Featured Image: Wikipedia Commons
Ronald W. Reagan (1911-2004), vị Tổng Thống 40 [1981-1989] của nước Mỹ không đơn thuần chỉ là một nhà lãnh đạo. Nếu phải chọn một người để làm biểu tưởng cho sự đấu tranh chống lại chủ nghĩa cộng sản và cho tự do thì tôi sẽ chọn ông. Khác với các vị Tổng Thống khác, ông đến với chính trị với một lý tưởng và người dân Mỹ đã bầu chọn ông để quảng bá lý tưởng đó ra khắp thế giới.
Nếu phải chọn một nhân tố để giải thích sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Đông Âu thì Ronald W. Reagan là một trong những người đứng đầu chung với Thủ Tướng Magaret Thatcher của Anh Quốc. Sự cứng rắn của ông với Đế Chế Ma Quái Liên Xô đã khiến họ phải tự phá sản và đầu hàng. Chính sách của ông không những đã đem lại sự thịnh vượng trở lại cho nước Mỹ sau thời kỳ suy thoái mà còn giải phóng và thay đổi khối Đông Âu khỏi vòng tay cộng sản.
Xin mời các bạn đọc để hiểu vì sao nước Mỹ và lý tưởng tự do lại chiến thắng trong cuộc Chiến Tranh Lạnh. Tôi xin bắt đầu với một trong những câu nói vĩ đại nhất của ông.
1. Tự do chưa bao giờ cách xa sự tuyệt chủng hơn một thế hệ. Chúng ta không thể truyền lại cho con cháu qua dòng máu. Cái cách duy nhất họ có thể thừa hưởng được sự tự do chúng ta đã hưởng là nếu chúng ta chiến đấu, che chở và bảo vệ nó và giao lại cho họ với bài học rằng họ cũng phải làm điều tương tự. Và nếu chúng ta không làm vậy, một ngày nào đó bạn và tôi trong lúc về già sẽ dùng những giây phút cuối đời để kể cho con cháu chúng ta nghe về ngày xưa đã từng có một nước Mỹ tự do.
2. Khi 54,000 người Mỹ hy sinh để bảo vệ một dân tộc của một đất nước nhỏ bé và yếu ớt ở Đông Nam Á từ chế độ cộng sản độc tài, đó, theo tôi là một hành động tập thể của sự dũng cảm, chứ không phải là sự yếu đuối.
3. Ngày hôm này chúng ta đều đồng ý rằng chúng ta đã học được một bài học rằng: những người con của nước Mỹ sẽ không bao giờ tham gia cuộc chiến nào và hy sinh trừ khi chúng ta sẵn sàng để cho họ chiến thắng.
4. Có một dấu hiệu Liên Bang Soviet có thể làm để thúc đẩy tự do và hòa bình. Ngài Tổng Bí Thư Gorbachev, nếu ông muốn tìm hòa bình, nếu ông muốn tìm thịnh vượng cho khối Liên Xô và Đông Âu, nếu ông muốn tự do: hãy đến cái cổng này! Ông Gorbachev, hãy mở cái cổng này. Ông Gorbachev, hãy phá vỡ bức tường này.
5. Dân chủ đáng giá chết để đổi lấy, bởi vì nó là một cơ chế chính phủ danh dự nhất được thành lập bởi nhân loại.
6. Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho hòa bình là ngàn năm đen tối cho các thế hệ sinh tại Việt Nam về sau.
7. Chúng ta đang chiến đấu với một đối thủ nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại, và nếu chúng ta thua trong cuộc chiến này, chúng ta sẽ mất đi sự tự do, lịch sử sẽ ghi nhận lại rằng những người có nhiều thứ để mất nhất đã làm ít nhất để ngăn chặn nó.
8. Làm thế nào để bạn biết người đó là một người cộng sản? Đó là những người đọc Marx và Lenin. Và làm thế nào để bạn biết được người đó là người chống cộng sản? Đó là những người hiểu Marx và Lenin.
9. Nếu chúng ta quên rằng chúng ta là một quốc gia dưới Thượng Đế, chúng ta sẽ trở thành một quốc gia suy tồi.
10. Nếu chúng ta mất tự do ở đây (nước Mỹ), sẽ không còn một nơi nào khác để trốn. Đây là trụ cột cuối cùng trên trái đất. Và cái ý tưởng rằng chính phủ phải lệ thuộc người dân, là một ý tưởng mới lạ và khác biệt nhất trong lịch sử nhân loại.
11. Đây là vấn đề trong cuộc bầu cử này: rằng chúng ta tin rằng chúng ta có đủ khả năng để tự chủ hoặc tin rằng một nhóm người trí thức nào đó ở một thủ đô xa xôi có thể xếp đặt cuộc sống của chúng ta cho chúng ta tốt hơn khi chúng ta tự làm.
12. Chúng ta đã được bảo rằng chúng ta phải chọn giữa phe cánh hữu hay phe cánh tả (cánh phải hay cánh trái), nhưng tôi muốn gợi ý rằng chẳng có tả hay hữu gì cả. Chỉ có tiến bước hoặc lùi bước. Tiến bước để bảo vệ giấc mơ của nhân loại; quyền tự do trong mỗi cá nhân – hoặc lùi bước để trở về với sự độc tài, và những ai đã bán đổi sự tự do của chúng ta để lấy một chút hòa bình đã lùi bước vào nô lệ.
13. Tôi đã không rời bỏ Đảng Dân Chủ, Đảng Dân Chủ đã rời bỏ tôi.
14. Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thành công ở 2 nơi: thiên đường, nơi mà không cần nó; và địa ngục, nơi mà đã có nó.
15. Chúng ta không thể nào mua sự an toàn, tự do từ sự đe dọa của trái bom bằng cách tiếp tay làm một việc vô đạo đức như nói với một tỷ con người đang bị giam kiềm sau bức màng thép rằng: “Hãy từ bỏ ước mơ tự do của mọi người đi bởi vì chúng tôi muốn tự cứu lấy bản thân, chúng tôi sẽ thỏa thuận với chủ nô lệ của mấy người.”
16. Tôi và bạn đều biết hòa bình dù có đẹp cách mấy cũng không có ý nghĩa gì nếu nó được mua với cái giá gông cùm và nô lệ.
17. Chúng ta nên làm gì để có được hòa bình? Chỉ một cách, rất đơn giản. Bạn và tôi phải có đủ can đảm để nói với địch thủ: “Có một cái giá mà chúng tôi sẽ không trả.” Có một ý nghĩa trong câu nói của Barry Goldwater: “Hòa bình qua sức mạnh.”
18. Tôi có một câu hỏi cho các nhà lãnh đạo ở các nước chủ nghĩa cộng sản: nếu chủ nghĩa cộng sản có tương lai, tại sao mấy ông cần phải xây dựng những bức tường để giữ mọi người lại và quân lực và cảnh sát chìm để giữ mọi người im lặng?
19. Cái nhìn của chính phủ về kinh tế có thể nói ngắn gọn như sau: nếu nó di chuyển, hãy đánh thuế. Nếu nó tiếp tục di chuyển, hãy ra luật để điều khiển nó. Và nếu nó ngừng lại, hãy hỗ trợ nó.
20. 11 chữ đáng sợ nhất trong tiếng Anh là: “Tôi là người của chính phủ và tôi sẽ giúp bạn.”
21. Không có một chính phủ nào tự động thu nhỏ. Các chương trình của chính phủ khi bắt đầu sẽ không bao giờ chấm dứt. Thậm chí, một cơ quan chính phủ là một thứ gì đó gần gủi với sự vô tận mà chúng ta có thể thấy được trên trái đất.
22. Bạn và tôi đều có cuộc đối mặt với định mệnh. Chúng ta sẽ gìn giữ cho con cháu chúng ta điều này, niềm hy vọng cuối cùng cho nhân loại, hoặc chúng ta sẽ kết án chúng để bước cuối cùng vào một ngàn năm đen tối.
23. Chúng ta sẽ luôn nhớ, luôn tự hào. Chúng ta sẽ luôn chuẩn bị, để chúng ta sẽ mãi được tự do.
24. Trong cơn khủng hoảng hiện tại, chính phủ không phải là giải pháp cho các vấn đề; chính chính phủ là vấn đề. Từ ngàn xưa chúng ta đều tin rằng xã hội quá phức tạp để cho phép quyền tự chủ, rằng chính phủ của một nhóm ưu tú sẽ tốt hơn một chính phủ của dân, cho dân và vì dân. Nếu không một ai trong chúng ta có đủ khẳ năng để tự chủ thì làm sao ai có đủ khả năng để tự quyết giùm người khác?
25. “Hãy tin chúng tôi” (chính phủ) đòi hỏi chúng ta phải tập trung niềm tin và ước mơ vào một người, và tin tưởng người đó sẽ làm những gì tốt nhất cho chúng ta. Quan niệm của tôi về chính phủ không đặt niềm tin vào bất kỳ một người hay đảng phái nào, mà vào những giá trị cao quý hơn cá nhân hoặc đảng phái.
26. Trên hết, chúng ta phải nhận ra rằng không có vũ khí nào lợi hại hơn ý chí và sự dũng cảm đức hạnh của những con người tự do. Đó là một vũ khí mà địch thủ chúng ta không có, nhưng đó là một vũ khí mà người Mỹ chúng ta có. Tất cả những tổ chức độc tài khủng bố trên thế giới nên nhớ điều đó.
27. Chúng ta là một quốc gia có một chính phủ, chứ không phải ngược lại. Và điều này khiến chúng ta rất đặc biệt so với các nước khác. Chính phủ chúng ta không có quyền lực gì trừ những quyền lực mà nhân dân đã giao cho họ.
28. Khi bạn bắt đầu một cuộc tranh đấu, bạn sẽ không biết nó sẽ đi về đâu. Chúng ta muốn thay đổi một đất nước, nhưng thay vào đó chúng ta đã thay đổi cả thế giới.
29. “Chúng ta, những người dân” cho chính phủ biết họ nên làm gì, họ không không có quyền làm ngược lại. Chúng ta là người lái, chính phủ là chiếc xe. Và chúng ta sẽ quyết định chiếc xe đó sẽ đi về đâu, bằng đường nào, với tốc độ bao nhiêu. Hầu hết tất cả các hiến pháp trên thế giới đều viết với khái niệm chính phủ sẽ cho nhân dân biết quyền lợi của họ là gì. Hiến pháp của chúng ta được viết với khái niệm “Chúng Ta” sẽ cho chính phủ biết quyền lợi của họ là gì. “Chúng ta, những người dân” đang tự do.
30. Có một quy luật nhân quả đơn giản và dễ hiểu như luật vật lý: “Chính phủ càng lớn, tự do càng bị thu hẹp.” Con người sẽ không được tự do trừ khi chính phủ bị giới hạn.
Tái biên soạn bởi: Ku Búa
Lưu ý: bổ sung từ Triết Học Đường Phố
khổ quá. 1 thằng mà nó comment tới 4 tên. trình độ phản biện còn kém lắm. đọc 4 comment Cá Ngáo, Lặng Im, Cá Sâu, Tâm Mập liền mạch là thấy 1 dòng lý luận trong suy nghĩ, cmt sau triển khai hoặc mở rộng cmt trước. cách dùng câu, dùng từ, ngôi vị… còn một số cái nữa thể hiện 4 người đó làm một người. bạn còn tay mơ lắm.
