25 C
Nha Trang
Chủ Nhật, 27 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 276

Ý nghĩa của một cuộc gặp gỡ

*Feature Image: Arafinwë

 

Thỉnh thoảng tôi đi bộ loanh quanh, đó là lúc tôi thường quên đi ý nghĩa các hành động của mình, mà thực ra việc đi đi lại lại cũng chẳng có nhiều ý nghĩa lắm và kể ra các hành động khác cũng vậy.

Có nghĩ đẹp đẽ thế nào tôi cũng chỉ là cá thể của loài động vật sống ở một nơi được gọi là trái đất – biết đọc các thứ hình vẽ quy ước được gọi là chữ trên một thứ được gọi là giấy, tất nhiên là phải trải qua một quá trình học tập vất vả. Biết gõ mấy thứ được gọi là bàn phím được gắn vào một cái cho là máy tính được tạo nên bởi vài mạch điện, ít nhựa, ít ốc vít.

Thích ăn đồ ăn, đồ uống cho là sạch sẽ, thích ăn thịt động vật đã được xẻo thịt rồi chế biến nhưng thấy ghê sợ trước một cái ảnh chụp một con chó bị dẫm cho đến chết mà cho quên đi hình ảnh của con lợn bị chọc tiết khi còn sống, máu phun ra từng dòng nóng và ấm còn bốc hơi nước, gào lên những âm thanh nghe khé tai thường được lồng vào các bộ phim kinh dị.

Thỉnh thoảng xem phim sex và thủ dâm..luôn cho mình là thứ sạch sẽ đáng yêu, nghĩ mình là động vật… bậc cao, là trung tâm của thế giới rồi vẽ lên khuôn mặt mình vẻ ngạo mạn đầy ngu xuẩn. (Dù sao thì ăn thịt lợn chắc vẫn ngon hơn là ăn chay, đại loại như là một người được dạy ăn chay từ khi còn bé khi được ăn miếng thịt vẫn sẽ thích thú.)

Tôi thích nhìn mình từ góc nhìn thứ ba, từ trên cao, đằng sau, đằng trước, hình dung cái dáng vẻ ngu ngốc, bẩn thỉu, hôi hám, hài hước, thích coi mình là thứ được tạo ra bởi đất, bởi cát, bởi nước, không khí sau cuộc gặp gỡ của tinh trùng và trứng rồi… chấm hết, tối om người ta gọi là chết! Chả biết có kiếp sau không, nhưng tôi không nhớ ra là có kiếp trước của mình, vậy thì có tồn tại kiếp sau mà nếu tôi không nhớ thì nó chả còn ý nghĩa gì hết, tóm lại với những hiểu biết hiện tại của tôi thì chết là hết, không nói chuyện nữa, không nốt niếc gì nữa. Mỗi khi quên đi ý nghĩa của mình, mọi thứ thật nhẹ nhàng những thứ được cho là to to, quan trọng khác trở nên thật bé nhỏ, đất hôi hám, nước bẩn thỉu thì cần gì những thứ quan trọng và đẹp đẽ.

Nói về cuộc gặp gỡ của tinh trùng và trứng, tôi luôn băn khoăn về ý nghĩa của nó. Tôi không hề có ý tự chửi vào sự sống mình hay của ai đang đọc cái note này nhưng quả thật là tôi luôn tự hỏi là người ta, khi sắp đặt cuộc gặp cho trứng và tinh trùng ở nơi tối tăm ẩm ướt có hiểu được ý nghĩa hay chỉ là một hành động mang tính bản năng pha một chút thích thú, có thực sự là họ muốn việc tạo nên một con người? Người ta gọi đó là thuận theo tự nhiên và những thứ gì không giải thích được người ta nói là của bố tự nhiên – nghe chả có tí tự nhiên nào. Thỉnh thoảng người ta nói là tạo ra con người để yêu thương (tất nhiên là trẻ con rất đáng yêu – trừ lúc chúng nó đi vệ sinh và ăn vạ) – nhưng mà nếu theo lý do này thì dã man quá, tạo ra một con người để thỏa mãn thú vui được gọi là yêu của mình – vô nhân đạo.

Và sau khi tạo ra một con người, một đứa trẻ con ra đời. Không có một công thức nào thống nhất cho việc nuôi dưỡng và giáo dục một đứa trẻ, không có khả năng nào để hình dung ra hình ảnh của nó 10, 20, 30 năm sau, thậm chí là sống hay chết. Họ có thể cho nó mọi thứ (mọi thứ họ có thể), cả những thứ họ cho là nhất cuộc đời. Họ có thể dạy nó đọc sách,  khả năng làm toán, có thể dạy nó khả năng kiềm chế cảm xúc để nó không trở thành một con thú hoang, thậm chí có thể đặt cho nó một tôn giáo, tạo nên một trái tim không biết oán hận nhưng không có công thức nào để tạo nên một bản thể hạnh phúc, thậm chí không có một định nghĩa thỏa đáng nào về tính từ hạnh phúc. Nghe nói có một vài chất hóa học có thể được cho vào cơ thể con người theo dạng viên hoặc tiêm qua dạng chất lỏng để loại bỏ các cảm xúc tiêu cực, nhưng chắc cách tạo ra một con người hạnh phúc theo cách này là chơi đểu, không được chấp nhận.

Còn nữa, họ phải đặt đứa trẻ vào một thứ gọi là xã hội, ước lượng một thứ gọi là văn hóa để có một thứ được chấp nhận bởi các đồng loại chả có cái liên quan gì với thiên thần được tạo ra bởi tinh trùng và trứng của họ. Nói chung, thật lằng nhằng đau đầu, hại não. Tuy nhiên nếu không làm thế, nếu thiên thần của họ tát vào mặt hay bóp chết đứa đồng loại nào nó có thể bị đi tù, bị đập lại cho đến chết – tóm lại có khả năng sẽ có một kết cục bất hạnh ở đây (một ví dụ về sự tương tác giữa con người với nhau). Và nó bắt đầu được biết về đạo đức, về trung tín, thật thà,… Những nguyên tắc mà nếu nó phá bỏ, nó sẽ phải chiến đấu với sự khinh bỉ chính bản thân mình nhưng nếu nó không phá vỡ sau 10, 20, 30 năm nữa nó sẽ trở thành một thực thể đáng thương, có thể bị giễu cợt bởi những nụ cười xảo trá.

Nhưng kể cả thế, họ cũng không thể lường trước được là vào một ngày đẹp trời, thiên thần của họ có thể sẽ lại muốn chết, nó có thể kiếm thuốc, nhảy lầu, hay cắt động mạch với mấy lý do vớ vẩn mà đến họ cũng không thể tin được, nhưng mà chúng nó chết thật đấy. Mấy thằng vô học vẫn tự tử đấy thôi, chúng nó sẽ trở thành đề tài mang tính châm biếm của mấy đứa hàng xóm, của mấy thằng đọc báo xem tin sau khi đã chán xem sex và đọc qua chuyên mục truyện cười. Nó chết sau khi không tìm được câu trả lời cho câu hỏi về một thế thới hạnh phúc. Và trong trường hợp này họ thất bại.

Nói chung, không thấy nhiều lý do lắm. Trừ khi có cuốn sách hay bộ phim nào đúng (đủ ngắn để có thể đọc hết, xem hết trước khi vứt  đi mà làm việc khác) có tiêu để “Làm thế nào để tạo nên một thằng người hạnh phúc và cái thằng đó không làm cho thằng nào khác phải khổ.” Chắc là không có đâu, mấy thằng viết các sách kiểu như thế hầu hết đểu được mô tả là mấy thằng chán đời, nhiều lần muốn tự tử và thích trở thành nhà văn.

Và cuối cùng, dành cho những người đang sống, đang đấu tranh tìm hạnh phúc lời cảm phục chân thành nhất.

 

Itlboy

Thật ra thì chẳng có gì là mãi mãi

Photo: Amandamabel

 

Thật ra thì chẳng có gì là mãi mãi, tất cả rồi cũng sẽ trôi qua theo năm tháng…

 

Con người kỳ cục lắm, biết là đau, biết là khổ, biết là tổn thương  nhưng luôn bám víu vào những tình cảm có dấu hiệu rạn nứt. Người ta chỉ buông tay chỉ khi không còn sức lực để nắm giữ, chứ nếu còn một chút sức thì vẫn còn muốn nắm lại và giam giữ một cách tuyệt vọng những gì đang nắm. Hôm trước, có nghe Chị kể về câu chuyện tình yêu của Chị, chia tay rồi quay lại, chu trình ấy cứ tiếp diễn không biết bao nhiêu lần và lần cuối cùng chị bảo “Chia tay được vì không còn cãi nhau nữa, chứ nếu còn cãi nhau thì sẽ còn quay lại,” không còn cãi nhau tức là không còn sức lực.

Chỉ cần bạn còn nhớ, chẳng có thứ gì ra đi cả

Photo:  jennifée

 

Có một lần, giữa đêm khuya một mình trong một căn phòng xa lạ, ở một phương trời xa lạ, tôi mò mẫm lên facebook. Thế rồi tôi bỗng ngạc nhiên khi nhìn thấy cô bạn thay avatar bằng ảnh chụp với người yêu. Họ rất hạnh phúc. Dường như tôi đã đánh mất một điều gì đó, từ sâu bên trong.

Đánh giá một con người chỉ qua vẻ bề ngoài là một tội ác!

*Feature Image: Dalo600

 

Đừng đánh giá một người bởi những gì họ mặc. Mà hãy đánh giá một người bởi những gì họ đọc.

 

Bạn có đang rảnh không? Phải chắc rằng bạn thật sự rảnh mới đọc tiếp nhé, bởi những dòng sau đây có thể cực kỳ vớ vẩn.

Nếu đã xác định rằng bạn đã rảnh thì hãy tưởng tượng nhé, nên nhớ là tưởng tượng. Hãy tưởng tượng rằng ông Obama đang mặc một cái áo thun và một cái quần đùi đang ngồi tại nhà trắng và chuẩn bị tiếp chuyện với bà Angela Merkel, bà ấy bước vào cùng một bộ đồ bộ thêu đầy hoa. Hai người gặp nhau trong bộ dạng như thế.

Bóng hình của tuổi thơ…

*Feature Image: Minato

 

Đôi lúc thấy mình lo lắng, mỏi mệt và hoang mang, tôi thường lặng ngắm phố phường trong hương hoa sữa thơm thơm ngòn ngọt và tự vòi mình một vé đi tuổi thơ. Những gương mặt thân thương ấy cứ lần lượt hiện về cùng những xúc cảm dào dạt, mãnh liệt mà trong trẻo. Và tôi nghĩ đến chị, người hàng xóm bé nhỏ của tôi, cũng chẳng hiểu tại sao phải đến gần mười lăm năm rồi mà tôi vẫn nhớ như in cái gương mặt cháy nắng, cái nụ cười nheo nheo tinh quái, cái mũ hoa viền da cam ngả màu của chị.

Cảm ơn Triết Học Đường Phố

*Photo: Paul Downey

 

Sẽ là một thiếu sót nếu điểm danh 2013 mà thiếu Triết Học Đường Phố.

Nói thế nào nhỉ, một cây bút bình thường, chỉ cố gắng lưu lại suy nghĩ của mình bằng cách gửi gắm nó vào các con chữ lại có một may mắn được trở thành tác giả của Triết Học Đường Phố _ chiếc cầu nối tuyệt vời giữa người viết lách tự do với những người đọc tinh tế.

Mạng Internet là nơi có hàng ngàn thông tin, cả triệu bài viết và vô vàn những tác giả, những ngòi bút sâu sắc thể hiện mình nhưng chẳng thể phủ nhận rằng, bên cạnh số ít những trang web mang đến thông tin bổ ích, những bài viết chất lượng thì số lượng các trang rác, các cây bút nhảm nhí, các bài viết hời hợt thiếu chiều sâu đang ngày ngày phủ sóng mạnh mẽ.

Vì thế, để có thể duy trì và phát triển một trang web sạch, một trang web không mang tính thị trường, không chạy theo xu hướng mà chỉ tập trung mang đến cho người đọc những góc nghĩ trong tâm hồn, những khoảng lặng vừa đủ để họ đọc, họ ngẫm, họ gật gù, họ yêu thích và họ tìm ra cho mình những hướng nhìn đúng đắn hơn cho vấn đề của bản thân. Ở đó, họ có thể chạm phải một giọng văn sâu cay hay một cây bút ngọt ngào, ở đó, họ có thể đụng đến một vấn đề xã hội đang quan tâm nhưng lại dưới cái nhìn của những người trẻ tinh tế _ có nơi đó không? Có chứ.

Với tôi, đó chính là Triết Học Đường Phố. Tôi không viết bài này theo kiểu PR vì làm thế thật thừa, vị trí của THĐP vốn chẳng cần đến chiêu bài PR của tôi mà đã để lại chút dấu ấn trong lòng người đọc rồi đấy thôi.

Tôi chỉ viết với tư cách của một tác giả _ người may mắn được anh Nguyễn Hoàng Huy đưa đến đây, làm quen với rất nhiều bạn bè, học hỏi được rất nhiều điều thú vị và quan trọng hơn hết, ở đây, tôi được viết, được thỏa mãn đam mê, được viết với sự tự do, phóng khoáng của bản thân mà không bị bất cứ một ràng buộc nào cả.

Có rất nhiều người hỏi tôi: “Viết cho Triết Học Đường Phố như thế, chắc kiếm tiền không ít nhỉ?”

Tôi chỉ biết cười và đáp: “Nếu đây là trang web trả tiền thì tôi đã từ chối hợp tác.”

Họ lại bảo: “Viết hay thế thì viết tự do phí lắm, làm nhà văn, ra sách hay hướng đến gì đó to tát hơn đi chứ.”

Tôi chỉ nghĩ thế này: “Việc ra sách là ước mơ của mọi người cầm bút nhưng trước khi hiện thực hóa ước mơ đó, tôi muốn hoàn thiện bản thân, làm chủ cảm xúc, điều khiển được ngôn ngữ để những ý tưởng, những câu văn của tôi được trôi chảy hơn và dễ đến với người đọc hơn. Sự cẩu thả trong văn chương, với tôi, là một tội lỗi không thể tha thứ. Tôi chọn viết là niềm vui và mang những điều mình viết giúp ích cho những tâm hồn mỏng manh, nhiều nỗi đau nhưng chưa tìm được lối thoát. Thế thôi, viết lách, chỉ đơn giản là mang niềm vui đến cho người khác.”

2013 với tôi là một bước tiến lớn, vào một buổi sáng khi anh Nguyễn Hoàng Huy inbox cho tôi và đề nghị tôi về làm tác giả cho THĐP, tôi còn chưa hình dung được nó là gì, vừa định hỏi anh là viết ở đó có tiền không, nếu có tôi sẽ không nhận lời nhưng rồi cảm thấy bắt đầu câu chuyện bằng đồng tiền hình như hơi khó, vì thế, tôi tự mình tìm hiểu và quyết định gắn bó với nó. May thay, đến nay, tôi chưa bao giờ cảm thấy hối hận về quyết định này.

2013 và Triết Học Đường Phố như một món quà lớn hứa hẹn 2014 tôi sẽ còn nổ lực hơn nữa, mang đến cho bạn đọc thật nhiều điều hay ho hơn nữa.

Tôi viết bài này, chẳng để làm gì ngoài mục đích cảm ơn THĐP và cảm ơn những bạn đọc đã ủng hộ tôi trong suốt khoảng thời gian qua. Rất nhiều, rất nhiều người đã đến và cảm ơn tôi vì những điều tôi viết. Tuy đó là những người xa lạ chưa một lần chạm mặt nhưng, câu cảm ơn, sự đồng cảm của họ chính là nhuận bút rất lớn đối với người viết lách tự do như tôi.

Cảm ơn anh Nguyễn Hoàng Huy, một năm 2013 đi qua, sẽ là một thiếu sót nếu không gửi đến anh lời cảm ơn, thay mặt các tác giả cũng như cả ngàn bạn đọc của THĐP, cảm ơn anh đã mang lại một mảnh đất tuyệt vời như vậy để mọi người cùng đến với nhau và tìm thấy nhau qua con chữ.

Cảm ơn các tác giả khác của THĐP, những người cho ta thấy được rất nhiều góc nhìn khác nhau về cuộc sống, họ làm cho bức tranh của tôi trong năm qua được hoàn chỉnh hơn đôi chút và phát giác ra được những góc khuất mà bản thân mình vẫn chưa chạm đến được.

Cảm ơn và hi vọng rằng, 2014 sẽ là một năm gặt hái được nhiều thành công hơn nữa của Triết Học Đường Phố, sẽ là một điểm hẹn lý tưởng của cộng đồng mạng, sẽ là chỗ níu kéo những điều tuyệt vời bên cạnh thật nhiều tin rác trên Internet.

Cảm ơn.

 

Yến Mèo

 

 

Triết lý là thật hay giả?

Photo: h.koppdelaney

Uhm… Chắc cũng đã lâu rồi, từ cái ngày tôi đến với những dòng triết lý đầu tiên. Khi đến với nó, tôi chỉ có một niềm “mong muốn vô độ” là tìm được ý nghĩa cuộc sống và thoát khỏi cái lý lẽ thường tình: “đời là bể khổ”. Vì sao tôi ao ước dữ dội vậy? Bởi vì đời tôi lúc đó quá khổ rồi, nên tôi mới phải bám víu vào triết lý để neo mình.

Từ đó đến giờ, cũng đã 6 năm, đương nhiên là trong khoản thời gian đó, tôi đi lòng vòng. Có một sự thật là, nếu không học thì không thể làm thầy. Chúng ta không thể ngồi im một chỗ rồi sáng tạo ra triết lý tầm phào hay những công thức tự chế được! Nhà khoa học nào cũng học rất nhiều trước khi trở thành nhà khoa học thực thụ. Bởi vậy, ai cũng phải học và trải nghiệm rất nhiều trước khi tự sáng tạo ra một cách riêng của chính mình, bởi chúng ta không thể bịa ra những thứ mà không có nền tảng thuyết phục được.

Trong lúc đi tìm, trên con đường đó, đã có nhiều lần tôi vấp ngã rồi thất vọng, tôi bắt đầu nghi ngờ về tính thực tiễn của triết lý. Tôi tự hỏi, có phải tôi đang đi tìm một thứ trên trời không, có phải tôi đang “phi thực tế” không, có phải tôi đã “tách biệt mình khỏi cuộc sống bằng triết lý xa vời” không, có phải có gì đó đã sai không? Rất nhiều lần tôi chán và bỏ đi, tôi chả tin vào triết lý nữa, rồi những nỗi buồn, sự cô đơn, nỗi đau, sự khốn khổ bắt đầu quay trở lại và vây lấy tôi. Tôi lại chạy đi tìm ông thầy mang tên “triết lý”, tại sao thì tôi không hiểu, chắc nó có một năng lượng ngầm quyến rũ nào đó.

Rồi bắt đầu dần dần, qua nhiều năm và liên hệ với các trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy những triết lý có vẻ như trở nên dễ hiểu hơn và hình như chúng có liên kết với nhau. Chúng bắt đầu gôm lại làm một, một sự đồng nhất. Tôi bắt đầu ngờ ngợ hiểu ra câu nói của Socrates: “Tâm trí của bạn chính là khó khăn của bạn.” Đó là toàn bộ vấn đề theo cách hiểu của tôi.

Có quá nhiều người nói với tôi triết lý là lý thuyết, là phi thực tế, họ phản đối nó theo cách nào đó và tiếp tục sống “ất ơ”. Tôi tự hỏi, nếu không có lý thuyết thì chúng ta sẽ làm gì? Chiếc máy vận hành như này, như kia, rõ ràng là chúng ta phải xem qua bảng thiết kế hoặc có ai đó nói cho nghe (những thứ phi thực hành đều gọi là lý thuyết) trước khi chúng ta khởi động chúng. Rõ ràng, lý thuyết là chìa khóa, nhưng hành động có vai trò là tra chìa vào ổ khóa và mở nó ra. Đó là một sự suy luận hết sức đơn giản, chả lẽ chúng ta không hiểu? Hay, chúng ta cố tình không chịu hiểu? Chúng ta không làm được, không có nghĩa là nó nhảm nhí hay không đúng, mà là vì chúng ta chưa làm đủ, và chưa có niềm tin, nếu không có niềm tin thì trên đời này chúng ta chả làm được gì cả.

Triết lý nói ra sự thật (đương nhiên là triết lý chính thống, không phải triết lý tầm phào). Và kết quả của những người chống lại sự thật là nỗi đau khổ. Cuộc sống này vô thường, thay đổi là bản chất của cuộc sống – đó chính là sự thật. Trong khi dè bỉu những triết lý, thì người ta vẫn đang hứng chịu những nỗi đau, những sự chán chường, nỗi khổ, sự ngán ngẩm, và hàng tá những mớ cảm xúc thất thường khác chứ cuộc đời không khá hơn. Vậy thì phải có một lối thoát chứ? Ít nhất là theo một cách nào đó thực sự đơn giản, nhưng điều đó phần lớn đã không xảy ra, người ta vẫn lặn lội và ngụp lặn trong đau khổ và than phiền và phán xét: “Đời là bể khổ.”

Nếu không thể tự cứu mình thì hãy để người khác cứu. Nếu không để người khác cứu, thì hãy chấp nhận số phận và đừng có than phiền. Tôi rất ghét những người sống theo cách mà không có lối ra, làm cái này cũng không được, làm cái kia cũng không xong, làm cái nọ thì mệt, khổ… kiểu nào cũng chui tọt vào ngõ cụt. Tự ép mình vào ngõ cụt rồi thấy cuộc đời toàn màu đen, kể cả động vật cũng không làm thế!

Những lời than vãn của tôi càng về sau càng bắt đầu giảm dần. Đương nhiên khi tôi nói ra điều này không có nghĩa là tôi khoe mẻ. Ý tôi là, triết lý đã bắt đầu có tác dụng, và tâm trí của tôi đã bớt lăn tăn đi rất nhiều, mọi thứ bắt đầu dễ hiểu và đồng nhất chứ không còn rắc rối và mâu thuẫn như trước nữa. Ai cũng phải học từ bậc thấp nhất cho đến khi làm thầy, rồi từ thầy người ta sẽ có khả năng để sáng tạo nên những thứ mới cho riêng mình, nếu bạn không tin, lật lại lịch sử!

Triết lý không phải là con đường duy nhất để diệt khổ. Bạn có thể tìm mọi cách dễ nhất để giúp cho đời sống của mình phấn khởi hơn. Tôi không biết, bạn phải tự tìm ra cách phù hợp nhất vời mình.

Bạn tôi này! Nếu bạn không làm được một điều, không có nghĩa là nó không có gì hay, chỉ có nghĩa là bạn làm chưa đủ, bởi vì chưa đủ nên nó cũng chưa đúng, cũng bởi vì chưa đủ nên nó không thể trở nên thuần thục. Vậy thì điều bạn cần là làm thêm nữa, làm nữa, cho đến khi nó đúng, lúc đó sẽ xuất hiện một vẻ đẹp mà bạn chưa bao giờ được nhìn thấy. Đừng đánh giá nếu bạn không chịu làm, hoặc làm chưa có đủ.

Cuộc đời này là sự phát triển, cây cỏ cũng mọc cao lên, con người thì lớn lên rồi già đi, vậy thì cái tâm trí đó cần phải phù hợp với thân xác và tuổi tác của mỗi người. Cần có một “ý thức” dẫn đường cho đời sống của bạn, một ý thức đồng nhất giữa tâm trí và trái tim, hài hòa giữa hai cái đó thành một, đó là lúc mà bạn hình thành sự “duy nhất” của chính bản thân mình.

Bằng bất cứ cách nào, bạn cũng phải yêu đời. Triết lý hay không cũng không còn quan trọng. Chân lý cũng trở thành một thứ dễ hiểu, vì rõ ràng, yêu đời chính là chân lý… Đừng một lần nào đem những ngụy biện của mình ra để phản kháng và biện minh cho chính bản thân mình nữa. Bạn thất tình à, bạn bị bỏ rơi, bạn cô độc, bạn bị cha mẹ ruồng bỏ, bạn bị đủ thứ chuyện đau khổ trên đời… Đó không phải là lý do để bạn chui vào cái vỏ bọc để sống tách biệt, sống giả tạo hay sống vô tình với đời. Nếu vịn vào chúng để làm cái cớ, bạn đang vô nhân đạo, bạn đang trốn tránh trách nhiệm và trút lỗi lầm lên quá khứ, lên ai đó, lên cuộc đời. Rồi bạn nói, đời là thế! Tôi không hiểu “là thế” nghĩa là thế nào nhỉ? Nghĩa là đời có lỗi, đời rách nát tươm bươm nên nhào nặn bạn ra một con người không ra gì, sống ích kỷ, tách biệt, cười giả tạo, hay sao? Nếu không tự mình coi đó là những bài học và những món ăn tinh thần đầy giá trị, thì bạn sẽ vẫn giậm chân tại chỗ với cái trí óc đầy ấu trĩ của mình. Nếu như vậy thì đáng tiếc cho bạn, một cuộc đời nhiều sắc màu đã bị bạn gắn cái kính đen xấu xí.

Triết lý là thật, đường lối là thật, lời dạy, lời khuyên, lý thuyết đều là thật. Cái nào giúp người ta sống ngon lành hơn đều là thật hết. Và nếu bạn vẫn giữ cái quan điểm chống lại sự thật để tự đau khổ thì đừng có bảo là không có ai nói với bạn đấy nhé. Mọi thứ đều là thật, và hãy thực hành để nó trở thành của riêng bạn.

Tôi nói vậy thôi, tin hay không tin là quyền của mỗi người. Khôn được, dại chịu. Đời ai người đó sống và tự chịu trách nhiệm. Nếu chạy trốn khỏi tránh nhiệm lại sẽ là một chuỗi dài những hèn nhát khác xảy ra đến cuối đời. Bi hài!

 

Lục Phong

2/1/2014

Bất hạnh của phụ nữ nằm ở đâu?

*Feature Image: Leland Francisco

 

Bất hạnh của phụ nữ, nằm ở cái miệng của chính họ.

“Hạnh phúc ư, xa xỉ quá.”

“Tình yêu sao, giả dối quá.”

“Cuộc sống sao, cô đơn quá.”

….

Và hàng tá những câu than vãn luôn có sẵn trong từ điển của một người phụ nữ. Họ đổ lỗi cho cấu tạo trái tim mềm yếu của tạo hóa tạo ra cho phụ nữ rồi đổ lỗi cho tất cả mọi bất hạnh trên đời đều xuất phát từ đó. Họ không nghĩ rằng, mình có thể mạnh mẽ. Vì thế, họ than nhiều hơn đàn ông.

Đó là lý do khiến phụ nữ trở nên bất hạnh. Không thể xuất hiện khái niệm hạnh phúc với một người luôn tâm niệm rằng mình không – hạnh – phúc.

“Cuộc đời thật bất công”

Là một chiêu so sánh ngầm của đa số phụ nữ, họ nhìn những thứ mà họ không có, nhìn những bộ quần áo sang trọng, nhìn những người đàn ông lịch lãm, nhìn những người phụ nữ quý phái khác rồi tặc lưỡi “đời thật bất công”.

Họ chỉ biết so sánh với những cái cao hơn mà không bao giờ chịu nhìn xuống những cái thấp hơn.

Về những người đàn bà chỉ thèm có cái chỗ ngủ lúc đêm xuống, có cái áo không chắp vá để đi làm, có người đàn ông để dựa dẫm và có cái ăn cái mặc để chống chọi với sương gió bụi trần.

“Giá mà trời sinh tôi đẹp hơn, giàu hơn….”

Không, trời đâu có sinh người, cha mẹ sinh đấy chứ. Nhan sắc vốn là thứ không thuộc phạm trù của ước mong chỉ có tiền tài là nằm trong khả năng của sự cố gắng. Họ đổ lỗi cho nhan sắc kém mặn mà nên duyên tình lận đận. Nào có phải như thế, nếu tình yêu chỉ nảy nở bằng chữ sắc thì thứ tình đó liệu sẽ được bao lâu.

Họ than vãn trời sinh họ số nghèo nhưng họ chẳng chịu nổ lực để xóa nghèo, không lẽ họ nghĩ, ngồi một chỗ và than vãn thì tiếng than sẽ chạm đến trời cao và ban phép cho họ hết nghèo sao?

Thay vì ở nhà và ca thán, hãy ra đường và tìm kiếm cơ hội. Thay vì soi gương rồi nhăn nhó, hãy đến với các mối quan hệ, hãy mở rộng lòng ra, hãy cười, hãy hạnh phúc vì phụ nữ đẹp nhất là lúc họ mỉm cười.

Có một khái niệm, không biết là bị bỏ quên hay vốn không tồn tại trong đầu người phụ nữ “Nụ cười là trang sức lộng lẫy nhất và tự tin là bức nền vững chắc nhất đưa phụ nữ đến gần hơn với bến bờ của hạnh phúc.”

Đừng tự mình khỏa lấp những sức mạnh của bản thân mình, phụ nữ rất mạnh mẽ và sương gió cuộc đời, đau đớn tình đời, vấp váp sự đời và trắc trở dòng đời nào có là gì để có thể quật ngã được phụ nữ cơ chứ.

Nếu một ngày, khi đường tình đứt quãng và người tình ra đi, hãy mỉm cười và nói với bản thân “ta là của một người tốt hơn thể.”

Nếu một ngày, khi sự nghiệp gặp phải khó khăn, hãy đặt tay lên ngực và tự nhủ “hòn đá này sẽ khiến ta mạnh mẽ hơn thôi.”

Và nếu một ngày, bạn thực sự cảm thấy cô đơn và mềm yếu, hãy soi gương, nhìn vào mắt của chính mình và nói với mình rằng “đừng lo, chỉ hôm nay nữa thôi, qua ngày mai, ta sẽ không mang sự ủ dột này về nhà nữa đâu.”

Mọi chuyện, đều có thể giải quyết, mọi con đường rồi sẽ có hướng ra. Số phận này ta không thể thay đổi nhưng ta có quyền tự thay đổi chính mình để vui vẻ với mọi sự an bài. Đừng than vãn, đừng để sự bất hạnh ở trên môi. Hãy mỉm cười, vì đôi môi chính là cánh cửa gần nhất đưa ta đến với hạnh phúc.

 

Yến Mèo

Dám…. cô đơn!

*Feature Image: Ewitsoe

 

Tôi luôn luôn có cảm giác rằng con người được tạo nên từ những thái cực đối lập nhau, như những con lắc đồng hồ cứ chao qua, đảo lại giữa những thái cực ấy. Một mặt bạn và tôi, hiện thân của giới trẻ hiện nay, luôn luôn tìm đủ mọi cách, thậm chí bằng những cách thảm hại nhất, để cá biệt hóa bản thân, làm cho mình trở nên khác biệt, luôn cố gắng khẳng định bản thân, tất nhiên mỗi người làm điều đó bằng những cách khác nhau, phụ thuộc vào trình độ nhận thức và tư duy của chính họ.

Tại sao chúng ta phải làm như vậy? Theo quan điểm của Jiddu Krishnamurti con người ta sẽ cảm thấy an toàn hơn khi xây dựng được cho mình một thế giới riêng, hơn là so với việc bị “hòa tan” trong xã hội, bị coi là mass products, đó là một thứ hàng rào hữu ích với phần còn lại của thế giới để mỗi cá nhân có thể cảm thấy an toàn trong đó. Một quan điểm khá hay và chính xác phải không? Và nếu ta mở rộng xem xét dưới phạm vi cộng đồng người, điều đó nghiệm đúng với các thứ như dân tộc chủ nghĩa, khuynh hướng co cụm, các liên minh, liên kết giữa các quốc gia, các cá thể kinh tế. Tôi thì lại hơi bị ảnh hưởng bởi thuyết tiến hóa của Darwin trong việc giải thích điều trên.

Có hai cơ chế chọn lọc cơ bản trong lý thuyết của ông đó là chọn lọc tự nhiên và chọn lọc giới tính, và tôi nghĩ rất có thể cái việc con người luôn cố gắng không mệt mỏi trong công cuộc tự khẳng định mình là việc tuân theo quy luật chọn lọc giới tính ấy. Giống như con công đực luôn tìm cách hấp dẫn con công cái bằng cái đuôi của mình, loài người chúng ta cũng có những “cái đuôi” riêng của chúng ta phải không nào?

Cái đuôi lộng lẫy sắc màu khiến cho chú công đực được nổi bật giữa đám đông và thu hút được sự chú ý của mấy cô mấy chị công cái mới lớn. Loài người chúng ta cũng nỗ lực để nổi bật để cá biệt hóa bản thân và tất nhiên động cơ của chúng ta không đơn giản như loài công nhưng tôi nghĩ rằng đó là một cơ chế tự nhiên, bản năng chúng ta được thừa kế và đã được tích lũy từ triệu năm trước. Rõ ràng là cái lứa tuổi mới lớn, nói theo ngôn ngữ nôm na là đến tuổi “cập kê” cái nỗ lực khẳng định bản thân dược thể hiện đậm nét nhất đó thôi.

Một mặt chúng ta muốn tạo ra sự khác biệt, mặt khác chúng ta lại có những nỗ lực hòa đồng trong xã hội. Điều đó lại quá dễ dàng để giải thích, điều đó tự nhiên như việc tổ tiên chúng ta từ hàng triệu năm trước đã sống thành bầy đàn, sau đó dần hình thành cộng đồng, nhà nước, con người khi chung sống cùng nhau có cơ hội sống sót cao hơn và cũng có cơ hội cao hơn để duy trì nòi giống nữa. Từ vô thức, chúng ta sợ hãi và trốn tránh cô đơn, tìm mọi cách để được xã hội cộng đồng ủng hộ và chấp thuận. Điều này có thể giải thích rất tốt cơ chế đám đông. Chúng ta đôi khi sợ khác biệt, sợ dư luận và chiều theo ý kiến số đông. Cái nỗ lực khẳng định mình bên trên tôi đã trình bày tới một mức tới hạn nào đó sẽ không là an toàn nữa, những người-khác-biệt đó bị đặt trước nguy cơ bị cô lập, bị ruồng bỏ.

Hai cơ chế trái dấu này tồn tại một cách tự nhiên trong mỗi con người chúng ta, chúng có mỗi quan hệ biện chứng với nhau, mâu thuẫn, tương hỗ lẫn nhau. Đôi khi chúng đặt ta dưới những sự lựa chọn, để cơ chế này hoạt động thì ta phải chiến thắng cái còn lại. Chúng ta tìm mọi cách để khằng định mình để cá biệt hóa nhưng vẫn luôn đòi hỏi sự chấp nhận, ủng hộ và cảm thông từ phía mọi người, những người mà ta cố gắng thoát khỏi cái bóng của họ, điều đó rõ ràng có lúc không khả thi. Vậy có khi nào bạn nên nghĩ rằng hãy chấp nhận sự cô đơn, biệt lập như là một phần cái giá của sự khác biệt, là cái giá của việc sống là chính mình và không là bóng của bất kì ai.

Krishnamurti đã tự thông báo giải tán chính cái tổ chức đã nuôi dưỡng ông và từ đó đi chu du khắp nơi rao giảng về những quan điểm, lối sống của chính ông mà không thuộc bất cứ một giáo phải triết học nào. Ông nói rằng mọi người vẫn sợ hãi cô đơn, nhưng ông không sợ điều đó, ông chỉ quan tâm đến điều ông muốn và thực hiện điều đó mà thôi.

Tôi vẫn thường hay nói với những người bạn của tôi rằng: “Kệ nó đi, quan tâm đến người khác làm gì, cứ làm những gì mình cho rằng đúng là được.” Rõ ràng là bản thân tôi vẫn chưa làm được điều đó. Tôi và cả những người xung quanh tôi nữa vẫn trốn tránh cô đơn, vẫn không dám sống, không dám là chính mình, cứ chọn những gì an toàn những “mì ăn liền”, dần dà như vậy, suy nghĩ sẽ trở thành những lối mòn, ta không còn thói quen khám phá bản thân và theo đuổi những gì mình muốn, ta bỗng nhận thấy mình chẳng khác gì những cỗ máy, những cỗ máy tinh vi không hơn không kém.

Điều đó nghe có vẻ đáng sợ phải không, nhưng đó lại là sự thật, hãy quan sát một chút, đó là sự thật. Ta đã để cho cái cơ chế thứ hai quá lấn át và cái cơ chế thứ nhất vào quên lãng. Hãy dám sống, dám cô đơn đi, dám khác biệt đi! Bạn không thể nỗ lực khác biệt mà phải nỗ lực tìm tòi khám phá bản thân, sự khác biệt là hệ quả tất yếu, đơn giản là vì chúng ta không ai giống ai, mỗi người có cá tính riêng, khả năng riêng, tâm tư tình cảm, nguyện vọng riêng cơ mà, cứ như vậy hoài làm sao khá nổi?

 

Nancy

Thoát Khỏi Biển Lửa, một bộ phim, những cuộc đời và vô vàn suy nghĩ!

*Feature Image: Poster phim “Thoát Khỏi Biển Lửa”

 

Cách đây không lâu tôi có xem một bộ phim ngắn!

Thông thường thì xem phim hầu như tôi ít khi để ý mấy đến cốt truyện hay tình tiết trong phim cho lắm. Nhưng khi xem bộ phim đó, tự nhiên khiến tôi phải suy nghĩ rất nhiều. Và những điều tôi suy nghĩ có thể rất hợp lý với cuộc sống hiện tại của tôi và có thể là bạn. Bộ phim kể về một đám cháy lớn ở một Trung Tâm Thương Mại ở Trung Quốc. Thực tế thì nó cũng giống như bao phim hành động khác, nhưng ẩn chứa trong đó là một câu chuyện. Một câu chuyện đáng suy ngẫm. Và điều tôi rút ra được khi xem bộ phim đó!

