26 C
Nha Trang
Chủ Nhật, 24 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Sự phục vụ nhân dân thật sự

Featured Image: Wendell

 

Giới thiệu: chúng ta đa số nghĩ rằng làm việc trong các cơ quan nhà nước mới thật sự là phục vụ và cống hiến. Thomas Sowell thì không nghĩ như vậy. Những người công hiến thật sự cho nhân dân là những doanh nhân, những người đi làm trong các ngành nghề, chứ không phải là các cán bộ quan chức nhà nước.


 

Hàng năm gần thời điểm tốt nghiệp, các nhà tri thức và cán bộ nhà nước đứng trước các tân cử nhân trong các lễ tốt nghiệp trên toàn quốc và kêu gọi họ hãy làm một việc cao thượng nhất có thể – trở thành một cán bộ công chức nhà nước để cống hiến cho đất nước.

Đương nhiên họ không nói thẳng ra vậy. Họ thường tôn vinh các việc làm trong các cơ quan nhà nước và so sánh nó với lòng tham trong giới doanh nghiệp tư nhân. Họ không cảm thấy một chút thẹn nào khi so sánh sự nghiệp cao cả của họ trong các cơ quan nhà nước – với những ngành nghề của những người đã làm ra thức ăn cho chúng ta ăn, những căn nhà để chúng ta ở, quần áo cho chúng ta mặc và thuốc men để chúng ta trị bệnh.

Có một điều tôi muốn thấy là một người nào đó có đủ can đảm để nói với các sinh viên rằng: bạn có muốn làm gì đó để phục vụ nhân loại không? Nếu có thì hãy để họ nói cho bạn biết họ muốn gì – không phải bằng lời nói, mà bằng cách để họ dùng tiền của mình để quyết định.

Bạn muốn thấy mọi người ở trong căn nhà tốt hơn? Hãy xây nhà! Hãy trở thành một thợ xây hoặc nhà phát triển – nếu bạn có thể chịu đựng được sự mỉa mai của các bạn sinh viên và giáo sư khác, những người cho rằng lối suy nghĩ đó là nhảm nhí.

Bạn có muốn thấy nhiều thứ có giá phải chăng hơn đối với nhiều người hơn không? Vậy thĩ hãy tìm ra một cách sản xuất hiểu quả hơn hoặc cách đem hàng hóa từ nhà sản xuất đến nhà tiêu dùng với chi phí thấp hơn.

Đó là một điều khi một người đàn ông tên Sam Walton đã làm khi ông ta thành lập Wal-Mart (chuỗi của hàng bán lẻ lớn nhất nước Mỹ), một ân huệ cho những người với thu nhập khiêm tốn và một cái gai trong mắt giới trí thức. Trong quá trình giúp đỡ người khác, ông Sam Walton đã trở nên giàu có. Đó có phải là lòng tham bạn thường nghe các sinh viên và giáo sư khác lên án hay không? Nếu vậy thì chính lòng tham đó đã đem giá cả xuống và nâng cao mức sống của người dân Mỹ lên.

Đầu thế kỷ 20, chỉ 15% gia đình Mỹ có toilet dội nước. Chỉ gần một phần tư có ống cống. Chỉ 3% có điện và 1% có hệ thống sưởi ấm. Chỉ 1 trong 100 gia đình Mỹ có chiếc xe hơi.

Đến thập niên 1970, đại đa số các gia đình Mỹ dù sống trong nghèo khổ vẫn có toilet dội nước, hệ thống nước và điện. Đến cuối thế kỷ 20, có nhiều người Mỹ được kết nối với mạng internet hơn số người Mỹ có hệ thống vệ sinh ở đầu thế kỷ.

Bây giờ, nhiều gia đình có máy lạnh hơn con số gia đình có điện ở đầu thế kỷ. Hôm nay, hơn phẩn nửa các gia đình với thu nhập dưới mức nghèo khó có xe hơi hoặc chiếc xe tải và lò vi sóng.

Những điều đó đã không xảy ra vì công lao của các nhà chính trị, cán bộ quan chức, các nhà hoạt động chính trị hoặc những thành phần khác trong bộ máy “phục vụ nhân dân”. Không có một quốc gia nào đi từ nghèo khổ đến thịnh vượng bằng hệ thống hành chính.

Chính Thomas Edison đã đem điện tới công chúng, chứ không phải là tổ chức môi trường Sierra Club. Chính anh em nhà họ Wright đã cho chúng ta được bay, chứ không phải là Cơ Quan Quản Lý hàng Không (Federal Aviation Administration). Chính Henry Ford đã chấm dứt sự cô độc của hàng triệu người dân Mỹ bằng cách sản xuất ra những chiếc xe hơi với giá phải chăng, chứ không phải là Ralph Nader (một nhà hoạt động chính trị về môi trường).

Những người đã giúp đỡ người nghèo nhiều nhất không phải là những người mạnh miệng kêu gọi chúng ta nên giúp đỡ người nghèo. Mà chính là những người đã tìm cách để tăng năng suất và sự hiệu quả trong các ngành nghề. Để cho người nghèo của ngày hôm nay có thể mua được những thứ mà chỉ có người giàu của ngày hôm qua mới có đủ điều kiện chi trả.

Các cơ quan nhà nước,những nơi bạn nghĩ bạn đến để phục vụ nhân dân chỉ là một ảo tưởng. Một ảo tưởng mà bạn đã học được trong 4-6 năm đại học. Những người trong môi trường đó chỉ nói và nói, chỉ những người đi làm bên ngoài thực sự mới thực hiện những điều đó.

Đại học có thể dạy bạn rất nhiều điều, nhưng nó cũng có thể nuôi nấng nhiều ảo tưởng. Nếu bạn thật sự muốn phục vụ người khác, hãy để những người khác tự quyết định họ cần phục vụ cái gì bằng cách dùng tiền của họ để chi trả cho nó.

 

Tác giả: Thomas Sowell
Dịch: Ku Búa

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

12 BÌNH LUẬN

  1. Hiện đại thì hại điện! Bên cạnh những sự tiện lợi không thể phủ nhận của các thiết bị hiện đại thì chúng cũng tàn phá môi trường rất ghê gớm! Mùa hè bây giờ thường nóng hơn trước kia một phần vì sự biến đổi khí hậu, một phần vì khí nóng từ các máy điều hòa xả ra môi trường chung. Đô thị đâu đâu cũng kính, xi măng, bê tông nên vào mùa hè mình như đang sống trong một cái chảo rang do bức xạ nhiệt. Ô tô, xe máy thì xả khí độc… Máy giặt, máy rửa bát tốn xà phòng, tốn nước hơn giặt rửa bằng tay… Chạy trên máy dĩ nhiên là tốn điện, không như chạy trong công viên… Nực cười là người ta tiêu tốn vài tiếng đồng hồ đi đi về về trước và sau giờ làm, nhưng lại tốn thêm vài tiếng tập thể dục hàng tuần để tiêu bớt mỡ (phần lớn công việc công sở hiện đại không phải vận động gì mấy). Đấy là những người còn chịu khó tập thể dục đấy! Sao không nghĩ đến chuyện đi xe đạp đi làm. Hà Nội bé xíu chứ đâu có rộng lớn gì. Cả ngày ngồi một chỗ rồi, đi xe đạp cũng là cách để vận động bù trừ cho công việc thiếu vận động ở công sở. Vừa giảm ô nhiễm, tắc đường, vừa tốt cho sức khỏe của mình!

    Tóm lại con người ta thường sống theo quán tính, theo lối mòn, ít chịu vận động suy nghĩ và đủ can đảm để bứt ra ngoài con đường mòn nhiều khi dẫn đến hiểm họa khôn lường của số đông!!!

    Additions: Ngày xưa chưa có sản xuất đại trà bằng máy móc, công nghiệp quảng cáo chưa phát triển nên người ta dùng đồ đến lúc hỏng mới vứt! Còn trong xã hội tiêu dùng này người ta cứ mua rồi vứt, có khi còn chưa dùng đến! Đó là vì mọi thứ quá rẻ do nhân công rẻ (bóc lột dân nghèo ở thế giới thứ 3), tài nguyên sẵn có, cứ thế mà khai thác đến cạn kiệt… Sự cám dỗ đầy rẫy xung quanh với đủ thứ hàng hóa, chủng loại, không dễ gì mà chống lại được! Mua một đống về muốn có chỗ mà nhét thì phải vứt bớt đồ “cũ” đi! Nhà cửa đòi hỏi ngày càng rộng hơn để có chỗ mà chứa đồ! Công viên, cây xanh, rừng bị chặt bỏ để nhường chỗ cho siêu thị, đường xá, sàn nhảy… Trẻ con chả có chỗ chơi và thiếu những kiến thức tối thiểu về thiên nhiên…

    Tuy các nhà hoạt động môi trường không ngừng lên tiếng cảnh báo về những hiểm họa mà nền văn hóa tiêu dùng mang lại nhưng tiếng nói của họ quá yếu ớt, bị đè bẹp, nghiền nát bởi cỗ máy truyền thông quảng cáo khổng lồ, có sức quyến rũ khủng khiếp của Medusa hay Sirens!!!

  2. Sự phục vụ nhân dân có thật hay không?tại sao lại không?nếu không có thì nước Mỹ cần bầu cử để làm gì và tại sao người dân Mỹ lại cần phải thay đổi chính phủ của họ cứ mổi 4 năm?Đúng vậy phục vụ người dân thường là các doanh nhân,nhưng nếu không có những chính sách tốt và các quyết định lãi suất khôn khéo từ chính phủ và các nền ngoại giao mới thì nền kinh tế cũng sẽ bị trì truệ.Vấn đề là chúng ta phải chọn lựa một chính phủ nào để điều khiển đất nước vào một thời điểm nào đúng với chức năng của nó.Ở VN cũng vậy vấn đề trồi sụt là một điều phải có nhưng khổ nổi bản lãnh của một đảng thì chỉ có một.

  3. Cái suy nghĩ của tác giả nó đúng với nước mỹ, chứ chưa hoàn toàn với Việt Nam. Nếu bạn là sinh viên thì mục tiêu cơ bản nhất mà các trường đại học gửi gắm cho bạn đó là ra trường tìm được việc làm, nuôi sống bản thân.

  4. Chẳng biết bạn dự được bao nhiêu cái lễ tốt nghiệp chứ lễ tốt nghiệp bây giờ chẳng ai khuyên đi làm công chức cả và đến Chủ tịch nước còn đề cao vai trò của doanh nghiệp tư nhân thì lấy ai ra mà khinh rẻ doanh nghiêp tư nhân đây. Đóng thuế là đã phục vụ nhân dân hay nói cụ thể hơn là phục vụ cho bản thân rồi chứ chả cần đi làm công chức hay viên chức nhà nước.

    • Chủ tịch nước đề cao vai trò của DNTN nhưng chính sách lại là ” Doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo”. Nói một đằng làm một nẻo! Cho nên đừng thắc mắc khi sinh viên xem lựa chọn chui vào bộ máy nhà nước là lựa chọn tối ưu, họ sẵn sàng trả tiền (nếu có khả năng) để chui vào làm cho một doanh nghiệp nhà nước.

      • Những sinh viên như thế toàn chỉ muốn an phận và không có chí tiến thủ. Sinh viên thực sự muốn đóng góp, họ trước tiên phải nuôi sống được bản thân đã và ai cũng nói làm công chức thì không đủ sống thì tại sao phải chui vào. Doanh nghiệp nhà nước và Công chức nhà nước là 2 công việc mang tính chất khác nhau nên đừng đánh đồng 2 thứ đó với nhau

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI