27 C
Nha Trang
Thứ tư, 4 Tháng mười hai, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Tôi bị nhiễm HIV, điều đó là sự thực

Featured image: Monty Python’s ln Search or the Holy Grail

 

Một sinh viên trẻ nhiễm HIV đã tiếp tục sống trong hy vọng…, chỉ bởi một lý do. Làm sao bạn có thể sống được như vậy chỉ bằng niềm tin khi cuộc sống đang “ném đá” vào bạn?

Đây là câu chuyện có thật của một thanh niên…

Thời còn học trường trung học, Steve Sawyer đã nhiễm HIV và viêm gan do những lần truyền máu. Nhiều năm sau, vào thời điểm cậu bé Sawyer mới 19 tuổi, cậu nhìn trước được cái chết của mình bởi những diễn biến bệnh tật. Từ đó, Sawyer đã quyết định dùng những năm còn lại của đời mình để đi thăm hàng trăm trường đại học, chia sẻ với các sinh viên những điều mà cậu đã học được về cuộc sống, về hy vọng, về niềm tin trong một hoàn cảnh tưởng chừng rất khủng khiếp. Hàng ngàn sinh viên đã được nghe kể về câu chuyện có thật và niềm hy vọng, tin tưởng vào tình yêu Thiên Chúa của Sawyer . Niềm tin ấy sau này đã thay đổi cuộc đời họ mãi mãi. Buổi nói chuyện dưới đây của Steve Sawyer được ghi lại tại trường đại học California, Santa Barbara…

Ngoài khơi bờ biển Maine có một con tàu hải quân lướt trong màn sương mù dày đặc. Đêm đó, người thủy thủ bỗng dưng nhìn thấy một luồng ánh sáng từ xa và ngay lập tức báo cáo lên cấp trên: “Có một luồng ánh sáng cố định đang chiếu thẳng về phía chúng ta. Xin hãy cho biết tôi cần phải làm gì.” Chỉ huy trưởng ra lệnh: “Anh hãy bật đèn pha lên và chiếu thẳng vào ánh sáng kia, điều khiển để nó thay đổi hướng.”

Từ phí luồng ánh sáng khi dội lại câu trả lời: “Không, các anh cần phải thay đổi hướng tàu của mình.” Lại một lần nữa, người chỉ huy ra lệnh cho viên thủy thủ chỉ đạo con tàu đang tiến tới để buộc nó thay đổi hướng đi ngay lập tức.

Thế nhưng, câu trả lời vẫn kiên quyết là: “Không, chính các anh mới cần phải thay đổi hướng đi.”
Với nỗ lực cuối cùng, các thủy thủ trên con tàu hải quân đánh tín hiệu tới con tàu kia: “Đây là thuyền trưởng của tàu chiến hải quân Mỹ, tàu các bạn nên đổi hướng của mình ngay lập tức.” Câu trả lời nhận được ngay sau đó là: “Không, hãy đổi hướng đi của các anh. Đây là một ngọn hải đăng.”

Câu chuyện kể trên chỉ là phần minh họa cho cách con người chúng ta thường lựa chọn khi phải đương đầu với những khó khăn, đau khổ. Chúng ta luôn mong ước được thay đổi hoàn cảnh hơn là thay đổi chính bản thân mình. vì vậy con người ta hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm sống thật với bản thân và thay đổi bản thân. Cuộc sống của tôi là một ví dụ hoàn hảo giống hệt như những gì tôi vừa mới kể với các bạn, Steve Sawyer cho biết.

Sống với HIV: Những giai đoạn đầu

Từ khi sinh ra, tôi đã gặp phải rắc rối với chứng Hemophilia, một loại rối loạn máu khiến xương và khớp của tôi bỗng dưng sưng lên mà không có lý do. Hemophilia được điều trị bằng một loại Protein thu được từ các nguồn máu hiến tặng. Vào thời điểm những năm 1980 và 1983, không may là một trong số những “nhà tài trợ” của tôi bị nhiễm HIV. Kết quả là tất cả các nguồn thuốc mà tôi nhận được và điều trị trong thời điểm đó cũng bị lây nhiễm. Sau đó, tôi cũng bị viêm gan C bởi lý do tương tự. Tôi đã không biết mình bị nhiễm HIV dương tính cho tới khi tôi học năm thứ 2 đại học. Khi biết được điều đó, phản ứng đầu tiên của tôi cũng giống hệt như những người bình thường khác khi nhận được tin dữ. Tôi không tin mình bị nhiễm “HIV” và hoàn toàn phủ nhận điều này. HIV không khiến tôi bị đau như các rối loạn của Hemophilia đã hành hạ tôi. Hemophilia đã khiến cho các khớp xương và cơ bắp của tôi sưng tấy lên với những cảm giác rất đau đớn. Nhưng HIV thì khác, giai đoạn đầu thường không có những triệu chứng nào biểu hiện bên ngoài. Tôi thực sự không nhận ra mình có những thay đổi gì, bởi thế, tôi dễ dàng lờ đi và giả vờ quên căn bệnh quái ác của mình. Đó cũng là cách cha mẹ tôi lựa chọn để đối diện với tôi: “Con thấy không, trông con vẫn ổn. Con sẽ không sao hết.” Họ thường nói với tôi như vậy .

Sống với HIV: Sự phủ nhận

Steve lấy ra một ví dụ trong bộ phim Monty Python’s ln Search or the Holy Grail, trong phim có một cảnh thế này: Khi King Arthur đang chạy như bay trong rừng thì bỗng dưng chàng gặp một hiệp sĩ mặc áo choàng đen. Người hiệp sĩ kia chặn đường chàng và không cho phép Arthur đi tiếp. Lúc này, King Arthur nhận ra rằng chàng không thể đến đích nếu không đánh bại được hiệp sĩ mặc áo choàng đen. Trận chiến nổ ra, để rồi sau đó Arthur đã cắt đứt được cánh tay của hiệp sĩ nọ.

King Arthur thu kiếm lại, cúi chào và bắt đầu đi qua, nhưng hiệp sĩ hét lên “Không.” Arthur quay lại trả lời: “Tôi đã cắt đứt cánh tay của anh rồi.” Hiệp sĩ kia nhìn xuống và nói: “Ngươi chưa làm được điều gì cả.” King Arthur nhìn xuống đất và nói tiếp: “Cánh tay của anh đang nằm ở kia đó thôi.” Hiệp sĩ lại trả lời: “Đó chỉ là một vết thương thân xác.” Lúc này, Arthur nhận ra rằng anh ta phải triệt hạ đối phương mới có thể thoát khỏi nơi này. Bởi thế , cuộc chiến lại tiếp tục. Arthur cắt hết chân tay của hiệp sĩ rời khỏi cơ thể, cho tới lúc chỉ còn một cái đầu nằm bên gốc cây. Lúc Arthur đi ngang, vẫn có tiếng của hiệp sĩ hét vang lên: “Quay lại đi đồ hèn nhát. Ta sẽ cắn đứt đầu gối của ngươi.”

Không cần nói thì ai cũng biết rằng tiếng hét của hiệp sĩ kia giờ đã vô giá trị. Bản thân anh ta không thể đối mặt với thực tế là mình không còn khả năng để tiếp tục chiến đấu. Đây là một ví dụ hài hước của sự phủ nhận. Hiểm họa của sự phủ nhận là không thể chối cãi được. Nếu bản thân tôi cứ tiếp tục phủ nhận căn bệnh HIV của mình, tôi sẽ không có quyền được điều trị đúng cách, không được học về các phương pháp phòng tránh bệnh cho mọi người từ việc thận trọng, lưu tâm đến các vết xước nhỏ. Điều đó đồng nghĩa với việc tôi có thể vô tình giết chết người khác và làm tổn thương đến chính bản thân mình. Việc từ chối hay phủ nhận căn bệnh cũng sẽ khiến tôi đau đớn vì không được cứu chữa, không nhận được sự đồng cảm của gia đình, của xã hội cũng như những người đồng cảnh ngộ. Tôi sẽ phải gánh chịu nỗi đau đó một mình. Khi bạn kìm nén cảm xúc, khi bạn đang cố gắng chịu đựng một “vấn đề” nào đó của mình trong suốt một thời gian dài, bạn giả vờ như không có nó, bạn không biết đối mặt với sự thực. Và cuối cùng mọi thứ sẽ đến lúc phát nổ.

Sống với HIV: Những điều phù phiếm

Tôi đã có thể phủ nhận căn bệnh của mình trong suốt ba năm trời. Nhưng đến những năm cuối thời trung học, tôi đã trở nên ốm yếu. Những dấu hiệu của bệnh đang dần lộ ra. Da dẻ tôi trở nên xanh xao, tái nhợt, thậm chí tôi còn không thể cầm được đồ ăn của mình. Tôi không thể nào tiếp tục giả vời rằng chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Tôi bị HIV, điều đó là sự thực.

Tôi không còn có sự lựa chọn giữa việc phủ nhận bệnh tật của mình hay là chấp nhận thực tế. Bởi vậy, tôi đã phải tìm cách khác để đối diện với thực tại. Đầu tiên, tôi đã cố gắng tìm mọi cách đổ lỗi cho người khác. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu ai đó đi ngang qua tôi và nói rằng: “Steve, đây là lỗi của tôi. Tôi thành thật xin lỗi.” Ban đầu, tôi đổ lỗi cho cộng đồng những người đồng tính. Nhưng sau đó, tôi cảm thấy thật ngu ngốc nếu cứ đổ tội cho một nhóm người nào đó về vấn đề của mình . Vì thế, tôi đã quyết định đổ lỗi cho Chúa bởi tôi cho rằng chính Ngài đã tạo ra điều này .

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

4 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI