27 C
Nha Trang
Thứ tư, 30 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 98

Sau những thất bại mình học được gì?

4

(1359 chữ, 5 phút đọc)

Nhà viết kịch George Bernard Shaw đã từng nói:

“Cuộc sống phạm nhiều sai lầm tuy không danh giá hơn nhưng rõ ràng có ích hơn so với một cuộc sống chẳng làm gì.”

Đối với tôi, chẳng thà sống với sai lầm còn hơn là phải ngày ngày rong chơi dạo mát bên bờ sông với kẻ luôn sợ hãi bỏ trốn cuộc sống. Đó là tên yếu đuối luôn nhìn những chướng ngại với thái độ ngờ vực lo lắng, không bao giờ tin rằng mình đủ dũng khí can đảm để vượt qua. Vậy nên hắn suốt đời lủi thủi chấp nhận bước đi cúi mặt sau lưng người khác.

Đó là những con người luôn đắn đo lựa chọn dè chừng, rồi rút lui mau nhóng vì sợ sự lựa chọn của mình là sai lầm. Họ không hiểu được sai lầm lớn nhất của họ là đã không nhận ra mình đã sai khi sợ vướng phải sai lầm, bởi một lần sai bao giờ cũng là một lần cho bạn được học hỏi.

Nelson Boswell cũng đã nói:

“Sự khác biệt giữa vĩ đại và tầm thường là cách cá nhân nhìn nhận thất bại.”

Hãy nhìn vào những con người đã tràn đầy túi những sai lầm, họ thật mạnh mẽ. Sự sai lầm thất bại không ghê gớm, nó chỉ rèn luyện thêm cho ta sự cứng rắn, nó vun đắp tính kiên trì nhẫn nại. Trái tim của người luôn thất bại, ấm áp dịu dàng, bởi họ đã từng kênh qua biết bao nhiêu đắng cay, họ hiểu nhiều hơn sự cảm thông, họ rất ít khi kiêu ngạo. Sai lầm không biến chúng ta thành cỗ máy bất động, nó thúc đẩy con người bước đến gần hơn với sự hoàn thiện.

Tôi cho rằng một người từng sai lầm thông thái là người hiểu rằng không phải là thế giới, là môi trường xung quanh, chính chúng ta mới là trung tâm của vũ trụ. Chính chúng ta mới là người cần thay đổi, không phải mặt đất trần gian này. Không có ai sinh ra đã sẵn là nhà tiên tri có thể tinh thông ngũ hành bói toán, tiên đoán được đâu mới tiềm ẩn cơ hội thành công, đâu gây ra nguy cơ thất bại. Không ai tài giỏi hơn ai, chỉ có ai có nhiều sai lầm thất bại hơn, kẻ đó mới là người hiểu biết tường tận rõ hơn đối với điều mà họ đang theo đuổi.

Đừng nhìn vào những thiên tài và người thành công nổi tiếng để so đo ghen tỵ, hoặc cảm thấy tự ti vì mình không giỏi giang giống họ. Bạn cần hiểu một điều rằng cả bạn và họ đều đã từng đứng trước một vạch xuất phát là con số không tròn trĩnh. Tệ hại nhất là những người khờ khệch trong suy nghĩ sai lầm quá nhiều sẽ đánh cắp đi thời gian của họ. Kiểu như tôi đã phải dành ra từng ấy năm để sống chết cùng nó, cuối cùng tôi được gì? Tôi chỉ vẫn là một tên thất bại trắng tay trong khi bạn bè mọi người xung quanh tôi đã bỏ rơi tôi quá xa. Không, không có một điều gì bạn làm là không có ý nghĩa. Có thể họ may mắn hơn bạn, họ đạt được những thứ bạn đang theo đuổi với tốc độ nhanh hơn, nhưng tin tôi đi, kinh nghiệm trải qua cảm giác thất bại sai lầm, họ không giỏi bằng bạn.

Sức chịu đựng của bạn là có thừa hơn họ, bạn kiên trì nhẫn nại hơn họ. Còn thời gian ư? Chẳng phải bạn sinh ra là để sống với sứ mệnh này sao? Và nếu đã là sứ mệnh, chẳng phải cả cuộc đời này bạn đã hiến dâng trọn cho nó. Có thêm bao nhiêu năm nữa thì cũng có gì là khác đâu? Bạn hiểu ý tôi chứ?

Có người luôn sợ thất bại, khổ thân cho họ vì cái kiếp sống đầy đọa giam giữ mình trong tất cả nỗi sợ hãi. Bạn có thể thất bại nếu thử, nhưng nếu không thử, bạn càng nắm chắc hơn thất bại trong tay mình. Sống một cuộc đời thất bại vì khước từ đi những đam mê mơ ước trong mình.

Sự thật thì có gì gọi là thất bại hay thành công đâu? Con người giữ sự ngây thơ hồn nhiên của các giác quan để tự phân định. Khi bạn được sống với đam mê, được làm những điều bạn yêu thích, đó đã là một thành công. Bạn thành công vì được sống một cuộc đời giống con người hơn, sống ý nghĩa hơn.

Nếu bạn dùng những định lượng của xã hội để áp đặt sự thành công cho bạn bằng vật chất danh vọng. Mua được một ngôi biệt thự, sắm xế hạng sang, lấy vợ đẹp con xinh… Bao nhiêu hơn có số ấy mới tròn vẹn khuôn mặt thành công trong bạn? Cán cân nào đong đếm định lượng thành công cho vừa đủ?

Đối với xã hội này, phải chăng thành công là sự công nhận được đám đông hô hào. Những gì bạn đạt được, có thể ghê gớm với một vài người xung quanh, với bạn bè, nhưng xin bạn nhớ cho núi này cao còn có núi kia cao hơn. Còn với riêng tôi, thành công phải là khi tôi được trở thành vĩ nhân, vậy thì phải chăng cả đời này tôi phải đau khổ vì tôi đang phải sống một cuộc đời thất bại ê chề.

Nếu bạn đang nuôi dưỡng một đam mê và vẫn còn ngần ngại. Tôi khuyên bạn hãy thử một lần lấy hết can đảm ngã mình về phía trước, nhưng đừng ngã về sự thành công, đừng ngã về tiền bạc địa vị. Hãy tin rằng có thể sự thất bại đang chờ đón để được nương tựa vào lòng bạn, thì đã sao, không có sai lầm nào lại không mang về cho ta những sự tiến bộ.

Người tự nguyện ngã vào lòng thất bại là người không bao giờ thất bại, vì chính tự thân họ đã nhìn thấy ánh sáng phát ra từ chính thất bại đó, họ hiểu họ yêu thương quý mến thất bại thế nào. Thất bại chưa bao giờ là kết thúc, bạn chỉ đang có cơ hội lại được bắt đầu.

Một sự thất bại/sai lầm đâu ghê gớm đến nổi có thể lấp sông dời núi. Có vô số những người vì muốn chiều chuộng cái tôi của mình, đã tự biến mình thành kẻ hèn yếu nhút nhát, sống thụ động. Nếu một sự thất bại có thể đủ khả năng đè nặng tâm hồn ngột ngạt, phải chăng tâm hồn ấy cũng chẳng xứng đáng với tất cả tinh hoa khí trời lộng gió?

Thất bại đâu có gì là tệ hại? Chỉ có những cái tôi tỏ vẻ bộ tịch mới không chịu phóng mình xuống dòng nước mát vì sợ bùn lầy nhơ bẩn, nhưng hắn ta chẳng bao giờ hiểu cảm giác được gột rửa thật là thoải mái và dễ chịu.

Cũng có đôi khi ta nhận về mình sự thất bại, bị người khác cười cợt mình ngu ngốc. Vậy thì đã sao? Chúng ta tự hiến cho cuộc đời mình sự nhiệt huyết đam mê, và giờ đây tình yêu thương đó đang cư ngụ trong lòng chúng ta, miễn chúng ta cảm nhận được niềm vui hạnh phúc mình đang có, còn những con người khác họ nói sao, mặc kệ họ được không?

Tôi đã từng đọc được đâu đó rằng: “Mỗi thất bại mà bạn trải qua cũng giống như một ngã ba đường. Đó là cơ hội để hành động đúng, học hỏi từ sai lầm và làm lại từ đầu.”

Vâng, sau những sai lầm thất bại tôi đã học được gì? “Chẳng bao giờ là quá muộn để lại bắt đầu.”

Tác giả: Ni Chi

*Featured Image: Free-Photos

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

Trải nghiệm singing bowl

0

(1659 chữ, 6 phút đọc)

Trước khi vào bài viết tôi muốn chia sẻ khái niệm 7 luân xa với những người chưa biết. Như tôi được biết, khái niệm luân xa bắt nguồn từ Ấn Độ giáo và các tôn giáo Ấn Độ. 7 luân xa trên cơ thể được sắp xếp thành một cột thẳng từ gốc cột sống lên đến đỉnh đầu. Mỗi luân xa liên quan đến tâm sinh lý, những chức năng của các bộ phận trong cơ thể, tâm linh,…

7 điểm này trong Tây Tạng được gọi là những điểm xoáy (chakra) còn trong Hindu (Ấn độ) thì gọi là luân xa, và nó là hoàn toàn có thật. Các luân xa có chức năng mang năng lượng đến cho toàn bộ cơ thể, ảnh hưởng lớn đến tâm lý, cảm xúc, tình cảm của tâm hồn. Chúng cũng hao mòn theo thời gian như sinh, lão, bệnh, tử của cơ thể.

Tôi xin giới thiệu sơ về 7 luân xa (mọi người có thể tự search để tìm hiểu kỹ hơn.)

