25 C
Nha Trang
Thứ năm, 31 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 229

Chất thức thần và lần đầu tiên trải nghiệm (magic mushroom)

Chất thức thần (psychedelics) là gì?

“Tôi nghĩ rằng nếu bạn đi xuống mồ mà chưa từng trải qua trải nghiệm thức thần (psychedelic experience) thì cũng giống như bạn đi xuống mồ mà chưa từng quan hệ tình dục.” — Terence McKenna

Chất thức thần là một thuật ngữ tôi đã nghĩ ra để chuyển dịch cho chữ psychedelics (phiên âm: ‘sai-cờ-đe-lix’) trong tiếng Anh. Trong đó, psyche là “soul, mind” (linh hồn, tinh thần), và delein, “to manifest” (hiển hiện, hiện ra, khơi gợi ra, đánh thức dậy), gộp lại là “soul-manifesting”, kết hợp hai từ này lại tôi thấy rằng dịch thành chất thức thần là nghe hay nhất và cũng không sai ý của chữ gốc.

Chất thức thần là một nhóm chất riêng rẽ so với các nhóm như Stimulants (Chất kích thích. Vd: caffeine (cà phê), MDMA (hay còn thường được gọi là ecstasy, thuốc lắc), meth (đá), nicotine (thuốc lá), cocain…) và Opioids (Thuốc phiện. Vd: morphine, heroin…).

Một số các loại chất thức thần thường gặp: Cần sa, LSD, psilocybin mushrooms (hay còn thường được gọi là magic mushroom, shrooms, tạm dịch là nấm thần kỳ, đây cũng là trải nghiệm mà tôi sẽ kể lại trong bài này), salvia, ayahuasca, DMT (mạnh nhất trong tất cả).

“DMT là chất thức thần mạnh nhất mà ta có. Nếu còn có thứ gì mạnh hơn thế nữa, tôi không muốn biết nó. Tôi nói, ‘Trời ơi, nếu bạn có thể được nén nhiều hơn nữa, để nó tránh xa tôi ra.’ Chỉ vậy thôi, nó là thứ mạnh nhất. Nó cũng là loại nhanh nhất. DMT khi được tiêu thụ bởi đa số, trở bạn về hiện trạng bình thường dưới 10 phút. Dưới 10 phút! Rồi, điều này khá thú vị bởi vì những người nghĩ rằng chẳng có gì hết thật ra nên đầu tư 10 phút để tìm ra sự thật. Một “chuyến đi” dưới 10 phút đáng giá 20 năm dược lý học, nghệ thuật học, sử học, tâm lý học và tất cả mấy cái học khác. Bởi vì khi đó bạn chỉ biết nói, “OK, tôi hiểu rồi, tôi hiểu rồi” Một điều rất thú vị khác về DMT là, nó xuất hiện một cách tự nhiên trong não bộ con người. Ờ, chuyện gì đang xảy ra đây? Ông ấy nói nó là thứ thuốc mạnh nhất, nhanh nhất, là một thứ thuốc tự nhiên nhất? Nó có nghĩa là, bạn biết đó, bạn không phải căng buồm vào 3-hydroxy-4peridal- enmethylmarubyshtick hay đại loại gì đó để bước vào cõi lạ lùng. Không – một sản phẩm trao đổi chất trong cơ thể, cần chỉ 10 phút để trải qua sự lột trần và dịu mát, là thứ mạnh nhất trong tất cả.” — Terence McKenna

Cách đây khá lâu tôi đã từng viết một bài research về cần sa, nó có gây nghiện không và những lầm tưởng thường gặp, ai chưa đọc thì xin mời vào đọc.

“Chất thức thần bị cấm không phải là vì một chính phủ đáng yêu lo rằng bạn có thể nhảy khỏi cửa sổ từ lầu ba. Chất thức thần bị cấm bởi vì nó làm tan biến đi các cấu trúc nhận định và những kiểu mẫu hành vi được xã hội áp đặt, và quá trình xử lý thông tin. Nó mở bạn ra tới cái khả năng rằng mọi thứ bạn biết đều sai.”

— Terence Mckenna

Tôi biết đến chất thức thần từ Terence McKenna, một học giả, tác giả, diễn giả người Mỹ xuất chúng của thế kỷ 20. Nổi tiếng với kiến thức uyên bác sâu rộng, và khả năng truyền đạt, diễn đạt những kiến thức đó không những qua sách vở mà còn qua những bài diễn thuyết của mình một cách rất lưu loát và cực kỳ thông minh, cao cấp trong ngôn ngữ ông sử dụng. Ông chuyên viết/nói về những trải nghiệm thức thần dưới sự hỗ trợ của các chất thức thần, shamanism, ngôn ngữ, lịch sử và các nền văn minh, lý thuyết về nguồn gốc của sự bùng nổ trong tâm thức loài người. Nếu bạn là một người có theo dõi tôi trong khoảng 2, 3 năm nay thì đã thấy tôi từng dịch một số tài liệu của ông, những buổi nói chuyện, hay những câu trích dẫn đăng trên website và kênh YouTube của mình, nếu ai chưa đọc thì hãy đọc thử để thấy rằng tôi nói không cường điệu.

Định mệnh sắp đặt tôi tới chất thức thần

Dường như, định mệnh đã sắp đặt mọi thứ cho tôi đến với chất thức thần từ bấy lâu nay. Bởi vì để có được trải nghiệm này tôi đã trải qua rất nhiều sự kiện khác nhau trong suốt thời gian nhiều năm qua:

  • Được định cư sang Mỹ từ 2002 cùng gia đình. Nếu không ở Mỹ thì có lẽ tôi đã không đủ giỏi tiếng Anh để biết đến Terence McKenna, hay đủ giỏi tiếng Anh để nghe, xem, đọc tất cả những gì tôi đã từng nghe, xem, đọc. Để đọc được những thông tin về cách mua chất thức thần: mua ở đâu, mua của người nào, trên chợ nào,  liên lạc với người bán (qua phương thức PGP mã hóa, chứ không phải liên lạc kiểu gửi tin nhắn như thông thường), cách đặt hàng sao cho an toàn, đọc về kinh nghiệm của những người đi trước trên các subs của Reddit….
  • Biết về Bitcoin. Đã từng mua bitcoins, vì để mua được nấm thần kì, bạn phải dùng một trình duyệt đặc biệt (TOR) và trả tiền bằng bitcoins.
  • Không biết sự kiện này có phải trùng hợp hay không, nhưng tôi vẫn còn giữ cái cân nhỏ tôi từng mua cách đây khoảng 4 năm, những năm đó tôi có sở thích mua… bạc để để dành, hiện giờ đã bán gần hết, nhưng vẫn còn giữ lại một số thỏi bạc đẹp làm kỷ niệm, tôi mua cân để cân xem trọng lượng của khối bạc người ta bán cho mình có đúng không. Cái cân này cân được tới 0.1 gram độ chính xác, trọng lượng nặng nhất nó có thể cân được hình như là 500 grams. Cho tới giờ phút này nó vẫn còn hoạt động, chỉ có điều là tôi phải thay pin mới.
  • Được ở một mình trong phòng riêng. Trải nghiệm đầu tiên tôi muốn được ở một mình. Vì tôi muốn đây là một trải nghiệm nghiêm túc, không ai ảnh hưởng tới, chỉ một mình tôi với tâm thức của mình. Nghĩ lại tôi thấy rằng đây là một quyết định khá liều lĩnh, vì đây là lần đầu tiên, tôi chưa hề có kinh nghiệm, những cây nấm có thể đưa tôi đến những nơi tôi không thể kiểm soát được chính mình và có thể làm những chuyện mà tôi có thể sẽ không bao giờ tỉnh dậy được nữa, hoặc có tỉnh dậy cũng sẽ vô cùng hối hận. Từ kinh nghiệm cá nhân này, tôi có lời khuyên cho những ai muốn trải nghiệm psychedelics lần đầu tiên là hãy trải nghiệm nó với một người mà bạn tin tưởng, một người còn tỉnh táo để quan phòng cho bạn. Những lần sau nếu thích bạn có thể trải nghiệm một mình.

Lần đầu trải nghiệm chất thức thần

Tôi đã nghe mọi người nói rằng để có được một trải nghiệm tốt đẹp, good trip, thì bạn phải chuẩn bị một tâm lý tích cực, hăng hái, vui vẻ, một không gian thoải mái, buổi sáng, thiên nhiên, âm nhạc… Tâm lý của tôi chiều hôm đó rất phấn khích, tôi vừa mới mua 2 cục pin để thay cho cái cân nhỏ ở cửa hàng 99 cents (giống như cửa hàng 10 ngàn ở VN, không biết bây giờ còn không). Tôi chuẩn bị mọi thứ tốt nhất có thể. Lên Zing mở album nhạc Phạm Duy, vâng, tôi thích nhạc Phạm Duy. Có bài lần đầu tiên tôi nghe, nhưng rất hay, càng hay hơn nữa với hai cái loa chiến tôi mua cách đây khoảng 3, 4 năm, lúc đó tôi học ngành thu âm, cần phải có loa xịn để mix nhạc mới hay. Tôi đã cân ra sẵn 2.7 gram nấm khô mới được ship về hồi sáng (hôm đó là thứ sáu), thằng bán nấm cho tôi khuyên rằng nên dùng từ 2.5 gram cho tới 3 gram cho lần đầu tiên. Tôi còn mua một bình nước cam nữa (tám năm rồi tôi chưa uống nước cam), thấy có người nói rằng uống chung với nước cam có vitamin C sẽ làm cho hoạt chất kích hoạt nhanh hơn. Ngồi trên bàn vi tính với 2.7 gram nấm, nước cam, và một… tô cơm tối. Ừ, tôi vừa nhét cơm, vừa nhét nấm vào miệng nhai, uống một ngụm nước, cứ thế làm xong hết tô cơm và phần nấm. Đừng quên là vừa có nhạc Phạm Duy đang phát ra trong không gian.

Bắt đầu ăn là lúc 6:15 tối, tôi có ghi lại tất cả những thông tin này vào Notepad. Ăn xong chắc là khoảng 6:45. Tới lúc này chất thức thần dường như vẫn chưa phát huy tác dụng, tôi vẫn chưa thấy gì, và cứ vẫn làm này làm kia trên máy tính. Tới khoảng 7 giờ tôi bắt đầu thấy hơi mệt trong người, có thể cũng bình thường, vì người tôi trước giờ cũng hay thường xuyên mệt mỏi, vì làm việc quá nhiều, offline cũng như online. Có lẽ đây là cơ hội tôi cho phép cơ thể mình được nghỉ ngơi, được nấm mẹ chữa lành. Tôi bèn leo lên giường, tắt hết đèn, nhạc vẫn mở. Chỉ nằm đó thưởng thức dòng nhạc cao sang của Phạm Duy, tiện thể cho cơ thể mình được thư giãn. Người tôi lúc đó rất thư giãn, thoải mái, tôi có cảm giác như nấm thần kỳ đang chữa lành cho mình thật. Một cảm giác rất dịu êm, nhẹ nhàng, như một em bé đang nằm trong lòng mẹ âu yếm.

Nằm đó, mắt nhắm lại, tận hưởng sự dịu êm đang lan tỏa khắp người, có lẽ lúc này psychedelics đang bắt đầu luân chuyển trong cơ thể tôi sau khoảng hơn 1 tiếng rưỡi từ lúc tôi bắt đầu cuộc hành trình. Tôi vẫn còn ý thức. Cảm giác êm dịu đó càng ngày càng tiến dần đến một cột mốc mới, nó trở thành một sự nhận thức, từ ý thức trở thành nhận thức, thật khó để có thể diễn tả bằng lời. Nhận thức này là nhận thức đầu tiên — trong hàng loạt nhận thức sau đó nấm thần kỳ đưa tôi đến — tôi còn vẫn còn nhớ như in. Đó là nhận thức về hiện tại, ngay lúc này, ngay tại đây, như mọi thứ đã được sắp đặt để tôi có thể trải nghiệm một cách thực tế những gì mà trước đây tôi chỉ biết qua lý thuyết, ngôn từ, triết lý… Tôi như sống được trong nhận thức rõ rệt ấy. Chỉ có giây phút hiện tại này là tất cả; mọi sự kiện trong quá khứ đều dồn vào khoảnh khắc hiện tại này, dẫn tới khoảnh khắc hiện tại này. Tôi thấy tư duy mình nghĩ đến tương lai, nhưng nhận thức về miền hiện tại mà nấm thần đang muốn tôi trải nghiệm quá rõ rệt, quá mãnh liệt, những tư duy đó lập tức tan biến, kéo tôi về hiện tại. Quá khứ không còn quan trọng nữa; tương lai không còn quan trọng nữa. Tôi chỉ muốn đắm mình trong giây phút hiện tại này mãi.

Đây không phải là triết lý, đây là những gì cá nhân tôi đã trải nghiệm qua. Nói về triết lý có lẽ tôi nghĩ mình không lạ gì với tất cả những thông điệp bạn có thể nghĩ tới, nhất là những thông điệp về tâm linh. Nhưng tất cả những gì tôi nghĩ mình biết thật ra chỉ là bề ngoài, chưa hề chạm được vào nó, sống trong đó, nếm trải nó. “Sống trong hiện tại” là một chủ đề tôi vẫn thường nghe qua trong Phật giáo, trong những cuốn sách tâm linh, có thể nhắc tới sách của Eckhart Tolle, một bậc thầy tâm linh người Đức. Nhưng có lẽ bạn cũng như tôi, chỉ nghe người ta nói vậy thôi, biết vậy thôi, nhưng chưa thật sự thấu hiểu được tầm quan trọng của nó, chưa thật sự hiểu được tại sao nó lại là một chân lý, chính vì thế chúng ta cũng chưa bao giờ thật sự áp dụng nó vào đời sống thường ngày.

Lần lượt, tôi được đưa đến những miền cảm thức khác nhau; tôi là một hành khách trên xe bus, nấm là bác tài. Sau khi tỉnh dậy, tôi nhận ra được điều này. Mỗi trạm dừng tôi có cảm giác kéo dài khoảng 5 -10 phút. Đó là tôi chỉ nghĩ vậy, chứ thời gian thực tế trong bao lâu thì không thể nói chắc được. Cảm nhận về thời gian của tôi lúc đó có lẽ đã bị biến đổi, vì khi bạn trip, ý thức của bạn đã được rơi vào một trạng thái thuật ngữ gọi là altered state of consciousness, một trạng thái ý thức bị biến đổi.

Dù tôi chỉ là một hành khách đang được dẫn đi tham quan nhiều nơi, ý thức của tôi không phải là bị đóng kín lại hoàn toàn 100%. Tôi vẫn còn nhớ có lúc mình mắc tiểu trong chuyến trip đã tự động bước vào nhà vệ sinh để đi tiểu, hay có lúc tôi thấy khát nước tôi đã cầm lấy chai nước và uống. Tôi vẫn còn kiểm soát được những nhu cầu cơ thể mình đang cần. Tuy nhiên, những cử động của tôi lúc đó chậm đi đáng kể.

Sau khi tỉnh dậy, đầu óc tôi đã choáng ngợp trước những gì đã diễn ra bên trong. Tôi có cảm giác rằng mình có thể viết được nguyên một quyển sách kể lại hết tất cả. Quá nhiều cảm xúc, cảm giác đã trải qua, quá nhiều trải nghiệm. Tôi đã không thể tin được là tất cả những chuyện này đã có thể xảy ra trong vòng khoảng 3 tiếng. Tôi đã nói “Wow” suốt hơn một tiếng sau trạm dừng cuối cùng. Cho tới thời điểm tôi viết ra những dòng này là đã cách 2 ngày rồi, nhiều chi tiết tôi không còn nhớ nữa, thứ tự của các trạm dừng tôi cũng đã quên. Tuy nhiên vẫn có những dấu ấn tôi còn nhớ, và tôi sẽ viết ra trước khi tôi quên.

Một mình trong vũ trụ

Phần lớn thời gian trip tôi không mở mắt. Tất cả những gì tôi có là ý thức của mình. Tôi được đưa tới miền trải nghiệm một mình trong vũ trụ này hai lần: Một lần tôi cảm nghiệm được sự trống không, hư vô, tĩnh lặng. Một lần tôi cảm nghiệm được sự cô đơn tới tận cùng.

Trải nghiệm về những mối quan hệ

Tôi được đưa đến một miền ý thức nơi tôi không còn bận tâm tới tất cả những mối quan hệ của mình nữa. Không còn chuyện gì là quan trọng nữa. Tất cả những gì tôi đã từng làm và đang làm, tất cả những vấn đề trong hiện tại cũng như quá khứ không còn quan trọng nữa. Tôi trải nghiệm được sự buông bỏ. Tôi cảm nghiệm được rằng tôi có thể chết ngay lúc này mà không cần phải viết lại di chúc.

Trải nghiệm cảm giác của một người điên

Mọi thứ quá thật đến nỗi tôi không còn biết phiên bản nào là thật, phiên bản nào là ảo. Tôi không còn phân biệt được thực tại. Có lẽ thần nấm đang khiến tôi phải đặt câu hỏi lại rằng thực tại là gì? Thực tại mà chúng ta đang sống có phải là thực tại thật sự hay không? Tôi đã sợ hãi; tôi không biết rằng liệu sẽ có bao giờ mình thoát ra được khỏi nơi này hay không, một limbo mãi không thể thoát ra. Liệu khi tôi tỉnh dậy tôi có trở thành một người mất trí hay không? Mất trí đối với người khác, còn tôi thì sống trong thế giới của riêng mình. Chúng ta gọi một người là điên có lẽ cũng chỉ vì họ sống trong một thực tại khác với chúng ta.

Mỗi người là một vũ trụ

Tôi đã ngộ ra được điều này, mặc dù là không còn nhớ rõ tại sao tôi đã có thể đúc kết ra được nó. Có lẽ không cần trip bạn cũng có thể tự nghĩ ra được điều này. Tuy nhiên, giác ngộ ra được nó là một cảm giác hoàn toàn khác. Tôi thấy mình nhạy cảm hơn, biết thông cảm hơn, dễ xúc động hơn. Mỗi người đều có những câu chuyện mà chúng ta không biết.

Cảm giác sợ hãi, cô đơn

Mở mắt ra, tôi thấy mình đang nằm trong một căn phòng tối, một mình, cửa sổ không biết đã ngã sang màu đỏ sậm từ khi nào, tự nhiên nhìn vào rất ghê rợn. Bình thường tôi không sợ bóng tối, nhưng dưới tác động của psilocybin, mọi thứ đã không còn bình thường nữa. Một mình tôi đối diện với nỗi sợ hãi cô đơn cùng cực, có lẽ thần nấm đang muốn rèn luyện cho tôi lòng can đảm. Vì rồi trạm dừng này sau một hồi cũng trôi qua. Một lát sau tôi đứng dậy bật đèn phòng lên.

Cảm giác thăng hoa

Tôi nghĩ rằng đây có lẽ là cảm giác đê mê dâng lên óc của mấy dân chơi thuốc phiện, mặc dù là tôi chưa bao giờ chơi thuốc phiện, và tôi nghĩ là cũng sẽ không bao giờ. Tôi thấy cảm giác này cũng gần giống với cảm giác “hỷ, lạc” trong bốn bước thiền (tầm, tứ, hỷ, lạc). Tôi từng tập thiền nên nhớ cảm giác này. Mọi cơn đau thể xác tan biến; mọi nỗi đau tinh thần cũng tan biến.

Ảo giác

Lúc này tôi đang gục đầu xuống bàn, chân vắt chữ ngũ, mắt nhìn chân, tôi thấy từng sợi lông chân đung đưa qua lại chầm chậm như có gió thổi (trong khi không hề có gió thổi), trồi lên lõm xuống, các lỗ chân lông nhập nhòe kết hợp với nhau thành từng chụm đen. Mọi thứ đều sống động, mọi thứ trở thành 3D mà không cần đeo kính. Tôi nhìn xuống sàn nhà, những vân gỗ hiện ra thành hình mặt người cười với tôi. Tôi nhìn lên màn hình máy tính, những dòng chữ xê dịch qua lại rất thú vị. Sau khi tỉnh lại tôi vào phòng tắm nhìn gương mới phát hiện ra được rằng 2 đồng tử của tôi đã nở to ra chắc gấp 3 lần bình thường. Chưa bao giờ tôi thấy đồng tử của mình to khủng khiếp như vậy.

Sợ hãi không biết khi nào mình mới tỉnh dậy thực sự khỏi chất thức thần

Nó cứ đưa tôi đi từ cảm giác này tới cảm giác khác. Trước khi thật sự tỉnh dậy, tôi đã tỉnh dậy khoảng 2 lần trước đó, sau mỗi lần chưa tỉnh hẳn đó, tôi thấy mình lại tiếp tục bị kéo về chuyến trip. Tôi không thức dậy dần dần, mà thức dậy kiểu bừng tỉnh. Như vừa trải qua một cơn mơ sống động nhất trong đời mình; tôi nhận ra được thực tại là đây rồi, tôi buột miệng ra chữ wow kinh ngạc nhiều lần liên tiếp. Hai lần chưa tỉnh hẳn và bị kéo về, tôi thấy mình bắt đầu lo lắng không biết mình có bao giờ sẽ tỉnh dậy thật sự được không. Tôi lo rằng có lẽ mình đã rơi vào limbo không thoát ra được rồi. Tôi nghĩ không biết mình có chết hay chưa? Liệu những gì đang diễn ra chỉ là ý thức của một linh hồn đã lìa khỏi xác. Tôi nghĩ tới cảnh sáng mai người ta phát hiện ra một tử thi đang nằm gục bất động trên bàn. Trên màn hình facebook tôi đang mở, tôi đã muốn để lại một lời nhắn cho mọi người, nhưng không hiểu sao tôi không làm được, có lẽ vì đầu óc tôi đang hoạt động rất chậm, có lẽ lúc đó tôi đang là một con ma.

