Photo: Huyền Chip
Lâu lâu lâu lắm rồi mình mới xuống núi viết về một chuyện đang xảy ra ngoài đời. Ban đầu cũng không định viết, nhưng tự dưng muốn thử tay xem, liệu việc ở trên núi đã làm đầu óc mình đi về đâu.
Quan điểm chính của mình về Huyền Chip, về những chuyến du lịch của bạn ấy và về quyển sách “Xách ba-lo lên và đi” là như sau: Huyền Chip giỏi; sách viết không hay. Mình nể phục nhưng không thích bạn ấy.
Mình may mắn được đọc bản pdf của quyển sách “Xách ba-lo lên và đi” từ ngày sách còn chưa xuất bản chính thức. Sau khi đọc một vài chương, mình thấy sách không tốt lắm, hẳn vì Huyền Chip chưa có kinh nghiệm viết lách. Cùng thể loại du ký, mình có nhiều tựa sách khác hay hơn rất nhiều. Trong sách cũng miêu tả nhiều việc Huyền Chip làm mà mình cảm thấy không thể hưởng ứng được, chẳng hạn như vượt biên không visa, đi lậu vé, v.v…
Nhưng khi tách quyển sách sang một bên, cá nhân Huyền Chip là một người giỏi. Chuyện ấy không có gì để phủ nhận.
Dường như mọi sự lào xào của dư luận gần đây hầu như đều đến từ việc người ta không phân biệt rạch ròi giữa “nể phục” và “thích.” Mình không bàn đến những bạn anh hùng bàn phím quanh năm ngồi nhà chê bai, nghi kỵ người khác. Mình đang nói đến những con người có chính kiến, có ít nhiều trải nghiệm. Khổ tâm thay khi những người đó lại vì một phút choáng váng mà quên rằng “nể phục” không đồng nghĩa với “thích” hoặc “hưởng ứng”, để rồi quay sang đâm chém nhau tơi tả. Vì một quyển sách.
Đối với mình, tài năng suy cho cùng cũng là vật ngoại thân, chỉ hơn nhan sắc hay bạc tiền vài bậc. Học hàm học vị hay thành tích của ai đó chỉ thay đổi sự nể phục của mình dành cho họ, chứ không ảnh hưởng đến tình cảm của mình. Có rất nhiều người học giỏi nhưng tính cách không hay; có rất nhiều người thành tích xuất sắc nhưng nói chuyện không hợp; ngược lại, có người cuối chợ đầu sông, học không qua cấp I nhưng lại hảo tâm. Huyền Chip cũng vậy, xuất sắc, tháo vát, dám nghĩ dám làm, sống hết mình, bây giờ còn được nhận vào Stanford; đó là mặt mình nể phục. Nhưng quyển sách viết kém, gian dối đôi lần, trả lời phỏng vấn với thái độ kém cầu thị, viết bài chê bai đàn ông Việt Nam; đó lại là những khía cạnh mình thấy không hợp. Mà đã thấy không hợp thì kính nhi viễn chi, tôn trọng những gì người ta làm được, né tránh những điều mình thấy không hay. Sách của Chip vì thế mà mình chỉ đọc một vài chương rồi bỏ, không muốn phí thời gian nhiều hơn.
Mình nghĩ rằng nhiều người ở cả hai phe – ủng hộ và bài xích Huyền Chip – đã đến lúc nhận ra điều này và tôn trọng những người bất đồng ý kiến. Tuy vậy, điều quan trọng nhất mình muốn nhắn nhủ đến các bạn trẻ hơn mình là như sau: các bạn hãy tôn trọng bản thân, trao cho chính mình cơ hội học đúng thứ ở đúng người. Các bạn đi học thêm, học Toán thì chọn thầy A, học Văn thì chọn cô B; hà cớ gì trong cuộc sống các bạn lại dồn hết bao nhiêu “môn học” vào đúng một người, rồi tùy tâm mà phán xét người ta “dạy” giỏi hay dở? Chẳng hạn, nếu mình thích tinh thần dám nghĩ dám làm và du lịch của Huyền Chip, mình chỉ học bạn ấy ở mảng ấy thôi. Còn chuyện bạn ấy trốn vé, vượt biên; cá nhân mình thấy nó không hợp tính thì gạt qua một bên; tuyệt không tự nhủ đó là “linh động, tháo vát, khôn ngoan”, cũng không vì thế mà hạ thấp những gì Huyền Chip làm được. Con người Huyền Chip tốt hay xấu không can hệ gì đến mình. Mình nể cái hay của bạn ấy là tốt cho mình rồi.
Sống giữa thời đại người tài không thiếu như thế này, đã đến lúc các bạn biết phân chia những mảng tình cảm khác nhau trong tâm trí, và trao đúng tình cảm cho đúng người. Người giỏi mình nể, người hay mình kính. Nể đúng cái giỏi của người ta, không cần phải kính luôn cả những điều khác mình thấy chưa hay. Ngược lại, cũng không cần phải lên án, bài xích những người có thước đo giá trị khác bạn. Mình được biết nhiều người từng đi năm châu bốn bể, viết văn hay, đọc xong rất thích, lại ứng xử theo cách mình rất quý. Vậy nên nếu cần học hỏi, mình sẽ ưu tiên học từ những người đó trước khi học từ Huyền Chip. Nhưng điều đó không có nghĩa là mình phải bài xích, chê bai Huyền Chip; cũng không có nghĩa các bạn ngưỡng mộ Chip đã chọn sai người để học hỏi. Thế gian bao nhiêu người, thảy đều có thể là thầy của mình, nếu chọn đúng “môn học” cho họ.
