23.8 C
Da Lat
Thứ Bảy, 10 Tháng 5, 2025

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 296

Công việc không phải là thứ làm con người rời bỏ cuộc sống

0
Photo: Oliver Bussmann

 

Có không ít lần tôi nghe được câu nói “Mình không làm như vậy được vì mình còn phải đi làm.” Từ thuở bé tôi đã nghe được như vậy. Khi đó ấn tượng trong đầu tôi đó là: Một khi đi làm, con người đó không thuộc về mình nữa. Và tôi cũng có suy nghĩ rằng: Một khi tôi lớn lên, tôi sẽ không còn là mình nữa.

Đó là lúc trong đầu tôi hình thành một khái niệm: Quá tuổi 20, tôi sẽ chết.

[Truyện Ngắn] Hiền gì mà hiền dữ vậy?

0
Photo: Sam.LIVM

“Ngược thời gian, trở về quá khứ phút giây chạnh lòng.
Bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu ân tình chỉ còn lại con số không.
Ai thương ai rồi và ai quên nhau rồi.
Trong phút cuộc đời tương lai trả lời thôi.”

Đang mải mê nhìn những chiếc lá vàng rơi nhẹ, bỗng : “Ét” tiếng thắng xe đạp làm Hà giật mình, ngước lên nhìn, khuôn mặt u sầu cứ lầm lũi bước thẳng vào công ty. Petersen lúc nào gặp mình cũng đều nở nụ cười hiền hòa sao hôm nay lạ nhỉ? Hà thắc mắc.

Có những ngày như thế

0
photo: Juliana Coutinho

 

Có những ngày như thế

Ta bồi hồi nghĩ về những điều đã qua. Dù đã rất lâu rồi nó không còn hiện hữu trong trí nhớ và ta những tưởng mình đã quên nó tự bao giờ. Nhưng không, có những thời điểm nó hiện về mồn một, đến mức bóp nghẹn cả con tim ta và đưa ta trở lại từng thước phim kỉ niệm, sống động đến nghẹn lòng.

Đó có thể là một người đã đi xa, một mối tình còn dang dở, một lời hứa từng khiến ta đau đáu mong chờ hay đơn giản chỉ là một cuộc hẹn ta bỏ quên.

Trở về đi…em!

0

 

“Sân ga chiều em đi
Mênh mang màu nhạt nắng
Bụi bay đầy ba lô
Bụi cay xè con mắt ..”

Em ngồi chờ trên những dãy ghế xanh xếp vòng ở bến xe, chợt nhớ tới mấy câu thơ của Xuân Quỳnh mà không khỏi buồn lòng, đôi mắt cứ ngơ ngác nhìn ngắm những con người đang vội vã đi qua trước mắt, thi thoảng lại nhìn đăm đăm vào một hàng ghế xanh, nơi mà có những con người lạ cũng đang ngồi chờ đợi như em. Họ chờ trong nóng lòng ? Có lẽ là họ sắp được gặp người thân, có lẽ họ đã biết nơi mình trở về, còn em thì hờ hững với tất cả. Em không biết chỉ dăm ba phút nữa khi mình bước lên xe, rồi xe chạy, em sẽ tiếp tục đi đâu và về đâu trên con đường dài của trốn chạy. Em không biết chỗ nào em có thể trở về, em không biết có một nơi nào đủ sức làm dịu đi những cơn bão trong lòng em mỗi phút yếu lòng. Hay lại là những ngày như hôm nay, em tỉnh dậy, hoảng hốt, và rồi lại thu xếp hành lý để đi …

Như thế nào là “mỗi người một quan điểm”?

0
Photo: MexicanSeafoodCobain

Tôi đã nghe quá nhàm các cụm từ : “Sống là chính mình” hay “Mỗi người một quan điểm” rồi. Chán ngấy rồi. Bạn có chán chưa?

Có mấy ai hiểu rõ cụm từ này 1 cách sâu sắc, tinh tế thì nói cho tôi nghe với.

Vấn đề chỉ là: Đừng có nói “tôi sống là chính mình”, “mỗi người một quan điểm” khi mà điều đó làm bạn mất tự do.

Mất tự do nghĩa là ngục tù, nghĩa là sợ hãi, nghĩa là chạy trốn, nghĩa là ngụy biện, nghĩa là bào chữa. Đừng có đem mấy cụm từ đẹp đẽ đó ra làm khiêng chống đạn, phí lắm. Bất cứ khi nào tranh luận với người khác về những quan điểm, hãy vứt những quan điểm làm bạn đứng im tại chỗ, lười biếng, yên phận, né tránh sự thật đi. Vứt hết chúng đi, đó không phải là những quan điểm, đó là những niềm tin sai lầm, nó kềm hãm bạn, nó ức chế bạn, nó xích gông bạn, nó phá hoại bạn, nó ném bạn xuống bùn, nó hút hết năng lượng của bạn. Vứt hết đi, chúng không đáng một xu nào hết…

Tôi không thể làm điều này, tôi chưa có thời gian, tôi không đủ khả năng, tôi thiếu thông minh, tôi học hành kém cỏi, tôi ngu dốt, thể chất tôi yếu, tôi nhát gan, tôi bị chê cười, tôi sẽ bị chê cười nếu làm thế, mọi người sẽ chê bai tôi, bạn gái tôi sẽ bỏ tôi, bạn trai tôi sẽ bỏ tôi, ngày mai tôi còn phải đi kiếm tiền, tôi không được trời phú, tôi không phải là thiên tài, tôi không phải là người đặc biệt, tôi không phải là con ngoan, tôi… Vứt hết đi, bỏ cái ba lô bao gồm cả thày đó, ném xuống sông đi, đốt nó đi, hoặc chôn nó đi. Cần nó làm gì? Đeo lâu thì nặng vai, mà chẳng được cái tích sự gì. Thay vào đó, tôi ném nó đi, tôi rãnh lưng để cõng 1 cái khác mà tôi yêu thích.

Và, đừng có cố kiếm thêm các danh sách lý luận nữa. Bạn muốn kiếm thì sẽ có thôi, luôn có cho bạn. Ngụy biện luôn tồn tại, chúng luôn ở đó. Ngụy biện đi, tiếp tục ngụy biện đi, mọi người sẽ chịu thua, ok, mọi người và tôi sẽ chịu thua bạn. Chúng tôi sẽ bỏ đi, bạn ngồi đó, ôm mớ lý luận ngụy biện của mình ngồi trong hốc, trong căn phòng tối. Tôi và một số người khác sẽ đi làm việc, bất kể trời mưa, bất kể thằng khỉ gió nào kề cái loa vào chửi inh ỏi bên tay tôi suốt ngày. Chúng tôi sẽ gặp nhau vào các tối cuối tuần cũng những gì mình đã làm trong suốt tuần lễ, kể cho nhau nghe, hoặc cảm thấy vui vẻ và tự thưởng cho mình điều gì đó.

Và có khi, lúc đó bạn đang: Tôi chưa, tôi vẫn, tôi…

Quan điểm là cái gì? Là làm bạn sống có quy tắc cá nhân, làm bạn thoải mái giải quyết các vấn đề chứ không phải chạy trốn. Quan điểm sinh ra để người ta giải quyết vấn đề nhanh hơn, tốt hơn, và giúp bạn không đi chệch hướng trong cuộc đời. Quan điểm nào đó níu chân bạn, làm bạn trở nên “Gà” hơn, đi chậm hơn, đứng im tại chỗ hoặc lạc đường, không gì khác là những ngụy biện.

Thế nên đừng có nói : Tôi sống là chính mình với các quan điểm của tôi, khi mà, bạn đang bị khóa đi tự do vốn có của mình, của một con người. OK?!

Nếu có 1 câu tôi có thể nói với bạn, thì đó là: Bạn chuẩn rồi, không cần phải chỉnh nữa. Đứng lên, lao tới và làm việc, những gì bạn thích, và kệ mẹ những tên dư luận nhát gan và ganh tỵ và ích kỷ và kém hiểu biết và lười biếng và mất tự do.

Đứng dậy, lao lên và dư luận sẽ ở phía sau bạn…

Cuộc sống của bạn đâu rồi? Hãy sống lại đi nào…

 

-Lục Phong-

Hãy Xấu theo cách của bạn

0
Image: Troll

 

Nếu ai hỏi tôi phải sống như thế nào trong cuộc đời này thì tôi sẽ nói vậy đó. Tôi không thích cái cụm từ “hãy sống theo cách của bạn” lắm. Bởi vì nó có gì đó thừa thãi.

Sống theo cách của bạn? Sự thật thì, đếch ai quan tâm đâu. Họ chỉ quan tâm bạn làm cái gì đó cho họ, làm cho họ vui, bằng không, họ cóc thèm quan tâm bạn đang bay lên thiên đàng hay rơi xuống vực thẳm, bạn thức khuya dậy sớm hay bệnh tật sắp lìa xa cuộc đời, họ đếch quan tâm. Tôi nói thế có hơi phủ phàng và bi quan cuộc đời, nhưng đáng tiếc, nó chưa từng sai, tình yêu thương và quan tâm vô điều kiện thực sự chỉ đến từ những người thân gia đình cùng máu mủ với bạn mà thôi.

Chúng ta có thể xía vào chuyện người khác, rao giảng cho họ nghe cái này cái kia thật hay ho. Thực sự thì, họ cũng đếch quan tâm đâu. Trừ khi bạn cung cấp cho họ 1 giá trị gì đó “đúng lúc” họ cần. Cách sống của bạn, bao gồm cả điểm mạnh và điểm yếu – theo cách nghĩ của bạn hay ai đó. Và cái người ta quan tâm là “điều có lợi” cho họ. Mỗi người sẽ cần một hoặc nhiều “điều có lợi” từ bạn. Đương nhiên là mỗi người sẽ cảm nhận mỗi lợi ích mà bạn mang lại khác nhau. Chúng ta thì không có đủ thời gian để làm hài lòng từng tên một. Người thì thích cái này từ bạn, người thì bảo cái đó không ok. Thằng A bảo cái đó tốt, thằng B bảo không được. Thiệt sự là, chúng ta cũng nên “đếch quan tâm” như bọn họ đã “đếch quan tâm” chúng ta.

Tốn thời gian mà làm gì để coi thằng nào sống tốt, thằng nào sống đúng, thằng nào sống hay. Người ta hay nói về điều đúng, điều tốt và họ tự nhận “họ sống tích cực”. Xin lỗi, tôi nói cái sai, điều xấu là hài hước đấy, là thú vị đấy, là có sức ảnh hưởng tích cực đấy. Rồi sao nào?

Thực sự thì khi bạn tốt ở một mặt nào đó, nó không có quan trọng đâu. Mọi người cảm thấy nó bình thường như việc thường ở huyện – nó cũng đúng là thế thật. Khi chúng ta tốt ở một vài điểm nào đó, nó là điều đương nhiên chúng ta phải làm trong cuộc đời này. Nhưng khi chúng ta có một điểm không hay trong mắt một cá nhân, tức khắc mọi thứ tốt chúng ta đã làm, huýtttttsss, sạch trơn, biến mất!

Một mẫu chuyện nhỏ: Một người đàn ông và một người phụ nữ đi cùng 1 con lừa ngang qua một ngôi làng nhỏ. Người vợ ngồi trên lưng lừa và ông chồng dắt con lừa để nó ngoan ngoãn đi theo.

–         Một gã ria mép rậm rạp trông hung tợn, giọng ồm ồm bảo: Nghĩ sao con lừa khỏe mạnh thế kia, mà bà vợ lại để ông chồng phải cuốc bộ.

Họ nghe thấy, đi 1 khoảng khuất mắt, ông chồng quyết định leo lên con lừa cùng người vợ.

Đi được 1 khoảng không xa, họ gặp một ông già – có vẻ như là trưởng làng – người nhân hậu nhất làng…

–         Ông già lại bảo: Nghĩ sao 2 người lớn to thế kia lại đi cưỡi lên một con vật tội nghiệp. Ông lão thở dài rồi quay lưng đi tiếp.

Nghe thế, ông chồng lần này lại nhảy xuống cho người vợ được tiếp tục cưỡi con vật tội nghiệp.

–         Tại một khúc khác cuối làng, có một cặp vợ chồng kia lấy tay chỉ trỏ, bàn tán: Nghĩ sao người vợ có thể thản nhiên ngồi cưỡi con lừa trong khi người chồng phải vất vã dắt con lừa không khác gì 2 người chủ tớ.

Người vợ lần này tức quá, quyết định nhảy xuống đi cùng ông chồng.

Từ đó 2 vợ chồng cùng đi bộ về tới nhà và dắt theo con lừa nhởn nhơ phía sau…

Tôi không cảm thấy như thế là tốt, nếu là tôi, tôi đã để người vợ mình tiếp tục cưỡi con lừa, dù gì thì bà ta cũng có thể tiết kiệm năng lượng đến tối về nấu ăn cho tôi và cho con lừa ăn cỏ một bữa no nê.

Không có ai trên đời này có những quan điểm sống đúng đắn nếu bắt người khác làm y chang vậy. Gắn cái đầu của con hươu, nai, sói, gà vào mình con cừu. Hm, thử xem, chắc là cũng tuyệt cú mèo lắm đấy chứ! Thử mà xem nhé.

Cừu là cừu, cừu đếch phải là dê, cũng đếch phải là chó, mèo, hươu hay nai gì ráo. Dù cho cừu hay ngoài đồng trống dễ bị sói ăn thịt thì đó là số phận và cách sống của cừu. Cừu đếch có sống trong rừng như sói, vì nó tối tăm, cừu thì thích ánh sáng, ánh nắng mặt trời và gặm cỏ cùng sương sớm hơn. Cừu cũng đếch có bị giam cầm trong chuồng hay trong vườn như gà. Cừu ngu ngốc dễ bị dụ, cừu ăn cỏ non, cho lông, đó là nhiệm vụ của Cừu, đếch thằng nào làm được như thế. Sự thật thì, cừu cũng cóc có quan tâm đâu.

Tóm lại, cừu là 1 con vật ngu, ăn rồi đưa lông cho người ta cạo. Ừ, thì cừu ngu, nhưng cừu đếch có thích sống lông bông cho sói ăn thịt dễ dàng, cũng không phải lo lắng khi gặm cỏ vì đã có người trông nom rồi, tối cừu được ngủ trong chuồng yên tâm một giấc ngủ ngon, không lo cọp ăn thịt.

Cũng như con cừu! Chúng ta đếch cần thằng nào dạy hay, đếch cần phải nghe thằng A, nghe thằng B, làm theo thằng C, D, E,F, XYZ…làm thế này, làm thế nọ thế chai, khi mà chúng ta “đã cảm thấy thoải mái”. Chúng ta không có time để nhảy qua nhảy lại như thằng khùng hay con rối. Tất cả những điểm xấu thì sao, một khi thấy thoải mái với điều đó, thì đếch còn gì ý nghĩa hoặc hay ho hơn nữa đâu.

Không có thằng nào trên đời này sống đúng (hay hoàn toàn đúng) hết. Nên thà sống sai theo cách của mình còn hạnh phúc bội lần hơn là sống sai theo cách của đứa khác dạy, cứ ngẫm mà xem. Bất cứ ai cảm thấy chịu đựng được bạn, với tất cả những tánh xấu đó, đó mới là một mối quan hệ tốt. Đó mới là sự tin tưởng, sự quan tâm và yêu thương.

Đừng có tốn thời gian với những người không thích mình, với những kẻ chê bai mình, kệ mẹ nó – điều chắc chắn là không bao giờ làm vừa lòng được bọn chúng. Một khi bạn cảm thấy thoải mái với con người hiện tại của mình, nghĩa là: Chúng ta chuẩn lắm rồi, chuẩn đến từng Centimet rồi đấy, cóc cần phải sửa gì nữa đâu.

Một lý luận khác: Nếu chúng ta thích ai đó, mà họ không thích ta à? Thì thôi chứ sao giờ.

“Hãy hái mặt trăng xuống cho tao, hái nó xuống, vì nó đẹp, tao thích nóooo” – Vâng, chúng ta thường như thế. Gào lên nữa đi, gào lên đi! Thất tình vì đối phương không thích bạn à, gào lên đi! Kêu ai đó bắt nó lại, trói nó lại cho bạn đi, hôn nó đi, thịt nó đi, đưa tiền cho nó đi, nấu cơm cho nó ăn đi, biết đâu nó sẽ cảm động trong vòng 5s đó.

Không chơi với thằng này, hay thằng kia được à. Lại gặp nó, đập bàn, hay đập cái bàn vào bản mặt nó, kêu nó thích chơi với bạn đi, coi được không? – Bố thằng điên…

Nghe này, tài ở đâu thì tật sẽ ở đó. Tài và tật là 2 mặt của mọi món đồ. Quần áo có mặt trái, mặt phải – chúng đi cùng. Đồng tiền, đôi dép, hàm răng, bàn tay, đều 2 mặt. Nếu ai đó thích cái tài của ta, nhưng lại ghét cái tật của ta, thì nó quá là vô lý đi được. Thật tham lam, thật ích kỷ, thật quá đáng đó!

Nên ai chấp nhận được bạn ở cả 2 mặt tích cực và tiêu cực. Người đó xứng đáng là người tốt. Và đương nhiên, chúng ta cũng phải sống như thế…

Hãy xấu theo cách của bạn,

Và,

Hãy cho người khác được xấu theo cách của họ.

 

 

-Lục Phong-

 

Tạm biệt anh, người em sẽ không bao giờ ngừng yêu thương!

0
Photo: Lindsay Kasprowicz

 

Cuộc sống của anh vẫn ổn chứ? Em rất ghét phải hỏi câu này đấy, vì nó làm em có cảm giác anh xa lạ biết bao. Nhưng, ừ đúng rồi, anh đâu còn gần gũi bên em nữa, phải không?

Anh có muốn biết dạo này cuộc sống của em sao rồi không? Liệu anh có quan tâm đến những gì xảy ra với em nữa không nhỉ? Để em kể cho anh nghe nhé? Em vẫn chưa ổn định công việc đâu anh à, gia đình cũng nhiều chuyện xảy ra nữa. Đôi lúc em cảm thấy mình thực sự vô dụng. Cuộc sống dường như vẫn cứ chao đảo, và chẳng có gì là chắc chắn hay đảm bảo cả. Em biết em đã sai khi quyết định rời xa khỏi Hà Nội như một kẻ chạy trốn. Em nghĩ rằng mình sẽ bình phục, sẽ quên anh, sẽ không còn nghĩ đến anh nữa, và sẽ bắt đầu một cuộc sống mới, mới hoàn toàn. Nhưng sai rồi, hoàn cảnh chỉ là một vấn đề, còn cái quan trọng là trái tim và lý trí không có đủ sức mạnh thì dù có làm thế nào, dù có cố gắng đến đâu cũng vô ích.

5 mức dốt của con người

0

 

Trích: Hàng trăm năm sau, cao nhân Phillip G. Armour người Mỹ nói về vấn đề tri thức bằng mô hình 5 mức dốt. Tôi thấy mình may mắn vì thời sinh viên đã vô tình đọc được bài này, nhờ đó khống chế sự kiêu ngạo của bản thân và thúc đẩy quá trình nhận thức của chính mình. 

 

Người Arab từ xưa có nói như thế này:

Ai không biết mà không biết là mình không biết là thằng ngốc, hãy tránh xa hắn.
Ai không biết mà biết là mình không biết là chưa được học, hãy dạy dỗ hắn.
Ai biết mà không biết là mình biết là đang ngủ quên, hãy đánh thức hắn.
Ai biết mà biết là mình biết là người đã được khai sáng, hãy đi theo hắn.

Hàng trăm năm sau, cao nhân Phillip G. Armour người Mỹ nói về vấn đề tri thức bằng mô hình 5 mức dốt. Tôi thấy mình may mắn vì thời sinh viên đã vô tình đọc được bài này, nhờ đó khống chế sự kiêu ngạo của bản thân và thúc đẩy quá trình nhận thức của chính mình. Giờ tôi phỏng dịch nội dung đó cho mọi người cùng đọc. Tôi nghĩ nó rất quan trọng cho việc phát triển bản thân nên dịch ra cho bạn bè cùng xem, rất mong ai đọc bài này lần đầu thì share cho mọi người khác đọc cùng, đỡ phí.

Mức dốt 0: Không dốt

Những nỗi sợ tuổi 20

0
Photo: Victoria Rolfe

 

Tôi đang 20 tuổi. Đúng, chính xác là 20 tuổi 10 ngày.

Tôi đang tự do? Ừ, cũng có nhưng không hẳn là hoàn toàn.

Tôi đang trẻ. Đúng.

Tôi đang tràn đầy năng lượng và cảm hứng để khám phá cuộc sống? Không hẳn, cái này cần xem lại.

Tôi đang nỗ lực hàng ngày với hoài bão, ước mơ tôi đặt ra cho mình? Không. Mỗi ngày của tôi trôi qua trong vô định.

Tôi đã tìm ra cái mà mình thật sự thích thú và cảm thấy say mê với nó? Câu hỏi này khó, tôi vẫn đang mơ hồ, có một chút thích nhưng chưa được say mê.

Và ở cái tuổi 20, tôi cảm thấy mình lạc lõng và bơ vơ giữa cuộc đời. Không ai để chia sẻ, không có nghị lực và ước mơ. Không có niềm tin và khát vọng.

Nhiều lúc, tôi thấy mình bất hạnh. Nhưng nghĩ đến ngoài kia, còn những con người với những số phận còn éo le hơn và cuộc sống còn nhiều khó khăn, trắc trở hơn. Tôi thấy mình vẫn còn may mắn.

Và nhiệm vụ của tôi bây giờ là phải làm sao để từ cái may mắn ấy, tôi sẽ có được những kết quả xứng đáng.

Con đường phía trước vẫn đang mờ mịt. Cảm hứng cũng không mãnh liệt và hình như chưa bao giờ mãnh liệt. Một cuộc sống đáng buồn.

Source: Ashley
Source: Ashley

Tôi vừa phát hiện ra một số thứ chỉ mới đây thôi. Khi khủng hoảng, chẳng hạn như tôi vào lúc này, tôi lại đắm chìm vào trong những suy nghĩ và sẽ không phải là vô ích khi suy nghĩ quá nhiều vào những giai đoạn như thế này.

Qua những tháng ngày như vậy, tôi mới ngồi đây và viết những dòng này. Hình như có nhiều người trẻ đã và sẽ trải qua giai đoạn này nhưng cái mà họ suy nghĩ để vượt qua sẽ khác nhau.

Riêng tôi, chỉ với vài sự trải nghiệm mà cũng có một chút dũng cảm để làm, tôi thấy cuộc sống xung quanh tôi khá thú vị nếu chịu khó bước ra thế giới bên ngoài. Thay vào ngồi nhà lướt facebook, hãy ra ngoài vỉa hè làm cốc trà đá, hoặc là đi bộ trong công viên.

Tuổi 20 là lúc mà người ta xông pha và bạo dạn nhất. Thế mà tôi tự thấy mình thật hèn nhát khi bị khuất phục bởi những nỗi sợ. Sợ bày tỏ quan điểm của mình. Sợ người khác đánh giá. Sợ bắt chuyện với một người lạ. Sợ những sự thay đổi…

Dẫu biết, con đường của một người trẻ đi đến những trải nghiệm và sự trưởng thành sẽ không ngắn. Tôi biết, bây giờ, người có thể giúp được tôi nhiều nhất chính là bản thân mình. Tôi hiểu rằng, cần phải có thời gian để những suy nghĩ và trải nghiệm lớn dần. Và khi đủ nắng, đủ gió, đủ những điều kiện cần thiết, cây sẽ ra hoa.
 

 

Giọt nước mắt đà điểu

0
  • Ngọc Phương Nam, Jules Vernes (Bảo Chân dịch, Nhã Nam & NXB Hội nhà văn)
  • The Song of Sparrows (2008), đạo diễn: Majid Majidi

Nếu để ý kỹ, người ta sẽ nhận thấy văn học và điện ảnh có những hình ảnh biểu tượng tương đồng đến kỳ lạ. Giữa một cuốn sách và bộ phim đôi khi chẳng có điểm gì chung: hai thời kỳ riêng biệt, hai trường phái xa xăm, hai giọng kể trái tông đến bực bội; thế nhưng, một biểu tượng chung có thể đóng vai trò gắn kết và tạo nên niềm rung động cộng hưởng.

 

Ai đã từng xem TheSong of Sparrows (2008) của đạo diễn người Iran Majid Majidi, hẳn không thể quên gương mặt “đứng hình” của lũ trẻ con khi nhìn thấy bầy cá vàng bị hất tung ra khỏi cái chậu thủng, khiến chúng phải gạt bầy cá xuống mương để những con cá được sống. Còn cơn quặn thắt ruột gan nào lớn hơn việc nhìn thấy dòng nước mắt tắc nghẹn của trẻ con? Giọt nước mắt chua xót ấy khiến người lớn không khỏi ngậm ngùi, cay đắng trước những bi kịch lớn lao hơn thế.

 

Cũng lấy nước mắt làm phương tiện “tháo nút”, ở Ngọc Phương Nam (Bảo Chân dịch, Nhã Nam& Nhà xuất bản Hội nhà văn), Jules Vernes mô tả hai giọt nước mắt của nàng Alice còn “quý hơn mọi viên kim cương trên thế giới” (tr. 263), khiến nhà nghiên cứu trẻ mộng mơ Cyprien quên hết mọi nỗi phiền muộn.

 

Sự quyến rũ của tính tương đồng không dừng lại ở đó. Nếu như biểu tượng nước mắt mang đầy tính ước lệ, còn có một hình ảnh “chung chạ” khác giữa hai tác phẩm – trần trụi hơn, hiện thực hơn và cũng quái đản hơn: con đà điểu.

 

Người cha trong phim của Majid Majidi làm công cho một trang trại nuôi đà điểu. Khi chúng lạc bầy, ông bị buộc thôi việc, phải lái xe ôm nuôi sống gia đình và để có đủ tiền mua nút bấc trợ thính cho cô con gái bị điếc sâu sắp bước vào kỳ thi quan trọng. Trong ảo ảnh đan xen giữa giấc mơ và hiện thực, ông bắt gặp con đà điểu đã thất lạc. Ông hóa trang thành con vật đồng loại, tiến đến gần ve vãn nó nhưng chỉ tìm thấy một quả trứng vỡ. Quả trứng vỡ hay giấc mơ của cha con ông tan biến? Người ta nói “thấp cổ bé họng”, nhưng con đà điểu cao cổ kia nào có được tự do cất lên tiếng nói?

 

Trong bối cảnh khác, ở không gian châu Phi nhuộm màu cổ điển của Ngọc phương Nam, con đà điểu biểu trưng cho nỗ lực khai phá và vượt qua những giới hạn của con người trước tự nhiên: “không có loài nào dai sức hơn cũng như nhanh nhẹn hơn nó” (tr. 162). Ấy là lúc Cyprien và ba đối thủ tinh ranh phải băng qua sa mạc và rừng thẳm để tìm kiếm viên kim cương bị đánh cắp.

 

Bằng một tình tiết bất ngờ (và nực cười nữa!), chính con đà điểu cưng Dada của tiểu thư Alice đã giải tỏa những mắc míu của câu chuyện. Dada xuất hiện đường đột như một con vật cảm tử, soi rọi mối xung khắc giữa của cải và tình riêng, mối mâu thuẫn giữa người giàu và kẻ nghèo, tương phản giữa viên kim cương chói lọi và cảnh sống bần cùng, tăm tối của những người thợ mỏ giữa châu Phi hoang sơ cùng mơ ước đổi đời của họ.

 

Jules Verne có một ám ảnh không nguôi với độ sâu. Ông từng miêu tả tận cùng khe thẳm kỳ vĩ của đại dương trong Hai vạn dặm dưới đáy biển, và lần này, ông đưa độc giả đi vào tận tâm của lục địa đen qua công việc khai thác đá quý. Trong thí nghiệm tạo ra kim cương nhân tạo của Cyprien, viên Ngọc phương Nam nằm sâu trong lòng một khúc gỗ. Nó là sản phẩm hoàn mỹ giữa đống hoang tàn vỡ vụn của một nỗ lực tưởng chừng bất thành. Giữa gai góc của sâu thẳm, nơi sự hoàn mỹ là biểu lộ đầy đặn nhất của những gì tinh yếu, liệu có chỗ cho nỗ lực của con người hay đó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng?

 

Khi Cyprien tưởng mình bỏ mạng giữa hoang mạc khắc nghiệt, anh chợt thấy một con đà điểu giả trang đem đến cho anh chiếc phao cứu nạn. Giữa muôn trùng những tai ương trong cuộc mưu sinh khắc khổ, người cha trong The Song of Sparrows để cho ba đứa con vẽ nghịch ngợm trên cái chân bó bột. Và sáng hôm sau, khi giải cứu cho con chim sẻ bay ra ngoài cửa sổ, ông nhận ra trên mảng bột ở chân mình hình vẽ một con đà điểu tự do giữa sa mạc khô cằn.

 

Con đà điểu không đến mức làm ta thẫn thờ và cảm động như giọt nước mắt, nhưng cái dáng đi khắc khổ của nó gieo vào trong ta nỗi băn khoăn vô hình về những bất ổn không lường trước. Bài học của Jules Verne cho đến thời nay vẫn còn nguyên giá trị: hãy không ngừng khám phá, vì đó là nỗ lực trước tiên để ta đi tìm mắt xích kết thúc trong mối dây bất ổn của đời mình. Nhất là với những bất ổn trong tâm hồn và trí tưởng tượng. Tôi rùng mình khi nghĩ đến quả trứng vỡ.

 

TTVHĐÔ 11.2013

 

Tran Quoc Tan

*Photo: aLindquist