21.1 C
Da Lat
Thứ Tư, 7 Tháng 5, 2025

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 325

Bộ ảnh Ốc Sên cực đẹp!

Dù cho trời có đổ mưa, dù cho trời có đổ nắng, nhiếp ảnh gia Vadim Trunov đã lưu lại được những khoảnh khắc cực kỳ độc đáo sống động về cuộc đời của những chú ốc sên.

*47000 notes trên Tumblr.

oc sen 8 oc sen 7oc sen 9oc sen 6oc sen 5oc sen 4oc sen 3oc sen 2oc sen 1

Tản mạn chuyện ăn uống

* Featured Image: Macrobiotic Recipes

 

Cây cỏ không có miệng và bao tử mà vẫn sống, đất đá chẳng ăn uống gì mà vẫn trường tồn. Thế tại sao con người lại khác, phải có cái miệng và bao tử? Đã vậy không cho ta được như loài tôm loài tép uống nước ăn phù du mà sống hoặc như con ve con châu chấu hút sương hút nhựa cây để sinh tồn, hay chí ít cũng như con trâu con bò kiếm mỗi cỏ bỏ vào bao tử rồi từ tốn nhai lại mà thưởng thức.

Bọn chúng cũng phát triển khoẻ mạnh, đầy đủ sinh lực để bơi lội, bay nhảy, kêu hót vậy. Con người mà được thế sẽ cầu gì với đời nhiều đâu, bao nhiêu lo lắng muộn phiền cũng sẽ tiêu tan. Đã sinh ra cái miệng, cái bao tử; tạo hoá lại cho con người khả năng cảm nhận tình dục nhạy cảm thế nên đòi hỏi cứ vô tận, chẳng biết bao nhiêu là đủ, như sông như biển chẳng bao giờ đầy. Thành thử con người suốt đời cứ mãi quanh quẩn bên mấy thứ nhu cầu đó, thật rõ khổ.

Tiền thuế của dân để nuôi lực lượng công an chứ không phải để nuôi cả con cái họ

1. Chính phủ vừa ban hành Nghị định 87/2013 quy định chế độ, chính sách đối với gia đình, thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân.

Theo đó, khoản 2 điều 3 quy định: “Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, chiến sĩ được miễn học phí khi học ở các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập, ngoài công lập”. Nghị định có hiệu lực từ ngày 14/9/2013.

Cũng theo Nghị định này, kinh phí thực hiện việc miễn giảm này sẽ do ngân sách nhà nước bảo đảm.

Cũng xin nói thêm, trước đây, Nghị định 88/2011 cũng đã có ưu đãi cho con em của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ đội. Tuy nhiên, chỉ được miễn giảm ở hệ mầm non; chứ không ưu đãi ở hệ phổ thông công lập, ngoài công lập như con em công an.

Tôi chứng kiến nhiều bạn đi Mùa Hè Xanh cũng chỉ là để chụp ảnh

Đêm qua, anh bạn tôi có tag tôi vào một cái link. Ở đó, Kenh14 lên mặt đạo đức dạy bảo thanh niên đại ý rằng: “Đa số chúng mày đi Mùa Hè Xanh chỉ là đi chơi thôi. Mất mẹ nó cái ý nghĩa của Mùa Hè Xanh”. (1)

Cái thằng viết bài trên Kenh14 chắc có lẽ là chưa đi Mùa Hè Xanh bao giờ. Bằng chứng là có 2 tấm ảnh trong bài, một tấm hắn ăn cắp của facebook-er Giang Phạm, tấm còn lại ăn cắp ảnh của tôi gửi báo Sài Gòn Giải Phóng năm 2012. Nhưng nói cho cùng thì, bản thân cái gọi là Mùa Hè Xanh về mục đích đã không nhiều ý nghĩa như ban đầu.

Tấm ảnh của Giang Phạm bị ăn cắp (2)
Tấm ảnh của Giang Phạm bị Kenh14 ăn cắp (2)

Còn nhớ cách đây không lâu, trên Danviet.vn (3) đăng bài viết về một chuyến ra quân của 1.000 sinh viên tình nguyện tại Hà Nội. Cuộc ra quân đã hoàn thành một công trình thanh niên là một con đường nông thôn dài 700 mét với giá 1,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo cách chuyên gia nhẩm tính, để làm một con đường như vậy, người ta chỉ mất 150 lao động, với số ngày công ít hơn, và tổng kinh phí chỉ với 500 triệu đồng.

Không hiểu rằng 1 tỷ đồng kia đã đi đâu khi công trình thanh niên đó đã hoàn thành. Nhưng nếu như không có chuyến ra quân làm “tình nguyện” của 1.000 sinh viên kia, ngân sách đã tiết kiệm được số tiền đủ để xây 2 cái nhà vệ sinh trường học ở miền núi cho các em học sinh tiểu học (tính theo giá Quảng Ngãi).

Không có bản Tuyên ngôn độc lập nào có thể mang lại sự tự do khi bản thân thần dân không ý thức được sự tự do

Đêm qua, tôi nói chuyện với một cô bạn. Cô bày tỏ nỗi lo lắng, sợ hãi của mình trước những phát ngôn từ một người bạn chung của hai chúng tôi.

Ở nơi tôi đang sống đây, hàng ngàn năm rồi, có một thứ thời trang không bao giờ thay đổi. Thứ thời trang ấy được mỗi người mang vào trong suy nghĩ, cách tư duy và hành động; thiếu nó thì trở thành kẻ dị hợm. Thứ thời trang ấy tạm gọi là sự sợ hãi chính trị.

Ông nội tôi thời còn sống, cụ hay kể về những ngày sau Cách mạng tháng Tám, năm 1945. Cuộc cách mạng mà ngày nay được khẳng định rằng đã thay đổi màu da của các ông chủ. Những kẻ đầy tớ thực sự như ông nội tôi (và sau này là tôi), thời ấy chỉ mới gần 20 tuổi, nhưng cũng đã hiểu biết về những thay đổi thời cuộc. Ông tôi kể rằng, đã quen cái thói nô lệ, một ông cụ già ngày ấy gặp một anh lính Việt Minh trẻ xách súng đi trên đường làng ở vùng giải phóng, cũng chắp tay đứng ở bên đường, xá dài và chào rất lớn: “Dạ, con lạy cụ đội ạ”.

Ba loại diễn viên múa bút

Tôi không phải là một người viết giỏi, và có thói quen tìm vào facebook bạn bè để đọc các ghi chú (notes). Điều này có vẻ đã phản lại các nghiên cứu về thói quen sử dụng internet của người trẻ, hoặc là tôi đã không còn trẻ.

Chữ viết là một phát minh vĩ đại của loài người, có chức năng lưu giữ ngôn ngữ dưới dạng văn bản. Một phương tiện hoàn hảo để truyền đạt thông tin. Lâu dần, chữ viết là nguồn gốc sâu xa nhất đề làm nên một vài bộ môn nghệ thuật.

Cuộc chơi với chữ là một cuộc chơi đòi hỏi nhiều trí tuệ và rèn luyện. Có đôi khi, trí tuệ có thể nhìn thấy, nhận định và đánh giá được một sự việc; nhưng nếu không quen viết, người ta không dễ dàng thể hiện được hết diễn biến, bản chất của sự việc ấy bằng chữ. Cũng giống như một người nhiều kiến thức nhưng không quen nói trước đám đông sẽ khó lòng có thể giảng dạy tốt ngay trong một lớp học đông người.

Văn ôn, võ luyện. Tôi cho rằng, không ai có thể viết hay, viết đúng ngay được. Những gì anh viết ra sẽ phản ánh đúng quá trình đầu tư của anh. Một người viết hay không thể nào là một người không đọc sách, không tập viết. Cũng như thế, một người đọc sách nhiều, kỹ năng viết tốt, khi đọc một bài viết của một người khác, sẽ đủ trình độ để sơ bộ đánh giá người viết ấy có tầm hiểu biết đến đâu, năng lực chữ nghĩa ở bậc nào. Thật, chơi với chữ không khác gì chơi với dao. 

Không chỉ riêng với người trẻ, sự im lặng và phục tùng là một sáng kiến hòa bình muôn thuở

Nói thật là tôi thờ ơ với tất cả những lời kêu gọi thanh niên của các tổ chức, mặt trận, đoàn thể quốc doanh… bảo tôi hãy gắng sức dựng xây đất nước. Toàn những lời nhạt nhẽo, bản thân những kẻ kêu gọi đó chỉ biết nói chứ chưa chắc đã biết làm.

Sách giáo khoa có dạy, 731 năm trước, tại Bến Bình Than, Trần Quốc Toản – 16 tuổi không được bàn việc nước, tay bóp nát quả cam. Ông trở về quê, lập một đạo quân với lá cờ thêu 6 chữ vàng, đánh giặc Nguyên từ phương bắc để báo đền ơn vua, nợ nước.

Sách giáo khoa có nói chuyện anh Kim Đồng bé tí tuổi đầu được giao dẫn đường cho Ông Ké. Giữa đường gặp lính Pháp, Kim Đồng và ông Ké giả tảng như những người dân đi đường. Sách còn mơ hồ kết luận chửi giặc Pháp rất ngu khi bỏ qua không hạch sách người dân thường.

Sách bảo anh Lê Văn Tám 15 tuổi, một mình tự thiêu chạy cả trăm mét vào cho nổ tung kho xăng giặc để tạo nên thương hiệu BBQ lừng lẫy.

Sách giáo khoa cũng cho thành niên trẻ 21 tuổi tên Văn Ba đi ra nước ngoài xuất khẩu lao động thành “ra đi tìm đường cứu nước”.

Ích kỷ là một từ rất đẹp

Featured image: Mrgoodween

Tất cả chúng ta đang sống trong một xã hội phát triển? Bạn có dám chắc chứ? Nếu không thì sao, với tôi thì nó là quay cuồng, với ai đó thì nó là phát triển, nhưng tựu chung tôi thấy cách xã hội đang vận động chả có gì hay ho cả! Nó quá bề mặt, nó quá kinh tế, nó quá thị trường, nó quá nhanh, nó quá rối, và vì thế nên nó không chạm được tới chiều sâu của những nhu cầu con người, thậm chí là những điều đơn giản nhất. Mà chiều sâu thì lại phải có thời gian để vun đắp, để trải nghiệm, để thấu hiểu, mà sống nhanh như thế này thì sao mà trải nghiệm được?

Những gì được dạy ở trường, càng ngày càng vô bổ và đi ngược với ý nghĩa của từ “giáo dục”. Tôi đã nghe ở đâu đó câu này: Lẽ ra nhà trường giúp cho học sinh – sinh viên sau này tiếp cận với cuộc sống dễ hơn, thì đằng này, sau khi ra trường các em lại phải như quay ngược đầu lại để hòa nhập với cuộc sống.

Tôi thích cuộc đời này là….

*Featured image: Summer Days | Dan Photography

 

Tôi thích cuộc đời này là một trang giấy trắng, để rồi từng bước chân tôi in lên những sắc màu cuộc sống. Nỗi buồn cho tôi một màu xám, niềm vui cho tôi một màu đỏ và hãy thử trộn chúng lại với nhau. Tôi cứ thế bc đi với những sắc màu. Để rồi khi dừng chân ngồi xuống, tôi để lại đây bức tranh về cuộc đời mình.

Tôi thích cuộc đời này là một bờ cát rộng. Để những dấu chân tôi in hằn trên bờ cát. Cát cho tôi bỏng rát, và sỏi đá khứa trên da. Nhưng sóng kia sẽ mang theo mát lạnh, dẫu biết là cuốn mất dấu chân tôi. Đưa chân tôi trôi theo từng đợt sóng, ngoảnh lại nhìn chỉ một dải mênh mang.

Tôi thích cuộc đời này là bầu trời rộng mở. Mặt trời dẫu chỉ bằng một đồng xu, và mặt trăng khác chi người xa lạ. Tôi có mây vàng trên vách núi, tôi có gió lùa những rừng thông, và nhiều nữa tôi có mẩu bầu trời. Nhưng đâu đó sải cánh tôi đón gió, khuất dần vào trong nhưng rặng mây xa.

Tôi thích cuộc đời là thu vàng lá cọ, để rồi mở lòng tôi ôm cả  bao la. Môt bên tôi là cảnh vàng lá rụng, một bên kia là sắc nắng u sầu. Tôi ôm vào mong thu kia lạc lối, phút thẫn thời quên mọi lối ra đi.

Tôi thích cuộc đời là những câu truyện lạ, kể người nghe những cái quái trong đời. Nơi xa xôi tới những miền gần gũi, kẻ đáng thương cho đến sói hung tàn. Và nơi đó là nơi tôi cất bước, hành trình của tôi từ phần đen tối nhỏ nhoi nơi thiên thần cho đến góc trong sáng mong manh nơi tâm hồn ác quỷ.

…..  To be continued  …..

Giám Bất Khả

Bạn khát khao điều gì?

Triết Học Đường Phố là thầy, những clip – những bức ảnh – những câu trích dẫn là những bài học vô cùng quý giá. Phần lớn mỗi bài học qua đi, tôi chẳng nhớ nội dung của chúng là gì. Còn lại chăng là cái cảm giác theo thời gian đóng cặn lại, rồi đẩy tôi lên những nấc thang mới.

“Bạn khát khao điều gì nếu tiền không là một vướng mắc?” – Alan Watts

Như một tín đồ cuồng đạo, câu hỏi trên ám ảnh tôi suốt những tháng ngày qua và nó định hướng cho những gì tôi lựa chọn. Tôi khát khao điều gì! Thật may tôi chưa bao giờ phải loay hoay để tìm ra mình thích hay muốn điều gì. Thật đau đầu là tôi luôn có nhiều hơn một khát khao cùng lúc, và chúng đấu đá lẫn nhau.

Nhưng khát khao lớn nhất đời này của tôi là: Tình yêu và Tự do. Tôi có chúng. Và tôi vẫn luôn khao khát chúng. Chỉ cần nhắc đến Tình yêu và Tự do – là lập tức xuất hiện một cảm giác lan tỏa khắp cơ thể. Nếu bạn có tình yêu, bạn sẽ tìm được điều bạn khát khao. Nếu tình yêu bạn đủ lớn, bạn sẽ tìm thấy con đường đến với khát khao đó. Nếu bạn có tự do, thì bạn sẽ không vướng mắc vào bất cứ điều gì, ngay cả tiền. Bởi Tình yêu và Tự do – là những thứ mọc lên từ bên trong bạn, tự bạn phải vun đắp và nuôi dưỡng chúng.

Có thể bạn không đồng tình? – Tùy bạn, đó là bởi bạn chưa tìm được phương thức giải quyết cho vấn đề của chính mình.

Tôi đang chìm ngập trong nợ nần. Tôi đang tô vẽ đường diềm cuộc đời bằng công việc nhà nước. Ồ, đây không phải những thứ tôi khát khao, nhưng chúng cũng không là vướng mắc. “Làm nhà nước” không phải môi trường tốt để phát triển toàn diện con người. Xung quanh tôi chỉ thấy luồn cúi, bon chen, chèn ép, đố kị, mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân, mâu thuẫn giữa cá nhân với tập thể. Chắc chắn sẽ ra đi.

Tôi tranh thủ thời gian này để tạo nền tảng cho những dự định sắp tới. Xã hội ngoài kia ngày ngày đang lên án công chức – viên chức sử dụng thời gian công làm việc riêng. Haha. Nhưng khát khao của tôi đủ lớn để mặc kệ xã hội kêu gào. Và tôi đang viết những dòng này trong giờ làm việc.

Mặc dù chưa biết chính xác khát khao nào thật sự dành cho mình, nhưng tôi vẫn nuôi dưỡng những khát khao mỗi ngày – và chúng vẫn cứ đấu đá lẫn nhau. Biết đâu đấy, sẽ đến lúc định mệnh tuyệt đối và định mệnh tương đối gặp nhau.

Chúc bạn có được Tình yêu và Tự do – như tôi! Hoặc có được khát khao của riêng bạn!

* Một video clip được Nguyễn Hoàng Huy, admin của Triết Học Đường Phố chuyển dịch~ và những ai biết đến trang web này mà không biết đến clip thì quả là thiếu sót!

(Bấm nút CC để hiện vietsub)

 

Dư Lạc