Tới lần bừng tỉnh thứ 3, tôi cố gắng dùng hết ý chí tập trung vào hiện thực để bước xuống xe. Tôi có cảm giác như bước ra từ cõi chết. Tôi đã sống lại. Và sau khi bạn trở về từ cõi chết, bạn chắc chắn sẽ biết quý trọng mạng sống của mình hơn; tôi cũng vậy. Tôi thấy chân mình lạnh, lúc này là khoảng 11 giờ rồi, thế là liền lấy vớ mang vào. Tôi thấy mình biết quý trọng cơ thể hơn. Đầu óc tôi lúc này vẫn còn hoạt động rất chậm, đọc một dòng chữ hay tính làm một việc gì đó phải tốn khá nhiều thời gian, nhưng sau một giấc ngủ, sáng ra tôi thấy não bộ của tôi đã hoạt động lại bình thường.

Kết

Vài ngày nữa tôi và một vài người bạn sẽ cùng trip, hắn rất hứng thú muốn được nếm mùi nấm thần kỳ và cuộc phiêu lưu đang chờ đợi sau khi nghe tôi khoe. Tôi kể lại tất cả chuyện này như đang tự viết nhật ký. Một ngày nào đó trong tương lai biết đâu tôi sẽ được đọc lại những dòng này. Những gì tôi đã học được, những gì đã trải qua, những gì cần ghi nhớ, biết đâu một ai đó sẽ tìm thấy được gì đó có giá trị với họ. Tôi cũng không mong gì hơn.

Tác Giả: Nguyễn Hoàng Huy

Featured image: Libreshots

Đừng để ai nói bạn phải làm gì trước tuổi 22, hay 23, hay 50

Featured image: Luuuuul

 

Dạo trước tôi hay hứng thú với những bài viết có tựa đề theo công thức “Những điều cần làm trước năm XYZ tuổi.” Kiểu như lúc ấy tôi vẫn còn nhỏ nên thấy rất hồ hởi, cứ ghim trong đầu bảo người ta nói đúng, nói hay; đến năm đó phải ráng làm những chuyện đó. Nhưng thời gian cứ ập vào mặt, đi qua một cơ số tuổi thì nhận ra những bài viết như thế, nó có thể hay với một vài người; nhưng với một vài người khác, nó không có giá trị nhiều lắm.

Sáng nay tôi đọc một bài viết về những điều cần làm trước tuổi 22. Quá nửa những điều được liệt kê trong ấy, đọc qua nghe sướng tai, ngẫm lại thấy cũng không sướng mấy. Chẳng hạn như điều số 1: có người yêu trước năm 22 tuổi. Lí do: qua 22 thì bắt đầu trưởng thành và biết tính toán; thế nên hãy yêu khi chưa biết toan tính, sẽ “thú vị và trải nghiệm hơn rất nhiều.” Tôi đọc mà mướt mồ hôi. Nói như tác giả bài này (không rõ bao nhiêu tuổi), nghĩa là từ bây giờ trở đi tôi không nên yêu nữa; vì đã không còn “thú vị và trải nghiệm” như xưa.

Bạn à, có hai điều vô lý ở đây. Thứ nhất, nếu bạn gặp một ai đó mà mãi đến tận 22 tuổi họ vẫn chưa có người yêu, bạn có đến và nói với họ, “Thế là từ giờ mày chả yêu thú vị được nữa”?! Họ đã sống 22 năm của cuộc đời, như họ muốn và như số phận của họ muốn, và thế là đủ. Điều vô lý thứ hai: tình yêu sau 22 tuổi, tình yêu sau 23 tuổi, tình yêu sau 24 tuổi, tình yêu sau 50 tuổi; nó ra sao là nằm ở trái tim bạn, không nằm ở những nếp nhăn trên trán và trong não bạn. Bạn sẽ không nói với người bạn yêu sau 22 tuổi, “Này, anh chẳng yêu em như anh yêu cô bé hồi 18 đâu”, và cũng không hề mong người ta sẽ nói với mình như thế.

Số tuổi thuộc về thời gian, nhưng cuộc đời nằm trong tay mình. Bạn chưa đến 22 tuổi; nhưng có một bài báo lại nói, “Qua 22 thì chán lắm đấy, chuyện này chuyện kia chả còn thú vị như xưa”; vậy mà bạn cũng để nó cuốn trái tim bạn theo ư? Không, phải nghênh mặt lên mà hỏi lại nó, “Qua 22 tuổi “chuyện ấy” của tôi vẫn sẽ hay ho lắm đấy, thách nhau à?” Đừng để ai định nghĩa cuộc đời mình, nhất là định nghĩa tương lai của chính mình.

Đến điều thứ ba trong bài báo đó thì tôi còn mắc cười hơn. Thử hình xăm, thử đi bar, thử uống rượu; nhằm mục đích “nổi loạn có lí trí.” Tôi biết có những người cả đời không hút thuốc, không xăm hình, không rượu chè (một hai li xã giao công việc thì có). Lí do: họ không thích. Hãy để yên cho sự không thích của họ nằm đó. Họ chẳng phải thử thứ gì trước 22 hay 23 cả. Mẹ tôi đến bây giờ vẫn nói tại sao con gái lớn rồi mà chưa chịu xỏ khuyên tai. Tôi không thích, vậy thôi.

Tôi lấy hai ví dụ đơn giản như thế. Bài báo không nói sai; bạn nên sống cho trọn đầy tuổi trẻ. Nhưng định nghĩa tuổi tác là một điều ngu ngốc. Bạn không thể kẻ một lằn ranh cho mình, ngay tại mốc 22 tuổi, và trong tiềm thức tự nhủ rằng bước qua đây là cuộc vui sẽ tàn. Chỉ cần bạn sống ngay thời điểm hiện tại với tất cả những gì bạn có thể, với điều bạn muốn và điều bạn cần, với quyền lợi và trách nhiệm; thì tôi nghĩ bạn sẽ không có gì để hối tiếc đâu.

Đôi khi bạn sẽ gặp một số bài viết nói về những điều người ta hối tiếc vì đã không làm khi còn trẻ. Các bạn đừng nhầm những bài viết đó với những bài viết kiểu “Những điều cần làm trước…” Một thứ nói về quá khứ, và đúng, quá khứ là những bài học để ta nắm lấy. Nhưng chẳng có bài học nào đến từ tương lai, nhất là tương lai của bạn nhưng do người khác tưởng tượng. Bởi lẽ hiện tại của mỗi người được xây dựng từ những yếu tố rất khác nhau.

Điều số 7 trong bài viết đó là “Shopping thả dàn để lấp tủ đồ”. Tôi biết có những người không hề thích shopping, và một số người khác lại quá nghèo để shopping. Tương tự, điều số 11 là “Một công việc kinh doanh riêng.” À, nếu bạn không thích kinh doanh và quá bận rộn để sáng tác hay đi tình nguyện hay ở nhà luyện game online; tuổi trẻ của bạn thế là đi đứt. Trong bài viết đó hiện lên một thứ tuổi trẻ được cung cấp riêng cho một vài cá nhân đầy đủ về mặt vật chất và hoàn cảnh gia đình không quá tệ.

Hãy nghĩ đến một trường hợp mà tôi nhìn thấy rất nhiều ở xứ Mỹ này: một bạn trẻ nhà không giàu lắm, nhưng muốn đi du học. Qua đây thì bạn ấy phải đi làm thêm để bớt gánh nặng cho bố mẹ. Bạn ấy không có thời gian đi du lịch, không có tiền để nhét đầy tủ quần áo, cơ sở kinh doanh riêng là chuyện trên trời; và việc làm thêm của bạn ấy không phải là thứ làm thêm hoa mộng ảo lệ miêu tả trong bài viết; đó là những công việc nặng nhọc thực sự với tất cả những bóc lột, những vị khách điên khùng và những đêm nhức mỏi. Tôi đã từng không hiểu làm thế nào để những người như vậy tận hưởng cuộc sống bởi vì tuổi trẻ của tôi ít nhiều giống với miêu tả trong bài viết. Thế là tôi hỏi một người chị thân thiết ở đây, với hoàn cảnh gia đình không mấy khá giả, “Có bao giờ chị hối tiếc vì đã đi du học?” Chị ấy trả lời, “Chưa bao giờ.” Ai dám nói chị ấy không có tuổi trẻ?

Ai dám bảo những người suốt ngày chỉ biết học là không có tuổi trẻ, khi mà họ đang đốt cháy bản thân vì đam mê, vì ước mơ trở thành khoa học gia, nhà sử học, nhà khảo cổ? (tôi vừa nhớ đến một anh học bác sĩ bên này, người được học bổng của hai trường Đại học danh tiếng. Anh muốn theo đuổi ngành Phẫu thuật não, và đến giờ anh vẫn chưa có cô bạn gái nào). Ai dám bảo những cậu bé bán vé số, những cô bé bán khoai, những anh thợ hồ là không có tuổi trẻ; khi họ đang dùng sức trẻ để lo cho gia đình, cho bản thân mình một tương lai tốt hơn? Nếu có điều gì tôi ghét nhất, đó là định nghĩa về những thứ không thể định nghĩa. Điều tôi ghét thứ hai dĩ nhiên là việc tin vào những định nghĩa đó và biến nó thành thước đo giá trị của mình (mặc dù phải thừa nhận là tôi vẫn còn mắc phải lỗi lầm này).

Tôi chỉ nhắc đến một bài viết, vì một bài này đã đủ đại diện cho một tập hợp những bài gần gần như thế: một danh sách những điều cần làm trước XYZ tuổi, do một người nào đó viết ra, đề nghị bạn làm theo nhưng hoàn toàn không biết bạn là ai, bạn được sinh ra ở đâu, lớn lên thế nào, thích gì và đau khổ vì điều gì. Nếu có một người thân hoặc một người bạn đưa ra lời khuyên, bạn có thể lắng nghe họ, vì họ biết bạn là ai. Điều này cũng giống như gia sư vậy, bằng tuổi vẫn giúp được nhau. Còn những bài viết thế này không khác gì giáo dục đại trà, trong giảng đường gồm một giáo sư và hàng trăm sinh viên. Tuy vậy, khi bạn đi học, những người giảng dạy đều đã tốt nghiệp bậc cao hơn bạn, hoặc có điểm số tốt; thế mà họ cũng chỉ dạy bạn những kiến thức ít nhiều đã được chứng minh và đảm bảo. Còn bây giờ, một ai đó ngang hàng phải lứa đang dạy bạn theo kiểu giáo dục đại trà về cuộc đời rộng lớn cơ đấy.

Bạn à, ngay cả y học với những số liệu chính xác của nó cũng chỉ dám đưa ra lời khuyên, “NÊN có con trước 35 tuổi”, hà cớ gì một vài bài viết lại dám định nghĩa tuổi trẻ của bạn vào danh sách “CẦN.”

Bạn hãy tự viết nó đi, về nhà, lấy một tờ giấy, viết ra những gì chính bạn muốn, bởi vì, khác với thứ tuổi trẻ “limited edition” được miêu tả trên kia, tuổi trẻ của đất trời miễn phí cho tất cả mọi người.

 

Rio Lam

Emily, con…

Painting: Wasfi Akab

 

Emily, con đi cùng cha
Sau khôn lớn, con thuộc đường, khỏi lạc…
– Ði đâu cha?
– Ra bờ sông Pô-tô-mác
– Xem gì cha?
– Không, con ơi, chỉ có Lầu ngũ giác.
Ôi con tôi, đôi mắt tròn xoe
Ôi con tôi, mái tóc vàng hoe
Ðừng có hỏi cha nhiều con nhé!
Cha bế con đi, tối con về với mẹ…

Oa-sinh-tơn
Buổi hoàng hôn
Ôi những linh hồn
Còn, mất
Hãy cháy lên, cháy lên Sự thật!
Giôn-xơn!
Tội ác bay chồng chất
Cả nhân loại căm hờn
Con quỷ vàng trên mặt đất
Mày không thể mượn nước sơn
Của Thiên chúa, và màu vàng của Phật!

Mắc Na-ma-ra
Mày trốn đâu?
Giữa bãi tha ma
Của tòa nhà năm góc
Mỗi góc, một châu.
Mày vẫn chui đầu
Trong lửa nóng
Như đà điểu rúc đầu trong cát bỏng.

Hãy nhìn đây!
Nhìn ta phút này!
Ôi không chỉ là ta với con gái nhỏ trong tay
Ta là Hôm nay
Và con ta, Emily ơi, con là Mãi mãi!
Ta đứng đây,
Với trái tim vĩ đại
Của trăm triệu con người Nước Mỹ.
Ðể đốt sáng đến chân trời
Một ngọn đèn Công lý.

Hỡi tất cả chúng bay, một bầy ma quỷ
Nhân danh ai?
Bay mang những B.52
Những na-pan, hơi độc
Từ tòa Bạch ốc
Từ đảo Guy-am
Ðến Việt Nam
Ðể ám sát hòa bình và tự do dân tộc
Ðể đốt những nhà thương, trường học
Giết những con người chỉ biết yêu thương
Giết những trẻ em chỉ biết đi trường
Giết những đồng xanh bốn mùa hoa lá
Và giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc họa!

Nhân danh ai?
Bay chôn tuổi thanh xuân của chúng ta trong những quan tài
Ôi những người con trai khỏe đẹp
Có thể biến thiên nhiên thành điện, thép
Cho con người hạnh phúc hôm nay!

Nhân danh ai?
Bay đưa ta đến những rừng dày
Những hố chông, những đồng lầy kháng chiến
Những làng phố đã trở nên những pháo đài ẩn hiện
Những ngày đêm đất chuyển trời rung…
Ôi Việt Nam, xứ sở lạ lùng
Ðến em thơ cũng hóa những anh hùng
Ðến ong dại cũng luyện thành chiến sĩ
Và hoa trái cũng biến thành vũ khí!

Hãy chết đi, chết đi
Tất cả chúng bay, một bầy ma quỷ!
Và xin nghe, nước Mỹ ta ơi!
Tiếng thương đau, tiếng căm giận đời đời
Của một người con.
Của một con người thế kỷ.

Emily con ôi!
Trời sắp tối rồi…
Cha không bế con về được nữa!
Khi đã sáng bừng lên ngọn lửa
Ðêm nay mẹ đến tìm con
Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn
Cho cha nhé
Và con sẽ nói giùm với mẹ:
Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn!
Oa-sinh-tơn
Buổi hoàng hôn
Ôi những linh hồn
Còn mất?
Ðã đến phút lòng ta sáng nhất!
Ta đốt thân ta
Cho ngọn lửa chói lòa
Sự thật.”

7-11-1965 TỐ HỮU

Cảm ơn bạn – người đã kiên nhẫn đọc hết bài thơ này mà không than phiền lấy một câu rằng: “Ôi, dài quá!” Hẳn là sẽ không nhiều người nhưng tôi tin vẫn còn một số ít. Cái niềm tin ấy không vô căn cứ mà xuất phát từ sự kiên nhẫn của một con người có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc đời tôi – đó chính là bố. Tôi không nhớ đã nghe bài thơ này năm mấy tuổi và nghe bao nhiêu lần kể từ khi sinh ra đến bây giờ. Nó được lặp lại nhiều lần, mỗi lần chỉ một đoạn nhưng đều với những tình cảm thiết tha trìu mến. Đó là tình yêu và niềm tự hào dành cho đất nước, đó là tình thương và ước muốn lớn lao dành cho tôi. Bố đã dạy tôi lớn lên nên người, nhân văn và yêu thương đồng loại bằng những cách giản dị và kiên trì như thế. Để mỗi lần câu thơ: “Emily, con ơi…” vang lên tôi nghe như lời bố nhắc gọi, các mạch máu dường như đập nhanh hơn, hơi thở gấp gáp hơn và khắp cơ thể có cảm giác gai gai.

Bài thơ này Tố Hữu đã viết tặng một người anh hùng mang tên Morrison. Ông đã tự thiêu trước Lầu Năm Góc để phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Có nhiều người định nghĩa về chiến tranh và hòa bình, yêu nước và phản quốc nhưng tôi thì không có một định nghĩa nào cả. Chỉ bằng những kiến thức và hiểu biết ít ỏi tôi cảm nhận về điều này. Có những nụ cười trong nước mắt và có cả nước mắt trong những nụ cười. Tôi bỗng muốn thốt lên rằng tôi yêu nước nhưng lại ngượng ngùng trước thành quả của những con người đi trước. Tôi bỗng muốn vươn vai trở mình đấu tranh vì đất nước nhưng lại e ngại một điều gì vô cớ. Đối với tôi mọi thứ lặng thầm.

Có những điều xảy ra trong cuộc đời là tất yếu nhưng cũng có những điều là hệ quả những hành động của chúng ta. Dù là trường hợp một hay trường hợp hai ta cũng cần có tri thức để ứng xử. Đã là tất yếu thì ta phải hiểu để mà bình thản chấp nhận, đừng có cố chấp giữ khư khư trong lòng, như thế chỉ có mình bị tổn thương thôi. Còn có những kết quả lại phụ thuộc hoàn toàn vào hiểu biết của chúng ta, không làm thì thôi nhưng đã làm thì hãy nên tìm hiểu cho kỹ, suy xét cho thấu đáo để sau này đừng phải nói hai từ “giá như”.

Hãy thôi chau mày, nếp nhăn sẽ biến mất. Cứ bình thản, rồi sóng gió sẽ qua. Đấy là quan điểm của tôi đấy!

 

Phong Linh

Sống thật trong thế giới ảo, sống ảo trong thế giới thật

Photo: gail

Giữa thời đại công nghệ đang phát triển, đa phần chúng ta đều có ít nhất một cái điện thoại để đem theo bên người. Tôi đã từng thấy những cô chú ve chai gần nhà luôn thủ sẵn bên người “cục gạch” Nokia, để có thể nhắn tin và gọi điện cho khách quen ngay khi cần. Tôi đã từng thấy một vài người dùng những chiếc Vertu mạ vàng với giá trị cả trăm triệu đồng, cùng một số thương hiệu đắt giá khác.

Và phổ biến hơn cả, những người trẻ vẫn chọn cho mình những chiếc điện thoại smartphone để “lướt và chà” rồi “chọt chọt”, nhằm tận dụng màn hình cảm ứng cùng những điều tuyệt vời mà thiết bị này mang lại. Ngoài hai chức năng cơ bản là gọi điện và nhắn tin, chúng ta còn có thể sử dụng smartphone để gửi email, truy cập internet, chơi game, nghe nhạc giải trí, sử dụng các trình chat như Skype rồi Viber mà chẳng tốn một đồng cước điện thoại nào. Kèm theo đó là vô vàn những chức năng thú vị khác – góp phần giúp cho việc cập nhật thông tin và cách thức làm việc trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, vì nó rất nhỏ gọn và tiện dụng, có thể thay thế PC/Laptop khi cần.

Và những điều nêu trên, chỉ mới là một mặt của vấn đề.

***

Trước đây khi chưa có smartphone, người ta thường tụ tập ở những quán nước yêu thích để tận hưởng đồ ăn tuyệt hảo, hương vị ngọt ngào của các loại đồ uống và trò chuyện vui vẻ cùng nhau cả buổi.

Vậy mà chẳng biết từ khi nào, họ lại í ới rủ nhau đi ăn đi uống tại một quán nào đó chỉ để… tụ tập ngồi cùng bàn. Việc đầu tiên mà tôi thường thấy nhiều bạn trẻ hay làm đó là… hỏi password wifi của quán trước, rồi mới bắt đầu cầm thực đơn gọi món. Sau đó mạnh ai đồ người nấy xài – smartphone, máy tính bảng, laptop cứ thể có mặt lần lượt trên bàn, chẳng ai nói với ai thêm lời nào nữa. Cùng lắm cũng chỉ là những câu hỏi xã giao cho có lệ. Tiếp theo đó, họ bắt đầu chụp hình các kiểu để up lên Facebook và Instagram, rồi trả lời các comment của bạn bè…

Cái hình ảnh đi cà phê mỗi người một việc đó cứ lặp đi lặp lại mãi, trở nên quá quen thuộc tới mức nó đã trở thành trào lưu và thói quen của giới trẻ. Tuy nhiên, việc quá phụ thuộc vào công nghệ nó đã vô tình tạo ra khoảng cách với những người xung quanh – dù họ chỉ cách mình có một cánh tay.

Không khí đó khiến tôi cảm thấy lạc lõng vô cùng! Lạc lõng giữa những người lạ đã đành, đằng này còn lạc lõng giữa chính những người thân thuộc đang ngồi ngay trước mặt mình!

Hễ cứ tới sinh nhật ai thì chỉ việc lên chia sẻ vài câu chúc mừng trên facebook, thế là xong. Hễ muốn trò chuyện với ai chỉ việc comment hoặc inbox cho nhau, thế là xong. Hễ muốn chia sẻ tâm tư tình cảm của mình, chỉ việc post status lên là sẽ có nhiều like và comment đồng cảm, thế là xong.

Sống thật trong thế giới ảo, sống ảo trong thế giới thật. Cứ như thể điện thoại đã và đang dần dần thay thế nghĩa vụ của một con người…

Nhưng dù smartphone có hiện đại và thông minh thế nào đi chăng nữa, chúng cũng không thể thay thế được tình cảm vui buồn, không thể thay thế được mối quan hệ giữa con người với nhau, không thể thay thế được những điều đang diễn ra sống động xung quanh hằng ngày. Đó là lý do tại sao mà robot không thể hoàn toàn thay thế con người được…

Vì có mấy khi gặp mặt nhau mà cười đùa vui vẻ và ôn lại kỷ niệm? Vì có mấy khi nhìn ngắm dòng người đông đúc qua lại trong không gian yên bình? Vì có mấy khi hơi ấm của người ta yêu thương lại kề bên ta như lúc này?

Vậy nên, hãy đặt chú “dế cưng” xuống bàn một lúc và trò chuyện với những người thân quen đi nào!

 

Nhật Niên

Cầm lái cuộc đời

Photo: Børth Aadne Sætrenes

 

“Trách nhiệm chính là cái giá phải trả cho sự tự do.” – Elbert Hubbard

Chúng ta đã từng gặp nhiều người cứ suốt ngày hở ra là “tại thế này, tại thế kia” với vô vàn lý do khác nhau. Tại vì thầy nọ cô kia dạy khó hiểu quá nên điểm số không cao. Tại vì bố mẹ mình nghèo quá nên mình chẳng mua được cái này cái kia. Tại vì mình không được xinh trai đẹp gái nên chẳng có ai theo. Tại vì ABC XYZ các kiểu..

Riêng bản thân tôi từ bé đến giờ vẫn rất khoái được hóa thân thành siêu nhân sịp đỏ mình đồng da sắt như trên phim ảnh. Chiếu theo mô thức “tại thế này, tại thế kia” ở trên, chắc tôi cũng sẽ than thở suốt ngày với bạn bè rằng mình sẽ không thể nào làm siêu nhân được chỉ vì bạn gái mình… vô chùa làm ni cô. (được rồi, nếu bạn đang cảm thấy mắc cười thì cứ cười cho đã đi rồi hẵng đọc tiếp!)

Đối với nhiều người mà nói, vấn đề của họ đều bắt nguồn là do hoàn cảnh, do những điều kiện bên ngoài mà con người chẳng thể nào can thiệp được. Nào là thầy cô, nào là bố mẹ, bạn bè, anh chị em, thời tiết này kia gây ra nên mới như vậy. Hay nói một cách phũ phàng hơn: “Tại nó chứ có phải tại mình đâu?” Trong khi sự thật là những vấn đề, những thử thách mà ta phải đối mặt rất hiếm có cái nào liên quan đến “thế giới ngoài kia” như bạn nghĩ.

Dĩ nhiên ai cũng đã từng gặp phải những vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân. Chỉ có điều, gặm đi gặm lại vấn đề như bò nhai cỏ cũng không phải là một cách hay. Trốn tránh, than vãn mọi lúc mọi nơi, đổ lỗi cho người khác,… cũng sẽ chẳng thay đổi được gì cả, còn bản thân sẽ dậm chân tại chỗ.

Cái quan trọng hơn cả là bản thân mỗi người cần học cách kiểm soát được suy nghĩ và hành động của bản thân. Vì tuy những vấn đề và thử thách có thể đến ồ ạt với nhiều thể loại khác nhau, nhưng trong số đó luôn có ít nhất một THỨ GÌ ĐÓ chúng ta có thể thay đổi được.

Không hiểu bài? Hỏi lại thầy cô, hỏi bạn bè xung quanh, lên Google tìm hiểu thêm,… Thiếu tiền? Ngoài đường vẫn còn mấy công việc part-time cho chúng ta thử sức. Muốn đẹp trai xinh gái? Không có người xấu, chỉ có người chưa biết làm đẹp thôi.

Dĩ nhiên để cho lời nói có thể sánh đôi với việc làm không phải là chuyện dễ dàng. Nhất là khi chúng ta vẫn còn có thói quen biện hộ và hay than vãn, dù lý do của bạn có là sự thật hay đúng đắn thế nào đi nữa. Biện hộ sẽ chẳng thay đổi được gì, đơn giản vì người khác chẳng quan tâm. Bản thân mình sẽ bị níu kéo đứng yên một chỗ, cả mình và người xung quanh chẳng ai có được lợi ích từ việc biện hộ. Kiểu như đi học trễ vì lý do… bể bánh xe giữa đường chẳng hạn, có thể bạn bị bể bánh xe thật, nhưng vấn đề nằm ở chỗ là đa phần thầy cô… không quan tâm. Ai mà biết được bạn bể bánh xe thật hay là bịa lý do lấp liếm cho việc… ngủ nướng tại nhà?

Than vãn với người khác liên tục cũng sẽ chẳng thay đổi được gì. Người xung quanh đã có quá nhiều những mối bận tâm khác cho riêng mình rồi, chẳng có ai thích nghe người khác than tới than lui hoài có mỗi một chuyện từ ngày này sang ngày khác. Quan trọng hơn, bạn cũng chẳng khá hơn được tí nào.

Chừng nào bạn còn vướng bận với hai thói quen trên, thì bạn sẽ còn phải chịu khổ dài dài chẳng thay đổi được gì. Nếu ví cuộc đời bạn là một cái xe, bạn đang vô tình để chìa khoá xe lại vôlăng để cho người khác muốn lái lúc nào thì lái.

Có thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi đọc câu trên, nhưng đôi khi sự thật phải đi trước sự tế nhị. Chọn một cuộc sống hạnh phúc hay đầy rẫy thị phi, là hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi người!

Mọi thứ, chỉ có thể bắt đầu từ chính bản thân chúng ta…

 

Nhật Niên

Yêu nhau để làm gì?

Photo: Amanda Mabel 

 

“But isn’t everything we do in life a way to be loved a little more?” – Celine, Before Sunrise

Cách đây không lâu, dư luận biết đến và xôn xao về vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường. Người ta nói về đạo đức nghề nghiệp, về sự dã man của người bác sỹ và nói về người phụ nữ là nạn nhân xấu số. Nhiều người thương, nhưng cũng không ít người trách. Nhất là phụ nữ. Họ trách: “Xấu đẹp cũng thế rồi, trời cho như nào được như thế!” Một số lại suy đoán: “Chắc bà này đi bồ nên già thế mới đi phẫu thuật.” Đến cả phụ nữ cũng không thể thông cảm cho nhau.

Tình cờ tôi được biết một thông tin mà có lẽ không nhiều người biết. Chồng của người phụ nữ xấu số kia ngoại tình đã hơn một năm nay. Chị đã đăng thông tin này lên một diễn đàn để nhờ thầy xem số, giúp gia đình chị hạnh phúc trở lại. Giọng chị rất tha thiết mong thầy giúp. Vậy, chúng ta có quyền suy đoán: Chị đi phẫu thuật với hy vọng mong manh là giữ chân được chồng.

Cách đây chừng hai tháng, tôi đọc một quyển sách mà 7 năm trước cũng xôn xao dư luận không kém vụ Cát Tường. Đó là cuốn tự truyện “Yêu Và Sống” của Lê Vân. Trước đây khi thấy mẹ tôi đọc và đứng về phe “lên án” cùng với phần đông báo chí lúc bấy giờ, mặc nhiên tôi cũng đứng về phe ấy và tự nhủ sẽ chẳng bao giờ đọc cuốn sách được cho là “vạch áo cho người xem lưng”, viết bởi “người con bất hiếu” như thế. Thế rồi 7 năm sau, nhu cầu đọc lại “cơn sốt” lúc bấy giờ thôi thúc tôi lục tung tủ sách của mẹ và ngồi đọc một mạch hết hơn 350 trang sách trong chưa đầy một ngày.

Có lẽ đó là cuốn sách tôi đọc nhanh nhất từ trước đến giờ, bởi nhiều lý do. Dù không phải là cuốn hay nhất, nhưng thực sự, nó rất có giá trị. Đặc biệt với phụ nữ, và đặc biệt hơn là với phụ nữ Việt Nam. Tôi quá khâm phục Lê Vân, về cuộc đời, số phận, nhân cách và cả quyết định “vạch áo cho người xem lưng” của chị. Tôi nghĩ phụ nữ Việt Nam nên đọc nó, vì ít nhiều chúng ta đều sẽ tìm được hình ảnh của mình, với những tư tưởng truyền thống có, hiện đại có, một cuốn sách rất Việt Nam nhưng quan trọng hơn, hãy đọc nó để sau này đừng khổ như Lê Vân!

Gần đây tôi có tham gia một lớp học Kinh Dịch. Cô giáo tôi năm nay 74 tuổi, khỏe mạnh, minh mẫn, tinh thông nhiều lĩnh vực, lạc quan, vui vẻ. Cô không lập gia đình nhưng vẫn có “người yêu”, hai cụ yêu thương nhau nhưng cả hai đều không lập gia đình, hàng ngày vẫn gặp gỡ, quan tâm, chăm sóc cho nhau. Cụ bà, tức cô giáo tôi, lúc nào cũng say mê với công việc của mình và truyền cảm hứng cho học sinh tài tình lắm! Năm ngoái, trong chuyến du lịch cùng cả nhà, chúng tôi chung đoàn với một đôi bạn trẻ yêu nhau, lúc nào cũng tíu tít cưng nựng, ôm ấp, hôn hít, nhau trước mặt tất cả mọi người. Chính lúc ấy, ý tưởng về bài viết này đã nảy ra trong đầu tôi. Khi ấy, tôi muốn đặt câu hỏi:

Yêu nhau, để làm gì?

Khi ấy, không khó gì để có câu trả lời. Nếu như theo đôi bạn kia kìa, yêu nhau là để ôm, để hôn trước mặt mọi người và để abcxyz khi chỉ có hai ta. Thì rõ! Yêu nhau làm sao thiếu những liên kết về mặt thể xác như thế được. Khi yêu thì giữa hai người sẽ xảy ra liên kết “chemistry”, khiến cả hai lúc nào cũng muốn dính chặt vào với nhau, và abcxyz được coi là biểu hiện cao nhất của cái chemistry đó. Sách báo, phim ảnh và nói chung là một lượng khổng lồ các thông tin xung quanh chúng ta gián tiếp hoặc trực tiếp nói về chủ đề lúc nào cũng “nóng” ấy: Sex. Thế hóa ra yêu nhau chỉ vì sex? Tình yêu chỉ có vậy thôi sao? Thế hóa ra con người cũng chỉ đến vậy thôi ư?

Chắc chắn là không phải rồi

Khi yêu thì ai cũng muốn mình trở nên đẹp hơn trong mắt người yêu. Thế nên mới có nhu cầu make-up, rồi cao hơn là đi thẩm mỹ viện. Chúng ta muốn đẹp hơn vì muốn được yêu hơn. Tôi luôn có thắc mắc trong đầu là: “Giả sử tôi xinh thêm một tý thì có được yêu nhiều hơn một tý không?” Thậm chí tôi đã từng hỏi câu hỏi ấy. Các bạn đã từng hỏi chưa? Tôi mong bạn hãy hỏi để được biết câu trả lời. Xinh hơn một tý sẽ được ngắm lâu và nhiều hơn một tý. Nhưng yêu hơn một tý thì chưa chắc. Mà chính xác thì câu trả lời là: Không.

Vì thật ra tình yêu đâu phải thứ có thể đo đếm để biết được thế nào là “thêm một tý” hay “ít hơn một tý”. Đối với tôi tình yêu là cả một quá trình. Mà sự phản ánh của tình yêu, đối với tôi, không phải qua cách hai người thể hiện tình cảm với nhau, mà cao hơn cả, là cách nó phản ảnh qua bản thân mỗi người. “Tình yêu đó khiến bạn trở thành người như thế nào?” Mới nên là thước đo chính xác cho tình yêu. “Phía sau một người đàn ông thành đạt luôn có bóng dáng của người phụ nữ” nhưng theo tôi, đàn ông hay phụ nữ đều cần có một “người đứng sau” như thế. Người ta sẽ luôn đánh giá được “người đứng sau” thông qua “người đứng trước” và ngược lại.

Thế nên, một tình yêu chân chính là tình cảm mà nhờ có nó, mỗi người sẽ hoàn thiện mình và hài lòng với những gì họ có. Sẽ không có ai phải đi thẩm mỹ chỉ để giữ chân một người khác. Tôi muốn bạn đọc Lê Vân, để đừng phức tạp hóa chính cuộc đời mình. Phụ nữ sẽ phải đối mặt với nhiều nỗi lo lắm, và nỗi lo “giữ chồng” nếu không kiểm soát được sẽ trở thành một nỗi ám ảnh. Lê Vân khiến cho ba người đàn ông phải ly dị vợ, nhưng mỗi lần như vậy cô ấy phải chịu dằn vặt rất nhiều. Có một nghịch lý là những người vợ thường sợ chồng mình đi với nhân tình, hay mỉa mai hơn, đi với “ca-ve”. Còn những nhân tình đó thì thường khát khao được có một mái ấm yên bình, muốn được làm “vợ”. Một vòng tròn luẩn quẩn. Nếu chúng ta, cả người chồng và người vợ, biết tập trung vào cái mình có thì mọi thứ đã đơn giản hơn.

Mọi việc sẽ đơn giản hơn nếu ngay từ đầu chúng ta chọn được đúng người. Nhưng làm sao biết được người nào là đúng? Tôi không dám chắc người đúng đó sẽ đi cùng bạn suốt cuộc đời, nhưng hãy chọn người mà nếu chẳng may chia tay, cuộc đời bạn vẫn ổn. Tôi rất tâm đắc lời khuyên của John trong Người Thắp Sáng Tâm Hồn (Andy Andrews), ông nói rằng chúng ta có một hệ thống chọn lọc rất hữu ích ở bên, đó chính là gia đình, bạn bè và sở thích của chúng ta. Nhưng chúng ta thường mắc một chút sai lầm khi sử dụng hệ thống đó. Chúng ta chọn người thông qua đánh giá của gia đình, bạn bè.

Nhưng theo ông, chúng ta nên làm ngược lại. Hãy chọn người mà thông qua cách người đó đánh giá gia đình, bạn bè, sở thích của bạn. Họ có yêu quí gia đình và những người bạn của bạn không? Họ có khích lệ bạn theo đuổi sở thích và sát cánh cùng đam mê của bạn không? Nếu câu trả lời là Có, thì gần như bạn có thể yên tâm gắn bó với người ấy. Bởi ngay cả khi họ không còn bên bạn nữa, dù buồn, bạn vẫn giữ được những niềm vui khác bên mình. Hãy chọn người khiến bạn trở nên tích cực. Dù 74 tuổi, hãy cứ lạc quan như cô giáo Kinh Dịch của tôi!

Cuối cùng, tôi nghĩ mình đã có câu trả lời cho thắc mắc của mình. Tình yêu không thể được tính toán bằng những cái ôm, những nụ hôn, những bức ảnh, lượt like hay comment, bằng cái hào nhoáng người ngoài có thể nhìn thấy. Khoảnh khắc là cái đến và đi bất chợt, nên đừng buồn vì những khoảng vô hạn ta không thể ở cạnh nhau, mà hãy hạnh phúc đi đến tận cùng đam mê ở những khoảng hữu hạn ta đang có với nhau. Đơn giản, bình tâm, chân thành. Tôi chỉ muốn làm người bình thường, được ngồi chiêm nghiệm cuộc đời từ một khoảng rất xa, và có một người có đủ thiện tâm ngồi cạnh tôi để sẻ chia những khoảng bình yên tự tại ấy. Một người đứng sau. Một người ngồi cạnh.

Tôi viết bài này tặng cho người ấy!

 

Đỗ Thanh Thu

Theo đuổi đam mê? Nhấc mông lên và đi!

 Photo: Rifat Attamimi

 

Dạo này tự dưng rộ lên chủ đề này, cũng lâu không chắp bút, nhân dịp lễ, dôi ra đâu đó vài ba giờ rảnh rang nên lại gõ gõ vài ba dòng, mong là nó giúp được phần nào cho các bạn.

Đam mê là gì?

Đối với tôi, ngay trong từ đam mê nó đã giải nghĩa được phần nào, là những thứ khiến bạn “phát mê phát mệt” khi làm nó, dù không biết có nhận được cái quái gì không, tiền, bằng khen, địa vị? Cần gì, thích, là làm!

Theo ngôn ngữ học, từ passion (đam mê) xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 12. Được hình thành bởi các học giả đạo Cơ Đốc, nó có nghĩa là suffer (chịu đựng).

“Niềm đam mê không đơn thuần có nghĩa là sự chịu đựng; nó phải là sự chịu đựng đầy trong sáng và tự nguyện.” – Arthur

Nói đúng hơn, ý nghĩa thực sự của nó là sẵn sàng chấp nhận chịu đựng vì những gì mà bạn yêu thương. Khi khám phá ra những điều mà mình sẵn sàng trả giá để có được, chúng ta sẽ nhận biết được sứ mệnh và mục đích của cuộc sống.

(Trích sách Aspire)

Nghe hoành tráng và ý nghĩa quá chừng hén, mỗi tội “đời không như là mơ, tình không như là thơ”, còn cơm áo gạo tiền, xã hội, gia đình, nhà trường, bạn bè, hoàn cảnh, v…v… thì ai lo? Vậy cuối cùng là theo hay không theo?

Thực tế

Lời khuyên của tôi là: “Để nó qua một bên, nhưng đừng quăng nó đi!” Dù đam mê của bạn là gì, ý chí, quyết tâm của bạn đến đâu, nhưng phải công nhận một thực tế là mọi thứ chẳng bao giờ theo ý muốn của bạn.

Khi còn nhỏ, thậm chí ta còn không biết đến đam mê là cái khỉ khô gì, đó là lúc những người lớn bắt đầu định hướng cho chúng ta, theo cái hướng mà họ cho là tốt nhất với ta, và thế là chúng ta đi học.

Đến trường, người ta cũng cóc cần biết bạn thích cái gì, giỏi cái chi, cứ sáng đi chiều về, đứa giỏi hát cũng như đứa giỏi vẽ, cứ học toán lý hóa, văn sử địa, anh văn, thể dục, công nghệ, công dân, v…v… đi rồi tính. Lúc đó đứa nào cũng thầm nghĩ lớn cho nhanh, ra trường, được làm người lớn rồi thích làm gì thì làm.

12 năm sau, chúng ta quên bén đi những thứ mình thích, 12 năm mài đũng quần ở phổ thông và những định hướng của người lớn làm cho ta nhớ một thông điệp duy nhất: “Đi học, điểm cao, ra trờng, công việc ổn định, lương khá, còn lại tính sau!”

Lên đại học, ngắm xem sức mình thi được bao nhiêu điểm, nếu theo ngành kinh tế thì chọn cái ngành nào vừa đủ điểm đậu, tốt nhất là thấp hơn một vài điểm cho chắc ăn. Nếu học giỏi thì ráng cày xíu nữa, thi vào Đại Học Y hay những ngành hot, giỏi mà, điểm cao thì vào trường chọn điểm cao thôi. Ơ, còn cái mình thích thì sao? Mà làm mịe gì biết mình thích gì nữa mà chọn? 12 năm đứa nào cũng học như đứa nào, nên sở thích đứa nào… chẳng giống nhau? Trường ngon, lương cao, tiền nhiều, có tính là sở thích chung không? Đã không biết mình thích gì, thì chọn đại thôi, đại học là học đại mà…

Ra trường, người lớn rồi, phải biết lo sự nghiệp, lo tương lai, sau này còn có gia đình riêng, còn nuôi bố mẹ cho tròn chữ hiếu, đỡ đần cho anh chị em nữa, đâu phải dễ đâu? Tìm việc nhanh lên nào, công việc nào… lương cao cao ấy…

Ơ, thế còn giấc mơ, còn đam mê thì sao?

Làm gì để thoát khỏi cái vòng xoáy đó?

Nếu trước khi bước vào đại học, bạn tìm được thứ mình thực sự thích, đam mê về nó, xin chúc mừng, bạn thật may mắn. Còn nếu bạn chưa tìm được nó như đại đa số những sinh viên còn lại, hoặc tìm được thứ mình thích, nhưng không biết nó phải là thứ thích nhất không? Và kể cả là thứ mình thích, nhưng liệu nó có thực tế là có mang lại được đồng tiền bát gạo không là cả một vấn đề khác.

Tôi cho các bạn một vài góc nhìn của bản thân nhé:

1. Phải thừa nhận với nhau, lên đại học (hoặc cao đẳng) rồi, tuy vẫn có phần phụ thuộc vào gia đình, người lớn, nhưng thật sự các bạn tự do hơn 12 năm phổ thông nhiều, đúng không? Các bạn có quyền bước ra giao lưu với những trường đại học khác, tham gia club này, đội nhóm kia, thử những công việc này công việc nọ, thậm chí thử những thứ mà lắm người lớn cũng chưa bao giờ biết đến như chứng khoán, tìm hiểu về bất động sản, đi phượt, thử một vài công việc kinh doanh nhỏ như bán hoa, bán móc khóa, bán gấu bông, v…v…

Này bạn, nếu bạn cảm thấy sợ, ngại hay không dám thử những thứ trên, thì dừng ở đây đi, đừng đọc thêm nữa, lời khuyên chân thành đấy! Chỉ khi bạn thực sự làm một cái gì đó ra hồn, dấn thân mình vào nhiều lĩnh vực, công việc khác nhau, bạn mới có cơ hội biết được cảm xúc của mình lúc làm những thứ ấy là gì, đâu là thứ khiến mình “chết mê chết mệt”, làm mà bất chấp thời gian, cảm xúc rần rần nhất.

Còn nếu ngồi không ở nhà, ôm cái máy tính, lướt web và đọc những bài viết, xem những video “hướng dẫn tìm đam mê” thì xin thưa, bạn chẳng bao giờ chạm vào được nó luôn, thề. Còn nếu bạn chẳng cần nó, không cần một cái thứ khiến ta cảm thấy cuộc sống thực sự có ý nghĩa, mỗi ngày trôi qua đầy ắp năng lượng, không trôi lều bều trong cuộc sống, chết đi và không để lại bất cứ dấu ấn nào của mình trên cuộc đời, như chưa bao giờ tồn tại thì một lần nữa, dừng đọc đi thôi.

2. Lại một lần nữa phải thừa nhận, dù biết là có thích cái gì đó, nhưng cơm áo gạo tiền vẫn là thứ cần thiết, bởi không có nó thì chẳng nhẽ hít khí trời, uống nước lã và sống với đam mê à?

+ Nếu bạn đang là sinh viên, tôi khuyên bạn bớt những ngày ăn chơi với đám bạn lại, ăn khoai lang nói chuyện thế giới, ngồi cafe tán dóc để rồi ra về chẳng đọng lại cái quái gì cả.

Ngoài việc học của mình, hãy dành trọn thời gian để trải nghiệm, để phát triển những kỹ năng, để tìm kiếm các mối quan hệ. Nếu chạm được và tìm ra đam mê, theo đuổi nó cho đến những ngày cuối cùng học đại học đi! Nếu bạn bắt đầu “đi làm” ngay từ thời sinh viên, biết đâu đến lúc ra trường, bạn đã rất giỏi trong lĩnh vực mình đam mê, và lập tức có một công việc khá tốt về lĩnh vực đó thì sao? Đến lúc đó bạn vừa được tiếp tục làm thứ mình thích, nhưng vẫn bảo đảm được kinh tế, bởi dù cho ngành nghề nào, đến một mức độ nhất định, bạn vẫn có thể kiếm ra được tiền, chỉ là lúc bắt đầu sẽ có ngành dễ ngành khó mà thôi.

Mà kể cả bạn phải theo một ngành khác để có tiền đồ hơn, thì kinh nghiệm, mối quan hệ, kỹ năng giao tiếp, làm việc đội nhóm, kỹ năng quản lý, v…v… sẽ giúp bạn trội hơn những người cùng cấp, xác suất bạn thăng tiến sẽ cao hơn rất nhiều, đến lúc tài chính không phải lo, đêm nằm đỡ phải nghĩ thì lúc này bạn bắt đầu có cả tá thời gian để bắt đầu theo cái mình thích rồi đấy.

+ Nếu bạn đã đi làm, hãy thừa nhận với tôi là mỗi ngày bạn vẫn có thể dành ra 1 giờ để làm cái mình thích chứ? Vẽ tranh, đánh đàn, ca hát, viết blog, tập múa, thưởng thức rượu, v…v…

Này bạn, đam mê đâu có nghĩa là bạn phải ngay lập tức làm được nó ngay đâu, hoặc đâu có nghĩa là bạn phải có những thành tựu thật to lớn trong ngành mới được đâu? Chủ yếu là thỏa mãn cái sở thích của mình, cái cảm giác say mê khi được thực hiện những thứ mình thích. Và thực sự ta không nhất thiết phải thật sự giỏi trong một lĩnh vực nào đó mới thành công được. (các bạn có thể đọc thêm bài viết này)

Kết: Sống sót trước đam mê sau

Hãy cố tìm cách sống sót thật tốt với cái hoàn cảnh hiện tại của bạn, và dành mọi thời gian bạn có thể dành được để tìm kiếm và phát triển cái đam mê của mình. Nếu đi làm rồi, hãy nỗ lực nhiều hơn để sớm tự do về tài chính, để sớm khỏi phát sầu vì tiền bạc để bắt tay vào theo đuổi cái mình thực sự thích.

Theo đuổi đam mê, càng trẻ càng tốt, nhưng đâu có nghĩa là lớn tuổi một xíu thì không có quyền đâu? Còn nếu bạn đang là sinh viên, xin chúc mừng, bạn may mắn hơn khối người đấy, đừng phí phạm thời gian vào những thứ vô bổ nữa, ném mình vào cuộc sống, trải nghiệm và cảm nhận xem đâu mới là thứ khiến bạn thăng hoa đi nào.

Tin tôi đi, nếu bạn tìm được đam mê của mình và sống mỗi ngày với nó, bạn sẽ tiến bộ cực nhanh trong lĩnh vực đó, bởi bạn sẽ nghiêm túc, tập trung và dành mọi thời gian, nỗ lực cho nó, chẳng có lý do gì có thể ngăn bạn lại cả.

Còn cứ cuộn mình trong chăn, thì quên đam mê đi, thật đấy!

Nhấc đít lên, ném mình vào cuộc sống đi, ngay và luôn!

 

Lê Tiến Dương

Cho đi để nhận lại nhiều hơn

Photo: Kirstin Mckee

 

Con người ta, nhìn chung thì sẽ thích cho hơn hay là nhận hơn? Chắc là cái thứ hai. Ai cũng hướng tới sự đủ, sự sướng, sự thoải mái dễ chịu trong cuộc sống. Ai cũng muốn nhặt được tiền trên đường chứ không ai muốn làm rơi CHO người khác nhặt được. Ai cũng muốn sở hữu.

Cho đi, thực chất cũng là một cách nhận, nhưng nhận được những thứ tốt đẹp hơn gấp rất nhiều nhiều lần thứ bạn cho – đó là điều cực kỳ kỳ diệu..

Ví dụ như, cho bác xe ôm một cái bánh chocopie chẳng hạn. Với ý nghĩ tốt đẹp là bác không có cái nào và mình có nhiều cái, nên tôi đã cho, cho một cách hết sức đơn giản, tất nhiên không hề có ý định ỉ eo bác giảm tiền xe hoặc cái gì đó tương tự. Ngồi nghĩ lại, thấy cũng hơi hâm hấp so với phần đông, nhưng có sao đâu cơ chứ. Thực sự chính lúc này, tôi vẫn ngồi ngẫm nghĩ, không phải vì cái bánh – mà vì hành động của mình ngày hôm đó. Lúc đó tôi chỉ nghĩ một cách đầy đơn giản, là cho thì là…cho thôi…

Ví dụ như, tôi đã cho anh bán gas một quả thanh long, gây nên hiểu lầm hơi bị tai hại tí là tôi có tình cảm gì quá chi là đặc biệt, thực ra, quả thanh long có màu đỏ, và không giống bánh chocopie, nhưng cũng giống chocopie thôi mà :3

Tôi chẳng nhận được điều gì trực tiếp từ cái bánh và quả thanh long cả, bằng chứng là giá tiền xe ôm vẫn như cũ, giá gas vẫn như cũ, à, chắc là cuộc gọi điện của vài số điện thoại đầy kỳ lạ với mục đích mà tôi phải lăn ra cười ngất ngày hôm đó. Nhưng tôi lại luôn nhận được rất nhiều từ những người xung quanh mình, đặc biệt là từ rất nhiều…người lạ…

Có một người anh đầy xa lạ chỉ gặp một lần  đã đứng ra đỡ đòn cho tôi vào đúng hôm sinh nhật anh ấy, để mặc anh ấy bị oánh suýt gãy cả răng – phần này hơi bị phóng đại, chỉ vẹo quai hàm một tí thôi – mặc dù anh ấy bảo: “Biết thế để kệ em.” – Nhưng tôi vẫn vô cùng biết ơn anh ấy. Thật tai hại là giờ tôi đã trót quên anh tên mất rồi.

Có những đứa em chẳng quen  chẳng biết, đã inbox một cách rất ngọt ngào cho tôi về những bài viết của mình – rằng chị hãy cố gắng lên nhé, hãy tiếp tục nhé. Mặc dù tôi biết, những gì mình viết còn nhiều thiếu sót, và còn phải cố gắng thật nhiều, nhưng tôi biết có một ngày, tôi có thể viết tốt hơn, giàu cảm xúc hơn, và lan tỏa hơn. Chính là nhờ những lời động viện khích lệ của những người đầy xa lạ…

Một bác Thụy Điển đã cho tôi một cái ôm đầy ấm áp – một cái ôm giành cho cô bé Việt Nam hơi bị bé nhỏ và ngượng nghịu, mặc dù ngay sau đó, tôi có cà kê dê ngỗng với bạn mình rằng: “Mất mất cái ôm đầu rồi.” Nhưng trong lòng thì cảm thấy ấm áp đến vô cùng.

Tôi vừa xem một số Talk Việt Nam, nói về một bác đạp xe vòng quanh thế giới. Bác ấy bị ung thư, sau cái chết của người vợ thì mắc bệnh trầm cảm. Điều kỳ diệu đến với bác ấy là bác ấy bị ung thư giai đoạn cuối. Bác ấy nói rằng điều đó là kỳ diệu, vì nhờ điều đó – bác ấy đã không ngần ngại thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới của mình thêm một giây nào nữa. Tôi đã khóc – hãy thông cảm cho sự “xúc động vớ vẩn” của phụ nữ, khi xem clip ấy. Thật kỳ diệu. Bác ấy nói rằng, trước khi đi, bác ấy là một người ích kỷ, bác ấy cảm thấy thương hại cho bản thân mình, cảm thấy mình khổ. Nhưng khi đi rồi, gặp được những sự giúp đỡ của người – lạ, gặp được những vòng ôm khi mà bản thân phải xa gia đình và bạn bè – bác ấy cảm thấy vô cùng ấm áp.

Thật tuyệt. Và bác ấy có nói thế này (tôi không nhớ nguyên văn, chỉ nhớ ý chính): “Lúc nào cũng thấy thương hại cho bản thân mình, lúc nào cũng thấy mình là nạn nhân, thì sẽ không làm được gì cả. Thay vào đó, mở lòng ra, cho đi, sẽ nhận lại được rất nhiều.” Và sau chuyến đi, bác ấy đã biết yêu bản thân mình hơn, sống chia – sẻ hơn… Điều đó thật là tuyệt vời – có phải không.

Con người ta, hay hướng tới xu hướng phàn nàn, than thở, kể khổ, hơn là tự cảm thấy mình tự đủ đầy và hạnh phúc. Con người ta – thường tập trung vào sự thiếu thốn – chứ không hay nhận thức được thực ra mình rất dư thừa.

Tôi ngồi giữa nơi đây lộng gió, nhìn những vì sao trên trời, nhìn một chiếc máy bay lấp lánh đi qua, nhìn cái biển hiệu lúc nào cũng xanh le lét trên tòa nhà cao tầng, và hơn hết, nhìn vào bầu trời rộng lớn, xem xét lại những gì mình có, và tôi cảm thấy hạnh phúc vì mình là một cô gái thật giàu có. Tình yêu lúc nào cũng luôn luôn ở xung quanh tôi, gia đình, bạn bè, và thậm chí là cả những người lạ – cực nhiều người lạ – những người chỉ gặp một lần rồi đi, những đã trao cho tôi những nụ cười – cả già – cả trẻ – cả hiền từ – cả tươi mới – và cả rất nhiều…

Chính vì nghĩ tôi là một đứa giầu ụ, nên tôi rất thích cho. Thực ra, tôi cũng rất khôn ngoan, vì tôi thích tận hưởng niềm vui khi được cho đi, vì tôi biết cho đi một điều tốt đẹp, sẽ được nhận lại một điều tốt đẹp to lớn hơn. Thật hay ho.

Tôi biết, tôi chưa phải là một cô gái hoàn hảo. Có nhiều lúc tôi cũng gắt như mắm và cực kỳ ăn độc. Nhưng thật may mắn, nhiều lúc ấy là ít so với nhiều nhiều lúc tôi vui tươi, trẻ trung và lòng thì phơi phới. Tôi biết tôi còn nhiều thiếu sót, nhưng tôi sẽ hoàn thiện bản thân mình.

Cho đi, cũng là một cách hoàn thiện bản thân mình đấy. Để sống rộng lòng hơn, sống hào phóng, và sống hạnh phúc. Vậy nên, cho đi nhé. Để mọi thứ được “lây lan”!

 

Totto Chan

Họ cũng như tôi, chỉ là người dân bình thường thôi mà

Ảnh: Bé Thu Minh, học sinh lớp 1 ở Hà Nội vẽ

 

Đã gần bốn mươi năm, kể từ ngày 30 tháng 4 lịch sử. Một khoảng thời gian chưa gọi là dài so với tầm vóc thế giới, nhưng cũng không thể gọi là ngắn, vì bốn mươi năm cũng đã hơn nửa đời người. Vậy mà, dọc dài đất nước, vẫn còn những bãi bom mìn chưa rà soát hết được. Vậy mà, tận sâu trong những ngóc ngách núi đèo, vẫn chìm lấp những hài cốt chiến sĩ, tìm hoài, tìm hoài không hết. Vậy mà, lênh đênh giữa dòng đời, vẫn còn có nhiều lắm, nhiều lắm những gia đình, những thân phận đớn đau vì di chứng chiến tranh…

Hơn ai hết, người dân Việt Nam hiểu rõ cái giá phải trả của chiến tranh. Xương máu đổ ra, không những là xác người nằm xuống. Mà còn là cha mẹ già không nơi nương tựa, tóc bạc khóc mái đầu xanh, mỏi mòn năm tháng. Mà còn là cô vợ trẻ hụt hẫng, giấu giọt nước mắt, héo tàn tuổi xuân. Mà còn là đứa con thơ đêm đêm tìm cha qua cái bóng trên tường. Mà còn là những đổ nát hoang tàn không biết đến bao lâu sau đó mới vun gầy lại nổi… Và còn biết bao nhiêu điều không thể kể hết được.

Nơi tôi sống, không khí tĩnh lặng, trầm buồn, nên con người cũng lặng lẽ, chắc vì thế mà chưa có cuộc bạo động nào, và dĩ nhiên tôi không bao giờ mong điều đó xảy ra. Nhưng hôm nay, khi đi chợ, tôi chợt phát hiện gian hàng thịt quay của một người Hoa, chỉ toàn người Hoa mua mà thôi. Hẳn là những câu chuyện thời sự nóng bỏng cộng thêm những lời đồn thổi, đã khiến họ tự co cụm lại với nhau. Bên trong những đôi mắt ấy, tôi nhìn thấy sự e dè, lo âu; ẩn dưới sự điềm tĩnh bình thản ấy, tôi đọc được sự mơ hồ, cái mơ hồ mà chính tôi cũng cảm nhận được trong suốt cả tháng nay, không biết rồi sẽ ra sao, mơ hồ một nỗi lo, mơ hồ một tấc dạ, dù không nói ra thành lời, nhưng âm ỉ đâu đó…, những con sóng…

Nếu lỡ như… thì cả tôi lẫn họ cùng lao đao như nhau, cùng lầm than như nhau, họ cũng như tôi, chỉ là người dân bình thường thôi mà, lo mưu sinh cho bản thân và gia đình, đóng góp công sức nhỏ bé vào guồng quay chung của xã hội, họ có lỗi gì đâu?! Chính trị và người dân, gắn liền với nhau, nhưng lại độc lập riêng biệt với nhau. Tôi tin chắc, là cả họ và tôi đều mong hòa bình, đều muốn nhìn nhau một cách hào sảng, đều ước ao sau những mệt mỏi với cơm gạo áo tiền mỗi ngày, sẽ được bước chân về nhà, ấm áp với người thân của mình, thấy trẻ thơ trưởng thành và nhìn cha mẹ già đi trong sự mãn nguyện.

Thường dân không phải là chính trị gia, nhưng có lẽ một điều đơn giản mà ai cũng hiểu, vì nó quá dễ hiểu, là, khi chiến tranh nảy ra, luôn luôn có những kẻ muốn đục nước béo cò. Và cũng có một điều đơn giản không kém, là đâu có ai muốn mình trở thành con tốt thí. Những người yêu hòa bình, sẽ bằng mọi cách để giữ lấy hòa bình. Đây là lúc để trả lời câu hỏi: “Tôi đã làm gì cho quê hương.” Nhẹ nhàng thôi, bình tĩnh làm tốt, cực tốt công việc hàng ngày của mình, để người chấp pháp yên tâm làm việc của họ. Bởi, bạn ơi, chiến tranh, đâu phải trò đùa.

 

Gold

Not today (không phải ngày hôm nay)

Photo: Ibai Acevedo

 

Phương châm sống của Steve Jobs: “Hãy sống như không có ngày mai.” Tôi không biết đó đã thành phương châm sống của bao nhiêu người nhưng lần đầu đọc được nó, tôi cũng tự hỏi mình rằng nếu hôm nay là ngày cuối cùng của mình thì mình sẽ làm gì? Thực hiện ước mơ, bắt tay vào những việc mình chưa làm được bấy lâu? Không, nếu ước mơ hay những việc tôi muốn làm có thể thực hiện trong ngày một ngày hai thì tôi đã làm lâu rồi. Thể hiện tình cảm của mình với cha mẹ, người thân? Ok! Một ý tưởng hay đấy nhưng ngày nào cũng đi bày tỏ tình cảm của mình sao? Điên chắc? Gọi bạn bè và tụ tập? Không thể ngày nào cũng thế được. Sống như những ngày bình thường? Vậy thì chả có gì đặc biệt cả.

Vậy thì sao đây? Nếu thực sự hôm nay là ngày cuối của mình, tôi sẽ ích kỷ hoàn toàn chiếm lấy nó cho chính mình, có lẽ tôi sẽ gọi bạn bè đi đập phá một trận, tôi sẽ năn nỉ chúng đá cùng tôi một trận bóng, tôi sẽ về ăn với gia đình, hẹn người ấy đi chơi vào buổi tối. Và rồi, thời gian cuối, tôi sẽ giành cho chính mình, tôi sẽ nằm trên một ngọn đồi tận hưởng không khí trong lành với một bầu trời đầy sao. Tôi sẽ nghĩ bâng quơ gì đó về chính mình, tôi sẽ không nghĩ về những gì tiêu cực đâu, tôi sẽ nghĩ về những gì mình đã làm, những gì mình tạo ra và rồi nhắm mắt thanh thản.

Oh! Nếu ngày nào tôi cũng sống như thế, hoặc là với thái độ như thế thì sao đây? Vậy là tôi lại quên câu nói ấy trong một thời gian khá dài cho đến khi tôi xem được một đoạn trong phim giữa người thầy giáo dạy võ và cô học trò đang tỏ ra yếu đuối trước sự nguy hiểm tính mạng:

-Chúng ta thờ vị thần nào?

-Dạ, chúng ta thờ 9 vị thần …(bla bla)

– Sai rồi. Chúng ta thờ duy nhất một vị thần, biết là gì không?

– Không ạ.

– Thần Chết. Và chúng ta nói gì với Thần Chết?
– Con không biết.

– Not today (không phải ngày hôm nay)!

Nó hoàn toàn ngược lại với việc coi hôm nay là ngày cuối cùng của Steve Jobs. Nếu ta có ước mơ, giữa hai ý nghĩ đó, ý nghĩ nào sẽ giúp ta có ý chí hơn, ý nghĩ nào giúp ta sắn tay áo lên?

Tôi không biết bạn sẽ làm gì nhưng nếu không có ngày mai, tôi sẽ nản lắm, chắc cả làm được gì ra hồn cả đâu. Đối mặt với cái chết, con người ta yếu đuối vậy đó. Nhưng nếu nghĩ rằng mình vẫn còn trẻ, mình làm được nhiều việc, mình còn khối thời gian và cơ hội, tôi chắc chắn rằng mình sẽ lao đầu vào những gì mình thích như con thiêu thân lao vào ánh sáng vậy.

Tôi không có ý phản đối ý kiến của Steve Jobs. Đó cũng là một ý hay với ai đó, có người sẽ sử dụng được nó như cái cách của Steve Jobs. Họ có thể vì thế mà luôn sống hết mình từng phút trong mỗi ngày. Họ có thể thức khuya, dạy sớm, học tất cả những gì họ cần và làm được những gì họ muốn. Với họ thì cái chết đem lại một sức mạnh rất lớn.

Nhưng tôi không thuộc số những người đó. tôi không thể làm được giống họ. Và tôi không muốn phải sống mà cứ lo canh cánh rằng mai mình sẽ chết, nó mệt mỏi lắm. Tôi không thể làm được như Steve Jobs. Nhưng tôi có cách của tôi, tôi sẽ làm ngược lại với vị CEO vị đại đó, tôi có thời gian và tôi có cơ hội, tôi còn trẻ, tôi có đủ sức đứng dậy sau những thất bại, tôi có thể. Và tôi sẽ làm.

Nhưng cũng sẽ có người mang theo suy nghĩ giống tôi mà vì vậy họ chả làm gì cả, họ cứ nghĩ họ có nhiều thời gian, họ cứ chơi dài ngày này qua ngày khác. Họ lười nhác với ngay cả những việc họ muốn làm nếu có chút khó khăn nào đó và rồi thì họ chả làm được gì, họ lại tiếc nuối vì quãng thời gian trẻ tuổi mà họ đã lãng phí. Đúng là họ có nhiều thời gian thật đó nhưng nhiều mấy thì cũng phải có cái giới hạn của nó thôi, nó không thể là mãi mãi được. Rồi nó sẽ kết thúc thôi.

Tôi cược rằng một ngày nào đó, có lẽ tôi cũng sẽ suy nghĩ được như Steve Jobs. Có lẽ đó là khi tôi đã già rồi, không còn trẻ trâu như bây giờ nữa. Đó là lúc mà tôi phải chấp nhận sự thật rằng tôi không còn sống được bao lâu nữa. Tôi phải chấp nhận thôi. Nhưng đó không phải là ngày hôm nay. NOT TODAY!

Dù ý nghĩ, quan niệm có tác động lớn tới cuộc sống của ta nhưng suy nghĩ như thế nào thì thái độ và hành động mới mới là yếu tố quyết định có phải không? Và chúng ta sống ở ngày hôm nay chứ không sống ở ngày mai. Tôi không biết bạn thích suy nghĩ nào hơn, dù sao thì hãy sống thật hạnh phúc để có được thành công nhé!

 

FLY