28 C
Nha Trang
Thứ sáu, 25 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 291

Phản biện bài viết “Học Thuyết Karl Marx – Lenin đã không còn giá trị”

54
Karl Marx

 

Bản thân tôi vốn dĩ không thích tư duy từ chương và thiếu khoa học của những người nghiên cứu cũng như áp dụng chủ nghĩa Marx nhưng tôi thấy khá khó hiểu về một bài viết phê bình chủ nghĩa Marx mới đăng trên đây (“Học Thuyết Mác – Lê Đã Không Còn Giá Trị Gì Nữa“).

Tôi không rõ bài viết nhằm mục đích học thuật hay giải trí nhưng tiêu đề tạo cho tôi hướng đến một bài phê bình khoa học nghiêm túc. Bài viết nhìn chung nhắm vào mối tương quan giữa Karl Marx, Lenin và những người xung quanh nhiều hơn là phân tích các quan điểm của học thuyết Marx – Lenin như tác giả đưa ra.

“Dựng lại người” trước khi “dựng lại nhà”

0
*Photo: Luke Dugge Photography

 Mỗi năm cứ đến hẹn lại lên, những nấm mồ tức tưởi lại được vun lên trong uất nghẹn của những người ở lại… Trong khi đó, ý niệm sau ngày 23.10 (âm lịch) sẽ không còn bão lũ mà ông bà ngày trước vẫn nói giờ đã không còn chuẩn xác được nữa.

Bão vẫn đang ở ngoài kia…

Chỉ có may mắn mới làm cho đường đi và sức mạnh của siêu bão Hải Yến khi đổ bộ vào Việt Nam không như dự đoán ban đầu. Nếu không, viễn cảnh của một sự tang thương chắc chắn sẽ diễn ra. Mà sự thật là cả thế giới đã và đang chứng kiến điều đó ở Philippines!

Suốt thời thơ ấu khi còn ở quê nhà, bạn V đã từng cùng người thân ngồi thấp thỏm trong căn phòng nhỏ bé với ánh nến leo lét và nghe ngoài kia cơn bão thét gào. Rồi những trận lụt lớn đi kèm cũng đã thành chuyện bình thường của trời đất mà không mấy ai thắc mắc. Sau bão sẽ là lụt! Và những ngày này, nhiều nơi ở quê nhà nói riêng và miền Trung nói chung đang khổ sở trong chuyện chống ngập, nước vẫn đang lên theo những cơn mưa thượng nguồn còn thủy điện thì vẫn đang vô tư xả nước… Và những ngày trước đó, là bão, là lụt không chỉ với đải đất miền Trung mà còn rất nhiều nơi ở phía Bắc. Những mái nhà xác xơ thậm chí bị xóa sạch sau bão lũ, những mạng người phút chốc đã đổ xuống mà không hề có bất sự rào chắn cẩn thận nào trước thiên nhiên… Mỗi năm cứ đến hẹn lại lên, những nấm mồ tức tưởi lại được vun lên trong uất nghẹn của những người ở lại… Trong khi đó, ý niệm sau ngày 23.10 (âm lịch) sẽ không còn bão lũ mà ông bà ngày trước vẫn nói giờ đã không còn chuẩn xác được nữa.

Vì thế sẽ có bao nhiêu câu hỏi cần được đặt ra. Tại sao cho đến thời điểm này chính quyền vẫn không hề có bất cứ giải pháp nào cho những người dân sống ven biển, ở một đất nước có đến 3260km đường bờ biển, mà bão đã vào là vào trực diện. Điều ít nhất có thể làm lúc này, đừng để muộn nữa là với mỗi xã phường, thị trấn, thị xã, thành phố… ven biển phải có các nhà lưu trú dành cho người dân tránh bão, sức chống đỡ của các nhà lưu trú phải từ cấp siêu bão Hải Yến trở lên vì không ai chắc trong tương lai sẽ không còn những siêu bão như thế. Chuẩn thiết kế của nhà lưu trú này phải do Bộ xây dựng đưa ra, sau đó dựa vào địa hình địa chất của từng vùng miền mà Sở xây dựng, Phòng xây dựng nơi ấy kết hợp làm cho thiết kế trở nên hài hòa. Phải quy định bao nhiêu dân thì phải có một nhà lưu trú tương ứng, đừng để mỗi lần tránh bão thì chính quyền lại sơ tán dân đến những nơi như nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng… để họ trú mưa thay vì là… trú bão (vì chắc chắn kết cấu của những nhà văn hóa ấy… hoàn toàn không xây dựng ra để chống chọi với những cơn bão lớn).

Tiền ở đâu ra cho những nhà lưu trú này? Câu trả lời không khó khi nhà nước có thể tài trợ từ một phần nhỏ của ngân sách, phần còn lại sẽ do các doanh nghiệp trên địa bàn (hoặc các nhà hảo tâm giàu có có gốc gác sinh ra ở đấy) tài trợ trực tiếp từ sắt thép, xi măng cho đến gạch ngói, tấm lợp… (hạn chế tiền mặt để tránh rủi ro cắt xén dù không thể tránh khỏi). Tên của các doanh nghiệp tài trợ sẽ được ghi lên tấm bảng ốp vào mặt trước của các nhà lưu trú này để vinh danh họ. Phải đảm bảo nhà lưu trú có đầy đủ các tiện nghi cơ bản nhất cho người dân sống (ít nhất là trong vài ngày) từ cách thiết kế chổ ngủ, đến chổ nấu ăn, tắm giặt, phương tiện thắp sáng… Để làm sao, mỗi khi bão đến, chuyện người dân được di chuyển đến các nhà lưu trú đã thành chuyện bình thường mà không phải là một chuyến di tản gì đó quá ghê gớm. Thái độ chấp nhận “sống chung với lũ” là cần thiết trong trường hợp này. Hoàn toàn không khó để thực hiện kế hoạch trên nếu chính quyền từ tỉnh đến thành phố ra lời kêu gọi một cách quyết liệt và chân thành.

Rồi từ câu chuyện của nhà lưu trú, chính quyền của địa phương sẽ dần tiến tới chuyện phải quy hoạch cùng với người dân tại những địa điểm trọng yếu dễ đối mặt với bão là nhà cửa cũng phải có những chuẩn cơ bản để phòng chống thiên tai. Điều này cũng cần thiết như là chuẩn thiết kế của nhà lưu trú, vì cứ nhìn thảm cảnh mỗi năm người dân lại xây nhà, bão vào tan nát, rồi phải xây lại nhà thì mới biết bao nhiêu tiền bạc, công sức, mồ hôi và thậm chí cả máu và nước mắt đã rơi xuống mà không thể nào bù đắp. Dĩ nhiên, chuyện này khó hơn rất nhiều so với việc xây nhà lưu trú, nhưng cũng hoàn toàn khả thi chứ không phải là không thể, đặc biệt là có thể áp dụng ngay với những ngôi nhà mới xây.

Khái niệm một cuộc chiến chưa bao giờ chỉ dành riêng cho chiến tranh hay tranh giành quyền lực… Chính vì thế, mỗi cơn bão cũng là một cuộc chiến sinh tồn giữa con người với thiên nhiên…

Một ai đó đã nói rằng, sau mỗi cuộc chiến, việc đầu tiên là “dựng lại người” trước khi “dựng lại nhà”. Nhưng nếu người đã mất thì việc “dựng lại nhà” sau đó cũng chỉ là một sự… vô nghĩa!

 

Nguyễn Phong Việt

Người học và người dạy chỉ cần tôn trọng lẫn nhau là đủ

0
*Photo: Cherry Kisses

20/11
Có lẽ là mấy ngày sắp tới, trên báo chí như thường lệ sẽ lại lặp lại những câu chuyện và kỷ niệm này nọ hết sức sáo mòn và ảo não về hình ảnh các thầy cô giáo cũ mà chúng nó đã kể từ năm này sang năm khác: nào là những người lái đò năm tháng, bụi phấn bay bay lớp học chiều thu, mái tóc thầy pha sương thế này rồi điểm bạc thế kia, rồi ơn huệ này nọ. Đọc lên có cảm giác như các thầy các cô là những nhân vật đáng thương, liên tiếp bị bỏ lại đâu đó trên đường đời của chúng nó.

Các thể loại lãnh tụ tủ lạnh cao cấp, như thường lệ, sẽ lại đi thăm một số thầy cô giáo cũ, làm như quan tâm đến giáo dục lắm không bằng, và cũng muốn chứng tỏ với nhân dân là ngày xưa chúng tớ cũng có đến trường đấy nhé.

Chán kinh hoàng.

Mình nghĩ những người thầy người cô xứng đáng có có mặt trong các kỷ niệm một cách vui vẻ, tự nhiên và dễ chịu. Họ đã hoặc đang làm công việc dạy học để kiếm sống và họ sống cuộc đời của họ, như bao người khác trong xã hội này.

Gia đình mình nhiều đời theo nghiệp sư phạm. Ba mẹ mình từng muốn mình trở thành một thầy giáo dạy toán vì hồi đó mình học toán cũng tốt và có vẻ như mình có chút năng khiếu về sư phạm. Nhưng lúc đó mình không muốn và cũng không thực sự muốn trở thành ai hay cái gì. Tuy nhiên thật thú vị vì suốt quãng đời đại học, mình đã có thể kiếm đủ tiền ăn tiêu nhờ việc dạy thêm các thứ như toán và ngoại ngữ. Dạy từ các em nhỏ học lớp 2 đến người lớn và trình độ sư phạm của mình ngày càng tiến bộ. Bây giờ thỉnh thoảng lúc rảnh rỗi mình vẫn đi dạy ở Sài Gòn. Không phải chỉ là kiếm tiền ( vì thực ra cũng chẳng nhiêu), nhưng cảm thấy thích thú với việc dạy học. Ví dụ việc dạy ngoại ngữ cho một người từ lúc họ chưa biết gì đến khi họ có thể tự tin thoải mái giao tiếp nói chuyện được là một điều thật tuyệt vời. Điều đó tạo cho mình động lực và cảm hứng để truyền đạt kiến thức cho người khác chứ không phải là dạy xong để nhận thù lao.

Quan niệm về thầy trò của mình cũng khác xưa nhiều. Thầy trò và giáo dục ngày nay không đơn thuần chỉ diễn ra theo cách truyền thống ở trường lớp. Sự học có thể diễn ra bất cứ lúc nào, ai cũng có thể trở thành người truyền đạt kiến thức cho mình, kể cả là một đồng nghiệp trẻ hơn mình nhưng nhiều kinh nghiệm và kiến thức hơn về một vấn đề chủ đề gì đó cũng có thể thành thầy của mình trong một buổi chiều training chẳng hạn.

Người học và người dạy chỉ cần tôn trọng lẫn nhau là đủ. Sự biết ơn theo mình là không cần thiết phải nhấn mạnh. Quan hệ thầy trò nên được thể hiện một cách chuyên nghiệp hơn thay vì quá cảm tính ơn huệ. Một khi anh đã là thầy giáo thì nhiệm vụ của anh là phải truyền đạt kiến thức cho người học của anh và đừng mong chờ sự biết ơn từ người khác. Một khi anh là thầy giáo thì dù ở thời đại nào, chế độ nào anh cũng vẫn là thầy giáo và anh xứng đáng nhận thù lao cho công sức lao động của anh; không cần phải mang ơn đảng hay chính phủ nào.

Tính ra số lượng những thầy cô dạy mình không phải là người Việt Nam vẫn nhiều hơn thầy cô người Việt Nam. Thật lòng mà nói, thầy cô giáo tây nhiệt tình và nhiệt tâm hơn các thầy cô giáo Việt Nam, mặc dù văn hóa họ không nói nhiều đến các truyền thống tôn sư trọng đạo này nọ. Họ đơn giản chỉ làm tốt công việc của họ mà thôi.

Giáo dục Việt Nam, nhất là bậc đại học, theo mình mấy năm lại đây cũng có nhiều thay đổi tích cực. Nhất là các giảng viên trẻ, những người được học hành bản bản và từng có cơ hội tiếp cận với các nền giáo dục khác nhau, họ năng động hơn, sáng tạo hơn, nhiệt tình hơn và chuyên nghiệp hơn.

 

 

Tưởng Bình Minh

Học thuyết Karl Marx – Lenin đã không còn giá trị gì nữa

39
Karl Marx

 

Sau khi áp dụng hoàn toàn thất bại trong gần 2/3 thế kỷ, tại những nước được coi là cái nôi của nó như Đông Đức, quê của Karl Marx, như ở Nga Sô, quê của Lénine, chủ thuyết Mác Lê theo nguyên tắc là không còn giá trị gì nữa. Tuy nhiên vẫn còn có những người mù quáng bám vào chủ thuyết này, cho rằng nó vẫn còn có giá trị hiện đại, chúng ta cũng cần phải kiên nhẫn cắt nghĩa rõ hơn rằng lý thuyết của Marx đã bị các nước Tây Âu chối bỏ từ đầu, lý thuyết của Lénine chủ trương độc tài, độc đảng đã bị ngay những người bạn của mình chỉ trích khi Lénine lập lên nhà nước cộng sản đầu tiên, để cho những người còn mù quáng trên từ từ mở mắt ra.

Phạm Duy: Văn Cao Trong Tôi

0

Đánh giá về Văn Cao, có lẽ ít ai có thẩm quyền như Phạm Duy, người đã dành sự trọng thị ở mức độ cao nhất mỗi khi có dịp nhắc đến bạn cũ của mình mà theo ông, là “người viết Tình ca số một”, “người đẻ ra thể loại Hùng ca và Trường ca Việt Nam”.

Hai thập niên trước, trong “Lược sử Tân nhạc Việt Nam”, Phạm Duy đã dành những dòng ưu ái nhất để nói về Văn Cao: “Nói tới nhạc tình thì… Văn Cao là nhất! Văn Cao đã đưa nhạc tình tiền chiến lên tới một cao độ vượt khỏi những khuôn sáo cũ mèm.”

Những cô gái với nỗi niềm tuổi 21

0
*Photo: Minato

Tôi là một đứa con gái đang ngún ngẩy trong cái tuổi 21. Người ta thường bảo 21 tuổi đang là cái tuổi đẹp nhất, cái tuổi mà con gái rực rỡ, trẻ trung, hiện đại dưới bao ánh mắt dõi theo của cánh đàn ông. Ừ đẹp thật đấy. Nhưng có lẽ tôi vô tình nhận ra mình đã lớn dần lên và hoang mang đối mặt với sự tất bật của cuộc sống có lẽ là từ hôm qua. Hôm qua là thời điểm đánh dấu việc tôi chấm dứt mài đũng quần trên giảng đường đại học. Vậy là :

Sẽ chẳng còn những ngày cuồng cuồng chạy như chó đuổi vì sợ muộn điểm danh.

Sẽ chẳng còn những bữa sáng đơn giản chỉ với gói xôi 5 ngàn, chiếc bánh bao 6 ngàn rồi xin xỏ đứa bạn bao trà đá 2 ngàn nữa.

Sẽ chẳng còn được gà gật trong lớp, tám chuyện lén lút dưới ánh mắt phi thường của thầy cô.

Sẽ chẳng còn cái thời  vô tổ chức muốn đi thì đi, muốn nghỉ thì nghỉ hay dở dang rủ nhau trốn học lượn lờ trà đá ở cổng trường.

Sẽ chẳng được ngửa tay xin tiền mẹ tiền tiêu vặt mỗi tháng.

Sẽ chẳng còn cái thời trái tim thổn thức, cứ  ngu ngơ mải miết đuổi theo một bóng hình phía trước.

Sẽ là những nỗi lo cơm áo gạo tiền rồi tự thân lập nghiệp khiến mình trôi tuột vào cái guồng quay của xã hội.

Thời gian khiến người ta phải nghiêng mình trước nó bởi chỉ một cái chớp mắt, một cái xoay vòng mọi điều đều đã đổi thay. Tôi 10 tuổi là một con bé tóc ngắn tũn như con trai, da đen nhẻm và ham chạy lăng xăng khắp các ngóc ngách quanh nhà. Lúc đó tôi đã nhìn bằng ánh mắt ước ao với những chị những cô gái 20,21 phơi phới nữ tính và dịu dàng. Tôi nhận thấy họ trưởng thành và chững chạc hơn tôi bây giờ của tuổi 21. Có lẽ do sự bao bọc của bố mẹ quá nhiều khiến cho những cô gái như tôi chẳng phải lo lắng điều gì trong cuộc sống, chỉ đơn giản là ăn học rồi vui chơi. Tôi đôi khi chẳng nhận rõ sự đổi thay của mình ở tuổi 18,19 hay 20….

21 tuổi đã đủ lớn để đối mặt với sự tàn khốc của hai từ chia tay. Khi cấp ba chia tay, tôi và lũ bạn cùng lớp ôm nhau khóc tu tu, dù nỗi buồn lan tràn trong tim nhưng nó dễ dàng bị che lấp bởi sự háo hức một khung trời mới, cái nơi mà người ta rỉ tai nhau rằng “ đời sinh viên đẹp lắm ai ơi.” Vậy mà sự chia xa lớp đại học, tôi thấy mình hụt hẫng và mất mát lạ. Chẳng biết phía trước mình sẽ phải bước đi ra sao, chỉ dám ngó nghiêng và e ngại. Tôi đã từng đọc ở một tiểu thuyết nào đó có nói: Thời tiểu học tình cảm với bạn trai chết vì chuyển chỗ ngồi, thời cấp hai tình cảm với bạn trai chết vì phân lớp. Thời cấp ba, tình cảm với bạn trai chết do bị phụ huynh ngăn cấm. Thời đại học, tình cảm với bạn trai chết vì tốt nghiệp. Kỳ thực những điều này không có gì, đáng sợ nhất khi thứ tình cảm đó bước ra ngoài xã hội nó có thể chết trong tay người thứ ba, trong tay tiền bạc, nhà cửa… Tóm lại là chết đủ kiểu ngay cả khi đứng dậy đi vệ sinh về bạn cũng có khả năng phát hiện ra mình độc thân. Cái ngưỡng cửa tốt nghiệp rồi bước ra xã hội của những cô gái tuổi 21 là nỗi lo sợ vì sự chết yểu của tình yêu sinh viên và sự vùi dập của hiện thực xã hội. Liệu có còn cái kiểu tình yêu nhìn nhau thăm dò, tán tỉnh chán chê rồi mới nói chuyện yêu đương. Liệu còn có chuyện hai người yêu nhau chẳng vì điều gì? Người ta dần sẽ vật chất hơn, sẽ bị chi phối bởi một đống thứ trong cuộc sống và rồi dần dễ sẽ vô cảm và cô độc hơn.

21 tuổi, chẳng còn cười hi hi ha ha vô tư mà sống. Các gái bắt đầu dần dần che cho mình một lớp vỏ bọc không chỉ bằng lớp phấn trang điểm sặc sỡ, lớp quần áo hiện đại và năng động, che giấu mình bởi sự chông chênh của những đôi giày cao gót mà còn bởi những nụ cười gượng gạo những mối quan hệ hời hợt. Gái được cuộc sống dạy rằng không được ngô nghê xưng hô lung tung, đến cơ quan sếp lớn đáng tuổi cha chú vẫn phải gọi bằng anh ngon lành. Chữ anh không phải là xa xỉ phẩm dùng để gọi những người thân thuộc và hơn tuổi mà nó giờ là mặt hàng bình dân phải dùng cho đa số cánh đàn ông.

21 tuổi, người ta không còn đánh giá gái bằng những câu hỏi: cháu đang học trường gì? cháu có được học sinh giỏi không? Kì này săn được học bổng gì? Mà họ chỉ quan tâm đến: Bạn có việc chưa? bạn đang làm gì? Lương tháng bao nhiêu? Có ổn định không? …. Những giá trị ngày xưa học hành ngày xưa được vứt quách ra một xó, có giỏi mà chưa có việc cũng xoàng, có việc mà lương thấp thì cũng chỉ tầm thường. Vậy đó dòng đời đổi thay gái như tôi 21 tuổi vẫn còn đang nghĩ sự học là đánh giá một con người.

Vốn bản tính con gái là người hay suy nghĩ, hơn nữa đến cái ngưỡng cửa quan trọng này bao mối lo cứ cuốn vào người khiến gái trăn trở. Tôi 21 còn phân vân trước bao nhiêu ngã rẽ. Cuộc sống hối hả chỉ mong mình chẳng hối tiếc điều gì, nỗi lực hết sức và có thể chạy theo đam mê của riêng mình, mong rằng sẽ tìm được một người đàn ông cho riêng mình-một người chẳng khiến mình phải đeo bất cứ thứ mặt nạ hay vỏ bọc nào, đơn giản yêu mình mà chẳng vì điều gì.

Kimi

Vợ – Người Tình – Hồng Nhan Tri Kỷ

0
*Photo: Kristen Marie

Điều làm đàn ông không chịu nổi là sự lảm nhảm của người vợ, nước mắt của người tình và sự hiểu lầm của hồng nhan tri kỷ. Đàn ông cả đời đi tìm không phải vợ, cũng không phải người tình mà là hồng nhan tri kỷ.

Thế nào là Vợ? Vợ là người con gái mà bạn tình nguyện giao cả gia tài cho cô ấy cất giữ.

Thế nào là Người Tình? Người Tình là người con gái mà bạn hẹn hò vụng trộm với cô ấy và sợ Vợ phát hiện.

Thế nào là Hồng Nhan Tri Kỷ ? Hồng Nhan Tri Kỷ là người con gái mà bạn có thể nói với cô ấy tất cả mọi bí mật kể cả điều mà bạn không thể nói được với Vợ hay Người Tình.

Vợ là một sự ràng buộc, ràng buộc bạn không thể tuỳ tiện cặp bồ với một người con gái khác; Người Tình là một sự bù đắp, bù đắp cho bạn những tình cảm mãnh liệt mà ở người Vợ còn thiếu hoặc bạn không tìm được ở người Vợ; Hồng Nhan Tri Kỷ là sự chỉ rõ, chỉ rõ sự mê say trong trái tim bạn.

Vợ sống cùng bạn từng ngày, Người Tình tiêu tiền cùng bạn, Hồng Nhan Tri Kỷ nói chuyện cùng bạn. Vợ không thể thay thế Người Tình, vì Vợ không điều khiển được tình cảm như Người Tình; Người Tình không thể thay thế Vợ, vì Người Tình không có được tình thân như Vợ; Vợ và Người Tình đều không thay thế được Hồng Nhan Tri Kỷ, vì đó nhu cầu của tâm linh.

Vợ là người con gái không hề có chút quan hệ máu mủ nào với bạn nhưng lại bồn chồn mong nhớ mỗi khi màn đêm đã xuống mà bạn chưa về nhà; Người Tình là người con gái không hề có chút quan hệ gia đình với bạn nhưng lại làm cho bạn thoả mãn mùi vị ái tình của đấng nam giới; Hồng Nhan Tri Kỷ là người con gái chẳng có quan hệ gì với bạn cả nhưng lại có thể chia sẻ với bạn những vui buồn phiền muộn. Vợ là một ngôi nhà, là một bến cảng mang cho trái tim nông nổi của bạn sự vỗ về an ủi; Người Tình là gánh nặng của ngôi nhà, chẳng qua chưa đến nỗi vạn bất đắc kỷ, bạn không muốn vứt bỏ; Hồng Nhan Tri Kỷ là vật tô điểm cho ngôi nhà, không có cô ấy bạn không thấy cô đơn, nhưng bạn sẽ cảm thấy cuộc sống chẳng có ý nghĩa gì.

Sự quan tâm của người Vợ như một ly nước lọc, có lúc trở thành sự lảm nhảm, chỉ khi bị ốm mới trở thành sự ôn hoà; sự quan tâm của Người Tình như cốc nước lọc đó bỏ thêm chút đường, dần dần qua một đêm rồi mà vẫn chưa thoả mãn; sự quan tâm của Hồng Nhan Tri Kỷ giống như cốc cafe khi bạn đang làm việc lúc nửa đêm, càng uống càng tỉnh.

*Photo: Kristen Marie

Khi Vợ có bầu thì sẽ hỏi bạn muốn có con gái hay con trai một cách rất tình cảm; khi Người Tình có bầu với bạn thì sẽ khóc và hỏi bạn phải làm sao bây giờ? đối với Hồng Nhan Tri Kỷ, bạn sẽ kể cho cô ấy nghe chuyện Người Tình của bạn có bầu và sẽ hỏi cô ấy bạn nên làm thế nào. Ngay đối với người Vợ, chỉ sau khi bị cô ấy phát hiện bạn mới nói rằng “Thật ra, anh đã muốn nói với em sớm hơn” sau đó cố gắng hết sức để giải thích, và giả bộ rất đáng thương.

Khi Vợ về nhà mẹ đẻ một tuần không quay lại bạn cũng không thấy nhớ; khi Người Tình mới ba ngày không gặp bạn liền gọi điện cho cô ấy: Em đi đâu đó ? Tối nay chúng mình đến nơi cũ uống cafe được không? Khi trong lòng cảm thấy buồn khổ, bạn chỉ muốn tìm Hồng Nhan Tri Kỷ để trò chuyện, nói với cô ấy chuyện vận mệnh của bạn giữa Vợ và Người Tình, thực tế không thể chịu đựng được nữa.

Cái mà làm đàn ông không chịu nổi đó là sự lảm nhảm của người Vợ, nước mắt của Người Tình và sự hiểu lầm của Hồng Nhan Tri Kỷ. Sự lảm nhảm của người Vợ làm đàn ông thấy đã rối cả lòng lại càng thêm rối hơn, nước mắt của Người Tình làm cho trái tim của đàn ông mềm yếu hơn, sự hiểu lầm của Hồng Nhan Tri Kỷ làm cho đàn ông thấy bị tổn thương, hụt hẫng.

Người Vợ tốt nhất là người mà đàn ông có thể tìm thấy ở cô ấy Người Tình và Hồng Nhan Tri Kỷ, chỉ là cảm giác thôi mà đàn ông khó có thể tìm thấy. Người Tình tốt nhất là người mà khi mối quan hệ của bạn và cô ấy bị Vợ bạn phát hiện, cô ấy sẽ chủ động rút lui mà không có một yêu cầu gì hết, nhưng khó mà tìm được điểm này của Người Tình. Hồng Nhan Tri Kỷ tốt nhất là người đến một ngày nào đó sẽ trở thành Người Tình, thậm chí thành Vợ của bạn, chỉ là cái suy nghĩ này chẳng có chút hiện thực gì cả.

Nếu như có thể, đàn ông rất muốn biến Hồng Nhan Tri Kỷ thành Người Tình, nếu có thể nữa thì sẽ muốn cô ấy thành người Vợ. Nhưng nếu Hồng Nhan Tri Kỷ trở thành Vợ rồi thì sẽ không còn là tri kỷ nữa, bởi vì rất ít đàn ông muốn biến Vợ thành tri kỷ. Trái tim đàn ông có rất nhiều bí mật không thể tùy tiện nói cho Vợ nghe, không thế thì làm sao gọi là đàn ông nữa.

Lấy Vợ là vì sợ người khác nói ra nói vào, tìm một Người Tình là vì muốn thêm chút gia vị vào để điều chỉnh cái cuộc sống tẻ nhạt, muốn có Hồng Nhan Tri Kỷ vì muốn tưới cho tâm hồn trống rỗng của họ một chút canh tươi.

Đàn ông cả đời đi tìm không phải là Vợ, cũng không phải là Người Tình mà là Hồng Nhan Tri Kỷ.

 

 

Dũng-VnExpress

 

Triết lý góc bếp

0
*Photo: Sarah Jane

 

1. Phụ nữ đối với đàn ông cũng như với rau xanh, thịt thà vậy. Không có thì lấy gì sống. Không biết lựa thì đời chê là hư. Nhưng ngày nào cũng nhìn đi nhìn lại, đến phát chán cả lên. Vậy mà hễ cứ ra chợ thấy xanh xanh tươi tươi một chút là lại cầm lòng không đặng.

2. Phụ nữ với hôn nhân cũng như với những món ăn nấu mỗi ngày vậy. Những món đầu tay thì hồi hộp, sung sướng nấu. Món được khen ngon sẽ tạo một cảm giác dịu dàng của sự trao tặng. Có lắm những lúc hụt lòng tê tái khi người ăn ơ thờ với công sức mình bỏ ra. Công thức thì đâu cũng như nhau, nhưng khẩu vị thì phải ngày rộng tháng dài mới đong đếm,dung hòa được. Nhiều khi mặn ngọt phải nhường nhau từng chút một, nêm nếm sai thì đổ cả nồi canh. Nhiêu khê. Nhưng cứ thả một cô gái vào một cái bếp, thì cô ấy vẫn sẽ bản năng mà tỉ mỉ băm xắt, dốc hết lòng làm ra một món ăn ngon, ít nhất là theo chuẩn của cô ấy.

3. Phụ nữ có thể có nhiều cách đẹp, và mặc nhiên cho người ngoài đánh giá cái đẹp đó. Nhưng sự nữ tính thì chỉ phụ nữ rõ nhất, khi nhễ nhại mồ hôi chuẩn bị bữa cơm cho những người họ thương mến trong lòng. Những ngày (cũng hơi lâu rồi thì phải), người viết bài này còn có một người đàn ông hay than đói bụng bên cạnh,  cô ta hay tự thấy mình sao mà nữ tính quá.

4. Vậy khi người đàn ông đó ra đi, thì cô ấy ra sao?

Thời gian gần đây, tôi sống chung nhà với hai cô bạn, ngôi nhà mà chúng tôi hay đùa là “Động ba cô khắc tám chữ vàng Trung Trinh Tiết Liệt Kiên Quyết Ế Chồng”. Vài cuộc tình muộn phiền đã qua, bản tính mạnh mẽ và sự khắc kỉ sớm ở tuổi 25 đã khiến chúng tôi e dè  kĩ lưỡng hơn với những cảm xúc. Nhưng mặc cho những lời thở than vờ vịt (Sao tao dễ thương vậy mà không có bồ?), thâm tâm mỗi đứa vẫn âm thầm trân quý từng bữa cơm chúng tôi giống như là một gia đình hiếm muôn (đàn ông) như thế này. K. bảo tôi rằng, hay là mai mốt ba đứa mình lấy chồng rồi mua chung một căn nhà lớn thật lớn để ở, rồi cùng nấu ăn hàng ngày như thế này, cho nhanh. Tôi phì cười ngạc nhiên là mình cũng có ý nghĩ như vậy. Dường như cảm giác bồng bềnh gắn bó mỗi khi chiều về, mỗi đứa cặm cụi làm một việc, lặt đi lặt lại những bó rau cùng lẫn những câu chuyện phiếm, đang là một thứ thuốc phiện khiến bọn tôi vùi mình êm ái trong hiện tại. Quên ngất ngư ngày mai sẽ mỗi đứa một hoài bão, một tư gia mà rẽ đi. Nên tôi hay buồn bực thái quá mỗi khi tôi lỡ nấu cơm sống, hay rang sườn cháy. Như là một ít thảnh thơi tôi muốn nêm vào cho ngọt hơn một ngày vất vả với đời của bạn tôi đã bị biến vị vậy. Tình yêu lơ đễnh, hao gầy, vẫn còn là tình yêu?

Và tình yêu, thì đâu chỉ hình hài một, và chỉ một người ta xác nhận sống đời mới trao gửi. Còn bao nhiêu món ăn ta cần dọn ra để cảm kích cuộc đời, trong những quãng chờ một định mệnh cuối cùng…

*Photo: Sarah Jane (LovelyEmberPhotography)

5. Thời buổi “cái gì không biết thì tra Gu Gồ”, và các cô gái đô thị có quá nhiều thứ  để tra chứ không còn như Bà, Mẹ xưa, toàn tòng ngũ vị là phẩm mực cần thiết nhất. Nên có một tình trạng thường thấy nhiều nàng văn phòng hay tự hào, mẹ em nấu ăn thì cực kì ngon và nhiều chiêu trò nhưng con gái Mẹ toàn chắp vá tự học :v. À, thật ra thì người viết đang nhân trường hợp chính mình mà tự thú đó :D. Tôi có hẳn một quyển ghi chép dày cui đủ thứ món lạ lùng trên mạng, món nào tôi cũng từng làm qua, nhưng cứ làm lại thì tôi vẫn phải…cầm sổ. Tôi thực muốn nói điều này với một người nào đó sẽ đến về sau, chịu đựng tôi mỗi ngày, ăn món tôi nấu. Thương yêu của tôi không tròn vị, không bằng ổn như bao cô đảm đang. Nhưng sẽ thú vị, và khác lạ mỗi thời khắc khác nhau. Anh có muốn nếm thử  một đời? 🙂

Vì bạn biết không, tôi cho rằng người đàn ông tôi yêu hẳn là một người không ăn bằng lưỡi, nhìn bằng mắt, mà sẽ cảm nhận bằng trái tim tấm chân tình bé mọn của tôi, cô gái vì tỉ mẩn sưu tập một tập đầy công thức nấu ăn.

6. Chiều nay tôi cứ đứng trong bếp lầm bầm với H. mấy điều thiệt ra tôi chỉ muốn tự động viên mình. Không biết cô bạn cùng nhà có nghe, có thấy tôi giống con dở hơi không. Nhưng nồi niêu, mắm muối là một phương thức Thiền Định có hiệu quả với tôi. Nhất là trong những khi tôi lao đao giữa dòng mưu sinh, chới với thiệt hơn. Gạt bỏ hết, chỉ tập trung vào thớ thịt đang cắt, nồi canh đang sôi để không bị trào vỡ, hư hỏng. Những lúc như thế, tôi nghĩ ra được là, cuộc sống đơn giản là tôi  cứ chú tâm vào việc mình thực sự muốn làm, thì chính việc không phân tâm vào sự sợ hãi, đắn đo đã là một thành quả nhỏ xíu rồi. Như là nấu có dở quá đổ đi thì cũng rút được kinh nghiệm cho các lần sauđỡ dỏ hơn, từng chút một. Nhất quyết đừng có đi ăn cơm tiệm là được  🙂

7. Viết bài này nhân một chiều buồn đau mắc cỡ vô ngần tôi đã rán sườn khét đenvà luộc khoai sống nhăn :. Nhưng có sa, , để ghi dấu rằng, dù đôi khi từ căn bếp bước ra “nấu một bữa ăn mà người cần ăn đã trốn chạy mất”** thì ước vọng về hạnh phúc, đầm ấm, tôi vẫn kiên trì tới tận cùng từ tâm người-phụ-nữ-tôi có được. Mai tôi lại mua khoai và sườn cho bữa tối!

 

Nàng Tùy Tiện

*Thơ Nguyễn Phong Việt

50 kiểu ngụy biện cần nắm rõ để tránh khi tranh luận văn minh

0

Thực ra, đó là một hình thức ngụy biện, một lỗi lầm cơ bản nhưng nghiêm trọng trong tranh luận. Nói một cách đơn giản, ngụy biện là những nhầm lẫn trong lí luận và suy luận. Ngụy biện khác với logic. Logic, nói một cách ngắn gọn trong trường hợp này, là những luật lệ hay qui tắc quản lí tính nhất quán trong việc sử dụng ngôn ngữ. 

Tranh luận trên các diễn đàn công cộng là một hình thức trao đổi ý kiến không thể thiếu được trong các thể chế dân chủ và văn minh. Ở nhiều nước Tây phương, lưu lượng của những tranh luận cởi mở và nghiêm túc được xem là một dấu hiệu của một xã hội lành mạnh. Nhưng thế nào là tranh luận nghiêm túc? Nói một cách ngắn gọn, cũng như trong một cuộc đấu võ, một tranh luận nghiêm túc là một cuộc tranh luận có qui tắc hẳn hoi, mà trong đó người tham gia không được, hay cần phải tránh, phạm luật chơi. Những qui tắc chung và căn bản là người tham gia chỉ phát biểu bằng cách vận dụng những lí lẽ logic, với thái độ thành thật và cởi mở, chứ không phát biểu theo cảm tính, lười biếng, hay biểu hiện một sự thiển cận, đầu óc hẹp hòi. Để đạt những yêu cầu này, người tranh luận nghiêm túc trước khi phát biểu hay đề xuất ý kiến, đưa ra lời bình phẩm của mình, cần phải xem xét tất cả các trường hợp khả dĩ, phải cân nhắc những quan điểm và những cách giải thích khác nhau, phải đánh giá ảnh hưởng của sự chủ quan và cảm tính, phải chú tâm vào việc tìm sự thật hơn là muốn mình đúng, sẵn sàng chấp nhận những quan điểm không được nhiều người ưa chuộng, và phải ý thức được định kiến và chủ quan của chính mình. Khi tranh luận phải nhất quán là chỉ xoay quanh chủ đề bàn luận, luận điểm bàn luận chứ không đi lạc đề. Không nhằm vào cá nhân và bản thân của người tham gia tranh luận.

Định mệnh của gió

0
*Photo: the twinkling of an eye

 Lang thang nơi phương trời vô định. Bất chợt nhận ra không còn gió thoáng qua…

Lại một hôm nữa, bình yên lạ…

Ngày ấy gió thổi, thênh thang qua từng nẻo đường, đơn độc qua từng cơn phố, lẳng lặng nơi sân trường hiu quạnh, chỉ còn mình ta…và gió.

Lá trên cao rơi rụng chạm nhẹ xuống nền đất mang mùi hương bình dị mà quen thuộc. Gió lướt ngang, những chiếc lá xanh mơn mởn vốn ngả sang màu vàng úa thi nhau lao xao như gợi lên bước đi của gió. Lúc ấy, trong gió hiện lên ý muốn ích kỷ muốn được tồn tại mãi mãi. Gió ích kỷ cần người ta biết đến gió đang hiện hữu. Gió ích kỷ mang theo nỗi buồn man mác thổi vào lòng người, nơi tâm hồn mang đậm niềm hi vọng. Chờ đợi…mà không biết đang chờ đợi điều gì ? Như vô thức, ta vẫn mong chờ…

Nơi cơn gió lạ nào thoáng thổi qua, ta ngừng bước đi miên man lặng yên theo cơn gió ấy. Lòng ta không thôi khắc khoải, cơn gió ấy khiến ta dừng chân, cơn gió ấy khiến ta phải đợi chờ, cơn gió ấy làm trái tim ta rạo rực. Ta như mất phương hướng, ta không rõ những cảm xúc xâm chiếm cõi lòng, ta thấy bản thân bị sao nhãng. Có gì đó bắt ta phải ngừng lại, và đợi chờ. Hi vọng để rồi thất vọng, hi vọng rồi cũng tan vào hư vô. Ta dại dột, ngốc nghếch, ta hối hận đã gặp gỡ cơn gió ấy. Trái tim ta, tâm hồn ta, lý trí yếu mềm này chỉ mong gió đừng thổi.

*Photo: the twinkling of an eye

Ngày lặng gió, sẽ là những chuỗi ngày gió không kề bên. Ta đơn độc, cô quạnh, tiếp tục cuộc hành trình dài vô tận phía trước. Yêu thương mong manh, nỗi buồn thấm nhuần tâm can ta cất giữ trong gió. Nay tất cả ùa ạt trở lại, vô tình xâu xé tâm hồn ta. Ta rối bời, sợ hãi. Ta tự hỏi khi gió lặng, ta tồn tại như thế nào đây?

Ngày lặng gió, ta tìm về thuở ngây ngô hồi ấy. Lại mãi miết chạy đua với cuộc sống tập nập, sự đời trần trụi lắm gian truân. Khoảng lặng dành riêng khi đứng trước gió, sẽ trở thành khu phố ồn ào náo nhiệt. Chạy đua với thời gian, với xã hội bao la.

Yêu thương rồi sẽ tan biến, sự quan tâm, chăm sóc, ánh mặt lặng lẽ dõi theo rồi cũng mờ nhạt. Ừ thì gió không còn thổi nữa, ta trở lại với những cảm xúc không tên. Ngày lặng gió, liệu có tồn tại chút dư âm nào còn nhớ đến ta không ?

Gió ích kỷ không muốn bị quên lãng sở dĩ đến một lúc nào đó gió chỉ còn hiện hữu trong tâm tưởng mỗi người. Gió đơn thuần mong rằng trở thành một phần quan trọng nào đó mà thôi.

Hồi ức về những kỉ niệm xa xăm…Về nơi gió ngừng thổi…

L.W