29 C
Nha Trang
Thứ bảy, 26 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 282

(Đa số) Con gái là thế, họ vẫn thích “trai hư” hơn

0
Photo: David Gandy by Mariano Vivanco

 

Các nàng vẫn hay than rằng “Trời ơi, đàn ông trên đời này đều xấu xa cả!” Ông Trời mà nghe câu đó thật chắc buồn lắm, vì dù sao ông ta cũng là đàn ông, mà có lẽ cũng là một người đàn ông tốt nữa. Chúng ta ở đây, có nhiệm vụ phủ định câu nói trên kia, vì nó làm tổn thương những người tốt như chúng ta biết bao nhiêu.

Đa số vs. Thiểu số

0

“Tất cả những tiến bộ mà nhân loại đã đạt được là thành quả có được từ động lực của một nhóm thiểu số nhỏ bé, những người đầu tiên xa rời tư tưởng và tập quán của đa số, sau đó nhóm đa số mới chấp nhận sáng kiến của họ. Đưa cho nhóm đa số cái quyền áp đặt nhóm thiểu số phải nghĩ gì, đọc gì, và làm gì cũng đồng nghĩa với việc đặt dấu chấm hết, một lần và vĩnh viễn cho sự tiến bộ.”

Ludwig von Mises, Liberalism

Tìm kiếm tình yêu

0

“Bạn không cần phải đi tìm. Nó cũng giống như đi tìm tình yêu. Có thể nào nhờ tìm kiếm mà thấy được tình  yêu chăng? Tình yêu không thể có được do sự nỗ lực gầy dựng. Bạn sẽ tìm ra tình yêu trong mối dây giao hảo, không ở bên ngoài sự giao hảo, và cũng vì chúng ta không có tình yêu nên chúng ta muốn có một mục đích cho đời sống. Khi có tình yêu, điều bản chất vốn là vĩnh cửu, thì sẽ không còn chuyện đi tìm Thượng Đế, bởi vì tình yêu vốn là Thượng Đế.”

— Krishnamurti, The First & Last Freedom

Nếu bị phản bội hay cóc được yêu?

0
Photo: XSereneiX

Một bài viết có thể xem là tiêu cực (với một nhóm người) – Khuyến cáo trước khi đọc!

Ùm… Khó nói quá, bắt đầu từ đâu nhỉ?

Như tôi đã nói ở những notes trước của mình, ao ước hạnh phúc là điều hiển nhiên mà con người ai sinh ra cũng đã có sẵn. Nhưng, vấn đề nảy sinh là, đời không như là mơ. Và nếu hoặc đã có những lúc chúng ta bị phản bội hay không được yêu, chúng ta cảm thấy như thế nào?

Đau khổ tột cùng? Ghen tỵ vô bờ bến? Cảm thấy tệ hại? Trách cứ bản thân và tự kỷ? Vẫn không tin và chưa chấp nhận được sự thật? Tiếp tục đòi hỏi, năn nỉ, van xin, quỵ lụy? Ồ! Tôi bị hết rồi! Bạn cũng bị hết rồi! Và hôm nay tôi đang có một câu hỏi: Chúng ta sẽ tiếp tục như thế? Ý tôi là, trong cái vòng luẩn quẩn đau khổ như thế? Quả là một ca khó. Nhưng giờ, tôi muốn nghiêm túc nói về chủ đề này, vì nó rất quan trọng… Trong quá khứ, chúng ta đã bị như thế, và nếu tiếp tục bị trong tương lai, chúng ta sẽ?

Bị người yêu/vợ/chồng hay bất cứ ai đó phản bội (bằng bất cứ cách nào có thể tưởng tượng), bị hắt hủi và cóc được yêu thương và chúng ta đau khổ. Có gì đó giống như là chúng ta đang chờ được ban phước, chả khác chút nào. Cái quái gì và từ khi nào mà chúng ta thèm thuồng đến nỗi điên cuồng như thế. Chút nước thánh à? Hay chút bánh kẹo dỗ dành? Vài lời ngon ngọt để an ủi? Chúng ta thèm đến cỡ đó à?

Đã từ lâu tôi không còn coi mình là trung tâm nữa. Vứt bản thân tôi ra khỏi cái rốn của vũ trụ, và tôi biết rằng, tôi chả là cái đách gì trong cuộc đời này hết! Vậy thì chả có cái lý do cóc gì mà người ta phải yêu thương tôi hay không được phép phản bội tôi. Tất cả đều là quyền tự do “của họ”, và có vấn đề gì đó nảy sinh ở phía chúng ta. Bỏ qua họ đi, chuyện của họ coi như đã giải quyết xong, giờ, có gì bất ổn từ chính phía chúng ta…

Tôi không muốn nói những điều cao siêu, tôi không muốn áp tất cả những cách nghĩ của thánh nhân lên đại đa số người khác, nhưng hình như chúng ta – cái tôi của chúng ta đã tự “mặc định” cho mình cái vị trí quan trọng nào đó trong cuộc đời từ bao giờ rồi. Và đó là cách mà chúng ta điên tiết lên khi có ai đó làm gì đó “không phải phép”.

Ngẫm lại đi! Bạn và tôi, chúng ta, LÀ CÁI GÌ? Thậm chí Michael Jackson, Mandela, Obama LÀ CÁI GÌ? Chả là cái khỉ gì trong vũ trụ này hết. Chúng ta nên học cách khiêm tốn. Nhìn vào vũ trụ và biết rằng bạn chỉ nhỏ bằng một phần tỷ bình phương của con vi khuẩn so với vũ trụ này thôi. Thế nên, khiêm tốn đi!

Con người sinh ra, ngoại trừ cái thân xác và tâm trí là của riêng bản thân mình, chẳng còn gì khác cả. Thử nghĩ đi, cái ba lô có phải của chúng ta không? Hay chúng ta chỉ đeo nó lên vai và rồi cũng phải bỏ nó xuống; đôi giầy nhé, quần áo nhé, bánh kẹo nhé, laptop nhé, smartphone, xe, nhà nhé! Có thứ gì mà nó thuộc về chúng ta không? Hay chúng chỉ có nghĩa là nằm bên cạnh chúng ta mà thôi.

Tương tự, cha mẹ, anh em, bồ bịch, vợ chồng, bạn bè… Chả có gì là của mình hết! Họ chỉ ở cạnh ta. Tôi biết, nói ra điều này, nghe thì có vẻ tiêu cực đấy, nhưng một khi mỗi người nhận thức ra rằng, mỗi người đến và đi trong cuộc đời này “một mình”, thì chúng ta có thể hiểu ra một cách nghĩ mới, khác cách cũ rất nhiều. Thực sự thì, nền của sự sống mỗi người là “sự cô lẻ”. Tôi không dùng cô độc hay cô đơn, mà nó chỉ đơn giản nghĩa là có một mình nó mà thôi.

Khoan đã! Đừng hiểu nhầm ý tôi! Yêu người khác thì tốt rồi. Rất tốt! Nhưng nếu vì quan tâm ai đó, yêu ai đó mà không được yêu lại thì nảy sinh ra những đau khổ thì có điều gì đó không hợp lý! Đúng chứ? Khi không yêu ai, chúng ta không khổ, tự dưng từ khi yêu ai đó và cóc được yêu lại (hoặc bị phản bội) nên chúng ta bắt đầu thấy khổ. Giống như bình thường tự mình lau nhà được, cảm thấy bình thường, có đôi khi là vui vẻ, tự dưng giờ có thêm đứa bạn thân ngồi đó mà không giúp gì cái cảm thấy bực. Đúng không?

Thực sự thì, chúng ta đòi hỏi ở cuộc sống này quá đáng, đòi hỏi người khác phải tập trung vào mình và yêu thương mình. Rõ ràng là quá tham lam nhưng lại vô lý. Tôi biết ước ao mưu cầu hạnh phúc là chính đáng. Nhưng có sự nghịch lý và mâu thuẫn giữa mưu cầu chính đáng và thành quả đạt được. Điều chính đáng đã không còn ý nghĩa gì nữa khi mà kết quả chúng ta đạt được chẳng là gì. Vậy thì đừng có quan tâm đến “chính đáng” hay không chính đáng nữa. Mà hãy nghĩ, làm như thế nào để bản thân mình bớt khổ và cảm thấy vui hơn mới là quan trọng.

Một ngày nào đó, trở nên vô định, vứt cái bản thân mình đi đâu đó thật xa, bạn không còn coi mình là gì nữa, thì bạn sẽ biết câu trả lời cho tất cả những câu hỏi mâu thuẫn trước kia. Và bạn sẽ biết, trong cái vực sâu của sự bị ruồng bỏ, bị phản bội, bị hắt hủi, bị đau khổ, bị lạnh nhạt, bị cóc được yêu.

Trong cái chiều sâu thăm thẳm đó, bạn nhận ra một điều: Có gì đó mênh mông lắm, rộng rãi lắm… Thứ mà tôi không biết gọi là gì. Nhưng hình như những thánh nhân gọi đó là: “Thiền” – Krishnamurti cũng gọi “Thiền” là “Tình yêu” nữa! Có lẽ, bạn phải tự trải nghiệm lấy, tôi chỉ là người viết, viết những thứ nghĩ là nên viết, thế thôi!

P.s: Tôi không khoa môi múa mép, nhưng nếu ai đó đọc xong cố tình nghĩ là như vậy thì cũng được. Đây chỉ là những nhận thức của tôi, và cũng là những quy tắc, những quan điểm mà tôi sẽ theo đuổi nó đến cuối đời. 🙂

-Lục Phong-

Đời

0
*Photo: mastersofphotography

Mong manh giữa được và mất
Mệt mỏi giữa yêu thương – ghét bỏ
Con người cứ lẫn quẫn trong vòng tròn tạo hóa
Để rồi đắm chìm trong sân hận đam mê

Một Trà
Nhấp chén trà khuya lòng có tỉnh giấc?
Hay chỉ mê đi trong hương vị hoa nhài
Để thấy Đạo đời thêm nhiều uẩn khúc
Lòng ta lại cảm thấy mông lung…

Một Rượu
Cạn chén rượu kia có thoát đi phiền não,
Hay giúp ta có thêm bằng hữu tâm giao?
Tri kỉ, tri ân đâu chẵng thấy
Chỉ thấy thêm kẻ oán, người thù…

Một Đàn Bà
Có người đẹp giúp người đời tỉnh thức,
Tìm lại cho mình mục đích khát khao?
Hay chỉ tạo thêm nhiều ham mê dã tính
Người nhìn người chỉ chực săn nhau…

Nhưng
Phải lạc trong Đạo thì mới tìm thấy Đạo
Phải mông lung để thấy được mông lung…
Phải say rồi chợt tỉnh cơn mê
Không thì cứ say giữa đời thường chấp ngã
Phải thấy cái đẹp để ta còn ham muốn
Ham muốn mong manh được trở thành người !!!

(Nhật ký trong nhà )

Thich Nhat Tien

Làm thế nào để Việt nam trở nên văn minh hơn? – Phần 2

0
Photos: giaoduc.net.vn

 

Như đã nói ở bài viết trước, sau khi cấm xe máy, người dân sẽ phải tính tới phương tiện thay thế là ô tô, tuy nhiên, chắc chắn có những người chưa đủ điều kiện để sắm một chiếc ô tô cho mình, vậy nên giải pháp thay thế sẽ là các phương tiện công cộng. Và cái khó ở đây chính là hiện trạng của loại hình phương tiện này chưa đảm bảo đương đầu với lượng nhu cầu tăng vọt khi ấy, cho nên, nếu không thể làm mới chúng, khó mà thuyết phục người dân đây là một giải pháp thay thế hữu hiệu.

Trong số các phương tiện công cộng, có lẽ nhiều người sẽ giống tôi, nghĩ ngay đến xe bus. Đây chính là chiến lược cốt lõi để vận động người dân từ bỏ xe máy: nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ xe bus. Vậy, ta có hai việc để làm: chuyện nghiệp hóa nhân viên, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng.

Với lái xe và phụ xe bus, ta cần có thái độ đúng mực với họ. Trước hết đó là sự tôn trọng, nói gì thì nói, nếu xã hội không nhìn nhận họ như là người làm việc công ích, thì khó mà đội ngũ này tận tâm được. Tôi đã từng đi xe bus và thấy người phụ xe rất khó kiểm soát hành khách, ý thức của họ tồi đến mức khi nhân viên yêu cầu họ mới đứng dậy nhường ghế? Xe bus vốn chật chội, trong khi phụ xe đã nhắc nhở là bật nhạc thì nghe tai nghe, đảm bảo không ảnh hưởng người khác, thì lại có bạn trẻ cứ để điện thoại phát nhạc, rồi lại có người vô tư cười nói như ở nhà… Rõ ràng là cần xem lại thái độ của những người đi xe bus.

Tiếp theo là chế độ lương, đẩy mạnh lực lượng nhân viên đồng nghĩa phải tạo cho họ chỗ dựa vững chắc. Nếu đồng lương không đủ sống, sẽ chẳng ai thiết tha với nghề này, việc tăng giá vé lại khá nhạy cảm, không khéo léo có thể phản tác dụng. Phải làm gì để chính người dân chấp nhận ấy như là điều hiển nhiên, có vậy mới hiệu quả.

Đối tượng người già, theo tôi hoàn toàn có thể được đi miễn phí, chi phí bù đắp sẽ do giá vé ngày và tháng tăng lên. Khi mặt bằng giá vé tăng, chúng ta hoàn toàn có thể thu hút thêm nhân lực để cung ứng cho thị trường.

Đối với nhóm học sinh, sinh viên, tiến hành đăng kí vé cho các em ngay từ đầu năm theo hình thức tự nguyện. Sau đó cấp thẻ xe bus chuyên dụng cho đối tượng này. Các em có thể dùng nó thay cho vé tháng, đóng tiền đủ luôn 1 năm học (đủ tổng số tiền đi xe 9 tháng rồi trừ đi % ưu đãi). Nghĩa là có ba loại vé: vé ngày cho khách vãng lai, vé ưu đãi cho nhóm học sinh, sinh viên, và vé tháng cho các đối tượng còn lại (thường xuyên đi xe bus nhưng lại không phải đối tượng được ưu đãi). Đặc biệt, vé ưu đãi chỉ cấp có hạn định cho từng cá nhân, do nhà trường làm trung gian giữa công ty xe bus và khách hàng.

Kế tiếp là cơ sở hạ tầng. Cần nâng cấp thêm các bến chờ xe có mái che, ghế ngồi, hệ thống biển báo tuyến là bảng điện tử (quan sát tốt hơn về đêm). Để thu hút vốn, ngoài dán áp phích quảng cáo, có thể đặt thêm các tờ rơi trong giá sắt, khi hành khách chờ có thể lấy ra xem. Trên xe bus, thân xe, móc treo… đều là những vị trí thuận tiện để quảng cáo, nhờ thu hút quảng cáo, không gian vốn có thể mở rộng hơn cho việc nâng cấp dịch vụ.

Sau khi đã cải thiện dịch vụ, chúng ta cần tiếp tục đổi mới hình ảnh xe bus. Tôi thấy với điều kiện hiện tại, những việc sau hoàn toàn có thể tiến hành.

Lắp đặt bộ phát wifi. Trong phạm vi xe bus, người dùng có thể sử dụng wifi sau khi hỏi mật khẩu người phụ xe. Tuy là miễn phí nhưng có thể hiểu, việc tăng giá vé, số lượng người dùng tăng cũng đã là chi trả cho khoản wifi.

Học tập Châu Âu. Ý tưởng trồng cây xanh trên xe bus để làm du lịch là một sáng kiến độc đáo của ông Marc Grance người Tây Ban Nha. Nếu có thể Việt hóa ý tưởng đó sau khi đã xin phép bản quyền với chủ nhân. Tôi nghĩ đó sẽ là sự thú vị với tất cả mọi người. Tất nhiên, điều kiện khí hậu nước ta rất khác biệt, nên để hiện thực hóa quả là một thử thách không dễ, nhưng người Việt Nam vốn rất thông minh, ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào hình ảnh những chiếc xe bus có khu vườn nhỏ trên nắp xe.

Ngoài ra, trên xe cũng nên có thêm hệ thống điều hòa hai chiều. Tiết trời mùa hè oi nồng, mùa đông rét buốt sẽ thành lợi thế cho xe bus cạnh tranh với xe máy, cũng như một số phương tiện khác.

Điều cuối cùng đó là nâng cấp thế hệ xe bus đã cũ kĩ, đảm bảo an toàn và hoạt động ổn định, phục vụ người dân tốt hơn. Bên cạnh đó là tăng chuyến xe phục vụ, không để xảy ra tình trạng chen chúc trên xe bus, rất phản cảm và xấu xí. Đến lúc này, hình ảnh xe bus sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều, nó sẽ thành phương tiện chủ lực cho người dân đi lại.

Sau xe bus là đến taxi, phương tiện đóng vai trò quan trọng trong việc cơ động phục vụ khách hàng. Bên cạnh sự tiện nghi của taxi, chúng ta vẫn cần phải chú ý tới một vài vấn đề không nhỏ. Triển khai cấm xe máy tất sẽ làm thị trường mở rộng cực khủng, dễ xảy ra tình trạng tăng giá, ăn gian cước… ảnh hưởng quyền lợi người dân để công ty thu lợi bất chính. Vậy nên cần phải có chủ trương siết chặt giám sát hoạt động các hãng taxi từ trước. Như chế tài xử phạt nặng hơn, tăng cường kiểm tra hành chính, kiểm tra ngầm, bảo vệ người dân, phóng viên khi tố cáo hành vi gian dối, vi phạm… đồng thời thanh sát chất lượng của cả tài xế lẫn ô tô,

Thứ ba là loại hình xe khách. Loại hình bát nháo, lạc hậu hiện nay. Nếu chúng ta nhìn vào thực tế, có thể thấy sự mất an toàn, lộn xộn, vô kỷ luật của những chiếc xe này. Giải pháp của tôi là gì? Rất đơn giản, cấm hoàn toàn. Thực sự là không cần đến nữa, không cần những chiếc xe khách đường dài nữa. Xe bus, taxi,… đã đủ để cung ứng rồi. Và chắc chắn sẽ có người phản đối, cho rằng xe khách vẫn còn rất cần thiết, chưa thể bỏ đi cùng xe máy được. Vậy thì tôi xin trả lời như sau:

Các xe khách tư có thể đầu quân cho một công ty du lịch để đảm nhận nhiệm vụ chuyên chở hành khách, với một số cá nhân khác có thể bán xe, xin vào làm lái xe bus, phụ xe nếu đủ điều kiện. Hoặc các cơ quan đang cần xe chuyên chở nhân viên. Tất nhiên họ đều phải qua vài đợt khảo hạch năng lực. Số xe khách không sử dụng có thể đem bán, và sau này là ra nước ngoài, những nước còn nghèo nàn.

Đối với các công ty xe khách phải giải thể, sẽ là một sự xáo trộn lớn, vậy nên cần thiết có một kế hoạch khác cho số này. Đó là sát nhập với một công ty xe bus. Không những giúp tân trang lại toàn bộ xe sở hữu, nâng cao trình độ nhân viên, tác phong làm việc… mà còn dễ quản lí, đồng bộ. Việc này có thể ảnh hưởng đến các công ty vận tải hành khách, hoặc làm dấy lên nỗi lo về độc quyền, tuy nhiên, cái giá đó vẫn sẽ là rẻ so với việc để thả nổi như hiện nay.

Cuối cùng là về xe điện ngầm. Đã từ lâu chúng ta mong muốn Việt Nam có thể sử dụng được loại hình này thay cho đường sắt kém an toàn. Hiện tại trình độ chúng ta vẫn chưa thể đạt được mức ý, nhưng tôi vẫn hy vọng tương lai, đường sắt Việt Nam sẽ chỉ còn để chuyên chở hàng hóa, còn nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân, sẽ do tàu điện đảm nhận. Với những quãng đường trường mà xe bus không kham nổi, taxi thì quá đắt đỏ, có lẽ tàu điện chính là giải pháp hữu hiệu nhất.

Tôi cũng biết nhiều người cho nó là viển vông với hiện trạng này của đất nước. Nhưng Việt Nam đã tụt hậu quá lâu rồi, bước sang thế kỉ 21, vậy mà mọi người vẫn còn chần chờ thêm nữa. Có thể bây giờ chưa đủ điều kiện, nhưng rồi mọi thứ cũng sẽ tốt dần lên, vậy chẳng lẽ chờ đến lúc ấy mới tính việc phổ biến loại hình tàu điện hay sao? Chờ cơ sở khá lên, chờ thời gian chín muồi, chờ các nước bạn tiến bộ hơn,… chờ… chờ… chờ đến bao giờ mới chịu làm?

THẬT HÈN NHÁT! Mọi người cứ suy nghĩ như vậy thì bao giờ chúng ta mới là một nước văn minh, một đất nước không dựa vào chế độ chính trị để văn minh, mà là vào tầng lớp nhân dân. Vậy chính từ suy nghĩ của nhân dân đã không chịu nghĩ đến “văn minh” thì thử hỏi chính quyền làm được gì? Đừng có văn minh bằng cách đòi hỏi Nhà nước nữa, hãy văn minh từ chính bản thân mình đi. Từ chính mọi người.

Không phải là cơ sở vật chất Việt Nam tụt hậu so với thế giới, mà chính là ở con người, con người Việt Nam đang tụt hậu. Tụt hậu trình độ (quan trí, dân trí), tụt hậu ý thức, tụt hậu tác phong.

Về vấn đề đổi mới giao thông ở nước ta, cụ thể hạn chế xe máy, chuyển sang dùng phương tiện công cộng và xe hơi, tôi nói đến đây có lẽ là chưa đủ, nhưng cũng không phải là sơ sài để tất cả có thể tham khảo, bổ sung cho suy nghĩ bản thân. Từ giờ các bài viết trong chuyên mục này sẽ nói nhiều đến các khía cạnh khác của đời sống xã hội theo con mắt của cá nhân tôi. Không đơn thuần là chuyện đi lại, để Việt Nam văn minh đúng nghĩa, mà tôi còn muốn nhiều hơn thế, nhiều hơn nữa…

“Trên thế gian này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi” – Lỗ Tấn

Vòng tròn

0
Photo: La Vida es Bella

Có những người không hiểu chính mình
Lẫn quẫn trong vòng tròn suy nghĩ
Rồi một ngày họ nhận ra chân lý
Để đi lên phải thoát khỏi vòng tròn…

Có những người chưa thoát khỏi vòng tròn
Họ khát khao một bàn tay kéo giữ
Rồi một ngày họ nhận ra chân lý
Để leo lên chỉ có mỗi tay mình…

Có những người đã thoát ra những đường cong
Vươn lên bằng đôi bàn tay rướm máu
Rồi một ngày họ nhận ra chân lý
Họ chỉ đang ở đỉnh của vòng tròn…

Và từ đây họ nhảy khỏi vòng tròn
Muốn vươn xa và vươn cao hơn nữa
Rồi một ngày họ nhận ra chân lý
Khắp xung quanh chỉ là những vòng tròn

Có những người đã hiểu được chính mình
Họ nhắm mắt và bình tâm an lạc
Mọi hận thù đam mê đều mờ nhạt
Họ nhẹ nhàng trôi ra khỏi… những vòng tròn!!!

( Nhật ký trong nhà)

Tản mạn chuyện “phượt”

0
*Photo: Arafinwë

 

Ở những cuốn từ điển tử tế đều không có phiên nghĩa cho từ “phượt”. Nghe nói nó có xuất xứ từ ông nhà văn đại gia Vũ Anh phiếm bàn với các hảo thủ bụi đời du lịch từ nhiều năm trước trên diễn đàn du lịch mênh mang Internet.

Đại khái nôm na là “lượt phượt đi” sau truyền khẩu bó gọn chỏng lỏng còn mỗi chữ Phượt. Nghe vừa láo toét, vừa khó hiểu vừa rách nát nghĩa, rất đúng bản chất đời dịch chuyển của các con “đò nát”. Có thằng ác miệng còn bảo sau này nó giàu bỏ tiền lập miếu ông Vũ Anh vì ông nghĩ ra cái từ hay quá.

0

“Nếu bạn nghĩ mình quá nhỏ bé để có thể tạo ra một sự khác biệt, thử đi ngủ chung với một con muỗi xem.”

– Đạt Lai Lạt Ma

Những nỗi sợ hèn yếu nhục nhằn trĩu nặng trên vai

0
Photo: Khải Đơn

 

Tối qua trên đường về nhà, tôi đã gặp một chuyện thế này.

Một anh trai trẻ và một phụ nữ chừng gần 50 tuổi va quẹt với nhau. Hai chiếc xe được dắt vào bên đường. Họ bắt đầu cãi nhau. Bằng một cách nào đó, người phụ nữ kia đã gào thét, la hét rất to với những lời vô cùng oan khốc, khổ sở. Đại loại là anh tông tôi ngã xuống đường, tôi phải đi chụp CT, lỡ não tôi có bị sao thì sao. Anh làm tôi trầy tay chân, đầu gối tôi lỡ nứt xương thì sao. Anh trai kia không nói lời gì quá, chỉ hỏi, giờ phải làm sao. Một ông xe ôm chen vào, thôi bà muốn bao nhiêu tiền bà nói đi.

Bà kia ra giá luôn: Chụp CT 1 triệu, chân tôi trầy trụa 200, lỡ nứt xương phải chụp phim 500.

Một người đi đường nhướn người vào nói: Vừa vừa phải phải thôi bà, nói cho đúng, đừng có làm quá.

Bà ấy lại la hét, giận dữ, kiểu như nỗi đau này không ai gánh chịu thay. Tôi thấy anh trai kia vô cùng lúng túng, tay đã phải thò vào túi móc ví ra chuẩn bị đếm tiền. Bà ta vẫn tiếp tục la hét trong một đám đông không ai biết phải làm gì.

Tối nay, đi về nhà khuya lại thấy một chuyện khác.

Một chiếc xe khách 50 chỗ dừng bên đường, chắc dừng cũng lâu rồi. Tôi đang đi thì một anh chàng lái xe máy phóng lên, tôi tưởng anh ta đã lao vào chiếc xe khách. Nhưng điệu nghệ thế nào đó, anh chàng lách qua, rồi anh ta lái xe loảng quảng, quay lại chửi tài xế (dù trong xe chắc chẳng có ai, vì tôi thấy xe tắt máy). Vài người đứng nhìn, tưởng anh chàng đã đi, nhưng không, anh ta gần như đã thắng xe lại và định xuống xe để quay lại theo kiểu “quyết tử một phen” với kẻ nào đó dám… đậu xe khiến anh ta huých vào.

Nghĩ sao đó, anh ta lại tiếp tục cho xe chạy, và lần này thì rú ga, lảo đảo lao đi lách qua lại giữa một dòng người đông nghịt. Như một con ngựa trời.

……

Tất cả những chuyện đó đã khiến tôi suy  nghĩ về những nỗi sợ. Tôi sẽ phải làm gì nếu tôi là cái anh chàng hôm ấy bị va quẹt và bị bà phụ nữ chửi tru tréo đòi tiền? (Mà chắc tru tréo vậy thì chưa hẳn là anh chàng đã gây tai nạn gì kinh dị.) Tôi sẽ phải làm gì nếu một đám người xông vào đòi tiền mà mình tuyệt nhiên chưa kịp hoàn hồn để biết mình thực sự đang ở giữa cái mê hồn trận gì đây? Tôi phải làm gì nếu cái anh chàng lái xe lảo đảo đó sẽ dừng xe lại và xách theo một cây sắt dài quay lại và quyết cho anh tài xế kia một trận ra trò? Và bạn, bạn sẽ biết phải làm gì nếu có ba chiếc xe máy đi kè sát vào bạn và chuẩn bị một cuộc hù dọa ra trò khiến bạn bị giật mất cả ba lô lẫn tiền bạc trên xa lộ?

Có quá nhiều nỗi sợ. Có cả những cái dáng dấp vô hồn của nỗi sợ ẩn giấu đâu đó mà ta không sao thấy được, và tệ hơn là không biết phải làm gì nếu như điều đó, vào một khoảnh khắc, có nguy cơ xảy ra với CHÍNH MÌNH… Sự không ngờ ấy nó rình rập đâu đó trong những khoảng trống mà những người tốt cảm thấy bất lực, vừa không thể thoát ra, vừa không thể giúp được ai đó đang gặp nạn trước mắt mình.

Nỗi sợ ấy quá nhỏ đến mức ta không thấy được nó, ta không tin nó xảy ra với mình, ta không biết thứ ta đang nghe/xem/nhìn trên tivi, báo chí ngày qua liệu có thật hay chỉ là xảy ra với ai đó ngoài bản thân mình.

Nỗi sợ ấy lại quá lớn đến mức nó bành trướng thành sự co rúm dữ dội của tất cả mọi người. Giống một buổi sáng nọ, tôi đến bệnh viện, cô lao công đang cố lau hết vết bẩn trên sàn và cô lỡ kéo chiếc giẻ lướt qua chân một đứa nhỏ chừng 12 tuổi. Tôi bàng hoàng nhận ra khi mẹ nó (mặc rất đẹp và sang trọng) tru tréo lên những lời kinh hoàng và thô bạo để chửi cô lao công như một cái loa phóng thanh công suất lớn, thì không một ai dám nói một lời nào để bảo cô ta hãy tôn trọng người khác – kể cả tôi.

Chỉ có một bác rất già, hôm ấy đã đi lại và nói với cô ta, con ạ, ai đau bệnh đến đây cũng khổ, thôi mình vui lên bệnh mới khỏi, chứ không vui không hết bệnh đâu. Nhưng lời người già cũng chỉ là gió, cô ta tiếp tục chửi tru tréo và tục tĩu cho đến khi những y tá đi ngang bắt đầu lườm nguýt cô ta một cách đầy hằn học. Sự co rúm ấy, nó giống như một cơn yếu đuối vô chừng và hèn hạ, nơi tôi không thể tin khi mình nói ra một lời góp ý, thì cái sự thô tục ấy sẽ bị “dằn mặt” đôi chút. Không tin, không dám tin gì cả.

Tôi thường tự hỏi về nỗi sợ. Tôi sợ giúp một người bị ngã trên đường, sợ phải nói một lời vào cuộc tru tréo của bà già đòi tiền, sợ phải can ngăn cái gã đàn ông sẽ cầm cây sắt đến để nện anh tài xế, sợ…. quá nhiều… quá nhiều nỗi sợ…. những nỗi sợ hèn yếu quá, nhục nhằn quá, co rút quá… và sao cứ trĩu nặng trên vai, trĩu nặng trên cả những mong muốn tốt đẹp được giúp đỡ một ai đó.

… và cứ như thế… tôi nhớ đến người phụ nữ mà tôi không biết mặt đã từng bế tôi trên tay đưa tôi vào bệnh viện rồi bỏ đi không cần một lời cảm ơn, trong một buổi chiều tôi bị tai nạn giao thông….

Hẳn cô ấy không có nỗi sợ nào giống tôi…

 

Khải Đơn