29 C
Nha Trang
Chủ Nhật, 24 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Giải pháp giảm học thêm và tăng thu nhập cho giáo viên

Featured Image: Wikipedia Commons

 

Giới thiệu: đây chỉ là một phương pháp/mô hình đề xuất, có thể không áp dụng được ngoài đời.


Mô hình giáo dục của chúng ta hiện nay quá tệ. Học sinh bị bắt đi học thêm quá nhiều mà đa số học cho có chứ không hiểu gì. Giáo viên thì nhận lương thấp. Vì lương thấp nên họ mới tìm cách dạy thêm để tăng thu nhập và cố tình dạy thiếu và dạy kém trong giờ dạy chính thức. Điều này rất lãng phí về thời gian và chất xám. Tôi có mô hình này nhằm giúp giáo viên tăng thu nhập và giảm thời gian học thêm cho mấy em.

Mô hình đề xuất sau đây:

Vấn đề:

  1. Lương giáo viên quá thấp nên họ cần phải dạy thêm để tăng thu nhập.
  2. Giáo viên cố tình dạy thiếu và dạy kém trong giờ dạy chính thức để bắt học sinh học thêm.
  3. Học sinh học thêm quá nhiều mà đa số học cho có chứ không hiểu hay tiếp thu được gì đáng kể.
  4. Tiền học phí dạy phụ đạo phải chia hoa hồng cho trường.
  5. Tốn sức, tốn thời gian, tốn tiền.

Giải pháp:

  • Thành lập hội phụ huynh cho từng lớp.
  • Các thành viên (phụ huynh) thỏa thuận với nhau và với giáo viên ngoài sự kiểm soát của nhà trường.
  • Mỗi tháng mỗi thành viên sẽ trả thêm cho giáo viên.
  • Đảm bảo lương giáo viên 1 tháng không dưới 10 triệu (lương chính thức/biên chế cộng lương phụ từ hội phụ huynh).

Ví dụ:

  • Một lớp trung bình có 35 học sinh.
  • Trung bình một giáo viên dạy một các môn chính (toán, văn, sinh, hóa, anh) dạy 3 lớp, nghĩa là 175 học sinh.
  • Lương trung bình của 1 giáo viên là 3 triệu (lương biên chế).
  • Các phụ huynh họp lại để thành lập hội phụ huynh cho từng lớp.
  • Mỗi phụ huynh một tháng sẽ trả thêm cho giáo viên (ví dụ) 50,000 VND – 80,000 – 90,000 – 100,000.
  • Lương từ hội phụ huynh mà giáo viên sẽ nhận được nếu mỗi phụ huynh trả 50,000 VND: 50,000 x 35 học sinh x 3 lớp = 5,250,000 VND. (cộng với 3 triệu lương biên chế là 8.25 triệu/tháng).
  • Lương từ hội phụ huynh mà giáo viên sẽ nhận được nếu mỗi phụ huynh trả 80,000 VND: 80,000 x 35 học sinh x 3 lớp = 8,400,000 VND. (cộng với 3 triệu lương biên chế là 11.4 triệu/tháng).
  • Lương từ hội phụ huynh mà giáo viên sẽ nhận được nếu mỗi phụ huynh trả 90,000 VND: 90,000 x 35 học sinh x 3 lớp = 9,450,000 VND. (cộng với 3 triệu lương biên chế là 12.45 triệu/tháng).
  • Lương từ hội phụ huynh mà giáo viên sẽ nhận được nếu mỗi phụ huynh trả 100,000 VND: 100,000 x 35 học sinh x 3 lớp = 10,500,000 VND. (cộng với 3 triệu lương biên chế là 13.5 triệu/tháng).
  • Chưa tính mỗi năm giáo viên được thưởng nóng.
  • Lương trên 10 triệu là mức lương của một nhân viên văn phòng với trên trung bình 3-5 năm kinh nghiệm hoặc là quản lý trung cấp.
    Mức lương này hoàn toàn xứng đáng và quá rẻ để trả cho một môi trường giáo dục trong sạch.

Lợi ích:

  1. Học sinh sẽ không phải bị đì/ép đi học thêm.
  2. Học sinh sẽ có thời gian cho các hoạt động thể thao, kỹ năng.
  3. Giáo viên sẽ không có tâm lý bắt nạt học sinh học thêm để tăng thu nhập chi riêng mình.
  4. Khuyến khích giáo viên sáng tọa tỏng phương pháp giảng dạy.
  5. Khuyến khích giáo viên tăng năng suất trong giờ học.
  6. Giảm tham nhũng và tác phong tiêu cực trong giáo dục.
  7. Cân đối hóa quyền lực giữa nhà trường – giáo viên – phụ huynh và học sinh.

Đơn giản vậy sao không ai nghĩ ra và không ai làm ta?

 

Ku Búa

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

26 BÌNH LUẬN

  1. đã không chịu được lương thấp thì đừng có làm
    làm thì làm cho tốt, yêu nghề đi
    xác định kiếm tiền thì ra xã hội tự bươn chải, vô đi dạy rồi còn bày đặt đi dạy thêm kiếm thêm

  2. Đúng thiệt là nó không có khả thi gì hết. Vì có những giáo viên nhờ chức vụ cao,môn mình dạy mà nhận được cả trăm triệu/tháng. Nếu làm theo hình thức này thì ngang bằng nhau hết, theo cnxh quá, không đáp ứng đủ yêu cầu tiền lương cho giáo viên bởi ăn nhiều rồi h bắt ăn ít, sao ăn? đề xuất cải cách giáo dục nhận được nhiều phản bác từ giáo viên hơn là học sinh cho xem….

  3. Duy trỉ hệ thống RÁO RỤC, bộ Gáo Gục,và nhiều ban ngành Ráo Rục để bào đảm việc làm cho hàng chục ngàn viên chức có tuồi đảng, hồng hơn..nà chuyên. Ngu sao dẹp. Con cháu chúng ta thì đứa ra ngoài học..chất lượng hơn.

  4. – Cách làm nào không lấy lợi ích của con người làm trung tâm và không tuân theo quy luật thị trường đều sẽ chết. Lý do người ta cho con đi học là để con cái họ thu được một tầm nhìn về xã hội và cách thức tham gia xây dựng xã hội mới (thu lợi ích). Nếu đã là thu lợi ích thì phải thông qua hình thức kinh tế thị trường để phân phối cho các bên, đảm bảo tính công bằng giữa hai chủ thể là cho và nhận.
    – Việc ép phụ huynh đóng tiền cho giáo viên là không công bằng vì cho bao nhiêu thì đủ? Và tôi muốn cho giáo viên gấp 5, gấp 10 lần người khác cho để con tôi thu được nhiều lợi ích hơn nữa thì phải làm như nào?
    – Rõ ràng việc hỗ trợ thành lập và cổ súy phát triển các trường tư nhân là cách tốt nhất, chỉ có trường tư nhân mới có đủ khát vọng, quyết tâm trở thành trường số 1 Việt Nam, khu vực hay thế giới. Chỉ có những giáo viên ở trường ấy mới thay đổi được hệ thống giáo dục hiện nay. Dựa vào cách làm của Bộ Giáo Dục đang làm, biến sinh viên đại học thành học sinh cấp 4 thì đúng là ném tiền qua cử sổ. Cổ súy cho lối làm việc tắc trách ấy lại càng ấu trĩ.

  5. Cần phải dẹp bỏ sự độc quyền trong giáo dục để cho cạnh tranh tự do. Và có các bài thi chuẩn để đánh giá kiểu như kì thi Ielts… để tốt nghiệp các bậc học. Ai vượt qua được các bài thi đó sẽ được xét duyệt vào học đại học không giới hạn tuổi. Xin lỗi nhưng giải pháp trên bài viết sẽ không đi đến đâu cả.

    • Không có độc quyền cho trong giáo dục, anh giải thích thế nào về các trường tư thục và quốc tế? Không ai bắt anh học trường công lập cả. Pháp áp dụng hình thức thi tốt nghiệp TH và VN học tập thì lại bảo có vấn đề. Bậc học cao có thể áp dụng hình thức xét duyệt dựa trên các bài thi độc lập nhưng bậc học thấp hơn thì rất khó và gây tốn kém cho các gia đình khó khăn

      • Độc quyền trong giáo dục là việc chúng ta chỉ có một bộ sách giáo khoa và tất cả đều phải học theo bộ này. Việc tốt nghiệp các bậc học hãy làm đơn giản hơn: cuốn chiếu các môn, học môn nào thi môn đó là xong và đâu cần phải học như cuốn bách khoa môn gì cũng học nhưng rồi quên hết. Như vậy học sẽ không tốn kém.

  6. Cái nguyên nhân cốt lõi của dạy thêm học thêm là nằm ở chương trình dạy quá nặng. Vả lại lớp 12 mà không đi học thêm thì đậu đại học bằng niềm tin nhé!

  7. ý của bạn mình chưa hiểu lắm:
    thứ 1: hội phụ huynh phải chi trả cho một cô giáo là 50.000 hay cho tất cả 13 giáo viên mỗi tháng? (tính từ cấp 2 số lượng giáo viên tăng lên mà)
    giả sử: một trường học có 20 lớp (40 hs) = 800 hs, lương thêm 100.000/hs một tháng, có 60 giáo viên tham gia dạy, cho trung bình một người dạy 3 lớp. Vậy xin được hỏi mỗi gv được nhận thêm bao nhiêu?

    bản thân mình cũng dạy thêm (không dạy trong trường học), hai môn trăm rưỡi sáu buổi một tuần, mình dạy cốt làm sao cho hs dễ hiểu nhất. Đôi khi mình cũng bức xúc với cách mà nhiều giáo viên bằng mọi giá lôi kéo bằng được hs về học thêm nhà họ như cho hạ thấp điểm, trừ điểm vì không làm theo cách của cô, rồi liên kết thành những nhóm giáo viên đi nâng điểm cho biết đề trước nếu hs nào học ở nhà nhóm giáo viên đó…

    mình nghĩ vấn đề có thể là nguồn gốc của mọi tiêu cực là:
    mỗi năm đều có thêm nhiều gv mới -> không đủ trường học -> không đủ chỗ cho gv mới –> gv muốn vào trường phải đưa tiền (100 tr trở lên ) -> vào được trường -> lương thấp = dạy thêm gỡ gạc lại. từ đây ra 2 vấn đề:
    dạy giỏi = học sinh đông = giàu có (20%)
    dạy dở = học sinh không có -> nảy ra sáng kiến đưa hs về nhà bằng mọi cách = học sinh đông/ học phí cao = giàu có.

  8. Không được rồi. Mình thấy tác giả nên xem tình hình thực tế “thu nhập” của giáo viên, ví dụ ở Sài Gòn chẳng hạn. Bạn sẽ thấy nó phức tạp hơn nhiều.
    Còn nữa, bạn phải tính tới “trình độ thực” của giáo viên trên lớp nữa. VD: Giáo viên trong lớp trình độ F, muốn mức lương 50Tr/tháng. Phụ huynh nào chịu chi? –> Phụ huynh không chi. –> Giáo viên vẫn muốn tiền –> Ép học sinh trên lớp –> Học thêm –> Thu tiền. –> Chẳng tạo ra % giá trị nào ráo!
    Fail! :O

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI