28 C
Nha Trang
Thứ hai, 28 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 70

Người trẻ mơ đi đến tương lai, người già mơ trở về quá khứ

1

Đôi lúc tôi nhìn cuộc sống và tôi không hiểu điều gì đang xảy ra nữa. Tôi nhìn những người trẻ, tôi nhìn những người già. Tôi thấy họ giống nhau quá, họ mơ những giấc mơ giống nhau quá. Khi cất tiếng gọi tên thì ngôn từ có vẻ khác biệt, nhưng bản chất là giống nhau. Bởi người già mơ, người trẻ mơ, cùng một giấc mơ không hiện hữu ở thực tại.

Những người trẻ tôi gặp, bao giờ họ cũng có nhiều giấc mơ. Tôi cũng từng có cả bầu trời mơ, những túi mơ to được đóng gói mang theo suốt chuyến hành trình dài. Có người trẻ dùng giấc mơ để thánh hóa tham vọng bằng bản năng dục của họ, những xa hoa phù phiếm bên ngoài. Một số người trẻ còn lại, họ không chạy tán loạn ra thế giới bên ngoài, họ lặng lẽ bước thầm vào bên trong, với niềm khao khát hiểu sâu sắc bản thân mình.

Giấc mơ tuổi trẻ, bao giờ nó cũng chứa đựng những ngu ngốc khờ khạo. Tuy nhiên tôi biết nó phải là vậy. Người trẻ luôn mong đến tương lai. Họ có rất nhiều kế hoạch cho tương lai. Chỉ ước sao ngày mai đến thật nhanh để có thể bắt tay vào hành động.

Tôi chưa già, tôi chẳng hiểu gì tuổi già để nói về ước mơ của họ. Có thể mấy chục năm sau tôi cũng chẳng khác gì họ. Mặc dù ý chí bản thân tôi không hào hứng về ý nghĩ này, nhưng vì tôi chưa già nên tôi chỉ hy vọng thôi. Tôi thực sự hy vọng tôi của vài chục năm sau sẽ không phải là một bà già run rẩy, sợ chết. Không phải một bà già chẳng biết nghĩ gì ngoài cái nấm mồ đang chờ đợi tôi trong nghĩa trang.

Tôi đã gặp một số người già kiểu này, họ sợ nghĩ về tương lai, bởi tương lai của họ chắc chắn là cái chết. Vậy nên họ cứ kể mãi cho tôi nghe về ngày xưa, cứ luôn miệng nói từ “nếu.” Nếu thời gian có quay trở lại, nếu ngày xưa tôi không thế này thế kia. Tôi rất yêu quý họ, nhưng tôi vẫn thấy họ nói những lời lẽ thừa thãi vô ích. Không có nếu, điều đó chỉ dành cho những người luôn sống trong hối tiếc mà thôi.

Những người già luôn nghĩ về tuổi trẻ của mình, những ngày hè tươi đẹp ngồi đợi một chú cá mắc vào lưỡi câu, một chuyến chạy xe đường dài băng qua những thung lũng triền đồi, nằm phơi mình dưới cái nắng êm dịu trên một bờ biển. Những người già bị mê hoặc bởi ham muốn được tận hưởng. “Tôi đã làm việc vất vả cả đời rồi, bây giờ là lúc tôi cần được tận hưởng bởi tôi chẳng còn nhiều thời gian. Chiếc đồng hồ cát của tôi đang sắp chảy cạn rồi.” Nhưng việc tận hưởng có vẻ khó khăn trong thân xác một lão già ốm o tàn lụi. Đúng rồi, tôi đã làm việc cả đời rồi, điều đó đồng nghĩa tất cả các bộ phận trên cơ thể tôi cũng kiệt quệ lắm rồi.

Tôi nói những lời lẽ này không có nghĩa tôi nhận mình thoát ra được cái vòng luẩn quẩn ấy. Tôi chỉ đang nhìn vào bản chất của cuộc sống, những điều tôi cảm nhận được. Bởi lúc tôi ngồi nghĩ vớ vẩn những điều này, tôi biết tôi cũng chỉ đang nghĩ đến tuổi già của tôi, đang nghĩ đến tương lai mà thôi.

Một ngày nào đó khi tôi già đi, liệu lúc đó tôi có mơ được trở về quá khứ, hay tôi sẽ mãn nguyện chờ đợi đón chào cái chết, hay tôi sẽ sợ hãi nó?

Tác giả: Ni Chi

Featured image: PICNIC_Fotografie

📌 Mua membership để đọc tạp chí Aloha (48k/1 volume, 999k/1 năm, 24 volume) ➡️ http://bit.ly/THDPmembership

📌 Aloha Volume 1- 10

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

[Tiểu thuyết] Tuổi trẻ cô đơn – Chương 1

1

Ngăn kéo được mở ra, lọ thuốc vẫn luôn nằm lăn lóc ở đấy. Tôi cảm thấy những viên thuốc đang được nuốt trôi vào cổ họng mình một cách dễ dàng. Chỉ là những viên kẹo nhỏ chẳng có gì ý nghĩa. Chỉ cần cho hết chúng vào miệng, ngủ một giấc thật sâu và tôi sẽ không cần phải tỉnh dậy nữa. “Ta sắp tự do.” Tôi nói và cười lớn.

Người ta sẽ chết khi đang tuyệt vọng. Không có một ai đang sống hạnh phúc lại đi nghĩ đến cái chết. Tất cả mọi người đều tự tử vì cái lý do đó. Tôi đã sống một cuộc đời quá đỗi tầm thường và giờ đây lại sắp chết một cách tầm thường. Chẳng khác nào những viên kẹo cao su đã được cho vào mồm nhai ngấu nghiến rồi khạc nhổ đầy vỉa hè, chính tay tôi đã nhặt chúng lên rồi lại nhai. Sống là một kẻ vô danh và chết đi cũng kém sang trọng.

Gia tài lớn nhất tôi có chỉ là cái đam mê chết tiệt. Khát vọng trở thành một nhà văn là một con quỷ. Một con quỷ với ánh mắt vàng vọt đã nuốt trọn linh hồn tôi. Không thể mua chuộc nó bằng tiền bạc, không danh vọng, không bạn bè.

Tôi không biết phải cho bao nhiêu viên thuốc vào miệng mới có thể chết. Một cái chết viên mãn chứ không phải dọa dẫm như trong lời tác giả một quyển sách tôi vừa đọc hôm qua. Ông ta bảo đàn bà chỉ luôn dùng cái chết để dọa dẫm mỗi khi nàng phát điên vì người đàn ông nàng yêu. Nàng sẽ không dại dột để dùng thuốc quá liều. Các nàng biết cách để biến cái chết của nàng thành một cái chết hụt. Ông ta nói đúng quá, tôi cũng đã từng như thế. Nếu lại thêm một lần tự tử nửa vời, đã sống thất bại và chết cũng kém sang.

Tôi không thể chết thế này được. Phải là một nỗi sợ kinh hoàng bao trùm toàn thân, mọi ham muốn đều trở nên chán ngán mệt mỏi. Nhưng tôi chẳng cảm thấy gì ngoài ham muốn được có một cái chết thật phong cách. Tôi nhún vai và bỏ lọ thuốc vào lại vị trí ban đầu.

Tôi ngắm nhìn căn gác xép lụp xụp, trần nhà đã gỉ sét. Chiếc bàn gỗ nằm cạnh chiếc nệm. Chiếc máy tính đặt trên bàn cũng những quyển sách mệt mỏi đang nằm vật vã. Lật nắp máy tính rồi khởi động, một tệp lưu trữ bản thảo đang viết và một vài bản thảo khác dang dở nằm rải rác khắp màn hình. Một nỗi day dứt cuộn trào sôi sục lên trong lòng khi cảm thấy quá tuyệt vọng trên con đường văn chương. Chẳng lẽ nào tôi sẽ mãi thất bại. Không một phản hồi từ nhà xuất bản, là do ngôn từ tôi viết ra dở tệ hay đích thực như những góp ý trước đây từ các ban biên tập. Thứ văn chương cực đoan lột trần nội tâm sẽ không bao giờ có thể đến gần với độc giả. Họ không bằng lòng với lối suy nghĩ tô vẽ màu đen trong đời sống giới trẻ. Họ cần những gam màu sặc sỡ và tươi tắn.

Tôi đã từ bỏ tất cả dưới đồng bằng để lên nằm vùng cao chuyên tâm viết lách. Muốn tạo ra được nghệ thuật, tôi bắt ép bản thân phải sống chẳng khác gì một nghệ sĩ. Nghệ sĩ trong tâm trí tôi phải đích thực là một kẻ nghèo nàn. Bởi họ không thể làm một điều gì khác hơn là chuyên sâu vào tác phẩm của mình. Nghệ thuật đích thực bao giờ cũng kén chọn khán giả, không có nhiều người có thể đồng điệu, họ không được nhiều khán giả ủng hộ, con đường của họ trắc trở lắm gian nan. Vậy nên họ sẽ sống chẳng khác nào một kẻ ăn mày. Nhưng đó mới là một người nghệ sĩ đích thực. Sống để làm nghệ thuật mới khó, làm nghệ thuật để sống chỉ là cái cớ cho mấy gã nghệ sĩ giả mạo. Chính vì thế mà tôi luôn nhìn mấy gã tự nhận mình là nghệ sĩ, đi xe hạng sang, ở biệt thự triệu đô, trên người đính toàn trang sức lấp lánh bằng con mắt khinh thường. Bây giờ thì rõ ràng là tôi đã quá đuối sức khi ôm ấp lý tưởng cao cả. Nghèo nàn cực khổ quá, lấy đâu ra sống để làm nghệ thuật.

Từ trên căn gác xép bước xuống cầu thang, những bậc thang bằng gỗ cũ kỹ khó leo. Rồi bước sang góc bếp, một gian phòng chật hẹp, tường vách ẩm mốc dường như đã tróc hết lớp sơn mặt ngoài để lộ da thịt. Đun sôi một ấm nước nóng trong khi bòn vét số ít cà phê còn sót lại trong lọ. Trong lúc chờ đợi những giọt cà phê tí tách rơi nhỏ xuống đáy cốc, chợt nhớ sáng nay có độc giả quen thuộc vừa gửi thư hỏi thăm. Tôi quay lại căn gác cùng với ly cà phê vừa pha, mở hộp thư đến rồi ngồi chăm chú đọc.

Đó là một lá thư dài chia sẻ về một nhà văn cũng là nhà triết học nổi tiếng. Phạm Công Thiện còn được cho là một thần đồng ngôn ngữ từ thuở bé. Trong thư anh ta kể cho tôi nghe về cảm nhận của anh ta sau khi đọc xong quyển Ý thức mới về văn nghệ và triết học. Đó là một quyển sách tuyệt vời. Đôi lúc anh phải dừng lại không phải vì nó không hay mà do không dám đọc tiếp. Vì sợ rằng nó tiếp tục đào sâu vào tiếng lòng của anh, nó lột trần anh. Nhưng ngày hôm sau anh ta lại tiếp tục. Đối với nhiều người không cùng suy nghĩ như Phạm Công Thiện, thì sách của ông tuy cuốn hút nhưng có gì đó thật sự khó hiểu và thập cẩm. Và người nào đó nhìn vào cũng sẽ yêu cầu ông đi điều trị tâm lý như đã từng có một vài độc giả khuyên can khi đọc bài tôi viết. Anh ta gửi cho tôi một vài lời an ủi động viên, tỏ ý sẽ luôn ủng hộ tôi vì anh ta yêu quý những gì tôi viết ra.

Có người bảo tôi sống vị kỷ. Họ nói những điều tôi viết ra chỉ ôm ấp vỗ về cái tôi của tôi. Nhân loại này không thể sống ích kỷ và hẹp hòi như tôi. Họ cần một cái gì đó cộng đồng và xã hội hơn, phải là một tinh thần tương thân tương ái, kêu gọi siết chặt vòng tay. Đôi khi tôi cảm nhận tôi yêu nhân loại này đến mức tôi mơ ước vứt bỏ tất cả những gì tôi có. Tôi không muốn trở thành một Napoleon, Hitler hay một nhà chính trị cách mạng. Tôi không muốn một cuộc cách mạng máu nào sẽ đổ thành sông, chảy cuộn trào vào đời sống nhân loại. Tôi muốn làm một cuộc cách mạng tâm hồn. Đó mới là cội rễ căn nguyên của tất cả cuộc chiến. Tôi đã chọn ngôn từ làm vũ khí, không một điều gì tôi viết ra mà không phải là sự chân thật trong tôi. Khi tôi bắt đầu mơn trớn các con chữ, tôi thấy trong mình tuôn trào một nguồn sức mạnh vô biên. Tôi biết họ xem những điều tôi viết chẳng ra gì. Đôi khi họ còn chửi bới thậm tệ. Nhưng tôi đã thề nguyện cống hiến cuộc đời mình cho sự viết. Tôi không viết vì tiền, vì sự nổi tiếng, tôi chỉ luôn viết ra những điều chân thành nhất trong trái tim dù tôi biết nó méo mó. Đó không phải là thứ tốt nhất nhưng chắc chắn đó là thứ chân thành nhất tôi có. Tôi đã sống những ngày tháng đau khổ dằn vặt vì thứ mình viết ra không ai thấu hiểu. Tôi yêu thương nhân loại, đời sống này, những đau khổ mà con người đang phải mang vác, tôi sẵn lòng quỳ gối ôm hôn vào những vết thương trong trái tim họ. Tôi không biết tôi có đủ kiên nhẫn hay tôi sẽ sớm phải gục gã trước những tổn thương. Tôi không mong họ đọc xong rồi trầm trồ khen ngợi, mà ngược lại họ còn quay lưng chửi bới thậm tệ, không quý trọng và không biết đến tâm huyết tôi gửi gắm, quát mắng rồi đòi hỏi những điều thô lỗ.

Tôi ngồi xuống và bắt tay viết thư hồi âm. Nhưng viết xong, tôi lại bấm nút xóa đi vì thấy lời lẽ có vẻ gượng ép miễn cưỡng. Tôi không thể đáp trả lại tấm lòng chân thành ấy bằng câu từ hời hợt thế này. Tôi viết một bức thư khác, lại cảm thấy nó thiếu cảm xúc quá, nên cũng lại xóa nốt. Tôi không biết chàng trai trong bức thư là ai. Hình dáng mặt mũi anh ta trông ra sao. Điều duy nhất tôi hiểu về anh ta duy nhất đó là sự chân thành trong tất cả những lá thư anh ta đã viết cho tôi, luôn dài lê thê và cảm xúc chân thành. Đó là một sự hiếm có mà không phải ai cũng có thể may mắn có được. Tôi nghĩ về anh ta trong tất cả nỗi cô đơn mà chúng tôi đang có. Tại sao anh ta lại viết thư cho tôi mà không phải là một ai khác hiện diện trong cuộc sống của anh ta. Có phải anh ta quá cô đơn trên con đường tìm đến tiếng nói chung trong những người thân thiết và khi anh ta nhận ra có sự đồng cảm nào đó ở câu văn tôi thì anh ta muốn được chia sẻ. Cảm giác được bày tỏ nỗi lòng trước người có thể lắng nghe mình thật sung sướng. Tôi biết chứ, biết cảm giác lời lẽ mình nói ra không thể lọt lỗ tai người nghe. Đó là căn nguyên của mọi nỗi cô đơn trên thế gian.

Cũng sắp bước qua tuổi hai mươi sáu, ở độ tuổi mà tất cả bạn bè của tôi đều hầu hết đã lập gia đình. Cả đến những đứa nhát gan rụt rè nhất hồi còn cắp sách đến trường cũng đã sửa soạn lên xe hoa về nhà chồng, vậy mà một đứa như tôi thì vẫn còn chưa có lấy một đối tượng nào ưa nhìn. Về mặt kết hôn lập gia đình, nói chung có ba lý do. Thứ nhất tôi sợ mất tự do, đó là tâm trạng chung của tất cả những kẻ bơ vơ đã quen với đời sống độc thân. Thứ hai là tôi nghĩ mình không đủ khả năng làm vợ và nuôi dạy con cái. Thứ ba đồng nghĩa với việc sự nghiệp văn chương của tôi có thể sẽ chấm dứt.

Không thể chết cũng chẳng thể trả lời thư. Tôi bực bội đóng nắp máy tính rồi lao nhanh ra đường với bộ vẻ yêu đời. Tôi bước đi trên con đường đất đỏ nhỏ hẹp, rộng chừng một mét. Làn không khí ẩm đục và lạnh lẽo của Đà Lạt chợt khiến tôi nhớ đến cơn mưa phùn ướt át của Huế ngày xưa. Hồi ấy tôi vẫn thường oán thán về những cơn mưa dai dẳng âm ỉ. Tôi từng muốn trốn Huế rồi bỏ nhà đi thật xa chỉ vì quá căm ghét cái không khí ảm đạm đìu hiu. Vậy mà giờ đây tôi lại yêu thương Đà Lạt. Một xứ sở mù sương buồn bã. Tôi yêu cái cô đơn hiu hắt trống vắng ở đây. Yêu những ngày tháng lang thang suốt nửa đêm dưới ánh đèn vàng trong mưa. Ngày ấy tôi sợ hãi cô đơn, nhưng giờ đây chén rượu kia đã cạn và không còn ai rót cho tôi nữa.

Bỗng dưng tôi muốn cười khinh bỉ vào cái ý chí muốn chết lúc nãy vì tôi nhận ra tôi còn quá yêu Đà Lạt. Đôi khi tôi muốn đốt hết tất cả thế giới này, nhưng tôi sẽ để dành lại Đà Lạt và Huế. Tôi không biết còn có nơi nào chứa chấp tôi mà không phải Đà Lạt. Huế thì là báu vật mà tôi không thể nào đánh mất. Ở Huế, đó là thời kỳ thơ mộng.

Tác giả: Ni Chi
Minh họa: NHP
Edit: THĐP

📌 Nội dung tiểu thuyết được đăng tải trong tạp chí Aloha Volume 3. Mua membership để đọc tạp chí Aloha (48k/1 volume, 999k/1 năm, 24 volume) ➡️ http://bit.ly/THDPmembership


📌 Aloha Volume 1- 10

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

10 lý do vì sao hệ thống giáo dục Phần Lan tốt nhất thế giới

Giáo dục Phần Lan luôn đứng top thế giới

Không có bài kiểm tra được tiêu chuẩn hóa, không có trường tư, không căng thẳng. Hệ thống giáo dục Phần Lan luôn được xếp hạng tốt nhất trên thế giới.

Nhiều người đã quen thuộc với khuôn mẫu làm việc chăm chỉ, học thuộc lòng, tầm nhìn đường hầm cận thị của giáo dục Đông Á và đạo đức nghề nghiệp. Nhiều quốc gia trong số này, như Trung Quốc, Singapore và Nhật Bản – nổi bật hơn những quốc gia khác – thường đứng vị trí hàng đầu trong cả toán và khoa học.

Một số chuyên gia cho rằng mô hình vắt kiệt trí não này là điều người Mỹ nên hướng tới. Làm việc nhiều hơn! Học tập chăm chỉ hơn! Sống ít hơn. Những dữ kiện và số liệu không nói dối – những quốc gia này đang thắng điểm chúng ta (Mỹ), nhưng có thể có một cách tốt hơn và lành mạnh hơn để giải quyết vấn đề này.

