nếu anh thấy tiền không tối mắt lại, chủ động trả lại thì sẽ được muôn người hoan nghênh, nhưng sau mười năm mới trả, thì tình hình đã khác xa, đợi đến khi rước họa vào thân, thân bại danh liệt mới nói, thậm chí còn có thể bị ngồi tù. Đối với hậu quả này, Tô Khánh Tài quá rõ, áp lực quá lớn của lương tâm anh cũng quá biết…

Thế cái gì đã làm cho anh ta cam tâm chịu khổ như vậy mãi mới ra trình báo?

Là vì muốn có một lương tâm trong sạch yên tĩnh. Trong cuộc hành trình của đời người, sớm muộn gì thì cũng có thể bị chao đảo nhưng duy nhất có một thứ không thể lay chuyển, đó là một lương tâm trong sạch, tĩnh lặng.

 

Tâm Giao

spot_img
Bài trước
Bài tiếp theo
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

2 BÌNH LUẬN

  1. Thế còn những kẻ rút của công làm của riêng hay dùng thế lực, địa vị để thu tóm tài sản, vật chất của kẻ khác hay nhận tiền, của không từ sức lao động chân tay hay trí óc của chính mình thì sẽ cãm thấy sao?
    Mà sao đề tài ra sao mà chả có ai đóng góp ý kiến? Chẳng lẽ tất cả đều vô tư giử tiền tiêu xài như mọi người dân thu nhặc đồ rớt trên đường phồ? Văn hóa tồi đấy.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI