25 C
Nha Trang
Thứ bảy, 26 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 286

Sau cái chết của con Họa mi

0

 

Từ đấy mỗi sớm mình thức dậy cùng tiếng chim Hoạ mi. Tiếng chim Hoạ mi nhanh chóng trở nên thân quen, gần gũi và gắn bó với mình, mỗi ngày nó đem lại cho mình những giây phút thư thái sau biết bao bộn bề bao công việc.

Còn nhớ cái lần đi Hà Giang chơi, hôm ấy cả bọn liên hệ ngủ đêm tại đồn biên phòng Lũng Cú, sau một ngày đi đường, leo trèo mệt mỏi, bữa chiều lại uống rượu cùng mấy chú lính biên phòng, say túy lúy nên đêm ấy ngủ say như chết rồi. Bình minh chưa kịp ló, cánh rừng nhạt nhòa mờ mờ dần hiện ra trong sương mù, bất chợt tôi bị đánh thức không phải là tiếng đồng hồ báo thức như mọi ngày mà là tiếng hót lảnh lót tuyệt hay của một con chim lạ.

Người hiểu chuyện sẽ chọn hạnh phúc, còn bạn chọn gì?

0
Photo: left-nut

 

Chiều nay trên facebook của cô bạn cùng lớp đại học đã đăng một status với lời lẽ khá nặng nề, châm biếm chồng về cách hành xử của ông nội của con bạn. Thông thường khi gặp những status như vậy mình không bấm like bởi điều đó có nghĩa là đồng tình với những phát ngôn không mấy hay ho đó. Vô hình chung tạo cho bản thân cũng như người viết một nếp nghĩ và hành vi không tốt đẹp.

Du học vs. Du lịch

0
*Feature image: Dayle Fonseca

 

Cách đây không lâu, trong một bài phỏng vấn với báo chí, học giả Trần Ngọc Thịnh có nói: đất nước còn nghèo, mà chỉ lo hưởng thụ, với đi du lịch, các bạn trẻ không lo học hành, chỉ lo đi chơi thì làm sao đất nước khá lên. Cuối bài phỏng vấn, anh kết luận: “Không phải là hãy xách ba lô lên và đi mà là hãy xách ba lô lên và đi du học.”

Nokia ra đi, một thế hệ ra đi…

0
Photo: nielsvanrenselaar

 

Ngày 19/11/2013. Nokia chính thức “bán mình” cho Microsoft. Không hẳn là bán cả thuơng hiệu, thế nhưng việc bán mảng sản xuất thiết bị di động chả khác nào họ bán chính linh hồn mình. Theo thoả thuận, muời năm sau sẽ chẳng còn chiếc điện thoại Nokia nào ra đời nữa. Nokia không đơn giản là một thương hiệu, mà là một tuợng đài, là biểu tuợng cho sự bền bỉ, bình dị và sức sống mãnh liệt.

Sau vụ tự sát năm ấy

0
Photo: cabinadelafoto

 

Chào em,

Có thể em không biết tôi, còn tôi thì biết đôi chút về em. Sau sự việc em tự tử năm ấy, báo đài nhiều lần đưa tin với những tiếc thương vô cùng. Tôi cũng là một trong những người đã cầm bút, cũng là một trong những người tiếc thương em. Hôm nay, tôi muốn viết cho em vài dòng.

Sài Gòn chưa từng phụ ai, cứ tin tôi đi

0
Photo: Thái Ngọc Thắm, Chợ Xóm Củi

 

Hôm trước tôi có trả lời một cuộc phỏng vấn, có một câu hỏi thế này: “Anh hãy chia sẻ những khó khăn khi lập nghiệp ở Sài Gòn?” Tôi trả lời cũng dài, nhưng đại ý rằng: Sài Gòn là một mảnh đất tốt để lập nghiệp, tuy nhiên, vì nó quá tốt nên cơ hội không chia đều cho mọi người và khó khăn lớn nhất ở Sài Gòn, nếu có, chính là từ người lập nghiệp, Sài Gòn không phụ ai cả.

Sài Gòn chưa từng phụ ai. Bạn cứ tin tôi. Bạn chỉ cần biết sống và chịu sống, biết làm và chịu làm, biết chơi và chịu chơi, theo cách của Sài Gòn.

Món quà của yêu thương

0

 

Có hai món quà đặc biệt nhất: sợi dây chuyền bạch kim hình trái tim con tặng sinh nhật muộn cho mẹ và “Búp bê lo lắng.” Con gái có phần ghen tỵ với mẹ một chút vì sợi dây chuyền!

Con đi học xa nhà. Biết tính mẹ rồi, thỉnh thoảng trong lúc chat con lại giục mẹ đi khám bệnh. Mẹ ừ ào cho qua. Con không chịu, bắt mẹ hứa phải đi ngay. Con nói:

– Con học để làm gì, con chỉ có mình mẹ, nếu không có mẹ khi về con biết chăm ai? Mẹ gõ bàn phím nhòe từng con chữ…

Con đi học xa nhà, hàng tháng con tiết kiệm tiền tiêu vặt. Bạn con về, con gửi quà cho bố, cho mẹ, cho em, cho các bạn nữa…

Hôn Nhân Không Dành Cho Bạn

0
*Photo: Lauren

“Sau một năm rưỡi lập gia đình, gần đây tôi mới nhận ra rằng hôn nhân không dành cho mình.”

Nhưng trước khi để cho trí tưởng tượng bay xa thì bạn hãy cứ đọc tiếp đã nhé. Tôi quen vợ tôi ở trường trung học, khi chúng tôi 15 tuổi. Chúng tôi đã là bạn của nhau trong suốt 10 năm… cho tới khi chúng tôi quyết định không muốn chỉ là bạn bè nữa. Thế nên nếu bạn còn đang độc thân, tôi khuyên bạn nên yêu bạn thân của mình. Đó sẽ là câu chuyện lý tưởng cho cả hai. Mặc dù vậy, suy nghĩ về việc kết hôn, ngay cả với người tôi hiểu rõ và yêu thương nhất, vẫn khiến tôi cảm thấy lo sợ. Càng tiến gần tới quyết định sẽ cưới Kim về làm vợ, tôi càng càm thấy bị tê liệt. Liệu tôi đã sẵn sàng chưa? Lựa chọn của tôi có đúng đắn hay không? Kim có phải là Mrs. Right của tôi? Liệu sau này cô ấy có đem đến hạnh phúc cho tôi không?

Rồi vào một buổi tối định mệnh, tôi đã chia sẻ tất cả những lo lắng ấy với cha tôi. Có lẽ mỗi chúng ta đều có những khoảng khắc trong cuộc đời mà khi ấy thời gian tưởng như đứng lại, không gian trở nên lắng đọng và mọi thứ xung quanh nhòa dần đi… tất cả để đánh dấu giây phút mà chúng ta sẽ không thể quên được. Câu trả lời của cha tôi khi đó, đối với tôi, là một khoảnh khắc như thế. Với một nụ cười hiền từ, cha nói với tôi rằng:

“Seth, con đang trở nên quá ích kỷ rồi. Để cha nói một cách thật đơn giản cho con hiểu nhé: Hôn nhân không dành cho con đâu. Người ta không kết hôn để làm cho bản thân mình hạnh phúc, người ta kết hôn để đem hạnh phúc đến cho người khác. Quan trọng hơn, hôn nhân không dành cho riêng con, con phải kết hôn vì một gia đình. Không phải chỉ là gia đình nhà vợ hay những điều phù phiếm khác, mà là cho những đứa con của con sau này. Con muốn ai sẽ cùng con nuôi dạy những đứa trẻ? Con muốn ai sẽ có ảnh hướng tốt tới chúng? Con thấy đấy, hôn nhân không dành cho con. Cũng không vì con. Hôn nhân là vì người mà con sẽ lấy làm vợ.”

Chính vào giây phút ấy, tôi hiểu rằng Kim là người duy nhất tôi muốn lấy làm vợ. Tôi muốn làm cho Kim hạnh phúc, tôi muốn nhìn thấy nụ cười, nghe giọng nói cô ấy hàng ngày, hàng giờ. Tôi muốn là một phần trong gia đình của cô ấy, và gia đình tôi sẽ vô cùng hạnh phúc nếu có Kim. Và rồi nhớ lại những lần cô ấy vui đùa cùng với những đứa cháu của tôi, tôi biết rằng Kim là người mà tôi mong muốn sẽ bên tôi để cùng nhau xây dựng một mái ấm nhỏ của riêng mình. Từng lời nói của cha khi ấy như một cú huých vào tâm trí tôi.

Chúng đi ngược lại với lối sống mà chúng ta tạm gọi là “Triết học Walmart” ngày nay: nếu bạn chưa hài lòng, bạn luôn có thể trả lại và đem về một cái mới. Không, hôn nhân thực sự (và tình yêu chân chính) không bao giờ chỉ dành cho bạn cả. Nó dành cho người bạn yêu thương — cho những mong muốn, những khao khát, những hy vọng và những ước mơ của người ấy. Tính vị kỷ thì hô to: “Thế tôi được cái gì ở đây nào?” còn Tình yêu chỉ nhẹ nhàng hỏi: “Tôi có thể cho đi điều gì?”

Cách đây không lâu, vợ tôi đã cho tôi thấy một tình yêu vị tha là như thế nào. Trong suốt nhiều tháng, trái tim tôi trở nên chai sạn bởi những giày vò của sự giận dữ và sợ hãi. Và rồi khi căng thẳng lên đến đỉnh điểm, tất cả mọi cảm xúc như vỡ òa. Tôi đã cư xử thật ích kỷ và nhẫn tâm. Nhưng thay vì đáp trả lại những ích kỷ trong tôi, Kim đã làm một điều vô cùng tuyệt  vời — cô ấy bao bọc tôi bằng tình yêu của mình. Gạt đi tất cả những tổn thương và đau đớn tôi gây ra, cô ấy đã mở rộng vòng tay yêu thương và xoa dịu tâm hồn tôi. Hôn nhân là vì một gia đình. Đã có lúc tôi quên mất lời khuyên của cha. Trong khi Kim làm tất cả vì tôi, tất cả những gì tôi làm chỉ là lo lắng cho bản thân mình. Tôi đã khóc khi nhận ra sự thật tồi tệ ấy, và chỉ có thể hứa với người vợ yêu quý của mình rằng tôi sẽ nỗ lực để trở nên tốt đẹp hơn.

Với tất cả những ai đang đọc bài viết này — những người đã kết hôn, sắp kết hôn, còn độc thân hay những người tự hứa sẽ ở vậy suốt đời — tôi chỉ muốn các bạn hiểu rằng hôn nhân không phải dành cho bạn. Cũng chẳng có tình yêu đích thực nào là dành cho bạn cả. Tình yêu là dành cho người mà bạn yêu thương. Và mặc dù nghe có vẻ nghịch lý, nhưng khi bạn càng yêu ai đó, bạn càng nhận được nhiều yêu thương. Yêu thương không chỉ từ người ấy mà yêu thương cả từ bạn bè họ, gia đình họ và hàng ngàn những người mà bạn sẽ không bao giờ gặp được nếu bạn chỉ biết yêu bản thân mình. Thực sự thì, tình yêu và hôn nhân không dành cho bạn. Nó để dành cho những người khác mà thôi.

 

Seth Adam Smith

Dịch: Hồng Ngọc, theo Litory.net 

 

Thiên Nga Đen: Cuộc đấu tranh đạt tới sự cân bằng hoàn hảo

0
*Photo: Black Swan Poster

 

Black Swan – đáng lẽ hồi chiếu phim này tôi nên ra rạp xem, dù cũng được biết nhiều cảnh bị cắt. 108 phút phim trôi qua và tôi không ngừng suy nghĩ lại những gì vừa chứng kiến. Và tôi tự hỏi vì sao Darren Aronofsky lại đặt tên bộ phim của ông như vậy.

Nina (Natalie Portman) đã hoàn thành xuất sắc vai diễn và mãn nguyện khi cảm nhận được sự hoàn hảo. Nhưng đó không phải sự hoàn hảo trong lốt của Thiên Nga Đen hay Thiên Nga Trắng. Sự hoàn hảo của Nina là sự cân bằng tuyệt đối giữa kiểm soát và đánh mất bản thân, giữa Cái Ấy – Cái Tôi – Cái Siêu Tôi trong quan điểm của phân tâm học (Id – Ego – Super Ego).

Mở đầu phim, chúng ta nhìn thấy một Nina với tính thiện, những quan niệm đạo đức được hình thành từ sự giáo dưỡng của người mẹ. Bản ngã (Ego) của Nina bị kiểm soát và chi phối gần như tuyệt đối bởi những quan niệm đạo đức ấy (Super Ego). Sự mất cân bằng quá lớn khiến cô hoàn thành xuất sắc một Thiên Nga Trắng trong sáng, lương thiện nhưng không thể diễn được một Thiên Nga Đen với sự quyến rũ xuất phát tự nhiên từ bản năng, dục vọng (Id).

Id bị kiềm chế quá thô bạo nên bắt đầu phản kháng. Ban đầu chỉ là những vết cào cấu trong vô thức. Tiếp đó là dục vọng được khai mào sau yêu cầu đánh mất bản thân của thầy Thomas. Thế nhưng dục vọng đó vẫn chưa thể thoát khỏi vòng kiểm soát của người mẹ (Super Ego). Đó là những hành động như ép cắt móng tay, yêu cầu ngừng cào cấu, hay túc trực bên Nina khi cô ngủ. Khi Id của Nina đang được Ego thỏa mãn thông qua thủ dâm, thì ngay lập tức bị ngăn chặn khi Nina nhìn thấy mẹ đang ngủ trên ghế salon.

Sự phản kháng của Id ngày một mạnh mẽ hơn khi cô gặp và tiếp xúc với Lily – con Thiên Nga Đen hoàn hảo mà cô đang muốn đạt được: sự quyến rũ, phong cách tự nhiên, mất kiểm soát bản thân.

Cái tôi của Nina ban đầu chỉ là sự cố gắng theo đuổi phong cách diễn của Lily nhưng như thế là chưa đủ. Một quá trình trong phân tâm học được gọi là đồng nhất hóa đã diễn ra. Id bắt đầu tỏ ra thắng thế Super Ego, cái tôi của Nina tìm cách hòa nhập với Lily, coi Lily là cái tôi lý tưởng cần phải đạt tới. Nina cần phải trở thành Lily một cách tuyệt đối. Cô buông thả bản thân khi tới quán bar, dùng thuốc lắc, nhảy điên cuồng và đạt đến đỉnh cao khi cô thủ dâm và nằm mơ làm “chuyện ấy” với Lily.

Bản năng, dục tính của Nina đã trỗi dậy mạnh mẽ và kiểm soát cái tôi. Người mẹ – cái Siêu Tôi từng nắm quyền kiểm soát lúc này trở nên yếu ớt. Id của Nina bắt đầu suy nghĩ một cách thú tính, tìm mọi cách để sinh tồn. Nó cho rằng không thể có hai con Thiên Nga Đen trên đời, không được đánh mất cơ hội để thể hiện sự lý tưởng và hoàn hảo đã cất công tạo dựng suốt thời gian qua.

Một ảo tưởng tương tự tính đa nhân cách được tạo ra. Cái tôi thứ hai – Lily bị chính cô giết chết bởi sự phản kháng khi quyến rũ Thomas và chiếm đoạt vai diễn. Lily không còn là thứ chi phối Id của Nina nữa, cô đã thực sự trở thành Thiên Nga Đen, bản năng của cô trở nên tuyệt đối, giống như Super Ego của cô đã làm được lúc ban đầu.

Nhưng chính sau thời điểm đó, Nina tìm lại được chính mình. Cô hiểu rõ từng động cơ, suy nghĩ và hành động. Cô nhận thức rõ mình đang tự hủy hoại bản thân. Khi Nina đã đạt được sự đánh mất bản thân hoàn toàn giống như sự kiểm soát bản thân tuyệt đối, cũng có nghĩa là Ego của Nina đã cảm nhận được sự tối thượng của cả Id lẫn Super Ego – một sự cân bằng hoàn hảo.

Khi cô hoàn thành vở ballet và ngã xuống tấm đệm trắng, cô không phải là Thiên Nga Trắng, cũng không phải Thiên Nga Đen. Cô chính là cô – Nina. Một Nina thực sự trưởng thành khi cân bằng được cả ba mặt trong con người mình. Một Nina vừa tự do tuyệt đối vừa kiểm soát bản thân một cách tuyệt đối. Đó chính là “sự hoàn hảo” mà cô đã cảm nhận được.

Đặt tên bộ phim là Black Swan – Thiên Nga Đen, có lẽ Darren Aronofsky đang muốn thức tỉnh những người xem về cách sống, quan điểm sống. Những chiếc mặt nạ Siêu Tôi, mặt nạ Tôi che giấu những khao khát bản năng. Chúng ta né tránh, để nó chìm nghỉm trong vô thức, chúng ta luôn cố tỏ ra mình sống một cách có đạo đức và hướng tới những giá trị tốt đẹp. Nhưng sự hoàn thiện bản thân, kiếm tìm sự lý tưởng theo hướng đó là không hoàn hảo như chúng ta suy nghĩ. Bởi khi ấy, chúng ta bị mất cân bằng và không thể thỏa mãn mình ở những nhu cầu sinh tồn tối thiểu. Hãy kiếm tìm sự cân bằng hoàn hảo.

 

HoanDesign

40% là phù phiếm, 40% là học hỏi bổ ích, còn lại chính là sáng tạo

0
 Tranh: Tào Linh

 

“Theo lý trí thì gặp trở ngại. Theo tình cảm thì bị cuốn trôi. Theo chí hướng riêng thì bế tắc. Nhìn theo kiểu nào thì thế giới con người cũng là một nơi khó sống. Khi cảm thấy khó sống thì người ta thích tìm đến nơi nào dễ chịu. Và khi nhận ra rằng chẳng có nơi nào dễ chịu để sống thì người ta làm thơ, vẽ tranh.”

– Soseki Natsume, Gối Đầu Lên Cỏ

 

Làm thi, họa theo Soseki tức là làm nghệ thuật để sống dễ chịu hơn, là con đường duy nhất thoát ra khỏi đời thường ‘luôn không dễ chịu’ bởi người ta về bản chất luôn không thấy dễ chịu với đời mà chết thì cũng không muốn. Ngay cả khi có đủ Phúc – Lộc – Thọ, khi được ôm ấp trong vòng tay mẹ hay người tình, khi trên đỉnh vinh quang trần thế… người ta vẫn thấy mình cô độc và sinh tồn là vô nghĩa. Cái ‘thiên cổ sầu’ của Lý Bạch là một định mệnh con người cũng là suối nguồn của nghệ thuật và động lực sống. Nghệ thuật là sáng tạo để tạm thời ‘xử lý’ cái ‘thiên cổ sầu ấy’. Tú Xương có câu thơ thật hay: “Trời không chớp bể chẳng mưa nguồn/Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn!” Cái sầu bản thể hơn hẳn cái sầu mùa thu của Nguyễn Khuyến, sầu mất nước của Lục Du hay sầu thất tình của Thơ Mới. Tại sao lại sầu về đêm, tại sao dịch học khuyên nghĩ gì thì nghĩ vào giờ Tý? Đêm thì mọi thứ khép lại, ngủ cả nên ta tự nhiên thoát khỏi đời thường. Tình cảm có cơ được thanh lọc, suy nghĩ được gỡ khỏi mớ bòng bong mưu sinh ‘ô trọc’. Các khớp nối thần kinh hoạt động thanh thoát và tinh nhậy nhất. Các giác quan và suy tưởng cũng tinh nhậy theo.