26 C
Nha Trang
Thứ sáu, 25 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 302

Đừng bao giờ đặt ra câu hỏi “nói để làm gì?”

Photo: Monochrome

 

Hai ngày sau khi CNN phát sóng phóng sự Vietnam Internet Crackdown ,một người quen sơ gặp tôi tại siêu thị và nói với tôi một cách rất bí mật:

– Anh vừa thấy em trả lời phỏng vấn trên CNN. Sao em gan quá vậy? Em nói như vậy mà không sợ an ninh sẽ làm khó dễ sao?

Tôi hỏi lại:

– Em nói cái gì sai mà phải sợ khó dễ hả anh?

– Ờ thì em không nói sai, nhưng mà em phải biết là Việt Nam có hẳn nguyên một bộ phận ngồi chắt lọc thông tin trên thế giới đưa ra, em nói vậy là em chết rồi.

Tôi không biết nói gì ngoài câu:

– Dạ, cám ơn anh, em biết rồi.

– Mà em nói như vậy để làm gì, có được lợi ích gì đâu?

Đến câu này thì tôi nghẹn, thật sự nghẹn vì không biết phải chọn câu trả lời nào cho thích hợp, bởi theo những gì tôi biết thì người nói chuyện với tôi có bằng MBA ở Mỹ, có gia sản, có sự nghiệp. Có lẽ khi có những thứ đó thì người ta không cần tự do?

Phóng viên ảnh Na Sơn vs. Kênh 14 (và đám đông)

1. Vừa rồi, anh phóng viên ảnh Na Sơn có vinh hạnh được 1 phóng viên Kenh14 đưa 2 tấm ảnh lên mạng; cho rằng anh này đã chửi rủa, xô đẩy 1 ông già trong khi tác nghiệp.

Xem qua 2 bức ảnh, bản thân mình cũng đã từng đi chụp ảnh nhiều sự kiện, không cần xác minh thì cũng hiểu sơ sơ chuyện gì đang diễn ra. Đại ý, mình hiểu là ông này đứng chắn mất hậu cảnh, anh phóng viên phải đưa ông này ra chỗ khác để không bị cản trở tác nghiệp.

Một tấm ảnh báo chí phải dụng công nhiều. N.S là tay lão luyện, đương nhiên biết chuyện đó hơn mình. Vào trường hợp mình, nếu ở vị trí đó thì mình cũng đề nghị ông già kia đứng vào hàng. Nếu ông ấy không đứng thì mình cũng ra xin phép và mời ông vào vị trí của ông ấy để mình làm việc. Pháp luật cho phép mình làm chuyện đó.

Thác là thể phách, còn là tinh anh…

Gần trưa 11/10 bỗng thấy bảng nhắn tin trên màn hình Facebook nhấp nháy cái tên Đoàn Nam Sinh.

“Bia đi anh ơi”

Mình hỏi, “Đang ở HN à?”

“Vâng, em đang ở HN ngồi đâu bây giờ hả anh.”
“Ra 65 Ngô Thì Nhậm nhé.”
“OK.”

Thế là chỉ mấy phút sau mấy anh em đã có mặt ở hàng bia tiệp Goldmant, một lát sau Tấn Lộc (cháu gọi Đại tướng là bác ruột) cũng có mặt.

Sài Gòn: Miền đất hứa… lèo

Photo: Đặng Xuân Trí

 

*Nội dung trong bài viết hòan toàn là suy nghĩ chủ quan của tui, có thể sai, có thể đúng, có thể bị ném đủ gạch đá để xây nhà. Nhưng tui đặc biệt dành bài viết này cho những người em đến từ trường Đại Học Kinh Tế Huế, nơi tui đã dành 4 năm cho tuổi trẻ dại khờ và sống hết mình với những khờ dại đó.*

Em, tui không biết là em sẽ có dự định gì khi bước ra khỏi cánh cổng trường đại học. Em vui vẻ – Sướng, thế là từ giờ chẳng ai bắt học nữa. Em buồn – Còn đâu những tháng ngày rong chơi, thỏai mái tiêu tiền cha mẹ. Nhưng tui biết, dù trong hòan cảnh kinh tế nào, dù COCC con ông cháu cha, hay CACC con anh cày cuốc, em cũng có chút hoang mang… ngày mai em sẽ làm gì?

Em, tui không biết là em dự định sẽ đi về đâu, nhưng tui biết, phần đông chẳng ai biết mình sẽ đi về đâu. Đó là một nỗi chưng hửng thật lớn. Mẫu giáo sẽ lên cấp 1, cấp 1 lên cấp 2, cấp 2 lên cấp 3, cấp 3 lên cấp 4… Có cấp 4 thì em được chọn một vài ngả rẽ.. cũng chỉ là một vài… Em sẽ quyết định ném mình ra giữa sự bơ vơ và chưng hửng tột độ… hay tiếp tục lên cấp 5?

Đừng bao giờ nói “Giá như”

Photo: John Kratz 

Hôm qua, Tôi có xem một bộ phim Hàn Quốc, trong đó có một đoạn nói về sự quyết định. Cô gái trong film đã quyết định lấy một anh chàng nhà giàu trong lúc do dự giữa sự khác biệt quá lớn về gia cảnh hai bên, giữa một tình yêu sét đánh chưa kịp chớm nở với người đàn ông khác nhưng vì tình nghĩa, vì gia đình, vì anh chàng ấy quá yêu cô, cô đã chấp nhận cưới anh, lúc đó Cô bảo “Cô sẽ đi đến cùng cho quyết định của mình”. Sau 1 năm cô hối hận.

Mọi thứ đã qua thì sẽ không bao giờ quay trở về như trước, giọt nước rơi xuống đất thì chẳng thể hứng lại được, cái bình đã vỡ thì chẳng thể lành lạnh, quá khứ là thứ vĩnh viễn không thể thay đổi. Vậy nên đừng bao giờ nói “Giá như” hay “Nếu…thì”,  vì sẽ chẳng thể thay đổi được mệnh đề đi sau những từ đó. Mà con người thường kỳ cục tới lạ, người ta có xu hướng nuối tiếc những gì thuộc về quá khứ, người ta thường nghĩ giá như vào cái thời điểm đó mình đã có quyết định tốt hơn, Nếu không như thế thì đã không thành ra thế này. Đúng là thật kỳ cục. 

 Trong cuộc đời của mỗi con người có vô số những lần đưa ra quyết định. Trước mỗi lần ấy, chúng ta có thể tự mình quyết định, có thể hỏi ý kiến ba, ý kiến mẹ, ý kiến bạn bè hay ý kiến anh chị. Nhưng rốt cuộc thì vẫn chính là tự mình đưa ra sự lựa chọn cuối cùng, vậy nên ý kiến ai cũng được, tham khảo cũng được, nghe theo cũng được, phớt lờ cũng được, bỏ qua cũng được, điều quan trọng là làm sao để mình sẽ không hối hận, luyến tiếc vì những quyết định ấy.

Tất nhiên, quyết định được một việc chẳng bao giờ là dễ dàng. Con người ta thường đắn đo những thiệt hơn, các chi phí cơ hội giữa việc từ bỏ cái này, đón nhận cái khác.

Quyết định đôi khi là phải chấp nhận buông bỏ.

Quyết định đôi khi bị chi phối bởi tâm lý sợ hãi sai lầm.

Quyết định đôi khi không phải là chỉ liên quan tới mỗi bản thân còn ảnh hưởng tới những người khác: gia đình và những người xung quanh.

Và Tôi vẫn cho rằng hãy quyết định theo những gì mình muốn, làm những gì mình thích làm. Bạn có thể tham khảo, suy xét những tác động khác nhưng hãy luôn đảm bảo rằng quyết định đó khiến bạn thoải mái, không cần quá quan tâm tới ngoại cảnh, dù kết quả sẽ không được mong đợi thì đừng hối hận, hãy nghĩ đó chính là một trải nghiệm mới cho chính bạn. Đón nhận tất cả những gì xảy đến, dù thất bại hay thành công, dù hạnh phúc hay đau khổ như là một món quà tất yếu của cuộc sống. 

P/S: Viết cho Tôi và những người đang đứng trước những quyết định. 

 Trang Nguyen, 14.10.2013

 

Bài viết cuối cùng về Tướng Giáp

Bạn lý giải gì về hiện tượng những đoàn người dài hàng kilomet bình tĩnh xếp hàng dưới cái nắng chói chang, cái oi bức của thời tiết Hà Nội để chờ đến lượt mình được vào viếng tướng Giáp. Và trong hàng người ấy không chỉ là những cựu chiến binh, những các bộ hưu trí hay những người đã sống đủ nhiều để biết về hai cuộc chiến đã qua, để biết về Hà Nội của “một thời đạn bom, một thời hòa bình”. Không, trong những hàng người đấy có những bạn trẻ ở cái tuổi hai mươi, những bạn 9X, 10X vốn thường hay bị gắn với những tính từ như hời hợt, vô cảm, sống gấp, thực dụng… Chỉ vài ngày trước đây thôi, tôi còn nghĩ là các bạn cũng chả quan tâm đến sự thực là tướng Giáp đã phải nằm thường trú tại bệnh viện quân y 108 từ đầu năm 2009, và hơn 1500 ngày đấy thì thật sự cái sống còn khổ hơn là cái chết và tôi cho rằng chẳng qua là các bạn trẻ bị tâm lý đám đông chi phối và hành xử theo kiểu hội chứng bầy đàn. Nhưng đọc qua tâm sự và chít chát FB với nhiều bạn trẻ, tôi biết là mình đã nhầm. Phần lớn các bạn trẻ đều ý thức rõ hành động của mình đang làm. Và những người dân khác cũng thế, họ biết điều mình đang làm là cần làm.

“Cha ơi, tình yêu nước là gì?”

Photo: Upbeat Dad

 

Có lẽ sẽ có một ngày con sẽ giống ta – tự hỏi mình rằng “tình yêu nước là gì?”, “Nó có quá mơ hồ không cha?!” “Cha có gì đơn giản, dễ hiểu để cho con biết không?”

Cảm ơn con vì câu hỏi tuyệt vời đó, câu hỏi mà cha đã băn khoăn nhiều lần về câu trả lời. Nó tròn méo ra sao mà nó lại được ca ngợi là có sức mạnh ghê gớm vậy. Sức mạnh đó đã được không biết bao sách mở đã nhắc đến nó một cách thiêng liêng đẹp đẽ. Thứ tình yêu đó có sức mạnh không tưởng và đã giúp dân tộc Việt Nam nhỏ bé làm nên những kỳ tích trải dài trong suốt 4000 năm lịch sử dân tộc. Lòng yêu nước giúp chúng ta vượt qua những kẻ xâm lược hùng mạnh nhất trong lịch sử thế giới. Đó là đội quân Nguyên – Mông đi đến đâu nát tan đến đấy. Đó là không biết bao lần vượt khỏi vòng kiềm tỏa của người láng giềng khổng lồ Trung Quốc. Đó là hai lần kháng chiến trường kỳ với hai đế quốc quân sự hùng mạnh nhất Pháp – Mỹ trong thế kỷ 20.

Con trai thân mến, cha kể vậy chắc con thật khó mường tượng. Vì chúng ta đâu có trải qua chiến tranh đâu và cha tin cũng tin và hi vọng đó sẽ là sự thật. Hi vọng rằng thế hệ chúng ta chiến tranh sẽ chỉ được biết đến qua sách vở, qua đài báo hay qua màn ảnh. Vì chỉ với sách vở; trí tưởng tượng nghèo nàn của ta, nó đã quá khủng khiếp để cha không muốn rằng bất kỳ ai phải sa vào những nỗi đau đớn như vậy.

Vậy, con sẽ hỏi, “cha ơi con nhìn vào đâu?”

Cho đến lúc này, cha nghĩ mình may mắn hơn con vì được trải nghiệm lòng yêu nước một cách giản dị hơn nhiều. Đó không phải là cảnh thanh niên Việt Nam phải cầm súng ra trận mà hiên ngang giữ gìn đất nước – vì tình yêu tổ quốc. Con ạ, những giọt nước mắt lăn dài trên má của không biết bao lớp người trong những ngày thu 2013 này đã dạy cho ta biết về lòng yêu nước. Họ khóc, khóc hu hu, khóc vạ vật, mặt mũi dúm dó vào và những dòng nước mắt cứ trào ra mặn chát – đã dạy ta. Và con biết không, họ khóc như những đứa trẻ cho một người “xa lạ”, “không máu mủ, ruột già”. Họ khóc cho một vĩ nhân – vị “đại tướng nhân dân” Võ Nguyên Giáp. Không biết bao con người đau thương cho con người vĩ đại đó. Già – trẻ, gái – trai, lớn – bé, giàu – nghèo, triệu trái tim chung một nỗi buồn vô hạn con ạ.

Và con sẽ hỏi tiếp, “cha ơi, đau thương vậy sao đại diện cho lòng yêu nước.”

Con thân mến, cha sẽ nhìn con và bảo rằng “Con trai ạ, họ khóc cho một biểu tượng. Một biểu tượng của sự hi sinh trọn đời cho dân, cho nước. Họ khóc cho một đại diện vĩ đại duy nhất còn sót lại của thời đại Hồ Chí Minh. Họ khóc cho người đã sống trọn đời vì họ, yêu thương họ với tấm lòng bao dung. Nước mắt của họ lăn dài là biểu tượng của tình yêu. Một tình yêu hai chiều thuần khiết giữa một người lính và những người quân – dân của ông.”

Hôm nay, cha đã thấy lớp lớp người dân chung một niềm đau, nắm lấy tay nhau tiễn đưa một biểu tượng vĩ đại của lòng yêu nước. Vậy chẳng phải đó là minh chứng tuyệt vời cho lòng yêu nước của người Việt Nam không con. Cha tin là vậy, cha tự hào vì những giọt nước mắt mằn mặn đang chảy dài trên những khuôn mặt tiếc thương suốt cả một tuần nay. Đoàn kết của dân tộc ta đâu phải chỉ trong chiến tranh chống ngoại xâm như sách vở thường gán vào. Tình yêu nước giản dị thể hiện qua những nỗi buồn, qua sự chia sẻ với nhau nỗi mất mát lớn.

Và trong đau thương vô hạn, cha tìm về những điểm sáng, cha trân quý nỗi đau thương này của dân tộc. Cha lạc quan trong sự mất mát đến từ cái chết.

Con trai, rồi này đây con sẽ thấy cái dân tộc nhân hậu một cách sâu thẳm bên trong này sẽ làm nên những điều kỳ diệu khác. Thế giới sẽ không chỉ nhắc tới chúng ta với chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại xoay chuyển lịch sử thế kỷ 20 nữa. Họ sẽ nhìn chúng ta là một dân tộc đoàn kết một cách sâu sắc. Vấn đề có lẽ chúng ta thiếu một ánh sáng đủ vĩ đại để tạo ra sợi dây vô hình giúp người Việt Nam nắm tay nhau để tiếp tục làm nên những điều kỳ diệu khác.

Con ạ, hãy tìm về lịch sử.

Hãy tìm về mùa thu buồn của năm 2013,

Con sẽ tìm thấy tràn ngập nỗi đau thương của cả dân tộc,

Con sẽ tìm thấy sâu thẳm trong những trái tim là khát khao hướng thiện,

Con sẽ tìm thấy hạnh phúc và sự lạc quan trong những giọt nước mắt.

Vậy nhé con,

Hãy vững tin vào tương lai tốt đẹp.

Yêu con.

Sài Gòn, ngày 12/10/2013

 

Canh Phan Xuan

Đừng gạt bỏ thế hệ trẻ ra khỏi những giá trị lịch sử

Photo: Hight Above

 

Tôi là một người rất trẻ, tuổi đời, kinh nghiệm, cảm xúc tất cả đều còn rất non trẻ. Nhưng khi đọc qua các ý kiến xung quanh vấn đề các bạn trẻ đi viếng đại tướng trong những ngày qua, tôi cũng muốn viết cái gì đó để chia sẻ cho mọi người hiểu hơn một chút về những người trẻ chúng tôi.

Điều đầu tiên tôi muốn nói tới là điều kiện gì cần để được đi viếng một người đã khuất. Tôi không được dạy rằng phải biết rõ ai đó về lịch sử, về thành tựu về cuộc sống của một người mới được đến viếng họ. Tôi được dạy rằng chỉ cần sự tôn trọng, tấm lòng thành muốn chia buồn thì có thể đến viếng một người đã ra đi. Huống chi, mấy ngày qua người chúng ta viếng là “đại tướng của nhân dân” là nhân vật lịch sử là anh hùng dân tộc là đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chúng tôi có thể không giỏi lịch sử, không biết được hết nỗi khổ của thế hệ trước, không cảm nhận được hết giá công lao to lớn của ông đại tướng, nhưng chúng tôi đã được học về ông và học cách tôn trọng ông, muốn chia buồn với mất mát của cả dân tộc. Tôi biết nỗi lòng của thế hệ trước, sự đau buồn rất lớn nhưng xin đừng chỉ giữ đại tướng cho riêng mình, để cho phép chúng tôi được kính trọng và tỏ lòng tôn kính với đại tướng.

Tôi không giỏi lịch sử dù không ghét nó. Tôi không nhớ được hết các năm, các chiến dịch, các cách đánh thế nào, tôi cũng chưa từng trải qua cuộc sống khổ cực như cha ông. Bởi thế tôi không có quá nhiều cảm xúc khi nghe tin đại tướng mất. Nhưng trong lòng tôi biết rằng dân tộc vừa mất đi một người vĩ đại, biết rằng cả đất nước đang rất đau buồn và trong tôi luôn có một sự tôn kính dành cho đại tướng. Vậy tại sao tôi lại muốn đứng chờ 2 tiếng chỉ để viếng hình ảnh biểu tượng cho đại tướng tại Hội trường Thống Nhất.

Tôi sinh ra trong gia đình nhiều đời làm lính và hy sinh trong chiến tranh. Vì thế, bố mẹ những ngày qua luôn theo dõi sát thông tin qua báo chí và ti vi, nhưng điều đầu tiên bố mẹ tôi làm khi nghe tin đại tướng mất, đó là truyền đạt cho tôi cảm xúc của họ về sự biết ơn đối với đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bố mẹ tôi muốn tôi sẽ thay mặt gia đình đi viếng đại tướng để thể hiện đạo lý nhớ về cội nguồn, nhớ về anh hùng dân tộc. Tôi từ khi sinh ra đã sống ở thành phố Hồ Chí Minh, tại mảnh đất miền Nam này, con người nơi đây chân thật, thoải mái và lạc quan. Có lẽ vì thế tôi không cảm thấy quá đau buồn khi nghe đại tướng mất, với tôi đó cũng là lẽ tự nhiên mà con người không thể chống lại. Tuy nhiên, tôi cũng có một số người bạn nói rằng “họ hàng mất có đi viếng hay không mà đại tướng mất đi như phong trào”. Tôi cảm thấy bực tức không đồng ý và điều đầu tiên tôi đem đi hỏi mẹ tôi. Mẹ tôi nói rằng: “Họ hàng mất gia đình mình luôn có người đại diện đi viếng, thường là bố mẹ vì bố mẹ tiếp xúc nhiều hơn có nhiều tình cảm hơn và cũng vì bố mẹ là người lớn trong gia đình. Còn đại tướng là người cả dân tộc ghi nhớ, mẹ muốn con đi để hiểu đạo lý “ăn quả nhớ kể trồng cây” nhớ về công lao thế hệ trước để có cuộc sống ngày hôm nay”. Và sáng ngày 12, tôi cùng với vài đứa bạn, những đứa cùng lý do như tôi, thay mặt gia đình, đi cùng nhau mà không có bố mẹ, cùng đi bày tỏ lòng thành kính và để hiểu hơn về đạo lý làm người của dân tộc. Chiều hôm đó, bố tôi đi viếng đại tướng để để bày tỏ lòng thành kính. Đó là bài học mà những người trẻ chúng tôi nhận được từ thế hệ đi trước.

Gửi những người lớn. Tôi đi viếng ở Hội trường Thống Nhất và không khó nhận ra qua phong cách và giọng nói để biết rằng mọi người tới đây cũng đến từ khắp mọi miền Tổ quốc. Họ là những người rời quê hương để đến nơi khác làm ăn sinh sống. Tôi đến đây thấy nhiều người nước ngoài cũng trật tự xếp hàng viếng, họ không biết nhiều về lịch sử nước ta, họ vừa đứng chờ vừa hỏi người đi cùng về lịch sử nước ta, họ nghiêm trang và thành kính. Tôi đến đây thấy những người lớn có lẽ là thế hệ mà ngôn ngữ mạng gọi là 7x 8x, họ đi viếng cùng với điện thoại thông minh, chụp người, chụp mình mà quên cả việc dán mảnh băng màu đen được phát, thậm chí có những bác ngoài 60 râu tóc bạc trắng vừa đi vừa bàn về thời quá khứ cũng có những tấm hình làm kiểu giữa đoàn người đi viếng. Tôi thấy những người đem con trẻ tới rồi để cho các em bé chạy vui chơi khắp nơi trước lối vào nơi viếng để rồi các chú bảo vệ phải ưu tiên cho vào trước. Tôi không nghĩ mình đủ nhận thức để nói cái gì đúng cái gì sai. Nhưng mong rằng những người lớn hãy cho thế hệ trẻ cơ hội học hỏi, hiểu biết, trải nghiệm để thành người.

 

Bhtv28

Bàn Về Cải Cách – Phần 2

Photo: Wesley Fryer

Vấn đề thứ hai: Lực lượng công nhân

Ở phần trước, tôi đã chỉ ra nhiều mục tiêu mơ hồ và kém hiệu quả của các kĩ sư thiết kế nền Giáo dục nước ta, tiếp tục ở phần này, bằng tầm nhìn của mình, tôi sẽ đề cập đến thành phần thứ hai: lực lượng công nhân. Những con người vừa đáng thương vừa đáng trách.

Vấn đề bắt đầu từ thời điểm mà họ quyết định trở thành một công nhân giáo dục – dạng công nhân đặc biệt nhất trong các dạng công nhân, đó là dựa trên cơ sở mà đưa ra quyết định ý. Chúng ta có thể thấy nhiều bạn trẻ chọn thi vào khối ngành “đào tạo người thợ giáo dục” hàng năm, với mục đích thì vô cùng đa dạng.

Tò mò tản mạn về Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã qua đời. Một nhân vật lịch sử Việt Nam đã đi vào lịch sử. Các tờ báo lớn ở Mỹ như Washington Post, Wall Street Journal đều có bài đưa tin. Người Việt phản ứng rất nhiều trên mạng. Có người thành kính thương tiếc, có người nặng lời nguyền rủa. Tôi chợt nhận ra rằng mình chẳng biết gì về ông ngoài một số hình ảnh tư liệu có tính cách tuyên truyền thời còn đi học ở Việt Nam và một vài nhận xét của mấy ký giả, sử gia và tướng lãnh Mỹ. Không chừng ông Tây nghiện thuốc lào Jonathan London còn biết nhiều về con người tướng Giáp hơn tôi. Nhưng biết đâu những người đang khen chê tưng bừng cũng chẳng biết gì chính xác hơn. Nay sẳn có nhiều người viết về đại tướng, tôi phải tìm hiểu thêm và tự suy luận để tìm chổ đứng của ông trong lòng mình.