25 C
Nha Trang
Thứ tư, 23 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 327

200 năm ngày sinh nhà triết học Søren Kierkegaard

Năm 2013 đánh dấu kỷ niệm lần thứ 200 ngày sinh của nhà triết học, nhà thần học, nhà phê bình xã hội và nhà thơ Đan Mạch Søren Kierkegaard.

Søren Aabye Kierkegaard sinh ngày 5 tháng 5 năm 1813 và được xem là một trong những nhà tưởng quan trọng và sung mãn nhất của Đan Mạch trong “thời hoàng kim” của hoạt động trí tuệ và nghệ thuật.

Søren Kierkegaard được sinh ra trong một gia đình khá giả ở thủ đô Copenhagen của Đan Mạch và ông hiếm khi đi xa khỏi thành phố quê hương của mình, đi du lịch ở nước ngoài chỉ năm lần – bốn lần đến Đức và một lần đến Thụy Điển.

Các tác phẩm của ông đa dạng trên nhiều lĩnh vực bao gồm triết học, tâm lý học, phê bình văn học, tiểu thuyết và thần học.

Ông được xem là nhà triết học hiện sinh đầu tiên và được biết đến như “cha đẻ của chủ nghĩa hiện sinh”.

Ở Việt Nam sẽ khá vất vả khi tìm đọc về Kierkegaard, chẳng hạn như trong cuốn “Lịch sử triết học” (TS. Trần Đăng Sinh chủ biên) do NXB ĐH Sư phạm xuất bản là quyển sách về lịch sử triết học gần đây nhất có 244 trang thì phần về chủ nghĩa hiện sinh khoảng 6 trang và trong đó nhắc đến Kierkegaard được… 4 lần. Có một công thức mà người ta hay dùng khi viết về Kierkegaard là: “Hiện tượng học Đức + Tư tưởng Kierkegaard = Chủ nghĩa hiện sinh”.

Sự kiềm toả của giận dữ

“Khi rơi vào sự kiềm toả của giận dữ hay hận thù thì ta sẽ không còn cảm thấy an vui, cả thể xác lẫn tinh thần. Bất cứ ai nhìn vào cũng đều thấy được điều này và rồi sẽ chẳng có ai muốn đến gần ta nữa. Ngay cả súc vật cũng tránh xa, chỉ trừ có rận và muỗi mới đến gần để hút máu ta mà thôi!”

– Đức Đạt Lai Lạt Ma

Khi đánh mất sự an bình của nội tâm

“Khi đánh mất sự an bình của nội tâm, ta sẽ chẳng còn giữ được một khả năng nào để làm bất cứ một thứ gì gọi là đúng đắn. Dạ dày ta không tiêu hoá được thức ăn, đêm về không ngủ được, ta xô đuổi những kẻ đến thăm, phóng những cái nhìn điên tiết vào mặt những ai làm vướng lối đi của ta. Nếu có nuôi một con vật làm bạn thì rất có thể ta cũng quên không cho nó ăn. Ta tạo ra cho những người chung quanh một bầu không khí ngột ngạt không sao sống nổi và xô đuổi cả những người bạn thân thiết nhất của ta.” 

– ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA

Đêm quá ngắn cho những tâm sự chất chồng…

Đêm bước về thật nhẹ… Sương khoác mềm vai phố….

Lặng yên nghe tiếng dêm trôi bồng bềnh phiêu lãng… Đêm chở nỗi nhọc nhằn ưu phiền trên vai lang thang…chênh vênh một nỗi niềm khắc khoải. Người ta đi trong đêm…ngửi hương đêm…uống sương đêm như để trút bỏ tất cả gánh nặng sống… Trong ưu tư những ngón tay đan…khép chặt bờ mi…mím chặt đôi môi mà cảm nhận những đợt sóng ngầm xô mạnh mẽ như để chực chờ trái tim non trẻ sơ hở mà phá tan bờ cõi… Quay quắt giữa quá khứ…hiện tại và tương lai như một vòng tròn thít chặt tâm can sống… Hồi ức dâng đầy, bế tắc giữa thực tại nghiệt ngã và khát khao đời thường…

Điều khoản của cuộc chơi

Sáng nay thì không mưa tầm tã như hôm qua, sáng nay khác hẳn, sáng nay nắng tốt chiếu rọi tới cánh cửa căn phòng trọ của tôi, nó chiếu xuyên qua mấy cái chiếc lá bị sâu ăn, lấp lánh trong khoảng không, in hình dưới mặt đất, cái mà chúng ta gọi là hoa nắng, thật đẹp! Mới hôm qua mọi thứ âm u, tôi chỉ muốn cuốn mình trong cái đống vải vóc, tức là đống mùng mền chiếu gối thì sáng nay cái “ấm áp” của nắng lại làm tôi chẳng nướng thêm được miếng nào…

Các bạn thấy đó, mới hôm qua thôi và sáng nay, mọi thứ đã đổi thay rồi. Có đôi khi không cần phải chờ lâu như thế, chỉ một tích tắc chúng ta cũng có thể sẽ bất ngờ trước những gì mà mình chứng kiến rồi.

Ngày bé, khi chúng ta chơi một trò chơi cùng nhau, chúng ta đặt ra những điều lệ hay còn gọi là luật chơi để cùng thống nhất với nhau cho cuộc chơi được mượt mà hơn. Có phải vậy không?

Thế nào là trai giới trong tâm?

Học trò của Khổng Tử là Nhan Hồi hỏi thầy:

– Con muốn ra ngoài làm việc, con định đến nước Vệ ngăn chặn những tội ác của bạo chúa.

Khổng Tử không vui, nói:

– Con đừng đi. Sau khi con đi, gặp một bạo chúa như vậy, con khuyên can không được, ngược lại sẽ bị ông ta giết mất. Bây giờ con còn đang nông nổi, chưa thấy rõ chính mình, con đi làm việc gì cũng sẽ thất bại. Trước hết hãy đi trai giới đã.

Nhan Hồi bèn hỏi thầy:

– Nhà con rất nghèo, không được uống rượu ăn thịt đã mấy tháng nay. Con luôn sống khổ cực, đó có được coi là trai giới không ?

Khổng Tử đáp:

– Điều con nói là trai giới trong cúng tế, chứ không phải trai giới trong tâm.

Nhan Hồi hỏi:

– Thế nào là trai giới trong tâm ?

Khổng Tử đáp:

– Trên đời này, con người không chỉ nghe bằng tai, mà còn phải nghe bằng tâm, càng phải nghe bằng khí. Dùng hơi thở để thực hiện mọi sự cảm nhận, trở về với tâm, được chính mình xác nhận, đó gọi là tâm trai.

( Trang Tử – Nam Hoa Kinh )

Lời bàn từ Minh Tâm Cư Sĩ 

Trong câu truyện này có Khổng Tử, nhưng thực ra là của Trang Tử.

Có câu “ tâm tĩnh thì trí minh ”, tức là khi tâm tĩnh lặng thì trí tuệ sẽ phát sinh. Khổng Tử nói phải “ tâm trai ”, là hãy tĩnh tâm lại, nương theo hơi thở để cảm nhận mọi sự việc. Khi tĩnh tâm như vậy thì làm mọi việc không có sai lầm. “ Biết mình, biết người trăm trận trăm thắng ”. Trở về với tâm thì sẽ bất động trước khen chê, danh lợi, được mất, thành bại, vinh nhục; chỉ khi như thế thì làm việc mới hiệu quả, thành công.

Nói về Huyền Trang Tam Tạng trong Tây Du Ký

Lịch sử Trung quốc có đoạn nhắc tới nhà sư Phật giáo Trần Huyền Trang đời Đường ,phụng chỉ vua Đường Thái Tôn lặn lội sang Tây Trúc (Ấn Độ ) mang về được 3 kho kinh sách Phật gọi là Tam Tạng : Kinh Tạng Luật Tạng và Luận Tạng do đó góp phần rộng rãi vào sự nghiên cứu phổ biến và phát triển đạo Phật ở Trung Quốc. Với công lao này nhà sư được tôn xưng là Huyền Trang Tam Tạng.

Dưới đây tôi không nói về tu sĩ Phật giáo có thể có thật đó, về nhà sư bằng xương bằng thịt đó mà về Tam Tạng như là một sáng tạo văn học và nhân vật chính của một tác phẩm hư cấu nổi tiếng với nhan đề Tây du kí mà điện ảnh Trung quốc đã dựng thành phim truyền hình một phim tràng giang đại hải mà công chúng rất ưa thích, nhất là trẻ em.

Nhưng, cũng như mọi người trên thế giới đều biết, đạo Phật không cơ sở trên một giáo đường, mà một triết lý sâu sa đến mức không chắc người ta có thể thật sự hiểu biết và Phật không dạy chúng ta phải tin vào một điều thần linh một thần khải nào cả, mà vào chúng ta, và quan năng của chúng ta có thể phân biệt được thiện và ác chính và tà.

Ngày chiều trong tôi

Có lẽ tôi chỉ là một con thuyền nhỏ, và cũng chỉ muốn là một con thuyền nhỏ, thả mái xuôi từ đầu nguồn về cuối dòng sông.

Cuộc đời là một chuyến ngao du vô ưu vô lo, lênh đênh giữa miền sông nước. có lúc khua vài mái chèo,cũng có lúc phải cật lực chèo chống qua những khúc gập ghềnh, chỗ xoáy lốc xoay con nước dữ,nhưng đa phần thì cứ thoải mái nương theo chiều nước mà thong dong. ngày qua ngày,thuyền tôi cứ thế trôi đi, có những buổi chiều đi ngang qua những xóm dừa xanh ngắt vui tươi,những bến nước nhộn nhịp thuyền bè qua lại,có những ban mai dập dìu giữa muôn ngã rẽ của những nhánh sông,chân trời hừng đông ở khắp bốn hướng tám phương,ngẩng mặt lên là thấy bầu trời cao rộng,sóng vỗ mạn thuyền,tôi ung dung thả neo trong vài phút giây, lắng nghe dòng sông thở những nhịp lắng đọng như vũ điệu của màn sương trên mặt nước. một khi ai đó ở giữa dòng sông mênh mông lúc hừng sáng,khi mà bốn bên lặng như tờ, và màn sương bắt đầu ngả màu ngà ngà,rồi cam phớt,rồi cam sữa,.. hít vào một hơi ấm sực và ngai ngái của không khí lúc bấy giờ, mới cảm hết cái bình yên của sông nước. ở đó,chênh vênh là cố nhiên,mênh mông không thể đong đếm bằng những quãng nhìn, sương giăng là thứ có thể nhìn thấy ở khắp nơi nhưng không thể vịn lấy được. ấy vậy mà con thuyền cũng nương vào những điều ấy mà nổi trôi.

Cảm nhận về bộ phim Mùa Hè Của Kikujiro

Xem xong Kikujiro, vui nên muốn viết. :)

Có thể là vì mình xem được ít phim quá. có thể vì mình chả biết gì về phim ảnh, nước Nhật, và phim Nhật, nên cảm nhận của mình nó ấu trĩ, niềm vui của mình nó cũ kĩ, cũng nên.

Nhưng mình thích. Lúc xem gần xong, đã nghĩ thầm, đây chính là mùa hè của mình. Chẳng cần đi đâu xa, trong phim có tất cả: ánh nắng sáng bừng, cây xanh, côn trùng, hồ nước, những cuộc đi chơi loăng quăng của trẻ con và người lớn. Hệt như cách đây chưa lâu, chiều nào mình cũng cùng với em Ku lang thang lủi thủi bụi bờ vậy. Mùa hè trong phim thật lặng lẽ, đôi khi vô định hướng, tẻ nhạt, đôi khi nhếch nhác và không lành mạnh nữa. nhưng có buồn, có vui, đáng nhớ!

Nghệ thuật không là ánh trăng dối lừa và không bao giờ nên là ánh trăng dối lừa

Tháng 7 là tháng của âm binh tụ khí. Năm nay còn đặc biệt hơn, chưa đến tháng 7, mặt trăng đã tiến gần trái đất một cách kỉ lục. Có một điều đặc biệt về Dostoyevsky, theo tôi, là sau khi đọc ông người ta sẽ có một nhạy cảm nhất định với âm khí. Tôi đem Anh em nhà Karamazov ra đọc lại và học được bài học thế này từ Đốt: Một khi đã ám, âm khí luôn bám theo ta và kéo theo một dây. Ta cần phải cắt đứt một mắt xích trong đó, bằng cách nhanh, gọn lẹ.

Có một nhà văn đưa ra phát hiện rất lý thú về chuyện này, đó là Nam Cao. Trong Giăng sáng (1942), ông viết nghệ thuật không là ánh trăng dối lừa và không bao giờ nên là ánh trăng dối lừa.