28 C
Nha Trang
Thứ năm, 21 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

5 lý do khiến một người không dám sống hết mình

Tôi là một người trẻ, giống như bao người đang ở tuổi “xuân mùa”, tôi cũng đang rất hối hả đi tìm lý tưởng sống cho mình và thực hiện nó. Tôi biết có nhiều bạn đi qua xuất phát điểm của mình (tuổi 18) 5 năm, 10 năm, thậm chí là cả nữa cuộc đời rồi mà vẫn chưa tìm ra được “mục đích cuối cùng”. Qua quan sát, tôi tìm hiểu được một số lý do sau đây.

1. Bạn không có chính kiến

Có phải từ nhỏ các bạn đã được sinh ra trong một gia đình bình thường, không thể gọi là giàu, nhưng cũng chẳng phải nghèo. Rồi cứ thế các bạn lớn, các bạn cứ đi, cứ chạy theo quán tính mà chẳng biết mình đang đến đâu. Các bạn thả mình theo dòng đời trôi nổi, kiểu như bạn đến trường, học thuộc lòng những gì giáo viên dạy để làm bài kiểm tra, đến khi tốt nghiệp thì thầy cô, gia đình bạn chọn trường giúp bạn sao cho sau này dễ xin vào “biên chế nhà nước.” Một số người gọi đó là êm đềm, nhưng với tôi cuộc sống đó nhạt nhẽo đến vô cùng (và chắc có đổ thêm vài ký muối vào cũng chẳng khá lên được.) Tôi nghĩ đợi đến lúc bạn cảm thấy được một từ nhạt nhẽo thì chắc bạn cũng đã già nua rồi. Lúc đó bạn làm được gì nữa? Hay tự than than trách phận, trách ông trời quá bất công,… Đừng trách số phận, trách ông trời, mà hãy trách bản thân rằng: Sao lúc đó mình không dám nói về ước mơ của mình, sao lúc đó mình không dám lên tiếng với ba mẹ rằng: “Con không muốn học ngành mà ba mẹ chọn, con muốn theo đuổi đam mê của con!”

2. Bạn là nạn nhân của hoàn cảnh

Nói về chuyện ước mơ, có bạn lại nói rằng: “Mình ước mơ nhiều lắm nhưng hoàn cảnh không cho phép mình thực hiện những điều đó.” Ngụy biện! Chẳng có hoàn cảnh nào cản trở được bạn cả, trừ khi bạn cho phép nó. Bạn sống hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh, vào môi trường xung quanh. Bạn cứ thả mình cho dòng đời trôi nổi. Và điều đó giải thích rằng, tại sao bây giờ bạn vẫn ngồi đây than vãn.

3. Bạn sợ thay đổi

Bạn muốn cuộc sống mình bình yên, không sóng gió. Chính vì vậy, ngày qua ngày, bạn cầu nguyện cho hôm nay trôi qua giống y ngày hôm qua, bạn vẫn an toàn và sống tiếp cho những ngày mai, ngày mai sau đó. Rồi dần dần thói quen ngại thay đổi hình thành trong bạn. Vì bạn sống tốt nên tội gì bạn phải thay đổi, đúng không nào? Đó là một suy nghĩ sai lầm cực lớn. Nếu bạn vẫn giữ nguyên suy nghĩ này thì tôi đảm bảo rằng đến lúc nào đó, bạn sẽ bị đào thải ra khỏi xã hội ngay.

Bạn hãy luôn luôn thay đổi. Điều đó không đồng nghĩa với việc hôm nay bạn sống với tính cách này, ngày mai bạn sống với tính cách khác. Mà hãy thay thói quen xấu bằng một thói quen tốt, chẳng hạn như bạn không bao giờ tập thể dục hay dành thời gian cho gia đình,… Vậy bắt đầu từ giây phút này, hãy làm những điều trên đi nhé! (Một điều nữa tôi muốn lưu ý với các bạn rằng, đừng thay đổi ước mơ của mình liên tục và nhiều lần. Ước mơ, mục đích, nó cũng gần giống như tính cách vậy. Nếu cứ thay đổi liên miên thì tất cả những gì bạn vừa đọc điều biến thành vô nghĩa.)

4. Bạn sợ dư luận

“Nếu như việc đó không thành thì mọi người sẽ cười vào mặt mình, họ sẽ nói mình thấp mà cứ mơ trèo cao, không biết lượng sức. Việc vỡ lỡ nhiều người biết thì còn ai thèm chơi với mình nữa chứ, thôi khỏi làm cho yên chuyện.” Khi ý tưởng vừa mới lóe lên trong đầu mà bạn đã có những nỗi lo sợ kiểu đó thì tôi chắc rằng bạn sẽ chẳng còn dũng khí để mà thực hiện những bước tiếp theo đâu!

Tôi biết, áp lực dư luận là rất lớn. Tuy nhiên, chỉ có bạn mới biết bạn đang làm gì, bạn là ai. Vì vậy, đừng bao giờ cố nặng óc ra để nghĩ người ta nói gì sau lưng bạn, bạn sẽ càng mệt hơn thôi. Nếu họ nói trực tiếp với mình, hãy tránh xa ra, đừng nghe những câu nhảm nhí kiểu như: “Mày chẳng bao giờ làm được đâu.”

5. Bạn sợ thất bại

Nếu thế giới này toàn là “thành công” thì sẽ chẳng bao giờ có hai từ thành công và thất bại. Có thất bại mới có thành công, dù muốn hay không bạn cũng phải chấp nhận điều đó. Bạn muốn thành công, bạn phải đi qua thất bại. Nhiều người nghĩ thất bại là cái gì đó ghê gớm lắm. Nhưng không, người ta thường nói về giá trị của thành công, vậy có bao giờ bạn nghe giá trị của thất bại chưa? Thất bại giúp ta trân quý thành công, thất bại giúp ta cố gắng nỗ lực hơn trong mọi công việc, thất bại tập cho ta chữ nhẫn.

Và còn một điều nữa, đó là thay đổi tính kiêu kỳ, ngạo mạn của một kẻ đang đứng trên đỉnh của thành công bỗng nhiên bị rớt xuống cái hố thất bại. Hãy nhớ rằng thất bại nào cũng chỉ là tạm thời, và tất nhiên thành công cũng vậy. Không có cái gì gọi là bất biến, mọi thứ sẽ thay đổi theo quy luật của nó.

Và bây giờ, quyết định là ở bạn. Bạn sẽ sống hết mình với tuổi trẻ, hay để 20, 30 năm sau ngồi nói: “Giá như hồi đó…”

*Featured Image: thanh262k
spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI