27 C
Nha Trang
Thứ bảy, 26 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 280

Cách hay nhất để thành công

0

“Một cách hay nhất để thành công trong đời là bắt đầu làm những gì mình thường khuyên người khác.”

– Abraham Lincoln

Im lặng là hèn nhát

0

“Chúng ta sẽ phải hối hận không chỉ vì lời lẽ và hành động xấu xa của những người xấu mà còn bởi sự im lặng đáng sợ của những người tốt.”

– Martin Luther King

Làm điều đúng

0

“Lúc nào cũng là thời điểm đúng đắn để làm điều đúng đắn.”

– Martin Luther King

Có nỗi nhớ nào ngang qua

0
*Photo: Minato

 

Và tôi cứ đợi mãi một chuyến xe

Chúng tôi vẫn thường như thế ngang-qua-nhau như những người lạ. Tôi không biết gì về anh, và dĩ nhiên là không thể hiểu được trong anh như thế nào. Vậy mà cứ ngang qua nhau nhiều lần như-những-người-bạn. Hay mỗi khi trong tôi trào lên thứ cảm xúc lạ lùng nào đó, tôi vẫn chỉ tự nói rằng chỉ là người-lạ thôi . Đó là điều duy nhất có thể khiến tôi ngang qua và không làm ai phải khó xử.

Nó vẫn luôn diễn ra như thế, một cách ngốc nghếch và thành thói quen. Tôi chờ. Chờ cái gì đó đến để tôi không còn trốn chạy bằng câu nói đó nữa. Chờ sự can đảm trong bản thân mình để kh ông ph ải ngang qua kh ông rõ ràng như thế, để tôi không chờ nữa. Kim đồng hồ vẫn chạy, cuộc sống vẫn tiếp tục, tôi vẫn đứng chờ một chuyến xe.

Đó chẳng phải là chuyến xe duy nhất đưa tôi đến bến đỗ. Có phải tôi cứng đầu? Bao nhiêu xe chạy đến như thế nhưng lại chỉ muốn lên đúng chiếc xe đã định trong đầu. Có lúc cứ ngỡ là nó, nhưng đến khi thật gần rồi mới biết là không phải. Ngóng chiếc xe chạy đến từ xa. Nín thở. Nhìn thật kỹ. Để rồi thất vọng. Và như thế, nhiều và nhiều nữa cứ qua đi…

*Photo: Minato

 

Gục đầu, buông cảm xúc. Rời bến…

Sẽ có nhiều người đi qua cuộc đời bạn như thế, theo cách này hay cách khác nhưng bạn lại chẳng hề nhận ra. Hay vì bạn hay chính tôi lúc này đây cứ phủ nhận mọi thứ đi qua đó vì chỉ đang đợi một cái duy nhất. Và có khi nào, tôi đang mệt nên đã bỏ lỡ điều mà tôi đang đợi. Tôi đã chẳng nhận ra nó nữa…  Chuyến xe đó nó đang chạy phía sau…Tôi không nhận ra, cũng chẳng kịp nữa rồi. Cuộc chơi nào cũng có luật của nó. Đơn giản hơn là khi bỏ cuộc bạn sẽ không còn quyền chơi với cái luật đã được đặt ra dành cho mình nữa. Tôi đã rời bến, cho qua đi. Nhìn theo thì muốn rồi…

Cứ đề gió cuốn yêu thương như thế, rồi tim chỉ còn lại nỗi nhớ khô cặn với cái lạnh và u ám của tiết trời mùa đông. Khi tôi quyết định mặc kệ mọi thứ để đối diện thì anh chưa sẵn sàng. Lúc anh đối diện thì tôi không còn can đảm nữa. Để yêu thương qua đi như thế nên giờ chờ nó quay về. Hay chưa bao giờ là yêu thương nên tôi vẫn đang chờ nó đến.

Và dĩ nhiên, cũng có thể sẽ lại chỉ là ngang qua nhau…tim khẽ bối rối, môi khẽ run, mắt chẳng muốn rời, chân muốn bước đến, nhưng rồi… mặt ngoảnh đi, đôi tay buống xuống chỉ để tìm cái lý do ngớ ngẩn nào đó mà khi chưa bước vào yêu thương thì tôi chẳng thể nào biết được. Cứ thế…mà ngang qua nhau, người lạ à!

Chiếc roi mây và sự giáo dục

0
*Photo: criket162

Gần đây dư luận dấy lên sự tức giận và phẫn nộ sau vụ hành hạ trẻ em ở nhà trẻ Phương Anh. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu và cũng không ai dám chắc là lần cuối sẽ gặp lại sự việc này – những bảo mẫu hành nghề bảo kê và sử dụng bạo lực với những đứa trẻ non nớt ngây thơ. Vậy mà vẫn có những con người cho rằng: những hành vi ấy không phải là “hành hạ” mà chỉ là một dạng biến chất của sự “giáo dục nghiêm khắc” của giáo viên mà thôi! Vậy đâu là quan điểm đúng và đâu là cái nhìn lệch lạc mà chúng ta cần phải lên tiếng phản bác?

Ai đã đọc qua tác phẩm “Mắt biếc” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, cũng đều biết rằng nhân vật Ngạn đã có một tuổi thơ “dữ dội” với những trận roi mấy vỗ đen đét vào mông, vào đùi. Và cùng với sự răn đe và nghiêm khắc của ba mình, Ngạn đã tủi hờn biết bao. Nhưng anh cũng thừa nhận rằng chính nhờ sự giáo dục khắt khe đó mà anh so với những người bạn đồng lứa đã trưởng thành hơn rất nhiều. Đó là câu chuyện của Ngạn. Còn tôi, có một câu chuyện khác!

Ba tôi là giáo viên nhưng ông chưa từng dùng cây thước hay roi mây để đánh tôi. Điều đó không có nghĩa là tôi không nhận được sự giáo dục từ ông. Sự nghiêm khắc của ông toát ra từ đôi mắt và lời nói. Chỉ cần một tia nhìn là tôi sẽ biết ngay ba đang tức giận và tôi đã sai. Chỉ cần một lời dạy nhẹ nhàng và ân cần, cả đời này tôi mãi không quên.

