27 C
Nha Trang
Chủ Nhật, 24 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Viết cho triệu người buồn

Photo: Retnowati A Knapp

 

Tại sao tôi lại viết như vậy? Ai buồn ở đây? Là tôi, là bạn hay những ai khác?

Tôi được sinh ra trên đất nước hình chữ S, tôi tự hào vì truyền thống lịch sử uy hùng của cha ông, của dân tộc ta. Tôi tự hào là đúng thôi vì nếu nói về sức mạnh trong chiến đấu của thế kỷ trước, dân tộc Việt là một nước nhỏ mà đánh bật được Pháp, Mỹ ra khỏi lãnh thổ và thống nhất đất nước. Đáng tự hào. Lịch sử đã ghi dấu như vậy.

Tự hào thì cũng đã tự hào rồi, vui mừng thì cũng đã mừng mấy chục năm rồi. Năm nào cũng có tổ chức kỷ niệm hoàn tráng. Vừa rồi ta còn có cả một kỳ nghĩ dài, một buổi diễu binh vài cây số. Tráng lệ lắm, mạnh mẽ và hào hùng lắm. Nhưng thiết nghĩ, cái gì cũng có mặt trái và mặt phải của nó. Chúng ta thắng trận với nhiều sự nể phục của thế giới, chúng ta ăn mừng ngày thắng Điện Biên Phủ, ngày giải phóng đất nước,..

Tất nhiên, cái gì cũng có giá của nó, chúng ta phải đánh đổi. Đó là hàng triệu con người của dân tộc Việt đã nằm xuống để có được cái gọi là thống nhất đất nước. Nhưng những con người ấy nằm ở hai chiến tuyến, của người Việt và người nước ngoài, mà cụ thể là người Pháp và người Mỹ.

Họ cũng là những con người, vì sứ mệnh của dân tộc nên họ phải rời xa gia đình, bạn bè nên họ phải đi đến và cầm súng chiến đấu với những người giống như họ ở cách nửa vòng trái đất. Chúng ta cũng là những người vì sự mệnh dân tộc mà phải chỉa đầu súng vào những người chúng ta gọi là kẻ thù. Họ và ta khác nhau như thế nào? Đơn giản lắm, họ được gọi là kẻ thù xâm lược, ta được gọi là bảo vệ tổ quốc. Nhưng bản chất vô cùng giống nhau, đó là giết người.

Sau chiến tranh, lịch sử chúng ta viết  rằng ngày tháng năm, dân tộc chúng ta đoàn kết đánh thắng giặt xâm lược, thống nhất đất nước. Với các trận như Điện Biên Phủ, chúng ta bắn rơi bao nhiêu máy bay địch, bắt sống được bao nhiêu tù bình, địch hy sinh bao nhiêu. Các con số hùng hồn ấy tự hào nói lên rằng người Việt nhỏ bé nhưng sức mạnh nội tại vô cùng lớn và đã truyền cảm hứng cho rất nhiều dân tộc khác trên thế giới. Nhưng đó chỉ là con số của địch, còn dân tộc ta nằm xuống bao nhiêu để có được cái gọi là hòa bình ngày hôm nay. Con số được nói nôm na là rất nhiều.

Đúng vậy, có rất nhiều người đã hy sinh

Vậy nên ngày mà chúng ta chào mừng, tổ chức hoành tráng vì chiến thắng nhưng nếu nhìn ở mặt còn lại thì đó là một ngày buồn. Vô cùng buồn bả vì ngày đó vô tình lại chạm đến nỗi đau mất mát của gia đình của những người đã mất ở cả hai chiến tuyến. Đất nước ta, cứ liên tục kêu gọi cái là hàn gắn dân tộc, kêu gọi hợp tác với Pháp, với Mỹ nhưng mỗi khi đến ngày này chúng ta lại tổ chức mỗi năm một lớn hơn. Người người với cờ đỏ sao vàng trên tay, diễn hành, duyệt bình mừng ngày đại thắng. Nếu chúng ta là những người thuộc phe phản diện kia, chúng ta cũng là những con người với nhau. Chúng ta có nên đồng cảm và chia sẻ với họ hay không? Chúng ta có cảm thấy đau xót khi chứng kiến những khung cảnh mừng tráng lệ hay không?

Với cá nhân tôi, trong thời chiến chúng ta cần có những hành động khích lệ để cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân tộc. Nhưng trong thời bình mỗi chúng ta nên nhìn thẳng vào vấn đề của chính mình, của quốc gia mình khi đó mới hy vọng thay đổi được. Pháp họ thua ta ở Điện Biên Phủ họ thừa nhận họ thua. Không những vậy, mấy chục năm qua họ đã cử nhiều chuyên gia nghiên cứu về quân sự của họ sang Việt Nam để tìm hiểu lại về Điện Biên Phủ để rút ra bài học thất bại. Vậy nên, nếu có trận Điện Biên Phủ thứ hai thì chắc chắn một điều rằng kết quả có thể là người lại.

Chúng ta luôn hoài niệm về quá khứ. Chúng ta chưa bao giờ dám nhìn thẳng vào vấn đề để giải quyết nó cả. Quá khứ khích lệ nhưng nó không phải là cở sở để phát triển tương lai bền vững. Vụ gần nhất là Trung quốc, chúng ta mua láng giềng gần. Nhưng đây là một người láng giềng hổ báo. Vô cùng thâm sâu và hiểm. Một cường quốc đang nổi lên và trở thành số hai thế giới về sức mạnh kinh tế. Quốc phòng thì cũng là một quốc gia mà tiếng nói có trọng lượng. Vấn đề giữa ta và người láng giềng này không  phải mới xảy ra ngày hôm qua. Nhưng chưa bao giờ chúng ta dám nhìn thẳng vô vấn đề này để xử lý nó cả.

Bác sỹ khi mỗ một vết thương nhiễm trùng thì phải sẳn sàng dám cắt bỏ phần thịt bị nhiễm trùng mà cứu lấy phần thịt còn tốt xung quanh. Chúng ta lệ thuộc khá nhiều về kinh tế, nông nghiệp, xuất nhập khẩu,… nhưng dân chúng ta đồng tình, tại sao chúng ta không vùng lên mạnh mẻ để không trở thành lệ thuộc, thấp cố bé họng của một nước nhỏ. Nên nhớ chúng ta nhỏ những chúng ta đã từng đánh Mỹ và Pháp phải hàng. Chính điều này chúng ta đã dạy con cháu chúng ta như vậy. Bây giờ tại sao chúng ta lại khúm núm trước người láng giềng này như vậy.

Hay đó mãi chỉ là chuyện thuộc về quá khứ – điều mà chúng ta đã thắng chúng ta có quyền viết nên lịch sử. Còn hiện tại và tương lai thì không.

 

Mr Lias

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

16 BÌNH LUẬN

  1. Tôi đã đọc bài của bạn và tôi không hiểu dựa vào đâu bạn lại nói :”chúng ta khúm núm trước người láng giềng này”. Và câu :” Pháp họ thua ta ở Điện Biên Phủ họ thừa nhận họ thua. Không những vậy,
    mấy chục năm qua họ đã cử nhiều chuyên gia nghiên cứu về quân sự của họ
    sang Việt Nam để tìm hiểu lại về Điện Biên Phủ để rút ra bài học thất
    bại.Nếu có trận Điện Biên Phủ thứ hai thì chắc chắn một điều rằng kết quả có thể là ngược lại”. Bạn mất niềm tin vào hiện tại như thế nào thì tôi ko rõ. Nhưng bạn bạn chỉ thấy được những cái hay của những nước khác mà không biết những việc mình đã và đang làm. Chúng ta không học hỏi ư, chúng ta không có những chuyên gia về quân sự được đào tạo bài bản và được cử đi học hỏi ở các nước khác ư. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ chúng ta nghèo nàn ,lạc hậu và còn phụ thuộc hơn bây giờ rất nhiều, không biết nếu bạn sống trong thời đó bạn còn mất niềm tin đến mức nào. Cả trong lịch sử và hiện tại tôi chưa thấy chúng ta “khúm núm” bao giờ. Chúng ta chưa bao giờ muốn có chiến tranh. Trong lịch sử xây dựng và bảo vệ lãnh thổ chúng ta có hơn 1000 năm sống trong chiến tranh và loạn lạc. Số năm chiến tranh thậm chí còn lớn hơn số năm chúng ta sống trong hoà bình. Vì thế tôi tin đất nước ta mong muốn và trân trọng những ngày tháng hoà bình hơn hết. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã nói :”Xin nhớ tôi là vị tướng chiến đấu vì hòa bình. Tôi muốn hòa bình nhưng không phải hòa bình bằng bất cứ giá nào”. Bản thân tôi thấy câu này rất đúng :”Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn”. Mình biết mình nhỏ và yếu hơn thì phải biết lượng sức mình và có cách đáp trả cho phù hợp bạn à. Còn việc bạn đồng cảm và chia sẻ với những người bên kia chiến tuyến phải chịu cảnh mất mát người thân là rất đúng. Bởi thực ra họ cũng chỉ là nạn nhân của chiến tranh. Nhưng đó không thể là lý do bạn lên án việc chúng ta kỷ niệm ngày chiến thắng. Bởi chúng ta nên nhìn nhận việc đó theo hướng chúng ta luôn luôn biết ơn và không quên những người đã hy sinh cho nền hoà bình, tự do của dân tộc. Bạn muốn đất nước chúng ta lớn mạnh, không bị phụ thuộc vào các nước khác. Muốn viết lên hiện tại và tương lai thì trước hết chúng ta phải biết trân trọng và rút ra bài học từ quá khứ đã.

  2. “Tại sao tôi lại viết như vậy? Ai buồn ở đây? Là tôi, là bạn hay những ai khác?”

    Tôi thích câu hỏi này . Đúng vậy, bạn chỉ nên viết cho những người vui thôi . Bọn thua cuộc tính làm gì . Cục thịt thối đã bị cắt thì đem hủy đi chứ không lẽ đem ra ngắm à .

    “điều mà chúng ta đã thắng chúng ta có quyền viết nên lịch sử.”

    Chân lý! Chứng tỏ bạn là người Cộng Sản chân chính . Bạn có nghe bản nhạc đồi trụy của ban nhạc tư bản Áp Sa Ba chưa “Người Thắng cuộc chiếm hết” (The Winner Takes It All). Bạn đã thắng thì bạn có thể bắt kẻ thua làm nô lệ . Ngày xưa bên thắng cuộc giết sạch những chiến binh và con trai của bên thua cuộc, và bắt đàn bà con gái trở thành nô lệ tình dục. Tôi nghĩ Đảng và Chính phủ chỉ đem tất cả chiến binh thua cuộc đi cải tạo để chết dần chết mòn, và đưa đàn bà con gái bên thua cuộc tới chỗ bán thân mình là nhân đạo lắm rồi .

    • Nếu cuộc chiến đó phi lý thì Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và những lãnh đạo thế hệ vàng của chúng ta là phi nhân . Họ không thể phi nhân, vì vậy ta phải tìm mọi lý lẽ để biện hộ cho cuộc chiến đó .

    • Đúng, sẽ khác xa, Việt Nam sẽ là 1 bán đảo Triều Tiên thứ 2, là một thế giới 2 cha con ở 2 bên chiến tuyến, 1 thế giới mà gia đình không được đoàn tụ cả vài thập kỷ, 1 thế giới một nửa dân tộc thì giàu sang còn một nửa thì nghèo đói. Buồn cho cái thế giới đó!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI