30 C
Nha Trang
Thứ năm, 24 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 21

“Tiền” (fiat của nhà nước) thật sự từ đâu ra? Từ không khí!

(Bài viết gốc từng được đăng trên trang nguyenhoanghuy.me năm 2013, nay đăng lại và có chỉnh sửa vài chỗ, vì trang đó đã die từ lâu rồi.)

CÓ THỂ NÓI TRONG MỘT CÂU NGẮN GỌN: “TIỀN” (fiat của nhà nước) ĐƯỢC TẠO RA TỪ KHÔNG KHÍ!

“Nó là một quá trình mà ngay cả cho đến ngày hôm nay chỉ một số ít những người làm trong ngành ngân hàng hiểu được.” – Milton Friedman (Nobel kinh tế 1976) [4]

30 câu nói quan trọng về chính trị, kinh tế của Tiến sĩ Milton Friedman, người từng đoạt giải Nobel Kinh tế

Bạn muốn kiếm và có thật nhiều tiền?

Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi nguồn gốc của tiền từ đâu mà ra? Tiền được tạo ra như thế nào? Bản chất của tiền là gì? Ai thật sự kiểm soát nó? Bạn đã từng đọc những bài viết khác có nói về vấn đề này nhưng chẳng hiểu gì hết? Bài viết này hy vọng sẽ chiếu rọi được ánh sáng vào những nơi còn tối tăm mù mịt.

Hầu hết chúng ta dành ra cả đời để kiếm tiền mà không hiểu được chúng ta đang thật sự đang làm gì. Đây là một bài viết khá chi tiết, có thể bạn sẽ không đọc hết được trong một lần, tôi khuyến khích bạn lưu lại ở một nơi nào đó để có thể đọc và hiểu hết được mọi chi tiết trong bài. Trong bài này tôi sẽ chỉ đề cập đến nguyên nhân cốt lõi. Bạn không cần phải là một tiến sĩ hay một sinh viên chuyên ngành kinh tế mới có thể theo dõi được những gì được trình bày dưới đây.

Về cơ bản, những nguyên tắc mấu chốt về sự vận hành của fiat (tiền pháp định của nhà nước) rất đơn giản và tất cả mọi người ai cũng có thể hiểu rõ, và cần phải hiểu rõ, vì đây là vấn đề quan trọng nhất trong đời sống của tất cả mọi người, thay vì lo về những chuyện thứ yếu như ai bị cướp, giết, hiếp, hot girl để lộ vòng một, tông xe, nghệ sĩ nào đang ly dị, ai là gay, ai mới mua xe khủng, cắt tóc kiểu gì cho đẹp, ai đang có thai, ăn gì, mặc gì, xem gì…

“Tôi e rằng những công dân bình thường có lẽ sẽ hiếm khi có cơ hội được biết rằng ngân hàng có thể tạo ra tiền và sẽ tạo ra tiền. Ngân hàng là bộ phận kiểm soát những món nợ của quốc gia dưới sự điều hành của những chính sách nhà nước, họ nắm trong lòng bàn tay định mệnh của nhân dân.” – Reginald McKenna (cựu chủ tịch hội đồng Midlands Bank of England) [5]

Cơ chế Fractional Reserve Banking tạo ra tiền như thế nào?

Fractional Reserve Banking, hay còn được dịch là Dự Trữ Tỷ Lệ là một phương thức hoạt động của các ngân hàng dùng để tạo ra fiat, đưa thêm fiat vào nền kinh tế. Phương thức hoạt động của nó như sau: Ngân hàng sẽ giữ lại (dự trữ) một phần nhỏ (hiện tại tỷ lệ này ở Hoa Kỳ là 0%-10%. Tỉ lệ ở Việt Nam là từ 0%-7%) số tiền mà khách hàng gửi vào (deposits).

Tổng số tiền một ngân hàng dự trữ gồm có số tiền mà nó dự trữ từ deposits của khách hàng cộng với số tiền mà chính ngân hàng đó deposit vào ngân hàng trung ương/ngân hàng nhà nước. Số tiền còn lại sẽ được dùng để đầu tư hoặc gửi đến những nơi nào có nhu cầu vay tiền. [1][2][3]

Hầu hết số fiat này sẽ được tiếp tục bỏ vào những ngân hàng khác (hoặc chính nó) để tiếp tục tạo ra thêm fiat mới. Vì bản chất này, nguy cơ về việc tất cả mọi người đều cùng một lúc muốn rút tiền ra khỏi ngân hàng là một khả năng có thể xảy ra, ví dụ như có chiến tranh, bạo loạn, kinh tế sụp đổ… Khi đó số fiat ít ỏi mà các ngân hàng đang dự trữ sẽ không đủ để trả lại cho khách hàng.

Để bảo đảm chuyện này, chính quyền của hầu hết các quốc gia đưa ra những quy định với mục đích quản chế và kiểm soát các ngân hàng, cung cấp bảo hiểm, và sẽ đứng ra làm người chịu trách nhiệm cuối cùng. Trong hầu hết tất cả các quốc gia, ngân hàng trung ương (hay một cơ quan thẩm quyền tiền tệ nào khác) sẽ đưa ra một tỉ lệ “dự trữ bắt buộc”, và những tỉ lệ khác. Tỉ lệ này giới hạn tổng số fiat mới sẽ được tạo ra, và để bảo đảm rằng nó sẽ có đủ số fiat dự trữ để có thể cung ứng các yêu cầu rút tiền.[1]

Fractional Reserve Banking hiện đang là phương thức hoạt động tiền tệ của tất cả mọi quốc qua trên thế giới. [1]

Ví dụ

Trong ví dụ này chúng ta sẽ xem qua một tình huống giả định rằng có một số fiat là 100 đô la sẽ được gửi vào ngân hàng, tỉ lệ dự trữ bắt buộc trong ví dụ này sẽ là 20% (trong thực tế thì con số này thấp hơn gấp nhiều lần, khoảng 0%-3%), số fiat này sẽ được cho vay lại 10 lần (gửi vào-cho vay, gửi vào-cho vay….). Cuối cùng tổng số fiat tạo ra được trong quá trình này sẽ là 500 đô la.

Giải thích

Đọc bảng ví dụ từ trên xuống dưới, trái qua phải.

tiền

Chúng ta có thể thấy, mặc dù số fiat ban đầu chỉ là 100 đô la, nhưng sau quá trình cho vay được lặp đi lặp lại nhiều lần, fiat mới được tạo ra thêm, giãn nở, cho tới một giới hạn cuối cùng. Khi tỉ lệ dự trữ là 20% thì tổng số fiat bỏ vào tối đa ở mức 500 đô la, tổng số fiat có thể được tạo ra thêm tối đa ở mức 400 đô la.

Ví dụ trên chỉ giả định ở con số 100 đô la với tỉ lệ dự trữ là 20%. Nhưng trên thực tế hãy tưởng tượng tới 1 tỉ đô la, 1000 tỉ đô la, được nhân lên với tỉ lệ dự trữ thì con số nó khủng khiếp như thế nào. TẤT CẢ SỐ FIAT KHỔNG LỒ ĐƯỢC ĐƯA THÊM VÀO VÒNG LUÂN CHUYỂN ĐÓ ĐƯỢC TẠO RA TỪ KHÔNG KHÍ, MỘT CÁCH HỢP PHÁP, ĐỀU DỰA VÀO CƠ CHẾ DỰ TRỮ TỶ LỆ NÀY.

Về cơ bản, số tiền mới được đưa vào kinh tế là nhờ vào những khoản nợ

Hay có thể nói ngắn gọn, tiền là nợ; nguồn gốc của tiền là nợ. Khi những khoản nợ này được trả hết, số fiat đó sẽ bị tiêu hủy. Nếu không bị tiêu hủy, lạm phát là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Nếu fiat là một cái bong bóng thì nợ chính là hơi bơm căng cho nó. Video clip dưới đây đơn giản hóa và mô tả quá trình fiat được tạo ra và hủy đi.

Cơ chế hoạt động tiền tệ này về mặt lý thuyết nghe có vẻ cũng tạm ổn, nếu và chỉ nếu TẤT CẢ những khoản nợ trong tương lai sẽ được thanh toán sòng phẳng. Nhưng điều này chắc chắn là không đúng với thực tế. Khi có trường hợp đó xảy ra thì sao? Một người vay quá mức số fiat họ có thể trả, hoặc họ bị phá sản… vậy thì món nợ đó sẽ được lấp đi như thế nào? Câu trả lời đơn giản, mượn thêm nợ! Hay trong tiếng Việt có câu “giật gấu vá vai”, lấy đầu này đắp đầu kia kéo dài cơn hấp hối.

Ví dụ kể trên là chưa kể đến vấn đề quan trọng nhất, lãi suất

Ngân hàng kiếm được tiền lời dựa trên sự phân phát ra những đồng tiền mới từ không khí. Nếu không có lãi suất, toàn bộ quá trình trên có thể trở về vị trí ban đầu của nó (với điều kiện tất cả nợ đều được trả đủ), nhưng nếu đưa thêm lãi suất vào phương trình, bỗng nhiên chúng ta sẽ không có đủ tiền để trả những món nợ nữa.

Tài nguyên của trái đất là có hạn, sản phẩm và dịch vụ con người có thể làm ra cũng không bao giờ có thể bắt kịp được tốc độ tiền được đưa vào lưu thông. Con người mỗi ngày mỗi ngày vẫn cứ tiếp tục lao động chỉ để giữ cho hệ thống khỏi sụp đổ.

Chúng ta tưởng rằng khi chúng ta trả dứt những món nợ của mình chúng ta sẽ có thêm được nhiều tiền để tiêu xài, vì không còn phải lo trả nợ nữa. Điều này đúng phần nào. Nhưng nếu tất cả mọi người ai cũng trả hết nợ, đơn giản là sẽ không còn tiền trong vòng luân chuyển nữa. Nói cách khác, không nợ = không tiền.

“Đó chính là bản chất của hệ thống tiền tệ. Nếu không có những khoản nợ trong hệ thống, sẽ không có một đồng tiền nào.” — Marriner S. Eccles (Chairperson and Governor of the Federal Reserve Board)

“Tôi thấy choáng khi nghĩ đến nó. Chúng ta hoàn toàn dựa vào những ngân hàng thương mại. Phải có ai đó đi vay tất cả số tiền mà chúng ta đang có, dù là tiền mặt hay tín dụng. Nếu ngân hàng tạo ra đủ một lượng tiền ảo, chúng ta có tiền; nếu không, chúng ta chết đói. Chúng ta hoàn toàn tuyệt đối không có được một hệ thống bền vững. Khi một người nhìn rõ được toàn bộ bức ảnh, bi kịch hoang đường của tình trạng vô vọng của chúng ta là gần như không thể tin được, nhưng nó vẫn đang ở đó.” – Robert H. Hemphill, Credit Manager Federal Reserve Bank, Atlanta, Georgia. [6]

Tham khảo

1.  http://en.wikipedia.org/wiki/Fractional_reserve_banking

2. http://en.wikipedia.org/wiki/Reserve_requirements

3. Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam – Chính Sách Tiền Tệ – Dự Trữ Bắt Buộc

4. http://www.fractionalreserves.com/

5. http://agoodhuman.wordpress.com/2009/09/09/economy-1-how-money-is-created/

6. http://agoodhuman.wordpress.com/2009/10/28/economy-4-the-debt-trap-our-economic-system-is-not-sustainable/

Tác giả: Nguyễn Hoàng Huy

Photo by Giorgio Trovato on Unsplash

[THĐP Translation™] Tại sao tiền mã hóa Nano có thể là một loại lưu trữ giá trị và tiền tệ dự trữ tối hậu

0

Trong bài đăng này tôi sẽ phác thảo ra những lý do tại sao tôi nghĩ rằng Nano (một đồng tiền mã hóa, crypto, thay vì Bitcoin hay vàng, có thể là một loại lưu trữ giá trị “cuối cùng”, bởi vì nó chạm tới giới hạn lý thuyết về đặc tính lưu trữ/dự trữ tiền tệ hoàn hảo. Phần lớn những điều này dựa trên bài viết “The Changing World Order” (TD: Trật Tự Thế Giới Đang Thay Đổi) của Ray Dalio [TN: hiện có hơn 10k Likes trên Linkedin], bài viết rất dài nhưng đáng đề xuất cho bất cứ ai hứng thú với tương lại của tiền pháp định, tiền tệ dự trữ và các loại lưu trữ giá trị. Trong khi đọc những bài viết của anh ấy tôi đã thấy giống như anh ấy đang diễn đạt những gì mà trước đây tôi không thể diễn tả bằng lời về lập trường của mình về tiền mã hóa và chủ yếu là Nano.

Để bắt đầu – tôi nhận ra rằng hầu hết mọi người chủ yếu xem Nano như một đồng tiền mã hóa dễ thương tập trung vào giao dịch tức thì và không mất phí, và có hàng tấn người ủng hộ bởi vì cách nó có thể dễ dàng thử nghiệm và chứng minh như thế nào. Tôi nghĩ bởi vì điều này mà những nguyên tắc cơ bản thực sự của Nano bị bỏ qua. Tôi tin rằng về lâu về dài những nguyên tắc này quan trọng, quan trọng hơn RẤT NHIỀU so với việc chỉ giao dịch tức thời và không mất phí, và tôi tin rằng những nguyên tắc này là cái sẽ sớm thu hút những nhà đầu tư lớn quan tâm tới Nano. Xong phần mở bài, tiếp tục thân bài.

Sự kết thúc của một chu kỳ

May mắn cho mọi nhà đầu tư crypto, tôi không nói về sự kết thúc của một chu kỳ crypto. Tôi tin rằng chúng ta đang đi tới sự kết thúc của một chu kỳ mà trong đó chúng ta xem các loại tiền pháp định (tiền của chính phủ) là các loại tiền tệ dự trữ. Không chỉ đồng đô la – mà là tất cả những loại tiền pháp định. Điều này là do sự kết hợp của các yếu tố và các yếu tố này được miêu tả tốt hơn tôi có thể làm trong bài viết “Trật Tự Thế Giới Đang Thay Đổi”. Nói tóm lại – quá nhiều nợ công đã tăng lên, và điều này đang được hỗ trợ bởi những ngân hàng đang dần cạn kiệt khí tài. Nó có lẽ đã tiếp diễn lâu hơn một chút nếu không có khủng hoảng Covid đẩy nhanh tiến trình này.

Do Covid, tốc độ tăng trưởng (tiềm năng) còn chậm lại hơn nữa. Với số nợ quá hạn kỷ lục và sự chậm lại trong tăng trưởng và tiêu dùng, có một phương án chính yếu mà các ngân hàng trung ương có thể dùng để chuyển sang hỗ trợ nền kinh tế – đó là họ có thể mở rộng nguồn cung tiền để duy trì hoạt động của hệ thống. Đây là cái đã và đang xảy ra trên quy mô lớn, nhanh hơn những gì chúng ta đã từng trải nghiệm trong cuộc đời mình. Việc tăng nhanh nguồn cung tiền tệ này [TN: lạm phát] sẽ đẩy nhanh hơn nữa sự suy thoái của giá trị tiền pháp định.

Điều này không phải là mới – những chu kỳ này đã xảy ra rất nhiều lần trước đó. Đế Quốc Hà Lan, bắt đầu trỗi dậy khoảng năm 1581 khi lật đổ người Tây Ban Nha, đạt đỉnh quyền lực khoảng năm 1650, biến đồng Guilder Hà Lan trở thành tiền tệ dự trữ thế giới. Đồng Guilder Hà Lan vẫn còn là tiền tệ dự trữ thế giới cho đến khoảng năm 1700–1750. Trong suốt thời gian suy thoái chậm rãi của nó, người Hà Lan tiếp tục tăng nợ, dựa vào thế mạnh và vị trí của họ với vai trò tiền tệ dự trữ toàn cầu để tiếp cận nợ rẻ. Cuối cùng nợ quá nhiều đến mức không thể chống đỡ, tranh giành tài sản tăng lên và người Anh đã có thể tiếp quản vai trò của Đế Quốc Hà Lan yếu ớt.

Đế Quốc Anh chứng kiến một sự trỗi dậy và suy thoái tương tự, nắm giữ phần lớn tài sản, quyền lực quân sự, và địa vị của thế giới với vai trò là một đồng tiền dự trữ toàn cầu. Để cho ngắn gọn tôi chỉ xin nói rằng chu kỳ đó cũng tương tự và người Anh cuối cùng cũng bị tiếp quản bởi người Mỹ, dẫn tới tình huống hiện tại chúng ta đang gặp phải.

Trong các chu kỳ trước, sự sụp đổ của tiền dự trữ đã dẫn đến sự quay trở lại của tiền cứng. Chu kỳ bắt đầu trở lại, khởi đầu bằng các loại tài sản giống như vàng. Những tài sản này có lợi thế là chúng di động, có thể phân chia và quan trọng nhất có thể thanh toán ngay tại chỗ. Sử dụng vàng có nghĩa là sử dụng một đồng tiền cứng không cần tín dụng và không cần tin tưởng, một loại hàng hóa vô cùng giá trị trong một thời kỳ nơi người ta mất niềm tin vào tín dụng và những lời hứa.

Giai đoạn tiếp theo là chuyển sang [TN: những tờ giấy] tuyên bố sở hữu tiền cứng [TN: tiền pháp định được bảo chứng bằng vàng], bởi vì việc mang theo vàng thì rủi ro và bất tiện, và nó dễ hơn nhiều để có được những tờ giấy tuyên bố sở hữu vàng, thứ có thể được trao đổi. Theo sau đó là sự gia tăng nợ khi các ngân hàng và chính phủ phát hiện ra rằng họ không cần luôn luôn phải giải giữ 100% vàng trong kho. Sau đó khủng hoảng, vỡ nợ và mất giá diễn ra, chủ yếu bởi sự rút tiền hàng loạt khi mọi người phát hiện ra tờ tiền giấy của họ không được bảo chứng 100%. Điều này vốn đã xảy ra với vàng trong chu kỳ hiện tại. Theo sau đó là tiền pháp định (bỏ đi bản vị vàng), một hệ thống trong đó tiền cứng không còn đóng bất kỳ một vai trò nào nữa. Khi lượng tiền được in tăng lên, hạ thấp giá trị tiền pháp định, chúng ta cuối cùng cũng kết thúc vòng tròn với những ai tìm kiếm những loại lưu trữ không bị giảm giá trị giống như tiền pháp định. Ray Dalio tin rằng chúng ra đang ở trong giai đoạn này, và tôi đồng ý với ông ấy.

Tuy nhiên, có gì đó đã thay đổi so với các chu kỳ trước đó. Bây giờ chúng ta có internet, và tất cả mọi tiềm năng mà nó mang lại. Những gì internet cung cấp cho chúng ta là một dạng tiền cứng không gặp phải các vấn đề liên quan đến vàng, những vấn đề dẫn chúng ta chuyển từ giai đoạn đầu sang giai đoạn thứ hai. Điều này dẫn tôi đến phần tiếp theo.

Tiền mã hóa hay Bitcoin như tiền cứng

Những gì tiền mã hóa cung cấp cho chúng ta là một dạng tiền cứng dễ dàng mang theo vì nó không tồn tại dưới dạng vật chất, nó có thể phân chia, có thể dễ dàng trao đổi, và quan trọng nhất nó bảo mật thông qua cơ chế phi tập trung. Tôi tin chúng ta đang bắt đầu chứng kiến phong trào này ngay bây giờ. Những nhà đầu tư đang kéo sang tiền mã hóa như một sự phòng hộ, vì một số đang tiến tới nhận thức tương tự mà tôi và Ray Dalio đã nhận ra. Tuy nhiên, tôi tin rằng thị trường vẫncòn yếu ớt, và những nguyên tắc cơ bản đang bị bỏ qua.

Lý do tôi nói rằng các nguyên tắc cơ bản đang bị bỏ qua bởi vì loại tiền mã hóa đang thu hút sự chú ý nhất, Bitcoin, là một đồng tiền mà hóa nơi những yếu tố đã đề cập bên trên (khả năng di động, khả năng phân chia, security (tính an toàn, bảo mật) và thanh toán không cần tin tưởng) là đáng nghi. Sự thiếu khả năng nhân rộng của Bitcoin gây ra tình trạng giao dịch chậm với mức phí cao vốn đã dẫn tới các biện pháp giám sát, về căn bản là đang nhảy vọt sang phần thứ hai của chu kỳ nợ. Tuy nhiên, quan trọng hơn nhiều, tính bảo mật thông qua phi tập trung của nó ít nhất cũng đáng nghi vấn.

Tính bảo mật của Bitcoin bắt nguồn từ cơ chế đồng thuận phi tập trung (decentralised consensus mechanism). Các giao dịch được xác minh bởi một mạng lưới cạnh tranh của những thợ đào (miners) thực hiện Proof of Work (TN: bằng chứng làm việc chứng minh một đồng crypto được tạo ra một cách hợp lệ), với mục đích tuyên bố sở hữu các khối thưởng (block rewards) và phí giao dịch liên quan tới các khối Bitcoin. Mặc dù điều này đã hoạt động tương đối tốt cho đến nay (với một số trường hợp ngoại lệ), nhưng mối tương tác dài hạn này sẽ khiến cho bất kỳ ai nghiên cứu kỹ phải lo lắng. Việc đào Bitcoin là một thương vụ có tính kinh tế quy mô, thông qua việc tiếp cận nguồn vốn rẻ, lợi thế quy mô trong sản xuất, và vô số cách khác.

Kinh tế quy mô dẫn tới sự tập trung của sức đồng thuận (centralization of consensus power), thứ trực tiếp giảm đi tính bảo mật và tuyên bố giá trị của Bitcoin. Có nhiều cuộc nghiên cứu mô tả xu hướng này đã và đang trở nên rõ ràng. Tuyên bố giá trị của Bitcoin đến từ tính bảo mật, bắt nguồn từ cơ chế đồng thuận phi tập trung của nó. Việc khuyến khích tập trung hóa thông qua kinh tế quy mô ảnh hưởng trực tiếp đến tuyên bố giá trị dài hạn của Bitcoin.

Cũng nên làm rõ rằng mặc dù tôi nghĩ những đồng tiền mã hóa mang đến tiềm năng to lớn, nhưng tôi tin Bitcoin không phải là câu trả lời. Nó là phiên bản đầu tiên, bản mẫu, đi kèm với nhiều vấn đề như các bản mẫu thường mắc phải.

Nano như một loại tiền mã hóa gần hoàn hảo

Như tôi đã đề cập ngay từ đầu, tôi tin loại tiền cứng tốt nhất chính là Nano, và tôi tin rằng tiềm năng của nó đang bị đánh giá quá thấp. Tôi sẽ giải thích tại sao tôi tin điều này đúng.

Nano đã cải tiến hơn vàng ở nhiều khía cạnh, và tiếp cận tới giới hạn lý thuyết của một loại lưu trữ giá trị hoàn hảo. Tính di động cũng như khả năng chuyển giao của nó là vô song – nó là một đồng tiền kỹ thuật số chuyển giao theo tốc độ ánh sáng. Tôi có thể gửi cho bạn một ít, và nó sẽ được xác nhận thông qua đồng thuận toàn cầu bằng với thời gian bạn thực hiện một cái nháy mắt. Không có một nguyên tử đơn lẻ nào bị mất như có thể xảy ra với vàng – 1 Nano được gửi tức là một Nano được nhận, mãi mãi, bởi vì Nano không mất phí. Nó có thể được chia ra tới 30 chữ số thập phân – toàn bộ nền kinh tế giới có thể vận hành chỉ với 1 Nano và mọi người vẫn có thể thực hiện những giao dịch vi mô.

Mệnh đề không mất phí này đưa tôi đến khía cạnh quan trọng khác, và tôi đã viết về nó trước đây. Nano không bị tập trung hóa theo thời gian. Không có các mỏ đào, không mất phí, không lạm phát cũng không có khối thưởng .Điều này nghe có vẻ nghịch lý. Bởi vì Nano không có phí, chuyển giao giá trị nhanh nhất trên thế giới, và là một loại lưu trữ giá trị vượt trội, nó là giải pháp lý tưởng cho rất nhiều thương vụ. Như mọi thương gia sẽ nói với bạn, việc có thể cắt giảm được chi phí mang lại giá trị cao. Như bất kỳ giao dịch nào sẽ nói với bạn, những người giao dịch bằng Nano mang lại cho họ rất nhiều doanh thu. Giá trị đối với những thực thể này nằm ở mạng lưới trực tuyến và giữ được trạng thái trực tuyến trong một phương thức an toàn. Giá trị nằm trong các thương vụ họ đã xây dựng trên nền tảng của nó, và nằm trong giá trị của số Nano họ đang giữ. Điều tương tự cũng đúng, một cách tương xứng, với mỗi người giữ Nano.

Không có chuyện đào Nano. Nó sử dụng phương thức Bỏ Phiếu Đại Diện Mở (Open Representative Voting). 1 Nano = 1 phiếu bầu. Bất cứ ai cũng có thể chạy một node xác minh giao dịch, và bất cứ ai cũng có thể bỏ phiếu cho bất cứ node xác minh khác, hay thay đổi phiếu bầu của họ vào bất kỳ lúc nào. Tất cả những ai giữ Nano được khuyến khích giúp đỡ phân phối những phiếu bầu theo cách rất khó cho một đảng phái hay một nhóm có thể đạt được phần đa số đồng thuận. Nói cách khác, mọi người nắm giữ Nano được khuyến khích góp phần vào sự phi tập trung hóa.

Đây không phải chỉ là lý thuyết. Trong khi sự tập trung hóa nổi lên đối với Bitcoin vốn đã rõ ràng, sự phi tập trung hóa này của Nano có thể được chứng kiến thông qua cuộc vận động phiếu bầu của Nano theo thời gian.

Thêm nữa, còn có khía cạnh nguồn cung cố định của Nano. Những tín đồ nhiệt thành của Bitcoin đôi khi nói về mô hình Stock to Flow (S2F – TN: tỷ lệ giữa tổng nguồn cung chia cho số lượng được tạo ra mỗi năm, Stock chia cho Flow) như một lộ trình đến với một Bitcoin trị giá 1 triệu đô. S2F của Bitcoin khoảng 38-54, con số cao hơn về căn bản thì tốt hơn bởi vì điều này có nghĩa là có ít hơn nguồn cung mới đổ vào thị trường. Những đợt Halving (TN: chu kỳ giảm một nửa số lượng có thể khai thác của Bitcoin) làm tăng S2F, vì nó giảm lượng cung đổ vào thị trường. Không cần đi sâu vào tính hợp lý của lý thuyết này, thì rõ ràng mệnh đề giá trị của Nano đưa ra một S2F tốt hơn. Sẽ không bao giờ có thêm bất kỳ đồng Nano mới nào đổ vào thị trường nữa. S2F của nó là không thể tính, bởi vì nó vô hạn [TN: không thể chia cho 0].

Cuối cùng, Nano không có những giới hạn trong thiết kế liên quan đến khả năng khuếch đại, mở rộng (scale) [một vấn đề nan giải với Bitcoin]. Nó có khả năng khuếch đại tỉ lệ thuận với phần cứng và băng thông. Giao thức của nó đạt hiệu quả tối đa, và sử dụng năng lượng cực kỳ ít. Trong mọi khía cạnh, nó nới giãn các ranh giới của những gì có thể. Đây là lý do tại sao tôi nghĩ Nano không chỉ là một loại lưu trữ giá trị tuyệt vời, mà thực sự thật khó để tưởng tượng ra còn thứ gì khác có thể hoạt động tốt hơn ngay từ đầu.

Kết luận

Tất cả những điều trên là thứ tôi muốn đề cập khi tôi nói rằng Nano đang ở giới hạn lý thuyết hoàn hảo của một nguồn lưu trữ giá trị. Nó gần như có thể phân chia không giới hạn (lên đến 30 chữ số thập phân), khả năng chuyển giao không giới hạn (không mất phí), và hoàn hảo như một loại tiền vì chuyển giao trong tích tắc và không cần tin tưởng. Tính bảo mật của nó đến từ phi tập trung hóa, và phi tập trung hóa được khuyến khích trên cấp độ giao thức. Việc tấn công sự đồng thuận của Nano là khó khăn bởi không hề dễ để có thể dành được một lượng lớn tỷ lệ đồng thuận, và bởi vì một khi bạn đã làm thế thì bạn sẽ có mọi lý do khuyến khích bạn không làm thế.

Khả năng mở rộng khuếch tán của Nano có nghĩa rằng việc di chuyển đến giai đoạn thứ 2 (tuyên bố sở hữu tiền cứng – các tổ chức trung ương) của Nano có thể sẽ không bao giờ cần tới hoặc ít nhất là ít cần thiết hơn nhiều, bởi Nano cung cấp cho chúng ta một dạng tiền cứng cải tiến hơn vàng nhờ việc chuyển giao toàn cầu, không cần tin tưởng, tức thì, không mất phí, không thất thoát và khả năng phân chia không tưởng, và khả năng được sử dụng đại trà (scalable).

Tóm lại, tôi tin rằng Nano đưa ra một sự cải tiến gấp nhiều cấp bậc so với mọi loại lưu trữ giá trị trước đây. Tôi tin nó thúc đẩy những giới hạn lý thuyết của việc trở thành một loại lưu trữ giá trị lẫn dự trữ tiền tệ, và tôi tin điều này đang bị đánh giá quá thấp. Tôi thấy sự kết thúc của chu kỳ hiện tại là thời điểm cho sự xuất hiện trở lại của tiền cứng, và tôi nghĩ sẽ càng có nhiều người hơn nữa tìm ra cách để đến với Nano.

Nếu bạn thực sự đã đọc hết bài viết này, cảm ơn rất nhiều. Việc suy ngẫm tất cả điều này và cố gắng viết nó ra thực sự khai thị cho tôi, và tôi cũng rất muốn nghe những suy nghĩ của bạn về chuyện này.

Tác giả: Senatus
Biên dịch: Bá Kỳ
Hiệu đính: Prana – THĐP


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục tất cả nội dung Aloha volume 1-27 ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Tìm kiếm tâm linh là một con đường khó đi

0

Trên con đường rèn luyện tâm linh, để có được phúc lạc nội tại, một người phải dần từ bỏ những khoái lạc, từng chút từng chút một, cho đến khi tự do khỏi mọi ham muốn, chỉ còn đó những nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Từ bỏ khoái lạc là khó, thực sự là khó. Đây là một quá trình cần kiên trì.

Đổi lại, một khi đã càng bám rễ sâu vào bên trong, và tĩnh tại ở đó, thì niềm vui dễ tới hơn. Niềm vui của bạn rất đơn giản, và nó càng ngày càng ít phụ thuộc vào người khác và những điều kiện bên ngoài . Những thứ nhỏ nhặt cũng sẽ khiến bạn vui, chỉ cần một quyển sách, hoặc một cơn gió chiều, một tách trà, một buổi trò chuyện thân mật. Và cuộc sống của bạn dần trở nên đơn giản hơn, không cần quá cầu kỳ, không cần quá sôi động, hay đặc sắc, vì bản thân cuộc sống đó đã là sự phong phú, phong phú một cách đơn giản.

Tuy vậy, không hẳn là sẽ không có nỗi đau. Nỗi đau và niềm vui cũng giống như bốn mùa, luân chuyển tuần hoàn, nóng và lạnh, hè và đông. Đó là cách tự nhiên vận hành. Nhưng khi bạn càng tiến sâu hơn vào cái nội tại, trụ vững ở đó, bạn dần có khả năng vượt lên trên nỗi đau.

Đức Phật nói đời là bể khổ, và người đã giải thoát là thoát khỏi khổ. Tuy vậy, thế giới luôn vận hành theo cách làm chúng ta đau, nỗi đau của người mẹ sinh con, nỗi đau của thân xác, nỗi đau của sự phát triển. Thoát khổ không có nghĩa là không còn đau, mà là vượt lên trên nỗi đau, và nhận ra ngay cả bên trong nỗi đau cũng chứa đựng phúc lạc. Phúc lạc trong nỗi đau của người mẹ sinh ra người con, phúc lạc trong khổ cực của người cha tần tảo vì gia đình, phúc lạc trong nỗi đau của sự hy sinh vì tình yêu, sứ mệnh.

“Đau (pain) là một hiện tượng vật lý; khổ (suffering) là sự phản kháng tâm lý của chúng ta đối với những gì xảy ra. Các sự kiện có thể tạo ra cái đau thể xác, nhưng bản thân chúng không tạo ra cái khổ. Sự chống cự tạo ra cái khổ. Căng thẳng xảy ra khi tâm trí bạn chống lại cái đang xảy ra… Vấn đề duy nhất trong cuộc đời bạn là sự chống cự của tâm trí bạn đối với cuộc sống khi nó diễn ra.” ― Dan Millman

Những người tìm kiếm tâm linh là những người khôn ngoan. Họ từ bỏ những thứ kích thích ngắn hạn bên ngoài để tìm lấy niềm vui dài hạn bên trong. Đa số chúng ta bị trói buộc bởi khoái lạc, thường là những điều vô thường, khởi đầu bằng vui thú, kết thúc bằng chán nản, và hao kiệt sinh lực lẫn sức khỏe.

Nhưng tìm về tâm linh sẽ không dễ. Có vô số tổn thương đang chờ được khoét sâu, có vô số góc tối cần được chạm vào, có vô số những xấu xa cần được đối diện và ở đó chực chờ nỗi cô độc đến tột cùng. Đó là lý do đa số thà trốn tránh và đánh lạc hướng mình bằng những điều khác còn hơn là đâm đầu vào đó. Con đường tâm linh là con đường khó đi nhất. Và người đi con đường này phải có sự dũng cảm nhất định. Nó không dành cho những trái tim yếu đuối.

Nhưng điều gì cũng có cái giá của nó, có ánh sáng cuối đường hầm, và bạn sẽ nhận được những gì bạn xứng đáng được nhận.

“Cái hang bạn sợ bước vào đang cất giữ kho báu mà bạn kiếm tìm.” – Joseph Campbell  

Một khi bạn đã thấy ánh sáng, bạn sẽ không còn sợ bóng tối, hay chí ít thì bạn cũng có đủ dũng cảm và vững vàng để đối diện với bóng tối. Bạn sẽ bước trên thế gian này với một trái tim rộng mở và đón nhận, nhưng cũng đủ cứng cỏi và sắc bén. Nhưng nó chỉ dành cho người kiên trì. Kiên trì và dũng cảm, bạn tôi.

Tác giả: Bá Kỳ

Photo: Billy Pasco on Unsplash

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục tất cả nội dung Aloha volume 1-27 ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

[THĐP Translation™] Chiến đấu chống khủng hoảng khí hậu — Bitcoin vs. Nano

0

Mục đích của tôi khi viết bài này là để thuyết phục các bạn rằng ngay cả khi bạn không quan tâm đến crypto (tiền mã hóa), bạn nên quan tâm đến Nano, vì dù bạn không thuộc về thế giới crypto thì crypto vẫn là một phần của thế giới chúng ta, và những tác động lên môi trường của đồng Bitcoin không phải là một điều gì đó ta có thể ngó lơ. Trên thực tế, khí phát thải từ riêng đồng Bitcoin không thôi cũng có thể khiến Sự Ấm Lên Toàn Cầu tăng trên 2°C, không cần biết bạn có quan tâm tới nó hay không.

Bạn cho là tôi đang làm quá lên ư? Hãy nghĩ lại đi – đây là một câu trích dẫn từ một bài nghiên cứu được bình duyệt đăng trên tờ Nature. Còn có nhiều nghiên cứu hơn nữa đào sâu vào chi phí môi trường của đồng Bitcoin.

tiền
Ngoài sử dụng điện trực tiếp, việc đào Bitcoin còn sử dụng rất nhiều tài nguyên thiên nhiên (cần rất nhiều máy móc, card đồ họa)

Để tóm tắt những con số dài hạn về sự phát thải CO2 và gia tăng nhiệt độ vào một góc nhìn dễ liên hệ hơn – một thanh toán (giao dịch) duy nhất bằng Bitcoin tương đương 3000 dặm lái xe điện. Bay một chuyến bay khứ hồi từ London tới Amsterdam sẽ phát thải một nửa lượng CO2 so với khi bạn thực hiện một thanh toán bằng Bitcoin. Những con số này thật choáng váng, và bạn sẽ còn ngạc nhiên hơn khi bạn nhận ra rằng có 350,000 giao dịch như vậy diễn ra hằng ngày. Nếu Bitcoin đang tạo ra giá trị khổng lồ cho đời sống của người ta, có thể sẽ có chút sắc thái đối với các con số này. Nếu nó đang cho phép người ta có một đồng tiền số bảo mật để giao dịch trên toàn cầu, Bitcoin sẽ còn có chút lợi thế. Nhưng phí giao dịch hơn 10 đô la và tốc độ thanh toán chậm đã khiến điều này là không thể.

Phương án thay thế: Nano

Rõ ràng là tôi không viết bài này để trình bày một vấn đề mà không một giải pháp. Tôi tin rằng, dù tốt hay xấu, crypto và công nghệ blockchain vẫn sẽ tiếp tục tồn tại. Tuy nhiên, tôi tin rằng chúng ta có thể làm tốt hơn. Cũng giống như phương tiện giao thông là một thứ mọi người sử dụng, nhưng chúng ta không nhất thiết phải chấp nhận đi xe hơi sử dụng động cơ đốt trong, chúng ta có thể chấp nhận rằng crypto sẽ còn tồn tại và không nhất thiết phải chấp nhận những “Trang trại đào Bitcoin” khổng lồ gây ô nhiễm.

Tôi tin rằng Nano là xe hơi điện trong ví dụ này, là màu xanh so với màu đen của Bitcoin. Tôi sẽ giải thích tại sao, dựa chủ yếu vào lượng tiêu thụ năng lượng và dấu vết carbon (carbon footprint) cực kì thấp của Nano, chứng minh điều này có thể là một phương thuốc cứu giải những tác hại của Bitcoin lên thế giới như thế nào, và tôi có một số ý tưởng về những gì chúng ta có thể giúp đỡ.

Lượng tiêu thụ năng lượng của Nano

Phải nói ra luôn điều hiển nhiên – Nano thân thiện với môi trường. Đơn giản thì mạng lưới Nano có thể chịu được gấp nhiều lần thông lượng của hệ thống Bitcoin, với nguồn năng lượng của một tuabin gió duy nhất. 2 giây thanh toán bằng Bitcoin tiêu hao nhiều năng lượng hơn 65 triệu thanh toán bằng Nano.

Nano làm được điều này bởi nó cực kì nhẹ và có tính hợp tác. Thay vì phải tranh giành lấy blockspace (TN: “không gian” nhỏ hẹp của một block) như Bitcoin, Nano cho phép mọi người khả năng thêm các block vào blockchain của riêng họ một cách bất đồng bộ. Những block này ngay lập tức (dưới 1 giây) được xác nhận bởi các điểm node khác [TN: có thể hiểu nôm na là một “nút thắt”] trong hệ thống. Các node này chạy trên phần cứng rẻ tiền, ngay cả 1 node $10 hay $20 một tháng cũng có thể xác nhận hàng trăm thanh toán mỗi giây.

Những tính chất cốt lõi của Nano

Nano không những cung cấp các thanh toán xanh, trong tích tắc mà còn miễn phí. Đây không phải là một trợ cấp tạm thời nào, mà là một đặc điểm cốt lõi của giao thức (protocol). Vì không có phí, Nano không có những kẻ muốn kiếm tiền từ phí. Không có một nhóm nào kiếm lợi được từ việc Nano được sử dụng cả – bản thân mạng lưới này chính lợi ích, cho mọi người.

[Thời gian đầu] Nano đã được phân phát miễn phí thông qua các trang Captcha Faucet [TN: giải Captcha để nhận Nano, chữ “faucet” nghĩa đen là “vòi nước”]. Vì điều này, những người ở các quốc gia nghèo hơn sẽ được lợi nhiều nhất. Ngay bây giờ, cộng đồng Nano liên tục móc tiền túi ra để thiết lập các Faucet ở nhiều quốc gia nghèo hơn thông qua ứng dụng WeNano.

tiền

Mỗi một điểm đó là một faucet phụ thuộc vào địa điểm mà bất kì ai có thể tự do rút. Vì bản chất xanh sạch, mã nguồn mở, nhanh chóng, có thể mở rộng và miễn phí, Nano thực sự có thể tạo thêm giá trị cho mọi người. Những người sống trong siêu lạm phát và chính phủ tham nhũng có thể có một phương án thay thế tự quản, những người thương gia có một cách an toàn, miễn phí để chấp nhận thanh toán, và người di cư có được đồng tiền không biên giới.

Quan trọng hơn cho bài viết này – Nano có thể thực hiện gấp nhiều lần thanh toán của Bitcoin, sử dụng ít năng lượng hơn hàng triệu lần, trong khi lại giúp đỡ người nghèo nhờ thanh toán miễn phí. Nano thực sự tạo giá trị tốt cho thế giới này, và không được thiết kế để khiến người giàu trở nên giàu hơn.

Ngăn cản sự phát thải của Bitcoin thông qua việc sử dụng Nano

Tại thời điểm này, khá rõ ràng vì sao tôi đang viết bài viết này. Tôi nghĩ crypto sẽ tiếp tục tồn tại, và có thể thực sự tạo ra thêm giá trị cho nhiều người trên thế giới. Tuy vậy, Bitcoin đang tàn phá thế giới chúng ta với từng thanh toán một. Nó có một ảnh hưởng đáng kể tới khủng hoảng khí hậu, và ảnh hưởng lên những người ở khu vực nghèo đói nhiều nhất.

Tình hình này thật lố bịch khi bạn xem xét thấy chúng ta có một phương án thay thế là Nano, hoạt động tốt hơn, rẻ hơn, có khả năng mở rộng, và tốt hơn cho thế giới hàng triệu lần. Chúng ta có thể có mọi lợi ích mà Bitcoin đang làm, và hơn nữa, xóa bỏ được những mặt tiêu cực lên môi trường rõ ràng của Bitcoin.

Chúng ta có thể làm gì?

Đơn giản thôi: #UseNano. Dùng Nano. Bằng cách chỉ ra rằng Nano là một phương án thay thế cho Bitcoin, bạn bắt người ta phải nghĩ về những tác động lên môi trường họ đang gây ra bằng việc nắm giữ và sử dụng Bitcoin.

Bằng việc chấp nhận Nano trong cửa hàng (online) của bạn, bạn không những tiết kiệm phí tổn và có cho bản thân một ít PR tuyệt vời, mà còn góp phần khiến cho Nano trở thành một sự thay thế cho Bitcoin càng ngày càng khả thi và biết đến rộng rãi.

Bằng cách ủng hộ cho hệ sinh thái Nano bằng bất kì cách nào, bạn gia tăng khả năng Nano vượt mặt Bitcoin. Nano càng trở nên khả thi như là một phương thức thanh toán, càng được rộng rãi biết đến thì càng nhiều người phải đối mặt với câu hỏi vì sao họ lại đang ủng hộ một đồng crypto gây ô nhiễm như Bitcoin trong khi có đồng tiền khác xanh hơn đang tồn tại.

Để đảm bảo rằng tôi đang không nói điêu, các bạn hãy tự mình thử dùng Nano. Tôi đã viết một bài dài hơn về nó ở link này, nhưng phiên bản đơn giản là bạn có thể thử dùng Nano bằng cách tải ví Natrium (iOS hoặc Android), đi đến một Nano Faucet (xem trên app WeNano) và hốt lấy một ít. Tất cả đều miễn phí. Hay hơn thế nữa, hãy đến với chúng tôi trên subreddit Nano. Chúng tôi đón chào mọi thành viên mới, mọi câu hỏi, và luôn cởi mở với những ý kiến đóng góp.

Cảm ơn vì đã dành thời gian để đọc bài này. Tôi có thể ngây thơ, nhưng tôi nghĩ rằng bằng việc ủng hộ Nano thay vì Bitcoin, chúng ta thực sự có thể biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn, với từng giao dịch một được thay thế.

Tác giả: Senatus
Biên dịch: Hoàng Hy
Hiệu đính: Prana — THĐP


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục tất cả nội dung Aloha volume 1-27 ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

[THĐP Translation™] Ramana Maharshi — Bản ngã (Ego) phát sinh từ đâu?

0

Hỏi: Bản ngã (Ego) phát sinh từ đâu?

Ramana Maharshi: Linh hồn, tâm trí, bản ngã chỉ đơn thuần là từ ngữ. Chúng không có thật. Ý Thức (Consciousness) là sự thật duy nhất.

Hỏi: Bản ngã và Chân Ngã (the Self / Atman) có giống nhau không?

Ramana Maharshi: Chân Ngã có thể tồn tại mà không cần bản ngã, nhưng bản ngã không thể tồn tại mà không có Chân Ngã. Các bản ngã cũng giống như bong bóng trong đại dương.

Các tạp chất và dính mắc thế gian chỉ ảnh hưởng đến bản ngã, Chân Ngã vẫn thuần khiết và không bị ảnh hưởng. Khi tính cá nhân ra đi, những ham muốn cũng đi theo.

Hỏi: Làm thế nào để thoát khỏi chủ nghĩa vị kỷ?

Ramana Maharshi: Chỉ cần nhìn thấy bản chất thật sự của nó, thế là đủ. Chính bản ngã là cái nỗ lực loại bỏ chính nó, vậy làm sao nó có thể chết theo cách đó?

Nếu bản ngã phải ra đi, thì một cái gì khác phải giết chết nó. Liệu nó có bao giờ đồng ý tự sát không?

Vì vậy, trước tiên hãy nhận ra bản chất thực sự của bản ngã là gì và nó sẽ ra đi theo cách riêng của nó. Hãy suy xét bản chất của bản ngã: đó là quá trình giác ngộ. Nếu một người nhìn thấy bản chất thực của họ là gì thì bản thân chuyện đó sẽ loại bỏ bản ngã. Cho đến lúc đó nó cũng giống như đuổi theo cái bóng của chính mình. Càng tiến xa thì cái bóng càng xa.

Nếu chúng ta rời bỏ Chân Ngã của chính mình, thì bản ngã sẽ tự hiển lộ. Nếu chúng ta tìm kiếm bản chất thật của mình, thì bản ngã sẽ chết. Nếu chúng ta đang ở trong thực tại của chính mình, thì chúng ta không cần phải lo lắng về bản ngã.

Hãy tìm kiếm cội nguồn của bạn. Tìm xem ý nghĩ ‘Tôi’ bắt nguồn từ đâu.

Đối tượng nào chúng ta có thể chắc chắn hơn Chân Ngã của chúng ta? Đây là trải nghiệm trực tiếp và không thể được mô tả thêm. Nếu cái ‘Tôi’ hiện tại biến mất, tâm trí sẽ hiện nguyên hình: một huyễn thoại! [TN: không có thật, ảo tưởng]

Cái còn lại là Chân Ngã thuần khiết. Trong giấc ngủ sâu, Chân Ngã tồn tại mà không có nhận thức về cơ thể hay thế giới, và chỉ có hạnh phúc [TN: bình an tuyệt đối] ngự trị.

— Trích từ quyển sách Conscious Immortality

Biên dịch: Prana – THĐP


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục tất cả nội dung Aloha volume 1-27 ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

[THĐP Translation™] Anamalai Swami — Vasanas là gì và chúng hoạt động như thế nào?

0

Hỏi: Ông nói rất nhiều về vasanas. Ông có thể vui lòng cho tôi biết chính xác chúng là gì và chúng hoạt động như thế nào không?

AS: Vasanas là những thói quen của tâm trí. Chúng là những nhận dạng nhầm lẫn và những khuôn mẫu suy nghĩ lặp đi lặp lại. Vasanas là cái che đậy trải nghiệm về chân Ngã. Vasanas xuất hiện, thu hút sự chú ý của bạn và kéo bạn hướng ra ngoài thế giới hơn là hướng vào trong tới chân Ngã. Điều này xảy ra thường xuyên và liên tục đến nỗi tâm trí không bao giờ có cơ hội để nghỉ ngơi hoặc hiểu được bản chất thực sự của nó.

Những con gà trống thích cào đất. Đó là một thói quen vĩnh viễn với chúng. Ngay cả khi chúng đang đứng trên tảng đá trơ trụi, chúng vẫn cố cào mặt đất.

Vasanas hoạt động theo cùng một cách. Chúng là những thói quen và khuôn mẫu suy nghĩ xuất hiện lặp đi lặp lại ngay cả khi ta không muốn chúng. Hầu hết các ý tưởng và suy nghĩ của chúng ta là không chính xác. Khi chúng xuất hiện theo thói quen, chúng tẩy não chúng ta, khiến chúng ta nghĩ rằng chúng là thật.

Các vasana cơ bản như ‘Tôi là cơ thể’ hay ‘Tôi là tâm trí’ đã xuất hiện trong chúng ta rất nhiều lần đến nỗi chúng ta tự động chấp nhận rằng chúng là đúng. Ngay cả mong muốn vượt qua các vasana của chúng ta cũng là một vasana. Khi chúng ta nghĩ rằng “Tôi phải thiền định” hoặc “Tôi phải nỗ lực”, chúng ta chỉ đang tổ chức một cuộc chiến giữa hai vasana khác nhau.

Bạn chỉ có thể thoát khỏi những thói quen của tâm trí bằng cách an trú trong ý thức như ý thức.

Hãy là chính bạn, bản chất thật của bạn. Hãy tĩnh lặng. Hãy phớt lờ tất cả các vasana nảy sinh trong tâm trí và thay vào đó, hãy tập trung sự chú ý của bạn vào chân Ngã.

— Trích từ quyển sách Living by the Words of Bhagavan, trang 272

Biên dịch: Prana – THĐP


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục tất cả nội dung Aloha volume 1-27 ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Sống chậm lại để sống lâu và có cuộc sống chất lượng hơn

0

Thông thường, bạn sẽ muốn tận hưởng hai ân huệ này trong cuộc đời mình: Sống lâu nhất có thể và sống một cuộc đời đầy ắp những giá trị mà bạn có thể đạt được.

Bản thân bạn chính là công cụ sẽ đưa bạn đi tới cả hai mục tiêu này, và thực tế bạn có thể đạt được cả hai mong muốn đó bằng kiểm soát bản thân từ hành vi, lối sống cho tới tâm trí.

Để có thể kiểm soát bản thân, bạn phải xác định những thói quen của mình – các thói quen tốt cả trong hành động lẫn tâm trí sẽ hình thành những một lối sống tốt, và một lối sống tốt sẽ bảo toàn năng lượng cũng như khiến bạn luôn kiểm soát được tâm trí mình trước tác động bên ngoài.

Sống chậm chính là cách giúp bạn luôn vui vẻ và trần đầy năng lượng. Sống chậm không phải là bạn đi sau những người khác, mà bạn chấp nhận xây dựng những thói quen tốt để duy trì một sự cân bằng với thế giới bên ngoài đang được vận hành bằng nhịp sống hối hả và đa kết nối.

Sống chậm là bạn phải học cách sống trong hiện tại, đưa vào mỗi ngày những hoạt động ngoài trời như đi dạo, trò chuyện trực tiếp với các mối quan hệ của mình chứ không phải qua smartphone, xây dựng một thói quen ăn uống điều độ, không bia rượu, thuốc lá, cho phép mình được ngủ trưa ít nhất 30 phút….

Qua thời gian, bạn sẽ biến tất cả những hoạt động này thành một chuỗi công việc được lặp lại liên tục trong mỗi ngày của mình. Sống chậm chính là bạn sống cho mình nhiều hơn, biết mình cần gì, biết mình phải điều tiết nhịp độ như thế nào. Bạn cũng nhận biết rằng, những gì mình đang làm sẽ cần thời gian để hình thành, để thẩm thấu và để bạn nhận ra giá trị của những gì mình đang làm là xứng đáng. Cái gì khó thì cần thời gian để đạt được, và để đạt được điều đó thì bạn phải kiên nhẫn với chính mình.

Vì bạn đã kiểm soát được bản thân, điều chỉnh nhịp điệu sống của mình bạn sẽ miễn nhiễm với những tác động bên ngoài. Cơ thể bạn được nghỉ ngơi, tận hưởng và bảo toàn nhiều năng lượng – nguồn nước nuôi dưỡng tâm trí bạn. Bạn không còn mệt mỏi, bạn làm được nhiều việc hơn và tậm hưởng cuộc sống tốt hơn.

Thời đại này rất nhiều công việc làm tổn thương cả tâm trí lẫn cơ thể. Thậm chí việc bạn giải trí quá nhiều bằng internet cũng đang hành hạ cơ thể không kém như làm việc nặng. Hãy nhớ cơ thể bạn rất thông minh và nếu tâm trí bạn bị ảnh hưởng bởi sự lo âu, căng thẳng và đặc biệt là tức giận thì bạn đã tạo ra trong máu rất nhiều độc tố sẽ đầu độc cơ thể bạn. Mọi tác động từ tâm trí, cảm xúc này khiến nhanh mệt mỏi, làm việc kém hiệu quả và lão hoá nhanh chóng. Sự giận giữ và lo lắng khiến thần kinh bị căng thẳng hơn cả làm việc quá sức. Bạn nhớ lại xem, lần cuối cùng bạn tranh cãi với ai đó trong tức giận và lo lắng thì bạn có có thể làm được gì hay nghĩ gì sau lúc ấy không?

Ngược lại, sống chậm lại bảo toàn cả tâm trí lẫn cơ thể bạn đồng thời giúp bạn từng bước xây dựng một niềm đam mê, một thói quen không biết mệt mỏi. Khi bạn liên tục duy trì khả năng tư duy, học hỏi và rành mạch từng câu, từng ý, từng con số thì bạn sẽ đạt được một sự tinh thông và sáng suốt khiến nhiều người kinh ngạc. Bạn phát triển bản thân nhanh hơn dù sống chậm hơn, tốc độ suy luận cũng như khả năng thực thi của bạn cũng tốt hơn mà không phải chịu những áp lực bên ngoài phải đáp ứng ngay tất cả. Bạn không hoàn hảo, nhưng mỗi ngày bạn làm tốt hơn thì bạn sẽ chạm vào được sự hoàn hảo đó.

Tuổi thọ dựa trên sức khoẻ của bạn, tình trạng sức khoẻ là nhờ vào khả năng xác định những gì cần làm, những gì cần hấp thụ, những gì phải từ chối và trung thành với thói quen và triết lý của mình. Sống chậm đem tới cho bạn nhiều khoảng thời gian tận hưởng hơn, chia nhỏ những mục tiêu và công việc thành nhiều giai đoạn giúp bạn thảnh thơi hơn.

Để làm được điều này đòi hỏi bạn sự kiên nhẫn và duy trì khả năng cân bằng khi sống chậm trong thời đại liên tục cổ động, thúc ép bản thân phải đi nhanh, sống vội vã hết sức có thể. Bước đầu tiên và cũng là áp lực lớn với bạn – chấp nhận rằng mình sẽ khác với mọi người, sắp xếp một góc nhỏ trong thời gian và tâm trí của bạn cho việc tìm kiếm sự tiến bộ và thảnh thơi bằng những bước đi nhỏ.

Không nhiều người biết sẽ chấp nhận chậm lại, đi từng bước để nhận được những giá trị lớn lao. Bạn thường không đạt được những mục tiêu của mình vì sự đa nhiệm trong cuộc sống, thiếu khả năng hướng tâm trí vào việc phải làm TRONG THỜI ĐIỂM ĐÓ, đồng thời bỏ qua mọi thứ khác. Vì bạn bị bao vây và nghĩ rằng mình xử lý được hết mọi vấn đề trong một lúc, bạn sẽ nhanh chóng quá tải, cơ thể cũng lâm vào tình trạng kiệt sức. Bạn mệt mỏi và chịu tổn thất cả tinh thần lẫn thể xác, cuộc sống của bạn không được như ý và rút ngắn tuổi thọ.

Sống chậm là tự rèn cho mình sự bình tĩnh và khả năng tiết chế, kiên nhẫn và chấp nhận những thiếu sót của mình. Khi sống chậm, đừng ngạc nhiên là bạn có thể làm được rất nhiều việc nếu không vội vã, giữ vững nhịp độ và tránh được tình trạng gượng ép quá sức.

Sống chậm không phải là tối thiểu hoá nỗ lực mà là tối ưu hoá chính nỗ lực đó. Bạn bỏ ra ít hơn, nhưng nhận được nhiều hơn vì sự chú tâm và tỉ mỉ của mình. Chậm và chắc mới đem lại kết quả vì các bước nhỏ nhưng liên tục và thường xuyên sẽ tạo ra tốc độ học hỏi và thuần thục nhanh hơn.

Sống chậm giúp bạn duy trì sự tập trung và trao cho bạn cơ hội được nhìn thấy thành quả mỗi ngày.

Sống chậm làm bạn ý thức về hiện tại, mỗi giây phút, mỗi thời khắc trôi qua trong một ngày với sự chú tâm cao độ.

Sống chậm giúp bạn bảo toàn năng lượng, chữa lành những tổn thương vô hình trong cơ thể và tái tạo sự tập trung bằng việc ăn uống điều độ, tập luyện, thiền tập, đọc sách… Khi cơ bạn khoẻ hơn, bạn làm việc tốt hơn và sống lâu hơn.

Sống chậm để kiểm soát và tận hưởng cuộc đời mình, hơn là để nhịp điệu ngoài kia cuốn bạn vào trong nó. Hãy trở thành đức vua của mình, còn hơn là để ai khác chế ngự.

Chậm là trôi chảy, trôi chảy làm nên tốc độ.

Tác giả: Đức Nhân
Biên tập: THĐP

Photo: Theslowtraveler

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Socrates bàn về Trí tuệ

0

Socrates đã bị quy tội và kết án tử hình như thế nào?

tiền

Cho đến nay, Socrates (phát âm: Soóc-cra-tis) vẫn là một trong những triết gia quan trọng nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, ông đã không viết bất kỳ tác phẩm nào của riêng mình; do đó, chúng ta biết đến cuộc đời và những lời dạy của ông thông qua người học trò và cũng là người bạn của ông là Plato (427-347 TCN). Tác phẩm Apology (TD: Lời tự biện), được viết bởi Plato, không thể phủ nhận là một trong những tác phẩm quan trọng nhất về những phát ngôn của ông được ông đưa ra tại phiên tòa của mình.

Ông bị buộc tội bất kính (ND: với các thần linh) và làm hư hỏng giới trẻ. Trong Lời tự biện của Plato, Socrates liên tục nhắc đến một Thượng Đế duy nhất và ông chống lại việc tôn vinh các vị thần Hy Lạp. Tuy nhiên, ông đã tự bào chữa cho mình và bảo vệ quan niệm của ông về triết học. Socrates đã bị quy tội và kết án tử hình.

Chúng ta biết đến câu nói,

“MỘT CUỘC ĐỜI KHÔNG ĐƯỢC SUY XÉT CẨN THẬN THÌ KHÔNG ĐÁNG SỐNG” vào cuối phiên tòa. SOCRATES TIN RẰNG MỤC ĐÍCH CỦA CUỘC SỐNG LÀ ĐỂ PHÁT TRIỂN TÂM LINH VÀ TRIẾT HỌC; ÔNG CHO RẰNG ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ PHẢI ĐẶT CÂU HỎI VÀ “SUY XÉT” CÁC GIÁ TRỊ VÀ NIỀM TIN CỦA MÌNH ĐỂ XÁC ĐỊNH XEM LIỆU CHÚNG CÓ CHÍNH XÁC HAY KHÔNG. (Top Highlight)

Phương pháp Socrates

tiền

Socrates suy xét mọi người bằng cách sử dụng phương pháp elenchus của ông (elenchus có nghĩa là “bác bỏ bằng logic”), hay còn gọi là phương pháp Socrates. Ông tin rằng phương pháp này khiến mọi người nhận thức rõ hơn về sự vô minh của mình và vì thế dẫn đến sự khiêm nhường.

Một trong những tác phẩm quan trọng nhất của Plato, không nghi ngờ gì nữa, đó chính là tác phẩm Lời tự biện. Về cơ bản nó là một tài liệu ghi lại những lời nói mà ông đã đưa ra tại phiên tòa của mình. Phiên tòa diễn ra tại Athens năm 399 TCN. Socrates không chỉ tự bào chữa cho mình mà còn bảo vệ quan niệm của ông về triết học. Theo ông, đức hạnh là nền tảng và triết học là sự suy xét bản thân hướng tới đức hạnh. Ông đã bị buộc tội vì hai điều, đó là làm hư hỏng giới trẻ thành Athen, và giới thiệu một Thượng Đế mới.

Lời tự biện của Socrates

Ở phần đầu trong Lời tự biện của Socrates, ông giải thích rằng bạn ông là Chaerephon đã đến gặp nhà tiên tri ở Delphi và hỏi rằng liệu có ai thông thái hơn Socrates không? Nhà tiên tri trả lời Chaerephon rằng không có ai thông thái hơn. Tin tức này khiến ông bối rối vì ông thấy rất khó để tin rằng mình là người thông thái nhất. Ông đã nhận thức được sự vô minh của mình; ông không cho rằng mình thông thái.

Bởi vậy, ông quyết định cố gắng bác bỏ lời tiên tri bằng cách tìm kiếm những người khôn ngoan hơn mình. Ông nói chuyện với những người trong nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, như các chính khách, thi sĩ hay thợ thủ công; tuy nhiên, ông nhận ra rằng họ chỉ sở hữu “sự khôn ngoan của loài người”. Ví dụ, các nghệ nhân chỉ hiểu biết trong lĩnh vực nghệ thuật của họ, nhưng họ thiếu sự khôn ngoan trong những điều mà ông gọi là “những thứ cao hơn” hay “sự ưu tú của nhân loại”. Socrates nhận ra rằng:

“Tôi thông thái hơn người này, vì cả hai chúng tôi dường như không biết bất kỳ thứ gì vĩ đại hay tốt đẹp; nhưng anh ta lại tự huyễn hoặc rằng mình biết một số thứ mặc dù anh ta không biết gì cả; còn tôi, vì không biết gì cả nên tôi chẳng hề ảo tưởng rằng mình biết.”

Do đó, điều này cho thấy bởi vì tất cả đều khẳng định mình thông thái, chính điều này khiến họ không còn thông thái, trong khi Socrates không bao giờ tuyên bố rằng mình thông thái vì ông nhận thức được sự vô minh của mình về những vấn đề cao hơn; cho nên ông sở hữu một loại trí tuệ. Vì thế Socrates coi trách nhiệm của mình là suy xét bản thân và người khác: có nghĩa là sống cuộc đời của một triết gia.

Socrates cung cấp cho chúng ta một phương pháp tuyệt vời, được gọi là phương pháp Socrates, hay phương pháp elenchus, nghĩa là “sự suy xét”. Phương pháp Socrates không nhất thiết được dùng để xác định điều gì không đúng, mà là để xác định điều gì không thể đúng.

Do đó, phương pháp này đã được sử dụng trong suốt các cuộc đối thoại Socrates. Đối với Socrates, phương pháp xác định điều gì là đúng và không đúng luôn xảy ra trong bối cảnh thảo luận và đối thoại với người khác. Phương pháp này luôn bắt đầu bằng việc Socrates chất vấn người đối thoại với ông câu hỏi “X là gì?” Chẳng hạn, lòng thành kính là gì, hay công lý là gì?

tiền

Socrates luôn tuyên bố mình vô minh

Câu hỏi này về cơ bản là muốn biết bản chất của một điều gì đó; điều thiết yếu về những phẩm chất đạo đức như lòng can đảm. Socrates luôn tuyên bố mình vô minh; ông luôn cho rằng mình không biết gì cả. Người đối thoại sau đó đưa ra một câu trả lời, tuy nhiên, câu trả lời được đưa ra không phải là điều Socrates tìm kiếm, vì ông muốn biết bản chất của X.

Người đối thoại sau đó đưa ra một định nghĩa, tuy nhiên, Socrates phát hiện ra mâu thuẫn với câu trả lời đã được đưa ra và chỉ ra rằng định nghĩa đó không thể đúng. Quá trình này tiếp diễn và Socrates lại tiếp tục tìm thấy sự mâu thuẫn bằng cách chỉ ra rằng các định nghĩa đó không thể đúng.

Một ví dụ về điều này xuất hiện trong tác phẩm Phaedo của Plato khi Socrates hỏi Simmias rằng “Chúng ta có chấp nhận sự tồn tại của một thứ như sự bình đẳng không?” Mỗi lần câu trả lời được đưa ra, Socrates lại thấy sự không nhất quán đối với câu trả lời của Simmias. Điều này tiếp tục cho đến khi Simmias không còn định nghĩa nào về sự bình đẳng, và vì vậy cuộc thảo luận kết thúc.

Do đó, “Ở đây Socrates không chỉ nhắc nhở Simmias về sự vô minh của mình mà còn khiến anh ta đau đớn khi nhận ra điều đó.” Điều này rất quan trọng vì Socrates muốn mọi người “suy xét” cuộc sống của mình và nhận thức được sự vô minh bên trong mình thay vì nghĩ rằng mình biết mọi thứ trong khi thực sự chẳng biết gì cả.

Mặc dù phương pháp Socrates không hé mở điều Socrates thực sự đang tìm kiếm, nhưng thay vào đó, nó để lại kết quả trong những người đối thoại và chính Socrates bị rơi vào trạng thái aporia, hay còn gọi là trạng thái bối rối. Vì phương pháp Socrates thường khiến mọi người rơi vào trạng thái aporia, có thể lập luận rằng không có ích lợi nào đạt được từ đó. Tuy nhiên, Socrates nói về lợi ích của sự bối rối và khẳng định rằng nó đưa mọi người đến gần hơn với sự thật:

“Đôi khi sự vô minh tốt hơn kiến thức; ông lập luận rằng kiến thức thực sự có giá trị duy nhất là kiến thức về cái thiện, một kiến thức có thẩm quyền sẽ khuyên bảo chính xác cho ta khi nào thì nên sử dụng các kỹ năng và tài sản khác mà ta có.”

Do đó, theo Socrates, phương pháp elenchus là thiết yếu vì nó là một cách để kiểm tra sự vô minh trong bạn bằng cách suy xét những ý tưởng và niềm tin của bạn. Vì vậy, mặc dù nó dẫn đến sự bối rối nhưng nó làm cho bạn ý thức hơn về sự vô minh của chính mình và do đó khiến bạn trở thành một người tốt hơn.

Triết học là một sự hoàn thiện của linh hồn

Nói tóm lại, ông tin rằng triết học là một sự hoàn thiện của linh hồn vì nó hé lộ sự vô minh bên trong ta; vì vậy, điều quan trọng là sống một “cuộc đời tự suy xét.” Ông cho rằng rất có thể bạn sẽ có một cuộc sống khốn khổ nếu bạn không tự vấn về những niềm tin và ý niệm của mình.

Ông luôn khẳng định rằng ông không biết gì cả; điều này làm vang vọng bản chất của ông. Một phần nào đó, trí tuệ là việc nhận ra sự vô minh của chính mình, do đó ông biết rằng mình không anh minh; vậy nên ông sở hữu một loại trí tuệ. Vào cuối phiên tòa, ông lập luận rằng:

“Nếu tôi nói rằng điều tốt nhất cho một người là thảo luận về đức hạnh mỗi ngày và những điều khác mà bạn nghe thấy khi tôi nói chuyện hay suy xét bản thân và những người khác, vì một cuộc đời không tự suy xét thì không đáng sống đối với con người, bạn thậm chí sẽ ít tin tôi hơn.”

Socrates kết luận rằng một cuộc đời đáng sống là một cuộc đời tự suy xét.

“Bản thân Socrates nói rằng ông là một con chuồn chuồn được các vị thần đặt ‘trên sườn’ của một ‘kẻ đờ đẫn’ ở Athens trong nỗ lực để ‘đánh thức hắn dậy.’”

Nói cách khác, ông cho rằng nhiệm vụ của ông là khiến mọi người nhận thức được sự vô minh của mình. Ông tin rằng nếu bạn không tự vấn những ý niệm và niềm tin của bản thân và kiểm tra để xác định xem chúng có mâu thuẫn hay không, và sống cả cuộc đời dựa trên những ý niệm đó, bạn sẽ sống một cuộc đời lừa dối; một cuộc sống với niềm tin sai lầm. Đây là mối nguy hiểm to lớn mà ông muốn giải quyết.

Đối với Socrates, kiến thức là điều quý giá nhất trong cuộc sống, tuy nhiên, ông tin rằng thà tìm cầu kiến thức và ý thức rõ về sự vô minh của chính mình còn hơn là khẳng định kiến thức mà mình không thực có.

Tác giả: Anam Lodhi
Biên dịch: Mithrandir
Hiệu đính: Prana

(Bài dịch lần đầu tiên được đăng trong Aloha 27)

Photo: Jacques-Louis David, 1787: “The Death of Socrates” (Cái chết của Socrates) — Luật pháp Athen thời đó buộc tội tử hình Socrates bằng một liều độc dược được chiết xuất từ cây độc cần (hemlock)

3 giai đoạn quan trọng trong 30 năm đầu tiên của cuộc đời bạn

0

Từ 15-30 tuổi là thời điểm bất cứ ai đều có thể học hỏi, rèn luyện, chịu đựng và trải nghiệm những nỗi đau, niềm vui và thành quả đủ để lấp đầy suốt cuộc đời này. Có thể nói rằng, 30 năm đầu đời để bạn nhận biết được giá trị của bản thân và mục đích để sống trong 30 tiếp theo, hoặc lâu hơn thế. Tất nhiên bạn có thể học, có thể nhận biết được rất nhiều hoặc chẳng lãnh nhận bất cứ bài học nào.

Trong khoảng thời gian này, Jesus Christ, Đức Phật đã âm thầm xuất hiện để giảng dạy, ban pháp cho dân chúng, Zeno – nhà sáng lập phái Khắc Kỷ, Alexander hay Augustus đã bắt đầu chiến thắng oanh liệt. Steve Jobs khi 28 tuổi, đã đưa Apple trở thành công ty có giá trị tỷ đô, tiếp đó Bill Gates cũng tiếp bước trong vài năm sau… Tất cả đều học hỏi, bộc lộ và bắt đầu hành động trong độ tuổi này. Khoảng thời gian này được chia thành ba giai đoạn:

1. Từ 15 đến 25 tuổi bạn sẽ biết được sự thiêu đốt của dục vọng, tình yêu, khoái lạc cũng như những đam mê, ước muốn mà bạn biết rằng mình có thể theo đuổi trong suốt cuộc đời này. Ở những năm tháng tuổi 18, 20 bạn được nếm trải rất nhiều hạnh phúc, sự tự do đi kèm với những nỗi đau không ai dạy bạn cách chữa lành cho mình.

Đồng thời một điều sâu sắc nhất trong khoảng thời gian này sẽ xảy ra với bạn: Thế giới thực khác với thế giới lý tưởng bạn nghĩ. Và một thế giới thực sẽ nhiều nỗi buồn hơn là niềm vui, nhưng chính vì thế bạn sẽ hiểu được niềm vui lại giá trị đến thế nào. Bạn có thể tìm kiếm niềm vui đó thông qua bản thân mình, hoặc người khác. Đó là lý do chúng ta muốn gắn kết, muốn ở bên cạnh ai đó để cảm thấy vui vẻ trong một thế giới quá nhiều nỗi buồn.

Có những niềm tin trước đây trong bạn đổ vỡ, bạn cảm thấy cô đơn, buồn bã và nhiều lúc chỉ muốn buông thả khi xung quanh bạn mọi thứ diễn ra chẳng được như mình mong muốn, từ gia đình, yêu đương, công việc, các mối quan hệ…. Tất nhiên khi bạn đã chấp nhận mọi trải nghiệm đến với mình, thì việc tinh thần và thể xác của bạn sẽ phải chịu một cú sốc phản vệ vượt xa sự tưởng tượng của bạn.

Đối với bạn,trong khoảng thời gian này, bạn sẽ biết mình là ai, mình sẽ phải làm gì, hay không thể làm gì, có thể đi được xa tới đâu, đi một mình hay đi với ai… Rất nhiều câu hỏi và câu trả lời bạn phải tự tìm kiếm, đồng thời trải nghiệm tất cả mọi thứ đến với bạn cũng như chính bạn lựa chọn mọi thứ. Đổi lại, bạn cũng có quyền phủ nhận tất cả, đưa mình vào một trạng thái thờ ơ, chán nản và từ chối bất cứ trải nghiệm nào. Nhưng tận hưởng đi, dù thế nào thì bạn cũng sẽ học được những bài học để bước vào giai đoạn thứ 2.

2. Từ 25-30 tuổi là thời điểm bạn đã bắt đầu định hình được từ con người, những gì bạn muốn làm và sẽ gắn bó với ai. Bạn bắt đầu có một sự nghiệp, một công ty, một công việc yêu thích và trên hết là một gia đình riêng của bạn. Bạn cảm thấy mình đã rời bỏ gia đình trước đây với bố mẹ, anh chị em mình để xây dựng một gia đình với những con người có mức độ gắn kết chưa từng có. Đó là những người bạn chọn, những người cho bạn cảm giác về trách nhiệm, sự chung thuỷ và là chỗ dựa tinh thần của bạn.

Ở giai đoạn 2 này, bạn bắt đầu cắt đứt những mối quan hệ không cần thiết vì đã biết lựa chọn hơn. Bạn cũng từ bỏ luôn những đam mê, ước muốn nếu không đạt được hoặc đã làm mà không thành công, để quay lại những giá trị thiết thực hơn với bạn như sự ổn định, một gia đình riêng, một sự an ủi tinh thần sau mỗi ngày làm việc.

Đổi lại, nếu bạn chưa lập gia đình mà vẫn đi theo đam mê và tầm nhìn của mình thì giai đoạn này mọi người sẽ chứng kiến ở bạn một sự tinh thông hơn hẳn trước đó. Bạn biết cách để đưa bản thân đến mục tiêu, bạn hiểu về việc kết nối với con người và chia sẻ với họ về viễn kiến của mình. Bạn đặt bản thân vào vị trí của một người kiến tạo tương lai bằng ý chí và quyết tâm cá nhân – như hình mẫu Howard Roark trong Suối nguồn.

Khi ở vị trí này, bạn nhận biết được thế giới này không lý tưởng và tươi đẹp, nhưng với một con người có lý tưởng và theo đuổi lý tưởng này một cách quyết liệt với giá phải trả là những năm tháng tươi đẹp nhất trong cuộc đời. Nhưng bạn chấp nhận để đem tới sự thay đổi. Bạn hiểu những trải nghiệm có thể đau đớn, nhưng cũng tôi luyện bạn, gội rửa và đong đầy bản thân bạn một sự nhận biết sâu sắc.

Ở thời điểm này, bạn đi một mình hay với ai, đạt được thành tựu hay vẫn chưa là gì cả cũng không quan trọng. Cái bạn học được ở đây quý giá hơn rất nhiều – bạn nhận biết những gì có thể và không thể, chấm hết. Hiểu được điều này, bạn đã biến đổi tâm trí, cuộc đời mình cũng như trả lời được không ít những câu hỏi đầu tiên, các câu hỏi mà không ai có thể biết được đáp án trừ bản thân bạn bằng chính trải nghiệm của mình.

3. Cuối cùng, sau tuổi 30, bạn sẽ tìm kiếm điều gì ở những năm tháng tiếp theo sau khi đã trải nghiệm rất sâu sắc tất cả những hướng đi, những lựa chọn ở hai giai đoạn trước, hoặc không lãnh nhận bất cứ bài học nào thì bạn phải làm cái gì tiếp theo?

Nếu bạn lựa chọn cái chết, lựa chọn một cuộc sống buông thả và tin rằng mọi thứ sẽ tái khởi động một thực tại mới phù hợp hơn với mình thì điều đó không bao giờ xảy ra đâu. Không có một thời điểm nào tốt để thay đổi và trải nghiệm hơn là bây giờ, ngay lúc này.

Nếu bạn tìm kiếm một thực tại mới, bạn tạo ra nó chứ không phải chờ đợi một Đấng sáng tạo, hay vòng quay luân hồi đặt bạn vào thực tại lý tưởng đó. Nếu bạn nhất quyết chờ đợi điều đó, bạn sẽ thất vọng khi sự tái khởi động lại đặt bạn về đúng vị trí cũ. Đừng chết, hãy tiếp tục trải nghiệm, có thể bạn không cứu được bản thân, nhưng sẽ gặp người cứu được bạn. Cái chết chỉ có ý nghĩa khi bạn đã trải nghiệm trọn vẹn, chứ không phải là bạn bỏ ngang và đòi dừng cuộc chơi để bắt đầu lại.

Và thật nghịch lý rằng những người sẵn sàng chết trong thời điểm này lại là những người đã sống trọn vẹn nhất với 30 năm đã qua. Họ đã được trải nghiệm nhiều thứ, rút ra được những bài học để trở nên nhận biết hơn, thấu hiểu hơn và sẵn sàng giúp đỡ người khác một cách khiêm nhường và vô hình.

Vì thế 30 năm tiếp theo hay lâu hơn nữa, đối với họ vẫn là 30 năm đầu tiên, mọi thứ mới mẻ và rất nhiều điều phải học hỏi. Nhưng vì họ đã có 30 năm trải nghiệm đầu tiên, họ sẵn sàng giúp đỡ bạn, sẵn sàng cho đi mọi thứ có thể để người khác nhận biết được một sự thật – niềm hân hoan hay khoái lạc chính là ngay khảnh khắc này, bạn sống, trải nghiệm và nhận biết trọn vẹn mọi thứ. Tất cả những thứ khác như thành tựu, tình yêu, gia đình, sự nghiệp… mọi thứ khác bạn có được trong cuộc đời này đều thuộc về trải nghiệm của chính bạn ngay bây giờ.

Vì thế, bạn có thể sống 30 năm lần hai, 30 năm lần ba nhưng vẫn đầy ắp mới mẻ như lần đầu tiên. Và vì bạn đã luôn sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc, bạn không sợ cái chết vì bạn đã thấu hiểu và luôn trong trạng thái sẵn sàng chờ đợi nó, nhưng bạn sẽ luôn ngăn người khác muốn chết – bạn muốn họ hãy lấp đầy sự trống rỗng của mình bằng nhiều trải nghiệm hơn trước khi chết.

Cuối cùng bạn nhận ra một điều không thể thú vị hơn – thực tại lý tưởng có thể tồn tại thông qua chính bản thân bạn, những gì bạn làm và những gì bạn nhận biết được qua 30 năm đầu tiên. Đó một con đường, một đạo lộ bạn phải đi thì mới biết bản chất của cuộc sống này là như thế nào.

Kể cả khi không có một con đường, bạn vẫn phải đi vì mỗi bước chân sẽ tạo nên từng đoạn đường và các đoạn đường nối với nhau sẽ tạo thành con đường. Con đường bạn tạo ra có thể giúp cho người khác bước lên đó và đi tới cái đích hay tự họ sẽ tạo ra những con đường của riêng mình.

Bạn sinh ra là để đón nhận cái chết. Bạn chết ở tuổi 15, 20 hay 30 cũng chẳng có gì khác biệt. Nhưng cách để hiểu về giá trị của cuộc sống là thông qua những trải nghiệm để biết sự hiện hữu của bạn trong lúc này quý giá đến thế nào. Sẽ có nhiều đau khổ, cô độc và mất mát để nhận ra những bài học.

Cuối cùng, bạn sẽ thấu hiểu một điều rất đơn giản: Bạn chấp nhận cái chết sau khi đã sống một cuộc đời với nhiều trải nghiệm sau 30 năm đầu tiên. Không cần biết bạn làm gì, học gì, đọc sách của ai, thiền trong bao lâu, cầu nguyện với Chúa hay Phật, thì bạn hãy cứ sống, trong bất cứ giai đoạn nào bạn cũng phải sống để tìm kiếm những niềm vui và ý nghĩa thực sự đầu tiên trong cuộc đời mình.

Tìm niềm vui trong cuộc sống không lý tưởng và từ cuộc sống được đong đầy bằng những niềm vui sẽ dẫn bước bạn đi vào cái chết như một sự trở về.

Một bài học có thể sẽ khiến bạn phải trải nghiệm bằng rất nhiều thời gian. Nhưng nó xứng đáng với những gì bạn bỏ công sức. Thử tưởng tượng xem, đến cái chết không làm bạn sợ hãi thì cũng chẳng có gì khiến bạn lo sợ hay không thể đạt được bất cứ điều gì trong cuộc đời này đúng không nào?

Tác giả: Đức Nhân
Biên tập: THĐP
Photo Ukwanghyun


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

5 đạo lý từ Áo Nghĩa Thư thế giới ngày nay cần

0

Kinh Vệ-đà (the Vedas) và Áo Nghĩa Thư (Upanishads) là gì?

tiền

Có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ đại, kinh Vệ-đà là một tập hợp các giáo lý cổ xưa và toàn diện từ các đạo sư của thời kỳ Vệ-đà. Bản thân kinh Vệ-đà có trước Ấn Độ giáo (Hinduism). Chúng chứa đựng các câu thần chú (mantras), các câu kinh, và các bài học về hệ thống Vệ-đà. Và Áo Nghĩa Thư là một phần quan trọng của hệ thống đó.

Thực tế, chúng chứa đựng một số giáo lý triết học có ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Chúng bàn luận đến những vấn đề như thiền định, triết học, trạng thái hiện hữu cao hơn, và bản chất của Tạo Hóa. Nhưng điều hấp dẫn về Upanishads là mặc dù những lời dạy của nó đến nay đã hàng nghìn năm tuổi, chúng vẫn hoàn toàn hợp thời như trước đó. Vì vậy, chúng ta sẽ đi sâu vào Upanishads để bạn thấy được nó là gì và 5 bài học cốt lõi mà ngày nay chúng ta có thể học được từ những ghi chép cổ xưa, huyền bí này:

1. Samsara (Luân hồi)

2. Karma (Nghiệp quả)

3. Dharma (Đạo Pháp)

4. Moksha (Giải thoát)

5. Atman (Chân ngã)

Hãy bắt đầu!

Áo Nghĩa Thư là gì?

tiền

Áo Nghĩa Thư là một tập hợp các ghi chép được viết ở Ấn Độ từ 800–500 TCN. Chúng chứa đựng nhiều giáo lý tâm linh cơ bản nhất mọi thời đại. Rất khó để định nghĩa Upanishads một cách chính xác, một phần là vì nguồn gốc cổ xưa của nó.

Áo Nghĩa Thư có nghĩa là gì?

Trong tiếng Phạn, Upanishads có nghĩa là: “ngồi xuống gần” hoặc “ngồi bên cạnh”. Ý nghĩa này ám chỉ bản chất của những giáo huấn. Tại sao? Bởi vì những bài học trong Áo Nghĩa Thư ban đầu được giảng dạy bởi các nhà hiền triết và đạo sư tâm linh. Những vị thầy này sẽ ngồi chia sẻ trí tuệ và hiểu biết của họ với những môn sinh tận tụy.

Kinh Vệ-đà và Áo Nghĩa Thư là gì?

Kinh Vệ-đà là 4 tài liệu Hindu thiêng liêng được viết cách đây 2500 năm. Chúng bao gồm các câu thần chú (mantras) về nhiều vị thần và giai điệu khác nhau được tụng ca trong các nghi lễ tôn giáo.

Từ Vệ-đà (Veda) có nghĩa là “tri thức”, và người Hindu tin rằng tri thức có thể tìm thấy trong kinh Vệ-đà thì có nguồn gốc thiêng liêng.

Kinh Vệ-đà được chia thành 4 mục:

1. Samhitas – thần chú và cầu khấn (benedictions)

2. Aranyakas – các ghi chép mô tả các biểu tượng và nghi thức liên quan đến tế lễ

3. Brahmanas – các ghi chép viết về các nghi lễ và tế lễ

4. Áo Nghĩa Thư – những thảo luận về tri thức tâm linh và triết học Hindu.

Áo Nghĩa Thư là sự tiếp nối của triết học Vệ-đà. Chúng giải thích chi tiết về cách chân Ngã (Atman) có thể được hợp nhất với chân lý tối thượng (Brahman) thông qua chiêm nghiệm và thiền định.

Ngoài ra, Áo Nghĩa Thư còn giải thích học thuyết về Nhân quả (Karma) – những hệ quả tích lũy từ các hành động của một người.

Có bao nhiêu Áo Nghĩa Thư và chúng là gì?

Chúng ta đã biết rằng Áo Nghĩa Thư là một tập hợp các ghi chép viết về một số giáo lý tâm linh cơ bản được viết từ năm 800-500 TCN. Tổng cộng, có 251 Áo Nghĩa Thư, 108 trong số đó đã được in ấn. Có 18 văn bản chính được coi là được viết bởi Krishna Dwaipayana Vysa – một hóa thân của Đức Krishna và là cha đẻ của tất cả kinh văn Vệ-đà.

Ai đã viết Áo Nghĩa Thư?

Không có riêng một cá nhân nào đảm nhiệm việc viết Áo Nghĩa Thư. Vì có hơn 200 Áo Nghĩa Thư, và nhiệm vụ này gần như là bất khả thi đối với chỉ một người duy nhất. Thay vào đó, Áo Nghĩa Thư được biên soạn bởi một nhóm các nhà thơ, học giả và môn sinh trong suốt nhiều năm. Trên thực tế, một số nhà hiền triết Áo Nghĩa Thư đáng lưu ý được nêu trong các ghi chép là Shwetaketu, Shandilya, Pippalada và Sanat Kumara.

Những giáo lý chính của Áo Nghĩa Thư là gì?

tiền

Những giáo lý chính của Áo Nghĩa Thư còn được gọi là “những giáo lý minh triết”. Chúng đề cập đến một trạng thái sâu hơn và cao hơn của hiện hữu khả dĩ. Tổng cộng, có 4 giáo lý chính trong Áo Nghĩa Thư:

1. Prajnanm Brahma – (Tâm thức là Brahman) Nó tuyên bố rằng tâm thức và trí thông minh đồng nghĩa với Brahman (thực tại tối thượng, căn nguyên của mọi thứ đang tồn tại).

2. Tat Tvam Asi – (Bạn chính là Nó) Dạy chúng ta rằng Thượng Đế và bản thân chúng ta là một và giống nhau.

>>> Tat Tvam Asi: BẠN chính là NÓ — BẠN cũng chính là điều bạn đang tìm kiếm

3. Ayam Atma Brahma – (Chân ngã/Atman là Brahman) Nó đề cập đến tâm thức bên trong. Atman và Brahma thì như nhau. Atman là tâm thức kích hoạt và di chuyển cơ thể bạn, cho phép bạn nhận thức và hành động.

4. Aham Brahma Asmi – (Tôi là Brahman) Brahma tượng trưng cho thực tại, một Thượng Đế tối cao, giáo lý này đề cập đến lời tuyên bố về sự giác ngộ của một người. Có nghĩa là người được khai sáng tuyên bố Chân ngã của mình là Thượng Đế.

Những lời dạy chính này của Áo Nghĩa Thư nhằm giúp chúng ta đạt đến trạng thái hiện hữu cao hơn. Bằng cách nào? Bằng cách giúp chúng ta giải phóng bản thân khỏi sự trói buộc thông qua việc buông bỏ những danh tính của mình và hợp nhất với Thượng Đế.

Chí Tôn Ca (Bhagavad Gita) có phải là một phần của Áo Nghĩa Thư không?

Không, Chí Tôn Ca không phải là một phần của Áo Nghĩa Thư, nhưng nó là một phần của đại sử thi Mahabharata. Nó kể lại câu chuyện về cuộc đối thoại giữa hoàng tử Arjuna và người chỉ dẫn và đánh xe của anh ta, Krishna.

5 triết lý Áo Nghĩa Thư cốt lõi chúng ta có thể học hỏi ngày nay

Áo Nghĩa Thư thuộc về kinh sách Vệ-đà và là một trong những kinh điển phổ biến nhất và được yêu thích nhất trong hệ thống Vệ-đà. Tại sao? Bởi vì Áo Nghĩa Thư thôi thúc những người tìm kiếm sự Giác Ngộ quay lưng lại với nghi lễ hiến tế và thay vào đó yêu cầu các cá nhân hãy hướng nội. Các bài học trong Áo Nghĩa Thư có giá trị vượt thời gian. Ngày nay chúng vẫn đầy sức mạnh và vẫn hợp thời như hàng ngàn năm trước.

Dưới đây là năm triết lý cốt lõi của Áo Nghĩa Thư mà ngày nay chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều.

1. Samsara (Luân hồi)

Khái niệm samsara rất phổ biến trong Áo Nghĩa Thư. “Samsara” trong tiếng Phạn có nghĩa là “phiêu bạt/lang thang”, là chu kỳ của sự sống. Nó diễn tả sự luân hồi, khái niệm được một số tôn giáo phương Đông sử dụng để nói về việc tái sinh sau khi bạn chết theo chu kỳ nghiệp quả. Bất kể niềm tin cá nhân của bạn là gì, vẫn có những điều quan trọng có thể rút ra từ samsara. Samsara cho chúng ta biết rằng tất cả mọi thứ trong cuộc sống đều luân chuyển. Bánh xe vĩ đại của cuộc sống liên tục quay, và không có gì là ứ đọng:

“Vũ trụ rộng lớn này là một bánh xe, bánh xe của Brahman. Trên nó, vạn vật bị lệ thuộc vào sinh, tử và tái sinh. Nó cứ quay vòng và quay vòng, không bao giờ dừng lại.” — Áo Nghĩa Thư Svetasvatara 1.6-8

Samsara gợi mở rằng năng lượng không thể bị phá hủy hoặc giảm bớt. Nó chỉ đơn giản là chuyển hoá. Và thực sự đó là một góc nhìn khá thi vị về vòng luân hồi sinh tử.

2. Karma (Hành động)

Đây là từ có thể quen thuộc với bạn hơn. Karma, dịch theo nghĩa đen có nghĩa là, “hành động, hoạt động hoặc việc làm”. Nhưng nó cũng nói đến học thuyết tâm linh về nhân quả. Chu kỳ nghiệp quả ngụ ý rằng những gì bạn làm hôm nay sẽ tác động đến cuộc sống của bạn ngày mai.

Và quay lại với khái niệm luân hồi, những gì bạn làm hôm nay cũng sẽ ảnh hưởng đến kiếp sống tiếp theo của bạn. Nguyên tắc nghiệp quả thôi thúc bạn phải suy ngẫm về những điều bạn làm trước khi bạn thực hiện. Bởi mỗi hành động đều có ý nghĩa và những gì bạn làm đều tác động đến cuộc sống của bạn và cuộc sống của những người xung quanh.

3. Dharma (Pháp/Đạo luật phổ quát)

Trong Áo Nghĩa Thư, khái niệm dharma tượng trưng cho trật tự, chân lý và đạo luật phổ quát tối thượng. Dharma là một khái niệm có mặt trong nhiều tín ngưỡng tôn giáo, bao gồm cả Phật giáo, Kỳ Na giáo và Ấn Độ giáo. Nhưng đối với hệ thống Vệ-đà, dharma có một chút khác biệt. Dharma trong Áo Nghĩa Thư diễn tả một chân lý toàn vẹn và hoàn chỉnh không thể bác bỏ.

Đó là giao ước xã hội mà chúng ta có đối với nhau, là đạo luật vô hình chi phối hành động của chúng ta. Dharma khuyến khích chúng ta hoàn thành vai trò của mình trong xã hội bằng hết khả năng của mình, mang trong mình sự tôn trọng, lòng cảm thông và sự can đảm.

4. Moksha (Sự giải thoát)

Trong tiếng Phạn, Moksha có nghĩa là “giải phóng, giác ngộ, giải thoát”. Và nó là một khái niệm đầy sức mạnh trong Áo Nghĩa Thư. Moksha là niết bàn, sự kết thúc tối hậu của khổ đau. Nó diễn tả sự vượt qua mọi dục vọng và khổ đau trần thế, và sự khao khát bình an đích thực và tối thượng.

Đó là lối thoát cuối cùng khỏi vòng luân hồi sinh tử. Đối với chúng ta ngày nay, moksha diễn tả một trạng thái bên trong bản thể. Chúng ta có thể tạo ra địa ngục hoặc thiên đường trong lúc hiện hữu trên trái đất này, và moksha có thể đạt được nếu chúng ta học cách buông bỏ những ràng buộc gắn kết của mình.

5. Atman (Chân ngã)

Atmanchân ngã vượt lên trên danh tính của bản ngã. Đó là bản chất sâu xa nhất của chúng ta. Đó là sự sống bên dưới lớp vỏ bên ngoài; bên dưới lớp quần áo, gia đình, bạn bè, công việc, sở thích, ký ức và trải nghiệm. Bên dưới tất cả những thứ chúng ta đã tự đồng nhất, atman tượng trưng cho một thứ vượt thời gian và không thể chạm tới:

“Mắt không thể nhìn thấy nó; tâm trí không thể nắm bắt nó. Chân ngã bất diệt không có đẳng cấp hay chủng tộc, không có mắt, tai, tay hay chân. Các hiền nhân nói rằng Chân ngã này là vô hạn trong người vĩ đại và kẻ tầm thường, vĩnh cửu và bất biến, là cội nguồn của sự sống.” — Áo Nghĩa Thư Mundaka 1.1.6

Đó là điều mà chúng ta phải cố gắng kết nối và lắng nghe. Bởi vì nó là một thứ vô hình nhưng rất thực. Vậy, một trong những cách tốt nhất để kết nối với chân ngã nội tại này là gì? Thiền chánh niệm. Hãy thử thiền chánh niệm để bản thân bạn có thể tiếp cận chân ngã vượt thoát khỏi bản ngã. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên bởi những gì bạn tìm thấy.

>>> Hướng dẫn cơ bản thiền chánh niệm

Tác giả: Shannon Terrell
Biên dịch: Mithrandir
Hiệu đính: Prana

(Bài dịch đã được đăng trong THĐP Deep Club vào tháng 10/2020)