19.5 C
Da Lat
Thứ Bảy, 26 Tháng 7, 2025

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 254

Đứng trước những thay đổi của cuộc sống? Bạn sẽ làm gì?

*Featured Image: Just for dream

 

“Đường đời vốn không bằng phẳng và cách chúng ta xử lý ở những đoạn ngoằn nghèo, những chỗ quanh co sẽ quyết định đến công của bạn.” Học cách chấp nhận những thay đổi và thay đổi chính mình.

Tôi nhớ đến đoạn thơ:

“Dù đục dù trong, con sông vẫn chảy
Dù cao dù thấp, cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Vẫn phải sống từ những điều rất nhỏ
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó,
Sao ta không tròn ngay tự trong Tâm.
Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm,
Nhưng chồi tự vươn lên tìm ánh sáng.
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng,
Chắc gì ta đã nhận được ra ta.
Ai trên đời cũng có thể tiến xa,
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.
Hạnh phúc giống như bầu trời này vậy,
Có bao giờ dành chỉ cho riêng ta?”

Từ lúc sinh ra cho đến giờ không ai trong chúng ta không trải qua những khó khăn, mất mát, những lúc thăng trầm trong cuộc sống. Có khi trễ học vì xe bị hỏng, hay có lúc bài kiểm tra bị điểm kém, rồi lại thi rớt đại học hay lựa chọn sai chuyên môn và phạm phải sai lầm trong cuộc đời vào thời điểm nào đó… Vâng! Tôi có thể liệt kê rất nhiều, rất nhiều… những khó khăn mà ai cũng đã đi qua.

Và rồi ai đó trong chúng ta lại trách sao đời lại đổi thay, rồi cuộc đời trả lời chúng ta rằng: “Thay đổi là một điều tất yếu.” Nhưng suy cho cùng thì những thách thức này, những đổi thay này có đáng chi đối với chúng ta, có đáng chi với tuổi trẻ. Vậy nên chúng ta hãy học cách thay đổi chính bản thân, học cách giáo dục tự thân cho mình để có một gia tài, một gia tài thực sự của riêng mình.

Hãy bắt đầu từ những điều đơn giản trong cuộc sống, nên nhớ những điều giản đơn rất khó thực hiện, bởi chúng ta hay sao lãng với những điều tưởng chừng như đơn giản này. Những thói quen hàng ngày của bạn sẽ quyết định đến tương lai, hãy đọc những trang web và cuốn sách hay, có lợi cho giáo dục tự thân. Quẳng hết đi những tờ báo lá cải, những trang mà chỉ nhồi nhét những tư tưởng lệch lạc, lối tư duy và suy nghĩ theo số đông, những thứ rác thải hàng ngày mà những người thành công họ đã quẳng đi từ thuở nào thậm chí không đếm xỉa tới. Không cách nào hay hơn bằng cách chính bản thân chúng ta tự tìm tòi, tự học hỏi.

Cuộc đời vốn dĩ không như ta tưởng, đường đời luôn đầy rẫy những thử thách, có lúc tưởng chừng như ta gục ngã trên đoạn đường đi đến ước mơ, đôi lúc ta muốn từ bỏ, quẳng qua một bên. Chỉ muốn một cuộc sống thanh thản, nhưng không! Đây không phải là thời điểm để bạn tìm sự an vui và thanh thản. Chỉ khi nào bạn chấp nhận bước tiếp, bước qua nỗi sợ hãi, lo lắng…

Hãy bỏ qua những tiếng nói từ bên ngoài cũng như nội tâm của bạn: “Mày không thể làm được!” Nhưng từ sâu thẳm trong tâm chúng ta vẫn còn một ngọn lửa của hy vọng, của niềm tin: “Tôi có thể làm được.” Bởi không có gì cản nổi những ý tưởng, những dự định của tuổi trẻ chúng ta, cho dù đường đời không trơn láng thì bạn hãy là người làm nhẵn chặng đường bạn đi bằng cách vượt qua những thử thách. Đương đầu trước những thay đổi trong cuộc sống và biến cố cuộc đời. Trong bài hát “Nhật Ký Của Mẹ” của Nguyễn Văn Chung có đoạn:

“Ngày mai sau khi con lớn khôn
Đường đời không như con ước mơ
Hãy đứng lên và vững bước trên đường xa”

Trong cuộc sống, các bạn nhớ một điều rằng: Kẻ thù lớn nhất đó là chính mình, người bạn thân nhất chính là bản thân bạn. Còn gia đình bạn bè, người thân họ là chất xúc tác hỗ trợ bạn trên con đường thực hiện ước mơ của chính bạn. Họ sẽ xuất hiện vào thời điểm cần thiết khi bạn cảm thấy gục ngã, chính vì vậy hãy luôn trân trọng những người bên cạnh bạn, hãy đối xử thật tốt với họ cho dù bạn muốn hay không thì họ là những nhân tố để giúp bạn đi đến thành công.

“Đừng ước rằng mọi chuyện sẽ dể dàng hơn; Hãy ước bạn tài giỏi hơn. Đừng ước rằng bạn sẽ có ít rắc rối trong cuộc sống; Hãy ước bạn có nhiều kỹ năng hơn. Đừng ước cuộc sống của bạn có ít thử thách; Hãy ước bạn khôn ngoan hơn.” – Jim Rohn

Bạn hãy nhớ từ “Impossible” chỉ cần chúng ta thêm vào dấu phẩy “Im’ possible” những dấu phẩy của cuộc đời, dấu phẩy của sự khôn ngoan, của niềm tin, của hy vọng, của can đảm và quyết đoán…

Để có được nhiều hơn.. Bạn phải trở thành con người tài giỏi hơn.

 

 

Tuệ Phúc

Yêu một người như trồng một cái cây

*Featured Image: Dylan Pearce

 

Trong phim Nhất Nhân Nhất Hoa (2011), có một câu nói nổi tiếng được rất nhiều người yêu thích lấy làm châm ngôn tình yêu cho mình, đó là:

“Yêu một người giống như yêu một cành hoa, hãy yêu nó dù nó có lụi tàn”

Nhưng với tôi, yêu một người như trồng một cái cây, hãy chăm sóc nó để nó đừng lụi tàn.

Tôi không yêu hoa, mà tôi thấy tội nghiệp chúng. Kiếp hoa ngắn ngủi, lúc đẹp rực rỡ nhất cũng là lúc sắp lụi tàn. Khoảng cách từ niềm vui sướng hạnh phúc cho tới cảm giác mất mát đau buồn ngắn chẳng tày gang. Những bông hoa tôi nhận được trong đời dù tôi cố gắng lưu giữ chúng bằng việc cắm lọ, ép tập hay phơi khô đều héo queo quắt và đen xạm đi sau một thời gian ngắn. Tôi đã chôn cất những bông hoa của mình khi chúng còn tươi đẹp nhất. Chúng đẹp, và chúng có quyền kiêu hãnh về điều đó ngay cả khi chết đi.

Tôi yêu cây. Một cái cây đầy đủ gốc rễ, cành lá, có hoa và kết quả. Chúng có gốc rễ ăn sâu vào lòng đất để nuôi mình, bám víu khi gió bão, cành lá làm bóng râm reo vui, hoa làm đẹp và quả dâng vị ngọt cho đời. Chúng rồi cũng sẽ chết thôi, nhưng khi sống chúng đã cho một suối nguồn những niềm vui, và cái chết đến từ từ được báo trước sẽ không làm người ta đau đớn nhiều mà chấp nhận nó như một lẽ dĩ nhiên của cuộc sống.

Có một người đã nói với tôi rằng: “Yêu một người cũng như trồng một cái cây. Chúng ta trao nhau yêu thương như giao cho người kia một hạt giống của mình, để người kia chăm sóc, nuôi dưỡng nó.” Đó là hạt giống gì, tôi không biết. Nó sẽ mọc thành cây gì, dây leo hay cổ thụ, nhỏ bé hay to lớn, hoa màu tím hay màu trắng, quả ngọt hay chua, tôi không biết. Nhưng tôi biết một điều, khi bạn đã dành thời gian và công sức cho một điều gì đó, bạn sẽ không dễ dàng gì ghét bỏ nó.

Bao lâu nay tôi nghĩ tôi yêu một người, nhưng hóa ra không phải. Tôi thích vài cành lá của cái cây này, tôi chơi đùa với nó. Một lúc khác tôi lại thích vài bông hoa thơm quả lạ của cái cây khác, tôi hái nó. Cành lá, hoa quả rời khỏi cây, không được nuôi dưỡng từ gốc rễ nhanh chóng héo tàn. Tôi không gắn bó với chúng, nên cảm giác mất mát cũng chỉ thoáng qua thôi. Tôi nghĩ mình thật lí trí khi không đặt quá nhiều tình cảm vào bất cứ thứ gì, nên có đau cũng chẳng đau nhiều, có buồn cũng chẳng buồn lâu.

*Photo: Dylan Pearce
*Photo: Dylan Pearce

Tôi cứ trôi lửng lơ như thế, vẫn cười, vẫn nghĩ mình thật khôn ngoan

Nhưng khi tôi muốn dừng chân, không có bóng cây nào cho tôi nghỉ mệt

Cành lá thì nhiều, nhưng ở quá xa nhau, làm sao che chở?

Đó là lúc tôi thấy mình phải trồng một cái cây 🙂

Tôi không thích được tặng hoa.

Tôi muốn được tặng một hạt giống.

Hạt giống đó tôi không biết nó tốt hay xấu.

Tôi cũng chưa hẳn là một mảnh đất màu mỡ.

Nhưng tôi sẽ trân trọng và nâng niu mầm sống yếu ớt ấy, chăm bón, nuôi dưỡng nó bằng tất cả những gì tôi có, và thêm những điều tôi chưa có, cải tạo đất từ từ, che gió, hứng nắng để cây có thể lớn lên bình an và mạnh khỏe.

Cho dù lá bị héo, tưới nước rồi sẽ tươi.

Cây cớm nắng yếu ớt, ra dưới ánh nắng mặt trời, rồi sẽ ổn.

Thiết chất dinh dưỡng à, đã có phân bón đây.

Sâu bọ ư? Ta sẽ xử ngươi từ khi còn trong trứng. Nếu xui xẻo làm sao mi gặm mất một vài mẩu lá, cây của ta đã có sức để kháng tốt rồi.

Gió bão à? Đừng sợ, gốc rễ chắc lắm, và ta có chằng chống giúp cây mà.

Lâm tặc cắt ngang thân? Chỉ cần không đào gốc lên thì mầm xanh sẽ mọc lại (nhưng chỉ cần vác cái cưa hay rìu đến gần cái cây của ta, ta sẽ bắt ngươi lùi xa 3km).

Còn những hiểm họa nào khác nữa không nhỉ?

Thôi đến đó rồi tính.

Đó là cái cây của tôi.

Tôi yêu nó.

Trà Giang

26.02.2014, sinh nhật 21 tuổi

 

Người Việt tôi yêu, và khi đã yêu rồi, tôi yêu cả những điều chưa hoàn hảo

*Featured Image: Donass

 

Thời gian gần đây, một bức tậm thư bàn về văn hóa Việt Nam của một du học sinh người Nhật nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận. Nội dung bức tâm thư nói về những điểm mà người bạn này nhìn thấy những điểm chưa đẹp trong cuộc sống của người Việt. Xa hơn nữa, trước đó cụm từ “người Việt xấu xí” đã xuất hiện rất nhiều qua những thông tin như: Những quán ăn ở các nước bạn xuất hiện những tấm bảng cảnh báo thói quen ăn uống chưa lịch sự của người Việt, một số cá nhân đăng những comment không phù hợp lên facebook người nổi tiếng hay những hành động hôi của người bị nạn, tranh giành hoa, quà tặng tại các sự kiện…

Cảm xúc đầu tiên của tôi khi đọc những tiêu đề bài báo này là sự xấu hổ: “Tại sao người Việt chúng ta bị bạn bè thế giới dành cho những thông điệp chưa đẹp như vậy?” Tiếp theo sự xấu hổ là sự tò mò muốn biết chuyện gì đã xảy ra. Vì vậy, tôi cố đọc hết những bài báo đó để hiểu chuyện gì đang xảy ra với những người Việt tôi yêu. Tuy nhiên, sự xấu hổ, tò mò muốn thay đổi chỉ xuất hiện trong thời gian rất ngắn.

Suy nghĩ trong một thời gian dài sau đó là: “Oh, điều này xảy ra thường xuyên như vậy cũng bình thường. Vì ai cũng vậy mà.” Giật mình suy nghĩ, điều này quả thật rất nguy hiểm khi tôi nghĩ rằng mục đích ban đầu của những lời cảnh báo trên là để xã hội có ý thức hơn trong các hành động của mình. Trong khi đó, bây giờ tôi lại thấy rằng những điều này đã trở nên rất đỗi bình thường.

Đã bao giờ bạn trải qua những cảm xúc tương tự?

Tôi vẫn còn nhớ đến giai đoạn năm 2009, khi cúm gà H5N1 bắt đầu bùng phát một cách mạnh mẽ. Trong giai đoạn đầu, mọi người đều rất kiêng dè trước thông tin diễn biến của dịch bệnh khi những người bệnh đầu tiên đều được cập nhật liên tục trên báo. Người người trong tòa nhà tôi làm việc đều đeo khẩu trang khi làm việc với nguy cơ cả tòa nhà có thể bị cách ly. Khi thông tin người thứ hai mắc bệnh, sự sợ hãi được gia tăng theo cấp số nhân.

Tương tự với người thứ ba, thứ tư. Tuy nhiên, khi được biết đến có vài chục người cũng mắc H5N1 thì dường như sự sợ hãi đã bắt đầu đi xuống. Khi cơn dịch bùng phát đến hơn 100 người thì cả công ty tôi đều không đeo khẩu trang nữa. Sự nghịch lý xảy ra ở đó. Với những thông tin xấu mang tính cảnh báo khi tần suất xuất hiện quá nhiều, mọi người sẽ có cảm giác quen thuộc và không còn quan tâm nữa.. Điều này cũng tương tự trong trường hợp cảnh báo “người Việt xấu xí” trên. Về lâu dài, điều này không những đánh thức sự tốt đẹp của người Việt mà còn khiến chúng ta trở nên dửng dưng với cái xấu.

Như vậy, mục đích cơ bản nhất của các thông điệp khơi gợi điều tốt đã không được truyền tải một cách hiệu quả. Vì thế, để phục vụ đúng mục đích phát triển các giá trị cho xã hội, chúng ta cần một cách làm khác. Trong tuần vừa qua, có ba câu chuyện xảy ra đã giúp tôi hiểu rõ hơn về hiện tượng này.

Chuyện thứ nhất: Trong tuần trước, trong một buổi họp với khách hàng ở Đồng Nai, tôi có cơ hội được đi xe qua rất nhiều cây cầu trên đường đi. Nếu như bạn đã từng đi qua nhiều cây cầu, bạn sẽ phát hiện thấy có một điều chưa hợp lí là dưới chân cầu lại xuất hiện các ngã tư. Điều này rất nguy hiểm khi các dòng xe phải dừng lại và tạo nên một áp lực rất lớn lên cây cầu. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tải trọng này quá lớn so với sức chịu đựng của cây cầu? Hay những nguy cơ tai nạn khi các chiếc xe phải dừng thắng trên địa hình dốc?

Ngay lập tức, tôi liền nghĩ ngay đến việc quy hoạch đường xá của Việt Nam thật sự không hiệu quả. Tại sao lại cho phép giao lộ xuất hiện ngay dưới chân cầu như vậy chứ? Tuy nhiên, một người thầy, một người anh đi cùng trên chuyến xe đó đã kể một câu chuyện khiến tôi suy nghĩ rất nhiều và từ đó, bài viết này được hình thành.

– “Em biết ngày xưa khi đi khai hoang các khu vực mới, những người dân đầu tiên đến đây như thế nào?”

– “Với mật độ sông ngòi như thế này, em nghĩ rằng họ sẽ đi thuyền tới đây.”

– “Chính xác. Với việc làng xã được xây dựng gần các con sông để tận dụng nguồn nước tại đây thì em nghĩ rằng những con đường đầu tiên sẽ hình thành như thế nào?”

– “Em không rõ lắm, nhưng chắc là nó sẽ chạy dọc theo con sông…”

– “Đúng vậy. Những con đường chạy theo sông chính là những con đường xuất hiện đầu tiên. Sau đó, khi nhu cầu đi lại phát triển người ta mới quyết định xây các cây cầu. Chính vì vậy, việc xuất hiện các giao lộ ngay dưới chân cầu là điều bình thường nếu như chúng ta xét đến lịch sử hình thành của nó.”

Tôi hoàn toàn shock trước thông tin này. Trước đây, tôi cứ nghĩ rằng các giao lộ dưới chân cầu do sự quy hoạch chưa phù hợp. Đến hôm nay, tôi mới biết nguyên do thật sự của nó. Một khi biết được điều này, tôi cảm thấy xấu hổ vì sự hiểu biết quá hạn hẹp của mình khi phê phán một vấn đề. Anh nói thêm:

– “Bất kỳ điều gì cũng có nguyên nhân của nó. Trước khi phán xét một vấn đề, em cần biết được tại sao sự kiện đó lại xảy ra như vậy. Một khi biết được rồi, em sẽ không phê phán nữa và hiểu biết hơn.”

Tôi đã không biết điều này.

Chuyện thứ hai: Đám tang của bác tôi diễn ra vào cuối tuần. Trước đây, khi nhìn thấy các xe đưa tang trên đường. tôi cảm thấy không thoải mái lắm khi trên đường xuất hiện rất nhiều giấy tiền vàng bạc. Ban đầu do không hiểu nên tôi thắc mắc tại sao mọi người lại duy trì hủ tục này khi lại gây mất vệ sinh cho môi trường. Tuy nhiên, lần này với vai trò là thành viên của gia đình có tang, tôi được hiểu rõ hơn về ý nghĩa của hành động này. Đó là thông điệp dẫu chúng ta có nhiều tài sản như thế nào thì khi mất đi, chúng ta cũng không thể mang theo mình được. Hành động này mang ý nghĩa đẹp vô cùng khi là lời nhắc nhở đến những người còn sống về giá trị thật sự của cuộc đời. Giá trị đó không nằm ở tài sản.

Tôi đã không biết điều này.

Chuyện thứ ba: Trong buổi học với các ứng viên chuyên gia huấn luyện của Dale Carnegie Việt Nam. Trước đây, khi tham dự những chương trình đào tạo của Dale Carnegie tôi chỉ đơn thuần đứng với vai trò là người học viên và thích thú với những chia sẻ của chuyên gia huấn luyện. Quan sát những hoạt động, những lời nói, những thông điệp các anh chị chia sẻ, tôi nghĩ rằng đây là điều bình thường vì đây là những chuyên gia huấn luyện. Tuy nhiên, khi tham dự buổi đào tạo cho các ứng viên, điều bình thường này đã không còn bình thường nữa.

Đã bao giờ bạn xem hậu trường của một bộ phim? Nếu như trong khi xem phim bạn chỉ thoải mái với những gì bộ phim diễn ra thì khi xem hậu trường, bạn sẽ cảm nhận được tất cả những yếu tố hoàn thành nên bộ phim đó. Từ cảnh quay, trang phục, ánh sáng, đạo cụ, người hỗ trợ… đến sự công phu của một cảnh quay khi phải được thực hiện đi thực hiện lại nhiều lần. Để một cảnh quay xuất hiện trên màn ảnh, nó phải được chuẩn bị đến từng chi tiết nhỏ.

Điều tương tự với một buổi đào tạo của các anh chị. Khi đứng trước học viên với vai trò chuyên gia đào tạo, đó là sự chuẩn bị đầy công phu cũng như rất  áp lực khác nhau. Nhìn thấy được những cảnh đằng sau hậu trường, bạn sẽ biết được việc quay một bộ phim khó đến mức nào. Cũng như nhìn thấy được quá trình học, bạn sẽ thấy được sự phi thường như thế nào của người Chuyên Gia Huấn Luyện. Ấy vậy mà, trước đây tôi chỉ nghĩ rằng đó là điều bình thường của các anh chị.

Tôi đã không biết điều này.

Khi đọc những nhận xét của người bạn du học sinh Nhật viết về những văn hóa chưa đẹp của người Việt Nam, tôi phải cảm ơn bạn vì sự yêu mến, quan tâm của bạn dành cho đất nước Việt Nam, cũng như sự quan sát sâu sắc với những sự kiện bạn đã chứng kiến. Tôi không viết bài này để biện minh cho những điều chưa hay đó. Thật sự, trong thâm tâm, tôi vẫn tin rằng người Việt Nam có nhiều nét đẹp hơn thế. Chỉ đơn giản rằng, tôi hiểu, phê phán không phải là cách hữu hiệu nhất để một con người trở nên tốt đẹp hơn.

Nếu như bạn biết được rằng, từ ngày xưa, người dân Việt có một nét văn hóa sinh hoạt rất đẹp, rất gắn bó nghĩa tình làng xóm kết nối mọi người đó chính là tụ tập xung quanh mái đình làng. Ở nơi đó, biết bao sự kiện văn hóa, thông tin, những điếu văn yêu nước, những lời rao tuyển binh sĩ chống giặc ngoại xâm, những buổi ca hát dưới đêm trăng rằm hay ngày được mùa, bạn sẽ hiểu được tại sao người Việt lại hay tụ tập chung quanh một điểm mà chưa có thói quen xếp hàng.

Nếu như bạn biết được rằng đặc thù sinh hoạt của người Việt với tính làng xã tự trị rất cao, khi mà chất keo gắn bó này giúp người dân chống lại được thiên tai, bão lũ, giặc đói, giặc rét, giặc ngoại xâm, chắc bạn sẽ hiểu tại sao tính cộng đồng của người Việt lại được đề cao hơn cá nhân. Nếu như bạn hiểu hơn về sự hình thành của văn hóa Việt và cũng yêu người Việt như chính tôi yêu người dân nước mình, bạn sẽ hiểu rằng những hành động bạn phê phán có nguyên do của nó. Tôi không nói rằng, đây là những hành động tốt và không cần thay đổi. Tôi chỉ muốn nói rằng, việc gì cũng có nguyên nhân của nó. Và một khi bạn đã yêu người Việt như tôi rồi, bạn sẽ thấy điều này thật thi vị.

Tôi tin rằng, với tình yêu con người Việt Nam, bạn và tôi sẽ có cách của riêng mình, phù hợp với bối cảnh để xã hội chúng ta ngày một văn minh hơn, giàu tình người hơn trong một thế giới đầy phát triển. Vì tôi tin rằng, không một dân tộc nào là hoàn hảo cả. Tình yêu của tôi dành trọn người dân nước tôi, cả những điều bạn thấy chưa hay, chưa phù hợp.

Người Việt tôi yêu, và khi đã yêu rồi, tôi yêu cả những điều chưa hoàn hảo.

 

 

Đặng Quốc Bảo

Khủng hoảng ngầm

Photo: Magnus Hagdorn

 

Việt Nam ta, đất nước bốn nghìn năm lịch sử…
Việt Nam ta chiến thắng 3 lần giặc Mông – Nguyên và đánh tan mọi kẻ thù dám xâm phạm lên lãnh thổ đất nước.
Việt Nam ta với biết bao nhiêu trang sử hào hùng, bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu điều đáng tự hào, bao nhiêu truyền thống đẹp đẽ, nhưng giờ còn lại được bao nhiêu ở thực tại?

Vừa qua có một bài viết gây sốt trên mạng về một người Nhật nói về nước Việt Nam với bao bất cập. Chúng ta không cảm thấy gì sao, hay chúng ta bị “vô cảm hóa” cả rồi, chúng ta lạnh lùng với quê hương đất mẹ nhiều năm liền? Chúng ta là người Việt nhưng chẳng ai dám viết nên hay nói lên một bài như thế, lại để bài của một người ngoại quốc trở nên nổi tiếng. Thiết nghĩ đã đến lúc cả dân tộc hãy nhìn lại toàn bộ cuộc hành trình của nước Việt trong quá khứ ngàn năm, và nhất là trong giai đoạn mở cửa 1986 cho đến ngày hôm nay.

Từ 1986, đất nước mở cửa chính thức bắt đầu từng bước hội nhập với thế giới. Bước ngoặt thúc đẩy phát triển kinh tế hẳn đã tạo nên những tiến bộ và thành tựu nhất định cho đất nước. Đất nước đã có ăn có mặc hơn, đất nước đã đẹp hơn, đất nước đã hòa bình hơn, thế hệ trẻ đi sau được sống sung sướng hơn bậc phụ huynh thời đói nhiều lắm. Hội nhập cho chúng ta cơ hội học hành và tiếp cận với tri thức ngày một dễ dàng, được tiếp xúc với thế giới đơn giản hơn… Chẳng thể phủ nhận những lợi ích thiết thực mà phát triển kinh tế đã mang về cho con người Việt Nam. Trước khi bước sang một ý khác, chúng ta cần phải thừa nhận điều này đã, thừa nhận những công sức mà cha ông – các thế hệ đi trước đã phải bỏ ra bằng máu để có được.

Thừa nhận là một chuyện, nhưng chúng ta đừng nên ngủ quên trên chiến thắng các bạn ạ, bởi vì với cùng thời gian như ta, dân tộc khác đã đi xa hơn rất nhiều. Thủ tướng đầu tiên của Singapore, Lý Quang Diệu năm 1968 có nói một câu: “Không biết bao giờ Singapore mới bằng được Sài Gòn.” Mỗi khi đọc lại câu này tôi lại thấy cảm xúc của mình thay đổi. Sài Gòn – hòn ngọc viễn đông giờ đã qua rồi.

Nếu so về độ ổn định và yên bình của đất nước thì chúng ta may mắn hơn tộc người Do Thái nhiều, vậy mà rốt cuộc Israel – đất nước của tộc Do Thái cũng làm nên những kỳ tích về công nghệ, những điều đó được viết trong cuốn sách Quốc Gia Khởi Nghiệp. Thực tế là chúng ta đã lỡ quá nhiều chuyến tàu, hết Nhật Bản, Singapore, giờ thì chuẩn bị đến Trung Quốc và ta thì vẫn chưa tạo nên được những trang lịch sử để cả thế giới thán phục từ thời chiến tranh cho đến bây giờ. Tôi đang không chỉ nói về kinh tế, mà là toàn bộ những bất cập và khó khăn mà đất nước đang phải đối mặt như: Giáo dục, văn hóa, lối sống, tập quán, cùng nhiều thứ khác nữa.

Chúng ta đang sống trong một thời đại ô nhiễm về môi trường, âm thanh và sự quá tải của thông tin. Đó là lý do khó khăn mà tôi nghĩ là thuộc diện bậc nhất làm cho việc kêu gọi cả quốc gia cùng đồng lòng làm một việc nào đó. Chúng ta đang không thực sự tập trung vào những chủ đề quan trọng, chúng ta bị phân mảnh và rời rạc khỏi những vấn đề mang tầm vĩ mô của cả quốc gia. Hễ mỗi một thông tin quan trọng được đưa lên, nó nhanh chóng bị trôi tuột đi bởi một núi thông tin không quan trọng khác mà tôi gọi là “quá tải”.

Sự quá tải của thông tin, cũng như sự bận rộn của cá nhân hay quốc gia làm cho chúng ta không có thời gian để nhìn nhận và rà soát lại những lỗi hổng hốc, cái lỗ nhỏ ngày qua ngày trở nên to hơn như tầng ozon bị thủng, dần hình thành một vấn đề nghiêm trọng, nhưng nó lại như căn bệnh cao huyết áp ở người già, mệnh danh là: Kẻ giết người thầm lặng. Hẳn là chúng ta không chú tâm, điều này không liên can gì đến việc vấn đề (những bất cập) quanh ta ngày càng phình to lên. Vâng, chúng ta sẽ không quan tâm cho đến khi nó thực sự trở thành một mối đe dọa, đe dọa đến tầng nhu cầu thấp nhất của tháp nhu cầu Maslow: Tầng sinh học và bản năng tự nhiên.

Có lẽ, nói đúng ra, chúng ta đang gặp những khủng hoảng ngầm. Hiện giờ nó chỉ mới tác động ngược lại một ít lên chúng ta, điều này chưa đủ hề gì để làm chúng ta cảm thấy hoảng sợ. Nhưng cứ sống tiếp tục với những bất cập, chúng ta sẽ sớm thất bại không chỉ về mặt kinh tế, mà gặp thất bại trên lĩnh vực con người, nhân văn, chính trị và vô vàn những thứ khác. Tôi đang không nói khoác, thực sự là có rất nhiều người biết rõ điều này hơn tôi, nhưng họ không có thời gian để nói, vậy thì tôi sẽ nói, ai có tai thì nghe thấy. Tôi vẫn tin cả dân tộc mình không phải là tập hợp của những cá nhân bị khiếm khuyết, khiếm thị hay khiếm thính.

Bất cập ở Việt Nam được báo chí phanh phui mỗi ngày từ kinh tế, chính trị, giáo dục đến đời sống gia đình, ứng xử của người với người, công trình đường sá- cầu cống hư hại sập, gãy và bể, cướp bóc với những cụm từ “hiếp”,”giết”, ô nhiễm môi trường nước- không khí, đồ ăn chứa chất độc hại, tỷ lệ ung thư tăng cao…còn nhiều nữa. Vâng! Nhiều quá, có lẽ tôi cũng không cần phải đưa dẫn chứng vào đây nữa. Tôi đang không nói quá, điều này bạn cũng thấy, làm ơn hãy thừa nhận điều đó cùng tôi, tất cả chúng ta đều đang phải đối mặt, nó thực sự là một vấn đề lớn của cả dân tộc.

Chờ đã, tôi muốn kể về tuổi thơ của mình một chút. Ngày tôi vào lớp một, tôi đã được nhìn thấy dòng chữ to ở bức tường nhà trường câu nói bất hủ của Bác Hồ như sau: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.” (*). Câu thứ 2 mà tôi cũng đọc hàng ngày là: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Tôi chỉ muốn nhắc mọi người nhớ đến 2 câu nói đó thôi, không giải thích hay phân tích về ý nghĩa câu nói nữa.

Tại sao tôi lại nhắc đến 2 câu nói trên, bởi vì Châu Chấu – chủ nhân của video “Sự trăn trở của một kẻ lười biếng” trên youtube đã rất đúng khi nói rằng: Mọi bất cập đến từ sự bất lực của giáo dục. Giáo dục đã không làm tròn nhiệm vụ của mình, bởi vì sao thế? Bởi vì lương giáo viên quá thấp tạo nên hàng tá bất cập, mà tại sao lương giáo viên thấp, bởi vì nhiều điều không minh bạch, mà chính những người trên cao muốn lên đến chức đó cũng phải trải qua 12 năm đi học. Đó là một cái vòng tròn tác động tương hỗ lẫn nhau.

Nói thế không có nghĩa là chúng ta đỗ lỗi hoàn toàn lên nhà trường. Giáo dục không phải là nhiệm vụ của riêng nhà trường, nó là trách nhiệm của cả xã hội, của gia đình, của truyền thông truyền hình, của môi trường xung quanh và của bản thân mỗi người. Trong khi Nhật Bản dạy cho học sinh rằng đất nước của họ là một quốc gia nghèo nàn về tài nguyên, nhiều thiên tai, chỉ có tri thức mới có thể thay đổi Nhật Bản thì ở ta được tự do thừa nhận rằng: Nước Nam rừng vàng biển bạc! Hãy phân tích về nó để thấy rõ sự khác biệt.

Để ý một chút, chúng ta sẽ thấy giới trẻ đang phải đối mặt với hàng tỷ thứ khó khăn. Nhưng các em không tự nhận thức được điều đó và người lớn cũng quá bận bịu để nghĩ về việc này. Nhiều phụ huynh bước ra từ thời chiến tranh muốn con em được sống ấm no hạnh phúc mà trở nên nuông chiều quá đà, làm cho giới trẻ quen với nếp sống hưởng thụ, đó là một khó khăn mà các em “thụ động” bị tiếp nhận.

Hệ thống giáo dục cũng dạy cho các em biết rất nhiều thứ về khoa học, về kỹ thuật, về ngoại ngữ nhưng lại không dạy cho các em biết thế nào là “sống có giá trị”, sinh ra để làm gì, thế nào là hạnh phúc, thế nào là niềm vui, làm thế nào để hiểu về bản thân hay yêu thương những người xung quanh… Vâng, các em không được dạy những thứ thiết thực. Điều bây giờ tôi có thể thấy là các em học sinh cấp một cắp cặp nặng vài kí lô “sách” trên vai để đi học, bản thân tôi cầm lên còn thấy sợ.

Bây giờ các em phải học nhiều quá, học mẫu giáo, học anh văn, học tin học, học may vá, học phụ đạo, học ôn thi, học trên trường, học ở nhà, cắm đầu mà học, học đủ các kiểu ngay từ khi còn tiểu học, cái cốt chỉ đề sau này thi đỗ một trường đại học hay kiếm được một công việc ổn định. Có lẽ là quá sức với các em mất rồi, một hệ thống giáo dục quá nhiều lỗi trong quá nhiều năm. Xin đừng để các em chịu thêm nhiều áp lực, đừng đi trên vết xe đỗ của nước Nhật – Quốc gia tự sát nhiều nhất thế giới vì cuộc sống quá căng thẳng.

Giới trẻ Việt còn đang phải trải qua thời kỳ giao thoa giữa việc giằn co, giữ lấy những giá trị quý giá của dân tộc và tiếp nhận những giá trị khác của phương Tây. Nói đúng ra chúng ta đang bị tấn công văn hóa và kinh tế, giới trẻ đang bị ngộ độc bởi xu hướng tiếp nhận văn hóa Tây, cứ nghĩ cái gì của Tây cũng là “ngon”, chữ “sính ngoại” bắt đầu được hình thành từ đó. Để giữa cho “hòa nhập chứ không hòa tan” lại là một điều khó khăn, là thách đố lớn dành cho những trải nghiệm non nớt của giới trẻ.

Giới trẻ hiện nay không được hiểu, không được dạy cho những điều hay vì người lớn chỉ lo phát triển kinh tế. Quá ít các hoạt động xã hội, quá ít các câu lạc bộ, quá ít các hoạt động ngoài trời, quá ít các cuộc trò chuyện giữa cha mẹ và con cái, quá ít các cuộc trò chuyện (thực lòng) giữa giáo viên và học sinh, quá ít sự thấu hiểu, quá ít câu trả lời “tại sao” mà giới trẻ gửi đi. Lâu dần hình thành thói quen chấp nhận – văn hóa của người Việt. Giới trẻ đang bị bào mòn đi tính tò mò, hiếu động, yêu thương, đều là những bản chất sẵn có cả. Bởi vì chúng ta lúc nào cũng oang oang: Trẻ em là tương lai của đất nước.

Theo định luật bảo toàn năng lượng thì, năng lượng không tự sinh cũng không tự diệt, nó chuyển từ dạng này sang dạng khác. Chúng ta nên hiểu là, một khi giới trẻ đã không được đón nhận ở mặt trận này, chúng sẽ dẫn nhau đi chơi ở mặt trận khác, chắc chắn là chúng sẽ không ngồi im đó cho chúng ta sai khiến đâu. Đó là lúc chúng dẫn nhau đi karaoke “bay”, bắt chước đi hút chích, đua xe, tụ tập quậy phá, chơi game thâu đêm ngoài quán, nghĩ ra đủ trò không lành mạnh, lưu manh. Bởi vì sao? Bởi vì những điều đó vui! Vâng, vui lắm! Điều mà nhà trường, gia đình và xã hội không cho chúng, chúng tự mình giải thoát cho nhau. Chúng ta nên thông cảm vì điều đó thay vì bảo là giới trẻ ngày nay không được như xưa, điều đó là không đúng và cũng không công bằng cho các em.

Tại sao tôi nói về trẻ em nhiều vậy? Bởi vì, nghe rõ nhé, CHÚNG TA CŨNG TỪNG LÀ TRẺ EM. Tôi không đang nói đến một phần nhỏ của nhóm có học thức, nhóm đó không nói lên một Việt Nam, tôi đang muốn nói đến đại đa số con người Việt hiện nay, kết quả của giáo dục (vâng, khi nào chúng ta còn sống, chúng ta còn đang được giáo dục), những con người khó tính, dễ nổi giận, bất hạnh.

Vâng! Tôi đang chủ quan khi cho rằng đại đa số người Việt Nam thấy bất hạnh và đau khổ. Cái thông tin “Việt Nam là quốc gia hạnh phúc thứ nhì thế giới” chỉ là thông tin ảo không có giá trị. Nếu bạn có thể hạnh phúc trong một môi trường mà ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, đường sá kẹt xe lên kẹt xe xuống – ổ gà xuất hiện luân phiên, xem các tin tức về cướp, hiếp, giết, sập cầu, thì tôi hơi nghi ngờ về bạn đấy. Nếu bạn thấy “mọi thứ vẫn ổn ở mảnh đất này” thì vâng, bạn quá hạn hẹp và ích kỷ. Bạn đang hưởng thụ ở chỗ ngon lành nhất của đất nước để sung sướng, bao triệu người khác đã phải sống khổ cực khắp nơi.

Sập cầu Cần Thơ, sập cầu Lai Châu, cầu rồng Đà Nẵng lộ xi lanh, Lê Văn Luyện, cháu đâm bà vì không cho tiền chơi game, con đánh mẹ, cướp chặt tay người để giật xe SH, chồng làm rơi vợ chết trên đường không hay biết, chặt người yêu làm 5 mảnh, tai nạn giao thông thảm khốc, chích vắc xin mà không thử phản ứng làm chết trẻ em, vân vân… Đủ thứ chuyện trên đời! Tại sao tôi toàn nói tiêu cực trong bài này ư? Vì tôi đang nói đến những “khủng hoảng ngầm”, một khi khủng hoảng bùng nổ như nước tràn ly, Việt Nam sẽ lầm than chưa từng thấy. Tôi không đang trù đất nước mình, tôi là một phần tử của dân tộc, tôi thiết tha muốn thấy nó trở nên trong lành và bình yên hơn. Dĩ nhiên không cần hỏi thì tôi cũng tin bạn muốn như vậy.

Đừng tìm thêm một lý do nào để bào chữa cho những sai trái của mình nữa. Bạn có thể lý do, nhưng hãy nhớ bạn sẽ chịu trách nhiệm. Tôi không muốn bàn về lý do thuộc kiểu: Biết rồi, nhưng… bởi vì nó vô tận.

Làm sao để cải thiện mọi thứ này? Chỉ có một ý thôi: Tất cả mọi người hãy chung tay lại đi! Làm bất cứ thứ gì từ nhỏ đến lớn: Lượm rác, dừng lại đèn đỏ đúng vạch quy định, không bóp kèn khi đèn đỏ còn 3s, cười nhiều hơn với những người xung quanh, bỏ qua cho nhau khi lỡ va quẹt trên đường, kinh doanh khi đã đủ ăn thì hãy nghĩ cho khách hàng thêm một chút, cha mẹ và con cái trò chuyện với nhau nhiều hơn, bỏ đi những quy tắc cổ hủ, mở mang tư duy, đọc thêm nhiều sách, tham gia nhiều hoạt động xã hội, từ thiện, làm tốt nhiệm vụ của chính mình, hòa đồng với những người xung quanh, chào hỏi nhau nếu có thể, lái xe chậm lại và cẩn thận hơn, giúp đỡ nhau từ việc nhỏ đến việc lớn… Mỗi người làm một việc nhỏ mỗi ngày, chúng ta sẽ có 90 triệu việc hay để lên sóng TV thế chỗ cho những điều tiêu cực, tin tôi đi, nếu làm được, chúng ta sẽ cải thiện Việt Nam theo tốc độ của cấp số nhân chứ không phải là cấp số cộng đâu.

Nó sẽ không khó đâu, nếu bạn làm từ việc nhỏ trước.
Nó sẽ không khó đâu, nếu chúng ta làm nó cùng nhau.
Nó sẽ không khó đâu, nếu chúng ta biết được cách làm.
Nó sẽ không khó đâu, nếu chúng ta chịu cam kết cùng nhau.
Nó sẽ không khó đâu, nếu như bạn có trong mình một niềm tin.

Tôi đang không bốc phét, tôi đang nói sự thật. Tin hay không là việc của các bạn, dù gì thì chúng ta vẫn hít chung một bầu không khí, tắm chung một nguồn nước, nói chung một ngôn ngữ và có giống nhau những đôi mắt màu đen huyền.

————————-

(*): Thư gửi các cháu thiếu nhi nhân ngày khai trường 1946 – Hồ Chí Minh toàn tập

 

-Lục Phong-

Làm giàu không khó hay quá khó?

*Featured Image: Lydia Diaz

 

Hiện nay diễn giả về thể loại làm giàu nhiều như nấm mọc sau mưa, còn diễn thật (như mình) thì hầu như khó kiếm vì nếu chia sẻ thật, chẳng ai dám làm giàu nữa (bạn có thể kiểm chứng nếu học khóa học khởi nghiệp với quán cafe dành cho người không chuyên), còn chia sẻ không thật, lại trở thành diễn giả. Vì việc làm giàu, vốn dĩ không dễ dàng như hình dung bạn tưởng nếu bạn chưa từng kinh doanh thử, dù bạn có làm công việc nào, phục vụ đối tượng khách hàng nào, hoặc kinh doanh bằng bất cứ sản phẩm nào.

Về kiến thức

Việc làm giàu đầu tiên phải cần kiến thức, kiến thức sẽ giúp bạn có nhiều góc nhìn biết cách phân tích mọi chuyện, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, phân khúc khách hàng của mình. Kiến thức bạn có thể tích lũy bằng cách học hành chính quy, đó là lý do vì sao khi cầm được tấm bằng MBA (thạc sỹ kinh doanh) thì bạn đã được nhiều công ty chào đón, dù làm được hay không thì chưa biết. Bạn cũng có thể học hành thông qua các khóa học ngắn hạn bổ sung kiến thức, các khóa học online để hiểu hơn về công việc kinh doanh của mình. Ngoài ra, việc học thông qua sách, thông qua các buổi hội thảo cũng giúp bạn giỏi hơn.

Khi kiến thức (tổng quan) đã vững, bạn có thể hiểu được sơ sơ mình phù hợp với ngành kinh doanh nào, còn nếu chưa biết, hãy chọn cho mình một ngành kinh doanh bất kỳ để bắt đầu, mở lòng đón nhận sự thất bại và mất tiền để khi nó đến (chắc chắn) bạn cũng không đau buồn lắm. Đơn cử như kinh doanh đa cấp, nếu không biết kiến thức về kinh doanh, bạn sẽ thấy khá dễ dàng để làm giàu với nó, còn nếu đã có, bạn sẽ thấy đây là một mô hình đúng có thể làm giàu được đấy, nhưng còn khó hơn gấp nhiều lần nếu kinh doanh truyền thống. (bài viết phân tích cụ thể bạn có thể đọc tại đây)

Nhưng cái gì cũng có hai mặt, bạn sẽ học được từ MLM kinh nghiệm làm sale (vị trí kinh doanh) với các kỹ năng tele sale, thuyết trình, làm sự kiện, tổ chức họp nhóm, team building… Nhắc đến vị trí sale, thì đây là một trong những vị trí khá quan trọng của doanh nghiệp khi đây là tiền tuyến xông pha để đem tiền về giúp bạn làm giàu, nếu kinh doanh yếu, bạn đừng mơ đến việc làm giàu. (trừ khi bạn kinh doanh online, việc đem tiền sẽ ở bộ phận khác)

Với bản thân, khi có kiến thức sau 3 năm lăn lộn vừa qua, tôi xác định là có 4 vị trí còn lại khá quan trọng trong doanh nghiệp: Marketing, kế toán tài chính, nhân sự và chăm sóc khách hàng, bộ phận cốt lõi của từng doanh nghiệp. (sản xuất, lập trình, chế tạo….) Bạn thấy đấy, chỉ mới như thế đã thấy tốn khá nhiều thời gian và công sức để học hỏi và tìm hiểu, nên việc làm giàu (nếu có) trong 5 năm là khả thi, nhưng bạn phải trả giá khá nhiều.

Đam mê và tầm nhìn

Khi đọc các bài viết về những người đã thành công, chúng ta thường nghe nói đến sự đam mê với công việc của họ, và với sự trải nghiệm 3 năm qua, tôi xác nhận điều này cần phải có nếu bạn muốn làm giàu, không thì đừng nên nhảy vào để rồi chỉ rước lấy thất bại. Với đam mê, bản thân bạn sẽ có được động lực để không gục ngã, bước qua các định kiến của gia đình và bản thân để đeo đuổi giấc mơ làm giàu. Đam mê sẽ giúp bạn phát hiện ra các yếu điểm, điểm mạnh của mô hình, sản phẩm kinh doanh mình chọn mà khi làm trong thời gian ngắn, hoặc không có kiến thức chuyên sâu về ngành, bạn chẳng thể nào biết và thấy được.

Như bản thân tôi đã xác định là khi suy thoái, nhu cầu căn bản ” ăn, uống, mặc, ngủ, sướng” sẽ dễ thành, đọc các tin Việt Nam tiêu thụ bia nhiều, thì đã thấy thị trường đại dương xanh. Nhưng trầy trật với dòng khai vị như điều, phộng, thì mới thấy đây là “xanh mặt” khi khá nhiều chiêu, trò, các dòng sản phẩm để đánh vào quán được áp dụng, và giờ, sau 2 năm mới phát hiện yếu điểm của thị trường này để có cách xâm nhập cụ thể. Nếu không có đam mê, tôi đã bỏ cuộc từ lâu khi mà trong thời gian đó cũng đã chủ động về một vài doanh nghiệp khá lớn để đầu quân, lương cao, chế độ hậu, nhẹ hơn khi làm cho mình: Vừa không có vốn, vừa nhiều rủi ro.

Trước đây, khi đọc và áp dụng cuốn sách được xem là kinh điển về làm giàu là Think And Grow Rich – Nghĩ Giàu Và Làm Giàu, tôi cũng áp dụng giống trong sách là xác định tầm nhìn, xác định ước mơ mục tiêu của mình, nhưng rồi cũng không được. Nhưng giờ nhìn lại, thấy rằng được khá nhiều, nhưng nó sẽ không giống như lúc trước mình đã hình dung mà đã có sự điều chỉnh tầm nhìn theo thời gian, theo giai đoạn. Khi bước vào con đường kinh doanh, khởi nghiệp thì mới thấy điều kiện kinh doanh mỗi lúc mỗi khác do điều chỉnh luật, nghị định, tình hình thế giới, tình hình thời tiết thiên tai…. Các điều mà nếu đứng ngoài, làm công ăn lương, thì bạn không thể thấy hoặc cảm nhận được cho dù có đọc báo, xem tin nhiều thế nào đi nữa.

Việc kinh doanh thực tế, sự ảnh hưởng diễn ra khá rõ nên nếu bạn không thay đổi tầm nhìn trong lúc hoạt động, thì chắc chắn sẽ thất bại. Để dễ hình dung, bạn biết rằng bạn sẽ qua nhà người yêu để chơi, tầm nhìn lúc này sẽ là cụ thể số nhà, đường, phường, quận…. nào đó. Nhưng từ nhà bạn qua nhà người yêu, bạn phải chạy trên đường, thì lúc này, đèn xanh, đèn đỏ, kẹt xe, các vấn đề tất tần tật liên quan, sẽ làm bạn phải thay đổi hướng đi cho phù hợp. Nó có thể làm bạn tốn thêm thời gian, làm bạn tốn thêm công sức, nhưng chắc chắn, để đến đích, bạn luôn linh động và thay đổi. Lúc này, nếu chỉ ngồi ở nhà và nhớ đến người yêu, bạn có biết các tình huống cụ thể. Vì thế, bạn muốn giàu chỉ có cách là phải hành động, hoặc đơn giản hơn là đi ngủ và thấy mình giàu.

Sự nỗ lực của bản thân

Với sự nỗ lực của bản thân, bạn sẽ luôn chủ động cập nhật các kiến thức phục vụ cho việc kinh doanh của mình, vượt qua mọi gian khó, chiến thắng mọi cám dỗ của sự an nhàn thấy được trước mắt của việc làm công so với khi làm chủ. Tôi có nhớ, khi đọc trong cuốn Nghĩ Giàu Và Làm Giàu Tại Việt Nam, tác giả đã chia sẻ khá hay, đại ý, với một công việc kinh doanh, luôn có người giàu và người nghèo chứ không phải chỉ làm giàu được ở một ngành nào đó. Đúng quá, bán ve chai, bán nước ngọt, kinh doanh máy vi tính, mở tiệm điện thoại, thành lập doanh nghiệp.. Bạn luôn luôn thấy có người thật sự an nhàn, có người luôn than chẳng bao giờ đủ sống. Nếu cố chấp nói người giàu do trước đó họ đã giàu, thì bạn cũng nên tự mình đi kiểm chứng xung quanh nơi bạn đang sống để thấy rằng câu nói đó thật là phiến diện.

Điều này chỉ có thể khẳng định được bởi sự nỗ lực của bản thân mà thôi, nên nếu đã có quyết tâm làm giàu, có nỗ lực, thì chắc chắn không sớm thì muộn bạn cũng sẽ đến đích. Cụ thể như bản thân tôi, nếu trước năm 2010 chỉ là một anh công nhân ngành điện, có tiền mà chẳng có kiến thức, thì ngày hôm nay, tự hào nói rằng mình biết rất rõ về làm sale, một phần marketing online và cụ thể hơn, đó là sự gia tăng khả năng viết để phục vụ cho mục đích chia sẻ “cho là nhận” mình đã chọn.

Như bạn thấy đấy, làm giàu vốn dĩ không khó mà là quá khó, khó nếu bạn không có các điều tôi đã nhắc ở trên (vì đây là các điều cốt lõi phải có, ngoài ra còn khá nhiều các yếu tố khác phụ thuộc nữa), và không khó khi bạn đã chuẩn bị tinh thần để đón nhận tất cả, sai và sửa để đi đến đích của cuộc chơi dài hạn để có thể về hưu sớm, chủ động làm những điều mình thích và không phụ thuộc vào người khác.

 

 

Thuan Nguyen Chính Chủ

Làm từ thiện

*Featured Image: DMC’s Pictures

 

…Người đàn ông già nghèo khổ không giấu nổi niềm xúc động, ngước nhìn lên ông khách lạ hiền từ, giọng run run:

– “Vạn lần đội ơn ông, số tiền này quả thật nhiều quá, đã bao lâu nay chúng tôi mong ước có được số tiền như thế này để trang trải cuộc sống. Ông thấy đó, tuy trước kia tôi có được đi học hành đàng hoàng, nhưng bây giờ chẳng có việc làm cẩn thận, vợ tôi đau ốm liên miên, tôi đi làm cả ngày mà chẳng đủ ăn, bọn nhóc lại phải nghỉ học hết. Số tiền này ông cho chúng tôi thật ư? Mà ông là ai? sao ông đến đây có một mình, xe của ông đâu, đoàn của các ông chỗ nào?”
Người làm từ thiện, cặp mắt buồn buồn, nhẹ nhàng trả lời:
– “Tôi chỉ là một người thích giúp đỡ những người nghèo khổ bất hạnh, và tôi đến đây chỉ một mình thôi.”
– “Ông chỉ tới đây một mình thôi sao? Vậy mà tôi tưởng ông thuộc một đoàn từ thiện nào đó, thỉnh thoảng ở cái xóm nghèo tụi tôi cũng có đoàn từ thiện đến thăm, họ mang tiền và quà cho những gia đình nghèo khổ, cả một đoàn người rầm rộ ấy chứ, mà trông họ ăn mặc sang trọng lắm chứ không như ông. Ấy, tôi xin lỗi!”
– “Không sao, điều đó hoàn toàn chính xác!”
– “Họ đến một lúc rồi ông trưởng xóm tập hợp những gia đình khó khăn lại và đứng cho họ trao quà, như kiểu phát phần thưởng ấy, ha ha. Cũng được nhiều, xong rồi chụp ảnh, bắt tay và họ ra về ngay sau đó. À mà ông có vội lắm không, nếu vội để tôi đi gọi các cháu về chụp ảnh với ông, cũng khó đầy đủ hết, hay là mình tôi có được không?”
– “Không cần thiết đâu, với lại tôi cũng không mang máy ảnh hay máy quay phim ở đây.”
– “Thú thực là tôi cũng không muốn đứng lên nhận quà và chụp ảnh như vậy đâu, cứ thấy ngượng ngượng sao ấy, họ cứ bấm máy tanh tách vào chúng tôi như thể chúng tôi là sinh vật lạ ấy, rồi những tấm ảnh sẽ được đăng lên một tờ báo hoặc tạp chí nào đấy cho mọi người cùng nhìn thấy, kể ra cũng thấy hơi tủi nhục, đời mình thế nào lại để họ phải bố thí. Đôi lúc tôi cũng không thích họ cho lắm, xin ông thứ lỗi cho tôi nói thằng.”
– “Tôi không cho rằng họ làm thế là xấu, những người đó cho tiền để có danh, người ta càng cần danh thì người nghèo khổ càng có lợi, tuy không thực sự trọn vẹn nhưng tôi không phản đối việc đó.”
– “Thế ông làm từ thiện mà không muốn được ghi danh sao?”
– “Không, tôi không muốn.”
– “Lạ thật đấy, người ta làm từ thiện đều muốn người khác biết rõ, vậy mà ông lại trốn tránh, nhìn ông cho tiền tôi lại thấy như thể ông sợ bị người khác biết mình đang làm việc tốt cả. Vậy ông cần gì?”
– “Tôi chỉ cần ở ông cái sự hạnh phúc thực sự của ông mà thôi, danh vọng tôi đã có, tiền bạc tôi cũng không ít, tôi dùng những đồng tiền lương thiện do tôi kiếm được những năm vừa qua để bù vào những chỗ thiếu thốn của những người nghèo khổ như gia đình ông. Mong ông hãy nhận cho tôi vui lòng.”
– “Vậy tôi rất xin cảm ơn ông vì tấm lòng cao cả của ông hơn là vì số tiền ông cho tôi. Chúng tôi sẽ ghi nhớ công ơn ông suốt đời.”
– “Không cần phải vậy đâu, thực ra chính tôi mới phải cảm ơn gia đình, vì gia đình mà tôi mới có cơ hội được giúp đỡ, được cảm nhận hạnh phúc của kẻ cho đi, ông không nhận thì tôi biết cho ai?”
– “Ông thật tốt quá, gia đình chúng tôi vẫn luôn đội ơn ông. Ông hãy để tôi trả ơn ông, tôi chưa từng gặp một người nào như ông, làm ơn, hãy nói ông thích gì tôi sẽ trả ơn, dù không được như ông cho tôi, chỉ là những thứ tôi có khả năng kiếm được thôi, ông thích mật ong rừng không mai tôi sẽ vào rừng kiếm cho ông.”
– “Không cần đâu, ông đừng áy náy, với lại như vậy vất vả và nguy hiểm lắm.”
– “Không, nhất định ông phải cho tôi trả ơn ông, tôi chưa từng gặp người nào tốt như ông cả.”
– “Thôi được rồi, nhưng cũng không cần phải vào rừng đâu, nhà còn con gà nào không nhỉ?”
– “Còn, nhà còn khoảng hai con mái đang ấp là thịt được, ý ông là?”
– “Ý tôi là ông thịt một con gà cho cả nhà cùng ăn, chắc lâu rồi gia đình ta chưa ăn thịt gà nhỉ? cho tôi xin phép được ở lại ăn một bữa cơm với gia đình ta được không?”
– “Quá được đi chứ, tôi sẽ thịt luôn cả hai con, rồi sẽ mua đàn khác. Lát nữa cũng phải mua ít rượu mời ông cùng uống, hôm nay tôi vui quá. Ông ạ! trước khi ông bước vào đây tôi không biết ông, vậy mà giờ tôi biết ông là ai rồi?”
– “Ông biết ư? Tôi là ai?”
– “Ông là một vị Thánh ở trần gian này!”…

 

 

Đời Thừa

Vấn đề hay nhân cách tác giả?

*Featured Image: Ibai Acevedo

Trước khi cầm bút tập tành viết lách, tôi là đọc giả của khá nhiều thể loại: Từ báo lá cải, báo giấy, báo mạng cho đến những cuốn sách của những tác giả có tên, có tuổi. Khoan hãy bàn đến tính xác thực của vấn đề, đôi khi chúng thu hút tôi đơn giản đó là thứ mọi người quan tâm, nhân vật mà tôi yêu thích hay thông tin mà tôi cần tìm. Xét ở góc độ tuổi đời, tuổi nghề hay trải nghiệm, tôi tự nhận thấy mình còn non nớt, chẳng hơi đâu mà đôi co tranh cãi với dư luận. Thích thì đọc, không thích thì bĩu môi “lại chuyện tầm phào” rồi để sang một bên.

Thế giới mạng tuy ảo nhưng cực kỳ sôi động. Đó là nơi các tác giả tự do có cả một danh mục lựa chọn sân chơi để thể hiện tư tưởng, quan điểm; các bài viết được đưa ra trước công luận mà không bị ràng buộc bởi bất cứ tiêu chí nào. “Thị trường” này ngày càng sôi động nhờ búa rìu dư luận, từ góp ý chân thành đến ném đá, ném hoa và thậm chí là đánh giá – “đánh xà beng” luôn cả nhân cách tác giả. Tình huống này khiến không ít người cười ra nước mắt, kẻ khóc thành tiếng Nho.

Đặt chân lên “sàn giao dịch”, luân phiên thay đổi vai trò đã cho cá nhân tôi nhiều ưu tư, suy nghĩ. Tôi viết bài này mong được chia sẻ quan điểm và đón nhận ý kiến từ phía các bạn.

Điều gì khiến bạn click chuột vào bài viết và đọc tiếp?

Có người đã từng nói thế này: “Đừng vội lên án chuyện giật tít. Ngay cả việc bạn là con người thế nào thì người ta cũng đã nhìn từ cái dáng vẻ, cách đi đứng, ăn mặc bên ngoài. Giật tít có gì sai, đó là bộ mặt của bạn khi trình diện trước công chúng.”

Ừm, thì đúng là không sai. Người ta có thể ấn tượng vì cái vẻ bên ngoài của bạn chứ chẳng ai lại có cái nhìn thiện cảm hay đánh giá cao vẻ ngoài với một bộ óc thiếu hiểu biết, thiếu suy nghĩ và ngô nghê đến mức không tưởng. Trước khi tô son, trét phấn hay giật một cái tít to đùng sao không trau chuốt cho cái phần hồn nó đúng nghĩa và xứng tầm? Giá trị có được không khi tầm nhìn quá ngắn?

Tôi đã từng có suy nghĩ như thế. Vậy mà khi loay hoay tìm một cái tựa cho thích hợp thì chính tôi cũng không rõ mình có đang giật tít và bài viết của tôi liệu đã xứng tầm? Dĩ nhiên, ở đây, tôi loại trừ trường hợp giật tít có chủ đích.

Kẻ cầm bút là người có nhiều kiến thức?

Điều này tôi không chắc nhưng chắc chắn những gì tác giả viết ra là điều mà họ băn khoăn, trăn trở và ưu tư. Có thể đó là dấu ấn khắc sâu nhất trong cuộc đời họ, có thể đó là điều từng khiến họ ray rứt, cũng có thể đó là điều họ vô tình nhặt được, học được. Họ có thể viết để chia sẻ, để thỏa niềm đam mê hay là cách để tự họ tìm ra câu trả lời cho chính mình. Nhưng dù như thế nào thì bài viết cũng chỉ thể hiện tư tưởng chứ không phải nhân cách hay con người tác giả.

Muốn biết con người, nhân cách của tác giả, thiết nghĩ bạn nên tiếp xúc với họ ngoài đời thực, phải đụng chuyện mới biết ai tốt, ai xấu. Có lần, khi đọc những tranh luận về vấn đề đàn ông, đàn bà, tôi đã bật cười với cô em của mình: “Thôi, em làm ơn đừng viết về tình yêu nữa. Em chưa có trải nghiệm về vấn đề đó mà cứ viết hoài, người không biết thì cho là em thất tình hận đời… kẻ biết thì sẽ cười ha hả như chị đấy.”

Nói đến sự trải nghiệm, có người đã nói rằng: “Đã là tư tưởng thì cần gì sự trải nghiệm, tôi viết những gì tôi nghĩ chứ không phải tôi viết những gì tôi buộc phải trải qua.” Không sai, đã là một điều trăn trở thì chưa chắc có câu trả lời, vậy có nhất thiết phải trải nghiệm rồi mới viết? Riêng cá nhân tôi, sự trải nghiệm luôn là điều cần thiết. Nó khiến cho bài viết của bạn có chiều sâu, tư tưởng hình thành trong con người bạn sẽ mang tính tổng thể, cái nhìn của bạn biết đâu sẽ bao dung. Trước khi viết, liệu bạn có nên đặt câu hỏi đại loại: Sẽ như thế nào nếu tôi trải qua điều đó, tôi có còn giữ vững quan điểm khi tất cả những điều tôi tâm đắc sụp đổ trước mắt,…?

Bước vào thế giới viết lách, tôi phải công nhận một điều. Các bạn còn rất trẻ nhưng tư tưởng và suy nghĩ rất hay. Đây có thể được xem như giai đoạn chuyển mình, loại trừ dần những quan niệm cổ hủ, cởi bỏ những bó buộc trong tư tưởng. Tư tưởng lại là kim chỉ nam dẫn dắt hành động. Các bạn đang có một tầm ảnh hưởng không hề nhỏ cho các lớp trẻ đi sau. Nhưng bất cứ vấn đề nào cũng có hai mặt của nó. Đọc nhiều bài viết của các bạn, đôi khi tôi rùng mình: “Trời ơi, không biết em mình mà đọc nó sẽ như thế nào đây?”

Tư tưởng thì luôn có đúng, có sai, không ai là hoàn hảo; nhất là trong giai đoạn này, chính các bạn cũng đang dần hoàn thiện tư tưởng cho mình, các bạn có thể tự điều chỉnh. Thế hệ trẻ sau này, có thể các em có điều kiện tiếp cận tốt hơn nhưng kinh nghiệm và ý thức còn non nớt, liệu các em đã đủ trí lực nhận biết đúng sai. Tôi thành tâm mong bạn, trước khi đặt bút viết hay nghĩ đến những hệ quả của nó. Những đứa con tinh thần của bạn có thể là thần dược nhưng cũng có thể là độc dược nếu dùng không đúng cách và không có khuyến cáo.

Đôi điều gửi đến đọc giả

Các bạn là một cá thể trong xã hội và các bạn có quan điểm, nhận định riêng. Tôi cũng như những tác giả khác đều mong muốn có thể chạm đến được một phần trong con người bạn, chia sẻ những quan điểm và xoa dịu tinh thần đúng lúc. Sự đóng góp của các bạn là nhân tố khiến tác phẩm của chúng tôi thăng hoa và tìm thấy một ý nghĩa đích thực nào đó. Nhưng, làm ơn, hãy nhìn nhận vào vấn đề chứ đừng đánh giá nhân cách của chúng tôi. Chúng tôi cũng như bạn, cũng ăn, mặc, ngủ; cũng có phong cách sống dù có thể không giống ai. Có thể tư tưởng của bạn hay hơn, chúng tôi mạnh dạn viết ra thì bạn hãy giúp tôi nhận ra cái hay bằng quan điểm của bạn.

Viết lách là một nghề có quy luật và tính hà khắc riêng của nó. Đã cầm bút thì búa rìu dư luận đương nhiên người viết phải chấp nhận. Khi bạn viết nghĩa là bạn đang phóng tầm ảnh hưởng về tư tưởng lan xa, lan rộng và bạn phải chịu trách nhiệm vì điều đó. Vấn đề không đánh giá được nhân cách của bạn nhưng cách bạn nhìn nhận vấn đề như thế nào, tôi nghĩ con người bạn cũng là một phần trong từng câu chữ.

Nile Tuli

Tinh tế là gì?

*Featured Image: Any Direct Flight

Tôi không biết là tôi viết đúng hay sai, nhưng cũng chỉ là cảm xúc muốn viết lách chơi chơi thì viết ra gọi là “cho vui” (có sai thì cũng chỉ ra sai giùm, gạch đá tội tác giả TÔI lắm). Để bắt đầu đề tài gọi là “tinh tế” tôi xin dẫn chứng vài thứ từ vài câu hỏi thường ngày trong cuộc sống:

  • Làm sao biết người ta có cảm tình với mình?
  • Làm sao biết đối tác chịu kí hợp đồng?
  • Làm sao biết xếp có vui khi mình tặng món quà này?
  • Làm sao biết được cái món đồ uống đó có hợp với mình?
  • Làm sao… làm sao và làm sao?

Có ai có thể trả lời câu hỏi trên? Dĩ nhiên là không rồi, giờ họ nói dối thì sao, lấy gì mà kiểm chứng, hay đoán mò đi 50-50 còn hơn là không biết gì. Nực cười thật, con người tự hỏi – tự tìm câu hỏi và chết trong đám câu trả lời. Thế mà tôi từng đọc một câu nói: “Bạn sẽ không bao giờ có được câu trả lời nếu không hỏi.” Nhảm nhí đôi khi tôi không cần đặt câu hỏi vẫn có được câu trả lời. “Tinh tế” đó là câu trả lời cho vạn câu hỏi.

Tôi vẫn nhớ buổi chiều thứ 7 đó, cô gái đi cạnh tôi và hỏi: “Tinh tế là gì, sao nhắc tới nó hoài vậy.” Tôi thực sự không biết phải trả lời ra sao. Tôi đã nói ra và so sánh, con người có ba cung bậc: Tò mò – nhạy cảm – tinh tế.

Tò mò: Bạn cảm giác điều gì đó lạ, theo đuổi tìm hiểu, không được thì dỗi. Kiểu giống mấy cô hay tò mò về anh chàng mình đang thích, không có được thứ mình muốn, xị mặt ra.

Nhạy cảm: Đây là cung bậc mới, giác quan của bạn cảm nhận được sự khác lạ. Bạn muốn hiểu về nó, nhưng không như tò mò, bạn âm thầm tìm hiểu về nó.

Tinh tế: Bạn hiểu rõ điều gì đang diễn ra, trong đầu bạn hiện rõ nên câu hỏi, và câu trả lời nó cũng hiện lên theo. Bạn biết vì sao như thế, mọi thứ nó tích tắc thoáng qua và bạn biết bạn nên làm gì. (Loại này giống như đối phương đang nói dối, và sự thật thì mình đã nắm trong tay rồi)

Thực ra “tinh tế” nó ko phải là sự nghi kị đối phương, tò mò hay nhạy cảm về đối phương. Đó là một thứ cảm nhận để mình biết được đối phương như thế nào. “Đối phương” ở đây có thể là con người, sự vật, sự việc. Vậy đó, đừng ráng đặt câu hỏi mà hãy tìm câu trả lời. Khi nói chuyện với một người, cái cách dùng từ, đặt dấu, thanh âm – ngữ âm, cách thức nói chuyện. Đối với sự vật sự việc thì hãy nhìn nhìu khía cạnh. Đơn giản vậy thôi, nhưng để có thể thuần thục thì phải rèn luyện, va vấp nhìu rồi mới hiểu được.

Sau đây tôi có một ví dụ nho nhỏ: Xe côn tay hay côn chân cũng được (loại xe hơi số sàn ấy, dù tôi chả biết đi xe hơi, và kiến thức về xe của tôi rất là kém), cái cách mà bạn bóp côn, vào số, canh tua máy, nhả côn. Đó là cảm nhận hay nói hoa mỹ chút: “Tinh tế”. Bạn biết sẽ phải nhả côn lúc nào, cảm nhận được tua máy ra sao để không bị ghì máy, hoặc bốc đầu hoặc thảm hại hơn là bể hộp số – lốc máy và xách ra tiệm.

À quên bonus tí cho mấy cô chưa có.. bồ nếu đọc tới đây. Muốn biết anh chàng bảnh tỏong đó có thích mình hay không, hãy chú ý. Chú ý cái cách mà anh ta dùng từ ngữ, ngữ pháp, thanh điệu, sắp xếp vần, ánh mắt, cái chạm tay, đuôi mắt, cái cách anh ta kéo ghế cho bạn, cầm ly nước cho bạn, nhìn bạn và cười….blah blah. Đó là những thứ không hề biết nói dối, nếu anh ấy thích bạn, OK bạn sẽ thấy dễ dàng. Còn riêng mấy kẻ chúa lừa tình thì, tự xử nha, thể hiện mình là người “tinh tế” đi hì hì .

 

 

Mì Hủ Tiếu

Tại sao ta bị lừa? Tại sao họ lừa ta?

 

“Tôi không buồn khi bạn gian dối tôi, tôi chỉ buồn khi từ nay sẽ không còn tin bạn thêm nữa.” – Nietzsche

Nhiều khi trong cuộc sống tôi nhìn thấy những điều thật sự buồn cười. Nhưng càng nghĩ lại tôi lại càng thấy tiếc nuối, đau đáu, thấy tội nghiệp cho những con người đó. Những con người hằng ngày vẫn thích đi lừa người khác!

Bạn có nhìn thấy không? Khi mà trên mạng xã hội, trên các diễn đàn, nhan nhãn hình ảnh những người đăng những bình luận về việc rằng đã hack được hệ thống Viettel, để những người khác nạp thẻ điện thoải nhằm trục lời từ việc ngu ngơ của người khác. Hay những tin nhắn qua điện thoải bảo rằng: “Mình là Thủy đây, mình đang gặp khó khăn, có thể nộp giúp mình 50 ngàn tiền điện thoại được không?” Vâng! Đó là những điều mà chúng ta dễ dàng nhận thấy hằng ngày. Khi mà có quá nhiều người hằng ngày vẫn kiếm sống dựa trên những chiêu trò lừa đảo, những mánh khóe kinh doanh nhằm tìm kiếm những khoản lợi nhuận không hề xứng đáng.

Chưa kể rằng! Ở Việt Nam ta, còn tồn tại một loại hình kinh doanh dưa trên hệ thống kinh doanh đa cấp nhằm trục lợi từ sự tham lam, lười làm việc thích hưởng thụ của người Việt. Đâu đó ở Việt Nam này, vẫn có những kẻ hằng ngày kiếm tiền trên sự khù khờ của những người khác. Xây dựng một mạng lưới kinh doanh mà trong đó hằng ngày họ vẫn phải làm cái công việc đi lừa người thân mình, bạn bè mình và lừa ngay cả chính mình. Cuộc đời họ chỉ chăm chăm vào những viên cảnh nhà lầu, xe hơi, tự do tài chính mà họ bỏ quên đi cái lương tâm của một con người.

Hằng ngày, họ vẫn cố gắng tìm kiếm những khách hàng, những đối tượng sinh viên mới bước vào đời để nhằm trục lợi. Họ dụ dỗ những người khù khờ mới bước lên thành phố, những sinh viên mới năm nhất chập chững bước vào đời. Họ vẽ ra những viễn cảnh xa hoa hào nhoáng. Vâng! Đó là lừa đảo có tổ chức. Nhưng chúng ta không thể làm gì họ, bởi vì kinh doanh đa cấp vẫn là một loại hình được nhà nước chấp nhận, nhưng do nó đã biến tướng, đã đi theo một hướng khác mà chúng ta không thể kiểm soát nổi.

Tại sao ta bị lừa? Tại sao họ lừa ta?

Nhiều khi tôi nghĩ rằng, tôi sẽ chẳng bao giờ làm cái việc ngốc nghếch là đi nạp card điện thoại để hack vào hệ thống Viettel hay là nộp tiền mua một món đồ nào đó để bắt đầu một sự nghiệp kinh doanh mạng lưới. Nhưng vẫn có những người bị mắc lừa cái đó, họ vẫn cứ nộp card cho những người kia, họ vẫn cứ nghĩ rằng nhà mạng Viettel bị hack thật. Họ nghĩ rằng họ có thể kiếm tiền trên cái hoạt động đó. Suy cho cùng, tôi nghĩ là do chúng ta quá tham lam, thấy cái gì cũng muốn giành đoạt của người khác mà không cần phải dùng đến sức lực hay trí tuệ để kiếm tiền. Họ nghĩ rằng, họ sẽ thật sự vui sướng khi lừa được người khác, họ mong muốn mình sẽ dùng những số tiền đó để ăn chơi thỏa thích mà chẳng phải bận tâm gì.

“Nhân quả thường đến muộn khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng đời không có báo ứng.” – Khuyết danh

Bạn có thể lừa người ta được một lần, hai lần nhưng bạn không thể nào lừa người ta được cả đời. Nếu bạn lừa người khác vào hôm nay thì sẽ bị người khác lừa vào ngày mai. Nếu hiện tại bạn đi lừa người khác thì tương lai con cháu bạn sẽ bị lừa. Đó là điều không thẻ tránh khỏi. Quy luật nhân quả luôn xảy ra trong cuộc sống này. Đừng nghĩ rằng những việc mình làm ở hiện tại thì nó không ảnh hưởng gì tới bản thân mình. Hãy đi lừa người khác đi, hãy kiếm sống trên sự giả dối và lừa đảo đi rồi một ngày chính bạn sẽ lừa chính con người bạn và bị một cú lừa lớn từ cái xã hội đồng tiền này.

Gửi những kẻ hay thích đi lừa người khác. Hãy tìm kiếm một công việc gì đó hay ho hơn là cứ phải suốt ngày đi lừa đảo để rồi phải lo lắng cho cuộc đời của mình. Để rồi một ngày chẳng thể nào sống mãi trong việc đi lừa người khác. Hãy làm một con người xứng đáng với những gì mà cha mẹ đã ban cho. Hãy làm một công việc gì đó dù ít tiền nhưng vẫn phải làm, cho dù có là bán bao cao su hay là phát tờ rơi ngoài đường phố…  Nhưng đừng làm những việc trái với lương tâm và đạo lý. Hãy sống với đúng bản chất mà bạn được sinh ra, để được gọi tên là một con người đúng nghĩa.

“Làm một người chính trực có thể khiến người khác hổ thẹn và xa lánh bạn. Nhưng bạn sẽ không hổ thẹn với chính lương tâm của mình và với bất kì ai!” – Nguyễn Phong Anh

 

Nguyễn Quang Nam

 

5 lý do khiến chúng ta học nhiều nhưng không hiệu quả?

*Featured Image: Thingsweforget

 

Tôi hiện là sinh viên năm cuối đại học ngoại thương. Cũng như các bạn sinh viên ở các trường đại học khác, tôi rất chú trọng ngoại ngữ. Tuy nhiên, dù tôi đã từng bỏ rất nhiều công sức và tiền bạc để đi học các trung tâm nhưng tình hình lúc ấy vẫn không khá khẩm là mấy. Vấn đề ở đây là gì?

Nhìn rộng ra hơn một chút thì không chỉ có ngoại ngữ cũng như các môn học trên nhà trường, kể cả các khóa học mềm mà bạn theo học ở các trung tâm hay những bài học khác trong cuộc sống, lười thì tôi không nói làm gì, nhưng tại sao các bạn dù vẫn chăm chỉ nhưng kết quả vẫn lẹt đẹt. Với những kinh nghiệm cá nhân cũng như đúc kết được từ những người xung quanh, tôi nhận ra bản chất các vấn đề như sau:

Thứ nhất: Thiếu/Sai phương pháp

Có câu: “Bạn đi nhanh hay đi chậm không quan trọng, quan trọng là bạn đi đúng đường.” Nếu bạn chọn sai phương pháp thì có nghĩa bạn đã bị chệch hướng và không bao giờ tới đích cả. Chẳng hạn như với những môn học đòi hỏi tư duy logic, đọc hiểu nhưng bạn lại chăm chăm học thuộc thì dù có “mài sắt” như thế nào cũng không có ngày “nên kim”. Hay bạn chỉ áp dụng những phương pháp học tiếng anh thông thường cho việc luyện thi IELTS với tâm lí cứ giỏi tiếng anh là điểm IELTS sẽ cao cũng là sai lầm khá phổ biến.

Các bạn đừng vội nghĩ rằng đây là một vấn đề dễ khắc phục. Tôi đồng ý rằng trong thời đại internet hiện nay, mọi thứ đều có thể có ở bác Google. Bạn muốn học ngoại ngữ hay các kĩ năng mềm ư? Bạn chỉ cần gõ “phương pháp học…” là hàng triệu các kết quả trả về chỉ trong vài giây. Mạng xã hội bùng nổ, các “cao thủ” trong mọi lĩnh vực đều không ngần ngại chia sẻ con đường thành công của mình, đồng thời không quên đưa ra các lời khuyên để dân tình học hỏi.

Nhưng cấu tạo của mỗi bộ não chúng ta khác nhau, sức tiếp thu của mỗi người một khác nên có nhiều người dù thành công với phương pháp này nhưng người khác lại không. Cũng giống như việc giảm cân vậy. Có rất nhiều phương pháp nhưng tùy thuộc vào cơ địa từng người. Hơn nữa “lắm thầy rầy ma”, giữa một biển mênh mông thông tin như vậy, bạn hãy tỉnh táo để tìm cho mình phương pháp tốt nhất.

Vậy lời khuyên dành cho bạn ở đây là gì? Hãy hiểu chính bản thân bạn trước. Từ đó bạn sẽ tìm thấy phương pháp tốt nhất cho chính bản thân mình.

Thứ hai: Thiếu tập trung

Đây có lẽ là vấn đề muôn thuở và vô cùng khó khắc phục với các bạn trẻ bây giờ. Các bạn luôn bị “nhiễu sóng” bởi điện thoại, mạng xã hội hay những người xung quanh. Trong lúc học bạn nhắn tin, thỉnh thoảng lại inbox facebook hay dạo qua các trang kenh14, 24h… để xem tình hình các thần tượng yêu dấu của mình như thế nào. Tất yếu là bạn sẽ không thể tập trung vào việc chính và kết quả sẽ không được như ý.

Hãy đặt ra kỉ luật cho chính bản thân mình và nghiêm túc thực hiện nó. Có thể ban đầu bạn sẽ cảm thấy khó chịu nhưng khi đã cố gắng nhiều lần, bạn sẽ hình thành nên thói quen làm việc tập trung cho chính bản thân mình.

Còn nữa, để tập trung, không phải là bạn cứ phải chọn học những thứ mình yêu thích mà hãy yêu thích những thứ bạn chọn. Bạn hỏi tôi làm cách nào à? Hãy chú tâm vào điều bạn làm bạn sẽ yêu thích nó, và ngược lại bạn càng yêu thích bạn sẽ càng chú tâm.

Thứ ba: Không có môi trường ứng dụng

Tôi vốn khá quan tâm về marketing online, vậy nên tôi đã đi học một khóa về SEO. Tuy nhiên khi học về tôi lại không có môi trường để áp dụng những kiến thức đã học được, vậy nên tôi đã quên nó. Vậy đấy, bạn học cái gì cũng quan trọng nhưng nhớ gì trong số ấy còn quan trọng hơn. Giả dụ tôi đi học tiếng anh, tôi chỉ học giao tiếp thôi nhưng tôi lại làm ở một nhà hàng nước ngoài, vậy là tôi sẽ áp dụng những gì đã học được và tiến bộ nhanh hơn hẳn những người phải bỏ ra hàng đống tiền để đi học nhiều khóa.

Giải pháp ở đây là gì? Nếu bạn không thể tìm được môi trường thì hãy tự tạo ra nó. Hãy chia sẻ những kiến thức bạn đã học được, mỗi lần chia sẻ như vậy bạn sẽ thêm một lần nhớ.

Thứ tư: Không có mục tiêu cụ thể

Tôi đã từng nghĩ rằng cứ học đi, cứ cố gắng hết mình đi nhưng không cần quan tâm kết quả. Suy nghĩ đó cực kì sai lầm. Khi bạn không có mục tiêu cụ thể, có nghĩa là bạn nhận thức vị trí hiện tại của mình cũng rất chung chung, bạn chỉ biết rằng bạn còn kém mà thôi. Còn nếu bạn đặt ra mục tiêu, bạn sẽ ý thức được mình đang ở đâu, còn phải cố gắng đến đâu nữa, bạn sẽ có động lực để học tập hơn.

Vì vậy bạn hãy đặt ra mục tiêu cho chính bản thân mình. Mục tiêu của bạn nên “đáp ứng” mô hình SMART.

  • S-Specific: Cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu.
  • M-Measurable: Đo đếm được.
  • A-Achievable: Có thể đạt được bằng chính khả năng của mình.
  • R-Realistic: Thực tế, không viển vông.
  • T-Time bound: Thời hạn để đạt được mục tiêu đã vạch ra.

Thứ năm: Tâm lý tự thỏa mãn

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là tâm lí tự thỏa mãn. Ví dụ như bạn bắt đầu ngồi vào bàn học lúc 7 giờ và kết thúc lúc 12 giờ. Bạn cảm thấy hài lòng vì đã ngồi ở bàn học suốt 5 tiếng đồng hồ mặc dù bạn chẳng làm được gì nhiều (vì thiếu tập trung chẳng hạn). Xa hơn nữa, bạn luôn tự thỏa mãn với chính mình của hiện tại, điều đó hết sức nguy hiểm, nó ngăn cản bạn nỗ lực đến với con đường thành công.

Hãy tự nghiêm khắc với chính bản thân mình. Bên cạnh rèn luyện thói quen học tập nghiêm túc, bạn hãy đề ra thời gian biểu học tập và làm việc trong ngày thật chi tiết. Hãy bắt đầu lập thời gian biểu vào mỗi buối sáng thức dậy chứ đừng lập một thời gian biểu chung cho cả tuần hay cả tháng vì mỗi ngày với bạn là khác nhau, bạn đi đâu, làm gì, gặp gỡ những ai hoàn toàn không giống nhau. Điều quan trọng là hãy cố gắng để thực hiện theo lộ trình đó, thời gian có thể du di 1—2 tiếng nhưng bạn vẫn phải đảm bảo hoạt động theo tiến trình ấy.

Vladimir Ilyich Lenin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi.” Thật vậy, cuộc sống là một chuỗi những sự học không bao giờ ngừng nghỉ. Bạn không chỉ học trên ghế nhà trường mà còn học trong cộng đồng, xã hội. Vì vậy, hãy là một người học không chỉ chăm chỉ mà còn thông minh và hiệu quả.

 

 

Lê Hoài Thương