Phần Lan là câu trả lời – một đất nước phong phú về cải cách trí tuệ và giáo dục đã khởi xướng qua nhiều năm một số thay đổi mới lạ và đơn giản, đã hoàn toàn cách mạng hóa hệ thống giáo dục của họ. Họ vượt trội hơn Hoa Kỳ và đang cạnh tranh lại với các quốc gia Đông Á.

Có phải họ đang nhồi nhét trong những căn phòng thiếu ánh sáng lịch trình robot? Không. Căng thẳng với các bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa do chính phủ ban hành? Không đời nào. Phần Lan đang dẫn đầu vì những biện pháp hợp tình hợp lý và một môi trường giảng dạy toàn diện phấn đấu cho sự công bằng hơn sự xuất sắc. Dưới đây là 10 lý do tại sao hệ thống giáo dục Phần Lan đang áp đảo nước Mỹ và thế giới.

2
Photo: Craig F. Walker / The Denver Post

1. Giáo dục Phần Lan không có kiểm tra tiêu chuẩn hóa (standardized testing)

Kiểm tra tiêu chuẩn hoá là phương pháp chung chúng ta thẩm định mức độ thấu hiểu kiến thức. Đánh vào các ô trắc nghiệm nhỏ trên một tờ scantron và trả lời các câu hỏi đã được “đóng hộp” sẵn bằng cách nào đó được cho là một cách để xác định sự thành thạo hoặc ít nhất là năng lực về một chủ đề. Điều thường xảy ra là học sinh sẽ học cách nhồi nhét thông tin chỉ để vượt qua bài kiểm tra và giáo viên sẽ giảng dạy với mục đích duy nhất là học sinh đậu kỳ thi. Sự học đích thực bị ném ra khỏi phương trình.

scantron
Scantron

Giáo dục Phần Lan không có những bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa. Ngoại lệ duy nhất của họ là một kỳ thi gọi là Kỳ Thi Tuyển Quốc Gia (National Matriculation Exam), là một kỳ thi tự nguyện cho học sinh vào cuối năm trung học phổ thông (lớp 12). Tất cả trẻ em trên khắp Phần Lan được chấm điểm theo từng cá nhân và hệ thống chấm điểm được đặt ra bởi giáo viên. Theo dõi tiến độ tổng thể được thực hiện bởi Bộ Giáo dục, họ lấy mẫu sample nhiều nhóm trên các phạm vi khác nhau của các trường.

2. Trách nhiệm giải trình đối với giáo viên (không bắt buộc)

Giáo viên nhiều khi bị đổ lỗi và đôi khi không sai. Nhưng ở Phần Lan, tiêu chuẩn được đặt rất cao cho giáo viên, rằng thường không có lý do để có một hệ thống “tính điểm” nghiêm ngặt cho giáo viên. Pasi Sahlberg, giám đốc Bộ Giáo dục Phần Lan và tác giả cuốn sách Bài học Phần Lan: Thế giới có thể học hỏi được gì từ cải cách giáo dục Phần Lan? (Finnish Lessons: What Can the World Learn from Educational Change in Finland?) Đã nói như sau về trách nhiệm giải trình của giáo viên:

“Trong tiếng Phần Lan không có chữ accountability (trách nhiệm giải trình)… Trách nhiệm giải trình là cái còn sót lại khi trách nhiệm (responsibility) đã bị loại trừ.”

Tất cả giáo viên được yêu cầu phải có bằng thạc sĩ trước khi vào nghề. Chương trình giảng dạy được lấy từ những trường chuyên nghiệp nghiêm ngặt và có chọn lọc nhất trong cả nước. Nếu một giáo viên không hoạt động tốt, đó là trách nhiệm thuộc về hiệu trưởng trường để giải quyết chuyện đó.

Khái niệm về mối liên hệ giữa học sinh-giáo viên―trong quá khứ được gọi là thầy-trò (master-apprentice)―không thể được đơn giản hoá, hạ cấp xuống thành một sự thanh tra công chức và các thước đo kiểm tra tiêu chuẩn hóa. Nó cần phải được giải quyết trên cơ sở cá nhân.

3
Photo By Craig F. Walker / The Denver Post

3. Giáo dục Phần Lan – Hợp tác, không cạnh tranh

Trong khi hầu hết người Mỹ và các nước khác nhìn thấy hệ thống giáo dục như một cuộc cạnh tranh [như thuyết tiến hoá] của Darwin, người Phần Lan có góc nhìn khác. Sahlberg trích dẫn một câu từ một nhà văn tên Samuli Paronen, nói rằng:

“Người chiến thắng đích thực không cạnh tranh.”

Trớ trêu thay, thái độ này đã đưa họ lên đỉnh của thế giới. Hệ thống giáo dục của Phần Lan không bận tâm về các hệ thống thưởng phạt chủ quan nhân tạo. Không có danh sách các trường hoặc giáo viên có hiệu suất cao nhất. Nó không phải là một môi trường cạnh tranh – thay vào đó, hợp tác là tiêu chuẩn.

4. Giáo dục Phần Lan ưu tiên những điều cơ bản

Nhiều hệ thống trường học rất quan tâm đến việc tăng điểm kiểm tra và hiểu biết toán học và khoa học, họ có khuynh hướng quên đi những gì tạo thành một môi trường học tập hạnh phúc, hài hòa và lành mạnh. Nhiều năm trước, hệ thống trường học của Phần Lan đã cần một số cải cách nghiêm túc.

Chương trình đổi mới Phần Lan tạo ra tập trung vào việc quay lại những điều cơ bản. Nó không phải là chuyện thống trị thang điểm thế giới hay đặt cược mạo hiểm nhiều hơn. Thay vào đó, họ tìm cách làm cho môi trường học đường trở thành một nơi công bằng hơn.

Kể từ những năm 1980, các nhà giáo dục Phần Lan đã tập trung vào việc ưu tiên những điều cơ bản này:

  • Giáo dục nên là một công cụ để cân bằng sự bất bình đẳng xã hội.
  • Tất cả học sinh đều nhận được các bữa ăn miễn phí tại trường.
  • Dễ dàng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
  • Tư vấn tâm lý.
  • Hướng dẫn, hướng nghiệp cá nhân hóa.

Bắt đầu với cá nhân trong một môi trường tập thể bình đẳng là cách của Phần Lan.

5. Bắt đầu đi học ở độ tuổi lớn hơn

Ở đây những người Phần Lan lại bắt đầu bằng cách thay đổi các chi tiết rất nhỏ. Học sinh bắt đầu đi học khi chúng được bảy tuổi. Chúng được thả tự do trong những năm thơ ấu đang phát triển và không bị trói buộc vào chế độ giáo dục bắt buộc. Nó chỉ đơn giản là một cách để cho một đứa trẻ là một đứa trẻ.

Chỉ có 9 năm học bắt buộc mà trẻ em Phần Lan được yêu cầu tham dự. Tất cả mọi thứ qua lớp 9 hoặc 16 tuổi là tùy chọn.

Chỉ từ góc độ tâm lý, đây là một lý tưởng giải phóng. Mặc dù nó có thể là cảm tính, nhiều học sinh thực sự cảm thấy như chúng đang bị mắc kẹt trong một nhà tù. Phần Lan làm giảm bớt lý tưởng cưỡng ép này và thay vào đó là lựa chọn để chuẩn bị cho con cái của mình cho thế giới đời thật.

6. Cung cấp các lựa chọn chuyên nghiệp sau khi có bằng đại học truyền thống

Hệ thống giáo dục hiện tại ở Mỹ vô cùng trì trệ và thiếu linh hoạt. Trẻ em bị mắc kẹt trong mạng lưới từ lớp 1 đến lớp 12, nhảy từ giáo viên đến giáo viên. Mỗi lớp là một sự chuẩn bị cho lớp tiếp theo, dẫn tới cực điểm là vào đại học, sau đó nó lại chuẩn bị cho bạn trạm chuyển tiếp lớn tiếp theo. Nhiều sinh viên không cần phải đi học đại học để nhận được một tấm bằng vô giá trị hoặc loay hoay cố gắng tìm kiếm mục đích và tích lũy nợ nần chồng chất [vay tiền học].

Phần Lan giải quyết tình trạng khó xử này bằng cách cung cấp các lựa chọn có lợi thế ngang ngửa cho sinh viên tiếp tục chuyện giáo dục của họ. Không có sự phân biệt quá lớn giữa đại học và  trường dạy nghề hoặc những lớp trung cấp lao động. Cả hai đều có thể chuyên nghiệp và thỏa mãn cho một sự nghiệp.

Ở Phần Lan, có cái gọi là Upper Secondary School, là một chương trình ba năm chuẩn bị cho học sinh những kiến thức cho kì thi vào đại học. Điều này thường dựa trên những khả năng tài năng học sinh đã tạo dựng trong thời gian ở trường trung học.

Tiếp theo, còn có chương trình giáo dục nghề nghiệp, là chương trình ba năm đào tạo sinh viên cho nhiều ngành nghề khác nhau. Họ có tùy chọn đăng ký thi tuyển vào Đại học nếu muốn.

7. Người Phần Lan ngủ dậy muộn hơn, bắt đầu giờ học trễ hơn

Thức dậy sớm, bắt xe buýt hoặc đi xe, tham gia vào những hoạt động phụ trợ vào buổi sáng và sau giờ học ngốn rất nhiều thời gian của học sinh. Thêm vào thực tế là một số lớp học bắt đầu từ 6 giờ sáng đến 8 giờ sáng với những thanh thiếu niên còn ngáy ngủ, không thể có động lực.

Học sinh ở Phần Lan thường bắt đầu đi học từ 9:00 – 9:45 sáng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian bắt đầu sớm là bất lợi cho tinh thần, sức khỏe và sự trưởng thành của học sinh. Các trường Phần Lan bắt đầu một ngày học trễ hơn và thường kết thúc vào 2:00 – 2:45 chiều. Tiết học có nhiều thời gian hơn và thời gian nghỉ chuyển tiết cũng dài hơn. Mục đích của tổng thể hệ thống không phải là để nhồi nhét kiến thức cho học sinh của họ, nhưng là để tạo ra một môi trường học tập toàn diện.

8. Hướng dẫn nhất quán từ cùng một giáo viên

Có ít giáo viên và học sinh hơn ở các trường học Phần Lan. Bạn không thể mong đợi giảng dạy một khán phòng với những khuôn mặt vô hình và tạo ra sự gắn bó mật thiết dưới cấp độ cá nhân. Học sinh ở Phần Lan thường có cùng một giáo viên trong ít nhất sáu năm học. Trong thời gian này, giáo viên có thể đảm nhiệm vai trò người cố vấn hoặc thậm chí là một thành viên trong gia đình. Trong những năm đó, sự tin cậy lẫn nhau và gắn kết được xây dựng để cả hai bên đều biết và tôn trọng lẫn nhau.

Nhu cầu khác nhau và phong cách học tập khác nhau tùy theo từng cá nhân. Giáo viên Phần Lan có thể làm được điều này vì họ biết nhu cầu riêng của học sinh. Họ có thể đưa ra phương pháp dạy chính xác và quan tâm đến sự tiến bộ của học sinh và giúp chúng đạt được mục tiêu. Không có chuyện học sinh chuyển sang một giáo viên kế tiếp.

9. Một bầu không khí thoải mái hơn

Có một xu hướng chung trong những gì Phần Lan đang làm với các trường học. Căng thẳng ít hơn, nghiêm khắc không cần thiết ít hơn và chăm sóc nhiều hơn. Học sinh thường chỉ có một hai lớp học mỗi ngày. Chúng có nhiều buổi để ăn uống, tận hưởng các hoạt động giải trí và thường là chỉ thư giãn. Trong ngày có nhiều khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút các em có thể nghỉ giải lao thư giãn gân cốt, hít thở không khí trong lành và giải nén.

Loại hình môi trường này cũng cần thiết cho các giáo viên. Phòng giáo viên được thiết lập trong tất cả các trường học Phần Lan, nơi họ có thể nghỉ ngơi và thư giãn, chuẩn bị cho buổi học, hoặc chỉ đơn giản là xã giao. Giáo viên cũng là con người và cần phải được thoải mái để có thể hoạt động tốt nhất trong khả năng của mình.

10. Ít bài tập về nhà và công việc bên ngoài hơn

Theo OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), sinh viên ở Phần Lan có số lượng công việc bên ngoài và bài tập về nhà ít nhất so với bất kỳ sinh viên nào khác trên thế giới. Chúng chỉ dành nửa giờ mỗi đêm để làm bài tập. Sinh viên Phần Lan cũng không có gia sư. Song, chúng vẫn hoạt động tốt hơn những nền văn hóa không có được sự cân bằng cần thiết giữa trường học và cuộc sống, dẫn tới tình trạng căng thẳng không cần thiết.

Học sinh Phần Lan đang nhận được tất cả mọi thứ chúng cần để phát triển ở trường mà không có thêm áp lực đi kèm phải học giỏi một môn nào đó. Không cần phải lo lắng về điểm số và công việc bận rộn, chúng có thể tập trung vào nhiệm vụ thực sự: học hành và phát triển như một con người.

Tác giả: Mike Colagrossi, Big Think

Biên dịch: Ishvara

Hiệu đính: THĐP

📌 Bài dịch này đã được đăng tải trong tạp chí Aloha Volume 4. Mua membership để đọc tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership

Tạp chí Aloha Volume 11

Volume 11 tạp chí Aloha xuất bản. Mua membership để đọc tạp chí trau dồi chất xám, nâng cấp tư duy, gặt hái thành công, đổi mới cuộc sống tại http://bit.ly/THDPmembership (48k/1 volume, 999k/24 volumes).

60006715_420795552038600_6500491740468740096_n

Nội dung Volume 11

⭐️ [Hỏi- Đáp] Đi qua các rối loạn tâm lý

🌟 [Bài dịch] Các nhà nghiên cứu muốn bác sĩ có thể kê đơn thuốc sử dụng nấm thức thần để chữa trị trầm cảm

✨ [Truyện ngắn] Cô bé Hạt Tiêu – Quyển 2, Tập 11 – Đại hội quay bút | Vũ Thanh Hòa

⚡️ [Bài dịch] Cách làm mới cơ thể: Nhịn ăn và Autophagy

☄️ [Tiểu thuyết dã sử] Người chém cá kình – Hồi 11 | Hai Le

🔥 [Bài dịch] Những lợi ích của việc ăn một bữa một ngày – One Meal A Day – OMAD

🌪 [Truyện dài] Tuổi trẻ cô đơn – Chương 14-15 | Ni Chi

☀️ [Nhân vật] Charles Darwin – Cha đẻ của thuyết tiến hóa | Ni Chi

🌈 [Thơ dài] Thiên đường trần gian – Phần 11 | Vũ Thanh Hòa


🍀 Volume 1-10 

🍀 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
Người nhận: Vũ Thanh Hòa
Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
Số TK: 0451000409314

Chuyển tiền qua Paypal
Người nhận: Huy Nguyen
Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

🍀 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

60337820_10218446511464619_8693153075713540096_o59950614_10218446512704650_5823598701276299264_o59985952_10218446528425043_6636736126096769024_n

Khi có con, chúng ta sẽ nuôi dạy nó như thế nào?

1

Đầu tiên tôi muốn kể chuyện gia đình tôi. Chúng tôi có ba anh em, anh trai hơn tôi 2 tuổi và một em trai kém tôi 10 tuổi. Bước chân ra xã hội có thể anh ấy chẳng là ai, nhưng chỉ cần quay lại, anh mãi là người chiếm giữ một vị trí rất quan trọng trong trái tim tôi và em trai. Chúng tôi hạnh phúc và biết mình may mắn khi được làm em của người anh đó. Anh trai tôi luôn là niềm tự hào của bố mẹ. Học hành tuy không xuất chúng, nhưng ở ngưỡng của một đứa con, chừng đó thôi cũng đủ khiến những tháng ngày vất vả của bố mẹ không đổ sông đổ bể.

Hồi bé tôi cũng từng là một món quà mà cuộc đời ưu ái dành tặng bố mẹ. Một món quà quý báu được thiên hạ ngợi khen, bởi những thành tích, bởi sự lễ phép ngoan ngoãn. Nhưng rồi cũng món quà ấy một ngày bất chợt bỗng biến thành một đống rác hôi thối chỉ muốn mang đi vứt. Cũng là niềm tự hào năm xưa bỗng biến thành sự xấu hổ tủi nhục mà bố mẹ tôi phải đối diện.

Mọi người cứ nghĩ tôi không bị vướng trách nhiệm hay những gánh nặng nên tôi luôn nói được những lời lẽ bất cần. Họ không hiểu đâu, những ngày tháng đau khổ sống trong thân phận kẻ tội đồ sát thương chính bố mẹ mình, mang nặng nỗi day dứt dằn vặt tôi là đứa con bất hiếu. Dẫu biết thế, tôi vẫn tin tôi hài lòng với việc thà đau khổ vì những điều yêu thích, còn hơn trạng thái đau khổ trong cơn chán ngán những điều tôi ghét.

Em trai tôi năm nay vào lớp 10, đam mê âm nhạc và tỏ ý chí quyết tâm muốn theo đuổi nghiêm túc. Bố mẹ tôi lo lắng, tôi nghĩ đó là điều hiển nhiên. Sự lo lắng chỉ là một phản xạ tự nhiên của bất kỳ bậc phụ huynh nào trước những ước mơ con trẻ, bởi đó là một con đường gian nan và cũng lắm cám dỗ.

Chúng tôi không bao giờ cấm cản em trai mình, cả hai chúng tôi đều im lặng. Và nếu có phải nói một điều gì đó, chắc chắn phải là một lời động viên cổ vũ. Chúng tôi biết rằng không một lời khuyên nào cần được nói ra, ý tôi là lời lẽ ngăn cấm. Pháp luật đặt định đến độ tuổi 18 trẻ em mới có pháp quyền quyết định và chịu trách nhiệm trước hành vi của mình. Pháp luật có thể rào chắn ý thức bên ngoài nhưng nó không thể ngăn cản khả năng sinh học vượt trội bên trong.

Khi đứa trẻ bước vào tuổi 14, tôi chỉ đang nói đến độ tuổi ước lượng, khoảnh khắc đó đứa trẻ đã có những ấp ủ trong tâm trí, khoảnh khắc đó nó đã biết đến tự do. Đó là giây phút mà những khao khát lấp ló chạm đến những hành động trong lén lút. Tôi có thể phân tích, giải thích, hướng em trai tôi đến những điều mà bản thân tôi cho rằng quan điểm của tôi là đúng. Tôi có thể dùng kinh nghiệm của mình để nói với em trai tôi rằng A B C thế này thế kia. Nhưng quyết định phải là của nó. Thứ nhất chỉ có bản thân người đó mới thực sự hiểu họ thích gì. Thứ hai đứa trẻ có thể nghe những điều người lớn nói, nhưng chắc gì nó đã cảm thấy điều đó phù hợp với chính nó. Đứa trẻ chỉ đang nghe bằng một thái độ tôn trọng, còn tận trong tâm can, tất nhiên nó vẫn cho rằng nó muốn làm những điều nó thích.

Điều duy nhất người lớn luôn lo lắng cho một đứa trẻ trong quá trình lớn lên là nỗi sợ sa ngã. Có sự sa ngã có thể quay đầu, nhưng cũng có những hố thẳm khi đã rơi xuống thì không còn cơ hội ngoi lên. Đó là điều người lớn sợ. Nếu chỉ vì nỗi sợ đó mà chống lại, gây sức ép, biến tâm hồn của một đứa trẻ trở nên nghèo nàn chật chội và có khi là giết nó bằng một cái chết chậm.

Không, tôi không thể làm điều đó, tôi không thể giết chết em trai mình mà không có mặc cảm gì. Thậm chí tôi biết nếu tôi để cho nó được thỏa nguyện đi theo con đường nó muốn, tâm hồn nó vẫn có thể chết. Đau khổ luôn có đó, trên tất cả mọi lối rẽ. Dù chọn hướng ngã nào, con người vẫn có thể đau khổ. Vậy thì quan trọng gì tôi sống bao lâu, mà là tôi đã sống thế nào trong khoảng bao lâu ấy.

Những đứa trẻ không thể lớn lên trong sự huấn luyện, ngăn cấm không phải là hành động thông minh. Đứa trẻ phải sống trong những cưỡng ép, chắc chắn sẽ có một cuộc cách mạng nổ ra vào một ngày bất chợt. Bởi bất kể một ai đi nữa, họ cũng không thể sống mà cứ khổ mãi từ cái nôi cho đến nấm mồ được.

Điều duy nhất tôi có thể cho nó, tôi biết duy nhất chỉ có thể là tình yêu. Bằng tất cả tình yêu của tôi, tôi muốn em trai tôi được tự do, tôi muốn mọi tiềm năng của nó được khơi gợi, tôi muốn nó phải là người tự mình giải mã những câu hỏi. Có thể nó đang bước đến sự tự hủy diệt, nhưng tôi biết khoảnh khắc đó, nó vẫn sẽ mỉm cười hạnh phúc vì đã bước qua mọi thứ trong tình yêu. Tình yêu với những điều nó yêu thích, tình yêu bởi gia đình, từ những người anh người chị luôn bên cạnh để lắng nghe cảm thông.

Đối với tôi, không có một sự huấn luyện nào có thể dẫn dắt đứa trẻ. Chỉ có tình yêu mới là cứu cánh duy nhất để dẫn lối khỏi những sa ngã. Bởi dù trên trăm mọi lạc lối tôi đã qua, tôi biết tình yêu của bố mẹ, của anh tôi, mới chính là hoa tiêu dẫn tôi qua những sa ngã. Điều duy nhất người lớn nên làm là lắng nghe, để đứa trẻ có thể đủ niềm tin gửi gắm những bí mật của nó. Khiến cho nó tin rằng nó không cô đơn giữa chính gia đình mình. Có lần tôi hỏi mẹ tôi hư lắm phải không, mẹ mỉm cười trả lời tôi chỉ lì lợm thôi, tôi chỉ ngoan cố thôi, cứ thích làm những điều khiến mẹ lo lắng, nhưng đối với mẹ tôi không phải đứa con hư. Giây phút đó thật ý nghĩa, nó ý nghĩa vì đã giúp tôi nhận ra rằng vẫn có cách để những đứa con có thể sống cuộc đời nó mong muốn mà không biến chúng với bố mẹ trở nên xa cách.

Anh trai tôi vừa kết hôn và đang sửa soạn chào đón con gái đầu lòng. Tôi hỏi anh sẽ nuôi dạy nó lớn lên như thế nào. Và anh đã viết thư trả lời mà tôi xin trích đoạn một câu nhỏ.
“Bé Kem thì cứ để nó tự là nó, lúc trước anh cũng có chút áp lực, nhưng giờ anh thấy cũng vui, tối rảnh anh hay đọc sách cho nó nghe. Anh sẽ thương nó dù nó trở thành người như thế nào. Như thương Ni, Micky.”

Thật ra chỉ là tôi đã đọc thư, rồi vì quá xúc động nên tôi ngồi xuống viết ra những dòng này.

Tác giả: Ni Chi
Edit: THĐP

Featured image: picjumbo_com

📌 Mua membership để đọc tạp chí Aloha (48k/1 volume, 999k/1 năm, 24 volume) ➡️ http://bit.ly/THDPmembership

📌 Aloha Volume 1- 10

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

Nếu tiền không phải là vướng mắc?

1

Những ngày vừa qua tôi liên tiếp được chứng kiến lối tư duy lấy tiền là động lực hành động từ những người bạn xung quanh mình. Tức là “có tiền thì tao mới đi du lịch, có tiền thì tao mới bắt đầu làm đẹp”, “tao phải giàu đã rồi mới tính các chuyện khác” hay “tao không thể chịu đựng được cảnh tài chính không ổn định.”

Tôi nhìn thấy ở trong đó là một nỗi sợ hãi và bất an của họ khi để bạc tiền làm ông chủ, để nó trở thành kẻ quyết định thay cho chính bản thân mình về lối đi mình muốn bước tới. Khi đã đặt sự giới hạn tiền bạc lên đầu thì ý chí của người đó không còn hướng về những điều họ yêu nữa. Nó bị xao lãng vào ý tưởng “mình thiếu thốn” thay vì ý tưởng “mình muốn khám phá các vùng đất mới”, “mình muốn trở thành một nhà văn giỏi”, v.v…

Trong góc nhìn của tôi, tiền bạc chỉ là phương tiện, không phải là mục đích. Dù rằng tôi đã từng gặp một người em có đam mê kiếm tiền. Nhưng không có nghĩa người đó không cần dùng tiền để thực hiện điều mình yêu thích. Nếu bạn chưa thật sự bước qua được giới hạn của đồng tiền thì đồng nghĩa rằng bạn chưa thay đổi thế giới quan của bản thân để tập trung vào chính mình.

Vật chất là thứ rất quan trọng nhưng nó không phải là kẻ nắm vai trò quyết định cuộc chơi. Chính tư tưởng, hay nói đơn giản hơn là sức mạnh tinh thần mới là người giật dây cho vạn vật chuyển động. Và tiền bạc ở đây không chỉ bao gồm những tờ giấy in số, mà còn bao gồm cả những mối quan hệ, môi trường sống, trạng thái sức khỏe. Tất cả chúng là thứ đến sau, là sự hiện thân tương xứng của một ngưỡng tinh thần nhất định.

Thứ bạn đang đầu tư sự chú ý của mình nếu đặt tiền bạc là mục đích chỉ là những cái ngọn cây, là đám cỏ dại không bao giờ được dọn dẹp sạch sẽ. Càng lún sâu vào nơi đó, bạn sẽ càng lãng quên đi phần gốc rễ cơ bản – thứ đẻ ra cái đầm lầy bạn đang đắm mình nhơ nhớp và tưởng rằng nó sạch.

Tôi nói vậy không có nghĩa rằng tiền là thứ bẩn thỉu đáng vứt bỏ, mà là ý tưởng “mình nghèo đói/thiếu thốn” là một thứ RẤT kém giá trị mà bạn không nên sử dụng. Lão Tử đã có câu:

“Watch your thoughts, they become words. Watch your words, they become actions. Watch your actions, they become habit. Watch your habits, they become character. Watch your character, it becomes your destiny.”

(Tạm dịch: Gieo suy nghĩ, gặt lời nói. Gieo lời nói, gặt hành động. Gieo hành động, gặt thói quen. Gieo thói quen, gặt tính cách. Gieo tính cách, gặt số phận.)

Tư tưởng kiến tạo thực tại, nên việc lựa chọn một nền tảng đúng đắn là điều quan trọng mà mỗi người cần làm nếu thật sự mong muốn có được đời sống hạnh phúc. Một khi tư tưởng đã được cố định an bài thì sức mạnh tinh thần của người đó sẽ thổi vào để tạo nên đời sống thông qua sự chú ý được lặp lại thành thói quen. Tức là mỗi lần bạn trì hoãn chuyến đi du lịch vì không đủ tiền, bạn lại một lần khẳng định sự thiếu thốn cá nhân. (Mỗi người sẽ tự biết rằng lúc đó mình có đang đắm chìm trong tư tưởng “bị nghèo” hay không.)

Nếu bạn bảo rằng LÀM SAO mình có thể cất bước chân đi khi không một xu dính túi, thì tôi sẽ hỏi lại rằng TẠI SAO mình không thể cất bước chân đi khi không một xu dính túi?

Điều bạn đang sợ hãi và nghi ngờ là một khả năng bình đẳng với mọi khả năng khác, và nó hoàn toàn có thể xảy ra. Vấn đề là bạn có tin và dám sống nó hay không. Niềm tin ấy sẽ quyết định hướng đi và hành động của bạn, thậm chí quyết định toàn bộ vận mệnh của bạn trên cõi đời này.

Jesus đã nói:

“Phúc cho ai không thấy mà tin.”

Và trong trường hợp bạn đã giam mình trong một lồng tù cố định và chật hẹp về tiền bạc, thì chỉ có duy nhất niềm tin là thứ có thể đập tan ổ khóa và mang bạn đến miền đất mới của sự trù phú. Trong tiếng Anh có cụm từ này tôi rất thích “take a leap of faith” tạm hiểu là “có một cú nhảy niềm tin.” Bằng sự dũng cảm, thậm chí liều lĩnh, bạn mới có thể tung bay qua hố thẳm của sự hồ nghi và sợ hãi.

Cá nhân tôi đã từng thực hiện rất nhiều cú nhảy vọt đó và càng lúc càng thấy nó đúng đắn và cần thiết trong việc chuyển hóa tư tưởng nghèo đói nảy nở trong mình. Nếu muốn đi du lịch, tôi đi ngay; muốn ăn một món ngon, tôi ăn ngay; muốn mua một cái đầm mình ưng ý, tôi mua ngay. Thiếu thì vay tiền, không để mọi chuyện trì hoãn.

Điều kỳ lạ là tôi chưa bao giờ rơi vào cảnh thiếu thốn khi sống thoải mái như vậy. Sau đó luôn có tiền bạc hay các mối quan hệ cung cấp tài chính đổ về hay hỗ trợ mà tôi không cần đòi hỏi. Nếu các bạn đọc bài viết của tôi về Luật hấp dẫn, bạn có thể hiểu rằng trạng thái tinh thần đã quyết định hiện tại tôi được bước chân vào. Chẳng ai có thể bị nghèo túng khi luôn sống trong một ngưỡng lòng sung túc và mãn nguyện.

Tôi thấy mình rất may mắn khi được sinh ra trong gia đình không quá giàu cũng không quá nghèo. Những nhu cầu cơ bản của tôi luôn được đáp ứng đầy đủ nên tôi không coi tiền là cỏ rác, và cũng không coi nó là ông hoàng. Dù gia đình tôi đã từng lâm vào một giai đoạn khó khăn về tài chính, nhưng khi ấy tôi còn quá nhỏ để có thể thấm cái nghèo vào trong tư tưởng. Nên cho tới bây giờ, hầu như tôi sống mà không phải bận lòng nhiều đến chuyện tiền bạc. (Có thể một ngày tôi chỉ còn 2 ngàn đồng trong túi, nhưng tôi lại nhìn đó là một trải nghiệm gì đó rất hay ho.)

Điều này lại càng trở thành một cái đà để vật chất bớt đè gánh nặng lên con đường tôi cất bước. Khi ra trường tôi cũng không có tư duy phải làm việc để kiếm tiền, nên tôi đã bắt tay ngay vào làm những gì mình yêu thích. Và từ đó, những vật chất tương xứng cứ rót vào trong thế giới này khiến tôi càng khẳng định rằng mình không cần phải bận tâm về chuyện tài chính. Nó là một vòng xoáy tích cực.

Có thể chuyện đặt niềm tin vào hành động mà dứt bỏ nỗi lo lắng về tiền là điều khó khăn đối với ai đã mang đậm tư duy “đồng xu là người mở lối.” Nhưng nếu họ muốn thay đổi nó thì không gì là không thể. Ở ngoài kia luôn có muôn vạn những khả năng để ta có thể kén chọn.

Đây là cách phép màu diễn ra khi bạn quyết định làm những thứ chỉ có thể tồn tại bằng niềm tin. Và những sướng vui và kinh ngạc nhận được lúc đó sẽ chỉ càng khiến bạn muốn đắm mình nhiều hơn vào những sáng chói ngỡ ngàng.

Từ “phép màu” kia hoàn toàn là nghĩa đen, và tôi không hề nói quá bất kỳ điều gì ở trong bài viết này. Khi bước chân vào mảnh đất tinh thần, bạn sẽ thấy những điều kì diệu và sống động không tưởng. Nơi đó, tiền bạc không phải để luộc trứng, mà được dùng để điêu khắc những giấc mơ.

“Cuối cùng, khi chúng ta đến được điều mà một cá nhân nói anh ta muốn làm, tôi sẽ nói với anh ta: ‘Hãy làm điều đó và quên tiền đi.’ Bởi vì nếu bạn nói rằng kiếm tiền là quan trọng nhất, bạn sẽ dành suốt cuộc đời chỉ để lãng phí thời gian. Bạn sẽ làm những việc mình không thích để tiếp tục sống. Và tiếp tục làm những việc bạn không thích. ĐIỀU NÀY THẬT NGU NGỐC!” – Alan Watts

📌 [Exclusive][Zen Pencils] Alan Watts – Bạn sẽ làm gì nếu tiền không phải là vướng mắc?

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Featured image: Free-Photos

📌 Mua membership để đọc tạp chí Aloha (48k/1 volume, 999k/1 năm, 24 volume) ➡️ http://bit.ly/THDPmembership

📌 Aloha Volume 1- 10

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

Nó đau nhưng khiến cậu mạnh hơn

0

Tôi: “Cậu biết không, tất cả những cái gây đau cho tớ, chúng khiến tớ mạnh hơn.”

Bạn tôi: “Nhưng có những người không đủ sức chịu đựng nỗi đau, chúng chưa kịp khiến họ mạnh hơn thì đã vội vàng cướp đi sự sống của họ. Bằng chứng là đã có rất nhiều người trẻ tự tử vì không đủ can đảm chiến đấu.”

Tôi: “Tớ luôn nghĩ rằng cái chết không phải là cái mà con người tạo ra, nó là cái xảy ra cho người đó. Nếu một người quyết định tự tử, ý chí hành động đó đã luôn luẩn quẩn bên trong họ. Tớ không nghĩ nó là một hành động bộc phát, và phải là một người mạnh mẽ thì mới dám đưa tay chạm đến lưỡi dao tử thần. Không ai hạnh phúc mà lại đi tự tử, người tự tử phải là người có rất nhiều nỗi đau. Mỗi nỗi đau ẩn giấu một sự can trường, chúng tích góp mỗi ngày, cho đến thời khắc sức mạnh của nỗi đau chạm đỉnh và bùng nổ. Theo quan điểm của tớ, người chết vì tự tử là người phải rất mạnh.”

Bạn tôi: “Tớ chưa bao giờ hình dung được cái chết được quyết định bằng chính bàn tay mình sẽ có cảm giác thế nào.”

Tôi: “Tớ nghĩ khi một người có ý định tự tử, họ không còn bận tâm đến cái chết, họ chỉ quan tâm đến nỗi đau mà thôi. Hồi xưa, thỉnh thoảng tớ cũng muốn chết, tớ thấy đau quá, tớ không biết phải dùng ngôn ngữ nào để diễn tả nỗi đau ấy. Sống mà đau khổ vậy thì thà chết quách đi cho xong, nhưng cái suy nghĩ đó chỉ đến với tớ trong một vài khoảnh khắc. Khi tớ vượt qua được giây phút tử thần gọi mời, tớ luôn thấy bản thân còn nhiều điều ý nghĩa để tiếp tục duy trì cuộc sống.

Tất nhiên lúc tớ rơi vào trạng thái đau khổ tuyệt vọng, thì toàn bộ ý nghĩa sống đều chết hết rồi, linh hồn tớ đã rất tiều tụy lắm rồi, toàn bộ cuộc sống không còn là vấn đề, nhìn đâu cũng chỉ toàn là khổ thôi. Khi bắt đầu nhận biết được vấn đề đang gặp phải, tớ biết ngoại trừ những lúc tớ muốn chết, thì cuộc sống của tớ luôn tràn ngập ý nghĩa. Cái sự đau đớn tột đỉnh ấy nó chỉ đến trong một vài khoảnh khắc. Điều duy nhất tớ cần làm là khi nó quay lại, tớ không được cho phép bản thân nhụt ý chí.”

Bạn tôi: “Phát biểu của cậu là mâu thuẫn. Cậu vừa bảo người tự tử là người mạnh. Vậy còn những người không cho phép bản thân đi đến quyết định, chẳng lẽ họ không can đảm khi chống chọi lại nỗi đau?”

Tôi: “Không mâu thuẫn. Những đứa muốn chết mà không dám chết như tớ, kìm nén sự ham muốn của mình vì sợ hãi. Với tớ đó vẫn là người yếu đuối. Tớ đã phải nghe bao nhiêu người tìm đến mình than vãn muốn chết, nhưng lại sợ, lại không dám chết. Họ sợ chết trong khi miệng thì cứ lải nhải tôi muốn chết. Những người mạnh mẽ để được chết, đùng một phát là cậu nhận được tin báo tử của người ta thôi. Người đó không bao giờ tìm đến người này kia để thông báo tôi sắp chết.”

Bạn tôi: “Vậy cậu đang tán dương những người tự tử?”

Tôi: “Tớ không tán dương ai cả. Tớ chỉ đang muốn chúng ta bàn luận về vấn đề càng đau khổ thì người ta sẽ càng mạnh. Dẹp vấn đề chết chóc sang một bên. Tớ đang muốn chúng ta nói đến đau khổ. Quan điểm riêng của tớ, đau khổ luôn là cái thật nhất. Nó chứng tỏ rằng cậu không phải đang mơ, vì không ai mơ mình đau khổ. Họ luôn mơ được hạnh phúc, nhưng đau khổ mới cho họ tính toàn vẹn. Nếu không có đau khổ, hạnh phúc chỉ là một nửa của cuộc hành trình. Đau khổ sinh ra là để sửa soạn cho hạnh phúc sắp diễn ra. Hạnh phúc trọn vẹn phải được bắt đầu bằng đau khổ, đi qua hạnh phúc, rồi tiến đến vùng đất mà ở đó con người ta nhận ra đau khổ và hạnh phúc chỉ là một. Không, tớ cũng chỉ đang nói lý thuyết mà thôi. Tớ chưa đạt đến nó và tớ nhận mình sai khi nói về những điều mình chưa trải qua. Nhưng tớ vẫn luôn có niềm tin rằng đó mới là bản chất.”

Bạn tôi: “Vậy nên cậu mới luôn ca ngợi đau khổ.”

Tôi: “Tớ không cố gắng ca ngợi điều gì. Tớ chỉ thực sự nghĩ rằng tớ không nên né tránh đau khổ. Đi qua nó đi, tớ luôn nói thế khi nỗi đau kéo đến. Nó đau đấy, đau lắm cậu à, nhưng vì tớ đã tin rằng nỗi đau này là một phần của hạnh phúc đang sửa soạn đến, thì nó không còn là vấn đề. Tớ luôn sống như vậy, bao năm qua tớ sống thế đấy. Và giờ khi nhìn lại, tớ thấy mình mạnh quá, ít nhất là mạnh hơn ngày hôm qua. Rõ ràng nỗi đau chỉ đến như một cơ hội thách thức, cho tớ bớt mơ mộng đi. Tớ không tin vào hạnh phúc, đối với tớ hạnh phúc chỉ là một khoái cảm mang tính nhất thời. Nhưng tớ có niềm tin tất cả mọi đau khổ tớ trải qua, nó là một mảnh đất được sửa soạn sẵn, và trong mảnh đất đó sự an yên rồi sẽ mọc lên vào một ngày bất chợt. Sẽ mọc lên, chỉ trong mảnh đất của đau khổ mà thôi.”

Bạn tôi: “Niềm tin của cậu sẽ tạo ra thực tại của cậu.”

Tác giả: Ni Chi
Edit: THĐP

Featured image: Alexas_Fotos

📌 Mua membership để đọc tạp chí Aloha (48k/1 volume, 999k/1 năm, 24 volume) ➡️ http://bit.ly/THDPmembership

📌 Aloha Volume 1- 10

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

Liệu có tồn tại tình yêu chạm đến tự do?

0

Tôi: “Cậu biết không, tớ luôn nghĩ nếu tớ muốn được tự do thì không được sống phụ thuộc vào người khác. Phụ thuộc vào người khác bao giờ cũng khổ.”

Bạn tôi: “Muốn được sống tự do, trước hết bản thân người đó phải đủ khả năng chịu trách nhiệm về bản thân họ. Có nhiều người trẻ cứ đến tháng là cằn nhằn bố mẹ chậm trễ các khoản trợ cấp, trong khi miệng thì lúc nào cũng hùng hổ tự do là lẽ sống. Khi đưa ra một quyết định, họ phớt lờ lời khuyên bố mẹ, họ khẳng định bố mẹ đang xâm phạm đến quyền cá nhân riêng tư, quyền được sống và phát triển tự nhiên. Tớ đồng ý, nhưng với một điều kiện, bố mẹ không phải là người đứng ra giải quyết các rắc rối sau cùng.”

Tôi: “Đó là về khía cạnh vật chất. Còn về mặt cảm xúc, cậu có nghĩ tình yêu cũng là một dạng phụ thuộc không? Vì thế mà khi ta yêu thương một người nào đó, ta cũng đồng thời đánh mất tự do. Đôi lúc tớ nhìn vào bố mẹ tớ, họ rất yêu nhau, họ đến với nhau bằng tình yêu. Ở hơn ngưỡng tuổi 50 bố mẹ tớ vẫn nắm tay nhau, đèo nhau đi cà phê mỗi cuối tuần, họ cùng nhau đi du lịch vào mỗi dịp lễ. Thỉnh thoảng tớ xem những bức hình bố mẹ tình tứ, tớ luôn thử đặt tớ vào vị trí của một trong hai người, rằng nếu hoặc bố hoặc mẹ tớ đột ngột biến mất trong cuộc đời người kia, người còn lại liệu sẽ ra sao.

Họ gắn bó với nhau mấy chục năm qua, sở hữu lẫn nhau. Bố cần mẹ mỗi lúc mở cửa sau hàng giờ vất vả ngoài xã hội, mẹ cần bố như một dãy Vạn Lý Trường Thành để bảo vệ chở che. Bố phụ thuộc vào mẹ, mẹ phụ thuộc vào bố. Khi tớ lớn lên và trải qua một số biến cố vấp ngã, tớ luôn tự nhủ rằng tớ không thể là một người phụ nữ sống phụ thuộc vào đàn ông. Nếu anh ta có đó, tớ sẽ rất hạnh phúc. Nhưng nếu không có anh ta, tớ vẫn hạnh phúc theo cách riêng của tớ, bằng những niềm vui riêng mà tớ có thể tự tạo ra.”

Bạn tôi: “Rồi cậu có cảm nhận được mình đang tự do không?”

Tôi: “Nồi nào úp vung nấy. Tớ thích tính một mình, nên tất nhiên tớ sẽ thích những người cũng có khả năng một mình. Nhưng tớ nhận ra ngay cả ý nghĩ này của tớ vẫn mang lại đau khổ. Cả hai đều độc lập, cả hai đều có khả năng một mình. Vậy nên khi xung đột xảy ra, ai cũng nghĩ rằng mình có thể sống mà không cần đến người kia. Không một ai trong hai người tìm được lý do để thỏa hiệp điều chỉnh. Anh ta quan trọng, nhưng tớ tôn trọng tự do của anh ta, tớ để cho cả hai quay trở lại tự do vốn có của mỗi người. Tuy nhiên, đôi lúc tớ vẫn không thể nhận biết, tự do của tớ có vẻ giống dửng dưng hơn là tự do thật sự, cứ như bọn tớ chẳng quan tâm nhau. Chúng tớ cần không gian riêng cho nhau, và cho rằng tình yêu thực sự là một điều gì đó sâu sắc hơn những gắn bó và thói quen tầm thường. Tớ không biết, thật sự không hiểu thứ tình yêu chạm đến sự tự do, liệu nó có tồn tại.”

Bạn tôi: “Cậu và tớ chỉ là con người, những người hết sức bình thường. Thứ tình yêu cậu đang lý tưởng, họa có là thánh, là người giác ngộ mới đạt được. Nhưng đến cả người đã giác ngộ như Đức Phật, khi ông ta giác ngộ, ông ta cũng phải từ bỏ gia đình vợ con. Tớ không đọc nhiều kinh sách, không hiểu rõ lắm, nhưng theo tớ cậu chỉ có thể chọn lựa một trong hai điều đó. Tình yêu lý tưởng mà cậu đang muốn hướng đến, nó đòi hỏi cậu yêu mà không cần. Cậu phải là một người siêu việt đến mức cho mà không thèm đáp lại. Nó cao siêu đến mức tình yêu là trạng thái chứ không phải là mối quan hệ. Cậu nhìn đi, bao nhiêu người đạt đến trạng thái ấy. Tớ cũng gặp một số kẻ trồng cây si, yêu mà không chờ đợi không đòi hỏi, nhưng người đó có hạnh phúc với thứ tình yêu đó. Vẫn một vùng trời nào đó trong trái tim họ cảm thấy nhức nhối, nhói buốt mỗi lúc trở trời.”

Tôi: “Tớ không định nghĩa được tình yêu. Kinh sách thì cứ bảo tình yêu thực sự là khi tớ ở một mình, tình yêu vẫn có như khi tớ đang ở cùng người khác. Người đó không tạo ra tình yêu của tớ, bởi nếu họ tạo ra nó, khi họ bỏ rơi tớ, tình yêu sẽ biến mất. Tình yêu thật sự thì không bao giờ biến mất nhưng yêu khi không quan tâm, không chia sẻ, không gắn bó nhau thì tình yêu có nghĩa gì. Hai người yêu nhau mà không cần nhau, có cũng được, không cũng chẳng sao, điều đó liệu có ý nghĩa gì.”

Bạn tôi: “Cậu không cần phải suy nghĩ về tình yêu, cứ yêu thôi.”

Tôi: “ Nói thì dễ, ai cũng nói, nhưng mấy ai làm được.”

Bạn tôi: “Tớ nghĩ phải là những người rất tinh tế, một sự phụ thuộc rất tinh tế để không bị nhầm lẫn với dửng dưng, vậy thì khi ấy tình yêu của người đó mới là bông hoa của tự do.”

Tác giả: Ni Chi

Featured image: Pexels 

📌 Mua membership để đọc tạp chí Aloha (48k/1 volume, 999k/1 năm, 24 volume) ➡️ http://bit.ly/THDPmembership

📌 Aloha Volume 1- 10

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

Nếu bạn không thể tự high thì cần sa chỉ là đồ của nợ

0

Làm một hơi để chill, để vui vẻ thư giãn, để trầm tư sâu xa về thế giới, để vượt lên trên những dòng chảy ngao ngán thường ngày, để chạm tới muôn vạn vì sao hay lao vào giữa bâng khuâng vũ trụ. Theo tôi, đó là một trải nghiệm mà mỗi người nên nếm ít nhất một lần trong đời. Từ đó, bạn mới biết một điều rằng cơ thể và tâm trí này có thể bị ảnh hưởng và thay đổi bởi “các chất” nói riêng hay bởi ngoại cảnh nói chung như thế nào. Nhưng quan trọng hơn cả, chúng cho bạn một sự thấu hiểu rằng ngoài kia tồn tại một-khả-năng bạn được sống trong sự điềm tĩnh hài lòng.

Vấn đề đặt ra ở đây đó là khi hất cùn, bạn có nhận ra được ở đó luôn tồn tại một cơ hội để bản thân tiến tới trạng thái high mà không cần hít một làn khói nào không. Cần sa cũng giống như một con người, giúp khơi dậy một trạng thái tiềm ẩn bên trong chúng ta. Tức là nếu trong ta không có sẵn trạng thái bình an đó thì cả một núi weed cũng chẳng tô vẽ nổi sắc màu của sự an lành.

Tôi không cổ vũ chuyện bạn dùng chất, và cũng không phê phán bạn làm những gì mình muốn. Tôi chỉ đang đề cập đến một cánh cửa đi tới hạnh phúc – nơi cần sa chỉ là một trong các chìa khóa nho nhỏ. Khi trở thành một người độc lập hiện thực hóa ý tưởng điềm tĩnh mà nó đã khơi mào, bạn dần có thể thay thế vị trí của cần sa – bạn high tự nhiên.

Cần sa được biết đến là một trong các chất thức thần (psychedelics). Nó không hề gây nghiện vật lý, nhưng có khả năng gây nghiện tâm lý. Tức là bạn có xu hướng tìm đến nó để trải nghiệm lại trạng thái dễ chịu an nhiên hay thức tỉnh giác ngộ – thứ bị che lấp đi bởi những xô bồ náo động của tâm tưởng hay đời sống thường ngày. Và khi phải tìm đến một điều gì đó hay một ai đó để giúp mình có được niềm hạnh phúc hay tình yêu thuần khiết thì bạn đã bước chân vào con đường nghiện ngập và phụ thuộc mất rồi.

