27 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Vì sao thuế là cướp [THĐP Vietsub]

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

6 BÌNH LUẬN

  1. Những vấn đề dc nêu trong clip đã dược đề cập tới bởi Jean-Jacques Rousseau.
    Vấn đề 1: Thuế là một khoản phải trả hay tự nguyện đóng góp? Tôi cho rằng thuế là một khoản phải trả (không có yếu tố tự nguyện) và tùy theo mức sản xuất của mỗi người (dĩ nhiên người sản xuất nhiều sẽ đóng nhiều hơn chút ít nhưng không phải là quá cao). Ta không nên suy diễn rằng quốc gia chỉ là một hòn đảo mà còn rất nhiều hòn đảo kế cận và ý thức xâm lược rất mạnh. Vậy ta phải có một quân đội thường trực để chống lại sự xâm lược. Tiền trả lương cho lính, quân lương, quân dụng… một số tiền khổng lồ sẽ không thể đáp ứng bằng sự đóng góp tự nguyện (tôi chắc rằng sẽ chỉ có một số ít người ý thức dc sự nguy hiểm này và đóng góp, còn phần đông thì sẽ không bỏ một đồng nào hết). Do đó, nếu như không chịu mất một khoản phí nhỏ để bảo vệ những thứ quan trọng hơn: sự sống, gia đình, tài sản… thì anh sẽ mất hết. Do đó không đóng thuế là một việc bất khả thi.

    Vấn đề 2: sử dụng bạo lực để đe dọa nộp thuế là đúng hay sai? đây là một vấn đề khó khăn, vì nếu nhà nước sử dụng thuế để xây một con đường vào làng và chỉ có 1, 2 người không đóng góp vào thì theo nguyên tắc “cổ phần hóa”-những người không đóng góp sẽ không dc sử dụng con đường này. Nhưng việc cấm họ sử dụng con đường này là bất khả thi vào việc canh chừng thì quá tốn kém. Nhưng nếu vẫn cho họ sử dụng thì tình trạng “xài đồ chùa” sẽ tăng cao và sẽ không có con đường nào tiếp theo sẽ được xây dựng (nếu tính trc là được xài chùa thì ai góp tiền làm gì!). Do đó cần có một thể chế phân chia đồng đều khoản phí này cho tất cả mọi người (tất nhiên nếu 1, 2 người không đóng được do không có điều kiện thì chính thể chế này phải trình bày hoàn cảnh với cộng đồng để dc thông cảm và miễn trừ-chứ không phải cố ý xài chùa) và nếu anh có điều kiện mà lại không đóng thì tôi sẽ phạt hành chính hoặc bỏ tù anh.

    Vấn đề 3: không phải cái gì cũng thu thuế! Tất nhiên, chỉ thu thuế những việc sản xuất mà thôi, không phải chịu khoản thuế để sống cả – những quyền con người mặc nhiên không phải đóng thuế: quyền được sống, được bầu cử…cho tới quyền sở hữu: ai lại đóng thuế cho thứ là sở hữu của mình: nhà cửa, đất đai… cho đến con chó nuôi trong nhà. Nhưng nếu ruộng tôi trồng lúa, đất tôi trồng cây ăn quả, nhà tôi buôn bán thì tôi phải có trách nhiệm nộp 1 phần hoa lợi nho nhỏ trong tổng lợi nhuận thu được sau khi khấu trừ chi phí sản xuất.

    Vấn đề 4: minh bạch trong sử dụng thuế! Hãy thôi mơ về một chính phủ thanh liêm hoặc một ông Bao Công chí công vô tư! Chính phủ là gồm những con người, những bè phái tranh giành lợi ích và quyền lực! Họ tranh giành sự tính nhiệm của quần chúng, của số đông…do vậy dừng bất ngờ khi có một chương trình hỗ trợ người nghèo mặc dù không hiệu quả. Nhưng cũng có mặt tốt, họ sẽ tự giám sát nhau, ai làm sai sẽ bị công khai và mất chức. Do đó nếu như có nhiều đoàn thể lợi ích cùng tham gia vào việc sử dụng và giám sát thuế thì việc sử dụng thuế sẽ minh bạch là ít sai hướng hơn.

  2. Nhà nước có thể là một thiết chế xấu theo một mặt nhất định nào đó, nhưng nó là cần thiết để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội, và dĩ nhiên, nó cũng cần những nguồn lực để hoạt động và đó là lý do của thuế. Về cơ bản, dùng bạo lực để chiếm đoạt là không đúng, nhưng phải xem xét đến mục đích của hành động chứ không phải bản thân của hành động để phán xét một hành động là nên hay không.
    Cá nhân tôi không đồng ý lắm với quan điểm, anh khai hoang được một mảnh đất, thì mảnh đất đó đương nhiên thuộc quyền sở hữu của anh. Hãy thử xem xét, một sự kiện chỉ được xem là đúng đắn khi mọi người đều thừa nhận nó, nói cách khác, anh vẫn cần sự thừa nhận của mọi người về quyền sở hữu của anh. Và sự thừa nhận đó có thể dựa trên những tiêu chí khác nhau tùy theo từng thời đại lịch sử cũng như từng khu vực địa lý. Theo quy luật tự nhiên, mạnh được yếu thua, vậy dù anh có khai hoang mảnh đất đó thì việc anh bị chiếm là điều rất tự nhiên. Tuy nhiên, chính xã hội đã tạo ra những quy ước thừa nhận quyền sở hữu của anh để ngăn cản việc một thế lực nào khác dùng sức mạnh để chiếm đoạt một cách tùy tiện, và khi anh đã chấp nhận dùng những quy ước đó để tránh việc bị cướp tùy tiện bởi một kẻ nào đó mạnh hơn thì anh cũng phải chấp nhận những tiêu chí mà quy ước đó đưa ra để thừa nhận anh là chủ sở hữu của mảnh đất đó. Và trong đó bao gồm cả việc quyền sở hữu của anh có thể bị hạn chế trong một mức độ nào đó.
    Nói cách khác, anh đòi hỏi sự bảo vệ của xã hội, của nhà nước đối với mảnh đất của anh thì anh cũng phải chấp nhận sự hạn chế về quyền sở hữu của anh. Còn nếu anh tự tách mình ra khỏi đời sống xã hội, ra khỏi sự bảo vệ của nhà nước, thì tất nhiên anh phải sống theo quy luật của tự nhiên chứ không phải của xã hội, đó là mạnh được yếu thua, và anh phải tự bảo vệ tài sản của mình, và nếu anh không thể tự bảo vệ được thì anh bị mất cũng là lẽ công bằng trong tự nhiên

      • Vâng, do học luật nên có đọc vài tác phẩm kinh điển như Tinh thần pháp luật, Khế ước xã hội, Khảo luận thứ hai về chính quyền, Bàn về tự do, Chính thể đại diện,…Thú thật là lúc đọc hồi sinh viên nên cũng chưa nắm bắt được nhiều, đi làm rồi đọc thêm vài cuốn sách, bài viết của các học giả Việt Nam thì mới dần mở ra vài ý trong các tác phẩm đã đọc :))

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI