27 C
Nha Trang
Thứ bảy, 26 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 289

Sống

0
*Photo:Jônatas Cunha

 

Sau chia tay, tôi thường nghe họ bắt đầu câu chuyện bằng hai từ “giá như..”

Khi cơ hội lọt thỏm qua kẽ tay, tôi lại nghe thấy tiếng thở dài “tiếc thật…”

Khi dòng thời gian luống cuồng trôi dạt vào những năm sau cuối, không ít người thốt lên “ước gì…”

Và những lúc ấy, tôi lại tự nhủ với chính mình cuộc đời chỉ có một, dòng thời gian chẳng bao giờ tua lại quá khứ, có nhiều cách để bắt đầu, có vạn cách để kết thúc nhưng chỉ có duy nhất một cơ hội để duy trì, vì thế, sống làm sao cho những than – từ hối tiếc không bao giờ được cất lên.

Sống hãy yêu đừng để oán để hận.

Cũng là con người với đầy đủ cung bậc cảm xúc từ yêu ghét giận hờn đến trách than oán hận, tôi hiểu _ có những người dù có cố ta cũng chẳng thể yêu, dù có gượng ta cũng không thể không hờn. Nhưng, người khôn thường biết cách đặt những oán giận ấy ra khỏi tầm mắt còn kẻ khờ khạo thì lại bị chính nỗi giận ấy cào xé tâm can.

Thật đúng khi nói “nỗi buồn của ta thường bắt nguồn từ sự quan tâm của chính ta đến những người ta ghét.”

Tại sao phải vậy. Thời gian không có cho yêu thương sao lại phải dành hết nó cho giận hờn, cho oán than và cho ghen ghét.

Phải chăng bạn nghĩ, có cơ hội thứ hai để yêu lại từ đầu?

Sống để bình yên sao cứ tự tạo sóng lòng.

Có những chuyện lẽ ra phải quên, có những người chắc chắn phải bỏ _ ta biết, ta hiểu nhưng ta cố chấp để cho những lý lẽ cùn của con tim chiến thắng lý trí.

Có những khoảnh khắc ta biết mình cần phải nắm lấy, nhưng khi nó đến, ta lại vì một chút tự cao mà để nó trôi qua rồi ta lại dằn vặt và hối tiếc.

Cứ như thế, ta thả mình giữa dòng thời gian vô định, cứ để cho những yêu thương rơi vãi qua kẻ tay, để cho những đau thương hằn sâu trong kí ức rồi nhức nhối lúc đêm về.

Cứ như thế, bạn vui ta không chọn lại vớ lấy u sầu làm tri kỷ để tháng ngày qua ta chôn mình trong cơn sóng lòng ngày đêm thổn thức.

Ta cứ trách sao đời ta bạc thế, sao cuộc sống của ta lênh đênh mãi những nỗi buồn nhưng ta nào có biết, con đường ấy là do ta chọn. Ngay giữa hai ngã đường bình yên sáng rõ và u buồn tăm tối thì bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn đấy chứ. Sao lại ngó lơ những an nhiên.

Sống để cho nào chỉ là để nhận.

Một lý thuyết được nhiều người truyền tay nhưng không phải ai cũng thực hành được. Ngay cái khoảnh khắc cho đi, rất ít người không mong được nhận lại.

Nhưng tại bạn nghĩ, “cho” ở đây là cho tiền cho bạc, cho vật chất ánh kim, cho nhà lầu xe sang nên bạn mới cảm thấy “cho” thật khó.

Song, tôi lại nghĩ khác.

Vật chất cho rồi cũng nhạt, vật chất cho đi đôi khi chỉ để nhận về sự hoài nghi, e dè của người nhận.

Sao không cho đi nụ cười với những người ta quen, cho đi cái gật đầu cảm ơn với những người giúp ta, cho đi sự giúp đỡ, tấm chân tình, lòng nhiệt huyết và hòa mình vào thế giới vạn tấm lòng để rồi ta sẽ nhận được nụ cười đáp lại của người quen, cái gật đầu từ những người ta giúp và sự ấm lòng đến từ những trái tim xa lạ.

Hãy nắm bắt từng khoảnh khắc qua đi
Đừng chần chừ để rồi lại nuối tiếc
Nắm yêu thương, hạnh phúc và nụ cười
Để cuộc đời lại mỉm cười cùng ta.

 

Yến Mèo

Con quỷ của đàn ông, đàn bà

0
*Photo: TFUFKAY

 

Trong mỗi người đàn ông đều có một con quỷ.

Nó xúi giục đàn ông gõ cửa nhà người yêu cũ và lên giường với cô ấy, để rồi lại phủi áo ra đi vào sáng hôm sau.

Nó xúi giục đàn ông có vợ nói với cô gái trẻ: “Ước gì anh còn độc thân để có thể mời em một ly cà phê và nghe em kể chuyện”

Nó xúi giục đàn ông khen phụ nữ xinh đẹp, galang với họ, rồi lên giường, rồi đi. Và, đàn ông cứ giăng lưới khắp nơi, bắt được con cá nào thì bắt.

Nó xúi giục đàn ông ngủ với gái, ngủ với điếm, rồi lại đi đòi hỏi vợ mình, gấu mình con trinh.

Nói chung, đàn ông từ tế thì ko làm thế.

*Photo: Winter Light

 

Con quỷ của đàn ông là dục vọng, thì con quỷ của đàn bà là sự ảo tưởng.

Đàn bà tin rằng khi trao trinh tiết cho đàn ông rồi, đàn ông sẽ có trách nhiệm với họ. Đàn bà muốn tin rằng, tình dục sẽ là sợi dây níu kéo tình yêu.

Thế nên đàn bà mở cửa cho người yêu cũ bước vào, lên giường, dù cho đã chia tay, dù cho anh ta đã có người yêu mới. Bởi đàn bà muốn tin rằng, rồi anh ta sẽ về lại với mình.

Đàn bà muốn tin rằng mình xinh đẹp, mình quyến rũ. Bởi vậy mà đàn bà muốn tin rằng mình tốt hơn vợ anh ta, người yêu anh ta. Rằng mình sẽ là bến đáp cuối cùng của anh ta.

Đàn bà tin vào lãng mạn, đàn bà thích sự lãng mạn và đàn bà tin mình xứng đáng với sự lãng mạn. Thế nên đàn bà xiêu lòng bởi những lời đường mật của đàn ông. Đàn bà mê man khi được khen, được nến, hoa và rượu vang, hoàng hôn và những lời hứa.

Đàn bà chấp nhận đàn ông ngủ với nhiều người. Bởi đàn bà tin rằng đàn ông rốt cục cũng sẽ về với mình. Hoặc đàn bà tin rằng đàn ông thì khó mà kiềm chế được, thế nên ấy cũng là lẽ thường.

Đàn bà chấp nhận đàn ông hư, chấp nhận đàn ông đào hoa. Bởi đàn bà tin rằng đàn bà sẽ là người phụ nữ có thể thay đổi được đàn ông.

Và đàn bà còn tự tin rằng nhân cách, sự quyến rũ của mình sẽ vượt qua được cái màng trinh mà đàn bà đã lỡ trao nhầm cho ai đó.

Sự ảo tưởng của đàn bà là thức ăn cho con quỷ của đàn ông

 

 

Hoàng Đức Minh

Tản mạn về những người thầy

0
*Photo:  Mary(n_n)West

 

Người thầy đầu tiên có lẽ là Mẹ ta. Chữ “NGƯỜI THẦY” ở đây nhằm chỉ là người dạy dỗ ta, chỉ chung cho các giới tính, độ tuổi, trình độ. Miễn ai dạy cho ta bất kỳ điều gì đấy mà ta cảm thấy có ích, đáng quý, ta trân trọng thì đó là Thầy. “Nửa chữ” cũng là thầy có lẽ không còn chính xác mà phải nói “không chữ” cũng là Thầy.

Trong cuộc đời, Thầy dạy chữ ta cũng khá nhiều, trải qua các cấp. Mỗi thầy cô một đặc điểm, một cách truyền đạt, một khả năng sư phạm, một kiến thức… khác nhau. Và nhân cách cũng vậy. Dù giáo dục Việt Nam đang xuống cấp trầm trọng. Dù vừa thấy đường link nội dung: Con chưa đóng tiền ăn do cha mẹ lục đục buổi trưa ra đứng trước cổng trưởng đầy nắng đói khát làm ta choáng váng, xót xa thì cũng không thể phủ nhận, ta cũng đã được hưởng rất nhiều sự dạy dỗ, tấm chân tình từ thầy cô.

Có ai nhớ không? Bàn tay cô giáo nắm tay ta dìu từng nét viết chì, chuốt cho ta cây bút, nhặt giúp ta quyển vở, đứng cùng ta khi mẹ cha chưa kịp đón? Đấy là gì? Là tình yêu thương! Chắc chắn không phải vì được sai khiến bởi những đồng lương ít ỏi. Mẹ tôi cũng là một nhà giáo đã rất xấu hổ khi nhận cái lốp (vào những năm 90) của một phụ huynh giàu có tặng. Xấu hổ vì sao? Vì em bé nhà giàu kia học rất dốt mà lại quậy phá. Mẹ đã trả lại, cương quyết trả vì chưa làm tròn nhiệm vụ, vì không thể để vật chất làm cái phao cứu thành tích dối trá. Nhưng khi nhận được những bông hoa hường (một loại hoa hồng ta) mấy em nhỏ trong lớp hái tặng thì vô cùng vui mừng. Các em đến nhà cô nếu mời bánh kẹo thì ăn như tằm ăn rỗi, ổi, táo trong vườn vặt đến nhẵn nhụi chưa kể trôi hết cơm gạo nhà cô nhưng có hề gì, cô vui, trò vui, nghèo đã nghèo rồi nên không thể nói vì nghèo mà các nhà giáo đánh mất tất cả. Đáng ra nhà giáo phải được giàu có để đừng bao giờ nghĩ đến tiền. Khi mà bốn năm đại học tiêu tốn của gia đình mấy trăm triệu, ra trường chạy mất hơn trăm tiền biên chế hoặc hợp đồng rồi lại nhận một vài triệu tượng trưng để có một chỗ dạy cho nghề nghiệp cao quý đã được đào tạo. Lỗi của cả một hệ thống, lỗi gì đâu ở nhân cách thầy cô?

Chúng ta đều đã được hưởng những tri thức, tấm ân tình như thế, rất nhiều, rất nhiều… Cô thầy giáo dạy tôi từ nhỏ vẫn dõi theo mỗi bước đường đời của tôi, vẫn chủ động gọi điện mỗi khi nhớ tôi… Không phải vì tôi có gì đặc biệt, cũng không phải vì tôi biếu thầy cô cái này cái kia. Trái lại, tôi thấy mình thật tệ. Câu quen thuộc tôi luôn nghĩ trong đầu: “Chưa, chưa phải lúc thành đạt để thăm trường, thăm Thầy cô”… Có một mẩu chuyện làm tôi áy náy mãi về tuổi học trò quậy phá đó là lớp 12 thầy giáo dạy sinh – môn họ vốn chỉ xem là phụ trong lớp chuyên văn đã chấm vở cho đủ điểm tổng kết. Tôi vốn học tài tử nên chẳng ghi bao giờ. Tôi mượn vở Xuân (một bạn trong lớp) chấm, chấm xong Xuân sẽ lột nhãn và điền tên Xuân vào. Ai dè thầy cầm vở tôi (đi mượn) rưng rưng nói: “Thầy sẽ rất nhớ Em, thầy muốn giữ vở của Em để làm kỷ niệm.” Thế là Xuân mếu còn tôi thì ơ lơ đơ. Tất cả chúng tôi không nhớ bằng cách nào thoát ra khỏi tình huống giở khóc giở cười để đi qua tuổi học trò hồn nhiên đó. Chỉ biết rằng tôi nhớ mãi câu nói của người Thầy đầu tiên – Mẹ tôi: “Thầy cô như những người đưa khách qua sông. Khách qua rồi còn nhớ nữa hay không?”

Rất nhiều người Thầy đã dắt tôi đi qua những đoạn đời, cấp một, cấp hai, đại học, cao học. Thầy cô mỗi người một tính, một cách truyền đạt, lúc này lúc kia nhưng với tôi thì Thầy cô nào cũng để lại những kỷ niệm khó quên. Cả những người Thầy nghề nghiệp. Tuy không dạy tôi giờ nào trên ghế nhà trường nhưng lại dạy tôi thật nhiều về Nghề, về đạo đức nghề nghiệp. Và sẽ còn rất nhiều những người Thầy như thế. Có lẽ đến trước ngày rời bỏ nhân gian chúng ta vẫn còn tiếp tục phải học. Học để một ngày làm Người trên thế gian này đáng là Người.

Chiều nay tôi có gửi tin nhắn đến những người Thầy ở xa. Tôi nhận được những tấm chân tình lớn hơn là những tin nhắn thông thường. Ai bảo là họ chỉ cần quà, hoa, vật chất? Tôi cũng biết thông tin về thầy chủ nhiệm lớp Đại học của tôi. Qua biến cố bất ngờ giờ thầy đã vui hơn, khỏe hơn… Thầy đã cầm bút nhiều hơn bao giờ hết. Vì mưu sinh và cũng vì nghề luôn nặng với Nghiệp. Còn viết còn có ích. Còn viết còn là mình. Còn Sống.

Cảm ơn ngày tri ân hôm nay. Cho mọi ngày dành để nhớ ơn, lắng lòng, thăm hỏi những người Thầy trong cuộc đời ta, trong thế gian này.

 

Dương Nữ Khánh Thương

Tâm sự cùng các bạn trẻ nhân Ngày Thầy Giáo

0
*Photo:  Disorganised Photographer

 

Vì đã có nhiều lời chúc tụng đến thầy cô vào ngày này rồi, cho nên tôi thiết nghĩ một vài điều để tâm sự cùng học trò về thầy giáo có lẽ là điều hữu ích hơn, nhất là trong giai đoạn hiện nay của xã hội Việt Nam mình và cách vượt qua sự tha hoá quá mức của ngành giáo dục tại Việt Nam. Hơn nữa, từ một góc độ nhìn đơn giản, nếu không có người cần học, không có học trò, thì làm sao có thầy?

Vừa là những điều tâm sự cùng học trò vừa là lời cảm tạ những người thầy mà tôi kính yêu vậy.

 

Các cháu thân mến,

Tôi biết các cháu cần học, cần kiến thức, cần được chia sẻ về kinh nghiệm của những người đi trước, để từ đó các cháu sẽ tự đúc kết cho mình những hiểu biết, những khả năng cần thiết để trưởng thành, tự lập và từ đó còn có thể đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội. Các cháu không những cần có kiến thức về những lĩnh vực chuyên sâu, những vận hành chung của một xã hội, mà còn hiểu về nhân cách, về sự khéo léo, về bổn phận, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi con người trong một xã hội. Nếu thiếu một số trong những góc độ này thì các cháu sẽ bị thiệt thòi và có khi dẫn tới sự hụt hẫng khi bước ra đời để hoàn toàn tự lập và xây dựng gia đình riêng của mình.

Tất nhiên, các cháu cần phải có những người thầy hướng dẫn cho các cháu, vì ngay cả hiểu những điều mà tôi chia sẻ như trên, thì các cháu cũng không thể biết những nội dung của chúng, cho dù chỉ nằm ở mức khái niệm hay chuyên sâu.

Và như vậy, với sự thiếu kiến thức đến mức cần có thầy dạy cho mình, thì làm sao các cháu có thể nhận diện ra những người thầy đúng đắn như là mình cần phải có bằng cách nào đây?

Không khó lắm đâu các cháu. Tôi chỉ cho các cháu một số điều để nhận biết đâu là những người thầy đáng kính để mình theo đómà học hỏi như sau:

1. Về khả năng dạy: Họ luôn có một dàn bài lớp lang rõ ràng đã chuẩn bị trước, nhưng rất thoáng đạt khi thuyết trình một đề tài gì đó, nhất là đối với những bài giảng chính của họ. Họ luôn khuyến khích các cháu tự tìm hiểu, tự sáng tạo và tư nhận thức và chỉ hướng dẫn các cháu một cách nhẹ nhàng khi họ thấy các cháu sai hoặc cần hỗ trợ.

2. Về kiến thức chuyên ngành: Những gì họ giải thích cho các cháu, những ví dụ họ đưa ra, v.v… không chỉ là từ trong các cuốn sách giáo khoa mà các cháu đang có trong tay. Những thông tin, những phân tích của họ luôn đi sát với thực tế của xã hội mà các cháu biết. Và với những người thầy thật giỏi, họ còn có thể truyền đạt đến các cháu những vấn đề vô cùng phức táp, khó hiểu bằng những cách diễn đạt những ví dụ rất đơn giản dễ dàng tiếp thu.

3. Về tác phong: Họ không đùa cợt, dung tục, thô lỗ. Họ không chửi mắng khi các cháu phạm lỗi vì chưa hiểu hoặc vì bất cẩn. Họ không nổi nóng đến mức hung dữ khi các cháu ngỗ nghịch mà lại sử dụng những biện pháp kỷ luật của trường để quản lý. Họ luôn khen các cháu giỏi để làm gương cho lớp, họ luôn khuyến khích những cháu còn yếu để tự trau dồi thêm.

4. Về đạo đức: Họ không chê bai những cháu nhà nghèo, không dung dưỡng những điều xấu của các cháu có gia thế lớn trong xã hội. Và nhất là: HỌ KHÔNG MỞ LỚP DẠY KÈM VỀ NHỮNG LĨNH VỰC MÀ HỌ CÓ BỔN PHẬN PHẢI DẠY CÁC CHÁU TRONG TRƯỜNG ĐỂ THU THÊM HỌC PHÍ TỪ CÁC CHÁU.

Nếu các cháu tinh tế hơn thì các cháu sẽ còn thấy họ luôn giữ một khoảng cách vừa phải với học trò của mình, không đối xử phân biệt bất kỳ học trò nào cả, cho dù học trò ngoan hay ngược lại.

Nhưng trong bối cảnh của giáo dục hiện này, với quá nhiều thầy cô có bằng cấp dỏm, thái độ, tác phong, hiểu biết, v.v… không xứng đáng làm thầy, và phần lớn thầy cô đều mở lớp dạy kèm để thu thêm học phí, mà các cháu không có một quyền chọn lựa gì hết, khi đó các cháu sẽ phải làm gì?

Rất đáng tiếc, trước tiên, tôi phải khẳng định như sau: không những lĩnh vực giáo dục của xã hội mình bị tha hoá, mà tất cả mọi lĩnh vực khác cũng đang bị tha hoá, và gia đình, bà con, xóm giềng, bạn bè của các cháu cũng đang là những nạn nhân như các cháu vậy, nhưng ở các lĩnh vực, các góc độ khác mà thôi.

Do đó, các cháu không cách nào khác hơn là phải tiếp tục làm một nạn nhân gánh chịu tai họa mà cả đất nước đang gánh chịu, nhưng dù sau, tôi có một số lời khuyên để có thể tự vượt qua hoặc ít ra cũng phần nào giảm thiểu những khó khăn, những tai ương này, như sau:

a. Các cháu không nên thù hận hay khinh bỉ ra mặt những người thầy loại này, các cháu cẩn phải thương hại và nghĩ rằng họ là sản phẩm mà cũng là nạn nhân của một xã hội tồi tệ mà ra.

b. Các cháu cần phải chịu khó tự về nhà học thêm, tạo thành các nhóm bạn cùng lớp để học chung với nhau, nhờ phụ huynh, người lớn xung quanh, tận dụng Internet, v.v… để các cháu tự trau dồi. Và cố gắng kêu gọi nhau không đi học kèm bởi các loại thầy tệ hại cỡ này.

c. Các cháu phải thưa với cha mẹ, phụ huynh, anh chị, v.v… về những tệ hại mà các cháu nhận ra từ thầy cô của các cháu, và xin họ hỗ trợ để tránh phải bị ảnh hưởng hay tiếp tay với những sự tệ hại của loại thầy cô này. Những cháu nào không có dược sự hỗ trợ của gia đình hoặc phụ huynh của mình thì phải tìm tới các bạn có gia đình thông cảm để góp tiếng nói của mình. Những cháu nào có gia đình đồng thuận và thông cảm thì nên rủ các bạn thiếu may mắn hơn mình đế cùng chia sẻ với mình. Đây là một phần quan trọng của sự trau dồi nhân cách đó các cháu.

d. Cho dù các cháu không chấp nhận những trò mèo dạy kèm thêm hoặc thái độ, kiến thức của những loại thầy tệ hại như thế này, các cháu vẫn phải có bổn phận lễ phép, nhẹ nhàng tuy cứng rắn, và luôn cố gắng là các học trò giỏi có hạnh kiểm tốt, có kiến thức tốt đối với mọi bộ môn mình học ở trường.

Nên nhớ, cho dù những loại thầy cô tệ hại này có đì đoạ các cháu vì không làm theo ý họ đi nữa, thì việc tự học thêm, học nhóm, v.v… cũng như giữ tư cách, nhân phẩm mình tốt, thì khi ra đời các cháu sẽ nhất định là những con người tốt, sâu sắc, dũng cảm và có khả năng hoà đồng với xã hội rất cao.

 

Điều quan trọng nhất:

Các cháu phải luôn nhớ rằng chính các cháu sẽ là những nhân tố quyết định cho sự thay đổi của cả xã hội mình trong tương lai ở mọi mặt, mọi lĩnh vực.

Nếu các cháu muốn xã hội tương lai tốt đẹp, thịnh vượng, tiến bộ, tử tế, thì ngay từ lúc này các cháu phải tự vượt qua mọi khó khăn, tai ương, phải là những người học trò giỏi, cần cù, ngay thẳng, trong sạch và can đảm.

 

Tôi cầu chúc các cháu may mắn gặp được những người thầy đáng kính. Và khi nhận ra họ, các cháu phải luôn nhớ rằng các cháu là những người hiếm hoi may mắn nhất trong cả xã hội hiện nay.

Và tôi cũng câu mong càng ngày càng nhiều những người thầy đáng kính hiển hiện trong xã hội hiện nay, một xã hội tôi nghĩ rằng đang ở mức tha hoá nhất trong cả lịch sử mấy ngàn năm qua của đất nước.

 

Hoang Ngoc Diep

Cho ngày giữ lửa…

0
*Photo: Snowfall-lullaby

 

Vào một buổi tối, khuya lắm, có một bạn vào chat ở facebook. Nói chào cô, em biết có thể nhờ cô giúp một chuyện được không ạ?

Nói được. Em nói đi.

Bạn nói rằng thưa cô, em là sinh viên khóa X, khoa Y, cô đứng lớp em hồi tháng trước. Em có việc này khó quá nhưng không biết hỏi ai, nên mạo muội nhờ cô. Em dự cuộc thi Z, vào đến vòng bán kết. Em được giao đề tài có 5 chữ. Em không biết phải triển khai đề tài thế nào, cô giúp em với cô!

Mình nói okie. Rồi triển khai đề tài giúp bạn.

Cuộc chat hết đâu đó gần một tiếng. Từ đó,mình có ngó nghiêng facebook của bạn, để biết tình hình ra sao. Rồi hình như bạn có giải, ở chung kết. Không nghe bạn nói gì nhưng thật lòng thấy vui lây.

Rồi thấy bạn có nhiều cơ hội, xuất hiện ở nhiều nơi. Như một camera vô hình, mình luôn ghi nhớ những thông tin về bạn mỗi khi đọc lướt qua trên hàng trăm thông tin ở facebook.

Rồi bạn gặp sự cố. Lớn. Phải nói là quá lớn, sai lầm gần như không tha thứ được trong nghề. Mình lo vô cùng. Bạn quá non nớt để hứng chịu. Theo dõi từng comment, từng stt, từng bài báo hàng ngày nói về sự cố của bạn. Thấy nhẹ hơn một chút khi có ai đó nói rằng, bạn ấy trẻ, xứng đáng cho bạn ấy một cơ hội. Rồi nhiều stt như thế nữa. Mình vui khấp khởi. Tới khi thấy bạn, ở facebook, nói rằng đã thăng bằng trở lại, mới thở phào nhẹ nhõm.

Mình mới tham dự ở lớp bạn ấy có vài lần thôi! Chưa bao giờ thực sự là thầy!

Từ đó, mình thấy, những người thầy, có thể là những người nặng lòng nhì thế giới, chỉ sau mỗi bố mẹ. Từng lớp học trò qua đi,họ vẫn dõi theo, để thấy vui cái vui của học trò mình, buồn lo những va vấp, và sẵn sàng dang tay khi cần thiết. Bao nhiêu lớp người là bấy nhiêu nỗi lo toan!

Nhưng với mình, đứng ở bục giảng, có hai loại nghề khác nhau: một là thầy, hai là speaker. Đôi khi họ có cùng một danh xưng của xã hội, nhưng bản chất hoàn toàn khác. Thầy nói về con đường, speaker nói về kỹ năng, kỹ xảo. Thầy nói về nhân cách, speaker nói về nguyên tắc, lề lối. Thầy nói về cái được khi gặp thất bại, speaker nói về cách vượt qua khủng hoảng. Thầy nói về sự thận trọng trong tư duy, speaker nói về bức xúc, bất cập, nhố nhăng. Rất nhiều speaker tự nhận là thầy, trong khi những người thầy thường xưng là “tôi”. Vì họ biết, con đường làm thầy là con đường học hỏi suốt đời, một ngày còn làm thầy là một ngày học hỏi, từ chính những người mà mình đang dạy họ.

Tôi yêu người thầy, một phó giáo sư, là nữ. Cô nấu cơm với cá bống kho tiêu. Nói bữa nay cô nấu cá bống đãi em, vì cô còn nhớ, hồi sinh viên em thích ăn cá bống trứng kho tiêu. Sau này, cá bống trứng kho tiêu là món mình nấu ngon nhứt hạng. Mỗi lần ăn là nhớ cô quay quắt. Cô có rau nhà trồng, có lá hẹ nhỏ xíu trồng trong một chậu đất. Về bếp nhà cô như ở bếp nhà mẹ, thích ăn gì ăn, thích ngủ thì ra salon gỗ mà ngủ, mát vô cùng. Tôi yêu người thầy, mà khi nói về nghề, mắt cô sáng lên, đôi khi hai cô trò cười lăn ra, chảy trào nước mắt. Khi nói về đề tài đang theo đuổi, cô có thể nói cả ngày trời không dừng. Tôi yêu người thầy, mà khi tôi là đứa sinh viên quê mùa bình dị, cho đến khi là chủ một công ty có ba bốn chục nhân viên, cho đến khi trắng tay bơ vơ ôm con nhỏ hỏn, đều đối xử với tôi trước sau như một. Tôi thương người thầy, đi đến hơn hai phần ba cuộc đời, đau đáu những ấp ủ không ngừng nghỉ. Tôi kính trọng người thầy, mà cả xã hội thay đổi rần rật đùng đùng, cô, trước sau vẫn vậy.

Tôi yêu thương quý mến người thầy, cô giáo của con trai tôi, người dắt con tôi đi ăn, đùa giỡn, dạy dỗ cháu mỗi tối đến tận 9h, đợi mẹ cháu về rước vì có việc không thể bỏ. Tôi cảm kích người thầy, cô giáo của con trai tôi, người la mắng cháu gay gắt rồi ôm vai cháu động viên khích lệ. Tôi không chờ ngày nhà giáo để tặng gì cho cô. Với tôi, 365 ngày, cô là thầy giáo của chính tôi!

Tôi không dám nói một điều gì về nền giáo dục Việt. Vì giáo dục và giải trí là hai thứ sản phẩm rõ rệt nhất của xã hội. Muốn vực dậy một xã hội cũng bắt đầu từ giáo dục và giải trí, muốn nhu nhược hóa một dân tộc, cũng phải bắt đầu bằng giáo dục và giải trí.

Người ta tranh cãi và nói với nhau rất nhiều về kính thưa các thể loại phương pháp giáo dục. Nhưng với tôi, phương pháp giáo dục lớn nhất, là giữ lửa cho chính bản thân mình. Một người thầy không có lửa, sẽ chỉ là speaker. Giỏi cỡ nào cũng chỉ là speaker mà thôi.

Gửi đến người thầy yêu kính nhất của tôi, lời nhớ thương thầm lặng. Gửi đến người thầy đáng quý của con trai tôi, lời ngưỡng mộ sâu sắc.

Chúc mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam!

 

Thơm Điệu Đà

Từng giọt sương thu hết mênh mông

0
*Photo: samyaoo

 

Con sông là thuyền, mây xa là buồm
Từng giọt sương thu hết mênh mông
Những giọt sương, những nụ hoa
Hẹn hò gặp nhau trước hiên nhà…

Biển cả có hạnh phúc của biển cả và có những bí ẩn thẳm sâu trong lòng đại dương bao la. Thảo nguyên có hạnh phúc của thảo nguyên với sự mênh mông một mầu xanh bát ngát. Những biển lớn, những cánh rừng, những thành phố, những cánh đồng, những dòng sông, những khu vườn, những con đường có sự hấp dẫn và quyến rũ riêng của nó, có những sự biến chuyển theo thời gian, không gian và sự tác động xung quanh của dòng chảy cuộc sống.

Mỗi một ngôi nhà có một cửa chính và những ô cửa sổ. Mỗi một con người có một ô cửa tâm hồn và những góc nhìn cuộc sống. Cái góc nhìn cuộc sống càng hẹp hoặc chỉ nhìn theo một góc độ thì ngôi nhà tâm hồn của ai đó sẽ giống như một cái giếng có một ô cửa trong vắt nhìn lên khoảng trời xanh mây trắng bồng bềnh. Nhưng mỗi người chỉ có thể sống cuộc đời riêng của họ, quan tâm đến những mối quan tâm rất riêng của họ và chắc là con ếch ngồi trong đáy giếng cũng có cái hạnh phúc riêng trong thế giới của nó mà con chim trên trời không có.

Mỗi một ngày, khi mở cửa sổ đằng đông, bạn thấy mặt trời lên, mở cửa sổ đằng tây bạn thấy hoàng hôn xuống, mở cửa bắc, cửa nam là bầu trời mênh mông lúc xanh thẳm lúc lấp lánh sao đêm. Vạn vật xung quanh bạn đang sống, đang thở, đang chuyển động, đang gặm nhấm, tận hưởng thế giới riêng của mình, và bạn nhìn được một bức tranh toàn diện về cuộc sống, một cách rộng mở và bao dung.

*Photo: samyaoo

 

Mỗi ngày tôi thấy một bà mẹ hạnh phúc với một em bé, một cô gái hạnh phúc với một người yêu, một người con hạnh phúc về sức khỏe của người cha, một người vợ hạnh phúc bên chồng, một người bạn hạnh phúc trong ngày sinh nhật, một nhà văn hạnh phúc với một tác phẩm mới, một nhà báo làm từ thiện hạnh phúc với chuyến đi quyên góp, một đôi tình nhân hạnh phúc với ngày kỷ niệm tình yêu, một cô gái đầy cá tính thích khoe khoang hạnh phúc với fan của mình, một anh chàng thích du lịch hạnh phúc với một chuyến đi, một nhóm các nhà báo hạnh phúc với việc cập nhật và bình luận chuyện xã hội… Ai cũng tư chăm chút cho hạnh phúc của mình, cũng tự hào với hạnh phúc của mình, cũng thấy rằng mình sinh ra trong đời rất đáng được hạnh phúc và hạnh phúc theo cách của riêng mình.

Ai đó bảo rằng hãy nhìn cuộc sống nhẹ nhàng và dung dị như một cuộc chơi, giống như đứng trên đỉnh núi nhìn bao la đất trời và thấy lòng mình bình yên, thanh thản.

Giống như khi bạn nhìn đất trời mênh mông qua lăng kính của một giọt sương, bạn sẽ thấy con sông dưới mặt đất là thuyền, còn mây trên trời là cánh buồm. Đạt đến mức độ thiền, bạn sẽ nhìn cuộc sống vĩ đại này trong một sự giản đơn như thế, khi đó, đất và trời giao hòa làm một và thật gần với nhau. Hãy nghĩ rằng tổng hòa mọi khuôn mặt người với mọi trạng thái cảm xúc ngoài cuộc sống kia chính là một sự đương nhiên, nằm trong một tổng thể nào đó, đơn giản như bức tranh thuyền và cánh buồm trong câu hát của Trịnh Công Sơn mà thôi. Vâng, chúng ta sinh ra và hò hẹn nhau tại một địa điểm là cuộc đời. Đó là lý do vì sao từ cửa số tâm hồn ngôi nhà của tôi, tôi nhìn thấy cuộc đời của bạn. Cảm ơn vì các bạn cũng đang nhìn thấy tôi trong cuộc sống mênh mông này.

 

Đoàn Minh Hằng

Nếu tôi là cô giáo dạy văn

0
*Photo: Minato

¨Mọi lý thuyết chỉ là mầu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi.¨ Tôi mơ ước về một cái cây văn học trong nhà trường được tưới bởi những rung cảm bằng trái tim và trải nghiệm sống thật gần gũi, để cây xum xuê bóng mát cho tâm hồn em thơ.

Từ những ký ức học văn …

Quả thực tôi không nhớ lắm 20 năm trước mình đã được học văn ở nhà trường như thế nào. Cảm giác chung là hầu như chẳng mấy ấn tượng. Nhưng có 3 câu chuyện mà tôi còn nhớ mãi.

Câu chuyện thứ nhất: đề bài cô giáo yêu cầu viết tiếp câu chuyện tưởng tượng cho phần kết của chuyện cổ tích. Ví dụ sau khi hoàng tử đưa công chúa về cung trong Bầy chim thiên nga thì chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Tuy học lớp 6 nhưng tôi đã bắt đầu làm thơ nên tôi làm nguyên một câu chuyện rất dài bằng thơ phải đến 10 khổ. Hôm trả bài cô giáo bảo không biết chấm bài của tôi như nào vì cô không yêu cầu tôi làm thơ. Sau đó cô cho tôi điểm 5.

Lần thứ hai cả lớp viết bài khen cô Tấm riêng tôi có những quan điểm của mình và tôi cảm thấy cô độc khi một lần nữa cô giáo phê bình tôi vì chê cô Tấm độc ác. Tôi bỏ ra khỏi lớp đi lang thang ngoài sân trường. Sau đó tôi thi sang lớp hóa và không học văn nữa.

Lần thứ ba tôi nhớ nhất khi học văn của Nguyễn Tuân, cô giáo (tất nhiên là cô giáo khác) phân tích rất kỹ một đoạn văn miêu tả của Nguyễn Tuân để chỉ cho chúng tôi xem những tính chất điện ảnh trong đoạn văn đó, cách miêu tả hệt như Nguyễn Tuân lia chiếc máy quay phim thu lại những thước phim đáng giá cho người xem. Cô nói Nguyễn Tuân có một sự hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực khi viết. Từ đó tôi luôn có mơ ước mình sẽ viết được một tác phẩm văn học mà ở đó cách thể hiện cũng phải giống như những thước phim và phải có sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực mình đang viết.

Bao nhiêu năm học văn, ký ức của tôi chỉ nhớ bấy nhiêu thôi.

Nhưng có một điều đáng nói, hành trang đi kèm chúng tôi thời bấy giờ chỉ là những cuốn sách giáo khoa kèm theo những cuốn sách hướng dẫn phân tích. Tôi đồ rầng tất cả các nhà giáo dạy văn ngày xưa cũng như bây giờ ở nhà chưa từng có một giá sách khủng. Thời bấy giờ học trường chuyên, chúng tôi học suốt ngày đêm, cho đến khi một tình nguyện viên quốc tế Singapore ở lại trường trong một thời gian ngắn dạy tiếng Anh đến, cô rất ngạc nhiên vì học sinh chả đứa nào đọc sách ngoài sách giáo khoa cả. Chính cô giáo tự mở một tủ sách truyện tiếng Anh nhỏ ở phòng của cô trong ký túc xá để khuyến khích học trò chăm chỉ đọc các tác phẩm văn học. Nhà trường không có thư viện để tác phẩm văn học bằng tiếng Việt đến với học sinh chuyên văn đọc. Tôi cũng dám chắc nhiều trường học hiện nay không hề có thư viện sách cho học sinh. Nếu chỉ tiếp xúc với sách giáo khoa thôi, làm sao đủ?

Rất may bây giờ các bạn trẻ có điều kiện để mua sách hoặc tiểu thuyết đọc nhiều hơn chúng tôi ngày xưa. Tôi cũng có may mắn hơn chúng bạn là được thừa hưởng nhiều nguòn sách từ gia đình nhưng lịch học nhà trường vô cùng dầy đặc, học gạo nhiều hơn học thật.

…Đến mơ ước dành cho các em học sinh

Bây giờ đã hơn 30 tuổi, tự dưng tôi lại mơ ước giá như mình được đứng trên bục giảng, say sưa truyền cảm hứng về văn học cho các em. Tại sao nhiều năm trước, tôi không nhận được cảm hứng này từ thầy cô? Con đường sống và trải nghiệm của tôi đã khiến tôi đúc kết và liên tưởng được nhiều điều có liên quan giữa văn học và cuộc sống. Và giá như ngày trước các thầy cô nói chuyện với chúng tôi được về cuộc sống và văn học cũng như văn học với cuộc sống thì tuyệt vời biết bao. Tôi chưa hề đứng trên bục giảng, nhưng tôi có cơ hội được đứng trước nhiều bạn sinh viên để nói chuyện về sách và cuộc sống. Tôi có khoảng thời gian là 3 năm mở một quán cafe sách ở Hà Nội trước khi sang định cư tại Pháp, để trả cho ước mơ thời còn học sinh của tôi, là không được đọc sách, là không được trò chuyện về sách và cuộc sống. Tại đó, tôi gặp nhiều các em học sinh sinh viên, với những ánh mắt đầy khao khát được khám phá về thế giới nội tâm cũng như cuộc sống rộng lớn mà các em sắp bước vào.

Có một kỷ niệm nhớ nhất là một em nhân viên của tôi, khi đó đang làm phụ bàn tại quán, nói với tôi rằng, chị là người đầu tiên chọn cho em một cuốn sách đầu tiên trong cuộc đời em. Trước đó em chưa bao giờ đọc sách. Cuốn sách đó đã thay đổi em rất nhiều. Sau này khi tôi ngừng kinh doanh cafe sách, các em nhân viên cũng mỗi người một nơi, chính em đã viết thư kể cho tôi câu chuyện rằng trước đó em rất hoang mang trong cuộc sống, làm nhiều việc vô bổ kể cả tham gia hút heroin, nhưng sau khi được nhận vào làm việc tại môi trường cafe sách và được truyền đạt những điều ý nghĩa trong cuộc sống và văn học, em đã thay đổi và hiện nay có một việc làm tốt để giúp bố mẹ.

Tôi có một mơ ước văn học trong nhà trường làm được những việc như thế, đó là không chỉ truyền cho các em một tình yêu với sách, văn học, mà còn cả những trải nghiệm sống mang tính nhân văn. Không phải là những bài kiểm tra miệng thuộc lòng, không phải là những câu phân tích xáo rỗng mà tư tưởng là của thầy cô hoặc trong sách hướng dẫn phân tích, không phải là những kỳ thi quay cóp, không phải là cách chấm điểm rập khuôn. Văn học và cuộc sống có liên quan đến nhau chặt chẽ, một mặt nó khơi gợi tính nhân văn, mặt kia nó phản ánh hiện thực xã hội qua nhiều cách thể hiện của tác giả. Văn học chắt chiu những suy nghĩ tinh túy nhất của các nhà văn qua mọi thời đại, có nhiều cảm xúc và trải nghiệm cuộc sống, để lại món quà cho người đọc để người ta tự soi vào nội tâm của mình, đôi khi, cảm thấy được đồng cảm như một người bạn.

Nếu tôi là cô giáo dạy văn

Nếu tôi là cô giáo dạy văn, việc đầu tiên, tôi sẽ trò chuyện với các em về tình yêu sách, về tầm quan trọng của sách nói chung và sách văn học nói riêng với cá nhân tôi. Tôi sẽ hỏi các em vì sao các em yêu thích hoặc không yêu thích văn học, các em thường cảm thấy thế nào khi được đọc những cuốn sách hay, những tác phẩm mà các em yêu thích là gì. Tôi sẽ làm một tủ sách để mọi người trong lớp cùng đọc, cùng chia sẻ trên một group nào đó trên facebook chẳng hạn. Tất nhiên là sẽ có những cuộc thi sáng tác cho các em. Tôi cũng sẽ chọn một đoạn văn thật ý nghĩa để mọi người cùng phân tích và đưa ra ý kiến về đoạn văn đó. Tiêu chí đánh giá một bài viết hay thì ý tưởng và cách thể hiện độc đáo, cá tính, sáng tạo, giẩu cảm xúc được đề cao hơn cả.
Quan trọng hơn, tôi muốn đưa văn học gần hơn với cuộc sống của các em. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi mới lớn, chất chứa nhiều tâm tư nguyện vọng và khao khát ước mơ, cũng như nhiều lúng túng mơ hồ trong cuộc sống. Văn học cũng có thể là một phương tiện để các em giãi bày tâm sự hoặc phản ánh góc nhìn về thế giới xung quanh. Quan trọng nhất là khuyến khích các em thể hiện thế giới quan của mình, giúp các em tìm thấy niềm vui khi được thể hiện quan điểm hay tìm thấy những khoảng lặng trong cuộc sống. Giúp các em có những góc nhìn sâu sắc và rộng mở hơn với cuộc đời, biết liên tưởng những tư tưởng hay triết lý trong các tác phẩm với cuộc sống, cũng như biết tổng hợp cuộc sống thành những tư tưởng đưa vào chính trang viết của mình. Dạy các em những cái chiều sâu, những chau chuốt khi viết. Dạy các em những bài học nhân văn về cuộc sống thông qua văn học. Tôi cũng muốn khuyến khích các em viết về cuộc sống hiện tại thông qua góc nhìn của riêng mình giúp các em bắt đầu có những tư duy về thời đại mình đang sống và thể hiện những chính kiến của mình thông qua văn học.

¨Mọi lý thuyết chỉ là mầu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi.¨ Tôi mơ ước về một cái cây văn học trong nhà trường được tưới bởi những rung cảm bằng trái tim và trải nghiệm sống thật gần gũi, để cây xum xuê bóng mát cho tâm hồn em thơ.

 

Đoàn Minh Hằng

Đừng lãng phí thời gian của con trẻ

0
*Photo: Bonne Maman

 

1. Chuyện xin đi học thêm:

Mẹ tôi là giáo viên. Từ những năm tôi còn đi học cho đến nay khi tôi đã hơn 30 tuổi và mẹ đã về hưu, tôi vẫn thấy nhiều phụ huynh đưa con đến xin học thêm ở nhà mẹ. Nói là xin học thêm vì nhiều người tha thiết quá. Tha thiết kiểu như mấy cô hàng xóm gần nhà tôi hơn 20 năm trước cứ bảo: ¨Bác không dạy cháu thì sau cháu làm đầu trộm đuôi cướp cháu sẽ ăn trộm nhà bác dầu tiên.¨ Hoặc tha thiết như kiểu khi tôi sinh em bé, mẹ tôi đến chăm tôi, các bậc phụ huynh còn vào tận đầu giường tôi nài nỉ mẹ: ¨Bác không dạy cháu thì cháu gay lắm, coi như đời cháu hỏng bác ạ.¨
Xin học thêm ở đây là xin học một kèm một, tức là mẹ tôi dạy cho một cháu. Mẹ tôi không chỉ dạy chuyên môn mà còn đảm nhận luôn việc dạy đạo đức, hướng dẫn cách tự học vì hầu như các phụ huynh không nói được để con tự giác học. Phụ huynh hầu hết là người quen, hàng xóm, đồng nghiệp cơ quan bố, toàn những người quen biết thuộc diện khó từ chối. Tôi còn nhớ 20 năm trước mẹ tôi cứ như là một cô trông trẻ vì phải ngồi dậy học cho một anh cá biệt không ai trị được. Mẹ bảo dậy cho có ý thức là chính thôi chứ anh không ngồi yên được 30 phút, và người thì nồng nặc mùi thuốc lá, phải nhai kẹo để cai thuốc. 20 năm sau bọn trẻ con đến học nhà tôi cũng không thấy khá hơn, cộng trừ nhân chia cơ bản không biết và thấy mẹ tôi toàn phải dậy lại từ ý thức học và tầm quan trọng vì sao phải học.

Trước kỳ thi đại học, người ta lại đưa con đến nhà tôi, ngoài việc xin ¨bác kiểm tra kiến thức của cháu¨ thì hay hỏi một câu ¨bác cho lời khuyên cháu nên thi vào trường nào vì tôi định cho cháu thi vào trường A do ông chú nó có thể lo được đầu ra¨.

Tôi thi thoảng cũng bị dí làm giáo viên bất đắc dĩ cho cháu tôi năm nay học lớp 8. Tôi thường khuyên cháu nên tự theo cách này cách nọ, cháu bảo cháu không có thời gian vì còn phải học thêm ở trường của cô môn này môn kia, không đi học thêm cô không cho điểm cao. Tôi bảo mẹ cháu không cần chiều lòng tất cả các cô, để cháu tự học những thứ cháu thích và cần thiết chứ một tuần đi học thêm quá nhiều ngoài giờ học ở trường thì lấy đâu ra thời gian mà tự nghiền ngẫm. Mẹ cháu lắc dầu: ¨Không được, không được, bây giờ ai chả cần phải lên lớp, ai chả cần phải vào đại học, làm sao trái lời các cô được. Giải toán không đúng cách của cô còn bị điểm kém nữa là.¨ Thế là bọn trẻ con hàng ngày vẫn phải cắp sách đều đi học giờ chính quy, cắp sách đều đi học thêm ở trường dù bản thân và cha mẹ không thích nhưng phải làm vừa lòng cô, và thêm việc gửi gắm đến nhà ai đó tin cậy học một kèm một (mà chưa chắc bọn trẻ con đã thích hay không).

2. Phụ huynh có thật sự hiểu và tôn trọng con:

Trở lại câu chuyện của một số phụ huynh mà tôi kể bên trên, cần phải nói đến trước tiên là thái độ sốt sắng và lo lắng của họ trước tình hình học tập của con. Cái đích thi đỗ đại học hoặc thi vào cấp 3 luôn là cái án treo lơ lửng trước mặt chúng. Đa số họ đều phàn nàn rằng chúng lười học, nói không nghe lời. Thậm chí chị họ tôi không ngớt lời chê trách con trước mặt tôi. Cháu tôi thì tỏ thái độ phản ứng ngay:¨Sao mẹ cứ nói con thế thật là khó chịu. Sao mẹ không để con được thoải mái như cách dì dạy con. Con thích được học như thế. Mẹ cứ bắt con phải thế này phải thế kia. Làm sao lúc nào cũng đáp ứng được hết yêu cầu của mẹ.¨

Đấy là cháu tôi còn phản ứng được. Những đứa trẻ khác khi đến nhà tôi thì cúi gằm mặt xuống im lặng nghe bố mẹ chúng phàn nàn với mẹ tôi. Có cô còn tâm sự rằng cháu về nhà là đóng sập cửa bên trong, chẳng biết làm gì, chẳng biết đang nghĩ gì, nhờ bác hỏi han rồi khuyên bảo dùm. Có chú khác thì đến nhà tôi khoe với giọng tự hào lắm, rằng cháu nhà tôi chỉ cần lườm mắt một cái là sợ, chui ngay vào phòng học, nhưng cứ không ở nhà thì mẹ nó không nói được.

Tất cả chỉ nói lên một điều: bố mẹ không hiểu con, không gần gũi tâm sự với con, thì làm sao khuyên bảo hoặc truyền cảm hứng cho con đam mê với công việc học tập. Từ những câu nói gửi gắm xin học cho con, đến việc chọn trường nào cho con, tôi tự hỏi liệu các phụ huynh có khi nào hỏi ý kiến và lắng nghe những nguyện vọng của con trẻ. Khi mẹ tôi chia sẻ, phải hỏi cháu xem cháu thích gì, phải hỏi cháu xem cháu có thích học không, thì phụ huynh đã nói luôn, trình độ của cháu chỉ đến thế thôi bác ạ. Các cháu đến nhà tôi với bố mẹ, từ đầu đến cuối ngồi im thin thít hoặc nói năng chỉ dám lí nhí.

Thế là thành cái vòng luẩn quẩn, con chán nản, không tha thiết với học hành còn cha mẹ thì sốt sắng hơn cả con. Việc học như là một sự ép buộc và đôi khi còn là nỗi ám ảnh kinh hoàng của con trẻ khi một mình chúng phải chịu bao nhiêu là áp lực từ trường học, trung tâm học thêm, cha mẹ và những địa chỉ một kèm một được cho là đáng tin cậy.

3. Đừng lãng phí thời gian của con trẻ.

Tự học, tự nghiên cứu, tự nghiền ngẫm, là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Không những giúp cho các học sinh có khả năng tự tiếp thu kiến thức mới mà còn rèn luyện được đức tính tự giải quyết các vấn đề, các bài toán khó cho cuộc sống sau này. Học là một quá trình tích lũy theo thời gian, kể cả sau này khi không còn ngồi trên ghế nhà trường hay không còn học đại học, người ta vẫn liên tục cần phải bổ sung cho mình rất nhiều kiến thức không chỉ từ sách vở, internet, mà còn thông qua việc quan sát cuộc sống, làm việc thực hành và những va chạm khác trong cuộc đời.

Nếu ngay từ nhỏ trẻ con không được rèn luyện khả năng tự học, sẽ trở thành vô cùng bị động như những đứa trẻ mà tôi được biết như những câu chuyện kể trên. Nếu ngay từ nhỏ, cha mẹ không dành nhiều thời gian để thấu hiểu con, sẽ khó biết được con thực sự thích gì để định hướng và truyền cảm hứng cho con. Khi quan tâm đến con thì thường là quá muộn. Quá muộn không phải việc kiến thức chúng bị hổng khó bù đắp, mà quá muộn là khoảng cách giữa cha mẹ và con cái đã xa lắm rồi, không chia sẻ được. Ngoài việc kiến thức bị hổng, trẻ phải đối mặt với những áp lực nhiều phía, đặc biệt là những trì trích của cha mẹ, việc học hành không còn là hứng thú, nên không thể tiếp thu. Từ đó đam mê, sáng tạo tìm tòi phát huy những khả năng tiềm ẩn là hoàn toàn không thể.

Học tập một cách khoa học là trẻ phải tự nghiên cứu trước bài ở nhà, tự đặt các câu hỏi, tự có cách giải quyết các vấn đề của mình trước, và thầy cô là người hướng dẫn trẻ nên tìm câu trả lời trong những tài liệu nào, hoặc đưa ra các gợi ý về việc giải quyết vấn đề. Học ngoại ngữ thì càng cần phải tự học rất nhiều ở nhà và đến trường chỉ là tương tác và giao tiếp. Thời gian học với người hướng dẫn và thời gian tự học phải có sự cân bằng. Chỉ cần trẻ có khả năng và ý thức tự học, thì thời gian học với người hướng dẫn vô cùng lý thú và hiệu quả.

Hiện tượng học thêm ở trường tràn lan và kém hiệu quả nhưng bao nhiêu năm qua chưa thấy sự đổi thay đáng kể của ngành giáo dục. Vì thế, trước khi hệ thống giáo dục cồng kềnh đang hô hào đổi thay, các bậc phụ huynh phải tự đổi thay mình trước. Hãy dành nhiều thời gian hơn cho con, hiểu tâm tư nguyện vọng của con, truyền cảm hứng cho con hoặc tìm những người đáng tin cậy để hướng dẫn cho con. Đừng lãng phí thời gian của con trẻ cho những điều mà chính chúng ta cũng cảm thấy nó thật sự vô bổ.

Hãy cho trẻ nhiều thời gian để nghiên cứu, làm thử một điều gì đó, sáng tạo và say mê với nó. Tình trạng chung của nhiều trẻ cho đến khi trưởng thành thường không biết mình muốn gì, thích gì, nên làm gì bởi từ nhỏ chúng không được và không có thời gian để tự nghiền ngẫm một cái gì đó cho thật sâu sắc. Tiếp xúc với nhiều sinh viên đại học, kể cả những em sắp ra trường, các em đều chia sẻ với tôi một điều rất chung là ¨Em chán học quá, em không hiểu cứ phải học những điều giả tạo và không thích này để làm gì, em muốn sống một đời sống khác, nhưng lại ngại phải đảo lộn mọi thứ đã được sắp đặt và đang trôi.¨

Hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp đại học, ra ngoài cuộc đời, mới bắt đầu thực sự sống cuộc đời của chính mình, đầy bỡ ngỡ, va vấp và đau khổ cho sự lơ ngơ của chúng. Chúng muốn làm việc được hầu như phải tự học lại từ đầu hoặc các công ty phải đào tạo gần như từ đầu. Chúng đã phí hoài bao nhiêu năm cho việc làm hài lòng cha mẹ và thầy cô, phí hoài bao nhiêu năm để trả lời cho mình câu hỏi mình là ai, mình muốn gì và mình phải tự đứng lên bằng đôi chân của mình như thế nào?

Việc học kiến thức là vô cùng quan trọng. Nhưng quan trọng hơn, trẻ phải được học cách tự tìm ra những điều chúng thích, đam mê với nó, tự tìm tòi, tự tìm những giải pháp và tìm đến con đường chạm tới ước mơ của mình. Đó mới là cái đích của việc học. Thế nên cha mẹ ngoài việc hướng dẫn cho con những phương pháp tự học và nghiên cứu, cần có những giải pháp cân bằng với việc học ở trường và việc học thêm, tránh làm lãng phí những tháng năm tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất của con trẻ.   Hãy giúp con hiểu hơn về bản thân, biết sớm đam mê của mình và tự tìm tòi để chạm đến ước mơ của chúng.

 

Đoàn Minh Hằng

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư!

0
*Photo: Ukmechanic 

 

“Không thầy đố mày làm nên.”

Hẳn trong mỗi chúng ta đều có riêng cho mình những người Thầy. Họ không chỉ là những người chỉ dạy, hơn hết là những người truyền cho ta cảm hứng. Nhiều khi trong cuộc sống, chúng ta cần những người có kinh nghiệm hơn mình để chỉ cho ta những hướng đi mà chính chúng ta đang mơ hồ…

Gần ngày 20/11, ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi muốn chia sẻ những gì mà GS Trường và hơn hết là chính là người Thầy mà tôi luôn kính trọng đã truyền lại cho tôi.

GS Phan Văn Trường, một người được nhà nước Pháp trao tặng Huân Chương Bắc Đẩu Bội Tinh, Cố vấn cao cấp của Tập đoàn xây dựng Hòa Bình, giảng viên danh dự Trường ĐH Kiến Trúc…  Một người đi hơn 80 nước trên thế giới, tham dự 30 cuộc thương thuyết lớn của các tập đoàn đa quốc gia. Một người đã từng được gặp nhiều nguyên thủ quốc gia, những vua chúa hoàng tộc…Hơn hết, GS Trường chính là người thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện miễn phí với sinh viên Việt Nam chia sẽ những câu chuyện về cuộc sống, thành công và thất bại…

Riêng tôi thấy rất háo hức mỗi lần được gặp Thầy. Không chỉ đơn giản là những lời khuyên, những câu chuyện mà chính là động lực, sức mạnh mà Thầy truyền vào cho tôi… Mỗi lần được gặp Thầy, tôi cố gắng lắng nghe và ghi lại để thấu hiểu hết được những gì thầy truyền đạt.

Thứ nhất: Mỗi ngày tiến một tí!

Giới trẻ Việt Nam đang bị che lấp bởi một cái vung lớn ngay trên đầu, không thể thoát ra được… Và bốn bức tường chắn xung quanh là trình độ ngoại ngữ… Không tiếp xúc được với những nguồn tri thức quý báu của thế giới… Đơn giản, hầu như sách ở Việt Nam đều được dịch từ nước ngoài nên bị sai sót, nhiều nội dung còn trái ngược. Vậy nên việc học ngoại ngữ rất quan trọng, bạn có thể tiếp cận với những nguồn tri thức của các nước trên thế giới. Ngoài ra, việc học ngoại ngữ đơn giản nhưng không phải ai cũng có đủ quyết tâm để theo đuổi đến cùng. Vậy nên, mỗi ngày học tiến một tí, học thêm được một từ hay hai từ ngoại ngữ cũng là rất tốt so với việc không học… Mỗi ngày tiến một tí, tiến ở đây có thể về nhiều măt, chúng ta khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống, kể cả những lĩnh vực mà ta chưa hề biết tới.

Thứ hai: Đừng cố đeo mặt nạ!

Hầu như có những người, đến những năm 60 hay 70 tuổi rồi ngồi nghĩ lại thấy mình chưa làm được điều gì cả, chưa làm gì được cho cuộc đời. Vì đơn giản, trong suốt quá trình làm việc, họ chỉ đeo trên mình những chiếc mặt nạ. Suốt ngày đi làm với chiếc mặt nạ, giao tiếp với sếp lớn cũng với chiếc mặt nạ. Và đến khi họ làm sếp thì họ cũng đeo mặt nạ để giao tiếp với nhân viên. Vậy nên, hãy làm việc vì cuộc đời… Thay vì cứ mai đeo trên mình những chiếc mặt nạ, rồi đến một lúc nào đó, những chiếc mặt nạ đó sẽ làm cho chúng ta cảm thấy mình chả làm được gì trong cuộc đời cả.

Thứ ba: Nghề nghiệp trái phải!

Chúng ta có những hai bàn tay, chúng ta có quyền lựa chọn những thứ mình thích. Tay phải của bạn, bạn hãy làm nghề nghiệp mà nó mang lại tiền bạc để nuôi sống bản thân  hằng ngày. Còn tay trái của bạn, bạn hãy làm công việc mà mình đam mê, kể cả việc đó không mang lại cho bạn nhiều tiền bạc. Vậy nên việc lựa chọn nghề nghiệp, mỗi người có thể chọn cho mình nhiều việc, nhưng ít nhất thì nên có việc tay trái và tay phải… Chả ai cấm được chúng ta lựa chọn nhiều việc cả, chủ yếu là bản thân ta có cản đảm để làm hay không mà thôi…

Thứ tư: Đừng vì sĩ diện!

Đa số nói chung thì trong chúng ta hãy còn tồn tại sĩ diện và chính điều đó giết chết chúng ta. Sĩ diện chả mang lại điều gì cả, chỉ mang lại cho ta sự đau khổ… Đừng vì sĩ diện mà đánh mất đi bản chất thật của bản thân mình, đừng vì sĩ diện mà bắt mình phải như thế này, như thế kia….

Thứ năm: Chủ động, tự quyết!

Trong gia đình, khi quyết định một việc gì đó chúng ta cần tham khảo ý kiến của bố mẹ, nhưng chúng ta phải chủ động trong mọi việc. Vì khi ta chủ động thì bản thân ta biết ta sẽ làm gì và phải làm gì. Điều đó sẽ giúp chúng ta tự chủ cho bản thân mình. Nói cách khác, việc bố mẹ áp đặt cho ta một tương lai hay là một dự định nào đó chính là ta đang sống một cuộc đời của bố mẹ ta chứ không phải do ta. Việc phản bác lại ý kiến bố mẹ nhiều khi được coi là bất hiếu, nhưng ở các nước phương Tây, họ coi trọng tự do cá nhân, nên việc con trái ý với bố mẹ là chuyện bình thường. Vậy nên nhiều khi chúng ta phải tự chủ động khi đó tự bản thân bố mẹ thấy ta chủ động nên sẽ chấp nhận những điều ta làm.

Thứ sáu: Vẹn toàn!

Người cầu toàn, người vẹn toàn chính là người không làm gì cả. Có nghĩa khi ta không làm gì cả thì lúc đó ta mới coi là vẹn toàn. Còn mỗi việc chúng ta nhúng tay vào thì việc đó sẽ không vẹn toàn. Vậy nên trên đời hầu như những việc ta làm đều không vẹn toàn, đừng lo lắng vì điều đó. Việc gì xảy ra thì ắt nó sẽ xảy ra, ta khó mà ngăn cản được. Đừng sợ những khiếm khuyến của bản thân, vì chúng ta không phải là thánh nhân, ai trong chúng ta đều có những khiếm khuyết, vậy nên đừng cố gắng trở thành người vẹn toàn, vì khi vẹn toàn là lúc ta chẳng làm gì cả.

Thứ bảy: Học tập là thái độ, không phải là hành động!

Không phải tất cả những điều chúng ta được dạy thì nó sẽ áp dụng vào trong lúc ta làm việc. Nhiều khi chúng ta chẳng áp dụng gì cả. Cuộc sống này, nhiều lúc những thằng dẽo miệng lại là thằng khôn. Vì đơn giản một người bình thường đi làm, mỗi ngày nhiều lắm cũng được một đến hai tiếng. Ngoài thời gian đó họ làm những việc không đâu vào đâu… họ lãng phí thời gian vào việc tán gẫu, nói chuyện, nhậu nhẹt. Vậy nên nhiều khi những điều chúng ta được học nó xa vời với thực tế… Đôi khi chỉ cần một cái miệng nói hay sẽ kiếm được tiền thay vì học ngày học đêm. Việc học nó mang tính chất thái độ, không cần biết anh học giỏi như thế nào, quan trọng là thái độ trong học tập anh như thế nào…

Thứ tám: Đạo đức!

Đạo đức là một điều gì đó mà bản thân ta thấy không trái với lương tâm của mình. Đạo đức không có nghĩa là ta đem tiền vào Chùa rồi cúng viếng này nọ rồi ta sẽ nhận lại được những điều ta mong muốn. Mà đạo đức chính là trong bản thân ta thấy rằng việc làm của chúng ta là đúng và không trái với lương tâm.

Thứ chín: Ba lần vĩ đại!

Chúng ta có ba lần vĩ đại trong đời… Vào lúc còn trẻ chúng ta hãy làm những điều mình thích, đừng sợ sai lầm. Và đến năm 40 tuổi ta nhìn lại sẽ thấy cuộc đời này thật là tuyệt vời. Đến 50 tuổi là đỉnh cao của cuộc đời một con người. Vậy nên chẳng ai cấm ta trở thành người vĩ đại, bản thân ta phải cho phép ta vĩ đại… Cơ hội làm người vĩ đại rất nhiều, bản thân ta phải đặt điểm tựa đúng chổ.

Cuối cùng, muốn bơi giỏi thì hãy nhìn con cá bơi sẽ tìm thấy rằng nó có điểm tựa…

Muốn làm giỏi thì hãy nhìn người khác làm… Hãy lựa chọn cho mình một điểm tựa từ đó ta sẽ vững vàng trong mọi công việc cũng như cuộc sống.

Đừng theo đuổi tiền bạc, hãy biến tiền bạc thành nô lệ của ta… Nếu ta muốn giàu có thứ gì thì hãy cho đi thứ đó… Cho đi tiền bạc thì sẽ nhận lại tiền bạc, cho đi tình cảm thì nhận lại tình cảm.

Có những người 30 tuổi bắt đầu mới khởi nghiệp bán báo mà trở thành người giàu nhất Việt Nam… Có những nhà khoa học bắt đầu 19 tuổi còn chăn trâu mà trở thành nhà khoa học khiến nhiều người phải kính nể… Chúng ta những con người có điều kiện hơn họ rất nhiều nên phải cố gắng, mỗi ngày tiến một tí, chủ động và có đạo đức.

Và cuối cùng nên nhớ “Hạnh phúc là hoa nở trên đường đi chứ không phải hoa ở cuối con đường.”

 

Quang Nam

Tản mạn 20/11 – Những sứ giả của thời gian

0

Gửi tặng thầy Khúc Hữu Vinh, cô Trần Hoàn, cô Hương Ly, cô Ngọc Anh ! Em yêu các thầy cô, rất rất nhiều !

Vì ta cũng là lịch sử

Tôi còn nhớ những ngày tháng chuyển giao giữa cấp 1 và cấp 2 của tôi như in. Tôi là một đứa học sinh vô cùng xuất sắc, ít nhất là ở trong cái phạm vi trường làng nhỏ hẹp đấy. Học bạ đẹp lung linh nhưng lại không được học trường chuyên. Chắc cũng là do duyên số khi mà năm tôi đặt chân lên cấp 2 cũng là lúc trường cấp 2 được xây gần nhà tôi, cách nhà có hơn 1km. Khác với chị gái ngày xưa phải đi học xa, ở nhà người thân thì giờ tôi lại được học ở trường gần nhà. Gần hơn và cũng cùi hơn.