Nếu phải chọn một người để làm biểu tưởng cho sự đấu tranh chống lại chủ nghĩa cộng sản và cho tự do thì tôi sẽ chọn ông.Cũng dễ hiểu, khi mà trong thời gian ông làm tổng thống, với những chính sách hết sức quyết liệt nhằm xóa bỏ, hoặc chuyển hóa chế độ XHCN, nhưng chân lý, sự thật luôn là một điều đúng đắn, luôn giành được chiến thắng.
Trong thời gian tại vị của mình, tôi không biết ông Ronald W. Reagan (1911-2004), làm được gì, đóng góp được gì cho đất nước và dân tộc Mỹ, nhưng điều mà tôi thấy rõ ràng, và hiển hiện ngay trước mắt, đó chính là những chính sách, chiến lược mà ông đề ra đã gây nên nhiều cuộc chiến vô nghĩa, những sự tranh giành phi lý trên nhiều quốc gia trên thế giới.
Nói cho cùng, những nhận định này đều mang tính chất chủ quan, suy nghĩ của một bản thân mà nói ra. không phải là ý kiến, nhận định của tập thể sáng suốt.không phải nói nhiều, thì hầu hết chúng ta đều biết những chính sách, chiến lược khi mà ông đang tại vị , hầu hết đều là mở rộng lãnh thổ bằng hình thức chiến tranh dưới nhiều danh nghĩa khác nhau. ĐÓ là một điều khó có thể chấp nhận được.
Ronald W. Reagan (1911-2004), vị Tổng Thống 40 [1981-1989] của nước Mỹ không đơn thuần chỉ là một nhà lãnh đạo. Có lẽ đúng, Nhưng ngoài là một nhà lãnh đạo thì ông ta là một người với những chính sách, đường lối đế quốc, với dã tẫm xâm lược các quốc gia khác để làm thuộc địa, đó là một sai lầm lớn nhất của ông khi tại vị.
Làm thế nào để bạn biết người đó là một người cộng sản? Đó là những người đọc Marx và Lenin. Và làm thế nào để bạn biết được người đó là người chống cộng sản? Đó là những người hiểu Marx và Lenin
đất nước tụt hậu
đất , biển mất dần
xã hội suy đồi
phân hóa xã hội sâu sắc
tiềm lực phát triển nguồn nhân lực cạn kiệt
tài nguyên khai thác không thương tiếc không mang lại lợi ích nhiều
giáo dục tụt hậu
kinh tế bị chi phối bởi nhóm lợi ích quan chức thân quan chức…. trung quốc hóa,nhật bản hóa, ….
tham nhũng tràn lan quan to ăn to quan nhỏ ăn nhỏ tùy theo phân cấp
tự do và dân chủ bị đánh tráo ( độc quyền thì làm gì có tự do và dân chủ) tự do và dân chủ họ nói và đại đa số chúng ta hiểu ( không đúng với ý nghĩa đấu tranh của nhân dân bị đánh tráo)
Mĩ và các nước tư bản khác ( gọi là các nước phát triển) về chính trị cũng không phải là tốt như những người phê phán chủ nghĩa xã hội nói đâu, xã hội họ cũng đầy rẩy bất cập mà. Nhưng khi chọn mô hình t bản. bạn sẻ được kết quả mà tôi nghị là
thể chế độc tài ( các nước chậm tiến châu phi, 1 số quốc gia hồi giáo châu á, các nước cộng sản. 100 người chỉ dưới 10 người được hưởng đặc quyền đặc lợi hơn 90 người không có được điều đó.
thể chế tư bản không độc tài 100 người hơn 70 người được hưởng quyền lợi từ tự do ,dân chủ đích thực mang lại,có cơ may cạnh tranh trong thị trường tự do. dưới 30 người sẻ không có được cơ may đó…….
Bruney, Ả rập Xê út, các tiểu vương quốc ả rập thống nhất,… vẫn theo chế độ quân chủ lập hiến, vua nắm mọi quyền hành và xã hội ở đó như thế nào hả bạn ?