27 C
Nha Trang
Chủ Nhật, 24 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Nói về sự rèn luyện

Trong một bài viết trước tôi có nói, con người ít triết học (hơi hiểu biết) có xu hướng xa rời tôn giáo, nhưng càng có nhiều triết học con người lại quay trở lại với tôn giáo, bởi nếu chỉ dùng lý trí làm sao con người có thể giải thích hay thỏa mãn được những vấn đề siêu hình, tâm linh. Bài viết này không bàn về vấn đề tôn giáo nữa, chỉ muốn mượn tôn giáo để nói về một điều rất hay và quan trọng mà không phải ai cũng nhìn thấy ở các tôn giáo: Đó là sự tu tập và rèn luyện (tu luyện). Đó là điểm tích cực nếu áp dụng cho những người không thuộc một tôn giáo nào như chúng ta.

Cơ bản tôn giáo nào cũng hướng con người làm việc thiện, bỏ việc ác, hướng đến một đời sống tốt đẹp hơn. Con người không tôn giáo cũng có nhiều người nói rất hay về đức hạnh, đạo đức, tình yêu, lý tưởng… Một bạn trai trẻ có thể nói nhiều câu triết lý cao đẹp mà cứ ngỡ chỉ những triết gia, những kẻ trải đời mới nói ra được, một cô gái mới lớn cũng viết được những tâm trạng lâm ly hơn cả một nhà văn có tài.

Chính chúng ta, những người lý luận có khi còn hay hơn cả những triết lý của của tôn giáo, của những con người thành công, vậy mà tại sao vẫn đau khổ, tại sao vẫn thất bại, sai lầm? Tôn giáo, để đạt được tính nhân văn của nó, không gì khác hơn là sự tu tập thường xuyên. Con người để đạt được lý tưởng, thành công cũng không khác gì ngoài việc nên thường xuyên rèn luyện như vậy.

Ví dụ trong Phật giáo, để mong muốn có được sự linh ứng khi trì tập Chú Đại Bi thì bắt buộc người tu phải trì đủ mỗi ngày 108 biến (số lần), niệm trong vòng 1000 ngày (khoảng 3 năm) liên tục không gián đoạn, bỏ sót ngày nào. Tôi không rõ có linh ứng thiệt không, nhưng chắc chắn trong vòng 3 năm ngày nào ta cũng hành trì 108 lần thì tâm ta sáng hơn, không có chỗ cho những thứ độc hại lẫn vào, khi đang chuẩn bị làm một việc gì đó có hại, chỉ cần nhắm mắt và đọc thần chú tự nhiên sẽ có một cái gì đó thôi thúc ta không làm điều hại nữa. Điều đó tương tự như trong đạo Thiên Chúa khi các giáo dân đến nhà thờ hàng tuần, sám hối hàng ngày.

Thực tế rằng, chỉ có sự rèn luyện liên tục và nghiêm túc mới mong đạt được đến thành công, đằng sau những ánh hào quang trên sân khấu là những buổi luyện tập gian khổ kéo dài, đằng sau những đồng tiền lương thiện là những giọt mồ hôi nước mắt. Chẳng có cái thành công nào là dễ dàng, thiên tài là rất hiếm, nếu chỉ sinh ra mới một tư chất bình thường thì cần phải có một sự khổ luyện, nỗ lực hơn để thành công, con đường tuy xa hơn nhưng đích đến vẫn luôn rộng mở. Tôi rất không thích và luôn đánh giá thấp những con người cậy tài mà không chịu học, những người mà luôn mở miệng ra là nói: “Chẳng qua không thích học thôi chứ chịu học thì chẳng ai theo kịp.” Những người đó trong xã hội này không phải là ít.

Càng tự do con người càng trở nên buông thả và hư hỏng, chữ tự do ở đây hiểu theo nghĩa tùy tiện, và đa số chúng ta đang tự do theo nghĩa tùy tiện này. Tự do ăn uống, tự do vui chơi, tự do khám phá thực chất chỉ là sự ngụy biện, chẳng có một vĩ nhân nào lại không áp đặt cho mình những quy tắc, kỷ luật nghiêm ngặt để tự bắt buộc mình thực hiện cả. Có những người đã giam mình cả năm trời trong phòng thư viện để đọc sách, lại có những người dám sống tách biệt với những thứ vui chơi bên ngoài.

Đừng thấy cái hại nhỏ mà vẫn làm, đôi khi những cái hại nhỏ lại tích tụ thành một nguy hiểm lớn, những tổ mối nhỏ có thể phá sụp cả một thân đê kiên cố. Một người hứa sẽ dậy sớm rèn luyện thể chất để mong có một cơ thể khỏe mạnh, nhưng chỉ khoảng hai, ba ngày trời mưa rét buốt là có khi thôi việc tiếp tục luyện tập. Việc này vẫn thường xảy ra.

Câu nói được mọi người thường nói: “Nốt hôm nay!” hay “Ngày mai sẽ khác!” mang một ý nghĩa tích cực nhưng lại ít đúng khi thực hiện. Chơi nốt hôm nay, ngày mai sẽ học. Nốt trận này, rồi về. Uống rượu nốt hôm nay, mai sẽ bỏ. Bắt đầu từ ngày mai sẽ tu chí học hành… Có quá nhiều nốt, chỉ mong rằng đến nốt cuối đời ta không hối tiếc về điều gì, hay về thời gian đã mất về những cái nốt.

 

Đời Thừa

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

7 BÌNH LUẬN

  1. Mình nghĩ kỷ luật và quy tắc nếu không phải do chính mình lập ra hoặc phù hợp với giá trị sống của mình thì khó lòng mà theo đc. Tự do không có nghĩa là phá vỡ những quy tắc, chỉ là thoải mái trong các quy tắc đó

  2. “Đừng thấy cái hại nhỏ mà vẫn làm, đôi khi những cái hại nhỏ lại tích tụ
    thành một nguy hiểm lớn, những tổ mối nhỏ có thể phá sụp cả một thân đê
    kiên cố”

    Exactly, nhưng nếu mục đích của tôi là phá sụp cái thân đê kiên cố thì sao nhỉ ?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI