24 C
Nha Trang
Thứ năm, 7 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 177

9X – The lost generation

Featured image: imaginablyy

 

 

Thế hệ lạc lối? Thế hệ mất mát? Hay thế hệ biến mất?

Một thế hệ có quá nhiều và cũng không có gì.

Khái niệm “lost generation”, qua tra cứu một cách đơn giản trên trang mạng mở Wikipedia, là khái niệm được đưa ra bàn thảo lần đầu tiên bởi Gertrude Stein, người thầy, người bảo trợ của Ernest Hemingway – người phổ biến khái niệm này khi sử dụng nó trong một tác phẩm của mình. Ở thời điểm này, khái niệm “lost generation” được hiểu là một thế hệ những người tới tuổi trưởng thành khi xảy ra Đại chiến thế giới nổ ra vào năm 1914. Nghĩa là những thanh niên sinh từ 1883 tới 1900, dao động từ độ tuổi 14 tới 29, độ tuổi bắt đầu trưởng thành và lao động, nhưng bị đẩy vào giữa cuộc chiến bất đắc dĩ, cho dù gián tiếp hay trực tiếp và bước ra khỏi cuộc chiến, không nghề nghiệp, kỹ năng, tàn phế và thương tật, hoang mang và mất phương hướng. Lost trong trường hợp này không phải là mất đi, tiêu biến đi mà mang nghĩa “lạc lối, mất phương hướng”. Một thế hệ bước ra khỏi chiến tranh không chút định hướng cho tương lai.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, khái niệm này được sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ, Canada và Úc để chỉ tầng lớp thanh niên thượng lưu trong thập niên 20 của thế kỷ trước vào thời kỳ bùng nổ kinh tế, giai đoạn “Tiếng gầm thập niên 20” (Roaring twenties), kỷ nguyên vàng (Golden age) của kinh tế và văn hóa  đồng thời của ăn chơi trụy lạc tại những thành phố, kinh đô hoa lệ và giàu có bậc nhất thế giới. Một thế hệ có rất nhiều thành quả đóng góp to lớn cho xã hội từ văn hóa, kinh tế, xã hội, nhân quyền v..v.. nhưng đồng thời cũng đắm chìm trong xa hoa phù phiếm với rượu lậu, nữ quyền đi lên đồng thời mở ra thời đại của tình dục tự do, để khi cực thịnh đạt đỉnh điểm thì tiếp nối nó là Đại suy thoái.

Tùy vào thời điểm và địa điểm, khái niệm này cũng được định nghĩa lại đối với từng quốc gia. Tại Anh, “lost generation” là cụm từ người dân sử dụng để chỉ những con người, những thanh niên thuộc tầng lớp trên (trung lưu trở lên) thực sự đã hy sinh (lost, biến mất) trong chiến tranh, ám chỉ sự mất mát và bất lực trước việc đất nước bị tước đoạt đi một tương lai sáng, một thế hệ ưu tú. Hay tại Nhật Bản, trong 20 năm suy thoái kể từ 1994 – 2004, xã hội đã sản sinh ra một “lost generation” về mặt kinh tế. Thời kỳ này được gọi là “the lost two decades” (Ushinawareta Nijuunen) và sinh ra những người trong độ tuổi lao động không có khả năng được tuyển dụng chính thức bởi suy thoái kinh tế, do đó, bế tắc cả đời trong những công việc bán thời gian tạm bợ hoặc là nhân viên hợp đồng với những đãi ngộ kém hơn. Và hiện tại, các chuyên gia xã hội học đang e ngại rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục sinh ra thế hệ “bế tắc” thứ hai khi hiện tượng xã hội Hikikomori (những người rút lui khỏi xã hội) đang trở thành vấn đề nổi cộm trong cộng đồng dân số già của đất nước này.

Vậy, câu hỏi ở đây là: Việt Nam có “lost generation” hay không?

Câu trả lời của tôi là: Có, Việt Nam có “lost generation” và tôi là một cá thể trong thế hệ đó.

Tôi sinh năm 1990.

Trong báo chí hiện đại, tôi hiện ra với khái niệm 9X, với rất nhiều ưu ái của xã hội mới mở cửa đồng thời là tai tiếng với những văn hóa nhập khẩu ồ ạt không chọn lọc.

Vậy, chúng ta là định nghĩa nào trong số những định nghĩa bên trên của khái niệm “lost generation”? Hay ngược lại, chính chúng ta, với tất cả những thành công và thất bại, ưu điểm và khuyết điểm, đang định hình cho khái niệm “lost generation” tại Việt Nam?

Theo như lời kể của bố mẹ tôi, những người trong làn sóng kinh doanh tự do khi Việt Nam xóa bỏ chế độ bao cấp khổ sở vào năm 1986 và bắt đầu mở cửa thị trường thì đó là thời gian kinh tế bùng nổ, gặp thời gặp vận con người từ tay trắng hoàn toàn có thể trở nên giàu có. Một thời điểm hỗn độn để làm giàu, làm kinh tế. Nói tóm lại, vào thời điểm tôi ra đời, con người nơi này sau chiến tranh đột nhiên trở thành những kẻ nông dân làm kinh tế, chỉ có lợi nhuận và lợi nhuận là hàng đầu. Hãy thử tưởng tượng việc trước đó một thời gian, nếu ăn một con gà, cả nhà phải đóng cửa, lông gà làm xong phải lén lút chờ tới nửa đêm đem đi thật xa để vứt, giờ mọi thứ đột nhiên trở nên thật dễ dàng. Cuộc sống của tôi, bởi vậy,  chưa từng một ngày phải biết tới những thứ như tem phiếu, đặt gạch xếp hàng, xuất phần, cái xe đạp chia ra từ cái săm tới cái pedal. Tôi sinh ra trong thời kỳ mà ở thành phố những người cha người mẹ đã bắt đầu có thể cho con ăn ngon, mặc đẹp. Và bố tôi thường nói: “Những quán café theo phong cách bao cấp bây giờ chỉ để giúp thế hệ của bố nhớ lại và cảm khái, không phải nhớ lại mà tiếc nuối. Đó không phải thứ đáng để tiếc nuối.”

Và chúng tôi, nhờ vậy, sinh ra trong sự đủ đầy. Vậy mà nghịch lý thay, thế hệ này đang dần trở thành thế hệ mất mát kiểu mới trong xã hội Việt Nam hiện đại. Một thế hệ có quá nhiều nhưng cũng không có gì. Một thế hệ chuẩn bị có cả đất nước hoặc sẽ không có gì cả.

Vì sao lại nói thế hệ này là thế hệ mất mát?

Vì nó hội tụ gần như đầy đủ tất cả những đặc điểm của khái niệm “lost generation” trong các hoàn cảnh và văn hóa khác nhau nêu trên. Thế hệ 9X Việt Nam được nhận nhiều và bị tước đoạt đi cũng nhiều. Một thế hệ không thể định nghĩa nổi rằng “họ đã được đầu tư thành công” hay “họ đã bị đầu tư hỏng”.

Việc chính phủ Việt Nam thực hiện kế hoạch hóa gia đình với quy định “Mỗi gia đình chỉ được có một hoặc hai con” (thay vì khẩu hiệu hiện nay là “Mỗi gia đình nên có hai con” khi Việt Nam có dấu hiệu giảm sinh như những nước có dân số già trên thế giới.), áp dụng đồng thời với những biện pháp trừng phạt khi vi phạm, gia đình hạt nhân tại Việt Nam thu nhỏ hẳn lại so với trước đây, do đó, điều kiện chăm sóc cho những đứa trẻ 9X tốt hơn hẳn so với thời kỳ ngay trước đó. Chúng tôi trở thành lứa đầu tiên của những đứa trẻ lồng kính, được bao bọc quá kỹ lưỡng khỏi xã hội xung quanh. Điển hình là tôi tới năm lớp 11 mới biết bơi chỉ vì bố mẹ cho rằng ra bể bơi bơi sợ bị chết đuối. Hình thức bao bọc này sinh ra một thế hệ được giáo dục kiểu bảo gì nghe nấy và câu thường xuyên được nghe đó là “Không cần con làm, con đi học bài đi.” Đây cũng là thế hệ mà theo tôi, khoảng cách giữa bố mẹ và con cái rất xa, khi những thứ văn hóa ồ ạt ập vào trong tuổi trưởng thành của chúng tôi gần như không có bất cứ mối liên hệ nào với thế hệ của bố mẹ chúng tôi. Không có một sự chuyển tiếp hay sàng lọc nào, lũ 9X chúng tôi được đem vứt ra để thử nghiệm mọi hình thức văn hóa/phi văn hóa, đạo đức/vô đạo đức, nghệ thuật/phản nghệ thuật mà được nhập khẩu về Việt Nam qua mọi nẻo đường chính thống/phi chính thống. Chúng tôi khổ sở ngụp lặn và chúng tôi dần lạc lối.

Hãy nhìn vào giáo dục

Chúng tôi vẫn được giáo dục theo kiểu cũ nhưng với những kiến thức mới. Vẫn là thầy dạy trò chép, tư duy thụ động trong khi những kiến thức mới rõ ràng yêu cầu chúng tôi động não. Và ý của tôi ở đây là thực sự động não với tương tác ngược lại với thầy và bạn. Nhưng không, chúng tôi không có được đặc quyền như vậy. Chúng tôi tiếp nhận cái mới bằng phương pháp cũ và do đó, không thể tiếp nhận hoàn toàn. Nó giống như việc tôi hỏi anh ý kiến về chiếc váy mới của tôi nhưng nằng nặc khăng khăng rằng anh phải nói nó đẹp vậy. Về phương cách giáo dục là vậy, nói tới phương châm giáo dục thì còn buồn thảm hơn. Chúng tôi đi học và trưởng thành trong hoang mang với suy nghĩ “Vậy thầy giáo là cha hay thầy giáo cũng chỉ là người bán chữ?” Chúng tôi được dạy dỗ để tôn kính nhưng xã hội sản sinh ra một loạt những kẻ bán chữ không đáng gọi là thầy. Một nền giáo dục thương mại hóa nhưng lại tuyệt vọng cố níu kéo những tư tưởng Nho giáo lạc hậu mà không dựa trên nền tảng tôn kính thực sự thì rất không bền. Sự không bền dẫn tới những bài báo, những thước phim, những ghi âm và những tranh cãi xung quanh “9X hỗn láo, mất dạy, thiếu tôn sư trọng đạo”. Thời điểm của chúng tôi không phải thời điểm như ngày xưa khi thầy giáo nọc cổ học sinh ra đánh mà học sinh vẫn thương thầy hay như bây giờ, thầy giáo nọc cổ học sinh ra đánh thì hôm sau bố mẹ học sinh lên nọc thầy ra cho một trận. Thời của chúng tôi, đó là sự giao thoa giữa tình và tiền. Và chúng tôi, dứt ra không được, vương lại không xong chỉ vì sự nửa nạc nửa mỡ ấy.

Hãy nhìn vào tinh thần

Đó là sự lạc lõng của những giá trị truyền thống và sự nhố nhăng của những giá trị cách tân. Bộ lọc của xã hội lúc này hình như đã bị đánh cắp hoặc bỏ quên ở đâu đó, mỗi 9X là một chiến binh nghiệp dư non nớt, tự mình phải tạo cho bản thân một bộ lọc hoặc chẳng có cái bộ lọc nào cả. Nếu may mắn thì sẽ có một bộ lọc tốt và trưởng thành từ giữa đống hoang tàn đổ nát của rất nhiều những giá trị bị đảo lộn còn không, sẽ mặc nhiên trở thành một trong số đông những kẻ bầy đàn. Tôi nghĩ chúng tôi đã bị bỏ rơi và bỏ đói trước những giá trị thật sự đúng đắn của những nền văn hóa khác nhau đang du nhập ngày một nhanh chóng vào đất nước. Hoặc cũng có thể, chúng tôi là bước đệm thử nghiệm để phát triển cho lứa tiếp theo hoàn hảo hơn. Cho dù nói thế nào thế hệ F1 này đang mất phương hướng và chịu đựng nhiều áp lực hơn hẳn trước những kỳ vọng phồn thịnh của cha mẹ và xã hội.  Và từ những áp lực đó, hệ quả là tạo ra một loạt những phiên bản lỗi trầm trọng trong hệ tư tưởng cũng như nhân sinh quan. Chủ nghĩa cá nhân lên ngôi ngay lập tức khi chủ nghĩa đoàn thể chưa kịp chắc chân hình thành. Nếu Nhật Bản là đất nước nổi tiếng với chủ nghĩa hòa hợp cộng đồng, cái tôi của cá nhân phải đặt dưới tập thể để tạo ra tập thể vững mạnh đưa tập thể đi lên nhưng đồng thời tạo ra bi kịch rằng những cá nhân đặc biệt không thể hòa hợp xã hội như hikikomori thì tại Việt Nam, cái tôi cá nhân đang được đề cao tới mức đáng sợ, khiến con người không phân biệt được giữa sự độc đáo của một cá nhân và sự lố bịch của việc bài xích những gì khác biệt với mình. Chúng ta đã hình thành một cơ chế bài trừ trước khi chúng ta kịp học chấp nhận, tôn trọng và dung hòa những khác biệt. Đó có lẽ là bước cản lớn nhất để bất kỳ cá nhân hay tập thể nào tiến lên phía trước.

Hãy nhìn vào một khía cạnh đặc sắc khác: Tình dục

9X chúng tôi được coi là một thế hệ hư hỏng. Điều đó đã khiến tôi trong thời gian dậy thì, trở nên đặc biệt chán ghét năm sinh của mình khi mỗi lần nhìn thấy một tiêu đề báo nói về những sự kiện “kinh thiên động địa” mà 9X nào đó đã làm liên quan tới vấn đề tình dục. Nếu thế hệ cha mẹ chúng tôi không được phép nói về tình dục công khai thì với sự phát triển của truyền thông, 9X là lứa đầu tiên bắt đầu khai phá mảnh đất màu mỡ này theo một cách hết sức… mò mẫm. Tôi còn nhớ như in bài học Giáo dục giới tính vào năm lớp 9. Chúng tôi được chia ra làm hai lớp riêng biệt, nam riêng nữ riêng và học về cấu tạo cơ thể người và bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, mang thai và sinh con. Cái quan trọng, vô cùng quan trọng về tình dục đó là quan hệ tình dục, tình dục an toàn, vì sao con người ta quan hệ tình dục và giáo dục pháp luật về tình dục thì không có. Vậy là như thể họ mở hờ một cánh cửa đầy tính khiêu gợi, chúng tôi tò mò buộc phải tự mở nó. Và sai lầm là điều không thể tránh khỏi trong số hàng triệu những đứa thanh thiếu niên 9X đang trong giai đoạn nứng tình đến kinh khủng đó. Tôi không ưa giáo viên chủ nhiệm cấp 3 của mình lắm nhưng có một câu tôi nghĩ rằng thầy nói đúng về vấn đề này: “Thà vẽ đường cho hươu chạy đúng còn hơn là để nó chạy lung tung.” Mẹ tôi chưa bao giờ nói chuyện với con gái về tình yêu. Những trải nghiệm tự có, đương nhiên bao giờ cũng đầy va vấp và đau đớn.

Nếu đã hết về vấn đề tâm sinh lý, chúng ta có thể nói về đời sống, công việc, chính trị và những mối quan tâm hiện hữu ngày nay đối với thế hệ lạc lối, mất phương hướng này.

9X Việt Nam có quan tâm tới chính trị không?

Trong khi những ngày qua, Hồng Kông sục sôi trong phong trào biểu tình đòi dân chủ, những gì chúng ta thấy hiện trên newsfeed FB là gì? Kenny Sang và Quân Kun. Những vụ giật chồng. Thánh quẩy. V..v.. và v..v.. Tôi không cho rằng loại bỏ những thứ như vậy ra khỏi cuộc sống cập nhật tin tức của người trẻ là đúng. Những thứ như vậy luôn luôn có trong đời sống cho dù ở trong bất cứ xã hội nào và bạn cần có những thứ đó để nhìn ra những thứ tốt hơn nhưng có vẻ người trẻ đang dần trở thành những con người hết sức vô vị. Thông tin đến chỉ mang nhu cầu buôn chuyện thuần túy. Để phục vụ mục đích đào sâu và tư duy, chúng quả rất nghèo nàn. Tuy nhiên, dù đó là phần đông, đó vẫn không phải là tất cả. Và tôi biết những người vẫn đang trau dồi hết sức để tiến hóa mình theo một cách nhân bản và văn minh hơn. Những con người đó thì đang nằm trong diện “chảy máu chất xám”. Những con người có đủ khả năng và không ở lại để phải bị mất phương hướng như số đông.

9X Việt Nam, trong đó có tôi, đang mất phương hướng và lạc loài trong một xã hội lấy chúng tôi ra làm điển hình cho phần lớn những cái xấu. Nhưng khi ngồi đây và gõ những dòng chữ này, tôi tự hào tôi là một 9X, những kẻ khai phá. Nếu có thể hãy đọc nhiều hơn là nói, quan sát nhiều hơn là nhìn và xây dựng một bộ lọc cho chính mình.

Như đã nói bên trên, chúng tôi nhận được nhiều và bị tước đoạt đi cũng nhiều. Nếu sự phồn thịnh về kinh tế, sự nở rộ về văn hóa, sự phồn thực của tư tưởng là những thứ chúng tôi nhận được thì sự tước đoạt sức đề kháng trước những mảng tối của từng vấn đề cũng là một sự tước đoạt nhẫn tâm và lạnh lùng.

Bởi vậy, chúng tôi không cần nhiều, chỉ cần được nhìn nhận đúng đắn bởi chúng tôi đã và đang trải qua một thời kỳ giông bão hơn hẳn những gì xã hội có thể nhìn thấy.

[Có những lý do, điều kiện nhạy cảm khác ảnh hưởng tới một thế hệ như vậy nhưng trong khuôn khổ bài viết này, xin phép không bàn luận đến.]

 

Tương Nhi

Đừng có chuyện gì cũng gọi nhà nước

Featured image: fuckeverythingandsociety

 

Haivl bị đóng cửa. Chuyện bất ngờ, nhưng không lạ nếu bạn ở ý thức rằng chúng ta đang sống ở Việt Nam.

Việt Nam thì sao?

Việt Nam thì đến Facebook muốn hoạt động cũng phải đăng ký “đàng hoàng”. Mà đã đăng ký thì phải chờ duyệt, mà đã chờ thì có thể cứ phải chờ mãi, chờ xong có thể bị từ chối. Mà được cấp phép rồi thì phải đóng thuế, rồi cấp phép rồi lại có thể rút phép nếu không hiểu “bối cảnh chính trị và pháp luật” của Việt Nam.

Ấy thế nên suốt một thời gian dài, truy cập Facebook ở Việt Nam cũng y như thủ tục hành chính, nhiêu khê và lắm đường ngang ngõ tắt.

Nhà nước cứ như cha mẹ ta

Tôi cho rằng, sự áp đặt và yếu kém của nhà nước có nguyên nhân rất lớn đến từ việc nhân dân quá ỷ lại vào bộ máy của chính quyền.

Thức ăn có độc, gọi nhà nước.
Giáo dục chất lượng thấp, gọi nhà nước.
Thất nghiệp, gọi nhà nước.
Văn hóa phẩm đồi trụy, gọi nhà nước.
Tắc đường, gọi nhà nước.
Tham nhũng, gọi nhà nước.
Như một thói quen ăn sâu vào tiềm thức, chúng ta luôn kêu gọi trách nhiệm hàng đầu của nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề trong xã hội, bất kể to nhỏ.

Thuế, cấm và ép

Giá xăng tăng: Thu thuế lập quỹ bình ổn giá.
Tắc đường: Thu thuế xây đường, xây tàu
Giáo dục chất lượng thấp: 34000 tỷ cải cách sách giáo khoa
Tai nạn giao thông: Ép đội mũ bảo hiểm

Có thể tóm gọn lại các giải pháp của chính quyền đối với mọi vấn đề chỉ tóm gọn trong ba việc: Thuế, cấm và ép.

Thu hồi giấy phép của 1 trang web là chuyện nhỏ, như thành phố Hà Nội còn cấm toàn bộ các cửa hàng kinh doanh sau 12h đêm, không kể sự ảnh hưởng to lớn của nó lên nền kinh tế của thành phố, Hà Nội đồng thời còn trở nên nổi tiếng vì sự khác biệt của nó so với hầu hết các thành phố lớn khác trong khu vực.

Người dân càng than thở với nhà nước về các vấn đề thì càng tạo nhiều áp lực để bộ máy vốn yếu kém này đưa ra nhiều chính sách áp đặt lên người dân. Lấy ví dụ về giáo dục, một chủ đề nóng được than thở nhiều trong vài năm trở lại đây. Kết quả là vụ đòi ép học sinh mua máy tính bảng giá cao chất lượng thấp, đề xuất đổi sách giáo khoa ngân sách khủng, gần đây nhất là việc bắt ép các giáo viên ghi hàng nghìn nhận xét mỗi tháng thay vì chấm điểm.

“Không thể bắt cả nước dùng chung một loại kem đánh răng”

Người dân cần nhận ra rằng, xã hội chúng ta rất đa dạng, vì thế các vấn đề cũng cần được giải quyết bằng những giải pháp đa dạng. Không thể tìm ra những phương án tốt nhất chỉ thông qua thảo luận của một vài “chuyên gia” (hay một vài chính trị gia). Hình thức áp đặt của số đông (mà thực tế chỉ là một số ít có tiếng nói to hơn) cũng không thể đưa ra được giải pháp tốt nhất, vì vốn cũng không có giải pháp tốt nhất.

Nét đẹp của nền kinh tế thị trường là thông qua sự tự do trao đổi, cạnh tranh, các giải pháp sáng tạo được tương thưởng và thúc đẩy, các giải pháp kém hơn bị đào thải. Thông qua hàng nghìn lần thử-sai, mọi sản phẩm đều có cơ hội tìm được vị trí của nó trong thị trường. Nhận xét thay vì chấm điểm đối với học sinh tiểu học không phải điều gì mới lạ trên thế giới, nếu xét một cách độc lập thì đây là một hình thức tiến bộ. Nhưng nếu xét cả đến các yếu tố như năng lực giáo viên, sĩ số mỗi lớp, tâm lý phụ huynh… thì việc cải cách chưa chắc đã tốt hơn không cải cách. Điều đáng nói ở đây là, khi một chính sách ban ra bởi nhà nước, nó được áp dụng một cách toàn diện và ép buộc trên toàn hệ thống, nói cách khác thì người dân buộc phải đóng thuế cho một giải pháp có thể không hoạt động tốt trong điều kiện cụ thể của họ.

Nói theo lời của GS Nguyễn Lân Dũng đối với vấn đề SGK thì “Không thể bắt cả nước dung chung một loại kem đánh răng”. Cái cách mà chúng ta đang đổi mới hiện nay dường như chỉ là đổi từ việc bắt “cả nước dùng chung 1 loại kem đánh răng” thành “cả nước dùng chung kem đánh răng của 1 nhà sản xuất”

Hãy tự đứng lên và giải quyết với nhau

Một bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả hơn, trách nhiệm hơn sẽ giúp cải thiện vấn đề, nhưng làm thế nào để có một nhà nước như vậy là điều mà tôi chưa tìm ra được. Bởi vì tự thân chúng ta, những người dân, chúng ta cũng chỉ có những hiểu biết nhất định trong phạm vi của mình. Chúng ta có thể góp ý, có thể nêu quan điểm, nhưng còn lựa chọn ra sao thì vẫn thuộc về quyết định của nhà nước.

Giải pháp thiết thực hơn là người dân nên cố gắng tìm cách tự thương thảo, hợp tác để tìm kiếm các giải pháp cho xã hội mình, thay vì yêu cầu nhà nước đưa ra các chính sách mới (mà phần lớn các chính sách này sẽ tăng thêm gánh nặng cho ngân sách). Xã hội dân sự, nơi người dân tự thành lập các tổ chức kiểm định chất lượng và bảo vệ người tiêu dùng, nơi các nguồn lực được huy động để giải quyết tất cả các vấn đề từ nghèo đói, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới, giáo dục … Điều duy nhất ngăn cản người dân tự giải quyết vấn đề của mình chính là các chính sách của nhà nước. Thực tế cho thấy việc huy động và quản lý nguồn lực, thậm chí là hệ thống truyền thông của xã hội còn mạnh mẽ hơn cả hệ thống chính quy của nhà nước. Trong khi đó, chính những chính sách áp đặt kiểu như các quy định về tuyển sinh, về chất lượng dịch vụ, về thủ tục cấp phép … của nhà nước lại ngăn cản các giải pháp của cộng đồng.

Ở Việt Nam, cái gì liên quan đến tự do, dân chủ đều dễ bị gắn mác phản động, chống chính quyền, diễn biến hòa bình… Ngược lại, nhiều người nhắc đến các sai lầm và áp đặt của chính quyền cũng đều đổ lỗi cho cộng sản, đảng… Trên toàn cầu, không có chính phủ nào là hoàn hảo, cho dù ở Mỹ hay Nhật thì sự tự do hoàn mỹ nơi “mọi người đều được làm điều mình muốn miễn là không gây hại tới ai” còn là quá xa vời. Chính vì vậy, thay vì tìm cách lật đổ một chính quyền bằng bạo lực (mà thường thì kết quả là chính quyền mới lên cũng chẳng tốt đẹp gì hơn), người dân nên học cách tự giải quyết các vấn đề của mình thông qua hợp tác, trao đổi và thương lượng.

 ***************

 

Khi người dân một nước đủ thông minh, bao dung và đoàn kết, thì khó mà có một chính phủ tồi tệ nào có thể cai trị được ở quốc gia đó, nó sẽ tự động trở nên tốt đẹp hoặc bị thay thế. Thế nên, hãy bắt đầu ngay từ hôm nay kêu gọi mọi người quanh bạn, cùng chung tay giải quyết vấn đề mà bạn thấy bức xúc. Trở ngại lớn nhất không phải là bạn nhỏ bé, mà là nhu cầu hưởng thụ chờ đợi người khác tới giải quyết vấn đề cho bạn. Mà nếu bạn đúng là người như thế, vậy hãy cứ chờ nhà nước tiến bộ hơn cũng được.

 

Hoàng Đức Minh
25/10/2014

Đêm cuối tháng mười

Featured image: kriptodepresija

 

 

Mùa tách vỏ lặng thầm
chảy máu dài trên gió đêm
dốc dã quỳ
đèn vàng – mù sương
rất chậm.

Sau kính cửa
điệu bolero ngập ngừng theo mùi cà phê loang vị đắng
mặt thèm hứng gió
nhớ môi ngoan.

Dốc đêm hoang buốt
túi áo khoác sau bậc cửa
nằm nhớ những ngày mười ngón ủ ấm cho nhau
thèm được úp mặt lên bờ lưng
nghe từng nhịp rộn
âm âm bài ca xưa.

Đoạn thơ rã rời gãy khúc
ngôn ngữ không cảm xúc biến dạng
méo mó trên từng nấc câm
mò mẫm băng qua những đêm tháng Mười
ánh mắt mộng du gai nhọn
cào xước trên từng phím chữ mù lòa
giữa những ám tượng buốt trắng
nghe lá trạng nguyên tóe máu gọi mùa
lần trên những bậc thang tối
tháng Mười vừa tự tận
rơi….

Phương Uy

Lời kẻ lạc đạo

Featured image: Wiki Commons

 

Khi tôi đặt bút… à! là đặt ngón tay. Vâng! khi tôi đặt ngón tay để đánh những dòng chữ này cũng có thể chính là lúc tôi làm cho những người được xem như anh em ở trần thế này gọi mình là kẻ lạc đạo. Nhưng tôi vẫn muốn viết, viết để mở ra một cái nhìn mới trong tâm hồn con người.

Mọi sự bắt đầu từ những dòng chữ thế này được ghi trong blog một người ngoan đạo:

“Bất cứ tình yêu nào trong nhân loại cũng không thể so sánh được với tình yêu Thiên Chúa, những tình yêu được xem là cao thượng và vĩ đại, nếu đem so với tình yêu Thiên Chúa thì chỉ là nhạt nhẽo vô vị. Vì tình yêu Thiên Chúa bền vững muôn đời, hơn nữa tình yêu Thiên Chúa luôn thắng mọi trở ngại.

Vì vậy tình yêu Thiên Chúa khác với tình yêu nhân loại, là thứ tình yêu ta có thể gửi gắm trọn vẹn đời sống chúng ta vào đó, và sẽ không bao giờ thất vọng. Ngay cả một tình yêu nhân loại mãnh liệt cũng trở nên vô hiệu khi đối diện cái chết, mọi tình cảm nhân loại đều vô hiệu trước cái chết, mọi cố gắng của ta đều vô hiệu trước cái chết của người ta yêu. Ngược lại tình yêu của họ chẳng ngăn cản cái chết đến với ta ngày giờ đã định…”

Tất cả mọi giáo lý của đạo Công Giáo chỉ nhằm thể hiện hai điều cốt lõi nhất đó chính là Kính Chúa và Yêu Người. Vậy vấn đề đặt ra là cái nào quan trọng hơn? Là Kính Chúa hay Yêu Người? Với một người Công Giáo thì câu trả lời luôn là Kính Chúa, đơn giản vì bản thân ta và mọi thứ trong trời đất này là tạo vật do Chúa dựng nên. Nếu trả lời Yêu Người thì chẳng khác nào bất kính với Chúa – vị chúa tể muôn loài.

Chúa Giê Su – con một Chúa Cha đã xuống thế làm người để cứu độ con người. Ngài đã làm gì để cứu con người? Ngài đã dạy ta phải biết yêu thương nhau – yêu thương thật sự chứ không bằng môi miệng bề ngoài. Chính vì những lời giảng dạy đó mà người phải bị đóng đinh để chịu chết, Ngài có thể tránh được cái chết nếu chối bỏ những gì đã nói, nhưng Ngài đã chịu chết. Và sau đó Ngài đã sống lại như một minh chứng cho việc Ngài đã làm. Chỉ có tình yêu mới mang lại sự sống đời đời cho con người – kẻ bị nguyền rũ là phải chết. Câu chuyện về đạo Công Giáo chỉ có thế, rất đơn giản.

Ta không thể phủ nhận tình yêu của Chúa là vô bờ bến, chết cho người mình yêu. Và cũng chính vì thế, vì những gì Ngài làm ta cũng yêu thương Ngài. Nhưng tôi lại không chịu được khi người ta so sánh tình yêu Thiên Chúa và tình yêu con người. Và trong sự so sánh đó tình yêu con người bị khinh khi một cách thảm thương. Làm sao ta còn có thể yêu người khi mà nhìn tình yêu đó “nhạt nhẽo vô vị”? Trong giới hạn của loài người thì ta biết tình yêu của Chúa là như thế nào mà nói? Có thể tình yêu của con người so với tình yêu đó rất nhỏ bé, thế nhưng tình yêu của con người đối với con người cũng vĩ đại vô bờ bến. Với một con người, không có gì quý giá hơn sự sống, nhưng với tình yêu thương, con người vẫn có thể chết vì nhau. Đừng mang 2 thứ vĩ đại ra so sánh rồi biến một thứ thành hèn mọn. Chúa Giê Su đã nói “Ai vác thập giá mà theo thầy thì là anh em thầy.” Ngài chưa bao giờ nói “ai vác thập giá theo thầy thì tình yêu đó cũng không bằng thầy.” Tôi không hiểu tại sao người ta yêu Chúa mà không hiểu điều Chúa nói.

Trong kinh Lạy Cha mà Chúa Giê Su dạy có câu “lạy Cha chúng con ở trên trời”, vậy Chúa trên trời chính là cha của chúng ta. Là cha chứ không phải là ông chủ hay vị chúa tể xa lạ nào đó đầy quyền uy, từ “Cha” thể hiện sự gần gũi và yêu thương. Vậy tôi muốn hỏi là bạn nhìn người cha đó như thế nào? Là một người cha tốt hay tồi tệ? Tôi biết hỏi như vậy là rất bất kính với Người nhưng vì Người là cha tôi nên tôi không sợ. Tất nhiên Người là một người cha tốt, vậy bạn nghĩ một người cha tốt, hy sinh người con cả của mình để dạy cho các đứa con khác của mình “phải biết yêu thương nhau” muốn điều gì? Bằng sự hy sinh của con cả, ông muốn những đứa con khác yêu thương ông hay muốn chúng yêu thương nhau?

Tôi không biết với bạn thì sao? Nhưng bản thân tôi, một người cha tốt không cần con cái yêu thương mình đâu! Người cha đó chỉ mong sao con mình nên người, học được điều hay lẽ phải, sống hòa thuận với nhau và hy sinh cho nhau. Một người cha thật sự chỉ muốn như vậy. Đó chỉ là hình ảnh về người cha tốt trong thân phận con người. Còn Thiên Chúa là ai? chẵng lẽ Ngài không vượt qua một người cha trong loài người hay sao? Ngài cần chúng ta yêu thương Ngài à? Ngài cần gì? chắc nói đến đây bạn cũng biết rồi.

Lại nói thế nào là một người con hiếu thảo? Trong kinh thánh cũng có nhiều câu chuyện nhắc tới điều này. Một người con hiếu thảo là người biết vâng lời cha mình chứ không phải chỉ biết vâng vâng dạ dạ tỏ ra hiếu thảo nhưng lại quên lời Người dạy. Hãy yêu người chính là yêu Chúa đấy. Nhưng với những gì người kia đã viết “nếu đem so với tình yêu Thiên Chúa thì chỉ là nhạt nhẽo vô vị” thì làm sao mà yêu người được đây? mà không yêu người thì có phải là yêu Chúa đâu chứ! Mà đã yêu Chúa thì phải biết tình yêu đối với người khác cũng là vĩ đại vô bờ bến.

Gửi gắm tình yêu vào Chúa và làm theo lời người dạy sẽ mang lại sự sống, và gửi tình yêu đó vào con người cũng mang lại sự sống, vì đó chính là điều mà Chúa Giê Su muốn chỉ cho ta thấy thông qua cái chết và sự sống lại của Ngài. Đoạn thứ 2 của người kia là viết bậy, không hiểu lời Chúa.

…………………….

Đoạn phân tích đã xong, giờ đến đoạn tự sự. Cách đây không lâu có một người bạn đã nói với tôi rằng “Chúa – Người – Ngài – Thượng đế không phải là Chúa trong tôn giáo, hay nói cách khác, Ngài vượt lên trên mọi tôn giáo, và tôn giáo là của con người, Ngài không tạo ra tôn giáo.” Câu nói ấy tôi không thể nào chấp nhận được, nhưng một phần trong tôi biết điều đó là đúng. Chúa cho con người những dấu hiệu, những lời dạy và qua những lời dạy đó con người hiểu theo cách của mình và sinh ra tôn giáo.

Cùng là thờ Chúa nhưng có Công Giáo, Tin Lành, chính thống Nga, chính thống Anh…cũng do sự hiểu khác nhau của con người mà ra. Vậy thì Công Giáo đúng, Tin Lành đúng hay chính thống Nga đúng? tôi Công Giáo tôi bảo tôi đúng, bạn Tin Lành bạn bảo bạn đúng, vậy ai mới thật là đúng đây? Khó mà kết luận được, nhưng trước khi giải đáp vấn đề này chúng ta đã quên một điều, đó là Chúa đã cho ta một món quà rất lớn chính là Trí Tuệ. Vậy bạn hãy tìm Ngài qua trí tuệ của chính bạn, Ngài không có ở trong những điều thuộc lòng mà người khác giảng dạy đâu. Sẽ có nếu bạn thật sự hiểu những lời dạy đó, sẽ không nếu bạn chấp nhận một cách máy móc.

Tuy nhiên cũng có lời chép rằng “phúc cho ai không thấy mà tin”, lời này không hề phủ định những gì tôi vừa nói. Vì khi tôi bảo bạn hãy tìm Ngài bằng trí tuệ của mình thì nghĩa là tôi đã tin có Ngài rồi, nhưng để tìm Ngài thì tôi phải tìm bằng trí tuệ của tôi chứ không phải bằng việc người khác chỉ cho tôi Ngài đang ở đâu. Tôi vẫn nghe những lời giảng về Ngài từ những người khác, tôi sẽ tìm Ngài trong sự chiêm nghiệm cuộc sống, trong sự biến đổi không ngừng của tự nhiên, trong mọi thứ. Và trong từng thứ ấy tôi sẽ tìm thấy một phần hình bóng của Ngài. Đó mới là Thiên Chúa thật, Thiên Chúa trong tôi, của tôi chứ không phải của người khác.

Lưu ý: Tôi không khuyến khích bất kỳ ai rời xa tôn giáo của mình, khi kết hôn tôi sẽ quay lại với tôn giáo để gia đình và con cái được trang bị những gì cần thiết trước khi tự bước đi tìm Ngài. Nhưng như câu chuyện ngụ ngôn về làm việc vào ngày Sabat thì ta phải hiểu rằng tình yêu vượt qua cả lề luật. Và bạn hãy dùng trí tuệ mình để tìm Ngài chứ đừng được dạy gì thì nghe nấy.

0h 1 phút, 25/10/2014
Mắt Đời

 

 

 

Giáo dục cũng là một sự đầu tư

Featured Image: Artist Banksy

 

Giáo dục, nhìn chung, cũng là một sự đầu tư.

Bao nhiêu người học cao vì thật sự muốn mở rộng tầm nhìn, mở mang kiến thức? Hay đa phần đơn thuần chỉ là muốn nâng cao cơ hội kiếm thêm thu nhập sau khi tốt nghiệp?

“Rất nhiều bậc phụ huynh sẽ làm bất cứ điều gì cho con cái của họ – ngoại trừ việc cho chúng được là chính mình.” — Bansky

Người người, nhà nhà thúc đẩy con cái học nhiều, học cao. Bản thân nhiều người cũng chỉ vì theo ba, theo mẹ, theo bạn, theo bè mà học nhiều, học cao. Ai ai cũng cắm cúi học, có người thành công, có người học rớt, rớt hoài vẫn ráng đắm đuối học lại. Rồi nếu lỡ có ai vô tình hỏi: “Ủa, học để chi vậy?” Thì hầu như cả xã hội hồn nhiên trả lời đúng có nội dung chính như này: “Cho bằng với người ta!”

Trời đất ơi, ai đời học chỉ để sáng mặt hai chữ “sĩ diện”? “Học”, thật ra , cũng đơn giản như việc “ăn uống”. Ăn cho hết đói, uống cho hết khát chứ đâu có ai tranh ăn, tranh uống cho bằng người nọ người kia để rồi có lúc chết ngất vì bể bụng? Học cũng y vậy thôi! Nhu cầu bản thân tới đâu thì học tới đó, chạy theo người khác là hoang phí thời gian và tiền bạc của chính mình!

Nếu bản thân nhìn nhận thực tế rằng giáo dục chính là một sự đầu tư thì tuyệt đối rất nên làm một bài toán kinh tế để nâng cao lợi nhuận cuối cùng một cách hiệu quả nhất. Dĩ nhiên, “học” là một sự đầu tư tốt, chẳng ai lại dại dột đội chữ “dốt” để ra đường làm ăn nhưng căn bản nên xét chừng đầu tư đến đâu là đủ!

Sự thông minh được chia thành 7 loại :

  • Thông minh ngôn ngữ
  • Thông minh logic
  • Thông minh không gian
  • Thông minh âm nhạc
  • Thông minh thể chất
  • Thông minh xã hội
  • Thông minh nội tâm

Thế nên, con người từ đó phân chia thành nhiều loại, có những người giỏi học không giỏi làm, có những người giỏi làm không giỏi học, cũng có những người giỏi cả học và làm. Mỗi người là một kết cấu khác biệt nên hãy giữ mình đặc biệt, chứ đừng chạy theo số đông. Khả năng mình tới đâu, bản thân giỏi cái gì, dở cái gì, cần gì và muốn gì, hãy trả lời đầy đủ những câu hỏi này trước khi quyết định có nên đi theo người khác hay không.

Nếu biết chắc bản thân không đủ giỏi trong việc xoay sở cùng mớ lý thuyết ở trường đại học, biết chắc mình có đậu cũng không thể nào cầm được tấm bằng ưu tú nhất và biết chắc rằng nếu không là ưu tú nhất thì có bằng cấp cũng sẽ rồi lang thang ngày tháng thất nghiệp thì tại sao lại vẫn đầu tư lỗ vốn?

Bận rộn trăn trở cùng những điều không là thế mạnh của mình thì tại sao không dùng thời gian đó đấu tranh cho những thứ mình biết mình có khả năng làm được giỏi hơn, tốt hơn những người khác? Đầu tư miệt mài cho những thứ chắc chắn khó lòng kiếm được lợi ích cho mình thì tại sao không xoay chuyển đầu tư để nâng cao kết quả gặt hái thành công?

“Nếu bạn đang phải sống một cuộc sống buồn chán, khổ sở vì bạn đã nghe lời mẹ bạn, bố bạn, thầy cô của bạn, hay một người nào đó trên TV thì bạn ĐÁNG BỊ NHƯ VẬY LẮM!” – Frank Zappa

Đừng mù quáng tranh đua vô nghĩa với người khác mà tự biến mình thành những cỗ máy xây dựng ước mơ cho ông này, bà nọ để rồi cho rằng ước mơ của mình là thứ xa vời, không thể với tới!

Hoang phí cuộc đời lắm.

 

KBee Deng

Những mối quan hệ

Featured Image: Live Life Happy 

 

Con người luôn cần những mối quan hệ..

Thế nhưng những mối quan hệ chưa chắc đã luôn cần đến chúng ta. Đôi lúc, trong một mối quan hệ với nhiều người khác, bạn cần phải là người luôn nằm trong tâm điểm của người khác; khi đó, bạn thấy mối quan hệ với những người này thật tốt, thật hòa hợp, thật vui vẻ. Thế nhưng bỗng nhiên có một ngày, bỗng dưng bạn không là tâm điểm của cuộc trò chuyện như mọi khi.

Chỉ một lần như thế, có khi nào bạn cảm thấy mối quan hệ này không như bạn vẫn nghĩ? Có khi nào bạn thấy, thật ra những con người này không thật sự cần mình? Có khi nào bạn thấy, trong câu nói “vắng mợ thì chợ vẫn đông”, bạn chính là nhân vật “mợ” đó hay không? À, nếu bạn là con trai, chắc là không phải đâu.

Những mối quan hệ luôn phức tạp. Mối quan hệ giữa hai người cũng phức tạp, ba người sẽ phức tạp hơn. Mối quan hệ nhiều người? Dĩ nhiên là phức tạp. Hai người, mối quan hệ được xem trọng nhất, nhưng không chắc rằng có quan trọng nhất và sẽ kéo dài hay không. Ba người, chắc chắn là khó kéo dài.

Nhiều người? Không chắc chắn lắm. Đẩm bảo đối xử công bằng với nhiều người là không thể. Thử đặt mình vào vị trí của người bị đối xử không công bằng đi, hiển nhiên bạn không muốn ở trong mối quan hệ đó lâu dài đâu.

Giống như một con mòng biển đang chao liệng trên bầu trời, lúc thấp lúc cao. Bạn cất tiếng gọi, chắc gì nó đã bay xuống đậu bên cạnh bạn. Bạn hét lên, đuổi nó bay đi, nó sẽ theo ý bạn mà bay thật xa sao? Những mối quan hệ cũng không khác gì mấy. Nhạc sĩ Nguyễn Nhất Nam than vãn: “Người đã ra đi sao em còn đợi chờ, người đứng bên em em đành để bơ vơ?”

Thực ra cũng đã mô tả gần như chính xác một cách hoàn hảo về những mối quan hệ. Bạn quý một người, chưa chắc người đó đã quý bạn. Ai đó thích bạn, chưa chắc bạn đã ưa người ấy. Cảm xúc là thứ vớ vẩn và khó định hình vô cùng, chưa kể đến những lúc bị ảnh hưởng bới thời tiết, sự vật, sự việc hay bất kỳ thứ gì khác. Nhưng bạn có QUYỀN và NGHĨA VỤ kiểm soát nó, bất kể nguyên nhân nào.

Có rất nhiều lúc bạn không thể để mọi chuyện xảy ra theo đúng ý của mình, dĩ nhiên. Bụt mình vẫn chưa được diện kiến. Tiên thì có gặp rồi, nhưng chảnh lắm, mình hỏi mà không có giải đáp những câu hỏi của mình. Nhân tiện nếu bạn muốn gặp thì ra chợ vào hàng chén đĩa, hỏi người bán hàng loại tô chén có cô Tiên ở trong ấy, nhiều vô kể luôn.

Quay lại vấn đề đang bàn, mình không tin sẽ có phép màu xảy ra, mọi thứ diễn ra ngoài sự tác động của bản thân còn phải chịu đựng tác động của hàng ti tỷ thứ không liên quan, huống hồ những mối quan hệ. Làm thế nào để giữ được những mối quan hệ bền vững à? Mình không biết, mình không có nhiều mối quan hệ, mình cũng không biết cách duy trì nó. Có bao nhiêu thì dùng bấy nhiêu vậy, vì nếu muốn duy trì nó, một mình bạn cố gắng là điều không thể.

Nếu có một ngày, một mối quan hệ nào đó của bạn đột nhiên biến mất, hoặc dần phai nhạt theo thời gian một cách rõ ràng, thì cũng đừng nuối tiếc làm gì cả. Bạn có thể tiếp tục níu giữ nếu muốn, nhưng kết quả có thay đổi hay không thì không ai rõ. Để mọi chuyện tự nhiên đôi lúc cũng tự dưng sẽ dẫn những mối quan hệ đến đúng nơi cần đến.

 

À, nhân tiện mời các bạn, nếu đang rảnh rỗi, nghe bài hát của Nhạc sĩ Nhất Nam mình đã đề cập phía trên.

Chúc ngủ ngon. Một ngày tốt lành, vui vẻ, hạnh phúc hoặc ít nhất là không buồn vu vơ.

 

[L.]

Lười biếng có được xem là bản chất?

Photo: Searle, Ronald William Fordham

 

Chắc hắn mọi người ai cũng đều đã nghe chữ “lười biếng” đến vô vàn lần không đếm xuể trong đời. Chúng ta gọi ai đó là lười biếng hoặc ai đó gọi chúng ta như vậy. Nhưng thật lạ lùng thay, không ai hiểu như thế nào là lười biếng. Cũng giống rất nhiều từ ngữ khác có tính chất mơ hồ như: Đẹp – xấu, khách quan – chủ quan, đúng – sai, hay và dở, vân vân…

Tại sao chúng ta dùng từ lười biếng thường xuyên đến vậy? Hàng ngày, hàng tuần, hàng năm, hàng trăm năm, hàng ngàn năm, nó mọc ở đâu ra vậy?

Trước tiên hết để nghiên cứu một vấn đề gì, chúng ta phải bỏ lại hết mọi khái niệm, định kiến, chuẩn mực mà chúng ta đã từng tạo nên, vì rất có thể nó chỉ là ảo tưởng. Vậy sau khi trút bỏ đi rồi, chúng ta hãy tự cho phép mình trở thành một kẻ ngốc để khám phá một vấn đề bằng trí óc của mình; có thể không cần phải thừa nhận lời của người viết hay bất cứ người nào cả.

Bây giờ, nên bắt đầu từ câu hỏi: Tại sao chúng ta gọi một người là lười biếng? Hay khác hơn, tại sao người ta gọi mình là kẻ lười biếng? Tốt hơn hết chúng ta nên đi tìm những hình thái mà con người dễ dàng bắt chẹt và phán xét nhau là lười biếng, có thể ta sẽ biết tại sao từ điều đó.

Trường hợp dễ thấy nhất của nhất, một người bị gọi là lười biếng khi anh ta không làm một điều mà người khác nghĩ là tốt. Nếu không tin, thử tưởng tượng loài người xung quanh ta biến mất, và ta là Tarzan thì ai sẽ nói đến hai từ “lười biếng”? Chẳng ai biết nó là gì cho đến khi có người sáng chế ra và rồi được lưu truyền và bảo tồn rộng rãi một cách ngớ ngẩn.

Một thằng nhóc nằm phơi nắng dưới gốc cây ớt không biết như thế nào là lười biếng cho đến khi nó được một người đến và cài đặt tư duy: NẰM PHƠI NẮNG LÀ KHÔNG TỐT, ĐỌC SÁCH MỚI LÀ TỐT – chẳng hạn vậy. Những so sánh như vậy dường như chẳng có một điểm chung nào ngoài việc nó cũng là một “HÀNH ĐỘNG”! Nó giống như việc so sánh lá của một cây dừa và lá của một cây ớt, rồi bảo là lá cây dừa đẹp hơn, và trái ớt thì đẹp hơn trái dừa. Nói cho rõ ràng, nó có tính chất “CẢM TÍNH”.

Nhưng tại sao người ta dùng cảm tính của mình để áp đặt lên một sự vật, sự việc? Đó là cảm giác sâu thẳm của việc muốn được đồng tình. Tôi sẽ dạy anh cách HÀNH ĐỘNG như thế nào là không lười biếng, và nhớ là tôi và mọi người cũng làm vậy đấy nhé. Và thế là, khi anh ta tiêm vào não ta điều đó, bằng bất cứ lý luận mê hoặc nào, ta tự nhiên tưởng chừng như mình thoắt ngộ ra và đồng ý nghĩ đó. Kết quả là anh ta được an toàn, không có ai làm gì khác biệt với anh ta, không có ai gọi anh ta là khùng điên, thay vào đó người ta gọi anh ta là chăm chỉ, anh ta được lên mây xanh. Hơn thế nữa, nó sẽ đáp ứng được nhu cầu cảm xúc cao nhất của con người mà nhiều nhà tâm lý học đã thừa nhận của ngài Maslow: Nhu cầu được thể hiện bản thân. Nói một cách khác, anh ta muốn được thỏa mãn những gì anh ta cho hoặc nghĩ rằng nó là đúng.

Con người nghĩ cái gì là tốt? Cái này cực kỳ khó nói, thẳng thắn luôn thì nó không có gì để nói. Mỗi người theo mỗi cảm nghĩ của mình sẽ tự mặc nhiên cho một điều gì đó là đúng hay sai thông qua tiềm thức mà hồi bé anh ta đã góp nhặt. Một cậu bé quý tộc đi về vùng quê, thấy tụi con nít vác cuốc ra đồng đào một cái lỗ rồi phóng uế ngay tại chỗ đến tởm, ngay tức khắc cho đó là gớm ghiếc, là sai, là không khoa học. Một cậu bé trong một gia đình tri thức, suốt ngày đọc sách, thấy bọn trẻ ở quê ăn rồi đi câu cá, thá diều, nhảy múa, hát hò là vô bổ. Vậy những gì mà một cá nhân nghĩ là đúng, nó chỉ có nghĩa là phù hợp với cá nhân đó, bởi vì những gì mà cá nhân đó đã trải nghiệm, đã ngộ ra mà thôi. Nó cũng giống như việc đất tốt để trồng cây cà phê không có nghĩa nó sẽ tốt cho cây lúa.

Theo lối đó, trong sự phát triển tất nhiên của xã hội, một đứa trẻ khoái ngồi bấm điện tử chắc chắn sẽ bị gọi là lười biếng; một đứa trẻ ngồi một chỗ suy tư về triết học dưới gốc cây mít cũng rất có thể bị xem là lười biếng. Victor Hugo đã từng nói:

“Người ta không lười biếng chỉ vì người ta chăm chú. Có lao động vô hình và lao động hữu hình. Suy tưởng là cần cù, nghĩ ngợi là thực hiện. Khoanh tay vẫn là làm việc và siết chặt tay vẫn là hành động. Đôi mắt ngước lên thiên đường là sáng tạo.”

Với con người thời hiện đại, một là bạn phải lao động tay chân, hai là bạn phải làm gì đó mà ít nhất là ngay hiện tại hoặc trong tương lai có thể kiếm ra tiền, có thể làm mọi người tán dương, có thể đem lại danh dự và sự tự hào. Nếu bạn chỉ thích đi câu cá đến cuối đời, người ta sẽ chỉ thẳng vào mặt bạn và bảo rằng bạn là một đứa không có ý chí, lười tư duy.

Nhưng tất cả những gì người ta nghĩ là đúng, không có nghĩa rằng nó chắc chắn là đúng. Anh ta ngồi im như chết suy tưởng về triết học không có nghĩa là anh ta lười biếng. Anh ta nhìn lá rơi và suy nghĩ về gia tốc không có nghĩa là anh ta lười biếng. Cậu ta bấm điện tử, lướt facebook, chơi điện thoại không có nghĩa là cậu ta lười biếng. Không thể nói một người “ĐANG HOẠT ĐỘNG” là lười biếng được. Có thể anh ta không làm đúng như những gì người khác nghĩ là tốt, nhưng việc anh ta làm không liên quan gì tới sự lười biếng.

Nếu xét sâu hơn, đến mức độ tâm lý của con người, thì càng lại vô vọng trong việc chứng minh họ là lười biếng. Một người cảm thấy cô đơn khi không có ai chơi cùng, rõ ràng là anh ta đang khao khát để được hoạt động, được tương tác với người khác, được kể chuyện, được cười nói, và như vậy, anh ta không hề lười, nếu lười thì anh ta đã chẳng mong như vậy.

Giới trẻ thường cảm thấy nhàm chán, bởi vì họ không biết phải làm gì, đây lại là một điều cực kỳ quan trọng chứng minh là loài người không lười biếng. Khi người ta chán, là người ta muốn làm một điều gì đó, nhưng chưa có gì làm cho họ hứng thú cả. Rõ ràng, bạn có thể bắt gặp 99,99% con người ngoài việc ngủ luôn làm điều gì đó; đôi lúc họ nằm phè, nhưng không nhiều, thường thì họ sẽ làm điều gì đó dù có thể là ngớ ngẩn đi nữa.

Theo góc độ sinh học của các nghiên cứu trước đây cho rằng người ta cảm thấy tích cực hơn sau khi tập thể dục vì hoạt động này giải phóng nhiều endorphin – chất giảm đau và cải thiện tâm trạng – ở trong não. Điều này chỉ ra, nếu hoạt động, đổ mồ hôi, con người sẽ cảm thấy sướng nhờ giải tỏa được cái chất chết tiệt mang tên Edorphin. Mà con người thử hỏi có ai không thích vui, thích hạnh phúc, thích sướng?

Vậy đó! Trên đời này có những tội ác xảy ra, cũng chẳng phải vì họ lười biếng. Có thể là họ tham lam nên tàn ác, nhưng sau cùng cũng có một ước muốn là được sung sướng. Nếu họ lười biếng, loài người đã chẳng gặp phải đau khổ nào. Ngay cả những tên nát rượu và nghiện ngập, bọn chúng cũng chẳng lười biếng gì cả, bọn chúng thích chơi, thậm chí là quậy phá người khác, như vậy thì chúng ta cũng phải cắn răng xét họ vào loại “CÓ HÀNH ĐỘNG”. Như đã nói ở trên, dù là hành động ngớ ngẩn, vô bổ, xấu xa, bỉ ổi hay tốt lành, thánh thiện, người ta vẫn không hề lười biếng. Vậy vấn đề chính là ở chỗ, mỗi người thấy điều gì là quan trọng mà thôi.

Đó là những gì tôi muốn nói. Và từ nay, hễ ai mà còn chỉ thẳng vào mặt bạn bảo bạn là một kẻ lười biếng, hãy chộp cổ hắn và bắt hắn đọc bài viết này. Nếu hắn còn chưa chịu ngộ ra, thì cứ kệ hắn. Còn nếu hắn lỳ lợm cứng đầu thì cứ dần cho một trận ra trò để giải phóng Edorphin cũng không phải là một ý tưởng tồi đâu!

Tôi chỉ hy vọng, ai đọc xong bài này sẽ không nghĩ là mình lười nữa nếu trước nay từng có nghĩ thế và tốt hơn chút thì cũng đừng nói ai là lười biếng dù là sau lưng họ. Có thể chúng ta chưa tìm được chuyện làm mình hứng thú, cảm thấy phấn khích, cảm thấy vui vì được sống nên đôi khi ta làm những việc ngớ ngẩn, thì đó cũng không phải là lười. Tất cả những gì chúng ta cần, chỉ là tìm ra điều mình cảm thấy vui khi sống cùng nó, mặc kệ ai nghĩ gì là đúng hay sai, ta vẫn ở bên nó mỗi ngày. Thiết nghĩ vậy là tốt lắm rồi.

Nếu bạn thích ngồi im suy nghĩ thì cứ suy nghĩ đi, nhưng đừng quên là phải vui với điều đó, còn nếu buồn thì đừng. Nếu bạn thích câu cá và sống ở vùng quê yên tĩnh, thì bạn cứ câu cá đi, cưỡi ngựa đi, miễn là bạn thấy vui vì điều đó, mặc kệ người ta chỉ thẳng vào mặt bạn và bảo bạn là một kẻ lười tư duy. Nhưng ai quan tâm điều đó chứ? Chẳng có gì là lười hay không lười, mà chỉ có bạn và niềm vui của bạn mà thôi.

 

Lục Phong

Chử Đồng Tử, một phần tính cách Việt

Featured image: Wiki Commons

Một trong những nét rất hay trong văn hóa người Việt chúng ta, đó là tuy bị “Tàu” đô hộ hàng ngàn năm,  nhưng ba trong bốn vị Thánh bất tử (Tứ bất tử) của dân tộc ta đều đã có từ thời Hùng Vương, rất lâu trước khị bị Bắc thuộc. Chỉ có Liễu Hạnh Công Chúa là mới được đưa vào danh sách Tứ bất tử từ thời nhà Lê.

Trong khi Liễu Hạnh Công Chúa tượng trưng cho tinh thần, phúc đức, thịnh vượng và nghệ thuật thơ ca, thì ba vị nam thần còn lại mỗi người đại diện cho một đức tính, tinh thần rất đặc trưng của người Việt, đó là chống giặc ngoại xâm – Thánh Gióng; Đấu tranh và chống chọi với thiên tai – Sơn Tinh; và đặc biệt người còn lại, Chử Đồng Tử – đại diện cho “tình yêu”, “hạnh phúc” và “sung túc”.

Có thể thấy rằng, Tổ tiên của chúng ta, thông qua thực tiễn cuộc sống đã mượn hình tượng mang tính đại diện của bốn vị thánh này để phản ánh (và có thể là mong muốn) tiến trình phát triển của mình trên đất nước chúng ta ngày xưa. Tiến trình đó bào gồm: chinh phục thiên nhiên (đắp đê, tôn cao nền nhà,v.v) để ổn định cuộc sống và khi đã yên ổn được phần nào rồi thì lại phải chống lại ngoại xâm. Sau khi quân thù bị đánh bại, mọi người cùng nhau xây dựng một xã hội sung túc cùng sự bình đẳng trong tình yêu lứa đôi. Và một khi xã hội đã thịnh vượng thì mọi người sẽ có điều kiện quan tâm đến nghệ thuật, thơ ca và các lĩnh vực tinh thần khác.

Một chi tiết khá thú vị là ngay khi đánh tan giặc Ân, Thánh Gióng đã vội vã bay ngay về trời mà không hề để lại bất kỳ “cẩm nang” hay “nhắn nhủ” nào cho hậu thế. Có thể đây chính là một điểm mấu chốt trong tính cách Việt, đó là “thiếu tính kế thừa” và “giải quyết vấn đề theo kiểu sự vụ”. Khi lũ lụt đã được hạn chế, kẻ thù đã bị đánh tan thì dĩ nhiên là chúng ta đều mong muốn được sống một cuộc sống yên bình và thịnh vượng.

Trong thực tế, lúc chiến tranh, con người dễ đồng cam, cộng khổ, khi thời bình rồi thì lợi danh lấn át nên khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, vua tôi rạch ròi chứ không còn ngồi chia nhau tí muối như trong thời chiến nữa. Thật là không tưởng để một anh làm nghề câu cá có thể gặp và kết hôn với một cô công chúa, lá ngọc cành vàng và nếu chuyện đó có xảy ra đi nữa thì đâu là nền tảng để họ có thể sống với nhau dài lâu? Xin thưa, mong ước về một xã hội công bằng và đầy đủ đã được nhân dân ta gửi gắm vào câu chuyện Chử Đồng Tử và Tiên Dung.

Không xét đến các nghi ngờ là chuyện này (hai người lấy nhau) có thật hay không hoặc các thắc mắc về việc Chử Đồng Tử đã làm thế nào để khiến cho Tiên Dung công chúa chấp nhận bỏ lại tất cả để theo chàng, mà chỉ tập trung phân tích vấn đề là hình tượng này có ý nghĩa như thế nào trong văn hóa Việt khi đươc người dân tôn thờ là Thánh và đại diện cho tình yêu, hôn nhân và sung túc giàu có.

Xét trên khia cạnh ngẫu nhiên thì việc Tiên Dung ngượng khi dội nước tắm và vô tình làm lộ thân hình của Chữ Đồng Tử ra là rất có khả năng xảy ra. Tôi không hiểu rõ về người Việt thời Hùng Vương khi đó, nhưng tôi cho rằng nếu chuyện đó xảy trong khoảng một nghìn năm trở lại đây thì chắc là anh đánh cá không những không thành được phò mã mà còn bị mất cả đầu. Kể cả khi vì lý do nào đấy mà Tiên Dung muốn lấy Chử Đồng Tử để rồi sau này bị Vua Cha ngăn cấm thì chắc là chỉ mấy tháng sau công chúa đã có thể chán chàng rồi! Bởi vì sao, bởi vì nếu nhìn vào cặp đôi “hoàn hảo” này thì chúng ta có thể thấy không có chút hoàn hảo nào cả. Chính vì vậy nên Tiên Dung tuy đã cùng chồng làm nghề buôn bán rất tấp nập nhưng vẫn cố gắng thuyết phục chồng đi học (đạo) và thật bất ngờ chỉ trong một thời gian ngắn chàng đã thành công.

Nếu như chúng ta xem chuyện Tàu thì hầu hết những ai muốn thành tiên đều phải cực kỳ gian nan vất vả và khổ luyện. Ngoài căn tu ra thì Thượng đế còn phải thử thách lòng kiên trì, quyết tâm của người đó rồi mới có thể đưa họ thành Thần Thánh hay Tiên được, nhưng có vẻ đối với dân Việt chúng ta thì mọi chuyện thật đơn giản, đó là chỉ cần có duyên (phận) và may mắn chút thì bạn, một người cùng khổ và mù chữ có thể lấy được không những vợ đẹp mà còn là công chúa và đắc đạo cùng bao nhiêu phép thuật trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Tuy câu chuyện và hình mẫu của Chử Đạo Tổ có thể thuần túy là để thể hiện mong ước và khát vọng của đại bộ phận dân Việt ta ngày trước, nhưng có thể thấy rằng hình như đã từ lâu rồi người Việt chúng ta tuy có muốn thay đổi nhưng không nhìn thẳng vào vấn đề để đưa ra các giải pháp hợp lý mà trông đợi ở phép màu nào đó.  Chúng ta không nghiêm túc khi đánh giá các thành công của người khác, bởi vì mọi người vẫn nghĩ đơn giản như chuyện Chử Đồng Tử gặp được Tiên Dung rồi sau đó thành Tiên. Và quan trọng hơn nữa là thay vì hành động, chúng ta lại ngồi chờ để phép màu tự đến và vì vậy đến bây giờ chúng ta đã bỏ qua rất nhiều cơ hội cho một đất nước hùng cường.