  1. Luân xa 1: Muladhara (vùng sinh dục) nằm giữa hậu môn và bộ phận sinh dục liên quan đến sự sống còn, tiềm năng của con người. Muldhara hay còn gọi là luân xa gốc. Màu sắc tượng trưng: Đỏ.
  2. Luân xa 2: Swadhisthana (vùng bụng dưới) liên quan đến các tình cảm cơ bản, tình dục,… có thể gây ra những đảo lộn tâm trạng. Màu sắc tượng trưng: Da cam.
  3. Luân xa 3: Manipura (vùng thượng thận) liên quan đến sự chuyển đổi từ vùng nền đến tình cảm cao hơn, năng lượng và được cho là có vai trò liên quan đến tuyến tụy, thận,… Và những nơi này đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa, tiêu thụ, chuyển đổi thức ăn thành năng lượng cho cơ thể. Màu sắc tượng trưng: Vàng.
  4. Luân xa 4: Anahata (vùng ngực) liên quan đến tình yêu của chính mình với vạn vật xung quanh, lòng từ bi, hạnh phúc. Nó liên quan đến tim, hệ miễn dịch, thường bị ảnh hưởng bởi tâm trạng căng thẳng. Màu sắc tượng trưng: Xanh lá.
  5. Luân xa 5: Vishuddha (vùng cổ) liên quan đến giao tiếp, đến việc truyền đạt ý tưởng. Luân xa này có vai trò điều khiển sự lớn lên và phát triển của cơ thể. Màu sắc tượng trưng: Xanh da trời.
  6. Luân xa 6: Ajna (vùng giữa trán) hay còn được gọi là con mắt thứ ba liên quan đến trí tuệ, đến việc bản thân nhìn nhận thế giới xung quanh, nhận thức ánh sáng. Tuyến tùng là một tuyến rất nhạy với ánh sáng, sản sinh ra hormone melatonin, điều khiển các bản năng ngủ là thức tỉnh. Người ta cũng phỏng đoán rằng tuyến tùng có sản xuất ra một lượng nhỏ dymethyltryptamine (DMT) một hợp chất có trong thực vật và động vật và được bào chế thành một dạng chất thức thần. Màu sắc tượng trưng: Xanh đậm.
  7. Luân xa 7: Sahasrara (nơi đáy trước của não) nơi đây được coi là luân xa điều khiển tất cả các luân xa khác.

Ba luân xa đầu tiên là 1, 2, 3 là ba luân xa nền tảng của một con người. Chúng hình thành và phát triển từ lúc sinh ra đến khi 10 tuổi. Luân xa 4, 5 là những luân xa về tình cảm, lòng từ bi và truyền đạt ý thức. Luân xa 6 là trí tuệ và lăng kính chúng ta nhìn nhận mọi sự việc. Luân xa 7 là sự kết nối với vũ trụ.

Luân xa của mỗi người sẽ hoạt động khác nhau, mạnh yếu khác nhau, năng lượng tỏa ra khác nhau mà mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được. Ta chỉ có thể tự tu tập và cảm nhận, hoặc nhờ các dụng cụ hỗ trợ như energy stone (đá năng lượng), singing bowl (chuông xoay Tây Tạng.)

Tôi được trải nghiệm energy stone để có thể định hình được năng lượng của mình tỏa ra ở mức bao nhiêu. Mức cao nhất là 100. Những người bình thường có năng lượng tốt sẽ nằm ở mức 70, những người có năng lượng tích cực và có thể ảnh hưởng đến người khác nằm ở mức 85, 90. Những người dễ bị năng lượng xấu xâm nhập, yếu ớt, bệnh tật nằm ở mức 30, 40.

Người cầm viên đá sẽ để viên đá đến gần người tôi đến khi nào viên đá lung lay sẽ là mức năng lượng mà tôi tỏa ra xung quanh. Thật ra chính bản thân mình cũng có thể biết được mình ngày nào đang có năng lượng tốt hay xấu nhưng biết được rõ mức năng lượng vô hình ở đâu cảm thấy thật thú vị.

Và nếu biết đến năng lượng bạn sẽ hiểu rõ tại sao hôm nay ngồi trong công ty, sếp vừa vào mình đột nhiên cảm thấy khó chịu. Có thể là do người sếp đó đang mang năng lượng xấu cực lớn tỏa ra những người xung quanh bị tiếp nhận. Hoặc mỗi lần gặp người đó mình cảm thấy vui vẻ, thoải mái, lúc nào cũng có tiếng cười vì họ luôn mang trong mình năng lượng tích cực và tỏa ra cho những người xung quanh.

Năng lượng của chúng ta thay đổi theo từng ngày và chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài và nếu hiểu được cơ chế của nó chúng ta có thể giữ cho mình luôn có năng lượng tích cực bằng cách sống trong môi trường trong lành, gặp gỡ những người làm mình thấy thoải mái và tránh những người luôn bực dọc hoặc tránh ra ngoài khi thời tiết xấu, v…v…

Sau một thời gian tôi được trải nghiệm thêm về Singing Bowl. Chuông này được xuất phát từ Tây Tạng và được sản xuất nhiều ở Nepan được trộn từ 7 kim loại khác nhau để tạo ra tần số trùng khớp với mỗi luân xa trên cơ thể.

Tôi ngồi kiết già, hai tay đặt trên gối. Hít vào, thở ra, khi hít vào bụng phình ra, khi thở ra bụng xẹp xuống. Những dòng suy nghĩ giống như cá, như tôm trôi trên dòng chảy. Chúng đến rồi đi, tôi không phán xét, không vướng bận. Tiếng chuông bắt đầu vang xung quanh đầu, bên trái lọt thẳng qua bên phải rồi lộn ngược lại, đến cổ họng bắt đầu vang yếu hơn, đến tim run lên từng nhịp, âm thanh vang mạnh hẳn khi đến thượng thận, đến bụng lại mạnh hơn nữa. Đến cuối cùng, healer (người gõ chuông) nói sơ cho tôi về sức khỏe, tinh thần, về tình yêu,…

Tiếng chuông reo vang liên hồi cứ đến điểm năng lượng lại rung mạnh hơn và sau khi gõ xong cảm giác người mệt rã. Người được gõ chuông sau tôi khi gõ đến luân xa 6 thì healer có nói chuông dội mạnh lại như không muốn cho vào.

Trước khi biết đến luân xa và chuông xoay Tây Tạng tôi thường lầm tưởng rằng luân xa là cái gì đó mình có thể “mở” được bằng cách đánh chuông để thức tỉnh luân xa hoặc tập luyện, nhưng thực chất luân xa chỉ là những điểm tụ mà năng lượng chạy qua chạy lại trong cơ thể. Tùy vào mỗi người sẽ có những điểm luân xa mạnh yếu khác nhau và khi chúng ta biết được những điểm nào mạnh yếu mà chúng ta muốn điều chỉnh cho phù hợp có thể dùng nhiều cách. Nhưng tuyệt đối không nên mù quáng tin vào những việc như khai mở luân xa vì tôi nghĩ việc đó là tùy duyên chúng ta có hợp nhất được với vũ trụ hay không.

Những luân xa mạnh yếu cũng nói lên tình trạng sức khỏe ở những cơ quan nằm trong luân xa đó mà nó chưa biểu hiện ra bệnh để có thể kịp thời phòng tránh. Có rất nhiều cách để điều chỉnh luân xa yếu trở nên mạnh và mạnh thì giảm bớt vì mục đích cuối cùng là để cân bằng cơ thể. Ví dụ với luân xa 5 yếu và bạn muốn được cân bằng thì có thể tích cực ăn những loại thức ăn đặc trưng của luân xa 5, tích cực mang/mặc màu của luân xa 5 và đến những nơi có không khí trong lành. Về việc này tôi không tin lắm nhưng các bạn có thể nghiên cứu thêm.

Còn về việc khai mở luân xa 6 tôi không dám nói đến ở đây, nếu bạn muốn khai thác con mắt thứ ba điều đó còn dựa vào căn và tu tập của mỗi người. Nhưng theo tôi thì nó có đóng đâu mà phải mở? Chúng ta vẫn có luân xa 6 và chỉ đơn giản là ta có thể cảm thụ được ít hay nhiều. Luân xa 7 tôi xin phép chỉ nói sơ rằng đây là luân xa ai có thì người đó biết chứ chính những người healer cũng không thể biết được. Luân xa 7 là luân xa kết nối với vũ trụ, với những hành tinh và vì sao.

Tôi thấy có nhiều người bị bám chấp quá vào việc khai mở con mắt thứ ba và tìm mọi cách để có được thiên nhãn. Nhưng cuối cùng là để làm gì? Việc biết đến luân xa, những bài gõ chuông, không phải để khai mở gì cả, chúng chỉ là những bài giảm stress như yoga và thiền, khác rằng ở đây có thêm công cụ là chuông gõ. Chúng cho ta biết về sức khỏe và năng lượng cơ thể một cách rõ rệt mà mắt thường không thấy được. Và mục đích cuối cùng của cuộc đời này đâu phải là để có được siêu năng lực? Không phải đó chỉ đơn giản là sống thật vui tươi, trọn vẹn và cân bằng sao?

*Bài viết có tham khảo tại: giakimthuat.com

Tác giả: Bà Năm

Ảnh minh họa: gelya07 

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

 

Làm thế nào để làm việc không biết mệt mỏi?

2

(1147 chữ, 5 phút đọc)

Lão tử từng giảng dạy “Vô vi nhi vô bất vi” nghĩa là “Không làm gì mà không gì là không làm.”

Bạn có biết đâu mới là đỉnh cao của làm việc?

Theo tôi đó là sự làm thinh, nói nôm na nghĩa không làm gì cả, chỉ ngồi yên lặng, không điện thoại, không sách, không âm nhạc, chỉ hòa quyện mình vào thinh không. Nó cũng giống như một trạng thái thiền, nhưng có ai đủ tự tin khẳng định có thể thiền nhiều tiếng liền trong một ngày. Bạn đủ khả năng duy trì vài chục phút, thậm chí một hai tiếng, nhưng nếu bạn cứ thế ngồi bất động, đối với tôi bạn còn ghê gớm chẳng khác nào pho tượng đặt trong các đền thờ lăng miếu.

Cũng như làm rất nhiều mà như không làm. Ở đây diễn biến xung quanh hai khía cạnh. Đầu tiên là xu thế của hầu hết xã hội hiện nay rơi vào trạng thái tiêu cực, ngồi hàng giờ trong các phòng ốc. Ngày ngày cắp sách đến công ty nhưng chẳng biết mình đến đó để làm gì. Bởi bao nhiêu mệt mỏi chán chường nhấn chìm tất cả tâm trí sức lực, thiêu đốt ý nghĩa đang sống, đang làm việc của chính họ.

Không làm cũng khó, làm nhiều cũng khó, vậy đâu mới là sự làm và biết mình thực sự đang làm một cách dễ dàng?

