32 C
Nha Trang
Thứ năm, 24 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 23

[THĐP Translation™] An trú trong ý thức, như ý thức

0

Bạn nhầm tưởng mình là bất cứ điều gì tâm trí ám chỉ. Bạn không phải là bất kỳ suy nghĩ nào, bởi bạn là sự hiện hữu của ý thức (awareness) trong đó mọi suy nghĩ xuất hiện. Bạn là cái đang ý thức (aware), ở đây và bây giờ. Mọi thứ khác là một sự kiện nhất thời đi qua ý thức, bao gồm mọi suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác, nhận thức và niềm tin.

Bất kỳ cảm giác bất hạnh, không hài lòng hoặc bất mãn nào đã được trải nghiệm đều không phải là của bạn; nó là của tâm trí. Và tâm trí không phải là bạn. Cái chúng ta gọi là tâm trí chỉ là một dòng suy nghĩ mà chúng ta tự đồng hóa mình một cách nhầm lẫn. Nhưng trong thực tế, tâm trí thậm chí không tồn tại; nó chỉ xuất hiện khi bạn dành cho nó năng lượng của sự chú ý.

Ngừng nuôi dưỡng tâm trí. Đừng nghe nó nữa. Đừng tranh cãi với nó nữa. Ngừng tin tưởng nó, hãy bỏ qua nó hoàn toàn.

Ngừng cho nó sức mạnh từ niềm tin của bạn và nỗi lo lắng bất an của nó sẽ sớm tan biến. Bản ngã sẽ luôn có vấn đề, nhưng chân Ngã của bạn, Ý thức Thuần túy, thì không có vấn đề gì cả.

Tâm trí cần ý thức để duy trì chính nó, nhưng ý thức không cần gì cả. Nó có tự tánh, tự cung tự cấp và tự kiện toàn. Nó an trú một cách bình an trong sự hiện hữu của phúc lạc tuyệt đối.

Là Ý thức, bạn vốn đã tự do, bạn chỉ cần nhận ra nó. Hãy cho phép những kích động của tâm trí lắng vào sự tĩnh lặng của chân Ngã. Những ý kiến của nó không phải là của bạn. Đừng bị quấy rầy bởi bất kỳ suy nghĩ nào xuất hiện và cho phép tất cả chúng đi qua ý thức không ngăn trở.

An trú trong sự hiện hữu tuyệt đối, không phải trong suy nghĩ. Hãy giành lại tâm thức từ tâm trí bản ngã và an trú trong ý thức, như ý thức.

Nhận ra chân Ngã của bạn và tất cả sẽ ổn.

Tác giả: Brian Thompson
Biên dịch: Bùi Văn Quyết
Hiệu đính: Prana

Artwork: Marischa Becker

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

30 giáo huấn tâm đắc để áp dụng sẽ khiến bạn đổi đời từ quyển Muôn Kiếp Nhân Sinh 2

  1. “Tất cả những gì hướng ra bên ngoài đều không mang lại kết quả lâu dài được, bởi vì hiểu biết thật sự phải đến từ bên trong. Khi thế giới bên ngoài biến động lớn đến mức không còn điểm tựa nào nữa thì chính là đến lúc chúng ta buộc phải quay vào bên trong.”
  2. “Bất cứ ai một khi đã gây nhân ắt sẽ có quả nhưng khi nào nhân trổ quả thì còn tùy thuộc vào lực chiêu cảm, hành vi tiếp theo và công đức của mỗi người. Chính vì vậy, số phận con người không bao giờ cố định mà luôn luôn thay đổi tùy theo tâm thức và sự thức tỉnh của người đó. Khi con người có thêm hiểu biết, có nhận thức mới và quyết tâm thay đổi từ tâm thức, thay đổi suy nghĩ, lời nói và hành động, thì khi đó con người mới có thể cải biến được số mệnh.”
  3. “Nếu chúng ta có thể cùng nhau chuyển hóa những tư tưởng thù hận, tham lam, ích kỷ bằng những tư tưởng cao thượng, tốt lành, chuyển hóa các hành động ác, giết chóc bằng tình yêu thương rộng lớn thì tất cả mọi việc đều có thể thay đổi. Một khi mỗi cá nhân có thể sửa đổi nghiệp quả của mình bằng cách làm việc thiện lành thì một tổ chức hay một quốc gia cũng có thể làm như vậy để chuyển nghiệp và có sự thay đổi tốt đẹp hơn.”
  4. “Từ chối làm một việc ác cũng chính là thực hiện một việc thiện lành. Khi con người nhận thức được cái gì là xấu thì cũng là lúc họ biết thế nào là đẹp. Khi tri thức nhận loại ngừng hướng đến những dục vọng ích kỷ, thấp hèn thì sẽ hướng đến những điều thiêng liêng, cao quý. Khi đó tri thức nhân loại sẽ xoay chiều, chuyển hướng vào bên trong, hòa hợp với tâm linh, đem lại sự toàn diện cho tâm thức. Khi tâm thức thay đổi, mọi sự sẽ thay đổi.”
  5. “Sự truy cứu đến cùng của luật Nhân – Quả đối với những hành động bất lương của con người là tất yếu sẽ xảy ra. Có những người từng uy quyền, giàu sang nhưng giờ đã trắng tay, thậm chí có người còn rơi vào vòng lao lý. Ngẫm lại thì họ đều từng sử dụng thủ đoạn hại người, chiếm đoạt, lừa gạt nhằm mưu lợi cho mình. Luật Nhân – Quả của Vũ Trụ luôn vận hành chính xác và nghiêm minh.”
  6. “Không phải cứ mặc sức làm điều độc ác, hại người, lợi mình, rồi sau đó vì sợ trừng phạt của luật Nhân – Quả nên vội vàng bỏ tiền bỏ của ra làm những việc công đức nặng tính hình thức là có thể xóa đi nghiệp ác hay báo ứng được. Nếu không có sự xuất phát từ suy nghĩ, hành động thiện tâm thì không một ai trên đời có thể thay đổi được nghiệp quả.”
  7. “Khi qua đời, con người rời bỏ xác thân vật chất và hiện hữu dưới hình thức khác gọi là thân trung ấm (Bardo) hay vong linh (Spirit). Đây là trạng thái trung gian giữa cái chết và lần tái sinh tiếp theo. Thứ duy nhất thật sự hiện hữu là tàng thức, nó là căn bản của sự tồn tại, là nền móng của mọi tâm thức. Mọi tư tưởng, lời nói, hành động trong một kiếp sống dù tốt hay xấu, đều tạo ra nhân hay chủng tử, được lưu trữ trong tàng thức không bao giờ mất đi.”
  8. “Con người giống như một cỗ máy vận hành năng lượng bằng tư tưởng, lời nói và hành động. Khi suy nghĩ, nói ra điều gì, hay làm gì ta đều phát ra một luồng năng lượng vào không gian, nó va chạm với các năng lượng khác, làm mất đi sự cân bằng vốn có. Do đó Vũ Trụ tự động phản ứng ngược lại để tái lập lại sự cân bằng. Nói một cách khác, tư tưởng, lời nói, hay hành động của ta cũng đều là những năng lượng – đó là Nhân gây mất cân bằng nên sẽ gặp phản lực ngược lại – đó chính là Quả.”
  9. “Trí thức hiện nay là hướng ngoại, là sự suy luận, phân tích, tính toán và phân biệt. Tuy nhiên tâm thức con người không phải chỉ là tri thức mà còn có phần khác, ta tạm gọi là tâm linh. Tâm linh là yếu tố sáng suốt, thanh khiết, mỹ lệ, là phạm trù của tình thương yêu và sáng tạo vượt ra khỏi điều kiện giới hạn của thời gian và không gian. Người ta chỉ có thể nhận diện và phát triển được tâm linh khi tâm thức hướng ngoại được xoay chiều, quay vào bên trong.”
  10. “Tất cả sự gặp gỡ trong đời của chúng ta đều do nhân duyên được thu xếp từ trước qua luật Nhân – Quả. Mỗi nhân duyên gặp gỡ ai đó đều chứa những bài học mà con người cần phải học, vì người ta gặp nhau là để học hỏi lẫn nhau. Có khi là bài học về hạnh phúc, có khi là bài học về sự đau khổ. Có khi gặp nhau để trả nợ, có khi gặp nhau để nối lại duyên xưa. Qua những bài học này, con người sẽ học những bài học cần thiết cho mình, biết đâu là điều cần làm để thay đổi, để chuyển hóa, để phát triển lên mức độ hiểu biết cao hơn.”
  11. “Trong giới kinh doanh, hầu như ai cũng từng nghe đến câu “Phù thịnh chứ không phù suy”, câu nói thể hiện rõ rệt tinh thần trọng vật chất, đề cao lợi nhuận của ngành này. Nhưng với những hiểu biết về luật Nhân – Quả, tôi đã nghiệm được riêng cho mình một câu khác “Trời phù thiện lương, không phù tham ác.” Kinh doanh thẳng thắn, trung thực dẫu có thể không giúp chúng ta đạt được nhiều lợi nhuận trước mắt, nhưng đó là con đường tươi sáng lâu dài. Con đường đó chỉ có thể được dẫn lối bằng sự trung thực và thiện lương – không thể có chỗ cho sự tham lam, ích kỷ và gian trá.”
  12. “Chúng ta đều là phần tử của một sự sống vĩ đại hay còn gọi là chân ngã, thuộc về một năng lượng khởi thủy uyên nguyên, được sắp đặt khéo léo bởi những định luật trong Vũ Trụ. Trải qua muôn vàn kiếp sống, con người đã từng lầm đường lạc lối vì tự cho mình là thực thể riêng biệt, có tự ngã, độc lập khỏi những quy luật của Vũ Trụ.”
  13. “Khi không bị thế giới bên ngoài lôi kéo thì ta sẽ đạt được trạng thái định và trong tâm thức bất động, vô vi đó sẽ khởi lên một tình thương bao la vô bờ bến. Tình thương thật sự chỉ hiện diện ở cái tâm không còn tư dục.”
  14. “Đừng bao giờ tự mãn về những gì chúng ta đã biết. Bể học mênh mông, còn vô số điều chúng ta chưa biết. Cái biết có thể che cái thấy. Do đó, ta cần tránh những thành kiến hẹp hòi mà nên biết quan sát mọi việc, mở rộng tầm nhìn, sẵn sàng trải nghiệm, học hỏi những điều mới mẻ.”
  15. “Dù là một người bình thường hay một nhân vật lừng danh, chúng ta từ khi sinh ra cho đến hiện tại đều mang theo mình đủ mầm thiện, ác đan xen. Và chính bản thân chúng ta sẽ là người quyết định hạt mầm nào được đâm chồi nảy lộc, đơm hoa, kết trái. Chính suy nghĩ và hành động của chúng ta – chứ không phải của bất kỳ ai khác – tạo nên số phận của chúng ta.”
  16. “Trong cuộc đời mỗi con người, đôi khỉ chỉ cần chúng ta dám đặt câu hỏi và dám đi tìm tận cùng câu trả lời thì chúng ta sẽ bước vào một hành trình khám phá có thể làm thay đổi hoàn toàn nhận thức và ý nghĩa cuộc sống. Vì cuộc sống chính là hành trình trải nghiệm, học hỏi không ngừng, bất tận. Mỗi một giờ khắc trôi qua, thế giới lại sản sinh ra hàng triệu điều mới mẻ. Những ai ngừng học hỏi, khám phá sẽ đi đến sự thiếu hiểu biết, bảo thủ, định kiến, lỗi thời.”
  17. “Kiến thức, học vấn khác hẳn với minh triết. Người học nhiều bằng cấp, có kiến thức nhiều không hẳn đã tài giỏi uyên bác thông thái hơn người. Người càng ỷ lại, cho rằng mình học nhiều thì càng bám chặt lấy các ý tưởng giới hạn của mình và thường tỏ ra thiếu khoan dung, đồng cảm với suy nghĩ của người khác. Người giỏi lý luận thường thích tranh luận, cãi vã, bất đồng ý kiến với người khác theo suy nghĩ hơn là biết lắng nghe, khám phá và cảm thông.”
  18. “Kiến thức giúp chúng ta tranh luận và thuyết phục bằng những lý lẽ xác đáng nhưng sẽ không thực sự cảm hóa được người khác, vì nó không thực sự thu phục được nhân tâm, không xâm nhập vào tâm hồn con người được. Chỉ có những gì đi từ trái tim mới đến được trái tim người khác.”
  19. “Chúng ta có thể không phải là những người hùng nhưng chúng ta vẫn có khả năng góp phần vào công cuộc cứu lấy thế giới này. Tất cả chúng ta đều phải bắt đầu chuyển đổi tâm thức, chia sẻ, lan tỏa nhận thức mới, yêu thương, hàn gắn và chữa lành. Trong giai đoạn này, chỉ khi hết lòng hành thiện như vậy, nhân loại mới có thể có một tương lai tươi sáng.”
  20. “Chúng ta không thể thay đổi ngay được cộng nghiệp của quốc gia nhưng hoàn toàn có thể thay đổi biệt nghiệp của cá nhân tùy theo sự thay đổi tâm thức và hành động hướng thiện của chúng ta trong lúc này.”
  21. “Tất cả mọi người trên đời đều ít nhiều có duyên – nợ với nhau. Nghiệp quả của bất kỳ một ai dù nặng đến đâu vẫn có thể được giảm bớt nhờ sự hiểu biết, thức tỉnh và phát triển tình thương. Khi chúng ta bắt đầu hành thiện thì sẽ tạo ra những động lực mới, thay đổi nghiệp lực cũ, cải thiện số phận của chính mình. Từ đó sẽ lan tỏa những điều tốt đẹp đến nhiều người và có thể dần chuyển đổi cộng nghiệp chung.”
  22. “Điều nhân loại đang cần là sự phát triển về phương diện tâm linh sâu sắc, để hoàn thiện sự tiến bộ của tri thức. Nền tri thức duy vật hiện nay là hướng ngoại, là sự suy luận, phân tích, tính toán và phân biệt. Hướng đến tâm linh là hướng đến sự hiểu biết mang tính minh triết, thanh khiết, là phạm trù của yêu thương và sáng tạo vượt ra khỏi điều kiện giới hạn vật lý của thời gian và không gian. Người ta chỉ có thể thức tỉnh và phát triển được tâm linh khi tâm thức hướng ngoại được xoay chiều quay vào bên trong. Đây là giải pháp quan trọng và rất cần thiết trong gian đoạn hiện nay.”
  23. “Nếu con người sống hòa thuận với thiên nhiên, không còn giết chóc, bỏ thói tham lam, tiêu trừ sự ích kỷ, thói kiêu căng thì có thể tạo ra các năng lượng chuyển hóa lan tỏa mạnh mẽ. Các dịch bệnh tai ương hiện nay chính là những dấu hiệu cảnh cáo nhân loại rằng đã đến lúc phải thay đổi. Điều quan trọng nhất là chúng ta cần nhận thức được đây là cộng nghiệp chung của nhân loại và chúng ta đều là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hãy bắt đầu bằng cách thay đổi chính mình.”
  24. “Mỗi hành động của chúng ta đều tạo ra một năng lượng tương ứng. Khi chúng ta chọn những hành động mang lại niềm vui và thành công cho người khác, Nhân – Quả sẽ mang lại thành công và hạnh phúc cho chúng ta.”
  25. “Nhân quả trong Vũ Trụ vô cùng phức tạp. May cũng như rủi, tốt cũng như xấu, đều nối kết với nhau, được cái này thì mất cái khác. Do đó, càng ham muốn nhiều thì người ta càng đau khổ nhiều.”
  26. “Giúp người, bố thì, làm việc thiện không nên là hành vi nhất thời để mong cứu vãn nghiệp họa nào đó cho bản thân. Đó phải là sự giác ngộ, thức tỉnh sâu sắc trong tâm hồn để chuyển hóa thành hành vi thiện nguyện từ tâm. Chúng ta làm điều tốt vì điều đó tốt đẹp chứ không phải vì danh hay mong muốn nhận lại được điều gì đó tốt cho bản thân. Từ đó, nghiệp và số mệnh mới có thể chuyển biến.”
  27. “Các quy luật cơ bản của Vũ Trụ đều rõ ràng và dễ hiểu, chỉ vì các giác quan của chúng ta bị giới hạn nên không thể thấu tỏ hết các quy luật đó. Tạo hóa luôn có khuôn thức.”
  28. “Nghiệp quả không phải là số mệnh đã được định đoạt trước. Đó là những động lực theo thời gian sẽ xảy ra và chúng ta có thể tạo ra các động lực mới để sửa đổi chiều hướng của nó, khiến việc dữ có thể hóa lành.”
  29. “Mọi việc xảy ra trong Vũ Trụ chính là sự chuyển hóa của năng lượng qua nhiều hình thức, có khi rõ ràng và có khi khó nhận biết. Bất kỳ suy tưởng, lời nói hay hành động nào của chúng ta đều phát ra một luồng năng lượng vào không gian, nó tác động vào năng lượng khác, làm mất sự cân bằng sẵn có. Do đó, Vũ Trụ phải phản ứng ngược lại để tái lập sự cân bằng. Mọi tư tưởng, lời nói hay hành động của ta đều tạo ra những kết quả ảnh hưởng đến chính ta và những người xung quanh.”
  30. “Những biến động chưa từng có gần đây đã xảy ra đồng loạt khắp mọi nơi, rất khó giải thích được nếu chỉ dựa vào khoa học. Không cần phải là nhà tiên tri cũng có thể thấy những tai ương đang ập đến hành tinh này mỗi lúc một dồn dập, nhanh hơn. Sóng thần, động đất, bão tuyết, khô hạn, lũ lụt, cháy rừng, đại dương nhiễm độc, băng tan ở hai đầu cực, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, những chia rẽ, bạo lực, xung đột…ngày càng hiện rõ khốc liệt hơn. Tương lai sắp tới có lẽ sẽ rất khác, thế giới sẽ không giống như ngày hôm qua. Để thực sự góp phần cứu vãn – nhất thiết phải cảnh báo, thức tỉnh càng nhiều người càng tốt – chúng ta cần phải chuyển đổi tâm thức, chia sẻ yêu thương, giảm biệt nghiệp mỗi người, cộng nghiệp quốc gia càng sớm càng tốt.”

Biên soạn: Tri Nguyen Cao


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

[THĐP Translation™] Rupert Spira — Gỡ rối bản thân là một lựa chọn — Mối lo sợ về sự tan rã bản ngã

0

(Bài dịch đã được đăng trong THĐP Deep Club tháng 11, 2020.)

Chuyện thường thấy là nhiều người gặp phải giáo huấn này [T/N: Bất Nhị] rồi lo sợ về sự tan rã bản sắc, danh tính của họ. Điều gì chúng ta sợ sẽ biến mất khi ta nhận ra bản chất thật của mình? Đúng là những gì dường như định nghĩa chúng ta là một con người – suy nghĩ, cảm xúc, ý tưởng, danh và sắc – sẽ biến mất.

Nếu chúng ta thực sự sợ phải buông bỏ những đặc điểm riêng biệt của thân thể và tâm trí cụ thể của mình, chúng ta sẽ sợ đi ngủ vào ban đêm. Nhưng chúng ta lại rất vui khi được ngủ; chúng ta thậm chí còn mong chờ nó! Không một chút suy nghĩ, chúng ta từ bỏ thân thể, tâm trí và thế giới của mình khi chúng ta chìm vào giấc ngủ, và chỉ còn lại chân ngã yên bình – ý thức thuần túy (pure awareness) – về cơ bản là bản chất của chúng ta.

Chúng ta không nhớ thân thể và tâm trí của mình khi chúng ta đang ngủ. Chúng ta hoàn toàn vui vẻ khi không có chúng. Sau đó, vào buổi sáng, chúng ta vui vẻ ‘mặc lại’ thân thể và tâm trí của mình. Đầu tiên chúng ta mặc lấy tâm trí của mình, sau đó là thân thể, và sau đó là thế giới.

Mọi lúc, bên dưới tầng lớp thân thể-tâm trí-thế giới mà chúng ta giả định, chúng ta luôn là chân ngã bình yên vốn dĩ không dính mắc với thân, tâm và thế giới. Về cơ bản, bản chất của chúng ta không gắn kết với chúng hơn bộ quần áo chúng ta đang mặc. Chúng ta không cần phải làm việc chăm chỉ để tách mình ra khỏi những suy nghĩ, cảm giác và nhận thức. Chúng ta chỉ thấy rằng bản chất của chúng ta về cơ bản là đã không bị gắn kết với bất kỳ đối tượng cụ thể nào.

Vậy tại sao chúng ta lại sợ hãi không dám buông bỏ một tập hợp các suy nghĩ, cảm giác và nhận thức biến mất? Chúng ta nghĩ chúng ta sẽ mất gì? Lý do khiến chúng ta sợ hãi điều đó là chúng ta đã đầu tư bản sắc của mình vào một bộ sưu tập các đối tượng – ý tưởng, kiến thức, lịch sử và những cảm giác mà chúng ta gọi là thân thể – vào một cái gì đó đến và đi, vô thường.

Nói rằng, ‘chúng ta đã đầu tư bản sắc của mình’ có nghĩa là bản tánh cốt lõi của chúng ta là ý thức thuần túy, hoặc chỉ đơn giản là trải nghiệm ý thức, đã tự trộn lẫn với một tập hợp những suy nghĩ và cảm xúc đến mức nó không còn phân biệt được với chúng. Bằng cách cho phép chân ngã của chúng ta bị vướng vào một đối tượng hoặc một tập hợp các đối tượng, chúng ta đã để cho bản chất thật của mình bị che đậy.

* * *

Một khi chúng ta đã đồng ý giới hạn bản thân trong thời gian và không gian và dường như trở thành một thực thể tạm thời, hữu hạn sống trong thân thể và như một thân thể, hệ quả là chúng ta phải trải nghiệm những gì sự đồng ý đó gây ra, và do đó, phải trải qua đau khổ. Kinh nghiệm đau khổ giống như một lá cờ đỏ báo hiệu cho chúng ta, ‘Hãy dừng lại! Bạn đã nhầm mình với một đối tượng. Bạn đã đồng ý giới hạn bản thân trong tâm trí và thân thể.’

Từ góc nhìn của ý thức, cái thực sự là góc nhìn chân thật duy nhất, không có sự che giấu của chính nó. Nói rằng chúng ta đã cho phép bản thân trở nên vướng mắc với thân thể và tâm trí là một sự nhượng bộ đối với cái tôi có vẻ như tách biệt, cái tin rằng và cảm thấy chính nó là tạm thời và hữu hạn.

Hàm ý của câu nói, “Chúng ta đã cho phép bản thân trở nên vướng mắc” là khả năng chúng ta không cho phép nó, rằng chúng ta có thể lựa chọn không trở nên vướng mắc. Điều này sau đó đặt ra câu hỏi, ‘Liệu tôi, cái tôi tách biệt, có được tự do lựa chọn xem tôi có bị vướng vào thân-tâm hay không? “

Ý tưởng rằng chúng ta có quyền tự do lựa chọn bị hay không vướng vào những suy nghĩ và cảm xúc là một sự nhượng bộ đối với cái ngã tách biệt mà chúng ta tin tưởng và cảm thấy bản thân là chúng ta. Từ góc độ của cái ngã biệt, nó có sự lựa chọn, tự do. Nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta là một cái ngã tách biệt, thì theo định nghĩa, chúng ta cảm thấy rằng chúng ta đang đưa ra những lựa chọn.

Vì lý do này, giáo lý nói rằng, ‘Bạn có quyền lựa chọn. Bạn đã đồng ý giới hạn bản thân. Bạn có thể chọn không. Hãy đưa ra lựa chọn gỡ rối chính mình. Biến nó thành lựa chọn đầu tiên của bạn trong cuộc đời, gỡ rối bản thân khỏi thân thể và tâm trí và biết được bản chất đích thực của bạn.

* * * 

Là một cái ngã dường như tách biệt, lựa chọn cao nhất mà chúng ta có thể đưa ra là chuyển sự chú ý của mình khỏi những đối tượng mà chúng ta có vẻ biết, hướng tới cái biết mà với nó chúng được biết. Lựa chọn đó ảnh hưởng đến sự tháo gỡ bản thân chúng ta khỏi thân thể-tâm trí, và kết quả là bản chất thực sự của chúng ta được bộc lộ như đúng chính nó.

Khi tâm trí quay trở lại trái tim – khi cái tôi tách biệt được trút bỏ sự tách biệt của nó và được tiết lộ là cái ngã chân chính và duy nhất của ý thức thuần túy – nó trở nên rõ ràng là chưa từng bao giờ có một cái ngã tách biệt ngay từ đầu, và do đó câu hỏi rằng cái ngã tách biệt đó có lựa chọn hay không trở nên vô nghĩa.

Tất cả mọi người đều có thể lựa chọn từ chối bị giới hạn bởi thân thể và tâm trí. Tại mỗi khoảnh khắc đều bạn đều có thể xoay ánh sáng của sự chú ý vào chính nó để biết được bản chất của chân ngã, tức là bản chất của cái biết mà với nó chúng ta biết được trải nghiệm của mình.

Trải nghiệm ý thức này chưa bao giờ rời bỏ chúng ta. Chúng ta đã chưa từng bao giờ ngừng là cái “Tôi ý thức” này. Chỉ cần bạn chú ý vào điều đó. Thay vì hướng sự chú ý của bạn vào một đối tượng – một ý nghĩ, cảm xúc, cảm giác hoặc nhận thức – hãy chiếu ý thức đó vào trải nghiệm ý thức, nói cách khác, vào chính nó. Cho phép sự chú ý của bạn quay trở lại chính nó, chỉ để nghỉ ngơi trong chính nó. Trải nghiệm đó chính là bình an.

Chỉ an trú ở đó. Hãy chú ý đến chân ngã của bạn. Cho phép chân ngã chú ý đến chính nó. Bạn sẽ chỉ đơn giản là quên đi nỗi sợ hãi bị mất danh tính, bị biến mất.

Cái biết hay ghi nhớ này về bản thể của chúng ta – cái biết về chính nó trong chúng ta – sẽ tự hình thành trong tâm trí như một loại xác tín: Tôi không chỉ ý thức; tôi vĩnh viễn ý thức. Tôi chưa từng bao giờ trải nghiệm bản thân mình biến mất. Tôi không bao giờ đi đâu cả. Tôi chưa bao giờ bị thương. Không có trải nghiệm nào từng để lại dấu vết trên tôi, nhưng tôi hoàn toàn thân thiết với mọi trải nghiệm. Tôi không bao giờ chết.

Tác giả: Rupert Spira
Biên dịch: Prana – THĐP

Artwork: Mike Wilks

(TN: Rupert Spira là một vị thầy khá nổi tiếng về Bất Nhị.)

Cùng tác giả

⭐ [Deep Club Exclusive] Rupert Spira – Vĩnh hằng đi vào thời gian thông qua cánh cổng “Ta Là” (“I Am”)
⭐ [Deep Club Exclusive] Rupert Spira – Có vị trí nào dành cho bhakti hay sự kính ngưỡng (devotion), mộ đạo trong triết học Advaita (Bất nhị) không?
⭐ [Deep Club Exclusive] Rupert Spira – Tôi chưa bao giờ đi đâu


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Quyển sách của cuộc đời (Krishnamurti) – Chọn một cuộc đời

0

Rút kinh nghiệm từ bản thân, tôi không thể vào đề bằng câu hỏi ‘bạn sống vì điều gì?’ để làm cái cớ giới thiệu bạn đọc đừng chần chừ mà hãy mau đọc cuốn sách Quyển sách của cuộc đời (của Krishnamurti). Tôi chỉ có thể gợi ý cho bạn những điều bạn đang băn khoăn, những mặt tích cực (tôi dám chắc bạn sẽ tích cực và lạc quan hơn) khi kinh qua lời của Krishnamurti.

💎 [THĐP Translation™] Krishnamurti – “Chỉ có tâm trí tự do mới biết tình yêu là gì.”

• • •

Dẫn nhập vào Quyển sách của cuộc đời

Chúng ta sinh ra với một trạng thái tinh khiết, theo dòng thời gian, chúng ta được uốn nắn sao cho phù hợp với nhu cầu và mong muốn, trước hết là của người sinh ra ta, sau đó là hoà hợp với xã hội; chúng ta nỗ lực trở thành ai đó, gắn bó với một người nào đó, có quan hệ thân mật với đối tượng khác giới; chúng ta khép chặt trái tim mình, dùng lý trí để duy trì sự tồn tại của bản thân thông qua những ràng buộc trong một mối quan hệ mà ta đã thiết lập. 

Vậy đấy! Chúng ta vẫn đang tự lừa dối bản thân rằng mình đang sống, đang hy sinh, đang có giá trị chí ít là với gia đình mình, với con cái mình; nhưng ta không thể lừa dối bản thân trước sợ hãi về cái chết, về những biến cố xảy đến với ta. Ta quá mỏng manh đi. Trong phút chốc,cảm giác cô độc nhấn chìm ta, chưa bao giờ đứng trước ranh giới giữa sống-chết, ta lại thấy mình bơ vơ, trơ trọi đến thế. 

Sau khi rời khỏi thân xác, Nếu ai đó đến và hỏi ta đã sống thế nào ở hành tinh của mình, thật lòng khó để cảm thán rằng “ôi, một chuyến du hành tuyệt vời”. Không. Ta chỉ bối rối mà rằng, “Xin lỗi nhưng tôi chỉ toàn thấy nỗi đau.” Vì ta chưa bao giờ nghĩ rằng mình đến với cuộc đời là để tận hưởng. Ta chỉ vô thức tham gia vào trò đời với một ý tưởng khuôn mẫu được dung nạp xuyên suốt quá trình ta sinh ra và lớn lên: “Tìm kiếm một cuộc đời ý nghĩa bằng cách trở thành một ai đó có nghĩa.”

Cuộc hành trình bồi đắp những ý nghĩa cuốn ta vào trận chiến giữa hưởng ứng và đấu tranh, giữa tán thành và phủ nhận. Ta chống đối những người chống đối ta. Những kẻ bị ta chống đối lại tiếp tục tìm cách chống đối ngược lại. Và ta – những kẻ đang tranh đấu vì một xã hội thiếu vẹn toàn, đầy mâu thuẫn và nhiều căm phẫn, ta đột nhiên biến thành thứ mà ta đang tranh đấu. 

Đứng trước những bất công, ta buộc phải thiếu công bằng để đòi lại công lý. Bởi chỉ một người không thể gây ra tội ác, màn kịch chém giết bao giờ cũng bị chi phối bởi hai người, kẻ sinh ra trở thành người thủ ác và người sinh ra đã là nạn nhân. Ta đóng đinh những kẻ bị cho là tội đồ nhưng tóm lại, nếu không là tội đồ làm sao ta thấu tỏ được động cơ nào phải bị bài trừ. 

Thời trung cổ, đỡ rắc rối hơn: Tội đồ là tội đồ. Những kẻ phản bội, tên trộm cướp hay giết người đều phải bị thanh trừng, hắn không được quyền bào chữa cho hành vi sai trái của mình. 

Ngày nay lại khác, con người được quyền biện minh cho hành động của mình. Nếu động cơ của chiến tranh là để mang lại hòa bình, thì kẻ phạm tội dễ dàng hợp tình hóa động cơ thủ ác của hắn. Nghĩa là, không một tên điên nào giết người vì hắn muốn thế. Phải ẩn giấu đằng sau tội ác đó một động cơ tâm lý, có thể đó là hệ thống niềm tin vững chắc mà hắn đeo đuổi. Với hắn thì mọi sự đều đúng đắn và có ý nghĩa – cùng là ý nghĩa để tạo nên một cuộc đời có nghĩa. 

Có thể với số đông, những kẻ thái nhân cách như Hannibal Lecter hay Hitler đáng phải chết. Đúng, phải kết liễu những kẻ như thế. Giết kẻ đã giết. Giết kẻ không cho ta giết. Nhưng giết chết một sinh thể dễ dàng hơn giết chết đi một ý tưởng. Ta có thể tiễn Hitler xuống hỏa ngục nhưng không thể tận diệt cái lý tưởng kiêu hãnh của ổng về một quốc gia sở hữu hình mẫu đàn ông sắc đá, tàn nhẫn và lạnh lùng. Thậm chí ta ngày càng thiện cảm hơn với những tay phản diện điên rồ kiểu thế. Để đấu tranh, ta chỉ có thể dùng ý tưởng để đè bẹp ý tưởng; dùng ngôn từ để tiêu diệt ngôn từ.

Khác với Chí Phèo ngày xưa, chẳng ai còn nhớ mà đòi hỏi lương thiện một cách bất lực như vậy nữa. Điều đó có nghĩa rằng ta, những cá nhân còn lại khác, sẵn sàng đạo đức hóa tội ác bằng cách trở thành kẻ mà ta chống đối. Và trí thông minh của ta dư sức thao túng điều mà ta muốn thao túng. 

Mức độ và quy mô khủng hoảng hiện sinh ngày càng trầm trọng. Chúng ta ít nhiều đã Ý thức đôi chút về vấn đề này. Nhưng tôi xin chia buồn là, chúng ta chỉ đang tạo ra thêm hàng chục vấn đề khác chỉ để giải quyết một vấn đề cũ kỹ và cốt lõi: “Tại sao phải sống và sống vì điều gì?”

Thế thì ta sống vì điều gì?

Trước đây, tôi được hỏi câu này, khi ấy, một kẻ đầy nhiệt huyết khám phá cuộc đời như tôi không đủ bình tĩnh để ngồi xuống, uống chén trà, thong dong luận bàn cùng người hỏi, tôi chỉ kịp thở hắt ra và chốt lại rằng: “Tôi ấy mà, tôi sống vì điều gì thì kệ bố tôi đi.” Dĩ nhiên rồi, câu trả lời chỉ nằm trong suy nghĩ chứ nào dám khởi phát thành âm thanh, nhưng cái vẻ hoà nhã của tôi khi bị đánh đố như vậy đều tiêu biến ngay lập tức. 

Rút kinh nghiệm từ bản thân, tôi không thể vào đề bằng câu hỏi ‘bạn sống vì điều gì?’ để làm cái cớ giới thiệu bạn đọc đừng chần chừ mà hãy mau đọc cuốn sách Quyển sách của cuộc đời (của Krishnamurti). Tôi chỉ có thể gợi ý cho bạn những điều bạn đang băn khoăn, những mặt tích cực (tôi dám chắc bạn sẽ tích cực và lạc quan hơn) khi kinh qua lời của Krishnamurti. Mà để cởi mở với hệ thống nhận thức từ Jiddu Krishnamurti – bậc hiền giả Ấn Độ được Time Magazine xếp vào một trong số năm vị thánh của thế kỷ 20, tôi phải lưu ý với bạn một điều tuy dễ hiểu nhưng không dễ thực hiện rằng: Vứt bỏ thành kiến đi!

Hầu hết những thứ bạn tri nhận hiện nay không thể giúp bạn hiểu được ý nghĩa cuộc đời mình.

Bạn biết đó, thành trì vững chắc từ niềm tin vào một hệ thống luân lý nào đó khó có thể giúp bạn linh hoạt đón nhận thêm nhiều điều bạn chưa biết ngoài kia. Nhân loại đều sợ thứ họ chưa biết, để chế ngự nỗi sợ, chúng ta ra sức tích lũy kiến thức như một loại vũ khí để chống chọi lại mọi bất định và bí ẩn từ thế giới này. Điều này không hẳn là không có tác dụng. Nó hiệu quả lắm chứ. Nhưng vẫn có tác dụng phụ mà chưa được nhiều người cảnh báo. 

Krishnamurti, ông ấy đã dành cả phần đời của mình để góp phần nâng cao nhận thức cho nhân loại, đặc biệt, ông muốn chỉ ra cho ta hiểu về điều mà ai cũng vờ như mình thật sự hiểu. Tại sao ta khao khát điều mà ai nấy đều khao khát? Và tại sao ta không hỏi tại sao với chính mình?

Ta luôn thắc mắc với những người xung quanh nhưng chưa hề nghĩ đến việc thắc mắc với chính mình. Ví như những cảm xúc khó hiểu khi đứng trước một người nào đó, họ phải lòng ta theo thời gian, ta cũng phải lòng họ, cả hai phải lòng nhau. Cũng dòng thời gian đó, không lâu sau, cả hai thôi phải lòng nhau, nhưng vấn đề không phải là tại sao ta hết yêu. Chết tiệt. Cái ý tưởng về câu hỏi này chẳng mảy may xuất hiện trong đầu ta, thay vào đó, mỗi người đều ném câu hỏi vào đối phương: Tại sao họ lại đối xử với ta như thế? 

Ta không sẵn sàng và cũng chẳng có ý định hỏi bản thân mình rằng tại sao mình lại bắt đầu và kết thúc cảm xúc đó. Ta đã mong chờ gì ở đối phương? Không. Chúng ta không ai sẵn sàng hỏi bản thân những câu hỏi mà tự thân câu trả lời, ta biết mình có thể bị tổn thương. Ta né tránh cảm xúc thảm hại đó bằng cách ném nó ra ngoài. Ta không muốn đối mặt với chính mình, với chính những nguồn cơn dẫn đến tuyệt vọng và đau khổ. Ta không muốn không phải do ta sợ những gì ta không biết, ta không muốn bởi ta quá ham muốn. Và chính khao khát vị kỷ đó được ta mỹ hóa thành “tình yêu”. 

Thật đáng thương khi ta lạc lối và cô đơn trong chính cảm xúc của mình. Ấy vậy, chúng ta nhất quyết phủ nhận và huyễn hoặc rằng vì ta thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm để rồi điên cuồng lao vào truy tầm và tích lũy chúng. Điều này có thể liên tưởng qua việc, ta cứ việc ngồi đếm lá, và sau khi biết chắc mình không bỏ sót chiếc lá từ bất kỳ cái cành nào, ta có thể tự hào nhưng bạn vẫn mơ hồ trước bộ rễ siêu hình của nó. Ta biết cây có lá vì ta đã thấy và nó đã được khoa học niêm yết. Nhưng còn rễ, tại sao rễ bị cắm sâu vào lòng đất, tại sao rễ phải cắm sâu vào lòng đất?…

Thật không dễ dàng gì khi ta vẫn chỉ là một sinh vật bậc cao sở hữu nhận thức tuyệt vời nhưng lại không thể tự mình đạt đến tầm nhìn bao la và siêu hình để thấy và hiểu sâu sắc về bộ rễ của một cái cây, nghĩa là, ta có thể trả lời được rằng điều gì giúp ta có một cuộc sống tốt hơn, tiện lợi hơn nhưng vì sao phải sống thì lại không biết. Hoặc không muốn biết.

Khi nói về sự thật/chân lý – giá trị cốt lõi sau cùng mà Krishnamurti muốn hướng đến trong suốt cuộc đời truyền đạt thông điệp của mình, ông chia sẻ rằng bất kỳ ai cũng có thể tìm thấy sự thật (sự thật về ý nghĩa hiện hữu của ta) và, theo lời ông (thông qua dịch giả Lê Tuyên):

Bản chất của sự thật

 “Sự thật là một cái gì đó không thể gom góp tích lũy được. Tất cả những gì mà chúng ta có thể gom góp tích lũy được đều luôn luôn bị hủy diệt biến mất theo thời gian; chúng sẽ tự khô héo và chết đi. Sự thật không bao giờ có thể khô héo bởi vì sự thật chỉ có thể được tìm thấy trong từng giây phút của mỗi suy nghĩ, trong từng mối quan hệ, trong từng từ ngữ, trong từng cử chỉ điệu bộ, trong từng nụ cười, trong từng giọt nước mắt. Và nếu các bạn và tôi có thể tìm được sự thật trong chính những giây phút chúng ta đang sống là những giây phút chúng ta đang tìm kiếm nó – thì chúng ta sẽ không phải tuyên truyền rộng rãi làm gì; chúng ta sẽ là những con người đầy sáng tạo – không phải là những con người hoàn hảo, một con người hoàn hảo rất khác xa với một con người sáng tạo…”

Nội dung Quyển sách của cuộc đời

Quyển sách của cuộc đời được chia nội dung theo từng tháng, mỗi tháng, sẽ có những mục gắn liền với cuộc sống của con người. Từ việc khởi đầu năm mới với chủ đề bàn về việc lắng nghe, nghiên cứu học tập, quyền lực và sự tự biết mình cho đến những ẩn khuất tăm tối của một cái tôi thiếu hiểu biết mà nảy sinh ra đau khổ và sợ hãi. Tất cả những rắc rối của việc là một con người đều được tác giả diễn giải chi tiết, theo sự kiện diễn ra ở dòng thời gian. Khởi đầu – kết thúc rồi lại bắt đầu – kết thúc, chúng ta cứ thế, vẫn cứ mãi khấp khởi hy vọng trong niềm hân hoan, để rồi ưu phiền trong đống hoang tàn đổ nát của tuyệt vọng. 

Càng truy tìm hạnh phúc (ở sai chỗ), con người càng đau khổ. Hình thái của khổ đau ngày càng vi tế và dễ tiếp cận ở mọi độ tuổi khác nhau. Và để trả lời cho những rắc rối nội tại, thông qua Quyển sách của cuộc đời, chúng ta hãy dành thời gian cùng Krishnamurti chiêm nghiệm xem điều gì mới là cốt lõi nhất cho cuộc đời này, nói đúng hơn điều gì đã khiến ta là một con người?

Tác giả: Lê Duyên
Biên tập: THĐP

[THĐP Translation™] Ramana Maharshi và quả trứng may mắn

0

Vào đầu buổi sáng trong sảnh đường của Sri Bhagavan Ramana Maharshi. Bhagavan vừa mới tắm xong, và bây giờ đi đến cuối sảnh đường để lấy chiếc khăn của Ngài vắt ngang trên một cây tre, ở một đầu có một con chim sẻ đã làm tổ và đẻ vào đó ba hoặc bốn quả trứng.

Trong quá trình lấy khăn của Ngài, tay của Sri Bhagavan đã va vào tổ, cái tổ này rung lắc, và một trong những quả trứng rơi xuống. Và thế là quả trứng đã bị nứt.

Sri Bhagavan sửng sốt, kinh hoàng. Ngài kêu lên với Madhavan, người hầu cận riêng. “Nhìn này, xem ta đã làm gì hôm nay!” Nói vậy, Ngài cầm lấy quả trứng đã nứt trong tay, nhìn nó bằng đôi mắt dịu dàng, và thốt lên, “Ôi, người mẹ tội nghiệp sẽ rất đau khổ, có lẽ cũng sẽ giận ta, vì ta đã hủy hoại một đứa con đang được mong đợi của nó. Vỏ trứng bị nứt có thể ghép lại được không? Hãy thử xem!”

Nói vậy, Bhagavan lấy một mảnh vải nhỏ, thấm ướt nó, nhẹ nhàng quấn nó quanh quả trứng vỡ và đặt nó trở lại ổ. Cứ ba giờ một lần, Ngài sẽ lấy quả trứng đã nứt ra, cởi bỏ tấm vải, đặt quả trứng lên lòng bàn tay hồng hào của Ngài, và nhìn nó bằng đôi mắt dịu dàng của Ngài trong vài phút.

Ngài ấy thực sự đang làm gì vào lúc này? Chúng ta có thể nói gì? Có phải Ngài đã gửi những tia sự sống Ân sủng dịu dàng tuyệt vời đó vào trong quả trứng đã nứt, đặt vào đó sự ấm áp và sự sống mới hơn bao giờ hết? Đó là một bí ẩn không ai có thể giải đáp được. Tuy nhiên, Ngài vẫn tiếp tục nói, “Hãy để vết nứt được chữa lành! Không thể nở ngay bây giờ sao? Chú chim nhỏ hãy chui ra từ quả trứng vỡ này!”

Mối quan tâm lo lắng và sự dịu dàng này của Bhagavan tiếp tục diễn ra từ ngày này qua ngày khác trong khoảng một tuần. Quả trứng may mắn nằm trong ổ với tấm vải băng ướt của nó, được Sri Bhagavan vuốt ve bằng những cái chạm thánh thiện cùng với lòng nhân hậu. Vào ngày thứ bảy, Ngài lấy quả trứng ra, và với sự ngạc nhiên của một cậu học sinh Ngài thông báo, “Nhìn này, thật là kỳ diệu! Vết nứt đã đóng lại, và chim mẹ hẳn sẽ rất vui và sẽ ấp trứng của nó! Thượng Đế đã giải thoát ta khỏi tội lỗi gây ra sự mất mát của một sinh mạng. Chúng ta hãy kiên nhẫn chờ con chim bé nhỏ có phúc này chào đời!”

Vài ngày nữa trôi qua, và vào một buổi sáng đẹp trời, Bhagavan phát hiện ra quả trứng đã được nở và chú chim nhỏ đã chui ra. Với khuôn mặt tươi cười hân hoan rạng rỡ như mặt trời, Ngài ôm lấy đứa trẻ trong lòng tay bàn tay, dùng đôi môi và bàn tay mềm mại vuốt ve nó và chuyền nó cho tất cả những người xung quanh chiêm ngưỡng. Cuối cùng thì Ngài cũng nhận lại nó, và rất hạnh phúc khi một mầm sống nhỏ bé đã có thể phát triển bất chấp tai nạn bất hạnh xảy ra với nó trong phôi thai.

Chẳng phải trái tim của một vị Phật thực thụ đã rơi nước mắt vì lo lắng trước vết nứt trên vỏ trứng và sau đó là giọt nước mắt vui mừng trước sự chào đời của một sinh linh mới lọt lòng? Dòng sữa của lòng tốt có bao giờ ngọt ngào hơn thế này không?

(Trích từ sách At the Feet of Bhagavan của T. K. Sundaresa Iyer)

Biên dịch: Bùi Văn Quyết
Hiệu đính: Prana


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

[THĐP Translation™] 11 bài học về hạnh phúc từ các Đạo sư

0

1. “‘Các con của tôi nên được hạnh phúc để tôi hạnh phúc?’ Với tôi nó nghe không giống như tình yêu. Tôi nghĩ tôi sẽ bỏ qua điều đó và hạnh phúc từ đây. Nó sáng suốt hơn nhiều. Nó được gọi là tình yêu vô điều kiện. Nếu hạnh phúc của bạn phụ thuộc vào sự hạnh phúc của con cái bạn, điều đó biến chúng trở thành con tin của bạn. Vậy nên hãy tránh xa công việc của chúng, ngừng sử dụng chúng cho hạnh phúc của bạn, và hãy có hạnh phúc của riêng bạn. Và bằng cách đó, bạn là người thầy cho con cái bạn: một người biết cách sống một cuộc sống hạnh phúc.” ~ Byron Katie

2. “Không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường.” ~ Thích Nhất Hạnh

3. “Không gì có thể khiến bạn hạnh phúc hơn bây giờ. Tất cả những cuộc tìm kiếm hạnh phúc đều là đau khổ và dẫn đến đau khổ hơn. Hạnh phúc duy nhất xứng đáng với tên gọi của nó là hạnh phúc tự nhiên của sự hiện hữu có ý thức.” ~ Nisargadatta Maharaj

4. “Đừng nhìn ra bên ngoài để tìm kiếm khoái cảm hay sự thỏa mãn, hay sự phê chuẩn, ổn định, hay tình yêu – bạn có một kho báu bên trong lớn hơn vô hạn lần so với bất cứ thứ gì mà thế giới có thể cung cấp.” ~ Eckhart Tolle

5. “Thay vì tìm kiếm cái bạn không có, hãy tìm ra cái bạn chưa bao giờ mất đi.” ~ Nisargadatta Maharaj

6. “Hạnh phúc thật kỳ lạ; nó đến khi bạn không tìm kiếm nó. Khi bạn không nỗ lực để được hạnh phúc, thì bỗng nhiên, một cách bí ẩn, hạnh phúc ở đó, sinh ra từ sự thuần khiết, từ sự đáng yêu của sự hiện hữu.” ~ Jiddu Krishnamurti

7. “Nhìn xem, trên thế giới này có gì đâu? Tuyệt đối không có gì là bền vững; do đó hãy hướng sự khao khát của bạn về cái Vĩnh hằng.” ~ Anandamayi Ma

8. “Đừng tự hào về sự giàu sang hay tuổi trẻ. Những thứ này sẽ bị thời gian mang đi trong chớp mắt. Từ bỏ thế giới ảo ảnh này, hãy tìm biết và đạt được cái Tối thượng.” ~ Shankara

9. “Cuộc sống này không có thật. Tôi đã chinh phục thế giới và nó không mang lại cho tôi sự thõa mãn.” ~ Muhammad Ali

10. “Nỗi buồn mang đến chiều sâu. Hạnh phúc mang lại chiều cao. Nỗi buồn tạo ra gốc rễ. Hạnh phúc tạo ra cành nhánh. Hạnh phúc giống như một cái cây vươn lên bầu trời, và nỗi buồn giống như gốc rễ đi xuống lòng đất. Cả hai đều cần thiết, và cây càng mọc cao, rễ càng đâm sâu. Cây càng to thì rễ cũng phải lớn. Tên thực tế, nó luôn luôn cân xứng. Đó là sự cân bằng.” ~ Osho

11. “Mọi thứ đều không ổn định. Không có gì khách quan còn mãi. Tất cả chúng ta nên lớn lên và đối mặt với sự thật đó một cách trung thực và can đảm. Nếu chúng ta đầu tư hạnh phúc, sự ổn định, và danh tính của mình vào bất cứ điều khách quan nào – một mối quan hệ, một hoạt động, trí thông minh, sức khỏe, hay sự giàu có của chúng ta – thì đó là công thức cho khổ đau. Vậy liều thuốc chữa trị sự bất an này là gì? Có một phương pháp. Đó là tìm hiểu xem có điều gì ổn định trong cuộc sống của bạn không. Phương thuốc là hãy khám phá ra bên trong bạn điều thực sự ổn định. Nếu bạn định đầu tư ‘sự an tâm’ vào bất cứ thứ gì, bạn nên đầu tư vào thứ đáng tin cậy và chắc chắn – thứ chưa bao giờ bỏ bạn, chưa bao giờ thay đổi, chưa bao giờ rời khỏi bạn. Bây giờ, điều gì là ổn định trong trải nghiệm của bạn? Điều gì chưa bao giờ làm bạn thất vọng? Điều gì chưa bao giờ rời bỏ bạn? Điều gì chưa bao giờ thay đổi? Điều gì chưa từng di chuyển? Điều gì chưa bao giờ biến mất? Điều gì chưa bao giờ phán xét bạn? Điều gì là ổn định trong trải nghiệm của bạn? [Đó chính là] Ý thức (Consciousness). Chỉ đầu tư danh tính của bạn vào đó.” ~ Rupert Spira

Biên soạn: Simon Bartholomé
Biên dịch: Bùi Văn Quyết
Hiệu đính: Prana

[THĐP Translation™] Ảo tưởng về sự tách biệt — Nguyên nhân của mọi vấn đề

Không nhìn thấy sự thiêng liêng và giá trị của Thiên nhiên là nguyên nhân sâu xa của hầu hết các vấn đề của con người. Suy nghĩ rằng tiền là quan trọng nhất đã làm chúng ta mù quáng. Hiểu được cách chúng ta kết nối với Mẹ Trái Đất (và với nhau) là khởi đầu của trí tuệ. Đó là con đường về nhà duy nhất của chúng ta, con đường trở về với sự sáng suốt.

Trong câu chuyện về Adam và Eva, con người đã sống trong thiên đường, với Thượng Đế và Thiên nhiên, cho đến khi chúng ta ăn từ cây tri thức. Tri thức về thiện và ác, tri thức của con người đã tách khỏi Thượng Đế, những con người tư duy tách khỏi Thiên nhiên.

Những nền văn hóa bản xứ không nhìn thấy và trải nghiệm Vũ trụ theo cách này, họ hiểu được tinh thần và vật chất kết nối với nhau như thế nào, con người là một phần của Thiên nhiên như thế nào. Tôi nghĩ đây là ′′sự thật′′ được thể hiện trong câu chuyện Vườn Địa Đàng.

Câu chuyện về sự ′′tiến bộ′′ của loài người – sự trỗi dậy của những nền văn minh, chính trị, tiền bạc, kinh tế, công nghệ – là câu chuyện về sự tách biệt, chia rẽ, vô minh và ngăn cách.

Tự nhìn thấy bản thân tách biệt với những người khác và động vật đã nảy sinh niềm tin về sự vượt trội. Đây là sự khởi đầu của chủ nghĩa tổ quốc, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quân phiệt.

Đàn ông nghĩ rằng họ vượt trội hơn phụ nữ, các văn hóa và tôn giáo tin rằng họ vượt trội hơn các văn hóa lân cận, và thiên nhiên. Điều đó đã dẫn đến những cuộc chinh phạt, phá hủy, nô lệ, giàu nghèo, đặc quyền, chà đạp, phân biệt giới tính, định kiến, phân biệt chủng tộc, diệt chủng sinh thái.

Kinh tế đã trở thành tôn giáo toàn cầu mới. Chúng ta được đào tạo và tẩy não để phục vụ các vị thần tiền bạc. Thiên nhiên trở thành nguồn lực để cướp bóc, lạm dụng, phá hủy và biến thành đô la. Các tỷ phú giờ là những thượng tế mới, được coi là hình mẫu, tiếng nói của trí tuệ để được lắng nghe và học hỏi. Các tập đoàn được trao quyền lực hơn con người. Mọi thứ và mọi người ở đây là để phục vụ cho cỗ máy kinh tế.

Hầu hết các vấn đề mà chúng ta phải đấu tranh – phân biệt chủng tộc, chiến tranh, bạo lực cảnh sát, phá hủy sinh thái, thiếu nước, nghèo đói cực độ, nghiện ngập, giết người hàng loạt, biến đổi khí hậu, ma túy – tất cả những điều này đều bắt nguồn từ sự ngắt kết nối của chúng ta với nhau, với thiên nhiên, với một khoảng trống tâm linh sâu sắc và không thể nhận ra sự đoàn kết, vẻ đẹp, sự linh thiêng và sự kết nối của mọi thứ.

Và vì vậy, chúng ta thấy sự sụp đổ, hỗn loạn và rối loạn xung quanh chúng ta. Có một sự thiếu tôn trọng, tôn vinh đang diễn ra. Những vấn đề bắt nguồn từ việc thiếu hiểu biết của chúng ta về giá trị nội tại của vạn vật, không nhìn thấy phép màu của tạo hóa, không nhìn thấy cuộc sống của chúng ta trên hành tinh này là một món quà vô giá và mong manh như thế nào.

Sự hiểu biết bản địa về sự linh thiêng và thống nhất của cuộc sống và thiên nhiên mà Vườn Địa Đàng đại diện đã bị đàn áp. Thiên đường không bao giờ mất đi, nó chỉ bị phớt lờ, nô lệ, mua bán vì lợi nhuận kinh tế.

Nghĩ rằng giá trị và ý nghĩa có thể được đo bằng tiền bạc là lời nói dối vĩ đại, là con rắn trong vườn. Chúng ta đã trở nên quá mù quáng trước những gì thực sự quan trọng, và với giá trị thiêng liêng của mọi thứ.

Tác giả: Christopher Chase
Biên dịch: Bùi Văn Quyết
Hiệu đính: THĐP


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

[THĐP Translation™] 9 câu nói về về Tình Yêu từ các Đạo sư

0

“Con người bình thường không biết tình yêu là gì. Khi ai đó mang lại cho bạn khoái cảm, bạn có xu hướng nghĩ rằng bạn yêu người đó. Nhưng trên thực tế, chính bạn là người bạn yêu – bản ngã của bạn đã hài lòng với sự chú ý của người khác; chỉ có vậy thôi. Bạn có tiếp tục ‘yêu’ người đó nếu anh ấy / cô ấy không còn mang lại cho bạn khoái cảm không? Tình yêu cho đi mà không mong nhận lại bất cứ điều gì.” ~ Paramahansa Yogananda

“Tình yêu thông thường thì ích kỷ, bắt nguồn từ những ham muốn và thỏa mãn đen tối. Tình yêu thiêng liêng thì không có điều kiện, không có ranh giới, không có sự thay đổi. Dòng chảy của trái tim con người vĩnh viễn biến mất khi chạm vào sự giao thoa của tình yêu thuần khiết.” ~ Yukteswar Giri

“Trong hôn nhân, bạn không phải là chồng cũng như vợ; bạn là tình yêu giữa hai người.” ~ Nisargadatta Maharaj

“Chúng ta xem tình yêu là một mối quan hệ. Chúng ta xem tình yêu là cảm giác diễn ra giữa hai người. Tình yêu không phải là một mối quan hệ. Tình yêu là sự tan rã của mối quan hệ. Nó là sự sụp đổ của mối quan hệ. Trong tình yêu, bản ngã của ta và người khác tan hòa vào nhau. Tình yêu không phải là cuộc gặp gỡ giữa hai người. Nó là sự tan rã của cái có vẻ như sự tách biệt giữa ta và người khác, và là một sự mặc khải về sự thống nhất trước đó của hai cái tôi dường như tách biệt này. Vì vậy, tình yêu không phải là một trải nghiệm mà bản ngã tách biệt có. Nó là sự tan rã của bản ngã tách biệt, sự mặc khải về thực tại, sự mặc khải về tâm thức.” ~ Rupert Spira

“Tình yêu vô điều kiện thực sự tồn tại trong mỗi chúng ta. Đó là một phần nội tâm sâu thẳm của chúng ta. Đó không phải là ‘Anh yêu em’ vì lý do này hay lý do khác, cũng không phải ‘Anh yêu em nếu em yêu anh.’ Nó là tình yêu không cần lý do, tình yêu  không có đối tượng. Khi chúng ta nhìn thấy Người yêu dấu trong mỗi người, giống như đang đi dạo trong một khu vườn, ngắm nhìn những bông hoa nở rộ xung quanh mình. Khi bạn hòa vào tình yêu, bản ngã của bạn tan biến. Bạn không nghĩ về việc yêu; bạn chỉ là tình yêu, tỏa sáng như mặt trời.” ~ Ram Dass

“Vấn đề không phải là làm thế nào để xóa sạch mọi khác biệt, mà là làm thế nào để đoàn kết với mọi khác biệt một cách nguyên vẹn. Chỉ trong tình yêu thì sự hợp nhất và tính nhị nguyên mới không có xung đột. Tình yêu là thực tại duy nhất và nó không phải là một câu nói cảm tính đơn thuần. Nó là sự thật tối hậu nằm ở trung tâm của tạo hóa. Cái đẹp chỉ đơn giản là thực tại được nhìn bằng đôi mắt của tình yêu.” ~ Rabindranath Tagore

“Học cách yêu thương là mục tiêu và mục đích của đời sống tâm linh – không phải học cách phát triển sức mạnh thần thông, không phải học cách cúi đầu, tụng kinh, tập yoga, hay thậm chí là ngồi thiền, mà là học cách yêu thương.” ~ Lama Surya Das

“Nếu bạn nghi ngờ, tôi sẽ cho bạn mọi lý do để nghi ngờ. Nhưng nếu bạn đến tìm kiếm tình yêu, tôi sẽ cho bạn thấy nhiều tình yêu hơn những gì bạn từng biết. Tình yêu là sự cân bằng không bị quấy nhiễu gắn kết vũ trụ này.” ~ Babaji

“Tình yêu là một cảm giác vượt qua cảm giác. Nó cho bạn biết rằng bạn là một với tất cả mọi thứ. Mọi người đều là anh chị em của bạn, gồm hoa, cây cối, động vật, người ốm yếu, người khỏe mạnh, người nghèo, người giàu có. Khi bạn có thể nhìn mọi người mà không phân biệt, thì bạn đang yêu. Nhưng khi bạn chọn ai đó vì anh ấy đặc biệt hoặc cô ấy có những đặc điểm phù hợp, hình dáng phù hợp, tài sản phù hợp mà bạn muốn, thì đây là sự say mê. Điều này chỉ kéo dài cho đến khi bạn có được những gì bạn muốn. Nhưng tình yêu đích thực không bao giờ thay đổi. Nó không biến mất vì nó không đến từ bất cứ nơi nào. Nó là ‘một điều gì đó’ hoàn toàn không thể nhìn thấy được và bạn chính là điều đó.” ~ Robert Adams

Biên soạn + Biên dịch: Bùi Văn Quyết
Hiệu đính: Prana

Art by Lena Macka

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Hãy phó thác mọi sự cho Trời

0

Để mình kể câu chuyện này cho các bạn cùng nghe. Mình thấy nó mang lại niềm vui cho mình nên biết đâu nó cũng có thể khiến các bạn mỉm cười. Một nụ cười, đối với mình, luôn là quý giá, đặc biệt là trong những khoảnh khắc căng thẳng.

Chẳng là cô bạn của mình mới từ Hà Nội vào Đà Lạt thăm mình. Buổi sáng, mấy đứa rủ nhau đi ăn phở. Trong lúc ngồi đợi tính tiền, bạn ấy bảo rằng tối nay muốn ăn món bún xào giá hẹ, một món ăn bình dân ngày trước mình từng làm và được bạn ấy rất yêu thích. Lúc nghe bạn nói món đó mình chợt nghĩ thầm trong bụng, “Chết thật, món đó có thành phần gì ấy nhỉ? Sao đầu trống trơn thế này?” Thì ngay lập tức, một người bạn nữa của bọn mình cũng đang ngồi đó, cất lời: “Có phải nó có trứng, đậu hũ, giá, hẹ đúng không?”

Nghe vậy, mình đáp: “Ừ, đúng rồi”, còn trong bụng thì vui như mở cờ: “Thật là tốt quá, tự nhiên thì có người nhắc cho.”

Nhưng mọi chuyện vẫn chưa dừng ở đó. Khi mình đi chợ mua các nguyên liệu về để nấu món bún xào đó, bỏ hết các thứ lên bàn cân để bác gái bán hàng tính tiền, nào là hẹ, cà rốt, trứng, đậu hũ, bún khô, mấy quả chanh để làm nước chấm,… mình vẫn cảm thấy như còn thiếu thiếu cái gì đó chưa lấy, nhưng cũng chẳng biết nó là cái gì. Đã không nhớ rồi thì đến chịu thôi, mình cứ mù tịt vậy. Ấy thế mà ngay sau đó một tích tắc, một chị kia kêu lên với bác gái bán hàng: “Lấy cho em 5 nghìn giá đỗ!”

“Thật là tốt quá, tự nhiên lại có người nhắc cho.” Mình lại cười thầm trong bụng lần thứ hai trong vòng chưa đầy một tiếng.

Buổi sáng hôm đó, trên đường về, lòng mình vui phơi phới. Có không ít lần mình đọc được những thông điệp rằng “Hãy phó thác mọi chuyện cho Thượng Đế” nhưng mình cũng không hiểu phó thác làm sao. Thì hôm nay, mình đã hiểu ra qua câu chuyện với món bún xào. Đến việc ghi nhớ các nguyên liệu, mình cũng chẳng cần làm. Chuyện kiểm tra lại các thứ lúc mua đồ, mình cũng không cần nốt, vì đều có người nhắc cho, theo một cách nào đó. Vậy thì khi mở rộng ra hơn, mọi chuyện khác trên đời giả như vượt quá sức mình thì mình cũng không cần phải gồng lên căng thẳng, cố nghĩ để ra được câu trả lời. Vì thể nào, nếu không thông qua mình, câu trả lời cũng đến thông qua một “kênh” nào đó khác mà mình không hề ngờ tới. Chưa bao giờ mình có thể tưởng tượng rằng ông Trời lại nhắc mình mua giá đỗ thông qua một chị gái xa lạ nào đó cũng đang mua nó.

>>> Người tính không bằng Trời tính

Thỉnh thoảng khi lướt web, mình cũng gặp những thông điệp phản hồi ngay lập tức những câu hỏi trong lòng của mình khiến mình cảm thấy như Vũ Trụ đang trực tiếp giao tiếp với mình.

Sự giao tiếp này còn rất rõ trong một lần mình mua gà nữa. Đến quầy bán hàng, thấy chẳng còn phần gà ta nào, mình nghĩ rằng chắc hôm nay mình ra trễ nên người ta mua hết rồi. Thôi thì vạn sự tùy duyên, mình lựa mấy cái cánh gà công nghiệp vẫn còn về chiên nước mắm vậy, lâu lâu đổi món cũng không phải ý tồi. Trong khi mình đang đứng tần ngần nhổ nhổ mấy cái lông tơ trên chiếc cánh gà mà người ta làm sót thì như thể món quà từ trên trời rớt xuống cái “bịch”, một con gà ta vừa được làm xong được anh kia bưng ra đặt ngay trước mặt mình. Mình bất ngờ quá mở to cả hai mắt và kêu lên: “Ôi vẫn còn gà!” Nghe vậy, anh bán hàng đó đáp lại với vẻ mặt đầy hóm hỉnh: “Vừa trông thấy em đến là anh phải làm cấp tốc ngay!” khiến mình có được một tiếng cười sảng khoái.

Sau những trải nghiệm mình được Vũ trụ lắng nghe và hồi đáp ấy, mình thấy việc buông đi những gánh nặng trong lòng dễ hơn biết nhường nào. Hễ gặp chuyện gì khiến mình phải nghĩ ngợi lo lắng, mình chỉ cần bảo với bản thân rằng “thôi chuyện này khó quá, ai đó khác nghĩ giùm mình nhé, như nhớ giùm việc mua giá đỗ ấy!” Bất kể chuyện gì mình cảm thấy nặng nề quá tải, mình đều tập buông nó đi vào bàn tay Thượng Đế và tin chắc rằng ắt hẳn mình sẽ được “sức mạnh” nào đó khác gánh vác giùm. Và tại khoảnh khắc buông đi ấy, mình thấy toàn thân nhẹ nhàng như thể được nhấc lên. Thậm chí, mình thấy việc bước đi, hít thở hay xỏ giày cũng là có ai đó đang làm giùm mình, thông qua mình. Và điều này thật tuyệt!

Khi mình nói rằng phó thác mọi chuyện cho Trời Đất không có nghĩa là chúng ta sẽ thoái thác mọi chuyện cho Trời Đất và cả ngày nằm ườn trên giường chối bỏ mọi sự lao động. Nếu vậy thì mình đã không ngồi đây và viết bài viết này chia sẻ với các bạn rồi. Sự phó thác ấy có nghĩa là sự thả lỏng hoàn toàn, để cho một sức mạnh lớn hơn tràn vào cơ thể và thi hành mọi việc, là bỏ đi sự gắng gượng dựa theo ý chí cá nhân để cho Ý Trời được trôi chảy theo những vận động tự nhiên. Các bạn thấy không, khi chị gái kia nói to lên rằng muốn mua thêm 5 ngàn giá đỗ, đối với chị, đó có thể chỉ đơn giản là ý chị. Nhưng trên một bình diện lớn hơn, mở rộng ra trong mối liên kết với những người xung quanh, cụ thể là mình, một người đang quên tiệt món đồ cần mua, thì câu lệnh mua thêm 5 ngàn giá đỗ ấy chính là Ý Trời. Trong hoàn cảnh đó, lời nói của chị ấy là lời của ông Trời nói với mình, thứ đã gây nên kinh ngạc và sướng vui vô cùng.

Mình từng có cơ hội được tiếp xúc với một số người, đủ nhiều để mình thấy rằng những bất hạnh mọi người gặp phải là do sự cố gắng vơ mọi hoạt động, trách nhiệm về bản thân mình. Các bạn nghĩ rằng mọi chuyện là do các bạn làm, chúng được giải quyết hay không cũng là do bạn phải can thiệp. Đó là cách sống dựa cậy vào sức mình, lúc nào cơ thể và tâm trí của người đó cũng gồng lên căng thẳng, thậm chí với những việc không hề liên quan gì đến mình.

Có người thì dằn vặt bản thân và cảm thấy tội lỗi khi thấy người khác lâm cảnh khó khăn vì cho rằng chính sự xuất hiện của mình trong thời gian qua đã làm họ ra như vậy. Còn có người thì sân si trên các bài viết công cộng, đấu tranh, móc mỉa người viết như thể nếu không làm việc đó, họ sẽ không tài nào ngủ yên. Còn có người thì luôn cố gắng kiểm soát mọi thứ, kiểm soát người xung quanh phải như ý mình, kiểm soát những cảm xúc bên trong bằng cách đè nén nó. Chúng ta có thể thấy không ít người sống với những gánh nặng khổ sở như vậy nhưng vẫn nghĩ rằng đó là những việc họ sống chết phải làm. Nhưng sự thật thì nếu không làm thì họ lại được khỏe hơn.

Có người bạn kia bảo rằng bạn không biết phải chịu đựng cảnh gia đình lạnh nhạt với bạn đến bao giờ. Mình bảo rằng bạn đâu cần phải chịu đựng nó. Cũng như trời đổ mưa, bạn đâu nhất thiết phải chịu đựng cơn mưa. Hay khi đi chợ mua rau mà mọi người xung quanh cũng đang đi chợ đông đúc ồn ào, bạn đâu cần phải chịu đựng họ, bạn vẫn tìm lối đến cửa hàng rau như thường và cười vui hớn hở khi mua được những mớ rau vừa ý. Tương tự như vậy, tại sao bạn phải chịu đựng một nỗi buồn, tại sao bạn phải chịu đựng một cảnh khó khăn, nếu không phải vì bạn cho rằng bạn phải đối đầu, hay bạn phải cố gắng vươn lên khỏi chúng, hay bạn có trách nhiệm phải chống trả chúng bằng mọi sức lực? Có mấy ai tự hỏi chính mình trong những lúc đang gồng lên căng thẳng rằng: “Hai hàm răng của mình có thể không cần phải nghiến ken két như thế này không?” “Để thấy hạnh phúc, mình có nhất thiết phải trợn ngược hai mắt lên không?” “Cãi nhau với người kia với âm lượng tối đa có là nhất thiết không?” “Hai môi mình có thể không cần phải như hai đường chỉ thế này không?”

Hiển nhiên, câu trả lời là “Không. 200% không.” Bạn hoàn toàn có thể sống vui mà không cần phải cau có kiểm soát. Bạn hoàn toàn có thể thấy những câu trả lời mà bạn không cần phải vắt kiệt não suy nghĩ. Cứ thả lỏng, rồi bạn sẽ nhận ra rằng mọi thứ gánh nặng kia là không cần thiết, tự nhiên bạn ở đó, ngay giữa mọi chuyện và vẫn thản nhiên bình thường. Đó là một phép màu của sự quy phục.

“Mức cuối cùng của sự chấp nhận và quy phục là gì? Đó là thật sự không có cái ‘tôi’ nào có thể làm được gì. Thật sự, không có cái ‘tôi’. Không có gì xảy ra trừ khi nó là ý muốn của Thượng Đế. Cảm giác về một cái tôi cá nhân làm này làm kia là một ảo tưởng. Đây là hiểu biết cuối cùng.” — Ramesh Balsekar (via Prana Unlimited)

Cuối cùng, để khép lại bài viết này, chúng ta hãy cùng xem Đức Krishna và Chúa Jesus nói gì về sự phó thác này trong Chí Tôn Ca Kinh Thánh nhé.

“Chỉ người nào đã từ bỏ mọi ham muốn làm thỏa mãn các giác quan cũng như mọi ước muốn vật
chất, người không còn coi mình là chủ sở hữu của bất kỳ thứ gì và hoàn toàn thoát khỏi ngụy ngã mới
thấy an lạc thật sự.”(Chí Tôn Ca, 2:71)

“Sau khi chẳng còn quyến luyến, sợ hãi và tức giận, sau khi đã dồn toàn bộ tâm trí vào Ta, tìm được chốn nương náu nơi Ta, rất nhiều người ở thời trước đã trở nên thanh sạch nhờ thấu hiểu Ta và vì thế có được tình yêu siêu việt đối với Ta.” (Chí Tôn Ca, 4:10)

“Những người mẫn tuệ và khát khao được giải thoát khỏi lão và tử chọn Ta làm chốn nương náu và bước theo con đường phục vụ tận tụy. Họ thực sự là Brahman vì họ biết tất thảy mọi điều về hoạt động siêu việt.” (Chí Tôn Ca, 7:29)

“Hỡi con trai của Pritha, những người tìm kiếm chốn nương náu nơi Ta, dù cho có thuộc về giai cấp nào, phụ nữ, thương gia (vaishya) và lao động (shudra), thì họ vẫn có thể đạt mục đích tột bậc.” (Chí Tôn Ca, 9:32)

“Hãy phó thác đường lối mình cho Đức Giê-hô-va, Và nhờ cậy nơi Ngài, thì Ngài sẽ làm thành việc ấy.” (Thi-thiên 37:5)

“Hãy hết lòng tin cậy Thiên Chúa, chớ nương cậy nơi sự sáng suốt của con. Hãy nhận biết Ngài trong mọi đường lối mình, Ngài sẽ làm cho đường lối của con bằng thẳng” (Châm-ngôn 3:5-6)

“Hãy xem loài hoa huệ, coi chúng mọc lên thế nào. Chúng chẳng làm lụng khó nhọc, cũng không kéo chỉ, nhưng Ta nói với các ngươi, dẫu Vua Sa-lô-môn sang trọng đến đâu, vua ấy cũng không mặc đẹp như một hoa nào trong các hoa ấy. Nếu hoa cỏ ngoài đồng là giống nay còn sống mai bị tống vào lò mà Thượng Đế còn cho chúng mặc đẹp thể ấy, lẽ nào Ngài chẳng lo cho các ngươi sao, hỡi những kẻ kém tin? Các ngươi đừng tìm kiếm về việc ăn gì, uống gì, và đừng quá lo lắng về những việc ấy. Vì các dân trên thế giới đều tìm kiếm những điều ấy, và Cha các ngươi đã biết các ngươi cần những điều ấy rồi. Thay vào đó hãy tìm kiếm vương quốc nước Trời thì các ngươi sẽ được ban thêm những điều ấy nữa.” (Luke 12:27-31)

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Art: Interesni Kazki on Pinterest

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

[THĐP Translation™] 8 trích dẫn chọn lọc về tâm trí (the mind) từ các Đạo sư

0

“Bạn thấy đấy, đi ra khỏi tâm trí của mình, ít nhất một lần mỗi ngày, là cực quan trọng bởi vì khi đi ra khỏi tâm trí, bạn sẽ trở nên ý thức hơn. Và nếu bạn luôn ở trong tâm trí của mình, bạn đang quá lý trí, bạn giống như một cây cầu rất cứng và bởi vì nó không có sự mềm dẻo, không có sự điên rồ trong đó, nó sẽ bị thổi bay bởi cơn bão đầu tiên.” ~ Alan Watts

“Không có hai tâm trí, một thiện và một ác. Chỉ có những quán tính hoặc khuynh hướng của tâm trí mới có hai loại, tốt và thuận lợi, xấu và không thuận lợi. Khi tâm trí gắn liền với cái trước thì nó được gọi là tốt; và khi gắn liền với cái sau thì nó được gọi là xấu.” ~ Sri Ramana Maharshi

“Khi chúng ta tin những gì chúng ta nghĩ, khi chúng ta coi suy nghĩ của mình là thật, chúng ta sẽ đau khổ.” ~ Adyashanti

“Tâm trí của chúng ta là nơi chúng ta đưa ra những lựa chọn như liệu có nên ở trong năng lượng của sự sợ hãi và sinh tồn hay không; hoặc là chuyển đến những trạng thái ý thức cao hơn, cái đưa chúng ta đến một không gian của tình yêu, và biết rằng chúng ta sẽ ổn.” ~ Anita Moorjani

“Bạn nên hân hoan, liên tục hân hoan. Bởi khi bạn khiến bản thân hạnh phúc, cuộc sống sẽ đến và mang lại cho bạn nhiều hạnh phúc hơn, và khiến mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng khi bạn tin rằng có điều gì đó không ổn ở một nơi nào đó, khi bạn đang đau khổ, tâm trí của bạn sẽ kéo dài sự đau khổ đó và nó sẽ trở nên tồi tệ hơn nữa. Vậy nên hãy từ bỏ tất cả mọi thứ ngay bây giờ. Quy phục tất cả, buông bỏ mọi thứ. Trở nên trống rỗng và tự do.” ~ Robert Adams

“Lo lắng có nghĩa là tâm trí đang kiểm soát bạn. Lo lắng luôn là vô nghĩa. Một giải pháp không bao giờ bắt nguồn từ lo lắng.” ~ Eckhart Tolle

“Tội phạm lớn nhất là bỏ qua việc bạn thực sự là ai để ủng hộ câu chuyện bạn nghĩ mình là. Mối bận tâm về những câu chuyện cá nhân của bạn là đám mây che phủ mặt trời.” ~ Wu Hsin

“Con đường truy xét để biết được bản chất của tâm trí là gì?

Cái nổi lên như là ‘Tôi’ trong cơ thể này là tâm trí. Nếu một người hỏi xem ý nghĩ ‘Tôi’ trỗi dậy ở đâu đầu tiên trong cơ thể, người ta sẽ phát hiện ra rằng nó trỗi dậy từ trái tim. Đó là nơi khởi nguồn của tâm trí.

Ngay cả khi một người liên tục nghĩ về ‘Tôi’ ‘Tôi’, người đó sẽ được dẫn đến nơi đó. Trong tất cả những suy nghĩ nảy sinh trong tâm trí, suy nghĩ ‘Tôi’ là đầu tiên. Chỉ sau sự nổi dậy của suy nghĩ này, những suy nghĩ khác mới nảy sinh. Sau khi xuất hiện đại từ cá nhân thứ nhất, đại từ cá nhân thứ hai và thứ ba xuất hiện; nếu không có ngôi thứ nhất thì sẽ không có ngôi thứ hai và thứ ba.”* ~ Sri Ramana Maharshi

*TN: Trong ngôn ngữ học, ngôi (góc nhìn) thứ nhất là tôi, chúng ta. Ngôi thứ hai là bạn. Ngôi thứ ba là anh ta/cô ta/họ/nó.

Biên dịch: Bùi Văn Quyết
Hiệu đính: Prana

Art by Tom Haugomat

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP