27 C
Nha Trang
Chủ Nhật, 27 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 271

Về sự mất tập trung và thói quen ngại đọc dài

*Photo: Jeniee

 

Chưa có thời đại nào mà con người mất tập trung như bây giờ, sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, mở rộng của các ngành nghệ thuật và phát triển kinh tế tưởng chừng sẽ làm con người và những phong tục cũng trở nên lành mạnh hơn nhưng có vẻ như là điều ngược lại. Nhận thấy khoa học kỹ thuật phát triển chỉ làm con người ngày càng trở thành nô lệ của máy móc và công cụ, sự tiến bộ của các ngành nghệ thuật thực ra chỉ là sự huyễn hoặc và phát triển kinh tế chỉ làm con người thêm xa rời thiên hướng tự nhiên.

Một điều dễ dàng nhận thấy rằng, càng ngày dân trí của con người càng cao, nhưng vĩ nhân ngày càng hiếm. Trong hầu hết xã hội dân chủ ngày nay, con người trong xã hội đó mong muốn nhất không phải là tự do, mà chính là bình đẳng, chắc chắn họ luôn muốn bình đẳng cả khi không được tự do. Bình đẳng nghĩa là con người phải được đối xử ngang bình với nhau, nghĩa là cho phép mỗi phần tử trên cơ thể của xã hội làm bất cứ cái gì nó thích, có nghĩa là sự đứt mạch lạc, sự lên ngôi của phóng túng và hỗn loạn.

Và điều để phát triển vĩ nhân lại chính là tự do chứ không phải bình đẳng. Một cây mầm tốt không thể phát triển tối đa trong cùng một điều kiện chăm sóc như nhau được, và đặc biệt chúng không để những mầm cây khác hút hết chất dinh dưỡng đáng ra chúng được ưu đãi, chúng phải được chế độ nuôi dưỡng riêng biệt. Tại sao tôi nói về vĩ nhân? Theo tôi vĩ nhân là những người thực sự tập trung và hướng ý chí vào một vấn đề nào đó chứ không phải là cái gì cũng biết một ít, thông tin gì cũng nắm được một chút, mà đa phần chúng ta bây giờ là như vậy.

Phải nói rằng, trong chúng ta ai cũng muốn được tập trung nhưng lại rất khó để tập trung, có quá nhiều thứ làm ảnh hưởng đến sự tập trung đó. Riêng việc tập trung để đọc hoàn thiện một cuốn sách đối với chúng ta cũng là điều vất vả. Ta mua một quyển sách hay về và dự định đọc trong vòng một tuần sẽ xong. Sáng sớm tỉnh dậy là lúc tinh thần minh mẫn nhất, là thời điểm tốt để đọc sách, nhưng đã gần đến giờ đi học rồi, thôi đành mang đến lớp giờ nghỉ giải lao sẽ đọc. Đến giờ nghỉ giải lao trên lớp chuẩn bị lôi sách ra đọc thì đám bạn rủ ra ngoài nói chuyện cho vui, thôi đành cất lại về nhà sẽ đọc.

Tối về đến nhà thì tiếng ti vi của mẹ đang xem phim ồn áo khó tập trung được. Định lên phong đọc sách cho yên tĩnh thì nhớ ra hôm nay hình như mình chưa lên mạng, thử lên kiểm tra face xem có thông tin gì mới không đã! Vèo cái đã 10-11 giờ đêm rồi, chết rồi còn bài tập chưa kịp làm, làm cố cho xong đến 12 giờ đêm. Lúc này mới giở ra được trang sách đầu tiên, nhưng sao mắt của mình nó cứ ríu lại thế nhỉ? Đọc chẳng hiểu gì cả, chữ nghĩa cứ mờ dần mờ dần và chìm vào trong giấc ngủ. Sáng hôm sau tất nhiên lại ngủ dậy muộn, và cứ thế sang các ngày khác.

Cuối cùng chắc chỉ có ngày lễ hay ngày nghỉ mới có thời gian, nhưng cũng vừa mới lật vài trang sách thì tiếng chuông điện thoại bên cạnh reo: “Ê, hôm nay ngày nghỉ trời đẹp quá, anh em lâu chưa gặp nhau, đi đâu gặp nhau tí.” Và cứ thế, mấy tháng sau may ra mới đọc xong cuốn sách, nhưng điều quan trọng là có khi chẳng nhớ mình đã đọc xong cái gì. Những người sống nội tâm đôi khi lại là người có sự tập trung cao hơn người khác rất nhiều, nhưng khi bị tác động họ lại dễ bị ảnh hưởng hơn.

Những phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại như internet, điện thoại, tivi… Là nguyên nhân chính dẫn đến sự mất tập trung này. Đôi khi chúng ta không biết lên internet để làm gì nhưng không đủ can đảm để rời màn hình. Đôi khi không có cuộc gọi hay tin nhắn nào nhưng thói quen vẫn giơ điện thoại ra trước mặt kiểm tra, và đôi khi không có chương trình tivi nào hấp dẫn nhưng chúng ta không đủ can đảm để tắt nó đi, CHÚNG TA SỢ SỰ IM LẶNG, chúng ta muốn tập trung nhưng lại sợ tập trung.

Quá mâu thuẫn. Có quá nhiều thông tin không cần thiết đến với chúng ta hàng ngày, nhiều người vẫn tưởng đó là kiến thức, nhưng thực ra không phải, đừng khoe mình biết (know), hãy làm sao để mình hiểu (understand) và biết phân tích. Có quá không khi tôi nói rằng những người còn nghiện coi tivi, facebook là những người bình thường, thậm chí là tầm thường? Các chương trình tivi, phim ảnh vừa giết chết thời gian của chúng ta, chúng lại con giết chết cả điện ảnh và nghệ thuật. Hầu hết các chương trình này là vô bổ, gây độc hại nhưng lại gây được sự quan tâm nhiều nhất. Nguyên nhân không phải là chúng ta thích xem tivi, phim ảnh đâu, mà chính sự sợ hãi, buồn chán đã kéo chúng lại với chúng ta.

Một nguyên nhân nữa chính là sự phát triển của kinh tế, con người quá bận rộn cho miếng cơm manh áo của mình mà không còn nghĩ gì về những thứ khác, họ bỏ ra quá nhiều thời gian để kiếm tiền và rồi họ lại dùng tiền kiếm được để giết thời gian. Các quốc gia nghèo có vẻ luôn đặt mục tiêu kinh tế lên hàng đầu. Cụ Phan Châu Trinh đã đi trước chúng ta hàng trăm năm khi đề ra cải cách bằng cách: “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.” Tức là kinh tế, các điều kiện sinh sống chỉ đứng hàng thứ ba, đầu tiên là phải khai trí. Vậy mà chúng ta bây giờ ít người hiểu được lời dạy này.

Trong vấn đề này, thiết nghĩ chúng ta nên có một môi trường phù hợp cho yêu cầu muốn tập trung của mình. Tôi nghĩ đôi khi chúng ta nên về các vùng nông thôn yên tĩnh (không phải đi phượt), đôi khi chúng ta nên rời xa bạn bè mình, đôi khi chúng ta nên vứt bỏ internet, điện thoại, tivi và đến một nơi nào đó thực sự yên tĩnh, và cũng đôi khi chúng ta nên cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên bằng cặp mắt của mình thay vì cái máy ảnh.

Một vấn đề liên quan đến vấn đề tập trung là thói quen ngại đọc dài, hầu như trong mỗi người bình thường chúng ta cứ nhìn vào một quyển sách dày hay một bài viết chi chít chữ là đã ngán ngẩm không muốn cầm lên đọc tiếp rồi. Không biết nó hay hay dở, chỉ cần thấy nó dài là đã chán rồi. Không phải ngẫu nhiên các trang báo mạng hay có cái gọi là “giật tít”, về cơ bản họ hiểu con người chúng ta là những thành phần lười, mà thông tin của họ có quá nhiều nên phải dùng cách đó để lôi kéo lượng độc giả. Cũng có quá nhiều câu nói: “Dài quá, ngại đọc, tóm tắt coi!” Cũng không thể trách họ được, họ có quyền lựa chọn thông tin bổ ích cho mình trong vô số các thông tin, chính chúng ta chứ không ai khác vừa là người gây ra, vừa là nạn nhân của vấn đề này.

Có một điều là chúng ta ưa đọc trích dẫn hơn đọc toàn bài, các câu nói trích dẫn (quotes) thường được mọi người nhớ lâu và ưa thích hơn toàn bộ tác phẩm. Giống như món mì ăn liền, đã được người khác chế biến và dọn dẹp cho sạch sẽ, chỉ việc đổ nước vào và bê lên ăn, đọc trích dẫn cũng vậy, cũng được người khác tổng hợp, tìm kiếm và đưa lên cho, nhưng nó vẫn có ích lợi. Điểm bất lợi của việc chỉ đọc trích dẫn mà không tìm hiểu chi tiết thì cũng có nhiều, giống như chỉ hiểu cái chung mà bỏ qua cái riêng, những cái hay của tác phẩm đôi khi không phải ở cái chung mà chính là cái diễn giải ý chung đó. Chúng ta thích tổng hợp hơn phân tích, bởi tổng hợp đã có người khác làm cho rồi, tri thức của chúng ta là tổng hợp những cái tổng hợp đó.

Ta thường thấy trong các tác phẩm văn học, lịch sử, triết học… Cổ xưa họ viết khá dài, đôi khi có những điều hơi rời xa ý chính của tác phẩm, điều đó chỉ để diễn giải có cái ý chính đó. Các tác phẩm văn học kinh điển thường ít thành công trên điện ảnh bởi điện ảnh chỉ diễn tả được cái bề nổi của tâm lý nhân vật, chỉ có đọc chính tác phẩm văn học ta mới hiểu hết diễn tiến tâm lý đó.

Mọi người hãy cứ chọn những gì mà tự cho là tốt nhất với chính mình.

 

Đời Thừa

Chủ nghĩa xã hội vẫn là mùa xuân nhân loại?

Photo: fuckyeahmarxismleninism

 

Chủ nghĩa xã hội và những mảng lý luận khác của Đảng Cộng Sản Việt Nam được nhiều nhà phân tích cho là đang trong cơn khủng hoảng. Có nhà lý luận còn quả quyết Chủ nghĩa xã hội đã phá sản từ lâu nhưng Việt Nam vẫn lên tiếng bảo vệ nó như bảo vệ quyền lực của giới lãnh đạo.

Trong một bài viết mới dây trên Tạp Chí Cộng sản, Nhị Lê đã nhắc lại nguyên lý không thay đổi của Đảng:“Càng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước càng phải xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh toàn diện và chúng ta càng phải nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.”

Văn hóa Mỹ vs. Văn hóa Việt

Trong một cuộc phỏng vấn, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đã có nói: “Văn hóa Mỹ thiên về khuyến khích; văn hóa Việt thiên về đả kích.” Hãy là một người biết động viên, khuyến khích. Thế giới này đã có quá nhiều “nhà phân tích” rồi.

Thế nào là “triết học đường phố”

Photo: J. J. Grandville, The Footbridge Between Worlds

 

Đường phố là nơi giành cho mọi người qua lại không phân biệt trai gái, già trẻ, sang hèn. Triết Học Đường Phố là nơi giành cho mọi người thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề của triết học.

Vậy triết học là gì?

16 điều tôi nên biết (và làm theo) khi được 16 tuổi

0
Photo: NPNB

1. Đừng nên cố gắng thay đổi một người nào đó

Bạn chỉ có thể thay đổi được một người nếu họ “cho phép”. Tốt hơn là tìm một người mà bạn thấy đã đủ tốt đẹp sẵn rồi. Đừng đánh giá quá cao khả năng thay đổi người khác của bạn; cũng như đừng đánh giá quá thấp khả năng thay đổi chính mình của bạn.

Bi kịch hay không nằm ngay ngưỡng của sự chọn lựa…

*Photo: Burke Institute

 

Cuộc sống luôn mang đến cho con người ta những sự lựa chọn và đôi khi chính khoảnh khắc đó đã mãi mãi thay đổi số phận của một con người.

Trở thành một người tốt trong xã hội, mong ước nhỏ nhoi nhưng có vẻ cao thượng… Thôi thì đúng ra chỉ cần nói là không muốn trở thành người xấu nghe nó dễ dàng hơn… vâng, càng hạn chế được những việc làm gây ảnh hưởng có hại hay tác động xấu đến người xung quanh bạn càng tiến gần đến cái đích cao thượng ấy.

Theo lý thuyết là thế nhưng nào mấy ai luôn tỉnh táo và có đủ sáng suốt để phân tích, dự đoán những điều-nhỏ-nhặt trong một thời gian ngắn ngủi. Hỡi ơi, ván bài của số phận thật là trớ trêu khi áp đặt những tình huống oái ăm lên loài người chúng ta. Cái điều-nhỏ-nhặt khi qua đi rồi thì ta mới bàng hoàng nhận ra nó chẳng nhỏ chút nào, bạn ngay lập tức sẽ là nạn nhân của chính sự lựa chọn sai lầm đó.

Hành động hôi bia ở Đồng Nai là một ví dụ điển hình cho cái điều gọi là nhỏ nhặt. Chắc có lẽ những người tham gia trong cuộc đã nhận đủ cay đắng từ hành động sai lầm đó. Có thể lúc đó các bạn, những-người-tham-gia-hôi-bia, không đủ tỉnh táo để phán xét việc đúng sai, hay chỉ đơn thuần nghĩ rằng việc làm sai mà cỏn con như thế thì có đáng là bao. Xung quanh bạn ai cũng nghĩ như vậy, một vài lon bia họ lấy được thì mình cũng lấy được, mờ mắt chạy theo cái sai của số đông và kết quả thật là một nỗi hổ thẹn lớn… Chỉ một phút nông nổi những người ở đó đã góp phần gây nên một bi kịch cho chính họ và người khác.

Sai lầm của sự chọn lựa là thế. Bi kịch xảy ra. Dù muốn hay không thì người làm sai là chính bạn. Nếu lương tâm còn có răng thì nỗi đau do nó dày vò sẽ ray rứt bạn khá lâu như một căn bệnh thâm niên, chữa căn bệnh này chắc cũng phải tốn khấm khá thời gian và sẽ là một vết sẹo lớn khó phai về sau. Nỗi đau sẽ còn tăng lên gấp bội nếu sai lầm ấy được nhiều người biết đến, những lời chỉ trích, búa rìu và gạch đá của dư luận sẽ là đòn chí mạng cho sự kết thúc của một hành động sai lầm.

Ván bài không may đã kết thúc, cuộc sống sẽ tiếp tục mang đến cho bạn một sự lựa chọn mới: Học hỏi để rút kinh nghiệm hay tiếp tục phạm sai lầm. Với một số người thì xem như đó là một trải nghiệm không đáng có, một tai nạn cần được rút kinh nghiệm mãi mãi về sau… Họ học được gì sau những sai lầm đó chỉ chính họ mới có câu trả lời xác đáng. Tuy nhiên, họ vẫn còn may mắn hơn những kẻ còn lại, những người đã lỡ một lần dơ thì cho dơ luôn, cái ý nghĩ cho rằng vết chàm đã ko được tẩy sạch thì tội gì phải giữ gìn đã hình thành, với họ, cánh cửa quay lại đã đóng chặt và con thuyền chìm sẽ chẳng bao giờ ngoi lên mặt nước lần nữa.

Chìm sâu vào những điều đen tối, có chìm thêm chút nữa, chút nữa thì cũng là chìm, quan tâm làm gì đến những ngọn sóng phía trên cơ chứ. Đến mức này thì những hành động xấu tiếp theo không thể gọi là sai lầm nữa, đó là hệ quả của những chuỗi sai lầm và nó là tội ác. Mỗi một lần chìm sâu một bậc là một lần người khác khó với tới để cứu giúp, là một lần cái thể xác tội lỗi ấy xa rời ánh sáng và đi vào biển sâu của tối tăm tuyệt vọng. Trong cuộc sống đã có bao nhiêu người bị chìm như thế và đã có biết bao người ngụp lặn mãi không lên…

Quay trở lại cái mốc của sự phân định đúng sai. Dù gì thì cái ranh giới trong những sự lựa chọn vẫn luôn hiện hữu, chỉ có duy nhất một điều quan trọng khi đó chính là con mắt, nó đã bị lu mờ đi bởi những cái lợi ích hão huyền nhất thời. Hãy khoan phán xét vội những người tham gia hôi bia, vì sao… vì ở đó cái lợi ích mang đến chỉ là bia. Cái thứ vật chất tầm thường ấy có thể dụ khị dễ dàng một số người, nhưng nó không lôi kéo được những người khác. Đơn giản vì ham muốn của mỗi người là khác nhau.

Những người đứng ngoài cuộc có thể dễ dàng đưa ra những lời dè bỉu phán xét hay ho và tỏ vẻ cao thượng (chuyện đó thường thấy thôi, có gì là lạ hiện nay…) Thế nhưng nếu thay những lon bia đó bằng những viên kim cương thì sao, có ai dám nói rằng ngoài chuyện hôi của sẽ không có một cuộc chiến “nho nhỏ” ở đó, có bao người cầm lòng được với những thứ có giá trị lớn lao như thế. Chỉ một bước thôi, đang chờ phía trước là một cái lợi lộc to lớn, thêm bước nữa làm ngay và luôn cái điều “hơi sai một tí “, mọi thứ sẽ thay đổi… A lê hấp, vượt qua cái ngã ba vô hình để đi vào con đường của cám dỗ. Ai biểu đường kia mờ mịt quá còn đường này thì bảng hiệu quảng cáo giăng đầy làm chi… Khi đó một người hôi bia và một người hôi kim cương có gì là khác nhau, khác chăng là cái giá trị của cái lợi ích mang lại còn nhân phẩm của cả hai thì cùng thẳng hàng rủ nhau xếp bước rơi xuống một bậc.

Ở cái ngã rẽ của sự lựa chọn đúng sai, bạn luôn là người bị cám dỗ. Nếu hiểu được rằng: Bạn đang ham muốn cái mà ở con đường sai lầm đưa ra mồi chài dụ dỗ và chính vì thế bạn cứ ngu muội bước vào nó thì tôi nói rằng chẳng có ai oán trách bạn vì điều đó, bạn chỉ không vượt qua được những ham muốn nhỏ nhen của con người. Quyền lực, tiền bạc, dục vọng… Với mức độ nhiều hay ít rốt cuộc vẫn chỉ là lòng tham của sự chiếm hữu. Lòng tham càng lớn, những ảo tưởng càng hiện rõ ràng và cảm giác chiếm hữu lôi kéo bạn về phía cái sai, nó bành trướng và lấn án đi cái con đường đúng đắn bên cạnh. Chẳng ai nói trước được rằng mình sẽ hành động đúng trong trường hợp bị dẫn dắt bởi ước muốn của sự chiếm hữu.

Những gì bạn muốn đạt được bằng con đường tắt không chính thống sẽ dễ dàng dẫn tới bi kịch… Hãy nhớ tới điều đó. Tỉnh táo để vượt qua cám dỗ ở ngã ba đường không dễ dàng, chính vì thế hãy kiên nhẫn và chịu khó theo đuổi đúng đắn những ước mơ, ham muốn rồi sẽ trở thành hiện thực…

 

 

Fantoms

Niềm tin từ một thằng “hư”

*Photo: Ewitsoe

 

Tôi hư, và chỉ có tôi biết, xem như đó là vế một, tôi không nói về vế một, nhưng về vế hai, niềm tin của tôi. Một thằng hư mà tin thế này thì tôi tin, bạn nào ít “hư” hơn tôi, sẽ có niềm tin lớn hơn tôi.

Bài viết sẽ không quá dài, tôi hứa! Chỉ dăm ba điều cần nhìn lại về tài sản phi vật chất này của tôi, hoặc của…chúng ta (nếu bạn thấy sự tương đồng giữa bạn và tôi). Sẽ không có định nghĩa và khái niệm rõ ràng từ sách vở nhé, nhưng là góc nhìn nho nhỏ từ bản thân hướng ra cuộc sống sâu rộng kia thôi. Bằng tất cả can đảm, tôi nhìn lại khối tài sản to lớn ấy, với tôi, nó thực sự lớn lao và quý giá.

Niềm tin trong kinh doanh

Tôi không biết quá nhiều về kinh doanh, về chữ “tín” luôn đồng hành chúng với nó, dù trong hay ngoài nước, nhưng tôi biết loại niềm tin này được xây dựng trên kết quả, con số, sự tính toán, nhậu nhẹt… Nói chung, niềm tin loại này khá lý tính và có thể tham chiếu đến những giá trị, điều kiện kinh doanh rõ ràng và minh bạch.

Niềm tin vào con người

Đó là điều mà tất cả, tôi nhấn mạnh, TẤT CẢ chúng ta đều trăn trở cùng nó. Cuộc sống ngày nay thật lạ, nơi đâu ta cũng nghe thấy sự sụp đổ của niềm tin. Những bài đọc chia sẻ, những nỗi niềm quay quắt về dối trá lọc lừa của gia đình, con cài, vợ chồng, bạn bè, sự phản bội như cỗ xe tăng đâm thẳng vào tường thành niềm tin trên các phương tiện truyền thông hay gần gũi hơn, qua những mối quan hệ xung quanh, hay chua chát hơn, từ trải nghiệm của bản thân. Bạn còn vững tin khi ăn nhiều “quả lừa”, khi quanh mình những thứ không thực trong vỏ bọc rất chân thực!

Tôi chắc rằng đã hơn chục lần, bạn tự hỏi biết tin vào ai, khi xã hội ngày nay ngày càng loạn, khi bạn chẳng biết tin sao cho vừa, khi bạn thậm chí còn chẳng tin nổi bản thân (vì đã quen với dối lòng mình), khi niềm tin đang mòn dần đều theo thời gian, khi số tuổi tỉ lệ nghịch với niềm tin. Chả trách dân số của “con người đa nghi” ngày càng tăng vì hoài nghi là liệu pháp tuyệt diệu đề ngăn ngừa vết thương lòng, khá an toàn đúng không?

Nhưng tác dụng phụ sẽ là: Bạn không bao giờ có “khả năng” cảm thấy thoải mái lúc đáng ra phải như thế, và đừng mơ, đừng mơ…. Về một thứ mang tên bình yên, cho đến khi bạn thực sự tin tưởng toàn vẹn. Cái mà bạn đang loay hoay xoay sở giữa bao điều dối trá là niềm tin thoi thóp và tạm bợ, nhưng tôi vẫn thấy niềm tin ấy còn âm ỉ và tin rằng nó đang “chờ thời”. Ít nhất bạn chưa mất hết niềm tin.

Quả thật, chúng ta đang trở mình với niềm tin-tài sản của ta, nhưng không do ta tạo ra, thứ tài sản quá nhiều rủi ro, vì người khác trao niềm tin cho ta, và tất nhiên, họ có thể đạp đổ bất cứ lúc nào, nghiễm nhiên lấy đi thứ mà ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, đến đời sống tinh thần. Nếu ván bài tiền bạc lấy đi tiền của thì nếu bạn thua trong ván bài niềm tin, là lúc bạn mất “một gã khổng lồ” bên trong. Thời gian sau đó là cú rơi không trọng lượng, là cái cái xác xanh xao đang tiến về màn sương dày đặc.

Đã quá nhiều nước mắt, đúng không cô gái và lạ gì kiểu cười nhếch mép phải không chàng trai? Tôi u ám hóa về niềm tin của chúng ta đúng không? Nói như thế, tôi dễ dàng tìm lý do hợp lý để sống như kẻ bất tín gắn liền với đời sống đa nghi, vì tôi biết nhiều kẻ có năng khiếu làm họ trở nên đáng tin và trở mặt trong tích tắc, nên cớ gì tôi phải tin, cớ gì tôi tạo niềm tin cho người khác khi mà họ còn đầy hoài nghi về tôi. Tôi bế tắc lắm không? Có, nhưng có điều… Tôi thiếu thực tế.

Cái gì? Thiếu thực tế á, tôi dẫn chứng từ thực tế rất thuyết phục thế kia thì sao thiếu được. Uhn, ờ….àh….thôi đúng rồi, thực tế không chỉ có thế thôi, nhưng còn đó sự liều lĩnh, sự dấn thân, còn đó một bức thư nho nhỏ thế này: “Có thể bạn không tin những điều trên và ngờ vực về câu chữ dưới đây, nhưng nó được viết cách đây vài ngày, tôi muốn chia sẻ từ những điều rất thật từ cuộc sống riêng mình.” Tôi sẽ giữ đúng lời hứa, bài viết không quá dài nếu bạn dừng đọc đến đây, nhưng tiếc gì 5 phút để nghe thêm vài thứ tầm phào nhỉ.

 

Gửi em, đọc lá thư này trong yên tĩnh chắc không phải là cực hình đâu nhỉ?

Sau một mối quan hệ lâu năm, sau những cố gắng và vun đắp của em, những đau khổ thầm lặng của em, người mà em xem như mẹ chồng tương lai đã đạp đổ niềm tin của em, người mà em nghĩa là chồng tương lai, sau 8 năm quen nhau, lại không vượt qua mấy thánh thử thách cuối cùng để có một cái kết tốt đẹp nhất, thì quen nhiều người rất chóng vánh, rồi mắc sai lầm, sai lầm nối tiếp sai lầm, em mất niềm tin vào người yêu cũ không?

Em đã mất niềm tin từ lâu, và sau 2 năm em chưa vựng dậy khỏi cú shock đó. Em tin được vào ai sau những kỳ vọng, ước mơ về gia đình nhỏ nhoi gỉan dị bỗng thành mây khói, em thấm thía thế nào là đời bạc bẽo và người dưng phũ phàng. Xin đừng nghĩ anh nói xấu người khác, vì anh đã từng như vậy, có cảm giác như vậy, đã dốc hết sức lực, tinh thần cho gia dình nhỏ giản dị của anh. Nên anh có cái nhìn khách quan qua những gì anh biết về em, qua những gì em kể, để mô tả lại tâm tư của em.

Càng biết quá khứ của em, anh mới hiểu em chọn anh nghĩa là em có chút niềm tin nhỏ nhoi vào anh, dù chỉ rất nhỏ nhoi. Anh biết em luôn muốn biết anh đi đâu, làm gì, với ai, nghĩa là em đang tìm một niềm tin vào anh, để em biết anh của riêng em, không phải của người con gái nào khác, em có hy vọng đó chứ, sau khi vượt qua một quá khứ khổng lồ. Anh hiểu, nên anh vui vẻ, không chút bận lòng để giải thích, đôi khi giải thích như đứa con nít chỉ để em không hiểu lầm về anh, anh làm gì, với ai, anh nghĩ gì, để em càng tin anh hơn, trong khi em biết, không thằng đàn ông nào thấy thoải mái khi bị hỏi thế kia, nhưng với anh, điều đó rất khác.

Em không tin chứ gì? Khó tin lắm hả em? Đúng rồi, mối quan hệ lâu như thế mà làm em mất niềm tin thì bạn trai chưa tới nửa năm chưa là gì để em tin trên 50%. Đó là tâm lý rất bình thường, anh hiểu mà, nên anh tự nhủ sẽ tạo niềm tin cho em với những gì anh có thể, và đặc biệt là với tình cảm của an. Anh nói cho em rõ: Anh chẳng cần phải tạo niềm tin cho ai, nếu người đó không phải là người quan trọng với anh. Em quan trọng thế nào với anh thì cứ nhìn anh làm.

Em tiếc cho quá khứ của em, khi người em đã từng thương lại làm đám cưới chưa đầy 1 tháng, mà cô dâu không là em, rất tiếc, và khi người ta có gia đình con cái, em chạnh lòng đúng không? Nhưng sau này em có còn nghĩ về một người chồng của em pha ly nước cam khi em khát, những đứa con nhìn em cười, em có nghĩ chồng con sẽ là của riêng em, và gia đình nhỏ là tất cả đối với em không?

Nếu em tin vào điều gì, em sẽ có điều đó, chắc chắn, và khi em có rồi thì em sẽ không còn chạnh lòng vì em không được như họ, và không còn mong muốn gì hơn, khi có nơi nương tựa vững vàng. Cám ơn quá khứ đi em, nghĩ về nó tích cực lên, để biết em đã mất niềm tin, và có cơ hội được một niềm tin mới, quá khứ cho em kinh nghiệm để vun đắp một niềm tin mới. Em phải tin.

Anh nói rất rất thật lòng. Em ngủ sớm nhé, đừng lên mạng hen, nó không tốt cho em lúc này.

Tân Bình 20/01/2014

 

Trí Xích Lô

Tôi đột nhiên muốn một lần là kẻ sĩ

*Photo: Kayla Grundy

 

Vài nhận xét về Việt Nam, người Việt Nam mà đã có lần tôi được nghe:

– Một thầy giáo dạy quan hệ công chúng đã từng miêu tả:

“Ở một cái xã hội mà tờ rơi khoan cắt bê tông và chung cư cao cấp đều được dán chung một chỗ, và đến ngay cả nhà vệ sinh, quảng cáo cũng không buông tha. PR bị biến dạng. Ở một xã hội mà quảng cáo như tát vào mặt nhau… Nhưng tôi tin nhất định có ngày Việt Nam sẽ tốt đẹp lên. Nhất định có ngày đó.”

– Một cô giáo dạy chính sách thương mại quốc tế từng nói thế này:

“Nếu cô kể cho các em tình hình kinh tế hiện tại của Việt Nam thì có lẽ các em bỏ nước và chuyển quốc tịch ngay lập tức mất.”

– Hay một người thầy khác cũng từng nói:

“Người Việt Nam xấu tính không thể miêu tả nổi. Các em có thấy suốt từ đầu năm tới cuối năm, thay vì bàn cách làm thế nào để tăng doanh thu, làm việc hiệu quả, quanh đi quẩn lại, từ những tờ báo lớn tới báo nhỏ, đều bàn luận sôi nổi câu chuyện thưởng Tết. Họ không hiểu rằng làm tốt, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng, công ty làm ăn tốt, thì lẽ tất nhiên sẽ được thưởng Tết. Vậy mà họ đâu có hiểu điều đơn giản ấy? Thêm vào đó, ở Việt Nam, đâu đâu cùng là cấm, là phải thế này, phải thế kia. Cơ quan chức năng có lẽ khá dốt tiếng Việt, họ quên mất những tiếp đầu ngữ khá phổ biến ở những nước phát triển như bạn vui lòng, bạn làm ơn. ”

– Thêm nữa, từ một quyển sách mà không nhớ rõ tên, tác giả cũng đã nói: “Chí Phèo, Cuội và Bờm là hình ảnh chân thực nhất về người Việt.”

Đấy, đó là vài người nói về Việt Nam – đất nước của chúng ta, về người Việt Nam – chúng ta. Bạn nghĩ sao? Bản thân tôi thấy khá đau đớn.

Bạn đã hành động như thế nào?

Ở đó than thở vì sao mình lại là người Việt Nam, ở đó chê trách những người đó, hay ở đó để trở thành những anh hùng bàn phím trong vụ hôi bia, vụ hót gơ Bà Tưng, vụ việc của Huyền Chip, sự việc liên quan tới bạo hành trẻ nhỏ, hay sự ra đi của bác Giáp. Và giờ có lẽ bạn đang nghĩ tôi đã làm gì đúng không?

Từ từ, hãy để tôi kể cho bạn nghe câu chuyện cuộc đời Lỗ Tấn trước nhé!

“Thời kì đầu khi ông chưa phải người cộng sản, tuy vậy, trước những thất bại liên tiếp của các cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc thời cận đại, ông vẫn tin tưởng có một ngày nhân dân Trung Quốc sẽ tìm ra con đường tự giải phóng (Đường là gì? Là dẫm mãi chân lên chỗ không có đường mà thành, là phát quang chỗ lắm gai góc mà mở ra. Trước kia vốn đã chẳng có đường, sai này mãi mãi cũng phải có đường – Con đường của sự sống.)

Với niềm tin như thế, Lỗ Tấn hăm hở đi vào các ngành khoa học tự nhiên vì nghĩ rằng khoa học tự nhiên có thể giúp Trung Quốc xóa bỏ tình trạng nghèo nàn lạc hậu. Song sau lần xem phim ở trường đại học Y Khoa Tiên Đài tại Nhật Bản, thấy cảnh người Trung Quốc bị chặt đầu để uy hiếp mà những người Trung Quốc đứng quanh đó vẫn thờ ơ, ông giật mình mà nghĩ rằng: “Dân mà ngu muội, hèn nhát thì dù thân thể có khỏe mạnh cũng chỉ có thể làm thứ người mà người ta đưa ra chém đầu thị chúng và là thứ người đứng xem cuộc thi chúng vô vị thế kia mà thôi.” nên trước hết phải biến đổi tinh thần của họ, mà muốn vậy, không gì bằng văn nghệ. Và thế là ông bỏ học y mà chuyển sang hoạt động văn chương.”

Một người bạn đã từng kể cho tôi câu chuyện này, có lẽ rất nhiều năm về trước, khi đó tôi còn chưa nghĩ rằng bản thân mình sẽ bắt tay vào viết lách, dùng những ngôn từ thô kệch, xù xì của mình để diễn tả thứ cảm xúc không tên này. Rất có thể bạn đang thắc mắc tại sao tôi không đứng lên kêu gọi bằng thứ văn chương của mình, kêu gọi mọi người? Bạn sẽ hỏi tôi sao lại chỉ viết về vài thứ yêu thương nhảm nhí, cô đơn này nọ, mà chẳng bao giờ động tới kinh tế? Tại sao không lôi ra, vạch trần sự thật, đập nó vào thẳng mặt người đọc, rồi họ sẽ tỉnh ra, họ sẽ tìm được cách cứu vớt nền kinh tế này, họ sẽ tìm cách cứu vớt nền kinh tế hơi có mùi này.

Tôi cũng muốn lắm. Tôi cũng thèm khát lắm. Giá mà ngày nào cũng có thể lảm nhảm với vài người là hãy tỉnh lại đi, nhìn đi. Đó là tiền thuế của dân, đó là tiền của chúng ta. Đây là đất nước của chúng ta.

Ôi trời, xin lỗi, tôi tự cảm thấy mình chưa đủ tầm để đập vào mặt bạn những thứ như thế, và giọng văn của tôi cũng chưa đủ đanh thép để vạch trần, để lôi kéo bạn. Việc to tát ấy, hãy giành cho các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, những người đủ tầm để đứng trước hàng trăm sinh viên, giảng những bải giảng kinh tế, hãy nhường cho họ quyền được hướng sinh viên theo hướng này hướng kia. Việc to tát ấy xin nhường lại cho những tác giả tuyệt vời hơn tôi gấp vạn lần, qua những bài viết sâu sắc của họ, bạn sẽ hiểu hơn, sẽ tỉnh ra, và hơn thế nữa sẽ thay đổi.

Còn tôi, vì không cách nào viết được những điều ấy, nên đành nhấc mông dậy và hành động. Còn chạy tới trốn này, thực sự thì tôi luôn xin chút ích kỉ để nuông chiều bản thân bằng những dòng cảm xúc được buông thả. Thế nhưng, mấy hôm nay, chợt thấy hơi nhiều hơn bình thường những mảnh đời co ro trong vài mảnh áo mưa rách te tua để kiếm chút hơi ấm; hay những cô bán hàng rong ngồi đếm từng tờ 500, 1000, 2000 đồng; hoặc những người nông dân năm nay mất mùa, mất Tết, vậy nên tôi đột nhiên muốn trở thành kẻ sĩ, bàn luận một chút về thực tại, thực tại mà tôi thật sự muốn trốn chạy.

Những lời bộc bạch này, giãi bày này, tôi chẳng dám hi vọng to tát rằng các bạn sẽ vì nó mà thay đổi, cũng chẳng dám nghĩ cao sang rằng nhiều người sẽ vì lời nói của tôi mà tỉnh ra. Tôi chỉ dám hi vọng, ít nhất, bạn cũng đọc qua nó, bạn cũng lướt qua nó; và bạn cũng sẽ như tôi tin tưởng rằng Việt Nam sẽ tốt đẹp hơn.

Đừng ở đó chê bai Việt Nam nữa, đừng ở đó hờn giận Việt Nam nữa. Việt Nam là nhà, là quê hương của chúng ta, là nơi chôn rau cắt rốn. Đừng lảng tránh! Đừng đổ trách nhiệm cho kẻ khác! Đừng chê trách!

Nếu muốn một Việt Nam tốt đẹp hơn, trước tiên hãy thay đổi từ bản thân bạn!

 

 Như Nhiên

“Hôn nhân” sẽ là biến mới chèn lên giá trị đầu là “mơ ước”?

*Photo: Brumley and Wells

 

Phụ nữ ở các thế hệ trước đã được dạy rằng lớn lên chỉ cần cưới chồng xong là cả cuộc đời của họ sẽ được ấn định: Sáng dậy quét dọn, trưa nấu cơm cho cha mẹ chồng, chiều giặt giũ quần áo rồi đón con cái từ trường về, tối lại nấu cơm và rồi tối lại tất bật là đống quần áo đã phơi từ ngày kia. Một câu lệnh lặp với số lần không xác định vẽ ra một công việc không ngày kết của những người phụ nữ nguyện “nâng khăn sửa túi” cho chồng mình.

Họ đã được giáo dục rằng lớn lên phải cưới một người đàn ông thành đạt mà quên mất rằng chính họ cũng có thể thành công

Thế nhưng, đối với những người con gái đã nhận ra được khả năng của mình có thể vươn tới đâu, thì một áp lực từ xã hội văn hóa người Việt (mà có lẽ tôi không bao giờ hiểu nổi) đè lên lưng họ. Khi một người con gái bước qua cái tuổi 20, ai cũng sẽ hỏi: “Có người yêu chưa?”, “Bao giờ định cưới?”, vân vân và vân vân… Trong khi đáng lẽ ra họ nên hỏi: “Có định học lên tiến sĩ không?”, “Có muốn thăm thú cả thế giới không?”, “Có định hướng gì về sự nghiệp không?”

Điều vừa rồi rất thối và tôi muốn hỉ mũi vào nó!

Một định kiến ăn mòn vào tiềm thức mỗi người trong xã hội khiến họ quên mất rằng phụ nữ ngày nay còn ước mơ, còn hoài bão, và đâu phải đam mê của họ thua kém gì đấng mày râu? Có lẽ còn hơn đấy chứ! Vậy sao họ lại phải là những người bị ràng buộc vào một hiện thực nhàm chán đến mức nhạt nhẽo.

Có người bảo rằng con gái kề 30 rồi mà chưa có chồng là vô phúc, là “ế”. Cái định nghĩa của “có phúc” mới nực cười làm sao? Có những cô gái vì để “có tụ” với thiên hạ, vì con mắt cay nghiệt của xã hội đối với người phụ nữ không gia đình, mà đã vội gật đầu cưới một người chưa kịp yêu, để rồi bó buộc bản thân vào một cuộc hôn nhân không hạnh phúc.

Không lẽ cái “hạnh phúc” ông bà vẫn hay nói chỉ hiện hữu trong hôn nhân?

Tôi vẫn nhớ trong bộ phim “Nụ cười của nàng Mona Lisa”, khi Katherine – một giáo viên đi trước thời đại, tá hỏa lúc phát hiện ra những sinh viên nữ ưu tú nhất của trường Wellesley (và ý tôi nói với từ “ưu tú”, là rất rất giỏi. Ý tôi là, hãy xem bộ phim đi, thiên tài về vật lí, thông thạo quyển lịch sử mĩ thuật trong khi còn chưa học trên giảng đường) lần lượt đợi được rước về để trở thành những bà nội trợ, những người vợ đảm đang trên tấm bìa tạp chí “Bà nội trợ kiểu mẫu” hay mấy thứ vớ vẩn kiểu thế. Đến mức mà cô ấy phải thốt lên “Tôi đang nghĩ rằng mình đang đào tạo những nhà lãnh đạo của tương lai, chứ không phải vợ của họ!”

Và rồi khi bà nội tôi và bác tôi thỉnh thoảng vẽ ra cuộc đời tôi ở cái tuổi ra trường chân ướt chân ráo sẽ được ổn định nếu như cưới một ai đó. Mẹ tôi cho rằng nên cưới sớm để có sức khỏe chăm con. Nhưng nếu nhìn xa ra vấn đề sinh lý, đồng tiền, sự ổn định thì thực sự có nên không? Tôi không muốn cưới một người chỉ để khoe với thiên hạ là tôi vừa mới thoát danh hiệu “gái ế”, tôi không muốn vội vã để cuối cùng phải gật đầu với một người tôi chưa kịp yêu thương và trân trọng, để lẩn trốn khỏi con mắt dè bỉu của xã hội.

Hạnh phúc đâu phải cứ đến giờ hẹn là đến. Đâu phải ai cũng như ai, tại cùng một thời điểm. Tôi đòi hỏi say mê, tin cậy và bình yên đúng nghĩa, cho dù có phải trở thành một bà cô có sở thích nuôi 5 con chó và xem “Ai Là Triệu Phú” hằng tuần đi nữa.

Hôn nhân là một bước ngoặt đưa con người sang một trang mới hứa hẹn đầy hạnh phúc nhưng đừng lấy nó ra làm thước đo cho bất kì ai, phụ nữ lẫn đàn ông, vì nó chỉ là một mảnh ghép trong bức tranh cuộc sống.

Nhưng nếu một ngày hạnh phúc bị lật xe giữa đường và vô tình bị “hôi” hết, duyên không mở cửa đón chào thì cũng đừng quá bi quan bởi hạnh phúc còn nằm ở những điều ta chinh phục, ở thành quả gặt được khi ta theo đuổi hoài bão và ở sự tự do trong cuộc sống.

 

Thi Thi

Leo núi mừng năm mới

Photo: Infinitewater

 

Bạn đã làm gì mừng năm 2014 đến? Còn mình, mình đi leo núi. Thay vì tập trong nhà như thường lệ, nhóm yoga quyết định tổ chức một buổi dã ngoại ngoài trời. Bàn đi tính lại, bọn mình quyết định chọn leo núi Bà Đen.