28 C
Nha Trang
Thứ hai, 28 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 257

“Cho đi” đúng nghĩa không dễ như bạn tưởng!

 Bìa sách: Người Dám Cho Đi

Cuộc sống luôn là vòng xoay của những gì cho và nhận. Tôi nhận được từ bạn một cái gì đó thì ngược lại ở một lúc nào đó bạn cũng sẽ nhận được từ tôi hay một ai khác giá trị mà chính xác bạn được hưởng khi đã sẵn sàng mở “túi” ra cho và ngược lại. Sòng phẳng với nhau mà nói thì nếu cuộc đời đơn giản chỉ là bài toán cân bằng và dễ dàng so sánh như vậy thì cũng chẳng dẫn đến những mẫu thuẫn, ghen ghét, đố kỵ mà ở đây tôi thiên về suy nghĩ đến những tính toán nhỏ nhoi trong “thế giới ngầm” hơn – thế giới lý trí:

Tôi cho – bạn nhận và chờ đợi đến khi nào bạn, phải chính bạn chứ không ai khác cho lại tôi. Liệu hay chăng, có khi nào những phân tính đòi hỏi, thậm chí tức giận của sự cho đi mang đầy tính chấp ngã ấy khiến bạn đưa ra những suy nghĩ tầm thường và nhỏ nhoi? Cho đi liệu có phải là một sự bố thí vô hồn không vụ lợi?

Bạn nghĩ bạn đang làm điều tốt; bạn tặng ai đó một thứ giá trị, mang đến niềm vui, sự hạnh phúc cho người cần bạn giúp đỡ một cách thoải mái nhưng có chắc không ẩn chứa sau đó, bạn mong chờ một lợi ích cần được đáp lại? Cho đi – Hành động mà chắc chắn bạn sẽ “mất” một cái gì đó, ấy vậy mà vẫn nghe văng vẳng đâu đó câu: “Cho đi tức là nhận lại” Đầy mâu thuẫn thực ra bao hàm trong đó một lý do sâu xa.

Bạn cho người khác được cái gì? – Tiền bạc, vật chất – Có những cái nhỏ như con kiến nhưng cũng có những cái to đùng đáng phải nhớ nhưng hình như cái cho đáng lo nhất là “cái tình” hay “cái giá trị lợi ích trao tặng không vụ lợi”. Có lẽ cho cái không đo đếm được mới là cái cần phải lưu tâm và nhớ cả đời. Cho đi – Thời gian, mối quan hệ, một lời khuyên, vài câu chia sẻ, sự yêu thương, quan tâm trong một hoàn cảnh nào đó hay đơn giản hơn chỉ là một cái nhìn, một nụ cười ấm áp dành cho ai đó trong lúc cô đơn nhất… Hay chính cái cho ấy là thiện tâm của sự giúp đỡ  và mang lại niềm vui một cách chân thành trong một thời điểm phù hợp nhất.

“Của biếu là của lo, của cho là của nợ” – Các cụ xưa đã đúc kết nhắc nhở con cháu dưới phương diện người nhận trong trọng trách của một người phải chịu ơn. Biết là đang nhận để cần phải biết cách sống với những người tốt trọn vẹn xung quanh mình để rồi cũng thực sự phải biết học cách cho từ những món quà vĩ đại nhận được ấy.

“Nếu cho đi những gì ta không cần đến, thì đó thực sự không phải là cho.” – Khuyết danh

Dám cho đã là một hành động đẹp nhưng cách cho và tình cảm bạn đặt trong hành động ấy có lẽ đáng để nói hơn. Bạn có đang đứng ở vị trí của người nhận để hiểu rõ bản chất của đúng hành động cho đó? Cách sống của những người dám cho đi thật sự là cái mà tôi cảm nhận được ở nguồn năng lượng họ tỏa ra cũng như với tất cả tình yêu thương họ dành cho đối tượng đang lưu tâm. Cho đi với tất cả sự bình an, nhẹ nhàng mà thanh thản, cho đi mà hình như không định nghĩa được từ “cho” trong tâm trí.

Họ chỉ đang sống với tất cả những gì mình đang có, một cách tự nguyện, cống hiến, không màng đến sự so đo và hành vi khi mình thể hiện ra. Đó hẳn là một sự quan tâm và yêu thương đặc biệt đến con người. Đó cũng không hẳn là bản năng nhưng cũng không quá khó để học và từng bước tiếp cận lý thuyết – Bạn nhận được gì khi cho đi?

“It’s not how much we give but how much love we put into giving.” – Mother Teresa

Cách sống của người dám cho đi ẩn chứa đúng trong những gì họ sống và trao đi hàng ngày!

Vì có lẽ, họ hiểu: (*)

  • Giá trị thật của con người không nằm ở những gì nhận được mà sẽ ở lòng tốt và tầm ảnh hưởng của họ đến những người yêu thương. Hãy cứ cho đi và đừng chờ đợi gì cả, rồi trái tim biết nói cũng sẽ được nhìn nhận trọn vẹn nhất.
  • Thành quả cuối cùng nhận được ở nội tâm sẽ thật sự lớn lao và ý nghĩa hơn gấp nhiều lần so với những gì họ cố vạch ra để kỳ vọng  bên ngoài vì ở đâu đó trên trái đất này luôn có những người “đã từng” nhận được từ họ một giá trị ý nghĩa và hạnh phúc trong cuộc đời.
  • Sự ảnh hưởng của nguồn năng lượng bình an, tích cực để cảm nhận khi đã hết lòng làm hết sức khả năng của mình, họ đã thực sự sống vì người khác.
  • Hơn trên tất cả, họ hành động vì họ chính là bản thân họ – không sao chép, không gượng ép – họ làm vì tiếng nói bên trong trái tim mình – họ muốn cho đi.
  • Họ đang làm với những gì dễ hiểu và thuần khiết nhất bên trong con người mình vì dưới con mắt của họ, đám đông xã hội sẽ có câu trả lời và cũng sẽ “cho đi” những gì tuyệt vời nhất đến với một trái tim mở rộng lòng biết “tiếp nhận”.

(*): Bài học rút ra từ 5 quy luật hoặc triết lý sống của cuốn sách thú vị “Người Dám Cho Đi” (The Go – Giver) – câu chuyện nhỏ về một ý tưởng kinh doanh thành công.

Vậy thì, hãy sống và học cách cho, cho đi đúng nghĩa bằng chính tình yêu thương và con người giá trị bên trong bạn vì cuộc đời sẽ luôn công bằng với phần thưởng xứng đáng cho những ai hành động với một tinh thần rộng lượng.

 

 

Rubic 0412

99,99% chúng ta hiểu sai về đam mê

*Photo: 1crzqbn

 

Đề tài ĐAM MÊ hẳn không xa lạ gì với mọi người. Quá nhiều người đã viết, đã nói, đã diễn thuyết về đam mê theo vô vàn khía cạnh khác nhau, kèm theo những minh chứng hùng hồn về hiệu quả của đam mê đối với cuộc sống, đối với ai theo đuổi thành công và truy cầu hạnh phúc…

  • Một họa sĩ thành công cần có đam mê
  • Một doanh nhân thành công cần có đam mê
  • Một nhà khoa học thành công cần có đam mê
  • Thậm chí một chàng trai trăng hoa thành công cũng cần có đam mê!

Đó là tất cả những gì dễ liên tưởng nhất khi nói về đam mê.

Như vậy rõ ràng đam mê theo nghĩa đó có nghĩa là bị hấp dẫn, bị lôi cuốn, bị nhập tâm, bị thèm muốn, bị chi phối một cách mãnh liệt hướng tới một thứ gì đó cụ thể. Ví dụ: Đam mê làm giàu!

Đam mê hay nghiện?

Nếu cố gắng liên tưởng rộng hơn chút nữa, chúng ta chẳng thấy sự khác nhau mấy giữa những người “đam mê” đó với người nghiện thuốc lá, nghiện heroin, nghiện sex…

Thay vì nghiện những thứ tôi vừa liệt kê, “những người có đam mê” của chúng ta nghiện thứ khác: Tiền, danh vọng, kiến thức, sự hoạt động thể chất (ví dụ quá thích chơi môn thể thao nào đó), khoái lạc tinh thần (thứ mà chúng ta đặt tên rất mỹ miều là hạnh phúc) và vô vàn những thứ khác.

Vậy đam mê mà hay được nhắc tới là sự thiên vị đặc biệt đối với một hoặc một số nhỏ hoạt động nào đó trong cuộc sống chúng ta, khi đó, những hoạt động khác trở thành thứ yếu, không quan trọng! Chúng ta nói cần phải có đam mê theo cách nhìn đó!

Bị định hướng: Tất thảy những thứ mà loài người đang tìm kiếm là tập hợp những giá trị sẵn có, vốn đã bị đám đông hoặc các hệ thống chính trị, tôn giáo, xã hội… mặc nhiên xem là có giá trị đặc biệt. Ví dụ: Tiền-vật chất, danh vọng, quyền lực, địa vị, sự công nhận, tri thức…

Trong dữ liệu của bạn, có gì khác ngoài tập hợp đó?

Bạn đã bị đào tạo, bị tiêm nhiễm từ bé để mặc nhiên xem trọng hệ giá trị đó. Bạn đã mê chúng rồi, không mê cái này thì mê cái khác! Đó chính là lí do mà rất nhiều người không thể biết được họ “đam mê” thứ gì, vì có quá nhiều thứ để lựa chọn. Thực ra, bạn đang bị lôi vào những thứ nghiện ngập. Tại sao ư? Càng nhiều con nghiện heroin thì heroin mới có giá! Càng nhiều con nghiện tiền thì tiền mới có giá!

Nhiều người nói họ đam mê cái này, họ đam mê cái kia nhưng thực ra họ đang mắc kẹt vào những thứ đó, khó thoát. Cơn nghiện vật chất hiện nay của xã hội là biểu hiện rất rõ ràng của đam mê bị hiểu sai. Nó phải bị hiểu sai thôi vì có nhiều người muốn bạn hiểu sai về đam mê, càng sai càng tốt. Họ sẽ cực kì có lợi từ việc đó! Khi bạn bị dính vào sự nghiện ngập đó, bạn cực kì dễ bị sai khiến!

Vậy đam mê thật sự là gì?

Bạn đã bao giờ bắt gặp loại người mà xung quanh của họ là một bầu không khí thật đặt biệt chưa? Bầu không khí của tự do và tình yêu cuộc sống. Bầu không khí của cảm hứng. Bầu không khí của sự kết nối sâu sắc vào mỗi hành động của họ.

  • Khi họ làm việc kiếm tiền họ sẽ làm hết mình.
  • Khi nghỉ ngơi họ sẽ chẳng quan tâm đến công việc.
  • Khi yêu họ sẽ yêu.
  • Khi chơi thể thao họ sẽ hòa làm một với thể thao.
  • Khi ăn họ sẽ ăn ngon lành.
  • Khi trò chuyện họ lắng nghe theo cách đặc biệt và trao đổi với mọi người ân cần, cởi mở.

Họ làm bất cứ thứ gì cũng với cảm hứng và với năng lượng cao. Thậm chí khi người đó buồn bạn cũng sẽ thấy cách họ đối diện và đốt cháy nỗi buồn ra sao!

Đó mới chính xác là đam mê. Đam mê đó có nghĩa là một trạng thái sống đầy mãnh liệt nhưng không lệ thuộc vào bất cứ một việc cụ thể nào. Đam mê đó cần sự thức tỉnh và thông minh tuyệt đỉnh. Vì cuộc sống là tập hợp của rất, rất nhiều hoạt động khác nhau. Cớ sao ta chỉ thiên vị một vài hoạt động?

Làm thế nào để có đam mê thật sự?

Cần một cuộc cách mạng nội tâm

Việc đầu tiên là phải hiểu rõ toàn bộ hệ giá trị mà bạn đang mặc nhiên tin vào là do xã hội, chính trị, tôn giáo bày ra. Bạn phải tự mình xem xét điều đó. Khi bạn đọc nội dung tôi viết thì đó chỉ là thông tin được truyền tải, rất hời hợt. Chỉ khi bạn bắt đầu xem xét, truy xét đến tận cùng xem thử điều tôi nói là đúng hay sai thì lúc đó mới có sự thay đổi nhận thức xảy ra.

Khi bạn tự nhận ra bạn bị lừa!

Hãy suy nghĩ về điều đó thử xem, khi bạn bừng tỉnh!

Tôi đã bừng tỉnh vào một thời khắc rất đặc biệt trong đời mình. Cuộc sống của tôi từ đó mới có trật tự. Tôi mới nếm trải được đam mê sống có nghĩa là gì. Tất thảy những gì tôi nghe từ người khác về đam mê đều là thứ rẻ tiền và ngu ngốc thảm hại.

Hãy tự hỏi chính bạn rằng nếu bạn cứ đeo đuổi một vài thứ mà bạn cho là quan trọng (thật ra thì cũng là ai đó nói cho bạn nó quan trọng) và bỏ qua nhiều thứ khác thì bạn có thực sự cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc hay không?

Cuộc sống thì quá nhiều, vậy mà chúng ta lại chọn quá ít. Thế là thông minh sao?

Hãy nghĩ về điều này: Đi tắm cũng cần phải đam mê! Khi bạn tắm với đam mê, khi bạn cười với đam mê, khi bạn ngủ với đam mê, khi bạn nhìn ngắm với đam mê, khi bạn lái xe với đam mê, khi bạn viết lách với đam mê. Khi bạn sống với đam mê!

Tôi cá với bạn, đó là cuộc sống như trong mơ! Mà mơ là thế nào, ngay cả trong giấc mơ hoang đường nhất của bạn, bạn cũng chưa bắt gặp cuộc sống đó đâu!

 

 

Mr. Bow

Ayn Rand – Nguồn gốc của chiến tranh

Nhiều người nói rằng vũ khí nguyên tử làm cho chiến tranh trở thành khủng khiếp đến mức buộc người ta phải suy nghĩ. Nhưng tất cả các dân tộc trên thế giới đều cảm thấy hốt hoảng và bất lực trước viễn cảnh là chiến tranh có thể xảy ra.

Tuyệt đối đa số người dân – những người sẽ chết trên chiến trường hay chết đói hoặc chết trong những đống đổ nát – không muốn có chiến tranh. Không bao giờ muốn. Nhưng từ thế kỉ này đến thế kỉ khác chiến tranh vẫn thường xuyên nổ ra, giống như một vệt máu dài song hành với lịch sử loài người vậy.

Người ta sợ chiến tranh có thể xảy ra vì họ biết, một cách hữu thức hay vô thức, rằng họ không bao giờ có thể từ bỏ được cái học thuyết vốn là nguyên nhân của các cuộc chiến tranh trong quá khứ và có thể là nguyên nhân của những cuộc chiến tranh trong hiện tại và tương lai – đấy là học thuyết nói rằng sử dụng vũ lực (dùng vũ lực chống lại những người khác) để đạt mục đích là chấp nhận được hay là biện pháp thực tiễn hoặc cần thiết nữa và có thể được biện hộ nếu đấy là mục đích “tốt”. Học thuyết này cho rằng vũ lực là một thành tố hợp pháp hoặc không thể tránh được của cuộc sống của con người và xã hội loải người.

Hãy xem một trong những đặc điểm xấu xa nhất của thế giới hôm nay: sự chuẩn bị chiến tranh điên cuồng nhất đi liền với sự tuyên truyền cho hoà bình cũng điên cuồng không kém. Và cả hai hiện tượng này đều xuất phát từ cùng một nguồn gốc – từ cùng một triết lí chính trị. Mặc dù đã bị phá sản, cái triết lí chính trị gọi là chủ nghĩa quốc gia vẫn giữ thế thượng phong trong thời đại chúng ta.

Xin xem xét bản chất của cái gọi phong trào gọi là hoà bình hiện nay. Tự nhận là nhân bản và lo lắng cho sự tồn vong của nhân loại, phong trào này kêu gào chấm dứt chạy đua vũ trang hạt nhân, từ bỏ vũ khí như là phương tiện giải quyết bất đồng giữa các quốc gia và đưa chiến tranh ra ngoài vòng pháp luật. Nhưng những phong trào hoà bình này lại không chống lại các chế độ độc tài, còn quan điểm chính trị của các thành viên của nó thì muôn màu muôn vẻ, từ nhà nước phúc lợi đến chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản. Điều đó có nghĩa là họ chống lại việc dân tộc này sử dụng vũ lực chống lại dân tộc khác chứ không chống lại việc chính phủ của một nước sử dụng vụ lực nhằm chống lại các công dân của chính nó; điều đó cũng có nghĩa là họ chống lại việc sử dụng vũ lực nhằm chống lại kẻ thù có vũ trang, nhưng không chống lại việc sử dụng vũ lực nhằm chống lại những người tay không tấc sắt.

Các chế độ độc tài đã cướp bóc, phá hoại, gây ra nạn đói, tình cảnh dã man, trại lao động khổ sai, phòng tra tấn, giết người hàng loạt. Đấy chính là cái mà những người tự nhận là yêu hoà bình hiện nay sẵn sàng biện hộ hoặc chịu đựng – nhân danh tình yêu nhân loại.

Rõ ràng là cội nguồn tư tưởng của chủ nghĩa quốc gia (hay chủ nghĩa tập thể) là quan niệm bầy đàn của những người nguyên thuỷ, những kẻ không thể nhận thức được các quyền của cá nhân con người, những kẻ tin rằng bộ lạc là tối thượng, bộ lạc là kẻ nắm quyền toàn trí toàn năng, có quyền sinh quyền sát đối với các thành viên của nó và có thể hi sinh các thành viên bất cứ khi nào và cho bất cứ thứ gì mà nó cho là “tốt”. Không nhận thức được bất kì nguyên tắc xã hội nào, ngoại trừ nguyên tắc vũ lực bạo tàn, những người như thế tin rằng bộ lạc có thể ước muốn bất cứ thứ gì, miễn là có đủ sức và các bộ lạc khác chỉ là những con mồi, phải bị chinh phục, cướp bóc, bắt làm nô lệ hoặc xoá sổ hoàn toàn. Lịch sử của các dân tộc bán khai chính là một loạt những cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc và tàn sát lẫn nhau. Sự kiện là cái hệ tư tưởng nguyên thuỷ đó vẫn còn điều khiển các quốc gia được trang bị vũ khí hạt nhân phải làm cho bất cứ ai quan tâm tới sự sống còn của nhân loại để tâm suy nghĩ.

Chủ nghĩa quốc gia là bạo lực đã được định chế hoá và cuộc nội chiến không bao giờ dứt. Nó không cho người ta bất cứ lựa chọn nào ngoài việc chiến đấu để giành quyền lực – tức là cướp hay là bị cướp, giết hay là bị giết. Khi vũ lực bạo tàn trở thành thước đo duy nhất đối với các hành vi của xã hội và không kháng cự nghĩa là chết thì ngay một hèn kém nhất, ngay cả con vật, thậm chí con chuột cũng sẽ chiến đấu. Một dân tộc bị nô dịch thì không thể có hoà bình được.

Nội chiến, tức là chiến tranh huynh đệ tương tàn giữa những người không thể tìm được luật pháp và công lí bằng con đường hoà bình, chứ không phải chiến tranh giữa các dân tộc mới là những cuộc đụng độ đẫm máu nhất trong lịch sử. Lịch sử của các nhà nước chuyên chế thường bị gián đoạn bởi những cuộc nổi dậy đẫm máu – những vụ bùng nổ của nỗi tuyệt vọng mù quáng, không cần hệ tư tưởng. không cần cương lĩnh hay kế hoạch nào hết – những vụ bạo loạn thường bị đàn áp bằng những vụ hành quyết dã man những kẻ phản loạn.

Trong chế độ chuyên chế tuyệt đối, cuộc “chiến tranh lạnh” do chủ nghĩa quốc gia sinh ra thường diễn ra dưới hình thức những cuộc thanh trừng đẫm máu, đấy là khi băng đảng này lật được băng đảng kia, như đã từng xảy ra ở nước Đức quốc xã hay ở Liên Xô. Trong nền kinh tế hỗn hợp, cuộc chiến tranh này diễn ra dưới hình thức cuộc chiến đấu giữa các nhóm lợi ích, mỗi nhóm đều chiến đấu cho việc thông qua những đạo luật có lợi cho họ và tước đoạt lợi ích của các nhóm khác .

Đất nước càng chia thành các nhóm đối địch nhau và làm cho người nọ chống báng người kia thì tinh thần quốc gia trong hệ thống chính trị của nước đó càng cao. Khi quyền cá nhân không còn thì cũng không thể nào xác định ai được làm gì, không thể nào xác định được đòi hỏi, ước mong hay quyền lợi của một người nào đó là đúng hay không. Lúc đó sẽ phải trở về với tiêu chuẩn của bộ lạc: anh có thể ước muốn bất cứ thứ gì, miễn là băng nhóm của anh có đủ sức. Muốn sống sót trong một hệ thống như thế người ta buộc phải sợ hãi, căm thù và giết hại lẫn nhau; đấy là hệ thống của những mưu đồ, những âm mưu bí mật, những vụ thông đồng, bao che, phản bội và đảo chính đẫm máu. Hệ thống này không đưa người ta đến tình huynh đệ, sự an toàn, thái độ hợp tác và hoà bình.

Chủ nghĩa quốc gia – cả trên nguyên tắc lẫn thực tế – chỉ là quyền lực của băng đảng. Chế độ độc tài chính là băng đảng được quyền cướp đoạt thành quả lao động của các công dân của chính đất nước mình. Sau khi đã làm khánh kiệt nền kinh tế của đất nước, kẻ cầm quyền có tinh thần quốc gia sẽ tấn công các nước láng giềng. Đấy là cách duy nhất giúp hắn trì hoãn vụ sụp đổ và kéo dài quyền lực của chính hắn. Một đất nước giày xéo lên quyền của các công dân nước mình thì cũng sẽ không tôn trọng quyền của các nước khác. Những kẻ không tôn trọng quyền của cá nhân con người thì cũng sẽ không công nhận quyền của các quốc gia khác: quốc gia là do nhiều cá nhân mà thành.

Chủ nghĩa quốc gia cần chiến tranh, còn đất nước tự do thì không. Chủ nghĩa quốc gia sống nhờ cướp bóc, đất nước tự do sống nhờ sản xuất.

Tất cả những cuộc chiến tranh lớn trong lịch sử đều là do các nước có nền kinh tế bị kiểm soát chặt chẽ hơn phát động nhằm chống lại những nước tự do hơn. Thí dụ Chiến tranh Thế giới I do nước Đức quân chủ và nước Nga Sa hoàng phát động, hai nước này đã lôi kéo các đồng minh tự do hơn của mình vào cuộc chiến. Chiến tranh Thế giới II là do liên minh Xô-Đức và cuộc tấn công phối hợp của họ vào nước Ba Lan gây ra.

Chúng ta thấy rằng trong Chiến tranh Thế giới II cả Đức và Liên Xô đều chiếm và tháo dỡ các nhà máy tại các nước mà họ chiếm được và chở về nhà, trong khi nước có nền kinh tế hỗn hợp tự do nhất là Mĩ, tức là nước nửa tư bản chủ nghĩa, thì chuyển thiết bị trị giá hàng tỉ dollar, trong đó có cả những nhà máy hoàn chỉnh, cho các nước đồng minh. (Xin đọc: Keller W. East Minus West = Zero. N.Y.: G.P. Putnam’s Sons, 1962 để biết toàn bộ câu chuyện về sự cướp bóc của Liên Xô.)

Nước Đức và nước Nga cần chiến tranh, còn Mĩ thì không và cũng chẳng được lợi lộc gì. (Thực ra Mĩ đã thua về mặt kinh tế mặc dù đã giành thắng lợi trong cuộc chiến: chiến tranh đã để lại món nợ khổng lồ cho nhà nước, nợ lại càng gia tăng vì chính sách giúp đỡ các nước đồng minh và kẻ thù cũ mà chẳng mang lại lợi ích gì). Thế mà ngày hôm nay những người yêu chuộng hoà bình lại chống báng chủ nghĩa tư bản và ủng hộ chủ nghĩa quốc gia.

Chủ nghĩa tư bản laissez-faire là hệ thống xã hội duy nhất đặt căn bản trên nguyên tắc công nhận quyền cá nhân và vì vậy mà là hệ thống duy nhất loại bỏ vũ lực ra khỏi các mối quan hệ xã hội. Đây là hệ thống duy nhất chống lại chiến tranh, nếu xét về bản chất các nguyên tắc và quyền lợi căn bản của nó.

Tất cả những người được tự do sản xuất đều không có động cơ cướp bóc, chiến tranh chỉ làm cho họ thua thiệt chứ chẳng mang lại lợi lộc gì. Về mặt ý thức hệ, nguyên tắc tôn trọng quyền con người không cho phép người ta dùng vũ khí làm kế sinh nhai, cả ở trong cũng như ngoài nước. Vế mặt kinh tế, chiến tranh rất tốn kém: trong nền kinh tế tự do, nơi mà tài sản là sở hữu tư nhân, chiến phí sẽ phải lấy từ thu nhập của các công dân – không thể bơm ngân quĩ lên mà che đậy được – các công dân cũng không hi vọng chiến thắng sẽ bù đắp được thiệt hại về mặt tài chính (thuế khoá, sản xuất gián đoạn và tài sản bị phá huỷ). Như vậy là, quyền lợi kinh tế làm cho người công dân đứng về phía hoà bình.

Trong nền kinh tế nhà nước, nơi tài sản là “của công”, người công dân không có nhu cầu bảo vệ hoà bình về mặt kinh tế – anh ta chỉ là một giọt nước trong biển cả mà thôi – trong khi chiến tranh cho anh ta hi vọng (giả tạo) là sẽ được chủ cho thêm. Về mặt ý thức hệ, anh ta được dạy phải coi người là những con vật dùng để hiến tế, anh ta cũng là một trong số những người như thế: anh ta không hiểu được vì sao lại không được giết người nước ngoài trên chính cái bệ thờ nhân danh lợi ích của chính nhà nước.

Trong suốt chiều dài của lịch sử, nhà buôn và chiến binh vẫn là kẻ thù không đội trời chung với nhau. Thương mại không thể phát triển trên bãi chiến trường, nhà máy không thể sản xuất dưới trận mưa bom, lợi nhuận không thể sinh ra trên đống gạch vụn. Chủ nghĩa tư bản là xã hội của các thương nhân – vì vậy mà những kẻ sẵn sàng cướp bóc bao giờ cũng coi thương mại là “ích kỉ”, còn chinh phục là “cao thượng”.

Tất cả những người quan tâm đến hoà bình cần phải thấy rằng chủ nghĩa tư bản đã tạo ra cho nhân loại giai đoạn hoà bình dài nhất trong lịch sử – một giai đoạn không có những cuộc chiến tranh bao trùm lên toàn bộ thế giới văn minh – đấy là giai đoạn từ sau những cuộc chiến tranh của Napoleon vào năm 1815 cho đến khi nổ ra Chiến tranh Thế giới I vào năm 1914.

Nên nhớ rằng hệ thống chính trị thế kỉ XIX không phải là chủ nghĩa tư bản thuần tuý mà là nền kinh tế hỗn hợp. Nhưng dù sao thành phần tự do cũng là yếu tố chủ đạo, chưa bao giờ loài người tiến gần đến “thời đại tư bản chủ nghĩa” đến như thế. Nhưng thành tố quốc gia chủ nghĩa vẫn tiếp tục phát triển trong suốt thế kỉ XIX và đến năm 1914, tức là khi nó làm thế giới nổ tung, phần lớn chính sách của các chính phủ đã mang màu sắc quốc gia là chính.

Nếu như trong lĩnh vực đối nội, tất cả những điều xấu xa do chủ nghĩa quốc gia và sự kiểm soát của chính phủ gây ra đều được gán cho chủ nghĩa tư bản và thị trường tự do thì trong lĩnh vực đối ngoại, tất cả những điều xấu xa do chính sách mang màu sắc quốc gia chủ nghĩa gây ra đều được gán cho chủ nghĩa tư bản. Những huyền thoại như là “chủ nghĩa đế quốc tư bản”, “trục lợi bằng chiến tranh” hay quan niệm cho rằng chủ nghĩa tư bản giành được thị trường bằng những cuộc chinh phục vũ trang là những thí dụ về sự thiển cận hoặc thiếu thận trọng của các nhà bình luận và các nhà sử học theo trường phái quốc gia chủ nghĩa.

Bản chất của chính sách đối ngoại của chủ nghĩa tư bản là thương mại tự do – nghĩa là bãi bỏ tất cả các rào cản thương mại, bãi bỏ thuế khoá mang tính bảo hộ, bãi bỏ đặc quyền đặc lợi – mở những con đường giao thương trên khắp hành tinh cho việc trao đổi tự do trên bình diện quốc tế và cạnh tranh giữa các công dân của tất cả các nước buôn bán trực tiếp với nhau. Trong thế kỉ XIX, chính tự do thương mại đã giải phóng thế giới khỏi những tàn dư của chủ nghĩa phong kiến và chế độ chuyên chế của các chế độ quân chủ.

“Thế giới chấp nhận đế quốc Anh, cũng như trước đây từng chấp nhận đế chế Rome, vì nó hướng năng lượng của con người vào lĩnh vực tương mại. Mặc dù việc cai trị hà khắc, với những kết quả khủng khiếp, vẫn còn được áp đặt đối với Ireland, nhưng nói chung luật pháp và tự do thương mại là những món hàng xuất khẩu “vô hình” đã xâm nhập vào nước này. Trên thực tế, khi nước Anh còn làm chủ các đại dương, bất kì người nào thuộc bất kì dân tộc nào đều có thể mang hàng và tiền một cách an toàn đến bất kì đâu”. (Isabel Paterson, The God of the Machine, Caldwell, Idaho: Caxton Printers, 1964, p. 121. Xuất bản lần thứ nhất năm 1943.)

Cũng như Rome, khi thành tố áp bức của nước Anh với nền kinh tế hỗn hợp phát triển đến mức trở thành chính sách giữ thế thượng phong và trở thành chủ nghĩa quốc gia thì đế chế tan rã. Không phải lực lượng vũ trang đã làm cho đế chế trở thành thực thể gắn bó với nhau.

Nhờ cạnh tranh mà chủ nghĩa tư bản giành và giữ được thị trường, cả trong cũng như ngoài nước. Thị trường giành được bằng chiến tranh chỉ có giá trị (tạm thời) đối với những người ủng hộ nền kinh tế hỗn hợp, tức là những người tìm cách bế quan toả cảng, không cho cạnh tranh quốc tế, áp đặt các biện pháp hạn chế và như vậy cũng chính là giành đặc quyền đặc lợi bằng vũ lực. Chính những doanh nhân nhờ bàn tay của chính phủ để tìm những khoản ưu tiên ưu đãi ở trong nước cũng lại là những kẻ dùng bàn tay của chính phủ để tìm những thị trường đặc biệt ở nước ngoài. Ai phải trả giá? Đa số các doanh nhân, những người đóng thuế cho những vụ phiêu lưu nhưng chẳng được gì, sẽ phải trả giá. Kẻ nào biện hộ và quảng bá những chính sách như thế ra xã hội? Đấy là những người trí thức có tinh thần quốc gia chủ nghĩa, họ chính là những người sáng tác ra các học thuyết gọi là “quyền lợi của xã hội” hay “uy tín quốc gia”, hoặc “sứ mệnh đặc biệt”.

Trong tất cả các nền kinh tế hỗn hợp, những kẻ nhờ chiến tranh mà được lợi là: những người có thế lực chính trị, họ kiếm được tài sản nhờ sự ưu đãi của chính phủ cả trong và sau chiến tranh – họ không thể nào kiếm được số tài sản như thế trên thị trường tự do.

Xin nhớ rằng các công dân – nghèo hay giàu, chủ doanh nghiệp hay công nhân thì cũng thế – không có quyền phát động chiến tranh. Đấy là đặc quyền của chính phủ. Chính phủ loại nào có nhiều khả năng đẩy đất nước vào cuộc chiến hơn: chính phủ với những quyền lực hạn chế được qui định trong khuôn khổ của hiến pháp – hay chính phủ có quyền lực vô hạn, dễ dàng bị những nhóm có tư tưởng hiếu chiến hoặc những nhóm sẽ giàu lên nhờ chiến tranh gây áp lực, chính phủ có thể buộc quân đội lên đường theo ý thích nhất thời của một người đứng đầu duy nhất?

Nhưng những người yêu chuộng hoà bình hiện nay lại không ủng hộ chính phủ hạn chế. (Không cần phải nói rằng chủ nghĩa hoà bình đơn phương cũng chẳng khác gì mời gọi bọn xâm lược. Nếu như mỗi người đều có quyền tự vệ thì đất nước tự do cũng có quyền đó nếu bị tấn công. Nhưng điều đó cũng không cho phép chính phủ quyền buộc toàn dân phải thi hành luật nghĩa vụ quân sự – đấy chính là sự vi phạm trắng trợn quyền của con người được tự ý định đoạt đời sống của mình. Không có gì mâu thuẫn giữa đức hạnh và thực tiễn ở đây hết: quân đội tình nguyện là đội quân hữu hiện nhất, nhiều chuyên gia quân sự có uy tín đã nói như thế. Đất nước tự do không bao giờ thiếu người tình nguyện một khi bị tấn công. Nhưng chẳng mấy người tình nguyên tham gia những vụ phiêu lưu như chiến tranh ở Triều Tiên hay Việt Nam. Không có lực lượng quân dịch, chính sách đối ngoại của những người theo phái quốc gia hay những nền kinh tế hỗn hợp sẽ trở thành bất khả thi.)

Khi đất nước vẫn còn tự do, thậm chí nửa tự do, thì những người được hưởng lợi từ nền kinh tế hỗn hợp sẽ không phải là nguồn gốc của chính sách kích động chiến tranh và cũng không phải là nguyên nhân đầu tiên đẩy đất nước vào vòng chiến. Họ chỉ là những con kền kền chính trị kiếm chác được trong xu hướng chung của xã hội mà thôi. Những nhà trí thức ủng hộ cho nền kinh tế hỗn hợp chính là những người tạo ra xu hướng đó.

Xin xem xét mối liên hệ giữa chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa quân phiệt trong lịch sử tư tưởng thế kỉ XIX và XX. Cũng như việc phá huỷ chủ nghĩa tư bản và sự ngóc đầu dậy của nhà nước toàn trị không phải là do các doanh nhân hay giới lao động hoặc bất kì quyền lợi kinh tế nào khác mà là do hệ tư tưởng quốc gia đang giữ thế thượng phong của những người trí thức gây ra – việc hồi sinh học thuyết biện hộ cho việc chinh phục và những cuộc “thập tự chinh” bằng vũ lực nhân danh các “lí tưởng” chính trị cũng là sản phẩm của những người trí thức, những người tin rằng có thể đạt được điều “tốt” bằng vũ lực.

Sự ngóc đầu dậy của tinh thần đế quốc dân tộc chủ nghĩa ở Mĩ không xuất phát từ cánh hữu mà xuất phát từ cánh tả, không xuất phát từ quyền lợi của những doanh nghiệp lớn mà xuất phát từ những nhà cải cách theo xu hướng chủ nghĩa tập thể, những người có ảnh hưởng đối với chính sách của các tổng Theodore Roosevelt và Woodrow Wilson. (Những ai muốn tìm hiểu lịch sử của những ảnh hưởng như thế xin đọc: Arthur A. Ekirch, Jr. The Decline of American Liberalism, New York: Longmans, Green, 1955.)

Giáo sư Ekirch viết: “Khi những người cấp tiến càng tích cực ủng hộ chế độ quân dịch bắt buộc và quan niệm “nghĩa vụ của người da trắng” thì đấy rõ ràng là biểu hiện của chế độ gia trưởng, tương tự như những đạo luật về cải cách kinh tế của họ. Chủ nghĩa đế quốc, theo một nghiên cứu gần đây về chính sách đối ngoại của Mĩ, chính là cuộc nổi dậy chống lại chủ nghĩa tự do. Tinh thần của chủ nghĩa đế quốc đưa nghĩa vụ lên trên quyền lợi, đưa lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, đặt những giá trị anh hùng lên trên vật chất, đặt hành động cao hơn tư duy, đặt các xung động tự nhiên lên trên trí tuệ trần trụi” (Tác phẩm đã dẫn, trang 189. Trích lại từ: R. E. Osgood, Ideals and Self-Interest in America’s Foreign Relations, Chicago: University of Chicago Press, 1953, trang 47.)

Giáo sư Ekirch viết về Woodrow Wilson như sau: “Wilson chắc chắn muốn nền ngoại thương của Mĩ phát triển như là kết quả của sự cạnh tranh tự do trên bình diện quốc tế, nhưng do những tư tưởng về đạo lí và trách nhiệm, ông dễ dàng thực hiện những biện pháp can thiệp trực tiếp của Mĩ và coi đấy là phương tiện bảo vệ quyền lợi quốc gia (sách đã dẫn, trang 199). Và: “Có vẻ như ông cảm thấy rằng nước Mĩ có sứ mệnh truyền bá những định chế của nó – mà ông cho là dân chủ và tự do – tới những khu vực còn tăm tối hơn trên thế giới (như trên). Không phải những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản đã giúp Wilson đẩy một dân tộc yêu chuộng hoà bình vào cơn cuồng loạn “thập tự chinh” bằng quân sự mà chính là tờ tạp chí theo đường lối “tự do” The New Republic đã làm việc đó. Biên tập viên tờ tạp chí này, ông Herbert Croly, nói như sau: “Dân tộc Mĩ cần một vụ phiêu lưu mang tính đạo đức sâu sắc, đấy chính là liều thuốc bổ”.

Trong khi Wilson, một nhà cải cách “theo đường lối tự do” đấy nước Mĩ vào Chiến tranh Thế giới I nhằm “làm bảo vệ nền dân chủ trên thế giới” thì Franklin D. Roosevelt, một nhà cải cách “theo đường lối tự do” khác nhân danh “bốn quyền tự do” đã đẩy nước Mĩ vào Chiến tranh Thế giới II. Thế mà trong cả hai trường hợp, tuyệt đại đa số những người “bảo thủ” và đại diện cho các doanh nghiệp lớn đều chống lại chiến tranh, nhưng họ đã bị bịt miệng. Trong trường hợp Chiến tranh Thế giới II họ đã bị bôi nhọ bằng những từ ngữ như: “những kẻ theo chủ nghĩa biệt lập”, “bọn phản động”, “nước Mĩ trên hết”..v.v..

Chiến tranh Thế giới I không dẫn tới dân chủ mà lại tạo ra ba chế độ độc tài, đấy là nước Nga Xô-viết, nước Ý phát xít và nước Đức Quốc xã. Chiến tranh Thế giới II không dẫn tới “bốn quyền tự do” mà lại đưa một phần ba nhân loại vào vòng nô lệ cộng sản.

Nếu hoà bình là mục đích của những người trí thức hiện nay thì tưởng như những thất bại trên bình diện rộng lớn như thế và bằng chứng về những đau khổ không nói được nên lời của biết bao nhiêu người như thế sẽ buộc họ phải suy nghĩ và đánh giá lại những luận điểm mang tính quốc gia chủ nghĩa của mình. Nhưng họ vẫn là những người đui mù trước tất cả, trong họ chỉ có mỗi lòng hận thù chủ nghĩa tư bản mà thôi, bây giờ họ khẳng định rằng “nghèo đói sinh ra chiến tranh” (và biện hộ cho chiến tranh theo cách đó). Nhưng vấn đề là: cái gì sinh ra nghèo đói? Nếu bạn nhìn vào thế giới ngày hôm nay và nếu bạn nhìn lại lịch sử thì bạn sẽ tìm được câu trả lời: mức độ tự do của một nước chính là mức độ thịnh vượng của nước đó.

Nhiều người hiện nay cũng hay phàn nàn rằng thế giới bị chia thành nước “giàu” và nước “nghèo”. Nhưng xin nhớ rằng nước giàu là nước tự do, còn nước nghèo là nước không có tự do.

Người nào muốn chống chiến tranh thì phải chống chủ nghĩa quốc gia trước đã. Khi người ta vẫn giữ trong đầu quan niệm có từ thời ăn lông ở lỗ rằng cá nhân chỉ là “bia đỡ đạn” cho tập thể, rằng một số người có thể dùng vũ lực để cai trị những người khác, và rằng một số điều (bất kì điều gì) có thể biện hộ cho việc cai trị như thế thì khi đó trong nước vẫn không có hoà bình và giữa các dân tộc cũng không thể có hoà bình.

Đúng là vũ khí nguyên tử làm cho chiến tranh trở thành khủng khiếp đến mức buộc người ta phải suy nghĩ. Nhưng đối với một người thì chết vì bom hạt nhân, hay chết vì bom làm bằng thuốc nổ thông thường hoặc chết vì cú đánh của một cái dùi cui cũng đều là chết cả. Đối với người đó, bao nhiêu người chết và mức độ tàn phá cũng thế mà thôi. Thật là kinh tởm khi thấy những người coi số người chết là điều đáng sợ, trong khi họ sẵn sàng đưa một số thanh niên vào chỗ chết vì bộ lạc của họ, nhưng lại la toáng lên khi cả bộ lạc có thể bị diệt vong. Hơn nữa: họ tỏ sẵn sàng tha thứ cho việc giết hại hàng loạt những người tay không tấc sắt nhưng lại đứng lên phản đối chống chiến tranh giữa các quốc gia được trang bị đến tận răng.

Khi người dân còn bị nô dịch bằng vũ lực thì họ còn chống cự và sẽ sử dụng tất cả các loại vũ khí mà họ có trong tay. Khi người ta bị bọn Quốc xã đưa vào lò hơi ngạt hay bị những người cộng sản đem ra trường bắn mà không thấy ai lên tiếng bảo vệ thì người ta có còn yêu nhân loại hay còn quan tâm đến sự tồn vong của nhân loại nữa hay không? Hay người ta sẽ cảm thấy có lí khi nghĩ rằng cái nhận loại đang tự ăn thịt mình như thế, cái nhân loại chấp nhận nền độc tài như thế, chẳng nên sống làm gì?

Nếu vũ khí nguyên tử là mối đe doạ chết người và nhân loại không thể chịu đựng được chiến tranh nữa thì nhân loại cũng không thể chịu được được chủ nghĩa quốc gia nữa. Bất kì người có thiện chí nào cũng không được biện hộ cho việc sử dụng vũ lực – cả trong cũng ngoài nước . Tất cả những ai thực sự quan tâm tới hoà bình – những người yêu nhân loại và lo lắng cho sự sống còn của nó – cần phải thấy rằng đưa chiến tranh ra ngoài vòng pháp luật cũng có nghĩa là đưa việc sử dụng vũ lực ra ngoài vòng pháp luật.

*********

Nguồn: “The Roots of War”, The Freeman. Vol. 16. № 11 (November 1966)

Phạm Nguyên Trường dịch

Featured image: The way of the knife

Xem thêm

Cuộc chiến tranh giữa ánh sáng và bóng tối

Tình yêu, buông thì dễ lắm!

*Photo: Kinsey

“Hỏi thế gian tình ái là chi? Mà đôi lứa thề nguyền sống chết!”

Người đời mãi đi tìm cho mình câu trả lời của “Tình yêu là gì?”, nhưng có khái niệm nào cho nó đâu? Nếu có thì tình yêu chẳng lãng mạn đến thế, chẳng nên thơ, chẳng được người đời ví von rồi trừu tượng hóa nhiều đến vậy. Người ta biết là như thế nhưng vẫn hỏi bâng quơ, vẫn hỏi không cần hồi đáp vì chính họ không tìm ra được khái niệm cho tình yêu của mình thì trên thế giới này, có ai có thể giúp họ được.

Có một thực tế như này, đấy là theo những gì tôi nhìn và cảm được: Tự hỏi có ai đang yêu, tình yêu rất đẹp, mỗi ngày người ta đều thấy hạnh phúc, thấy vui vẻ, thấy yêu đời vì yêu và được yêu rồi bỗng nhiên một ngày, người ta ngẩn ngơ hỏi: “Tình yêu là gì mà làm cho mình vui tươi nhiều như thế?” Không đâu bạn ạ, họ còn mải yêu chứ đâu có thời gian để hỏi và ngược lại, những ai đó đau khổ, buồn phiền vì tình yêu của mình, họ lo lắng, họ sợ hãi về một sự chia tay ở tương lai không xa, họ mới chính là những chủ nhân của câu hỏi: “Tình yêu là gì, là gì mà khiến họ đau khổ”

Thế đấy, vì như vậy nên người ta hỏi đâu phải để tìm cho mình một đáp án rõ ràng “tình là abcxyz” gì đó mà là muốn xoa dịu trái tim trước những cảm giác buồn khổ mà tình đã gây ra, muốn tìm được một lối thoát…

Tôi có một người bạn rất thân, chúng tôi luôn tâm sự với nhau về mọi thứ trong cuộc sống này, dù những điều nhỏ nhặt hay lớn lao. Cô ấy yêu một anh chàng và anh này luôn thể hiện là mình thích cô ấy. Một ngày trước Noel năm nay, anh tỏ tình với cô, điều này làm cô vỡ òa trong hạnh phúc, tôi biết vì qua những lời cô nói, qua ánh mắt cô nhìn tôi khi nói về anh chàng, tôi hiểu rằng bạn tôi đang có một tình yêu của riêng mình. Nhưng không hiểu sao, những mẩu chuyện thưa dần, ánh mắt cũng không còn như xưa khi nhắc đến, thậm chí đôi khi còn lờ đi mỗi khi tôi hỏi, bạn thấy có tình yêu nào mà lại “không có gì để nói” không? Tôi nghĩ là có đấy, một tình yêu lụi tàn.

Và rồi cũng đến lúc cô ấy hỏi tôi “tình yêu là gì nhỉ?”, chính lúc ấy tôi biết chắc những gì đang xảy ra, tôi biết bạn tôi đang cần gì. Cô ấy nói không thể tiếp tục một tình yêu khi cả hai không thực sự cố gắng vì nó, xây dựng nó, một người buông, một người cố, liệu có ổn không, nhất là khi họ mới bắt đầu? Tôi không dám chắc về những lời khuyên của mình trong việc này nhưng đó là những gì tôi đã, đang trải qua và cũng là những suy nghĩ riêng của mình nữa.

Lúc mới yêu bao giờ cũng thật đẹp, thật vui vì khi đó con tim bắt đầu biết rung động, biết nhớ nhung, biết thẫn thờ vì một người. Những cảm giác hạnh phúc sẽ tăng dần nếu như cả hai cùng cố gắng cho nó, để mỗi ngày ta luôn thấy mình yêu và được yêu. Đây là cố gắng để vun đắp. Có thể ví điều này như khi người ta xây một ngôi nhà cho mình vậy, khi chọn được một mảnh đất ưng ý, họ sẽ quyết định đặt một cái móng vững chắc và tất nhiên sẽ bắt đầu xây những viên gạch đầu tiên, hình thành những bức tường, mái nhà rồi định hình từng phòng như thế nào, trang trí đồ đạc, nội thất ra sao.

Người ta sẽ chăm chút cho nó bởi đó là tổ ấm, là gia đình, là nơi mình sẽ sống cả đời ở đó nên sẽ cố gắng nhiều nhất có thể để có một căn nhà đẹp, hoàn hảo trong mắt mình. Tình yêu cũng như vậy, trong trường hợp của cô bạn tôi, anh chàng kia luôn hờ hững, thờ ơ và không cố gắng vun vén cho tình yêu của hai người, phải chăng anh ta không cho rằng tình yêu đó là quan trọng và ý nghĩa với mình, cũng như người kia xây nhà không phải để ở mà để cho thuê, để làm kinh tế vậy, cớ gì mình không ở mà lại cẩn thận, chăm chút làm chi cho mệt, cho tốn thời gian và tiền của. Và khi đến giai đoạn của một tình yêu quá đỗi sâu sắc, hai người hiểu rõ về nhau, hai người muốn một kết thúc tốt đẹp cho cuộc tình của mình thì họ sẽ vẫn luôn phải cố gắng, nhưng cố gắng để giữ gìn và một chút là để vun đắp nữa.

Lại quay về ví dụ ngôi nhà ở trên, nhà đã xây xong rồi, tiếp nữa là phải gìn giữ nó trước môi trường, ngoại cảnh như những cơn bão, gió lốc, nắng mưa vẫn luôn hiện hữu, đe dọa từng ngày từng giờ. Thỉnh thoảng, người ta có thể trang trí thêm cho ngôi nhà của mình, sửa sang đôi chút nếu một số chỗ có dấu hiệu bị hỏng hóc, vâng, đó có lẽ là một chút “cố gắng để vun đắp”.

Bạn ạ, tôi không phải là một chuyên gia về tình yêu, tôi cũng chẳng có một sự am hiểu sâu sắc gì về tình yêu cả. Tôi chỉ là một người bình thường và đó là những cảm nhận, suy nghĩ của bản thân mình về một khía cạnh nhỏ bé trong tình yêu, điều tôi muốn nói đến là “sự cố gắng”. Buông thì dễ lắm nhưng cố gắng vì nó thì mới thực sự khó và có mấy ai làm được điều này, hẳn họ thật là vĩ đại bởi họ đã học được cách dung hòa hai trái tim thành một nhịp đập và điều quan trọng hơn cả là họ đã hành động, đã cố gắng hết mình để dọn cho mình một con đường bằng phẳng nhất trong tình yêu, con đường ít sự bất hòa nhất, ít cãi cọ, dỗi hờn nhất.

Để làm được điều đó, cả hai đã tự biến cái tôi to uỵch của mỗi người trở nên nhỏ bé hơn, nhún nhường và bao dung hơn để có một tình yêu lớn hơn mỗi ngày và lâu dài theo năm tháng.

Yêu rồi, bạn đừng nên giữ khư khư cho mình cái sự ích kỷ của bản thân, hãy mở rộng lòng ra. Yêu rồi, bạn đừng nên cho rằng “cái tôi” của mình là quan trọng, phải luôn ở vị trí thứ nhất nữa. Yêu rồi, bạn chớ có để trái tim mình làm loạn vì những cảm giác không đâu, hãy kiểm soát nó bằng cả tình cảm và lý trí của mình. Và điều cuối cùng tôi muốn nói, đừng bao giờ ao ước một tình yêu như trong phim Hàn Quốc, tôi nói bạn chớ buồn, thực tế luôn là thực tế, không không bao giờ biến đổi cả. Nếu bạn nghĩ mình có thể thay đổi được thực tế, có thể có một tình yêu đẹp, một chàng trai vừa đẹp trai, vừa giàu có, vừa ga lăng và tất tần tật mọi thứ tốt đẹp nhất đều hội tụ ở anh ta như trong phim thì bạn đã nhầm.

Tôi rất thích một câu nói: “Mọi thứ đều tốt đẹp cho đến cuối cùng, nếu nó chưa thực sự như vậy thì có lẽ chưa phải là kết thúc.” Vậy tại sao bạn không thể cố gắng đi đến cuối cùng để nhận được điều tốt đẹp nhất mà khi cảm thấy điều gì đó không ổn bạn đã dừng bước ngay và tự tạo cho mình một  kết thúc buồn?

 

 

Apple Xanh

Tại sao đời không như là mơ?

*Tranh: Barbara Spring

 

Có lần trong một buổi đào tạo, khi đang trao đổi với sinh viên về vấn đề ước mơ, có một cậu sinh viên hỏi tôi: “Mơ ước làm gì hả thầy? Vì mơ ước nhiều thì chỉ thất vọng nhiều mà thôi.” Sau đó, một số sinh viên khác cũng đồng thanh ủng hộ và lớp học trở nên xôn xao. Thấy vậy, tôi liền hỏi cậu sinh viên “Vậy ước mơ của em là gì?” “Em muốn làm một doanh nhân thành công, em muốn trở thành Bill Gates của Việt Nam.” Cậu sinh viên trả lời. “Vậy em đã làm gì để đạt được ước mơ đó?” Tôi hỏi tiếp. Đến đây, cậu sinh viên ngập ngừng không nói. Tôi hỏi tiếp câu nữa: “Em có chắc chắn đó là ước mơ của em không?” Cậu sinh viên trở nên lúng túng không thể trả lời được. Dĩ nhiên, tôi hiểu đó không phải là một ước mơ đúng nghĩa.

Thật lạ, ngày nay chúng ta nghe quá nhiều về hai từ “ước mơ” nhưng lại ít khi dành thời gian để nghĩ về nó, giải thích nó, để làm rõ nghĩa ước mơ thực chất là gì. Và rồi vì cái sự hiểu một cách không rõ ràng, cộng thêm hàng đống sách vở và hội thảo thổi lửa cứ làm cho các bạn trẻ lao mình vào một vùng mù mờ hư ảo, để rồi sau đó đau đớn nhận ra đời không như là mơ.

Vì sao đời không như là mơ?

Bởi vì vốn dĩ, cuộc đời là thật, là rất rõ ràng. Còn trong khi ước mơ của nhiều người lại quá mù mờ, hư ảo thì dĩ nhiên, nó khác là phải. Nhưng tại sao vậy?

Hãy quay lại câu hỏi của tôi ở trên: “Bạn có chắc đó là ước mơ của chính mình không?” Tôi hỏi câu này vì nhiều người đang mơ sai. Phải! Mơ cũng dễ bị sai lắm nếu ta không thực sự hiểu mình, không thực sự chắc chắn ta thiết tha điều gì. Tôi còn nhớ có một thời gian cách đây vài năm, khi nền kinh tế phát triển tốt, ngành “hot” lúc đó là công nghệ thông tin và đặc biệt là ngân hàng. Thế là rất nhiều bạn trẻ “ước mơ” thi vào các ngành này, tốt nghiệp xong thì tìm mọi cách để có chỗ làm trong các ngành này. Hiện nay, với phong trào “khởi nghiệp” đang lên cao, nhiều bạn trẻ lại chuyển hướng qua “ước mơ” khởi nghiệp, trở thành doanh nhân mà không biết rằng mình có thực sự phù hợp hay không.

Mơ sai là như vậy. Để sống tốt trong cuộc đời này, bạn phải biết cách mơ đúng và bỏ đi những ước mơ sai. Ước mơ chỉ đúng khi nó phù hợp với sở trường của bạn, hay nói cách khác bạn có tố chất phù hợp với ước mơ đó. Để biết được  ước mơ thực sự của mình không phải lúc nào cũng dễ. Bạn cần dành thời gian để hiểu chính mình, để lắng nghe tiếng nói bên trong mình. Còn nếu bạn chỉ hướng theo những luồng thông tin bên ngoài, bạn sẽ rất dễ bị rơi vào cái bẫy chạy theo những ước mơ sai, những điều mà thực chất người khác hoặc các phương tiện truyền thông đã gieo vào đầu bạn chứ nó không xuất phát từ bên trong bạn. 

Và khi bạn mơ sai, bỏ cuộc giữa chừng là chuyện bình thường, bạn mà theo được đến cùng thì mới là chuyện lạ. Bởi nguồn cảm hứng và động lực lớn nhất để con người làm việc gì đó đến từ bên trong, nó khởi phát từ cái tâm thực sự mong muốn làm việc đó. Còn những yếu tố bên ngoài có thể khiến bạn có cảm hứng trong chốc lát nhưng sẽ rất sớm lụi tàn.

Để đời như là mơ, bạn sẽ trải qua những nỗi đau

“Kẻ ước mơ để trốn tránh thực tế, kẻ mơ ước để thay đổi thực tại vĩnh viễn.” ― Soichiro Honda

Cho tôi hỏi bạn câu này. Khi nói đến từ “đại bàng“, hình ảnh hiện lên trong đầu bạn là gì? Hãy dành thời gian tưởng tượng trong chốc lát rồi hãy đọc tiếp.

Có phải bạn nghĩ đến hình ảnh một con đại bàng to lớn, hùng dũng sải đôi cánh dài chao lượn trên bầu trời xanh và phóng tầm mắt quan sát không gian rộng lớn?

Nhưng bạn có nghĩ rằng những con đại bàng hùng dũng đó cũng từng là những con đại bàng con? Nghĩa là khi chúng mới vừa được sinh ra, chúng cũng từng là những con đại bàng nhỏ xíu, yếu ớt và chúng phải trải qua quá trình tập bay, tập săn mồi và phải đối mặt với những khoảnh khắc mà chúng có thể bị loài khác cướp mạng. Phải! Chúng phải trải qua những khó khăn và những nỗi đau, cho phép tôi gọi như vậy.

Con người cứ hay mơ tưởng đến những khoảnh khắc tỏa sáng, những khoảnh khắc mình được người khác dõi theo với những cặp mắt tôn sùng và ngưỡng mộ, được tận hưởng những điều kiện vật chất lý tưởng, có một gia đình vợ đẹp, con ngoan, có những mối quan hệ thân thiết. Thế nhưng, họ lại không nghĩ đến quá trình mà những người thành công, giàu có, hạnh phúc phải trải qua để có được những thứ đó.

Để có thể thành công, họ đã phải trải qua không ít lần thất bại ê chề. Để có thể giàu có, họ đã phải chấp nhận những lúc trắng tay hoặc thậm chí là nợ nần chồng chất. Để có những mối quan hệ chân thành, họ phải chấp nhận đối xử với người khác chân thành trước dù họ có thể bị phản bội, bị lừa dối. Để có thể tỏa sáng, họ phải dành biết bao thời gian, mồ hôi công sức luyện tập âm thầm. Và trên hết, họ biết rằng những nỗi đau là không thể tránh khỏi. Nhưng điểm khác biệt là họ chấp nhận những tổn thương đó và vươn lên sống mạnh mẽ hơn.

Nếu phải trải qua những nỗi đau như vậy, sao ta lại cứ phải mơ? Chẳng phải cứ sống bình thường cũng được sao?

Nếu bạn đặt câu hỏi này, đây không phải là một câu hỏi sai. Không có gì là đúng hay sai ở đây cả, tất cả là sự lựa chọn. Phải, bạn có quyền lựa chọn sống không cần ước mơ, hoặc chăng nếu bạn có thì cũng giấu nó đi, giả vờ như mình không có. Nhưng trước khi bạn chọn, tôi chỉ muốn nói với bạn rằng những người tạo ra những điều tuyệt vời nhất thường là những người đã trải qua những nỗi đau tột cùng nhất. Nếu không có bóng đêm thì làm sao thấy được những vì sao, phải không bạn?

Còn nếu như bạn quyết định sẽ mơ, hãy nhớ mơ cho đúng. Ước mơ quan trọng lắm, nhất là với bạn nên cứ lắng nghe tiếng lòng mình thôi, đừng để ý gì đến những thứ khác xung quanh.

 

 

Đỗ Tiến Minh

Em đừng tự làm khổ mình hơn nữa

Photo: Elena Karagyozova

 

Em đừng tự làm khổ mình hơn nữa
Đừng tự so sánh mình với bất kì ai
Qua đêm dài là sẽ đến ngày mai
Em sẽ thấy cuộc đời em tươi sáng…

Em sẽ thấy mặt trời luôn hé rạng
Cho em một ngày mới vui tươi
Em đừng so sánh mình với mọi người
Để nhận ra em hoàn toàn kém cỏi…

Có một điều anh đã luôn muốn nói
Nhưng anh muốn em hãy tự hiểu ra
Khi em so sánh em với người ta
Là khi đó em đã tự hạ thấp
Những giá trị làm nên bản thân em…
Xin em đừng nghĩ mình yếu hèn
Đứng dậy đi em, em sẽ luôn mạnh mẽ
Hãy là chính em giữa dòng đời dâu bể
Và đừng làm mất mình với những đổi thay

Chỉ có duy nhất em trên cõi đời này
Nên xin em, em đừng đánh mất
Cuộc đời này, với bao nhiêu tất bật
Anh vẫn muốn em hãy là chính em

Đời có người sang thì phải có người hèn
Không thể nào cứ như nhau hết được
Chỉ cần em giứ lấy những mơ ước
Cố gắng hết mình thực hiện khát khao…

Và như vậy, xin em hãy tự hào
Với những gì mà em cố gắng
Xin em đừng nghĩ rằng “Mình phải thắng”
Đừng tạo ra cho mình những áp lực nhiều hơn

Đừng tự chuốc lấy những tủi hờn
Để rồi em lại buồn nhiều hơn nữa…
Đơn giản thôi em, đừng suy nghĩ nữa
Hãy đứng lên, bận rộn với cuộc đời

Và ngày mai, em sẽ lại mỉm cười
Như những ngày xưa hồn nhiên bên bè bạn.
Vì trăm năm thì vẫn là hữu hạn
Nên xin em hãy cứ là chính em…
Vì cuộc đời vất vả và bon chen
Nên đừng tìm thêm nỗi buồn, em nhé…!

Một Đời Quét Rác

Ký ức của những ngày đã qua

*Photo: Sundaydrivenet

 

9 giờ tối, bầu trời hôm nay có chút mây và gió nhẹ! Thấp thoáng sau những đám mây là những vì sao đang lấp lánh như muốn chứng minh cho sự tồn tại của mình. Hôm nay là cuối tháng chạp nên trăng cũng mờ thì phải, hay nói đúng hơn là bị những tầng mây che phủ mất. Một mình ngồi ở triền đê trước ngõ trong không gian yên tĩnh đến lạ thường.

Vẫn chỗ ngồi quen thuộc đó, vẫn cảnh vật đó. Có khác chăng giờ đây ngồi đó không còn là một cậu học sinh cấp 3, sống vô tư, mơ mộng ngày nào. Mà thay vào đó là chàng sinh viên năm 4, được nếm trải chút hương vị của cuộc sống và đang ấp ôm trong mình những hoài bão. 4 năm rồi mà cảm giác mọi chuyện cứ như mới xảy ra ngày hôm qua, thật kinh khủng, vẫn không thể tin lắm đây là sự thật. Thầm cảm ơn cái gọi là phép màu và những điều kỳ diệu của cuộc sống. Không có nó có lẽ cũng không có mình ngày hôm nay.

Ngày đó khi vẫn còn đang là một cậu học trò hồn nhiên, vô tư mơ mộng ngày nào bỗng chốc sau một đêm bị biến thành một con người vô hồn, chỉ còn như một cái xác di động không hơn không kém. Sống và làm việc như một bản năng, một thói quen, một chương trình được cài đặt sẵn. Nó như một trò đùa của tạo hoá, giờ có thời gian để nghĩ lại thì mình mới thấy đó là những thử thách của cuộc sống dành riêng cho mình.

Không có nó mình đã chả thể nào mạnh mẽ và sống hiên ngang như bây giờ. Có thể gọi đó là chứng mất trí nhớ ngắn hạn, tức là bạn quên hết mọi thứ. Bạn chỉ biết những gì mà bạn đang mắt thấy và tai nghe mà thôi. Nếu được một lần trải qua những cảm giác như thế trong đời, mình tin bạn sẽ hiểu cảm giác của mình lúc đó như thế nào? Chết lúc ấy có khi còn sướng hơn là sống vật và vật vờ như thế!

*Photo: Sundaydrivenet
*Photo: Sundaydrivenet

Hàng ngày vẫn phải đến trường học và phải cười với đám bạn. Nụ cười nhạt nhẽo và vô hồn, không ký ức, không quá khứ, không tương lai, dường như mọi thứ bị xoá sạch sẽ chỉ sau một giấc ngủ. Hàng ngày, phải lơ đãng nhìn vào không gian để định nghĩa lại từng sự vật đang hiển hiện và đập vào ngay trước mắt. Một câu hỏi không lời giải đáp: “Tôi là ai?” Cứ ám ảnh mình .Và rồi con 0 kiểm tra miệng môn Hóa đến như một điều tất yếu. Một đòn giáng mạnh trong sự ngỡ ngàng của đám bạn và cô giáo, còn với riêng mình lúc đó là sự xấu hổ và tủi nhục.

Giá mà có cái mo để che vào mặt lúc đó thì tốt. Liền những ngày sau đó là cảm giác sợ hãi, buồn rầu, thất vọng, chán nản xâm chiếm trong tâm hồn. Đứng trước bao kỳ thi trước mặt vấn đáp, thi thử đại học, cuối kỳ, tốt nghiệp rồi đại học. Những cánh cửa đang đóng chặt trước mặt. Đứng trước bước ngoặt của cuộc đời, nếu trượt đại học thì cuộc đời sẽ trôi dạt về đâu. Khi mà phải sống trong xã hội vẫn nặng về bằng cấp, mặc dù biết nó có thể mua được bằng tiền và không cần kiến thức.

Lại ép mình ngồi vào bàn học, nhưng dường như mọi cố gắng đều trở nên vô vọng. Chữ A vào trước thì chữ B lại đi ra. Chán nản và tuyệt vọng, đầu thì tê buốt. Mình lại tìm ra bờ đê ngồi, vứt bỏ tất cả ở lại đằng sau. Để cho những cơn gió thổi mình đến bất cứ đâu nó muốn, chưa bao giờ cái cảm giác được hoà mình vào thiên nhiên lại tuyệt vời đến vậy.

Và như được tiếp thêm một nguồn năng lượng mới, mình bắt đầu khát khao trở lại. Chợt nhớ rằng ai đã từng nói: “Hy vọng lớn nhất nảy sinh trong những cảnh ngộ bi thảm nhất.” Tự động viên mình cố gắng lên, không được bỏ cuộc. Dù mây mù cuồng phong có bao vây xung quanh, dù sóng biển có dữ dội như thế nào đi nữa thì cũng không thể đánh gục được một con người với khát khao được sống.

Đến lớp cố gắng nhớ bài giảng của cô, về nhà đi chơi linh tinh cho khuây khoả. May mắn là đã vượt qua tất cả các kỳ thi mặc dù đã xác định đi thi với tất cả những gì mình có, không thèm ôn vì ôn cũng thế thôi. Rồi kết quả cũng không phụ lòng người,k hông hề tệ chút nào. Và ngày hạnh phúc nhất chính là ngày ký ức được phục hồi từng ngày và hoàn thiện trước ngày thi đại học. Không thể tả được cảm giác lúc đó, muốn chạy nhanh trên cánh đồng và hét thật to. Mình đã làm được, yeah!

 

 

Kungfu Panda 92

Chuyện mùng 8 tháng 3 đợi qua ngày mới kể (đính kèm thư gởi cánh mày râu nhân ngày phụ nữ)

*Photo: Monia Merlo

Ngày 7 tháng 3 là ngày gì? Là ngày trước ngày 8 tháng 3. Mùng 8 tháng 3 là ngày gì? Là ngày sau ngày 7 tháng 3. À không, là ngày Quốc Tế Phụ Nữ. Hiểu nôm na là ngày phụ nữ được ưu tiên hơn so với 364 ngày còn lại trong năm. Hỏi ngu tý chứ có lý do cả đấy!

Tiền mùng 8 tháng 3. Phụ nữ, tâm lý chung là sẽ rất háo hức khi sắp đến NGÀY PHỤ NỮ. Về cơ bản, các chị em sẽ tự mình (hoặc với chồng/người yêu/bạn bè) đi chừng… chục vòng quanh khu mua sắm để có thể chọn cho mình một (vài) bộ cánh trông thật xinh xắn và nữ tính. Sau đó, nếu còn thời gian sẽ tấp vào tiệm nail “ruột” để “trùng tu” lại nhan sắc đang bị xuống cấp – hệ quả của những chuỗi ngày sáng café, trưa đi làm (học), chiều cơm nước, tối thức khuya.

Sau đó, nếu vẫn còn thời gian, sẽ bật máy tính/điện thoại đăng nhập mạng xã hội xem hôm nay có gì mới, mà thực ra là để khoe chiến lợi phẩm vừa tậu được, tiện thể đăng một cái status vu vơ, kiểu như: “Sắp mùng 8 tháng 3 rồi không biết có ai tặng hoa cho mình không nhỉ?” hay “Ôi, cái váy này đẹp quá! Ước gì có ai đó tặng nó cho mình vào dịp 8 tháng 3 này.” Kèm theo cái icon cười mím chi cọp. Không khí rộn ràng đến mức, một số thành viên cao hứng, đăng ngay cái ảnh với những hoa chi chít kèm theo câu chúc mừng ngày quốc tế phụ nữ rồi đánh dấu thành viên tùa lua xì bợp.

Cơ mà, hôm nay đã quốc tế phụ nữ quái gì đâu nhỉ. Vẫn còn là ngày của “phụ nam” đấy. Thực ra, háo hức chẳng có gì là sai trái cả. Ai bảo sai đấm phát im luôn. Cơ mà, lắm khi sự háo hức trở nên thái quá lại chẳng vui. Mùng 8 mới lễ, mà mùng 7 đã chúc: “Mừng ngày quốc tế phụ nữ 8 – 3”. Gần thì gần chứ ba mươi đâu đã là Tết. Người Việt mình (vơ đũa cả nắm :v ) là chuyên gia cầm đèn chạy trước…xe đua ý. Kiểu như, giữa tháng 8 là Trung thu thì lồng đèn, bánh trung thu được bày bán rôm rả ngay từ đầu tháng 6.

Mùng 8 tháng 3, hoa ơi là hoa, đi đâu cũng thấy hoa, hoa hồng, hoa lan, hoa ly, hoa luôn cả mắt. Thực ra thì, mỗi lần đi ngang quầy hoa nào thấy giỏ hoa đẹp đẹp, trộm nghĩ: Phải chi ai đó tặng mình giỏ hoa đó hè. Rồi tự cười một mình. Tối, loay hoay mất cỡ hơn tiếng đồng hồ để quyết định xem mặc bộ đồ mới mua hôm qua hay mặc bộ yêu thích mua hơn một năm trước. Xúng xính váy áo, xịt nước hoa thơm phức, leo lên xe ôm eo chồng (hoặc chờ người yêu đến đón). Ta nói chứ nó hạnh phúc gì đâu.

Thực tế, trên đây là chuyện của các cô, các dì, các chị đã có một nửa đưa đi đón về. Số còn lại, các em mẫu giáo thì không có gì bàn cãi, vấn đề nằm ở chỗ các cô, các dì, các chị vẫn đang “hẹn hò với tự do”. Có nhiều kiểu phản ứng, đại loại là vầy:

  1. 8 tháng 3 hả? Thì cũng bình thường như ngày bình thường thôi. Sao phải xoắn.
  2. Chim sẻ gọi đại bàng, nhận lệnh tập hợp gấp, tại địa điểm ABC, giờ XYZ để ăn mừng ngày của CHÚNG TA vùng lên…nằm trên, bla…bla….
  3. Ôi, cũng được ba mét bẻ đôi, mặt mày rõ xinh hơn hẳn Thị Nở, tính tình hiền hòa, dễ mến mà sao giờ này còn nằm đây ôm lap trong khi người ta đi chơi, tặng quà, nhận quà rần rần thế kia. Sao ông trời lại bất công thế hả ông trời! (Tiếp theo là màn ôm gối cắn rứt dữ dội)

Kiểu kiểu vậy đó. Xoắn thì không xoắn, chứ mà thẳng quá cũng không được. Không có người yêu đưa rước, vẫn còn đám bạn điên khùng sẵn sàng xông vào tận phòng, lôi ra ngoài, tống lên xe, phóng cái vù. Hoa – cùng lắm, cả đám dẫn nhau ra tiệm mỗi đứa mua một bó rồi tặng nhau. Hạnh phúc đến rung rinh ấy chứ. Thật ra, không phải bạn không đủ tốt để được tặng quà mà là vì những người đàn ông xung quanh bạn không đủ tử tế để biết trân trọng một Eva. Đừng buồn! Vì có buồn cũng… không vui hơn được.

Bây giờ thì chắc các anh cũng nắm đôi chút tình hình rồi đấy.

***

Các anh ạ!

Tặng hoa, nói cho hoa mỹ thì là cả một nghệ thuật. Giữa trưa, các anh gọi điện: “Em ơi, chị cùng cơ quan anh bảo hôm nay mùng 8 tháng 3, em có thích hoa không anh mua bó về tặng?” Bảo không là nói dối, mà bảo có thì cũng trái tai. Ngày không lễ, vui vui người ta rinh về cho vợ/người yêu cả đóa, đơn giản là tặng nàng cắm cho đẹp nhà. Ngày lễ, anh có lòng thì ngay cả ra vườn ngắt bông cúc dại cài lên tóc vợ cũng đủ khiến tim nàng loạn nhịp rồi. Hoa nhiều hoa đẹp làm gì trong khi các anh phải “hỏi ý kiến” để xem có nên tặng không. Người ta không bảo như thế là không lãng mạn, mà là kém tinh ý đến vô duyên.

Chuyện quà cáp. Mặc dù phụ nữ rất thích được nhận quà nhưng vốn nó không quá quan trọng như các anh nghĩ. Lễ, anh mua hộp quà về tặng vợ, sau đấy thì dỗ dành vài câu rồi dong thẳng ra quán “làm tí” với anh em, mãi tận khuya mới về, người nồng nặc mùi bia rượu pha lẫn thuốc lá. Thôi thà các anh cứ khô khan đi, dẫn vợ đi ăn cái gì ngon ngon, rồi hai vợ chồng về nhà nằm dài xem phim, lát lát lại cười khúc khích. Thế có phải ngọt ngào hơn không. Quan tâm là quan tâm thế chứ quan tâm thế nào!

Các anh than phụ nữ rõ khó hiểu, không tặng thì bảo sao không tặng, tặng thì bảo tặng làm gì cho tốn tiền. Ơ hay, chưa ai nói với các anh là phụ nữ là để yêu chứ khôn g phải để hiểu à? Anh không tặng, đôi khi, cũng đồng nghĩa với anh vô tâm, anh không để ý, mà phụ nữ thì dễ tủi thân lắm. Anh tặng thì lại bảo tốn kém, là vì các cô ấy lo các anh mất bữa café sáng với bạn bè hay lỡ may đi đường hư xe không đủ tiền sửa. Miệng nói thế thôi chứ ruột thì đang vui như mở hội trong ấy đấy.

Các anh bảo phụ nữ là chúa bày vẽ, lễ cũng như ngày thường thôi, có gì đâu mà cứ phải rộn cả lên. Rồi thì làm đẹp, mặc váy mới, xức nước hoa thơm lừng rồi một hai đòi các anh chở đi vòng vèo hít khói bụi như cái thuở mới yêu. Phụ nữ chúng tôi không thế, thì có mà cái lửa tình yêu nó chết yểu ngay từ khi các anh cưa đổ chúng tôi kìa, đâu cần đợi đến lúc kết hôn.

Các anh nói phụ nữ tham lam, có cái này lại muốn cái khác, bao nhiêu cũng không vừa lòng. Ngày xưa bao vị quân vương vì nương tử mà xây cả tòa lâu đài đồ sộ. Bây giờ các anh đưa đi chơi tý, tặng chút quà, khen vài câu mà to tát à. Chúng tôi không đòi, liệu các anh có tự ý mà làm không?

Nói thì nói thế thôi, chuyện lễ lộc, quà cáp này nọ, chỉ là cái lông trên mình con công. Cái mà phụ nữ chúng tôi muốn là thỉnh thoảng nhắc để các anh nhớ rằng phụ nữ vốn là phái yếu, phái đẹp. Mà đã yếu thì phải được bảo vệ, đã đẹp là cần được nâng niu. Phụ nữ chúng tôi, cả đời làm vợ các anh, rồi làm mẹ của con các anh, sau lại làm bà của cháu các anh. Cả đời, cũng chỉ sống vì bao nhiêu đó người, bao nhiêu đó thứ. Các anh không yêu thương, trân trọng thì còn ai vào đây để mà nâng niu chúng tôi, yêu chiều chúng tôi.

Vậy đó, chuyện mùng 8 tháng 3 đợi qua ngày mới kể, kèm theo một vài lời nhắn gửi đến các anh – các đấng mày râu lưng dài, vai rộng, lòng độ lượng. Cũng là để các anh hiểu hơn một chút về “loài sinh vật rắc rối nhất hành tinh” này. Các anh than một quyển sách chỉ cách để hiểu những điều phụ nữ muốn nó dày bằng cả tám chục quyển sách làm giàu chồng lại. Chứ những “cuốn từ điển sống” ngày ngày lượn lờ ngay trước mắt các anh đây để làm cái gì. Là do các anh không biết tận dụng đồ sẵn có đấy thôi 😀

Chào thân ái và quyết thắng!

Ký tên: Đại diện của ½ dân số thế giới

 

Xù Híp Mí

Mơ về ngày thơ

Photo: Vincenzo Pisani

 

Con chợt mơ…

Mơ những ngày thơ bé,

Mơ tiếng ầu ơ trong gió thoảng ban chiều,

Mơ đòn roi chan chứa nỗi thương yêu,

Con mơ hoài,

Mơ hoài …

Ngày thơ bé.

Và con nhớ bữa cơm chiều ấm áp,

Nhớ đàn em tranh quà bánh cãi nhau

Nhớ đêm đêm trong những tiếng ru sầu,

Câu chuyện cổ bà nuôi từng giấc mộng.

Sao thương quá,

Bàn tay mẹ rám nắng,

Dáng hao gầy mẹ ôm ấp tình thương

Con thương cha trong dáng đứng phong sương

Ngày qua ngày,

Chắt chiu nuôi đàn con khôn lớn

Giọt mồ hôi cha hóa suối mát tâm hồn

Cho con hôm nay,

Và cho cả mai sau…

Nile Tuli

Để những người đàn ông yêu bạn hơn

*Photo: Brett Heidebrecht

 

Bạn độc thân hay đã có gia đình? Xung quanh bạn có nhiều người là nam giới, và bạn muốn dành được thiện cảm của họ? Bạn đang yêu một chàng trai và không biết làm thế nào để người đó cũng yêu bạn?

Những cô gái của tôi, bài viết này là dành cho các bạn, như một sự chia sẻ và một lời động viên, như một món quà cho ngày 8/3 – ngày của phái đẹp chúng mình. Và bởi vì: “Người phụ nữ trung thành nhất chỉ muốn sống với một người đàn ông nhưng họ vẫn muốn có nhiều người đàn ông khác chết vì họ.”…

Một nửa thế giới là phụ nữ, và tất nhiên, nửa còn lại là đàn ông. Họ là ai? Là cha, là anh, là chồng, là bạn, là sếp, là đồng nghiệp… là những người có quan hệ hoặc không có quan hệ với chúng ta. Chúng ta gọi họ là đàn ông, là phái mạnh. Họ yêu ai? Họ yêu phụ nữ chúng ta. Nhưng không phải người phụ nữ nào cũng biết cách để làm cho những người đàn ông xung quanh để ý và yêu quý mình. Được người khác yêu quý, cuộc sống của bạn sẽ thú vị hơn rất nhiều. Phụ nữ muôn đời níu kéo tuổi trẻ, làm mọi cách để trở nên quyến rũ hơn, chẳng phải vì mong muốn được “nửa kia” chú ý và yêu thương hơn sao?

Tôi không phải là người phụ nữ quá từng trải trong tình trường, không phải là người rất tài giỏi, xinh đẹp hay thông minh, tôi cũng không được nhiều chàng trai tán tỉnh ve vãn. Đừng cười tôi vì một đứa chẳng có kinh nghiệm gì cũng ngồi đây khoác lác, cái chính là tôi đã “cải cách bản thân” để có những thay đổi tích cực trong cuộc sống của mình. Bạn thì sao? Có muốn cải cách lại bản thân để thu hút hơn trong mắt nam giới?

Thay đổi ngoại hình, chăm chỉ tút tát lại bản thân

Không phải ngẫu nhiên khi có câu: “Đàn ông yêu bằng mắt” Tất nhiên thì “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, tuy nhiên ngày nay, đàn ông chỉ xem trọng vấn đề “tốt gỗ” sau khi xem qua “nước sơn”. Nghĩa là ngoại hình đóng vai trò khá quan trọng. Tất nhiên, mỗi người chúng ta sinh ra chẳng ai giống ai, mỗi người sinh ra đã có khuôn mặt như vậy, hình dáng như vậy rồi. Mặc dù vậy, mọi thứ đều có thể thay đổi nếu bạn tha thiết mong muốn mình trở nên xinh đẹp và cuốn hút hơn.

Hãy luôn tắm rửa sạch sẽ, tạo cho mình một mùi hương thơm riêng mà mình thích: Có thể là từ mùi sữa tắm hoặc nước hoa. Tập thể dục để vóc dáng được gọn gàng, đừng bao giờ yêu chiều bản thân quá mức đến nỗi nó trở nên mất cân đối. “Ăn phù hợp với sở thích của mình, còn mặc phù hợp với ánh mắt của người khác.” – Hãy luôn hiểu những điểm lợi thế của hình thể để mặc cho phù hợp với bản thân mình, phù hợp với hoàn cảnh và sở thích của người đối diện.

Ngoài ra thì, biết cách trang điểm một chút để luôn trở nên tự nhiên và tươi tắn nhất. Đừng trang điểm quá đậm, vì đàn ông thích những cô nàng trông tự nhiên, vui vẻ và dễ gần hơn… Thỉnh thoảng, hãy thay đổi lại kiểu tóc hoặc phong cách thời trang của bạn một chút, có thể sẽ có kết quả bất ngờ hơn đấy!

Hãy là một cô gái thân thiện, tự tin và luôn mỉm cười

Nam giới, có thể có những người bị thu hút bởi những cô gái lạnh lùng, kiêu kì, nhưng họ không có nhiều kiên nhẫn để theo đuổi mệt mỏi những cô gái như vậy. Tình yêu bắt đầu từ tình bạn luôn là thứ tình cảm gần gũi nhất, thế nên, hãy tỏ ra thân thiện với những người đàn ông xung quanh bạn. Hãy học cách đi khoan thai, đứng thẳng lưng, nhìn vào mắt người đối diện và mỉm cười. Bạn có tin rằng nếu bạn đi trên đường phố với vóc dáng tự tin, gặp bất kì người đàn ông nào bạn không quen biết và đều nhìn họ, mỉm cười với họ thì đa số họ sẽ mỉm cười với bạn không? Sự tự tin và thân thiện còn tạo ra nhiều lợi thế hơn cả so với xinh đẹp đấy. Đó là lý do mà khá nhiều cô gái trông rất bình thường cũng có nhiều chàng trai theo đuổi.

Hãy là một cô gái hài hước, biết nói chuyện và lắng nghe

Đây có thể coi là nghệ thuật, bởi vì không chàng trai nào muốn nói với một cô gái với bộ mặt lạnh lùng, tẻ nhạt hoặc nói quá nhiều cả. Biết cách điều tiết, tế nhị, nhẹ nhàng, hiểu sở thích của người đối diện và bắt được nhịp trong câu chuyện sẽ khiến mỗi cuộc nói chuyện trở nên thú vị. Đôi khi, đứng trước những chàng trai nhút nhát, những cô gái còn phải có bản lĩnh để dẫn dắt câu chuyện, khơi gợi được chủ đề yêu thích của phái mạnh nữa. Hãy đọc nhiều sách báo, tìm hiểu và cập nhật thông tin nhiều hơn, luôn giữ thái độ đúng mực và thân thiện, bạn sẽ luôn có được thiện cảm với những người xung quanh, nhất là những chàng trai.

Ngoài ra, nghệ thuật lắng nghe cũng quan trọng không kém, và hãy nhớ rằng, đừng chen lời hoặc át lời người đối diện, khi họ đang chia sẻ, hoặc cũng đừng nói những câu như :” Anh đã nói về vấn đề này hàng tỉ lần rồi” hoặc tỏ thái độ không muốn nghe. Hãy lắng nghe họ một cách chân thành nhất, như khi họ lắng nghe bạn. Bởi vì không giống như phụ nữ chúng ta, khi đàn ông nói nhiều hoặc muốn chia sẻ, nghĩa là họ thực sự thích thú và rất muốn bạn lắng nghe họ.

Hãy là một cô gái có chính kiến

Phụ nữ ngoan cũng tốt, nhưng không có nghĩa là người phụ nữ không có chính kiến. Hãy biết cách chấp nhận và đưa ra lời đề nghị, nếu bạn muốn thế, hoặc không muốn thế. Hãy luôn rõ ràng với quan điểm của bản thân, đừng đi lòng vòng hoặc bắt đàn ông phải đoán, vì không phải chàng trai nào cũng đoán ra được. Những chàng trai luôn thích những cô gái tự tin, có chính kiến, có quan điểm của bản thân, hơn là những cô nàng chỉ biết nghe lời.

Hãy là một cô gái biết yêu quý bản thân mình!

Đây là một điều rất quan trọng, bởi vì chỉ khi bạn biết cách yêu chính mình, bạn mới biết cách để người khác yêu bạn và bạn yêu người khác. Hãy luôn để ý chăm sóc bản thân thật tốt, trau dồi vốn kiến thức, chăm chỉ và sống lạc quan, vui vẻ, mọi điều tốt đẹp sẽ đến với bạn. Những chàng trai sẽ luôn khao khát có được cô gái thú vị và đáng yêu như bạn trong đời!

Một nửa thế giới của chúng ta là nam giới, dù tính cách, ngoại hình và sở thích của họ không giống nhau, nhưng bạn nhất định sẽ là một cô gái dễ thương trong mắt họ, nếu bạn biết cách. Để trở nên đáng yêu, dễ thương và thu hút hơn, là một nghệ thuật, không phải là bẩm sinh mà có. Hãy luôn cố gắng, bởi vì bạn không thể biết rằng, khi bạn trở nên dễ thương, thì những chàng trai quanh bạn cũng dễ thương đến thế nào đâu, cuộc sống của bạn cũng sẽ vì thế mà đáng yêu bội phần.

Kết

Trên đây, chỉ là một vài gợi ý nho nhỏ của tôi. Bởi vì tôi đã từng thất bại, tôi đã từng thay đổi, và cuộc sống của tôi tốt đẹp hơn, nên tôi xin chia sẻ với các bạn như vậy “đời thay đổi, khi chúng ta thay đổi” mà, ngại gì mà không ” cải cách” bản thân nên một chút, nếu nó đem lại nhiều niềm vui và cuộc sống trở nên thú vị hơn.

Bạn biết đấy, không thể khiến người khác yêu bạn, nếu thật lòng họ không muốn thế, nhưng bạn có thể khiến bạn trở nên đáng yêu hơn trong mắt họ. Hãy trở thành cô gái đáng yêu trong mắt của những người xung quanh, bạn không thể biết rằng, đang có ai đó thầm yêu bạn, vì bạn rất đáng yêu đâu! 😉

Những cô gái của tôi! Không chỉ mùng 8/3 mà 365 ngày đều là ngày của bạn. Hãy luôn là cô gái hạnh phúc nhất thế giới, tôi chúc bạn có được điều đó. Nếu cuộc đời vẫn chưa đem đến cho bạn chàng trai của riêng bạn, hãy luôn tỏ ra đáng yêu và tự yêu lấy mình trước đã, nhất là trong những ngày của phụ nữ chúng mình thế này. Còn nếu bạn đã có chàng trai của riêng mình thì xin chúc mừng, hãy để chàng trai của bạn được làm người đàn ông hạnh phúc nhất trên thế giới, khi được yêu thương một cô gái tuyệt vời như bạn.

Những cô gái tuyệt vời, chúc mừng các bạn nhân ngày 8/3 – hãy luôn xinh đẹp, bí ẩn, quyến rũ và tuyệt vời như thế, để những chàng trai không thể không để mắt và yêu quý bạn. Chúc các bạn trở nên đáng yêu hơn, và có một chàng trai bên mình, trong khi những chàng trai xung quanh phải ngưỡng mộ anh ấy!

“Không có một người phụ nữ nào lại không có một người đàn ông vô danh chiêm ngưỡng, tôn thờ mình” – Giracdanh

 Khả Lạc