28 C
Nha Trang
Thứ tư, 30 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 97

Một Việt Nam đang tự sát trong im lặng

(1279 chữ, 5 phút đọc)

Việt Nam là một dân tộc đang tự sát trong im lặng theo nghĩa đen. Vì sao?

Đã từ lâu chính phủ từ chối đưa ra những số liệu thống kê chính thức về số lượng người Việt Nam tự sát mỗi năm. Việc chính phủ che giấu thông tin về số lượng người tự sát Ying-Yeh Chen, Kevin Chien-Chang Wu, Saman Yousuf và and Paul S. F. Yip vạch ra trong nghiên cứu có tựa đề “Suicide in Asia Opportunities and Challenges”: đơn giản là số liệu hoàn toàn….không được công bố.

1

Đây đó, những số liệu được hé mở về tình trạng tự sát của người Việt Nam được giới chuyên môn đưa ra, nhưng dĩ nhiên, chúng không hề nhận được sự chú ý, phản biện và nghiên cứu kĩ lưỡng. Vào những năm 1990, người ta đã chú ý đặc biệt về tình trạng tự sát của cựu binh từng tham chiến ở Việt Nam (Vietnam veterans) sau chiến tranh. Con số tự sát hết sức giật mình. Theo đó khoảng 50 ngàn cựu binh từng tham chiến ở Việt Nam (Vietnam veterans) đã tự sát sau khi chiến tranh kết thúc.

2

Trong năm 2016, giới chuyên môn vô tình tiết lộ, có khoảng 36 ngàn đến 40 ngàn người Việt Nam tự sát mỗi năm. Đây chắc chắn là một số liệu sẽ bị chính phủ phủ nhận và cố gắng biện hộ chỉ là số liệu của một nhà nghiên cứu Việt Nam đưa ra. Song để chứng minh họ sai, đơn giản nhất là chính phủ cần minh bạch hơn trong việc thừa nhận Tự sát là một vấn nạn trong xã hội hiện nay.

3
http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/suc-khoe-24h/mo-i-nam-40-000-nguo-i-vn-tu-tu-do-tra-m-ca-m-300886.html

Một năm sau đó, vào năm 2017, con số 36 ngàn – 40 ngàn này lại được lặp lại trong bài viết khác. Nguyên nhân của việc hàng chục ngàn người Việt Nam tự sát được QUY GIẢN HOÁ là do các nguyên nhân về tâm thần, trầm cảm. Đây là một lí giải hết sức bề nổi. Kiểu: người ta tự sát là vì….độc tính của thuốc trừ sâu. Cần có những nghiên cứu kĩ hơn về tình trạng tự sát của người Việt Nam.

4
http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac-loai-benh/gan-40000-nguoi-viet-tu-tu-moi-nam-do-tram-cam-365158.html

Trong một quan sát khác, tình trạng tự tử của người Việt Nam rất nghiêm trọng. Tự sát là nguyên nhân thứ 2, đứng sau Tai nạn giao thông đang lấy đi sinh mạng của người Việt Nam. ĐẾN BAO GIỜ chính phủ và xã hội Việt Nam phải thừa nhận đây là một đại dịch thực sự và chú tâm tìm hiểu, phân tích các nguyên nhân ẩn sau đó?

5

Để hình dung về độ khủng khiếp của những con số 36 ngàn – 40 ngàn người tự sát mỗi năm. Chúng ta cần so sánh với Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng về tự sát, số lượng người tự sát mỗi năm ngày càng giảm, thậm chí dưới 30 ngàn trường hợp trong nhiều năm gần đây. Chúng ta chưa vượt Nhật Bản về GDP, nhưng chúng ta đã vượt xa Nhật Bản về năng lực tự sát của công dân.

6

Năm 2017, số lượng người tự sát ở Nhật Bản chỉ còn dưới 15 ngàn người. Trong đó 14693 nam giới tự sát. Số liệu này cho thấy, tự sát ở Việt Nam hiện nay cao gấp đôi so với tự sát ở Nhật Bản cùng thời kì. Tự sát ở Việt Nam không phải là một vấn đề bình thường nữa. Nó là một đại dịch.

7

Trong khi đó, do việc o bế về dữ liệu và thông tin, hoàn toàn vắng bóng những nghiên cứu về tình trạng tự sát của người Việt Nam. Theo thống kê của nhóm tác giả Ying-Yeh Chen, gần như không có những nghiên cứu đầy đủ về vấn đề này. Tất cả là con số 0, 0, 0, 0 tròn trĩnh. Số liệu này là của năm 2012. Hiện giờ lẻ tẻ có một số nghiên cứu ở quy mô nhỏ về tình trạng tự sát trong giới trẻ ở Việt Nam.

8

Những con số về việc TỰ SÁT rất dễ bị xã hội và chính quyền bỏ qua hoặc bị đồng nhất với những cái chết với nguyên nhân khác như TAI NẠN. Việc thừa nhận một thành viên trong gia đình tự sát KHÓ hơn rất nhiều so với việc thừa nhận thành viên đó chết do TAI NẠN thông thường. Điều này đúng với trường hợp của nhiều xã hội khác nhau. Mọi người thường có tâm lý: “người chết thì cũng đã chết rồi”. Chết vì tai nạn thì không ai quan tâm. Chết vì tự sát thì cả gia đình, người thân, trường học, cơ quan đoàn thể liên đới.

Xu hướng tự sát chung của các nước Đông Á – Nam Á là nam giới tự sát nhiều hơn rất nhiều so với nữ giới. Tỉ lệ Nam giới ở Việt Nam tự sát nhiều gấp 3 lần so với tỉ lệ Nữ giới tự sát. Số liệu dựa trên thống kê không đầy đủ của WHO (Tổ chức Sức khoẻ thế giới).

10

Tự sát học đường ở Việt Nam được nhắc đến rất nhiều trên báo chí và các phương tiện truyền thông. Trong một nghiên cứu phỏng vấn sâu trường hợp học sinh cấp 2 ở Cần Thơ, 26,3% học sinh cấp hai được hỏi khẳng định các em có ý định tự sát. Tự sát học đường dĩ nhiên không chỉ là vấn đề của giáo dục. Hệ thống giáo dục là phản ánh nhu cầu và năng lực của một xã hội. Nó là con dao. Còn người cầm dao là xã hội và đặc biệt gia đình. Rất khó chấp nhận một thực tế là bố mẹ Việt Nam đang cầm dao giết con mình.

11

Trong một nghiên cứu về y học xuất bản 2017, những nhà nghiên cứu chỉ ra một xu hướng tự sát nổi trội ở các quốc gia Đông Á/Đông Nam Á như Hàn Quốc và Việt Nam, đó là tình trạng tự sát ở người già. Những người trẻ và những người già trong xã hội Á Đông đang là nhóm chịu nhiều áp lực trong xã hội nhất, dẫn đến việc họ phải tìm đến cái chết. Các post dưới đây chúng tôi sẽ nói kĩ hơn về các nhóm này.

12

Tình trạng tự sát học đường xảy ra liên tiếp, nguyên nhân được báo chí truyền thông nêu ra đó là do nhà trường và cha mẹ “buông lỏng” quản lý học sinh. Chúng tôi khẳng định nguyên nhân này rất không ổn. Trong hầu hết trường hợp học sinh tự tử, chúng tôi nhìn thấy nguyên nhân là do nhà trường và cha mẹ “thắt chặt” quản lý con em một cách thái quá.

13

Đơn cử một trường hợp cho thấy nguyên nhân “gia đình và nhà trường BUÔNG LỎNG quản lý con cái” là một nguyên nhân không hợp lý. Trái lại, việc cha mẹ và nhà trường KHÔNG CHỊU “BUÔNG LỎNG” quản lý con cái mới là nguyên nhân chính dẫn đến việc các em nghĩ đến tự sát. Đọc giữa các dòng thông tin về việc em học sinh ở Hà Tĩnh tự sát tháng 1 năm 2018 vừa rồi, người ta nhận thấy sức ép quản lý khủng khiếp của gia đình đối với một học sinh lớp 7. Bố mẹ em cho rằng mình chỉ “nhắc nhở” em về việc học tập. Em “vui vẻ” đến trường.

14

Tác giả: Nguyễn Phúc Anh
Edit: Triết Học Đường Phố

Featured image: Wiki Commons

Tham khảo


📌 Ủng hộ Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

Có nhất thiết phải sống nhất quán?

0

(1415 chữ, 5.5 phút đọc)

“Làm thế nào tôi có thể hành động nhất quán để giảm thiểu cái ác trên thế giới?”

Mình đọc được một câu hỏi như vậy của tiến sĩ Jordan Peterson – một nhà tâm lý học đương đại, được đăng trên Triết Học Đường Phố. Theo bài viết đó thì việc tìm ra đáp án cho câu hỏi này sẽ đem lại tác dụng tốt cho cuộc sống của đọc giả.

Tuy nhiên theo mình thì câu hỏi đó hơi lủng củng và khó hiểu. Dường như “hành động nhất quán” và “giảm thiểu cái ác” không liên quan mấy đến nhau. Không những vậy, một người cố gắng “hành động nhất quán” có thể đang phạm tội ác với chính mình.

Hầu như ai ai cũng cố gắng hành động nhất quán. Tại sao vậy? Bởi chúng ta sợ bị cười chê. Khi bạn nói câu trước mâu thuẫn với câu sau, bạn bị người khác bắt bẻ. Khi quan điểm hôm nay của bạn khác với hôm qua, bạn có thể bị chế nhạo. Khi hành động của bạn ngày mai khác với hôm nay, người ta mô tả bạn một cách tàn nhẫn: “Hắn đang đốt cháy những cái mà mình đã tôn thờ, và tôn thờ những cái mà mình đã đốt cháy! Hắn, kẻ hai mặt!”

Chúng ta nào có muốn bị coi thường. Hình ảnh bản thân của chúng ta vô cùng quan trọng. Một số người trong chúng ta thậm chí tự sát khi vô tình bị vài người xung quanh coi là ‘kẻ ngốc’. Chẳng hạn, chỉ vì bị bạn bè chê cười về chiếc váy lạ lẫm lần đầu diện tới trường, em nữ sinh nọ có thể viết thư tuyệt mệnh rồi nhảy sông tự tử…

Bất cứ điều gì không thay đổi, điều đó không thật sự sống. Tất cả những gì đang sống đều biến đổi không thôi, tựa như quá trình nở rộ của một đóa hồng. Ban đầu, chưa có hoa – chỉ nhú lên một chồi non. Rồi cái chồi non ấy bừng nở thành đóa hoa rực rỡ. Nhưng, vài ngày sau, bông hoa héo rũ và chết. Những cánh hoa chết héo ấy cũng chẳng giống bông hoa rực rỡ trước đó một chút nào. Liệu có ai gọi đóa hồng đó là “hai mặt”, “không nhất quán” hay không? Không! Đó đơn giản là sự phát triển.

Khi bạn cố gắng sống nhất quán, bạn đã chết hẳn. Sự phát triển bên trong bạn bị ngưng chặn, ứ đọng. Bạn dần biến mình thành một cái xác cứng ngắc. một hình mẫu bất di bất dịch.

Rất nhiều khi chúng ta đã tin rằng quan niệm của mình hoàn toàn đúng. Chúng ta đứng lên chống lại cả thế giới để bảo vệ niềm tin ấy. Thế rồi, một ngày, với những thông tin mới thu thập được, ta nhận ra có gì đó sai sai. Điều ta đấu tranh cho bằng tất cả sinh lực giờ đây lại không đúng nữa.

Chuyện kể, cuối thế kỷ 20 xuất hiện một giáo phái nọ. Họ tin rằng năm 2.000 sẽ là năm chấm dứt sự tồn tại của nhân loại. Thế giới sẽ diệt vong vào thời khắc đầu tiên của Thiên niên kỷ mới. Vào lúc ấy, Chúa Trời vén mây hiện ra, phán xử tất cả những kẻ đã từng sinh ra trên cõi đời này. Không hiểu vì lý do gì nhưng họ tin chắc rằng sau khi phán xử, Chúa sẽ ban thưởng rồi đưa họ lên Thiên Đàng, nơi đó họ có thể thoát ly hết đau khổ trần gian. Họ bỏ gia đình, công việc, bất chấp mọi lời khuyên can, chụp lên mình những chiếc áo choàng kỳ quặc và cùng nhau đợi giây phút tận thế được nhắc tới trong sách Khải Huyền.

Đồng hồ chậm rãi điểm, tích tắc, tích tắc… Sắp đến 0 giờ. Họ nắm tay nhau: Thế giới sắp diệt vong rồi! Và họ hân hoan vô cùng. Rồi, đồng hồ điểm 0 giờ. Họ nín thở. Chuông đồng hồ vang lên. Một khoảng yên lặng rất dài. Không có gì xảy ra cả. Một con chim đói ăn bay ngang nền trời đêm, buông vào sự tịch lặng ấy hai tiếng kêu quang quác và mất hút, biến toàn bộ sự chờ đợi của nhóm người cuồng tín thành bức tranh biếm họa tức cười. Hoang mang cực độ, họ cố tiếp tục ngóng trông. Khi chuông đồng hổ điểm 1 giờ sáng, những tiếng xì xào bắt râm ran: “Phải chăng chúng ta đã bị lừa?” Họ nghĩ?

Vị giáo chủ nắm được tình hình. Ông ta ngay lập tức đứng bật dậy, quay mặt về phía các tín đồ, dang rộng hai tay, hô lớn: “Chúa vừa nhắn với tôi, qua tiếng chim kêu ban nãy, rằng ngài gần thời gian để chuẩn bị cho một sự phán xử mãnh liệt và hà khắc hơn. Hãy chờ đợi. Chúa sẽ ban phước lành cho những ai đã đến đây ngày hôm nay bằng một vé miễn phí lên Thiên Đường sau khi chết.”

Như người chết đuối vớ được cọc, tất cả những môn đồ đều đồng thanh hưởng ứng lời sấm truyền của vị giáo chủ. Ngày hôm sau, khi được giới truyền thông phỏng vấn, họ cùng nhau khẳng định chắc nịch rằng: “Chúa sẽ đến vào một ngày khác, và chúng tôi vẫn đúng!” Vì sao vậy? Họ lỡ làm điều ngu ngốc, và họ sợ bị chê cười, nên họ cần nhất quán. Sự nhất quán cứu vãn thể diện của họ, tất nhiên, trong mắt họ mà thôi. Ngay từ đầu, người ta đã cười họ rồi.

Vấn đề là sau đó, họ còn phục vụ giáo phái một cách nhiệt tình hơn hẳn trước khi bị “hớ”. Họ chẳng muốn tin rằng họ đã sai, nên quyết định tiếp tục sống trong ngốc nghếch.

Có biết bao nhiêu người cá tính, biết bao nhà cách mạng, hiền nhân, ngôi sao giải trí… vướng vào cái bẫy này. Bạn xăm tên một ai đó lên cơ thể để thể hiện tình yêu, nhưng rồi bất ngờ người ấy bỏ đi, bạn chỉ biết nói rằng mình “không có gì hối hận vì đã yêu hết mình.” Thực tế, bạn nên hối hận chút ít. Điều bạn cần rút ra là lần sau, đừng xăm bất cứ tên ai lên cơ thể. Cuộc sống quá mênh mông để khẳng định chắc chắn về tính cách của bất cứ ai và sự chính xác của bất cứ điều gì. Các nhà cách mạng còn khốn khổ hơn: Đôi lúc họ cống hiến cả đời cho một sự nghiệp mà chỉ khi về già, họ mới nhận ra nó hoàn toàn rỗng tuếch, nhưng quá xấu hổ để thừa nhận nó. Thậm chí, họ tiếp tục giết người để uốn nắn xã hội cho vừa với khuôn mẫu lỗi mốt của mình, bởi không dám đối diện thực tế. Trên bề mặt lý trí, họ sẽ tiếp tục cho rằng mình đúng, nhưng thẳm sâu bên trong, họ thấy có cái gì đó không ổn, và chúng chỉ hiện ra về đêm, trong những giấc mơ não nùng của họ.

Chúng ta không cần cố gắng sống nhất quán, nhưng nếu có thể, hãy sống trung thực với bản thân mình. Nếu sai, hãy sửa – không phải vì sự đàm tiếu của người đời, mà vì sự trưởng thành tự thân. Nếu họ cười, hãy cứ để họ cười. Sự phát triển và trưởng thành của chúng ta quan trọng hơn những tiếng cười đó. Không cần nổi nóng, dù với người khác hay với chính mình. Nếu đã từng ngốc nghếch, hãy học ra bài học để tránh nỗi lầm lần sau. Nếu làm gì đó không đúng đắn, hãy xin lỗi và cho mình cơ hội làm mới lại. Đôi khi có những sai lầm mà ta không thể sửa chữa được – thì đơn giản vui lòng chấp nhận nó trong sự trưởng thành và mạnh mẽ.

Cố gắng hành động nhất quán sẽ biến chúng ta từ một kẻ ngốc thành một kẻ siêu ngốc. Nhưng sự trung thực với bản thân lại mang cho chúng ta cơ hội để sửa chữa và học hỏi. Ta có thể giả vờ với xã hội, đôi khi; chỉ cần đừng giả vờ với chính mình.

Tác giả: Quang Vũ

Ảnh minh họa: Free-Photos

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

Tâm sự của người muốn từ bỏ thuốc lá

4

(1304 chữ, 5.5 phút đọc)

Tôi từng ngông cuồng sử dụng từ ngữ thô lỗ để viết ra một bài viết giải thích nguyên do tại sao tôi lại thích hút thuốc lá. Đó là bởi nếu không còn muốn đốt thuốc, tôi nghĩ mình sẽ trở thành một kẻ muốn đốt toàn thể thế giới này.

Hôm trước có cậu bạn mời tôi điếu thuốc, tôi từ chối mỉm cười lắc đầu. Hiểu được ý nên cậu ta tiếp lời: “Lại bỏ thuốc à.” Thoáng đầu tôi hơi ngần ngại vì biết cậu ý mỉa mai đùa cợt. Nhưng khi lấy lại được bình tĩnh, tôi đáp: “Bỏ được điếu nào hay điếu đó thôi.”

Hiện tại tôi đã không còn muốn đốt thuốc, nhưng tôi cũng không còn muốn đốt thế giới. Tất nhiên đây không phải là lần đầu tôi tự làm khó khi trói chặt tôi vào trong những kỉ cương phép tắc nghiêm ngặt do chính tôi tạo ra. Bao nhiêu lần tôi bày vẽ từ bỏ thuốc lá là bấy nhiêu lần thất bại. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn trân trọng ý chí của tôi vì chưa bao giờ bỏ cuộc.

Có một lý do mạnh mẽ đang thúc đẩy trong tôi đầy khao khát đối với ý chí muốn từ bỏ thuốc lá. Trước khi dấn thân vào con đường sương khói của những điếu thuốc, tôi thừa hiểu nó chính là kẻ thù đang mai danh ẩn tính trong bóng đêm. Chúng rình rập và nhìn ngó tôi mỗi ngày mỗi giờ. Sẽ đến lúc chúng xuất hiện trong những thời điểm thích hợp để đánh vào phổi tôi những đón chí mạng. Chúng cưỡng bách và uy hiếp cả những người bên cạnh tôi.

Những người kể lể với tôi về những tác hại nguy khốn của nó, họ tưởng tôi khờ khạo đến nỗi không biết hút thuốc lá có thể gây ra cái chết từ từ sao? Họ rất khôn ngoan và thông minh, họ biết tất cả tác hại từ thuốc lá nhưng chỉ trừ một điều họ không biết. Đó là việc từ bỏ thuốc lá là một điều rất khó khăn. Hoặc họ cũng biết, nhưng họ chưa bao giờ đặt vị trí mình vào người khác để nhìn nhận vấn đề.

Với những người cùng có một niềm đam mê thuốc lá, con đường đến với làn hương khói quê hương là rất dễ dàng, nhưng để từ bỏ nó ra đi thì lại rất gian nan. Thường thì người ta bắt đầu hút thuốc vào giai đoạn trưởng thành. Sự tò mò và ý chí muốn thể hiện bản thân ở vào độ tuổi này đã luôn mời mọc những đứa trẻ vị thành niên tự hào trong hành động châm lửa, hít một hơi thật sâu và nhả từng làn khói trắng. Tôi nhớ bất kỳ thằng con trai nào hút thuốc hồi ấy đối với tôi đều trông cực ngầu. Ở cái tuổi đua đòi thích thể hiện, thuốc lá là chiếc áo choàng hợp mốt thời trang nhất mà bất cứ đứa nào đủ can đảm có thể mặc nó lên mình. Mặc lên rồi chúng muốn mặc mãi dù đã muốn cởi ra.

Cũng có người tìm đến thuốc lá trong cơn say nửa mê nửa tỉnh trước cuộc đời. Họ quá cô đơn và chỉ còn biết bầu bạn với thuốc lá. Bao nhiêu anh em ngồi đốt thuốc chém gió mà tôi từng trò chuyện, ai cũng giãi bày tâm sự dường như y hệt nhau. Ai đó rồi cũng từ từ bỏ ta mà đi, chỉ có mấy điếu thuốc này là chung thủy. Lúc ta vui, ta buồn, ta đau khổ hay tuyệt vọng, lúc khó khăn khốn khó, bao giờ cũng là thuốc lá một lòng chung thủy sắt son. Đời ta cô đơn đến thế mà thiếu nó nữa thì còn biết bầu bạn với ai.

Tất nhiên là khi ta yêu quý điều gì đó, ta vẫn luôn biết cách để bảo vệ chúng. Hướng nó đến cái lý tưởng nhất trong trái tim ta, mặc dù ta biết đó chỉ là ý chí của riêng ta. Và chính vì nó là ý chí nên khi ý chí ta thay đổi thì mọi lý tưởng cũng vẫn sẽ phải thay đổi.

Tất cả ý chí trong tôi đều đang quy phục và gấp lại theo tôi. Tôi muốn từ bỏ thuốc lá và chính những điếu thuốc giờ đây cũng đang trở nên dịu dàng hơn với tôi. Nó không có ý cưỡng bách và thôi thúc tôi tìm đến nó nữa. Nhất là trong màn đêm tịch liêu của những giây phút bầu bạn cùng ánh trăng, linh hồn tôi đã không còn nghe thấy tiếng chào mời, không một âm thanh nào thuốc lá cất tiếng gọi tên tôi. Tôi thực muốn quỳ gối sùng bái tạ ơn nó nghìn lần.

Nhưng bạn tôi, đứa đang cố nhiên phán đoán những giá trị trong việc thuốc lá lại nhìn tôi với ánh mắt mỉa mai và dè chừng về tính kiên trì của tôi. Cậu ta chỉ đang phóng chiếu ý chí của cậu vào tôi. Cậu nghĩ rằng tôi chỉ đang làm trò lố bịch, làm trò cười cho thiên hạ. Cậu ta với ý chí gắn kết lâu dài với những điếu thuốc không tin rằng tôi có thể vượt qua được. Những điếu thuốc sẽ lôi cuốn tôi, hơi khói quê nhà sẽ kéo dẫn tôi về những góc nhỏ thân quen. Ý chí kiên cường của tôi rồi sẽ vỡ tan. Tôi sẽ không bao giờ từ bỏ được thuốc lá, vậy nên hãy dẹp ngay đi cái ý định xa xỉ đó và thôi làm trò bộ tịch. Cậu ta chỉ muốn tôi nhận lấy điếu thuốc từ cậu, hít một hơi rồi chúng ta tiếp tục câu chuyện.

Được thôi, có thể ý chí cường lực của tôi có thể kém tệ, có thể tôi sẽ không thể từ bỏ nó, tôi rồi sẽ còn đốt lửa châm lên những điếu thuốc, rít khói thả vào không trung vào một ngày mà nỗi nhớ quá da diết khiến tôi không thể ngăn nổi bước chân mình. Tôi biết nó rồi vẫn còn sẽ đuổi theo tôi trên khắp các con đường lối nhỏ, trong đêm tối lẫn cả ánh sáng, nó muốn tôi thấu hiểu nó chính là những lề thói mà tôi không thể nào rũ bỏ được.

Làm sao có chuyện ấy được, làm sao mình có thể sống thiếu nó? Tôi đã tự hỏi chính mình như thế. Cái gì đó đã thuyết phục khiến tôi phải vâng phục để rời xa người bạn của tôi bấy lâu nay? Cái gì đó đã bước đến tận trái tim tôi, tận cội rễ của trái tim rồi nói lời ngon ngọt để tôi quên đi ánh mắt yêu thương trìu mến của những điếu thuốc, ôm ấp nói lời chào tạm biệt nó để bước chân đi trên một con đường mới mà tôi biết nó sẽ quanh co khúc khuỷu.

Tôi vẫn còn rất nhớ những điều xưa kia mà thuốc lá đã dạy cho tôi khi muốn cố trốn chạy nó. Tôi rồi sẽ lại phải quay về ngã vào lòng nó. Cuộc đời này rồi sẽ làm vỡ tung trái tim tôi và tôi sẽ chỉ biết cách tìm về bên những điếu thuốc để xin một chút hơi nóng sưởi ấm hồi sinh. Tôi biết, tôi biết hết tất cả những điều đó, nhưng vẫn phải lên đường nói lời tạ từ với nó.

Chào tạm biệt những điếu thuốc lá tôi yêu, tạm biệt hương khói quê nhà. Cứ đi dù biết sẽ có khi gặp lại.

Tác giả: Ni Chi

*Featured Image: markusspiske 

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

Cái nhìn khoa học về tuyến tùng (pineal gland)

0

(1440 chữ, 6 phút đọc)

Định nghĩa

Tuyến tùng hoặc thể tùng (pineal gland) được định nghĩa là một tuyến nội tiết nhỏ nằm trong não của các loài động vật có xương sống, ở vùng biểu mô, gần trung tâm não bộ, giữa hai bán cầu và được giấu kín trong một cái rãnh, nơi mà hai mảnh của đồi thị (thalamus) gặp nhau. René Descartes, một trong những triết gia lớn của thế giới, gọi tuyến tùng là “the principal seat of the soul” (tạm dịch: tòa ngự trung tâm của linh hồn). Tuyến tùng sản xuất melatonin, một loại hormone mang nguồn gốc serotonin có khả năng điều chỉnh nhịp thức, ngủ theo chu kỳ sinh học và các mùa trong năm.

Pineal Gland Location
Vị trí của tuyến tùng trong não bộ con người

Tức là bằng một cách thức khó tưởng tượng (sẽ được trình bày trong bài viết sắp tới), tuyến tùng tiếp nhận các thông tin bên ngoài rồi cho ra một lượng melatonin nhất định mà nó tin rằng sẽ can thiệp đúng đắn lên giấc ngủ của chúng ta để phù hợp với điều kiện sinh học cũng như tự nhiên (trong và ngoài cơ thể). Tóm lại, tuyến tùng đóng góp một vai trò tốt đẹp. Tuy nhiên, chừng đó có phải là tất cả hay chưa?

Động vật có xương sống

Không phải bất kỳ một loài động vật có xương sống nào cũng sở hữu tuyến tùng nhưng dù sao đi nữa thì cũng có một cái gì đó liên quan. Điển hình như trường hợp của hagfish (lươn nhầy), một lớp cá nguyên thủy có hình dáng giống với những con lươn, chúng mang trong mình một cấu trúc tương đương thể tùng. Ngoài ra, ở một vài trường hợp khác, các loài đã vô tình đánh mất tuyến tùng trong quá trình tiến hóa.

Hagfish
Hagfish

Tại sao lại là động vật có xương sống? Đơn giản. Hãy nhìn xem động vật có xương sống (bao gồm cả nhân loại) đã làm được những gì trên hành tinh xinh đẹp này.

Không phải dạng vừa trong não bộ con người

Tuyến tùng được đặt tên dựa theo diện mạo của nó, giống với một quả tùng (hình nón thông), màu xám đỏ và có kích thước từ 5 đến 8 mm (đạt tối đa khi chúng ta 2 tuổi). Tuy nhiên, thật đáng kinh ngạc khi tuyến nội tiết nhỏ bé này được cung cấp bảo trợ thần kinh đầy đủ, thậm chí còn sở hữu lưu lượng máu rất đỗi dồi dào (chỉ đứng sau thận). Tôi cho rằng đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Những giá trị to lớn

Hãy bắt đầu từ melatonin. Nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng loại hormone này có tác dụng quan trọng trong việc điều chỉnh nhịp thức, ngủ, chống oxy hóa mạnh mẽ, giảm nguy cơ bị thoái hóa thần kinh và duy trì một cuộc sống bình thường cho các chức năng sinh lý khác, bao gồm cả việc ức chế sự phát triển tình dục ở trẻ em. Điều này càng được minh chứng rõ ràng hơn khi rất nhiều trường hợp dậy thì sớm trên thế giới có liên quan mật thiết đến các khối u lành tính của tuyến tùng.

Ngoài ra, tuyến tùng còn ảnh hưởng đến sự bài tiết tuyến yên, sự trao đổi glucose trong máu và sự hoạt động của một số loại chất như cocaine hay fluoxetine (còn gọi là prozac, thuốc chống trầm cảm).

Tóm lại, so với phần định nghĩa ban đầu, tuyến tùng đang mang lại rất nhiều lợi ích không đơn giản. Vậy, điều gì đã khiến cho chúng ta (hầu hết) lãng quên sự tồn tại của nó?

Vôi hóa và những khối u lành tính

Xin nhắc lại một lần nữa, tuyến tùng sở hữu lưu lượng máu rất đỗi dồi dào (chỉ đứng sau thận) và chúng được cung cấp bởi động mạch não sau. Điều này có nghĩa là máu sẽ được lưu thông trực tiếp tới tuyến tùng mà không cần đi qua hàng rào máu não, một lớp phòng ngự kiên cố ngăn chặn các phần tử nhất định (virus, tế bào miễn dịch,…) xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Cuối cùng, trong số các “tài nguyên” đi theo dòng máu, tuyến tùng đặc biệt ưa thích florua (fluoride), canxi (calcium), phốt-pho (phosphorus) và clorua (chloride). Theo một cuộc nghiên cứu được trường đại học Surrey (Anh quốc) công bố vào năm 1997, mô mềm của tuyến tùng ở người trưởng thành chứa florua nhiều hơn bất kỳ một mô nào khác trong cơ thể. Vậy thì sao?

Bạn phải hiểu rằng florua và clorua đóng vai trò chủ chốt trong việc ức chế các enzyme, thay đổi chức năng của tuyến tùng theo chiều hướng tiêu cực để rồi tạo điều kiện thuận lợi cho canxi và phốt-pho tích tụ lâu ngày thực hiện quá trình vôi hóa. Kết quả là hầu hết những người trưởng thành đều có một cục canxi nằm sâu trong não bộ, thứ có thể dễ dàng được nhìn thấy khi đi chụp X quang. Vâng, đó chính là tuyến tùng bị vôi hóa.

Pineal Gland of a 44-year-old Man
Ảnh chụp X quang của một người đàn ông 44 tuổi với tuyến tùng bị vôi hóa

Nguyên nhân: Hàm lượng florua và clorua trong nguồn nước sinh hoạt hằng ngày của đại đa số con người chúng ta đang vượt ngưỡng cho phép còn chế độ ăn uống thì không hợp lý với quá nhiều canxi lẫn phốt-pho. Đó là còn chưa kể đến một vài thứ nữa tưởng chừng như không thể nào thiếu sót trong đời sống ngày nay, điển hình là kem đánh răng (chứa florua).

Một vấn đề không kém phần nghiêm trọng mà tuyến tùng gặp phải đó là những khối u được hình thành theo nhiều cách khác nhau. Xét về mặt mô học, những khối u này giống hệt với căn bệnh ung thư biểu mô buồng trứng thường gặp ở nữ giới (chỉ sau ung thư cổ tử cung). Tuy nhiên, vì chúng không gây hại trực tiếp đến tính mạng con người nên đã bị ngành y học hiện thời liệt vào danh sách “những khối u lành tính.” Tức là chẳng đáng quan tâm.

Tôi nghĩ rằng chính cái tư tưởng này đã khiến cho chúng ta (hầu hết) lãng quên sự tồn tại của tuyến tùng. Chẳng mấy ai quan tâm đến hàm lượng florua và clorua trong nước sinh hoạt. Chẳng mấy ai nhìn nhận lại chế độ ăn uống hiện nay có thật sự chuẩn mực hay chưa khi hàng tá người vẫn đi đến bệnh viện mỗi ngày. Chẳng mấy ai thắc mắc về cục canxi trong não. Chẳng mấy ai hồ nghi về những khối u lành tính trong hộp sọ. Tại sao? Vì nó (tuyến tùng) “chẳng đáng quan tâm.”

Tôi xin phép được đặt một dấu chấm hỏi và nêu ra vài nhận định cá nhân trước khi kết thúc bài viết này.

Liệu tuyến tùng có thật sự “chẳng đáng quan tâm”?

Bản thân tôi hoàn toàn đồng ý với những “thuyết âm mưu” (có cơ sở) về tuyến tùng vì chúng tương đồng với giả thuyết mà tôi đưa ra trong một bài viết mang tên “Cỗ máy thời gian, giấc ngủ và những chuyến phiêu lưu kỳ thú. Nào là “con mắt thứ 3”. Nào là “ăng ten tâm hồn”. Tôi sẽ để dành tất cả cho bài viết kế tiếp như một cách bày tỏ lòng tôn trọng với tiêu đề do chính mình đặt ra: Cái nhìn khoa học về tuyến tùng.

Tuy nhiên, dù chỉ là khoa học, tôi vẫn tìm ra được điểm chung hoàn hảo giữa quan điểm cá nhân và sự tồn tại của tuyến tùng. Trong bài viết “Cỗ máy thời gian, giấc ngủ và những chuyến phiêu lưu kỳ thú”, tôi cho rằng con người có thể thông qua việc nâng cao sức khỏe thể xác lẫn tinh thần để kiểm soát linh hồn, điều khiển giấc ngủ, du hành thời gian cũng như làm vài việc vĩ đại hơn nữa. Còn đây là nhắc lại phần định nghĩa: Tuyến tùng sản xuất melatonin, một loại hormone mang nguồn gốc serotonin có khả năng điều chỉnh nhịp thức, ngủ theo chu kỳ sinh học và các mùa trong năm.

Chờ nhé?

Tác giả: Võ Trọng Gia
Tân Uyên, ngày 17 tháng 9 năm 2018

Featured image: Anatomy in a nutshell : a treatise on human anatomy in its relation to osteopathy

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

[Điểm sách] Tình yêu cuộc sống, Jack London – Đọc để thấu hiểu khát khao được sống

0

(1800 chữ, 7.5 phút đọc)

Sẽ là một sự thiếu sót khi bạn không dừng lại ghé chân vào khu vườn sống mãnh liệt trong cuốn sách Tình yêu cuộc sống nếu trước kia bạn đã từng trầm trồ tán dương khúc nhạc tự do cất vang trong tác phẩm Tiếng gọi nơi của hoang dã của nhà văn nổi tiếng người Mỹ Jack London.

Đó không phải là một cuốn tiểu thuyết, cũng chẳng là một câu truyện dài, nó chỉ vẻn vẹn trong vài ba trang giấy nhưng đã xuất sắc đóng trọn vai diễn của mình, để những độc giả không ai có thể rời khỏi vị trí mà không tự nhận về cho mình vài bài học đáng giá. Hãy đọc nó để tự soi chiếu linh hồn mình với đôi cánh bay của tư tưởng còn bị buộc chặt vào những cái chết và sự chán chê đời sống.

Jack London đã khéo léo trình diễn những khó khăn của nhân vật chính trong truyện, một con người bị lạc sắp chết đói đang cố bò lết tìm kiếm cho mình một lối thoát trước tất cả nỗi sợ hãi. Đó là một cuộc đấu tranh sinh tồn nghe ra thì mộc mạc đơn giản nhưng lại ẩn giấu sự khốc liệt phía bên trong.

Câu chuyện miêu tả hai gã đi tìm vàng ở Bắc Cực nhưng có vẻ đã bị lạc đường. Nhân vật chính trong truyên bị bỏ lại bởi một người cùng đi là Bill. Mở màn là nỗi sợ đơn độc giữa thiên nhiên cùng bóng tối, trong cái lạnh giá của tuyết trắng, từ việc ôm ấp những thỏi vàng rồi khi rũ bỏ hết tất cả chúng đi vì sự kiệt quệ, cái đói hành hạ bụng dạ cồn cào. Họ không còn chút sức lực nào để tiếp tục đi, trong giờ phút đấu tranh cho sự sinh tồn.

“Sự sống là thế ư? Một sự hão huyền và thoảng qua. Chỉ có sống là đau đớn mà thôi. Chết thì chẳng đau gì hết. Chết là ngủ. Có nghĩa là thôi, là nghỉ ngơi. Thế thì tại sao gã lại không bằng lòng thế?”

Nhưng đỉnh điểm của câu chuyện đã phản bội tất cả tâm trí gã khi một con sói xuất hiện với mầm mống bệnh tật trong người. Cả con người và con sói đều đang kề cận lưỡi dao tử thần, chính lúc đó gã nhận ra cả gã và con sói đều đang muốn chiến đấu đến cùng để dành quyền được sống. Tâm trí gã coi nhẹ cái chết, nhưng bản năng gã vẫn đang cố gồng mình. Miêu tả một cách sống động và sâu sắc khi đặt con người và con vật vào tình huống gay cấn.

“Gã ngắm đống xương đã lóc sạch thịt và nhẵn bóng, với sinh bào hồng hồng bên trong còn chưa chết hẳn. Liệu có khả năng, gã cũng có thể như thế trước khi ngày tàn không! Suốt đêm, gã nghe thấy tiếng ho của con sói ốm và thỉnh thoảng, tiếng quang quác của bày tuần lộc non. Xung quanh gã đều có sự sống, sự sống cường tráng, rất sinh động và tốt lành, và gã biết con sói ốm bám theo con người ốm với hy vọng là con người chết trước. Sáng dậy, mở mắt ra, gã thấy nó đứng lom khom, đuôi cụp giữa hai chân như một con chó khốn khổ, thiểu não. Nó run cầm cập trong làn gió sớm lạnh giá và nhe răng cười buồn nản khi con người nói với nó bằng một giọng không hơn gì tiếng thì thầm khàn khàn.”

Trong con người gã, cái chết đã đến từ tuổi thanh xuân, nhưng một sự khát khao sống đến muộn phải chăng mới là một tình yêu cuộc sống lâu dài. Gã chưa bao giờ trông thấy một tình yêu cuộc sống nào ngọt ngào đến vậy. Điều gì khiến gã ích kỷ muốn giữ lại chúng trước một con sói cũng đang khát khao được sống. Con sói vẫn đang chờ đợi lão chết trước để xơi gã nhưng nó quá yếu ớt.

“Cữ thu muộn vẫn còn, rồi gã tiếp tục bò rồi lại ngất xỉu, loanh quanh luẩn quẩn hoài, và con sói ốm vẫn ho hắng và khụt khịt sau gót gã. Đầu gối gã đã trầy cả thịt như bàn chân gã, và mặc dầu gã đã cởi áo sơ mi làm đệm gót cho đầu gối, gã vẫn để lại đằng sau một vệt đỏ trên rêu và đá. Một lần, ngoái nhìn lại, gã thấy con sói thèm thuồng liếm vệt máu của gã, và gã hình dung đậm nét cái kết thúc của mình có thể như thế nào…trừ phi gã xơi tái được con sói. Thế rồi bắt đầu một tấn bi kịch để tồn tại, khốc liệt chưa từng thấy một người ốm phải bò lết, một con sói ốm tập tà tập tễnh, hai sinh vật kéo lê thân xác hấp hối qua cảnh hoang sơ, và bên nọ rình cướp sự sống của bên kia.”

Khát vọng sống đột ngột vồ chụp lấy gã, có lẽ giờ đây gã đã học được tình yêu cuộc sống, học yêu thương trái đất. Gã hiểu rằng trước đây mình nói lời khinh miệt sự sống là bởi mình còn chưa chín chắn. Tình yêu cuộc sống còn chưa chín mùi vì thiếu sự trưởng thành. Cho đến khi gã đặt chân lên con đường để về lại lòng đất, gã nhận ra khát vọng sống từ trước đến đây đã bước đi quá chậm chạp trong gã. Đây không phải là một cái chết tự nguyện, cái chết không đến với gã vì gã muốn chết. Sự sống của gã đang bị treo cổ dưới sợi dây mỏng manh, bên cạnh một con sói cũng đang tàn hơi kiệt lực. Gã không muốn nhường nhịn sự sống của mình, nhất là cho một con sói mà gã trông nom nó thật gớm ghiếc.

“Giá nó là một con sói khỏe mạnh, thì hẳn con người cũng chả xem vấn đề hệ trọng đến thế đâu, nhưng nghĩ đến việc phải làm mồi cho dạ dày của cái vật ghê tởm và gần như chết rồi này, gã chẳng ưng chút nào.”

Cả cơ thể gã quằn lên đau đớn như đang cất tiếng phản bội lại sự sống trong gã. Gã không thể tiếp tục bước đi được nữa. Bây giờ gã chỉ còn có thể bò lết đi bằng bốn chân. Gã đau đớn đến nổi chẳng còn cảm giác đau. Mọi giác quan trong gã mệt mỏi ngủ quên.

Jack London khéo léo chiếu rọi hào quang cuối con đường hầm khi vẽ ra con tàu đi lạc trước mắt kẻ sắp chết. Chỉ cần giữ mình trong vùng an toàn trước cái dạ dày của con sói bệnh và tiến gần đến được con tàu, đó là cơ hội duy nhất sống sót của gã.

“Hôm ấy, gã giảm được ba dặm khoảng cách giữa gã và con tàu, hôm sau được hai dặm, vì bây giờ gã cũng bò như Bill đã từng bò, và đến hết ngày thứ năm con tàu vẫn còn cách độ bảy dặm và gã thì thậm chí mỗi ngày không vượt nổi một dặm. Gã chỉ còn cách con tàu có bốn dặm nhưng gã biết mình không thể bò nổi nửa dặm.”

Nhưng con người ấy đã trông thấy được sắc đỏ của hoàng hôn cháy hồng mặt đất như một chân lý mà gã chỉ vừa mới nhận ra trong gang tấc.

Cuộc sống này đầy rẫy những con người đang tự nhận mình là kẻ dư thừa vô tích sự, luôn chán ghét sự sống bởi chẳng biết mình sinh ra trên mặt đất trần gian này để làm gì. Những người đã tự gán cho cái chết một tầm quan trọng. Họ luôn nhớ về cái chết như một tấm lá bùa hộ mệnh, luôn vun đắp chờ đợi cho một cái chết hoàn hảo, cái chết trở thành một lời hứa hẹn đáng trân quý, họ đang chuẩn bị chờ đợi để được chết. Nói đến cái chết nhẹ tựa như lông hồng, Jack London đã mỉa mai những con người đó thế nào đây?

“Con sói đang huy động hết sức tàn trong một cố gắng để cắm ngập chiếc răng vào miếng mồi đã chờ đợi bao lâu. Nhưng con người đã đợi sẵn từ lâu và bàn tay nát bươm nắm lấy hàm nó. Trong khi con sói vật lộn yếu ớt và bàn tay bóp lại một cách yếu ớt, thì bàn tay kia từ từ trườn quan thành một gọng kìm. Năm phút sau, cả trọng lượng của con người đè lên con sói. Hai bàn tay không đủ sức để bóp ngẹt con sói nhưng mặt con người áp sát vào họng con sói và mồm con người đầy những lông.”

Sự kiên trì của con sói thật ghê gớm. Sự kiên trì của con người cũng ghê gớm không kém. Khát khao được sống là bản năng của tất cả con người. Vậy mà kẻ nào đã ngu ngốc vứt bỏ?

Gã đã từng nghĩ mình quá già cỗi để nhìn nhận cái chết một cách bình thản, từ lâu gã đã nghĩ đến những vòng hoa tàn úa treo trên bia mộ cuộc đời, một cái chết chẳng có gì là ghê gớm. Vậy mà giờ đây trong tâm trí của một con người vừa trốn thoát khỏi lưỡi dao tử thần là một khát khao được sống quá mãnh liệt.

Kết thúc truyện, một sự sống lại vừa được tái sinh. Cho đến khi được cứu thoát bởi con tàu gã đã trông thấy, gã vẫn bị ám ảnh bởi cái đói và dự trữ thức ăn đến nỗi “Giường được lót bằng bánh quy khô, đệm được nhồi bằng bánh quy khô, mọi xó xỉnh ngóc ngách đều lèn đầy bánh quy khô. Tuy nhiên, gã không loạn trí. Gã lo đề phòng một nạn đói khác có thể xảy ra-có thế thôi.”

Vâng, một con người sắp chết đói và một con sói cũng sắp chết đói, cả hai đều muốn sống….Tôi chẳng có ý gì cả, chỉ là muốn bạn được đọc một câu chuyện hay. Còn tôi, kẻ đang muốn giới thiệu câu chuyện hấp dẫn này đến bạn cũng vừa trông thấy được điều gì đó.

Tác giả: Ni Chi

*Featured Image: LongJohnson

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

Càng đi tìm tự do ta càng dễ đánh mất nó?

5

(796 chữ, 3.5 phút đọc)

Trên con đường tìm kiếm tự do, tôi đã gặp được rất nhiều đồng minh bằng hữu cũng đang cùng bước chung. Tôi trông thấy họ dừng chân thưởng ngoạn một dòng sông, ngắm nhìn những bông hoa nở rộ. Họ nói về những vùng đất mới trong những đêm nằm ngủ ven đường, đốt lửa sưởi ấm đêm sương. Họ kể say sưa tất cả cái thú vui của một đời sống xa rời xã hội, nơi mà họ đã quá chán chường. Kiếp sống của một kẻ lang thang quẳng hết trách nhiệm đời sống, họ nghĩ đó là tự do.

Chính tự thân tôi cũng đã từng ảo tưởng mình đang sống tự do. Tôi không phải vướng bận vào ai, tôi không để tiếng nói đám đông vang dội bên tai tôi mỗi ngày, không còn bị giam hãm bên cạnh đời sống xã hội bởi những gánh nặng trách nhiệm và danh vọng. Tôi tìm kiếm tự do trong tiếng nói đơn độc mình ta với thiên nhiên, tỏ vẻ chán ghét và khinh bỉ đồng loại của mình, nói lời kiêu ngạo trong đời sống của xã hội loài người. Tôi nghĩ mình đã sai, tôi sai khi để tư tưởng lầm lạc ấy khai sinh ra những ngộ nhận mình đang sống tự do.

Khi tôi tách lìa đời sống này, đó chỉ là khi tôi chạy trốn. Nếu tôi muốn bước đi trên con đường của tự do, tôi cần tự hỏi chính mình có đủ sức lực để bước đi không? Đó không thể là một sự chạy trốn tìm vào tiếng nói cô đơn. Tôi phải là một bánh xe tự xoay động giữa đời sống, nhưng vẫn giữ cho mình được sự siêu việt. Làm thế nào để đời sống này xoay vần quanh tôi chứ không phải chạy trốn tất cả để thoát khỏi kiếp nạn xoay vần quanh đời sống? Có bao nhiêu người nuôi tư tưởng lớn được sống kiếp tự do nhưng lại hành động trốn tránh?

Chúng ta bảo mình muốn sống tự do, nhưng thế nào là tự do khi tôi chỉ vừa đang thoát khỏi một cái giếng này để dời sang một cái giếng khác chật chội không kém. Tệ hại nhất cho tôi là kiếp sống nô lệ mà thậm chí còn không biết mình đang là nô lệ, trớ trêu thay vẫn đang mộng tưởng mình là kẻ tự do.

Chẳng khác nào một tội nhân đang bị nhốt trong ngục và tên quản ngục. Tên quản ngục đi lui đi tới bên cạnh những song sắt mỗi ngày, ảo tưởng mình đang được tự do. Nhưng khác gì tên tù nhân ngồi ngay bên cạnh, cả hai gã đều đang nấp chung dưới một góc tối, không kẻ nào được sưởi ấm dưới ánh sáng mặt trời. Đó là sự tội nghiệp của một tên tù nhân còn không biết mình là tù nhân.

Tự do là gì? Tôi có thực sự tự do khi vẫn cảm nhận rõ rệt nỗi đau khổ từ đám đông bởi những ánh mắt miệt thị, vẫn cảm giác mình là kẻ cô đơn lạc lõng giữa đời sống, không một ai hiểu mình, bơ vơ khi không ai có cùng chung tiếng nói với mình. Tôi vẫn đang nhìn vào đời sống bằng những khoảng không trống rỗng và lạnh lẽo. Tôi vẫn còn quá hèn yếu. Một người tự do không thể là người đau khổ vì cô đơn giá lạnh. Một người tự do không thể là kẻ chán nản vì nỗi cô đơn.

Phải chăng tự do không thể đến khi tôi vây hãm quanh cái ngã của mình quá nhiều điều cao đại. Tôi không thể nhìn về tự do bằng một cái nhìn khinh bỉ cuộc đời, khinh bỉ những gì thân thuộc đã từng gắn bó cùng tôi. Ý chí tự do không thể là ý chí muốn vượt bỏ đời sống, mà phải lấy yêu lấy nó, yêu tha thiết nồng nàn cho dù nó bất hảo trong tôi?

Phải chăng tự do là khi ta chọn sự tù túng là phần số dành cho mình và vui chơi nô đùa cùng chúng, tựa như một vì sao long lanh soi sáng trong đêm tối. Kẻ nào không biết sống chung với ngục tù, kẻ đó làm sao biết được đâu là tự do?

Phải chăng muốn có được tự do, tôi cần phải học cách vượt bỏ chính sự tự do mình đang tôn thờ? Và phải chăng tôi đang dần nhận ra, kẻ nào càng nhắc đến tự do thì kẻ đó càng không có nó, càng đi tìm tự do thì kẻ đó càng dễ đánh mất nó?

Tác giả: Ni Chi

*Featured Image: Free-Photos

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

[Bài dịch] Thông báo (notification) là một sản phẩm gây nghiện dành cho người sử dụng công nghệ

3

(1156 chữ, 4.5 phút đọc)

Hiếm có phát minh nào gây sức ảnh hưởng lớn tới mối quan hệ của nhân loại với công nghệ như những thông báo. Trước đây, hầu hết chúng ta do dự khi quyết định muốn sử dụng và giao tiếp với công nghệ. Vậy mà hiện tại, công nghệ gần như đang chi phối sự quyết định của chúng ta.

Có thể bạn đổ lỗi cho công nghệ, nhưng cần phải lưu ý ngay rằng công nghệ không phải là mấu chốt của vấn đề — mà là ở cái cách chúng ta sử dụng nó. Suy cho cùng, không phải tất cả các loại thông báo đều đã được tạo ra như nhau. Để hiểu rõ hơn về quá trình tiến hóa từ tiện dụng cho tới phiền phức này, chúng ta cần nhìn lại quá khứ của nó.

Vào năm 1971, kỹ sư máy tính Raymond Tomlinson ở tiểu bang Massachusetts đảm trách một công việc khó nhằn mà sau sẽ trở thành nền tảng quan trọng cho nền văn hóa kỹ thuật số. Trong khi làm việc cho dự án ARPANET, tức là phiên bản đầu tiên của internet được tài trợ nghiên cứu bởi chính phủ Hoa Kỳ, Raymond Tomlinson tìm ra một phương thức giúp những người sử dụng internet gửi tin nhắn cho nhau. Trước khi có sáng kiến của anh, tin nhắn chỉ có thể gửi từ những người có tài khoản trên cùng một máy tính. Tất cả đã thay đổi khi Raymond Tomlinson bổ sung ký tự @ huyền thoại. Sự sáng tạo tinh tế này cho phép phân biệt danh tính người nhận tin nhắn dù nhiều người cùng sử dụng chung một máy tính.

Một trong những người đầu tiên sử dụng hệ thống mới này đã mô tả nó như một “cú hack tuyệt đỉnh”. Cú hack tuyệt đỉnh đã khiến email chiếm tới 75% lưu lượng internet những ngày sơ khai đó.

Email thống trị dẫn tới sự ra đời Giao thức truyền thư đơn giản (SMTP), thứ mà nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn toàn cầu cho việc gửi và nhận email. Đáng kinh ngạc là SMTP có thể thông báo ngay khi có ai đó gửi thư cho bạn. Tuy nhiên, hiếm người dùng tính năng này bởi vì đâu ai trực tuyến suốt vào thời điểm đó.

Cho tới khi những chiếc điện thoại thông minh đầu tiên bán ra thị trường.

Năm 2003, RIM trở thành công ty đầu tiên thương mại hóa thành công thông báo đẩy (push notification) trong sản phẩm dành cho người dùng cuối của mình. Đó chính là chiếc điện thoại BlackBerry huyền thoại, thế hệ điện thoại thông minh đầu tiên với khả năng lập tức thông báo cho người dùng khi họ nhận được email mới. Đây là tính năng hữu ích khiến giới doanh nhân cực kỳ ưa chuộng điện thoại BlackBerry.

Các công ty đối thủ của RIM nhanh chóng nhận ra sức hút ghê gớm của kiểu thông báo đẩy này trong việc tạo ra một thiết bị mà con người không thể tách rời.

Năm 2008, sau khi tham khảo ý kiến từ cộng đồng phát triển, Apple tung ra tính năng tương tự dưới tên là Dịch vụ thông báo đẩy của Apple (APNS). Đây là mảnh ghép quan trọng nhất đã thay đổi toàn bộ cấu trúc hệ điều hành di động kể từ khi iPhone ra đời.

Những thông báo đẩy trở thành phần không thể tách rời của điện thoại thông minh. Biểu tượng cái chuông xuất hiện ở khắp nơi: từ hệ điều hành cho tới ứng dụng, và tất nhiên cả trên các trang web.

Qua thời gian, biểu tượng cái chuông dần được dùng để truyền tải ý nghĩa đơn giản: Có một thứ gì đó mới cho bạn.

Bạn. Bạn. Bạn.

Khái niệm “mới” ở trên tương tự như một thứ cocktail gây nghiện trong lịch sử làng công nghệ. Không mấy ngạc nhiên khi người dùng cực thích tính năng này.

Mọi người chìm vào dòng chảy vô tận của thông tin.

Ngày nay, rất nhiều trang web yêu cầu chúng ta cho quyền “quấy phá” chính chúng ta với nội dung từ họ. Số lượng thông tin khổng lồ tiếp nhận hằng ngày đầy choáng ngợp lẫn thất vọng. Nhưng đó không phải là lỗi của những công ty đã tạo ra thông báo đẩy. Người ta có quyền nói không cơ mà.

Chưa hết, một kiểu thông báo mới lại gia nhập cuộc chơi.

Khi chiến trường tranh giành sự chú ý trở nên khốc liệt, những ông lớn bắt đầu áp dụng chiến thuật nhằm tăng sự thu hút cho nền tảng của họ. Loại thông báo này rất phi lý, tôi cho rằng đó không phải là thông báo vì chúng vô nghĩa và không liên quan tới bạn. Còn nhớ khi Facebook thông báo bạn của bạn vừa đạt 200,000 điểm trên Candy Crush hoặc bạn của bạn vừa like hình thần tượng của họ chứ? Hỏi thật ai quan tâm?

Cái chuông đưa chúng ta vào một vòng lặp không lối thoát.

Thông báo đã và đang trở thành cái móc tinh vi níu kéo chúng ta. Giới thiết kế và phát triển sản phẩm được dạy để tạo ra những sản phẩm gây nghiện trong khi nhiều nhà hoạt động đang kiên trì đấu tranh với các công ty rằng nên tạo ra những sản phẩm tôn trọng thời gian của nhân loại.

Ánh sáng hi vọng cuối đường hầm là khi người ta nhận ra những thông báo ồn ào và phiền phức như thế nào, ly cocktail gây nghiện sẽ tự mất hiệu quả của nó.

Trong truyện ngụ ngôn Chú bé chăn cừu nói dối, chú bé đã nhiều lần lừa dân làng tin rằng chó sói đang tấn công bầy cừu. Cuối cùng khi chó sói thật xuất hiện, cậu la lên nhưng chẳng ai nghe. Kết cuộc những con cừu đã gặp chuyện gì chắc không cần phải bàn.

Chúng ta sẽ bỏ qua cái chuông luôn rung giống như chúng ta bỏ qua cậu bé chăn cừu xấu tính nọ. Chống lại thông báo sẽ giúp chúng ta bớt xao nhãng mà dành thời gian tạo ra giá trị bản thân nhiều hơn. Thông báo là một công cụ mạnh mẽ để thu hút người quan tâm trong thời hạn ngắn, nhưng về lâu dài sẽ gây phản tác dụng.

Thời gian sẽ trả lời. Và chắc chắn sắp tới đây chúng ta lại nghe tiếng bíp từ thông báo nào đó hiện lên trên màn hình (giả dụ như bạn không sử dụng chế độ rung hoặc im lặng).

Tác giả: Adrian Zumbrunnen

Biên dịch: Cerox

Image: cigdemhizal/DigitalVision Vectors/Getty Images

📌 Ủng hộ Cerox và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

Cuộc trò chuyện giữa tâm hồn và tri thức

3
(1087 chữ, 4 phút đọc)

Tâm hồn: Tại sao những người tri thức các anh lúc nào cũng tỏ vẻ mình hiểu biết, tự nhận định rồi thiết lập mọi sự. Đứng trước chúng tôi, các anh bao giờ cũng treo bảng đừng lên tiếng nếu không thể giải trình bằng kiến thức. Nhưng khổ nỗi kiến thức các anh muốn trưng diện phải là thứ dài lê thê tràng giang đại hải trong sách báo.

Tri thức: Bởi kiến thức đó mới chính là nguồn thông tin đáng tin cậy.

Tâm hồn: Phải có những sự việc diễn ra trong đời sống mà sách báo không thể dạy cho anh được. Tôi nói thế là bởi tôi nhìn thấy những người tri thức các anh đôi khi rất kiêu ngạo, các anh luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt thăm dò. Chẳng lẽ đám đông sống bằng tâm hồn, bán mặt cho đất bán lưng cho trời như chúng tôi đều ngu đần hết sao? Chúng tôi cũng đã học được điều hay ho từ một hòn đá, một cái cây, một bông hoa, như những nhà tri thức các anh học được từ mấy quyển sách. Chúng tôi cũng đang cố gắng tường tận khuôn mặt cuộc đời bằng cảm nhận của trái tim. Cuộc sống mà các anh đang nói bằng tri thức liệu có khác những gì mà tâm hồn chúng tôi đang muốn cất tiếng gọi tên? Chúng ta có thật sự khác nhau khi nói về cuộc sống này?

Tri thức: Tôi không nói với anh về những khác biệt. Mục đích của chúng ta đều cùng chung một cõi. Dù anh bước đến đời sống bằng tri thức hay tâm hồn, thì chúng ta cũng chỉ đang cùng nhìn về cái tôi trong mỗi chúng ta.

Tâm hồn: Nhưng anh chỉ đang nhìn vào nó bằng những kiến thức vay mượn. Chúng ta đã có thể cùng đi bên cạnh nhau nếu anh không quá đề cao chúng. Tự trong thân anh vẫn nghĩ rằng chúng ta là hai không thể là một. Anh vẫn thường nhếch mép cười mỉa những đứa sống bằng tâm hồn như chúng tôi chỉ tổ làm rách việc. Bằng chứng là anh dẹp bỏ đi tất cả cảm xúc mình, kìm nén chặt những cảm xúc anh có bằng phương pháp khoa học được xây dựng trên lý trí kiến thức. Tốt thôi, anh đã thành công. Và giờ đây những bậc tri thức các anh vẫn thường xem mấy đứa chúng tôi không còn đủ tư cách để đi vào trong cái ngã. Anh cho rằng chúng tôi rồi sẽ lụi dần và ngã quỵ khi còn chưa đến đích.

Tri thức: Anh vẫn nghĩ rằng mình có thể chạm vào ánh sáng đó bằng giọng nói, dáng điệu, nụ cười, nước mắt, những cảm xúc dở khóc dở cười của anh sao?

Tâm hồn: Nhưng không có nghĩa anh xem những nỗ lực của chúng tôi là trò chơi trẻ con. Tôi tự nhận đôi khi tôi nhìn cuộc sống này bằng đôi mắt nửa mê nửa tỉnh. Đôi khi tôi sợ màn sương trắng mong manh che khuyết đi tất cả sự thật, nhưng cũng chính nhờ chiếc bóng mơ màng đã giăng nhẹ một lớp sương ban mai vào lòng tôi, chúng tôi dường như được thiên phú những cảm quan tinh tế, chúng tôi có sức mạnh tình yêu, có thể sống nồng nhiệt trong phần số mình. Còn các anh, phải chăng các anh chỉ đang mập mờ giữa những khái niệm trừu tượng mà các anh đã từng đọc được đâu đó. Tri thức mang lại cho anh sự hiểu biết, nhưng tri thức đôi khi cũng đánh cắp đi sự sống tràn đầy mật ngọt.

Tri thức: Còn hơn là phải nhuốm mình trong trong mớ hỗn loạn… Đó là một đời sống cay đắng.

Tâm hồn: Anh vẫn nghĩ rằng đứng bên ngoài cuộc đời với hai bàn tay sạch sẽ cùng những lý tưởng hóa cuộc đời anh, nó thực sự cao cả hơn đời sống của những con người chơi đùa với hạnh phúc và đau khổ như chúng tôi? Nhưng anh liệu có quên đi sự tồn tại của những người có thể bị rớt sâu vào hố thẳm tuyệt vọng vẫn cố gắng sống không hèn hạ tầm thường, vẫn thấy mình trong sạch thiêng liêng giữa ánh sáng vô thường dù cho đã kinh qua bao nhiêu cuộc bể dâu. Những người chẳng bao giờ luôn miệng rao giảng đạo đức nhưng nhân cách gã thì không ai từng bàn cãi. Tất nhiên cũng còn đó những bậc thánh hiền tài đức vẹn toàn, tâm hồn tri thức chín lạng mười cân, ở đây tôi không nói đến họ.

Tri thức: Nếu nhắc tên cuộc đời bằng lý trí đạo đức thì tôi quả đã sống một đời không hề biết hổ thẹn. Chúng tôi đã sống một cuộc đời nỗ lực cố gắng phụng sự cho ánh sáng và công bằng, đó là một cuộc đời trong sạch.

Tâm hồn: Nhưng đó vẫn chỉ là một sự gượng ép. Tự thân đức hạnh trong anh phải tỏa sáng như một vầng hào quang chứ không phải anh dùng đèn pin chiếu sáng vào nó. Tôi không biết liệu anh đã bao giờ tự hỏi con người được tạo dựng ra để làm gì? Họ được tạo ra để sống và lập trình như con người đã và đang tạo ra những con rô-bốt? Anh nghĩ áo quần may ra để mặc hay con người được tạo ra là chỉ để mặc cho đẹp vừa thứ áo quần ấy? Con người có được tạo ra để ăn ngủ làm việc điều độ khoa học đầy đủ chất dinh dưỡng, tạo ra để học triết lý này công thức toán học kia? Là con người quyết định đời sống hay đời sống đang nắm giữ khả năng giật dây con người?

Tri thức: Đó là lý do tại sao chúng tôi phải đọc nhiều kiến thức. Chỉ có kiến thức mới đủ khả năng trả lời mấy câu hỏi vớ vẩn của anh.

Tâm hồn: Vậy cả cuộc đời tri thức các anh miệt mài đưa ra những giả thuyết, rồi lao vào tìm dẫn chứng để chứng minh, anh có thể dùng tri thức của anh giải thích cho tôi, tâm hồn tạo ra tri thức hay chính tri thức các anh mới tạo ra tâm hồn?

Tác giả: Ni Chi

Featured Image: asmuSe 

[THĐP Translation™] Cần sa, whisky, và trí tuệ nhân tạo A.I — 5 điểm nổi bật từ cuộc phỏng vấn tỷ phú Elon Musk trên Joe Rogan Experience

0

exclusive

(1658 chữ, 6.5 phút đọc)

(Joe Rogan Experience là một chương trình phỏng vấn được thực hiện bởi Joe Rogan: diễn viên hài, nhà bình luận thể thao và người dẫn chương trình truyền hình. Channel Youtube của anh hiện đang có hơn 3.4 triệu lượt đăng ký.)

Trong episode cột mốc của một trong những podcast phổ biến nhất trên thế giới, CEO của Tesla và SpaceX là Elon Musk xuất hiện trên Joe Rogan Experience, một cuộc trò chuyện kéo dài hai tiếng rưỡi về các chủ đề từ hoạt động của công nghệ kết nối máy tính trực tiếp vào não bộ con người (neural-link) cho đến sự khác biệt giữa joint và blunt (cần sa).

Musk, người gần đây đã đưa ra các tuyên bố thể hiện mong muốn tư nhân hóa công ty Tesla, là một trong những khách mời được yêu cầu nhiều nhất trước giờ theo Rogan, người dẫn chương trình đã mặc chiếc áo sơ mi màu hồng (không giống anh như mọi khi lắm) cho dịp này, đã mời khách một ly whisky đá và một điếu blunt (cần sa) to đùng đoạn giữa chương trình.

“Hút một tí không?” Rogan hỏi. “Có lẽ anh không thể hút vì [sẽ ảnh hưởng đến] các cổ đông, đúng không?”

“Ta nói, nó hợp pháp mà, đúng không?” Musk xác nhận trước khi hút một hơi.

“Hoàn toàn hợp pháp.” Rogan xác định.

https://youtu.be/6DasnKpMyQ8

Cuộc phỏng vấn diễn ra vào tối thứ Năm. Vào sáng thứ Sáu, cổ phiếu của Tesla đã giảm khoảng 6% và hai giám đốc điều hành đã từ chức khỏi công ty, mặc dù không rõ cuộc phỏng vấn Musk đóng vai trò gì trong việc từ chức đó.

Cuộc thảo luận đã kéo dài khoảng hai tiếng rưỡi, bao gồm các chủ đề như tương lai của (trí thông minh nhân tạo) A.I (phát âm: ây-ai), biến đổi khí hậu, súng phun lửa, xe thể thao, thiết kế cho máy bay điện và thông báo sắp tới về những đột phá trong công nghệ neural-link (kết nối máy tính trực tiếp vào não bộ con người).

Dưới đây là một vài điểm nổi bật từ một trong những chương buổi nói chuyện đáng nhớ nhất của Rogan.

1. Mối nguy hiểm chính của A.I là con người vũ khí hóa nó, và sử dụng nó để chống lại nhau

Musk từ lâu đã cảnh báo về những nguy hiểm từ A.I. Vào tháng ba năm nay, ông đã phát biểu tại hội nghị Công nghệ South by Southwest rằng A.I nguy hiểm hơn nhiều so với vũ khí hạt nhân và chính phủ nên đặt ra những quy định cho sự phát triển A.I.

“Thường thì tôi không phải là người thích ủng hộ những quy định và giám sát—nói chung là tôi nghĩ người ta nên giảm bớt những thứ đó—nhưng đây là trường hợp có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho người dân,” Musk nói.

Nhưng mối nguy hiểm chính, theo Musk, không phải là A.I quay lưng lại với con người.

“Điều phức tạp ở đây là người ta sẽ bị lôi cuốn vào việc sử dụng A.I như một vũ khí,” Musk nói. “Nguy hiểm là khi con người sử dụng trí tuệ nhân tạo đó để chống lại nhau.”

Musk thêm vào một phần khác của podcast, “Tôi đã cố gắng thuyết phục mọi người chậm lại, làm chậm lại A.I, kiểm soát A.I,” Musk nói. “Nhưng vô ích. Tôi đã nói nhiều năm rồi. Không ai lắng nghe.”

“Nghe như cảnh trong một bộ phim về robots sẽ giành quyền kiểm soát, anh khiến tôi sợ chết khiếp rồi đây này,” Rogan nói. “Không ai lắng nghe,” Musk nói.

2. Musk dự định sẽ sớm tiết lộ một bước tiến lớn trong công nghệ Neuralink

Nếu bạn không thể đánh bại A.I, hãy gia nhập nó.

Đó lý lẽ cơ bản của Musk để trả lời câu hỏi tại sao kịch bản tốt nhất cho A.I trong tương lai là tìm cách để con người kết nhập với máy móc. Có thể nói, chuyện đó đã xảy ra: Điện thoại thông minh có thể được xem là phần mở rộng của chính chúng ta.

Nhưng mối quan hệ này với A.I bị một vấn đề về băng thông.

“Bạn chỉ không thể giao tiếp bằng ngón tay, nó quá chậm,” Musk nói.

Mục tiêu là cải thiện đáng kể kênh giao tiếp giữa bản thể sinh học và kỹ thuật số của chúng ta, có thể đạt được thông qua công nghệ neural-link, giúp chúng ta kiểm soát sự tiến hóa của cả nhân loại và A.I về lâu dài.

“Từ một góc độ hiện sinh về lâu dài, đó là mục đích của liên kết thần kinh, là tạo ra một giao diện băng thông cao tới não sao cho chúng ta có thể cộng sinh với A.I,” Musk nói. “Bởi vì chúng ta có vấn đề về băng thông—bạn chỉ không thể giao tiếp bằng ngón tay, nó quá chậm.”

Rogan hỏi về tình trạng hiện tại của công nghệ Neuralink.

“Tôi nghĩ chúng tôi sẽ có một điều thú vị để thông báo trong vài tháng tới, ít nhất là cũng tốt hơn gấp 10 lần so với bất cứ thứ gì khác, có lẽ tốt hơn bất cứ ai nghĩ là có thể,” Musk nói.

Không muốn nói thêm về các chi tiết quá sớm, Musk đưa ra một tầm nhìn dài hạn chung về công nghệ: công nghệ bổ sung thêm một lớp nhận thức thứ ba nhân tạo vào não – một “A.I. mở rộng bản thân”—có tác dụng trong mối quan hệ cộng sinh với vỏ não và hệ thống chi. Anh ấy tiếp tục:

“Đó có thể là một kết quả khá tích cực cho tương lai. Nó sẽ cho phép bất cứ ai muốn có nhận thức siêu phàm. Bất cứ ai muốn nó. Đây không phải là vấn đề về quyền lực sức mạnh bởi vì quyền lực sức mạnh của bạn sẽ lớn hơn nhiều sau khi bạn có nó, vì vậy, bất cứ ai muốn đều có thể làm điều đó, theo lý thuyết. Đó là lý thuyết. Và nếu đúng như vậy, và giả sử hàng tỷ người làm điều đó, thì kết quả sẽ là tổng ý chí của con người. Tổng số hàng tỷ ước muốn của mọi người cho tương lai.”

3. Con người đang chơi một “trò chơi điên rồ” với hành tinh

Musk nói rằng việc sử dụng xe điện sớm hơn nên là một ưu tiên trong sự thay đổi hướng tới năng lượng bền vững hơn.

“Chúng ta thực sự đang chơi một trò chơi điên rồ với bầu không khí và đại dương. Chúng ta đang đào một lượng carbon khổng lồ từ dưới lòng đất sâu và đặt nó vào không khí, điều này thật điên rồ. Chúng ta không nên làm điều này. Nó rất nguy hiểm. Chúng ta nên thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng bền vững. Rõ ràng chúng ta sẽ hết dầu trong tương lai. Chỉ có một lượng dầu hữu hạn để chúng ta khai thác và đốt cháy, chúng ta cần phải có một cơ sở hạ tầng năng lượng và giao thông năng lượng bền vững về dài hạn. Chúng ta biết việc khai thác như vậy rồi sẽ hết. Vậy tại sao chúng ta làm điều điên rồ này, chúng ta lấy hàng nghìn tỷ tấn carbon từ dưới lòng đất và cho nó vào khí quyển và đại dương. Đây là một thí nghiệm điên rồ. Một thí nghiệm ngu ngốc nhất trong lịch sử nhân loại. Tại sao chúng ta lại làm việc này? Thật là điên rồ.”

4. Hình ảnh trực tuyến là một hình chiếu nhân dạng

Các nền tảng trực tuyến thành công nhất, Musk nói, là những nền tảng cộng hưởng với hệ thống limbic của chúng ta hệ thống limbic là một phần của bộ não chủ yếu điều khiển cảm xúc, kích thích và trí nhớ. Những hệ thống này, ví như truyền thông xã hội, đại diện cho một phần ngày càng tăng của tổng số trí thông minh của xã hội.

“Hãy tưởng tượng tất cả những thứ đó, tất cả những gì ở trong não của chúng ta, có tất cả những thứ chúng ta thích, ghét và sợ hãi, tất cả đều ở trên internet,” Musk nói. “Đó là một sự phóng chiếu của hệ thống limbic của chúng ta.”

5. Khi A.I. trở nên nguy hiểm, khi đó sẽ quá trễ để điều chỉnh nó

Phải mất nhiều năm vận động, lập ra quy chế và thực hiện nó trước khi chính phủ bắt đầu điều chỉnh một ngành công nghiệp, Musk nói. Ví dụ việc sử dụng luật cài dây an toàn trong ngành công nghiệp ô tô, anh ghi chú rằng phải mất một thập kỷ trước khi các luật lệ đó được đưa ra áp dụng trong thực tế.

“Khung thời gian này không thể áp dụng với trí tuệ nhân tạo A.I,” Musk nói. “Bạn không thể [điều chỉnh kiếm soát nó] 10 năm kể từ thời điểm nguy hiểm. Nó quá trễ.”

Tuy nhiên, mỗi người đều có thể đưa ra tiên đoán cá nhân về điều gì xảy ra khi A.I đạt tới điểm không thể quay lại, hay cái còn được gọi là singularity, điểm hội tụ.

“Rất khó dự đoán, giống như lỗ đen, chuyện gì xảy ra bên kia chân trời sự kiện. Khi thần đèn chui ra khỏi đèn, điều gì sẽ xảy ra? […] Có thể rất khủng khiếp, và cũng có thể rất tuyệt vời. Không rõ ràng. Nhưng chắc chắn là: Chúng ta sẽ không thể kiểm soát nó.”

Nguồn: Stephen Johnson, Big Think
Biên dịch: Hàn Tâm
Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Huy

📌 Ủng hộ dịch giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

[THĐP Review] The Shape Of Water (Dáng hình của nước) – Tình yêu sẽ hòa tan mọi dáng hình phán xét

0

thđp review

(1669 chữ, 7 phút đọc)

Bộ phim kỳ ảo chính kịch The Shape of Water của đạo diễn Guillermo del Toro kể về câu chuyện tình yêu giữa một cô gái câm Elisa – người được người bạn hàng xóm già mô tả lại trong lời kể của mình là “nàng công chúa không tiếng nói”, với một thủy quái được tìm thấy ở Nam Mỹ, bị bắt mang về trung tâm nghiên cứu hàng không vũ trụ – nơi Elisa làm lao công.

Chàng thủy quái kia trở thành tâm điểm của cuộc cạnh tranh giữa Nga và Mỹ khi câu chuyện được đặt trong bối cảnh chiến tranh lạnh năm 1962. Cả hai bên đều muốn giết sinh vật này nhưng với hai mục đích hoàn toàn trái ngược. Bằng tình yêu dành cho thủy quái nảy sinh trong những ngày dọn dẹp ở khu giam giữ, cô lao công Elisa quyết định giải cứu người tri kỷ của mình bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng – cùng với sự trợ giúp của người hàng xóm và người bạn đồng nghiệp thân thiết.

Có lẽ, nội dung nổi bật nhất của bộ phim đó là tình yêu, được thể hiện giữa Elisa và sinh vật kỳ lạ kia. Tình yêu ấy là thứ khiến mọi khiếm khuyết của cô gái và sự khác biệt về thù hình của thủy quái so với loài người được chấp nhận. Cái tên The Shape of Water và cảnh tượng hai nhân vật ôm ấp nhau ở trong biển nước như muốn khẳng định sự bao dung lớn lao nhất một người có thể dành cho một người, hay tình yêu của Thượng Đế dành cho mọi sinh mệnh. Nó vượt lên mọi khuyết tật, mọi thiếu sót, mọi dáng hình bên ngoài để ôm trọn lấy tất cả trong sự mềm mại và dịu êm của mình. Nước chính là biểu tượng cho xúc cảm, yêu thương được thể hiện trong sự hòa quyện không ranh giới, không đường nét của nó.

Xem The Shape of Water tôi không thể không nhớ tới phim Cướp biển vùng Caribbean 4: Dòng chảy lạ. Ở đó diễn ra chuyện tình giữa nàng tiên cá Syrena và nhà truyền giáo Philip Swift. Cả hai bộ phim này có nét tương đồng nhau được thể hiện ở khả năng trực giác mạnh mẽ của tiên cá và thủy quái, đó là họ có thể nhận ra và cứu rỗi những con người có tâm hồn trong sáng. Nước và người cá đều là những biểu tượng của tâm linh, trực giác và trí tưởng tượng. Câu chuyện về sự gặp gỡ giữa cô lao công Elisa và thủy quái hàm ngụ ý tưởng về sự phát triển nhận thức của một người có thể đạt tới những tầng sâu lắng hơn khi họ mang trong mình trái tim pha lê thuần khiết.

“When he looks at me, the way he looks at me. He does not know, what I lack or  how I am incomplete. He sees me for what I am, as I am. He’s happy to see me. Every time. Every day. Now, I can either save him… or let him die.” – Elisa

Hẳn rằng đạo diễn có chủ ý khi xây dựng hai nhân vật chính đều là những kẻ không thể cất lên tiếng nói của con người và chỉ có thể giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ cơ thể hay ký hiệu. Chính những xúc cảm mãnh liệt, dù là đau đớn hay yêu thương khi không được giải phóng ra bằng lời nói thì càng khiến nó day dứt và dữ dội hơn trong lòng hai kẻ si tình. Điều này càng khiến người xem muốn căng thêm các giác quan khác để đón nhận các rung động của họ. Và hơn cả, sự vô ngôn giữa Elisa và thủy quái như một điều nhắn nhủ rằng tình yêu là một thứ vượt ra ngoài mọi sự diễn đạt của tâm trí, của tư duy, của ngôn từ.

Sự tương phản của hai nhân vật chính còn thể hiện ở đẳng cấp của họ trong thế giới của mỗi người. Khi nhìn vào câu chuyện, ta có thể hình dung họ như hình với bóng, như hình ảnh phản chiếu của nhau trong một tấm gương vậy. Elisa mang giới tính nữ, sống trong vị trí thấp hèn của xã hội – lao công dọn dẹp nhà vệ sinh, bị bạo hành và bỏ rơi từ nhỏ và cũng không hề xinh đẹp. Còn thủy quái mang giới tính nam, được thổ dân Nam Mỹ tôn thờ như thánh thần (God) và cũng bị bạo hành vì hình thù chẳng giống con người của mình khi bị bắt lên bờ.

Hai người họ như hai thái cực đối lập và bị hút về với nhau như một lẽ hiển nhiên. Cùng với sự cô đơn đồng điệu trong tâm hồn và cách thức giao tiếp không dùng tiếng nói mà họ càng thêm gắn bó với nhau sâu sắc.

Ngoài ra, bộ phim còn xây dựng rất nhiều những hình ảnh tương phản giữa Elisa và Đại tá Richard Strickland – kẻ đã bắt thủy quái về trung tâm nghiên cứu. Elisa dịu dàng và tinh tế bao nhiêu thì gã kia lại thô lỗ và tàn độc bấy nhiêu. Một bên ngập tràn tình yêu, còn một bên phủ đầy sự giận dữ ngạo ngược. Một bên là con người thấp hèn bé nhỏ làm chuyện phi thường, một bên là kẻ quyền cao chức trọng làm việc bỉ ổi. The Shape of Water là câu chuyện giằng co giữa ánh sáng và bóng tối, giữa sự vị tha và vị kỷ, giữa yêu thương và hận thù.

Lời thoại trong phim không nhiều, của Elisa (khi được phiên dịch ra) và những người bạn đều là những lời trực tiếp, nghĩa đen, nói thẳng vào những gì họ đang thực sự nhìn thấy và cảm thấy. Còn lời thoại của Đại tá Richard và những nhân vật chính trị phản diện khác thì đều mang nghĩa bóng, họ sử dụng các hình ảnh ẩn dụ để nói chuyện với nhau. Lại một lần nữa, đạo diễn Guillermo del Toro thành công trong việc thể hiện bức tranh đối nghịch trong thế giới con người, một bên là sự trung thực, trong sáng, chân thành, còn một bên là dối gian, ngụy tạo, hiểm ác.

Còn rất nhiều những chi tiết tương phản nữa xuất hiện trong bộ phim mà tôi còn chưa kể ra hết, có lẽ việc này nên để nhường lại cho mỗi người tìm kiếm. Lúc ban đầu khi xem phim, tôi thấy một số phần có sự thừa thãi, không ăn nhập gì với cốt truyện nhưng sau đó nhận ra những cảnh phim đó xuất hiện đều có lý do của nó, và đều nhằm mục đích làm bật lên sự đối lập sâu sắc trong thế giới The Shape of Water.

Diễn xuất của Sally Hawkins trong vai Elisa được đánh giá rất cao. Bản thân tôi cũng phải công nhận tài năng của cô ấy khi vào vai một nhân vật với thế giới nội tâm phức tạp, cảm xúc bị kìm nén lại bởi sự khuyết tật trong khả năng nói của mình. Mỗi cử chỉ gương mặt hay ánh mắt của cô đều rất sinh động và chúng làm thay toàn bộ những gì tiếng nói của cô không làm được.

Có thể đây là một bộ phim mang thiên hướng kịch nghệ nên nó tập trung vào phần hàm ý nghệ thuật hơn là tính logic của cốt truyện. Cá nhân tôi thấy cấu trúc của bộ phim hơi lỏng lẻo và còn những kẽ hở. Tạm lấy một ví dụ như việc mang một sinh vật kỳ dị ngang với người ngoài hành tinh về trung tâm nghiên cứu mà lại để hớ hênh cho lao công quét dọn nhìn thấy và dễ dàng tiếp xúc trực tiếp mỗi ngày, không hề có một đặc khu ngăn cách, bảo mật gì là một chuyện hơi vô lý.

Diễn biến phim không khó đoán trước nên không mang lại nhiều điều bất ngờ, hay cảm giác gay cấn nghẹt thở. Có lẽ, những gì ấn tượng nhất mà bộ phim để lại chính là những ý tứ sâu xa ẩn giấu trong các hình ảnh biểu tượng.

The Shape of Water có những góc quay và âm nhạc rất lãng mạn, yên bình, giản dị khiến người xem lắng lòng lại để nghe thấu được những cảm xúc tinh tế của những nhân vật. Cảnh Elisa bỗng cất tiếng hát tưởng tượng trong phim khiến tôi nhớ đến một đoạn tương tự của phim La La Land khi Mia (Emma Stone) nhập tâm rất sâu vào vở diễn thử của mình và toàn bộ cảnh trí xung quanh cô thay đổi.

Bộ phim The Shape of Water cũng hàm chứa những khát vọng của con người vượt lên trên thực tại giới hạn và khổ đau của chính mình bằng ước mơ và trí tưởng tượng. Chỉ khi ấy, một cô gái câm mới có thể trở thành một nàng ca sĩ và những lời tỏ tình tha thiết không thể nói ra mới có thể bung tỏa đầy say mê và nồng nhiệt.

Trong lễ trao giải Oscar lần thứ 90, bộ phim của đạo diễn tài năng Guillermo del Toro đã chiến thắng được nhiều hạng mục quan trọng là Phim truyện xuất sắc, Đạo diễn xuất sắc, Nhạc nền trong phim xuất sắc và Thiết kế sản xuất xuất sắc.

Tóm lại, The Shape of Water là một bộ phim đáng xem với nhiều tầng lớp ý nghĩa sâu lắng. Cá nhân tôi rất thỏa mãn với các biểu tượng được dựng lên trong bộ phim này, chúng vừa tinh tế mà vừa thơ mộng. 8.5/10 là điểm dành cho Dáng hình của Nước.

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Featured Image: Sadie Pices

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2