Nếu bạn không thể high tự nhiên thì cần sa chỉ là đồ của nợ. Nó sẽ khiến bạn quên mất tiềm năng an bình của chính mình, làm bạn dần tin rằng những ngọt lành dịu êm đến từ bàn tay thánh thần của những làn khói trắng. Bạn yêu những cái búp sấy khô thơm phức, yêu những cái boong reo vui ục ục, yêu đám homie cùng nhau phê pha tối ngày. Nhưng câu hỏi đặt ra là bạn có yêu chính mình khi không có tất cả những đối tượng kia không?

Nói đến đây tôi lại nhớ đến một đoạn trong bài hát Let her go:

“Only know you’ve been high when you’re feeling low
Only hate the road when you’re missing home
Only know you love her when you let her go.”

(Bạn chỉ high khi thấy mình đang low
Bạn chỉ ngao ngán đoạn đường khi bản thân nhớ nhung tổ ấm
Bạn chỉ biết mình đã mê nàng khi để nàng cất bước ra đi.)

Tôi cho rằng cần sa cũng tương tự như một chất chỉ thị tương tự như giấy quỳ tím nhận biết dung dịch axit hay bazơ. Nó sẽ cho bạn biết rằng mình đã “low” như thế nào trước khi đón “high” vào trong cơ thể, đã lu bù với đời sống như thế nào trước khi thẩm thấu một liều thư giãn tràn trề.

Cần sa hay bất kỳ điều gì khác cũng như một bức nền tương phản để bạn nhìn thấu chính mình. Nếu dùng nó để làm tấm gương soi, thì bạn sẽ chỉ cần soi một lần duy nhất, và những ngày sau mối quan hệ giữa bạn và cần sa là hai người tri kỷ, không dính mắc nhưng cũng không gì cắt đứt nổi. Vì bạn cũng sẽ trở thành một tấm gương soi như nó vậy.

Câu hỏi đặt ra đó là làm sao để có thể high tự nhiên mà không cần dùng đến chất nào cả? Trong trải nghiệm hữu hạn của bản thân, tôi xin liệt kê tạm một vài cách, điều mà tôi vẫn thỉnh thoảng đề cập đến trong những bài viết trước đây của mình. Chúng bao gồm: Thiền, tập thể dục, nofap, cầu nguyện, ăn kiêng, làm những việc có ích cho người xung quanh (yêu thương, chia sẻ), tiếp cận thông tin theo cách đa chiều, v.v…

Khi chạm tới được cốt lõi bình an bên trong chính mình, bạn sẽ nhận ra bản thân hoàn toàn ngang bằng với weed. Nó sẽ không làm bạn thay đổi nữa vì ở đó không còn tồn tại sự chênh lệch. Bạn hất cùn hay không không còn là điều đáng để bàn đến.

High không phải là cột đích ta vươn tới, mà là nơi chốn ta tìm về. Tôi nói chuyện cần sa nhưng cũng ám chỉ tất cả những đối tượng khác có thể mang tới những dễ chịu cho con người, hay thậm chí những thứ làm ta khốn đốn chao đảo. Tất cả chúng chỉ có tác dụng giúp mỗi người nhìn thấy một khả năng xuất hiện của trạng thái bất kỳ trong vô vàn những khả năng giữa vũ trụ. Chỉ khi nào biết rằng chúng có tồn tại thì ta mới có thể quyết định đi tới đó bằng một con đường tự thân hay bằng một lối mòn phụ thuộc, quyết định tự do hay tiếp tục hít thở khói gông cùm.

“But you only need the light when it’s burning low
Only miss the sun when it starts to snow
Only know you love her when you let her go.”

(Bạn chỉ cần ánh sáng khi ngọn đèn sắp lụi
Bạn chỉ nhớ mặt trời khi ngoài kia tuyết rơi
Bạn chỉ biết mình đã ngã lòng khi quyết định buông lơi.)

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Featured image: wizbangblog

📌 Mua membership để đọc tạp chí Aloha (48k/1 volume, 999k/1 năm, 24 volume) ➡️ http://bit.ly/THDPmembership

📌 Aloha Volume 1- 10

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

Họ giàu có hơn về số tuổi nhưng nghèo nàn về tâm hồn

0

Tôi: “Nói thật với cậu tớ chỉ nể phục những người trưởng thành. Còn những người lớn tuổi, tớ tôn trọng họ, nhưng nó chỉ nằm ở nghi thức lễ nghĩa kính trên nhường dưới.”

Bạn tôi: “Có gì khác biệt giữa hai loại người đó?”

Tôi: “Này nhé, người lớn tuổi là người chỉ già đi về mặt sinh học, họ tích góp nâng cao tuổi tác. Người trưởng thành là người sở hữu nội tâm đã già, họ có thể ít tuổi, nhưng tâm hồn lại rất phong phú.”

Bạn tôi: “Tớ thì nghĩ những người già bao giờ cũng là người trải qua nhiều sóng gió cuộc đời.”

Tôi: “Đúng. Nhưng trải qua rồi thì sao, họ có nhận biết được gì không? Vấn đề là có kinh nghiệm nào được rút ra từ những sóng gió? Tớ đã thấy nhiều những người lớn tuổi ăn nói và hành động rỗng tuếch.”

Bạn tôi: “Tớ chưa hiểu ý cậu.”

Tôi: “Ý tớ là họ đi qua sự việc đó như một tên mù, một thằng điếc, như một kẻ thiểu não đã đánh mất khả năng nhận thức vấn đề. Sự việc đã qua không để lại trong họ một chút dấu hiệu. Có thể họ sẽ nhớ nó như một phần ký ức, bởi nó đã từng xuất hiện trong cuộc đời họ. Người ta bảo rằng không ai tắm hai lần trên một dòng sông, tớ nghĩ những người trưởng thành, cách hiểu của họ về lần thứ hai sẽ hoàn toàn khác biệt cách hiểu của những người chỉ đơn thuần già đi. Ở lần thứ hai, người trưởng thành sẽ tránh mắc phải những lỗi lầm đã có trong lần đầu. Nhưng người già đi, dù có lần thứ mười thì mọi thứ xảy ra vẫn rập khuôn y hệt nhau.”

Bạn tôi: “Nói như cậu thì người trưởng thành là người tích góp được nhiều kinh nghiệm.”

Tôi: “Phải. Nhiều kinh nghiệm và có khả năng nhận biết số kinh nghiệm đó. Tớ có một người bạn, cô ấy luôn tìm đến tớ mỗi lúc khó khăn để chia sẻ. Lần đầu, lần thứ hai, tớ rất vui vẻ ngồi lắng nghe, nhưng đến lần thứ mười cô ấy vẫn cứ nói mãi về vấn đề ấy. Cô ấy chỉ có một vấn đề duy nhất thôi, và cô ấy cứ kéo lê lết nó từ ngày này sang ngày khác. Cô ấy đau khổ hôm nay, đau khổ hôm qua, hôm kia, và tớ biết cô ấy sẽ vẫn tiếp tục đau khổ vào ngày mai. Mỗi lần tìm đến, cô ấy cứ nói với tớ về những quyết tâm, những kiên định, nhưng rồi khi vấn đề muôn thưở xuất hiện, cô ấy lại phải khóc lóc vì nó.

Nếu tớ thất bại một lần trong một vấn đề, tớ sẽ nghĩ đó là bài học. Tớ sẽ nghĩ thất bại là mẹ thành công. Nhưng nếu những lần thứ hai thứ ba vẫn thất bại vì cậu cứ tiếp cận vấn đề đó bằng một cách giống nhau, không chịu suy nghĩ để rút ra kinh nghiệm thì tớ cho rằng đó là ngu xuẩn. Cuộc sống của những lần thất bại rập khuôn, chuyển từ khoảnh khắc ngu ngốc này sang khoảnh khắc ngu ngốc khác y hệt, đó chỉ là một cái chết chậm chạp kéo dài. Có những người tớ từng quen, vắng đi một thời gian gặp lại, tớ chẳng thấy có sự khác biệt nào trong họ. Họ vẫn cứ thế, nói những chuyện đã từng nói cách đây mấy năm, những quan điểm lỗi thời. Vậy đấy, họ chỉ già đi chứ đâu trưởng thành.”

Bạn tôi: “Vậy làm sao để nhận biết và chuyển hóa thành kinh nghiệm.”

Tôi: “Tớ đã nói rồi đấy. Cậu đừng cố đóng vai tên mù kẻ điếc. Đừng nhìn vào nó trong bộ dạng người vừa ngủ dậy. Tỉnh táo, quan sát và lưu tâm. Tớ nghĩ đó là những yếu tố cần thiết.”

Bạn tôi: “Nhưng nếu người đó hài lòng về con người đang già đi của họ?”

Tôi: “Với một điều kiện, họ đừng gây ảnh hưởng đến người khác. Nếu cô ấy hài lòng với con người đó, cớ gì phải tìm đến để tuyên bố với tớ rằng không bao giờ để bản thân mắc phải sai lầm đó nữa. Cô ấy không cần phải tìm đến tớ, không cần phải chứng tỏ với bất kỳ ai rằng cô ấy sẽ học cách trưởng thành. Bản thân người trưởng thành, họ không cần phải lo lắng về việc mình có cần phải trưởng thành hay không, bởi bản thân sự trưởng thành sẽ nói lên tất cả. Còn người già đi, họ lúc nào cũng lo cuống cả lên, nhưng ngày mai của họ vẫn chỉ là sự lặp lại của ngày hôm qua.”

Tác giả: Ni Chi

Featured image: jarmoluk 

📌 Mua membership để đọc tạp chí Aloha (48k/1 volume, 999k/1 năm, 24 volume) ➡️ http://bit.ly/THDPmembership

📌 Aloha Volume 1- 10

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2