24 C
Nha Trang
Thứ sáu, 1 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 208

Trong bể có một con cá vàng

Featured Image: Noura Abdulrahman

 

Các bạn có đồng ý không, dù là ai, làm nghề gì, sống ở đâu thì trong mỗi con người đều có thứ gọi là cái đẹp và ai cũng yêu cái đẹp. Nó thể hiện bằng những cách khác nhau, muôn hình muôn vẻ. Có người thích âm nhạc, người thích viết văn, làm thơ, người vẽ tranh, chụp hình. Còn tôi, tôi chọn cho mình một bể cá, tôi thích ngắm những con cá bơi lượn trong bể, lúc thư thái thả mình trong làn nước, lúc tinh nghịch quẫy trên mặt nước sóng lăn tăn. Các bạn có tin không, đôi khi ta học được nhiều điều từ những chú cá bé nhỏ đó.

Lúc đầu bể của tôi có 5 chú cá nhỏ. Vì mới nuôi lần đầu nên cứ thấy đẹp là mua về, mỗi màu một con. Cái bể cá trông thật lộn xộn mà cũng khá vui mắt. Sinh viên mà, không cần quá cầu kỳ, quy tắc, những chú cá tôi gọi là “cái đẹp” đó vẫn tung tăng mỗi ngày, khi được cho ăn hay thay nước.

Thế rồi hè về, tôi cũng khăn gói về quê, cách trường vài trăm km, gửi cá cho ông bạn cùng lớp. Thế nào mà vài ngày nó lại gửi cho cái tin nhắn: “Chia buồn với mày nhé, cá của mày chết rồi.” Cả bể cá chỉ còn con cá vàng. Thấy chú ta có vẻ buồn, tôi tính xe duyên cho chú với một em cá vàng khác, giống như thằng bạn thân làm mối cho tôi ngày trước.

Hai con cá có vẻ vui lắm, cả ngày đuổi nhau tung tăng trong bể. Tôi thấy cá quấn quýt, hay chúng cũng giống người?

Mới vài ngày thôi, một trong hai con yếu dần rồi chết. Bể cá lại chỉ còn một con cá vàng. Dù cái bể nhỏ, nhưng sao vẫn mênh mông. Con cá cô độc, bơi qua bơi lại như tìm kiếm cái gì, không thấy. Nó thả mình trong làn nước, không phải thư thái, mà bất lực. “Hay mình mua thêm một con cá nữa nhỉ.” Tôi bắt đầu nghĩ. Nhưng thôi. Người cũng từng yêu, từng quấn quýt bên nhau, rồi cũng không lý do mà xa, cũng không gặp nhau nữa. Người cũng tìm kiếm, cũng bất lực. Thế rồi, cũng có những người khác đến với người, cũng làm quen cũng quấn quýt, nhưng không thể thay thế được cái gì đó quý lắm, đã mất.

Tôi nghĩ: “Lỡ như con cá vẫn nhớ những thứ nhỏ nhất của bạn nó, những cái vẩy nhỏ xinh màu vàng, hay cả cái đuôi bị rách ngày ngày tung tăng với nó. Dù không hoàn hảo, thì liệu có thứ gì thay thế được chứ.

Tôi quyết định để con cá một mình, bầu bạn với người. Ngày ngày cho ăn, con cá bơi lên đớp mồi rồi lại lặn xuống, lơ lửng giữa cái bể dường như quá to với nó. Cá có buồn không? Nhưng sao cá không cần bơi lượn, cá như không cần làm gì để xua đi cái cảm giác đó. Người thì học, làm, chơi đủ các môn, mà sao vẫn thấy thời gian trống trải vậy. Tôi nghĩ mà khen cho con cá vàng, nó giỏi hơn tôi.

Ngắm bể cá, tôi vẫn tự nhủ rằng phải mạnh mẽ như chú cá kia. Mình cũng là một song ngư, hơn nữa còn là người, chả lẽ lại kém chú cá vàng bé nhỏ kia. Nhưng chắc cái bể của người to hơn bể cá đó!

 

Duy Tùng

Một lần làm lãnh đạo

Featured Image: SID-Washington

 

Nhân tiện đọc qua cuốn sách bàn về phương cách làm việc nhóm của tác giả John C. Maxwell, trong chương về nguyên tắc “quả táo hỏng”, tôi chợt nhớ về kinh nghiệm mình có khi bất đắc dĩ phải nắm vai trò trưởng nhóm làm luận văn tốt nghiệp khóa Event Manager cách đây mấy năm.

Thực tế thì kết quả của nhóm không lấy gì làm tự hào cho lắm khi chúng tôi chỉ vừa đủ điểm đậu và ngay trong buổi thuyết trình đã nhận không ít gạch đá từ ban giám khảo. Kết quả đó càng bị hạ thấp thảm hại khi so sánh với nhóm thuyết trình cùng khóa với chúng tôi, họ được gọi là “nhóm thuyết trình xuất sắc nhất trong tất cả các khóa từ trước tới nay”. Đơn giản mà nói thì họ nhận bao nhiêu vinh quang thì chúng tôi có bấy nhiêu tủi nhục.

Nhưng khoan hãy nói về những cảm giác của chúng tôi lúc đó, hãy để tôi kể cho bạn câu chuyện về con đường mà nhóm tôi đã trải qua.

Lớp event chúng tôi được chia làm 2 nhóm, thứ nhất, để tập cách làm việc chung với nhau, thứ hai, để chuẩn bị cho bài luận văn tốt nghiệp vào cuối khóa. Mỗi nhóm khoảng 12 thành viên, với nhiều cấp độ: sinh viên muốn học hỏi thêm, người đi làm cần một bằng cấp chuyên môn hoặc một người trong ngành đầy kinh nghiệm muốn tích lũy thêm kiến thức và kết nối với những người cùng lĩnh vực. Tôi thì đơn giản chỉ đi học vì thấy thích chứ vẫn chưa biết mình sẽ làm gì cụ thể với nó. Tôi cũng chả có mấy hiểu biết về lĩnh vực này ngoài một ít kinh nghiệm tổ chức vài chương trình nho nhỏ ở cấp độ sinh viên với khoảng trên dưới 50 người.

Cá nhân tôi không mặn mà lắm với mấy chuyện làm trưởng, phó này nọ bởi vì tôi ít nói và cũng ít quan tâm tới với việc “lĩnh xướng” cho bất cứ chuyện gì. Việc tôi tôi làm, việc người khác, người khác làm. Nhưng, có một điều tôi quan tâm, đó là làm gì thì làm, hiệu quả cuối cùng là quan trọng nhất. Ai làm gì thì làm, miễn rằng, kết quả chung của cả nhóm đạt được, có thể gọi đó là thành công.

Chính vì suy nghĩ đó, tôi đã buộc phải đảm đương cái vai trò “đầu tàu” không ai muốn lúc đó. Có thể bạn hơi lạ, nhưng để tôi giải thích. Khi nhóm hình thành, đã bầu ra một trưởng nhóm, bạn đó cũng khá tích cực và chăm chỉ trong việc điều hành nhóm. Ở giai đoạn đầu, khi chưa bắt tay vào việc làm luận văn, bạn khá chăm chỉ đảm đương các công việc chung của cả nhóm. Chuyện bình thường, khi có ai đó làm thay, tội gì mà mình phải mó tay vào, rất nhiều thành viên trong nhóm đều bàng quan như vậy. Đó là nguyên nhân chủ yếu của việc trưởng nhóm đầu tiên này từ chức và bảo lưu lại khóa học, có lẽ để tìm được một nhóm tốt hơn vào khóa sau.

Trưởng nhóm thứ hai lên thay, cũng là một bạn nữ, nhận thấy được vấn đề thờ ơ của hầu hết thành viên nên yêu cầu cả nhóm phải làm việc chung. Mọi việc diễn ra cũng tương đối suôn sẻ cho đến khi cả nhóm thực sự bắt tay vào luận văn. Chúng tôi nhận ra rằng, so với nhóm bên kia, nhóm tôi hầu hết đều biết rất ít về lĩnh vực “tổ chức sự kiện” này. Toàn là dân amateur, hoặc là học cho biết, hoặc là học để lấy bằng. Chúng tôi thắc mắc là nhà trường có cố ý chia như vậy hay là do duyên số nào mà chúng tôi lại nằm chung một “rọ” thế này.

Trong khi nhóm bên kia tổ chức các buổi họp rất chuyên nghiệp, lên những ý tưởng rất độc đáo và có một dàn chuyên gia “đầy kinh nghiệm” (hầu hết đều có vai trò quan trọng trong các công ty event) thì chúng tôi vẫn loay hoay trong mấy tuần lễ liền mà chưa biết cần phải làm gì. Nhận thấy thực trạng đó, trưởng nhóm của chúng tôi đưa ra một quyết định “sáng suốt” là xin được “đổi nhóm”. Và dù nhà trường không đồng ý, bạn đó vẫn dành thời gian tham dự tất cả các buổi họp của nhóm kia để “học hỏi kinh nghiệm”.

Tôi tạm chấp nhận việc đứng vào vai trò làm lãnh đạo của nhóm chỉ với suy nghĩ đơn giản rằng “làm sao cho nhóm lấy được bằng tốt nghiệp”. Nhưng coi vậy mà không dễ dàng chút nào vì tinh thần của nhóm lúc đó đã sa sút trầm trọng, thậm chí có một số buổi họp, chúng tôi đã đưa ra vấn đề bảo lưu khóa học để hoàn thành luận văn vào khóa sau. Hầu hết trong chúng tôi đều nghĩ rằng, nhóm mình sẽ khó mà hoàn thành được một luận văn xuất sắc như là nhóm bên kia.

Thực sự lúc đó, tôi cũng không mấy lạc quan hơn những người bạn của mình. Tôi có rất ít kinh nghiệm chuyên môn thật sự mà cũng không phải là người “siêng năng” gì để có thể “bao tiêu” cả nhóm. Tôi chỉ có một suy nghĩ, làm thế nào để nhóm có thể tốt nghiệp được, vậy là đủ. Không thể đòi hỏi hơn khi mà nhóm còn đang có nguy cơ “rã đám” ngay lập tức.

Sau khi cố gắng tiếp tục các buổi họp tìm ý tưởng, dù cũng chưa đâu vào đâu, tôi nhận thấy trong nhóm tồn tại một số “quả táo hỏng”, hoặc phải loại bỏ, hoặc phải chỉnh đốn ngay lập tức, nếu không, cả rổ táo sẽ bị thối rữa theo.

Thành viên thứ nhất, một bạn nam mà tôi chả thấy mặt bao giờ kể từ buổi khai giảng lớp học. Những buổi họp nhóm lại càng không thấy bóng, lý do là bạn đang đi công tác ở tận đâu đó. Tôi quyết định làm căng, email rằng nếu bạn không tham dự buổi họp, tôi sẽ cắt bạn khỏi danh sách nhóm. Tôi cũng đề xuất thẳng việc này với nhà trường. Cuối cùng thì bạn đó cũng không đến họp, và dù cả bạn có năn nỉ và nhà trường có nói đỡ cho, tôi cũng quyết định bạn sẽ phải làm luận văn với một nhóm khác.

Thành viên thứ hai, đúng ra là 2 thành viên, cũng thường xuyên vắng họp và hầu như không tham gia đóng góp gì vào công việc chung. Cả hai bạn đều là diễn viên múa, thường xuyên đi tập hoặc đi diễn show nên lúc nào cũng cáo bận. Sau nhiều lần yêu cầu mà không được, tôi quyết định ra tối hậu thư với nội dung: nếu trong buổi họp ngày …, bạn nào vắng mặt coi như tự ý bỏ nhóm và sẽ bị cắt danh sách. Cuối cùng, buổi họp hôm đó, cả hai đều có mặt và trái với suy nghĩ của tôi, hai bạn có lời xin lỗi nhóm và hứa từ nay sẽ đi họp đều đặn. Và tôi tự nhủ là mình may mắn để không chuốc thêm “thù oán” với ai nữa.

Thành viên thứ ba, hơi khó nhằn vì đó lại chính là trưởng nhóm vừa từ chức xong. Vấn đề là bạn đó dường như không coi trọng nhóm của mình khi luôn tham dự đầy đủ các buổi họp với nhóm kia mà lại thờ ơ với các buổi họp của nhóm mình. Sau khi đã thống nhất quan điểm với các thành viên khác, tôi buộc bạn phải “rõ ràng” trong hành động của mình. Hoặc là tham gia nhóm tới cùng (dù lúc đó chúng tôi chưa biết mình có tốt nghiệp được hay không) hoặc là bạn có thể bảo lưu lại và chờ đến khóa sau. Dù có vẻ khá miễn cưỡng, nhưng cuối cùng bạn đó cũng chấp nhận yêu cầu chung của cả nhóm. Tôi tạm giải quyết thêm một mối lo có thể gây ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của cả nhóm.

Thành viên cuối cùng, mà thực ra là rất nhiều thành viên, trải qua rất nhiều khó khăn lớn như vậy, tinh thần bắt đầu dao động. Họ e ngại nhóm sẽ không thể nào hoàn thành được luận văn và phung phí 6 tháng chuẩn bị mà không được gì. Đây chính là nhóm chủ trương việc bảo lưu khóa học và chờ cùng làm luận văn với khóa sau. Cũng chính vì lối suy nghĩ “sợ khó, sợ thất bại” này mà nhóm chúng tôi đối diện với một nan đề khác mà tôi sẽ trình bày sau. Vấn đề bây giờ là làm sao thuyết phục họ tiếp tục.

Nắm được nhu cầu của họ (chỉ cần lấy bằng), tôi chia sẻ với cả nhóm rằng chúng ta không cần một kết quả xuất sắc hay những ý tưởng đột phá, chúng ta chỉ cần đơn giản là hoàn thành cái luận văn “chết tiệt” này, vừa đủ để đậu, và lấy bằng. Chỉ vậy thôi, đừng quan tâm đến việc làm sao cho nó thật hay, thật độc đáo hay thật sáng tạo. Chỉ cần “ráng” mà hoàn thành nó cho xong là được. Và thật may là ý tưởng này đã hữu dụng, không một thành viên nào bỏ nhóm hay bảo lưu kết quả. Chúng tôi quyết định sẽ “lết” đến buổi thuyết trình cùng nhau và chỉ mong một kết quả đậu.

Theo như những kịch bản phim ảnh, có lẽ các bạn sẽ mong chờ một kết quả mỹ mãn khi tất cả các thành viên, sau một thời gian xung đột và xáo trộn, đã đặt tay lên nhau và hô vang “yeah, yeah”. Thực tế thì không phải như vậy, nhóm chúng tôi vẫn tiếp tục khủng hoảng và bế tắc trong việc tìm ý tưởng. Thực ra thì ý tưởng không phải là không có nhưng chúng tôi lại không biết phải tổ chức nó ra như thế nào vì ai cũng thiếu kinh nghiệm.

Và đây là thời điểm để nan đề tiếp theo của nhóm xuất hiện như tôi đã đề cập ở trên. Một số bạn đề xuất một lối thoát “dễ thở” cho cả nhóm bằng việc sử dụng một event đã được lên kế hoạch sẵn của công ty một bạn trong nhóm. Nhóm sẽ sử dụng bản kế hoạch đó và xào nấu lại một ít, tất nhiên làm sao để nhà trường không biết, vậy là đảm bảo tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức của mọi người mà lại “an toàn”.

Thực sự thì ban đầu tôi đã không tán thành với đề xuất này vì đó rõ ràng là một hành động gian lận nhưng tình thế của nhóm lúc đó khá căng thẳng nên tôi không dễ gì thuyết phục mọi người giữ sự trung thực như mình. Vì vậy, tôi đề nghị bạn đó gởi bản kế hoạch cho mọi người xem xét trước khi quyết định.

Buổi họp kế tiếp đó, sau khi mọi người đã xem qua bảng kế hoạch, hầu hết đều có cảm nhận là không thấy ấn tượng gì. Tôi tiếp tục bồi thêm là bản kế hoạch này quá nhàm chán, chúng ta sẽ không biết phải thuyết trình cái gì và thuyết trình ra sao khi chả hiểu gì về nó, bên cạnh đó, tôi xác định thêm quan điểm cá nhân của mình rằng “điều này là không đúng” và “các bạn đều biết điều đó phải không?”

Nhưng tất nhiên như vậy là chưa đủ, vấn đề của nhóm vẫn chưa được giải quyết, và chừng nào mà nó còn tồn tại, đại đa số vẫn muốn “đi tắt”. Có lẽ, đó là lúc tôi phải động não hết cỡ để tìm ra một phương án thay thế. Tôi chợt nhớ hồi làm ở công ty cũ, một resort ở Mũi Né, sếp tôi từng chia sẻ là muốn tổ chức một sự kiện hoành tráng để quảng bá cho công ty. Nếu lên ý tưởng về sự kiện này, chắc chắn là nhóm tôi sẽ được rất nhiều sự hỗ trợ. Đó chính là lý do chính mà sau rất nhiều tranh cãi, cuối cùng, ý tưởng sự kiện này đã được cả nhóm thông qua và quyết định thực hiện.

Tuy nhiên, đó chưa phải là xong, vì sau đó chúng tôi còn phải nhờ cậy rất nhiều nguồn trợ giúp, từ thầy cô trên trường đến các nhân sự ở công ty cũ của tôi, rồi bỏ tiền thuê người thiết đồ họa (trong khi nhóm kia chỉ cần “nhờ” người trong công ty họ làm dùm) … và hàng tá thứ linh tinh khác.

Đến sát ngày thuyết trình mà nhóm tôi vẫn chưa xong, thế là lại phải lên trường năn nỉ xin thêm thời hạn và cũng nhờ sự tích cực của một số thành viên trong nhóm, xin nghỉ làm ở công ty 1 ngày để ngồi lại với nhau hoàn thành những công đoạn cuối, chúng tôi mới có một tập tài liệu gần hai trăm trang và file power point hoàn chỉnh để thuyết trình.

Ngày thuyết trình, được một thành viên trong nhóm tài trợ, chúng tôi có được một bộ đồng phục màu da cam rực rỡ nhưng phần thuyết trình thì ngược lại, “xám ngắt” một màu. Ngoài ra, cũng phải kể đến phần đứng lỳ “chịu trận” của chúng tôi khi ban giam khảo ở dưới liên tiếp đưa ra những bình luận “chê thậm tệ”. Không biết nói gì thêm, tôi chỉ vắn tắt thêm vài điều về nhóm và mục tiêu mà chúng tôi đề ra. Xong xuôi, chúng tôi ngồi xuống và bấm bụng nghe nhóm kia được ban giám khảo ca tụng đến tận mây xanh.

Phần kết quả sau cùng thì tôi đã nói từ đầu, nhóm tôi vừa đủ điểm đậu, và ngày tốt nghiệp, nhóm tôi cũng được mặc lễ phục đầy đủ, cũng lên nhận bằng như ai và nghe vài lời chúc mừng này nọ. Có lẽ, tôi và cả nhóm không mong chờ gì hơn, như vậy là quá đủ. Chúng tôi đã hoàn thành được mục tiêu của mình và so với nhóm còn lại, chắc chắn là chúng tôi còn học thêm được rất nhiều điều khác mà khóa học không dạy.

Điều cuối cùng tôi muốn chia sẻ với các bạn qua kinh nghiệm cá nhân của mình là 3 bài học mà tôi học được, nếu bạn là trưởng nhóm và đang gặp nan đề với nhóm, bạn có thể thử áp dụng những nguyên tắc này (kèm theo sự linh động cần thiết): Thứ nhất, hãy loại bỏ những “quả táo hỏng” (trước khi nó làm hỏng cả giỏ táo ngon), thứ hai, hãy đơn giản hóa mục tiêu chung (dễ hiểu và khả thi), thứ ba, hãy giữ sự “chính trực” (đừng vì sợ thất bại mà chọn con “đường tắt”). Và tất nhiên, tôi sẽ chẳng làm được gì nếu không có những thành viên khác đồng hành cùng mình.

 

AVKH

Khi trái tim tan nát, nó dễ dàng trở nên cay độc

Featured Image: Ibai Acevedo

 

Đây là câu nói trong một bộ phim hoạt hình của Walt Disney. Đặc biệt ở chỗ tôi không nhớ tên bộ phim lẫn các nhân vật trong đó nhưng lại nhớ chính xác từng từ của câu nói này. Có lẽ vì nó quá hay, quá ấn tượng mà lại vô cùng đúng nữa. Kiểu như một câu giải thích ngắn gọn, xúc tích và hợp lý nhất cho những hành động xấu xa của con người.

Khi nào thì một trái tim tan nát? Trái tim cay độc là trái tim thế nào? Làm gì để ngăn cản điều đó xảy ra?

Một cuộc sống khó khăn gian khổ, những buồn phiền lo lắng, những thử thách và thất bại trong sự nghiệp, thậm chí những cơn bạo bệnh đi chăng nữa cũng không thể làm cho một trái tim trở nên tan nát. Trái tim nhỏ bé vốn mạnh mẽ hơn chúng ta nghĩ rất nhiều. Không mạnh sao được khi nó là cơ quan duy nhất trên cơ thể luôn luôn hoạt động miệt mài bất kể ngày đêm, bất kể bạn đang ăn hay đang ngủ, đang làm việc hay nắm tay cô người yêu, đang xem tivi hay đọc những dòng này…

Một trái tim mạnh mẽ và dẻo dai như thế, nghe như không gì có thể quật ngã được. Ấy vậy mà, chỉ trong lĩnh vực tình cảm, bỗng trở nên yếu đuối lạ thường. Nó dễ bị quật ngã, bị đau đớn, bị tan nát, thậm chí như vỡ vụn ra khi tình cảm của ta bị người khác dày xéo và đập nát như một quả cầu thủy tinh vô dụng. Trái tim tan nát không còn tình yêu sẽ trở nên chai sạn giống như một thể xác không còn sinh khí khi thiếu vắng linh hồn.

Người ta khi yêu và khi muốn có tình yêu thường dễ dàng dành cho nhau muôn ngàn mỹ từ và hành động ngọt ngào lãng mạn đến chết được. Rồi người ta muốn chia tay thì cũng lại dùng “tình yêu” để biện minh cho những hành động tổn thương nhau: Như hết yêu, như đã tìm được tình yêu đích thực, như bla bla… Khi một trong hai muốn kết thúc mối tình mà không được đối phương đồng thuận. Người ta dễ dàng buông ra những lời xúc phạm làm đau lòng nhau, người ta dễ dàng làm tổn thương nhau, người ta dễ dàng phản bội nhau và lừa dối nhau… Thế là, kết quả tất yếu, một trái tim tan nát hình thành.

Khi trái tim tan nát, nó dễ dàng trở nên cay độc và rồi sẽ điều khiển cả tâm trí và hành động của mọi người. Dù cho anh là tiến sĩ, kỹ sư hay chỉ là người lao công, bán vé số. Một khi nỗi đau quá sức chịu đựng, trái tim tan nát sẽ chiếm lĩnh con người và điều khiển tất cả. Phần lớn chúng ta chọn cách gặm nhấm đau khổ và gắng gượng vượt qua mỗi ngày, nhưng không phải ai cũng làm được. Những người yếu đuối, họ không có đủ cái bản lĩnh đó. Họ gặm nhấm nỗi đau nhưng cũng không ngừng vạch ra những hành động kinh khủng không ai có thể ngờ tới, để trả thù cho những gì mình phải gánh chịu, để cho tâm trí thôi oán than bản thân nhu nhược, để xoa dịu vết thương sâu hoắm trong tim.

Bạn chắc cũng đã biết, nghe và đọc về những trái tim tan nát như thế này: Một bà mẹ bị chồng phản bội đã đang tâm giết chính đứa con của mình. Người thì dùng dao, có người lại dùng thuốc chuột.

Một anh chồng bị lừa dối đã hành hạ vợ bằng những trò khủng khiếp mà anh ta có thể nghĩ ra, thậm chí còn dẫn gái gọi về nhà, bắt vợ phải chứng kiến những hành động thân mật rồi còn quay lại thành phim và bắt cô vợ phải coi mỗi ngày. Người vợ bị trầm cảm nặng và thậm chí dẫn đến bị tâm thần, không ít lần cô muốn tự tử để khỏi bị dằn vặt về lỗi lầm mình gây ra.

Một anh chồng ngoại tình bên ngoài và phản bội vợ, cô vợ phát hiện, không thể tin chuyện đó lại có thể xảy ra với anh chồng vốn dĩ được xem là hình mẫu lý tưởng, càng không thể tin chuyện đó lại xảy ra với người vợ “hoàn hảo” như mình. Sau những ngày đau khổ, cô mỉm cười, nụ cười của một trái tim cay độc. Cô suy nghĩ tỉ mỉ cho bản kế hoạch đen tối của mình. Một mặt cô giả vờ không hay biết để anh chồng không đề phòng, mặt khác cô âm thầm sưu tầm bằng chứng để một ngày không xa sẽ tố cáo lên cơ quan (nhà nước) nơi anh ta đang công tác cho anh ta thân bại danh liệt và cũng là để dành phần nuôi đứa con chung của hai người. Cô dụ ngọt anh ta sang nhượng đất đai nhà cửa và các tài khoản tiết kiệm cho mình và cho con.

Mãn nguyện trong sự chăm sóc ngọt ngào của cả vợ lẫn người tình, nghĩ rằng mình thật tài giỏi, anh chồng không chút mảy may nghi ngờ và dễ dàng làm theo lời vợ. Sao có thể nghi ngờ khi vợ anh mỗi ngày vẫn nấu cho anh những món ăn ngon và chăm sóc anh tận tình. Anh đâu hay biết các món ăn vợ gắp cho anh mỗi bữa đều chứa những loại thuốc đặc biệt có tác dụng làm anh mất dần khả năng đàn ông mỗi ngày. Cứ thế, đến ngày đã định, cô vợ chìa đơn ly hôn, tống cổ anh ra khỏi nhà, gửi đơn tố cáo lên cơ quan, thu gom mọi tài sản chẳng chừa cho anh chút gì kể cả cái khả năng mà tạo hóa ban tặng… Lòng hận thù thật khủng khiếp làm sao. Đó là một câu chuyện khá nổi trong một cộng đồng các bà mẹ. Một người vợ hiền lành với trái tim tan nát đã trở thành cay độc như thế.

Có hàng ngàn câu chuyện thực tế về những hành động tàn ác mà tôi đồ rằng đều phần lớn bắt nguồn từ những trái tim cay độc. Họ không chỉ cay độc với những người khác mà đôi khi còn cay độc với chính bản thân mình, những trái tim tan nát không còn muốn cho mình quyền được sống và quên luôn cả quyền được hạnh phúc của bản thân. Biết bao nhiêu những con người tự tử vì tình trên toàn thế giới, chắc chúng ta cũng chẳng đếm nổi. Họ đều mang trong mình những trái tim tan nát đáng thương. Nhưng đáng thương mấy cũng không thể ngụy biện cho hành động tước đi mạng sống của mình và của người khác. Họ lại thật đáng trách.

Cho nên, nếu bạn đang có một tình yêu, xin làm ơn đừng bao giờ có những hành động khiến cho trái tim đối phương bị tan nát. Dù cho không còn yêu cũng xin hãy tôn trọng nhau, cũng là tôn trọng chính mình. Nếu không còn yêu nhau nữa, xin hãy nói ra, hãy cho nhau lối đi riêng trước khi nghĩ đến những hành động dối trá và phản bội. Con người vốn yếu đuối và mỏng manh, trong tình yêu lại càng yếu đuối. Xin đừng bao giờ phản bội tình cảm người khác đã dành cho bạn. Nếu không muốn nhận, hãy nói ra. Xin đừng bao giờ dối trá lọc lừa. Cũng đừng bao giờ dùng những ngôn từ cay độc để nói về nhau. Ngôn từ là một thứ vũ khí khôn lường. Nó có thể khiến người khác yêu thương hoặc giết chết bạn.

Nếu như bạn nhìn thấy một người đàn ông/phụ nữ với những hành động cay độc, cứ trách họ nhưng xin cũng hãy hiểu cho họ một phần. Họ vốn dĩ không muốn làm thế, trái tim họ chẳng qua đang bị dày xéo bởi những vết thương không bao giờ lành và lý trí thì không còn tồn tại nữa. Xin hãy đến bên họ, cho họ một lời quan tâm, yêu thương và an ủi. Bởi vì những người tàn ác, hơn ai hết, là những người thật đáng thương.

“Be kind to unkind people. They need it most.” – Khuyết danh

Và làm ơn, xin hãy nhớ, đừng bao giờ làm gì khiến cho một trái tim trở nên tan nát, vì như đã nói ở trên, khi tan nát nó sẽ dễ dàng cay độc, mà bạn biết đấy, một khi trái tim đã trở nên cay độc rồi, bạn sẽ không thể ngờ nó có thể làm những gì đâu.

 

Phi Tuyết

Mài rìu, bạn đã làm chưa?

Featured Image: Wikipedia

 

“Nếu cho tôi sáu giờ để đốn một cái cây, tôi sẽ dành bốn giờ đầu để mài sắc lưỡi rìu.” – Abraham Lincoln

Vị tổng thống vĩ đại của Hoa Kỳ đã nói như vậy. Đó là một cách giải quyết vấn đề rất thông minh phải không. Với một suy nghĩ thông thường nếu bạn được cho ngần ấy thời gian để gian để đốn một cái cây, tôi dám chắc với các bạn rằng mọi người sẽ dùng ngần ấy thời gian đó để làm hai việc là đốn cây và nghỉ mệt. Chúng ta sẽ không quan tâm đến cái rìu vì mấy ai nhận ra được cái rìu chính là phương tiện quyết định chúng ta có thành công hay không.

Kể các bạn một câu chuyện nữa, một người nọ gặp một người đang miệt mài cưa một cái cây trong rừng, người này hỏi:

“Anh đang làm gì đấy?”

“Anh không nhìn thấy à? Tôi đang đốn cây.”

“Anh trông mệt lắm rồi đấy! Anh cưa được bao lâu rồi?”

“Hơn năm tiếng rồi,” người này đáp, “Tôi kiệt sức mất thôi. Đây là một công việc nặng nhọc.”

“Vậy tại sao anh không nghỉ ngơi một lát và mài sắc lại lưỡi cưa, tôi tin rằng anh sẽ cưa nhanh hơn rất nhiều.”

Người này đáp: “Tôi không có thời gian để mài cưa. Tôi quá bận cưa cây rồi!”

Qua câu chuyện trên chắc chắn bạn nhận ra một điều rất qua trọng trong cuộc sống của chúng ta, đó là mỗi người chúng ta chỉ tập trung vào cái mà chúng ta nhìn thấy, chứ chúng ta chưa bao giờ thực tâm dừng lại chuẩn bị và suy nghĩ để có giải pháp thực hiện tốt nhất. Chúng ta tập trung vào công việc chúng ta làm, chúng ta bị hạn chế về tư duy hệ thống và tư duy phản biện. Nên chúng ta cứ làm việc theo lói mòn suy nghĩ cũng như các quy tắt cũ mà xã hội này áp đặt cho chúng ta. Muốn cưa cây thì bạn phải có sức khỏe tốt, dẻo dai chứ không ai nghĩ rằng rìu sắc bén chúng ta sẽ cưa nhanh hơn. Lắm lúc đấy là điều mà chúng ta ai cũng biết nhưng khi áp dụng ngoài thực tế thì mỗi chúng ta lại lấy vùng an toàn của mình ra để xử lý và hành động.

Trong giáo dục bậc đại học, sau khi ra trường thì tôi quan sát thấy có hai nhóm sinh viên. Một là, các bạn sau khi ra trường, các bạn ấy biết mình cần gì, thích gì, có thể làm gì và muốn làm gì. Các bạn ấy có một hoài bão, một sứ mệnh và các năng lực giỏi để giúp các bạn ấy đạt được điều mình mong muốn. Thì với nhóm này tôi xin chúc mừng vì các bạn là những người chủ động và sẽ đạt được được mà các bạn mong muốn. Hai là, nhóm các bạn sinh viên được bao bọc quá kỹ từ gia đình và thụ động trong suy nghĩ. Các bạn ấy, ra trường mà không xác định được đâu là điều mình yêu thích, không biết được bước đi tiếp theo của cuộc đời mình.

Rời khỏi trường đại học và bước ra một thế giới rộng lớn hơn, họ giống như những con hổ hay sư tử ở sở thú mà được trở về với thế giới hoang dã vậy. Cuộc sống của những chúa sơn lâm này được định hình sẳn theo một quy trình, nó ở một cái nơi mà bản năng của nó không được rèn luyện như phát hiện kẻ thù, săn mòn, đói thì phải đi kiếm ăn, cạnh tranh sinh tồn với những loài khác cũng như đi tìm bạn tình. Đến giờ ăn chúng sẽ được phát thức ăn nên dường như nó chưa hề bị đối bao giờ, nó ở trong lòng sắt nên không có kẻ thù nào có cơ hội đụng chạm với nó,…

Các bạn cũng vậy, các bạn được bao bọc kỹ càng từ gia đình bạn, từ môi trường xung quanh bạn. Nên các bạn thực sự không biết các bạn cần gì, muốn gì và phải làm gì ở tương lai. So với nhóm các bạn sinh viên đầu tiên, các bạn là người có rất nhiều thời gian rảnh rỗi, các bạn nhìn thấy bạn bè của mình chạy đôn, chạy đáo để tìm việc, để học bài, để nâng cao tiếng Anh, đọc sách, nâng cao kiến thức mềm,… Những lúc như vậy, các bạn sẽ bị cuốn theo sự vận động của những người xung quanh. Các bạn cũng bắt đầu chạy đôn chạy đáo chuẩn bị hồ sơ tìm việc cho mình. Và các bạn đi rải hồ sơ đó đến nhà tuyển dụng. Sau đó các bạn ngồi yên và chờ đợi, đợi đến khi công ty này mời bạn phỏng vấn hoặc dự tuyển các kỳ thi mà các nhà tuyển dụng này muốn. Các bạn bị động trong mọi trường hợp.

Trong cuộc sống không một tí áp lực nào, nó vô tình giết chết đi suy nghĩ, những bản năng vốn có trong bạn. Cái vỏ bọc càng kỹ, càng ấm áp thì bạn càng yếu ớt khi đương đầu với sóng gió. Giống như loài bướm vậy, từ kén chui ra ngoài với bao điều vất vả, đau đớn và khổ cực nhưng đạt được sự tôi luyện từ thiên nhiên nó sẽ trưởng thành và thành công. Nhưng trong quá trình đó có một ai đó tội nghiệp chúng, thương hại chúng và xé vỏ kén đó để cho con bướm được tự do, không phải khổ nhọc nữa thì con bướm xấu số đó sẽ sống một cuộc đời tàn tật, lê lếch với đôi cánh nhỏ bé và không thể bay đi được. Vì mấy ai biết trong quá trình như vậy bướm được rèn luyện đôi cánh để nó có thể bay trong môi trường bên ngoài vỏ kén dày của nó.

Do vậy, để có thể trưởng thành hơn và đủ sức để đương đầu với các thử thách trong cuộc đời mình thì các bạn hãy quên đi cái lồng chim đẹp đẽ của các bạn đi. Hãy thoát ra khỏi nó và vươn cánh đi về nơi mà mình muốn. Nếu chưa biết sẽ đi đâu và về đâu, hãy dừng lại chịu khó mài lưỡi rìu của mình. Đừng vội vã để chạy theo người khác, nó sẽ giúp bạn có được lưỡi rìu sắc bén, giúp bạn có thể đánh bật những cám dỗ xung quanh cuộc đời bạn và đưa bạn đến thành công.

 

Mr Lias

Tại sao chủ nghĩa tư bản hoạt động được? [LX Vietsub]

 

Transcript:

Không ai chối cãi rằng tất cả các chế độ kinh tế đều biểu hiện bản chất theo đuổi nhu cầu riêng tư của từng con người. Nhưng chỉ có chủ nghĩa tư bản tạo ra được một nhóm người gọi là “doanh nhân”, những người không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc quan tâm đến những nhu cầu và mong ước của người khác. Những người khác này là… khách hàng của họ. Tuy nhiên, đã không có nhiều kinh tế gia nghiên cứu về hành động của những doanh nhân này, những người dẫn đầu sáng tạo của nền kinh tế tư bản. Vì nếu họ có nghiên cứu, họ sẽ khám phá ra được rằng, các doanh nhân, với bản chất thật sự của việc họ làm, phải bớt tham.

Đầu tiên và trước hết, việc tương tác với người khác là hoàn toàn NGƯỢC LẠI với tham lam. Thứ hai, tham lam, trong khái niệm kinh tế, là sự tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ NGAY LẬP TỨC. (Tôi cứ lấy được những gì có thể, mặc kệ những người khác.) Các doanh nhân phải bắt đầu bằng việc tiết kiệm. Từ này được định nghĩa là tạm hoãn lại việc tiêu thụ để đạt được những mục đích lâu dài. Thường thì, bạn phải cần nhiều tháng, đôi khi là nhiều năm để tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ mới đưa vào thị trường. Hơn thế nữa, các doanh nhân còn phải hợp tác với đồng nghiệp, xây dựng teams, để đạt được các tầm nhắm. Trong khi tạo ra những sản phẩm/dịch vụ của mình, họ phải – một lần nữa – không tập trung vào những nhu cầu của mình, mà là nhu cầu của người khác. Điều này cũng ngược lại với tham lam.

Vậy thì các doanh nhân này làm gì khi họ tìm kiếm lợi nhuận? Nó sâu xa hơn tư lợi rất nhiều. Đúng hơn, lợi nhuận là một thước đo nó đã phục vụ người khác tốt như thế nào. Dưới chế độ chủ nghĩa tư bản, một doanh nghiệp chỉ tiến triển nếu khách hàng của họ tình tình nguyện trao đổi (mua) lấy những gì họ làm ra. Và chỉ bằng cách cải tiến những dịch vụ/sản phẩm của mình thì doanh nghiệp đó mới có thể thành công và tăng trưởng. Nếu một doanh nhân chỉ biết nghĩ đến bản thân mình thay vì nghĩ tới khách hàng thì doanh nghiệp đó sẽ thất bại. Sớm hay muộn gì cũng sẽ có một doanh nghiệp khác tốt hơn thay thế anh ta.

Chủ nghĩa tư bản trong bản chất của nó chính là một cuộc cạnh tranh cho đi. Tất nhiên là cũng có tư lợi trong đó. Nhưng cái thiên tài của chủ nghĩa tư bản (và chỉ chủ nghĩa tư bản) đó là nó biến đổi tư lợi thành chủ nghĩa vị nhân. Doanh nhân chỉ có thể giúp được chính họ bằng cách giúp người khác. Tất cả những ai đã từng khởi đầu làm ăn buôn bán và đã bỏ ra nhiều hy sinh đều biết được cái cảm giác của ngày đầu tiên: Thế giới có muốn cái mình bán không? Cho dù đó có là một người nhập cư mở tiệm cắt tóc, hay Steve Jobs bán một cái máy tính Apple. Thành công còn lâu mới được bảo đảm. Thực tế cho thấy điều ngược lại.

Những linh hồn can đảm, những doanh nhân, chính là trái tim đang đập của chủ nghĩa tư bản. Những người đã mang lại cho chúng vô số lợi ích chúng ta hưởng thụ. Từ những cỗ máy ATM, cho tới thuốc men cứu mạng… những thứ này nên được mọi người ngưỡng mộ, chứ không phải đạp đổ. Chủ nghĩa vị nhân chính là nguyên nhân cốt lõi cho sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, và cũng là lý do cho niềm tin vào nhân loại. Tôi là George Gilder, từ Đại Học Prager.

***

[themify_box style=”yellow” ]George Gilder là một nhà đầu tư, tác giả, nhà kinh tế, nhà hoạt động người Mỹ. Ông từng xuất bản cuốn sách Wealth and Poverty (tạm dịch: Thịnh vượng và nghèo đói) năm 1981 và nó đã trở thành một cuốn bestseller international. Ông cũng từng là cố vấn kinh tế cho tổng thống Reagan trong nhiệm kỳ của mình.[/themify_box]

***

 

Source: Prager University
Dịch: Nguyễn Hoàng Huy

Tâm sự cùng các bạn trẻ nhân ngày sinh nhật 18/7 của tôi

Featured Image: Erik Witsoe

 

Cám ơn những lời chúc sinh nhật của mọi người. Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật này tôi xin được tâm sự để chia sẻ ba điều quan trọng, ít ra quan trọng đối với tôi, trong ngày sinh nhật này.

—–

Điều thứ nhất: Ý nghĩa của sống và chết

Trong hơn 15 năm qua, cứ trong mỗi ngày sinh nhật mà cha mẹ tôi sinh tôi ra, như ngày hôm nay, tôi luôn nghĩ về sự sống và sự chết. Và tới một lúc, như tôi đã viết từ năm ngoái, tôi nghiệm thấy rằng:

– Ai cũng chết hết. Đây là chân lý!

– Khi chết, mỗi người chỉ còn là một con số vô nghĩa cả, hoặc cùng lắm là một hình ảnh ngồ ngộ nào đó mà không thể nào còn chia sẻ ngọt bùi với những người đang sống nữa.

– Điều duy nhất nếu chết có chút giá trị là chết như thế nào. Nhưng để chết như thế nào thì nó lại là chuyện sống như thế nào trước khi chết chứ không hề là chuyện của chết!

Vì vậy, sống như thế nào cho tới ngày mình chết mới là chuyện chính, sống và chia sẻ với những người xung quanh như thế nào mới là chuyện chính! Và với tôi đây là chân lý của sự sống và sự chết!

—–

Điều thứ nhì: Niềm tự hào và thực tế

Trong khi với tư cách của một cá nhân, như bao nhiêu cá nhân khác trên trần gian, bên cạnh những ân hận, tiếc rẽ vì mình đã làm sai hoặc đánh mất, tôi quả thật có chút tự hào về những gì mình có được, từ kiến thức đến kinh nghiệm, từ nhận lấy và tặng đi. Nhưng với tư cách là một tế bào của cả xã hội mình, thì càng tiêp xúc nhiều, càng lắng nghe nhiều, càng chiêm nghiệm nhiều, thì tôi càng thấy hỗ thẹn.

Hổ thẹn là vì chúng ta lấy những gì tốt đẹp trong lịch sử để tự hào, nhưng chúng ta không sống bằng một phần rất nhỏ của những điều tốt đẹp này, và mặt khác, chúng ta đã làm những điều tốt đẹp này đâu mà tự hào? Hỗ thẹn là vì chúng ta lấy những cá nhân khác đã và đang tự vươn lên và trở nên thành đạt để tự hào như là giá trị của chúng ta, nhưng thật ra chúng ta đã làm những điều tốt đẹp này đâu mà tự hào?

Rõ ràng là khi chúng ta đánh giá về người Nhật, người Do Thái, người Hoa, người Somali, v.v… là chúng ta nhìn chung về họ, có nghĩa là dựa vào những hiện tượng chung của mỗi xã hội trong hiện tại mà đánh giá. Nhưng ngược lại, chúng ta lại dựa vào một số điều trong quá khứ của tiền nhân đạt được, và một số rất ít cá nhân người Việt mình để chúng ta tự hào, mà chẳng cần quan tâm đánh giá đến những gì chúng ta thật sự đang sống và thể hiện.

Với tôi, đây là hiện tượng tự hào từ mặc cảm tự ti của dân tộc, và từ cách đánh lừa giá trị qua nhiều năm tháng nhồi sọ “báo cáo thành tích” để che đậy thực tế của nhà cầm quyền hiện nay.

Vì vậy, theo tôi, để Việt Nam mình thật sự thay đổi, thì chính mỗi cá nhân chúng ta phải tự dẹp bỏ những mặc cảm này, phải chịu đối diện với thực tế khắc nghiệt, đó là: chúng ta – như những tế bào của một xã hội chung – là những con người chuyên vay mượn thành tích của tiền nhân, của một số cá nhân, để tự hào về chúng ta, trong khi đó, xã hội thực tế của Việt Nam mình lại đầy những tội ác xã hội, lạc hậu và vô cùng thiếu nhân cách.

Và theo tôi:

  • Chỉ khi nào dám tự nhận mình là ngu xuẩn, thì khi đó mới có cơ hội hết ngu xuẩn.
  • Chỉ khi nào dám tự nhận mình là ích kỷ, thì khi đó mới có cơ hội hết ích kỷ.
  • Chỉ khi nào dám tự nhận mình là hèn nhát, thì khi đó mới có cơ hội hết hèn nhát.

—–

Điều thứ ba: Nhận và Tặng

Khác hơn là câu bình thường “Cho và Nhận” thì tôi luôn tâm niệm cuộc đời mình là một chuỗi “Nhận và Tặng”.

Tôi biết rằng tôi luôn được “nhận” trước từ cuộc đời, bắt đầu từ cha mẹ mình trở đi, và chỉ sau khi “có” đó thì tôi mới có thể “tặng” đi được.

Tôi cũng biết rằng không phải là “cho” nhưng phải là “tặng”, vì “cho” không thể là “biếu”, “dâng” hoặc “tặng”, mà chỉ là “cho”, “thưởng”, “ban phát”, hoặc “bố thí… Và tôi phải trân trọng những gì tôi có thể “tặng” đi như tôi trân trọng khi được “nhận”.

Tất nhiên, khi đã có hiểu biết đủ để phân biệt đúng sai, phải trái, hay dở, tốt xấu, v.v… tôi chỉ trân trọng “Nhận” những gì được ban cho mà có giá trị, và từ chối những gì không hề có chút giá trị gì hết. Và tất nhiên, tương tự, tôi cũng phải cẩn thận để Tặng” những gì có giá trị và tránh “Tặng” những gì đáng vứt đi.

Khi người ta buồn mình tặng niềm vui, khi người ta khát mình tặng nước uống, khi người ta tuyệt vọng mình tặng người ta niềm hy vọng, và khi người ta bị bệnh mình tặng đúng thuốc chữa…

Không gì tệ cho bằng là khi người ta đang bị mê hoặc thì mình “tặng” thêm liều thuốc ngủ. Không gì ác bằng khi người ta đang làm sai mà mình đi “tặng” những lời khuyến khích để họ tiếp tục làm sai. Và tất nhiên, không gì bất lương hơn khi xã hội đang sa đoạ thì mình “tặng” cho xã hội đó những lời ngợi khen rằng xã hội đó rất đẹp đẽ.

Vì vậy, trong những năm qua, mặc dù tôi đã cố gắng “tặng” những kiến thức những kinh nghiệm mà tôi tự cho là rất tích cực, tôi cũng đã phải tặng thêm những liều thuốc rất đắng, chẳng hạn như “dân tộc hèn nhát” “dân tộc xuẩn ngốc” “dân tộc vô lương”, v.v… Xin các bạn cũng lượng thứ cho.

Vì theo tôi, đó là những liều thuốc đắng cần thiết cho sự thay đổi của xã hội hiện nay của mình, mà chính tôi đang cùng uống chung với các bạn vậy!

—–

Một lần nữa, xin cám ơn mọi lời chúc sinh nhật của mọi người.

 

Hoang Ngoc Diep

6 điều tuyệt vời khi ở quê

Featured Image: Lukhachdem Blog

 

Chắc rằng với nhiều bạn sau khi ra trường sẽ phân vân là không biết về quê hay ở lại thành phố để lập nghiệp. Mình viết bài này không phải so sách hơn thua ở đâu cả mà chỉ là sự cảm nhận của mình về những gì xung quanh cuộc sống. Biết đâu điều đó có thế giúp ai đó trong những quyết định của mình.

Được ở gần gia đình và những người thân

Dù bạn đi công tác xa bốn phương trời, dù bạn mưu sinh bên nước ngoài, dù bạn phải làm công ty ở thành phố. Bạn đều có một nơi không thể quên. Đó là quê hương. Nơi có thể không giúp bạn tạo lên sự nghiệp nhưng nó là nơi chứa đựng nhiều tình cảm nhất mà ta chẳng bao giờ quên. Đó là nơi bố mẹ sinh ra ta. Được ở gần những người ta yêu thương nhất còn gì hơn. Có gì hơn nếu bạn là người công tác bên nước ngoài gửi về cho bố mẹ mấy trăm đô la hàng tháng và một người ở gần bố mẹ giúp đỡ những lúc cần. Có gì hơn nếu bạn mua sắm những đồ đạc đắt tiền cho họ với một người luôn bên họ những lúc ốm đau….

Được thả mình vào thiên nhiên

Chắc chắn rằng ai trong chúng ta cũng yêu thiên nhiên. Hỏi rằng đã từng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của thiên nhiên chưa. Đã bao lần bạn thích đi du lịch nơi có những hòn đảo đẹp, núi rừng bát ngát, bờ biển mênh mông…. Bởi vậy, bạn hãy yêu những gì quê hương bạn có. Mình chắc chắn rằng nó tuyệt đẹp. Đẹp không chỉ bời vì những cánh đồng xanh bạt ngàn, những dòng sông hiền hòa, bờ đê trải dài, những cây cầu xinh xắn mà còn mùi vị mặn nồng của con người với nhau và vị ngây ngô của một tuổi thơ không bao giờ quên gắn liền với nó.

Sống khỏe mỗi ngày

Thời buổi kinh tế. Những con người tham lam luôn đặt lợi ích kinh tế lên đầu và bơ đi những giá trị sức khỏe con người. Bằng chứng rõ là họ kinh doanh các mặt hàng ăn uống mà không quan tâm rằng liệu nó có ích cho sức khỏe của khách hay không. Bạn sẽ thấy điều này rất rõ đặc biệt là các thành phố lớn. Tuy nhiên ở quê, bạn có thể vào tận nhà họ để mua thịt, đến tận trang trại để mua rau hay đến tại ao để câu cá. Đôi lúc mình đi chợ mua thức ăn thì hay gặp những người lớn tuổi để mua vì thường họ bán vì để cho vui tuổi già chứ không phải vì lợi ích kinh tế nhiều…..

Được nghe chim hót líu lo

Cuộc sống chẳng được bao lâu. Ai cũng biết điều đó. Và điều may mắn cho tất cả mọi người là ai cũng có thể có quyền chọn cho mình một môi trường sống. Thật tuyệt vời làm sao khi mỗi sớm thức dậy được nghe chim hót líu lo, ngắm mặt trời mọc và vươn vai một cái để chào ngày mới. Bạn có thể bắt một con chim vào lồng và để sớm mai nó hót cho bạn nghe. Nhưng mình nghĩ nó hót nhiều vì mất tự do chứ không phải vì hót vì nó vui. Nếu bạn ở quê thì có thể thấy tiếng chim hót níu lo trên cành cây và nó nhảy múa chào đón mặt trời mới lên..

Cơ hội lập nghiệp lớn

Nhiều bạn chắc phân vân rằng ở quê thì lấy đâu việc cho mình làm. Phải lặn lội cuộc sống đô thị để làm việc lý do vì công việc của mình chẳng ai thuê cả. Ở quê đúng là ít công ty và không da dạng việc làm như ở thành phố. Tuy nhiên, nó cũng là cơ hội cho bạn để đưa thêm dịch vụ phục vu nhu cầu ngày càng phát triển của cuộc sống chúng ta. Nếu bạn để ý sẽ có rất nhiều nhu cầu gia tăng của cuộc sống và cơ hội cho bạn để là người tiên phong trong lĩnh vực bạn yêu thích. Tất nhiên là cũng có nhiều thử thách nữa chứ. Còn hơn thành phố, họ đã phát triển rất nhiều dịch vụ vì vậy sẽ khó khăn và sự cạnh tranh hơn rất nhiều.

Buổi tối ngắm trăng cùng gió

Ngày trước ở hà nội, mùa hè nóng nôi vì không có xe cộ đi lại mình chỉ ra ngoài ngõ và ngồi tỉ tê vài cốc trà đá ven đường cho hết buổi tối. Bây giờ lên báo mới thấy trà đá hà nội nhiều chỗ bị nhiễm khuẩn ghê gớm. Lại còn ngồi ven đường ngủi khói bụi xe cộ nữa. Hà nội cũng nhiều cảnh đẹp và thơ mộng nhưng một điều chắc chắn rằng nó đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Mình không có ý chê trách gì ở đâu cả nhưng có điều đó là thực tế mỗi ngày thủ đô chúng ta đang phải đối mặt.. Còn ở quê, mình có thể đi bộ ra cánh đồng bát ngát, ngồi uống nước mía thiên nhiên, ngắm trăng thanh và chém gió xuyên màn đêm.

 

Dương Xuân Tiến

Thì ra, cái gì cũng có hạn kỳ, thế nên, đừng đợi nhé

Featured Image: Gold

 

Thời gian, là một khái niệm vĩnh cửu trong tâm thức con người, nhưng nó lại là một thứ có hạn kỳ đối với cuộc đời mỗi người. Trong chúng ta, ai cũng biết rõ điều đó, nhưng đôi lúc, chúng ta “cố tình trong vô tình”, cứ nghĩ nó là vĩnh cửu, để rồi không ít lần lại buột miệng “phải chi” hay “ước gì”…

Là một bạn nào đó, mải mê với game đến mệt nhoài ra, thấy bụng đói, mò về nhà, ăn ngấu nghiến bữa cơm mẹ nấu như một điều đương nhiên; mà quên, không nghĩ đến những đứa trẻ thèm một mái ấm gia đình hạnh phúc, đang còn ngược xuôi với những tấm vé số giữa trưa hầm oi nồng hay trong chiều giông gió lộng.

Là một bạn nào đó, xun xoe với quần là áo lượt, cười sành điệu trong những siêu thị hay shop hàng cao cấp; mà quên, không nghĩ đến mẹ cha, đã phải đổ bao công sức mồ hôi, có khi cam chịu nợ nần để cho con được bằng bạn bằng bè.

Là một bạn nào đó, cứ phải học đi học lại, vì mải yêu, mải chơi trò ái tình đến không biết phân chia thời gian để củng cố tương lai bằng một hiện tại nỗ lực; mà quên, không nghĩ đến mỗi lần bị nợ tín chỉ, là mẹ phải đôn đáo, chắt mót gửi tiền thêm cho mình; mà quên, không nghĩ đến những bạn sinh viên thi đỗ nhưng không có tiền đi học, đành quay về với ruộng đồng, với nghề thợ hồ, khuân thuê vác mướn.

Là một bạn nào đó, sinh ra vốn mang bản tính thích cảm giác mạnh, đêm đêm rú ga lượn lờ với một đám choai choai giống mình; mà quên, không nghĩ đến những người khuyết tật, mong được lành lặn để được sống đúng nghĩa là “một con người”; mà quên, những chiến sĩ vẫn đang gồng gánh trách nhiệm thiêng liêng của tổ quốc trên vai.

Là tôi, sáng nay rửa cốc chén, khi cầm cái quai tách mà thấy nhẹ bẫng đi, nhìn cái quai trên tay, cái tách lại nằm trơ dưới sàn; mới giật mình, thì ra, cái gì cũng có hạn kỳ.

Và rồi, tôi chợt nhớ đến một bài viết vui mà các bạn chuyền nhau trên facebook. Kể rằng một chàng trai, khi yêu cô gái thứ nhất, cô ấy yêu thơ thích đàn, nên chàng trai học đàn, tập làm thơ; khi yêu cô gái thứ hai, chàng trai lại tập thể hình để vừa lòng cô ấy; rồi khi yêu cô gái thứ ba, chàng trai lại rèn luyện mình ở những bộ môn nào đó cho phù hợp với người bạn gái mới..v..v.. Cứ thế, cho đến một ngày nọ, một cô gái thắc mắc rằng: “Anh tuyệt vời đến thế, mà sao đến giờ vẫn chưa có vợ, vậy bản thân anh có vấn đề gì chăng?” Rồi vì sợ mà cô gái ấy cũng bỏ đi. Và bài viết kết thúc vui rằng: Chàng trai nói với lòng mình, sẽ không bao giờ nghe lời một cô gái nào nữa.

Chúng ta hãy nhìn ở một quan điểm khác thử xem. Tại sao phải đến khi có ai nói gì đó, chúng ta mới lo hoàn thiện bản thân mình? Khi bắt đầu yêu thương một ai đó, ta đều muốn mình giỏi hơn, hay hơn, xứng đáng hơn trong mắt họ, điều này rất đúng, rất đáng được khích lệ. Nhưng, nhân lúc còn trẻ, chưa bận rộn với những sáng chiều đưa đón nhau, chúng ta hãy tập trung vào bản thân mình nhiều hơn một chút đi. Tất cả chúng ta đều bắt đầu từ một phôi thai, chào đời trong hình hài một đứa trẻ.

Và loài người chúng ta, ở giai đoạn nào cũng chỉ là một đứa trẻ, đứa trẻ ít tuổi, đứa trẻ vừa tuổi, hoặc đứa trẻ già tuổi. Nói thế, nghe có vẻ kỳ kỳ, lạ lạ, thậm chí có phần bỗ bã đối với các bậc ông bà cha mẹ. Nhưng hãy ngẫm mà xem, đời người đâu có ai học và hiểu hết được một trăm phần trăm tất cả những gì quanh ta đâu. Nói thế để biết, ta phải cố gắng luôn luôn tìm tòi, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm sống, bởi đại dương mênh mông lắm, mà ta chỉ là một hạt muối mà thôi. Nếu trẻ con biết nói ngay từ lúc lọt lòng, hẳn chúng đã cho người lớn biết rằng, chúng muốn nói nhanh, muốn bò nhanh, chạy nhanh, ngay lập tức, có bao giờ chúng chịu nằm yên đâu, lúc nào cũng ngọ nguậy, chỉ trừ khi ngủ, nghĩa là, chúng không biết đợi.

Bớt chút thời gian cày game đi, các bạn trai có thể trau dồi cho mình một chút ngoại ngữ hay môn thể thao nào đó, hoặc đơn giản hơn , chăm chú nhìn xem cha đang đóng lại chiếc ghế gãy như thế nào, sửa một dây điện hư ra sao, hay đang đỡ đần ông nội những gì.

Bớt chút thời gian shopping đi, các bạn gái ngồi vào gian bếp với mẹ, chúng ta đã tận hưởng lâu rồi, giờ hãy cẩn thận ghi nhớ cách nấu món ăn của mẹ, ngắm lọn tóc mai mướt mồ hôi dính bết vào thái dương, để hiểu những nhọc nhằn đời thường là thế nào. Chúng ta, những con trai và những con gái, hãy chăm chú, ghi nhớ những công việc, những tình cảm đó mỗi ngày, sẽ tận hưởng được niềm vui của sự gắn kết gia đình, sẽ thấy hãnh diện bởi nụ cười mãn nguyện và ánh mắt tự hào của cha mẹ, lại còn tích lũy cho mình sự tháo vát nhanh nhẹn, lại còn làm phong phú bản thân mình.

Những buổi họp mặt bạn bè sẽ vui thú hơn nhiều khi tự tay ta biết sửa sang sắp đặt, biết tổ chức nấu nướng. Bạn cảm tưởng như thế nào trước một cô gái có thể đảm nhiệm chức năng đầu bếp cho một bữa tiệc khoảng hai mươi đến ba mươi bạn bè? Hoặc một bạn nam trổ tài tiếng Anh lưu loát với một du khách lạc đường? Ngoài ra, những kỹ năng “nhỏ nhưng không nhỏ” đó có thể hỗ trợ cho chúng ta rất nhiều trong những tháng ngày học tập làm việc xa nhà, cũng là nền tảng cho cuộc sống lứa đôi sau này. Và rồi theo đó, những tình yêu thuần khiết sẽ tự tìm đến ta.

Bớt chơi bời đua xe , bớt trai gái vô vị ở những quán cafe karaoke hạng sang, chúng ta thử rủ nhau vào thăm bệnh viện một ngày hoặc cơ sở từ thiện nào đó một buổi, sẽ thấy những điều mà chúng ta không bao giờ muốn thấy. Để hiểu thế nào là :có những mất mát không bao giờ bù đắp nổi. Để biết chúng ta đã được tạo hóa ưu đãi. Và rồi, bạn sẽ thấy niềm vui ý nghĩa của sự sẻ chia.

Thật ra, chúng ta bước vào đời, là một cuộc dạo chơi. Hầu hết, trẻ con ít tuổi đều chơi trò vợ chồng, chơi trò cha mẹ con cái, chơi trò bác sĩ, công nhân, thầy cô giáo…v.v… Chơi một cách say mê, đầy tâm huyết. Và sau này, những trẻ con vừa tuổi, già tuổi cũng vẫn tiếp tục những trò chơi ấy, chỉ là trong một bối cảnh khác hơn mà thôi. Nghĩa là chúng ta lặp lại trò chơi trẻ thơ qua từng ngày một trong cuộc sống của mỗi người. Vì thế, hãy cố gắng nuôi dưỡng sự say mê và tâm huyết đó, bằng sự thâm trầm và sâu sắc của thời gian.

Cũng có nghĩa là, đừng đợi. Chúng ta đừng đợi nhé, đừng đợi ngày mai, ngày mốt, ngày kia, hay tháng sau, hay năm tới. Nhìn quanh mình đi, và đừng bỏ sót điều gì.

Bởi, thời gian là một khái niệm vĩnh cửu trong tâm thức con người, nhưng nó lại là một thứ có hạn kỳ đối với cuộc đời mỗi người.

 

Gold

10 thói quen của những người hạnh phúc

Featured Image: Alison Fennell

 

Đã có quá nhiều những bài viết, những chỉ dẫn về thói quen của những người thành công: Về vật chất, về tiền bạc hay trí tuệ… Thế giới này đã quá nhiều người như thế nhưng lại quá ít người đạt được hạnh phúc – niềm hạnh phúc thật sự trong suốt cuộc đời họ. Những thứ vừa viết trên chỉ mang lại cho họ niềm hạnh phúc nhất thời – những dục vọng tầm thường hóa của loài người…

Hạnh phúc của mọi hạnh phúc chính là hạnh phúc nội tại bên trong bạn, không ai có quyền thay đổi nó nếu như không có sự đồng ý của bạn. Những thói quen sau đây luôn xuất phát từ bên trong góc nhìn về thái độ với mọi mặt, mọi vật, từ đó giúp bạn gieo lên suy nghĩ, mô tả qua hành động và gặt hái được số phận mà bạn mong muốn.

1. Thấy được cơ hội trong những khó khăn

Nhiều người nghĩ rằng những khó khăn trong cuộc sống của họ là chướng ngại ngăn cản họ đạt được thành quả trong cuộc sống và có khuynh hướng ngăn chặn nó đến với mình, làm mới mình.Thành quả thật sự mà bạn có được trong cuộc đời là khi bạn xem những thách thức trong cuộc sống là một cơ hội để thử thách mình. Điều bạn có thể làm và làm tốt nhất đó là đặt trọn tâm huyết và năng lượng của mình để vượt qua khó khăn đó.

2. Xem cuộc sống như một cuộc chơi

Những người có tầm nhìn về hạnh phúc luôn muốn mở rộng niềm hạnh phúc trong họ đến với mọi người thay vì giới hạn nó. Thái độ này giúp bạn trau dồi cho mình một tâm hồi phóng khoáng và thư thái, kèm theo đó là sự tự tin, minh mẫn để giải quyết mọi trở ngại, mọi thách thức trong cuộc sống, giúp bạn thoát ra được “vòng an toàn” của mình và thách thức mình ở một tầm cao mới.

3. Mục tiêu duy nhất trong đời là sống và được sống cuộc đời mà họ muốn

Họ rất cương quyết trong những mục tiêu mà họ thật sự muốn đạt và nỗ lực hết mình để biến ước mơ của họ thành sự thật. Họ luôn khai phá những dự định, mục tiêu mới trong tâm trí mình như những trái bom hẹn giờ và chính họ là kẻ dựt dây và phát nổ nó để tạo nên vết cắt in hằn trong tâm trí của vũ trụ.

4. Hiểu rõ những gì mình làm

“Lý do mạnh mẽ nhất làm ta bỏ cuộc không phải là khó khăn hay thất bại, mà là ta không thấy được ý nghĩa của việc mình làm.”- Nguyễn Huỳnh Nhất Bảo

Chúng ta phải nhận thức rõ ràng về những ham muốn hay tiếng nói bên trong mình trên phương diện tự do và không xét đoán. Sở thích này có thể là xấu với người này nhưng lại tốt với người kia, phù hợp với người bệnh những lại không hiệu quả đối với người bình thường… Nó phụ thuộc vào thái độ của bạn với tất cả những ý nghĩ có bên trong mình.

Để nhận thức rõ ràng nhất có thể cần được thúc đẩy qua các hoạt động thường ngày như viết nhật ký, thiền định hay lắng nghe từ những người có kinh nghiệm…

5. Họ không chỉ mơ, họ còn làm thơ trên chính tuyệt tác của họ

Và chính bạn là người cầm cọ vẽ để phát họa nó thay vì cứ lý tưởng ảo trong ước mơ của mình. Thay vì cứ tuyệt đối hóa về độ hoàn hảo trong những ước mơ bạn hằng ao ước, họ sẽ nỗ lực mỗi ngày, mỗi giờ bằng hành động, Quên hết những rào cản về tốn thời gian hay năng suất công việc bạn làm không tốt đi chăng nữa! Dù bạn phải bỏ việc bạn cảm thấy chán nản, bỏ hẳn đi một mối quan hệ ngoài quán trà chanh “chém gió” để khởi nghiệp với những người tham vọng và cùng chí hướng.

Hơn hết, họ hiểu được giá trị về việc đầu tư cho chính mình về tri thức lẫn kiến thức sẽ giúp họ có một tầm nhìn mới và nhiều thứ khác. Rào cản lớn nhất trên con đường của họ là lòng can đảm để vượt qua những hạnh phúc tạm thời mà nhiều người khác nghĩ rằng họ đã thành công. Họ phải trao dồi về khả năng lắng nghe, lắng nghe mọi thứ, từ bên trong ra tới lẫn bên ngoài và dùng trực giác của mình thúc đẩy ý nghĩ của họ bằng những hành động cụ thể.

6. Họ tin rằng mình xứng đáng đạt được điều tuyệt vời nhất

Họ hy vọng và tin rằng mọi thứ mà họ muốn nó xảy ra sẽ xảy ra theo cách họ muốn. Họ tin mình xứng đáng hơn, về những điều họ cho lẫn họ nhận được từ người mình yêu thương. Họ xem sự xứng đáng hay bất kỳ thành quả nào trong cuộc đời như một món quà xổ số mỗi ngày và chính họ là kẻ chiến thắng trong cuộc chơi đó. Điều kỳ lạ dù họ có thất bại hay kiệt quệ về mọi mặt, họ vẫn tin rằng họ sẽ xứng đáng với những điều tuyệt vời nhất mặc dù họ chả có câu trả lời rõ ràng nào về những điều ngày mai sẽ đến với họ.

7. Họ hiểu rõ những gì mình đang có

Thứ duy nhất họ có quyền so sánh, điều duy nhất họ cần phải vượt qua, kẻ thù duy nhất họ cần phải tiêu diệt là bản thân họ, không ai kể cả bạn có quyền thay đổi quy luật này, chống lại nó, nó sẽ chống lại bạn. Khi hiểu rõ điều đó, cùng với đam mê của mình, họ sẽ không ngần ngại hay có cảm giác tội lỗi về những điều mà họ muốn. Thực ra họ hiểu rằng thành công của mình phụ thuộc vào nhiều yếu tố và người khác nữa, điều đó tạo nên cá tính riêng cho bản thân họ đồng thời và là cách tốt nhất và vững bền nhất để có được sự tôn trọng từ người khác.

8. Họ tạo ra luật chơi cho cuộc chơi của chính họ

Như Lục Phong – thành viên của THĐP đã sưu tầm trong bài viết “Tư duy tầm nhìn mới” trong sách “Sinh Ra Để Làm Gì” của anh ấy, bạn làm chủ kiến thức là một chuyện, bạn sáng tạo ra kiến thức mới lại là một chuyện khác. Thay vì cứ gò bó mình bởi những vỡ diễn để phù hợp với định kiến hay quy chế của một xã hội. Họ quyết định truy tìm đam mê thay vì nghĩ rằng đam mê sẽ tìm đến mình, họ làm chủ cuộc chơi thay vì nghĩ rằng cuộc chơi sẽ cho mình làm chủ. Bạn sẽ tự do trong quyền thiết kế số phận của chính mình khi bạn nắm rõ và có thói quen này.

9. Họ học cách sống với bất công thay vì chống lại nó

Luôn có câu trả lời về những bất công trong cuộc sống này và nó chỉ mang tính tương đối vì chả có thứ gì trên đời này là tuyệt đối cả. Trích dẫn một ý mà tôi giác ngộ được cũng từ bài sưu tầm của Lục Phong. “Thay vì bắt thế giới phải thay đổi để chúng ta hạnh phúc – thứ hạnh phúc tạm thời chớp có rồi tắt bằng việc kiểm soát mọi thứ, phán xét mọi thứ ta không có hay thỏa mãn với mọi thứ mà ta có hay bất kỳ điều gì đi chăng nữa. Bạn cũng không thể thay đổi những điều ngoại cảnh đó, thay đổi thế giới này, thế giới không quan tâm bạn.”

Người thành công nhận thức rõ họ sẽ không bao giờ đạt đến đích cho đến khi nào họ tiến về phía trước dù biết mọi bất công đang chống lại họ.

10. Họ luôn có hình mẫu để theo đuổi, có thầy để học và có bạn để sẻ chia

Con đường đến hạnh phúc đều trải đầy khổ đau và vết cắt, điều đó không thể thay đổi, người thầy như cây đuốc soi sáng con đường cho bạn, giúp bạn chinh phục nó hiệu quả hơn, tránh những Cỏ dại “tiêu cực” luôn mọc đầy trên đường bạn đi, dù bạn cố gắng nhổ nó lên thì nó vẫn xù xì bám rễ lại đó, để xẹo lại đó và vẫn “đâm trồi nảy lộc”. Thay vì thế, hình mẫu và bạn bè của bạn sẽ ủng hộ và giúp đỡ bạn chiêm ngưỡng được những “kiệt tác” của thiên nhiên, nét đẹp của tạo hóa và chính bạn là người làm vườn có quyền quyết định chăm sóc và phát triển nó hay bạn sẽ lười biếng để nó héo quạnh từng ngày, để cỏ dại lấn át đi nó. Mọi thứ ở trên không thể thay đổi nếu như chính bạn không chịu bước đi. It depends all on you and only you.

Don’t limit your challenges, challenge your limits.

 

Hoàng Khôi
15/07/2014

Cầm bút trút giận

Featured Image: Claire Massey

 

Lòng người ngổn ngang. Không biết theo thời gian cuộc đời rồi có biến con người trở về với tổ tiên loài thú hay không mà sống bạc với nhau đến thế. Cũng chẳng trách được, ở cái xã hội này người ta màng tới quyền lợi chứ nhân nghĩa là cái quái gì đâu, suy cho cùng ác sống lâu, thiện chết trẻ, làm ăn thất đức nhanh giàu, người cần cù thì khó tứ bề gian lao, thật thà bị cho là ngu ngốc, xảo trá lại được trọng dụng… Nhận thức của người ta đã như thế rồi có bố bảo cũng không nghe nữa là mình. Thảm hại nhất đó là lòng thương cảm được thay thế bằng việc xã hội ngoài kia nói rằng bạn cũng ngu lắm nên mới thế, đúng là thảm kịch.

Có những điều tưởng chừng như chỉ xuất hiện trong phim, thế mà một ngày xấu trời lại đổ bụp xuống đầu bạn, bạn tự hỏi tại sao người đó lại có thể khốn nạn y phim? Tự hỏi một ngày nào đó, một giây phút nào đó trong cuộc đời liệu người đó có tự nhận thức được hành vi của mình hay không?

“Nhân chi sơ, tính bổn thiện.”

Nói chung tôi vẫn hy vọng và tin tưởng dù có trải qua điều gì đi chăng nữa, ở một góc nào đó sâu thẳm trong tâm hồn, người đó ít nhiều vẫn còn giữ lại một chút thiện. Ừ, đó có lẽ là cái ngu lớn nhất của tôi nhưng đến phút cuối tôi vẫn cố hữu giữ cái ngu ấy cho riêng mình, mà không làm phương hại tới ai. Nghĩ giản đơn hơn, tôi không làm điều ác, thì sao tôi phải bận tâm lo lắng cho kẻ làm điều ác? Thôi thì hãy cứ an nhiên mà sống giữa cõi đời góc cạnh.

Hãy tưởng tượng thế này nhé, bạn đang có tất cả nhưng rồi có người đến và lấy đi tất cả của bạn, đẩy bạn vào bước đường cùng, tất thảy đều bàng quang với những oan tình của bạn, họ biết thậm chí là biết rất rõ nhưng họ làm ngơ hết. Bạn nghĩ sao?

Bạn sẽ được gì nếu bạn không làm gì? Trả thù? Đòi công bằng? Hay là ngồi chờ đợi nhân quả bảo ứng? Làm gì thì làm nhưng hãy nhớ “tâm loạn thì trí loạn, tâm khinh thì thất sách”, và quan trong hơn hết thảy là phải dùng nhân nghĩa để thắng hung tàn. Cái nghiệp của bạn như thế nào là do bạn quyết định.

“Mọi người đối xử với bạn như thế nào là cái nghiệp của họ, bạn đối xử lại như thế nào là cái nghiệp của bạn.” – Tiến sỹ Wayne Dyer

Đó là câu nói tôi luôn trăn trở, thật ra phải sống sao mới đúng?

Có đôi lần trong đời tôi cảm thấy bất an trước xã hội, cảm thấy lung lay, một chút gì đó muốn thay đổi. Nhưng suy nghĩ nhiều hơn, sâu hơn thì thấy luật nhân quả lúc nào cũng đúng. Có thể ngày hôm nay vì việc làm bất chính mà bạn có được cái này hay cái kia, và dù cho sự việc ko bị phát giác trong suốt quãng đời còn lại thì bạn cũng coi như đã chết, bởi sau đó bạn luôn phải sống trong lo sợ. “Hùm giết người hùm ngủ, người giết người thức đủ năm canh.” Việc sống trong nỗi bất an đối với tôi còn tồi tệ hơn cả cái chết.

Đừng nghĩ rằng hạt cát sao có thể thay đổi được sa mạc. Xã hội chính là mảnh ghép nhận thức của cá nhân mỗi người, nếu xã hội này đen kịt thì bạn vẫn có quyền tự hào mình là một điểm sáng. Vạn vật đều có nguyên do của nó, cùng lắm thì hãy nghĩ rằng “qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai” và hy vọng điều tốt đẹp sẽ tới vào ngày mai. Cuộc sống cứ xoay vần như thế, còn cuộc đời thì luân hồi chuyển kiếp, bạn không đủ thời gian để đua đòi với cuộc đời đâu, bạn chỉ sống một lần, nên hãy sống sao cho tốt.

Mỗi lần tím tái mặt mũi vì một thứ gì đó, như bản năng, tôi lại cầm bút và trút giận,tôi viết suy nghĩ, viết tất cả những gì có thể, không theo bất cứ nguyên tắc nào cả. Có khi là một câu chuyện, có khi là văn chửi, có khi lại là một lá đơn tố cáo… để rồi sau mỗi bài viết tôi có thể hiểu sâu sắc hơn vấn đề mình đang gặp phải, cô đọng lại vài cái gạch đầu dòng để biết rằng mình cần phải làm gì, rồi vài cái gạch đầu dòng nữa cho những gì được và mất nếu mình làm điều đó. Thật lạ là sau đó thường là một câu kết kiểu nghĩ cho kẻ ác, thế là xong. Khắc khoải, mãi miết, suy nghĩ, để rồi, rằng thì là mà… cho qua.

Tôi, kể cũng lạ!

 

Thảo Bé