31 C
Nha Trang
Thứ tư, 30 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 238

Viết để tự chữa lành nỗi đau

Photo: Richard Johnsons

 

“Giấc mơ là con đường hoàng đạo dẫn đến vô thức.” – Sigmund Freud

Mấy hôm nay tôi dự định sẽ không viết bài gửi lên Triết Học Đường Phố nữa nhưng giấc mơ của tôi nói cho tôi biết rằng mình đã đi đúng đường rồi, mình nên tiếp tục và phải viết ngày một tốt hơn. Tôi còn cho rằng viết là cách thức tự chữa lành vết thương tâm hồn, là phương pháp trị liệu tốt. Tự chữa trị.

Có lúc tôi nghĩ mình chỉ còn một cách để sống, để tạm thời quên đi sự sợ hãi là vờ như nó không tồn tại, sống hôm nay thì chỉ biết hôm nay mà thôi. Tôi không thể nào biết được ngày mai sẽ ra sao, ở khía cạnh bi quan tôi thấy mình thật chua chát. Tôi nghĩ rằng chúng ta thật ra không có nhiều khả năng để kiểm soát cuộc đời của mình nhiều như tôi từng nghĩ. Sẽ có rất nhiều khả năng điều gì đó không hay ho bất thinh lình xảy ra và cuốn tôi đi khỏi cuộc đời này, kéo tôi rời xa khỏi những ước mơ của mình, biến tôi trở thành người mà tôi luôn tự cho rằng mình sẽ không bao giờ trở thành.

Tất cả những điều tôi đang có có thể sẽ đổ sụp một ngày nào đó. Có ai nói trước được điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai? Rất mong manh. Cuộc đời của tôi bỗng dưng biến thành một nơi rất không an toàn, không có gì được kiểm soát hoàn toàn. Tôi nghĩ mình bị bàn tay của Chúa đặt vào hoàn cảnh nào đó và điều tôi có thể làm là liên tục đấu tranh, để bước ra khỏi cuộc chiến này rồi lại bị đặt vào một cuộc chiến khó xơi khác. Lúc nào cũng có điều gì đó đột ngột chuyển biến khiến cho cuộc sống cứ dập dềnh lên xuống mãi không ngừng.

Thật sự thì điều đó không phải là lời giải thích của tôi dành cho thế giới đâu, tôi bịa ra nó để không cảm thấy mình bất lực với hoàn cảnh hiện tại mà thôi. Cuộc chiến của riêng tôi nhưng đôi khi cũng mệt mỏi và đổ lỗi cho ai đó sẽ dễ dàng được chấp nhận. Mệt mỏi vì cuộc sống trôi quá nhanh, con người không kiên định, hôm nay là người này, ngày mai là người khác khiến tôi ngạc nhiên quá, không thể không thấy thú vị tuy là trong sự mệt mỏi của mình. Càng sống thành thật với bản thân càng dễ thấy rõ bản chất của người khác, nhưng điều này không có gì là đáng tự hào. Càng hiểu rõ bản chất của người khác tôi lại càng thấy khó ở, cuối cùng lại không muốn sống thành thật với chính mình thêm một chút nào nữa. Tôi nhớ đến lời nói của một người bạn: “Mình biết nhiều quá nên mình khổ mày à.” Sự thật là một viên thuốc đắng vừa to vừa cứng, khó nuốt, khó chấp nhận, vì nó dễ dàng làm mình đau.

Những lúc như vậy, tôi tự nhủ với bản thân: “Đừng suy nghĩ nữa” “Đừng nhai đi nhai lại mãi một thứ như con bò vậy chứ” Suy nghĩ nhiều quá là có hại. Cứ ở yên đó, ngay tại thời điểm ta phát hiện ra điều làm ta đau lòng, ngừng lại và cảm nhận thôi, đừng cố gắng chạy vòng quanh tìm kiếm sự thông cảm và làm tình cảnh trở nên bi kịch. Vì mọi người, ai cũng đau. Khi ta dừng suy nghĩ và để yên cho cảm xúc xâm chiếm, không chống đối, không kềm nén, không một lời giải thích mà chỉ đứng đó quan sát, ta sẽ thấy mình dần dần tiến đến sự cô độc hoàn toàn.

Tôi không biết điều đang diễn ra bên trong mình là tốt hay xấu. Tôi cảm thấy mình không có quyền nhận xét hay đánh giá người khác nữa, tôi có thể thích, có thể ghét, có thể kết thân, có thể rời xa. Đừng hiểu lầm rằng tôi không muốn đánh giá họ, tôi thực sự muốn, tôi muốn đánh giá con người, đánh giá cả xã hội, cả hệ thống giáo dục và truyền thông nhưng tôi biết mình không đủ tư cách. Những điều này không hề xuất phát từ đạo đức hay sự cảm thông hay lòng tốt gì đâu. Tôi bắt đầu nhận ra mọi thứ phức tạp như thế nào từ sâu bên trong, không bao giờ đơn giản như vẻ ngoài nó thể hiện, cái gọi là lòng tốt lại bắt nguồn từ sự ích kỷ đơn thuần. Đừng đặt tên cho bất cứ điều gì, không thể thì cũng nên hạn chế, không nên dán nhãn bất cứ ai. Ngay khoảnh khắc ta làm điều đó, mọi thứ bắt đầu đi sai đường, ý tôi là nhận thức của ta về mọi thứ bắt đầu không còn được chính xác nữa.

Khi tôi bị đau, tôi muốn khóc và cũng rất muốn mạnh mẽ để không khóc rồi tôi tự nhủ: “Cứ khóc đi, không sao đâu.” “Muốn khóc thì hãy khóc đi, khóc thật dữ dội đến khi không còn nước mắt nữa tự khắc sẽ ngưng.” Không cố gắng nuốt ngược nước mắt, ta cố gắng kềm nén nỗi đau thì nỗi đau sẽ tìm cách đục khoét ta từ bên trong. Đến cuối cùng rồi ta cũng phải rơi lệ mà phải không? Đây không còn là vấn đề mạnh mẽ hay yếu đuối nữa, đây là vấn đề về quyền làm con người. Đây là điều rất bình thường, phải nói là phi thường vì chỉ có loài người và một vài loài vật thông minh khác có thể làm được. Khóc và cười. Đừng cố gắng làm chai sạn xúc cảm của bản thân vì một tâm hồn đau khổ là một tâm hồn có khả năng cảm nhận trọn vẹn hạnh phúc chứ không phải là một tâm hồn đã hoá đá. Một người với tâm hồn như vậy thì họ đã chết trong sự sống rồi.

Khi để mình ngập chìm hẳn trong cảm xúc, tôi nhận ra chúng ta dù sao đi nữa cũng chỉ có một mình. Ngay cả với mẹ tôi, người yêu tôi hơn cả chính mình cũng chỉ có thể im lặng nhìn tôi khóc, nỗi đau thì chính tôi phải cảm nhận nó trọn vẹn đến tận đáy con tim. Con tim chỉ muốn ngừng đập. Nỗi đau mà bà đang đau giùm cho tôi thật sự phí phạm. Cho dù bà khóc cho tôi thì tôi vẫn phải tự mình trải qua nỗi đau của mình, bà chỉ cần cho tôi biết bà thực sự yêu tôi bằng hành động là đủ lắm rồi.

Những người xấu tính, ban ngày họ có thể cao ngạo với mọi người nhưng khi đêm về, khi họ bắt buộc phải đối diện với chính mình, tôi biết họ ngủ cũng không yên. Họ có tất cả, tất cả những thứ mà họ căm ghét ở người khác, họ cũng sợ hãi. Họ muốn đổ tất cả cay đắng họ không thể chịu đựng sang người khác, nhưng khi đêm về, họ vẫn không thể nào chạy trốn được chính mình.

Đêm nọ tôi có một giấc mơ, trong mơ tôi thích một cậu trai và rất ghét một cô gái, cả hai đều là bạn cũ của tôi ngoài cuộc sống thực. Cả hai người ngoài đời thực có hai điểm chung. Một là sự dối trá không tha thứ được, hai là hoàn cảnh gia đình bất hạnh, cả hai đều không được yêu thương, tinh thần bị tổn thương nặng nề. Chuyện này làm tôi nhớ đến câu nói trong tiểu thuyết, đại loại là đáng giận cùng đang thương chỉ cách nhau bởi một ranh giới rất mong manh. Còn có một chuyện khác nữa tôi muốn nói, rằng cho dù ta yêu thích hay căm ghét một điều gì thì hãy cẩn thận, có thể chính điều đó đang tiềm ẩn bên trong ta đó. Chính nó đã khuấy động tâm hồn mình để báo cho chúng ta biết sự có mặt của nó, ta không bao giờ có thể chôn sống nó hoàn toàn, luôn có cách để cho nó thoát ra.

Trong giấc mơ, cô gái mà tôi rất ghét đã cho tôi một cuốn sách, cuốn sách mà nó đã bị chôn vùi sâu dưới lòng đất như một kho báu rồi, vậy mà khi nhìn thấy nó tôi thậm chí không bớt ghét cô gái hơn mà còn ám chỉ rằng chính cô là thủ phạm đã chôn cuốn sách đó. Tôi nói với cô ta rằng chỉ có người đã chôn cuốn sách mới có khả năng tìm ra cuốn sách mà thôi. Đó cũng là câu nói mà chúng ta nên tự nói với chính mình, chỉ có chúng ta người tự chôn vùi hạnh phúc của mình mới là người có khả năng tìm thấy hạnh phúc của mình mà thôi. Đã có biết bao nhiêu lần chúng ta từ chối chính mình để sống cuộc đời mà người khác muốn rồi quay quắt tự hỏi ta sống cho điều gì?

Tôi nghĩ rằng viết là một phương pháp tự chữa lành nỗi đau rất tốt. Tôi nhận thấy những tư duy lai nhai của mình không còn hoặc còn cũng rất ít và nếu có tôi cũng không chạy theo nữa một khi tôi đã viết ra. Tôi hoàn toàn có thể lắc đầu cười khì khi một hình ảnh, một suy nghĩ nào đó mà tôi đã từng viết ra xuất hiện trở lại. Có thể nói viết chính là cách thức tống khứ bã tinh thần ra khỏi đầu óc khiến nó trong sạch và nhẹ nhàng hơn.

 

Quyên Quyên

(Đọc tiếp phần 2)

Thầy ơi, con xin lỗi

*Photo: Tina

 

Cấp 3, tôi có một người thầy dạy Lý, tôi xin lỗi, xa trường đã lâu, tên thầy thực sự tôi không thể nhớ. Nhưng dáng vẻ của thầy, buổi học hôm đó lẫn sự hối hận, mãi mãi tôi không bao giờ quên.

Thầy nhỏ con, và hiền lắm, hiền đến mức bị chúng tôi bắt nạt, không tôn trọng và vô lễ, thầy biết, tôi chắc là thầy biết, vậy mà thầy vẫn dạy, vẫn cười, vẫn cho chúng tôi gỡ điểm, vẫn để chúng tôi bắt nạt. Và sự hỗn láo của tôi lên đến đỉnh điểm vào buổi học hôm đó, những buổi học cuối cùng đời học sinh, cũng là những buổi dạy cuối trước khi thầy nghỉ hưu, khi thầy đang viết bảng, tôi và vài đứa bạn đã ném phấn vào thầy, và coi đó là trò tiêu khiển, mua vui cho cả lớp, và lần đó, nước mắt thầy đã rơi, lần đầu tiên thầy đã mắng.

Lý do để ghét thầy cô? Có hàng trăm hàng ngàn lý do. Khi trưởng thành hơn tôi nhận ra, tất cả chỉ là sự giả dối, tự huyễn hoặc bản thân hèn nhát và trốn chạy. Không. Tất cả là ở mình, do mình. Học tốt hay dở, không phải lỗi ở thầy cô. Nhưng tiếc rằng một thời gian khá lâu, tôi đã đổ lỗi cho những con người vĩ đại và nghĩ mình luôn là nạn nhân cần được thương hại. Để giờ đây khi nhận ra, đã quá trễ để gặp thầy và nói: “Em xin lỗi.”

Hãy bỏ qua những vấn nạn mà chỉ là hệ luỵ của hàng loạt bước đi sai lầm của cả một hệ thống lẫn lãnh đạo trong nhiều thập kỷ, một lần, hãy nhìn lại chính mình. Chúng ta, ai cũng đã, đang và sẽ có cơ hội thuyết trình trước đám đông. Và khi đó, bạn sẽ hiểu cảm giác của thầy cô trên bục giảng. Cái cảm giác sợ hãi khi thấy dưới hàng ghế khán giả đang có một bóng hình thân quen, với nụ cười nhếch mép đang chế giễu và chê bai bạn, người hiện tại, đang đứng trên bục và nói. Thật đáng sợ, phải không? Rất áp lực và căng thẳng. Cái cảm giác nóikhông ai nghe thật sự đâu dễ nuốt? Có người bị chê bai một lần mà đâm ra sợ hãi cả đời, vậy mà thầy cô, đã vì ai sợ mà bỏ chúng ta?

Chúng ta chê thầy cô không đủ trình độ lẫn kiến thức? Đúng, so với nước ngoài thì là vậy, nhưng bạn à, đem ao so với biển thì có khập khiễng quá không? Nhìn đi nhìn lại, ta nên thấy một điều chính thầy cô cũng chỉ được học đến thế, nên kiến thức cô thầy truyền cho ta cũng chỉ có vậy. Nếu muốn hơn, thầy cô đều biết phải học nữa, học tiếp và học nhiều nữa, nhưng nếu vậy, ai cho các thầy cô tiền ăn, tiền tiêu, tiền học? Ai gánh giùm thầy cô nỗi lo toan cơm áo gạo tiền? Một ngày có 24 giờ thôi, mình học về, ba mẹ nấu cơm nấu nước, chỉ việc ăn rồi học, còn thầy cô? Dạy về lại lo toan công việc gia đình, con cái, rồi soạn giáo án, chấm bài, làm báo cáo, lo các hoạt động chung của trường, việc nội ngoại và xã hội. Còn đâu thời gian mà thở chứ đừng nói thảnh thơi đầu óc để học thêm.

Mỗi lần nước ta cải cách giáo dục, thay đổi sách giáo khoa, ảnh hưởng đến mỗi chúng ta ư? Không, chính các thầy các cô cũng lo sốt vó, áp lực phải thay đổi hoàn toàn chương trình, nâng cao trình độ để kịp truyền đạt kiến thức cho học sinh, rồi phải thoả mãn bệnh thành tích mãn tính kinh niên của xã hội, rồi áp lực từ sếp và ngay từ chính đồng nghiệp đồng môn, tiền môn, hậu môn, áp lực từ già trẻ lớn bé, các bậc phụ huynh và ngay chính trong gia đình họ tộc. Với rất nhiều gánh nặng, trách nhiệm dồn lên vai, vậy mà thầy cô vẫn gánh.

Kể sơ sơ như vậy thì liệu chúng ta có xứng đáng để chê trách những người thầy không? Tất nhiên đừng để vài con sâu làm rầu nồi canh, còn chuyện cái tâm nghề nghiệp, nói thật, tâm ai cũng có, nhưng giữ được tâm, thì ít nhất cũng phải có lương đủ cho một mâm cơm tử tế. Bạn học được khi đói không? Tôi nghĩ thầy cô cũng vậy.

Càng lớn, tôi càng thấm thía những lời dạy của ông cha: “Không thầy đố mày làm nên” “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy…”

Tôi là kẻ vô ơn, và giờ nhận ra, muốn sửa sai, nói lời xin lỗi, đã quá muộn màng. Vậy nên, xin đừng như tôi. Ở đời, thật may mắn khi có một người thầy.

Mọi chuyện đều ở mình quyết định, do mình lựa chọn, không ai có thể bắt bạn làm gì nếu bạn không đồng ý. Mất rất nhiều thời gian để tôi nhận ra điều đó, nên bạn à, đừng hoang phí thời gian như tôi.

 

Baka

Triết Học Đường Phố đã thay đổi nhận thức của tôi như thế nào?

Photo: Sakarya Gazetesi | Bölgesel Gazete

 

Tại sao mình yêu thích và vào Triết Học Đường Phố hằng ngày?

Mình thích bức ảnh chú chuột này từng được đăng trên fanpage Triết Học Đường Phố bởi mình có cảm giác được dìu dắt từ thế hệ đi trước. Fanpage mình trước đây toàn đăng quotes. Và mới chuyển hướng hoàn toàn thành 90% là bài dài vào đầu năm 2014 (mặc cho văn hóa thức ăn nhanh – thích đọc status ngắn trên facebook). Vì mình tin một điều mà THĐP tin:

“Một phần lớn thế hệ trẻ đang bị cuốn theo “cơn lốc thông tin” cũng như sự dắt mũi của một bộ phận giới truyền thông thiếu đạo đức và liêm sỉ, đang “nhồi sọ” người đọc với những tin tức dạng “sốc, hiếp, giết” gọi là “giật tít” để kiếm tiền dựa trên sự thiếu hiểu biết của người khác. Không phải ngẫu nhiên đâu, về cơ bản báo chí họ hiểu con người chúng ta là những thành phần lười, mà thông tin của họ có quá nhiều nên phải dùng cách đó để lôi kéo lượng độc giả. Cũng không thể trách họ được, họ có quyền lựa chọn thông tin mang lại tiền cho họ trong vô số các thông tin. Chính chúng ta chứ không ai khác vừa là người gây ra, vừa là nạn nhân của vấn đề này.”

– Ngựa Hoang, Tủ rượu của người Việt vs. Tủ sách người Do Thái

“Ai có thể phủ nhận đó không phải là hậu quả của việc lười đọc sách và học hỏi? Hầu như trong mỗi người bình thường chúng ta cứ nhìn vào một quyển sách dày hay một bài viết chi chít chữ là đã ngán ngẩm không muốn cầm lên đọc tiếp rồi. Không biết nó hay hay dở, chỉ cần thấy nó dài là đã chán rồi.”

– Nguyễn Hương,  Người Việt ít đọc sách

“Chúng ta ưa đọc trích dẫn (quotes) hơn đọc toàn bài. Giống như món mì ăn liền, đã được người khác chế biến và dọn dẹp cho sạch sẽ, chỉ việc đổ nước vào và bê lên ăn. Đọc trích dẫn cũng vậy. Cũng được người khác tổng hợp, tìm kiếm và đưa lên cho. Không thể phủ nhận về ích lợi của quotes. Nhưng điểm bất lợi của việc chỉ đọc trích dẫn mà không tìm hiểu chi tiết cũng giống như chỉ hiểu cái chung mà bỏ qua cái riêng. Những cái hay của tác phẩm đôi khi không phải ở cái chung mà chính là cái diễn giải ý chung đó.”

– Đời Thừa, Về sự mất tập trung và thói quen ngại đọc dài

Và một lý do khác dẫn dắt mình vào Triết Học Đường Phố hằng ngày

Mình quyết tâm học hỏi và mang về điểm khác biệt đó từ đàn anh Triết Học Đường Phố về fanpage Awake Your Power. Cũng như THĐP, mình tin rằng chắc chắn bài viết dài sẽ mang lại nhiều hơn giá trị cho người đọc.

Và từ đầu năm 2014, 80% các bài viết trên fanpage đã là các bài dài và mang đến những giá trị thiết thực nhất cho fans. Vì mình cũng tin là: Lời khuyên để thành công nằm trong một câu quotes ư? Không có chuyện đó đâu.

Kết quả mang lại thật đáng kinh ngạc: Sau 4 tháng thì số lượng fans mới của fanpage mình gấp 2.5 lần số lượng fans góp nhặt trong suốt 4 năm (từ con số 17.063 lên đến 40.525).

Lý do có sự tăng fans đột biến như vậy là bởi vì hầu hết các bài viết dài này đều có tỉ lệ share/like lớn hơn 60%. Có bài share còn nhiều hơn like nữa. Thời gian đầu thì rất là chật vật vì dài dai dở, chẳng ai muốn đọc (fans quen với quotes rồi).

Khi viết chưa tốt thì mình thường hay đi góp nhặt ý tưởng cho bài viết trang mình, và trang web mình vào nhiều nhất là Triêt Học Đường Phố, thậm chí có 1 bài viết mà mình tổng hợp lại từ 2-3 bài viết trên THĐP để đăng về website của mình. Điển hình là bài viết vừa nêu trên. Nhiều khi cảm thấy bối rối và khó nghĩ: “Lỡ bên THĐP vào và thấy bài đăng của mình không ghi rõ nguồn thì sao?” Bài viết 3 phần thì tới 2 phần góp nhặt, 1 phần tự viết?” Rồi khi fans chia sẻ: “Cảm thấy web mình chưa chuyên nghiệp. Ít ra cũng ghi sưu tầm chứ.” Lúc đó mình cũng lơ, chưa thực sự nhận ra tầm quan trọng của việc ghi rõ nguồn trích dẫn.

Triết Học Đường Phố đã thức tỉnh tư duy của một người viết thiếu chuyên nghiệp ở mình như thế nào?

Nhận thức của mình về việc “sưu tầm” mới hoàn toàn thay đổi gần đây sau khi đọc bài viết của bạn Nguyễn Huỳnh Nhất Bảo.

Bài viết thực sự thức tỉnh nhận thức của 1 người viết thiếu chuyên nghiệp. Bạn Nhất Bảo đã chia sẻ: (1) “Sưu tầm” là ăn cướp (2) “Dường như những người đó xem việc ghi tên tác giả là một cái gì đó làm giảm giá trị con người họ?! Trong khi sự thật hoàn toàn ngược lại mà họ không hay!” Và kết lại bài viết là: “Tôi không quan tâm chuyện người ta ăn cắp ý tưởng của tôi… Điều tôi quan tâm là họ không có nổi ý tưởng của riêng họ.”

“Bạn nên ghi tên tác giả vào từng chương một, thậm chí là từng trang một trong tác phẩm của bạn, vì những người copy thường cắt tên tác giả ra, nếu bạn chỉ ghi ở đầu tác phẩm là mất trắng đấy!” – Nguyễn Huỳnh Nhất Bảo

Từ đó mình cảm thấy rất thích sự chuyên nghiệp của các admin ở đây. Chia sẻ thêm một chút mình là đồng tác giả của bài viết “5 điều khiến bạn đánh mất thời sinh viên tuyệt vời“.

 

Mình nghĩ là đã tham gia viết bài trong môi trường viết bài chuyên nghiệp như Triết Học Đường Phố thì có một số nguyên tắc mình cần tuân theo. Và mình rất xin lỗi admin và bạn đọc vì bài viết này chưa đạt được 2 nguyên tắc sau: 1. Đặt nguồn trích dẫn và 2. Một bài viết mới hoàn toàn.

1. Sáng nay mình viết mà chưa hoàn thành kỹ, còn một chỗ cần để vào trích dẫn tên tác giả: “Trên thế giới có hơn 7 tỷ người, những người có suy nghĩ tích cực và ý chí phấn đấu cố gắng sẽ xếp hàng đầu tiên và nhận được cơ hội để phát triển. Hãy hỏi mình rằng hôm nay mình đã làm được gì để khác với mình hôm qua, khác với những người xung quanh, để nhận được những thứ khác mà người khác mơ ước nhé.”

Vào lúc 2 giờ khuya lên xem bài viết đầu tiên của mình trên THĐP “150 km ý chí” được đăng chưa thì bất ngờ khi nhìn thấy bài thứ 2 lên fanpage like share rần rần rồi…

2. Điều thứ hai đây  không phải bài viết mới hoàn toàn. Bài viết được viết từ ngày 12/03/2013. Khi mới viết mình list ra tới 12 điều, sau đó cùng đứa em qua nhiều lần chỉnh sửa lại và cô đọng lại còn 8 điều và bây giờ là 5 điều. Bài viết trước đó cũng đã được đăng trên fanpage của 2 anh em quản lý và khá nhiều người ủng hộ  (bây giờ hơn 2368 shares rồi).

Sau này khi thực sự viết ra từ trải nghiệm của bản thân và tự một mình mình viết, tự mình lên ý tưởng thì lúc đó mình mới có quyền tự hào để tên mình là tác giả của bài viết, giống như bài viết 150km ý chí được đăng hôm qua.  Dù không nhiều like nhưng mình không cảm thấy bứt rứt. Còn bài viết này không hoàn toàn của chỉ một mình mình, 4573 likes và 2368 shares ở bài gốc nhưng đó là nhờ góp nhặt ý tưởng để viết.

Mình nghĩ đã tham gia vào môi trường viết bài chuyên nghiệp của các ngòi bút tự do ở THĐP thì phải theo những nguyên tắc của THĐP.

Chúc Triết Học Đường Phố ngày càng phát triển và giữ vững sự chuyên nghiệp. Tóm lại nãy giờ tất cả những gì minh muốn chia sẻ rút lại là: Mình muốn làm theo những nguyên tắc chuyên nghiệp của THĐP.

Và mình thích Triết Học Đường Phố về việc bảo về quyền tác giả, nên mình không muốn bài viết này ảnh hưởng đến sự chuyên nghiệp đó, mình yêu Triết Học Đường Phố vì cái cách THĐP thay đổi nhận thức của mình, không chỉ ở riêng vấn đề “sưu tầm”.

 

Tolamon

7 dấu hiệu để tin tưởng một người và được người tin tưởng

*Art Work:  Jeff Christensen

 

Học cách đặt niềm tin vào người khác tùy vào hoàn cảnh, mức độ rủi ro và sự đáng tin cậy (tính cách và năng lực) của họ là một điều cần trải nghiệm và là cả một nghệ thuật.

“Nhiều người hỏi tôi nhờ đâu tôi có được hứng thú và nhiệt tâm để làm được những thành quả như thế. Tôi trả lời: “Vì cha tôi đã cư xử với tôi theo một quan điểm triệt để: Đó là ông ấy đặt niềm tin ở tôi.” Tôi đã bị niềm tin ấy thuyết phục và phải giữ niềm tin ấy đến cùng. Ông ấy tin ở tôi. Nhờ đó, tôi biết đặt niềm tin vào người khác và mọi thứ trong cuộc sống của tôi suôn sẻ hơn rất nhiều.” – Robert Galvin Jr. (Cựu CEO Motorola)

Những chia sẻ của cựu CEO tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu được tại sao biết cách đặt niềm tin lại giúp mọi thứ trong cuộc sống trở nên suôn sẻ? Bây giờ, chúng ta cùng nhau đi tìm câu trả lời nhé.

Khi sự tin tưởng ở mức cao sẽ tạo ra giao tiếp thân ái, cởi mở mọi thứ suôn sẻ, hiệu quả, sáng tạo và say mê, ta xem sai lầm là cơ hội học hỏi và nhanh chóng bỏ qua. Ta vui vẻ, lạc quan, tập trung tìm kiếm và tận dụng thế mạnh của nhau. Nhưng ngược lại khi sự tin tưởng ở mức thấp sẽ tạo ra sự lạnh nhạt, thái độ thù địch (đổ lỗi, chỉ trích), giao tiếp giữ kẽ, thận trọng, miễn cưỡng chia sẻ, nghi ngờ về động cơ và thường xuyên lo lắng, nghi ngờ, bới lông tìm vết, soi mói và tạo ra hiểu lầm thường xuyên, thậm chí dễ dẫn đến giao tiếp căng thẳng, và vấn đề ko được xử lý dứt điểm.

Vậy làm thế nào để tạo ra sự tin tưởng trong những mối quan hệ của bạn?

Đã là một mối quan hệ thì sự tin tưởng phải đến từ hai chiều. Đầu tiên bạn cần là người đáng tin. Khi đó bạn sẽ hút về phía mình những người đáng tin và có trực cảm để biết được ai đó có đáng tin hay không… để tránh xa.

Dưới đây là 7 dấu hiệu để tin tưởng một người và được người tin tưởng (khi bạn nhìn thấy những điều sau ở họ, bạn có thể tin tưởng họ. Ngược lại, bạn cũng được tin tưởng nếu thực hiện những điều dưới đây).

Hãy nhớ, bạn cần trở thành một người đáng tin trước

1. Nói đi đôi với làm: Thường xuyên đặt ra và thực hiện quyết tâm những cam kết, nhưng đừng đưa ra quá nhiều vì bạn sẽ không thực hiện được hết. Cam kết nên được đưa ra từ sự khiêm tốn, dựa trên lợi ích tập thể chứ không phải từ sự sĩ diện

2. Nói thẳng: Nói để mọi người biết lập trường, không bóp méo hay nói tránh sự thật.

3. Không nói xấu người khác sau lưng và bảo vệ những người không có mặt. Ghi nhận công lao của người khác. Nói về người khác như thể họ có mặt ở đó.

4. Luôn nói rõ ý định, mục đích, và mục đích đó không chỉ phục vụ lợi ích riêng mình.

5. Phấn đấu tạo ra kết quả và hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn. Không hứa hẹn nhiều và thực hiện ít. Không biện minh khi không tạo được thành quả. Không đổ lỗi và dám chịu trách nhiệm khi thất bại. Hành động minh bạch và sửa chữa sai lầm, nhanh chóng xin lỗi và cố gắng chuộc lỗi, đền bù tổn thất mình gây ra.

6. Sự cởi mở: Luôn lắng nghe trước, nói sau. Lắng nghe và thấu hiểu và nghiêm túc xem xét quan điểm và sẵn sàng tiếp thu nguyên tắc/lối tư duy mới.

Và cuối cùng điều thứ 7 có lẽ là điều khó nhất: Luôn biểu hiện khuynh hướng đặt niềm tin vào người bạn thực sự tin cậy, và đặt niềm tin “có điều kiện” đối với những người chưa thực sự tin. Vì điều này rất quan trọng nên mình xin nhắc lại một lần nữa: Khi bạn chưa là một người đáng tin thì bạn cũng sẽ có hay có biểu hiện nghi ngờ và gặp khó khăn khi đặt niềm tin vào người khác (suy bụng ta ra bụng người). Bạn sẽ biết cách đặt niềm tin vào một ai đó khi bạn hiểu rõ như thế nào là một người đáng tin, đâu là những thói quen và biểu hiện của một người đáng tin là gì. Muốn biết rõ điều đó, bạn cần trở thành một người đáng tin.

Thay cho lời kết: Sự tin tưởng hình thành dựa trên 3 yếu tố cốt lõi:

  1. Tính cách chính trực: Không có sự khác biệt giữa ý định và hành vi, họ là một thể duy nhất giữa lời nói và hành động, họ khiêm tốn và chỉ quan tâm đến hành động đúng hơn là chứng tỏ mình đúng.
  2. Ý định: Sự tin tưởng sẽ cao nếu động cơ của bạn ngay thẳng và đặt trên lợi ích chung. Người có ý định tốt họ quan tâm nhiều đến việc xây dựng tập thể hơn là đề cao bản thân, đề cao sự đóng góp của mọi người hơn là được mọi người công nhận.
  3. Năng lực và những kết quả LÀM ĐƯỢC khi ta đã hứa hẹn.

Và đừng quên chia sẻ bài viết này như một lời nhắn nhủ đến ai đó trong friend list hay chỉ đơn giản bạn muốn nhắn nhủ với chính mình: Tôi sẽ trở nên đáng tin trước.

 

Tolamon

Đừng bắt thỏ sang sông, đừng bắt rùa chạy bộ!

*Photo: TIO

 

“Điều thú vị là thường thì mọi người hay ngưỡng mộ một tính cách, thành quả của một người nào đó, nhưng họ không biết rằng đâu đó cũng có một người ngưỡng mộ họ, thậm chí chính là người họ ngưỡng mộ.”

Dùng một câu chuyện có vẻ khá quen thuộc với cư dân mạng, một phiên bản Rùa và Thỏ của CEO Coca Cola, tuy nhiên cái tôi hướng đến không phải là kinh nghiệm kinh doanh, mà là 2 thứ khác: THẾ MẠNH và ĐỒNG ĐỘI. Tôi xin lượt qua phần “đúc kết kinh nghiệm và bài học” của một vài cộng đồng báo mạng, chỉ giữ lại phiên bản câu chuyện, tôi tin không khó để nhận ra những bài học riêng cho mình.

* * *

Đây là một câu chuyện có vẻ quen thuộc với chúng ta nhưng được mở rộng bởi CEO (Chief Executives Officer) của Coca Cola – ông Roberto Goizueta như sau:

Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như bắn và chạy thụt mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, dành chiến thắng. Thỏ giật mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua.

Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục phát triển thêm:

Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì rùa không thể nào có cửa hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.

Nhưng câu chuyện cũng không dừng lại ớ đây.

Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và rồi thách thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về đường đua.

Thỏ đồng ý. Họ bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích đến lại còn đến 2km nữa ở bên kia sông! Thỏ dành ngồi xuống và tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua.

Câu chuyện vẫn chưa dừng lại.

Đến đây, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng có lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội. Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.

* * *

Đây vốn là một câu chuyện nêu lên những bài học, chiến lược của Coca vào những năm 1980, có điều tôi xin nêu một vài bài học khác của chính bản thân mình.

+ Thứ 1: Mỗi người đều có sở trường, sở đoản, thật buồn cười khi tập trung vào sở trưởng của người khác và tự ti về mình, nếu vậy thì chắc các nhà nghiên cứu đã phải tự ti lắm khi nhìn các diễn giả dẫn dắt khán phòng, nếu họ tập trung vào lĩnh vực diễn thuyết. Tất nhiên không phải quên luôn sở đoản của mình nếu thực sự bạn muốn phát triển nó, nhưng nhớ, bạn có nhiều điều đáng yêu và đáng nể hơn bạn nghĩ đó, rèn luyện với một phong thái thoải mái, tự tin sẽ giúp bạn uốn nắn sở đoản nhanh hơn nhiều.

“Không tin vào chính mình – tức là bạn đã thất bại một nửa trước khi bắt đầu.” – Khuyết danh

+ Thứ 2: Thường thì mọi người thích tập trung vào những thứ mình chưa làm được và coi mình như một kẻ thất bại, một học sinh mọt sách hâm mộ những đứa bạn có tài ăn nói, làm trò, trong khi cậu ta không biết đứa bạn đó lại hâm mộ những con điểm của mọt sách, vậy đó. Và nếu bạn tin mình là một kẻ thất bại, thì khi hợp tác với người khác, bạn chỉ có thể cảm thấy mình là một gánh nặng mà thôi, trong khi giá trị của bạn “nặng” hơn rất nhiều, bạn của tôi à.

+ Thứ 3: Đây là điều thú vị nhất tôi rút ra được, nếu 2 điều trên nói về thế mạnh của bản thân, thì điều thứ 3 này là sức mạnh của những đồng đội. Dễ dàng thấy được trong câu chuyện cuối cùng, khi dùng những sở trường của nhau để bù đắp những sở đoản, và tập trung phát triển những thứ mình giỏi nhất chứ không phải chạy theo thế mạnh của kẻ khác, điều kỳ diệu đã xảy ra.

  • Họ đạt được kết quả nhanh hơn rất nhiều so với việc làm một mình.
  • Họ được chơi những cuộc chơi mà trước đó, nếu làm một mình, họ không được phép bước vào.

Trước khi bắt tay nhau, Thỏ chỉ có thể ngậm cỏ, tò mò nhìn phía bên kia sông, không biết bên kia có cái gì, chỉ mong có một ngày mọc cánh bay qua mà thôi, còn Rùa chỉ có thể vừa đi vừa than thở, không biết bò đến chết có thể vượt ra khỏi phạm vi khu rừng khổng lồ này không nữa, với tốc độ chỉ hơn ốc sên của mình. Tôi tin là với một mục tiêu chung, nếu chung ta có thể tận dụng sở trường của nhau, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng rất nhiều. Sẽ thật buồn cười nếu bắt một anh chàng IT đứng trước hội trường cả trăm người để chia sẻ về chương trình sắp tới của nhóm thay vì để anh ta tập trung thiết kế poster, banner.

“Nếu muốn đi thật nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi thật xa, hãy đi cùng nhau.” – Warren Buffett

Kết:

Nếu đã đọc đến tận đây, giúp tôi, và giúp chính các bạn trả lời 2 câu hỏi:

  1. Bạn đã thực sự biết thế mạnh của mình là gì chưa? Bạn có dành thời gian để phát triển nó thay vì tập trung vào thế mạnh của người khác không?
  2. Bạn có được những người đồng đội tuyệt vời chưa?

Nếu trả lời được cả 2 câu hỏi trên, thì xin chúc mừng, tôi tin rằng bạn đã đi được một nửa chặng đường tiến đến thành công rồi đấy, bạn của tôi à. Nếu chưa có, lấy giấy bút ra thử rà lại trong quá khứ, qua những lời nhận xét của bạn bè xem mình thực sự mạnh những điểm nào, nếu cần có thể đi hỏi từng đứa bạn biết rất rõ về bạn thử xem. Và, nhấc cái mông lên, lao ra ngoài, kết bạn, tìm kiếm những người đồng hành đi nào, nếu bạn không muốn đi một mình, biết đâu bằng một cái duyên nào đó, có ngày chúng ta sẽ đồng hành với nhau thì sao?

 

Black Eagle

Khi một xã hội mất niềm tin cũng là khi xã hội sắp suy tàn

Featured image: Wiki Commons

 

Tôi phát hiện một điều thú vị: nhiều người trong ngành y tế có vẻ rất [nói theo tiếng Anh là] emotional. Khi bị báo chí tấn công hay chỉ trích, họ giận dỗi và trách giới báo chí và công chúng không hiểu việc làm rất cực khổ và rất khó khăn của họ, không cảm thông được những áp lực mà họ phải đương đầu hàng ngày, vân vân và vân vân. Thú thật các bạn, đọc những câu chữ kiểu đó tôi chỉ biết phì cười. Phì cười là vì phản ứng như thế có vẻ quá thấp, và [xin lỗi trước các bạn] quá trẻ con.

Ở nước ngoài, những người phê phán ngành y nhiều nhất và nặng nề nhất là người trong ngành y. Chính người trong ngành chỉ ra những sai lầm y khoa dẫn đến chết người. Chính người trong ngành chỉ ra tình trạng vi phạm y đức và dẫn đến cải tiến như chúng ta thấy ngày hôm nay. Chính người trong ngành chỉ ra những bất cập trong bệnh viện và những cái chết có thể ngăn ngừa được. Thế nhưng chẳng ai biện minh hay giận dỗi; tất cả đều bình thản nhìn vào sự thật để khắc phục vấn đề. Tôi nghĩ thái độ của họ thể hiện một sự trưởng thành.

Tôi nghĩ là người trưởng thành và chuyên gia, mình phải đủ khả năng tinh thần (mental capacity) để ứng phó với những chỉ trích. Nếu họ chỉ trích sai, mình giải thích. Nếu họ chỉ trích đúng, mình nên ghi nhận và cám ơn. Không cần phải biện minh công việc mình là khó khăn, vì công việc nào nếu làm cho có chất lượng mà chẳng khó khăn?! Không nên nói theo kiểu giận dỗi rằng nếu không có y bác sĩ thì ai chăm lo sức khoẻ cho dân, vì ông bà ta có câu “không mợ thì chợ vẫn đông”. Trong một xã hội, mỗi người làm một việc, và đó là phân công bình thường và cũng là một khế ước xã hội. Những tự đánh giá mình quá cao và ảo tưởng về mình chỉ là ảo tưởng mà thôi. Đừng bao giờ nghĩ mình “học giỏi” và tự ban phát cái quyền có tiền nhiều vì nó quá hài hước và ấu trĩ. Đừng bao giờ tự xem mình là bề trên của thiên hạ và ở vai trò ban phát ơn cho đám đông vừa nghèo vừa dốt. Nghĩ như thế thì đừng nên làm nghề y, và thật ra, đừng làm bất cứ ngành nghề nào cả trong xã hội.

Nhìn chung, tôi nghĩ vấn đề lớn nhất của ngành y là sự thiếu niềm tin. Thật ra, phải nói là mất niềm tin thì đúng hơn. Tuy ở mức độ cá nhân, người bệnh vẫn kính trọng và biết ơn bác sĩ, nhưng ở mức độ cộng đồng thì ít ai còn tin vào ngành y tế VN. Những cái chết sau khi tiêm vaccine là rất nhức nhối nhưng chưa bao giờ có câu trả lời thoả đáng. Những “bệnh lạ”, sau hàng chục thậm chí hàng trăm, điều tra và nghiên cứu vẫn chẳng đi đến đâu. Những lừa dối trong khoa học, những vụ mua bằng và “chạy” học hàm, thêm cái “văn hoá phong bì” làm cho tình hình càng nhếch nhác. Đỉnh điểm của tình trạng nhếch nhác là vụ bác sĩ vứt xác bệnh nhân, dù chỉ là một trường hợp hi hữu, nhưng nó xảy ra sau hàng triệu bê bối khác thì cũng đủ người dân mất niềm tin. Sự mất niềm tin sẽ còn mãi mãi khi vấn đề y đức vẫn còn nóng. Thử hỏi chất lượng dịch vụ, thậm chí sinh mạng của bệnh nhân tuỳ thuộc vào cái túi của bệnh nhân có bao nhiêu tiền, thì ai còn dám tin vào y bác sĩ?  Thêm vào đó là những phát biểu của các quan chức y tế làm cho người dân khó hiểu. Cứ mỗi lần các quan chức phát biểu là mỗi lần sóng dư luận lại nổi lên. Đừng trách giới báo chí, mà hãy nhìn lại mình, nhìn lại ngành mình đã làm gì để người ta mất niềm tin.

Mặc cho vài người trong giới y tế khẳng định một cách tự tin rằng các chuyên gia VN chẳng kém ai trên thế giới, người có điều kiện vẫn sang các nước trong vùng điều trị. Các quan chức ngành y khi đọc diễn văn cũng ca ngợi những thành tựu và tài năng tuyệt vời của đồng nghiệp, nhưng khi có bệnh họ cũng bỏ VN sang các nước trong vùng hay thậm chí Mĩ để điều trị. Tại sao vậy? Tôi nghĩ tại vì mất niềm tin. Ở mức độ cá nhân có thể — chỉ có thể thôi — chuyên gia VN chẳng kém ai, nhưng người ta nhìn vào là nhìn tổng thể, và cái bức tranh tổng thể nhếch nhác chẳng thuyết phục được ai. Anh có thể tự hào tuyên bố rằng anh đã thành công trong việc dùng stem cell để điều trị ung thư, nhưng người ta chỉ nhìn vào những bệnh nhân la liệt trong bệnh viện và những việc cơ bản như nhiễm trùng trong bệnh viện còn chưa kiểm soát được, thì lời tuyên bố đó chỉ có tác dụng làm câu chuyện tiếu lâm cho giới chuyên môn mà thôi. Trước mặt họ khen anh đấy, nhưng trong buổi dạ tiệc bên li rượu đỏ thì họ biến câu chuyện đó thành chuyện cười.

Thật ra, chẳng riêng gì ngành y tế, cả xã hội đều mất niềm tin vào nhiều ngành nghề khác. Vì mất niềm tin vào ngành giáo dục, nên người có điều kiện gửi con ra nước ngoài học. Các quan chức cao cấp cũng gửi con ra nước ngoài học. Điều thú vị là “nước ngoài” ở đây là Mĩ và phương Tây, cái thế giới mà đảng và Nhà nước VN không ưa. Người dân cũng mất niềm tin vào cảnh sát từ lâu. Cao hơn là giới chính khách cũng chẳng còn tạo được niềm tin từ người dân, vì họ nhìn vào và nghĩ đến mua quan bán chức chứ không phải do thực tài. Người dân cũng mất niềm tin vào giới thương gia, những người mà họ xem là tiếp tay cho thương gia Tàu để trục lợi và giết người Việt một cách dần dần. Nhưng người dân là ai? Họ cũng chính là chính khách, là người làm trong ngành y tế, giáo dục, cảnh sát, thương gia, v.v. Do đó, nói người dân mất niềm tin chính là nói họ đã mất niềm tin vào chính họ và những người chung quanh.

Ts Vũ Minh Khương trong bài “Chặt cầu để tiến lên” (hình như đã bị rút khỏi Tuần Việt Nam) có liệt kê vài tiêu chí của một xã hội suy tàn:

“Tầm nhìn: Bị che mờ bởi hào quang quá khứ và sự lú lẫn của tư duy cũ được gia cường bởi lợi ích cá nhân và phe nhóm. Chiến lược: Mơ hồ; chủ yếu xoay sở để giữ ổn định bằng cách gia cường các chốt hãm tạo bởi những định đề có từ quá khứ. Phong cách lãnh đạo: Sự vụ, đối phó, né tránh sự thật. Văn hóa tổ chức: Mọi người, dù là có chức vụ cao đều thấy không có quyền lực. Trong đáy lòng, thực tế không còn những giá trị thiêng liêng để tôn thờ. Ngậm miệng ăn tiền. Hệ thống không ghi nhận đóng góp hay qui trách nhiệm cho các nhân về mỗi nỗ lực thực hiện. Vận hành của hệ thống: Thụ động, thúc thủ, thậm chí tê liệt (trên bảo dưới không nghe). Hệ thống thông tin: Mập mờ, sai lệch, thậm chí bị ém nhẹm, dấu diếm. Sử dụng nguồn lực: Phung phí, dàn trải. Luôn cảm thấy thiếu hụt tài chính và nguồn lực vật chất; trong khi coi thường giá trị con người. Vô thức trong việc lãng phí tài nguyên và vay nợ nước ngoài.”

 

Các bạn có thể xem những tiêu chí của Ts Vũ Minh Khương và đối chiếu với tình hình thực tế ở VN hiện nay thì sẽ có một kết luận cho riêng mình. Tôi muốn thêm tiêu chí khác là sự mất niềm tin. Khi một xã hội mất niềm tin cũng là khi xã hội sắp suy tàn.

 

Nguyen Tuan

Bạn trả cho mình bao nhiêu, mỗi ngày?

 *Photo: John Curley

 

Tôi thích những con số, bởi nó trần trụi và khách quan nhất, đủ để khiến người ta nhận ra nhiều điều. À, tôi không phải là kẻ “cuồng tiền”, thích dùng tiền để đánh giá mọi thứ đâu, chỉ là nó có thể hỗ trợ tôi chia sẻ được những điều tôi muốn chia sẻ thôi.

Đầu tiên, hãy trả lời tôi câu hỏi này: “Bạn xứng đáng được trả bao nhiêu tiền trong vòng 10 năm tiếp theo?”

Và khi trả lời nó, xin hãy thực sự nghiêm túc bởi nó là mục tiêu cá nhân của riêng bạn, có thể rất lớn, có thể rất nhỏ, không sao cả, mục tiêu là của mỗi người mà. Mà khoan, đừng nghĩ nhiều về ngành nghề sau này của mình, đừng nghĩ về khả năng, về gì cả, chỉ đơn giản, bạn tin là mình xứng đáng có được bao nhiêu tiền trong 10 năm tiếp theo, vậy thôi.

Khi thầy tôi, cũng là một người anh đáng kính trọng hỏi tôi câu này trong khóa học của anh, tôi do dự một lúc, và ghi vào trong giấy 1 triệu đô. Có thể bạn cười tôi ngây ngô, bảo tôi sẽ không làm được, làm sao kiếm được 1 triệu đô trong vòng 10 năm được chứ, đó chỉ là trò chơi của những kẻ quái thai, không giống người mà thôi. Nhưng tôi biết trong những người tôi tiếp xúc, có những người làm được điều đó, trước khi họ 30 tuổi, người anh trước mặt tôi là một ví dụ. Tôi nghĩ đơn giản, nếu họ làm được, thì biết đâu mình cũng có thể làm được. Quan trọng không phải là sau 10 năm tôi sẽ có 1 triệu đô hay vài trăm ngàn, mà quan trọng là tôi có một mục tiêu để phấn đấu, và tôi biết, mình sẽ trả cho mình bao nhiêu tiền, mỗi giờ.

Lấy tỷ giá của hôm nay, 1$ = 21.000 vnđ, tức là 1.000.000$ = 21 tỷ. Nếu lấy 10 năm = 3650 ngày = 87600 giờ thì kể từ bây giờ, trung bình 1 giờ của tôi, tính cả đi ngủ là 240.000 vnđ, nếu bỏ đi 1 ngày 7 tiếng ngủ, thì mỗi 1 giờ tôi đi học, đi làm, đi chơi, đi cafe cùng bạn bè, nghe nhạc, v…v… trung bình là 338.000 vnđ.

Nếu mục tiêu của bạn là kiếm được 1 tỷ sau 10 năm (kể cả trong quá trình làm, bạn chi tiêu nhưng tổng số tiền bạn từng kiếm được là 1 tỷ) thì mỗi một ngày của bạn, trừ thời gian ngủ ra đáng giá 386.000 vnđ, bất kể bạn là ai, đang làm gì, có là sinh viên la cà quán cafe hay là người đang đi làm. Nếu tham vọng bạn lớn hơn, thì mỗi một ngày của bạn đáng giá nhiều hơn nữa đấy.

Vậy câu hỏi đặt ra là, bạn đã làm gì mỗi ngày với cái giá chính bạn trả cho mình?

Bạn của tôi ơi, nếu bạn là một sinh viên, tôi mong bạn càng nghiêm túc với mỗi một ngày của mình hơn. Sự thật là dù bạn có học giỏi đến đâu, cố gắng cặm cụi đến đâu thì đi học, chỉ tốn tiền chứ không kiếm được tiền đâu, đây là giai đoạn mà mọi người thường gọi là “đầu tư”, là lúc mà bạn phải bỏ thời gian, tiền bạc, công sức ra để phát triển bản thân mình, tăng thêm kiến thức, xây dựng, củng cố mạng lưới quan hệ của mình để trong tương lai, bạn đi được nhanh hơn và xa hơn. Mỗi một ngày bạn không kiếm được vài trăm ngàn tức là trong tương lai, bạn phải làm nhiều hơn để bù lại, nếu bạn thực sự nghiêm túc với mục tiêu của mình.

Thật ra ai cũng muốn thành công, ai cũng muốn đạt được giấc mơ của mình, nhưng bao nhiêu người thực sự đạt được điều đó? Bạn nhìn thấy bao nhiêu người chung quanh mình đã từ bỏ những giấc mơ để rồi cứ “trôi” trong cuộc sống mỗi ngày, không biết ngày mai ra sao, và thực ra họ cũng chẳng muốn biết nữa, họ từ bỏ rồi. Bạn của tôi ơi, bạn có tự tin là trong tương lai, bạn sẽ tốt hơn những người đó không? Sẽ không bị cuộc sống đưa đẩy, giết chết những giấc mơ và sống một cuộc sống tầm thường chỉ vì mình không đủ mạnh mẽ, khôn khéo để chèo lái cuộc chơi của bản thân?

Mỗi một lần bạn bỏ cuộc, nhượng bộ với cái lười, cái khổ, cái thất bại, thì người mà bạn đánh mất lòng tin nhất không phải là những người chung quanh, mà là chính bản thân mình đấy. Bạn sẽ không còn tin về một tương lai đẹp, về những khả năng của mình, về những thứ mình có thể đạt được nữa. Và nếu ngay cả chính bạn còn không tin vào mình thì ai mà tin vào nó đây? Hiện tại là hệ quả của những gì bạn đã làm, đã lựa chọn trong quá khứ, còn tương lai là hệ quả của những gì bạn làm trong hiện tại, nếu mỗi một ngày là một sự lười biếng, chán chường, không mục tiêu, không năng lượng, không trải nghiệm, không tiến bộ, chẳng có gì cả, thì sao bạn nghĩ là mình sẽ có một tương lai tốt đẹp?

Thầy tôi dạy tôi một câu rất hay: “Mỗi người phải có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình, và họ có cái quyền đó.” 

Tôi cũng không đứng đây để hô hào, mỗi một ngày tôi đều cố gắng sao cho đáng với những mục tiêu của bản thân, tôi cũng không có quyền can thiệp vào cuộc sống của mỗi người, nhưng thật may mắn cho tôi nếu bài viết này giúp bạn được một phần nào để tự “định giá” cho bản thân, khiến mỗi ngày trôi qua ý nghĩa hơn, hào hứng và quyết liệt hơn, bớt lười biếng hơn được phần nào thì tốt biết bao.

Bạn của tôi ơi, bạn trả cho chính mình bao nhiêu, mỗi ngày?

 

Black Eagle

Tôn giáo – Những con đường

Photo: Cht

 

Chuyện kể có một thành phố ở cách biệt ở trên một ngọn núi cao, đường đi xa xôi hiểm trở, trên núi có một cửa hàng nhỏ bán sữa tươi cho dân trong phố. Dưới chân núi là những nông trại chăn nuôi bò lấy sữa mỗi ngày, vắt sữa đến giữa trưa là xong. Nhưng lên núi thì có nhiều đường lắm, đi thẳng một mạch thì sẽ chỉ mất vài giờ đồng hồ nhưng  là con đường gồ ghề đầy đá cuội chưa kể dốc rất cao, sữa sẽ chòng chành đổ mất. Đi quanh núi phải mất nửa ngày lên tới đỉnh núi thì trời tối cửa hàng đóng phải đợi sáng hôm sau, sữa sẽ không tươi nữa. Đi băng rừng thì nhiều cây dại lại dễ bị lạc… Còn mà không đi thì ngồi ôm mớ sữa cho tới khi hỏng. Nhưng khi đến giao sữa, chẳng người nào hỏi “anh đi đường nào để đem sữa lên núi vậy?” mà chỉ chú tâm xem sữa còn bao nhiêu lít, có còn tươi hay không.

Câu chuyện này tôi đã được nghe kể từ khi tôi đang đi học giáo lý ở nhà thờ. Vâng tôi là một người Công giáo, nhưng đi đường nào để lên núi không quan trọng bằng việc trong tay còn bao nhiêu lít sữa thành phẩm tươi mới.

Tôn giáo có lẽ là một vấn đề nhạy cảm – nó cùng với sắc tộc là hai chủ đề dễ sinh ra mâu thuẫn. Có lý giải cho rằng nó nhạy cảm vì nó động chạm vào tâm linh, những thứ khó mà giải thích bằng lời, mà khi không dùng lời được thì phải xông vào ra tay ra chân cho nhanh. Có dân tộc nào tự nhận mình là hạ đẳng không hay ai cũng nhận tôi là thượng đẳng, anh thượng đẳng chắc chắn những người còn lại hạ đẳng và thế là đánh nhau xem ai hạ đẳng. Lại có người bảo tôn giáo mở trí cho người khác, tôi đã làm việc tốt là mở trí cho anh mà anh cứ ngu muội đáng bị đánh đáng bị nguyền rủa. Đối lại bên kia tự dưng bị bảo ngu muội thì máu nóng nổi lên và cự cãi, anh lấy gì bảo tôi ngu muội anh mới là ngu muội ngốc xuẩn. Xưa thì có thánh chiến – một dạng chiến tranh vì tôn giáo, nay thì có chiến tranh tôn giáo trên mạng đả kích bôi nhọ người khác không quên tôn mình lên.

– Cưới người đạo Chúa là phải theo đạo, hà khắc bắt ép người khác theo đạo. Không được, đạo này quá xấu.

– Cưới đạo Phật là ma chay cúng giỗ suốt nhá con, lạy lục mệt nghỉ luôn. Mà đấy, đọc kinh râm ran có hiểu mình đang đọc gì đâu. Quá mệt, theo làm gì?

– Đạo Hồi là lũ sát nhân, toàn khủng bố giết người không gớm tay. Tránh xa tụi Hồi giáo ra.

– Tin lành cứ dụ dỗ người ta theo đạo cứ tới gần là dụ hà, đừng có chơi với nó nha không nó dụ vào đạo là mất linh hồn à.

– Đạo Ấn ba phải, ai cũng thờ mà toàn thờ thần gì đẩu gì đâu, vớ vẩn hết sức.

[…] Và chắc còn rất nhiều lý luận vẫn văng vẳng bên tai khi nói về đạo. Cha mẹ mong muốn con cái theo đúng đạo của mình và tự hào vì điều đó, họ bảo bọc kể cả ngăn cấm con mình trong hàng rào của chính đạo mình mà thôi không quên bồi thêm vài điều khủng khiếp về đạo khác. Còn nhớ ngày trước nhà thờ chỗ tôi có một người gia đình là Phật giáo nhiều đời nhưng  sau bỏ đạo Phật theo đạo Chúa và sau làm linh mục. Chắc chắn với nhiều người đó là một chiến thắng hiển hách với người Công giáo khi bắt được một người đầy quá khứ sang phe ta, họ ra sức ca ngợi và cũng ra sức nói rằng đây mới là người có đầu óc hơn người khác; ngầm định mấy người bên kia ngu muội và không có đầu óc.

Với bên gia đình kia tôi không rõ nhưng có lẽ nếu là tôi thì tôi từ mặt luôn, con cái gì đi ngược hẳn với truyền thống gia đình thế có ức không, chưa kể với đứa con như thế thì mặt mũi tôi sẽ để vào đâu khi gặp họ hàng bà con. Chuyện cải đạo rồi đi tu có lẽ hiếm nhưng chuyện lấy chồng lấy vợ rồi theo đạo thì chắc chuyện như cơm bữa, nhiều nhà mất cái đế lư hương cũng vì chuyện này. Thế cho nên tôi cũng không thấy lạ khi một số người vẫn bảo “đạo Chúa bắt cải đạo còn đạo Phật có bắt ai cải đạo mới được cưới đâu”, có lẽ là không bắt nhưng rất nhiều rất nhiều người tôi quen lấy chồng và sau đó vắng bóng hẳn trong các nhà thờ có chăng chỉ noel mới đi và vừa đi vừa ngáp.

Với tôi, đạo nào cũng được miễn sống tốt là đủ. Câu này nghe có vẻ ba phải nhưng dù nó ba phải cũng phải công nhận nó đúng. Cách đây vài bữa khi phải đi bộ một chặng đường dài, có người kể tôi nghe rằng bạn của cô ấy yêu anh người Công giáo bởi anh ấy “là Công giáo thì chung thủy lắm, một vợ một chồng mà” nhưng kết cục là cô bạn đấy bị lừa cả tình cả tiền. Lại cách đây cũng lâu khi đi làm đồng nghiệp tôi bảo bà chị chồng là một người sùng đạo, lễ Phật ăn chay như thật mà sao về nhà hà khắc đâm bị thóc chọc bị gạo, chưa kể buôn bán thì chặt chém người ta vậy. “Chị hỏi em, đi chùa cho lắm chi không biết…” Người ta hay đánh giá đạo dựa vào những người theo đạo, còn những người theo đạo lại tưởng Chúa/Phật/Alla đánh giá mình bằng việc mình đi lễ/cúng dường/thánh chiến.

Yêu thương, chia sẻ cho người khác, biết dừng đúng lúc, biết cảm thông, biết yêu người-yêu mình để tạo dựng xã hội tốt đẹp hơn đó là cùng đích, là những lít sữa tươi mới. Đạo chỉ là những con đường dẫn đến cùng đích đó hiển nhiên biết đường sẽ đi nhanh hơn và đỡ thương đau hơn những người phải đạp gai lội suối băng rừng. Nhưng không hẳn ai biết đường cũng đến đích nhanh hơn, có những người cố tình hái hoa bắt bướm bên đường dù biết cứ đi thẳng sẽ tới, có người nhìn thấy khó khăn là quẹo ngay khúc đường khác bởi họ chỉ biết hiện tại lối rẽ đấy tốt còn về lâu về dài nó tốt không tôi chẳng quan tâm.

Cuộc sống này độc ác bởi con đường sự sống mỗi người chỉ được đi đúng một lần và hành trình bắt đầu bởi tiếng khóc kết thúc trong tro bụi. Mỗi người chọn một con đường cho mình và những quyển sách kinh, kinh Phật, Coran… đều là những cuốn lonely planet giúp người ta không bỡ ngỡ, không bị lạc khi đến một nơi xa lạ, tiếp xúc với môi trường mới. Nhưng bạn không thể buộc du khách nào cũng phải cầm theo cuốn lonely planet.

Với những người giỏi xoay chuyển và có tài thì không cần sách hướng dẫn, “đường đi luôn nằm dưới chân ta”. Nhưng với những người nhát đảm thì họ cần kim chỉ nam, cần những kinh nghiệm của người khác để đi không lạc. Tuy không phải ai đi theo sách cũng là nhát đảm, có những người muốn khám phá từ những kinh nghiệm của người khác. Bởi trí tuệ con người nhỏ bé nhưng trí tuệ của cộng đồng qua nhiều thế hệ là tri thức lớn. Có những vấp ngã khó khăn được giải quyết bởi quyển sách này nhưng sang vấp ngã khác sách lại chưa đề cập. Bạn đau khổ, tức giận bởi bạn đầu tư cho quyển sách mà đang đứng ở ngã tư cuộc sống nó lại chẳng chỉ rõ phải rẽ hướng nào. Nhưng khoan, có thể sách có nói mà bạn chưa hiểu hết để có thể làm theo hoặc con đường kia trông tối tăm, cá nhân bạn quyết định thay sách bằng cách làm lối rẽ cho riêng mình để rồi khi bị lạc bạn lại tức giận xé sách.

Bạn đi không đến được đích? Bạn đổ tại con đường vớ vẩn dẫn dắt lung tung, bạn nguyền rủa cuốn sách hướng dẫn chỉ đường lộn xộn khó hiểu, bạn trách người bạn đường không nhiệt tình. Bạn quên rằng chính bạn là nhân vật chính trong chuyến hành trình này, bước đi – dừng lại là quyền của bạn, chọn con đường nào là quyền của bạn và đến đích đúng giờ hay không là do ý chí nghị lực của bạn.

Có những người rất ngộ, anh đi đường tốt và sau đó anh lôi kéo người khác sang đường của mình bất chấp sức khỏe họ không như anh, họ không leo đèo được nhưng anh cứ khăng khăng “sang đây mới đi được chứ, ngốc vừa vừa thôi” – vâng anh khởi đầu bằng ý tốt nhưng anh quên rằng tốt với thanh niên 18 chưa hẳn tốt bà cụ mắt mờ chân run tuổi 81. Sự việc tồi tệ hơn khi anh nhiệt tình quá đáng, người ta không sang anh lại nổi đóa lên chửi bới nguyền rủa và dọa nạt đường người kia đang đi đầy rắn rít. Cho dù bản thân anh, chưa một lần bước trên con đường đấy, chưa một lần thực sự đi đoạn nào trong con đường ấy, anh chỉ nghe những người cùng đường với anh bảo: “Đường đấy rắn rít và chẳng đi đến đâu đâu, tội nghiệp mấy đứa khờ nào theo đường đấy…”

 

 Cht

5 điều khiến bạn đánh mất thời sinh viên tuyệt vời

 *Photo: Lorentine 

 

Học “lê lết” từng ngày và thiếu muối, học vì điểm số và bằng cấp

“Học đại học nhàn lắm” các đàn anh đàn chị thường nói vậy. Bởi vì với họ, những tiết học trôi qua chỉ để họ ghi lại một mớ lý thuyết và bí kíp để có điểm thi cao hơn. “Học không phải ngày 1, ngày 2, học là 2-3 ngày cuối” là câu nói quen thuộc của họ với mục tiêu “không rớt môn…” Nhưng nếu mục tiêu của bạn không chỉ là tốt nghiệp, mà còn cả công việc mình mơ ước thì sao?

Các bạn rồi sẽ nghe nhiều người bảo với các bạn rằng: “Có bằng giỏi cũng chưa chắc kiếm được việc khi ra trường” “Mình không có ô có dù nên đành an phận dưới con ông cháu cha thôi” Và những câu đại loại như thế.

Thử nghĩ xem đối với những công ty đánh giá bạn qua cái bằng như thế, làm sao có chuyện công bằng cho những cống hiến của bạn? Nếu các bạn nghe được như thế hãy xin lỗi người ta và bảo lại rằng: “Em không suy nghĩ tầm thường như thế được.”

Nếu bạn nghe lời họ và ước mình có cuộc sống tốt đẹp, thì có thể bạn sẽ phải chờ “bụt” xuất hiện đấy. Chọn cho mình ý nghĩa việc học, cuộc sống sinh viên để lao ra ngoài năng động hơn, nhiệt huyết hơn. Và đừng bao giờ coi việc học là nghĩa vụ đối với ba mẹ, hãy coi nó là trách nhiệm với bản thân…

Không còn tò mò về mọi thứ

Chém gió như bão nhưng khi giảng viên yêu cầu phát biểu ý kiến thì im bặt, cười lấy lệ. Những Lớp-Học-Không-Bao-Giờ-Có-Câu-Hỏi tạo cho họ thói quen nói nhiều hơn hỏi. Để rồi đọc những tít từ báo lá cải mà không dám hỏi: “Nếu những thông tin mình vừa đọc sai thì sao?” Họ sẵn sàng khen ai đó “bạn giỏi quá” nhưng không dám nói với bản thân “mình dở quá”.

Họ chỉ chịu đọc những gì bị ép, còn ngoài ra – không gì cả. Họ nghĩ lịch sử đảng chán ngắt còn triết học thì mơ hồ quá. Họ thích ngủ hơn là khám phá điều gì đó thú vị và sẵn sàng nhìn thế giới qua lăng kính của người khác.

“Hãy tò mò về mọi thứ, hãy học khi người khác ngủ, lao động khi người khác lười nhác, chuẩn bị khi người khác chơi bời. Và bạn sẽ có giấc mơ khi người khác chỉ ao ước!” – William Arthur Ward

Quen với sự tầm thường

Học kỳ đầu tiên năm thứ nhất bạn có thể rất thất vọng khi nhận điểm kém. Vài kỳ học nữa, bạn trượt một số môn – có buồn và thất vọng nhưng họ không còn thấy cắn rứt. Dần dần, bạn thấy đó là chuyện thường tình và tìm lý do để đổ lỗi cho thầy cô, cho chế độ giáo dục. Cứ như thế bạn bắt đầu quen với sự tầm thường khủng khiếp nhất: Sống với sự hèn nhátthiếu nghiêm khắc. Chính sự dễ dãi với bản thân làm bạn đánh mất rất nhiều thứ và quen dần với những thói xấu: Trễ hẹn, thất hứa, trì hoãn …

Nếu bạn nhận ra điều này, đừng cho phép mình nói “thôi kệ” thêm một lần nào nữa. Đừng cho phép bản thân sống dễ dãi, để tương lai của bạn cũng sẽ bị cuốn theo những thứ tầm thường đó…

Hãy kết bạn mỗi ngày nhưng đừng bao giờ “tầm thường hóa” tình bạn. Nếu bạn cho đó là tình bạn, hãy nghiêm khắc với tình bạn đó.

Dù bạn phải nói thẳng: “Mày sai rồi, thế này mới đúng” Để rồi nó giận mình 1 tháng, 1 năm sau đó, điều đó vẫn tốt hơn việc bạn lờ nó đi. Nếu bạn lờ đi những sự sai sót đó, thì có thể bạn sẽ mất đi một người bạn tốt trong tương lai và có thể sẽ thành con dao quay lại đâm bạn đấy.

Ngại giao tiếp, sống khép kín, ngại tham gia các câu lạc bộ, hoạt động tình nguyện

Đừng bao giờ nghĩ đến chuyện im lặng. Tự tin thể hiện những suy nghĩ của mình dù người khác nói này nọ, bạn có thể nghĩ nó chưa hoàn toàn đúng và mình sẽ bị cười. Bạn hãy nhớ: Nếu nói bạn có thể sai, nhưng nếu không nói thì bạn chắc chắn không bao giờ đúng. Đừng vì sợ hãi vô căn cứ mà bỏ lỡ đi những cơ hội đáng giá nhé.

Tích cực tham gia các hoạt động, nhưng đừng tạo cái cớ cho việc bạn lơ là việc học, đổ lỗi cho việc lười nhác. Tham gia các câu lạc bộ, tổ đội tình nguyện – đó là môi trường rất tốt để học hỏi, để trải nghiệm. Đừng để khi chết đuối mới tiếc mình tại sao trước đó không tập bơi, và hãy nhớ “thà đổ mồ hôi trên sàn tập còn hơn đổ máu trên chiến trường”.

Trên thế giới có hơn 7 tỷ người, những người có suy nghĩ tích cực và ý chí phấn đấu cố gắng sẽ xếp hàng đầu tiên và nhận được cơ hội để phát triển. Hãy hỏi mình rằng hôm nay mình đã làm được gì để khácvới mình hôm qua, khác với những người xung quanh, để nhận được những thứ khác mà người khác mơ ước nhé.

Lạc trong mơ hồ

Ngay từ bây giờ, hãy tự mình trả lời những câu hỏi quan trọng: Mình sống vì điều gì? Mình nên sống thế nào? Cuộc sống mà mình mong muốn trong tương lai là gì?

Trả lời được những câu hỏi đó có nghĩa bạn đã vẽ ra được con đường của mình trong tương lai, không còn cảm thấy mơ hồ để bị những cám dỗ cuốn đi nữa. Bạn sẽ biết niềm đam mê của mình, sẽ biết rõ tương lai của mình trong 50 năm sắp tới…

Thay cho lời kết

Cứ chạy đi, chạy hết mình để khi nhìn lại mọi thứ, bạn có thể mỉm cười. Và hãy luôn nhớ mình là một người trẻ, với những khát khao, hoài bão, với hừng hực khi thế của tuổi trẻ dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân…

 

Tolamon & Quang Trần

Bài viết dựa trên cảm hứng trên facebook của anh Thắng Sơn Đoàn trong “Nói thẳng với sinh viên năm Nhất”.

Những chú lùn của tôi

Ngồi soạn lại giá đồ cũ, chợt thấy rơi ra một cuốn băng mà có lẽ đã lâu lắm rồi không có gì để xem lại: Bạch Tuyết và bảy chú lùn, phiên bản năm 1937. Loại băng cũ chạy bằng đầu từ, nay đã không thể coi được. Vậy là lại lọ mọ đi tìm trên youtube để có thể xem lại, nghe lại hay ít ra sống lại những năm tháng ấu thơ đã đi qua.

Những ngày ấy, trời cũng lành lạnh như những ngày gần đây, nhà chỉ có 2 ba con. Mẹ đi học xa nhà nên cuộc sống rốt cuộc chỉ là những mảng sắc tối tăm và buồn, đìu hiu không chấm dứt. Tôi còn nhớ lúc ấy ba hãy còn mạnh khỏe và có thể chơi thể thao cả ngày mà không quá mệt mỏi như bây giờ. Cha thích chơi bóng bàn vào buổi chiều, ban đầu tôi hay đòi đi theo cha, nhưng vì loanh quanh liên tọi ở những nơi như thế nhiều riết rồi cũng chán, rồi thì ăn uống, bia bọt muộn, những đĩa “đi tìm đồng đội” cứ vơi dần vơi dần vì tôi thì đói, mà những người đánh bóng cùng ba thì chủ yếu nhậu là chính.

Để khắc phục tình trạng ấy thì ba đã quyết định mua cho tôi một cái băng riêng. Ngày ấy chủ yếu dùng đầu từ chứ cũng đâu có đầu đĩa hiện đại như bây giờ. Ba mua băng “Bạch Tuyết và bảy chú lùn” cho con xem. Con đi học về chiều là mở sẵn băng ra coi rồi chờ ba về và ăn tối. Không rõ tôi đã xem bộ phim ấy bao nhiêu lần rồi, nhưng những âm hưởng và giai điệu ngọt ngào của nó thì mỗi lần xem là một lần khám phá.

Có lẽ phiên bản của Disney đã làm dựa trên tên những chú lùn là Doc, Grumpy, Happy, Sleepy, Bashful, Sneezy, Dopey lần lượt có nghĩa là Bác Sỹ, Cáu Kỉnh, Hạnh Phúc, Buồn Ngủ, Xấu Hổ, Hắt Hơi, và Chàng Ngốc.

Cái khiến tôi chú ý ấy là những cái tên của họ, mỗi người trong chúng ta cũng đều sở hữu những điều đó chăng?

Khi tôi buồn bực, tôi là anh Cáu Kỉnh. Anh Cáu Kỉnh rất hay Cáu Kỉnh, nhưng lại là người tốt bụng, vô cùng yêu thương con người, cho dù ban đầu Cáu Kỉnh ngăn cản và nghi ngờ Bạch Tuyết, nhưng nhờ sự dịu dàng đáng yêu mà Cáu Kỉnh đã cùng với 6 chú lùn còn lại giúp đỡ Bạch Tuyết khi mụ dì ghẻ tìm đến nàng. Tính cách của Cáu Kỉnh có lúc vừa đáng yêu, có lúc lại đáng ghét vô cùng, nhưng nhờ sống với 6 chú lùn khác nên anh Cáu Kỉnh dù có muốn hay không vẫn phải phục tùng số đông. Cuộc sống con người cũng vậy, cho dù có để anh Cáu Kỉnh xuất hiện thì hãy cố gắng mà kiềm chế nhé, vì bạn có thể bị những người khác “dạy bảo” theo một cách rất riêng như ném bạn thẳng vào bồn tắm một cách không thương tiếc đó.

Khi tôi vui vẻ, tôi là anh Hạnh Phúc, anh Hạnh Phúc là một chú lùn vui vẻ ^_^ luôn luôn tươi cười, nhìn rất đáng yêu. Hạnh phúc ở bên ta nếu ta biết trân trọng và giữ gìn nhiều hơn nó. Hãy yêu thương khi còn có thể!

Khi tôi mệt mỏi, tôi muốn đi ngủ, ồ anh Buồn Ngủ là anh luôn luôn ngáp, ngáp nhiều đến độ đớp phải cả ruồi. Nếu bạn buồn ngủ, hãy nhớ cẩn trọng kẻo ngậm phải ruồi nhé. Anh Buồn Ngủ là anh chàng thổi kèn vui nhộn, và làm cho con ruồi cũng phải mệt nhoài theo mình. Buồn ngủ thì hãy ngủ thật ngon nhé!

Khi tôi cảm cúm, tôi sẽ hắt hơi. Nhưng tôi chắc một điều rằng tôi không thể hắt hơi với tốc độ gió kinh hoàng như anh Hắt Hơi được. Anh Hắt Hơi hay hắt hơi đến độ chỉ cần chút mùi hoa thơm nhè nhẹ cũng khiến anh ấy thổi bay mọi nồi niêu xoong chảo ra ngoài. Rồi sau đó thì khiến cho cả Bạch Tuyết và những chú lùn khác chạy cuống lên lúc đang đàn hát, khiến cậu út bắn tít lên nóc nhà, anh Hắt Hơi làm cho mọi thứ trở nên tươi mới hơn rất nhiều.

Khi tôi buồn chán, chắc chắn tôi sẽ đi tìm anh Bác Sỹ, anh Bác Sỹ có một hiểu biết thật uyên thâm. Vì vậy anh được giao nhiệm vụ kiểm tra những viên kim cương trong hầm lo khai thác và cũng chính anh Bác Sỹ đã hướng dẫn tất cả cùng rửa tay và vệ sinh cá nhân khi bảy chú lùn ham ăn bị Bạch Tuyết bắt đi rửa tay. Anh Bác Sỹ có một bộ râu dài, đeo kính nhìn rất học thức. Nhưng anh cũng là người vô cùng thông minh, đáng yêu và tốt bụng.

Khi tôi ngượng ngịu, tôi sẽ đi tìm anh Xấu Hổ, anh Xấu Hổ rất hay đỏ mặt, lúc ấy anh ấy sẽ đỏ mặt và xoắn bộ râu và buộc thành một nhúm to bên dưới. Dù là việc hết sức bình thường, nhưng anh Xấu Hổ cũng rất hay đỏ mặt ngượng ngịu.

Và cuối cùng, trẻ nhất nhưng vô cùng tinh nghịch, là Chàng Ngốc, chú lùn này là em út. Mặc dù luôn bị các anh bắt nạt, bị các anh bắt phải lên kiểm tra quái vật (là Bạch Tuyết đang ngủ) nhưng chú ấy không hề dám cãi lại. Chàng Ngốc thật không may mắn khi không thể nói, là một chú lùn bị câm nhưng luôn là người khuấy động không khí và đem đến tiếng cười sảng khoái cho câu chuyện.

Mỗi lần xem lại là một lần ngẫm, những chú lùn ấy đã đứng lên để bảo vệ Bạch Tuyết, chẳng nề hà thời tiết mưa gió, tất cả vì Bạch Tuyết thương yêu.

Câu chuyện khép lại trong tiếng chào tạm biệt của Bạch Tuyết và những cái thơm vội vã. Có lẽ họ sẽ nhớ Bạch Tuyết của họ nhiều lắm đó!

 

Thu Li