30 C
Nha Trang
Chủ Nhật, 24 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Trí tuệ không phải là sự theo đuổi một lập luận

“Trí tuệ không phải là sự theo đuổi một lập luận, phản bác các mâu thuẫn và ý kiến một cách tài tình – như thể là qua ý kiến người ta có thể tìm thấy chân lý, đó là điều không thể xảy ra – mà [trí tuệ] chính là sự nhận thức được rằng hành hoạt của ý nghĩ – với tất cả khả năng, tính cách khôn khéo và hoạt động không ngưng nghỉ một cách phi thường của nó – không phải là trí tuệ.”

– Krishnamurti, Về Tâm Và Ý

Trí tuệ ~ Chân lý.

Đây là nền tảng của vấn đề! Sẽ không thể tìm ra chân lý bằng cách suy từ A ra B. Chân lý theo Krishnamurti là một cái gì đó vượt ngoài khả năng của suy nghĩ – ông gọi chân lý là “mảnh đất không có lối vào”. Đơn giản là không có lối nào của suy nghĩ có thể tiếp cận được chân lý, nó không phải là toán học hay khoa học. Suy nghĩ không thể biết được cái mà nó vốn không biết. Người ta nói nhiều về thượng đế, nhưng người ta không biết gì về thượng đế dựa trên những gì là thực cảm nhận. Người ta không thể suy từ cái này ra cái kia để kết luận cái mà không thuộc hệ thống đó.

Rốt cuộc thì thời gian chúng ta dành cho nhau chỉ là tranh luận, biện luận, phản bác, lập luận. Và ngay cả cái việc “nghĩ khác đi” cũng chỉ thuộc tập hợp của những giới hạn (nhưng một cách tích cực, chúng ta có thể hiểu là nó ít bị giới hạn hơn những thứ đang xuống cấp).

Sẽ thật hoài công nói xem cách sống của ai đúng, làm sao người ta đổ nước vào một cái bình hình quả chanh và kêu nó là “trái chanh nước”, và kẻ khác đổ nó vào bong bóng hình tên lửa bảo rằng đó là “tên lửa nước”? Thật nực cười, nó đơn giản chỉ là nước mà thôi, hình thù không phải là bản chất, không phải là vấn đề. Thế rồi những điều chúng ta tranh cãi về cách sống cũng giống như việc tranh giành phần thắng xem nước có hình thù như thế nào?!?

Chúng ta xuống cấp ở chỗ đó, chúng ta nhỏ nhen ở chỗ đó và chúng ta lãng phí là như thế.

Sẽ không có đủ thời gian để chúng ta làm những điều vặt vãnh. Cuộc sống sẽ vô cùng nhàm và nhảm nếu cứ đi so đo với người khác về đúng – sai, thiệt – hơn.

Trí tuệ là không còn lệ thuộc, không muốn sở hữu, không còn ham muốn ích kỷ giành thắng thua, không dính chấp. Trí tuệ cũng như chân lý, nó tự do, tự do như một cơn gió…

 

Con người thèm khát chân lý, muốn vươn đến chân lý, hạnh phúc, muốn thu đạt chân lý trong tay, nhưng Krishnamurti lại bảo rằng chân lý giống như ngọn gió, không thể bắt lấy nó, không thể cầm giữ nó trong nắm tay. – Nói về Krishnamurti [Mộc Nhiên]

Và khi con người đã bị Krishnamurti tước sạch mọi thứ, chẳng được chừa lại thứ gì, con người lại bắt đầu hỏi “Vậy thì đường nào đến chân lý?”, thì Krishnamurti lại lạnh lùng trả lời “Chân lý không có đường vào ”, như ông đã từng nói từ những ngày đầu tiên bắt đầu du thuyết, “ Nó có ở đó cho ngài, hãy nhận lấy hoặc bỏ đi ”. Con người hỏi vậy phải làm gì, Krishnamurti lại nói chẳng cần làm gì cả ngoài việc nhận ra và hiểu biết, chính sự nhận ra đó đã là hành động tích cực rồi. “Chân lý không mang lại hy vọng, nó chỉ mang lại sự hiểu biết ”. – Nói về Krishnamurti [Mộc Nhiên]

http://nhattrangjk.blogspot.com/2013/03/vietve-krishnamurti-quanhung-buoi-noi.html

 

Trí tuệ cũng như chân lý không cần phải tìm kiếm…

 

Featured image: Daniel B. Holeman

– Lục Phong-

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI