27 C
Nha Trang
Thứ hai, 25 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Nhiếp ảnh và cuộc sống!

Featured Image: Phạm Duy Phúc

Nhiếp ảnh có rất nhiều mảng, khía cạnh khác nhau nhưng nhìn chung trên một tiêu chí là cái đẹp. Riêng tôi, tôi thích thể loại Streetlife, cuộc sống đời thường của những người dân lao động. Khi chụp được cảnh một anh quét rác nhăn nhó mặt đi đẩy xe, giọt mồ hôi của cụ già bán vé số, các ly cà phê sáng của các anh xe ôm hay chỉ là nụ cười của một chị bán bánh mì là bạn đã thành công một phần lớn ở thể loại này. Thể loại này thường được chụp ở định dạng trắng đen, một phần làm ảo đi cuộc sống quá khắc khổ của dân lao động , một phần phơi bày được cái đẹp của đời sống lao động.

Lần đầu tiên tôi chụp ở chợ Bến Thành được hình ảnh một cậu bé khiêng vác thuê ngồi đếm tiền, mặt mày chăm chú, nhăn nhó xếp từng tờ tiền lẻ ngay ngắn, tay vuốt phẳng phiêu, xong xuôi cậu nhét tất cả vào một cái bọc nilong rồi bỏ cái bọc nilong vào một cái túi rút cột chặt ngay lưng quần. Động tác của cậu thật chậm rãi như sợ làm đau tờ tiền, à mà đó là cả buổi ăn trưa của cậu cả tháng hay mua thuốc cho mẹ như trên các phim. Tôi rút máy ảnh bấm liên hồi rồi chợt giật mình nghĩ đến những hình ảnh quán cafe “sang chảnh” hay ngay cả cái máy chụp hình đắt tiền mình cầm trên tay và nghĩ đến nhiều giá trị của đồng tiền. Rồi rùng mình.

Một lần khác, tôi đi cùng với bạn. Nó bảo: “Mày chụp làm sao mà lúc người ta chưa thấy mày, nó mới tự nhiên.” Chúng tôi đi loanh quanh khu nhà thờ Đức Bà. Đến lúc chuẩn bị lấy xe về, tôi bắt gặp cảnh ba ông xe ôm ngồi ba tư thế khác nhau xôm xả nói chuyện. Lấy máy ảnh lên chụp, thằng bạn tôi chậm hơn vài giây. Đến lúc về nhà so ảnh trên facebook, ảnh tôi ghi lại hình tự nhiên, ảnh bạn tôi có một ông giơ ngón tay lên chửi kiểu: “F*ck you b*tch.” Không biết là giỡn hay là chửi tụi tui mất dạy. Đôi khi đi chụp hình, tôi chỉ đơn giản là muốn thấy nét đẹp trên khuân mặt người lao động chân chính nhưng họ lại nghĩ: “Tao què, tao bán vé số, tao đẩy xe rác mày chụp tao để xỉ nhục tao hả?” Nó khắc khổ ở chỗ đó!

Hay là để bổ sung hình cho đề tài dám sống với cá tính, một tấm hình một cậu nhóc đi xe đạp nhảy lên với xung quanh là bao nhiêu chiếc xe đạp cùng tuổi hướng mắt lên nhìn là rất hoàn hảo. Cậu đã làm nên sự khác biệt, đã dám mạo hiểm ngay khi những lứa bạn cùng chơi chỉ dám đứng nhìn và sợ. Hãy thử, thử trên đam mê, dù vấp ngã thì thất bại là mẹ thành công. Mỗi một hình ảnh là một thông điệp là minh chứng rõ ràng cho những gì được thơ văn hoá trên 12 cuốn sách ngữ văn bậc phổ thông.

Nhiếp ảnh, văn học, xúc cảm và nghệ thuật đi liền với nhau. Không rõ nét về mối quan hệ chặt chẽ này nhưng nhìn ở nhiều khía cạnh, nó bổ sung, hoà quyện và đánh bóng cho nhau. Mỗi tấm hình là một câu truyện, một cảm nghĩ riêng, một góc cạnh khác của cuộc sống. Người nhiếp ảnh thành công là phải đem được tất cả những ý nghĩa đó vào trong một tấm hình và thổi hồn cho bức hình đó đến gần mọi người hơn. Vác máy ảnh trên tay, đi bộ dọc theo những con đường ở Sài Gòn, tôi như khắng khít hơn với thành phố chân thật này.

Công nhân viên chức vẫn ngồi uống ly cafe 10 ngàn ở vỉa hè là đẹp, việt kiều có thể húp tô mỳ gõ sùy sụp không cần biết nước lèo có bỏ trùng trĩ hay không là đẹp, mấy đứa con nít bu quanh ông bán kẹo bông gòn là đẹp,.. Sài Gòn là nơi phức tạp nhưng cái đẹp vẫn tồn tại ở khắp nơi, chỉ là do bạn chưa nhận ra thôi.

Nếu có điều kiện hãy thử làm nhiếp ảnh amature một ngày bạn sẽ sững sờ với những gì mình trải nghiệm!
Thật đấy!

 

Phạm Duy Phúc

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

4 BÌNH LUẬN

  1. Tôi vẫn thường hòa mình vào cuộc sống đường phố nhưng ít khi nghĩ đến việc shot hình để lưu lại cảm xúc như vậy
    Cảm ơn bạn về bài viết 🙂

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI