Nó khởi đầu như là một hoạt động ngầm ở Thung lũng Silicon, từng được thử nghiệm bởi Steve Jobs và Bill Gates.
*Microdosing: Sử dụng một liều liều cực nhỏ (10-20 microgram), vi lượng, vi liều, so với liều để trip “giải trí” thông thường (150-200 microgram)
Nó dường như là một nỗ lực tuyệt vọng, việc kết hợp công việc và thú vui lại với nhau. Nhưng ngày càng nhiều chuyên gia trẻ ở Silicon Valley nhất quyết rằng dùng một lượng nhỏ các chất thức thần dễ dàng khiến họ thể hiện tốt hơn trong công việc: trở nên sáng tạo hơn và tập trung hơn. Việc thực hành được gọi là microdosing, liên quan đến việc dùng một lượng thuốc nhỏ các loại thuốc như LSD, nấm psilocybin (nấm thức thần) hoặc mescaline (được tìm thấy ở trong xương rồng Peyote) mỗi vài ngày.
LSD là chất thức thần phổ biến nhất từ thời điểm nổi tiếng của nó trong thời hoàng kim của phong trào phản văn hóa những năm 1960. Nhưng có lẽ điều này cũng khá ngạc nhiên là Thung Lũng Silicon (trung tâm công nghệ thông tin ở Mỹ) cũng có một lịch sử lâu dài việc dùng chất thức thần để tăng sự sáng tạo: những ngôi sao công nghệ như Steve Jobs và Bill Gates là hai nhân vật nổi tiếng đã có những trải nghiệmvới LSD.
“Theo tôi thì nếu bạn đi xuống mồ mà chưa từng có trải nghiệm thức thần thì cũng giống như bạn đi xuống mồ mà chưa từng quan hệ tình dục.” — Terence McKenna
Ở liều cao, LSD thay đổi mạnh mẽ sự nhận biết, tâm trạng và một loạt quá trình nhận thức. Ngày nay LSD còn là một trong những loại thuốc phổ biến được dùng theo kiểu vi liều. Một vi liều của LSD bằng khoảng 1/10 liều lượng thông thường, liều lượng nhỏ này thường không đủ để gây ảo giác. Thay vào đó, nó được báo cáo là tăng thêm sự tỉnh táo, năng lượng và sáng tạo.
Microdosing LSD cũng được cho là làm tăng sức khỏe tổng thể, giúp giảm căng thẳng và lo âu đồng thời cải thiện giấc ngủ và dẫn đến những thói quen lành mạnh hơn. Mặc dù là một hiện tượng được báo cáo rộng rãi trên phương tiện truyền thông, sự thiếu vắng của các nghiên cứu khoa học về microdosing làm cho việc ước tính sự phổ biến của nó gần như không thể. Nhiều báo cáo cho thấy rằng cái đã bắt đầu như một hoạt động ngầm ở Silicon Valley có thể đang lan rộng nhanh chóng sang nhiều công sở khác.
Hiện nay chưa biết được cơ chế chất thức thần liều thấp hoạt động ở trong não ra sao để tạo ra những hiệu ứng hấp dẫn–do người dùng tự báo cáo–tác động đến sự sáng tạo. Giống như mọi chất gây ảo giác cổ điển, LSD tạo ra các hiệu ứng thay đổi tâm trí mạnh mẽ chủ yếu bằng cách mô phỏng tác động của Serotonin trong não bộ, là chất có chức năng điều chỉnh tâm trạng của chúng ta. Cụ thể, LSD kích hoạt các thụ thể 5-HT2A ở vùng vỏ não trước trán, làm tăng hoạt động của chất glutamate ở khu vực này. Glutamate cho phép tín hiệu có thể truyền đi giữa các tế bào thần kinh, và đóng một vai trò quan trọng trong việc học tập và ghi nhớ.
Ở loài người, có 2 hiệu ứng riêng biệt của liều LSD giải trí đã được báo cáo. Ban đầu, người ta trải nghiệm cảm giác thức thần và tích cực của sự vui sướng. Điều này có thể được theo sau bởi một giai đoạn được biểu hiện qua ảo giác, hoang tưởng hoặc thậm chí tình trạng giống như tâm thần. LSD tại liều thấp có thể tạo ra sự cải thiện tâm trạng và sự sáng tạo, thông qua hiệu ứng mô phỏng serotonin. Các hoạt động trên cả glutamate và serotonin có thể cũng giúp cải thiện việc học hỏi và nhận thức linh hoạt, cần thiết cho hoạt động sáng tạo ở môi trường công sở. Những phát hiện này có thể phần nào giúp giải thích hiện tượng microdosing.
Bằng chứng y học
Nghiên cứu lâm sàng với chất thức thần hiện tại cũng đang trải qua một sự hồi sinh to lớn sau khi bị đình hoãn từ những năm 1960. Một trong những lợi ích của việc tiến hành nghiên cứu về chất thức thần là tiềm năng của nó trong việc giúp chúng ta hiểu sâu hơn về ý thức. Vào năm 2016, những nhà nghiên cứu đến từ Imperial College London đã lần đầu tiên dùng kỹ thuật quét não để hình dung cách LSD thay đổi cách thức não bộ làm việc. Một phát hiện quan trọng là LSD có ảnh hưởng phá trật tự lên hoạt động của vỏ não, cho phép não bộ vận hành một cách tự do hơn, ít bị hạn chế hơn bình thường.
Các kết quả gợi ý rằng chất thức thần tăng sự giao tiếp giữa những bộ phận của não bộ mà bình thường ít giao tiếp và giảm sự giao tiếp giữa những khu vực bình thường giao tiếp nhiều. Điều này giải thích cho sự thay đổi nhận thức sâu sắc mà mọi người thường mô tả trong quá trình trải nghiệm LSD. Nó cũng liên quan đến cái mà người ta thỉnh thoảng gọi là ego death (cái chết của bản ngã), trong đó ý thức bình thường về bản ngã bị phá vỡ. Thay vào đó mọi người thường thuật lại một cảm giác được kết nối lại với chính họ, với người khác và cả với thế giới tự nhiên.
Việc khám phá ra rằng LSD và những chất thức thần khác tạo ra trạng thái tâm lý linh hoạt có thể giải thích báo cáo của họ về những lợi ích phi thường trong việc trị liệu. Ví dụ, hoạt chất Psilocybin (có trong Nấm Psilocybe) đã cho thấy hiệu quả trong việc điều trị chứng nghiện rượu và nghiện thuốc lá, chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và trầm cảm kháng trị.
Trong một nghiên cứu thí điểm nhỏ, LSD kết hợp với trị liệu tâm lý cũng dẫn đến sự cải thiện nhẹ sự trải nghiệm lo lắng của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Nhiều trong số các rối loạn tâm thần này được biểu hiện bởi sự hoạt động theo thói quen, không linh hoạt của não bộ. Bằng cách đưa vào một trạng thái tâm trí phi trật tự, LSD và các chất thức thần khác có thể giúp phá vỡ các khuôn mẫu không linh hoạt này.
Tương tự, trạng thái não không bị giới hạn được tạo ra bởi chất thức thần cũng có thể giúp giải thích được báo cáo gia tăng trong sáng tạo. Từ cuối những năm 1950 cho đến đầu những năm 1970, một loạt các nghiên cứu đã tìm cách xác định xem liệu chất thức thần cổ điển có thể hữu ích cho việc tăng cường khả năng sáng tạo hay không. Trong những nghiên cứu đáng chú ý nhất, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng LSD và Mescaline có thểhỗ trợ khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo khi được sử dụng trong các điều kiện được kiểm soát.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng chất thức thần cổ điển có liên quan mật thiết với khả năng giải quyết vấn đề sáng tạo hơn. Tăng cường sáng tạo có nhiều ứng dụng tiềm năng trong xã hội. Ví dụ, nó có thể được ngành công nghiệp thương mại sử dụng, bao gồm quảng cáo và trong các cơ sở khám chữa bệnh, chẳng hạn như giúp các bệnh nhân mắc chứng tự kỷ.
Nguy hiểm tiềm tàng
Tuy nhiên, trước khi vội vàng sử dụng acid (tên lóng của LSD) với hy vọng thúc đẩy sự sáng tạo của chúng ta trong công việc, nên nhớ rằng việc microdosing một loại thuốc bất hợp pháp, không được kiểm soát dĩ nhiên là đầy rủi ro. Tàng trữ nó có thể đưa bạn vào tù. Sản xuất và phân phối thuốc bất hợp pháp thì không chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý. Điều đó có nghĩa là người dùng không bao giờ có thể chắc chắn về những gì họ đang nhận được (Prana: Trừ khi bạn có quen biết và tin tưởng ông dealer của mình, hoặc bạn có thể mua test kit để thử hàng).
“Chất thức thần bị cấm không phải là vì một chính phủ đáng yêu lo rằng bạn có thể nhảy khỏi cửa sổ từ lầu ba. Chất thức thần bị cấm bởi vì nó làm tan biến đi các cấu trúc nhận định và những kiểu mẫu hành vi cộng quá trình xử lý thông tin đã được xã hội áp đặt. Nó mở bạn ra tới cái khả năng rằng mọi thứ bạn biết đều sai.” — Terence McKenna
Điều này làm cho việc xác định liều lượng gặp khó khăn. Những người microdose không chính xác có nguy cơ gặp những điều không mong muốn, trip “banh xác” hoặc thậm chí trải qua những trip khó chịu. Thậm chí có một số báo cáo về các triệu chứng giống như rối loạn tâm thần ở một số cá nhân nhạy cảm sử dụng LSD để giải trí. Tuy nhiên 2 cuộc khảo sát người Mỹ gần đây không tìm thấy mối liên hệ nào giữa việc sử dụng chất thức thần và tình trạng sức khỏe tâm thần.
Trong một thế giới ngày càng cạnh tranh, tìm cách khắc phục nhanh chóng để giúp chúng ta đạt được nhiều thành tựu hơn, tốt hơn và nhanh hơn là một cám dỗ khó cưỡng. Song, điều này có đúng không? Là một xã hội chúng ta nên cân nhắc các lý do tại sao những người khỏe mạnh lại chọn sử dụng thuốc ngay từ đầu. Một sự phụ thuộc vào các “công nghệ” nâng cao nhận thức để đối phó với các điều kiện làm việc đòi hỏi nhiều về lâu dài có thể làm gầy mòn sức khỏe và hạnh phúc của các cá nhân. Vì vậy chúng ta phải đảm bảo rằng việc “hack não” không được xem là sự thay thế cho một môi trường làm việc lành mạnh.
Do đó, điều quan trọng là có nhiều nghiên cứu hơn được thực hiện về sự an toàn và hiệu quả của microdosing. Trong khi đó, tập thể dục, giáo dục, giao tiếp xã hội, chánh niệm và giấc ngủ chất lượng tốt, tất cả đều đã được chứng minh là có khả năng cải thiện hiệu suất nhận thức và sức khỏe tổng thể.
Tác giả: Barbara Sahakian*, Camilla Keyboardngelo, George Savulich
Source: The Conversation
Biên dịch: Trần Đình Phương Quân
Hiệu đính: Prana
*Barbara Sahakian là giáo sư về tâm thần kinh lâm sàng, Camilla Keyboardngelo là trợ lý nghiên cứu về tâm thần học, và George Savulich là cộng tác viên nghiên cứu về tâm thần học, tất cả đều đến từ Đại học Cambridge.
📌 Bài dịch đã được đăng tải trong tạp chí Aloha Volume 12. Đặt Mua tạp chí Aloha (500k/16 volumes [1 năm]) ➡️ bit.ly/THDPmembership
📌 Volume 1, 2, 3 Free! (Click here)
📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️ http://bit.ly/donateTHDP
- Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
Người nhận: Vũ Thanh Hòa
Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
Số TK: 0451000409314 - Chuyển tiền qua Paypal
Người nhận: Huy Nguyen
Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp
📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2