28 C
Nha Trang
Thứ bảy, 23 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Ta sẽ có cái ta xứng đáng!

Photo: Yves

 

Tôi – một tiểu thư trang đài sinh ra trong một gia đình được gọi là có dòng dõi. Ông bà nội, ngoại tôi đều là những danh gia vọng tộc giàu có và chức quyền. Thế nhưng, tôi được kế thừa một hệ tư tưởng giáo dục mang màu sắc Do Thái “vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương”.

Xung quanh tôi, bạn bè hầu hết có những hoàn cảnh và suy nghĩ tương đồng, hầu hết đều là những cậu ấm, cô chiêu nhưng lạ là chúng tôi yêu lao động, không ngại việc, không sĩ hão và thấy lao động, làm việc là niềm tự hao, niềm khích lệ cuộc sống.

Tôi – một người phụ nữ chả mấy khi phải động chân động tay vào việc gì, 35 tuổi mẹ vẫn bê cơm ăn, nước uống lên phòng hàng ngày (mẹ tôi rất thích làm việc đó, hạnh phúc của bà là nhìn tôi ăn uống) nhưng có thể lập tức vào bếp nấu ăn cho 30-40 con người. Trong công việc uy nghiêm và quyết đoán nhưng trong lao động rất tậm tâm, thái độ niềm nở lễ độ dù khách hàng là bất cứ ai.

Em – Cô gái chưa một lần phải thi các kỳ chuyển tiếp. Sự học gắn liền với hai từ “lên thẳng”, ra trường làm việc tại những nơi mà bất kỳ một trí thức nào cũng mơ ước WB, SCB.. Nhưng, nó có thể đứng hàng tiếng để rửa cả đống cốc chén, bê khay đồ uống cho khách hàng, bươn bả đi lấy đồ, đưa đồ giữa trời nắng chang chang….

Nhiều người hỏi chúng tôi: “Thế còn làm làm gì nữa?” Lại có người dè bỉu: “Ham tiền.” Có người cảm thông khuyên ngăn: “Như thế sao lại phải làm thế..v..v.”Tôi và em chỉ cười. Với chúng tôi, làm việc chưa bao giờ là nguồn cảm xúc cạn kiệt, chưa bao giờ là nỗi hổ thẹn. Chúng tôi làm việc chăm chỉ, không ngưng có những ý tưởng trong công việc và hỗ trợ nhau tốt nhất có thể…. Giờ đây, đôi lúc ngắm nhìn nhưng gì mình hiện có, dù nhỏ nhoi, khiêm tốn nhưng hai chị em luôn thấy lòng tràn đầy hào khí: Làm việc, làm việc và làm việc!

Công việc “tay trái” cho chúng tôi cơ hội tiếp xúc với nhiều người lao động chủ yếu là các bạn sinh viên, các bạn trẻ từ các tỉnh về học tập, mưu sinh. Tôi nhận ra một điều, chúng tôi có những gì chúng tôi xứng đáng bằng trí tuệ và sự chăm chỉ của đôi bàn tay. Một điều dễ nhận thấy là cái nghèo khó không tự nhiên tìm đến ai và không dai dẳng bám đuổi những người chăm chỉ, tận tâm.

Thực lòng, càng nhiều tuổi hơn tôi càng có cái nhìn khác biệt về kẻ giàu người nghèo. Có thể, bạn bè tôi đa số giống tôi nên tôi nhìn nhận mọi cái phiếm diện nhưng tất cả chúng tôi đều phải thốt lên: “Hầu hết, các bạn trẻ ngoại tỉnh giờ quá lười nhác, thích hưởng thụ, tư duy ỷ lại, lối sống không thật thà, không chịu khó học hỏi, làm việc chỉ nhằm đối phó và miễn cưỡng…”

Ở chốn thành thị này, một bạn sinh viên hoàn toàn có thể sống tốt thạm chí phụ giúp gia đình nếu thật sự chăm chỉ và nhiệt tâm làm việc. Qua nhu cầu sử dụng các lao động phổ thông, mới thấy chúng ta nhiều sinh viên đại học đi làm thêm, nhiều lao động trẻ lên thành thị kiếm sống nhưng chúng ta thiếu trầm trọng nguồn nhân lực lao động phổ thông chuyên nghiệp chứ chưa mong gì đến lao động tri thức chất lượng cao. Nguồn nhân lực của chúng ta tuy dồi dào nhưng thiếu những ý thức và kỹ năng cơ bản, tối thiểu để chỉ sử dụng vào những việc phổ thông như bưng bê, kê dọn.

Chưa nói đến sự điêu luyện trong nghiệp vụ, chỉ nhìn vào bề nổi đã dễ dàng nhận thấy tư duy, suy nghĩ làm việc một cách hời hợt, thiếu trách nhiệm của các bạn. Những thanh niên trai tráng đang trong độ tuổi sung sức nhưng đi lại lờ đờ như quay chậm, làm việc không tập trung, quần áo lếch thếch, không chịu mặc đồng phục, thái độ tiếp xúc với khách hàng đặc biệt vô cảm… Các bạn làm việc cho mình, kiếm tiền cho mình nhưng hình như không hề ý thức được điều đó. Các bạn làm việc giống như miễn cưỡng, như đang làm không công.

Mới chập chững bắt tay vào kinh doanh nhưng tôi đã lập tức đồng cảm với các doanh nghiệp về vấn đề nguồn nhân lực. Đã kinh doanh là cần người lao động, người lao động là yếu tố quan trọng góp phần thành bại của doanh nghiệp. Nhưng với một đất nước trên 94 triệu dân, dân số trẻ, tri thức được đào tạo theo mẻ như ở đây việc tìm được người lao động đat chuẩn lại hiếm hoi như tìm nguyên khí. Từ người kinh doanh nhỏ, vừa cho đến kinh doanh lớn đều thừa nhận tìm lao động phổ thông có tính chuyên môn trung bình khó như việc nhăt gạo trộn thóc.

Trước kia, chúng ta thường nhìn nhận những người từ quê lên họ chăm chỉ, thật thà, biết chịu đựng… nhưng dường như điều này đang dần thay đổi. Nhiều người sinh ra ở thành thị, hoăc sinh sống từ nhỏ ở đây giờ nhận thấy người từ quê ra thường cực nhạy với sự sung sướng, ham hưởng thụ. Họ sợ khổ và ngại làm việc rất nhanh. Họ phải làm việc vì địa vị họ là như vậy nhưng họ nhanh chóng khó chấp nhận thân phận mình là người làm thuê. Họ rất mơ hồ trong nhận thức về danh giới phân định giữa người thuê và người làm thuê.

Trước kia, tôi nghe các bạn sinh viên nói về cuộc sống cơ cực của gia đình ở nông thôn tôi thường thương cảm với họ rất nhiều. Nhưng khi tôi dần có cơ hội tìm hiểu, tiếp cận với cuộc sống của những người nông thôn tôi thấy rất ít người chăm chỉ mà nghèo. Thực tế chứng minh, mọi sự phân chia vật chất rất công bằng. Chúng ta đừng đòi hỏi sự tuyệt đối, nhưng sự phân hóa giàu nghèo là sự phản ánh đầu tiên về đức tính chăm chỉ lao động của mỗi con người.

Có làm mới có ăn! Chân lý này không bao giờ lỗi thời và mất đi tính đúng đắn

Nhiều người thắc mắc về những gì người khác có, họ quá chú tâm để dò xét về điều đó, họ dành nhiều thời gian cho sự đố kỵ gang ghét mà không dành chút thời gian để trả lời câu hỏi: “Đừng tự hào vì mình nghèo mà học giỏi. Phải tự hỏi vì sao giỏi mà vẫn nghèo?”

Giàu có, shopping không suy tính, tung tăng trên các bãi biển tuyệt đẹp, nghỉ dưỡng ở những resort 5 sao… Đó là ước mơ của nhiều người nhưng trước hết hãy làm việc bằng đôi bàn tay không biết mỏi và cái đầu luôn ham học hỏi, bằng động lực leo lên đỉnh vinh quang, bằng khát khao vươn tới các vì sao!! Ta sẽ có cái ta xứng đáng!

 

May1980

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

66 BÌNH LUẬN

  1. Đọc nhận xét của Thầy Cường và tuấn nguyễn văn châu làm mình phải đọc lại bài viết một lần nữa và mình vẫn thấy bài viết có tính chất khách quan mà, đâu phải là tư tưởng của một người ngồi “chiếu trên” soi mói điểm xấu của kẻ ngồi “chiếu dưới”.

    Tác giả nói hầu hết, chứ đâu phải đánh đồng tất cả mọi người. Và sự thật thì đúng là có một bộ phận có tư tưởng như thế và đó mới là đối tượng tác giả muốn nhắm đến. Còn rõ ràng “cái nghèo khó không tự nhiên tìm đến ai và không dai dẳng bám đuổi những người chăm chỉ, tận tâm” Nói tóm lại là tác giả không phải nhắm tới người nghèo, hay người nghèo chăm chỉ, mà là nói những người không ý thức được vị trí hiện tại của mình mà cứ mơ tưởng một tương lai tốt đẹp, và có ý khuyến khích mọi người cần chăm chỉ lao động trước nhất, rồi hẵng tính chuyện cao sang. Mình chả thấy có gì cần chê trách ở đây cả.

    Còn chuyện những bạn ở vùng sâu vùng xa, gia đình khổ sở mà vẫn học giỏi nhưng lại hỏi rằng “họ có lỗi gì không mà sao họ phải khổ vậy?” thì đúng thật là… đánh đố nhau quá đi đó mà. Họ không có lỗi, nhưng cũng chẳng ai có lỗi. Không lẽ trách bố mẹ họ đẻ họ ra cho số họ khổ quá trời. Chỉ là số phận để cho con đường họ đi gian khó hơn người khác, đâu có ai cấm họ thật thà, chăm chỉ, chất phác. Đó cũng là ý của bài viết mà. Cứ cố gắng lao động, rồi cơ hội mới đến.

    Và còn cái nữa là vì tôi khổ mà bắt ai gặp tôi trên đường đời cũng phải thông cảm cho cái khổ mà nương cho tôi đôi ba phần thì buồn cười quá. Vì bạn nghèo khó nên bạn có quyền ăn trộm miếng bánh của người khác để lấp đầy dạ dày của bạn chăng? Hay vì tuổi thơ của bạn chìm trong bạo hành nên bạn có lỡ tay giết người cũng là có thể thông cảm? Bạn đi xin việc liệu người tuyển dụng có vì quá khứ khó khăn mà cho bạn một cơ hội hay là cái quan trọng nhất vẫn là kỹ năng, trình độ của bạn có phù hợp với những yêu cầu họ cần? Và xin thưa là chẳng mấy ai trên đường đời có đủ thời gian để tìm hiểu ngọn nguồn cho hành động của bạn đâu mà họ sẽ cứ nhìn vào hành động của bạn mà đánh giá trước đã. Với cả Việt Nam có bao nhiêu triệu dân, thế giới có bao nhiêu tỷ người, bạn mà có đủ thời gian tìm hiểu, cảm thông cho bất cứ ai đi ngang qua cuộc đời bạn thì mình xin bái phục luôn. Ờ, mà bài viết đâu có ý đề cập đến vấn đề này mà lôi ra đây làm chi, rồi tự nhiên lại trách tác giả không chịu thấu hiểu cho họ. Chả liên quan, nhỉ!

    Nhưng cũng có điều này, từ trải nghiệm của bản thân mình thôi, không biết mọi người có thế không chứ khi mà mình có tiền, mình làm việc nhỏ thấy tự hào, còn khi mà không có tiền và địa vị, mình làm việc nhỏ thấy tự ti. Đương nhiên là đấu tranh nội tâm thôi chứ việc cần làm thì vẫn phải làm.

    Dạ, trên đây là một vài ý kiến của mình, hì.

    p/s: Chị May viết bài không còn bị lỗi chính tả như trước rồi, đọc xuôi hơn hẳn. (Trước chắc tại gõ vội nên hay bị lỗi chữ)

  2. Em mới đọc được trên 1 nhóm facebook!
    LÝ DO GIÀU, NGHÈO.

    Phóng túng không lo làm ăn từ từ sẽ nghèo

    Xài phung phí tiền bạc không tiếc tay dễ bị nghèo

    Đi chơi khuya, thức dậy trễ là đường dẫn đến chỗ nghèo

    Nhà có đất mà làm biếng không lo canh tác dẫn đến nghèo

    Ham kết bạn với người giàu có hơn mình. Rồi nhìn cao, đua đòi mà nghèo

    Thích thưa kiện tỏ ra anh hùng, tức khí mà nghèo

    Vay nợ làm sang, tỏ ra giàu có là tự mình làm nghèo

    Chồng vợ ăn no làm biếng, con cái lêu lỏng sẽ dẫn đến nghèo khó

    Để con cháu giao du với bọn bất lương dẫn đến bị lừa gạt mà nghèo

    Thích rượu chè, cờ bạc, trai gái, hút chính sẽ nghèo triệt để và dễ gây tội ác.

    Không từ mọi gian nan cực khổ, cần kiệm mà giàu

    Buôn bán uy tín được nhiều khách hàng, trung hậu mà giàu

    Dậy sớm làm việc chăm chỉ mà giàu

    Thường chăm lo kinh tế gia đình, lâu ngày sẽ giàu

    Giữ gìn nhà cửa, đề phòng trộm cướp, hỏa hoạn… Cẩn thận mà giàu

    Không làm việc phi pháp bất nhân. Giữ mình mà giàu

    Trong nhà già trẻ giúp đỡ lẫn nhau. Một lòng mà giàu

    Dạy con cháu biết đạo đức, tạo lập sự nghiệp cho đời sau mà giàu

    Một lòng tích đức làm thiện. Vì ở hiền mà giàu.

    @disqus_2eFRC3MVjK:disqus @thycng:disqus @tunnguynvnchu:disqus

    • Hệ giáo dục Do thái là bố mẹ dấu yêu thương tận đáy lòng để dạy dỗ con bằng sự khắc nghiệt. Một gia đình do thái giàu có đến bao nhiêu, đồ đạc trong nhà họ và phòng ngủ của bố mẹ có thể là một cung đài xa hoa tráng lệ, nhưng phòng của các con thì là những gì tối thiểu nhất. Càng giàu có họ càng khắc nghiệt. Những đứa trẻ tự phải bik làm mọi vc từ nhỏ và quản lý tiền từ 4 tuổi, 8 tuổi đã phải bắt đầu kiếm tiền. Việc con trai một chủ nhà in sáng sáng phải đi bán báo trong giá lạnh là hiển nhiên như nó vốn phải thế. Chị cũng được nuôi dạy giống như vậy, 7 tuổi đã bắt đầu kiếm tiền bằng việc” nhổ tóc bạc cho bố” hii…ngoài vc đó ra chằng nghĩ dc gì hơn nên thường để dành ” tóc bạc” vào những ” kì cuộc” . Vd: sn đứa bạn thân tháng 6 là cả tháng 5 c sẽ ko động đến đầu bố để tóc nó bạc nhiều…hiii. Bố chị lúc đó còn trẻ nên tóc bạc ít mỗi cái tóc được trả 200 đồng…một số tiền khá lớn cách đây hơn 20 năm.

  3. Rất đồng ý với bạn về chân lý “có làm thì mới có ăn”. Bạn cũng là người đáng để học hỏi vì “giỏi cả đầu óc lẫn chân tay”. Bài viết rất hay nhưng chỉ dừng ở phần đầu vì phần sau hơi phiến diện với góc nhìn của “người giàu”.
    Thời sinh viên tôi cũng từng ‘lăn lộn’ rất nhiều nên tôi có thể thấu hiểu nó dưới góc nhìn của “người nghèo”. Tôi không bênh vực “người nghèo mà lười”, nhưng bạn có tìm hiểu nguyên nhân đằng sau không? Có nhiều lý do:

    – Thường thì các bạn sinh viên đi lao động chân thường được trả lương rất thấp và ít được tôn trọng.

    – Họ ít thật thà vì phải đối phó với môi trường sống (bị lừa đảo, trộm cướp…) mới chư không phải thuộc về bản chất.

    – Và bạn quên một điều là các bạn sinh viên ấy cũng đang gián tiếp kiếm tiền cho bạn chứ không phải chỉ cho họ. Nếu họ quá lười, quá kém sao bạn lại tuyển dụng họ?

    – “Mọi sự phân chia vật chất rất công bằng”? Mọi thứ chỉ là tương đối và sự phân chia vật chất cũng vậy, bạn ở xuất phát điểm quá tốt nên bạn không thể nào hiểu được để ngồi trên giảng đường nhiều bạn phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt ra sao”?

    Có thể thấy rằng bạn là người có cái tâm lương thiện và sống tốt nhưng chỉ tốt cho mình mà thôi, toàn nhìn thấy những cái yếu kém của những người “nằm chiếu dưới” của bạn. Bạn có nhiệt tâm với họ đâu mà đòi hỏi họ phải nhiệt tình với bạn? Có bao giờ bạn tự hỏi nếu nghèo như họ thì bạn có làm được như họ không?

    • Hị! Nghèo hay giàu đều phải làm vc cả bạn ạ. Cứ chăm chỉ đi sẽ không thiệt thòi đâu. M tuy sinh ra trong gia đình có đk nhưng bố mẹ m cực kì nghiêm khác. Mình chỉ bik nhà mình giàu có nhưng không được hương thụ cuộc sống như môt tiểu thư chảnh. Mình tuy không phải làm nhiều nhưng phải học để biết làm mọi việc. Tiền cũng không hề dễ xin. Nói thật, 3 chị em m hồi bé không bik bao lần tự hỏi nhau bố mẹ giàu có để làm gì??? Nhiều nhà ngheo hơn nhà m nhưng các bạn cùng trang lứa luôn dc bố mẹ chiều chuộng muốn gì dc nấy!

      • Tôi luôn đồng ý với bạn là “Nghèo hay giàu đều phải làm vc cả bạn ạ. Cứ chăm chỉ đi sẽ không thiệt thòi đâu”. Tôi cũng thuộc loại người rất nghiêm khắc và không thích người lười, tôi cũng không GATO với người giàu hay
        phê phán suy nghĩ của bạn. Nhưng bạn của tôi, họ chỉ là những sinh viên mới 18-20 (còn có thể thay đổi được), ít được giáo dục trong môi trường tốt từ nhỏ thì làm sao họ có thể suy nghĩ và hành động như bạn được? Với bạn là “học để làm”, còn với họ là “làm việc để có phương tiện duy trì sự học”.

        Nếu bạn đã sống tốt (cộng thêm một chút may mắn có điểm khởi đầu tốt) thì hãy khoan dung trong cách nghĩ và nếu có thể hãy tác động đến những bạn “nghèo mà ít lười” để họ có thái độ sống đúng đắn hơn, chắc chắn họ sẽ rất biết ơn bạn. Dù rằng họ có nhiều cái xấu nhưng tin rằng cũng có không ít cái tốt. Tối thiểu nếu bạn thấy không cần phải làm gì cả thì hãy nhìn nhận đa chiều một chút để cảm thấy “dễ chịu” hơn trong cách nghĩ về họ. Bạn có bao giờ thấy nhiều gia đình ở vùng sâu, vùng xa: bố làm thuê, mẹ mò cua bắt ốc, con phải đến trường trong thiếu thốn mà vẫn học
        giỏi. Vậy họ có lỗi gì không mà sao họ phải khổ vậy?

  4. Cái sự ham sung sướng, lười lao động, nhạy cảm với cái lợi không phải chỉ là người xuất xứ tỉnh lẻ. Nó có ở mọi người. Họa chăng, người ta khổ nhiều thì cái ham muốn được sướng nhanh sẽ hơn hẳn so với người chưa khổ.
    Nếu từ nhỏ đã ở danh gia vọng tộc thì cái sung sướng và ham muốn là khẳng định tôi ko cần dựa vào gia đình, ko cậy giàu… để thành công. Nhưng xuất phát điểm đã hơn người khác.
    Nếu từ nhỏ ăn ko đủ no, mặc cái áo của anh chị họ để lại, thì những cái người danh gia vọng tộc coi là thường lại là ước mơ của họ.
    Tôi ko phản đối suy nghĩ của chị nhưng tôi thấy buồn.
    Bởi không ai sinh ra đã xấu tính, chỉ là khi họ xấu tính, có ai thực sự hiểu biết và cảm thông, có ai đủ kiên trì để giáo dục và đào tạo lại một người lớn ” trẻ con ” ấy ko ? Hay chỉ trách họ tham cái mình đang có.
    Đáng hay không đáng ? Cuối cùng chỉ là góc nhìn tương đối

  5. Thẳng thắn, có chỗ gai góc nhưng lại như liều thuốc đắng dã tật, cám ơn tác giả. Dù mình cũng từ tỉnh lẻ, và vẫn chưa đi làm, chưa biết nhiều về thực tế nhưng mình sẽ cố gắng không trở thành những người như vậy.

    • Bạn thân mến! M ko coi thường nguồn gốc xuất xứ mà chỉ buồn lòng về tư duy của các bạn trẻ từ tỉnh lên. Nhiều bạn làm mất đi nét đẹp và cái nhìn thiện cảm mà cái danh từ thân mật bao n day cong xây dựng ” nhà quê”

    • Mình phải cảm ơn các bạn đọc đã dành tg đọc bài của m mơi đúng. Bài vik của m sẽ không có giá trị gì nếu không được các bạn quan tâm và bình luận.

  6. có những người có quan niệm rằng! công việc của họ chỉ là như thế thôi chứ ko phải trách nhiệm của họ nên họ ko làm! … đó là những lời nói mà mình cảm thấy ngu xuẩn nhất trong môi trường làm việc! thật ích kỉ và bần tiện… tôi luôn quý trọng những người biết chia sẻ cv với nhau lúc rảnh rỗi và tôi tin họ cũng yêu quý tôi như vậy! cám ơn bài viết rất nhiều!

  7. tôi cũng có quan điểm như bạn,thân là 1 a kĩ sư chỉ việc chỉ tay 5 ngón.nhưng tôi sẵn sàng xắn tay áo để phụ giúp các anh công nhân khi họ cần.đừng hỏi tôi đc gi.tôi đc sự quý mến của mọi người vậy thôi.

  8. “Đừng tự hào vì mình nghèo mà học giỏi. Phải tự hỏi vì sao giỏi mà vẫn nghèo?”.
    Hay! – Rất thích cách suy nghĩ “luôn không hài lòng” như vậy.

    Dù vẫn luôn khẳng định và tin rằng không gì là công bằng cả, nhưng mọi thứ đều có sự công bằng – trạng thái cân bằng – để bền vững, của nó. Và mọi điều có được là phải trao đổi, phải mất trước rồi mới được sau.

    Cảm ơn chị về bài viết này, bài viết rất hay.
    Gợi lên trong em một chút suy nghĩ. …

    Em có thể trích dẫn câu nói trên của chị qua trang cá nhân của mình không?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI