Transcript:
Không ai chối cãi rằng tất cả các chế độ kinh tế đều biểu hiện bản chất theo đuổi nhu cầu riêng tư của từng con người. Nhưng chỉ có chủ nghĩa tư bản tạo ra được một nhóm người gọi là “doanh nhân”, những người không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc quan tâm đến những nhu cầu và mong ước của người khác. Những người khác này là… khách hàng của họ. Tuy nhiên, đã không có nhiều kinh tế gia nghiên cứu về hành động của những doanh nhân này, những người dẫn đầu sáng tạo của nền kinh tế tư bản. Vì nếu họ có nghiên cứu, họ sẽ khám phá ra được rằng, các doanh nhân, với bản chất thật sự của việc họ làm, phải bớt tham.
Đầu tiên và trước hết, việc tương tác với người khác là hoàn toàn NGƯỢC LẠI với tham lam. Thứ hai, tham lam, trong khái niệm kinh tế, là sự tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ NGAY LẬP TỨC. (Tôi cứ lấy được những gì có thể, mặc kệ những người khác.) Các doanh nhân phải bắt đầu bằng việc tiết kiệm. Từ này được định nghĩa là tạm hoãn lại việc tiêu thụ để đạt được những mục đích lâu dài. Thường thì, bạn phải cần nhiều tháng, đôi khi là nhiều năm để tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ mới đưa vào thị trường. Hơn thế nữa, các doanh nhân còn phải hợp tác với đồng nghiệp, xây dựng teams, để đạt được các tầm nhắm. Trong khi tạo ra những sản phẩm/dịch vụ của mình, họ phải – một lần nữa – không tập trung vào những nhu cầu của mình, mà là nhu cầu của người khác. Điều này cũng ngược lại với tham lam.
Vậy thì các doanh nhân này làm gì khi họ tìm kiếm lợi nhuận? Nó sâu xa hơn tư lợi rất nhiều. Đúng hơn, lợi nhuận là một thước đo nó đã phục vụ người khác tốt như thế nào. Dưới chế độ chủ nghĩa tư bản, một doanh nghiệp chỉ tiến triển nếu khách hàng của họ tình tình nguyện trao đổi (mua) lấy những gì họ làm ra. Và chỉ bằng cách cải tiến những dịch vụ/sản phẩm của mình thì doanh nghiệp đó mới có thể thành công và tăng trưởng. Nếu một doanh nhân chỉ biết nghĩ đến bản thân mình thay vì nghĩ tới khách hàng thì doanh nghiệp đó sẽ thất bại. Sớm hay muộn gì cũng sẽ có một doanh nghiệp khác tốt hơn thay thế anh ta.
Chủ nghĩa tư bản trong bản chất của nó chính là một cuộc cạnh tranh cho đi. Tất nhiên là cũng có tư lợi trong đó. Nhưng cái thiên tài của chủ nghĩa tư bản (và chỉ chủ nghĩa tư bản) đó là nó biến đổi tư lợi thành chủ nghĩa vị nhân. Doanh nhân chỉ có thể giúp được chính họ bằng cách giúp người khác. Tất cả những ai đã từng khởi đầu làm ăn buôn bán và đã bỏ ra nhiều hy sinh đều biết được cái cảm giác của ngày đầu tiên: Thế giới có muốn cái mình bán không? Cho dù đó có là một người nhập cư mở tiệm cắt tóc, hay Steve Jobs bán một cái máy tính Apple. Thành công còn lâu mới được bảo đảm. Thực tế cho thấy điều ngược lại.
Những linh hồn can đảm, những doanh nhân, chính là trái tim đang đập của chủ nghĩa tư bản. Những người đã mang lại cho chúng vô số lợi ích chúng ta hưởng thụ. Từ những cỗ máy ATM, cho tới thuốc men cứu mạng… những thứ này nên được mọi người ngưỡng mộ, chứ không phải đạp đổ. Chủ nghĩa vị nhân chính là nguyên nhân cốt lõi cho sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, và cũng là lý do cho niềm tin vào nhân loại. Tôi là George Gilder, từ Đại Học Prager.
***
[themify_box style=”yellow” ]George Gilder là một nhà đầu tư, tác giả, nhà kinh tế, nhà hoạt động người Mỹ. Ông từng xuất bản cuốn sách Wealth and Poverty (tạm dịch: Thịnh vượng và nghèo đói) năm 1981 và nó đã trở thành một cuốn bestseller international. Ông cũng từng là cố vấn kinh tế cho tổng thống Reagan trong nhiệm kỳ của mình.[/themify_box]
***
Source: Prager University
Dịch: Nguyễn Hoàng Huy
Thực ra mình vẫn chưa thể hiểu được vì sao khi học nguyên lí cơ bản mác lê nin. Mọi thứ đều tôn vinh CNXH và hướng chúng ta đi theo XH-CN trong khi thực tế mình cảm nhận thì CN-XH vẫn chưa đem lại sự văn minh, giầu có như CNTB, và mình vẫn luôn thấy CNTB vẫn “văn minh” hơn CNXH rất nhiều ? Đọc báo chí thấy những nước đi theo CNTB họ đối xử rất tốt với người lao động như Pháp, Mỹ. Ở Pháp 1 người lái xe bình thường thu nhập còn cao hơn 1 ông tiến sĩ rất nhiều… Ad giải thích giùm !hihi
Thực sự là đã đến lúc phải thay đổi
nhưng nếu có người nào đó đứng lên thay đổi thì cái đó có bị coi là phản động ko bạn?
Theo ý kiến của mình thì XHCN trên lý thuyết của Mác-Lê là con đường tiếp theo được xây dựng nên từ CNTB, khi CNTB phát triển đến một mức độ nhất định nào đó nó sẽ trở thành CNXH và mình vẫn tin vào điều đó. Nhắc đến XHCN thì vẫn có nhiều người nghĩ đến câu “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Nhưng theo mình nhớ thì câu đó là CSCN (Cộng Sản Chủ Nghĩa – giai đoạn tiếp theo, cao hơn của XHCN). Còn XHCN là “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”.
Một số nước Bắc Âu với đời sống rất cao, nhà nước đúng nghĩa của từ “dân làm chủ”, an sinh xã hội được thực hiện trên cả tuyệt vời, dân trí cao và cuộc sống đầy đủ cũng khiến các tệ nạn chỉ là thiểu số (vật chất quyết định ý thức, đủ ăn đủ mặc ấm êm vui vẻ rồi thì người ta sẽ bớt tham lam hơn mà tập trung làm việc/học tập/nghiên cứu theo đam mê) => cũng đang gần tiến tới giống với mô hình XHCN “làm theo năng lực, hưởng theo lao động” rồi đấy thôi. Văn minh, giàu có, người đối xử với người không còn (hoặc ít) toan tính.
Nhưng hiện nay thì khoa học, công nghệ vẫn chưa đạt đủ mức tự động hoá (gần như) toàn bộ, sức sản xuất của con người chưa đủ làm ra sản phẩm của cải vật chất, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác đủ mức cung cấp cho một xã hội “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” nên sẽ còn lâu rất lâu nữa mới xuất hiện CSCN
Còn về phần VN hiện tại với thứ-được-gọi-là-quá-độ-lên-XHCN theo mình nó lại là phong kiến nửa tư bản. Chúng ta đã sai lầm khi chọn con đường bỏ qua CNTB mà đi thẳng từ phong kiến thực dân lên “quá độ XHCN” khiến đất nước trải qua thời kì bao cấp đói khổ, kéo đất nước tuột hậu hàng thập kỉ (dân trí kém, khoa học công nghệ gần như không có, tàn dư phong kiến còn sót lại, vết thương chiến tranh v.v… Chẳng có cái điều kiện nào để có thể bắt đầu xây dựng XHCN ở cái thời đấy cả).
Sau này không cầm cự được nữa (vì đã sai ngay từ đầu) mới mở cửa cho nền kinh tế thị trường tiến vào (dấu hiệu của bắt đầu xây dựng lại CNTB) nhưng lại cõng thêm cái đuôi “định hướng XHCN” (bảo thủ về ý thức hệ, không dám công nhận là xây dựng lại CNTB) do nhà nước kiểm soát phần lớn gây ra tình trạng độc quyền các lĩnh vực quan trọng như điện, nước, nhiên liệu, báo chí v.v…
Mà độc quyền cộng thêm các yếu tố như nông dân lên làm quan, tư tưởng cha truyền con nối từ phong kiến, lạm quyền, chỉ biết lợi cho mình và nhiều lý do vân vân khác đã dẫn đến cái xã hội thê thảm như hiện nay. Tầng lớp lãnh đạo nhìn ra thì cũng y như thời phong kiến chẳng khác gì, có chăng là “ông vua” nay được thay bằng một “nhóm vua” đứng trên cả luật pháp, lâu lâu làm vài trò mèo như “toàn dân đi bầu” với cả tuyên truyền, định hướng này nọ, rồi lâu lâu thí vài con tốt cho bà con tưởng là “dân chủ công bằng” lắm.
Con đường thay đổi là tất yếu, và hiện tại ngày càng đang có nhiều người nhận ra và đi theo nó – con đường dân chủ hoá/xã hội dân sự.
Hiện giờ kinh tế mức sống VN mình ở mức nào thì nhận thức ở mức đó nên chỉ học tới đó. VN mình k phải Hồng Kông học đến triết học mở,… Ai muốn hiểu thêm thì tự tìm hiểu.
nhưng ta vẫn không thể quên được cái kết của chủ nghĩa tư bản, đó là kinh doanh độc quyền. Khi mà người ta không còn cần phải quan tâm đến lợi ích của khách hàng, mà sản xuất theo ý mình. Ví dụ thực tế nhất là thuốc men, các công ty sản xuất những loại thuốc với nguyên liệu rẻ, nhưng họ độc quyền thế là tha hồ hét giá. Về cơ bản không biết bản chát của chế độ này là gì, nhưng kết tinh cao nhất của nó, chủ nghĩa độc quyền tuyệt đối không phải là vị nhân mà là vị kỉ
Độc quyền là sản phẩm của nhà nước, chứ không phải của CNTB. Ở một thị trường tự do thì sẽ không hề có chuyện độc quyền.
Vậy giá xăng dầu, giá điện ở nước ta hiện nay là của chủ nghĩa nào hả trời ??? Chủ nghĩa tư bản hay Chủ nghĩa xã hội dưới nền kinh tế thị trường. Chung quy vẫn do nhà nước hết bạn à. Với một thị trường tự do như CNTB thì độc quyền là cách các doanh nghiệp tự diệt mình nhanh nhất.
Có ai đọc mà suy ngẫm nhiều không.
Các bạn yêu dân chủ, yêu tự do, thích tư bản, và đa số trong các bạn đều nói là chủ nghĩa cộng sản đã dùng phương tiện tuyên truyền để nhồi sọ chúng tôi. Nhưng có ai đang nhồi sọ các bạn không?
Khi bạn hiểu thấu đáo hơn về 2 chế độ thì bạn sẽ hiểu thế nào là “nhồi sọ”. Nếu bạn đã có khả năng suy luận thì sao lại không thể nghiên cứu, so sánh cộng với cái nhìn thực tế, xem bạn sẽ rút ra được gì nào.
Bản chất của chủ nghĩa tư bản là sự sinh tồn bản năng trong điều kiện cạnh tranh, lấy thước đó giá trị bằng tiền làm thước đo.
Tiền bạc tự thân nó không có gì xấu. Xấu tốt thế nào là do người sử dụng nó.