24 C
Nha Trang
Thứ bảy, 2 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 203

Thay đổi đi em…

Featured Image: Richard Gaston

 

Thay đổi đi em, vì em cần phải thể
Vì cuộc đời vẫn thay đổi từng phút giây
Vì thế giới vẫn thay đổi từng ngày
Và vì em đang sống ở cuộc đời, em ạ…

Em có nhớ bà vẫn kể rẳng ngày xưa bà khổ quá
Vất vả cả đời, chẳng kiếm đủ miếng ăn?
Em bây giờ nằm nệm ấm giường êm
Khác ngày xưa, bà phải quấn rơm nằm để đủ ấm?

Em hãy thay đổi con người em, em nhé…
Nghĩ khác đi một chút, chỉ một chút thôi em
Em sẽ thấy tất cả đều sẽ tốt đẹp hơn
“Cuộc sống được tạo nên bởi suy nghĩ...

Chỉ sống được một lần, nên em đừng rầu rĩ
Bởi cuộc sống có nhiều lựa chọn lắm em ơi
Ngẩng đầu lên, nhìn về phía mặt trời
Em sẽ thấy nụ cười em thật đẹp…

Thay đổi đi em, một chút thôi em nhé
Đủ để em thấy cuộc đời này đẹp hơn
Đủ để em quên đi những nỗi buồn
Đủ để em thêm yêu cuộc sống…

Thay đổi đi em, một chút thôi, em nhé
Nhưng xin em, em đừng đổi thay…

 

Một Đời Quét Rác

Phút chợt nhận ra

Featured Image: Bùi Phương Linh

 

Có những lúc thảnh thơi ngắm mặt trời

Thênh thang ngắm đời giữa chơi vơi

Sắc đỏ, sắc vàng quyện xanh mới

Cảnh vẫn đẹp, vẫn đậm, vẫn bình yên

Ấy vậy nhưng…

Xao xuyến bên trong một cảm giác mơ hồ

Muốn sáng tỏ, nổ tung và thật rõ

Cảm xúc ư hay viển vông bỏ ngỏ?

Tự huyễn hoặc hay lý trí mang đi

Nghĩ tỉ ti…

Để nhìn lại cho kỹ

Yêu thôi đấy chỉ dành cho riêng mình

Thêm chút tình nhẹ nhàng để tô vẽ

Người cũ, vật cổ giữ lại trong nỗi nhớ

Đừng chờ nhé vô vọng vẫn hoài công

Sống thôi…

Đơn giản cùng vòng xoáy những bộn bề

Xê đi dịch lại vẫn chỉ cùng một tâm

Ầm ầm cuốn dòng chảy của tuổi trẻ

Sáng tạo đi, mạnh mẽ chọn bước chân

Cuộc đời mà

Đâu phải chỉ…

Lối mòn những con đường vạch sẵn

Lớn hơn rồi hiểu hơn về ngã rẽ

Là lựa chọn sẽ buộc phải đưa ra

Lưỡng lự, phân vân rồi dừng lại chút nhé

Lao một đường rồi dũng cảm tin đi

Lại yêu, để sống trọn giá trị

Làm nên phút giây của những “điều kỳ vĩ”!

 

Bùi Phương Linh

Dân chủ không phải là tự do – Một số trích dẫn phản đối dân chủ (democracy)

Featured image: Romuva
  • “Dân chủ không có liên quan gì tới tự do. Dân chủ là một mức độ nhẹ của chủ nghĩa cộng sản.” — Tiến sĩ Hans-Hermann Hoppe
  • “Dân chủ? Tôi chả muốn một cái hệ thống vận hành dựa trên tiền đề rằng các quyền của tôi không tồn tại đơn giản chỉ vì tôi là thiểu số.” — R. Lee Wrights
  • “Người ta ngu tới nỗi không thể quản lý được chính họ, nhưng bỗng nhiên có đủ thông minh để bầu ra một nhóm người để cai trị tất cả.” – Khuyết danh
  • “Đa số bị áp bức cũng chẳng khác gì nhiều thiểu số bị áp bức.” – Khuyết danh
  • “Lý lẽ thuyết phục nhất để phản đối dân chủ chính là 5 phút nói chuyện với một cử tri bình thường.” – Winston Churchill (cố thủ tướng Anh)
  • “Dân chủ là một niềm tin đáng thương hại vào trí tuệ tập thể của sự vô minh cá thể. Không ai trên đời này, theo như tôi biết–và tôi đã tra cứu rất nhiều tài liệu trong nhiều năm trời, thậm chí còn thuê thêm người giúp mình–từng mất tiền chỉ vì đánh giá thấp trí thông minh của đám đông.” – Henry Louis “H. L.” Mencken
  • “Dân chủ không phải là tự do. Dân chủ là hai con sói và một con cừu bầu xem trưa nay ăn gì. Tự do đến từ việc nhận thức được rằng có một số quyền không thể bị tước đi, thậm chí là với 99% phiếu bầu.”  ― Marvin Simkin
  • “Dân chủ chỉ đơn giản là ‘the bludgeoning’ (sự bị đập bằng dùi cui) của nhân dân, bởi nhân dân, và vì nhân dân.” – Oscar Wilde

(Nguyễn Hoàng Huy dịch)

Cộng đồng và hội đồng

Featured Image: Stephen McGrath

 

Cứ nhắc tới Việt Nam là nhắc tới hai từ cộng đồng, với ý nói đến sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Và văn hóa Việt Nam là văn hóa cộng đồng. Điều đó được nhắc đến như một nét đẹp mà người Việt tự hào với thế giới.

Thế nhưng, thời gian gần đây cụm từ “cộng đồng” đang hẹp dần đất sống, khi mà một cụm từ khác, cũng na ná khi phát âm như nghe đắng hơn bao giờ hết: Hội đồng.

“Hội đồng” của tôi muốn đề cập bắt đầu từ những trang báo:

Trộm chó tại XYZ bị đánh hội đồng đến chết, người dân cả xã “hội đồng” đốt xe máy, rồi “hội đồng” ký vào biên bản nhận đã đánh chết.

Và mới đây, khi đang gõ những dòng này là tít bài báo “nam thanh niên trộm xe máy bị lột truồng, đánh hội đồng”. Theo đó, Liên quan tới vụ việc, trước đó ngày 31.7, một nam thanh niên đang thực hiện hành vi trộm xe máy tại khu vực xã Hà Vỹ thuộc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, thì bị người dân bắt quả tang.

Vì quá bực tức, nhiều người đã vây nam thanh niên này rồi lột hết quần áo, đánh hội đồng đến trọng thương. Được biết, người dân sau khi lột truồng, đánh hội đồng nam thanh niên trộm xe đến trọng thương, đã dùng điện thoại ghi lại hình ảnh này và tung lên mạng.(Theo Báo Thanh Niên ngày 1.8.2014)

Chữ “hội đồng” ở đây sao mà xót xa thế! Cũng “cộng đồng người” đó thôi nhưng khi đứng trước một thách thức họ bỗng biến thành “hội đồng” – tức là làm một cách vô thức, hùa theo, đối xử chính với thành viên của “cộng đồng lớn” một cách nhẫn tâm.

Tôi chắc chắn rằng, nếu chỉ một người khi bắt được tên trộm kia (dù là trộm gì) thì không nghĩ tới việc đánh chết, lột truồng đâu. Mà khi có cả một đám đông hỗn loạn (giờ không còn là cộng đồng đúng nghĩa nữa) thì một người mười ý, một ý nếu ra được tung hô, rồi mỗi người một cú đá, một cú đấm đã biến “cộng đồng” thành “hội đồng” tàn nhẫn.

Chắc chắn sẽ có người cho rằng những tên trộm kia đáng bị đối xử như thế. Và cảm giác tức giận, căm phẫn là điều tất yêu. Rồi bạn lại quay lại với câu chuyện 3 thanh niên phải bỏ mạng khi truy đuổi những tên trộm chó. Và tụi trộm đáng chết, đáng bị đánh hội đồng. Tất nhiên, trong “hội đồng” đó có những kẻ “nổi bật”, có những kẻ chỉ hô to mà không làm, chỉ tội những người “sân si” và hùa theo những người khác để diễn lại những trò kiểu tra tấn thời trung cổ. Vô tình mang tội ác vào mình!

Chúng ta đã quên chúng ta là một cộng đồng người! Một cộng đồng cần đoàn kết chứ không phải kết bè. Một cộng đồng tương trợ nhau làm ăn, sinh sống chưa không phải hỗ trợ nhau đánh chết một thành viên trong cộng đồng của mình!

“Mạng người và mạng chó”- “Mạng người và cái xe”, tôi không thể để hai khái niệm đó ngang hàng nhau được. Chắc chắn mạng người sẽ quý hơn bất kỳ thứ nào khác, chúng ta biết trân trọng tấm thân mình vậy thì xin hãy chừa cho sinh mạng người khác một con đường sống!

Bởi thế, nên mỗi lần đọc báo tôi lại cứ ngờ ngợ sợ hai từ “hội đồng”. Tôi cứ sợ sau hai từ ấy là cả một bè phái đầy sân si, chỉ biết trút giận dữ vào một cá thể.

Người ta đang hướng tới việc sẽ có luật cho trộm chó, tôi nghĩ là cần thiết. Trộm là xấu, cần có luật mới xử tội được. Nhưng, cũng rất cần một luật cho “hội đồng” kia. Khi mà giờ đây, cái suy nghĩ “đánh hội đồng” sẽ không xử phạt được đang dần dần ăn sâu vào nhiều người. Sẽ quá nguy hiểm nếu mỗi lần bắt trộm, “suy nghĩ hội đồng” kia lại “phát huy”, khi đó cộng đồng mà người Việt tự hào sẽ chẳng còn nữa!

 

 

Những người hoàn hảo và những kẻ thất bại?

Featured Image: Wikipedia Commons

 

Chào bạn. Điều gì đã khiến bạn click và vào đây và đọc bài viết này của tôi. Tôi không thể biết được điều đó. Nhưng nếu bạn là một người thành công, đang sống rất vui vẻ và hạnh phúc thì tôi khuyên bạn hãy đưa con trỏ chuột vào dấu X và click ngay. Tôi không muốn làm mất thời gian của bạn. Còn nếu bạn là một người đang gặp thất bại và đang muốn tìm phương pháp để trở thành một người thành công, thì bạn cũng nên tìm cái dấu đỏ mà ấn ngay trước khi tôi làm bạn thất vọng.

Ở bài viết này tôi chỉ muốn chia sẻ với bạn về sự giống và khác nhau giữa những người thành công và kẻ thất bại là như thế nào. Và vì sao, một số bộ phận trong chúng ta luôn luôn cảm thấy không bằng lòng với cuộc sống. Rất có thể sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ tìm thấy sự đồng cảm và thoải mái hơn với chính mình.

Có thể bạn không xa lạ gì với những cuốn sách “Hạt Giống Tâm Hồn”, những câu chuyện mang tính truyền cảm hứng. Họ có thể là những doanh nhân, những nhà chính trị, những nhà khoa học, hay những người gặp phải hoàn cảnh khó khăn như Nick Vujicic. Tất cả bọn họ đều là những người đã thành công trong cuộc sống, lời nói của họ giá cả ngàn vàng, đáng để mọi người lắng nghe, suy ngẫm và học hỏi. Nhưng còn tôi, tôi là ai mà muốn làm mất thì giờ của bạn? Có lẽ tôi nên giới thiệu sơ lược về bản thân, để bạn quyết định là có đọc nó hay không, vì bài viết này sẽ tương đối dài.

Tôi là một người sinh ra và lớn lên tại một nơi mà xung quanh là màu xanh của lá, phía xa xa là đường trải nhựa và vài ba ngôi nhà cao tầng. Và đặc biệt là tất cả những nhà vệ sinh công cộng khi tôi bước vào đều phải nín thở và ngửa mặt lên trời, nhưng như thế là vẫn còn may khi chưa phải nhịn cho tới khi về nhà. Và có lẽ cũng chính vì thế nên tôi có sở thích là “ấy bậy”. Vâng! Tôi là người Việt Nam. Một người Việt Nam bình thường nhất.

Rất cảm ơn nếu như bạn đã đọc đến đây. Và nếu bạn vẫn tò mò thì ta tiếp tục chứ? Ok! Tôi xin bắt đầu. Sẽ thú vị đấy. Để bắt đầu, tôi xin kể cho các bạn nghe một câu chuyện “xuýt” có thật. Bởi nó chỉ có thể xảy ra trong trí tưởng tượng của những kẻ mộng mơ. Và câu chuyện mang tên “Người Hoàn Hảo”

Mẫu truyện ngắn: Người hoàn hảo

Có một cô gái, từ khi sinh ra đã luôn mong muốn có cho mình được một cuộc sống tốt đẹp nhất. Cô muốn sau này sẽ có một công việc ổn định, một ngôi nhà thật đẹp, một người chồng lý tưởng, và những đứa con thật ngoan. Và thời gian cứ thế lặng lẽ trôi đi trong sự cố gắng không ngừng nghỉ. Cuối cùng cô cũng nhận được sự đền đáp xứng đáng. Cô sống trong một ngôi nhà tiện nghi với người bạn đời mà cô yêu thương cùng hai thiên thần bé nhỏ. Nhưng có một điều dường như quá mâu thuẫn xảy đến với cô, là sau tất cả những điều tuyệt vời đó, vào mỗi sáng thức dậy, điều chào đón cô đầu tiên lại là những lo toan. Liệu có phải vì những đứa con hay người bạn đời vẫn đôi khi làm cô thấy buồn, hay vì vẫn có những ngày tồi tệ xảy đến với cô trong công việc. Không biết nữa, nhưng chưa bao giờ cô cảm thấy thật sự an tâm với cuộc sống mà cô đang mang, mọi thứ với cô dường như quá mong manh, để cô có thể đặt niềm tin vào những gì mà cô đang có.

Và rồi bỗng nhiên điều kỳ diệu xảy đến với cô như một phép màu. Mọi thứ đã thay đổi chỉ sau một đêm. Cô tỉnh dậy, bước xuống lầu và thấy bàn ăn đã tỏa khói nghi ngút chờ đón, cô cảm thấy hết sức kỳ lạ, hơn là sự bất ngờ trong vui sướng. Cô vội vàng bước sang phòng khách, lúc này cô không còn tin vào mắt mình nữa. Mọi thứ đều sang bóng và mới tinh. Một bộ salong kiểu Pháp, một chiếc tivi thật lớn, rèm cửa mới và chùm đèn trần lộng lẫy. Tất cả mọi thứ mà cô vẫn mong muốn có được đều hiện hữu trước mắt. Bỗng dưng, một người đàn ông to lớn, khôi ngô bước tới và gọi tên cô thân mật như đôi khi chồng cô vẫn gọi, nhưng đó không phải là chồng cô, mà là một người hoàn toàn xa lạ. Cô hốt hoảng bỏ chạy xuống cửa sau vì nghĩ mình đang thực sự gặp nguy hiểm.

Và trong cái tình cảnh dở khóc, dở cười đó, đột nhiên xuất hiện hai đứa trẻ xa lạ chạy tới ôm chầm lấy cô và nói: “Chào buổi sáng mẹ yêu.” Lúc này cô thật sự cảm thấy mình như đang phát điên lên và tự hỏi, liệu đây có phải là một cơn ác mộng hay không, xin hãy cho tôi được tỉnh lại. Nhưng không! Cô chưa kịp hiểu điều gì đang diễn ra thì “BÙM” cô biến mất và một người phụ nữ hoàn toàn mới thay thế cô trong vai diễn cuộc đời. Và đương nhiên người đó giống như những gì mà cô chờ mong, một người hoàn hảo. Chỉ có điều người đó không phải là cô mà thôi. Nhưng từ lúc này, cô sẽ chẳng phải lo toan điều gì nữa.

Bạn đã cảm thấy bằng lòng với cuộc sống của mình chưa?

Câu chuyện vừa rồi liệu có khiến bạn cảm thấy thú vị không? Tôi mong rằng là có. Thực ra thì câu chuyện đó tôi lấy cảm hứng từ tập 13, trong bộ phim truyền hình Mỹ “Miền Ảo Ảnh – The Twilight Zone” bạn có thể xem nó nếu như bạn thấy tò mò, tôi thấy bộ phim đó thực sự rất thú vị và mang nhiều ý nghĩa. Qua câu chuyện vừa kể trên, tôi muốn đề cập tới một khía cạnh của con người rằng:

Có đôi khi, ta luôn cảm thấy không bằng lòng với bản thân mình và rồi quay sang không bằng lòng cả với những người khác. Từ đó, ta luôn tìm cách áp đặt lối suy nghĩ của mình lên người khác và cho rằng đó là chân lý, hay ít nhất thì đó là sự lựa chọn tốt nhất có thể. Và rồi, ta lao vào một cuộc phân bua tranh giành đúng sai mà dường như chẳng có hồi kết, bởi bên nào cũng có những luận điểm rất đáng để suy xét và rồi họ phải kết thúc mọi thứ bằng một cuộc chiến để xem ai là kẻ mạnh.

Làm thế nào để ta có thể sống vui tươi, yêu chính bản thân mình và làm bạn với mọi người? Đây là điều mà tôi muốn chia sẻ trong bài viết này. Mong rằng nó sẽ mang đến cho bạn một quan điểm thú vị, một quan điểm sống không mới lạ, nhưng tôi sẽ thể hiện lại nó bằng ngòi bút của tôi. Tôi sẽ bắt đầu phần hai của bài viết với một câu chuyện của chính mình. Và nếu như câu chuyện trước, tôi đã không làm mất lòng bạn. Thì ở câu chuyện này, tôi sẽ làm bạn phải thất vọng rồi. Vì nó viết về cuộc đời của tôi, một cuộc đời nhàm chán và chẳng có gì thú vị. Nhưng bạn yên tâm tôi sẽ kết thúc nó nhanh nhất có thể.

Chuyện đời tôi

Có lẽ tôi cũng giống như bạn. Nếu biết tự an ủi, thì phải nói là tôi còn rất trẻ. Mọi điều tốt đẹp đều đang chờ đón tôi ở phía trước, nếu như tôi biết cố gắng ở hiện tại. Nhưng cứ mỗi khi nghĩ về quá khứ, thì tôi chẳng có chút tự tin nào, vì ở đó chẳng có gì ngoài những thất bại. Nhưng với bản năng của một thằng đàn ông, tôi không cho phép mình chịu bỏ cuộc như vậy. Tôi cố gắng thay đổi bản thân với suy nghĩ ta có thể làm được mọi chuyện nếu có quyết tâm cao.

Và rồi thì thành quả cũng tới, từ một thằng chán đời, bỏ bê chuyện học, suốt ngày chỉ đú đởn mấy trò vớ vẩn. Tôi cũng dần trở nên bớt ngu đi một tí. Và đương nhiên điều đó là quá ít để khiến tôi thỏa mãn, tôi muốn mình phải xóa sạch đi con người trước kia và hoàn toàn là một con người mới. Tôi tìm tới những cuốn sách hạt giống tâm hồn, và thật tuyệt vời, sau khi đọc nó, tôi có cảm giác như mình được bơm vào một liều doping, nó khiến tôi cảm thấy sung mãn và tràn đầy sinh khí, như có thể vô địch “tua đờ phăng” 7 lần vậy.

Nhưng mà hơi xui, thực sự thì nó chỉ khiến tôi bị ảo tưởng sức mạnh thôi. Tôi vẫn sống trong cái vòng tròn đó mà chẳng thể nào thoát ra. Cứ thất bại rồi lại quyết tâm, thất bại rồi lại quyết tâm với niềm tin vào câu chuyện “Thomas Edison thành công sau 2000 lần thử nghiệm”. Chưa bao giờ tôi thấy mình được thỏa mãn. Và sau 2 năm ròng rã cố gắng, tôi vẫn đang ở vạch xuất phát, mặc dù vào mỗi sáng tôi vẫn cố gắng nhớ đến mục tiêu và động lực của mình để ngủ thêm ít phút. Và từng ngày trôi qua, công việc mà tôi yêu thích là gạch chéo vào tờ lịch mà tôi tự lập ra, để biết mình vừa vượt qua một ngày dài, cuộc sống nội tâm của tôi giống như một kẻ đang nằm sau song sắt với công việc hằng ngày là bóc lịch và gặm nhấm những sai lầm để sống.

Và bây giờ thì cũng đã tới ngày mãn hạn. Từ giờ tôi được tự do để thẳng thắn trả lời với mình là vì sao tôi cứ mãi thất bại như vậy, thay vì câu trả lời “tôi chưa đủ kiên trì và quyết tâm”. Hai thứ đó tôi hoàn toàn có ở một mức độ nào đó, ví dụ như việc tôi bắt đầu buổi tập chạy đầu tiên với một vòng hồ gần khu tôi sống là khoảng 1,7 cây số, và sau khi chạy xong tôi thấy mình như đứt hơi, hoa mắt, chóng mắt, cái cái cảm như chuẩn bị đi chết được, nhưng vượt qua nó tôi lại thấy vui, và sau đó 3 tháng tôi chạy được 5 vòng tức bằng khoảng 8 cây số liên tục trong 53 phút mà thấy vẫn chưa xi nhê như lần đầu tiên. Đó là một thành công nho nhỏ với một thằng nghiện thuốc lá 7 năm và lười vận động như tôi. Còn một số thứ nữa, nhưng mà cũng toàn là những thứ vớ vẩn thôi, tôi chẳng muốn chém thêm làm gì, như thế là mát lắm rồi cho một ngày hè nóng bức. Quay trở lại với câu hỏi vì sao tôi thất bại?

I: Vì sao tôi thất bại?

Vì sao tôi thất bại? Bạn có muốn cho những kẻ thất bại có quyền sống?

Có 2 nguyên nhân khiến tôi không thể thành công, đây cũng là hai đặc tính cơ bản của những người thất bại trong cuộc sống. Tôi sẽ đưa ra đặc tính của cả hai loại thành công và thất bại để tiện cho việc so sánh về sau.

– Đặc tính của kẻ thất bại:

  1. Lười
  2. Chỉ làm việc bằng lòng quyết tâm và ý chí

– Đặc tính của nguời thành công:

  1. Chăm chỉ
  2. Luôn làm việc bằng sự ham thích (đam mê) và lòng quyết tâm.

Cách để kẻ thất bại trở thành người thành công

Chắc hẳn khi đọc tới đây, bạn sẽ có những khúc mắc và bắt đầu cảm thấy không đồng tình với tôi. Nhưng bạn cứ bình tĩnh và nhấp một tách trà, từ từ tôi sẽ giải thích kỹ thêm.

Việc kẻ thất bại có thể khắc phục để trở thành người thành công là không thể. Nhưng tại sao tiêu đề nhỏ kia mà tôi đề ra lại hứa hẹn đến vậy à? Vì ở trong kẻ thất bại cũng có 2 thể dạng chứ không chỉ đơn thuần là 1. Vậy tôi sẽ đưa ra 2 dạng này để bạn trắc nghiệm xem mình thuộc dạng nào nhé. Nhưng khi chọn được cho mình loại thích hợp mà kết quả vẫn không được khả quan thì bạn cũng đừng vội buồn nhé. Vì bài viết vẫn chưa đến hồi ngã ngũ ngay đâu.

Trước khi đi tới 2 dạng người luôn gặp thất bại, thì tôi muốn xác định xem như thế nào thì mới được coi là người thành công. Tôi sẽ đưa ra 5 cấp độ mà xã hội hiện thời công nhận.

Năm cấp độ giảm dần từ thành công xuống thất bại

  • Bậc thần đồng: Bậc này thì cực hiếm, họ sẽ tạo ra sự đột phá cho thế giới trong cuộc đời họ, khoảng trăm năm mới có 1 người thôi.
  • Bậc đại nhân: Bậc này cũng cực hiếm, cũng sẽ là người đứng đầu nhưng nếu cùng thời với thần đồng thì sẽ có thể là người phò tá hoặc là kẻ thù của thần đồng.
  • Bậc kẻ sĩ: Bậc này thì thời nào cũng có, thường thì họ sẽ giữ những chức quan to, tướng mạo đầy đặn, tai to mặt lớn.
  • Bậc thảo dân: Họ là những người hiền lành, chất phác, họ cũng có thể kiếm cho mình một chức quan be bé cấp xã cấp, phường nếu biết căn cơ tiểu tiết.
  • Bậc cặn bã: Loại bậc này thì bạn cứ dành cái gì tồi tệ nhất cho nó đều được, đây chính là cấp độ thất bại toàn phần luôn đấy.

Hai loại của dạng người thất bại

  1. Loại không thể cải tạo: Loại này thì đơn giản là họ chỉ có một đặc tính duy nhất là lười, còn đặc tính làm việc bằng quyết tâm và ý chí thì họ không có. Họ là những kẻ lười nhác một cách thuần khiết. Vậy nên họ không thể cải tạo. Và sẽ rơi vào bậc 5.
  2. Loại có thể cải tạo: Loại này thì do họ không có một mục đích sống rõ ràng, cùng với việc họ chỉ đơn thuần là làm công việc mà họ cần làm để duy trì cuộc sống. Loại này hoàn toàn có thể cải tạo, thường thì thể dạng này nếu “thiên thời địa lợi nhân hòa” thì có thể sẽ vươn lên được vị trí số 3 trong bảng xếp hạng top Zing đấy.

Tôi xin kết thúc trò bói toán và xem tướng số, mong là bạn cảm thấy thú vị và chọn ra được loại thích hợp với mình.

Quay trở lại với sự khác và giống nhau giữa người thành công và kẻ thất bại. Về người thành công, thì chắc tạm thời bạn không còn khúc mắc gì nữa đúng không, nhưng những kẻ thất bại thì tôi xin phân tích sâu hơn.

Vì bài viết đã tương đối dài nên tôi sẽ đi ngắn gọn. Vì vậy tôi sẽ không thể tránh được sự phân tích theo lối chụp mũ, mong các thính giả nghe đài góp ý thêm nếu bạn cảm thấy như vậy.

Hai đặc tính của kẻ thất bại

  1. Lười: Thứ nhất là từ bé những người này đã quen với việc học vì được bảo phải học và phải được sự kèm cặp của người lớn mới chịu học, nên khả năng tự học kém. Nên việc ngồi vào bàn học là thấy buồn ngủ nó đã trở thành phản xạ gần như tự nhiên, do được hình thành từ rất sớm. Việc cố gắng để ngồi vào bàn học đôi khi nó khó khăn như việc chuẩn bị thắt cổ tự tử vậy. Học giống như một việc nguy hiểm khiến bản năng sinh tồn chống lại nó bằng mọi giá, và cơn buồn ngủ là phương pháp hữu hiệu. Việc bản năng này được hình thành từ cả 2 thuộc tính “Tiên thiên” và “Ngoại lực” tác động, nên chỉ có thể cạo đầu bôi vôi, đắc đạo thành “Phật” thì mới có thể trừ giải được nạn kiếp, còn không thì nếu biết cố gắng và nỗ lực thì vẫn có thể giảm bớt được nó một chút ít trên đầu móng tay.
  2. Làm việc chỉ bằng ý chí và sự quyết tâm: Sự quyết tâm và ý chí là một thể dạng của cảm xúc, nó không cố định và sẽ dao động liên tục theo đồ thị hình “Sin” hay “Cos”. Bởi thế bạn sẽ không thể duy trì được nó trong thời gian dài. Nghe đến đây chắc bạn sẽ phản đối, nhưng hãy quay sang câu chuyện của người thành công để hiểu rõ vấn đề. Những người thành công chỉ thi thoảng họ mới sử dụng tới ý chí của mình khi họ thực sự gặp khó khăn, đa phần khi làm việc họ hầu hết dựa vào sự ham thích. Vậy nếu bạn cũng giống như tôi, bạn sẽ mãi mãi ở trong vòng tròn đó khi làm việc. Hãy cố gắng chấp nhận và cân bằng nó theo cách của bạn. Không còn cách nào khác để thay đổi toàn diện đâu, trừ khi 7 viên ngọc rồng là có thật.

Đam mê? Bạn có đam mê không?

Điều duy nhất có thể thay đổi hoàn toàn đặc tính của người lười là họ được làm việc trong sự đam mê, khi làm việc trong sự đam mê, thì họ sẽ bị không chịu tác động bởi yêu tố thời gian. Khi đó họ thấy rất thoải mái dù cho việc họ làm chẳng hề khiến họ được ấm cái bụng và họ cũng chẳng cần quan tâm tới thất bại hay thành công từ việc làm đó. Nó cũng giống như việc tôi đang ngồi hoàn thành bài viết này vậy, tôi cứ thoải mái chém gió xuyên đêm cho tới sáng thôi. Nhưng mà đam mê thì lại có hai vấn đề rất chi là lớn:

Một là không phải ai cũng có đam mê, không phải ai cũng sống trong sự may mắn. Hai là không phải ai cũng tìm thấy đam mê vào những thời điểm thích hợp, để họ có thể dùng đam mê thỏa mãn cả vật chất lẫn tinh thần. Trường hợp này thì giống như tôi, tôi yêu thích nghệ thuật, nói chung là làm bất cứ thứ gì dùng để diễn tả được cảm xúc của tôi ra bên ngoài thì tôi đều ham thích, nhưng có điều trước kia tôi lười nhác, ham chơi nên giờ tôi phải đứng giữa ngã ba đường, không thể trách được, bởi đam mê nó tìm tới tôi vào buổi xế chiều của tuổi trẻ, tôi còn phải ăn và báo hiếu đấng sinh thành.

II: Bạn có muốn cho những kẻ thất bại được sống?

Vật chất quyết định ý thức hay ý thức quyết định vật chất?

Vài ngày trước tôi có đọc bài viết của một bạn với tựa đề “Bạn có cho phép xã hội nuốt mất cái tôi của bạn?” Thực sự thì đó là một bài viết hay, tác giả là người có cá tính cao, nhưng tôi thấy nó chưa có tính thực tiễn với tất cả mọi người. Tác giả bài viết đó theo tôi, là một đại diện cho những người có lối quan điểm “ý thức quyết định vật chất”. Và chắc chắn anh ta sẽ bị phản pháo lại bởi những người có lối tư duy “vật chất quyết định ý thức”. Nếu như người bạn của anh ta khéo léo hơn trong việc ăn nói, thì anh ta đã trả lời tác giả bài viết đó rằng: “Tôi có ước muốn được trở thành một vị giám đốc để tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều người lao động nghèo.” Vậy giữa “vật chất” và “ý thức” thì điều gì mới là chân lý ở đây? Để trả lời điều này tôi xin kể cho bạn nghe một câu chuyện như sau. Câu chuyện mang tên “Xã hội của những người không hoàn hảo“:

Câu chuyện nói về một xã hội có 10 người không hoàn hảo, hay nói cách khác là ai cũng có những khuyết điểm riêng. Nhưng 10 người này muốn tạo ra một xã hội công bằng và tốt đẹp nhất. Điều đó bắt buộc cả 10 người này phải đưa ra một quyết định chung và đúng đắn nhất, để điều hành xã hội đó. Nhưng sau một hồi phân bua mà không có ai dành phần thắng. Vậy là họ tiến hành bỏ phiếu và lựa chọn ra một thủ lĩnh đứng đầu. Nhưng thực sự thì quan điểm được ủng hộ nhiều nhất đó, vẫn không thể hoàn hảo, vì nó được tạo ra bởi những người không hoàn hảo. Vì thế nên dần dần nó bộc lộ những khuyết điểm và lại có một thủ lĩnh mới lên thay thế, bằng một quan điểm khác để bảo đảm tính dân chủ và công bằng cho xã hội đó.

Qua câu chuyện đó thì câu trả lời của bạn là gì? Bạn có muốn cho những kẻ thất bại có quyền sống không? Còn tôi thì thấy thế giới này không chỉ để dành cho những người thành công, một nửa của thế giới là những người thất bại, tôi cũng chỉ là con ếch và đang sống trong cái giếng của mình. Điều mà tôi thực sự quan tâm trong lúc này là làm sao để sống vui vẻ và hòa đồng.

Làm thế nào để bạn sống vui vẻ và hòa đồng?

Để bạn có thể vui vẻ và hòa đồng trong cuộc sống thì theo tôi bạn cần trải qua 2 bước:

1/ Xác định bạn là ai? Bạn có thể và không thể làm được những gì?

Đừng bao giờ lấy người khác ra làm thước đo, đó là một sự xúc phạm bản thân.

Bạn đừng nhìn vào những người thành công và nghĩ rằng bạn cũng có thể trở thành như họ, điều duy nhất bạn nên làm với cuộc đời của những người ấy, là dùng nó để duy trì ý chí của mình. Bạn có biết họ giống và khác bạn như thế nào không? Để tôi ví von và trả lời giúp bạn nhé.

Thực ra thì họ cũng giống như bạn thôi, đều là con người cả. Nhưng tại sao họ lại có thể đi xa và nhanh đến vậy trong cuộc đời họ à? Bởi vì họ khác bạn ở chỗ, cuộc đời của họ là một chiếc siêu xe, có thể tăng tốc từ 1-100Km/h chỉ trong 2,5s. Còn cuộc đời bạn chỉ là chiếc Wave α, có cố gắng hết sức thì bạn cũng chỉ có thể chạy tới 100 cho đến 110 là cùng thôi, với điều kiện là chiếc xe đó phải là chiếc xe tốt nhất và bạn phải được những cơn gió ủng hộ. Còn nếu không thì chỉ có thể lên được tới 90-95Km/h thôi, nhưng như thế là đảm bảo chất lượng cho một chiếc Wave rồi. Còn nếu hoàn cảnh của bạn là những đoạn đường gập ghềnh thì cứ số 2 số 3 mà đi thôi, cứ thoải mái mà tận hưởng trò đưa đẩy, làm sao mà Lamborghini đi được những đoạn đường như thế, lúc đấy họ gặp bạn, có khi lại phải xin bạn cho đi nhờ ấy chứ. Thế nên là bạn cứ tự hào với bản thân mình đi. Thời thế tạo anh hùng. Biết được mèo nào cắn mỉu nào.

2/ Bằng lòng và tin yêu bản thân

Kẻ thù lớn nhất và người bạn thân nhất là chính mình.

Khi sinh ra không ai có thể chọn cho mình một cuộc đời tốt đẹp nhất cả, bạn cũng không thể vứt bỏ nó, vì nó gắn liền khúc ruột với bạn, kể cả phương tiện đó chỉ là chiếc dép tổ ong 100 lỗ hay đôi chân trần, thì nó cũng đang giúp đỡ bạn rất nhiều. Bạn không thể chọn việc bạn sinh ra đã là một người thông minh và tài năng. Bạn chỉ có thể là kẻ chiến thắng hay thất bại với chính mình mà thôi. Khi nào bạn cân bằng được giữa “cánh tả” và “cánh hữu” bên trong bạn, thì khi đó tôi cho rằng bạn đã thành công trong cuộc sống, còn niết bàn xa xôi tôi không dám bàn tới.

Cuộc đời là phương tiện, còn ta là người lái

Bạn đừng nhìn thấy những chiếc Lamborghini đã đi mất hút mà bạn vội nản chí rồi đi có 50Km/h, trong khi bạn có thể vít tới 100, bạn không phải sợ khi phóng nhanh thì sẽ chết đâu, vì đường đời khác với đường của loài người tạo ra là nó không có vật cản, mọi vật cản chỉ là do chính bạn tạo ra, bạn có đi chậm thì bạn cũng cứ chết thôi. Nếu bạn muốn có cho mình một cuộc đời mới tốt đẹp hơn, thì bạn cứ sống hết khả năng trong cuộc đời này đã, biết đâu đến một ngày bạn đủ điểm kinh nghiệm để mua cho mình một cuộc đời khác tốt hơn thì sao, đừng để đời sau bạn mua được có mỗi con nòng nọc thôi nhé. Có vẻ mình chém hơi quá đà rồi, nhưng ai mà biết được chết có phải là hết, chỉ cần biết đã sống thì phải vui, “Làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu”.

Phải làm gì với những người thường làm bạn khó chịu?

Nếu có thể thì cứ từ từ góp ý cho họ và làm bạn với họ, đừng mắng chửi gì họ mà mang khẩu nghiệp. Còn nếu không thể làm bạn với họ thì cứ mặc kệ họ. Họ có làm ta khó chịu mà họ vẫn sống vui thì ta cứ mừng cho họ và tôn trọng họ, ta sống còn chưa vui thì sao có thể trách mắng rồi giết chết họ cho bõ ghét được, góp ý đàng hoàng là thể hiện văn hóa rồi, còn đời ta, ta cứ sống vui tươi, đến lúc cần đấu tranh ta sẽ tranh đấu, công việc ta để tay phải, đam mê ta để tay trái, cứ từ từ mà hưởng thụ nếu như đó là điều duy nhất ta có thể làm. Những gì ta đang có, là những gì ta xứng đáng với nó. Những điều ta chưa có, là những điều chưa xứng đáng để dành cho ta.

Hãy sống và luôn là chính mình

Nếu tôi ví cuộc sống giống như một bản nhạc và mỗi con người là những phím đàn, thì tôi chẳng cần điều gì khác hơn, từ một phím đàn ngoài việc nó là chính nó. Nhưng để làm chính mình thì dây đàn không được quá trùng hay quá căng. Căng quá thì đứt, mà trùng quá thì không ra tiếng.

Tôi đã dành tất cả tâm huyết của mình cho bài viết này. Nếu sau khi đọc và nó khiến các bạn cảm thấy thất vọng, tôi mong rằng sẽ nhận được những lời góp ý chân thành nhất. Tôi xin kết thúc bài viết này tại đây, cảm ơn vì bạn đã dành thời gian cho tôi. Chúc các bạn sống vui vẻ và yêu đời.

“Khi ta thấy không thích bản thân mình, ta thường cắt đứt với những thứ bên cạnh mình, và tìm tới những điều mới lạ. Một khi ta yêu bản thân mình thì cuộc sống cũ sẽ bắt đầu mới lại và sẽ tốt đẹp hơn.” (Trích trong phim Tiếng Anh Là Chuyện Nhỏ)

 

Phan Trẫm

Bàn về chủ nghĩa cá nhân – Bài 6

Featured Image: Werner Schnell

 

Một trong những vấn đề mà những người ủng hộ quan điểm về chính phủ hạn chế và nhỏ hơn, ủng hộ quyền tư hữu tài sản và trao đổi tự do đang phải đối mặt là tên gọi của chính mình. Về mặt lịch sử từ “người tự do” là đáp án và nó vẫn được sử dụng tại nhiều khu vực ở châu Âu lục địa. Nhưng trong những nước nói tiếng Anh, đặc biệt là ở Mỹ, hiện nay từ này được dùng để chỉ những người ủng hộ vai trò can thiệp của chính phủ và nói chung là cách tiếp cận của chủ nghĩa tập thể đối với chính trị và văn hóa – hầu như trái ngược hoàn toàn với nghĩa ban đầu của nó.

Những người tự coi mình là “những người tự do kiểu cũ” đã từng có những cố gắng nhằm phục hồi lại thuật ngữ này nhưng không thành công. Trước tình hình đó, những người ủng hộ quan điểm tự do nguyên bản đã vận dụng nhiều thủ thuật về mặt ngôn ngữ học. Có một thời gian nhiều người đã sử dụng nhãn hiệu “bảo thủ”, là nhãn hiệu trước đây được gán cho những đối thủ kiên cường nhất của họ. Danh hiệu này, mặc dù được sử dụng rộng rãi ở Mỹ, nhưng không được những nơi khác chấp nhận và cũng không đứng vững được ở đây. Một phần là do nhiều người tự do kiểu cũ không chịu sử dụng và những người mà chúng ta có thể gọi là bảo thủ kiểu cũ hay bảo thủ “truyền thống” kiên quyết không thừa nhận, họ đòi quyền sử dụng thuật ngữ này.

Gần đây hơn, những người tán thành chính phủ thật sự hạn chế quyết định sử dụng thuật ngữ “người tự do” (libertarian), trong khi những người khác thích sử dụng thuật ngữ nghe có vẻ học thức hơn: “người tự do cổ điển” (classical liberal).” (Tôi từng sử dụng cả hai thuật ngữ này).
Nhưng những lựa chọn đó cũng đặt ra nhiều vấn đề và được cho là chưa thỏa mãn. Như F. A. Hayek đã chỉ rõ, thuật ngữ “bảo thủ” (conservative) không những ám chỉ truyền thống tư tưởng cho rằng đấy không phải là “người tự do” (liberal) theo nghĩa cũ mà còn ngụ ý sự nghi ngờ về lý do và thái độ hoài nghi đối với sự thay đổi cộng với thái độ hòai cổ và cảm tình đối với những thứ như truyền thống, thang bậc, uy quyền, mà đấy không phải là những thành phần chủ chốt của truyền thống tự do trong lịch sử, một truyền thống nhấn mạnh quyền tự do cá nhân, sáng tạo và trách nhiệm cá nhân.

Thuật ngữ “người tự do truyền thống” (classical liberal) phù hợp hơn nhiều, nhưng lại nặng nề và rõ ràng là ngụ ý những ý tưởng của truyền thống bảo thủ chứ không phải là những tư tưởng đang phát triển. Từ “người tự do” (Libertarian) thông dụng hơn (xuất hiện cả trên Facebook!) nhưng có cũng có một số nhược điểm. Vốn là một từ xấu, những người biết lịch sử của từ này dễ nghĩ rằng kẻ dùng nó như một nhãn hiệu là một người vô chính phủ. Trong đa số trường hợp điều đó là không đúng và tạo ra lầm lẫn.

Nghiêm trọng hơn, thuật ngữ người tự do (libertarian) lại hướng sự chú ý đến chỉ một phần của triết lý rộng rãi hơn: Chống lại chính phủ và quyền lực chính trị có phạm vi quá rộng. Đấy quả thực là phần trung tâm của triết lý, nhưng không phải là tất cả và sử dụng thuật ngữ này có thể làm cho những thành tố khác bị coi nhẹ hay lờ đi.

Đây có phải thực sự là vấn đề không? Nếu có, thì đã nghiêm trọng đến mức phải khẳng định bất kỳ ý nghĩa nào? Rõ ràng đây không phải là khó khăn nghiêm trọng nhất, nhưng lịch sử và kinh nghiệm chính trị cho thấy rằng nó nghiêm trọng hơn là người ta có thể nghĩ. Tất cả những từ, đặc biệt là những nhãn hiệu chính trị, đều có tất cả các cung bậc liên tưởng về lịch sử và văn hóa, và những nghĩa phụ, tức là những thứ có ảnh hưởng đáng kể đối với cách thức phản ứng của người ta đối với các cá nhân và tư tưởng gắn kết với những người đó. Một số nhãn hiệu có một loạt liên tưởng tiêu cực đến mức không thể sử dụng để định danh lý lẽ của bạn, đấy là nói nếu bạn muốn thuyết phục người khác.

Ví dụ như ở Mỹ, bất cứ lý lẽ nào nhằm ủng hộ cho việc phi tập trung hóa và bớt tập quyền hóa mà gắn với thuật ngữ “quyền của bang” đều sẽ chết yểu vì thuật ngữ này tạo ra liên tưởng về đặc quyền sắc tộc và chia tách sắc tộc. Những từ khác tạo ra một lọat những liên tưởng tích cực và điều đó làm cho những người có thái độ trung lập có cảm tình hơn với những lý lẽ gắn kết với chúng. Điều đó đã từng xảy ra với từ “người tự do” (liberal), đấy cũng là lý do vì sao người ta lại cố gắng chiếm đoạt từ này.

Hiện có một thuật ngữ ít được sử dụng, nhưng đã có thời nó từng giữ thế thượng phong và được coi là nhãn hiệu của một lọat tư tương liên quan đến quyền tự do và trách nhiệm cá nhân. Đấy là từ “chủ nghĩa cá nhân” (individualism) hay đúng hơn “chủ nghĩa Cá Nhân” (Individualism). Trước năm 1850, từ “chủ nghĩa cá nhân” ít được dùng và nếu dùng thì thường có nghĩa xấu, hàm ý tính ích kỷ và thói vô trách nhiệm. Nhưng từ khoảng năm 1850 trở đi, hàng lọat người cầm bút ở cả hai bờ Đại Tây Dương (chứ không chỉ những nước nói tiếng Anh) bắt đầu sử dụng từ này và liên kết những điều như “cá tính” theo lối tích cực. Từ năm 1870 trở đi nó trở thành danh từ viết hoa và được sử dụng như một nhãn hiệu chính trị.

Trong giai đoạn giữa năm 1880 và 1912 ở Anh, Mỹ và Pháp đã diễn ra cuộc tranh luận sôi nổi giữa hai phe tri thức được xác định một cách rạch ròi và được tổ chức một cách cẩn thận, đấy là những phe phái tự nhận là những người theo thuyết cá nhân chủ nghĩa và những người theo thuyết tập thể chủ nghĩa. Nhóm thứ hai gồm những người xã hội chủ nghĩa Fabian, những người tự nhận là tiến bộ (Progressives) ở Mỹ (tức là những người chiếm được từ “liberal”), nhưng còn bao gồm cả những người theo phái đế quốc chủ nghĩa bảo thủ, những người ủng hộ chính sách ưu tiên người bản địa và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, cũng như của đảng Cộng hòa do những người như Theodore Roosevelt làm đại diện. (Nhiều người xã hội chủ nghĩa và tiến bộ “tả khuynh” còn là những người ủng hộ chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và những chính sách thí dụ như ưu sinh – nay chẳng còn ai nhớ).

Những người theo thuyết cá nhân chủ nghĩa là những người ủng hộ chính phủ tối thiểu và phản đối đế quốc và thực ra là phản đối tất cả những hình thức của chủ nghĩa tập thể, dù đấy có là chủ nghĩa tập thể mang mầu sắc sắc tộc hay dân tộc thì cũng thế. Họ còn liên kết với nhiều phong trào khác, mà trên hết là phong trào nữ quyền, nhiều người lãnh đạo của phong trào này thời đó tự coi mình là những người theo thuyết Cá Nhân chủ nghĩa. Trung tâm của luận cứ là liệu chính phủ có trách nhiệm thúc đẩy sự thịnh vượng chung của tập thể, tức là sự thịnh vượng được coi là đứng trên và bên ngòai sự theo đuổi hạnh phúc cá nhân và liệu có một bản sắc tập thể lấn át yêu cầu của những con người cụ thể hay không.

Thuật ngữ biến mất

Cho đến những năm 1930 sự bất đồng giữa chủ nghĩa Cá Nhân và chủ nghĩa Tập Thể được hiểu là một trong những bất đồng căn bản nhất trong nền chính trị hiện đại. Cho mãi đến những năm 1930 sự chống đối Kế họach Kinh tế Mới (New Deal) chủ yếu xuất phát từ những người tự coi mình là theo thuyết cá nhân chủ nghĩa và thuộc về một truyền thống tri thức cho đến lúc đó đã có nền tảng vững chắc. Sau đó, trong những năm 1940 và 1950 thuật ngữ, như một nhãn hiệu chính trị, đã không còn được sử dụng nữa và trở thành chữ viết thường. Tại sao? Đấy là một bí ẩn, nhưng rõ ràng một phần là do sự tái chuyển hướng của “cánh hữu” diễn ra đồng thời với Chiến tranh Lạnh.

Ngoài những tổ chức mang tính lịch sử hiện đã bị lãng quên nhưng đã đến lúc chín muồi cho sự phục hồi, thuật ngữ chủ nghĩa Cá Nhân có một loạt ưu điểm so với những thuật ngữ khác trong thế giới đương đại. Thuật ngữ này có ý nghĩa tích cực đối với nhiều người, nhưng nó còn phân biệt những người có phản ứng tích cực với những người phản ứng không dứt khóat và rõ ràng. Như vậy là nó gửi đi một thông điệp rõ ràng. Nó có nhiều ý nghĩa và liên tưởng, bên cạnh quan điểm rõ ràng về chính phủ và vai trò của nó, nó còn hàm ý thái độ của người ta đối với văn hóa, triết học, và cuộc sống xã hội nói chung. Nó không có nghĩa là nếu bạn tự coi mình là như thế thì bạn là người ủng hộ nguyên trạng (bạn có thể là người như thế, nhưng đấy không phải là hàm ý của từ này).

Nhưng trước hết, nó liên quan tới cuộc tranh luận đang gia tăng trong xã hội hiện đại. Sau khi bức tường Berlin và Liên Xô sụp đổ, chúng ta đã quay trở lại với cuộc tranh luận diễn ra trong giai đọan 1880 và 1914, tức là cuộc tranh luận giữa những người theo thuyết Tập Thể thuộc mọi xu hướng một bên và bên kia là những người bảo vệ sự tự chủ của cá nhân và lựa chọn tự nguyện. Chúng ta có thể nói, mà không có ý mỉa mai, “Những người Cá Nhân chủ nghĩa toàn thế giới liên hiệp lại!” Đã đến lúc lau chùi nhãn hiệu này và làm sống lại nó.

[themify_box style=”green rounded” ]Stephen Davies là giám đốc khoa học tại Institute of Economic Affairs ở London.[/themify_box]

 

Phạm Nguyên Truờng dịch
Nguồn: Stephen Davies – Đã đến lúc phục hồi chủ nghĩa cá nhân hay chưa?

Bàn về chủ nghĩa cá nhân – Bài 5

Featured Image: Joe Penniston

 

Hiện nay người ta dễ dàng đồng ý rằng chủ nghĩa cá nhân ở Mỹ đã gặp chuyện gì đó chẳng lành. Mọi người đều nói rằng thái độ phục tùng đã trở thành đức hạnh cao nhất và cá nhân bị hy sinh cho tập thể. Từ sau Thế chiến II đã có một đống sách vở trình bày chi tiết luận đề nay. William H. Whyte, trong tác phẩm The Organization Man[1], khẳng định rằng ngay cả người phát ngôn quyền lực nhất của chủ nghĩa cá nhân cũng sử dụng ngôn từ của chủ nghĩa tập thể nhằm “ngăn chặn ý nghĩ cho rằng chính anh ta cũng ở trong cái tập thể đang lan tràn khắp nơi mà những nhà cải cách, các nhà trí thức từng mơ ước và những quan niệm không tưởng mà anh ta từng cảnh báo”.

David Riesman và các cộng sự, trong tác phẩm The Lonely Crowd, kể lại chi tiết quá trình đánh mất tính tự chủ của người Mỹ và cho rằng đấy là do sự thay đổi trong tính cách của người Mỹ, từ “hướng nội” sang “hướng về người khác”. Erich Kahler, trong tác phẩm gần đây, tuyên bố: “Hiện nay chúng ta đang chứng kiến và dấn sâu vào quá trình chuyển hóa con người vô cùng to lớn. Quá trình chuyển hóa này dường như có xu hướng tạo ra con người vượt ra ngoài cá nhân. Tuy nhiên, dễ nhận thấy những quá trình khác nhau của sự đổ vỡ hay mất giá của con người cá nhân.”[2]

Có rất nhiều sách báo chỉ ra sự tồn tại và phân tích thái độ phục tùng rồi. Có tất cả các cung bậc, từ tiểu thuyết tới chuyên luận dành cho đại chúng, từ nghiên cứu tâm lý học tới những tác phẩm chuyên khảo về xã hội học, từ Người Mặc Áo Vét Xám (The Man in the Gray Flannel Suit) tới Những Người Sống Trong Khu Biệt Thự Ngọai Ô (The Exur­banites) tới Người Thuyết Phục Dấu Mặt (The Hidden Persuaders) tới Dân Tộc Của Bầy Cừu (A Nation of Sheep). Các bản báo cáo nói rằng sinh viên là những người thụ động, rằng thanh niên tìm những vị trí an tòan trong các công ty lớn, rằng người mua tìm nhà trong những khu ngọai ô với những dãy nhà giống hệt nhau, rằng người ta thích được xã hội giúp đỡ hơn là di cư để tìm công việc mới.

Bất kỳ người quan sát nhạy cảm nào cũng thấy quần chúng ở Mỹ dễ bị lôi kéo, thao túng đến mức nào. Hàng chục năm nay người Mỹ có xu hướng bị lôi cuốn vào những sự cuồng loạn của đám đông, từ trò chơi MahJong tới lắc vòng (hula hoops), từ sùng bái những người hùng như Charles A. Lindbergh tới Elvis Presley, những bài hát và ngôi sao ca nhạc rẻ tiền và đủ lọai mode sớm nở tối tàn khác. Trong hai mươi năm gần đây, bộ máy tuyên truyền quốc gia rõ rang là có thể làm cho chúng ta căm thù người Đức và người Ý, khinh người Nga, yêu người Phần Lan, kinh tởm người Nhật, ôm chặt người Nga, coi thường người Phần Lan, hâm mộ người Đức, người Ý, người Nhật và nghi ngờ người Nga…

Như tôi đã nói, nhiều người đồng ý là ở Mỹ, chủ nghĩa cá nhân đã suy giảm một cách nhanh chóng. Nhưng sự đồng thuận cũng chấm dứt ngay ở đây. Lý giải hiện tượng này cũng nhiều như số sách báo viết về nó vậy. Một số người đưa ra giải thích được nhiều người công nhận, thí dụ như công nghiệp hóa, đô thị hóa, không còn khu vực ngọai biên, và gia tăng dân số. Một số khác thì nói rằng đấy là do sự phát triển của quảng cáo, của tuyên truyền, của các phương tiện thông tin đại chúng, phương pháp giáo dục tiên tiến, sự phát triển của các tập đòan, của chủ nghĩa công đòan, của quyền phổ thông đầu phiếu, hay tình hình quốc tế căng thẳng.

Chúng ta thường tỏ ra quá thận trọng và chấp nhận ngay những chuyện khó tin. Những hiện tượng bên trên chắc chắn là có ảnh hưởng tới thực tiễn của chủ nghĩa cá nhân ở Mỹ. Nhưng dù có xem xét chúng một cách tách biệt hay phối hợp thì chúng cũng chỉ là triệu chứng chứ không phải là nguyên nhân đủ sức gây ra hiện tượng đó. Chúng là phương tiện làm lật nhào chủ nghĩa cá nhân chứ không phải mục đích mà thay đổi gây ra.

Thuật ngữ làm người ra rối trí

Nguyên nhân chính làm chúng ta không nhận ra được nguồn gốc của sự quay lưng lại với chủ nghĩa cá nhân ở Mỹ là do chúng được xác định không dưới dạng chủ nghĩa cá nhân. Nhiều người tìm cách phá họai cơ ngơi của chủ nghĩa cá nhân và thiết lập những cách hành xử phi cá nhân chủ nghĩa lại làm điều đó dưới danh nghĩa người theo thuyết cá nhân chủ nghĩa. Họ có thể làm được chuyện đó một phần là vì họ là những người quảng bá và có thể họat động trong bối cảnh của chủ nghĩa tương đối, chủ nghĩa phi lý và chủ nghĩa lãng mạn đã bị rút hết ruột. Họ có thể sử dụng ngôn ngữ tù mù và không thấy cần phải xác định rõ ràng mục đích của mình. Kết quả là họ có thể đánh bật được hầu hết khuôn khổ của chủ nghĩa cá nhân mà chỉ gặp sự chống trả không đáng kể của những người bảo vệ nó.

Nhiệm vụ tôi đặt ra ở đây là xác định cả chủ nghĩa cá nhân lẫn những điều làm suy yếu nó. Đấy chỉ là bước đầu trên con đường tìm hiểu những diễn biến đã từng xảy ra với chủ nghĩa cá nhân trong lịch sử, nhưng là bước đi cần thiết. Sự diễn giải được rút ra từ sự phát triển trong suốt chiều dài của lịch sử những tư tưởng này ở nước Mỹ.

Cá nhân như là đơn vị cơ bản

Chủ nghĩa cá nhân là tư tưởng hoặc là tập hợp những tín điều về vai trò quan trọng tối thượng và chung cuộc của cá nhân con người. Nghĩa là đấy là niềm tin cho rằng cá nhân là đơn vị quan trọng nhất, từ đó mới sinh ra tất cả những đơn vị khác, dù đấy có là những nhóm, những tập thể, những xã hội, nhà nước hay nền văn minh thì cũng thế. Những người theo trường phái cá nhân chủ nghĩa thường cho rằng vì những nhóm này đều là tập hợp của những cá nhân cho nên chúng tồn tại vì cá nhân con người. Cá nhân là đơn vị chung cuộc theo nghĩa là những tập hợp này tồn tại là để đáp ứng những khát vọng của cá nhân. Theo thần học, cá nhân là đơn vị cơ bản, chính nó sẽ sống đời đời chứ không phải bất kì nhóm nào khác. Nhưng đơn vị chung cuộc có thể là cụm từ phù hợp hơn bởi vì có cả những người cá nhân chủ nghĩa theo phái nhân đạo hướng đến đời sống thế tục lẫn những người tin vào cuộc đời bên kia thế giới này.

Tư tưởng hiện đại (hậu-Trung cổ) về chủ nghĩa cá nhân tập trung sự chú ý vào tính độc nhất của cá nhân. Nguyên lý quan trọng nhất của chủ nghĩa cá nhân là sự khác biệt, tính độc nhất của cá nhân này so với cá nhân kia, và đấy chính là giá trị thật sự của từng cá nhân. Tài năng, nhu cầu, quyền lợi, mục tiêu, tài sản đặc biệt của từng người là cái làm cho người đó khác biệt với những người khác và làm cho anh ta trở thành có giá trị đến như thế. Tất cả những gì chung với những người khác chỉ có thể giúp làm cho anh ta lẫn vào đám đông vô bản sắc mà thôi. Con người riêng biệt của anh ta, khả năng sáng tạo của anh ta, cuộc sống đầy ý nghĩa của anh ta, tất cả những điều đó đều có nguồn gốc và xuất phát từ sự độc đáo của anh ta.
Không gian cho sự phát triển.

Không gian cho sự phát triển tính độc đáo của cá nhân là yêu cầu xã hội quan trọng nhất của chủ nghĩa cá nhân. Nhiều tư tưởng liên quan đến chủ nghĩa cá nhân có xuất xứ từ nhu cầu này. Ví dụ, tự do là điều kiện thiết yếu (sine qua non) của chủ nghĩa cá nhân, cũng như cưỡng bức là kẻ thù không đội trời chung của nó. Cá nhân phải được tự do quyết định mục đích của mình, tự do tìm cách thỏa mãn nhu cầu của mình, tự do kết hợp hoặc không kết hợp với những người khác trong khi theo đuổi mục tiêu của mình.

Điều đó không có nghĩa là người ta phải lát đường cho anh ta đi hay anh ta sẽ được thỏa mãn nếu những người khác quan tâm giúp đỡ anh ta. Đúng hơn, cá nhân cần xã hội; trong xã hội đó, anh ta phải tự mình lo liệu cho nhu cầu của mình, tự do theo đuổi những mục tiêu của mình, có cơ hội được tưởng thưởng khi thể hiện tiềm năng của mình, các mối quan hệ trong đó đều tự nguyện và vũ lực được giữ ở mức tối thiểu. Đấy là quyền tự do mà những người theo thuyết cá nhân chủ nghĩa thế kỷ XIX nghĩ là thích hợp cho sự phát triển của họ.

Trách nhiệm tương ứng

Quyền tự do như thế sẽ làm cho xã hội trở thành khó khăn nếu không có sự phát triển tương ứng trách nhiệm của cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân là lý thuyết xã hội và nhiều người biện hộ cho nó cho rằng trách nhiệm cá nhân là yêu cầu chủ yếu cho việc thực thi nó trong xã hội. Sẽ hợp lý, nếu cá nhân được tự do phát triển khả năng của mình thì anh ta cũng phải có trách nhiệm trước những hậu quả của sự phát triển đó và phải chịu trách nhiệm về họat động của mình.

Hệ quả tất yếu khác là quyền tự do của cá nhân chấm dứt nơi quyền tự do của cá nhân khác bắt đầu. Khi nguyên tắc này được áp dụng cho quyền sở hữu thì nó có nghĩa là luật bảo vệ tài sản của một người khỏi sự xâm phạm của người khác cũng ngăn chặn, không cho anh ta xâm phạm tài sản của người khác. Nói một cách lí tưởng, sẽ là tốt hơn nếu cá nhân có nhận thức vững chắc về trách nhiệm trước những hành động của mình. Nhưng nếu cá nhân không làm được như thế, đã có thời người ta cho rằng xã hội phải thực hiện chức năng có ích, đấy là buộc cá nhân phải chịu trách nhiệm khi anh ta vi phạm quyền của những cá nhân khác. Trừng phạt một người vì xâm phạm vào lĩnh vực của người khác vẫn thuộc về chủ nghĩa cá nhân. Nhưng mặt khác, lọai bỏ cơ hội cho sự xâm phạm như thế không còn thuộc về chủ nghĩa cá nhân nữa, đấy dường như là kết quả của sự hạn chế tự do.

Tự do lựa chọn

Chủ nghĩa cá nhân, tự do, trách nhiệm là những tiền đề nền tảng triết lý của niềm tin vào quyền tự do ý chí, và niềm tin vào tự do lựa chọn là việc làm khả thi. Buộc cá nhân phải chịu trách nhiệm cho hành vi mà anh ta không khởi sự là sai. Nói theo lối tích cực thì đấy là tiền đề cho rằng người khởi xướng hành động phải chịu trách nhiệm trước những hậu quả của nó. Sự kiên định mang tính logic đòi hỏi rằng nếu một người phải chịu trách nhiệm vì một hành động nào đó thì anh ta phải khởi sự hành động đó bằng cách hoặc là lựa chọn, không lựa chọn do lơ là hoặc ít nhất là trong trường hợp đó lựa chọn là khả thi. Một khi đã công nhận quy luật tất yếu hay thuyết định mệnh thì nền tảng của trách nhiệm cá nhân đã không còn và đối trọng của tự do (tức là trách nhiệm – ND) đã bị phá hủy.

Niềm tin vào chủ nghĩa cá nhân, tức là tư tưởng phát triển trong thế kỷ XIX, được xây dựng trên nền tảng cho rằng lựa chọn đóng vai trò trong quá trình phát triển của con người thì không được rõ ràng như thế. Theo cách giải thích này, tính độc đáo của cá nhân là kết quả của những lựa chọn anh ta làm mỗi ngày, chính những lựa chọn đó dẫn tới hoặc là sự thể hiện của con người cá nhân hay sự thất bại của anh ta. Vì vậy mà điều kiện chung cuộc hay điều kiện căn bản cho sự hình thành cá nhân phụ thuộc vào những lựa chọn của anh ta.

Một khi lựa chọn tự do không còn là tác nhân đầu tiên để người ta đánh giá vị trí hay hành động của một người thì sẽ khó bảo vệ được quyền tự do trên thực tế. Nếu, thí dụ, lựa chọn không còn đóng vai trò hàng đầu trong việc tạo ra sự bất bình đẳng giữa người với người thì khó hóa giải những bất bình đẳng đó với ý thức về sự công bằng của chúng ta. Những người được nhận ít không phải họ thất bại mà do sự sắp đặt từ trước. Ngòai ra, nếu người ta phải hành động do quy luật tất yếu thì tự do không còn có ý nghĩa tối thượng nữa; nó chỉ còn có vai trò chủ yếu là giữ một phần dân chúng bên ngoài nhà tù mà thôi, vì người ta không thể hành động khác với những hành động mà họ đang làm.

Đấy là tự do do xã hội cho phép, có khả năng là nó dựa trên tính toán về ước muốn của con người và khả năng thực tế của việc ngăn cản một số người trong số họ, không cho những người này cơ hội thực hiện ước mơ của mình. Nói ngắn, tự do rút lại chỉ còn là cho phép làm điều có thể làm.

Tóm lại, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cá nhân là: Tin vào giá trị tối thượng và chung cuộc của cá nhân con người, nhấn mạnh tính duy nhất trong mỗi con người, khẳng định quyền tự do cho sự thể hiện của mỗi cá nhân, trách nhiệm cá nhân và tự do ý chí. Những nguyên lý đó tạo thành nền tảng của những tư tưởng thiết yếu của chủ nghĩa cá nhân.

Trong thời hiện đại, chúng được những tư tưởng khác nhau như chủ nghĩa duy danh, chủ nghĩa duy lý, ý chí luận và chủ nghĩa lý tưởng ủng hộ. Trong xã hội Mỹ (và một số nước châu Âu), những tư tưởng đi kèm với chủ nghĩa cá nhân đã được khớp nối với những định chế và thực tiễn như chính phủ hiến định, còn Luật nhân quyền (Bill of Rights) thì thiết lập khu vực tư bằng cách hạn chế những hành động của chính phủ, quyền sở hữu tư nhân, bãi bỏ những qui định của xã hội về quyền thừa kế (bãi bỏ quyền trưởng nam và theo thứ tự), thương mại tự do, tự do tham gia tôn giáo, tự do lựa chọn bạn đời, hiệp hội tư nhân hoặc hiệp hội tự nguyện để làm công việc từ thiện..v.v…

Trong vòng 70 đến 80 năm qua, chủ nghĩa cá nhân đã và đang đánh mất dần ảnh hưởng đối với người Mỹ – lúc nhanh lúc chậm khác nhau. Sự mất mát này được thể hiện một cách đơn giản như là nhu cầu thành lập ủy ban, thiết lập các qũy hay định chế, công ty, tổ chức câu lạc bộ hay phong trào – khi khởi động bất kỳ công việc gì, không phụ thuộc vào tính chất và sự phức tạp của nó. Nó biểu hiện rõ trong việc giao cho chính phủ quá nhiều trách nhiệm và sự gia tăng đáng kể các luật lệ và quy định nhằm quản lý đời sống của chúng ta. Nó còn thể hiện trong việc cắt xén quyền kiểm soát của cá nhân đối với công việc của anh ta (người sử dụng lạo động buộc nhân viên phải đóng bảo hiểm y tế, còn chính phủ thì buộc phải đóng bảo hiểm xã hội), trong việc cha mẹ mất trách nhiệm và kiểm soát con cái, trong việc tuyên truyền và kiểm tra tín ngưỡng của chính phủ.

Con người và tư tưởng

Đương nhiên là hoàn cảnh có tạo điều kiện cho người ta xa lánh chủ nghĩa cá nhân, nhưng hòan cảnh không thể quyết định phương hướng hay dẫn chúng ta đi theo hướng mà chúng tự đặt ra cho mình. Đấy là vai trò của con người và tư tưởng, hay của những người chịu ảnh hưởng của tư tưởng. Đấy là xu hướng xác định và được hình thành trên cơ sở của những tư tưởng hòan tòan xác định. Chúng ta khó nhận ra chúng vì những người ủng hộ cho những thay đổi này dùng những cái tên khác nhau, và những phương tiện mà họ đề xuất nhằm tiến đến mục đích chung cũng khác nhau. Những người này đã và đang triệt tiêu chủ nghĩa cá nhân và cấy một đặc tính khác vào nước Mỹ.

Sau đây là những từ thường được sử dụng theo nghĩa trái ngược với chủ nghĩa cá nhân: Chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản và tôi ngờ rằng cả từ chế độ dân chủ nữa, mặc dù việc đưa từ này vào sẽ bị nhiều người phản đối một cách dữ dội. Lester Frank Ward đề xuất từ chính quyền xã hội (sociocracy) nhưng không được nhiều người chấp nhận. Những từ thường được sử dụng hoặc là quá mù mờ, quá chuyên môn hay mang nặng cảm tính. Tôi muốn sử dụng một từ đã được nhiều người chấp nhận nhằm mô tả đặc tính được dùng thay cho chủ nghĩa cá nhân. Đấy là từ cộng đồng chủ nghĩa (communism).

Cộng đồng chủ nghĩa (communism) chỉ khác từ cộng sản chủ nghĩa (communism) có một chữ, tuy nhiên nó khá thích hợp đối với mục đích mô tả của chúng ta. Nó hàm ý mục đích hay mục tiêu của đặc tính này, trái ngược hẳn với chủ nghĩa cá nhân và thể hiện được những phương tiện nhắm tới mục đích này. Chủ nghĩa cộng đồng tập trung chú ý vào nhu cầu chung, quyền lợi chung và mục tiêu chung của nhân lọai, chứ không chú ý vào những khác biệt giữa người nọ và người kia. Thí dụ, tất cả mọi người đều có chung một số ham muốn như thức ăn, sự ấm áp và được người ta chú ý. Những người theo phái cộng đồng muốn tổ chức xã hội để có thể cung cấp tất cả những thứ đó cho mọi người một cách hiệu quả.

Chủ nghĩa cộng đồng là niềm tin rằng cá nhân tìm thấy tính cách của mình từ sự tương đồng, tìm thấy lẽ sống của mình từ trong xã hội. Chủ nghĩa cộng đồng ngấm ngầm, nhưng đôi khi công khai, là quan niệm cho rằng cá nhân sống vì xã hội. Người theo chủ nghĩa cộng đồng cảm thấy thoải mái với những thuật ngữ và mạnh đề như loài người, phúc lợi chung, nhân loại, nhân dân, lợi ích chung và tình huynh đệ giữa người với người, anh ta có xu hướng giải thích tất cả những thuật ngữ này theo kiểu các nhu cầu và ước muốn được mọi người chia sẻ.

Đối với người theo phái cộng đồng thì nhóm, tập thể, nhà nước, xã hội và nhân lọai sẽ tồn tại mãi, trong khi cá nhân chấm dứt cùng với cái chết. Cá nhân chỉ có ý nghĩa khi là thành viên của tập thể mà thôi. Những quyền và đặc quyền mà anh ta có là từ tập thể và chỉ tồn tại khi anh ta còn thành viên của tập thể. Người theo chủ nghĩa cộng đồng đương đại thường không công nhận bất cứ thứ gì bên ngoài tập thể – nhân lọai, loài người, thịnh vượng chung – mà anh ta hướng tới. Khi nhân dân nói thì đấy chính là tiếng nói cuối cùng.

Người theo phái cộng đồng có thể không phải là người tin  hoàn toàn vào thuyết định mệnh, mặc dù anh ta thường là người như thế, nhưng anh ta thường coi di truyền và môi trường có vai trò ưu trội trong việc giải thích hành vi và sự khác biệt giữa người với người. Thuật ngữ mà anh ta dùng để định danh quan điểm của mình có thể khác nhau – thuyết định mệnh về kinh tế, môi trường luận, định mệnh về tâm lý – nhưng tin rằng không cần tính đến lựa chọn trong việc giải thích hành vi của con người là điều không hề xa lạ với anh ta. Anh ta công nhận trách nhiệm chung cho tất cả những việc xảy ra và tuyên bố rằng mỗi người chúng ta phải có trách nhiệm cho tất cả mọi người chúng ta.

Hai điểm nhìn tham chiếu

Chủ nghĩa cá nhân đối đầu với chủ nghĩa cộng đồng – có thể xem xét những thay đổi và xung đột trong lịch sử gần đây của nước Mỹ giữa thái hai cực mà hai thuật ngữ này đại diện. Hai thuật ngữ này có thể không bao trùm tất cả những sự kiện đã xảy ra, nhưng chúng bao trùm lên nhiều sự kiện đủ để thấy rõ sự phát triển trong những năm gần đây. Nó thể hiện những xung đột trong quốc hội, trong những quyết định đầy khó khăn của tổng thống, trong việc đưa xu hướng hành động của tòa án vào bối cảnh. Sẽ không quá khi nói rằng những cuộc tranh cãi chủ yếu của các cơ quan lập pháp và luật pháp trong suốt 70 năm qua – tranh cãi về luật chống độc quyền, thành lập cơ quan thi hành luật pháp, luật chống gián điệp và bạo lọan, động viên cho chiến tranh, phương tiện chống suy thóai, quy định về lao động có tổ chức – là những biểu hiện của cuộc xung đột giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cộng đồng.

Cuộc chiến giữa những người cải cách và những người bảo thủ cũng có thể được xem xét dưới ánh sáng của cuộc xung đột này. Những người cải cách muốn định chế hóa chủ nghĩa cộng đồng, còn những người bảo thủ thì thường bảo vệ những định chế mang tính cá nhân chủ nghĩa trước đây – dù nhà cải cách có là Theodore Roosevelt hay nhân vật bảo thủ là Robert A. Taft thì cũng thế. Dĩ nhiên là vấn đề không phải lúc nào cũng thật sự rõ ràng, phương án thay thế không phải lúc nào cũng được nói tọac ra, nhưng thường thì đấy chỉ là lựa chọn giữa những phương tiện nhằm đạt đến cùng một mục tiêu mà thôi.

Sự lan tỏa của chủ nghĩa công đoàn, sự phát triển của các tập đoàn và công ty, sự tập quyền hóa quyền lực ở Washington, bộ máy hành chính có mặt khắp nơi, việc gia tăng những chương trình phúc lợi, quan niệm cho rằng xã hội phải chịu trách nhiệm về mọi thứ, từ giáo dục cho tới nhà ở, chiến thắng của “học thuyết nguy hiểm rõ ràng và hiện tại” của các tòa án, giao cho cảnh sát quyền hạn chế một số quyền tự do và dễ dàng luật hóa những họat động được cho là nhắm đến phúc lợi chung của chính phủ là chỉ dấu của thắng lợi của chủ nghĩa cộng đồng. Những người theo thuyết cá nhân chủ nghĩa thực hiện những hành động khi tinh thần tự nguyện được bảo tòan, khi tự do cá nhân được giữ lại, khi quyền sở hữu tư nhân được bảo tồn (mặc dù cuộc tấn công chống lại quyền sở hữu tư nhân không trực tiếp bằng cuộc tấn công vào quyền tự do cá nhân), khi hành động của chính phủ bị ngăn chặn, khi họ duy trì được trách nhiệm và chức năng cho cá nhân.

Bước ngoặt

Trong nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa cộng đồng bắt đầu có hình thù trong tư duy và trước tác của một số học giả Mĩ. Có thể tìm thấy tư tưởng chủ đạo của nó trong tác phẩm xuất bản năm 1893 của nhà xã hội học tên Lester Frank Ward:

“Cá nhân đã trị vì quá lâu rồi. Đã đến lúc xã hội phải nắm lấy công việc của mình và định hình số phận của mình. Con người cá nhân đã hành động tốt nhất theo khả năng của anh ta. Anh ta chỉ có thể hành động theo cách của mình. Với ý thức, ý chí và trí tuệ của mình, anh ra không thể làm gì khác hơn là theo đuổi những mục đích tự nhiên của mình. Không thể tố cáo anh ta hay gọi bằng cái tên nào khác. Không thể phê phán anh ta. Cũng không thể ca ngợi hay bắt chước anh ta. Xã hội nên học học bài học lớn của mình từ anh ta, nên đi theo con đường mà anh ta đã làm để dẫn tới thành công. Xã hội nên coi mình như một cá nhân, với tất cả những quyền lợi của một cá nhân; và khi nhận thức rõ những quyền lợi đó, nó phải theo đuổi quyền lợi với ý chí không gì lay chuyển được như thể cá nhân theo đuổi quyền lợi của mình. Không chỉ có thế, xã hội phải được hướng dẫn, như cá nhân được hướng dẫn, bởi trí thức xã hội, được trang bị bằng tất cả kiến thức do tất cả các cá nhân tập hợp lại, với sức lao động, lòng nhiệt tình và tài năng, tức là tất trí thông minh mà xã hội có.”[3]

Henry George, Richard Ely, Henry Demarest Lloyd, Edward Bellamy, Daniel De Leon, Eugene Debs, Thorstein Veblen, Jack London và nhiều người khác phải được đưa vào danh sách những người khởi xướng và truyền bá chủ nghĩa cộng đồng. Nó lại được những người xã hội, cộng sản, các nhà báo của những tạp chí bình dân, những người thuyết giảng Phúc âm xã hội, những người dân tộc chủ nghĩa, những nhà giáo dục và những người cấp tiến đủ mọi lọai quảng bá nữa. Nó được phong trào “lương tâm xã hội” khuyến khích và những người tự coi là người tự do tạo thành những định chế.

Dĩ nhiên là trong đa số trường hợp những người theo phái cá nhân chủ nghĩa là nguyên nhân của xung đột rồi. Đầu thế kỷ XX họ là những người nắm được quyền lực và có ảnh hưởng. Họ đã có thể tố cáo, phỉnh phờ, chế nhạo và còn có thể ngược đãi những người đề xướng chủ nghĩa cộng đồng nữa. Thậm chí như thế, ngọn triều vẫn quay sang hướng khác; nhiều người sử dụng ngôn ngữ của chủ nghĩa tự do nhưng lại tham gia vào việc bảo vệ các tập đoàn, khuyến khích những dự án mang tính đế quốc chủ nghĩa, để vệ binh quốc gia giải tán các công đòan và yêu cầu chính phủ giải quyết các vấn đề phát sinh. Những đòn trí mạng của các cuộc chiến tranh và suy thoái trong thế kỷ XX đã làm nhiều người không nhận ra được bản chất của những vụ xung đột về tư tưởng và những người theo phái cộng đồng đã có sẵn những chương trình của họ rồi.

Chúng ta còn đang trong giai đọan chuyển tiếp ồ ạt từ chủ nghĩa cá nhân sang chủ nghĩa cộng đồng – đấy là nói về những định chế và thực tiễn. Nhưng sự thay đổi to lớn cho nó trong lĩnh vực tư tưởng và niềm tin thì đã diễn ra rồi – nói về quần chúng thì điều này đã xảy ra trong ba bốn thập kỉ đầu của thế kỷ này. Những tư tưởng của chủ nghĩa cộng đồng đã trở thành sở hữu chung của người Mỹ vì chúng đã thấm vào văn học, ngôn ngữ, bài thuyết giáo, bài giảng và tư tưởng của người tạo ra dư luận rồi.

[themify_box style=”green rounded” ]Dr. Carson là giáo sư lịch sữ Mỹ tại Grove City College, Pennsylvania.[/themify_box]

 

Phạm Nguyên Truờng dịch
Nguồn: Clarence B. Carson – Chủ nghĩa cá nhân đối đầu với chủ nghĩa cộng sản


[1] William H. Whyte, Jr., The Organiza­tion Man (Garden City, N. Y.: George Braziller, 1957), p. 6.
[2] Erich Kahler, The Tower and the Abyss (New York: George Braziller, 1957), p. xiii.
[3] Lester F. Ward, “Sociocracy,” Amer­ican Thought: Civil War to World War I, intro. by Perry Miller (New York: Holt, Rinehart & Winston, Inc., 1957), pp. 113­14

“Không bỏ đại học mới là ngu!”

Featured Image: Wikipedia Commons

 

Lâu lắm mới có cơ hội ngồi tán chuyện phiếm với một người anh lớn hơn mình 7 tuổi mà tôi rất ngưỡng mộ thời còn học tiểu học. Thời đó tôi là một cậu bé mới hơn 10 tuổi, vô cùng ngưỡng mộ anh vì anh học siêu giỏi, giải nhì Toán quốc gia và được tuyển thẳng vào đại học. Anh tốt nghiệp cử nhân, học lên thạc sĩ và có một công việc ổn định.

Sau rất nhiều chuyện trên trời dưới đất thì anh lại quay lại câu chuyện của tôi. Câu chuyện của một sinh viên năm đầu dám bỏ học để làm những việc điên rồ. Tôi hơi ngại nói với anh rằng chẳng qua đó cũng chỉ là một quyết định do nhân duyên thì nhiều hơn là chủ động. Anh bỗng nói một câu mà tôi chưa bao giờ nghe ai nói với tôi trước đó:

– Anh thấy với tính cách của chú, không bỏ đại học mới là ngu!

Tôi đã nghe rất nhiều lời tiếc nuối, nhiều lời trách móc, nhiều thái độ không hiểu và xa lạ của những người biết về câu chuyện bỏ học đại học của tôi, từ gia đình, người thân, bạn bè, anh chị em trong nhà. Đây là lần đầu tiên tôi nghe một câu như thế từ một người coi trọng chuyện học hành và phấn đấu cả đời mình vì nó. Điều ngớ ngẩn nhất đó là: Tôi tự thấy đó là câu nói đúng nhất đối với tôi mà chính tôi cũng chẳng thể nghĩ ra!

Bây giờ tôi sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện bỏ học của tôi. Qua câu chuyện này tôi không có ý khuyến khích bạn bỏ đại học để theo đuổi những ước mơ viển vông nào đó, như bước lên đỉnh giàu có tựa Bầu Đức! Đừng bao giờ nghe truyền thông ca tụng câu chuyện không bằng cấp của mấy tỷ phú như Bill Gates, Steve Jobs, Michael Dell, Lý Gia Thành… Kể cả câu chuyện của tôi, bạn cũng chỉ nên xem như một ví dụ nho nhỏ về sự tự do chọn lựa con đường của mình, và chỉ thế thôi.

Ngày đầu tiên tôi bước vào lớp Một, cô giáo hỏi ba tôi:

– Xin lỗi anh chứ cháu ở lại lớp năm thứ mấy rồi ạ?

Ba tôi chưng hửng:

– Cháu nó mới từ lớp mẫu giáo lên mà cô!

Tôi nghe đoạn đối thoại đó và cảm thấy rất khó chịu, tôi không hiểu tại sao cô giáo lại hỏi ba tôi điều ngớ ngẩn như thế. Nhưng sau đó lời giải thích của cô giáo làm tôi suýt bật cười:

– Bởi vì cháu to lớn quá nên tôi cứ tưởng…!

Đó chính là nguyên nhân mà trong tất cả mọi hoạt động cần phải xếp hàng thời đi học, tôi đều phải đứng ở cuối hàng. Nhưng bảng điểm của tôi thì luôn luôn ở top 1, tôi cũng không hiểu có phải do mình cứ phải bị đứng ở cuối hàng nên tôi đã cố gắng để được đứng ở hàng đầu trong một bảng xếp hạng khác. Tôi chỉ biết rằng thành tích học tập suốt 12 năm của tôi là một kết quả rất ấn tượng, rất làm hài lòng cha mẹ, thầy cô, người thân, kể cả hàng xóm, và kể cả chính tôi cũng cảm thấy hãnh diện.

Cũng chính vì bảng thành tích đó, tôi có quyền có một ước mơ “lớn”! Năm học lớp 11, khi đã bắt đầu thoáng thấy thế giới của tiền bạc thì trong tôi nảy nở một ước mơ, ước mơ mà khi được chia sẻ với cô bạn gái đầu tiên thì tôi cảm thấy rất xấu hổ khi cô ấy không nhịn được phải bật cười. Ước mơ ngắn gọn như thế này:

Kiếm được 1 tỷ đồng năm 25 tuổi!

Dù sao đó cũng là ước mơ chính đáng, trở nên thầm kín mà tôi sẽ quyết tâm theo đuổi. Con đường duy nhất mà tôi biết lúc ấy để thực hiện ước mơ là: HỌC! Tôi đã hoàn thành 12 năm học với kết quả ngoạn mục, tôi nghĩ rằng để học giỏi như thế tôi đã chịu sự tác động to lớn từ ước mơ làm giàu cháy bỏng. Học giỏi nhất trường, thi Olympia, đỗ 3 trường đại học, Á khoa đại học Kinh tế là những thành tích cuối cùng của tôi trên con đường học vấn trước khi tôi từ bỏ nó.

Tôi sẽ nói rõ vì sao tôi bỏ học. Tôi là một người có logic, học giỏi các môn tự nhiên nên hẳn tôi chẳng khó khăn gì để liên kết các sự kiện sau đây và đưa ra quyết định: Bỏ đại học.

Năm đầu tiên ở giảng đường đại học, mọi thứ vẫn còn là màu hồng. Tôi vẫn như bao sinh viên khác: ở kí túc xá, ăn cơm tháng, nỗ lực học hành và mơ về tương lai tươi sáng. Nhưng liệu đó có phải là ảo tưởng? Những việc làm đó có phải là những hành động thực tế và thực dụng để thực hiện ước mơ cụ thể của mỗi cá nhân? Hai câu hỏi đó sẽ không xuất hiện trong đầu tôi nếu tôi không đi thăm những người anh, người chị lớn hơn tôi 7 tuổi.

Tại sao lại là 7 tuổi? Bởi vì năm tôi học lớp 5 còn các anh chị ấy học lớp 12 chúng tôi tập hợp lại cùng nhau trong khu nội trú của Sở Giáo dục Đào tạo để học bồi dưỡng thi học sinh giỏi Quốc gia. Sau khi thi xong thì tôi ít gặp lại nhưng vẫn giữ liên lạc vì tôi rất quý họ. Sau bao năm dài sự hình dung của tôi dành cho họ luôn đẹp đến ngỡ ngàng : những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, làm những công việc xuất sắc và có thu nhập xuất sắc, giàu có. Trong sự hình dung đó có cả hình ảnh chính tôi, sau một vài năm nữa tôi sẽ ở trong thế giới đẹp đẽ đó.

Sau khi ổn định ở ký túc xá, tôi rất phấn khích liên hệ với từng người trong số họ. Lúc đó họ đã tốt nghiệp đại học khoảng 3 năm, hẳn cuộc sống đã rất tốt. Tôi đạp xe từ Thủ Đức vào trung tâm Sài Gòn, tìm địa chỉ từng người một.

Hãy nhớ giúp tôi: Tôi muốn có 1 tỷ đồng năm 25 tuổi. Và họ đang ở tuổi 25!

Tôi đến thăm từng người một. Sau khi thăm người thứ nhất, tôi cảm thấy khó hiểu. Anh ở trong căn nhà trọ tồi tàn, hay hút thuốc, uống rượu và dự định học tiếp lên cao hơn. Sau khi thăm đến người cuối cùng trong danh sách, tôi hoàn toàn sụp đổ! Họ đều ở trong những căn phòng trọ nhỏ, đa số đều có việc làm nhưng đều than vãn về lương. Trong mắt họ dường như tương lai chỉ là màu xám!

Trước chuyên đi thăm tôi phấn khích bao nhiêu thì khi về tôi tuyệt vọng bấy nhiêu. Những người anh người chị đi trước tôi, học giỏi hơn tôi, thông minh hơn tôi mà lại có cuộc sống như thế sao? Có điều gì đó rất sai lầm đang tồn tại. Logic duy nhất lúc đó xuất hiện trong đầu tôi là: Nếu tôi làm giống họ, đi con đường họ đã từng đi thì năm 25 tuổi tôi cũng sẽ giống họ! Đó là điều khủng khiếp nhất mà tôi không muốn hình dung tới một mảy may nào.

Tôi trở về ký túc xá, mọi thứ vẫn diễn ra như mọi khi nhưng nhận thức của tôi đã hoàn toàn thay đổi. Tôi biết chắc chắn một điều: Nếu tôi học tiếp dù giỏi cách mấy cũng không thể nào chạm tới được một phần nhỏ trong ước mơ của mình khi tôi 25 tuổi.

Đi con đường khác?

Tôi lục lọi gần như nát cả thư viện ở trường đại học chỉ để tìm những cuốn sách nói về thành công và giàu có. Ở thư viện năm 1999 không có nhiều sách lắm nói về những điều tôi đang tìm kiếm. Tôi đạp xe đạp ngày qua ngày tiếp tục lục lọi hầu hết các nhà sách ở nội thành TP.HCM. Khi đọc những quyển sách nói về thành công, một thế giới khác bắt đầu mở ra. Tôi bắt đầu biết tới Bill Gates, quả thật ông ấy là một cảm hứng to lớn cho tôi. Nhưng chưa đủ, vì ông ấy ở bên Mỹ còn tôi ở một đất nước hoàn toàn khác. Tôi nghiên cứu sách vở, nhìn những người giàu có ở Sài Gòn thời đó, nhìn những người kiếm được nhiều tiền ở Việt Nam lúc đó. Tôi tiếp xúc với họ, tôi cố gắng hết sức để hiểu việc họ làm. Dường như những gì họ làm hoàn toàn trái ngược với cách làm của các anh chị mà tôi biết, trái ngược với bạn bè tôi, trái ngược với cả chính cách mà tôi đang làm.

Tôi bắt đầu phát hiện ra một thế giới hoàn toàn khác thế giới mà tôi từng thuộc về, một thế giới mà ở đó có sự tự do, có sự thịnh vượng, có sự đột phá, có sự sáng tạo, có sự tự giác, có tinh thần trách nhiệm bởi vì không ai bảo bạn phải làm gì cả. Đó là thế giới của những người chủ. Những người tự chịu trách nhiệm cho chính cuộc đời mình. Những người tự trả lương cho mình. Tự quyết định lấy thu nhập của mình. Tự quyết định sẽ làm gì để tồn tại và thành công. Tự quyết định sẽ thuê ai, trả lương cho họ bao nhiêu và đòi hỏi họ làm những gì cho mình. Tự quyết định sẽ sống trong ngôi nhà thế nào, đi xe hiệu gì, ăn những món gì ở nhà hàng nào, đi du lịch ở đâu, giao thiệp với ai và làm tất cả những gì mình thích. Tôi thì khác hơn một chút, sau khi đã nhìn thấu một phần nào thế giới kinh doanh, tôi bắt đầu thay đổi ước mơ. Chỉ ước mơ giàu có thì quá nhỏ bé, ước mơ làm một cái gì đó thật sự ý nghĩa cho đời mình, đó mới chính là ước mơ không bao giờ có thể mất đi.

Đầu năm thứ 2 của đời sinh viên, tôi quyết định tự mình rời khỏi giảng đường và bước ra đường. Quyết định đó, tôi biết sẽ gây sốc sâu sắc trên diện rộng. Gia đình sốc, người thân sốc, bạn bè sốc, thầy cô sốc, ai cũng sốc chỉ có tôi là không hề sốc chút nào.

Tôi bắt đầu được sống cuộc đời của mình. Vấn đề ở đây không phải là chuyện thành công, giàu có, nổi danh hay sẽ thất bại, nghèo túng và lọt thõm đâu đó trong đám đông mà là tôi chọn con đường phù hợp với ước mơ của mình, với tính cách của mình. Tất nhiên quyết định đó trong nhiều năm vẫn bị mọi người phản đối như cách họ vẫn thường làm với những hành động khác lạ. Nhưng bằng cách này hay cách khác tôi vẫn kiên trì cách sống của mình.

Tôi đã không đạt được ước mơ về tài chính của mình năm 25 tuổi, trễ hơn một chút nhưng tôi hoàn toàn hài lòng với cuộc sống của mình. Tôi mua ngôi nhà đầu tiên ở Sài Gòn năm 26 tuổi, mua chiếc xe hơi đầu tiên cũng năm 26 tuổi và quan trọng hơn hết tôi có doanh nghiệp của riêng mình. Ngày mà tôi cầm trên tay sổ hộ khẩu TP.HCM tôi thực sự xúc động bởi vì tôi biết rằng chỉ một quyết định thôi, một quyết định dũng cảm và logic có thể thay đổi tương lai đến mức độ khó tin. Tôi không muốn đề cập đến những gì tôi làm trong suốt 7 năm để thực hiện ước mơ của mình bởi vì nó cũng chỉ là một mô hình quen thuộc: Hành động, sai lầm và sửa lỗi, thay đổi.

Tôi chỉ muốn nói một điều tối quan trọng: Tôi đã lựa chọn cách sống mà tôi thuộc về. Chính vì thế tôi không cảm thấy những việc tôi làm như là đi giao hàng, rong ruổi ngoài đường phố dưới nắng mưa, thuyết phục người khác đến rát cổ họng để mượn tiền làm vốn, tranh cãi vì quyền lợi… là những việc tầm thường hay cực khổ gì cả. Đó đơn giản là những việc làm phi thường đối với tôi, rất tự nhiên đối với tôi.

Hiện nay, 3 đứa em tôi đều kinh doanh riêng. Chúng có thể còn tài năng hơn tôi, tôi nghĩ vậy. Tôi thì vẫn ngang bướng và sống theo cách riêng của mình. Tôi thấy mình có được sự tự do.

Trên đây chỉ là những gạch đầu dòng của câu chuyện mà trong một vài dòng ngắn ngủi sẽ không thể tóm lược hết. Tôi chỉ muốn cố gắng viết ra một số suy nghĩ quan trọng cho những ai cần một một quyết định, một sự lựa chọn phù hợp đối với chính bản thân mình, với chính ước mơ và tính cách của mình. Bạn có thể đọc rồi quên, hoặc sẽ xem xét kĩ hơn nếu thấy phù hợp với những suy nghĩ và ước mơ thầm kín của bạn. Nếu bạn đã đọc, tôi chân thành cảm ơn bạn đã cố nuốt những dòng lủng củng này. Chỉ có một điều tôi cam đoan với bạn là những gì tôi viết không phải là tiểu thuyết mà là chính cuộc đời tôi. Chúng thực sự rất có ý nghĩa với tôi.

Sau này nếu con cái của tôi thích học đại học hay cao hơn thì đó là việc của chúng, tôi sẽ không can thiệp bởi vì tự do lựa chọn là điều mà tôi trân quý hơn cả sự giàu có và thành công.

Một điều nữa, bỏ đại học không có nghĩa là ngừng học, tôi vẫn đọc sách rất nhiều, nghiên cứu rất nhiều những gì mà tôi cần cho cuộc sống. Tôi viết lách khá nhiều. Tôi tạo lập các mối quan hệ trong nhiều lĩnh vực khác nhau bởi vì tôi nghĩ cuộc sống là sự rộng lớn tột cùng. Tôi hiểu rằng học từ người khác, nhất là học từ những người tuyệt vời thì quan trọng hơn học từ sách vở nhàm chán. Có những người mà tôi xem như những người thầy vĩ đại. Có quá nhiều người mà tôi biết ơn họ một cách sâu sắc vì đã giúp đỡ tôi một cách hết mình nhất có thể, kể cả khi thuận lợi và khi khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua.

Đến đây, bạn đã hiểu vì sao tôi lại tự cho rằng nếu tôi không bỏ đại học thì tôi là một người cực kỳ ngu dốt đối với bản thân mình rồi chứ?

 

Mr. Bow 

Việt Nam: Làm giàu từ nông nghiệp, tại sao không?

Featured Image: Fabrice Instinct Voyageur

 

Càng tìm hiểu sâu vào Israel và nền nông nghiệp thần kỳ của họ, tôi lại càng ngạc nhiên và khâm phục. Thế rồi, tôi nhìn lại, Việt Nam chúng ta là nước 70% làm nông nghiệp nhưng sao chẳng thấy thành tựu nào ra hồn. Người nông dân cả nước đang làm gì? Chúng ta có thể làm giàu từ nông nghiệp không? Có thể giúp đất nước phát triển bắt đầu từ nền tảng nông nghiệp không? Thế là tôi tìm hiểu, và tuyệt làm sao tôi đã tìm ra nhiều điều, nhiều chuyện, nhiều tấm gương hay ho, thú vị và cả bất ngờ nữa.

Trời ơi, nhiều quá, nhiều người giàu có nhờ nông nghiệp quá, gần như gõ từ khóa nào đại loại “làm giàu từ chuối, từ đu đủ, từ rau thơm, từ cá, từ rắn rết bọ cạp ễnh ương” từ cái quái gì cũng có người giàu cả. Cả một kho tấm gương làm giàu như thế, mà xưa giờ chúng ta quá thờ ơ. Phải chăng vì không bạn trẻ nào muốn làm nông nghiệp? Phải chăng vì làm nghề nông, làm người nông dân nghe nó “tầm thường” hay “hèn mọn” quá đi? Bao nhiêu cử nhân rời trường đại học Nông-Lâm giờ họ đang làm gì? Đang có những trang trại riêng hay đang cố gắng tìm một công việc gì đó nghe nó sang chảnh “văn phòng” hơn để bám trụ nơi thành phố?

Làm nông có phải chỉ đơn giản là nuôi và trồng, thu hoạch và bán nông sản không? Làm nông nghiệp có giàu nổi không? Tôi đã đặt ra rất nhiều câu hỏi và tự đi tìm câu trả lời. May thay, câu trả lời là chúng ta hoàn toàn có thể có thể làm giàu từ nông nghiệp, giàu bền vững và không giới hạn khả năng. Với nông nghiệp, chúng ta có thể làm giàu từ những thứ giá trị cho tới những thứ bỏ đi nữa kìa (như là tận dụng đồ phế thải làm phân bón, thức ăn cho cá, làm giàu từ vỏ bao xi măng…) Nông nghiệp như là một môi trường tuyệt vời, sẽ trả công xứng đáng cho những người xứng đáng, yêu mến nó, hết lòng vì nó và nhất là không xem thường nó:

Những lão nông tỷ phú

1. Tiền Giang có ông “Vua mít Ba Lập” bắt đầu từ 10 cây mít giống trong một lần đi thăm bà con ở Đồng Nai. Ông được giới thiệu về một loại mít có nguồn gốc từ Thái, tò mò mua 10 cây giống về trồng thử. Chăm sóc kỹ và đợi một năm rưỡi sau, 10 cây mít đầu tiên cho trái. Ông ăn thử thấy rất ngon mới bắt đầu ghép cành, nhân giống ra trồng đại trà. Đặc điểm của loại mít này là múi to, cơm dày, ăn giòn, ngọt thanh, rất ít xơ và mủ. Thế là từ 10 cây giống đầu tiên, ông ghép cành và nhân ra lần đầu khoảng 50 cây rồi tăng dần lên, đến nay vườn mít 9.000m2 của ông có chừng 600 cây mít đủ cỡ. Ông Lập cho biết đặc điểm của loại mít này là không theo mùa mà ra trái thường xuyên, hết đợt này đến đợt khác liên tục, chu kỳ từ khi ra hoa đến khi thu hoạch gần 4 tháng. Vì vậy, để trái có trọng lượng lớn, bán được giá cao, cần phải tỉa bỏ bớt. Tùy theo độ tuổi của cây mà chừa trái cho thích hợp.

Trung bình nếu bón phân, tưới nước đầy đủ thì mỗi đợt chỉ nên chừa lại chừng 10 trái mỗi cây. Khi thu hoạch, mỗi trái có trọng lượng từ 20 đến trên 30 kg là bình thường. Càng ít trái thì trọng lượng mỗi trái càng lớn. Với giá mít dao động từ khoảng 28.000 đến 34.000 đồng/kg như hiện nay, mỗi trái mít có thể bán được hơn 500.000 đồng. Như vậy mỗi đợt thu hoạch, một cây mít có thể thu được trên 6 triệu đồng và một năm có thể thu hoạch được 3 lần. Vườn mít của ông Lập có chừng 600 cây nên mỗi năm có thể thu được tiền tỉ là dễ hiểu. Đó là chưa kể nguồn thu nhập từ bán cây giống. Chỉ riêng năm 2011 ông Lập cung cấp ra thị trường gần 20.000 cây mít giống. Với giá 12.000 đồng/cây, ông thu nhập thêm hàng trăm triệu đồng.

Thế là ông trở thành “Vua mít”, thành tỷ phú nhờ mít. Thật đáng thèm thuồng!

2. Ghé về Trà Vinh có ông “Sang cam sành”: Là một trong những tỷ phú cam sành của xã Tam Ngãi, Hai Sang hiện canh tác 3,5 ha đang giai đoạn cho trái. Chỉ tính mùa cam năm 2010 và 2011, ông thu về hơn 3 tỷ đồng. Bí quyết của Hai Sang là trồng cam nghịch vụ. Nghề trồng cam vùng này lâu nay mỗi héc ta thu vài trăm triệu đồng là chuyện thường. Nhưng trong 3 năm liên tục, mỗi héc ta cam nghịch vụ thu bạc tỉ, khiến bản thân Hai Sang cũng cảm thấy… sửng sốt. Từ 2009 tới nay, chỉ với chưa đầy một mẫu đất, Hai Sang thu về hơn 4 tỷ đồng, con số trước đây có mơ ông cũng không dám nghĩ tới.

Hai Sang phân tích, đất mà nhà vườn Tam Ngãi đang trồng cam là đất phù sa bồi đắp bởi sông Tiền. Từ xưa tới giờ vùng này không bao giờ thiếu nước ngọt nên trồng cam muốn xử lý cho ra trái bất kỳ tháng nào trong năm đều được. Trái cây mùa thuận phải nhờ đến nước mưa, còn đất ven sông Tiền có lợi thế là không lệ thuộc nước mưa nên nhà vườn có thể đổi sang thu hoạch mùa nghịch theo ý mình. Ở xã Tam Ngãi, trồng cam nghịch vụ thu nhập 1 tỷ đồng/ha/năm tính ra tới mấy chục hộ chứ không phải ít. Cam mùa thuận giá 4.000-5.000 đồng/kg, mỗi héc ta bình quân 25 tấn, nhà vườn thu hơn 100 triệu đồng, vẫn cao hơn lúa. Còn trồng vụ nghịch, mỗi kg giá 25.000-30.000 đồng, có khi cao hơn nên thu về tiền tỉ cũng không có gì lạ.

(Thu tiền tỷ mà không có gì lạ, ôi tự nhiên tôi muốn trở thành “P.T cam sành” quá chừng!)

Ngoài ra còn vô vàn những lão nông với thu nhập khủng, tính bằng tiền tỷ mỗi năm như ông “Vua lúa Chín Táo” với tổ hợp sản xuất diện tích hàng trăm ha, cung ứng ra thị trường tới 10.000 tấn lúa giống/năm, doanh thu 70-80 tỉ đồng. Hay ông Biền – Tiền Giang thu nhập hơn tỷ đồng mỗi năm nhờ cây khóm trên vùng đất phèn vùng Đồng Tháp Mười. Hay anh Tấn Tài với những nhạy bén trong chăn nuôi heo gà, cá sấu đã giúp anh gầy dựng cơ ngơi cả chục tỷ đồng chỉ sau vài năm… Những tấm gương đó bạn có thể tham khảo ở đây.

Thật tình mà nói, họ thật đáng ngưỡng mộ, nhưng họ đều là những lão nông lâu năm dãi dầu. Thành công của họ không phải ai muốn cũng có thể bắt chước làm theo và đạt được điều họ đã đạt. Nhưng không gì là không thể đúng không? Sao chúng ta biết chúng ta không thể nếu ta không thử? Và thế hệ trẻ như chúng ta, được biết, được học và được tiếp xúc với khoa học – công nghệ – kỹ thuật càng nhiều, thì ta lại càng có nhiều cơ hội để thành công và thậm chí là thành công vượt bậc nữa kìa.

Những câu chuyện “sinh ra từ làng”

Không màu mè mà gần gũi, bình dị, “Sinh Ra Từ Làng” là chương trình chính luận về thanh niên nông thôn lập nghiệp rất thành công, bởi sức lan tỏa đến không ngờ về những hoài bão, lí tưởng sống của giới trẻ lập thân, lập nghiệp trong cuộc sống hiện nay. Sau 2 năm phát sóng, chương trình đã giới thiệu 52 tấm gương thanh niên nông thôn tiêu biểu, những mô hình kinh tế điển hình, xuất sắc trên khắp cả nước. Những câu chuyện như:

Nguyễn Văn Bách (1981, Tuyên Quang) năm 2010 anh bắt đầu nghiên cứu và đưa giống chanh tứ mùa từ Đà Lạt về trồng với số cây giống ban đầu là 100 cây. Đến nay mỗi năm, anh thu được 20 tấn quả trị giá 400 triệu đồng; ngoài ra anh còn thu nhập từ việc bán cây giống 750 triệu đồng. Tổng doanh thu 1 năm đạt hơn 1,1 tỷ đồng.

Không chỉ giỏi trong việc tăng năng suất cây trồng, nhiều thanh niên nông thôn đã sớm trở thành những ông chủ thành đạt nhờ ý thức bảo vệ môi trường. Điển hình là Đặng Văn Mạnh (Hải Dương), người được mệnh danh là “thầy phù thủy” nhờ những vỏ bao xi măng cũ lại được anh “hô biến” thành… 700 triệu đồng/ tháng. Từ những chiếc vỏ bao xi măng cũ bị vứt bỏ, anh Mạnh đã góp phần bảo vệ môi trường bằng cách tái chế chúng thành những chiếc vỏ mới tinh nhưng lại không thải ra môi trường lượng nước thải độc hại chứa lượng xi măng dư thừa. Chỉ mới 35 tuổi, anh Mạnh đã sở hữu một cơ sở sản xuất 500m² , mỗi ngày cho ra lò 20.000 vỏ bao xi măng mới. Trung bình mỗi tháng, cơ sở của anh xuất ra thị trường 30 – 35 vạn chiếc vỏ bao xi măng với giá thành 2.200 đồng/ chiếc. Tính ra, mỗi tháng, anh thu về hơn 700 triệu đồng.

Hay như chàng cử nhân trẻ Nguyễn Duy Thiên Ân (1990, Đồng Nai). Đây là nhân vật đã từ chối suất học bổng toàn phần đi du học Pháp để ở lại… nuôi gà. Tuy nhiên, để kiếm được tới gần 20 triệu đồng/ngày từ những quả trứng lại là một chặng đường vất vả với nhiều thất bại. Rốt cuộc, chàng sinh viên trẻ này đã tìm ra được cách nuôi gà rất đặc biệt: Ngoài việc đảm bảo môi trường vệ sinh, nguồn thức ăn sạch và đủ dinh dưỡng, đàn gà còn được thưởng thức những bản nhạc giao hưởng êm dịu của Mozart và Beethoven để không gian luôn lý tưởng. Với sự say mê đầy sáng tạo, chàng trai Nguyễn Duy Thiên Ân trở thành người đầu tiên ở Việt Nam sản xuất trứng gà Omega 3 -loại trứng nhiều dinh dưỡng gấp 3 lần trứng gà thông thường, có nhiều chất làm giảm mỡ máu,chữa tim mạch, ung thư, đẹp da, tốt cho não… và mô hình nuôi gà của anh đã mang lại thành công trên con đường làm giàu cho bản thân và quê hương.

Học đại học về làm nông dân, tại sao không?

Tốt nghiệp khoa cơ khí trường đại học sư phạm kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh năm 2000, trong khi bạn bè kéo nhau đi kiếm việc ở các công ty với mức lương khá cao thì anh Vũ Văn Vương (Xuân Lộc) lại khăn gói về quê để làm nông dân. Anh chia sẻ: “Thấy bà con trồng rau vất vả quanh năm mà thu nhập vẫn thấp nên tôi muốn mình sẽ làm mô hình điểm về trồng rau năng suất cao và tự tìm đầu ra cho mình và bà con. Có đầu ra ổn định, lợi nhuận sẽ cao.” Hiện tại, rau do gia đình anh Vương sản xuất đã được một doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh đặt hàng với giá ổn định. Từ hai bàn tay trắng, nhờ trồng rau hiện anh Vương đã có trong tay cơ ngơi khang trang với lợi nhuận thu được mỗi năm vài trăm triệu đồng. Và khoản tiền lời đã được anh đầu tư vào việc mua đất để mở rộng sản xuất.

Năm 2002, anh Quyền (Đà Nẵng) cầm tấm bằng cử nhân Quản trị du lịch cùng bằng cử nhân luật đi xin việc ở thành phố. Nhưng với đồng lương tháng ba cọc ba đồng không đủ sống, sau gần 1 năm bám trụ thành phố, anh quyết định về quê lập nghiệp. Tuy nhiên lúc đó vốn liếng không có, bản thân anh cũng không có kiến thức gì về nông nghiệp. Nhờ người thầy giáo thời đại học giới thiệu mô hình trồng nấm rơm, anh quyết định vay tiền làm liều. Thời gian này cơ sở nấm của anh độc quyền trên thị trường Đà Nẵng nên nấm làm tới đâu bán hết tới đó. Thừa thắng, anh thuê đất của các gia đình trong vùng mở rộng mô hình trồng nấm.

Chỉ trong vòng 1 năm anh giàu lên trông thấy, dư tiền mua xe hơi xây nhà lầu nhưng anh lại chọn cách tiết kiệm để giúp những bà con lối xóm xung quanh cùng giàu với mình. Khi không còn đất để tiếp tục do bị giải tỏa, anh mày mò tìm hiểu kỹ thuật trồng nấm tiên tiến ít lệ thuộc vào đất và đã thành công. Anh Quyền tiết lộ, hiện thu nhập của anh từ trồng nấm khoảng 50 triệu đồng/tháng. Có điểm tựa vững chắc anh mạnh dạn nghiên cứu để từng bước cho ra thị trường các sản phẩm đặc biệt từ nấm như: Nước mắm nấm, mắm ruốc từ nấm.

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học Cây trồng – Đại học Nông nghiệp I, anh Trương Văn Dư (1981, Hà Nội) tìm được một công việc trong doanh nghiệp nước ngoài tại thủ đô. Đến năm 28 tuổi anh nhận tấm bằng thạc sĩ khi đang làm cho một doanh nghiệp Nhà nước với mức lương cao. Nhận xong bằng thạc sĩ, anh Dư rủ một số bạn bè lên Mộc Châu thuê đất để làm nông nghiệp vì thấy khí hậu ở đây rất phù hợp. Ý tưởng này vấp phải phản đối mạnh mẽ từ gia đình, đặc biệt là mẹ anh. Thất bại khi trồng cây dưa hấu, anh chuyển qua trồng cà chua trái vụ vì nhận ra mặt hàng này nguồn cung ở miền Bắc khá hạn chế. Và anh lại thất bại lần nữa cho tới khi Viện Rau quả Việt Nam được chuyển giao kỹ thuật lai ghép cà chua lên gốc cà tím từ trung tâm phát triển rau thế giới nhưng chưa có đối tác dám nhận thử nghiệm. Anh Dư quyết định mạo hiểm thêm một phen mặc dù chi phí đầu tư cho dự án này không phải nhỏ.

Để thực hiện kế hoạch mới, anh vay một tỷ đồng từ bạn bè, gia đình để làm nhà kính và sản xuất cà chua giống ghép trên cây cà tím trên diện tích ban đầu là 8.000 m2. Không lâu sau đó, anh đã thành công khi ghép được 18.000 cây giống đưa ra thị trường. Năm 2012 anh Dư đã quyết định thành lập Công ty cổ phần GreenFarm. Hiện diện tích sản xuất của Green Farm đã được mở rộng và công suất ghép hàng năm được 2,5 triệu cây giống, với giá bán 1.200 đồng mỗi cây. Ngoài ra, anh còn phát triển thêm diện tích hơn 1,5ha trồng rau an toàn cung cấp cho các nhà bán lẻ ở khắp nhiều tỉnh thành. Anh cho biết, năm 2013, doanh thu từ tiền cây giống ghép khoảng 3 tỷ, sau khi trừ các chi phí thì lợi nhuận đạt trên một tỉ đồng. Còn lợi nhuận từ sản xuất rau an toàn vào khoảng 300 triệu đồng. Những con số trong mơ với phần lớn những thạc sĩ giấy ngoài xã hội…

Những nguời bạn nông dân

Thôi không nói chuyện trên báo đài nữa, giờ nói chuyện thực tế xung quanh, chuyện người thật việc thật nhé.

Bạn tôi, nhà nó ở Bình Thuận và như mọi người, nhà bạn trồng trái thanh long, tôi mới hỏi: “Sao trồng thanh long mà người ta lại giàu được nhỉ?” “Tại sao không?” “Vì cứ đến mùa mình thấy trái thanh long đổ đống ngoài đường như núi, 10 ngàn/ 3kg thế thì giàu làm sao?” “Ôi bạn ơi, cái đống đó là hàng dạt, hàng thải rồi, trái ngon người ta đem đi xuất khẩu hết còn đâu.” “Trời, mình không biết luôn”. “Này nhé, 1 ha thanh long 1 năm thu vài trăm triệu/vụ thôi, nhưng giờ 1 năm người ta thu được mấy vụ lận, trung bình 1 ha thanh long 1 năm cho thu cả tỷ đó bạn. Nhà nghèo thì 1-2ha, trung bình như nhà mình 5-6ha, nhà giàu thì 10-40ha, đại gia thì 50-100ha. Bạn tính đi.” “Thế chi phí thế nào?” “Chi phí cho 1 ha khoảng 500tr/năm, trù chi phí rồi thì 1 ha thanh long 1 năm sẽ sinh lời 500 triệu”. Quả là con số trong mơ. Tôi muốn đi trồng Thanh Long quá.

Một người anh (xã hội) của tôi, vừa mới đăng những bức hình tuyệt vời. Một bức là hình gốc cây củ mỳ chi chít củ, cây mỳ này do anh và bạn bè hợp tác trồng tại … Campuchia. Dạ vâng, anh cùng bạn bè qua đó thuê đất, thuê nhân công làm nông nghiệp, trong khi ở Việt Nam anh vẫn đi làm công việc văn phòng bình thường. Anh cho biết chi phí thuê đất và nhân công bên đó rẻ hơn, trang trại củ mỳ của anh áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới nên cho rất nhiều củ so với thông thường. Còn ở Việt Nam, anh cũng về quê ở miền tây, mua vài sào đất, giá đất nông nghiệp ở quê thì rẻ và anh đang đầu tư trồng cây bưởi da xanh. Nhìn những cây bưởi thấp lè tè mà trái sai trĩu cành anh khoe trên facebook, tôi tin chắc anh sẽ thành công, anh sẽ giàu thôi, nhờ vào nông nghiệp chứ không phải bất cứ công việc bàn giấy nào ở Sài Gòn mà anh đang làm. Tôi tin như thế.

Tôi muốn trở thành cô nông dân

Khi đọc những bài viết về nông nghiệp và nghiên cứu chủ đề này. Tôi có nói chuyện với một cậu bạn, hiện đang làm cafe và kinh doanh thu mua cafe, cậu ấy đã hướng tôi tới việc tìm hiểu một loài cây khác, loài cây mới, với những lợi ích kinh tế to lớn trong tương lai. Và tôi bỗng nhìn thấy một cơ hội tuyệt vời. Không muốn nói gì quá sớm vì tất cả chỉ là một ý tưởng lóe lên bất chợt. Chẳng có gì đảm bảo tôi sẽ thực hiện hay sẽ thành công. Nhưng điều đáng tự hào là, tôi có ý tưởng, có ý tưởng ta sẽ có tất cả. Tuyệt vời làm sao nó lại từ ngành nông nghiệp, một ngành mà trước tới nay tôi chỉ xem thường và bĩu môi.

Có cả ngàn cả tỷ cơ hội để bạn làm giàu bằng nông nghiệp. Đó là cái giàu bền vững và thiết thực, chứ không chỉ đơn giản là mua đi bán lại những mặt hàng đơn lẻ hay chứng khoán, cổ phiếu. Bạn có thể không có nhiều đất đai, bạn có thể không có nhiều vốn, bạn có thể không biết gì về kỹ thuật và công nghệ… Không hề gì cả, nông nghiệp luôn đón chào mọi người đến thử nghiệm, học hỏi và thành công, từng chút một. Bạn sẽ nhận ra, bạn không chỉ giàu nhờ bán quả, bán rau, bán cá mà bạn còn giàu nhờ bán cây con, hạt giống và nguyên liệu nữa. Rồi bạn sẽ lại nhận ra, cam không chỉ là cam, chuối không chỉ là chuối. Mà chúng còn có khả năng gia tăng lợi nhuận tới không ngờ, nếu như bạn biết sáng tạo, lai tạo chúng thành những thứ nghe có vẻ lạ lùng: chuối tím, thanh long ruột đỏ, xoài vỏ tím, dưa hấu ruột vàng, dưa hấu vuông, bưởi Phật… Đó là những thứ đã có trên thị trường. Nếu như bạn có thể tạo ra gì đó, đại loại khoai tây ăn vị như khoai lang, quả cam ăn có vị như quả đào hay lạ lùng hơn là cho ra giống chuối tròn xoe chẳng hạn… Tôi dám cá bạn sẽ giàu lên, rất nhanh thôi.

Ai cũng muốn làm giàu, nhất là thế hệ trẻ chúng ta, nhưng tại sao luôn là các ngành công nghệ, dịch vụ, kinh doanh mới chịu? Chúng ta chẳng có thế mạnh gì ở các lĩnh vực đấy cả, hơn nữa làm nông nghiệp không phải là làm kinh tế sao? Làm nông nghiệp thì không được thành lập công ty, không được làm giám đốc à? Làm gì có chuyện đó. Nên các bạn của tôi ơi. Nếu như bạn đang đau đáu về những biện pháp làm giàu bền vững, nếu như bạn đang phân vân và hoài nghi về những dự định hay kế hoạch mơ hồ cho tương lai. Hãy thử một lần, suy nghĩ đi, bạn có thể làm gì với nông nghiệp?

Biết đâu đấy, Israel nổi danh vì những công nghệ nuôi trồng tiên tiến, xuất khẩu hàng đầu, Việt Nam chúng ta lại trở thành nước hàng đầu thế giới về những thứ trái cây lai tạo “thần tiên” không giống ai với đủ mọi hình thái, màu sắc, hình dạng và hương vị thì sao. Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra đúng không? Biết đâu Việt Nam lại rạng danh vì những thứ: chuối tròn xoe Việt Nam, khoai lang-tây Việt Nam, sầu riêng không gai, xoài chín thơm mùi mít, trái bơ tự nhiên ngọt ngon như dằm sữa… Nghe thôi đã thấy hào hứng quá đỗi rồi.

(Tuy nhiên từ góc độ cá nhân, tôi không khuyến khích các phương án nuôi trồng cấy ghép biến đổi gien đâu ạ)
Hi vọng đọc bài viết này, sẽ có nhiều người hơn, suy nghĩ một cách nghiêm túc tới việc trở thành những cô/cậu nông dân. Những cô/cậu nông dân triệu phú, tỷ phú một ngày không xa nhé, để những câu “cô nông dân biết phải làm sao? người nông dân phải làm sao đây? … trên facebook không còn vô nghĩa nữa.

 

Phi Tuyết

Các bạn có thể tham khảo thêm những câu chuyện làm giàu từ nông nghiệp:

  • http://www.hoinongdanhungyen.org.vn/index.php?option=com_content&view=category&layout=blog&id=58&Itemid=37
  • http://dantri.com.vn/xem-an-choi/sinh-ra-tu-langnhung-dai-gia-tre-lam-giau-tren-que-huong-783432.htm
  • http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121213/muu-sinh-tu-dong-von-nho-ky-17-trong-chuoi-thu-tien-ti-moi-nam.aspx

Ăn thịt chó hay không ăn thịt chó?

Featured Image: Barbara O’Brien 

Chúng ta có nên ăn thịt chó hay không? Những người bên phía “không” thì nói rằng do chó là bạn của con người, là loài động vật thông minh và trung thành… nên không được ăn thịt chó. Phía nói “có” thì bảo rằng suy cho cùng chó cũng là một người động vật (vì thế không được luật nhân quyền bảo vệ) nên có thể ăn thịt tuỳ thích, tại sao lại ăn thịt lợn mà không ăn thịt chó, trong khi đó nghiên cứu cho thấy lợn còn thông minh hơn chó (bản thân tôi không biết độ tin cậy của những nghiên cứu này đến đâu)…. Không chỉ thịt chó đối với nhiều loài động vật khác cũng có những quan niệm khác nhau về việc ăn hay không ăn chúng như lợn, mèo, ngựa, bò…

Nhưng câu hỏi đặt ra là: Đâu là nguyên nhân căn bản nhất dẫn đến việc chúng ta lựa chọn ăn hay không thịt một con vật nào đó.

Và lý do chúng ta có ăn hay không ăn một loài động vật nào đó dường như không phụ thuộc vào loài động vật đó mà phụ thuộc vào chính những suy nghĩ và quan niệm chủ quan của chúng ta.

Lấy ví dụ về việc ăn thịt chó, những người không ăn thịt chó họ nhìn thấy gì khi nhìn vào một con chó. Họ nhìn thấy đó là những sinh vật dễ thương, trung thành và tinh khôn. Vì thế họ không thể nào hiểu được việc tại sao người ta lại nỡ giết và ăn những sinh vật tốt đẹp đến vậy. Thành thật mà nói, những con chó đó chắn chắn không thể nào hiểu được những khái niệm phức tạp mà con người gán cho nó. Chó trung thành vì nó là loài động vật sống bầy đàn và sự trung thành đối với con đầu đàn (mà bây giờ đã được thay thế bởi con người) là yếu tố quyết định đối với sự tồn tại của nó.

Còn việc chó rất dễ thương và biết “nịnh” người là bắt nguồn từ việc chọn lọc nhân tạo khi người ta sẽ ưu tiên chọn nuôi những cá thể chó dễ thương và biết “nịnh”. Tuy nhiên không quan trọng là những con chó đó có nhận thức được những giá trị đó hay không mà quan trọng là chúng ta đã GÁN cho nó những đó hay nói cách khác là chúng ta lựa chọn nó làm biểu tượng cho những phẩm chất mà chúng ta đề cao.

Khi nhìn vào chúng, chúng ta không thấy một con chó – một sinh vật hữu sinh hữu diệt tầm thường mà chúng ta thấy chính mình, thấy tình bạn, tình yêu, sự trung thành. Suy cho cùng, con người luôn hướng đến những giá trị chân thiện mỹ nên chúng ta sẽ không bao giờ huỷ diệt (nói cụ thể là ăn thịt) những biểu tượng cho những gì tốt đẹp trong chúng ta.

Còn những người ăn thịt chó có lẽ không (hoặc hầu như rất ít) nhìn thấy những phẩm chất đó khi họ nhìn vào một con chó và đối với họ ăn thịt cho cũng chẳng khác gì ăn thịt heo (tất nhiên là ngon và lạ miệng hơn). Và việc họ ăn thịt chó hoàn toàn không nói lên việc họ thiếu đi những phẩm chất ấy mà chỉ đơn thuần là việc họ không lựa chọn việc gán ghép những giá trị ấy cho những con vật đó mà thôi. Và cũng chính vì việc không lựa chọn đó mà họ hoàn toàn không cảm thấy tội lỗi khi ăn thịt chó. (Ở đây tôi không bản đến việc đi trộm chó của người khác hoặc việc ăn thịt chó sẽ khuyến khích việc trộm chó vì vấn đề đó không nằm trong chỉnh thể nội dung của bài viết này)

Bản thân tôi là người không ăn thịt chó và tôi cũng không ăn nhiều con vật khác nữa. Tôi không ăn thịt mèo vì tôi không thể hiểu tại sao người ta có thể ăn những sinh vật đẹp đẽ, duyên dáng đến vậy. Tôi không ăn thịt cá voi vì bên cạnh cá voi là một loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng thì cũng là những sinh vật hết sức xinh đẹp, hiền hoà và vĩ đại. Tôi cũng sẽ từ chối ăn thịt đại bàng giống người Mỹ vì không ai lại đi ăn một sinh vật dũng mãnh và đầy kiêu hãnh như vậy.

Tuy nhiên, tôi có thể ăn thịt khỉ, dù đối với một số người khi có thể tượng trưng cho sự thông minh nhưng lý lẽ đó có vẻ không thuyết phục tôi lắm vì khi nhìn vào một con khỉ tôi chẳng thấy có gì thông minh cả. Tương tự với thịt bò, vì tôi không thờ thần bò nhưng người Ấn Độ nên tôi cứ ăn thịt bò thoải mái mà không cần sợ bị thần thánh nào dòm ngó cả. Tôi cũng sẵn sàng ăn thịt heo vì không như người Hồi giáo, tôi chẳng thấy heo có gì dơ bẩn hơn những con vật khác cả.

Vì vậy, việc có lựa chọn ăn hay không ăn một loài động vật nào đó phụ thuộc phần lớn ở quan niệm và thế giới quan của chúng ta, ở cách chúng ta nhận thức về các giá trị và lựa chọn biểu tượng cho các giá trị đó. Và cũng thật vô lý khi chúng ta phán xét những người không có lựa chọn giống chúng ta. Cả người ăn thịt cho lẫn người không ăn thịt chó đều có thể rất đề cao những giá trị như tình bạn, sự trung thành, sự chân thành nhưng khác nhau ở chỗ là họ có lựa chọn chó là biểu tượng của những phẩm chất ấy hay không thôi.

Lại bàn một chút về việc bảo vệ những động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Tại sao chúng ta lại bảo vệ chúng? Thực dụng mà nói, có thể trên những động vật đó có những chất có thể giúp chữa bệnh hoặc đem lại một lợi ích nào đó cho con người. Nhưng đằng sau đó, chính là ý thức trách nhiệm của chúng ta, bởi chúng ta – với tư cách là một thành phần của toàn thể cộng đồng nhận loại phải nhận lãnh trách nhiệm về hậu quả do hành động của chúng ta trong quá khứ và hiện tại. Tôi có thể không phán xét bạn về việc bàn có ăn thịt chó, mèo, heo, bò hay không nhưng tôi sẵn sáng phán xét bạn là một con người vô lương tâm, vô trách nhiệm, và ngu dốt nếu bạn tiêu thụ sản phẩm làm từ tê giác, hổ hay từ bất cứ một loài nào có nguy cơ tuyệt chúng vì đây không còn là vấn đề về lựa chọn cá nhân mà là phủ nhận trách nhiệm của chúng ta như một phần của toàn thể loài người.

 

Phạm Quốc Việt