Dù sao thì Chử Đông Tử vẫn sẽ mãi là một trong Tứ bất tử của người Việt – một dân tộc chọn cho mình lối sống khiêm nhường và không quá phức tạp trong cách nghĩ. Và cũng học được từ ngài – biểu tượng của tình yêu Việt, chúng ta chắc hẳn đều có ít nhiều trong mình mấy cái gien “râu quặp”.

Hãy tận dụng những biến cố cuộc đời

Featured Image: Emmanuel Rosario

 

Cuộc đời chúng ta nhất định sẽ có lúc xảy ra những biến cố lớn hoặc nhỏ. Đó là điều không ai mong muốn, trông đợi hay thậm chí chỉ là nghĩ tới cả. Nhắc đến biến cố, trong ta chắc hẳn toàn dâng lên cảm giác sợ hãi, lo lắng và bất an khủng khiếp. Thay vì ngồi cầu nguyện biến cố đừng xảy ra, chúng ta hãy thử ngồi lại và nhìn thẳng vào chúng, như một bước chuẩn bị sẵn sàng để nếu chúng có xảy ra thật, ta sẽ không sợ hãi, ta sẽ không trốn tránh và than thở, mà sẽ đối mặt và đạp lên chúng để tiếp tục xây dựng một cuộc sống mới ngập tràn hy vọng.

Giống như câu chuyện, nếu tôi đưa bạn một tờ giấy bị nhỏ một giọt mực lên, và hỏi bạn thấy gì? Phần lớn mọi người sẽ trả lời, thấy giọt mực. Chỉ một số ít trả lời rằng họ thấy một giọt mực nhỏ trên tờ giấy trắng. Và càng ít hơn, người có thể thấy được bức tranh toàn cảnh: “Ồ, tôi thấy còn khá nhiều chỗ trống để sử dụng tờ giấy.”

Đúng vậy, đó mới là câu trả lời chính xác và cần thiết đối với cuộc sống của chúng ta. Hãy tập trung vào những việc bạn có thể, thay vì không thể. Hãy để những biến cố cuộc đời trở thành những giọt mực nhỏ, trên một tờ giấy to, nó có thể không đẹp, nhưng chẳng ảnh hưởng gì mấy đến tác dụng của cả tờ giấy. Nếu như bạn cũng có thể đối xử với những biến cố cuộc đời như thế, bạn sẽ nhận ra, biến cố cũng không có gì quá đáng sợ.

Nếu như bạn không xinh đẹp

Khi bạn thấy mình không xinh đẹp, cả ngày bạn sẽ chẳng làm được gì ngoài đau buồn, than thân trách phận. Và bạn sẽ càng đau buồn hơn, đau buồn đến chết đi được nếu mỗi ngày đều đặn dành thời gian để cập nhật các trang tin tức hay các mạng xã hội như facebook. Trên cái thế giới đó, ai cũng đẹp xinh, cũng lung linh và tỏa sáng. Làm sao bạn có thể sống vui với ngoại hình của mình khi cả ngày đều chấp nhận những hình ảnh đó ngập tràn tâm trí?

Điều bạn cần làm, là phải biết tập trung vào những thứ quan trọng hơn, đáng giá hơn. Khi bạn chưa đẹp, người ta sẽ chẳng quan tâm đến bạn nhiều hơn bạn nghĩ. Chính lúc này, bạn có điều kiện để làm mọi thứ cho bản thân trở nên giá trị hơn theo những cách khác. Bạn không cần phải quá lo lắng trông mình sẽ ra sao khi đến một bữa tiệc, bạn không cần phải lo tương lai mình thế nào.

Việc bạn cần làm, như một tâm sự tôi từng được đọc về một cô gái. Nhận thức được mình không xinh đẹp, cô gái ấy tập trung tinh lực của mình vào những mục tiêu khác: học hành, sự nghiệp thay vì tình duyên hay nhan sắc. Sau một thời gian phấn đấu, trong khi bạn bè cô chỉ tiệc tùng, mua sắm, vui chơi. Cô gái này đi học các ngoại ngữ, nâng cao trình độ chuyên ngành. Cô học rất giỏi, đạt thành tích cao. Sau khi ra trường, bảng điểm đỏ và năng lực làm việc đã biến cô thành một người quan trọng trong công ty, dù không hề dễ dàng. Và sau đó cô được cử đi tu nghiệp nước ngoài và bạn biết đấy, cô trở thành một phụ nữ thành đạt, khi còn rất trẻ.

Khi là một người phụ nữ thành đạt, cô đủ điều kiện để nâng cấp bản thân thành một người phụ nữ xinh đẹp và duyên dáng hơn. Phẫu thuật thẩm mỹ không có gì xấu nếu người ta không lạm dụng nó, mà cho dù cô gái trong câu chuyện có không dùng cách này, thì với địa vị là một người phụ nữ thành đạt, cô luôn toát ra một vẻ đẹp hấp dẫn khó tả. Mọi thứ bỗng trở nên quy củ và dễ dàng.

Tôi tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu cô gái này không biết tập trung vào những mục tiêu đúng đắn? Điều gì sẽ xảy ra nếu như ngày xưa cô chẳng làm gì cho việc nâng cao giá trị bản thân ngoài việc cố làm cho mình đẹp hơn? Nếu vậy liệu cô có được tương lai như ngày hôm nay?

Vậy nên, nếu như bạn không xinh đẹp, bạn hãy nghĩ cách để tương lai mình có những điều kiện tốt nhất làm cho mình xinh đẹp hơn. Bạn có thể tập trung toàn bộ thời gian và khả năng vào những việc mà những cô nàng xinh đẹp không bao giờ có thời gian để bận tâm tới, tham gia các câu lạc bộ mà người ta không chú trọng nhan sắc nhiều: nhiếp ảnh, nấu ăn, viết lách… Có rất nhiều việc bạn có thể làm tốt hơn người thường, đó là những điều khiến bản thân bạn trở nên khác biệt và đáng giá.

Khi bạn không xinh đẹp, bạn có điều kiện để tập trung hơn, mà bạn cũng biết rồi, tập trung chính là chìa khóa để mở cánh cửa thành công mà đúng không? Sẽ thật khó để bạn đua sắc đẹp với nhan nhản những người đẹp xung quanh, nhưng nhất định sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu bạn đổi tên cuộc đua đó thành cuộc đua giành danh hiệu ai tài giỏi hơn, ai năng lực hơn, ai giá trị hơn trong cuộc đời.

Tôi không nói bạn phải tự hào khi mình không được đẹp, vì làm cho bản thân đẹp hơn, đó không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của chúng ta. Nhưng tôi thành thật khuyên bạn nếu như bạn không được đẹp, hãy xác định những mục tiêu đáng giá hơn mà bạn có thể tập trung, thay vì cả ngày cả đêm chỉ đau buồn về ngoại hình của mình. Điều đó chẳng giúp ích gì cho bạn cả.

Nếu một ngày nào đó, bạn thất tình

Hãy để nỗi đau khổ đó làm động lực cho bạn tiến lên. Bạn có thể và hãy nên dành thời gian trước đây bị tình yêu độc chiếm để quan tâm hơn đến cuộc sống của mình. Khi thất tình bạn có thể làm những điều như ở trên, như khi bạn không xinh đẹp. Đó là hãy bớt thời gian suy nghĩ về chuyện đau buồn, thay vì đó tập trung vào những thứ tốt đẹp bạn có thể làm được.

Việc tập trung vào những mục tiêu khác của cuộc đời, khi thất tình, có rất nhiều ý nghĩa:

  • Thứ nhất, bạn sẽ không còn nhiều thời gian để nghĩ về mối tình đó, không còn thời gian để đau buồn, tiếc thương cho nó. Cách nhanh nhất để quên đi một chuyện đau buồn, là làm mọi việc khác để không nghĩ về nó nữa.
  • Thứ hai, bạn tập trung mọi nguồn lực và trí óc của mình để làm việc hay học hành. Bạn sẽ không nhận ra được kết quả làm việc hoặc học tập sẽ tốt thế nào nếu bạn có thể tập trung. Và từ đó, bạn mở ra muôn ngàn cơ hội cho chính mình. Những cơ hội về cả sự nghiệp lẫn tình duyên tuyệt vời bạn không thẻ có nếu như cả ngày chỉ đau khổ chuyện bị phản bội hay chia tay.
  • Thứ ba, bạn có cơ hội để chứng minh rằng bản thân mình là một người mạnh mẽ, một người có đầy tinh thần trách nhiệm với chính mình và cuộc đời mình. Bạn sẽ nhận ra chẳng có ai là quan trọng với cuộc đời bạn hơn chính bản thân bạn. Và không chỉ với bản thân, mọi người xung quanh cũng sẽ nhận ra bạn là người mạnh mẽ đến thế nào.

Và đây là một vài lợi thế hay mặt tích cực của việc thất tình mà tôi sưu tầm được:

Thất tình giúp bạn nhận ra bản thân mình

Cuộc sống bận rộn khiến bạn hiếm có thời gian ngồi nhìn lại bản thân mình. Bạn luôn hối hả với công việc, cuộc sống, tình yêu. Những tháng ngày ở bên người ấy, quan tâm chăm sóc, lo lắng cho người ta khiến bạn đôi khi bỏ quên đi việc chăm sóc bản thân, bạn cũng không kịp nhìn lại xem mình là người như thế nào, Vậy thì khi chia tay là lúc thích hợp nhất để ngồi suy nghĩ về tất cả. Bạn cũng có thể dành thời gian đi chăm sóc sắc đẹp, làm mới mình. Đây là dịp để bản thân nhận ra những ưu nhược điểm và những gì cần phải cố gắng để có những mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Tìm ra những cơ hội mới tốt hơn

Bạn hoàn toàn có thể tìm ra những cơ hội mới tốt hơn sau khi chia tay. Bởi khi một cánh cửa cũ đóng lại sẽ có một cánh cửa mới mở ra. Thậm chí, cánh cửa mới có thể tốt hơn cánh cửa cũ rất nhiều. Do đó, đừng bao giờ buồn bã nghĩ rằng người yêu cũ của mình là tốt nhất, hoàn hảo nhất, mình sẽ không bao giờ tìm được tình yêu mới.

Nếu nhận xét khách quan, bạn sẽ thấy người đó có rất nhiều khuyết điểm, chẳng qua là bạn đang quen với cảm giác ở bên cạnh người đó mà thôi, và do quá yêu nên bạn bị mù quáng, không nhận ra những điểm yếu của họ, cũng có khi, bạn nhận ra nhưng khi yêu, bạn sẵn sàng bỏ qua chúng.

Trưởng thành và chín chắn hơn

Một cuộc tình đi qua luôn khiến cho bạn đau khổ. Do vậy, khi vượt qua được nỗi đau chia tay, bạn sẽ trở thành một người trưởng thành và chín chắn hơn. Khi đó, sẽ khó có nỗi đau nào khiến bạn gục ngã nữa. Bạn hoàn toàn tự tin rằng mình có thể đi qua những giông bão của cuộc đời với sự tự tin và thanh thản.

Có nhiều kinh nghiệm

Chắc chắn một điều là, dù trong cuộc tình cũ bạn có là người ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng đến đâu, thì khi đi qua nó, bạn cũng đã tích lũy thêm được một vài điều, một vài kinh nghiệm. Chuyện ôm hôn, giận dỗi, làm lành, cách chinh phục, hay bất cứ điều gì, bạn đều có thể có những trải nghiệm mới. Và nó sẽ giúp bạn trong những lần yêu sau. Bạn sẽ không còn bỡ ngỡ như ban đầu và có lẽ sẽ không phải thất bại nữa.

Mở rộng nhiều mối quan hệ hơn

Khi bạn đau khổ vì chia tay, bạn sẽ nhờ bạn bè, người thân giúp vượt qua giai đoạn khó khăn này. Và một điều không ai có thể phủ nhận được là thấy bạn buồn, mọi người sẽ giúp đỡ, mối lái cho bạn khá nhiều những người đàn ông khác. Bạn cũng có cơ hội có thể làm quen, gặp gỡ, mở rộng mối quan hệ ra với mọi người. Do đó, bạn hoàn toàn có thể tự tin rằng, bạn có thể có nhiều mối quan hệ và những người bạn thật sự tốt sau khi chia tay.

Có thời gian tập trung cho công việc

Khi yêu, bạn dành mọi thứ tốt đẹp nhất cho người yêu mà quên đi công việc, cuộc sống riêng tư, vậy thì khi chia tay, trong lúc buồn, bạn hoàn toàn có thể tập trung cho công việc, cho những dự định trong tương lai mà khi yêu bạn không thể làm. Và có thể, chính trong những lúc buồn chán nhất, bạn lại là người quyết tâm nhất, vì thế, bạn sẽ có thể thành công và giỏi giang hơn những cô gái đang hạnh phúc trong men say tình yêu.

Khi thất tình, hoặc để cho nỗi đau gặm nhấm mình, hoặc gặm nhấm ngược lại những nỗi đau, nuốt chửng nó bằng cách tập trung vào những mặt tốt nó mang lại. Bạn sẽ thấy, thất tình cũng không có gì đáng sợ cả.

 

Phi Tuyết

Thị trường và đạo đức (kỳ 13)

0

 

Ludwig Lachmann – Kinh tế thị trường và phân bố tài sản

Trong tiểu luận này Ludwig Lachmann, một nhà kinh tế học nổi tiếng, khảo sát những luận cứ phê phán chủ nghĩa tư bản thị trường tự do từ quan điểm “công bằng xã hội” và tìm ra những mâu thuẫn của chúng. Ông giải thích sự khác biệt giữa “quyền sở hữu” và “của cải” và chỉ rõ vì sao việc tôn trọng quyền tư hữu (quyền sở hữu) là tương thích với quá trình tái phân bố của cải thông qua thị trường. Đây là tiểu luận quan trọng, nó giúp độc giả hiểu rõ tính năng động của những mối quan hệ xã hội và kinh tế trong chế độ tư bản.

Ludwig Lachmann (1906-1990) nhận bằng Ph.D. tại Đại học tổng hợp Berlin. Ông rời Đức và sang Anh vào năm 1933, nơi ông tiếp tục theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu tại Trường kinh tế London (London School of Economics). Lachmann có những đóng góp quan trọng vào lý thuyết về tư bản, về phát triển kinh tế và cơ sở mang tính phương pháp luận của kinh tế học và xã hội học. Ông đã cho xuất bản những tác phẩm quan trọng như Tư bản và cơ cấu của nó (Capital and Its Structure); Di sản của Max Weber (The Legacy of Max Weber); Tư duy kinh tế vĩ mô và kinh tế thị trường (Macro-Economic Thinking and the Market Economy); Tư bản, kỳ vọng và tiến trình trên thương trường (Capital, Expectations, and the Market Process); và Thị trường như là tiến trình kinh tế (The Market as an Economic Process).

Tiểu luận này là bản rút gọn tác phẩm xuất bản lần đầu vào năm 1956.

________________________________________________________________

Bây giờ ai còn có thể nghi ngờ điều mà giáo sư Mises đã nói cách đây 30 năm rằng mỗi vụ can thiệp của chính quyền đều kéo theo một vụ can thiệp khác nhằm ngăn chặn những hậu quả kinh tế chắc chắn sẽ xảy ra từ vụ can thiệp trước đó? Ai còn phủ nhận rằng nền kinh tế chỉ huy đòi hỏi phải có lạm phát thì mới vận hành được và hiện nay ai còn không biết hậu quả tai hại của hiện tượng “lạm phát có kiểm soát”? Nhưng một số nhà kinh tế học vẫn phát minh ra được thuật ngữ được họ tán dương là “lạm phát thường trực” nhằm mô tả hiện tượng lạm phát thường xuyên mà tất cả chúng ta đều biết, có vẻ như là chẳng ai bị lừa hết.

Thực ra là không cần phải có thí dụ về trường hợp nước Đức để chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng thậm chí ngay cả trong những hoàn cảnh bất lợi nhất, nền kinh tế thị trường cũng thiết lập được trật tự từ những hỗn loạn “được nhà nước kiểm soát”. Hình thức tổ chức kinh tế dựa trên sự hợp tác tự nguyện và trao đổi kiến thức chắc chắn là ưu việt hơn bất kỳ cơ cấu thang bậc nào khác. Người nào có khả năng học từ suy luận và kinh nghiệm thì đã biết điều đó từ trước, còn người nào không có khả năng thì có vẻ như hiện nay vẫn chưa học được.

Đứng trước tình hình như thế, những người phản đối kinh tế thị trường đã thay đổi lý lẽ, bây giờ người ta phản đối nó trên cơ sở “xã hội” chứ không dùng luận cứ kinh tế nữa. Họ kết án nó là bất công chứ không phải là không hiệu quả. Họ bảo rằng sở hữu tài sản đã làm “méo mó” mọi thứ và cam đoan rằng “số đông ủng hộ thị trường trong những cuộc trưng cầu dân ý là do có nhiều người bỏ phiếu nhiều lần, tại nhiều địa điểm khác nhau”.

Họ nói rằng phân bố tài sản ảnh hưởng tới sản xuất và phân bố thu nhập vì những người hữu sản không chỉ được hưởng “lợi lớn, bất công” từ thu nhập của toàn xã hội mà còn gây ảnh hưởng tới cơ cấu sản phẩm xã hội: hàng xa xỉ thì quá nhiều mà nhu yếu phẩm thì lại quá ít. Hơn thế nữa, vì những sở hữu chủ này là những người có nhiều tiền nhất cho nên họ cũng là người quyết định quá trình tích lũy tư bản và bằng cách đó, quyết định cả tiến bộ kinh tế nữa.

Một số người không phủ nhận hoàn toàn rằng phân bố tài sản là hệ quả mang tính tích lũy của sự vận động của các lực lượng kinh tế, nhưng họ cũng nói rằng vốn tích lũy đó lại hoạt động theo cách thức làm cho hiện tại là tù binh của quá khứ, là tác nhân độc đoán và “quá đát” trong hiện tại.

Thu nhập ngày hôm nay được định hình bởi phân bố tài sản ngày hôm nay, và mặc dù là một phần tài sản ngày hôm nay được tích lũy từ ngày hôm qua, nó được tích lũy thông qua những quá trình phản ánh ảnh hưởng của sự phân bố tài sản từ ngày hôm kia. Cốt lõi là, luận cứ của những người phản đối kinh tế thị trường dựa trên định chế về “thừa kế”, theo đó, ngay cả trong các chế độ tiến bộ thì đa số những sở hữu chủ có của là do trước đó họ đã có của rồi.

Hiện nay luận cứ này có vẻ như đang được nhiều người chấp nhận, thậm chí cả những người thực tâm cổ xúy cho tự do kinh tế nữa. Những người này tin rằng “tái phân bố tài sản”, thí dụ như thông qua thuế đánh vào tài sản thừa kế, sẽ mang lại kết quả có lợi về mặt xã hội, nhưng bất lợi về mặt kinh tế. Nhưng ngược lại, vì những biện pháp như thế sẽ giải phóng hiện tại khỏi “bàn tay của thần chết” cho nên sẽ giúp điều chỉnh thu nhập hiện tại cho phù hợp với nhu cầu hiện tại.

Phân bố tài sản là một sự kiện của thị trường và bằng cách thay đổi những sự kiện, chúng ta có thể làm thay đổi kết quả mà không cần can thiệp vào cơ chế của thị trường! Kết quả là bằng chính sách liên tục tái phân bố tài sản hiện có ta có thể đưa các quá trình diễn ra trên thương trường đến kết quả “chấp nhận được về mặt xã hội”.

Quan niệm này, như chúng tôi đã nói, được nhiều người chia sẻ, thậm chí cả một số nhà kinh tế học, những người hiểu rõ tính ưu việt của kinh tế thị trường so với kinh tế chỉ huy và những thất bại của chính sách can thiệp, nhưng lại không thích những điều mà họ coi là hậu quả xã hội của kinh tế thị trường. Họ sẵn sàng chấp nhận kinh tế thị trường khi và chỉ khi hoạt động của thị trường song hành với chính sách tái phân bố tài sản vừa nêu.

Tiểu luận này là để phê phán cơ sở của quan điểm vừa nói

Trước hết, toàn bộ lập luận dựa trên sự lầm lẫn theo nghĩa đen của từ này, do tính đa nghĩa của thuật ngữ “sự kiện”. Trong ngôn ngữ hàng ngày cũng như trong nhiều ngành khoa học, thí dụ như trong môn thống kê, từ “sự kiện” có nghĩa là một cái gì đó, tại một thời điểm nào đó, “được trình ra” cho những người quan sát tại hiện trường.

Theo nghĩa này thì hiển nhiên là cách thức phân bố tài sản là một sự kiện tại bất kỳ thời điểm nào, bởi đơn giản là theo nghĩa thông thường thì chỉ có một cách phân bố như thế, không còn cách nào khác. Nhưng trong lý thuyết cân bằng – tốt hay xấu không biết – một thuyết có ý nghĩa rất lớn đối với tư duy kinh tế hiện này và có đóng góp rất lớn vào việc định hình nội dung của kinh tế học thì từ “sự kiện” lại có nghĩa thứ hai, khác hẳn nghĩa thứ nhất: Ở đây sự kiện có nghĩa là điều kiện cần cho sự cân bằng, là một thông số độc lập và “những sự kiện” có nghĩa là tổng các điều kiện cần và đủ để một khi chúng ta đã biết toàn bộ những điều kiện đó, chúng ta có thể suy ra được giá và số lượng cân bằng mà không cần phải làm gì thêm nữa.

Theo nghĩa thứ hai này thì phân bố tài sản, cùng với những sự kiện khác, là một YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH, mặc dù không phải là yếu tố quyết định duy nhất, của giá cả và số lượng các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau được bán và được mua.

Nhưng nhiệm vụ chính của chúng ta trong tiểu luận này là chỉ ra rằng phân bố tài sản không phải là “sự kiện” theo nghĩa thứ hai này. Nó không những không phải là “thông số độc lập” của những quá trình diễn ra trên thương trường, mà, ngược lại, liên tục bị các lực lượng của thị trường tác động làm cho nó phải thay đổi. Không cần phải nói là không thể phủ nhận được rằng tại bất kì thời điểm nào nó đều là một trong những lực lượng định hướng cho các tiến trình của thị trường trong thời điểm tiếp liền sau đó, nhưng có thể nói rằng hình thức phân bố đó cũng chẳng thể có ảnh hưởng lâu dài. Mặc dù của cải luôn luôn được phân bố theo một cách nào đó, nhưng cách thức phân bố lại liên tục thay đổi.

Chỉ khi mà một hình thức phân bố đó cứ giữ hết giai đoạn này đến giai đoạn khác, trong khi phần tài sản mà cá nhân nhận được là do thừa kế thì hình thức phân bố bất biến đó mới là lực lượng kinh tế không thay đổi. Trên thực tế thì không phải như thế. Phân bố của cải là đối tượng được định hình bởi các lực lượng trên thương trường, chứ không phải là tác nhân và dù hôm nay hình thức phân bố có như thế nào thì nó cũng nhanh chóng trở thành quá khứ, chẳng có liên quan gì tới hiện tại hết.

Như vậy là, phân bố của cải không nằm trong các sự kiện của phương trình cân bằng. Xã hội cũng như các nhà kinh tế học không cần phải quan tâm tới cách thức phân bố của cải tại một thời điểm mà phải quan tới tới cách thức thay đổi của nó theo thời gian. Sự thay đổi như thế – như chúng ta sẽ thấy – đưa nó tới vị trí thực sự của nó trong các sự kiện xảy ra trên “con đường” có thể – nhưng trên thực tế thì ít khi – dẫn tới sự cân bằng. Đấy thường là hiện tượng “động”. Lạ lùng là trong khi người ta nói rất nhiều về việc cần phải tiến hành và khuyến khích các công trình nghiên cứu các hiện tượng động thì vấn đề này lại ít được chú ý đến như thế.

Quyền sở hữu là khái niệm pháp lý trỏ vào những đối tượng vật chất cụ thể. Của cải là khái niệm kinh tế trỏ vào những nguồn lực khan hiếm. Tất cả những nguồn lực có giá trị đều là các đối tượng vật chất, hoặc phản ánh hay bao gồm đối tượng vật chất, nhưng không phải tất cả các đối tượng vật chất đều là nguồn lực: ngôi nhà hoang hay đống rác là những thí dụ rõ ràng, đấy là những đối tượng mà chủ sở hữu sẵn sàng cho đi nếu có thể tìm được người muốn lấy.

Hơn nữa, cái là nguồn lực ngày hôm nay có thể ngày mai sẽ không còn là nguồn lực nữa, trong khi những đối tượng chẳng có giá trị gì trong ngày hôm nay lại trở thành có giá trị vào ngày mai. Vì vậy, đối tượng vật chất có phải là nguồn lực hay không và nguồn lực đó có giá trị như thế nào, luôn luôn là một vấn đề khá tù mù và ở mức độ nào đó, phụ thuộc vào khả năng nhìn xa trông rộng của chủ nhân. Đối tượng chỉ trở thành tài sản khi nó là nguồn gốc của thu nhập. Đối với chủ sở hữu, giá trị của đối tượng – giá trị thực tế hay tiềm tàng – tại mỗi thời điểm là khả năng tạo ra thu nhập mà người ta kỳ vọng. Điều này, đến lượt nó, lại phụ thuộc vào công năng mà đối tượng có thể có.

Vì vậy, chỉ sở hữu không thôi chưa chắc đã làm người ta giàu lên, sử dụng nó một cách hữu hiệu mới thành giàu có được. Không phải là sở hữu nguồn lực mà là sử dụng nguồn lực mới là nguồn gốc của thu nhập và tài sản. Nhà máy sản xuất kem ở New York có thể là phương tiện làm giàu cho chủ nhân, nhưng nhà máy kem ở Greenland chắc chắn không phải là nguồn gốc của thu nhập rồi.

Trong cái thế giới của những biến động đầy bất ngờ này, giữ được của cải luôn luôn là vấn đề khó khăn, và trong dài hạn, có thể nói rằng đấy là nhiệm vụ bất khả thi. Muốn giữ được khối tài sản đã có – có thể là tài sản được kế thừa từ thế hệ nọ sang thế hệ kia – gia đình phải có nguồn lực tạo ra thu nhập ròng thường xuyên, nghĩa là giá trị của đầu ra phải cao hơn số tiền chi cho việc phục vụ các nguồn lực tạo ra thu nhập đó.

Có vẻ như điều này chỉ khả thi hoặc là trong một thế giới đứng yên, một thế giới mà hôm nay cũng như hôm qua hay hôm kia, và ngày nào, năm nào chủ sở hữu hay hậu duệ của họ cũng có thu nhập như nhau; hoặc là khả năng nhìn xa trông rộng của tất cả các chủ sở hữu đều trên mức tuyệt vời. Vì cả hai trường hợp như thế đều không thể xảy ra trên thực tế cho nên chúng ta có thể bỏ qua. Thế thì, trên thực tế, trong cái thế giới đầy biến động này, của cải phải chịu những tác động gì?

Cách này hay cách khác, tất cả của cải nằm trong tài sản cố định đều là hiện thân hoặc ít nhất là phản ánh nguồn lực vật chất của quá trình sản xuất, tức là nguốn gốc của đầu ra. Tất cả sản phẩm đều là do lao động của con người, kết hợp với các nguồn lực như thế, mà ra. Muốn đạt được mục tiêu đó, các nguồn lực phải được sử dụng trong một sự phối hợp nhất định, sự liên kết như thế là bản chất của việc sử dụng nguồn lực. Nhà doanh nghiệp, tức là người sản xuất, người khởi xướng và người thực hiện các kế hoạch sản xuất không có sẵn cách thức phối hợp.

Trên thực tế, không có cái gọi là chức năng sản xuất. Ngược lại, trong cái thế giới của những biến động thường xuyên này, nhiệm vụ của doanh nhân chính là tìm xem trong điều kiện của ngày hôm nay, các nguồn lực phải kết hợp với nhau như thế nào để thu được giá trị thặng dư cao nhất so với đầu vào và dự đoán xem kết hợp nào thì sẽ tạo ra thặng dư như thế trong những điều kiện có thể xảy ra vào ngày mai, khi giá trị của đầu ra, giá đầu vào và công nghệ sẽ thay đổi.

Nếu tất cả các nguồn lực đều cực kỳ đa dụng thì vấn đề của doanh nhân chỉ còn là hướng theo các thay đổi của điều bên kiện ngoài bằng cách chuyển hướng kết hợp các nguồn lực để sử dụng cho những hoàn cảnh mà sự thay đổi làm cho nó trở thành có lời. Nhưng, theo quy luật thì các nguồn lực chỉ có một số công năng giới hạn mà thôi, mỗi nguồn lực có riêng một số công năng[1]. Vì thế, việc điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi thường kéo theo nhu cầu thay đổi trong kết cấu của cả nhóm nguồn lực, kéo theo nhu cầu “tái cấu trúc tư bản”.

Nhưng mỗi thay đổi trong sự liên kết các bộ phận – làm vốn tăng hay giảm – sẽ có ảnh hưởng đến giá trị của các nguồn lực cấu thành. Các doanh nhân sẽ trả giá cao cho những nguồn lực mà họ cho là sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn và sẽ trả giá thấp cho những nguồn lực ít lợi nhuận hơn.

Trong trường hợp đặc biệt, khi mà nguồn lực đã từng mang lại lợi nhuận, nhưng nay (hoặc trong tương lai) không còn sử dụng được nữa thì chúng sẽ mất tính chất nguồn lực của mình. Nhưng ngay cả trong trong những trường hợp ít kịch tính hơn thì trong cái thế giới của những thay đổi đầy bất ngờ hiện nay, việc những tài sản lâu bền tăng hay giảm giá là hiện tượng không thể nào tránh được.

Nhìn theo giác độ đó thì những quá trình diễn ra trên thương trường chính là sự cào bằng. Trong nền kinh tế thị trường, quá trình tái phân bố tài sản diễn ra liên tục; so với nó, quá trình tái phân phối mà các chính khách muốn biến thành định chế sẽ chẳng có giá trị gì, vì một lý do duy nhất là thị trường trao của cải vào tay những người biết giữ nó, trong khi các chính khách lại giao cho những cử tri của họ, những người về nguyên tắc là không biết giữa của.

Quá trình tái phân bố tài sản trên thương trường không phải là một chuỗi những may rủi. Những người tham gia trên thương trưởng không chơi trò may rủi mà chơi bằng kỹ năng. Quá trình này, cũng như tất cả các quá trình năng động đang diễn ra trên thực tế, phản ánh sự chuyển giao kiến thức từ người nay sang người khác. Điều đó chỉ có thể diễn ra khi một số người có kiến thức mà những người khác chưa có, vì kiến thức về sự thay đổi và ẩn ý của nó lan truyền trong xã hội một cách từ từ và không đồng đều.

Trong quá trình này, người thành công là người nhận thức trước những người khác rằng một nguồn lực nhất định có thể được tạo ra trong ngày hôm nay, khi nó còn mới hay có thể mua được một nguồn lực hiện hữu với một giá A nào đó, ngày mai nó sẽ là một phần của kết cấu sản xuất và kết quả là sẽ có giá A’. Việc được hoặc mất về tư bản như thế – do may rủi hay nhu cầu – sẽ đưa nguồn lực từ tay người này sang tay người khác – người sau có thể tài giỏi hay kém hơn người trước – tạo thành bản chất kinh tế của tài sản trong cái thế giới luôn thay đổi này và là động cơ chủ yếu của quá trình tái phân bố.

Trong quá trình này, thật khó mà xảy ra hiện tượng là một người nào đó tiếp tục đoán đúng mãi khả năng sử dụng của nguồn lực hiện hữu hay tiềm tàng, trừ phi đấy là một người siêu đẳng thực sự. Và ngay cả với một người siêu đẳng như thế thì hậu duệ của người đó cũng không chắc đã có được thành công như thế – trừ phi hậu duệ của người đó cũng là những người siêu đẳng. Trong thế giới của những thay đổi không lường trước được, việc mất cũng như gia tăng vốn liếng là những sự kiện không thể tránh khỏi. Sự cạnh tranh giữa các chủ sở hữu tư bản và bản chất đặc thù của những nguồn lực lâu bền – ngay cả khi nó là nguồn lực đa dụng – tạo ra kết quả là lỗ đi sau lời cũng như lời theo sau lỗ vậy.

Các sự kiện kinh tế đó đều có một số hậu quả xã hội nhất định. Vì những người phê phán kinh tế thị trường hiện nay thường thích đưa ra luận điểm trên cơ sở “xã hội”, cần phải giải thích rõ hậu quả xã hội đích thực của các quá trình diễn ra trên thương trường. Chúng ta đã nói rằng đấy là quá trình cào bằng. Chúng ta cũng có thể mô tả những kết quả đó như là thí dụ của cái mà Pareto gọi là “sự quay vòng của tầng lớp tinh hoa”.

Của cải thường không nằm lâu trong bàn tay của cùng một người. Nó được chuyển từ tay người này sang tay người khác, đấy là khi những thay đổi không dự đoán được làm tăng giá trị cho khi thì nguồn lực này, khi thì nguồn lực khác, gây ra sự thăng giáng của đồng vốn. Chủ tài sản, nói như Schumpeter, giống như những người ở trọ trong khách sạn hay hành khách trên tàu hỏa vậy: họ luôn có mặt ở đó, nhưng chẳng bao giờ có những người ở lâu.

Bản chất của của cải trong nền kinh tế thị trường, như chúng ta đã thấy, là một vấn đề phức tạp. Tài sản càng lâu bền và càng có tính đặc thù, phạm vi sử dụng càng hạn hẹp thì vấn đề càng trở nên rõ ràng. Nhưng trong xã hội, nơi mà chẳng có mấy vốn liếng được tích lũy dưới dạng các kho hàng hóa – chủ yếu là hàng nông sản và mau hỏng, chỉ tồn tại trong những khoảng thời gian khác nhau – xã hội, nơi các loại hàng hóa tiêu dùng lâu dài – trừ nhà ở và đồ gỗ – chẳng có là bao, thì vấn đề không còn rõ ràng như thế nữa.

Nói chung, đấy chính là xã hội mà các nhà kinh tế học cổ điển đã sống và đương nhiên là họ cũng đưa nhiều đặc điểm của xã hội đó vào trong tác phẩm của mình. Vì vậy mà, trong những điều kiện của thời đó, các nhà kinh tế học cổ điển đã đúng khi coi toàn bộ vốn liếng là cực kì đa dụng và gần như đồng nhất với nhau, ngoại trừ đất đai, đất đai là vốn đặc thù và không thể làm ra được.

Nhưng trong thời đại của chúng ta, quan niệm như thế là không thể chấp nhận hay gần như không thể chấp nhận được. Càng có nhiều vốn cố định, vốn cố định càng lâu bền, thì khả năng là nguồn vốn đó chỉ được sử dụng – trước khi hỏng hẳn – cho mục đích mà nó được thiết kế sẽ càng lớn. Điều đó có nghĩa là trong nền kinh tế hiện đại không có cái gọi là nguồn thu nhập vĩnh viễn. Thời gian sử dụng kéo dài và khả năng chuyển đổi thấp làm cho điều đó trở thành bất khả thi.

Sự kiện mà chúng tôi nhấn mạnh trong tiểu luận này là trong cái thế giới đầy những biến động bất thường này, việc tái phân bố của của cải là sự kiện mà ai cũng thấy. Thế thì tại sao nó lại thường bị người ta tảng lờ đi? Chúng ta có thể hiểu vì sao các chính trị gia lại tìm cách lờ nó: xét cho cùng thì phần lớn các cử tri của họ có vẻ như không bị nó tác động trực tiếp, và như đã thấy trong trường hợp lạm phát, họ không thể hiểu được nếu quả thật có bị nó tác động.

Nhưng tại sao các nhà kinh tế học cũng tìm cách lờ nó đi? Cách thức phân bố của cải là kết quả hoạt động của các lực lượng kinh tế là một nhận định mà họ cho là hấp dẫn đối với họ. Thế thì tại sao nhiều nhà kinh tế học vẫn tiếp tục coi phân bố tài sản là “sự kiện” theo nghĩa thứ hai, như đã nói tới bên trên? Chúng ta đành phải chấp nhận rằng lý do là họ quá lo lắng cho vấn đề cân bằng.

Như chúng ta đã thấy, những hình thức phân bố tài sản kế tiếp nhau là phù hợp với thế giới không cân bằng. Vốn tư bản tăng hay giảm chủ yếu là do các nguồn lực lâu bền phải được đem ra sử dụng theo những công năng khác với công năng ban đầu của chúng và vì có một số người hiểu rõ hơn và sớm hơn những người khác: cần phải thay đổi những gì và nguồn lực của thế giới đang vận động nghĩa là thế nào. Trạng thái cân bằng nghĩa là kế hoạch không thay đổi, nhưng tái phân phối tài sản do thị trường tạo ra lại là kết quả điển hình của những hành động thay đổi liên tục.

Đương nhiên là những quá trình mà chúng ta mô tả bên trên sẽ bị những những người đã quen tư duy bằng những thuật ngữ cân bằng coi là “không đáng xem xét”. Đối với họ, lực lượng kinh tế “chân chính” là những lực lượng có xu hướng tạo ra và duy trì được trạng thái cân bằng. Vì vậy mà những lực lượng làm mất cân bằng bị coi là không thật sự đáng quan tâm và thường bị lờ đi.

Dĩ nhiên là chúng tôi không nói rằng các nhà kinh tế học hiện nay chìm đắm trong học thuyết về cân bằng đến mức bỏ qua các sự kiện của thị trường, họ không có khả năng và không sẵn sàng ứng phó với những thay đổi trong lĩnh vực kinh tế, nói thế là vô lý. Chúng tôi chỉ nói rằng họ chỉ được trang bị kiến thức để xử lý những dạng thay đổi phù hợp với những hình mẫu cứng nhắc mà thôi.

 

Phạm Nguyên Trường dịch
Nguồn: The Morality of Capitalism


[1] The argument presented in what follows owes a good deal to ideas first set forth by Professor Mises in “Das festangelegte Kapital,” in Grundprobleme der Nationalökonomie, pp. 201-14. [English trans. in “Epistemological Problems of Economics” (New York: D. Van Nostrand, 1960, pp. 217-31.