19.3 C
Da Lat
Thứ Bảy, 12 Tháng 7, 2025

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 304

Đừng gạt bỏ thế hệ trẻ ra khỏi những giá trị lịch sử

Photo: Hight Above

 

Tôi là một người rất trẻ, tuổi đời, kinh nghiệm, cảm xúc tất cả đều còn rất non trẻ. Nhưng khi đọc qua các ý kiến xung quanh vấn đề các bạn trẻ đi viếng đại tướng trong những ngày qua, tôi cũng muốn viết cái gì đó để chia sẻ cho mọi người hiểu hơn một chút về những người trẻ chúng tôi.

Điều đầu tiên tôi muốn nói tới là điều kiện gì cần để được đi viếng một người đã khuất. Tôi không được dạy rằng phải biết rõ ai đó về lịch sử, về thành tựu về cuộc sống của một người mới được đến viếng họ. Tôi được dạy rằng chỉ cần sự tôn trọng, tấm lòng thành muốn chia buồn thì có thể đến viếng một người đã ra đi. Huống chi, mấy ngày qua người chúng ta viếng là “đại tướng của nhân dân” là nhân vật lịch sử là anh hùng dân tộc là đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chúng tôi có thể không giỏi lịch sử, không biết được hết nỗi khổ của thế hệ trước, không cảm nhận được hết giá công lao to lớn của ông đại tướng, nhưng chúng tôi đã được học về ông và học cách tôn trọng ông, muốn chia buồn với mất mát của cả dân tộc. Tôi biết nỗi lòng của thế hệ trước, sự đau buồn rất lớn nhưng xin đừng chỉ giữ đại tướng cho riêng mình, để cho phép chúng tôi được kính trọng và tỏ lòng tôn kính với đại tướng.

Tôi không giỏi lịch sử dù không ghét nó. Tôi không nhớ được hết các năm, các chiến dịch, các cách đánh thế nào, tôi cũng chưa từng trải qua cuộc sống khổ cực như cha ông. Bởi thế tôi không có quá nhiều cảm xúc khi nghe tin đại tướng mất. Nhưng trong lòng tôi biết rằng dân tộc vừa mất đi một người vĩ đại, biết rằng cả đất nước đang rất đau buồn và trong tôi luôn có một sự tôn kính dành cho đại tướng. Vậy tại sao tôi lại muốn đứng chờ 2 tiếng chỉ để viếng hình ảnh biểu tượng cho đại tướng tại Hội trường Thống Nhất.

Tôi sinh ra trong gia đình nhiều đời làm lính và hy sinh trong chiến tranh. Vì thế, bố mẹ những ngày qua luôn theo dõi sát thông tin qua báo chí và ti vi, nhưng điều đầu tiên bố mẹ tôi làm khi nghe tin đại tướng mất, đó là truyền đạt cho tôi cảm xúc của họ về sự biết ơn đối với đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bố mẹ tôi muốn tôi sẽ thay mặt gia đình đi viếng đại tướng để thể hiện đạo lý nhớ về cội nguồn, nhớ về anh hùng dân tộc. Tôi từ khi sinh ra đã sống ở thành phố Hồ Chí Minh, tại mảnh đất miền Nam này, con người nơi đây chân thật, thoải mái và lạc quan. Có lẽ vì thế tôi không cảm thấy quá đau buồn khi nghe đại tướng mất, với tôi đó cũng là lẽ tự nhiên mà con người không thể chống lại. Tuy nhiên, tôi cũng có một số người bạn nói rằng “họ hàng mất có đi viếng hay không mà đại tướng mất đi như phong trào”. Tôi cảm thấy bực tức không đồng ý và điều đầu tiên tôi đem đi hỏi mẹ tôi. Mẹ tôi nói rằng: “Họ hàng mất gia đình mình luôn có người đại diện đi viếng, thường là bố mẹ vì bố mẹ tiếp xúc nhiều hơn có nhiều tình cảm hơn và cũng vì bố mẹ là người lớn trong gia đình. Còn đại tướng là người cả dân tộc ghi nhớ, mẹ muốn con đi để hiểu đạo lý “ăn quả nhớ kể trồng cây” nhớ về công lao thế hệ trước để có cuộc sống ngày hôm nay”. Và sáng ngày 12, tôi cùng với vài đứa bạn, những đứa cùng lý do như tôi, thay mặt gia đình, đi cùng nhau mà không có bố mẹ, cùng đi bày tỏ lòng thành kính và để hiểu hơn về đạo lý làm người của dân tộc. Chiều hôm đó, bố tôi đi viếng đại tướng để để bày tỏ lòng thành kính. Đó là bài học mà những người trẻ chúng tôi nhận được từ thế hệ đi trước.

Gửi những người lớn. Tôi đi viếng ở Hội trường Thống Nhất và không khó nhận ra qua phong cách và giọng nói để biết rằng mọi người tới đây cũng đến từ khắp mọi miền Tổ quốc. Họ là những người rời quê hương để đến nơi khác làm ăn sinh sống. Tôi đến đây thấy nhiều người nước ngoài cũng trật tự xếp hàng viếng, họ không biết nhiều về lịch sử nước ta, họ vừa đứng chờ vừa hỏi người đi cùng về lịch sử nước ta, họ nghiêm trang và thành kính. Tôi đến đây thấy những người lớn có lẽ là thế hệ mà ngôn ngữ mạng gọi là 7x 8x, họ đi viếng cùng với điện thoại thông minh, chụp người, chụp mình mà quên cả việc dán mảnh băng màu đen được phát, thậm chí có những bác ngoài 60 râu tóc bạc trắng vừa đi vừa bàn về thời quá khứ cũng có những tấm hình làm kiểu giữa đoàn người đi viếng. Tôi thấy những người đem con trẻ tới rồi để cho các em bé chạy vui chơi khắp nơi trước lối vào nơi viếng để rồi các chú bảo vệ phải ưu tiên cho vào trước. Tôi không nghĩ mình đủ nhận thức để nói cái gì đúng cái gì sai. Nhưng mong rằng những người lớn hãy cho thế hệ trẻ cơ hội học hỏi, hiểu biết, trải nghiệm để thành người.

 

Bhtv28

Bàn Về Cải Cách – Phần 2

Photo: Wesley Fryer

Vấn đề thứ hai: Lực lượng công nhân

Ở phần trước, tôi đã chỉ ra nhiều mục tiêu mơ hồ và kém hiệu quả của các kĩ sư thiết kế nền Giáo dục nước ta, tiếp tục ở phần này, bằng tầm nhìn của mình, tôi sẽ đề cập đến thành phần thứ hai: lực lượng công nhân. Những con người vừa đáng thương vừa đáng trách.

Vấn đề bắt đầu từ thời điểm mà họ quyết định trở thành một công nhân giáo dục – dạng công nhân đặc biệt nhất trong các dạng công nhân, đó là dựa trên cơ sở mà đưa ra quyết định ý. Chúng ta có thể thấy nhiều bạn trẻ chọn thi vào khối ngành “đào tạo người thợ giáo dục” hàng năm, với mục đích thì vô cùng đa dạng.

Tò mò tản mạn về Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã qua đời. Một nhân vật lịch sử Việt Nam đã đi vào lịch sử. Các tờ báo lớn ở Mỹ như Washington Post, Wall Street Journal đều có bài đưa tin. Người Việt phản ứng rất nhiều trên mạng. Có người thành kính thương tiếc, có người nặng lời nguyền rủa. Tôi chợt nhận ra rằng mình chẳng biết gì về ông ngoài một số hình ảnh tư liệu có tính cách tuyên truyền thời còn đi học ở Việt Nam và một vài nhận xét của mấy ký giả, sử gia và tướng lãnh Mỹ. Không chừng ông Tây nghiện thuốc lào Jonathan London còn biết nhiều về con người tướng Giáp hơn tôi. Nhưng biết đâu những người đang khen chê tưng bừng cũng chẳng biết gì chính xác hơn. Nay sẳn có nhiều người viết về đại tướng, tôi phải tìm hiểu thêm và tự suy luận để tìm chổ đứng của ông trong lòng mình.

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp – Những góc cạnh và những hình chiếu

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã qua đời được hơn một tuần và ngày hôm nay bắt đầu chính thức là lễ quốc tang cho ông. Chỉ trong khoảng thời gian một tuần ngắn ngủi đó, nhiều khía cạnh đa dạng của cuộc sống muôn màu đó đã bộc lộ ra một cách rõ nét hơn qua phản ứng của công chúng về cái chết của ông.

Tản mạn về chiến thắng

Photo: Sfc. Al Chang, U.S. Army

 

Tôi sinh vào tháng 5 năm 1975, vài ngày sau ngày thống nhất đất nước. Bố tôi là quân nhân chuyên nghiệp, giải ngũ năm 1982 khi tôi bắt đầu đi học. Tôi lớn lên trong những năm tháng khó khăn của đất nước, của gia đình. Mặc dù vậy, trong tiềm thức, chiến tranh đối với tôi vẫn là điều gì đó xa vời, được biết đến nhiều hơn qua sách vở.

Một câu chuyện thời bình

Photo: UW Digital Collections

 

Tôi không chắc chị có phải một nhân vật do tôi hư cấu. Tôi không chắc những gì đọng lại trong đầu tôi là đúng. Chỉ biết rằng những lời chắp vá khiến tôi muốn lưu lại câu chuyện. Có lẽ chỉ là một câu chuyện ất ơ và chẳng liên quan gì đến thời cuộc. Mọi người không cần phải đọc.

Chị là người làm việc cần mẫn ở tòa soạn báo suốt mười tám năm, trong đó có thời gian làm ở ban kinh tế. Sau này tôi mới gặp chị. Lính mới và lính cũ, chẳng dính dáng đến nhau. Hôm liên hoan tòa soạn mới, chị dắt theo hai đứa con nhỏ. Hai đứa thật xinh và ngoan. Đứa con gái cắt tóc tém, nói chuyện khẽ khàng như một cô búp bê. Chị gắp cho chúng thức ăn, rồi hai đứa lẽo đẽo ra sa lông ngồi ăn với nhau và nghịch iPad, ríu rít như hai con chim sẻ. Không nhớ đầu đuôi thế nào, nhưng chị có kể tôi nghe câu chuyện.

Hãy tưởng nhớ bác Giáp một cách tích cực

Nhìn dòng người dài như vô tận xếp hàng vào thăm viếng nhà bác Giáp, có người bạn tôi nói rằng … “thật là một sự lãng phí nguồn lực, bao nhiêu con người này nên làm gì xây dựng đất nước thì hơn…”

Câu nói này tưởng chửng rất hờ hững, nhưng càng nghĩ tôi càng nhận thấy có những nét đúng của nó.

Bác Giáp ra đi là một mất mát lớn của dân tộc, đã là người con của dân tộc thì ai ai cũng hướng tới Người trong những ngày này. Xếp hàng dài vào nhà bác, đăng status, đổi avatar, mặc áo in hình bác … là các việc làm tốt bày tỏ lòng thành. Nhưng bác Giáp nơi xa ấy có lẽ cũng không đòi hỏi tất cả các điều này. Có chăng bác mong muốn chúng ta cùng hiểu, sống và làm theo các tâm nguyện của bác thì hơn.

Lucy và những ấn tượng châu Phi

Lần đầu tiên tôi nói chuyện nghiêm chỉnh với một người Phi là vào năm 2000. Đó là một người đàn ông đứng tuổi từ Nigeria. Chúng tôi cùng nhau nhấm nháp rượu vang trong một quán bar trên đỉnh toà nhà World Trade Center với mấy người bạn. Cùng nhau đến chúc mừng vài người đồng hương nhân lễ tốt nghiệp chương trình sau đại học của họ tại Mỹ, tôi và anh làm quen và nói vài câu chuyện xã giao như người ta thường làm vào những dịp như thế. Rồi tôi hỏi về quê hương của anh. Là một bác sĩ tu nghiệp nhiều năm ở ngoại quốc, anh kể về đất nước mình với chút tự hào. Anh nói nước anh xuất khẩu nhiều thứ lắm, nổi tiếng về những món như hồ tiêu, cà phê, ca cao, và cả nikel nữa – một kim loại đáng giá…

Sống nhẹ nhàng, tuổi trẻ trôi đi vội vàng

Photo: Gfpeck

 

“Cứ rong chơi cho hết đời trai trẻ, rồi về già lặng lẽ đạp xích lô.”

 

Hồi còn trên ghế nhà trường ta vô tình biết đến câu nói này, rồi chẳng hiểu vì sao mà ta không thể nào quên được nó cho tới bây giờ. Có thể vì nó nghe vui tai, cũng có thể vì nó mang lại một sự nhắc nhở nhẹ nhàng cho bản thân ta, để lâu lâu ta phải có đôi chút giật mình cho những gì đã và đang xảy xa đối với mình. Nhưng trong tâm tưởng của ta, sự nhắc nhở đó đối với ta nhẹ nhàng như vậy nên ta cứ sống bình thường, sống nhẹ nhàng và thờ ơ mà quên đi nó. Cái giật mình kia cũng nhẹ nhàng quên đi. Và thời gian, cũng nhẹ nhàng trôi đi qua những lần nhắm mắt và mở mắt. Ta lại rong chơi.

Bỗng…

Photo: Tucia

 

Bỗng dưng muốn yêu…

Yêu như chưa bao giờ được yêu. Yêu như thể con tim chưa một lần rỉ máu và niềm tin chưa hiện một vết xước.

Muốn yêu _ cảm giác không phải đến từ một đứa ế lâu năm đâm thèm khát. Mà bỗng dưng muốn yêu để thử xem trái tim ta rộng lớn nhường nào để có thể yêu, có thể ghen và có thể tha thứ.

 

Bỗng dưng muốn dừng lại…

Mặc kệ cho đồng hồ nhảy giây, cho trái đất quay vòng, cho mặt trời sáng lên rồi lặn xuống, cho dòng người tất tả ngược xuôi còn ta thì dừng lại. Bỗng nhiên muốn bất động giữa thế giới đang di động, để ngắm, để nhìn, để cảm và để hiểu thêm những điều mà khi tất bật ta không thể hiểu hết.

Dừng để ta biết, giữa muôn vàn tình cảm na ná tình yêu thì thứ tình yêu thực sự ấy của ta đang ở phương nào.

Dừng để biết rằng, dù bão táp cuộc đời cuốn ta đi nhưng gia đình vẫn luôn ngự trị trong trí nhớ, tâm hồn và trái tim ta.

Dừng để xem ta nợ ai lời xin lỗi, ta thiếu ai lời cảm ơn, ta còn khất ai bữa cafe hay một cái hẹn mà ta vô tình quên lãng.

Dừng, chỉ đơn giản để mỉm cười với người dưng, để trả lời một tin nhắn từ một người xa lạ nhớ đến ta hay dừng, để thấy đời còn vô vàn điều kì diệu đáng để ta sống và đáng để ta mong.

 

Bỗng dưng muốn gặp…

Một người dù xa lạ nhưng lại có tầm ảnh hưởng lớn đến ta. Đó có thể là một cô ca sĩ ta thích, một chàng diễn viên ta mê hay một ông, một cụ nào đó khiến tim ta thổn thức khi nghĩ đến cuộc sống, ánh mắt hay tình cảm của họ.

Một người tình xưa cũ dù nay đang hạnh phúc bên người khác. Có đôi khi bỗng dưng muốn gặp lại, dù chỉ là thoáng qua nhưng chỉ cần trông thấy họ cười hay nhìn họ sống tốt cũng đủ để khiến ta nhẹ lòng đôi chút.

Muốn gặp, chỉ đơn giản là gặp một ai đó cho ta bớt cô đơn. Dù chỉ để tám chuyện tầm phào hay bàn chuyện chính trị nơi xa xôi.

Kệ, dẫu sao cũng muốn gặp. Bởi mỗi cuộc gặp gỡ là mỗi một bài học đáng giá trong đời.

 

Bỗng dưng muốn khóc…

Có chứ!

Đôi khi muốn khóc, một điều tưởng chừng như vô cùng đơn giản với con nít nhưng sao lại trở nên quá đỗi khó khăn với người lớn.

Ngày bé, chỉ cần té một cái là bật khóc ngon lành. Lớn rồi, té đau lắm, ngã đến chảy máu cũng phải cắn răng đứng dậy, lạnh lùng bước đi để cái mặt nạ mang tên mạnh – mẽ được hoàn hảo hơn.

Trước đây, cứ buồn là sà vào lòng mẹ, ngả vào ngực cha. Nay, buồn đến thắt ruột cũng cố tìm một góc vắng nào đó để dằn vặt bản thân chỉ vì sợ làm cha mẹ phiền lòng và bạn bè lo lắng.

Lớn rồi, khóc xa xỉ nhỉ?

Gồng mình lên mạnh mẽ để nước mắt chảy ngược vào trong _ một lựa chọn quá ư là phổ biến. Một sự ngu dại rõ ràng mà ít kẻ nhận ra.

 

Bỗng dưng muốn bé lại…

Một thèm muốn của hầu khắp mọi người.

Cứ mỗi lần mệt mỏi với cuộc sống, ta lại đến các quầy vé để mong sẽ mua được một tấm vé trở về với tuổi thơ. Đó có thể là công viên, là câu chuyện cổ tích mẹ kể, là cây ổi, xích đu … nơi gắn liền với ta ở những ngày thơ bé.

Dòng đời cứ trôi, tuổi tác bào mòn những giá trị hồn nhiên, ngây ngô để thay vào đó là những toan tính thiệt hơn, những mưu cầu danh lợi nhiều dối trá.

 

Bỗng nhiên thèm sự trong trẻo của tiếng cười, sự hân hoan của hạnh phúc và thèm nghe những bản tình ca chân thật của cuộc sống.

Đừng cười nếu đang buồn.

Đừng rêu rao ta hạnh phúc trong lúc ta đau đớn chỉ để che mắt thị phi.

Hãy cười lúc bản thân hạnh phúc, bật khóc khi buồn phiền, dừng lại nếu mệt mỏi và đối diện với những cơn sóng mà cuộc đời mang lại. Giá trị nhỏ ấy, khó làm lắm sao?

Bỗng nhiên, thèm chút chân thành.

 

Bỗng nhiên tôi muốn, tôi thèm và tôi khao khát. Những điều giản dị thôi. Bạn có giống  tôi hay bạn bỗng muốn gì?