Qua hai câu chuyện trên các bạn có thể thấy rằng: những bậc phụ huynh có những cách giáo dục khác nhau và không phải chiếc roi mây nào cũng cần phải vỗ đen đét vào mông, chỉ cần “đánh” vào sự nhận thức của một đứa trẻ là đủ! Để rồi khi những bậc làm cha, làm mẹ ấy bắt buộc phải san sẻ sự giáo dục cho những người xa lạ mà chúng ta gọi là cô, là thầy. Họ mong muốn con mình tốt hơn, giỏi hơn bằng sự vun đắp những kiến thức, sự dạy dỗ tốt đẹp hơn chứ không phải thấy con mình chịu những trận đòn roi, nhựng cái bạt tai hay những sự hù dọa khiếp vía không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần trên những đứa con yêu quý của chính mình. Là bậc làm cha, làm mẹ ai mà không xót, không đau!

Cứ cho là “giáo viên” có quyền răn đe bằng hành động. Nhưng thiết nghĩ những người có lương tâm sẽ biết đâu là điểm dừng cho một sự trừng phạt xứng đáng. Mà nói cho cùng mấy đứa mẫu giáo biếng ăn, quậy phá thì có làm gì nên tội. Đầu óc non nớt và thân hình bé nhỏ làm sao chịu đựng nổi những sự giày vò lố lăng của những kẻ độc ác đó.

Họ dường như đã biến những chiếc roi mây thành cây chùy sắt đáng sợ và giáng xuống thẳng tay những hình hài bé nhỏ mà không mảy may thương xót! Và những nỗi sợ hãi đã bao trùm những đứa bé ngây thơ thay vì cảm nhận về tình thương của sự giáo dục đúng mực mà các em đang cần và rất cần. Sự giáo dục không đi lên từ những trận đòn roi. Sự giáo dục tốt lên từ sự mong mỏi thật tâm về tương lai tươi sáng của trẻ thơ khi ta là người lớn.

Dew Nguyễn

Làm giàu từ mô hình cafe nguyên chất rang xay tại chỗ

0
*Photo: Thanh Hải

 

Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, người người nhà nhà bị thất nghiệp và phải tìm đường để vượt qua là điều bình thường, và trong cái khó lại ló cái khôn (có thật không?) để tìm một ra mô hình tối ưu và an toàn lại phải đặt ra hàng đầu. Với một số vốn tích góp được (khoảng 50 triệu) thì giai đoạn này các bạn làm văn phòng, sau khi bị thất nghiệp, họ luôn muốn làm gì đó cho riêng mình vì lý do chọn được một việc ổn định và lương cao trong giai đoạn này cực khó. Mô hình trà sữa thì sợ trân châu giả, trà chanh thì không sang trọng (tâm lý người làm văn phòng thường nghĩ thế), shop lưu niệm hoặc đồ handmade thì lợi nhuận không nhiều. Vì vậy, mô hình cafe nguyên chất rang xay tại chỗ được có lý do để bùng nổ.

Chi phí đầu tư thấp (chỉ bằng 30-40% so với cafe take away do không tốn chi phí máy móc nhiều), sản phẩm ít (chỉ cần hai sản phẩm là cafe đá, cafe sữa), nhân sự ít… nên vì thế mô hình này hiện nay được xem như bùng nổ về số lượng, và bản thân các bạn văn phòng ở các tỉnh cũng dễ triển khai được. Nhưng mô hình này liệu có dễ thành công?

Với kiến thức có được từ thời làm trong ngành groupon, đang kinh doanh khai vị, và trong quá trình trò chuyện với các đối tác đang kinh doanh trong mảng dịch vụ (quán ăn , cafe sân vườn, làng nướng) thì tôi khẳng định rằng mô hình cafe nguyên chất có thể làm giàu được, nhưng đây không phải là đại dương xanh để tất cả có thể nhảy vào. Tỷ suất lợi nhuận trong ngành ăn uống trung bình là 35-40%, vì thế , nếu một ly cafe bạn uống tại quán giá 10.000 thì mặc định chủ quán sẽ lời từ 3500-4000.

Vì thế, nếu một ngày bạn bán được 100 ly giá 10.000 thì doanh thu là 1.000.000, tiền lời (chưa trừ các chi phí) sẽ là 400.000, và một tháng nếu được trung bình như thế thì lợi nhuận sẽ là 12.000.000, woa một số tiền lời thật lớn so với chi phí bỏ ra làm quán chỉ khoảng 50.000.000. Nhưng .. Chi phí một quán thông thường sẽ là tiền thuê mặt bằng khoảng 4.000.000 , hai nhân viên làm một ca tổng lương khoảng 3.000.000 x hai ca = 6.000.000 , tiền điện nước 500.000/tháng, thì một tháng bạn phải chi ra tối thiểu 10.500.000 , tức là nếu theo như đã trình bày ở trên thì bạn chỉ còn lời 1.500.00/tháng.

Đó là chưa kể tiền hoàn vốn đã đầu tư nhé (50.000.000 đã bỏ ra bạn định khi nào lấy lại?) Đây là lý do vì sao có câu “70-80 ly là đạt điểm hòa vốn, trên mức đó là có lời” trong bài báo Tuổi Trẻ viết về mô hình này. Ở mô hình này, chỉ bán hai sản phẩm chính là cafe sữa và cafe đá, nên việc tốn tiền để mua nguyên vật liệu, tính toán tỉ lệ thất thoát các sản phẩm, và kiểm tra nhân viên rất dễ, vì thế tiền khấu hao bạn không cần phải tính vào. Theo như đã đặt ra câu hỏi ở đâu bài, thì nếu bạn sa lầy vào việc chọn mặt bằng đẹp, đầu tư phần mềm vi tính để quản lý, hoặc thêm các dịch vụ kèm theo (wifi miễn phí, nhân viên giữ xe, máy xay cafe xịn…) chắc chắn khả năng kiếm lợi nhuận sẽ cực kỳ thấp và khó khăn.

Nếu bạn nghĩ khuyến khích khách hàng uống cafe sữa hoặc bán kèm sản phẩm khác để lời hơn thì chưa chắc sẽ có được lợi nhuận nhiều, vì chắc chắn sữa pha vào cũng phải trả tiền, thì dù giá bán 12.000 thì bạn cũng được lời ở mức 40-45% mà thôi. Vì thế, ở mô hình này phải làm sao để lượng bán (số ly bán ra) phải tăng hơn 100 ly (để bù vào chi phí), hoặc đi như mô hình Milano đang làm là phân phối cafe hạt, bột, hoặc bán kèm theo một sản phẩm khác để một khách sẽ mua hơn một sản phẩm.

