29 C
Nha Trang
Thứ sáu, 25 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 294

Thế nào là đàn ông tốt?

0
Ảnh: Hipster-city@tumblr (deactivated)

 

Đàn ông tốt phải là một người có tâm lý, biết quan tâm và tôn trọng. Họ không thường dùng những lời nói đường mật bay bổng, vì những kẻ như thế luôn là cao thủ chốn tình trường. Bởi thế đàn ông hiền lành, chân thật cũng được, miễn họ đối xử với phụ nữ ân cần và chu đáo. Biết chăm sóc và tôn trọng người phụ nữ của mình. 

Tôi có một khách hàng thân, thỉnh thoảng tám chuyện tầm phào với chị ấy. Có hôm chị bảo “Hay chị mở một dịch vụ mai mối, để tìm duyên cho những người như em và chị?”

Chị xinh đẹp, công việc tốt, ăn nói có duyên,…nhưng chị vẫn độc thân.

Chị thường đùa tôi “Em có ai tốt giới thiệu cho chị đi”

Thế tiêu chuẩn đàn ông của chị là gì?

Thế nào là một người đàn ông mà phụ nữ tốt tìm kiếm?

Bởi vậy mới nói, con người là một giống loài cô đơn

0
*Photo: the twinkling of an eye

Trong một lần đi tàu điện ngầm, tôi ngồi cạnh một anh thanh niên có dấu hiệu của bệnh thần kinh. Tàu đang chuyển động thì gặp sự cố và phải dừng lại. Điều này khiến anh thanh niên lo lắng. Anh ta bắt đầu đứng lên đi lại xung quanh chỗ ngồi và gõ gõ lên các ô cửa. Thấy không có gì thay đổi, anh ngồi xuống và hỏi một người phụ nữ đang đọc sách vì sao tàu dừng lại. “Vì tàu gặp sự cố”, người phụ nữ đáp. “Khi nào thì tàu hết sự cố?”, anh thanh niên lại hỏi. Người phụ nữ, sau khi đã gập cuốn sách lại, mỉm cười trả lời rằng chỉ một vài phút nữa sự cố sẽ được khắc phục và tàu sẽ đi tiếp. Anh ta lại tiếp tục hỏi ai là người khắc phục sự cố, vì sao tàu lại gặp sự cố, sự cố có nghiêm trọng không… Người phụ nữ từ tốn trả lời từng câu hỏi của anh, một số câu bà nói bà không biết. Vài phút sau, tàu tiếp tục chạy. Đến ga đầu tiên ngay sau đó, chúng tôi đều xuống tàu và mỗi người đi một hướng. Tôi chạy theo người phụ nữ và hỏi bà có thấy phiền không khi phải kiên nhẫn trả lời những câu hỏi của anh thanh niên kia. Bà nói với tôi, “Ồ, không phải chúng ta luôn cần một người để lắng nghe hay sao?

Thật là vậy. Chúng ta luôn cần một người để lắng nghe, để thấu hiểu, để chia sẻ, để tin tưởng, để yêu thương. Chúng ta luôn cần một người để làm thỏa mãn cái ngã của chính mình, ngẫm ra thật là ích kỷ mà cũng thật trần trụi, cô đơn. Bởi vậy mới nói, con người là một giống loài cô đơn. Người ta tự yêu bản thân mình chưa đủ, phải cần có một người để yêu mình nhiều hơn.

Có những người khi ta mới gặp, chưa từng giao tiếp, đã khiến ta cảm thấy vui vẻ, gần gũi, thân thiết. Những người này là những người có tâm lượng rộng lớn. Hai chữ tâm lượng ở đây là nói đến sự bao dung, độ lượng của tâm hồn. “Tâm bao thái hư, lượng châu sa giới” là ý nói tấm lòng ôm trọn cả hư không, bao trùm cả vũ trụ. Chính vì tâm lượng rộng lớn như vậy, nên khi đối diện, ta có cảm giác được vỗ về, an ủi, thoải mái, vì tâm lượng rộng lớn kia đã bao trùm tâm lượng nhỏ bé của ta.

*Photo: the twinkling of an eye

Thầy tôi dạy, tâm lượng giống như vật dụng để đựng. Ví như có một cơn mưa, người có tâm lượng lớn như có vật đựng lớn, có thể chứa được nhiều nước. Nếu muốn chứa nhiều nước mưa, hẳn là không thể dùng vật đựng nhỏ. Đó là lý do vì sao cần phải mở rộng tâm lượng, để bao chứa tất cả, đón nhận tất cả, dung hòa tất cả.

Khi ta nói “tôi yêu người,” có bao nhiêu phần chắc chắn rằng ta yêu tất cả những gì thuộc về người? Thường thì khi yêu, người ta chỉ “yêu” những mặt tích cực của đối phương mà bỏ qua những khuyết điểm, thiếu sót. Người đẹp, người tài, người giỏi thì hẳn là ai cũng yêu, nhưng như vậy thì dễ quá, tâm lượng nhỏ quá. Cũng là người ấy, người mà đã cùng ta từng trao lời yêu thương, nếu có “chẳng may” thích nhậu nhẹt hơn vợ, mê shopping hơn chồng, hoặc tệ hơn cả là coi trọng “người thứ ba” trong một mối quan hệ xưa nay không ai cho phép nhiều hơn hai người, ta sẽ làm thế nào đây, với một tâm lượng nhỏ bé?

Vì vậy, xin hãy mở rộng tâm lượng, để không chỉ yêu những điều tròn vẹn, mà hãy yêu cả những thiếu kém; không chỉ yêu những điều tốt đẹp, mà hãy yêu cả những lỗi lầm, không chỉ yêu những đồng thuận mà hãy yêu cả những đối nghịch.

Xin hãy yêu thương vô điều kiện, vì yêu thương là bao dung, là gắn kết, là không nên có lựa chọn và không nên có giới hạn.

Vì trái tim là để yêu thương, vì chỉ có gieo yêu thương mới gặt yêu thương.

 

Tâm An

 

Tại sao phải là “chồng” là “con” mà không phải là “đam mê” hay “ước muốn”?

0
*Photo: Minato

Có một điều rất lạ ở văn hóa của người Việt mà đôi khi tôi không thể hiểu nổi.

Khi họ gặp một cô gái bước qua tuổi đôi mươi thì câu đầu tiên họ thường hỏi là “yêu ai chưa, tính khi nào lấy chồng?”, “tuổi này mà chưa cưới là ế rồi đó nghe” hay “cưới nhanh rồi cho bố mẹ mày một thằng cu trước khi ông bà già rồi mà còn chưa thấy cháu”

Thế đấy!

Và tôi luôn tự hỏi, thay vì những câu hỏi ấy, sao họ không hỏi các câu như “lớn rồi, có định hướng gì cho cuộc sống chưa?”, “tính khi nào mới đủ tiền chinh phục Châu Âu”,  hay “dự định mấy năm sẽ xây được nhà, sẽ tậu được ô tô hay sẽ sắm được phi cơ”.

Hay nhỉ?

Cái văn hóa chồng, con dường như đã ăn sâu vào suy nghĩ khiến họ quên mất rằng phụ nữ ngày nay còn đam mê, còn khát vọng, còn mơ ước và còn cả thế giới chờ đợi để tung cánh bay vào. “Chồng, con” _ một hiện thực nhạt nhẽo đến nhàm chán.

 

Tôi nghe đâu đó người ta nói rằng “gia đình mà có con gái không lấy được chồng là gia đình vô phúc”.

Ôi cái định nghĩa về “phúc” của dân gian thật đáng sợ.

Có những người sống ở vùng quê vì sợ làng xóm xì xào về cô con gái mãi chưa có chỗ gả, vì sợ ba mẹ bẽ mặt với họ hàng mà họ đã vội vàng gật đầu với một kẻ chưa kịp yêu.

Có những cô gái vì không chịu nổi áp lực của thiên hạ, sự hối thúc của cha mẹ cũng vội vã tìm đến các mối tình chớp nhoáng để kịp cưới cho thế – gian hài lòng.

Vậy, “phúc” của ông bà định nghĩa là gì?

Là bất chấp tình yêu chỉ cần có người chịu rước về làm dâu là có phúc.

Hay là mặc kệ cảm xúc của bản thân, chỉ cần có chồng là có phúc.

Hài thật, những khái niệm cổ hủ vẫn cứ được tung hô giữa cuộc sống hiện đại.

 

Thực tế thì hiện nay, có rất nhiều cô gái đi theo xu hướng cưới-muộn để dành thời gian cho đam mê, cho sự nghiệp, cho ước mơ và cho việc tận hưởng cuộc sống độc-thân đầy tự do và thoải mái. Việc đó có gì sai?

Họ phát triển sự nghiệp để gặt hái hoa thơm nơi địa vị xã hội.

Họ đi theo đam mê để thỏa mãn những ước muốn của cá nhân.

Họ kiếm tiền, họ thành đạt và họ khám phá những mảnh đất mà từ lâu họ mơ ước.

Những điều đó không phải là “phúc” lắm hay sao?

*Photo: Minato

Lấy chồng _ tôi không phủ nhận nó là lẽ hiển nhiên trong đời người con gái nhưng đừng lấy nó ra là thước đo cho những giá trị của cuộc sống họ.

Lấy chồng _ một dấu mốc đưa người con gái sang một trang mới hứa hẹn đầy hạnh phúc nhưng độc thân để thả lòng với những điều mình muốn đôi khi cũng là một khái niệm bình yên hiện hữu.

Lấy chồng _ cái ngày sẽ xảy đến nhưng nếu hạnh phúc tắt đường, duyên không mở cửa thì cũng đừng quá bi quan bởi hạnh phúc còn nằm ở những điều ta chinh phục, ở thành quả gặt được khi ta theo đam mê và ở sự tự do trong cuộc sống.

 

Hỡi những cô gái đôi mươi chưa có bồ

Những những cô gái gần chạm mốc ba mươi chưa lấy chồng

Mỉm cười đi vì bình yên đâu chỉ nằm ở khái niệm “kết hôn” đầy cứng nhắc.

 

 

Yến Mèo

Chúng ta không cần tư tưởng của kẻ khác

0

 

Đó chính là giá trị của tư tưởng, và tôi cũng tin rằng, loài người đã có hơn 2000 năm suy ngẫm, suy ngẫm để hành động, bằng cách này hay cách khác, chúng ta buộc phải hành động, đây là kỹ nguyên của hành động chứ không phải của tư tưởng, chúng ta có quá nhiều tư tưởng, để đến nổi, tư tưởng trở nên rẻ mạt và thoái hóa, để có thể bị lạm dụng cho những hành vi xàm xí rẻ tiền mạt hạng, để người ta có thể với tay hớt một vùng chữ nghĩa mà múa may quay cuồng.

Tôi tin rằng việc nói lên chính kiến của mình là điều cần thiết, cũng như những bông hoa nở ra tô điểm cho cuộc đời. Có ai hiểu rằng, những đóa ra có mặt trên cõi đời ngoài những giá trị vụn vặt ra chúng còn mang đến cho đời sống những ý nghĩa thanh tao và hướng thiện đến dường nào. Người ta có thể chà đạp lên lẫn nhau, nghiến nát tình yêu của nhau, nhưng hiếm có ai có thể nhẫn tâm chà nát một đóa hoa tươi tắn dưới lòng bàn chân..

Việt Nam là nhà, đừng bơ

0
Photo: Saami Family

 

Việt Nam là Nhà, Việt Nam là một gia đình. Đã có ai từng nghĩ vậy chưa? Nếu chưa thì đã đến lúc rồi đấy.

Đã có quá nhiều bài báo và lời đồn của bọn nước ngoài về việc đất nước chúng ta đang rất là rối loạn, phần lớn dân chúng thờ ơ với mọi người xung quanh – với đất nước, học sinh đi học nhiều nhưng trình độ dân trí còn thấp. Tại sao vậy?

Bởi vì dân chúng Việt Nam thờ ơ. Còn tại sao thờ ơ thì là cả một quá trình dài…

Chẳng khó khăn gì để tìm thấy một bé gái dễ thương, xinh xắn học trường tiểu học chuẩn quốc gia ném một hộp sữa ra đường khi vừa uống xong, được má chở, không xuống xe được nên quăng mẹ nó xuống đường cho tiện.

Chẳng khó khăn gì để tìm thấy một vụ tai nạn giao thông trên đường mà 100 người bu chi có một người giúp và hai người hỗ trợ. 7 trong số 100 sẽ đứng đó còm men, đôi khi dở chứng tốt bụng sẽ gọi dùm xe cấp cứu. Số còn lại đứng dòm ngơ ngác (nếu tôi không muốn nói là thờ ơ và vô cùng vô cảm). Thấy tông xe thì đứng nhìn, về nhà kể, chi vậy? Được cái mẹ gì đâu?

Gặp bất cập, bất công trong xã hội thì nói là: Chừng nào đến lượt mình hẳn lo/ Không phải việc của mình/ Đừng lo chuyện bao đồng/ blah, bleh, bluh…

Xin lỗi nhá. Xã hội là tập hợp các mối quan hệ giữa con người với nhau. Khi một xã hội nát bét thì đừng mong là sẽ không đến lượt mình. Cứ ngồi đó thắp nhang đi, nếu thích.

Cho một ví dụ dễ thấy, với tình trạng cướp bóc hiện nay thì Việt Nam là địa ngục so với Hà Lan – 8 nhà tù đã phải đóng cửa do không có phạm nhân. Dân trí thấp, ăn trộm ăn cướp nhiều thì cứ xài Iphone là nó giật, đeo nhẫn kim cương thì nó chặt tay, hở một chút là mấy thằng du đãng nó chạy ẩu tông cho thượng lộ nằm im.

Nên đừng có bảo là chưa tới lượt hay không phải chuyện của mình. Đó là một không gian mà tất cả mọi người phải chịu đựng. Không khí mà ô nhiễm thì cả đám cùng hít chứ không riêng một thằng nào cả. Đừng có mong là sẽ gặp may mãi, có thể thoải mái không khi sáng đông đúc chạy ngoài đường, mới quẹt xe nhau nhẹ một cái là bị ăn chửi, hổ báo như trường mẫu giáo.

Có rất nhiều người tự cho rằng họ tốt. Ôi thôi! Cách mà họ cho rằng chỉ là sống yên phận chỉ biết riêng cho bản thân mình. Tại sao chỉ biết sống yên phận cho riêng mình? Bởi vì họ sợ rắc rối, họ sợ mệt mỏi, nguyên nhân sâu xa mà tôi cho là có thể lý giải cho việc này là: Lười. Đừng có nói với tôi dân Việt Nam có truyền thống chăm lao động. Đó chỉ là quá khứ thôi, giờ thì hết rồi. Giới trẻ Việt Nam hiện đại so với Hàn Quốc thì làm việc kém chuyên nghiệp, kém kỷ luật và lười hơn cả chục lần.

Chúng ta được học văn học qua rất nhiều tác phẩm, được dạy yêu nước, thương dân, kính trên nhường dưới, hiếu thảo với cha mẹ và cụ già các kiểu nhưng rất tiếc chúng ta không làm được. Người ta nói gia đình là tế bào của xã hội. Tế bào mà nát bét thì đố tìm ra một cơ thể khỏe mạnh. Nhà nào lo nhà đó, thầy cô thì dạy yêu nước thế này, phần lớn cha mẹ thì dạy con sống thế kia – không bon chen với đời, thì làm sao mà tạo ra tính nhất quán và niềm tin mạnh mẽ cho tụi trẻ được? Mà một khi đứng lưng chừng thì con người có xu thế thoái lui hơn là tiếp tục, bầy đàn đã thế, xã hội đã thế, cha mẹ nói thế, ngu gì mà xía vào chuyện xã hội cho mang họa vào thân. Đó là tư tưởng của đại đa số dân chúng Việt Nam này, một điều rõ như ban ngày, không cần phải chứng minh chi cho thừa thải.

Chẳng mấy ai có ý nghĩa “Việt Nam là nhà.” Tại sao tôi nhắc đến luận điểm này? Vì một khi người ta coi đó là nhà, là nơi để sống, để nói chuyện, để chia sẻ vui buồn, cười đùa, để yêu thương, để thư giãn và các nhu cầu: Ăn, ngủ, nghỉ, hưởng thụ thì họ chắc cú sẽ sống khác đi, sẽ sống có trách nhiệm. Tất cả mọi người đều yêu gia đình, đây là điều không thể chối cãi được. Nên nếu mỗi cá nhân tự coi rằng:  Đất nước là nhà, Việt Nam là nhà, thì tự họ sẽ biết phải làm gì mà thôi. Không cần phải nói hay được dạy dỗ rằng “tôi yêu nước,” chỉ cần nói rằng “Việt Nam là nhà” thì mọi thứ sẽ khác. Trên một phương diện khách quan, ngôn ngữ chỉ là hình thức, nó không thật. “Tôi yêu nước, hãy yêu nước” là những từ không thật, không có khả năng tác động và thiếu tính ảnh hưởng. bởi vì nó quá nhàm, không còn ai muốn nghe. Nhưng một khi nhắc đến chữ “nhà” hay “gia đình” thì mọi thứ sẽ có chiều hướng khác.

Việt Nam là Nhà, Việt Nam là một gia đình. Đã có ai từng nghĩ vậy chưa? Nếu chưa thì đã đến lúc rồi đấy.

“Thế giới đã chịu tổn thất quá nhiều, không phải bởi vì những kẻ xấu mà vì sự im lặng của người tốt.” – Napoleon

Nếu bạn nghĩ rằng, đợi cho đến khi chính trị, nhà nước, cán bộ thay đổi đã, rồi đất nước sẽ tự tốt lên thì tôi nghĩ bạn nên biến mất khỏi trái đất này được rồi đấy. Một người giỏi nhưng không chịu thể hiện, cạnh tranh, làm việc để cống hiến mà dành phần cho mấy thằng ngu làm, rồi sau đó sống chịu theo ảnh hưởng của mấy thằng ngu thì đó là một tội ác với mọi người xung quanh. Một người giỏi và tốt nhưng lại ở ẩn, không chịu giúp đời thì đó là một tội ác. Người giỏi ở ẩn thì chẳng giúp ích gì được cho đời có khác gì một con khỉ đu cây trong rừng đâu. Nhưng nó lại có một chút khác, vì nó là tội ác, nó ác hơn việc con khỉ đu cây. Trời phú ban cho cuộc sống 50% thiện, 50% ác. Thế mà cái thiện nó biến đâu mất, để bây giờ cái ác lan tràn, đánh chiếm tơi bời.

Một lần nữa, đừng có ai nói với tôi là đất nước đã thoát khỏi chiến tranh, xã hội chúng ta đang sống rất tốt đẹp, chỉ có một ít là trộm cắp và các tệ nạn khác. Mọi thứ mà những người tự che mắt mình đó thấy, cùng lắm chỉ là những hình thức mà thôi. Thử nhìn và ngẫm mà xem, nước thì ô nhiễm, đồ ăn thì toàn thuốc – toàn độc, phòng trọ cho sinh viên thì tồi tàn, con người đối xử với nhau lạnh lùng, nhỏ nhen. Một vụ tai nạn không phải là vấn đề, mà là cách mọi người nhìn vào tai nạn đó và hành xử mới là vấn đề. Để ý mà xem, nó tệ và phát tởm đến mức nào rồi?

Tôi không cố ý dạy đời bất kỳ ai, tôi chỉ cố gắng nhìn nhận, đối mặt và nói ra sự thật. Đừng tự che mắt mình thêm nữa, gia đình của tôi ạ, anh chị em của tôi ạ. Hãy chung tay giải quyết tất cả các bất công gặp phải hàng ngày, đôi khi không phải là đấu tranh bằng hành động mà còn là đấu tranh trong tư tưởng nữa.

Việt Nam là nhà của chúng ta, Việt Nam là một gia đình. Chúng ta không thể nhìn gia đình mình gặp nạn mà không cứu, gặp khó khăn mà không giúp đỡ được, phải không ?

Cứu đi, làm gì đó đi, gì cũng được, và đừng bao giờ bỏ cuộc hay thoái lui – điều đó hèn nhát. Mỗi khi chán nản, hãy nghỉ ngơi, tôi và nhiều người khác sẽ làm phần việc đó giúp bạn. Trong khi đó, hãy nạp lại năng lượng và nghĩ lại lý do của ngày đầu : Vì sao tôi lại chiến đấu và đóng góp tích cực để bảo vệ, xây dựng Việt Nam – gia đình của tôi? Nhé!

Mọi người là anh em một nhà, cụ già đều là ông bà, và người lớn đều là cha mẹ của chúng ta. Hãy thử nghĩ và sống như thế đi. Thờ ơ chắc chắn sẽ không còn nữa. Nó không quá khó đâu, ít nhất thì tôi thấy nó cũng không khó như việc học lịch sử và văn học và các cụm từ thuộc lòng như “yêu nước, yêu thương, kính trọng.”  Tôi thấy nó dễ hiểu và dễ cảm nhận hơn nhiều.

Việt Nam bây giờ đã đạt chỉ số “dân số vàng” rồi. Thời hoàng kim đã đến rồi, còn chờ gì nữa, bây giờ không làm thì bao giờ nữa đây?

Văn đã dài rồi, viết sao chi hết. Thôi thì tạm dừng bút ở đây.

Một câu nói mà tôi luôn muốn nói với tất cả mọi người : Đã đến lúc, đã đến lúc rồi đấy, làm đi thôi, làm đi thôi !

Ai có muỗng dùng muỗng, ai có tai dùng tai, ai có tóc dùng tóc, ai có răng dùng răng, ai có chữ dùng chữ, ai có thể nói hãy nói…

Đã đến lúc
Đã đến lúc rồi
Nước Việt Nam
Một gia đình
Đừng bơ
Gia đình,
Đừng thờ ơ…

 

 

-Lục Phong-

Có khi nào bản thân từng giữ một niềm tin cho ta và cho người

0
*Featured image:  Charlotte90T

 

Đã từng nghe và nói nhiều về “Niềm tin”, thế mà bây giờ, bản thân lại ngồi ngẫm nghĩ sâu xa về hai chữ ấy! Họa chăng niềm tin khó hay dễ? Sao con người đôi khi lại khó nhớ dễ quên, khó tạo dễ hủy và khó nắm dễ buông đến như vậy? Để có lúc lại tìm, lại bới trong quá khứ và ký ức có khi nào bản thân từng giữ một niềm tin cho ta và cho người.

Thật ra niềm tin luôn song hành cùng mỗi con người trong bất cứ việc gì, chỉ là có ai ý thức được việc “Phải cần giữ nó” hay không thôi? Niềm tin dù ít nhiều, lớn nhỏ, chí ít nó cũng đặt những viên gạch đầu tiên để cho ta còn có cái để tin: tin đời, tin người và tin cả chính bản thân ta.

Còn nhỏ, chưa ý thức được niềm tin nó quan trọng như thế nào. Nhưng giờ đã lớn khôn nên quý và trân trọng nó lắm!

“Hắn” và những dấu mốc Tình-Đời

0
photo: Nanagyei

 

1. Một ngày đẹp trời, cuộc sống độc thân bị đảo lộn khi Hắn xuất hiện. Sở hữu một khuôn mặt đẹp cùng nụ cười tỏa nắng, Hắn đến mang theo bao hi vọng, niềm tin và khát khao về một cuộc tình cháy bỏng. Từ ngày có Hắn ở bên, lòng ta ấm áp hơn, trái tim rộn ràng hơn, khoảng trống giữa các ngón tay được lấp đầy khiến ta có một cảm giác thật an toàn. Chuỗi ngày có Hắn ở bên, thời gian ta dành cho bạn bè vơi bớt, nỗi nhớ nhung cồn cào khiến ta chỉ muốn ở bên Hắn. Thế là ta cắt xén thời gian học tập, giảm bớt thời gian cho gia đình, cắt triệt các cuộc hẹn cafe cùng nhóm bạn. Thế giới ta, bây giờ chỉ có Hắn. 

Những cái giá của lầm lỡ, thoáng qua và định mệnh

0
Photo: schrak

Cứ sống hết cho trọn vẹn cuộc đời này khi may mắn mình được sinh ra, nhưng xin đừng quên nhau khi đã trao nhau nụ cười. Niềm tin trong ta lớn lao lắm, sẽ chẳng quật ngã nổi bởi một chiều buồn đâu!

Ngày vẫn dài và rộng, đời vẫn là một vòng tròn quẩn quanh vô định. Dẫu có đi hết chiều dài thời gian, chiều rộng nỗi nhớ và chiều sâu suy tưởng thì kết thúc ta vẫn phải dừng chân ở nơi ta bắt đầu. Cát bụi trần gian ai đong đầy được cảm thức, lối nhỏ nào dẫn lối yêu thương, trái tim nào cho ta hòa cùng nhịp đập?

Tôi đã đau vì thấy mình sao nhỏ bé thế

0
Photo: fotoblog

Thỉnh thoảng, tôi lại chạy xe một mình dạo lòng vòng qua đường Trần Cao Vân hít hà hương hoa sữa, len lỏi vào những hẻm nhỏ trên đường Thái Thị Bôi, quanh qua Lê Độ rồi chạy thẳng ra biển nghe gió táp từng cơn vào mặt… mằn mặn như ngày xưa vẫn thế… Phố vẫn thế… mà người với người đổi khác. Tôi vẫn thường tự cho mình cái quyền được lãng quên nhưng lạ thay, người có thể xóa nhòa nỗi đau mà vết sẹo mãi chẳng chịu phai. Vết thương tuy đã liền da nhưng mỗi khi trái gió trở trời nó lại làm ta nhức nhối và chơi vơi quá.

Em đã lớn rồi cô ạ!

0
*Photo: Markus Reinhardt

 

Cô!

Lâu rồi , cô trò mình cũng chưa viết thư cho nhau cô nhỉ, lần cuối cùng cũng phải cách đây bốn năm rồi ý. Em vẫn hay hỏi về cô, nhiều khi muốn nhắn tin hay gọi cho cô nhưng không hiểu sao bản thân em không làm được.

Cô biết không! Nhờ có cô mà khoảng thời gian cấp hai em đã làm được những điều em muốn – dù thành công không mỉm cười với em.

Ngày gặp cô…

Lớp 30 đứa con gái nhao nhao lên khi thấy cô giáo trẻ và hiền cùng mới mái tóc dài-là cô. Lúc đó em cũng không nghĩ rằng cô sẽ là người bên cạnh em suốt những chặng đường ấy.

Em là đứa con gái đa sầu đa cảm, sống nội tâm,lại hay muộn phiền – cô biết điều đó. Chắc tâm lý người từng trải đã khiến cô và e có những đồng điệu trong suy nghĩ. Em cũng không biết lần đầu em viết thư cho cô như thế nào nữa. (Nghĩ lại hồi ấy em thấy mình thật can đảm) Hồi đó cứ mỗi lúc buồn vì gia đình và tình cảm em lại viết thư cho cô. Cô không chỉ là người truyền cho em những kiến thức về văn học, mà cô còn là người chị, người bạn khiến em thấy an toàn và thoải mái.

Ngày em xa mái trường…

Cô viết tặng em bài thơ trong sổ lưu bút. Cô là người viết nhiều nhất, viết cho em nhiều câu chuyện về cuộc sống nhất. Và là người dặn dò em nhiều nhất. Chắc cô nhận thấy sự hoang mang của em trước cánh cửa tương lai…và thực sự em đã lựa chọn sai lầm. Bởi em không dám đi theo trái tim mình, đi theo niềm đam mê chảy trong người…em hèn nhát-em đã nghe theo sự sắp xếp của gia đình.

Năm em học lớp 12, đứng trước cánh cửa Đại học một lần nữa em lại tìm đến cô. Cô vẫn ân cần với em. Cô khuyên em rằng nên làm những gì mình muốn, phù hợp với khả năng của mình. Em biết, lúc đó em thực sự biết mình cần gì…

ƯỚC MƠ?

Trước khi gặp cô, em nung nấu trong mình muốn làm một nhà báo-một nhà báo chân chính.Bởi em thích tự do, thích viết, thích đi khắp nơi để khám phá cuộc sống. Đó cũng là đam mê suốt những năm cấp hai em theo đuổi miệt mài.

Sau khi gặp cô, em muốn mình trở thành một cô giáo dạy văn như cô vậy. Nhất là thực tế lúc bấy giờ môn văn không được coi trọng, học sinh hiếm khi lấy văn làm môn học chính. Em cũng muốn làm một người giáo viên tâm lý như cô. Không phải bản thân em là người dễ dàng thay đổi, mà là cô đã khiên em cảm nhận được ý nghĩa của việc làm thầy.

*Photo: huda mamat

NHƯNG…

Sự thật….em không thực hiên được ước mơ nào cả. Người ta từng bảo “Đôi khi ước mơ chỉ là ước mơ”

Em nghe theo lời cha mẹ theo học một nghành kinh tế-cái mà em từng ghét cay ghét đắng. Phải chăng “ghét của nào trời trao của ấy”-giờ lại trở thành đam mê mà em vứt bỏ nhiều thứ để theo đổi.

Em đã lớn rồi cô ạ! Đã có thể tự quyết định tương lai và đam mê của mình-tự do làm điều mình thích. Hẳn bây giờ, những gì em làm còn quá nhỏ bé-chưa thể gọi là thành công được. Nhưng em tin “sống với niềm đam mê, được là chính mình đã là một thành công rồi” phải không cô?

 

Su Ngu