Mỗi người mang đến cho bạn một mâm cơm. Món nào thích thì ăn, món nào không thích thì bỏ (nhường cho người khác ăn). Đừng lật đổ cả mâm, cũng đừng ráng ních cho căng bụng, tự nhủ món cá ngon thế này, hẳn nhiên món thịt ngon không kém. Ăn vào no bụng mình, chứ cái mâm tuyệt không bị tác động gì.
‘Sống giữa thời đại người tài không thiếu như thế này, đã đến lúc các bạn biết phân chia những mảng tình cảm khác nhau trong tâm trí, và trao đúng tình cảm cho đúng người. Người giỏi mình nể, người hay mình kính. Nể đúng cái giỏi của người ta, không cần phải kính luôn cả những điều khác mình thấy chưa hay. Ngược lại, cũng không cần phải lên án, bài xích những người có thước đo giá trị khác bạn. Mình được biết nhiều người từng đi năm châu bốn bể, viết văn hay, đọc xong rất thích, lại ứng xử theo cách mình rất quý. Vậy nên nếu cần học hỏi, mình sẽ ưu tiên học từ những người đó trước khi học từ Huyền Chip. Nhưng điều đó không có nghĩa là mình phải bài xích, chê bai Huyền Chip; cũng không có nghĩa các bạn ngưỡng mộ Chip đã chọn sai người để học hỏi. Thế gian bao nhiêu người, thảy đều có thể là thầy của mình, nếu chọn đúng “môn học” cho họ.
Mỗi người mang đến cho bạn một mâm cơm. Món nào thích thì ăn, món nào không thích thì bỏ (nhường cho người khác ăn). Đừng lật đổ cả mâm, cũng đừng ráng ních cho căng bụng, tự nhủ món cá ngon thế này, hẳn nhiên món thịt ngon không kém. Ăn vào no bụng mình, chứ cái mâm tuyệt không bị tác động gì.’
Khi một người viết bài cổ động lối sống tiêu thụ (công khai hoặc ngấm ngầm) trong khi tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu đang ở mức nguy cấp…
Khi một người khuyến khích lối sống buông thả (công khai hoặc ngấm ngầm) trong khi tỉ lệ ly dị, nạo phá thai ở tuổi vị thành niên, bạo lực học đường đang ở mức báo động….
Khi một người cổ vũ cho lòng tham, ngụy biện rằng chính lòng tham đang đưa thế giới tiến lên, trong khi thực tế là lòng tham đang phá hủy thế giới, đưa nó đến sự diệt vong rõ ràng trước mắt…
…
Trước tất cả những điều đó bạn nên im lặng vì sự an toàn của mình hay nên lên tiếng vạch trần những thủ đoạn mánh khóe ngụy biện nham hiểm đó! Còn những trò dọa nạt tôi chả thèm chấp! Nếu sợ thì đã không viết! Đến giờ này sau bao màn khủng bố tinh thần và thể xác mà vẫn không dừng thì sẽ không bao giờ dừng cho đến khi đạt kết quả!
Xin lỗi có thể vì tôi kém trình, hoặc tôi không có thì giờ để vòng vo ấn ý hay ngụy biện nên tôi cứ đi thẳng vào vấn đề, chọc thẳng vào cái ung nhọt mà thôi! Nếu không chọc thì cái ung nhọt ấy sẽ lây lan ra khắp nơi. Khi đã di căn toàn phần thì chả hy vọng gì cứu chữa được nữa!!!
Vì vậy còn nước thì còn tát!
P.S: Người đàng hoàng không có gì khuất tất thì đi đâu cũng chỉ có một bộ mặt, còn người mờ ám thì ẩn dưới đủ thứ mặt nạ! Ngụy biện kèm dọa nạt!!! Dĩ nhiên chả dừng ở mức dọa nạt đâu!!!
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà!!!
thằng viết bài này nghe ngu vl. đọc là thấy là người ko biết viết văn rồi, nói d’ nghe lọt lỗ tai
Thôi cái kiểu lôi ng khác ra phán xét này nọ đi, thấy thích thấy nể thì học theo ko thì im đi, cớ j cứ lôi chuyện cô ấy đi xào nấu qua lại thế, rỗi hơi quá hả ? hay ko có cách nào lôi kéo ng đọc nên mới đem mấy chiêu trò rẻ mạc này ra câu view sao ?
“Mình nghĩ rằng nhiều người ở cả hai phe – ủng hộ và bài xích Huyền Chip – đã đến lúc nhận ra điều này và tôn trọng những người bất đồng ý kiến”
Về cơ bản, không phải vô cớ mà ta gặp được người này người kia, biết được chuyện này chuyện khác, bởi tất cả những thứ ta “thấy” trong đời đều cho ta một bài học nào đó. Bài viết của tác giả rất hay. Có một điều duy nhất là cái “thích” và “nể phục” lại hơi khác. Tôi “thích” Huyền Chíp, chỉ đơn giản là nhìn cô bé có duyên, và không “nể phục”, bởi chuyện một người với niềm đam mê của mình thì đương nhiên sẽ thu hái được những kết quả không nhiều thì ít mà thôi.
Bài viết rất chính xác, hiểu cặn kẽ những mặt khác nhau của một vấn đề. Là một người có tầm hiểu biết sâu rộng.
Bài viết của bạn ngắn thôi, nhưng thể hiện sự khách quan và góc nhìn nhiều chiều của bạn. Và tất nhiên bạn thể hiện điều gì tốt thì mình sẽ học. Cũng như một nhạc sĩ không phải bản nhạc nào cũng hay, và một ca sĩ giỏi không phải lúc cũng hát tốt. Thích là thích cái gì mà họ làm, chứ chưa hẳn đã thích họ.
Những suy nghĩ này của bạn rất hay. Nếu có cơ hội thì mình muốn nói chuyện với bạn nhiều hơn.