Chia sẻ là trong kế hoạch kinh doanh khai vị, thì khi mình ra quán cafe sẽ bán kèm bánh, hoặc các sản phẩm khai vị tại quán để sẵn PR luôn. Về sử dụng cách phân phối để làm giàu thì hiện nay mình đang phân phối phô mai que cho trà chanh (vì cafe làm phân phối mình xác định là đại dương đỏ),và khai vị cho quán nhậu thì thấy cực ổn khi thời gian không nhiều và mình lấy hàng từ nhà sản xuất đi giao hàng cho quán. Theo như đánh giá của cá nhân, thì mô hình cafe hiện nay được quy lại thành 4 mô hình với phân khúc khách hàng rõ ràng: Cafe hộp, cafe sân vườn, cafe dành cho giới trẻ, và cafe bình dân.

Cafe hộp là mô hình cafe máy lạnh, với phân khúc chủ yếu lựa chọn là nhân viên văn phòng, các đối tượng khách hàng khác được xem như đi kèm. Ở mô hình này, chi phí đầu tư vào quán sẽ không ít hơn 500 triệu vì việc thiết kế quán, tiền đặt cọc quán, cũng như sắm sửa bàn ghế sẽ phải tốn hết 300 trệu. Chi phí hàng tháng bao gồm nhân sự, văn phòng, điện nước, vốn để trữ hàng. Vì thế, nếu muốn được có lợi nhuận ở mô hình này thì phải xác định việc hoàn vốn phải trước 18 tháng, vì sau đó chi phí sửa sang lại quán bắt buộc phải có. Nên nếu kinh doanh mô hình này thì mỗi tháng phải kiếm được ít nhất 70 triệu là điều cần nên tính đến (50 triệu cho hoàn vốn, và 20 triệu cho các chi phí hàng tháng). Có thể kiếm thêm bằng cách cho thuê các dịch vụ làm hội thảo và kinh doanh cơm trưa văn phòng.

Cafe sân vườn thì phân khúc khách hàng đa dạng hơn, do giá tiền nước không thể mắc hơn các quán cafe hộp, nếu quán sân vườn có phòng lạnh thì xem như được tính là cafe hộp. Mô hình này thì chi phí đầu tư có thể rẻ hơn hoặc bằng 500 triệu, nhưng ở giai đoạn hiện nay, và ở HCM, nếu chọn hình thức sân vườn này thì xem như nắm chắc phần lỗ vì ở mức giá này sẽ phải cạnh tranh rất nhiều với mô hình cafe nguyên chất, cafe take away. Chi phí hàng tháng rẻ hơn hoặc bằng với cafe hộp (giá thuê địa điểm tuy rộng nhưng không cần phải ở vị trí trung tâm) và không cần trả tiền điện nhiều lắm, nhưng ở mô hình này việc thu hồi vốn phải tốn thời gian lâu hơn, do rất ít cách để mời khách đến, và khi khách đến uống sẽ ngồi lại rất lâu, tỷ suất xoay vòng của chỗ ngồi không tốt.

Cafe dành cho giới trẻ hiện đang nổi lên là mô hình cafe nguyên chất, take a way vì số vốn để thành lập không nhiều, vì thế khả năng thành công sẽ cao. Nhưng mô hình này hiện nay xem như bão hoà do đã rất nhiều doanh nghiệp (hoặc cá nhân) thành lập năm vừa qua. Mô hình dễ thất bại do quá nhiều người thành lập , nên lợi thế cạnh tranh không có, lượng khách hàng của quán rất khó mở rộng do không gian quán ít có điểm nổi bật nên không tạo sự nhắc nhớ.

Khi đầu tư ở các quán này, điều tiên quyết bạn phải chú ý đó là view nhìn ra đường của khách hàng, lưu lượng xe di chuyển ở địa điểm mở quán, và nơi để đậu xe. Nhiều quán mở ra chưa đủ ba tháng đã phải đóng cửa do khi thuê , tuy diện tích lớn nhưng chiều dài nhiều hơn chiều rộng , vì thế khách ra vô rất chật, và xe dễ lấn chiếm lòng lề đường. Đó là lý do vì sao mà Passio, Milano đã thành công do giải quyết vấn đề này khá tốt. Ngoài ra, quan trọng là sau khi mở, bạn vẫn phải còn một lượng tiền mặt đủ để xoay vòng hàng hoá, chứ đừng tự tin khả năng sinh lời của quán, để nếu khách không đủ theo kế hoạch vẫn phải có thể mua thêm đồ, làm các chương trình khuyến mãi và trang trí tạo tính mới cho quán.

 

Thuan Nguyen Chính Chủ

Đừng bao giờ chạy trốn, tuổi trẻ sao tránh khỏi cảm giác cô đơn?

0
*Photo: ewitsoe

Đừng trốn! Tôi nói bạn nghe, đừng bao giờ chạy trốn khỏi nỗi sợ, khoảng lặng của sự cô đơn, sự thất bại, nỗi buồn hay gì đi nữa!

Đã có qua nhiều người bỏ cuộc và thoát khỏi cuộc chơi cuộc đời họ trước khi trò chơi được chinh phục. Gọi tắt nôm na theo kiểu game thủ là: Game Over! Có quá nhiều người bỏ cuộc và chấp nhận thất bại. Thực ra là họ đang chạy trốn thất bại, nếu nói theo cách khác. Sợ thất bại, và không còn dám làm gì nữa. Sợ thất bại, và kiếm mọi cớ để biện minh cho việc ngừng cố gắng hay trở nên tầm thường. Và chẳng ai cần biết điều đó, cho đến khi họ nhận ra, biện minh “để phòng thủ”, “để cảm thấy an toàn” không có chút giá trị nào cho cuộc đời họ hết.

Cuộc đời là trò chơi, và nó y hệt một “game” vậy. Bất cứ ai lười biếng sẽ không thể đạt được cấp độ cao trong khả năng chơi game. Thiết nghĩ, chơi game giỏi cũng là một cái tài mà không phải ai cũng làm được. Kể từ khi liên tiếp thua trong những cuộc “đại chiến”, tôi phát hiện ra, sở dĩ mình luôn thua bọn nó là vì mình quá “lười”. Đó là sự thật, đừng có bảo với tôi là game vô bổ và không dạy cho ai điều gì. Khi chúng ta chơi game, chúng ta bấm “bàn phím” và “chuột” một cách gượng ép khi mà đã mất gần như hoàn toàn hứng thú và năng lượng. Nếu như thế thì đừng chơi nữa, vì chúng ta sẽ không bao giờ bằng được người khác do quá thụ động. Chơi với sự cố gắng và tập trung, và khả năng sẽ được nâng cao mỗi ngày…

Đừng có bảo với tôi là “game” chỉ giành để giải trí, vì tôi đang cố gắng liên hệ giữa “game online” và “game cuộc sống”. Nếu chỉ chơi game để giải trí, chơi game chỉ để cho có với người ta, chơi game như là một thói quen, chơi game như là nô lệ của sự lặp lại chán chường và trốn thoát khỏi thực tế, chơi game “tàn tàn”, thì tôi thiết nghĩ bạn sẽ chẳng bao giờ biết được niềm vui của game nằm ở đâu. Với tôi thì niềm vui của việc chơi game nằm ngay cái lúc mà tôi được bấm bàn phím và nhấp chuột. Đó là lúc mà mọi thứ thật trực quan, tôi được sờ và điều khiển nhân vật của mình theo cách mà tôi mong muốn. Không phải những lúc bàn tán về game với lũ bạn khi đang đi học, cũng không phải những lúc đạp xe về nhà sau khi chơi game làm tôi vui, mà chính là lúc tôi đang được chơi. Lúc đó là điều quan trọng. Và dù rằng có đôi lúc tôi hơi bực mình vì sự thua cuộc hay kém cạnh về trình độ so với các game thủ khác, song, nhìn chung tôi vẫn thỏa mãn được niềm hứng thú của bản thân mình.

Đừng bao giờ chạy trốn sự cô đơn và nỗi buồn.

Tôi thường hay nghe mọi người nói về việc họ cô đơn. Có quá nhiều từ ngữ để người ta biểu diễn được điều này mà theo tôi là họ làm còn chuyên nghiệp hơn khi họ đi học hay đi làm. Tại sao người ta luôn vấp phải vỏ chuối nhưng không nghĩ: Sao nó lại nằm ở đó và làm sao để không trượt vỏ chuối nữa? Tôi thấy rất buồn cười nếu như cứ mỗi sáng mở cửa đón ánh mặt trời tươi mới và lại bị trượt vỏ chuối mà không “khôn” lên được tí nào. Đó có là gì nếu không phải là sự ngu ngốc, thụ động và lười động não?

Thường, người đã từng trải, nhất là ở độ tuổi trung niên trở đi, họ không dùng và không nghĩ đến những từ như “cô đơn”, “cô độc”, “chán”, vẫn có nhưng ít. Những từ ngữ này được dùng phổ biến ở giới trẻ, rất nhiều ở vị thành niên, giữ nguyên mức độ ở độ tuổi teen và giới sinh viên, bắt đầu giảm dần từ tuổi trưởng thành (khoảng 24 hay 25 trở đi). Ý tôi là, chúng ta phải nhìn vào điều đó, vào các thống kê, vào các thực trạng để hiểu tại sao và cách giải quyết cho những vấn đề của bản thân mình. Các vấn đề cá nhân cần được giải quyết, càng sớm càng tốt, không thể lặp đi lặp lại mãi được, vì đơn giản nó không thể “trôi đi đâu mất!”

Hỏi những người từng trải, và họ sẽ trả lời cho bạn biết rằng: Họ cũng có những cảm xúc y chang như bạn khi ở độ tuổi mà bạn đang trải qua. Giới trẻ thường nhanh nhảu, thông minh và năng động, vì thế mà họ làm mọi việc rất nhanh, gồm cả những suy nghĩ. Người trẻ thường cảm thấy cô đơn, trống trải là vì họ “có nhiều thời gian”. Và trong những lúc “một mình” đó, họ suy nghĩ thật nhiều, linh tinh cũng có, xa vời cũng có, mơ mộng cũng có… thế là họ bắt đầu cảm thấy “cô đơn”, “buồn”, “chán”. Có vấn đề gì đó cần phải được hiểu rõ giữa “một mình” và “cô độc”, giữa “cô độc” với “cô đơn”, giữa “khoảng lặng” và “chán”. Nếu chúng ta cứ mãi chạy trốn mà cóc cần biết nguyên nhân tại sao chúng ta mắc phải, chúng ta sẽ bắt đầu hiểu và cảm nhận méo mó về ngôn từ cũng như cảm xúc bên trong mình.

Đừng chạy trốn, vì bạn sẽ không bao giờ có thể thoát được. Khi bỏ chạy, chúng ta rất hoang moang, mồ hôi nhễ nhại, mệt mỏi, mất bình tĩnh, dễ dàng té và “đo đường”. Bạn có thể liên tưởng tương tự không? Bỏ chạy là cách chúng ta thấy dễ dàng nhất, và đương nhiên cách dễ dàng thì ai cũng làm được, nó chả có giá trị gì nên chẳng hề nổi bật, rồi từ đó chúng ta bắt đầu tầm thường hóa chính bản thân mình.

Chạy trốn với vô vàn kiểu, muôn hình vạn trạng: Một mình thì cảm thấy chán và đi chơi những cuộc chơi nhí nhố. Không ai quan tâm thì thấy buồn và cặp kè những cuộc hẹn hời hợt. Thích ai đó và sẽ bắt đầu sợ họ một ngày nào đó sẽ rời xa ta, từ đó trở nên ích kỷ và mất đi cái cảm giác sung sướng ngày đầu (nếu vì mục đích ngoài sự chạy trốn, thì nó sẽ không nhí nhố và hời hợt nữa). Tóm lại là, tôi không thể liệt kê hết tất cả, nhưng hệ lụy của việc “bỏ chạy” là những kết quả không có gì tươi sáng. Chúng ta sẽ dần “suy thoái” theo cách đó. Đừng tự ái, vì tự ái nghĩa là tôi nói trúng tim đen của bạn rồi đó, và tự ái nghĩa là bạn sắp sửa chuẩn bị những “lý luận phòng thủ” mà tôi gọi là “biện minh” như trên vậy.

Tôi viết bài này dành cho tuổi trẻ. Căn bản là, tuổi trẻ cảm thấy cô đơn (theo tôi thì “một mình” đúng hơn), buồn, chán, thất bại, hay gì đó là điều “hiển nhiên” – nó tất yếu. Vì tuổi trẻ phải trải nghiệm và học! Học tất cả mọi thứ mà trong đó kiến thức khoa học, kiến thức chuyên ngành chỉ là một phần nhỏ mà thôi. Không ai có thể vừa chạy vừa cầm cuốn sách để học. Theo tôi thì không thể vừa bỏ chạy trong sợ hãi vừa học được. Ví như thế để biết rằng, nếu những cuộc chơi được vạch ra với mục đích “trốn tránh cảm xúc” thì sẽ chẳng bao giờ dạy được cho người trẻ điều gì cả, nếu có thể, chắc chỉ dạy người ta trở nên hời hợt.

Tôi không có ý nói mọi người “nên buồn”. Tôi chỉ muốn nói nỗi buồn trong cuộc sống là cái gì đó rất bình thường, y chang niềm vui mà chả có gì cần phải né cả. Để ý và bạn sẽ trung lập thừa nhận với tôi vào một ngày nào đó, rằng: Chỉ có nỗi buồn, nhưng cảm xúc trầm lắng, những không gian im lặng, những cảm xúc chậm rãi, những trải nghiệm bản thân mới làm người ta trở nên có chiều sâu và có cá tính. Lại nói về cá tính, nó không chỉ là những bộ quần áo mình khoác lên, mà nó phần nhiều nằm ở những lời nói có trọng lượng, tính sâu sắc và một tâm hồn đẹp phong phú…

Ý tôi là, đừng bao giờ chạy trốn cảm xúc, nhất là những cảm xúc đã bị bạn “dán nhãn” tiêu cực. Nó bị dán nhãn là bởi vì định kiến xã hội nghĩ như thế và sự dạy dỗ của xã hội khiến bạn nghĩ như thế. Nhớ lấy, tuổi trẻ, với vô vàn cung bậc cảm xúc, nó phong phú, nó đa sắc màu, nó đẹp, nó bất ngờ và nó không nhàm chán. Nếu nó nhàm chán, có gì đó bất ổn! Nếu nó bất ổn, hãy tìm ra và cập nhật kiểu khác đỡ hơn.

Đừng bao giờ bỏ chạy! Đừng có núp! Trừ khi việc gì đó liên quan tới mạng sống của con người, hãy… chạy thật nhanh và núp thật kỹ cho tui! Còn tất cả những thứ khác đều không có cái cóc gì phải sợ. Nếu tôi lấy ví dụ nỗi sợ là một con ma, thì nó không sai chút nào. Người càng sợ ma, chỉ có càng tưởng tượng càng sợ chứ không cách chi mà hết sợ được cả. Cách hay nhất, đơn giản nhất mà ít ai nghĩ ra, đó là: Đừng Tưởng Tượng Nữa!

Tôi có nghe câu: “Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm” của Kim Woo Choong.

Nhiều việc ở đây theo tôi nghĩ: Là trải nghiệm, là tận hưởng, là lý tưởng, là học hành, là theo đuổi, là yêu thương, là rộng lượng, là thiện chí, là bao la, là bát ngát, là cánh đồng, là đại dương… Tại sao như thế? Vì tôi nghĩ: thể xác thì nhỏ bé, nhưng tâm hồn thì khổng lồ. Đừng chỉ nghĩ nó là một bộ óc làm việc, nó có nhiều thứ tuyệt vời hơn thế rất nhiều.

Thế nhé, bạn tôi, các em của tôi, đừng bao giờ than phiền về buồn chán nản, hay bất cứ cái gì mãi. Có quyền được cảm thấy xuống tinh thần và đôi lúc tiêu cực, nhưng chỉ là đôi lúc thôi nhé, chứ còn tôi thì tôi chán nghe những người gọi chung là “trẻ” THƯỜNG XUYÊN ca cẩm bài ca con cá lắm rồi.

Chúng ta sẽ có dịp gặp nhau. Và từ giờ cho đến khi đó, tôi mong là bạn có thể hiểu được những điều tôi nói mà có thể trau dồi cho cái cây tâm hồn của bạn được đẹp đẽ, được cao lớn đến tận trời xanh…

Xin chào, hẹn gặp lại và quyết thắng!

Lục Phong

(Kỷ niệm một năm sau ngày tận thế!)

Yến Hội (Plato, “The Symposium”) và thần thoại về loài người

 

Ai đã viết Yến Hội?

“The Symposium” (hay trên Wiki gọi là “Yến Hội”) là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của triết gia Hy Lạp cổ điển – Plato. Trong tác phẩm này, Plato mô tả một buổi yến hội ở Athens, nơi các khách mời thảo luận về tình yêu. Mỗi người đều có cơ hội phát biểu quan điểm của mình về tình yêu, và thông qua đó, Plato khám phá những khía cạnh sâu sắc và phức tạp của tình yêu, từ tình yêu dục vọng cho đến tình yêu tinh thần.

Một số diễn giả nổi bật trong Yến Hội bao gồm Phaedrus, Pausanias, Eryximachus, Aristophanes và Agathon. Nhưng diễn giả nổi bật nhất và quan trọng nhất là Socrates, người chia sẻ quan điểm của mình về tình yêu thông qua câu chuyện về Diotima, một nữ triết gia.

Trong Yến Hội, Plato giới thiệu khái niệm về “tình yêu thuần khiết” – một tình yêu không phụ thuộc vào vẻ đẹp vật chất, mà là một tình yêu đối với cái đẹp tinh thần và đạo lý. Đây là một trong những khái niệm cốt lõi trong triết học Plato và đã ảnh hưởng sâu rộng đến nền triết học sau này.

Điểm nhấn trong Yến Hội

Trong Yến Hội, Socrates là một trong những nhân vật chính và diễn giả nổi bật. Điểm đặc biệt của Socrates là thay vì tự mình nêu lên quan điểm về tình yêu, ông lại trích dẫn lời của Diotima, một phụ nữ triết gia mà Socrates tôn trọng. Dưới góc nhìn của Diotima, Socrates giới thiệu một quan điểm tiến trình về tình yêu:

  1. Tình Yêu Vật Lý: Bắt đầu bằng việc yêu một người cụ thể vì vẻ đẹp vật lý của họ.
  2. Tình Yêu cho Nhiều Người: Từ việc yêu một người, người ta nhận ra rằng vẻ đẹp vật lý có thể tìm thấy ở nhiều người khác.
  3. Tình Yêu cho Tâm Hồn: Người ta nhận ra rằng vẻ đẹp tinh thần và phẩm hạnh quan trọng hơn vẻ đẹp vật lý.
  4. Tình Yêu cho Tri Thức: Yêu thích việc học hỏi và khám phá kiến thức.
  5. Tình Yêu cho Cái Đẹp Toàn Diện: Cảm nhận và yêu thương cái đẹp trong mọi thứ, không chỉ riêng vẻ đẹp vật lý hay tinh thần.
  6. Tình Yêu Thuần Khiết: Là hình thức cao nhất của tình yêu, không phụ thuộc vào cái đẹp vật chất hay cảm xúc dục vọng. Đây là tình yêu đối với “Ý tưởng về Cái Đẹp” – một khái niệm trừu tượng mà Plato giới thiệu.

Thần thoại về con người trong tác phẩm Yến Hội của Plato

Câu chuyện này nằm trong tác phẩm Yến Hội của triết gia Plato. Chuyện kể rằng: ngày xưa, con người không mang hình dạng như bây giờ. Thuở ban đầu, con người có bốn tay, bốn chân, và một cái đầu với hai khuôn mặt. Con người được chia ra làm ba giới tính: nam, nữ, và “ái nam ái nữ”.

Người đàn ông là con của mặt trời, người phụ nữ là con của trái đất, và người ái nam ái nữ là con của mặt trăng, vốn được sinh ra từ mặt trời và trái đất. Vào thời đó, con người rất thông minh, nhạy bén và tài giỏi. Sức mạnh của họ đe dọa đến cả thần thánh.

Trước sự dũng mãnh của loài người, các vị thần trên đỉnh Olympus lấy làm lo sợ. Họ muốn tiêu diệt con người với những tia sét như đã làm với các Titans, nhưng như thế họ sẽ mất đi những vật phẩm mà con người thường dâng lên. Thần Zeus sau đó đã nghĩ ra một cách rất sáng tạo. Đó là dùng phép thuật tách con người ra làm hai nửa, vừa để trừng trị thói kiêu căng của loài người, vừa nhân đôi số người trên trái đất để gia tăng lượng cống phẩm.

Bị thần trừng phạt, những nửa con người chìm đắm trong đau khổ, không ăn uống gì và dần chết đi. Thấy vậy, thần Apollo đã khâu 2 nửa cơ thể để tái tạo lại con người, và chiếc rốn của người ngày nay là dấu vết duy nhất còn sót lại cho hình dáng ban đầu của họ.

Thế là từ đó người nào sinh ra cũng chỉ có một gương mặt, hai cánh tay, hai đôi chân. Vốn không hoàn chỉnh nên con người luôn cảm thấy mất mát cô đơn. Họ sẽ dành cả cuộc đời để đi tìm nửa kia của mình, mãi mãi đi tìm một nửa tâm hồn bị thất lạc. Người ta nói rằng khi hai nửa tìm thấy nhau, họ sẽ thấu hiểu người kia mà không cần lời nói, họ sẽ cảm nhận được sự toàn vẹn của một tâm hồn, và cùng tận hưởng niềm vui hợp nhất vì biết rằng không có hạnh phúc nào lớn lao hơn trên cõi trần thế.

Trở về với thực tại

Bạn có thấy câu chuyện này hay không? Mình thì thấy nó khá thú vị, vì chuyện đánh động mơ ước về tình yêu đích thực của con người, niềm hạnh phúc của sự hòa hợp tuyệt đối giữa hai tâm hồn, ước mơ mà bất kỳ ai cũng từng mong muốn. Ước gì câu chuyện là thật, để mình nuôi giữ hy vọng tìm thấy một nửa. Nhưng đáng tiếc, chúng ta không hề có một nửa nào cả.

Tại sao? Tại vì, mỗi người từ khi sinh ra đã là một bản thể hoàn chỉnh. Có thể bạn không nhận ra, nhưng bạn hoàn hảo theo cách riêng của mình. Bạn không cần một ai khác để lấp đầy. Bạn không cần một nửa để trở nên hoàn thiện, để cuộc sống trọn vẹn ý nghĩa, để trở về với chính mình. Đừng vì không có ai bên cạnh mà thấy chơi vơi, cô đơn, trống rỗng.

Chúng ta không nên sợ hãi sự cô đơn. Ngay cả khi đắm chìm trong tình yêu hoàn hảo nhất, cũng có đôi lúc người ta cảm thấy lẻ loi. Cô đơn là bản tính của con người. Mỗi người sinh ra một mình, lớn lên một mình, và chết đi trong cô độc. Không ai có thể đi cùng ta suốt cả cuộc đời, nên không thể tránh được những lúc chẳng có ai bên cạnh.

Bởi vậy người khôn ngoan chấp nhận nguyên tắc đó của cuộc sống, họ học cách làm bạn với cô đơn, thỏa hiệp với sự cô độc. Họ tận dụng những khoảng thời gian một mình để phát triển bản thân, nâng cao hiểu biết, hoàn thiện chính mình.

Hành trình đi tìm một nửa còn lại

Trở về câu chuyện đi tìm một nửa. Bạn đã gặp bao nhiêu người mà bạn ngỡ là một nửa đời mình?

Thời đi học, bạn gặp và yêu người cùng trường với mình. Tình yêu giữa hai người trong sáng như sao trời, hồn nhiên như cây cỏ. Bạn yêu người đó với tất cả trái tim, đến nỗi có thể hy sinh thân mình vì người đó. Rồi tình yêu đầu tan vỡ như bao tình đầu khác. Bạn tuyệt vọng tưởng có thể chết đi được, nghĩ thế là hết, suốt cuộc đời này chẳng tìm được ai yêu mình đến thế, hiểu mình đến thế.

Rồi bạn đi làm, bạn gặp và yêu người cùng làm với mình. Một người vừa mạnh mẽ, vừa tinh tế, độc lập và khôn ngoan, người có đủ tiền để đáp ứng những mong muốn của bạn, đủ từng trải để tâm tình và đưa ra lời khuyên cho bạn. Bạn chìm đắm vào tình yêu một lần nữa, nghĩ mình đã tìm được một nửa đích thực của đời mình. Nhưng tình yêu công sở nhàm chán và thiếu thời gian, bạn lại chia tay. Môi trường công sở chán không buồn chết, bạn tham gia vào các hoạt động để làm phong phú cuộc đời.

Bạn học khiêu vũ, đăng ký lớp guitar, bạn đi bơi, học võ, bạn tham gia vào câu lạc bộ từ thiện, nhập hội những người yêu thích du lịch. Bạn lại tìm được người yêu mới của mình ở đó, một người hài hước và thông minh, sâu sắc và tế nhị, có cùng sở thích và những trăn trở về cuộc sống như bạn, có ý chí vươn lên giống bạn, cũng ý thức bảo vệ thiên nhiên và giúp đỡ cộng đồng như bạn.

Bạn thấy một sự gắn bó hòa hợp lạ kỳ với người đó, bạn yêu, và cưới người đó. Cuộc sống hôn nhân có nhiều sóng gió, nhưng giúp đỡ của người bạn đời, hai bạn đều vượt qua. Rồi bạn và người đó cùng chung sống đến đầu bạc răng long, viên mãn hạnh phúc. Nhưng vẫn không thể gọi đó một nửa của bạn.

Sự thực là khi bạn càng mở rộng các giao tiếp xã hội, càng hòa nhập vào những môi trường tương xứng với tính cách của mình, thì bạn càng có cơ hội tìm được một người bạn đời phù hợp. Nhưng không có người nào là của riêng bạn, không có ai là một nửa của bạn cả. Mỗi con người là một cá thể riêng biệt, như một vòng tròn độc lập.

Những cặp đôi cũng như những tập hợp giao nhau, có đôi giao nhau nhiều, có đôi giao nhau ít, nhưng không có tập hợp nào vừa khít, vì ta đâu thể tìm ra được một ai giống y đúc mình trong tám tỉ người trên hành tinh này. Bởi vậy chúng ta không thể chờ mong tìm được một nửa đồng điệu của tâm hồn, người mà ta không cần nói họ đã hiểu.

Mỗi người sinh ra trong một môi trường riêng, được nuôi dưỡng và giáo dục theo một cách riêng, nên hình thành nên tính cách và sở thích riêng. Do vậy, trong bất kỳ mối quan hệ nào cũng có bất đồng, mỗi cặp đôi đều có những khoảng chênh nhau. Việc của mỗi người không phải là tìm một nửa của đời mình, mà là tìm một người phù hợp nhất có thể, và bắt tay vào khỏa lấp các khoảng chênh kia.

Bởi vậy, cách tốt nhất là cùng người đồng hành giải quyết những điểm khác nhau trong mối quan hệ, để xóa bỏ chúng, hoặc thỏa hiệp với chúng, để người đó có cơ may là người đi suốt đời mình. Còn nếu không, thì can đảm buông tay, và tin rằng, ngoài kia sẽ có những người khác phù hợp với ta hơn.

Tác giả: Rosie Nguyen

Xem thêm

💎 Twin Flame (Linh hồn song sinh) là gì? Bài học của mối quan hệ Twin Flame

 

Bạn có hạnh phúc không?

2
Photo: Hootalex

 

Bạn có hạnh phúc không?

Khi bản thân chỉ có thể mỉm cười vì những thứ đã qua, về những điều đã mất và những người đã đi.

Ai cũng có một quá khứ, ai cũng có những hoài niệm, ai cũng có những người tình xưa cũ để nhung nhớ, để hồi tưởng và để mỉm cười khi quay đầu nhìn lại.

Nhưng!

Sống với cái tôi hay những nỗi sợ vớ vẩn?

0
Photo: Tamara Lichtenstein

 

Sợ hãi là một bản năng của con người khi ý thức được các mối nguy hiểm, và thể hiển rõ nhất khi con người ta hoặc bỏ chạy hoặc đối diện với nó. Có vô vàn lý thuyết về nỗi sợ mà bạn có thể tìm thấy ở bất kì đâu trong thời đại bùng nổ thông tin này, nhưng bằng kinh nghiệm thực tế, tôi sẽ chia nó ra bốn dạng tôi thường gặp:

Nỗi sợ chính mình

Tôi đặt nỗi sợ này lên đầu vì nếu bạn không rơi vào dạng này thì việc đọc tiếp sẽ không khả dụng gì nhiều ngoại trừ tính chất tham khảo và tìm kiếm sự đồng điệu đơn thuần. Vì đây là nỗi sợ lớn nhất, bao hàm những cái còn lại.

Người mang nỗi sợ chính mình vẫn thường sợ tất cả, khi mà mọi nơi mọi lúc họ luôn mặc định về những cái “mình không làm được” nhiều hơn và lâu hơn cái “mình làm được”, luôn ý thức về “hậu quả” trước nhất và rõ rệt hơn “kết quả”, sợ người khác nhìn thấy mặt xấu của mình rồi chọn giấu diếm hoặc giả tạo hơn là cố gắng khẳng định để người ta công nhận tất cả con người mình. Họ vẫn thường nhan nhản biện minh cho mình là “sống thực tế/khôn ngoan/nghệ thuật” hay tệ nhất là phủ nhận chính mình “lực bất tòng tâm” gì gì đấy.

Chính vì thế mà cuộc sống trở nên khó khăn, chật hẹp với đầy rẫy những vị trí họ không thể vươn tới, căn bản cũng vì họ quá chăm chỉ và tự giác kẻ ra giới hạn cho mình nhiều hơn là vạch ra con đường vươn tới đích.

Nỗi sợ chính mình thường bắt nguồn từ việc KHÔNG hoặc CHƯA ý thức được giá trị bản thân-khi mà bạn không tìm thấy chỗ đứng của cái tôi trong bản thân mình, không nhận ra bản sắc của chính mình-cái làm bạn khác biệt với tất cả. Không tìm nó, không nhìn nó thì làm sao biết nó, hiểu nó? Mà không hiểu biết nó thì làm sao chinh phục và kiến tạo nó? Sự mù mờ đui điếc đó khiến con người ta phụ thuộc, nghi ngại, không tin tưởng bản thân-đó là mầm mống nỗi sợ chính mình. Và nỗi sợ chính mình chính là ngọn nguồn ẩn sâu bên trong các loại nỗi sợ khác.

Nỗi sợ quá khứ/tương lai

Tôi gộp hai nỗi sợ này lại vì chúng liên quan khá chặt chẽ với nhau. Người ta thường ý thức rõ một trong hai cái này nhưng họ không nhận ra mình đang đồng thời sợ cả hai trong tiềm thức.

Người mang nỗi sợ quá khứ thường sợ lặp lại những sai lầm đã mắc phải hoặc sợ sẽ không đạt được thứ tốt đẹp hơn thứ họ đã từng có rồi trở nên tôn thờ quá khứ và đồng hóa tương lai. Tương tự thì người mang nỗi sợ tương lai thường sợ đưa ra quyết định, sợ chọn lựa, sợ hành động, sợ những cái thậm chí vẫn chưa xảy ra chỉ với nỗi ám ảnh về một thứ hậu quả mơ hồ mà chưa chắc họ đã trải nghiệm.

Cứ như thế, họ vô dụng trong việc thực hiện cái mới và làm mới lại cái cũ. Nên họ cũng bất lực trong việc phát triển chính mình, họ sẽ có sự so sánh ngắn hạn và không tránh khỏi biến tương lai thành một thứ quá khứ dậm chân tại chỗ hoặc biến quá khứ thành thứ tương lai cũ rích cũ rơ, sẽ sống mãi trong cái vỏ ốc đó mà mặc nhiên tất cả đang lao đi ngoài kia..

Nỗi sợ số đông (chứ không phải sợ đám đông)

Tôi phải phân biệt rạch ròi như thế cũng bởi lẽ nếu “nỗi sợ đám đông” chỉ đơn giản là nỗi sợ mang tính tâm sinh lý thì “nỗi sợ số đông” lại phức tạp, ranh ma ẩn mình và nó có vẻ mang tính bản chất cố hữu hơn nhiều. Và trớ trêu cũng chính ở chỗ “có vẻ” ấy, vì nỗi sợ số đông đâu phải bản chất, con người không sinh ra để sợ hãi đồng loại.

Nỗi sợ số đông là một căn bệnh phổ cập qua hai con đường: hoặc tự phát hoặc truyền nhiễm. Bệnh tự phát khi tự bản thân họ thấy “nên” hoặc “phải” theo ý kiến của số đông, lấy mẫu số chung của số đông làm chuẩn mực của chân lý, thậm chí không thèm hỏi “Chân lý là gì?” Bệnh truyền nhiễm khi họ cũng tự hỏi chân lý là gì, nhưng qua một quá trình tiếp xúc dài và lâu, họ kết thúc câu hỏi bằng cách thỏa hiệp và “hội nhập”, thậm chí cả khi biết câu hỏi kia vẫn chưa có đáp án, nhưng thay vì dấu chấm hỏi rộng mở, họ chấp nhận thế tạm vào đó một dấu chấm hết, chấp nhận làm một dấu chấm nhỏ vô tri trong một số đông “an toàn” dễ lẫn.

Nếu bạn thấy mình thuộc tất cả hoặc không thuộc dạng nào trong số các dạng đó mà vẫn kiên trì bảo lưu trong mình một nỗi sợ nào đó tới cùng thì xin thưa, bạn còn thuộc dạng này nữa:

Nỗi sợ vớ vẩn

Nếu rơi vào dạng này thì tôi thấy thật buồn thay cho bạn. Hãy khoan tức dận và dẹp ngay cái lòng tự ái của bạn vào một bên và nhìn lại bản thân một cách trần trụi nhất đi!

Nếu bạn nói với tôi bạn không hề và chưa bao giờ sợ hãi, tôi sẽ không nói bạn dũng cảm mà ngược lại, sẽ khẳng định sự yếu đuối của con người bạn, đến độ không dám thừa nhận sự yếu đuối của chính mình. Con người ta không dám làm gì đó, tức là họ đang sợ hãi điều gì đó.

Những người đọc hời hợt tôi không quan tâm, nhưng nếu bạn đọc trong sự đối chiếu chính mình để hoàn thiện bản thân thì tôi xin chia sẻ điều này-kinh nghiệm bản thân tôi, vì dĩ nhiên, tôi từng sợ hãi.

Đầu tiên, bạn phải nhận biết nỗi sợ của chính mình. Bản chất của sợ hãi không hẳn xấu và chưa bao giờ xấu. Sợ hãi đưa bước chân con người ta vào đúng lối. Nhưng nó chỉ xấu khi sợ hãi tiếp tay cho bản ngã yếu đuối nuốt trọn con người ta vào những góc tối u muội, cứ ở đó cự tuyệt, ở đó than vãn, ở đó quay lưng, ở đó chạy trốn…đó đồng thời là khi nỗi sợ nhường chỗ cho sự hèn nhát lên ngôi, như người anh hùng dân tộc Ấn Độ Mahatma Gandhi đã nói:

“Fear has its use but cowardice has none.” (Nỗi sợ hãi có công dụng, nhưng sự hèn nhát thì không.)

Bạn đừng sống dễ dãi với chính mình và tản lờ sự sợ hãi-đó chỉ là trạng thái thừa nhận sự tồn tại của nó và chạy trốn nó mà thôi. Nếu bạn hỏi tôi phải làm gì với nó, thì câu trả lời của tôi chính là: “Hãy xem nó là một nỗi sợ vớ vẩn.” Hãy tôn chính mình lên, và hạ bệ nó xuống, vậy thôi.

Muốn hạ bệ nó chưa? Vẫn còn sợ đấy à? Vậy thì:

“Hãy làm điều bạn sợ nhất, và chắc chắn cái chết của nỗi sợ sẽ đến.”(Mark Twain)

Leona