Một xã hội đang bị cuốn theo guồng quay cơm áo gạo tiền, ai cũng chạy theo miếng ăn cái mặc, ai cũng hiểu phải có làm mới có ăn. Biết thế nhưng nếu chỉ bồi dưỡng tẩm bổ cho cái bụng trong khi lại bỏ bê tâm hồn tàn rụi héo úa, có kiếm bao nhiêu tiền làm đầy bụng vẫn không đủ ra vào viện điều trị nội tâm bệnh tật. Vậy nên, vấn đề cần thiết đặt lên bàn tròn thảo luận là phải làm thế nào để vừa làm việc nuôi no béo tốt cái bụng mà tâm hồn da dẻ vẫn hồng hào.

Đa số bạn trẻ hiện nay có xu hướng biến công việc thành kẻ thù. Cũng có người tự biến mình thành một chiến binh dũng mãnh, can đảm từ bỏ công việc hiện tại để lên đường tìm kiếm cho bản thân một chốn khác nơi họ thuộc về. Đó dường như đang là một xu thế thịnh hành trong giới trẻ. Có người giã từ thành phố lên núi tìm ấp lập làng, xây dựng một đời sống tự cung tự cấp, rau cháo cày cuốc sống qua ngày. Có anh kỹ sư lương làm tháng vài nghìn đô vội vã đóng gấp cặp sách, thu xếp hành trang mang hết về quê nuôi heo chăn bò. Có chị kia tiếng vang đi Đông đi Tây du học, dự đoán là sẽ về nước đầu quân cho công ty ngoại quốc với lương bổng đáng thèm thuồng, giờ lại nghe tin đang ở quê may vá thêu thùa bán sản phẩm kiếm miếng ăn qua ngày.

Xã hội ngơ ngác trước quyết định của những người điên rồ. Bạn có bao giờ đặt dấu chấm hỏi cho tất cả sự lựa chọn đó? Điều gì đó đã nung nấu tâm can và lòng khát khao muốn được sống trong họ? Điều gì đã khiến những chiến sĩ tri thức tạ từ những cuộc viễn chinh? Thú nhận đi bạn chưa bao giờ mong muốn từ bỏ tất cả để trở về sống đời yên bình thảnh thơi như họ?

Nhưng bạn chỉ luôn nhìn thấy được một bên của đồng xu khi vung tay thảy lên trời. Mặt còn lại chôn giấu rất nhiều ẩn tích bạn không nhận ra. Bạn không thể sống một cuộc đời như những người bạn trông thấy. Bởi bạn không phải là họ, hoàn cảnh sống của bạn khác họ, bạn có những gánh nặng đang phải mang vác trên vai… Bạn thừa thông minh để nhận ra thật khó để có thể từ bỏ tất cả, vậy mà vẫn cứ đứng núi này trông núi nọ. Đến công ty làm việc vẫn mơ màng qua ô cửa cảnh vác cần câu ra hồ cá thư giãn, vẫn mộng tưởng một giấc ngủ giữa đồi núi tươi xanh trong khi thực tại là một núi chất đống những dự án vẫn chưa được giải quyết. Lịch gặp đối tác khách hàng vẫn dày đặt không có chỗ trống. Bạn thực sự mệt mỏi với đống công việc ngổn ngang. Thỉnh thoảng bạn có nhìn vào không trung rồi ném vào nó mấy câu đại loại như tại sao mình phải cật lực vắt kiệt sức với công việc thế này.

Muốn về quê làm nông, muốn lên núi chăn nuôi, liệu đó có phải là những công việc mà bạn thích thú. Liệu bạn có sống được một đời sống an bình như họ? Bạn sinh ra có phải để nắm giữ sứ mệnh đó? Xin thưa không phải ai cũng có thể làm nông và chăn nuôi. Khi bạn bắt đầu chán ngán công việc hiện tại, điều đầu tiên bạn cần làm là cảm nhận vào sâu bên trong bạn. Đừng nhìn về mấy cái ao làng, đó chỉ là một xu thế. Hãy nhìn vào bên trong để tìm kiếm đâu mới là nơi bạn thuộc về, đâu là công việc bạn thực sự muốn làm.

Bạn có thấy những bậc vĩ nhân, những thiên tài, tại sao họ có thể ngủ ba bốn tiếng một ngày, thậm chí 24 tiếng đồng hồ một ngày cắm đầu cắm cổ làm việc nhưng không bao giờ thấy chán? Vì đó là công việc họ yêu thích. Họ làm vì đam mê nhiệt huyết, họ không làm vì gánh nặng, không vì trách nhiệm, không làm việc trong sự gượng ép. Nói thế để nhìn nhận ra căn nguyên cơn bệnh bạn đang vật lộn. Bạn đang làm công việc mà bạn không thực sự yêu quý nó.

Vâng, có một cách làm việc khác mà như không làm nhưng lại mang đến cảm giác tích cực vô cùng. Đó là làm công việc mình yêu thích đến nỗi lãng quên nhận thức mình đang làm rất hăng say, làm quên ăn quên ngủ. Nhưng đừng manh động lật đật chạy về nhà viết giấy ký tên vào đơn xin nghỉ việc khi vẫn còn đang băn khoăn trong chính cái sự đi tìm niềm đam mê mình yêu thích. Bạn cần hiểu rõ trái tim mình đang hướng về ngọn gió nào trước, mạnh mẽ đặt bước chân đầu tiên lên con đường tiến gần niềm yêu thích đó, dù nó có điên rồ và ngớ ngẩn.

Bạn phải là những con mắt luôn tìm kiếm tiếng gọi cuộc đời mình, chứ không phải là hèn yếu chấp nhận sống dung hòa với kẻ thù địch. Đó sẽ là một quá trình gian nan vô cùng và bạn phải mất rất nhiều thời gian. Nào, hãy dũng cảm đối diện với trận chiến của bạn, cho những đam mê trong bạn. Đừng che giấu sự hèn yếu của bản thân dưới bộ đồng phục đó nữa. Nếu lỡ những đam mê trong bạn phải chịu cách thất trận, thì ít ra lòng liêm khiết chân thật trong bạn cũng hát vang bài ca chiến thắng. Đã sống hết mình thì có gì gọi là hối tiếc. Điều gì đó mình phải trải qua mà không phải là phần số đã được lập trình sống trong kiếp sống của chính mình.

Chúng ta phải yêu đam mê như một vũ khí mà chúng ta sẽ dùng nó để chiến đấu với cuộc sống. Tôi không khuyên các bạn bỏ bê công việc sự nghiệp của các bạn, tôi chỉ nói rằng bạn phải đi đến đó bằng một phương tiện khác phù hợp với bạn hơn.

Người ta chỉ có thể làm việc hăng say không biết chán chê mệt mỏi khi được làm đúng đam mê của họ, làm việc với những thứ mà họ sẽ không phải cãi cọ lăng nhăng với tâm trí mình mỗi ngày. Bạn phải hiểu rằng những ngày làm việc mệt mỏi chán chường sắp đi qua, một đam mê thích đáng sẽ thánh hóa tất cả u sầu ủ dột.

Không phải là một ai khác, chỉ có bạn mới cứu thoát nạn nhân đang là chính bạn. Và hãy luôn nhớ lời Lão Tử đã dạy: “Không làm gì mà không gì là không làm.”

Tác giả: Ni Chi

*Ảnh minh họa: KIMDAEJEUNG 

📌 Donate cho tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

Để hiểu ngôn ngữ trái tim, hãy cho phép nó lên tiếng

0

(1114 chữ, 5 phút đọc)

Có một chàng học sinh yêu một cô nàng học sinh. Vì yêu cô nàng mà anh chàng cố gắng, cố gắng và cố gắng để trở thành học sinh giỏi nhất và nổi tiếng nhất cả tỉnh. Khi cậu chàng nổi tiếng, cái gì thuộc về đời tư của cậu cũng bị mang ra soi mói mổ xẻ bàn tán đồn đoán. Rồi những lá thư tới tấp của hàng chục cô nàng ở mãi đâu gửi tới cho cậu.

Cậu chàng ngây thơ nào có biết gì ngoài việc cắm đầu học. Những lá thư của những cô học sinh khác cậu chỉ đọc đúng một lá. Còn lại cậu đều đem giấu hết không hề xé thư. Cậu chàng chờ đến sau khi thi tốt nghiệp PTTH mới dám ngỏ lời với người cậu thầm thương, cô nàng lắc đầu.

Đó là một buổi chiều mưa nặng hạt và sấm sét thịnh nộ. Dầm mưa về nhà, cậu chàng ôm cát-sét nghe đi nghe lại Cheri Cheri Lady.

“I get up, I get down
All my world turns around
Who is right? Who is wrong?
I don’t know
I’ve got pain in my heart
Got some love in my soul
Easy come, but I think easy go
I need you so…
All those times I move so slow”

Đến tận cùng của tuyệt vọng, cậu chỉ còn một lí do duy nhất giải thích cho nỗi đau mà cậu đang chịu đựng: Cái nghèo tai quái.

“Ta có thể học giỏi nhất trường, ta cũng có thể giàu nhất trong số những học sinh của trường này.” Cậu nghĩ vậy và bỏ học làm kinh doanh. Từ một sinh viên ngơ ngác cậu trở thành sát thủ kinh doanh thời bấy giờ. Giới buôn linh kiện máy tính rất ngán sợ sự lì lợm của cậu. Cậu càng làm lớn.

Có dịp sinh nhật cậu mời cô nàng đến văn phòng nằm ở mặt tiền đường, rộng như một ngôi trường. Ấy thế mà chưa hết tiệc cô nàng bỏ về!

Cậu càng làm lớn. Cho đến khi những kẻ khác hợp tác với nhau để cho cậu một vố đau. Cậu chết đứng, rồi gục ngã với số nợ khổng lồ.

Tất nhiên cua gái thì không cần học giỏi và làm giàu. Nhưng cậu không cua gái, cậu vụng về thể hiện tình yêu thông qua sự nỗ lực vượt bậc của bản thân mình. Cậu không khéo léo, không có gì cả ngoài một thứ tình yêu mang sức mạnh không gì sánh nổi.

Thượng đế thích sự thành thật, nếu ông ấy chưa thích thì chỉ vì sự thành thật chưa đủ mà thôi, đặc biệt là trong tình yêu. Chính khi cậu vừa rơi xuống tận cùng của thất bại, thì cô nàng lại đến với cậu. Chẳng cần cậu giỏi, chẳng cần cậu giàu. Cậu chàng đã nguyền rủa thượng đế mãi cho đến lúc đó.

Lần đầu tiên cậu hiểu được bí mật của điều kì diệu đến từ trái tim. Trái tim có lí lẽ riêng của nó. Nó có con đường riêng của nó. Nó có thể ngốc nghếch. Nó có thể ngây thơ. Nó có thể dại khờ. Nó có thể trẻ con và ngàn lẻ một thứ không hợp logic khác. Nhưng không một ai dám phủ nhận sức mạnh lạ thường của nó. Khi chính xác là trái tim lên tiếng, sẽ được đáp lại bằng ngôn ngữ của trái tim dù đôi khi những phép thử có thể làm nản lòng bất kì ai. Tình yêu sẽ nhận lại tình yêu, không hơn.

Để hiểu được ngôn ngữ của trái tim, chỉ cần cho phép nó lên tiếng. Điều này đòi hỏi sự can đảm phi thường vì lý trí lúc nào cũng chỉ thốt lên lời khôn ngoan. Tâm trí luôn cần tới logic còn trái tim thì không. Mấy ai hiểu được ngôn ngữ của trái tim.

Đã từng có lúc cậu chàng đay nghiến bản thân mình sao không xảo ngôn và khéo léo với cô nàng? Như vậy có phải dễ dàng hơn không. Sao phải đi theo cách thức rồ dại thế này?

Nhưng chính lúc thất bại thảm hại nhất, cô nàng lại đến với một thứ tình yêu khác thường. Đó chính là lúc cậu chàng bắt được bí mật lớn nhất của cuộc sống: Trong vũ trụ này nếu bất kì ai dám mạo hiểm để cho trái tim mình lên tiếng theo cách của nó, và tin cậy, thì rồi ở thời điểm thích hợp nhất, thời điểm không sớm không muộn, sẽ nhận được kho tàng lớn nhất của vũ trụ ban tặng – sự thấu hiểu.

Cô nàng đã hiểu ra tất cả những gì cậu chàng làm trong suốt 7 năm chỉ là vì cô nàng. Cô nàng hiểu ra vào một khoảnh khắc nào đó mà không cần một ai nói ra. Cứ như thể Thượng Đế thì thầm vào tai nàng điều ấy. Có thể chúng ta đã đánh rơi đâu đó niềm tin vào tình yêu chân thật. Nhưng nó vẫn tồn tại với món quà lớn nhất dành cho ai còn niềm tin vào đó.

Cậu chàng và cô nàng đã sát cánh từ đó, vượt qua hàng loạt khó khăn. Có những đêm phải chạy xe máy vài trăm km để trốn giang hồ đòi nợ. Kể cả những khi nhịn đói để dành 50 nghìn đi taxi “tạo hình ảnh”, hi vọng kí được một hợp đồng. Kể cả khi phải ngủ nhờ phía trên lối đi của khu nhà trọ chưa tới 2 mét vuông.

Khi trái tim dẫn lối cho ta hành động, thì làm gì còn sợ hãi, làm gì còn sự chùn bước, làm gì còn khái niệm trở ngại hay khó khăn. Điều mà bất kì ai cũng nên biết về trái tim, đó là khi nó dẫn đường thì không cần thảm nhung ta vẫn cảm thấy mình là hoàng đế.

Cậu chàng và cô nàng sau đó hơn 2 năm đã không những trả được nợ mà còn là tấm gương cho tất cả những đứa em: Không phải là thành công, không phải là có bao nhiêu tiền mà là không bị khuất phục trước bất kì khó khăn trở ngại nào dù to lớn đến đâu đi nữa. Và câu chuyện không êm đềm mãi nhưng sẽ kết thúc có hậu, ngày nào đó cô nàng sẽ kể cho bạn nghe! Hạnh phúc ư? Tìm nó bằng trái tim thì bạn sẽ thấy dù trong bất cứ hành trình nào.

Tác giả: Noname

*Featured Image: StockSnap 

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

[THĐP Review] Đồi gió hú, Emily Brontë – Từ chối một giờ yêu, nhận lấy một đời đau

0

thđp review

(2217 chữ, 9 phút đọc)

Cuốn tiểu thuyết kinh điển của nền văn học Anh này kể về mối tình dữ dội, cực đoan của một đứa trẻ bị bỏ rơi có tên Heathcliff với con gái người cha nuôi của mình – Catherine Earnshaw. Sự phức tạp, ngang tàng và nổi loạn khủng khiếp của hai nhân vật này từ thuở nhỏ cứ thế lớn dần theo năm tháng cùng tình yêu da diết họ dành cho nhau. Nhưng bởi chính những sự mâu thuẫn dằng xé trong nội tâm và sự non dại bồng bột của tuổi trẻ nên hai người họ đã phải chia lìa nhau trong sự đột ngột và đau đớn.

Nỗi đau dai dẳng như cực hình với cả hai được mô tả với tất cả những lời lẽ day dứt, u uất, phẫn nộ, điên khùng nhất. Và chúng được thể hiện ra bằng cả những hành động cực đoan đáng sợ. Tất cả những nỗi thống khổ và bất an cao trào khiến cho người con gái lâm vào cảnh rối loạn tâm thần, còn người con trai thì trở thành một kẻ thù hận dày đặc. Thay vì bày tỏ yêu thương bằng sự ngọt ngào thì Heathcliff dồn nén hết chúng vào sự căm phẫn và chối ghét cuộc đời lẫn con người, thậm chí oán hận ngay chính bản thân mình.

Hắn làm đau Catherine bởi nàng đã làm tan nát trái tim hắn khi lấy một người khác, trong khi trước đó chính hắn làm vụn vỡ tâm hồn nàng khi bất ngờ bỏ đi biệt tăm. Sau đó, nàng lại đày đọa hắn bởi chính những sự khốn khổ mà hắn gây ra cho nàng. Cứ như vậy, những sự dằng xé, tra tấn lẫn nhau giữa hai người cứ liên tục chồng chất hết cả câu chuyện. Nó lan sang cả những nhân vật liên quan khác, khiến tất thảy họ trở thành nạn nhân của mối tình oan trái khắc nghiệt. Tác phẩm này như thể một biển cực hình của sự thiếu thốn tình yêu của con người với những làn sóng bung tỏa từ thế hệ này đến thế hệ khác mà không sao dừng lại được.

Cuốn sách có gần 500 trang nhưng phải đến 400 trang là những câu chuyện bi kịch, những lời lẽ căng thẳng, dữ dội – chửi bới, nguyền rủa, hăm dọa, than khóc, van lạy, dày xéo. Nói chung, tất cả những gì tồi tệ nhất của một cuộc trò chuyện có thể xảy ra, bị kịch nhất của một tình huống có thể xảy ra thì tác phẩm Đồi gió hú này có hết. Nếu một người bình thường vốn dĩ tích cực lạc quan chẳng may lạc vào câu chuyện tình của Heathcliff và Catherine thì chắc hẳn họ sẽ bị dội ngược ra ngoài vì không tài nào hiểu nổi tại sao mọi diễn biến truyện hay suy nghĩ của các nhân vật lại có thể trầm trọng, nghiêm túc và cực đoan đến thế.

Cá nhân tôi khi đọc cuốn sách này đã cố gắng tưởng tượng rằng đây là một vở bi kịch trên sân khấu. Nhưng tất cả những lời lẽ và những chi tiết trong truyện được kể ra với một xúc cảm rất chân thực nên tôi khó lòng tin rằng đây chỉ là một câu chuyện tưởng tượng. Nó thật sự muốn nói rằng trên đời này có một nỗi đau đớn khủng khiếp khi hai linh hồn đã hòa quyện vào nhau bị cắt lìa. Tôi tạm trích một đoạn thoại của Heathciff nói với Catherine trong khoảnh khắc họ gặp nhau nơi tận cùng tuyệt vọng và nhung nhớ:

“Trong khi không một thứ gì Thượng đế hay quỷ Satan có thể gây ra – lầm than, hay sa sút hay chết – chia rẽ nổi đôi ta, thì em, chính em đã tự nguyện làm điều đó. Tôi không làm tan vỡ tim em – chính em đã làm nó tan nát đồng thời làm tan nát luôn cả tim tôi. Ừ, tôi khỏe, thế lại càng tệ hại hơn cho tôi. Tôi có muốn sống không? Sẽ là cái kiểu sống gì, khi mà em… Ôi lạy Chúa! Ai còn thiết sống khi mà hồn mình đã ở dưới mồ.”

Toàn bộ câu chuyện được người quản gia mang tên Nelly Dean kể lại với một vị khách nhân vật “tôi”– người đến thuê Ấp Thrusheross, một trong những tài sản mà Heathcliff chiếm đoạt được từ gia đình Linton – nơi Catherine về làm dâu. Nelly chính là người đã dõi theo tất cả những biến chuyển trên dòng đời của những số phận trong cuộc, tất thảy là ba thế hệ từ đời cha mẹ của hai nhân vật chính, rồi tới họ và đời con cháu của họ. Có thể nói, trong tác phẩm này thì bà Nelly là người tỉnh táo và khách quan nhất khi không bị dính líu vào cuộc tình oan nghiệt dữ dội nào cả.

Nếu xét về mức độ chi tiết đến phi thường trong lời kể của bà quản gia thì ta có thể thừa sức đưa ra nhận định rằng với trí nhớ siêu việt và lời văn sâu sắc tường tận đến thế, Neally Dean nên làm một nhà văn lỗi lạc thay vì làm quản gia trong những gia đình tù tội kia. Nhưng dù sao thì, Đồi gió hú là một tác phẩm nghệ thuật, nên ở đây ta có thể chấp nhận được các tình tiết vượt mức thực tế. Thậm chí cả những cực đoan của cuốn sách cũng có thể được chấp nhận như một hình thức nghệ thuật ẩn dụ cho một điều gì đó mà tác giả Emily muốn truyền đạt. Phải chăng nếu tác giả viết tất cả một cách gần gũi và chân thực ngang với cuộc sống đời thường thì người đọc có thể chỉ dừng lại ở các chi tiết theo đúng nghĩa đen mà không nghi ngờ hay tò mò đến các tầng ý tứ khác của tác phẩm?

Đồi gió hú đã miêu tả thế giới nội tâm của những kẻ điên yêu một cách trần trụi, nếu như không nói là phi thực. Chính những sức mạnh khủng khiếp của tình yêu và sự khao khát hòa quyện đã làm trỗi dậy trước hết những phần bóng tối trong những kẻ tham gia – sự ích kỷ, thù hận, ghen tuông và sợ hãi. Và trong sự non dại thơ trẻ của mình, các nhân vật không đủ sức để chuyển hóa những phần gai góc đớn đau đó để có thể chạm tới được tình yêu thanh khiết nhất còn lại sau cùng.

Hiếm có một cuốn sách nào mà các nhân vật nói trực diện vào cõi linh hồn mình, nơi nằm sâu hơn cả những ý tưởng hay những cảm xúc yêu ghét thông thường. Có một cái gì đó xuyên thấu vào tận tâm can, những lời thoại như được hút ra hết từ trong bản thể, bất chấp mọi hình hài mà nó có.

“Tạo hóa sinh ra em để làm gì, nếu như em hoàn toàn bị chứa trong cái vỏ xác này? Những cơ cực lớn của em trong thế gian này là những cơ cực của Heathcliff, em đã theo dõi và cảm thấy từng nỗi cơ cực ấy từ đâu, lẽ sống lớn của em là bản thân anh ấy. Nếu tất cả mọi người khác chết mà anh ấy còn thì em sẽ còn tiếp tục tồn tại; nếu tất cả mọi người khác còn mà anh ấy mất, thì vũ trụ sẽ thành một cái gì hết sức xa lạ và em sẽ không còn có vẻ như một bộ phận của nó.” – Catherine nói với Nelly Dean.

Cuốn sách như bắt người ta phải đối mặt, phải đối diện với bão bùng có thể xảy ra bên trong thế giới nội tâm của một người, bắt họ phải tháo cởi tất cả các lớp mặt nạ hời hợt để thấu cảm. Và tất nhiên, chỉ có nỗi đau đớn mới có khả năng xé toạc những rào cản xúc cảm của một con người. Đồi gió hú là một cơn đau kinh hoàng nhất. Những lời thoại dào dạt và sắc nét đến khó tin khi một nhân vật nói về cõi lòng của chính họ khiến cho ta cảm thấy như cả cuộc đời họ sống ở trong đó với tất cả những đam mê cháy bỏng nhất. Thử hỏi rằng mỗi người trong thời đại ngày nay có thể miêu tả được thế giới nội tâm của mình như thế nào hay không? Có thể diễn đạt được chính xác mình đang cảm thấy đau khổ hay sung sướng ra sao không? Nói đến đây tôi lại nhớ đến câu nói của Terence McKenna:

“Chúng ta đã lên được mặt trăng, vẽ được biểu đồ độ sâu đại dương và hạt nhân của nguyên tử. Nhưng chúng ta vẫn còn sợ hãi nhìn vào nội tâm của mình vì chúng ta cảm nhận được đó là nơi mọi mâu thuẫn tồn tại.”

Có một điều tôi vẫn không thể hiểu nổi, đó là một người có thể nói ra được toàn bộ nỗi lòng dữ dội nhất mình mà lại không đủ sức mạnh để yêu thương người khác khi có cơ hội. Họ đem tất cả những ý chí sắt đá đó để làm tổn hại lẫn nhau. Sự bức bách và mâu thuẫn này tác giả Emily tạo nên có phải là một sự cố tình để độc giả tự nhận ra điều đúng đắn cần thực hiện khi một người đứng giữa hai ngả đường, một là ánh sáng, một là bóng tối?

Những phút giây ngọt ngào trong tác phẩm chỉ kéo dài ngang một giờ đồng hồ, còn những đớn đau thì đằng đẵng choán hết cả một đời người. Có một điều đáng nói ở đây, đó là các nhân vật chỉ chạm đến được sự dịu êm của tình yêu ấy ở nơi tận cùng của khổ sở, đi hết trăm vạn những tăm tối u mê để biết gọi tên những sáng trong ngọt ngào. Có lẽ điều này cũng thể hiện lẽ thường rằng khi một kẻ chịu đựng đủ đau thì mới nhận ra đâu là hạnh phúc chân thực, phải lạc lối ngàn lần mới nhận ra đâu là con đường đúng đắn.

Tác giả Emily còn xây dựng các tình huống truyện éo le và đầy mâu thuẫn cho chính các nhân vật. Heathcliff lại căm ghét chính người mà hắn cần phải yêu thương nhất – con trai mình vì thằng bé lại mang đặc điểm của người hắn đay nghiến nhất. Còn Hareton đáng lẽ phải cay nghiệt Heathcliff như kẻ thù vì đã đày đọa gia đình cậu bé thì lại tỏ lòng yêu mến và quy phục hắn hơn cả cha ruột của mình. Các mối quan hệ cũng được giao thoa gần gũi với nhau khi có những đám cưới cận huyết thống giữa anh em họ. Và rồi cặp đôi yêu nhau này lại lấy cặp anh em trai nọ. Mọi sự cứ chồng chéo lên nhau khiến cho tình yêu và thù hận lẫn lộn hết thảy trong một mớ bòng bong. Để rồi sự phức tạp tâm lý của mỗi con người trong truyện hòa cùng với sự nhiễu loạn của các mối quan hệ khiến cho mọi thứ càng trở nên rối rắm, mờ mịt. Người yêu và người ghét là một, người đánh và người đau trùng nhau, người sống và người chết cũng chẳng còn khác biệt. Vậy thì thử hỏi, trong sự hỗn độn ấy thì điều gì là quan trọng nhất? Trong sự nhập nhằng ấy thì điều gì là sáng suốt nhất?

Đồi gió hú là một đỉnh cao của nghệ thuật văn chương với ngôn từ biến đổi linh hoạt và đa dạng. Những màn miêu tả nội tâm phức tạp và phũ phàng, những nhân vật đặc sệt sự cực đoan và tiêu cực đòi hỏi người đọc phải sẵn sàng một tinh thần thép để thưởng thức. Các tình huống được dẫn dắt khéo léo để khơi gợi trí tò mò của độc giả và để đẩy câu truyện lên đến những điểm cao trào, hệt như những cơn sóng xúc cảm điên rồ của các nhân vật.

Phải đi đến cái kết sau cùng của tác phẩm này thì ta biết rằng cuốn sách đã hoàn thiện. Một cái biết không thể chối cãi như khi ta chứng kiến một vòng tròn khép lại trong sự hoàn hảo. Đã nhiều lần trong quá trình đọc, tôi đã định bỏ cuộc. Nhưng rồi lại cố nán lại thêm chút nữa, chút nữa thôi như thể đang tự thuyết phục mình kiên nhẫn trong một cơn nguy kịch. Và quả nhiên, cuốn sách đã đền đáp sự chờ đợi của tôi bằng một điều ngọt ngào – thứ duy nhất thiếu thốn trong tất cả các nội dung bi kịch trước đó. Chính là tình yêu.

8.5/10 là điểm dành cho tác phẩm kinh điển dữ dội này.

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Featured Image: Sadie Pices

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

[THĐP Translation™] Nỗi ám ảnh về sự hoàn hảo của người Nhật có thể đang cản trở khả năng duy trì bền vững

0

exclusive

(880 chữ, 3.5 phút đọc)

Tôi vừa thấy một thứ tuyệt vời trên TV ở Tokyo.  Siêu thị Ito-Yokado, được mệnh danh là  Walmart  của Nhật Bản, đang bán các sản phẩm bị tổn hại nhẹ  với mức giá chiết khấu khủng ở tất cả các cửa hàng của họ.

https:_s3-ap-northeast-1.amazonaws.com_psh-ex-ftnikkei-3937bb4_images_8_3_1_0_7250138-1-eng-GB_0917N-Ito-Yokado
Photo: asia.nikkei.com

Phóng viên cắn vào một quả táo hơi bị nứt  và khẳng định rằng thực ra nó vẫn rất ngon. Đồng nghiệp của cô ấy cũng đã ngạc nhiên hết sức.

Suốt ba mươi năm ở đây, tôi chỉ thấy họ bán các loại trái cây hoàn hảo, tất cả đều được đóng gói gọn gàng. Và khi bạn mua trái cây đóng gói, họ sẽ gói thêm một lượt nữa, và cuối cùng đựng chúng trong một chiếc túi. Người Nhật chú trọng về sự hoàn hảo tới mức điên rồ.

Vậy còn các loại sản phẩm xấu mã hoặc hơi bầm dập thì sao? Một số sẽ được dùng làm nước ép trái cây và thực phẩm chế biến sẵn. Phần còn lại bị vứt bỏ – và bị vứt bỏ rải rác suốt quá trình vận chuyển. Từ người nông dân, hợp tác xã, nhà phân phối, cho đến nhà bán sỉ và bán lẻ đều vứt bỏ các loại hàng hóa bị tổn hại. Nếu không kể đến chuyện người ta  sử dụng kỹ thuật rất tỉ mỉ để bảo vệ các loại hàng hóa quý giá của họ, thì mỗi sản phẩm có thể đến được với thị trường đều thật là một sự kì công.

Với ngành công nghiệp xây dựng cũng vậy. Khách hàng sẽ làm tình làm tội các nhà thầu xây dựng vì những lỗi nhỏ nhặt. Nếu thấy không vừa ý với hoa văn tự nhiên trên một tấm ốp đá, họ sẽ yêu cầu thay thế nó. Những tấm ván gỗ phải được sắp xếp hoàn hảo với nhau. Những tấm chiếu tatami, vốn có thể dùng được trong 10 năm, thường bị vứt bỏ sau chỉ một hoặc hai năm, khi bị ánh sáng mặt trời làm bạc màu lớp cói tự nhiên. Tất cả những thứ này tích tụ lại thành vô khối rác thải không dễ dàng tái chế mà phải đưa vào lò đốt rác.

Một hiện tượng khó có thể tưởng tượng khác là sự gia tăng sử dụng chất khử mùi dạng xịt, chẳng hạn như  các sản phẩm Febreze (một thương hiệu nổi tiếng ở Mỹ chuyên bán các sản phẩm khử mùi, hương thơm). Thanh thiếu niên mua quần áo ở Uniqlo, và xịt chất khử mùi sau mỗi lần mặc chứ không giặt, vì như thế sẽ khiến quần áo trông bớt mới đi. Sau hai hoặc ba lượt như vậy, những bộ quần áo vốn có giá rẻ bèo ấy sẽ bị vứt bỏ. Hiện tượng đũa-dùng-một-lần này  được áp dụng đối với mọi thứ – ngay cả với những chiếc xe hơi!

Uniqlo_640_auto

Cho đến trước cuộc suy thoái gần đây nhất, tại Nhật Bản hầu như không có thị trường xe cũ. Những chiếc xe cũ đơn giản là đã rớt khỏi những lý tưởng về sự hoàn hảo của họ, vì vậy chúng được vận chuyển ra nước ngoài. Phần lớn những  chiếc xe hơi nội địa của Nhật Bản được chuyển đến Trung Quốc, Indonesia, hoặc châu Phi sau một vài năm sử dụng.

Thế nhưng những cuộc suy thoái vẫn luôn có cách để khiến người tiêu dùng trở thành những người ủng hộ bảo vệ môi trường, ngay cả khi đó là những người tiêu dùng kĩ tính ở Nhật Bản. Hiện nay, các cửa hàng xe hơi, trang thiết bị và quần áo đã qua sử dụng  đã xuất hiện trên khắp Nhật Bản. Và nếu bạn là một người Nhật và niềm say mê với những chiếc xe hơi cổ điển hay vintage, sẽ có những đội quân thợ cơ khí để giữ cho chiếc xe trong tình trạng như khi vừa xuất xưởng. Còn những chiếc xe bẩn thì hãy quên đi. Tôi chưa từng thấy một chiếc xe bẩn nào trong suốt bao năm nay.

Còn BYOB (Bring your own bag. Tự mang theo giỏ đi chợ) thì sao? Khái niệm này  gần như chưa được biết đến ở đây, ngoại trừ một vài cửa hàng tạp hóa hữu cơ đã có nhận thức cao hơn về bảo vệ môi trường. Thực tế là hầu hết thực phẩm được mua tại các cửa hàng tiện lợi, nơi khách hàng  tốn tiền vì bao bì chứ không phải thứ được đựng bên trong: một mặt hàng không có gì đặc biệt. Chính bao bì mới là thứ có  giá trị, nhưng cũng chỉ cho đến khi nó bị vứt bỏ –  gần như ngay lập tức.

Nhật Bản đang đạt được những bước tiến dài trong phát triển bền vững với những chiếc xe điện, những chương trình năng lượng tiên tiến và sự tuân thủ các mục tiêu của nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol). Nhưng nỗi ám ảnh về sự hoàn hảo của họ đang cản trở những tiến triển trong hiểu biết cốt lõi nhất, rằng sự hoàn hảo  – xét rốt ráo – thì không thể duy trì.

 

Tác giả: Rick Seireeni

Biên dịch: Hàn Tâm
Hiệu đính: Dương Tùng, Huy Nguyen

Featured image: KuruKuruGorilla

📌 Ủng hộ dịch giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

Marzuz – Tài năng của Indie Việt

2

(1106 chữ, 5 phút đọc)

Hôm nay tôi sẽ kể với các bạn về một cô bé mà đối với tôi thì cô bạn nhỏ này xứng đáng được gọi là một người nghệ sĩ thực thụ. Cô bé tài năng mà tôi muốn nói đến chính là Marzuz. Tên thật của em là Trần My Anh, em sinh năm 2000 và bắt đầu bước chân vào âm nhạc năm 11 tuổi.

Tôi ngưỡng mộ em vì em có thể tìm ra được niềm đam mê của mình ở độ tuổi mà tôi vẫn chỉ biết chạy rong ngoài đường. Tôi ganh tỵ với em vì em được sinh ra trong một lò nghệ thuật. Bố em là nghệ sĩ guitar nổi tiếng, cô của em là Diva Trần Thu Hà. Tôi được biết qua một lần xem chương trình Bữa trưa vui vẻ. Dù bố có cấm cản việc đi theo nghệ thuật nhưng cô bé biết rõ rằng mình yêu nghệ thuật và giờ đây dường như Marzuz đã chứng tỏ được cho mọi người thấy cô thực sự nghiêm túc với đam mê của mình.

Tôi được biết đến Marzuz qua bản cover Em dạo này của Ngọt Band. Và theo tôi được biết thì bản cover này đã nổi tiếng hơn bản chính rất nhiều. Sau đó tôi có lần mò nghe bài Nếu, em ấy có kết hợp với Onion khiến tôi thật sự ấn tượng và muốn tìm hiểu về cô bạn này. Bài nhạc theo tôi cảm nhận được thì có lẽ muốn bày tỏ về sự chênh vênh, hơi ma mị và có phần đánh beat của Onion làm tôi bị ám ảnh.

“Tôi mong manh như giọt sương trên lá buồn
Lá rơi trên mặt đất tôi bước chân
Trái đất cứ quay tròn
Tôi đung đưa, đung đưa
Tôi chóng mặt ngã xuống
Có ai ơi? Một tay đỡ cái thân này giúp tôi
Chẳng còn nước mắt đâu mà ngồi khóc
Trái đất vẫn cứ quay tròn đấy thôi
Ai rơi? Ai rơi?”

Một bầu trời xám xịt, em tự ví mình như giọt sương, lá rơi thì em rơi. Hình ảnh ẩn dụ cho thấy nỗi tuyệt vọng mà chẳng có ai để giúp đỡ, nỗi đau đớn sâu đậm đến chẳng còn có thể khóc được nữa.

Tôi nghe mà yêu em, thương em, cô gái bé bỏng nhưng lại vô cùng mạnh mẽ. Âm nhạc của em mà một mảng màu khác hẳn với nhạc pop hiện thời. Gia đình không cho em theo nghệ thuật, em tự lần mò lại còn để bản thân không bị rơi vào cám dỗ.

Khi em tâm sự rằng: “Mình rất hay bị lạc: lạc đường theo nghĩa đen, hay là cả lạc trong những thế giới khác nhau, trong âm nhạc, và giữa nhiều sự kiếm tìm.” My Anh chia sẻ trong chương trình Gương mặt trẻ: Ngọt & Marzuz năm 2016.

Tôi muốn nói với em một điều rằng: Tất cả chúng ta ai cũng có lúc lạc lối, và lạc lối không phải là cái tội. Đôi lúc lạc lại làm ta tìm ra những con đường mới và thú vị như cái cách mà em đang làm trong âm nhạc của em.

Ngoài những bài hát mang phần u tối, ma mị thì em cũng có những bài rất đỗi bình yên, nhẹ nhàng.

“Anh có muốn chúng ta nắm tay nhau đi trên con đường này
Đường còn xa lắm nhưng em không ngại vì thời gian còn nhiều
Tôi rất muốn chúng ta nắm tay nhau đi suốt con đường này
Ừ đường hơi xa đấy nhưng với anh đây rồi tôi biết chi mệt nhoài.”
Mai – Marzuz

Em hát bằng cả trái tim giống như khi tôi nghe em bằng cả trái tim vậy. Và khi em bối rối, buồn rầu, em stress về vấn đề nào thì em lại hát về vấn đề đó. Sản phẩm gần đây của em là 3 phút.

“My daddy told me it’s hard in the industry
Khó là khi mỗi sáng tỉnh giấc lại thấy ai đã cướp chỗ mình
Khó là khi từng câu viết ra lại cứ phải quan tâm người ta nghĩ gì, còn đâu chỗ đứng?
Còn đâu chỗ đứng?
When i’m only seventeen, trying to do only what i want to

I’m stuck in the growing generation compared to the already-good generation
Mọi thứ cũng chỉ đi theo một quy luật ai hơn ai sẽ được biết sau một ván bài

I don’t wanna play
No no bỏ qua những tính toán
I’m not good at math please don’t make me play”

Bài nhạc có nhiều nghệ thuật chơi chữ, ẩn dụ rất hay và việc kết hợp hai loại ngôn ngữ mượt mà. Theo tôi cảm nhận được thì bài nhạc có phần mỉa mai, hơi cáu giận, lại có phần tự trách móc, sợ bản thân nhỏ tuổi không bằng những người khác. Tuy vậy bài nhạc lại vô cùng trôi chảy và lọt tai. Người ta nói chỉ có nhạc rap mới là âm nhạc được tức giận, mỉa mai, chửi rủa và tâm sự, nhưng sự thật là không. Sự thật là có một Marzuz đã làm được như vậy, lại còn làm rất tốt. Tôi ước gì em biết được em làm tốt cỡ nào và đối với chính em thì em đã có một sự phát triển rõ rệt. Sao mà có thể so sánh với mọi người được cơ chứ? Mỗi người có những tài năng và con đường riêng phải không? So với cuộc thi Vietnam Got Talent năm 2011 chập chững bước đi thì sau 7 năm ròng rã em đã đứng vững, có người ủng hộ nhất định và còn có mảng màu riêng cho mình.

Có thể các bạn chưa nghe người nghệ sĩ này, một số sẽ bật nghe thử, một số sẽ không. Nhưng rồi sau đó khi bắt gặp giọng hát của cô, tôi nghĩ sẽ chẳng ai là không bị cuốn hút nếu là một người mê nhạc Indie.

Marzuz cái tên dường như đã đứng vững trong nền âm nhạc Indie Việt và có lượng người nghe đông đảo. Đó không phải vì em gặp thời, vì những yếu tố bên ngoài tác động mà vì chính em đã có thể tạo ra cho mình một lối đi riêng. Em chọn làm một người nghệ sĩ thực thụ và em đã có những đóng góp lớn lao cho làng văn nghệ Indie Việt Nam nâng thêm tầng cao mới.

Mong những sản phẩm âm nhạc tiếp theo từ em.

Tác giả: Bà Năm

*Featured Image: Marzuz

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

Kinh nghiệm dạy tiếng Việt như ngôn ngữ thứ nhất

(1070 chữ, 4 phút đọc)

Phạm vi bài viết này, không đi vào tranh luận từ chuyên môn đến không chuyên môn một chủ đề được xã hội quan tâm, cải cách cách đánh vần (của ông Đại) và cải cách chữ viết (của ông Hiền). Chỉ xin đưa ra kinh nghiệm của riêng mình về việc dạy chữ quốc ngữ cho con trai mà tôi đỡ đầu cách đây nhiều năm.

Ở ngôn ngữ thứ nhất, hay tiếng mẹ đẻ, tự thân nó là ngôn ngữ mà chúng ta biết nghe và nói trước khi biết đọc và viết. Nên học phát âm hay đánh vần, không thể thay đổi phương ngữ hay đặc trưng vùng miền, từ năm 1975, bằng quyền lực chính trị, sách giáo khoa đã buộc mọi đứa trẻ bất chấp vùng miền và phương ngữ mà chúng có để học theo thứ phương ngữ mà nhà cầm quyền xem là chuẩn mực quốc gia: Giọng Hà Nội; mà đến giờ, chúng ta chưa hề thấy điều đó thành công, bởi sức sống mãnh liệt của phương ngữ là sinh ngữ đời thường, người ta sử dụng nó mỗi ngày để giao tiếp trong cộng đồng của mình.

Mọi tham vọng cải cách ngôn ngữ, thường bắt đầu bằng chữ viết, bởi nó… dễ nhất. Lĩnh vực ngôn ngữ học Việt Nam, rất ít người có tham vọng nghiên cứu từ ngữ âm, ngữ nghĩa, cú pháp, biểu tượng học trong ngôn ngữ v.v. bởi… nó khó. Khó thật sự. Không riêng Việt Nam, ngôn ngữ học thế giới cũng vậy, bước chân vào lĩnh vực này thường là những tài năng lớn và phẩm chất tư duy của họ gần với triết gia. Ở Việt Nam, trừ giáo sư Cao Xuân Hạo, thú thật tôi vẫn chưa đọc được nghiên cứu nào về tiếng Việt ở mức độ sâu sắc và tinh tế.

Mọi cải cách chữ viết đều ngộ nhận một điều, chữ quốc ngữ là thứ chữ ký âm. Ban đầu, đúng là chữ quốc ngữ là thứ chữ ký âm, nhưng với thời gian nó không còn như vậy nữa vì âm tiết luôn thay đổi theo thời gian còn chữ viết thì chết trên văn bản. Trong mọi ngôn ngữ cũng vậy, dần dần viết một đường đọc một nẻo, điều này không quá khó nhận ra nếu ai học tiếng Anh hay tiếng Pháp. Không ai dám yêu cầu sửa cách viết chữ cho đúng với cách đọc hiện nay, nếu làm vậy, người ta sẽ sửa liên tục không có điểm dừng và đến lúc nào đó, người ta tự cắt rời với ký ức tổ tiên không qua văn tự. Thêm nữa, với nhiều người làm giáo dục hiện nay ngộ nhận, viết sai chính tả vì… không phát âm “chuẩn”. Không một vùng miền nào có phát âm đúng với chính tả, điều đó là bất khả bởi, mỗi vùng đều có hiện tượng lẫn âm hoặc dấu; miền Bắc thường lẫn phụ âm môi-lưỡi; miền Trung thường lẫn về dấu thanh; miền Nam thường lẫn về nguyên âm. Cách sửa chính tả không khó, miễn người ta đừng tin vào bất kỳ luật chính tả nào, họ chỉ cần tin vào từ điển là đủ. Tập tra từ điển, như cách thức chúng ta học ngoại ngữ.

Khi dạy tiếng Việt cho con trai của mình, tôi đưa ra ba mục tiêu: Một, bé biết đọc nhanh nhất, vì tôi không có thời gian nhiều ở bên cạnh bé; hai, vốn từ phải ở mức độ trung cấp, nghĩa là hiểu được những từ trừu tượng thường gặp; và ba, phân biệt nguyên âm và phụ âm. Vậy là đủ với một đứa trẻ năm tuổi.

Trái với suy nghĩ nhiều người, tôi dạy con mình đọc-viết như học tiếng Anh, nghĩa là không cần học đánh vần. Chỉ thẳng mặt chữ và đọc nó. Khi đọc quen và thạo, bé tự quen mặt chữ, mỗi chữ gắn liền với hình ảnh cụ thể. Để giúp con mình phân biệt nguyên âm và phụ âm, để bé có thể tự đọc chữ chưa được học, tôi chỉ cần làm việc tách những chữ bé được học ra thành những thành tố nhỏ hơn để bé tự so sánh, như:

BÀ -> B À
BÁC -> B ÁC
BỐ -> B Ố
MÀ -> M À
MẸ -> M Ẹ

Sau đó, tôi ghép ngẫu nhiên phụ âm và nguyên âm lại, như: B-Ẹ, con tôi có thể tự đọc thành BẸ. Từ đó, tôi viết lên bảng những từ có liên quan đến bẹ như: bẹ chuối. Tôi vẽ hình bẹ chuối hoặc dạy con mình gõ từ bẹ chuối lên iPad để bé tự tìm hình ảnh cho nó.

Sau ba tháng hè, con tôi tự đọc hoàn toàn tiếng Việt ở mức độ học sinh tiểu học, vốn liếng từ vừa đa dạng vừa gần gũi. Sau đó, tôi dạy tiếp bảng chữ cái như cách đọc của nhiều thế hệ trước theo vần an-pha-bê, như trách nhiệm với tổ tiên đã sáng tạo nên chữ quốc ngữ. Còn lại, tôi thường xuyên đọc cùng con trai mình những tác phẩm văn học mà tôi tin rằng nó rèn luyện được nhân cách và phẩm hạnh con người. Đến khi bé đủ tuổi vào tiểu học, con tôi biết đọc biết viết như học sinh lớp năm. Về chính tả, tôi vẫn dạy con mình cách tra từ điển hơn là bắt nó phải nghe theo phát âm của mình để viết, vừa nhọc nhằn lỗ tai nó vừa phiền tôi phải uốn éo phát âm của mình.

Dạy tiếng Việt thật ra không quá khó, không cần nhiều đầu óc giáo sư tham gia vào nó như vậy. Muốn biết hiệu quả từng phương pháp, không cần mang học sinh ra thí nghiệm nhiều quá, chỉ cần tách đôi hai lớp, mỗi lớp chừng hai mươi em, mỗi lớp thử nghiệm cách tập đọc và viết theo lối cũ hoặc mới, sau một tháng tôi nghĩ đủ để đánh giá hiệu quả về phương pháp rồi. Mất đến cả chục năm thử nghiệm mà không thể đánh giá về một phương pháp giáo dục thì… tôi nghi ngờ khả năng nghiên cứu khoa học lẫn phương pháp luận của người triển khai chương trình thực nghiệm.

Tác giả: ICiệt Phùng

Minh hoạ: Zing.vn

📌 Ủng hộ Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

“Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”?

0

(1200 chữ, 5 phút đọc)

Tiền đề duy nhất mà mấy “dáo xư” đưa ra để bảo vệ cho đề xuất đem chữ Tàu vô chương trình học phổ thông của mấy ổng là “để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.” Tiền đề này, trước hết, hoàn toàn mù mờ và không thể vững chắc, bởi “sự trong sáng của tiếng Việt” là một khái niệm định tính, không thể cân đo đong đếm, không có chuẩn tắc chung, không thể diễn dịch cụ thể. Hãy thử mổ xẻ nó bằng những câu hỏi sau:

  1. Tiếng Việt “trong sáng” là tiếng Việt thế nào?
  2. Dạy chữ Tàu cho trẻ em là cách duy nhất để tiếng Việt “trong sáng” chăng?
  3. Tiếng Việt sẽ không “trong sáng” khi trẻ con không biết chữ Tàu chăng?
  4. Nếu có cái gì đó gọi là sự “trong sáng” của ngôn ngữ, nó ảnh hưởng tới đời sống quốc dân ra sao, cụ thể là trong các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, chính trị?
  5. Nếu tiếng Việt quả thật đã hết “trong sáng”, nó có phải là vấn đề cực kỳ bức xúc, khiến cho hàng triệu người đói khổ, hàng ngàn người chết mỗi năm như tai nạn giao thông, trực tiếp móc túi người dùng như giá xăng giá điện, làm tài sản quốc dân bốc hơi vì lạm phát… chăng?

Ta trả lời và thấy rằng:

  • Đây không phải vấn đề bức thiết
  • Đây không phải phương pháp tối ưu
  • Đây là một chuyện nhảm nhí

Không cần là người theo thuyết âm mưu, ta cũng có thể đánh hơi được cái gì đó khắm thối khi tự dưng có một ông ất ơ nào đó phán về một chuyện vô thưởng vô phạt như thế trong lúc này, nhưng lại khiến đám đông xã hội phát rồ lên và chia rẽ nhau.

Những từ Hán Việt ta dùng ngày nay, có phải khi đưa trở về nghĩa gốc trong chữ Tàu thì nghĩa của nó sẽ đúng và giúp cho tiếng Việt trong sáng hơn hay không? Cần biết rằng, đa số những từ Hán Việt mà chúng ta sử dụng trong xã hội ngày nay, không phải nhờ chữ Tàu, mà là nhờ những sách Tân Thư của người Nhật!

Hãy thử điểm qua vài từ Hán Việt thông dụng hiện nay:

  • Lãng mạn
  • Cách mạng
  • Kinh tế
  • Chính trị
  • Xã hội
  • Phiêu lưu
  • Độc lập
  • Tổ chức
  • Câu lạc bộ
  • Điện thoại
  • Lập trường
  • Phủ định
  • Trừu tượng
  • Phóng xạ
  • Điện tử
  • Tế bào
  • Phân phối
  • Chủ nghĩa xã hội
  • Công trái
  • Phạm trù
  • Cảm tính

Toàn bộ những từ liệt kê ở trên, và hàng ngàn từ khác tương tự, chính người Tàu cũng thừa nhận và thống kê thành nhiều cuốn, hoàn toàn đéo có nghĩa tương đương trong chữ Tàu xưa. Chúng là tài sản của người Nhật, trong giai đoạn thoát Á dưới thời Thiên Hoàng Minh Trị, đã du nhập của phương Tây rồi sáng chế ra bằng cách phiên âm tiếng Tây (romantic = lãng mạn, club = câu lạc bộ, …) hoặc ghép hai từ đơn để tạo ra khái niệm mới (điện thoại, điện tử, phủ định…) hoặc dùng chữ cũ nhưng với khái niệm hoàn toàn mới (kinh tế , tổ chức <dệt vải>, phiêu lưu <trôi trên nước>, cách mạng, độc lập <đứng một chân> …)

Sau đó, những người China tân tiến là các ông Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu… đã dịch các Tân Thư mà người Nhật dịch của người Tây qua tiếng Tàu, bê nguyên xi các chữ Kanji của người Nhật qua văn bản dịch. Trong giai đoạn năm sáu mươi năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, có hơn 2600 đầu sách Tân Thư của Nhật dịch qua tiếng Tàu, từ sách triết học cho đến sách dạy thổi kèn (harmonica). Thử hỏi lượng từ vựng mới nhiều khủng khiếp đến mức nào? Lúc này, dân Tàu và dân Annam đọc các bản văn nhìn thấy các từ mới này cũng như ngày nay chúng ta đọc sách và nhìn thấy các từ ghi-đông, pê-đan, mu-soa, cooc-sê, ti-vi, ma-nơ-canh, la-va-bô, bê-tông, ra-đi-ô, phá lấu, bạc xỉu, sà rông, cà ri, chà và… hiểu được ý nhưng đâu có cần phải đi học tiếng Pháp hay tiếng Ấn Độ để mà “giữ gìn sự trong sáng” làm quái gì?

Lại nữa, khi các cụ chí sĩ nước ta thời đó như cụ Phan Châu Trinh, cụ Phan Bội Châu, các cụ trong Đông Kinh Nghĩa Thục, cụ Ngô Đình Diệm,… đọc, dịch và phổ biến bằng nhiều cách (thơ, văn, diễn thuyết…) nội dung và khái niệm mới trong sách cho quốc dân trong nước. Việc chuyển ngữ các sách này từ bản dịch tiếng Tàu qua tiếng Việt thì chỉ cần phiên âm Hán Việt các từ vựng mới này mà thôi. Những từ mới này chính là những bước chân đầu tiên giúp dân ta bước tới gần kho báu tri thức Tây phương, nhất là các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, triết học, quân sự, xã hội học, kinh tế học… Hầu như, những gì tiến bộ của cả China và Việt Nam trong thời điểm đó đều là thông qua cánh cửa Nhật ngữ. Và các từ này được sử dụng mãi đến ngày nay.

Ngày nay, những từ vựng gốc Nhật này đã bị bọn dáo xư ngộ nhận là tiếng Tàu. Có khối người thiếu hiểu biết lên báo đã dùng những từ vựng mới này diễn dịch theo nghĩa đen trong các từ đơn và cho rằng người Việt đang dùng sai và phải học tiếng Tàu để dùng cho đúng. Có mà điên!

Như vậy thì, vấn đề này đâu phải cái gì to tát thâm cung bí sử đến nỗi chúng nó không biết mà chúng lại lu loa lên ỏm tỏi, rồi bày trò chia quân xanh quân đỏ chí choé với nhau như rứa?

Hiện nay, quốc dân đang ghét Tàu lắm, khi cho một thằng làm chốt thí nói cái gì đó nghịch nghịch như vầy, đám đông sẽ có chỗ trút giận và quên hết mẹ những vấn đề to tát khác.

Chúng ta là người, không phải chó đàn, đừng nhâu vào cục xương mà người ta quăng ra. Hãy tỉnh thức, người Hồi Ninh Hạ, người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, người Tây Tạng, người Tráng Quảng Tây, dân số hàng trăm triệu và bây giờ bốn dân tộc này cộng lại chỉ còn gần hai mươi triệu, khi nào tới phiên dân Việt?

Dạy chữ Tàu phổ thông có nguy cơ làm con em chúng ta vong bản, nhưng còn xa xôi lắm. Mà hoạ diệt chủng vì những chuyện khác thì đã sát một bên!

Tham khảo

1. ベトナムと日本の文化交流 (Việt Nam và Nhật Bản giao lưu văn hoá) – Vĩnh Sính (Giáo sư Đại học Alberta, Canada)
2. Hiện đại Hán ngữ trung tùng Nhật ngữ tá lai đích từ vị – Vương Lập Đạt
3. Chinese borrowings from the Japanese Language (Những chữ Tàu mượn từ Tiếng Nhật) – Chen Sheng Bao. The Japan Foundation Newsletter, tháng 5 – 1988
4. 中訳日文書目 (Thư mục sách Nhật dịch ra chữ Tàu) – Sanetou Keishu

Tác giả: Hai Le
Edit: THĐP

Photo: Lương Khải Siêu

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

 

Tiếng Việt – Thật thương

0

(900 chữ, 4 phút đọc)

Tinh tế, ý nhị, sâu sắc, đầy cảm hứng – là Tiếng Việt mình đó. Sao ta chỉ muốn học nông cạn? Lại cũng muốn con học nông cạn như mình?

Ngày bé, em có tập thơ dành cho trẻ, bài nào bác gái em cũng bắt học thuộc, thích lắm vì vừa được ngâm thơ vừa luyện giọng yêu yêu. Bác ra vườn cuốc đất, lôi em theo đi mót khoai tây rồi bắt em đọc thơ cho bác nghe. Bài nào không thuộc thì ăn mắng rồi lại được mớm cho nhớ. (Bác em dạy con kiểu quân đội) Cũng có sợ nhưng mà vì thấy yêu con chữ nên em vẫn thích. Em lẽo đẽo tay cầm bao tải, miệng líu lo đọc bài.

Đọc thơ của bác Trần Đăng Khoa, làm sao không thể thấy yêu Góc sân và khoảng trời cho được? Làm sao không thấy gần ông trời, ông trăng, chiếc nắng cành lá? Làm sao mà không thấy cơn gió mát từ bài thơ thổi qua được?

Em không nhắn nhủ ai phải khư khư bảo thủ để giữ “truyền thống”. Bởi cái gì không còn phù hợp nữa, ắt sẽ tự động bị đào thải. Nhưng thứ ngôn ngữ kỳ diệu này, nó không chỉ giúp cha mẹ giao tiếp, mà còn giúp các con rèn rất nhiều đức tính cần có, khơi gợi cho con trái tim biết thổn thức trước cái đẹp tự nhiên, dạy cho con biết yêu. Tài nguyên thì phong phú vô bờ bến, bây giờ còn dễ kiếm hơn ngày xưa. Thơ ca kịch nghệ cái gì mà thiếu đâu. Mà chắc vì dễ nên bớt được trân trọng nhiều phần.

Nhiều ba mẹ theo xu hướng ép con đứng thuyết trình kiểu văn mẫu tiếng Anh rồi up lên khoe loạn xạ đổi lấy vài cái comment khen ngợi. Chả biết các con hiểu được mấy phần lời các con nói ra? Xin đừng đào tạo các con như rô bốt, học học hoc mà chẳng còn biết hiểu biết cảm cái chi.

Nhiều người thành công nhiều tiền mà vẫn đâm đầu tự tử. Vì tâm hồn họ khô khan, họ cần bám víu, đau khổ bế tắc. Các con đâu cần mấy con số nhảy loạn xạ trong tài khoản của ba mẹ? Các con chỉ cần hạnh phúc nơi góc sân ngập mấy vũng nước thôi.

Mình muốn giỏi tiếng Anh tiếng Tàu gì cũng được, nhưng đừng hướng con cũng phải theo mình. Ép con học cho ra bằng này bằng nọ, rồi mắt con đờ đẫn mất hết sự tinh anh.

Ngày con còn ẵm ngửa trên tay, con khóc không nguôi, mẹ vỗ lưng, xoa nhẹ đầu con rồi thủ thỉ “mẹ thương, mẹ thương” là con sẽ thôi nấc. Đó là thứ ngôn ngữ vượt lên sự giao tiếp thông thường, là sự kết nối thiêng liêng tình mẫu tử từ cái gốc rất xưa.

Học chỉ lấy để biết đọc biết nghe thì thật là một cái học nông cạn. Tiếng Việt đã là một phần con mình rồi, mình có cần phải học thêm cái chi mô. Chỉ cần dành thời gian để cảm thụ thôi mà. Bằng cách nào? Nằm cùng con, nghe bài hát “Đưa cơm cho mẹ em đi cày” với chị Lý này, rồi hát theo cùng con, làm sao không kết nối sâu cho được.

Ăn rau thì lấy ngọn. Nhưng muốn trồng rau thì phải lấy gốc.

Chữ tây hay lắm. Nhưng chữ mình là gốc rễ của mình, đừng hắt hủi chữ mình. Khổ cái lối sính ngoại. Con rõ là người Việt, nhưng nghe bài nhạc, bài thơ tiếng Việt lại đơ đơ chẳng cảm được. Rồi lại đi chệch khỏi vẻ đẹp của ngôn ngữ, bài hát bọn trẻ bây giờ viết ra, nếu ngồi lại phân tích, hầu như chỉ thấy sự trống rỗng, vô nghĩa.

Mình ăn gì vào thì mình ị ra cái ấy.

Nhiều bạn chỉ thích nghe nhạc điện tử, bài hát 4 phút thì nhạc dập lỗ tai đến 3 phút, còn lời lẽ còn lại thì kiểu như i need you, you broke my heart… Còn nghe nhạc Việt thì thôi… Chả biết là cái nhạc chi nữa. Chỉ tổ nuôi dưỡng bản ngã và lôi con xa ra khỏi tự tính trong ngần của con, nuôi dưỡng cái tâm tham, tâm sân, cái bám chấp, dẫn đến cái khổ triền miên.

Ngôn ngữ nào cũng rất đẹp. Ba mẹ hãy biết cân bằng đông tây, các con được sinh ra ở đất nước có ngôn ngữ đẹp như thế thì nên dạy con biết trân quý, biết cảm thụ và để con lớn hơn tí nữa thì ái ngữ được chảy qua từ trái tim con. Xin đừng ngăn con trải tình yêu với ngôn ngữ.

Gần đây người ta tranh luận cuốn sách tiếng Việt, bảo rằng con học thế này thế kia mới được. Thương các bạn nhỏ, chưa gì đã bị vô minh của người lớn lu mờ đi vẻ đẹp của sự học. Vậy nên cần lắm sự tỉnh thức của các bậc cha mẹ để nâng đỡ con trên hành trình đầu đời này. Vì người thầy tốt nhất của con vẫn là cái nôi gia đình.

Thương người lớn. Rất rất thương.

Tác giả: The clearest Bleu

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2