Mỗi người sinh ra đều có một công việc, một bổn phận

Trong bộ phim đó, khi đám cháy xảy ra có một cô bé bị lạc bố mẹ trong một căn phòng, không thể thoát ra ngoài được. Và lúc đó có một ông bác sĩ và một cô ý ta ở ngoài căn phòng đó, xung quanh lửa cháy bốn bề, không thể nào vào trong để cứu cô bé đó. Rồi họ lên một căn phòng khác, cô ý tá cứ mãi day dứt và trách mắng bác sĩ rằng tại sao lại không vào trong phòng để cứu cô bé đó. Bác sĩ cũng rất đau lòng mà trả lời rằng

“Tôi sinh ra để làm bác sĩ, tôi có trách nhiệm cứu sống bệnh nhân trên gường bệnh chứ không thể cứu người trong hỏa hoạn. Tôi là con người, tôi cũng phải sống.”

Thực sự, tôi thấy rằng lời của bác sĩ rất đúng. Mỗi con người chúng ta sinh ra có một nhiệm vụ nào đó và sẽ phải hoàn thành nhiệm vụ đó. Chúng ta rất khó để vượt qua giới hạn những gì bản thân ta có thể làm được. Cũng như ông ấy có thể cứu bệnh nhân trên gường bệnh chứ không thể nào cứu người khi đang gặp hỏa hoạn. Mỗi người chúng ta sẽ giỏi về một lĩnh vực nào đó và sẽ chuyện tâm vào lĩnh vực đó. Đừng bắt một người phải làm những việc mà họ không hề có một tí kiến thức nào về lĩnh vực đó. Có một câu nói nữa:

“Mình không vì mình, trời tru đất diệt.”

Ông bác sĩ nói đúng ông ta cũng là người, ông ta cũng phải sống vì bản thân ông ấy. Đừng bắt ông ấy làm những việc mà vượt qua khỏi khả năng của ông. Tôi nghĩ rằng, trong nhiều trường hợp xảy ra, chúng ta phải nghĩ đến chính mình trước tiên. Không phải là mình quá ích kỷ nhưng mà điều đó là bảo vệ chính bản thân mình. Mình sống trên đời cũng là một phần sống vì bản thân mình chứ không phải vì sống vì một ai khác. Tất nhiên sẽ có nhiều người không đồng ý nhưng tôi nghĩ tôi đang nghĩ đúng.

Trong nhiều trường hợp, công tư hãy phân minh

Trong bộ phim đó, đội trưởng lính cứu hỏa chính là chồng của cô ý tá đã nhắc đến ở trên. Trong lúc giải cứu người ra khỏi đám cháy, người lính cứu hỏa đã giải cứu một người đàn ông khác trước khi giải cứu vợ mình. Cô vợ trách mắng chồng mình tại sao lại cứu ông kia trước mà không phải là cứu cô ấy. Người lính cứu hỏa trả lời:

“Trong công việc, anh phải cứu người mà anh nhìn thấy đầu tiên, không thể nào anh bỏ người ta để cứu người thân của mình.”

Tôi nghĩ rằng chúng ta cũng nên vậy. Nhiều khi trong công việc, chúng ta không nên quá thiên vị cho những người thân của mình mà bỏ quên đi những người khác. Chúng ta không thể nào quên đi đạo đức nghề nghiệp hay là nguyên tắc làm việc của mình. Cũng như người lính cứu hỏa kia, nhiệm vụ anh ta là cứu người, anh ta không thể nào chọn người để cứu được.

Có thể nhiều người nghĩ rằng, người thân của mình, máu mủ của mình thì phải được ưu tiên đầu tiên. Mọi người trong nhiều trường hợp đều bình đẳng như nhau, không hơn không kém. Nếu bạn dành cho người thân mình sự ưu tiên thì chính là bạn đang đánh mất đi cơ hội của người khác và làm cho người thân mình ỷ lại vào bạn.

Cuộc sống là sự lựa chọn

Trong phim, lúc đứng giữa sự sống và cái chết. Người lính cứu hỏa đã phải hiến thân mình để bảo vệ mọi người, làm mọi cách để giúp mọi người thoát ra khỏi biển lửa đó. Đó dường như đó là đạo đức nghề nghiệp hay chính là tôn chỉ của một người lính cứu hỏa. Điều này có vẻ đối nghịch với ông bác sĩ, nhưng tôi nghĩ khi mình đã gắn bó với một công việc, thì đó chính là trách nhiệm hay là máu thịt của mình.

Dẫn chứng thực tế, vụ sóng thần xảy ra ở Nhật Bản đã khiến cho nhà máy điện hạt nhân trong tình trạng báo động. Một số nhân viên hạt nhân đã hiến thân mình, chịu nhiễm phóng xạ để không xảy ra thảm họa hạt nhân. Một tinh thần Nhật Bản thể hiện rõ trong hành động của họ. Trách nhiệm với xã hội, với đất nước.

Nhiều lúc, trong cuộc sống chúng ta đứng giữa những sự lựa chọn khó khăn. Không hẳn là giữa sự sống và cái chết. Đơn giản như việc lựa chọn giữa yêu hay ghét, được hay mất… Chúng ta thường cố gắng cân đo đong đếm giữa những sự lựa chọn đề tìm ra những lựa chọn tối ưu. Nhưng có những lúc, chúng ta phải lựa chọn trên cả sự ngẫu nhiên hay là lựa chọn cả những thứ mà rằng chúng ta không hề thích.

Có một câu nói rất hay:

“Khi bạn lựa chọn điều gì đó, hãy tung một đồng xu lên, trong khoảnh khắc ngắn ngủi khi đồng xu ở trên không trung, bạn bỗng dưng nhận ra mình đang mong đợi điều gì.” – Khuyết Danh

 

Quang Nam

P/s: Bạn nào muốn rõ hơn về câu chuyện thì hãy xem phim “Thoát Khỏi Biển Lửa” nhé! Chúc các bạn xem phim vui vẻ!