27 C
Nha Trang
Thứ năm, 7 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 175

Họ là người Việt mình đấy!

15
Featured Image: Ian Higgins

 

Hôm nay đọc trên nhiều trang thông tin chia sẻ bài viết “Du khách Việt quỳ gối, khóc xin hoàn tiền Iphone 6 tại Singapore”.

Bài báo viết: “anh này là một công nhân tại Việt Nam, với mức lương chỉ khoảng 4 triệu đồng/tháng. Vừa qua, trong dịp anh và bạn gái đi du lịch tại Singapore, anh đã quyết định mua một chiếc iPhone tặng bạn gái… vị khách người Việt đã quỳ xuống, khóc lóc van nài nhân viên nhận lại máy. Tuy nhiên những nhân viên của cửa hàng lại cười nhạo anh, còn người qua đường chẳng ai có ý định giúp.”

Đọc xong mà thấy tức! Thấy buồn! Những trang thông tin của người Việt mà không đứng lên nói một câu nào bảo vệ người công nhân kia! Cái tít nghe tự vả vào những người Việt biết chữ!

Ôi các bạn! Những người thường có những giấc mơ Mỹ, thường ao ước Nhật, hay khen Sing hãy dành một phút lên tiếng cho chính những người máu đỏ da vàng trên đất nước này, thay vì hả hê khi nhìn vào hình ảnh ấy!

Ở một đất nước văn minh chắc chắn có pháp luật, và rõ ràng anh công nhân kia cùng bạn gái đã gọi cảnh sát, hội bảo vệ người tiêu dùng, thậm chí người dân Sing còn lên án cửa hàng nọ. Họ chẳng quan tâm đến hình ảnh người thanh niên kia quỳ hay khóc thì vậy cớ sao những người mình lại lấy đó làm tiêu điểm?

Nếu không lên tiếng bảo vệ được những người anh em đất Việt thì chí ít hãy viết một bài báo để cảnh báo cho những ai có ý định sang mua hàng bên Sing! Xin đừng hướng ánh mắt vào anh công nhân quỳ hay khóc, điều đó chẳng có ý nghĩa gì!

Họ là người Việt mình đấy!

Cách đây không lâu, trên báo là thông tin cô gái Việt bị bắt vì ăn trộm quần áo ở nước ngoài. Trộm cắp tất nhiên là sai, chẳng ai cổ vũ chuyện đó cả. Thế nhưng nhìn cái cách những người Việt đi lên giọng đạo đứa chì chiết cô gái Việt mới đáng bàn. Nào là cô gái đang làm xấu đi hình ảnh người Việt, nào là “nỗi nhục quốc gia”.

Xấu đâu, nhục đâu chưa thấy chỉ thấy người Việt không có một tiếng nói cộng đồng là nỗi nhục lớn rồi!

Mới đây, đường dây mại dâm nghìn đô bị lộ. Khỏi cần nói, một loạt hoa hậu, người mẫu được nêu tên trên báo mạng. Rồi hàng loạt ảnh được đưa lên, hoàn cảnh gia đình được bới móc trở lại. Rồi biết bao anh trí thức, bao cô mặt hoa da phấn lao nói nặng nhẹ.  Biết rằng mại dâm ở nơi chưa được hợp thức hóa là sai luật, ở nơi văn hóa phương Đông nặng nề giáo lý chì chiết là khó chấp nhận. Việc làm kia là sai quá! Nhưng khi người ta đã sai rồi xin đừng bấu víu vào sai trái để hả hê trong những câu nói của mình!

Xin hãy sống và nhìn nhau như người với người! Nếu một anh làm nghề cao quý xin đừng đánh đồng những nghề khác là thấp hèn! Nếu cô có tâm hồn trong sạch xin đừng bỉu môi xem người lạc lối là bùn nhơ!

Họ là người Việt mình đấy!

Tôi đọc nhiều bài chia sẻ về những đức tính tốt của người Nhật, người Mỹ… bla.. bla.. và trong nhiều chia sẻ hầu như  ai cũng có một câu kiểu “Bao người người Việt mới được vậy…” Và rồi sau đó ngồi liệt kê ra biết bao điều xấu người Việt.  (Nói xấu mà, bao giờ cũng dễ hơn nói tốt)

Lòng tự tôn dân tộc dường như  càng ngày càng trở nên xa xỉ. Yêu cái đẹp của nước ngoài không đồng nghĩa với việc ta co rúm, tự  ti cho phép mình chê mình xấu!

Họ là người Việt mình đấy!

 

 Đức Lộc

[Phỏng vấn] Nah (Viet rapper) — Vấn đề là bạn có vượt qua được nỗi sợ hay không?

11
Photo: Ảnh được chia sẻ public trên FB của Nah

 

 

Huy: Chào Nah, mình là Huy, founder của Triết Học Đường Phố. Mình biết tới Nah cũng khá lâu rồi, khoảng hơn 5 năm, lúc đó vẫn hay vào forum GVR theo dõi tình hình Rap Việt (những năm gần đây thì hết rồi) và thấy Nah đã là một trong những artists chính ở đó. Nah có thể kể cho mình và mọi người nghe con đường đến với hip hop của Nah như thế nào và cái danh hiệu artist trên GVR có phải là do quen biết anh em quản trị trên đó không? Vì sau này mình được biết là muốn có danh hiệu đó phải tham gia các cuộc thi, battle này nọ, có năm mình cũng tham gia cho vui nhưng vì không được nhiều người bình chọn nên chỉ vào được tới vòng 2.

Nah: 8 năm trước khi GVR mới thành lập và Nah cũng đang tập toẹ rap, có 1 người anh thấy bài hát Nah đăng trong forum Viethiphop và rủ Nah tham gia làm artist GVR. Từ đó Nah có danh hiệu artist mà không cần thi đấu gì cả. Ngày xưa ít người rap, sự cạnh tranh không nhiều như bây giờ.

Huy: Nah hãy cho biết nhận xét của mình về tình hình chung của Rap Việt hiện nay, tương lai nó sẽ đi về đâu, và những rapper đang theo đuổi đam mê hát rap của mình liệu có tương lai với con đường này không? Theo Nah thì những người trong cộng đồng nên làm những gì để đưa dòng nhạc rap này vào mainstream Việt Nam nhiều hơn.

Nah: Rap Việt bây giờ đã chuyên nghiệp hơn và được nhiều người biết đến hơn, nhưng cũng cạnh tranh nhiều hơn. Rapper nào khẳng định được phong cách của mình thì sẽ có tương lai. Đối với mainstream thì họ cho rằng rap có 2 loại: rap sạch và rap bẩn. Hiện tại, muốn đưa rap vào mainstream thì phải rap cho sạch, không chửi thề, không đường phố. Về lâu dài thì nên phá bỏ định kiến “rap phải sạch” đi. Rap là lời nói hàng ngày, sạch hay bẩn gì cũng là rap.

Huy: Nah có thể kể cho mọi người nghe về cuộc sống ở Mỹ của mình hiện giờ như thế nào? Đang học gì? Đang làm gì? Và có dự tính gì cho sự nghiệp mai sau? Nó có liên quan gì tới âm nhạc không?

Nah: Nah đang học về lĩnh vực kinh doanh, khi rảnh rỗi thì đi chơi ngắm cảnh cho mở mang tầm mắt. Nah có nhiều kế hoạch cho tương lai của mình, ít nhiều nó sẽ liên quan tới SouthGanZ, những người anh em, và âm nhạc.

Huy: Nah có nhận xét gì về giới trẻ Việt Nam hiện nay nói chung? Tiêu cực lẫn tích cực. Về mặt tiêu cực thì làm thế nào để thay đổi?

Nah: Giới trẻ Việt Nam có nhiều tiềm năng nhưng đã bị hệ thống giáo dục, gia đình và báo đài định hướng sai. Nhiều bạn đi theo lối mòn là đi học, có bằng, đi làm kiếm tiền, lập gia đình. Ít có ai có thời gian để theo đuổi hạnh phúc thật sự hay xây dựng một giấc mơ của riêng mình. Làm thế nào để thay đổi? Có lẽ nên bắt đầu bằng việc học cách tự học. Hệ thống giáo dục ở VN không làm gì ngoài chuyện nhồi nhét và giết chết sự sáng tạo cả. Nó mớm cho bạn ăn, nên bạn không biết cách kiếm ăn, và phải ăn những gì được mớm bất kể ngon hay không ngon. Lớn lên, bạn phải theo lối mòn là hối lộ và cúi đầu để thăng tiến và làm ăn. Khi tự học, bất kể là muốn học gì, thì sách có, internet có, thông tin mà bạn cần nằm đầy ra đó. Bạn làm chủ chính mình. Vấn đề là có đủ can đảm và siêng năng để tự học hay không, có vượt qua được nỗi sợ dư luận, sợ gia đình, sợ xã hội, sợ chính mình hay không. Những con chim bị nhốt trong lồng quá lâu, khi thả nó ra, liệu nó có biết cách tự đi tìm thức ăn hay không?

Huy: Mình được biết Nah là một người ăn chay. Cơ duyên nào đã đưa Nah vào con đường tâm linh này?

Nah: Đã có lúc mình làm ăn thất bại và không có tiền nên phải nhịn ăn. Thì thấy rằng khi nhịn ăn mình khoẻ hơn là ăn nhiều. Sau đó lại có duyên gặp một số người ăn chay, trong đó có một sư thầy đã giúp mình quy y, được nghe kể về cái tốt của việc ăn chay, nên mình ăn chay luôn. Và nó thực sự làm cho cái đầu và cơ thể của mình khoẻ mạnh hơn.

Huy: Có người hỏi mình là làm sao vẫn có thể có đủ protein khi ăn chay, thậm chí khi chơi thể thao, khi vận động nhiều. Mình không ăn chay nên không biết nên muốn hỏi Nah.

Nah: Protein không phải chỉ có trong thịt. Nó có trong nhiều loại thực vật. Một số nguồn protein tốt đó là cây gai dầu, rau muống, bắp cải xanh. Khi vận động nhiều thì cần nhiều carb, carb có trong cơm, bánh mì, và các thức ăn có tinh bột. Bạn có thể tham khảo nhiều hơn về vấn đề ăn chay tại www.facebook.com/anchayanco

Huy: Mình biết Nah có hút cần sa. Nah nói thế nào với những người bảo rằng hút cần là xấu? Nhiều người không thể nào tưởng tượng được một người ăn chay lại đi hút cần sa.

Nah: Chính phủ cấm bạn làm nhiều thứ, và tạo ra trong bạn một nỗi sợ không lý giải được. Bạn sợ ma tuý, và sợ cần sa khi nó được liệt vào danh sách ma tuý. Sự thật là bạn cần tìm hiểu xem cái gì thật sự gây nghiện, cái gì là chất hoá học, cái gì là tự nhiên. Và không được lạm dụng. Cần sa nếu lạm dụng thì nó là một loại ma tuý. Cà phê nếu lạm dụng thì nó cũng là một loại ma tuý. Đường, bánh kẹo, nước ngọt, fast food, nếu ăn nhiều không bỏ được, thì nó cũng là ma tuý.

Huy: Những người nổi tiếng có thể đóng góp được rất nhiều trong việc nâng cao nhận thức của xã hội với danh tiếng của mình. Nah có muốn sử dụng danh tiếng của mình vào việc đó không? Nếu có thì như thế nào?

Nah: Nah nghĩ là cứ sống bình thường, cứ nói thật, đừng lừa dối ai. Nếu mình sống tốt thì những người xung quanh sẽ học theo. Và những điều này không nhất thiết phải nổi tiếng mới làm dc.

Huy: Nghe đồn Nah và một số anh em sắp sửa tung ra một dự án mới có tên Zombie Nguyễn, không biết thực hư thế nào? Hy vọng Nah có thể làm sáng tỏ sự kiện này.

Nah: Zombie Nguyễn là một người Việt Nam bị mất não và đang đi tìm lại não. Dự án này là một series truyện tranh châm biếm các vấn đề trong xã hội Việt Nam. Nah sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn tại facebook của mình khi dự án đã sẵn sàng.

Huy: Cảm ơn Nah đã dành thời gian cho buổi nói chuyện này. Bảo trọng.

Nah: Cảm ơn Huy đã quan tâm đến suy nghĩ của Nah và quan tâm đến giới trẻ VN. Chúc Huy bình yên.

Tôi kết nối với thiên nhiên như thế nào?

8

Thời thanh niên tôi thường rất hay buồn. Tôi có cảm giác như tôi mang sẵn trong mình nỗi buồn từ trước khi sinh ra, nên đến khi lớn lên, tôi phải bằng mọi cách thu hút những nghịch cảnh để tạo ra những nỗi buồn cho mình. Và phải nói, tôi đã rất thành công trong việc này.

Khi buồn tôi thường đi lang thang trong rừng hoặc trong nghĩa trang. Lúc đó, tôi đang sống ở châu Âu, nên việc này là rất dễ dàng. Nghĩa trang ở Trung Âu, nếu như không để ý đến những tấm bia đá, thì nó giống như một công viên. Sạch, đẹp, nhiều hoa và nhiều cây xanh như resort 5 sao ở Việt Nam. Đối với tôi, nó thích hơn công viên vì ở đây chẳng có gì u ám cả mà lại còn rất tĩnh lặng, rất ít người, tôi có thể thoải mái ngồi hàng giờ trên những chiếc ghế đá ở đó, để kệ cho nỗi buồn muốn làm gì mình thì làm, để kệ cho nước mắt thích chảy bao nhiêu thì chảy, ngồi chán tôi đi dạo quanh các tấm bia đá và tự an ủi, đến mình còn có lúc cũng tan biến vào cát bụi, huống hồ là cái nỗi buồn vớ vẩn kia.

kết nối với thiên nhiên 1Ảnh: Salyasin 

Nhưng thường hơn, tôi đi vào rừng. Nếu nỗi buồn vừa vừa, tôi ngồi xuống gốc cây. Nỗi buồn lớn hơn, tôi nằm xuống thảm cỏ hoặc thảm lá để có thể nhìn được bầu trời và được tiếp xúc nhiều hơn với đất. Và tôi thấy thiên nhiên vẫn xanh, hoa vẫn rực rỡ, gió thổi theo nhịp điệu riêng của nó, các con sóc vẫn nhảy nhót vui vẻ, trời vẫn trong và mây vẫn trôi như nó vốn thế… và tất cả hoàn toàn vô cảm với nỗi buồn của tôi. Lúc đó, tôi có một khao khát vô cùng và mãnh liệt, là được tan biến hoàn toàn vào thiên nhiên xung quanh, để tôi có thể giống như thiên nhiên vô cảm với nỗi buồn của chính mình.

Và đôi lúc trong khao khát tột độ đó, dường như tôi cảm nhận được nhịp đập của thiên nhiên. Tôi muốn là cây, tôi thấy mình là cây. Tôi thấy dường như trong người mình không phải máu chảy mà là nhựa cây đang chảy. Tôi muốn mình là cỏ, tôi thấy mình là cỏ, tôi thấy hình như có giọt sương mát lạnh đang đậu trên tay mình… Tôi thấy cơ thể mình hình như loãng ra, tôi thấy tôi không còn là tôi mà giống như các phần tử li ti đang đi vào trong không gian xung quanh và không gian xung quanh cũng đang từ từ đi vào trong tôi. Và kỳ lạ, hình như nỗi buồn cũng loãng ra và trôi bớt từ tôi vào thiên nhiên thì phải.

Sau nhiều lần “uống thuốc” giảm đau như vậy, tôi bắt đầu “nghiện” thiên nhiên. Tôi bắt đầu thích sờ vào vỏ cây, thích sự xù xì của nó, thích cảm nhận sự rung động của thân cây. Tôi thích nhìn lên những tán lá, thích ngắm lá đung đưa dưới gió. Tôi thấy hình như lá cũng có hồn thì phải. Thoạt nhìn tưởng như, gió thổi thế nào, thì lá đung đưa thế đấy, nhưng nhìn kỹ và lâu thì hình như không hẳn, dường như gió chỉ là bản nhạc, lá đang đong đưa theo theo vũ điệu mà nó tự sáng tạo ra. Tôi thích đi chân trần trên cỏ, cỏ rất mềm, mượt, khi di chân trên cỏ và nhắm mắt, bạn có cảm giác như đang chạm vào một cơ thể sống động giống y như cơ thể của bạn. Khi sờ vào đất, thấy nó giống như da thịt của chính bạn. Dường như một cơ thể đang sống ở xung quanh bạn. Cơ thể đấy đang ca hát, đang nhảy múa, đang phô bày vẻ đẹp của chính mình. Bất giác tôi tự so sánh, tôi – cũng là một cơ thể sống khác – thì lại đang phô bày một thứ xấu xí đối nghịch.

kết nối với thiên nhiên 2Ảnh: pixabay

Tình bạn với thiên nhiên phát triển theo năm tháng, mỗi ngày tôi khám phá thêm một chút, một chút nữa. Nhìn vào thiên nhiên, tôi bắt đầu thấy vẻ đẹp tự nhiên của tâm hồn mình, thấy mình là một phần của thiên nhiên và thấy việc tôi đau khổ là tôi đang làm điều gì đó tội lỗi với vẻ đẹp đó.

Thiên nhiên thực sự là một người bạn lớn, người bạn đầu tiên, người bạn thủy chung, người bạn vô điều kiện. Thiên nhiên luôn bao bọc và chữa lành mọi vết thương cho bạn. Thiên nhiên lúc nào cũng đón nhận bạn bằng toàn bộ vẻ đẹp của mình.

Lúc nào đó, bạn hãy thử bớt chút thời gian đi ăn hoặc tán gẫu với bạn bè, hãy ra thiên nhiên, hãy ngồi một mình, có thể bất ngờ, bạn phát hiện ra một điều gì đó sẽ làm thay đổi toàn bộ cuộc đời của bạn…

Mặc dù, mọi người Thầy đều thường nói hãy kết nối với bản thân đầu tiên, nhưng đối với tôi, kết nối với thiên nhiên dễ hơn với chính bản thân mình và con người. Nhờ người bạn thiên nhiên, dần dần tôi mới khám phá ra chính mình, tôi mới dần dần kết nối được với chính bản thân mình và mọi người xung quanh.

Tác giả: Truong Thi Nhu Quynh

*Featured Image: Picography 

Tại sao bạn không hài lòng với cuộc sống của mình?

36
Featured Image: Navy Blue Stripes

 

Cuộc sống là một món quà mà không phải ai cũng biết hưởng thụ. Tôi thường thấy ở xung quanh, đặc biệt ở trên mạng xã hội, người ta (đặc biệt là các bạn teen) bỏ thời gian để than phiền về cuộc sống nhiều hơn là ca ngợi về nó. Tại sao phải làm thế? Giả như bạn không muốn ”câu like” đi, thì bạn đang cần ai đó thấu hiểu và tâm sự đúng không? Vậy sao không tìm chính người bạn muốn tâm sự mà phải than phiền như vậy? Có chăng, bạn đang trông chờ sự thương hại và quan tâm của người khác? Vì bạn cảm thấy cô đơn đúng không? Đó là một tác dụng phụ của mạng xã hội! Nó khiến bạn luôn trong trạng thái cô đơn, lạc lõng, dù trước mắt bạn là một ”xã hội”.

Tuy nhiên tôi không phủ nhận những mặt tích cực của mạng xã hội. Tôi hiện đang dùng Facebook. Và nhờ Facebook, tôi kết nối được tới nhiều người hơn. Từ việc liên lạc đã cho thấy rõ sự thuận tiện rồi. Nếu có thông tin cần phổ biến với lớp hoặc nhóm của bạn, thay vì nhắn tin điện thoại cho nhiều người, bạn có thể sử dụng Facebook thông báo với họ. Đơn giản, tiết kiệm, thậm chí có thể biết rõ ai đã nhận được thông tin. Lấy một ví dụ đơn giản như vậy, và tôi không muốn phân tích những mặt tiêu cực của mạng xã hội vì nó mang cả cảm xúc phiến diện của bản thân tôi nữa. Đồng thời, với bài viết này, tôi đề cập về cách cảm nhận cuộc sống nên sẽ không bàn thêm về vấn đề này nữa.

Vậy làm thế nào để cảm nhận cuộc sống một cách đúng nghĩa?

1. Tận hưởng từng giây phút một của hiện tại

Chúng ta thường mắc một căn bệnh không hề nhẹ. Đó là buồn bã và nuối tiếc vì những chuyện đã qua. Bạn có biết, dù bạn có hối tiếc, dằn vặt bản thân mình đến mức nào đi chăng nữa thì quá khứ vẫn là quá khứ, không thể thay đổi? Nó chỉ khiến bạn tiêu tốn thêm thời gian chẳng để làm gì cả. Rồi sau này, khi hồi tưởng lại, bạn sẽ lại thấy hối tiếc vì đã tốn bao nhiêu thời giờ quý báu để… hối tiếc? Thay vì ngồi đó và buồn bã, hãy đứng lên và tạo sự thay đổi cho một tương lai mới tươi đẹp hơn đi.

Thời gian không bao giờ đợi cho bạn buồn xong rồi mới chạy tiếp. Nó vẫn chạy, cho dù cả thế giới này có tan biến. Chỉ có thời gian của mỗi người là hữu hạn thôi. Hãy tin rằng những chuyện không tốt xảy đến với bạn là một phần cần có với cuộc sống của riêng bạn, hãy nắm lấy nó chứ đừng sợ hãi hoặc buồn bã vì nó. Nó là nhân tố giúp bạn trưởng thành hơn hoặc sẽ hạ gục bạn như đã hạ gục bao nhiêu kẻ không có nghị lực khác.

Hãy quý trọng thời gian bằng cách tận hưởng từng giây phút một của hiện tại. Nói nôm na ra là đừng bao giờ để phung phí thời gian vô nghĩa. Bạn đang buồn phiền (thất tình, mất tiền,….), đừng ngồi bần thần ra đó, cũng đừng kêu ca gì hết. Hãy tĩnh tâm một lát rồi lục tìm xem mình có việc gì để làm hay không (làm bài tập, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, tắm rửa,….nhiều lắm!). Sư phụ tôi đã nói: ”Nỗi buồn sẽ tan biến khi ta mất dần sự tập trung về nó.”

Nhiều bạn, đặc biệt là con gái, mỗi khi buồn thường mở những bài hát tâm trạng để nghe và hát theo. Tôi không nghĩ cách đó hữu ích đâu. Mỗi lúc như vậy, tôi hay tìm một trang hài nào đó rồi xem giải khuây. Tầm vài phút khi tâm trạng đã tạm ổn, tôi sẽ lôi đống việc nêu trên ra để làm. Nếu hết việc? Tôi lại lục lọi tiếp, bắt bản thân phải thật bận rộn. Nhàn cư vi bất thiện mà. Cứ ngồi rảnh rỗi quá là lại suy nghĩ vẩn vơ, tốn thời gian. Tôi năm nay 19 tuổi, chưa một mảnh tình vắt vai. Đã từng tỏ tình và thất bại cả chục lần. Mỗi lần như vậy, tôi lại chú tâm học tập hơn, tập luyện thể dục thể thao nhiều hơn, nghĩ cho gia đình mình nhiều hơn. Cứ như vậy, như thể tôi bị ”nghiện” cảm giác bị một người con gái từ chối vậy. Giống như một nguồn động lực khiến cho cái đầu tôi lạnh hơn, tỉnh táo hơn vậy.

Người con gái (hoặc người con trai) mà bạn đem lòng cảm mến, đâu phải người đặc biệt duy nhất trên đời này phải không? Mỗi lời từ chối là một lần bạn được tiếp thêm sức mạnh, với điều kiện là bạn đừng buồn rầu hay thất vọng. Tôi chơi bóng đá cũng duy trì tư tưởng như vậy. Trong trận đấu, mỗi khi đồng đội làm hỏng cơ hội ghi bàn, tôi tuyệt nhiên không thốt ra những câu tiếc rẻ hay trách móc. Chỉ nhắc lại đúng một câu: ”Hay lắm! Lần tới sẽ vào!”

Lời khen, lời khích lệ có sức tác động rất lớn, trong khi không ai thích bị chê cả. Tôi không biết các bạn thế nào, nhưng tôi đoán các bạn không chịu được những lời chỉ trích. Tôi phải mất rất lâu mới hình thành cho mình khả năng đón nhận mọi lời phiếm luận. Tại sao ta lại bị chê bai, chỉ trích? Vì ta chưa hoàn hảo! Không ai hoàn hảo cả. Nhưng tất cả chúng ta đều luôn vươn tới sự hoàn hảo, đó mới là điều đáng ghi nhận. Đừng buồn hay tiếc nuối vì những chuyện trong quá khứ nữa nhé! Hãy luôn gieo hy vọng về sự tiến bộ, bạn sẽ lưu giữ được cho mình những khoảnh khắc tươi sáng.

Bên cạnh đó, cũng đừng buông xuôi. Có những bạn khi vấp ngã có thể không buồn bã, nuối tiếc, thì cũng nảy sinh tâm lý chán đời. Không muốn làm một việc gì hết. Cảm giác bản thân vô dụng. Coi kìa? Đứng lên nào? Nằm đó không hay đâu, xe tông đấy! Bị ngã xước xát nhẹ mà đã gục rồi sao? Tôi vừa chẳng bảo những chuyện không tốt xảy đến với các bạn là một phần của cuộc sống mà, nó là nhân tố giúp các bạn trưởng thành. Bạn muốn được sinh ra và lớn lên với cả nhận thức và trí tuệ hay chỉ mỗi thân xác thôi? Bạn đi có lúc vấp ngã, đó là chuyện bình thường. Vậy thì những biến cố xảy đến trong cuộc đời bạn cũng là chuyện bình thường. Nó không chặn lối đi của bạn, mà chỉ tạo một ngã rẽ khác mà thôi.

Thật ngốc khi cứ đứng đó nhìn con đường bị tắc nghẽn trong khi quay sang vài độ là cả xa lộ thênh thang. Bạn thi trượt ngôi trường mình thích? Bạn có thể học một trường khác, hoặc sang năm thi lần nữa. Được mà! Bạn bỏ lỡ chuyến xe? Bạn có thể đợi chuyến tiếp theo hoặc chọn phương tiện khác. Bạn thất tình? Bạn bị thua cuộc thi? Nhiều lắm! Những lần như vậy, những biến cố đều đem cho các bạn lựa chọn và cơ hội. Trong đó bỏ cuộc và buông xuôi đều là lựa chọn cuối cùng mà nếu bạn chọn ngay lập tức, bạn đã không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng rồi. Tất cả đều có lựa chọn và cơ hội, hãy nắm giữ lấy để có cuộc đời bạn mong muốn. 1% thành công còn hơn không nắm lấy và hành động. Cố lên! Bạn sẽ làm được! Không ai khiến cuộc sống của bạn tồi tệ trừ chính bạn.

”Nhìn vào quá khứ để thấy ta tiến bộ thế nào. Nhìn vào tương lai để biết ta còn bao nhiêu thời gian để tiến bộ hơn nữa.” – Sư phụ tôi

2. Lên kế hoạch cho tương lai

Điều này có xa xôi quá không, tôi hỏi các bạn teen? Xin thưa rằng không đâu! Chính lúc này đây, khi tôi hỏi bạn hay bất cứ ai rằng: ”Bạn có muốn một cuộc đời sung sướng và hạnh phúc không?” Sẽ không ai trả lời là ”không”. Đúng chứ? Nhưng khi tôi hỏi tiếp: ”Vậy bạn đã lên kế hoạch gì để có cuộc đời sung sướng hạnh phúc của bạn?” Thì được mấy ai trả lời? Chúng ta sống rất mơ hồ ở hiện tại. Bên cạnh những niềm vui mà tất thảy đều muốn lưu giữ mãi, chúng ta lại không chấp nhận có chuyện không tốt xảy đến. Hãy tưởng tượng nếu ai sinh ra cũng sung sướng nhàn hạ, không hề gặp bất cứ gian nan thử thách nào dù là nhỏ nhất, liệu thế giới này có thể phát triển được không hay cũng chỉ như Adam và Eva ở giữa vườn Địa đàng, ngang hàng với muôn loài động vật khác?

Mọi thứ sẽ đến với chúng ta từ dễ cho đến khó, việc của chúng ta là hãy biến cái khó trở thành cái dễ. Đó là quá trình phát triển, trưởng thành. Vậy tại sao chúng ta cần phải lên kế hoạch cho tương lai? Kế hoạch chính là thứ sẽ định hướng cho bạn có những hành động đúng đắn để có được tương lai như mong muốn, hay chính là cuộc sống sung sướng hạnh phúc của các bạn đó. Bạn muốn cái ”sung sướng hạnh phúc” của mình nó trông như thế nào? Hãy  viết nó ra tờ giấy. Rồi làm gì để có được nó, làm như thế nào, trong vòng bao lâu? Hãy viết hết ra.

Khi bạn viết ra rồi, thứ nhất, trong mọi thời khắc, bạn sẽ không bao giờ quên được nó; thứ hai nó sẽ luôn nhắc nhở bạn hành động ngay lúc này chứ không phải làm những việc vô bổ cho hết ngày rồi lại buồn chán. Nhàn cư vi bất thiện. Bạn phải khiến mình thật bận rộn, và cái bận rộn đó tất nhiên sẽ đem lại lợi ích cho chính bản thân bạn. Ví dụ như bạn muốn có sức khoẻ thật tốt, chơi giỏi môn thể thao nào đó, có một hình thể đẹp, hay như dự định mở một shop kinh doanh, đi du lịch hay chỉ đơn giản như tích góp tiền mua một món đồ hữu dụng nào đó chẳng hạn. Nhiều lắm, chắc chắn bạn phải có điều gì đó đại loại như trên chứ? Thử hỏi nếu không có kế hoạch rõ ràng mà chỉ nhẩm nhẩm tính toán ước lượng với bộ não ”thiên tài” của mình thì các bạn bao giờ sẽ đạt được những thứ mình muốn?

Những người thành công không tự dưng ngồi buồn mà vớ được cuộc sống sung sướng hạnh phúc của họ. Bill Gates không tự dưng vớ được khối tài sản bạc tỷ của mình. Ronaldo không tự dưng vớ được tài năng bóng đá xuất sắc của mình. Tất cả đều phải có kế hoạch rõ ràng, một ý chí kiên định buộc con người ta phải hành động, học tập, lao động, rèn luyện để có được thành công đỉnh cao. Bạn muốn được như họ chứ? Vậy hãy viết ra đi những kế hoạch đang ẩn nấp trong bộ não thiên tài của bạn. Kế hoạch không nhất thiết phải đẹp mắt trang trọng. Kế hoạch là của bạn, người hiểu nó cũng chỉ là bản thân bạn thôi. Hãy viết đơn giản dễ hiểu mà đầy đủ. Khi có gì thay đổi có thể làm một bản kế hoạch mới.

Trong thời gian hành động, hãy ghi chép lại, vào một cuốn sổ thì tốt. Đó là việc tôi hay làm: ghi chép mỗi ngày. Qua đó tôi theo dõi được tiến độ của bản thân mình. Đồng thời kịp nhận ra sai sót của bản thân và sửa đổi, ngày qua ngày. Kết quả tôi nhận được khá tuyệt vời. Nhưng tôi sẽ không nói ra ở đây vì tôi còn nhiều thời gian trải nghiệm. Còn các bạn, hãy tự tạo trải nghiệm của riêng mình nhé. Lên kế hoạch thường xuyên cho mình cũng giống như có người nhắc bài cho bạn vậy. Dù không biết đúng sai ra sao nhưng vẫn cắm đầu cắm cổ chép cho kịp. Đúng không?

”Mục tiêu nào cũng là mục tiêu. Không thể cứ bắn cho hết đạn rồi hy  vọng trúng đích được. Phải quan sát, phải nhìn nó chăm chú, âu yếm. Có như thế, mới thấy nó đáng để mình bắn trúng, và quyết tâm không để nó chạy thoát.” – Sư phụ tôi, khi vừa trông thấy một cô gái chăm chú ngắm nghía một bộ váy khá đẹp trong một shop bên đường

3. Học cách đối mặt

Trong một khoảnh khắc nào đó, sẽ khó tránh khỏi việc ta lại nghĩ về quá khứ. Đừng tránh né nó. Để tận hưởng từng giây phút của hiện tại, hãy đối mặt với nó. Nỗi sợ là khởi nguồn của mọi tội lỗi.

Ta ghen tỵ vì sợ thua thiệt. Ta nói dối vì sợ đối mặt sự thật. Ta trộm cắp vì sợ sự thiếu thốn…. Có những tội lỗi là cần thiết (bác sĩ nói dối bệnh nhân chẳng hạn). Nhưng cũng có tội lỗi không thể tha thứ được. Không phải người khác không tha thứ cho bạn. Mà chính bạn không thể tha thứ cho bản thân. Và tôi đã nói rồi, khi bạn tự dằn vặt vì tội lỗi, bạn lại tiêu tốn thời gian vô ích. Việc bạn cần làm, đó là hãy đối mặt với những biến cố giúp bạn trưởng thành hơn. Chúng ta sống đủ lâu để chịu ảnh hưởng nặng nề tư tưởng né tránh.

Đến đây, tôi không thiết nói nhiều hơn nữa, vì bản thân tôi cũng chưa thực sự làm được tốt việc này. Nhưng tôi chỉ muốn chia sẻ với các bạn, cách tôi đang làm để đối mặt với khó khăn. Đó là: đọc sách mỗi ngày, tập trung vào mục tiêu mỗi ngày, luôn nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân, nhận sai và sửa sai. Hãy hình thành cho mình một bản lĩnh đối mặt: đối mặt sự thật, đối mặt khó khăn,…. Tôi không khuyên các bạn che giấu nỗi sợ hãi, mà hãy tìm cách chế ngự nó. Chế ngự nỗi sợ chính là bạn đang chế ngự mầm mống tội lỗi trong tâm hồn mình.

Chúc các bạn tìm được tương lai và cuộc sống mình mong muốn! Mãnh liệt lên!

 

Quản Gia Họ Đào

Khúc môi rời

0
Featured Image: Patricia Prestigiacomo

 

Mùa đổ móng lên địa tầng kỷ niệm
Anh nghêu ngao khúc thu chậm trùng trùng
Hạt mưa rớt tím bầm miền quá vãng
Treo buổi chiều trên huyền hạ xanh um.
Khép môi lại mà hát bằng tiếng gió
Thuở còn em bổi hổi lửa xuân thì
Từng con chữ trốn vào bờ đơn điệu
Ngày không em ngôn ngữ cũng thiên di
Nằm khép mắt cơn thôi miên bồ hóng
Xước thanh âm vang vọng tiếng em cười
Mặt đàn câm, nốt nhạc hầm hập nóng
Khúc môi rời của ký ức vừa rơi.
Ngợp đầy trời những phôi thai quá khứ
Dệt muộn phiền hun hút vực âm xanh
Tiết tấu gió bấu ngược chiều đổ vỡ
Nỗi buồn thơm từ huyệt tận hiện hình

 

Phương Uy

Những bộ phim đáng xem (phần 1)

40
Featured Image: Gavin Smith

 

Người 200 tuổi – Bicentennial Man (1999)

Đây là một bộ phim rất hay, nó đặt cho ta một câu hỏi mang tính nhân văn: “Thế nào là con người?” Phải chăng khi ta được sinh ra với thân xác con người thì ta mới đúng là người? Vậy một rô bốt thì sao? Một rô bốt từ vô tri vô giác bắt đầu biết nhận thức, biết học hỏi, tìm mọi cách để có được cảm giác như con người, có cảm xúc và biết yêu, và cuối cùng chấp nhận cái chết như một con người. Trên thân phận là một con người nhưng chúng ta dường như chẳng biết quý trọng điều đó, nhiều người từ bỏ món quà quý giá đó để biến thành những bộ máy thực thụ.

Trong khi con người tìm cách kéo dài tuổi thọ của mình thì anh chàng người máy trong phim lại đi tìm cái chết dù có thể sống bất tử trong thân phận người máy, chết để có được phẩm giá của một con người. Ngoài ra bộ phim cũng nêu bật vai trò của ông chủ rô bốt, đó là một người cha tốt, một con người thực thụ. Chính ông đã tạo điều kiện để một rô bốt có thể làm người. Để làm được điều này thật không đơn giản tí nào. Giả như ngày nào đó con chó bạn đang nuôi bỗng trở nên khôn ngoan như con người, thì khi ấy liệu bạn có thể tôn trọng nó như một con người và đối xử bình đẳng thay vì xem nó như một con thú?

Sàn Đấu Sinh Tử – Fight Club (1999)

Có bao giờ bạn thấy mình trở nên vô cảm và không nhìn thấy phương hướng khi sống trong xã hội này? Những cảm xúc, những tính cách được định sẵn để chúng ta noi theo. Trong cái thế giới mà phần đông con người mặc những bộ đồng phục như nhau ngồi trong văn phòng, làm những công việc cứ lặp đi lặp lại. Cái thế giới mà đa số chúng ta là những phục vụ bàn cho các nhà hàng hay quán cà phê và cứ thế suốt cả đời.

Chúng ta không thấy được chúng ta đang sống, cái cảm xúc của tâm hồn trở nên chai cứng và đơn điệu. Ý nghĩa của đời ta nằm ở đâu? Có nhiều lúc ta muốn thế giới này khác đi, muốn phá bỏ tất cả để con người trở về với sự hoang sơ của nó, muốn được đối diện với sự mạo hiểm của sống và chết để thấy mình đang thật sự sống. Muốn lột đi cái mặt nạ đang đeo hàng ngày để được sống trong đam mê. Đây là một bộ phim đáng xem nhưng đừng bắt chước nhé.

Phía Sau Bóng Tối – After The Dark (2013)

Bộ phim kể về lớp học triết và một vấn đề được đặt ra để thảo luận là: nếu chỉ một nhóm người được sống vào ngày tận thế thì ai sẽ được chọn để sống sót. Với vấn đề đó thì không khó để chúng ta có một chọn lựa mang tính lý trí, sao cho sự lựa chọn là hợp lý nhất. Nhưng liệu cách làm ấy có phải là đúng nhất? Sự tồn tại phải chăng mang ý nghĩa lớn nhất với một con người?

Để tồn tại thì ta phải bỏ qua tình yêu? Bỏ qua đạo đức? Bỏ qua cảm xúc? Bỏ qua lý tưởng? Nhưng liệu như thế ta có còn là con người nữa không? Hay giống như con thú rồi? Ở một giai đoạn nào đó thì sự sinh tồn là điều quý giá nhất, nhưng sẽ có lúc ta nhận ra rằng sống ý nghĩa mới là điều ta cần có nhất.

Hơn Cả Tiểu Thuyết – Stranger Than Fiction (2006)

Ngày nay con người ta sống như một cái máy, đánh răng bao nhiêu lần mới gọi là sạch, ăn thức ăn nào mới tốt, làm việc theo một chương trình định sẵn. Tất cả đều được số hóa một cách chính xác và lặp đi lặp lại. Đôi khi ta làm một việc mà ta không ý thức được vì ta vẫn làm chúng mỗi ngày, những khi đó ta đang tồn tại chứ không phải là sống. Thế giới chung quanh ta trở nên mờ nhạt và vô nghĩa.

Nhưng sẽ ra sao nếu một ngày nào đó bạn nghe một tiếng nói vang lên trong đầu, tiếng nói ấy kể những việc bạn đang làm. Bảo đảm khi đó cuộc đời bạn sẽ thay đổi 180 độ vì nhận ra rằng cuộc sống của ta sao quá vô vị và ta phải sống khác đi.

Không chỉ có thế, bộ phim cho chúng ta hiểu rằng thế nào mới gọi là sống, và khi bạn hiểu giá trị của cuộc sống thì bạn sẽ biết mình nên chọn điều gì dù điều bạn chọn lựa là vô cùng khó khăn. Đây là một bộ phim dễ hiểu nhưng rất khó để cảm nhận nó một cách sâu sắc.

Lấy Độc Trị Độc – Equilibrium (2002)

Bộ phim vẽ lên một thế giới mà con người xem cảm xúc là nguồn gốc mọi tội lỗi. Ở trong xã hội ấy con người phải sống mà không được có cảm xúc, những gì khơi lên cảm xúc sẽ hoàn toàn bị tiêu diệt bằng bạo lực. Mọi thứ như văn học, âm nhạc, hội họa, điện ảnh… đều bị thiêu hủy. Con người chỉ sống và làm việc, không tình yêu, không vui buồn, không có sự thương xót. Một thế giới phi lý không tưởng. Nhưng sự không tưởng đó từng tồn tại trong thế giới loài người này rồi đấy.

Trong phim có một đoạn đối thoại rất hay:

– “Tại sao anh sống?” –

– “Tôi sống để… để bảo vệ sự duy trì của xã hội vĩ đại này, phục vụ cho Libria.”

– “Thật vòng vo! Anh chỉ tồn tại để kéo dài sự sống của mình, mà sống để làm gì?”

– “Vậy còn cô… cô sống để làm gì?”

– “Để có cảm xúc. Vì chưa làm việc gì thì không thể biết nó như thế nào. Nhưng nó cũng cần thiết như hơi thở vậy, và không có nó… không có tình yêu, không có giận dữ, không có nỗi buồn… thì hơi thở chỉ là nhịp gõ của đồng hồ.”

(Lúc coi bộ phim đến cảnh nhân vật chính sau khi có cảm xúc đã khóc khi nghe nhạc trong cái nhà kho mà người ta tàn trữ những đồ vật bị cấm. Tôi đã khóc cùng anh ta, tôi khóc cho những thứ đã, đang và sẽ bị đốt đi vì sự ngu muội của con người.)

Giới thiệu với các bạn trước 5 bộ phim, bài sau sẽ giới thiệu thêm 5 bộ nữa.

Mắt Đời

Tâm sự của một người thích viết

48
Featured Image: Daniel F. Gerhartz

 

Từ nhỏ đến lớn, tôi đều học văn nên thật dễ hiểu vì sao văn chương lại ngấm vào máu thịt tôi. Thời đi học, tôi luôn có những cuốn sổ tay chép đầy văn thơ, có khi lên thư viện đọc được cuốn sách hay chép lại gần như nguyên cả quyển. Không chỉ chép mà còn thích thú học thuộc những câu văn, những bài thơ mình cho là tâm đắc.

Lớn lên một chút, tôi nhận ra mình mê mẩn sách, nhất là các loại sách văn học. Tôi đọc ngấu nghiến bất cứ tác phẩm nào mình mượn được. Vừa hăm hở đọc thật nhanh lại vừa sợ chẳng mấy sẽ hết mất nên lại phải cố kìm mình lại để đọc thật chậm, thật chậm. Với tôi không gì thú vị bằng việc thưởng thức cái hay cái đẹp của văn chương, từng câu, từng chữ, thậm chí từng dấu chấm, dấu phẩy cũng không thể bỏ qua. Đọc xong rồi, nhắm mắt lại để tận hưởng cái dư vị của nó còn đọng mãi trong đầu.

Yêu văn như vậy nên tôi ngưỡng mộ tất cả những ai có khả năng viết lách và luôn thầm ao ước, một ngày nào đó mình cũng viết được những câu những đoạn hay như người ta. Thế rồi một buổi sáng đẹp trời tôi quyết định tập tành thử sức mình xem sao.

Như bất cứ người viết nào, tôi cũng quan niệm viết trước hết là cho chính mình, sau đó nếu tìm được sự đồng cảm của mọi người thì tuyệt vời biết bao. Đã qua rồi thời nhật ký chỉ để cho mình xem, mình đọc, bây giờ người ta viết lên blog công khai để mọi người biết mình như thế nào và chờ đợi họ comment lại.

Lý do quan trọng hơn, viết giúp tôi giải tỏa, thỏa mãn khát khao được nói những điều mình nghĩ. Vì trong cuộc sống có quá nhiều điều mình nghĩ nhưng chẳng dám nói ra. Có thể là do ngại, do tế nhị, sợ mất lòng người khác hoặc do sợ nói ra mà không nhận được sự đồng tình, ủng hộ, cũng có thể là để giữ lại một khoảng lặng cho riêng mình. Ngay cả với những người thẳng thắn bộc trực nhất, tôi tin là cũng không thể dùng lời mà nói hết được những điều mình nghĩ, huống chi là với người có đời sống nội tâm khép kín thì càng không thể phơi bày những ngóc ngách trong tâm hồn mình qua cách nói trực tiếp.

Ai đã đọc cuốn Yêu và sống của Lê Vân thì sẽ hiểu tại sao cô ấy phải chọn cách viết hồi ký để bộc lộ mọi cung bậc sắc thái tình cảm của mình. Mấy chục năm u uất, vật lộn với cảm xúc của bản thân, không được nói những điều mình nghĩ nên đến một lúc nào đó cô ấy cần phải được giải tỏa. Cách giải tỏa dễ dàng nhất nhưng cũng hiệu quả nhất là viết. Tất nhiên chưa đến mức “giải tỏa” hay là “chết” nhưng chắc chắn là nếu không giải tỏa thì sẽ đau khổ đến lúc chết.

Trải qua một biến cố lớn của cuộc đời, tôi vấp phải trở ngại trong giao tiếp vì thế lại càng ít có cơ hội được nói những điều mình nghĩ. Hậu quả là tôi luôn cảm thấy cô đơn, lạc lõng giữa đám đông, giữa ngay chính những người thân quen của mình. Mọi người nói đấy, cười đấy mà sao tôi thấy xa cách quá chừng, tôi đang ở đây mà lại như không ở đây, tôi đang hiện hữu mà lại như vô hình với tất cả. Do vậy, tôi đã chọn cách viết: viết nhật ký, viết tản văn, viết tùy bút. Tôi ước mình có thể làm thơ để viết được nhiều hơn nữa.

Viết còn là cái phao cứu sinh, là câu kinh kệ cứu rỗi một tâm hồn đã nhuốm màu u ám, tối tăm trong tôi. Khi viết lòng tôi trong sáng hơn, cái nhìn với cuộc sống thanh thản nhẹ nhàng hơn. Trong phút chốc, tôi được thoát khỏi cái hiện thực tù túng, quẩn quanh của mình, được tách mình ra để chiêm nghiệm, quan sát, để ước mơ, bay bổng hoặc đơn giản là chỉ để quên.

Khao khát được nói những điều mình nghĩ bao nhiêu thì tôi cũng khao khát được trút hết lên đầu ngọn bút bấy nhiêu. Tiếc là sức viết của tôi quá kém cỏi, ý tưởng thì dồi dào mà cách diễn đạt lại hạn chế. Bao nhiêu tờ nháp đã xé, bao nhiêu bản thảo đã bỏ, cầm bút lên rồi lại đặt bút xuống. Những dòng cảm xúc liên tục chảy trong đầu nhưng mỗi khi đứng trước trang giấy trắng lại  tắc nghẽn như có một tảng đá lớn chắn ngang khe nước nhỏ, khiến tôi luôn cảm thấy có lỗi với chính mình vì đã không thể viết ra được những điều mình nghĩ.

Thế nhưng, từng ngày, từng ngày… tôi  vẫn nuôi dưỡng niềm tin và hy vọng một lúc nào đó, ngọn lửa “muốn viết” và “phải viết” âm ỉ cháy trong tôi bấy lâu sẽ bùng sáng. Ai đó đã nói rằng: “Nếu bạn có đam mê trong tim, nó sẽ không bao giờ lụi tắt.” Liệu có được như thế chăng?

 

Phương Liên

Thời gian và sự thay đổi

6
Featured Image: Mika Hiironniemi

 

“Những thứ cao siêu chưa chắc là những thứ vĩ đại
Nhưng những thứ vĩ đại thì lại giản dị đến vô cùng.” – Khuyết danh

Những điều tưởng chừng như phức tạp vốn dĩ lại được cấu tạo bởi vô số thứ đơn giản. Tôi nhận ra rằng mình đang tìm kiếm sự ĐỔI THAY. Những gì chúng ta đang làm dù là tình yêu chân thật cho một người hay một thứ gì đó, điều mà mọi người thường cho là vĩ đại vẫn phải chịu sự chi phối bởi dòng chảy của THỜI GIAN.

Chúng ta đang là những điểm vô cùng bé trên dòng chảy thời gian mà sự đổi thay là điều gắn bó với chúng ta trong cuộc đời ngắn ngủi. Từ những tế bào nhỏ nhất đến những thứ vĩ đại không hình dạng như tình yêu. Nỗi buồn, niềm vui, hạnh phúc, đau khổ làm ta tưởng chừng như thời gian dừng lại. Ta khư khư ôm những cảm xúc như một điều bất biến, nhưng vốn dĩ chỉ có sự đổi thay là không thay đổi.

“Thay đổi”, điều mà đã quá nhiều người đã gán cho nó là tiêu cực, là sai trái mà điều đúng phải là chung thủy, trung thành. “Người tôi yêu đã đổi thay” – câu nói thường nghe của người thất tình. Nhưng phát biểu này luôn đúng. Sự đổi thay là điều ắt hẳn đang diễn ra có điều trong góc nhìn người này thì tốt, có điều trong góc nhìn người khác thì xấu. Nhưng vốn dĩ nó vẫn là nó, dù bất kể chúng ta đang làm gì, thì thời gian vẫn là thứ vô hình gắn bó, đổi thay là người bạn chẳng bao giờ bỏ ta mà đi.

Vật chất – Cái đầu tiên giúp chúng ta tồn tại là thức ăn và nước uống hay trong xã hội chúng ta hiện nay được hiện thực hóa là “tiền”. Tiền không xấu cũng không tốt, tiền chỉ là tiền thế thôi. Chúng ta cần nó để tồn tại vì vốn dĩ khi bắt đầu cảm thấy “no”, bản năng con người mới được hạn chế tới mức thấp nhất nhường chỗ cho tư duy vượt lên và khả năng tiềm ẩn hay giá trị thật sự của một người được đánh thức. Để bắt đầu sống chúng ta cần phải kiếm đủ cho cái bản năng đang đói. Kiếm đủ chỉ là kiếm đủ vì vốn dĩ đã quá nhiều người bỏ thời gian ít ỏi của cuộc đời mình chỉ cho việc chạy theo vật chất.

Tinh thần – Có lẽ cái hình ảnh con sói cô độc, hay tinh thần tự lực tự cường là hình ảnh làm cho chúng ta cảm thấy mình mạnh mẽ hơn, cảm thấy chúng ta có đầy đủ sức mạnh để bắt đầu phá tan mọi thứ, làm bất cứ điều gì mình muốn. Nhưng sự thật là chúng ta không thể một mình, chúng ta dần dần quên rằng chúng ta có sự liên kết mạnh mẽ với quy luật vật lý, con người, với thế giới, thiên nhiên, và cả xã hội đôi khi đầy rẫy những bất công. Dù đôi lúc chúng ta chỉ muốn cắt đứt mối quan hệ với một người này, hay người khác, với điều này hay điều khác thì dẫu sao chúng ta vẫn cần sự liên kết này. Chúng ta không đơn độc và chúng ta không thể sống nếu đơn độc.

Khi bắt đầu thấy đủ về vật chất và tinh thần, chúng ta bắt đầu hỏi những câu hỏi xa hơn về sự sống, về cuộc đời, về những thứ đang diễn ra, tại sao con người ta phải tồn tại? Chúng ta bắt đầu tìm kiếm ý nghĩa – ý nghĩa thật sự của cuộc đời đang bị chi phối bởi sự ĐỔI THAY từng ngày của vật chất (thể xác) và tinh thần. Mọi người đang làm mọi thứ để có được cuộc sống tốt đẹp hơn có chăng cũng vì điều này, chinh phục được thời gian; cái thước đo lớn nhất trong cuộc đời mỗi con người.

Hãy tự hỏi mình, nếu cuộc đời ta, thời gian ta đang có chỉ còn có một ngày – ta sẽ làm gì? Ta có muốn rong chơi đây đó, hay chạy tới ôm mẹ, hôn người yêu, đi kiếm tiền… có khi là những điều lớn hơn là đóng góp cho mình, cho xã hội, cho loài người, cho trái đất hay đơn giản là nằm ngủ một giấc cho đã. Vì vốn dĩ dù ta có làm gì thì có một ngày chúng ta đều phải CHẾT. Đúng hay sai, vĩ đại hay nhỏ bé, ý nghĩa mà ta thực sự đang tìm kiếm cho cuộc đời mình đều THAY ĐỔI như đúng bản chất của thời gian.

Cuộc đời ta như con thuyền nhỏ giữa đại dương thời gian mênh mông. Hãy sống một ngày như ta chỉ còn có một ngày để sống. Câu trả lời tưởng chừng như đơn giản nhưng vốn dĩ những điều đơn giản lại là những thứ vĩ đại khác đang ẩn chứa nhiều điều đơn giản hơn. Hãy trân trọng thời gian chúng ta đang đó có lẽ là lời khuyên tốt nhất cho tôi.

 

Ha Huy

[Phỏng vấn] Rio Lam — Sẽ luôn có đường đi, nhất định sẽ có

2
Featured Image: Vivienne Gucwa

 

Nguyễn Hoàng Huy: Em có thể giới thiệu sơ qua về mình cho các độc giả Triết Học Đường Phố được biết?

Rio Lam: Em là một đại diện điển hình của thế hệ 9x đời đầu. Nói điển hình không có nghĩa là em giỏi hay tài năng xuất chúng gì. Em giống các bạn khác, không có gì nổi bật, “điển hình” có lẽ là ở chỗ đó. Các bạn 9x cứ thấy mình thế nào thì tức là em cũng gần như vậy. Còn những bạn đọc thế hệ khác nhận xét 9x thế nào thì cứ nhận xét em như thế, vậy là được ạ.

Nguyễn Hoàng Huy: Anh được biết em đã từng viết sách, dịch sách và đã từng có sách xuất bản, nên anh đoán em là một người đọc sách cũng khá nhiều. Theo em như thế nào là văn hay chữ tốt? Như thế nào là một bài văn không hay?

Rio Lam: Em nghĩ đầu tiên phải xác định rằng mình đang viết ở mảng nào. Viết bài luận khoa học thì phải logic, chặt chẽ, khách quan. Viết nhật ký cho bản thân thì cứ dốc hết lòng dạ, tâm trí ra trang giấy. Làm thơ thì phải tìm cho được thi hứng, viết báo lại phải viết xúc tích. Cứ đáp ứng những yêu cầu cơ bản cho từng thể loại thì với em là hay rồi. Còn sự “hay” trong mắt người đời là do tùy duyên mỗi người. Làm sao để văn em hay em còn không biết ấy chứ *cười* Sau khi đáp ứng được yêu cầu của thể loại thì bước tiếp theo là xem trọng độc giả, em nghĩ vậy. Viết nhật ký thì độc giả là chính mình, cho nên không được ngại, không được dối lòng.

Viết truyện cho teen thì không được xem thường teen, cho rằng cứ “phăng” ra vài mẩu chuyện tình cảm sướt mướt là xong. Em vốn là người không thích viết truyện tình cảm tuổi teen, nhưng ngày xưa khi làm cho Hoa Học Trò, em bắt đầu bằng thể loại đó và luôn tâm niệm một điều như vậy. Dù viết cho một đứa trẻ lớp 1 hay một vị giáo sư, dù thể loại nào đi nữa, em cũng phải viết ra thứ tốt nhất có thể. Đối tượng độc giả mình hướng đến dù bằng cấp, học vị, tuổi đời khác nhau; nhưng mình luôn phải tôn trọng người ta. Sự tôn trọng đó sẽ dẫn mình đi xa hơn mình nghĩ, hoặc ít nhất, nó giúp mình tôn trọng chính tác phẩm của mình. Còn nếu đang làm việc (được trả lương), sự tôn trọng đó lại là thái độ chuyên nghiệp.

Nguyễn Hoàng Huy: Em có thể giới thiệu một vài tác giả Việt Nam cũng như nước ngoài em yêu thích?

Rio Lam: Em không đọc văn Việt Nam nhiều lắm, dường như vì duyên chưa đến. Em có thể kể ra tên một số quyển sách ảnh hưởng đến thế giới quan của em: Suối nguồn, Mùi hương, Khúc du ca cuối cùng, truyện cổ Andersen… Nhưng em không nghĩ là mình thích một tác giả nào cụ thể. Để thích thì em phải đọc hẳn vài tác phẩm của họ cơ, mà em lại đọc chưa đủ nhiều.

Nguyễn Hoàng Huy: Quan điểm của em về các cuốn sách kỹ năng, sách dạy làm giàu…

Em không có ý định làm giàu, nên em không quan tâm đến thể loại sách này. Em nghĩ nếu bạn nào đang băn khoăn không biết có nên đọc không thì các bạn có thể hỏi những người đã giàu rồi *cười* Xem thử họ có đọc không vậy.

Nguyễn Hoàng Huy: Em hãy kể cho mọi người biết về câu lạc bộ Vừng Ơi. Hiện tại đã có khoảng bao nhiêu thành viên, mọi người tập họp một tháng mấy lần, anh đoán hoạt động chính của nhóm là chia sẻ kiến thức, không biết có đúng không?

Rio Lam: Vừng Ơi là một nhóm bạn muốn chia sẻ và lan tỏa sức ảnh hưởng của văn hóa – nghệ thuật ở Đà Nẵng ạ. Đà Nẵng của em mang tiếng là thành phố lớn, thành phố đáng sống, vậy mà… nói chung là nghe hoài cái câu, “Sao chuyện gì hay ho cũng diễn ra ở Sài Gòn, Hà Nội?” riết tụi em thấy chán và muốn làm một cái gì đó. Người ta chưa thấy thị trường tiềm năng cho các hoạt động này ở Đà Nẵng, vậy thì tụi em phải tạo ra thị trường đó để người ta chú ý đến.

Mô hình của Vừng Ơi tranh thủ mọi thế mạnh có sẵn của địa phương, cũng như nhận thức rõ ràng về điểm yếu của nơi đó để có lối hoạt động linh hoạt. Lâu dài và tham vọng hơn, em hy vọng mô hình Vừng Ơi – Đà Nẵng có thể áp dụng cho những địa phương nhỏ khác. Anh biết mà, lâu nay những câu lạc bộ, hội nhóm quy mô ít khi mở rộng hoạt động ra những địa phương nhỏ, nếu có cũng chỉ ở hình thức “chi nhánh.” Mỗi năm vài lần các bạn ở địa phương đó lại khăn gói quả mướp đi về hai đầu đất nước để dự hội thảo, sự kiện, v.v… Nhưng khi về lại quê nhà thì vẫn gần như “tay trắng,” không thay đổi gì được mấy ở quê mình. Em nghĩ sự thay đổi ấy phải đến từ bên trong, từ nội lực, chứ không thể chờ ngoại lực được nữa.

Nguyễn Hoàng Huy: Em có nhận xét gì về hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay, và có giải pháp nào đưa ra để cải tiến nó? Giải pháp anh đưa ra là loại bỏ bộ giáo dục, tất nhiên anh biết sẽ có rất nhiều người không đồng ý với giải pháp này.

Rio Lam: Em muốn nhận xét về những người đang chịu ảnh hưởng từ hệ thống giáo dục đó hơn ạ. Vì em nghĩ bây giờ nếu em nhận xét về hệ thống giáo dục, mọi người đều có thể đoán được em sẽ nói gì, và chỉ khiến họ… quẩn quanh hơn thôi (trong trường hợp chẳng may người ta tin lời em).

Em muốn nói với các bạn đang học tập dưới mái trường rằng mọi thứ thực sự vẫn có thể thay đổi, và bạn đủ sức thay đổi, ít nhất là cho bản thân mình. Bây giờ những trang web cung cấp các khóa học online miễn phí rất nhiều, chẳng hạn như Coursera, MIT, v.v… Nhất là với những bạn học các ngành tương tự như em (Public Relations, Marketing,…) thì ngay cả trường ở Mỹ cũng không thể cung cấp cho bạn kiến thức hoàn hảo. Cái này không phải do hệ thống giáo dục, mà do đặc tính chuyên ngành. Đi ra ngoài kia, làm cái gì đó, chạy một dự án cho bản thân, v.v… Năm lớp 10 em và hai người bạn đi đọc truyện thu âm cho trẻ em trường khiếm thị, tốn kém cũng không bao nhiêu (chỉ khoảng 300,000 VNĐ), mà học được bao nhiêu thứ bổ ích.

Nếu môi trường ở Mỹ cho em điều gì, thì đó chính là khả năng tự học, sự tự tin là mình có thể “thay đổi” nhiều thứ. Môi trường ở Việt Nam không hỗ trợ những khả năng này, nên em cũng thông cảm nếu các bạn chưa làm được. Nhưng sự thông cảm của em chắc cũng không làm các bạn no ấm hơn, nên tốt nhất là ngừng đổ lỗi những gì mình chưa thể thay đổi, và thay đổi chính bản thân mình. Gandhi nói thế mà.

Nguyễn Hoàng Huy: Em có hứng thú với chính trị không? Nếu có thì chủ trương, đường lối chính trị của em là gì? Và theo em thì chính phủ và bạo lực có liên quan tới nhau như thế nào? Theo em thì bạo lực có nên được sử dụng đến ngoài các trường hợp tự vệ không?

Rio Lam: Em từng nghĩ mình không hứng thú với chính trị, nhưng rồi dần dần tò mò, giống như kiểu nghe chuyện bà hàng xóm nhà bên có ông chồng theo gái, mình cũng hóng hớt muốn biết thêm. Thật ra cơ bản em là đứa tò mò mọi thứ, từ khoa học đến xã hội.

Em không có chủ trương về chính trị, bởi lẽ em thuần túy thích quan sát nó rồi dự đoán này nọ như một người viết quan sát cuộc đời này.

Em không hiểu rõ “bạo lực” anh nói đến cụ thể là gì, nhưng chẳng phải là bạo lực có liên quan đến tất cả mọi người sao ạ? Con người ta đánh nhau, chống trả, đàn áp,… thế là có bạo lực. Em đang cố gắng trở thành người không ủng hộ bạo lực dưới mọi hình thức, nhưng cá nhân em thỉnh thoảng vẫn điên lên muốn tát ai đó một cái. À, cái này là kể thêm thôi ạ.

Nguyễn Hoàng Huy: Em có ủng hộ dân chủ (democracy) không? Đa số mọi người hiện nay đều ủng hộ dân chủ, trừ anh, vì những lý do anh đã đề cập tới trong bài viết của mình cách đây không lâu.

Rio Lam: Nếu đặt mọi thứ trong lý thuyết, rằng dân chủ nghĩa là mọi người đều có quyền quyết định ngang nhau, chuyện gì cũng bỏ phiếu bầu, thì em thực sự là người không ủng hộ dân chủ kiểu đấy *cười* Einstein có câu nói về sự ngu dốt của đám đông, và em tin câu nói ấy là đúng.

Nhưng với tình hình hiện nay trên toàn thế giới, dân chủ có rất nhiều biến thể, hình thức khác nhau. Thậm chí nhiều người xưng là dân chủ cũng chưa hẳn đã là “dân chủ” thực sự như lý thuyết em vừa nói. Em vẫn đang tìm hiểu về chuyện này vì không có đủ kiến thức đưa ra nhận định.

Nguyễn Hoàng Huy: Dự tính cho tương lai của em là gì? 10 năm sau em có nghĩ em sẽ trở thành một cây viết nổi tiếng không? Anh thấy em rất có tiềm năng.

Rio Lam: Dự tính tương lai của em là làm việc cho một tổ chức NGO, đóng góp chút xíu vào công tác giáo dục ở Việt Nam, đặc biệt là hỗ trợ những bạn học sinh bất hạnh hoặc các em nhỏ mồ côi. Em thấy mình may mắn quá, sinh ra được ba mẹ yêu thương, được đi du học. Em thực ra là đứa học không xuất sắc, thế nên lần đầu tiên khi được tiếp xúc với điều kiện ở Mỹ, em cứ mặc cảm hoài một câu này, “Nếu mấy bạn nghèo nghèo mà học giỏi được tới đây, chắc họ còn tiến xa gấp vạn lần mình.” Nói chung ở đời khi nào cũng có bất công bởi tấm chăn không đủ rộng để đắp cho cả mọi người, em sinh ra đã giành mất phần chăn lớn hơn nên em muốn trả ơn cho đời.

Có một khoảng cách giữa giới hàn lâm và thị trường mà chưa có cây cầu nào băng ngang qua. Em chỉ quan tâm đến các khái niệm “hàn lâm” và “thị trường” gần đây thôi ạ, vì phải cân bằng giữa hai thứ đó trong nhóm Vừng Ơi. Riêng bản thân em không chia ranh giới giữa hai cái đó. Nếu phần lớn mọi người có một lượng kiến thức nhất định về cái gì đấy, thì nó sẽ là đại chúng, đó là cách em định nghĩa. Nhưng mà em ko nghĩ hai cái này phân tầng cao thấp hoặc tốt xấu. Em hy vọng một ngày nào đó góp phần xây được cây cầu nối hai thứ này.

Nguyễn Hoàng Huy: Em có thông điệp gì khác muốn nhắn gửi đến mọi người không?

Rio Lam: Có ạ. Chuyện này em mới nhớ ra gần đây.

Chả là hồi ấy trên mạng có câu nói gây cảm hứng: “What is the last time you did something for the first time?” Em đọc xong thấy xúc động lắm, nhưng khi nhớ lại thì hóa ra lần cuối em làm thứ gì đó lần đầu là mới hơn tuần trước, lúc em thử một quán café mới.

Thế nên em nghĩ mọi người có thể ứng dụng câu nói này vào những việc nhỏ hằng ngày, chả tốn kém gì lắm mà sẽ thấy đời lạ hơn. Nói chung bây giờ muốn làm gì cũng có cách, có công cụ, nguồn lực. Dẫu nơi mình ở khó tiếp cận những thứ đó hơn nơi khác, nhưng sẽ luôn có đường đi. Nhất định sẽ có.

Giải Pháp? Dễ như ăn cháo!

169
Featured Image: Loi Nguyen Duc

 

Vấn đề mà tôi viết trong bài này có thể gây nhiều tranh cãi, có thể có người bảo là vượt quá sự hiểu biết của tôi nhưng thôi thì cứ viết, viết để phá bỏ một tượng đài đã cũ và xây lên một tượng đài to lớn hơn.

Nếu có người hỏi bạn: “Là một người Việt Nam thì điều gì khiến bạn tự hào về dân tộc mình?” Không khó để chúng ta biết được câu trả lời đó: “Dân tộc tôi là một dân tộc kiên cường và bất khuất, dành được độc lập sau ngàn năm bắc thuộc, 3 lần thắng quân Nguyên, biết bao lần thắng quân xăm lược phương bắc, chiến thắng quân Pháp ở Điện Biên Phủ gây chấn động thế giới, chiến thắng cường quốc số 1 thế giới là Mỹ…” Nhưng tôi thật sự rất muốn hỏi là những điều đó rất đáng để tự hào hay sao?

Ta sống trong căn nhà của mình, một hôm có tên cướp xông vào nhà cướp bóc, sau bao phen chiến đấu vất vả, nhà cửa tan hoang, máu me đầm đìa cuối cùng thì tên cướp cũng bỏ đi. Sau đó còn lại với thân thể đầy vết thương, anh em người thì chết, kẻ thì tàn tật, chúng ta lại nhảy cẩn lên vui sướng tự hào và ăn mừng, rằng chúng ta rất tài ba, rằng tên cướp kia dù to lớn hơn ta nhưng ta vẫn đuổi đi được.

Nhưng hãy nhìn lại đi, niềm tự hào đó phải chăng là niềm tự hào của một kẻ yếu nhược và thất bại? Ta đuổi được cướp đi đấy nhưng ta có làm gì được hắn không? Ta có đến tận hang ổ của hắn để đánh bại? Nhìn lại đi! Ta so với hắn chẳng là cái đinh gì cả. Tại sao người đi cướp không phải là ta? Tại sao ta không mạnh như tên cướp ấy để chỉ có ta cướp của người khác chứ chẳng ai dám cướp của ta?

Chúng ta có những chiến thắng vẻ vang nức lòng quân dân trước Trung Quốc, Pháp và Mỹ, nhưng chiến thắng đó là chiến thắng của kẻ bị đánh, so với họ ta là cái gì? Không là gì cả. Ta đánh thắng Mỹ, nhưng hãy tự hỏi nếu ta và Mỹ ở vào thế đối đầu một mất một còn thì sao? Với sức mạnh quân sự của Mỹ thì trong vòng 1 ngày tất cả các thành phố ở Việt Nam sẽ thành bình địa, trong vòng 1 tuần 99% dân số nước ta sẽ bị tiêu diệt. Ôi chúng ta là ai khi đứng trong thế giới này? Niềm tự hào mà chúng ta đang ôm ấp có cứu được chúng ta khi đó không?

Chúng ta quá quen với những tự hào bình thường. Có quốc gia nào đang tồn tại mà không có những chiến thắng chống ngoại xâm? Nếu không có thì quốc gia đó bị biến mất rồi. Để có một cái nhìn chính xác thì ta phải đặt nó trong sự bao quát và rộng lớn. Hy Lạp từng là trung tâm văn hóa thời cổ đại, Ý từng là một đế quốc bao phủ toàn Châu Âu và một phần Châu Phi. Pháp có Napoleon Bonaparte, Mông Cổ có Thành Cát Tư Hãn, Anh từng là nước có thuộc địa 1/4 thế giới.

Đức, Mỹ, Trung Quốc, Nhật… đều có cái mà họ đáng tự hào và được công nhận trên toàn thế giới, mọi dân tộc, mọi quốc gia khi nhắc đến họ đều thể hiện sự khâm phục. Còn chúng ta trong mắt của họ là gì? Hãy hỏi những người từng đi ra ngoài sẽ rõ. Ở trong ngôi nhà mình, chúng ta tự tôn vinh mình, tự xem mình vĩ đại. Nhưng sự thật có phải là vậy không? Nếu không phải thì đó gọi là tự sướng.

Tôi nói ra không phải để kích bát, nói ra để chúng ta biết chúng ta là ai. Muốn biết mình là ai thì phải biết đứng ở xa và nhìn bao quát. Nếu thế giới là một xã hội thì chúng là là thành phần dưới đáy xã hội đấy, học vấn lớp 9 ra trường, đi xe Trung Quốc, ở nhà lá, làm công nhân và bán tài sản để sống, trong nhà thì anh em ruột thịt nhậu nhẹt tranh dành đất đai đánh đập nhau, con cái thì đua đòi và hư đốn, đã vậy tư tưởng thì bảo thủ ngăn cấm con cái học hỏi lên cao… Nhìn đi! Có giống không nào?

Vậy muốn thoát ra cái địa vị đó thì làm thế nào? Giải pháp? Trời! nó dễ như ăn cháo! Trước tiên bỏ tiền ra cho con đi học những trường tốt (học hỏi mô hình giáo dục nước ngoài đi, xây nhiều trường học lên, tăng lương giáo viên, thắt chặt chất lượng ngành, thuê các vị giáo sư tiến sĩ nước ngoài về nước giảng dạy), rồi thì cha mẹ phải biết tiết kiệm và làm gương (đừng tham nhũng nữa), khi con cái học thành tài thì hãy trọng dụng nó nghe lời nó nói (đừng khiến cho người dân phải sợ hãi khi nói những điều đúng và tốt, phải biết bảo vệ những nhân tài có thể dẫn đất nước đi lên chứ đừng để các thế lực đen trù dập họ).

Hãy cho con cái xem những tờ báo hay chương trình tivi bổ ích chứ không phải các chương trình để chúng tự sướng hay đồi trụy (trả lại vai trò đích thực của truyền thông: chỉ nói sự thật), mua những cuốn sách bổ ích về cho con cái đọc (hạn chế kiểm duyệt đi), tạo điều kiện cho con cái đi đây đi đó cho biết với người ta (hay ít ra phải cho dân chúng có cái nhìn trung thực về bên ngoài), và điều cuối cùng rất quan trọng – khi con cái đã đủ trưởng thành thì hãy tin tưởng và dũng cảm trao lại gia đình cho nó quản lý.

Bạn thấy đó! giải pháp vô cùng đơn giản cho một con người, một gia đình hay kể cả một quốc gia nhưng vấn đề là người đó, gia đình đó, quốc gia đó có chịu làm hay không? kết quả thế nào thì hãy nhìn lại chính mình, đừng đổ lỗi cho điều gì cả, có rất nhiều người trước kia giống ta, nhưng giờ họ đều hơn ta cả rồi thì không có cách nào để giải thích cái dở của ta cả.

Có người bạn nói sao cứ nêu những cái xấu mà không phải là giải pháp khắc phục cho cái xấu đó. Nhưng bạn không hiểu rằng con người ta sẽ chẳng bao giờ làm cái điều được cho là tốt trước khi họ tự nhìn ra chính họ. Khi nhìn ra mình mới biết mình phải làm gì. Bây giờ chúng ta cùng xác định xem trong xh ngày này thì có được bao nhiêu người biết chúng ta là ai nào! Theo bạn thì có bao nhiêu % trong tổng dân số của VN nhỉ?

 

Mắt Đời
13:40 29/10/2014