Dự định ngày mai là đi chợ. Đi chợ và chụp hết đàn ông ở chợ. Chỉ bằng máy điện thoại thôi. Nhưng như vậy sẽ là quá mĩ miều. Nhất là máy lại có 12 phần mềm photoshop vây quanh. Đáng ra chụp họ phải là phim đen trắng, tráng rửa như ngày xưa được học ở trường. Thì thụt trong buồng tối đến khi cầm lên ve vuốt những chân dung sần sùi hoặc phong trần, những mảng sáng tối rồi thì thầm: ánh sáng ven đẹp quá, tiền cảnh phiêu thế v..v. Trong đầu tôi giờ cứ mơ màng như thế vì tôi mê họ quá. Vì họ mà tôi đi chợ.
Bạn có bao nhiêu con bò?
Photo: Moyan_Brenn
Phong cách Marxism: Bạn có 2 con bò, chính quyền lấy cả 2, rồi hàng ngày cho bạn 1 chút sữa.
Phong cách dân chủ xã hội: Bạn có 2 con bò, chính quyền lấy 1 con, đem đi cho hàng xóm.
Đảng dân chủ Mỹ: Bạn có 5 con bò, hàng xóm không có con nào, bạn sẽ thấy tội lỗi nên bầu cho chính phủ tăng thuế, bạn buộc phải bán 3 con bò đi để nộp thuế. Chính phủ lấy tiền thuế, mua bò, đem cho hàng xóm.
Đảng cộng hòa Mỹ: Bạn có 5 con bò, hàng xóm không có con nào, thế thì chả sao cả.
Tư bản Mỹ: Bạn có 5 con bò, bán 1 con để lấy vốn lưu động, sau đó gây dựng cả đàn bò lớn.
Tư bản Nhật: Bạn có 1 con bò, bạn biến đổi gene để nó bé còn 1 nửa, ăn ít đi nhưng cho sữa gấp 10, bạn vẽ truyện tranh về bò siêu nhân và bán khắp thế giới.
Tư bản Đức: Bạn có 1 con bò, bạn biến đổi gene để nó sống 100 năm, ăn 1 lần mỗi tháng, và biết tự vắt sữa.
Phong cách TQ: Bạn có 2 con bò, bạn thuê 100 công nhân giá rẻ thay nhau vắt sữa 3 ca mỗi ngày. Thằng nào viết báo về chuyện này thì bắt bỏ tù hết.
Tư bản Anh: Bạn có 5 con bò, mắc bệnh bò điên chết mất 3 con, bạn chán quá bỏ đi uống trà.
Tư bản Pháp: Bạn có 2 con bò, bạn biểu tình vì muốn có 3 con.
Tư bản Nga: Bạn nghĩ mình có 2 con bò, bạn đếm và thấy mình có 5 con, đếm lại thấy có 52 con, đếm lại lần nữa thấy 3, bạn chán quá đi mở thêm chai Vodka nữa.
Tư bản Ấn: Bạn có 2 con bò, bạn thờ phụng cả 2 con.
Tư bản Thụy Sỹ: Bạn giữ 1000 con bò, không con nào của bạn cả, bạn chỉ việc thu phí giữ bò.
Do Thái Israel: Bạn có 1 con bò, bạn mở 1 nhà máy sữa, nhà máy kem, lấy tiền làm vũ khí và chiếm hết đất xung quanh để nuôi bò.
Tư bản Việt Nam: Bạn có 2 con bò, bán cả 2 con lấy tiền mua miếng đất chăn bò. Còn ít tiền dúi cho cán bộ tín dụng ngân hàng nhà nước để được cắm miếng đất này vay ngân hàng mua thêm 2 miếng nữa cùng 1 dàn xe siêu sang. Trong lúc chờ đất tăng giá, bạn lên báo chém gió chuyện “thương hiệu bò Việt”. Đất xuống giá, bạn hết tiền nuôi bồ.
PS: Mấy hôm nay căng thẳng, cảm xúc lẫn lộn, nên phải đem truyện cười ra để đỡ cảm thấy trống trải.
Không bao giờ có thể giấu mẹ được chuyện gì
Mặc cho xung quanh Mẹ biết bao điều phải lo nghĩ, bởi lo lắng là bản chất vốn dĩ của Mẹ mà. Vì thế mà chị Dâu nó mới sống với Mẹ có mấy ngày đã bảo: “Không bao giờ dấu Mẹ được một chuyện gì”. Bởi, trong nhà dù ai có chuyện gì Mẹ cũng đều biết, kể cả những lúc nó không ở gần đi nữa. Như lúc nãy ấy, chỉ cần nghe giọng thôi là Mẹ biết nó chắc chắn vừa mới thăm tiệm thuốc liền. Mặc cho nó liên tục bảo “con chẳng bao giờ biết nếm mùi thuốc thang đâu”, chỉ lo cho sức khỏe của Ba Mẹ thôi!
Cứ đợi đến cuối tuần là nó lại được buôn chuyện với Mẹ. Vẫn như mọi ngày nó kể cho Mẹ nhiều chuyện vui để làm Mẹ cười, những lúc này lòng nó hạnh phúc nhiều lắm, mặc cho trong nó đang dấu Mẹ với nhiều lo toan bộn bề của cuộc sống, nhiều lắm. Còn nữa, mấy ngày nay nó cũng có được khỏe đâu, bởi đất Sài Gòn như bị “thần kinh” ấy, nắng mưa thất thường quá! Làm nó bị cảm lạnh mấy ngày liền, rồi mấy ngày cũng không dám tắm giặt luôn, vì chỉ mới một cơn sốt nhẹ như thế cũng đủ làm nó “lên cân xuống ký”… đó nhé, không biết nó có lỗi vì đã dấu Mẹ nó không?!
Mẹ vẫn thế! vẫn một giọng nói ấm áp quen thuộc ấy, quen thuộc đến đỗi như là chính hơi thở của nó vậy. Cầm máy, Mẹ cũng vui kể cho nó nghe biết bao điều… hình như Mẹ con nó nhiều chuyện quá, Mẹ nhỉ? Nói chuyện với Mẹ mà hết cả tài khoản điện thoại, hết khuyến mãi rồi nhảy sang cả tài khoản gốc của nó luôn đó, như kiểu tình nhân yêu nhau không bằng ấy! Nhưng chừng đó thì ăn thua gì phải không Mẹ? Nó biết và mong sao Mẹ khỏe là lòng nó an tâm lắm luôn. Mặc cho xung quanh Mẹ biết bao điều phải lo nghĩ, bởi lo lắng là bản chất vốn dĩ của Mẹ mà. Vì thế mà chị Dâu nó mới sống với Mẹ có mấy ngày đã bảo: “Không bao giờ dấu Mẹ được một chuyện gì”. Bởi, trong nhà dù ai có chuyện gì Mẹ cũng đều biết, kể cả những lúc nó không ở gần đi nữa. Như lúc nãy ấy, chỉ cần nghe giọng thôi là Mẹ biết nó chắc chắn vừa mới thăm tiệm thuốc liền. Mặc cho nó liên tục bảo “con chẳng bao giờ biết nếm mùi thuốc thang đâu”, chỉ lo cho sức khỏe của Ba Mẹ thôi!
Mẹ không trách cứ nhưng nghe Mẹ bảo, mấy hôm trước cứ nghĩ đến anh nó đêm về nước mắt Mẹ cứ trào dâng. Bởi, Mẹ biết anh nó cũng bị ốm không biết giờ này đã đỡ chưa? Mẹ nói “một mình, một bóng đau ốm nằm xuống chẳng có ai chăm sóc cho cả, Mẹ nghĩ đến mà thương nước mắt chảy”. Mẹ giỏi thật chứ, Mẹ biết cả “status” mà anh đăng trên facebook: “Thèm lắm cái đắp khăn lạnh của mẹ, cái đặt tay lên trán của ba… trong cái tuổi thơ vội đi qua của mình”, tại chị Dâu lên facebook rồi đọc cho Mẹ nghe đó, làm lòng nó như ngẹn ngào vì thương Mẹ. Nhưng nó nhanh quá phải không Mẹ, làm Mẹ yên tâm liền khi nói cho Mẹ biết anh đã đi học và sinh hoạt bình thường lại rồi, cả nó cũng thế. Còn dám “méc” với Mẹ là anh em nó facebook với nhau cả ngày luôn mà, nên Mẹ không phải lo đâu. Biết Mẹ không khỏi lo nhưng nghe nó nói cũng yên tâm phần nào, ít nhất đêm nay về không còn khóc nữa Mẹ nhé!…
Cúp máy!… lòng nó dạt dào niềm vui và như tràn trề hơi ấm của Mẹ, mọi mệt mỏi tiêu tan hết cả và chắc chắn Mẹ nó cũng thế. Bất chợt, nó nghĩ ngay một nhiệm vụ: “tuần này mình phải phấn đấu để hôm sau có chuyện mới có thể làm Mẹ cười nhiều hơn nữa”, và nó mong chỉ có thế là quá đủ.
[…]
Từ nay, nó sẽ không đợi đến những ngày cuối tuần nữa đâu. Nó sẽ gặp Mẹ và đến bên Mẹ mỗi lúc nó có thể! Chuẩn bị bước qua tuần mới nữa rồi, không biết Mẹ có ngủ được không hay là đang thao thức ở nhà đấy nhỉ? Tý nữa, nó sẽ gặp Mẹ trong giấc mơ của mình và sẽ cùng Mẹ chạm tới những điều tốt đẹp nhất. Mẹ hãy yên tâm về nó, Mẹ nhé!
SG cuối Thu, 2013
For DHT
*Photo: Missy Prince
Hãy viết đi, đừng ngại!
Photo: Brendan DeBrincat
Tôi không phủ nhận vai trò của sách vở.
Tôi không hạ thấp ý nghĩa từ những bài viết hay của mọi người.
Khi tâm trạng không tốt, bắt gặp một bài viết nào đó đánh được vào đúng nỗi đau của trái tim thì bỗng dưng ta thấy lòng mình rộn lên chút ánh sáng nơi bóng tối cô đơn.
Khi tâm trạng bế tắc mà vớ phải được một bài viết chỉ dẫn lối đi thì thực sự không còn gì tuyệt vời hơn để vỗ về bản thân.
Khi khoa học phát triển, internet đưa mọi người lại gần nhau hơn thì việc tìm kiếm một tác giả, một bài viết hay không còn là một vấn đề khó khăn.
Nhưng tôi nghĩ, bài viết dẫu hay cũng là chữ của người khác, cảm xúc có dạt dào thì cũng đến từ nơi nào đó xa xôi, gọi là đồng cảm nhưng không có nghĩa là cảm sâu tận đáy lòng ta mong muốn, vậy tại sao ta không tự viết ra chính những cảm xúc của mình nhỉ?
Bạn đổi lỗi cho văn kém, diễn đạt yếu?
Việc viết ra cảm xúc là để tâm trạng cân bằng chứ không phải là để làm một nhà văn thu hút đọc giả. Bạn cứ viết đi, viết hết ra những điều mình nghĩ, viết cả ra những thứ mình thích, cứ chấm, cứ phẩy ở những chỗ bạn muốn, đừng quá chú tâm đến những quy luật câu cú cứng nhắc của sách vở. Bạn cứ viết đi, viết những con chữ chực trào ra lúc bạn nghĩ, có thể nó chẳng liên quan gì đến nhau nhưng cảm xúc nào có logic, tâm trạng nào có sự chặt chẽ, đúng không?
Nghe tôi ..
Bạn cứ viết, viết cho xong, viết cho bằng hết rồi một lúc nào đó, khi mọi thứ trôi qua, bạn hãy dành thời gian đọc lại tất cả những gì mình viết, chắn chắn những con chữ ấy sẽ khiến bạn mỉm cười và tâm trạng bạn sẽ khá hơn.
Bạn không tin tôi ?
Vậy bạn cứ thử.
Đừng quá đặt nặng việc viết sao cho hay, viết sao cho thu hút mà chỉ nên quan tâm đến một điều duy nhất, đó là ý – muốn của bản thân. Sự ngắt quãng, cụt ngũn trong từng câu văn sẽ cho bạn thấy bạn đang hoang mang và bế tắc ra sao. Sự ngô nghê thiếu gắn kết trong từng con chữ sẽ khiến bạn bật cười vì những cảm xúc của bản thân khi đọc lại. Hãy tin tôi, sức mạnh của chữ viết tuyệt vời hơn những gì bạn nghĩ đấy!
Bạn đổ lỗi cho vốn ngôn từ kém nên không thể diễn đạt hết tâm tư.
KHÔNG!
Chỉ có những cảm xúc gượng ép mới không thể diễn đạt bằng con chữ.
Chỉ có những giả tạo mới khó viết nên lời.
Chỉ có những lừa dối, phản bội mới khiến tâm can dày xéo rồi giam cầm con chữ trong ray rứt.
Còn mọi thứ tình cảm, mọi tâm tư suy nghĩ đều có thể trải hết ra mặt giấy.
Không tin tôi sao?
Hãy thử đi!
Đừng lười nhác, đừng mặc cảm, đừng tự ti vào khả năng vận hành ngôn ngữ của mình.
Bởi dù hay dù dở, dù trôi chảy mạch lạc hay rời rạc cứng nhắc thì nó cũng là của bạn, chữ của bạn, cảm xúc của bạn và nỗi niềm của riêng bạn.
Đừng nghĩ mình là một nhà văn, đừng thất vọng nếu bạn viết chưa hay, đừng bỏ cuộc nếu bạn viết chưa tốt bởi chẳng có ai sinh ra đã văn hay chữ tốt, tất cả đều phải có thời gian trau dồi và trải nghiệm.
Đừng chau mày nhăn mặt khi tìm không ra từ để diễn tả ý muốn của mình bởi bạn có thể bắt đầu từ những điều đơn giản nhất. Hãy diễn tả cảm xúc của mình bằng sự chân thật chứ đừng cố gắng đánh bóng nó ở một bậc cao hơn.
Tôi ví dụ, nếu bạn thấy buồn, hãy bắt đầu bằng chữ “tôi buồn”, đừng cố gắng văn hoa nó theo lối “trời hôm nay xám xịt, một màn đêm u uất phủ kín không gian, bao trùm tâm trạng khiến mình cảm thấy buồn xa xăm.”
Hay, nếu bạn vui, chỉ cần diễn tả nó bằng hai từ “hạnh phúc”, đừng cố gắng “đoạn đường dài bao nhiêu chông gai, vui buồn rải khắp, bước qua bao nhiêu nỗi buồn rồi giờ mình mới thấm hạnh phúc nó ngọt ngào đến thế.”
Bạn thấy đấy, thật ra cảm xúc rất dễ diễn đạt, con chữ rất dễ điều khiển, cứ đi từ những điều đơn giản nhất, những cảm xúc chân thành nhất, những yêu thương bình dị nhất rồi bạn sẽ không còn cảm thấy lo lắng khi muốn diễn đạt tâm trạng của mình qua con chữ nữa.
Cứ thử đi, rồi bạn sẽ thấy những điều tôi nói không phải là lý thuyết suông.
Văn học Việt Nam từ lâu đã thiếu vắng một sự bông đùa nhẹ
- Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất, Jonas Jonasson (Phạm Hải Anh dịch, NXB Trẻ)
- Vĩnh biệt các gangster, Genichiro Takahashi (Mộc Miên dịch, Nhã Nam & NXB Thời Đại)
- Kẻ ích kỷ lãng mạn, Frédéric Beigbeder (Phùng Hồng Minh dịch, Nhã Nam & NXB Văn Học)
Đã từ rất lâu, văn học Việt Nam thiếu vắng một giọng bông đùa. Có lẽ phải tính từ Phạm Thị Hoài với những truyện ngắn trong tập Man nương (như Thuế biển), hay Nguyễn Việt Hà với tiểu thuyết Cơ hội của Chúa. Đó là cái cười khẩy hồn nhiên, tươi trẻ, bật ra từ những đứt gãy thẳm sâu của một thế hệ sống trong không gian bí bách; dẫu rằng, để cảm được chất cười của họ, người đọc cần chút trải nghiệm hay hồi tưởng về cái thời quan niệm một tình yêu đẹp là cái nắm tay bên hồ Bảy Mẫu, hay dư vị trà chiều hậu bao cấp chông chênh nhưng nhiều kỉ niệm. Giờ đây, vượt qua khó khăn về vật chất, người ta trở lại với cách nghĩ văn chương là cái gì ghê gớm lắm, phải “ưu thời mẫn thế”, gồng gánh cõi đa mang, phải ngân vang và điệu đàng. Thế là văn học trở nên cũ, giống như chiếc bánh phồng tôm rán quá lâu trở nên dai nhách.
Mấy tuần qua, thật trùng hợp là vài tác phẩm văn học dịch với giọng bông đùa và châm biếm bỗng nhiên xuất hiện cùng một lúc. Người đọc có thể gán cho chúng nhiều tính từ: ba hoa mà duyên dáng, lảm nhảm nhưng không se sua, từ nhắng đến siêu nhắng… nhưng có điểm chung là chúng thổi một sự “đùa nhẹ” vào không gian xơ cứng, gồng mình và quá nhiều chỉ bảo về đạo đức (dẫu cho đạo đức cũng phải thật đẹp!) của văn học nước nhà.
Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất của nhà văn Thụy Điển Jonas Jonasson (Phạm Hải Anh dịch, NXB Trẻ) mở đầu bằng hình ảnh bất ngờ: ông cụ Allan Karlsson vào đúng sinh nhật thứ một trăm mở cửa sổ phòng mình ở tầng trệt Nhà Già thị trấn và bước ra ngoài luống hoa, trốn biệt. Ông kết bạn với tên siêu trộm không ai muốn dây, chủ nhân quầy bánh kẹp, một phụ nữ tóc đỏ chửi thề luôn miệng và chú voi đồng cảnh ngộ. Họ trải qua những tình tiết li kì, bí hiểm và không thể nhảm nhí hơn, như khiến một tên sát thủ nhóm Never Again chết thảm trong đống phân voi.
Ở mạch truyện thứ hai, độc giả gặp lại Allan Karlsson từ thời trai trẻ vô lo đến những năm tháng thăng hoa chính trị, phần lớn nhờ tình cờ. Câu chuyện gợi nhớ đến Vi Tiểu Bảo trongLộc Đỉnh ký của Kim Dung, chỉ khác ở chỗ ông Allan hồn nhiên và nói dối như cuội thậm chí còn chẳng biết tư tưởng hay chính trị là gì. Nếu như cuộc phiêu lưu của Vi Tiểu Bảo xoay quanh con đường “phản Thanh phục Minh” của Thiên Địa Hội và những cô gái bạo yêu cậu gặp trên đường, chuyến chu du của ông Allan trăm tuổi kéo dài gần hết thế kỷ 20, từ hai cuộc Thế chiến đến chiến tranh Triều Tiên và xung đột hạt nhân, nhưng không gặp phụ nữ nào đáng nhớ, trừ Xơ Alice trông nom Nhà Già và Tống Mỹ Linh mà ông có dịp đôi co ngày trẻ. Tuổi già là sự tích lũy của một thái độ sống. Đến khi cuối đời, Allan mới bộc bạch hai điều ông làm tốt hơn tất thảy người khác: làm vodka bằng sữa dê và lắp một quả bom nguyên tử.
Với Vĩnh biệt các gangster của Genichiro Takahashi (Mộc Miên dịch, Nhã Nam & NXB Thời Đại), từng gây xôn xao văn đàn Nhật khi ra mắt năm 1982 nhưng đến nay mới có bản dịch tiếng Việt, chất bông đùa thể hiện trước tiên ở sự phá cách về thể loại: sự pha trộn một chút truyện tranh manga, siêu tưởng, rồi chick-lit. Bằng thứ ngôn ngữ bình dân, nhắng nhít, tác giả đem ra đàm tiếu chuyện người ta xem đời sống kì dị của những nhà thơ là thoái hóa. Kì dị nhưng có tư chất, nhân vật chính, một giáo viên Trường Thơ, làm bài thơ đầu tiên năm ba tuổi ca ngợi cái bô nhựa hình con vịt. Người duy nhất chấp nhận và cảm được thơ anh ta là mẹ: “Đọc bất kỳ bài thơ nào của tôi, mẹ cũng nghĩ là tôi đang xin tiền.” (tr. 49)
Bè lũ gangster không được miêu tả sắc nét mà chỉ là cái bóng lướt qua, đôi khi xuất hiện trên báo, hay qua âm thanh nhặng xị trên tivi, “nơi các diễn viên la hét, tụt quần, tranh cãi về trách nhiệm chiến tranh với bọn xã hội đen” (tr. 25). Đứng đối diện với nhà thơ vô danh, chúng hóa thành những kẻ nhạt nhòa, ngờ nghệch. Vĩnh biệt các gangster là vĩnh biệt đặc quyền xen vào các giấc mơ phi lý, vĩnh biệt sự tùy tiện bản năng, vĩnh biệt trái tim trốn chạy.
Trái với trò đùa xóa nhòa chi tiết của Genichiro Takahashi, Frédéric Beigbeder thổi vào Kẻ ích kỷ lãng mạn (Phùng Hồng Minh dịch, Nhã Nam & NXB Văn Học) giọng hài hước tự tin của một tay chơi đầy sĩ diện, không giấu diếm bất cứ trò thô lậu hay sở thích quái đản nào. Có thể đọc cuốn sách ở bất kỳ trang nào, vì đây không phải tác phẩm tự truyện hay tiểu thuyết mà là những trang nhật ký của một kẻ ăn chơi, không phải “tên vô lại, không phải đồ rác rưởi hay bất lương”, chỉ là đôi khi gian ngoan và giảo hoạt. Tiêu chuẩn trở thành kẻ ích kỷ lãng mạn rõ ràng là khắc nghiệt, bởi tư chất của hắn ta nằm ở gu thẩm mĩ độc tôn, từ sách, nhạc, họa, phụ nữ đến cả những món ăn vặt. Chẳng hạn, hắn gọi món gà rưới Coca-cola nướng là “món ăn vừa ngon, vừa ngu ngốc”.
Ba cuốn sách với giọng văn cợt nhả đào sâu vào ba giai đoạn gàn dở của đàn ông. Nhân vật chính trong Vĩnh biệt, các gangster không có tên và sống với dòng hồi tưởng về những năm tháng ngụp lặn trong thơ: “Viết bằng trí tưởng tượng, là sẵn sàng giơ đầu hứng đạn” (tr. 41). Thời điểm ý nghĩa nhất trong đời anh ta là được phong “thánh thơ” ngoài hành lang cửa lớp năm 17 tuổi. Còn trong Ông trăm tuổi…, Allan Karlsson, từ bé được dạy rằng phải nghi ngờ những ai không uống rượu, cảm thấy mình càng già càng ngây thơ và không thể chết như cách người khác muốn, đành chọn cách chuồn ra ngoài với mục đích đầu tiên là lẻn đến cửa hàng rượu quốc doanh. Nghĩ là làm ngay tắp lự. Hoặc gàn dở như Frédéric Beigbeder ở lứa tuổi trung niên phù phiếm và nghiệt ngã. Đôi khi chỉ là sự bông đùa, nhưng gã đã mong manh thực sự khi thú nhận mình không chịu nổi cảnh mọi người cứ nghe mãi nhạc nền phim Amélie Poulain hay các phóng viên nước ngoài cứ nhầm gã với Éric-Emmanuel Schmitt, một nhà văn Pháp đình đám khác.
Cả ba tác giả nam giới đều dành những tình cảm gần như tôn thờ với người phụ nữ. Đàn ông có thể hóa thành kẻ thua cuộc, nhưng phụ nữ thì không. Họ được Chúa ban cho phẩm tính tạo ra thế giới, cứu vớt đàn ông khỏi những tranh cãi vô bổ, giống như Người Đẹp chửi thề luôn miệng nhưng lại làm mẹ toàn thời gian cho một con chó và một con voi trong Ông trăm tuổi… Ý tứ ấy cũng xuất hiện trong lời tên chủ quầy bánh kẹp Benny khi khuyên chánh thanh tra Aronsson đọc Phúc Âm John trong Kinh thánh. Đó là đoạn về một ả phạm tội ngoại tình bị xử ném đá, Chúa khuyên giải rằng ai vô tội thì cứ việc lấy đá mà ném trước. Còn trong Kẻ ích kỷ lãng mạn, sự tự tin của gã ăn chơi thể hiện ở chỗ, dù gọi những ả ghen tuông cau có của mình là “cục dồi hung hãn,” hay cô nàng điên rồ nhiều mặc cảm, nhưng sau rốt gã vẫn coi phụ nữ sinh ra là sinh vật thượng đẳng, chỉ có bọn đàn ông trơ lì, lỗ mãng mới kiến giải theo cách khác đi. Tác giả cay đắng thừa nhận: “Một phụ nữ không chịu nổi tôi là một phụ nữ rất cân bằng.” (tr. 329)
Để viết ra tác phẩm bằng giọng bông đùa cố ý không chỉ cần cái nhìn xách mé và vài thủ đoạn đẩy tình tiết lên cao trào rồi xô nhân vật xuống vực thẳm, mà trên cả là sự thông hiểu những mối rung cảm sâu xa, nỗi buồn, bi kịch và nước mắt. Việc vẽ ra những chuyện bông lơn có thể trở thành vô vị nếu người viết không có lòng vị tha trong sáng, khiến người đọc thấy mình bị trấn áp bởi sự khôn vặt. Một cú đùa bông lơn có thể khiến nhiều người khác thấy “chối” (như Genichiro nhắm vào nhà thơ hay Beigbeder nhắm vào giới phê bình), nhưng dẫu sao hãy tự vỗ về rằng đó chỉ là sự đùa nhẹ – một sự đùa nhẹ đáng yêu dành cho độc giả.
TTCT 1.11.2013
*Photo: Abee5
“Sách hay” và “sách thị trường”
Photo: Wiki Commons
Nhân bạn tôi kể lại câu chuyện về giá một status (thương mại) của một vài cây bút chuyên viết “sách thị trường”. Một status có nội dung PR sản phẩm nào đó của 1 cây bút “sách thị trường” được hét tới 5-10 triệu đồng/status. Tự dưng, tôi muốn viết gì đó.
Tôi tạm định nghĩa “sách thị trường” là loại sách mà nội dung của chúng giống như nhạc HKT vậy. Đối với người có trình độ thì dở, đối với người thẩm mỹ kém thì lại thấy hay.
Cũng như báo lá cải, “sách thị trường” vẫn được viết ra vì nó phù hợp với thị hiếu của một bộ phận công chúng. Đặc biệt là những người trẻ.
Hà Nội – “Người tình” bé nhỏ của tôi!
Lúc này, sống ở một nơi cách Hà Nội hơn trăm cây số, thỉnh thoảng mới có thời gian về thăm lại Hà Nội. Từng giây từng phút, tôi vẫn luôn canh cánh trong lòng nỗi nhớ thương Hà Nội, tuy gần mà xa. Tôi thường đùa rằng mình coi Hà Nội như một “người tình”. Một “người tình” ở xa luôn khiến ta nhung nhớ, nhưng khi gặp thì lại bồi hồi, cháy bỏng cảm xúc chẳng thể nói lên lời.
Đã lâu rồi tôi không viết, bởi tôi là đứa hay làm việc theo cảm xúc và dạo gần đây tôi khá lười. 🙂 Bất cứ khi nào tôi muốn, tôi dừng hết mọi việc đang làm, khóa tất cả các mạng xã hội, tự tách mình ra ngoài mọi cuộc vui. Tôi cũng có một thói quen xấu. Mỗi khi buồn hoặc stress thường bỏ đi đâu đó một mình, nhiều khi biến mất không tung tích và để mọi người lo lắng. Tôi vùi đầu vào những thứ tiêu cực, đóng cửa phòng, nằm một mình trong bóng đêm. Những trang văn tôi viết đậm màu sắc u tối, bi quan. Cứ như thế, tôi chôn vùi bản thân trong tuyệt vọng. Những lúc ấy, ngoài người thân và quê hương, còn một thứ tình yêu kéo tôi về với thực tại: Hà Nội.
Đợi..
Ta còn quá trẻ để định nghĩa cuộc đời, nhưng với ta, đời không phải là đợi.
Tôi đã từng bắt đầu một bài viết với câu nói trên và rất nhiều ngày sau đó, tôi vẫn thường một mình nghĩ về nó như một tiếng vang trong tiềm thức, âm ỉ, vang vọng mãi chưa thôi.
Đôi khi, tôi tự hỏi:
Thời gian là của con người hay con người sinh ra là để chạy theo thời gian.
Dòng đời vốn ngắn ngủi, ngày qua ngày lại nhanh tựa cái chớp mắt.
Nắng vừa lên, quay quắt đã thấy bóng đêm về.
Mọi thứ trôi đi nhanh như gió chỉ có con người là lững thững chậm chạp tựa mưa xuân.
Khi lửa yêu hừng hực cháy thì đợi thì chờ, thì nuối tiếc quá khứ, thì e dè tương lai.
Khi trái tim khao khát yêu thương thì mong thì ngóng, thì so sánh thiệt hơn.
Để đến lúc dòng thời gian quay đến tuổi xế chiều, lửa yêu nguội dần trong khi sợ ế bùng cháy thì lại bắt đầu yêu vội yêu vàng, yêu gấp yêu gáp và yêu như chạy đua để dành phần thưởng là một tờ giấy kết hôn cho kịp thời.
Thế đấy! những tên nô lệ đáng thương.
Chỉ vì chút đắn đo tính toán, chút lưỡng lự khi buông – nắm yêu thương mà phải bắt trái tim chạy theo thời gian đến mệt nhoài.
Có một người từng hỏi tôi rằng: Yêu và cưới có gì khác nhau?
Tôi nhớ lúc đó mình đã cười và đáp “ Khác chứ, yêu là duyên còn cưới là nợ. Duyên thì nhiều còn nợ chẳng bao nhiêu”
Lúc đó, người bạn đó nhìn tôi với ánh mắt hoài nghi và dường như chưa hiểu lắm về điều tôi vừa nói, về duyên, về nợ, về đời và về đợi.
Đơn giản thôi, tôi lại đáp: Xã hội nghìn người, đâu phải ai may mắn bước chân ra đường đã gặp ngay định mệnh. Ta sẽ gặp và yêu một số người để họ dạy ta cách yêu thương và trân trọng. Một trong số đó sẽ có người bỏ đi để dạy ta mạnh mẽ và đứng trên nỗi đau. Tất cả những người ta gặp trên đường đời đều là duyên, dù là cái duyên khác nhau nhưng chẳng có cái duyên nào là vô nghĩa. Mỗi người đến đều mang lại cho ta một bài học để mai này khi cái nợ chớm cùng cái duyên thì ta đã không còn là một kẻ ngu ngơ với trái tim hoàn hảo chưa tì vết, với tâm hồn trong suốt không bám chút bụi đời.
Duyên đến hằng ngày
Còn nợ sẽ đến vào một ngày ta không hề biết trước.
Đó có thể là một người ta đã yêu say đắm cũng có thể là người ta vừa gặp chưa lâu.
Đó có thể là người theo ta nhiều năm tháng cũng có thể là người đến đúng thời điểm ta muốn cưới.
Vậy đấy, yêu và cưới chính là duyên và nợ.
Đừng lầm tưởng cứ yêu là phải cưới.
Bởi ở đời, không phải mọi thứ đều diễn ta như bản thân ta mong muốn
Đời của ta nhưng ta nào điều khiển được nó.
Hãy cứ yêu đi cho thỏa mãn lửa tình, đừng quá kì vọng vào tương lai bởi duyên – nợ có thể thay đổi trong tích tắc, yêu – cưới có thể thay đổi khi ta còn chưa kịp hoàn hồn.
Lại có lần tôi gặp phải câu hỏi: Làm sao để yêu khi tim chưa liền sẹo ?
Lần đó, trong tâm thế của một người vừa cân bằng sau mất mác, tôi đáp nhẹ nhàng.
Quá khứ dù có ra sao thì nó cũng đã từng là những điều ta trân trọng. Người đã đi nhưng trước khi thành hồi ức thì họ đã từng ngự trị trái tim ta.
Đừng ép mình phải yêu khi tim chưa sẵn sàng
Đừng vì quá đau thương mà nắm vội tay người khác vì như thế là bạn đang khắc lên tim người khác vết sẹo như bạn đang có đấy.
Nói như thế, không phải là muốn bạn ngồi đợi cho đến khi liền sẹo rồi mới yêu.
Mà hãy mở cửa lòng, đón nhận những yêu thương từ bạn bè, người thân, đừng giam mình vào bóng đêm tự kỉ, đừng lôi mất mác ra tự dằn vặt bản thân. Bạn không thể chữa lành vết thương trong chốc lát nhưng yêu thương bên bạn có thể xoa dịu nó khỏi những cơn nhói lúc kỉ niệm ùa về.
Việc bạn cần làm là đừng cào xé thêm cho nó khó lành và hãy nhẹ nhàng thả nó vào thời gian để một mai khi bạn quay đầu nhìn lại, vết thương đó âu chỉ còn lại một cái tên người.
Khi nào bạn thấy tim mình rộn lên một cảm giác thèm yêu, đó là lúc vết sẹo đã liền da, không cần chữa trị hay lo lắng, chỉ cần an nhiên với cuộc sống thực tại, chỉ cần biết cười và biết cách làm bản thân thoải mái. Chuyện đau đớn cứ để cho thời gian.
Sống ở đời, có người đợi yêu cũng có kẻ đợi cưới.
Có người đợi quên rồi có người đợi cho tim liền sẹo
Mỗi người một chữ đợi khác nhau và vô vàn cách đợi khác nhau.
Có người đợi trong an nhiên lại có kẻ đợi trong gấp gáp
Người đợi trong bình thản kẻ lại đợi trong lo lắng, vồ vập
Nhưng suy cho cùng cũng là đợi, là chờ, là mịt mù đáp án vậy nên sao không chọn cho mình một cách đợi nhẹ nhàng.
Sao không vui sống từng khoảnh khắc trong đời, sao không yêu thường từng tích tắc đi qua, sao không nhuộm thời gian một màu hồng tươi tắn mà phải bắt nó mang màu xám xịt của chờ đợi.
Yêu thương đi để mỗi phút qua đi ta thấy đời ý nghĩa, để qua ngày mai thì hôm nay sẽ là một hồi ức đẹp rồi duyên cũng sẽ đến, rồi nợ cũng lộ diện, rồi đau thương cũng qua đi, rồi vết thương sẽ liền sẹo và rồi cuộc sống sẽ an nhiên thôi.
Thời gian, nào có đợi sao ta cứ mãi chờ.
Yến Mèo
*Photo: .koppdelaney
Văn hóa ăn thịt chó đã trở thành một ấn tượng xấu đối với người nước ngoài
*Photo: Public Domain
Thịt chó là món ăn khoái khẩu của người Việt Nam, người ta ăn thịt chó vào cuối tháng để giải đen, khi cần hẹn hò tụ tập anh em bạn bè. Thịt chó được sử dụng trong các buổi tiệc gia đình, hay những bữa nhậu giữa các đấng mày râu và nhiều dịp khác.
Kết quả là có khoảng 5 triệu con chó bị giết mỗi năm (theo Guardian). Nhu cầu thịt chó của Việt Nam lớn đến mức nguồn cung tự nguyện trong nước không thể đáp ứng đủ. Khoảng 300000 con chó bị buôn lậu từ Thái Lan, Lào về Việt Nam, chưa kể tới những chú chó bị bắt trộm tại các vùng nông thôn (nơi chó được nuôi thả rông). Hình ảnh về những cảnh giết chó, bán thịt chó cũng dần trở thành một ấn tượng đặc trưng của người nước ngoài về Việt Nam bởi những bài blog hay bài báo trên các trang của phương Tây.
Tại sao đàn bà thông minh nên cần đàn ông tự trọng
Lòng tự trọng sẽ không để chúng ta dối trá chính mình, sẽ không hạ bệ tính người trong mình. Nó không cho chúng ta sĩ nhục hay đá khéo kẻ khác vì sự ganh tỵ hẹp hòi, nó không cho phép chúng ta khinh thường thành quả của kẻ khác, nó không cho phép ta sống suy sụp, lụn bại, không cho phép ta sống như một kẻ vô luân. Nó là sức mạnh nhất mà a cảm thấy cần.
Dạo gần đây, thấy e ghi linh tinh chửi bới đủ thứ, và cả tự chửi mình nữa, anh thấy lo lo.. anh biết là em đang lung lay lạc lối, nên anh tự hỏi mình và cũng để trả lời giúp em, mình đang cần gì ở mình. Và anh thấy chả cần điều gì ngoài một lòng tự trọng thật sự.