27 C
Nha Trang
Thứ năm, 7 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 174

Fansipan — Đi và trưởng thành

4
Featured image: 

 

Tôi vừa chinh phục đỉnh Fansipan cách đây ba tuần, sau tất cả những dự tính, ấp ủ, háo hức, mong chờ một chuyến đi… vào năm sau. Có nghĩa là tôi đã đi sớm hơn dự định. Và cho đến giờ, mọi thứ vẫn như một giấc mơ.

Fanxipan mơ mộng

Cho đến khi đặt chân lên “nóc nhà” đó, Fansipan đối với tôi vẫn luôn là một giấc mơ khó thực hiện (chứ không phải là không thực hiện được). Hãy nhìn những điều mà nó đem lại: Niềm kiêu hãnh, sự tự hào. Kiêu hãnh lắm chứ, tự hào lắm chứ, vì đã vượt qua chính mình để thực hiện ước mơ không chỉ của bản thân mà còn của hàng trăm, hàng triệu con người khác trên thế giới. Rồi những bức ảnh để đời lưu lại khoảnh khắc bản thân đứng giữa mây trời mênh mông, giữa thiên nhiên hùng vĩ tươi đẹp. Mọi thứ đều có cái giá xứng đáng của nó. Phải nỗ lực, cố gắng thế nào người ta mới có thể thành công như vậy.

Chuyến đi của tôi bắt đầu một cách đầy tình cờ và ngẫu hứng. Một ngày trời không đẹp lắm, dưới áp lực của cơ số việc khác nhau, tôi ngồi than thở với đứa bạn rằng “giá như được đứng ở một chỗ nào đó thật cao, hét thật to để xả ra hết mọi thứ thì tốt” – “Thích thì đi leo Fan.” Câu nói bâng quơ của bạn đã đưa tôi đến chuyến đi vào hai tuần ngay sau đó. Càng đến gần ngày xuất phát, tôi càng nhiều thời gian suy nghĩ, mơ mộng về khoảnh khắc đứng trên đỉnh núi, chạm vào chóp kim loại huyền thoại, chạm vào giấc mơ của bản. Tôi đã mường tượng ra, sau khi vượt qua mọi khó khăn nơi núi rừng hoang vu, tôi cùng những người bạn của mình sẽ chụp lại vài bức ảnh kỷ niệm với những nụ cười rạng rỡ nhất, lá cờ Tổ quốc được giương cao nhất có thể. Và tất nhiên, không thể thiếu những bức ảnh đẹp vô cùng về biển mây cuồn cuộn và bầu trời xanh thẳm. Rồi chúng tôi sẽ dành một chút thời gian để ngồi lại, cố gắng gom lấy những hình ảnh biết rằng có thể là những hình ảnh chỉ nhìn thấy một lần duy nhất trong đời, tận hưởng cảm giác được thoát khỏi khói xe bụi bặm, khỏi bon chen xô bồ, tận hưởng sự yên an và nói dăm ba câu triết lý về cuộc sống… Đó sẽ là những khoảnh khắc bình yên lộng lẫy, đầy tự hào trong cuộc đời của chúng tôi.

Ôm trọn giấc mơ đẹp đẽ đó, tôi đi.

Tỉnh mộng

Giấc mộng của tôi tan vỡ một phần khi biết số người sẽ chinh phục Fansipan cùng với mình ngày hôm đó. Chỉ riêng đoàn tôi đã khoảng 30 người. Con số đó còn phải nhân lên vài lần nữa. Điều này có nghĩa là, sẽ không có khoảnh khắc “ta với ta” hay những khoảnh khắc “tận hưởng niềm vui chiến thắng thầm lặng” hay bất cứ thứ gì đại loại như vậy. Nhưng tôi vẫn cố gắng dùng chút hi vọng mà an ủi bản thân rằng: “ Chắc họ chỉ xuất phát cùng mình thôi, chứ thời gian lên đó sẽ không bị trùng nhau. Mà đi như thế này nhỡ có bị làm sao còn có nhiều người giúp đỡ.”

Thêm một mẩu giấc mơ tan vỡ khi tôi được biết porter sẽ không mang nước hay bất cứ đồ đạc gì giúp mình. Nếu muốn họ mang đồ của bạn, bạn phải bỏ tiền ra thuê. Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi hiểu được sức nặng của 4 chai nước. Những chai nước khoáng Lavie nửa lít ấy, bình thường cho không chưa chắc tôi đã lấy. Nhưng ở hoàn cảnh phải di chuyển liên tục mà chỉ có 2 chỗ bán nước với số lượng hạn chế và mức giá  đúng giá “trên trời”, thì 4 chai nước còn hơn cả báu vật. Vì vậy sống chết cũng phải giữ lấy nó.

Những mảnh vụn vặt đó không đủ để đạp vỡ lòng quyết tâm của chúng tôi. Sức lực tràn trề, giấc mơ vẫy gọi, chúng tôi khoác balo và bắt đầu bước những bước đầu tiên.

Mọi người thường nói “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”. Bước qua những viên đá đầu tiên, vượt qua những rễ cây đầu tiên, leo lên những con dốc đầu tiên, chúng tôi vẫn nghĩ rằng mọi thứ thật đơn giản và hăm hở bước đi. Chỉ đến khi qua vài con dốc tiếp theo, và khi chứng kiến một vài người phải bỏ cuộc để quay lại, chúng tôi đã cảm nhận rõ sự mệt mỏi đang ập tới. Mọi người liên tục hỏi porter để biết còn bao xa sẽ tới điểm dừng đầu tiên. Các anh poter thì thật thà chất phác, không bao giờ đưa cái gọi là động viên an ủi vào trong câu trả lời. Chúng tôi chỉ biết kêu trời mỗi lần nghe các anh nói.

Trong suốt quá trình di chuyển, chúng tôi liên tục phải uống C, nhấm nháp socola để giữ sức và hồi phục sức lực. Những câu chuyện phiếm, tiếng cười, thậm chí là cả tiếng hú hét như bầy khỉ hoang giữa núi rừng gọi nhau cũng phần nào giúp chúng tôi quên đi mệt mỏi mà tiến về đích. Cho đến khi nhìn thấy điểm dừng chân ở độ cao 2.200m, chúng tôi đứa nào cũng mừng rỡ như điên, lao như tên bắn đáp vào bãi đất, đặt mông xuống và tận hưởng cảm giác được hồi sinh sau hành trình dài mệt mỏi vô cùng tận.

Tuy nhiên, niềm vui ngắn chẳng tày gang. Chúng tôi chỉ có một chút thời gian để ăn uống và nghỉ ngơi, bởi trời sẽ tối rất nhanh. Bữa trưa đơn giản với thịt gà rang, trứng luộc, cơm nắm, xôi ngũ sắc, dưa chuột và chuối được chúng tôi đánh bay, giải quyết gọn gẽ và nhanh chóng. Ngay sau đó, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình của mình, với áp lực về thời gian thúc giục phía sau.

Đoạn đường từ 2.200m lên 2.800m thực sự khiến chúng tôi bị sốc. Chúng tôi phải đi qua những đoạn vách đá bị cây chắn ngang, cheo leo hiểm trở. Chỉ cần sơ sảy trượt chân, chuyến đi này sẽ vĩnh viễn thành chuyến đi cuối cùng trong cuộc đời, và tên chúng tôi sẽ được xướng trên báo đài, chúng tôi sẽ trở thành người quá cố nổi tiếng bất đắc dĩ…

May mắn là đã không có bất trắc gì xảy ra. Điểm dừng chân tại 2.800m được chào đón chúng tôi một cách thuận lợi cả về thời gian và sự an toàn. Nhưng những hạt sạn trong chuyến đi cũng bắt đầu từ đây. Vì số phòng ngủ trong nhà có hạn, mọi người bắt đầu đố kỵ, tranh giành, mâu thuẫn lẫn nhau. Sự ồn ào của các phòng trong thời gian ngủ của mọi người cũng đã khiến một số thành viên nổi khùng, gây hấn, dọa nạt đánh nhau. Tuy cuối cùng mọi việc cũng được giải quyết êm xuôi và chúng tôi được ngủ một giấc yên lành đến sáng, nhưng rõ ràng những việc đó đã khiến mọi người thêm phần ức chế, và hình thành bóng đen không đáng có giữa những điều tốt đẹp.

Ở chặng cuối của cuộc hành trình, con đường còn đáng sợ hơn trước gấp nhiều lần. Có hẳn một quả núi để mọi người vượt qua. Ngoảnh đầu nhìn lại, ai cũng khiếp đảm khi nhìn thấy những con người bé xíu đang cố gắng vượt qua đoạn đường đó. Lại có những đoạn dốc thẳng đứng, cách duy nhất để lên là bám vào dây và leo như những nhà leo núi chuyên nghiệp thực thụ. Rồi có những đoạn dốc đất thoai thoải lèn lẫn đất đá, chúng tôi vừa bò vừa lo một hòn đá vui tính nào đó sẽ tìm đúng đầu mình mà đáp xuống. Nhưng sau tất cả những khó khăn đó, cuối cùng chúng tôi cũng lên tới đỉnh.

Cảm giác đầu tiên của tôi là choáng ngợp vì… người quá đông. Phải nói rằng tôi đã thất vọng rất nhiều chút chứ không phải đôi chút. Tôi không hề có cảm giác mình là người chiến thắng khi đứng giữa gần trăm con người đang chen chúc, tranh giành nhau để chụp với cái chóp kim loại huyền thoại, và càng không có được sự yên tĩnh mong mỏi bấy lâu. Phải khó khăn và mất thời gian lắm, tôi mới tìm được vài chỗ vắng người để lưu lại cho mình những tấm ảnh kỷ niệm hiếm hoi.

Hành trình chinh phục đỉnh Fansipan đã giúp tôi tỉnh mộng.

Trưởng thành

Sau những giấc mơ đẹp đẽ và những hòn đá tảng đè bẹp giấc mơ đó, tôi vẫn thấy rằng mình đã thu được khá nhiều điều đáng yêu: Những porter tận tâm, nhiệt tình, luôn theo sát đoàn để chắc chắn rằng không có ai trở thành nhân vật đi lạc thứ hai trên đường chinh phục đỉnh Fansipan; những người bạn vui tính, hài hước, thân thiện từ khắp mọi miền Tổ quốc; anh tour guide vô cùng đẹp trai, nam tính, giỏi giang hiểu biết; phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và biển mây đúng như mong đợi; và vô số những điều nho nhỏ nhặt nhạnh từ chuyến đi…

Nhưng thứ đáng giá hơn cả mà tôi thu được, đó chính là sự TRƯỞNG THÀNH. Sau khi hoàn tất chuyến đi (cả lên và xuống), tôi hiểu rằng chiến thắng không phải là khi ta đứng trên đỉnh, mà là khi đã trải qua tất cả và hoàn thiện điều mình mong mỏi một cách trọn vẹn. Thành công không phải là khi đến đích mà là cả một quá trình với sự nỗ lực không ngừng nghỉ.

Thành công mà tôi có được giúp tôi thay đổi hoàn toàn suy nghĩ, tự tin rằng mình có thể làm được mọi thứ và sẵn sàng đương đầu cho bất kỳ điều gì sắp tới. Chỉ cần cố gắng, tôi sẽ làm được.

Niềm vui không ít, thất vọng cũng nhiều, nhưng đó là một hành trình đáng giá. Và bất cứ cuộc hành trình nào cũng đều đáng giá cả. Cho sự trưởng thành, lớn lên từng ngày của mỗi chúng ta.

Tôi tin như vậy.

Chỉ cần không thẹn với lương tâm là được?

49
Featured image: Elena

 

 

Đọc nhiều bài viết cũng như comment trên các trang mạng, tôi chợt nhận ra một điều, đó là có quá ít người tin vào những điều tốt đẹp. Hầu như tất cả họ được chia làm 2 phía, phía A thì mang trong mình những quan niệm áp đặt chủ quan, Phía B thì mang những quan niệm của sự hoài nghi đối lập. Với tôi cả 2 đều cực đoan như nhau.

Cái gì là tốt, cái gì là xấu thường rất khó phân định, tốt – xấu phụ thuộc hoàn cảnh mà nó sinh ra, những ai hiểu biết thì thấy rằng không có một quy luật bất biến cho những vấn đề đạo đức, nhưng ở mặt nào đó ta phải biết tốt là tốt và xấu là xấu. Không thể vì một hành động tốt tạo ra cái xấu trong vài hoàn cảnh đặt biệt thì phủ nhận hoàn toàn giá trị của nó.

Ngày nay ai ai cũng bảo nhau đạo đức của xã hội bị suy đồi một cách nghiêm trọng, điều đó đúng hay không? Nếu đúng thì vì sao? Hiện tượng này diễn ra vì người ta đã hiểu những giá trị đạo đức một cách lệch lạc, chỉ nhìn được bề ngoài bóng bẩy của nó, chỉ biết ôm cái hình thức làm lẽ sống trong khi nội dung cốt lõi bên trong thì bỏ mất. Nó thể hiện sự ngây thơ trong suy nghĩ, thể hiện sự tham lam ích kỷ được bảo vệ và dung dưỡng bởi sự giả tạo. Vì để có được hình thức thì quá dễ dàng trong khi sống theo nội dung thì đòi hỏi rất nhiều sự hy sinh của cái tôi mỗi người.

Chính thói sống giả tạo đã làm cho giá trị thật sự của điều tốt bị giảm đi một cách nghiêm trọng. Rất nhiều người cùng nhau hô hào “chung tay xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp là thể hiện lòng yêu nước” nhưng ta đã thấy gì qua những hành động của họ? không gì cả! Việc họ nói mà không làm khiến cho rất nhiều người trẻ “nhận ra” rằng “lòng yêu nước chẳng có ý nghĩa gì cả, chỉ là sự hô hào để tìm cách lợi dụng ta”. Cũng tương tự như vậy, sự hoài nghi về những giá trị tốt đẹp ngày càng lớn dần khi chỉ thấy chúng qua môi miệng.

Dạo này trên Triết Học Đường Phố có khá nhiều bài viết nhằm đạp đổ mọi quy tắc và luật lệ của con người, họ chê bai những ai giảng giải về sự tốt đẹp, họ gọi những cái đó là giáo điều, là những tư tưởng mà con người nghĩ ra để áp đặt lên họ. Họ muốn tự do và nói rằng ” chỉ cần không thẹn với lương tâm là được!”. Nhưng tôi rất muốn hỏi lương tâm là cái chi chi? Nếu một con người không có sự phân định tốt xấu rõ ràng thì làm gì có cái gọi là lương tâm? Lương tâm đó giờ đây có khác nào cái tôi ích kỷ của mỗi người? Vậy thì những tuyên bố hùng hồn đó phải chăng chỉ là ngụy biện?

Càng viết tôi càng buồn cho nền giáo dục của chúng ta, nền giáo dục này không hề cho ta một sự dẫn dắt cần có, mỗi người muốn đi lên cao phải tự mò mẫm. Không hề có một hệ thống hoàn chỉnh để có thể suy xét thấu đáo những tư tưởng mà ta vô tình lượm lặt ở đâu đó. Nhiều người quơ được vài cuốn của Nietzsche rằng “triết học đã chết” thì họ cũng nghĩ “ừ! triết học đã chết”, trong khi bản thân lại chẳng biết bao nhiêu về triết học cả. Rồi vài người có tư tưởng tự do, đả phá những luật lệ thì lại gắn họ với Krishnamurti.

Rất nhiều người không biết rằng để thật sự hiểu những tư tưởng cao vời đó thì ta cần phải bước lên từng bậc trên con đường tri thức. Nếu ở hiện tại, ta tin những tư tưởng đó một cách mù quáng và làm theo thì lấy đâu ra con đường để mà tiến lên cao hơn nữa? Tự do là không thành kiến chứ không phải là phá bỏ hay xem thường tất cả mọi tư tưởng. Con đường mà những người vĩ đại đi qua đều chỉ có một, đó là tri thức. Kể cả của chính những người phủ định tri thức đó. Để nhận định một tư tưởng là đúng hay sai thì trước tiên điều ta cần phải có là sự hiểu biết.

Giống như câu chuyện về anh chàng bị lừa mua Iphone 6, vấn đề đặt ra là hành động của anh ta có làm nhục quốc thể hay không? Theo tôi là có, đơn giản vì ta có thể nhìn vào hành động của một cá nhân để đánh giá cả một tập thể dù rằng đánh giá đó có thể chưa chính xác. Nhưng qua những bài chỉ trích, cho thấy là nhiều người quá đề cao sĩ diện của dân tộc. Và để phản bác thì người ta lại đi đến một thái cực khác là tầm thường hóa hành động đớn hèn đó.

Nếu bạn là người bị lừa số tiền thì bạn có quỳ xuống lạy lục van xin trả lại? Hành động ấy có đáng xấu hổ và bị chê trách không? Nếu ta không phê phán thì khả năng trong tương lai sẽ còn vô số những hành động tương tự như thế. Chỉ trích hay bao che thì dễ nhưng để có một cái nhìn đúng đắn thì lại rất khó. Và cũng từ câu chuyện trên mà ta nhận được một bài học sâu sắc của những người bạn Singapore.

Cuối bài, tôi chỉ có vài lời khuyên cho các bạn và cho chính tôi: Trước khi phủ định giá trị của một tư tưởng hãy tự hỏi là mình đã hiểu sâu sắc về nó hay chưa? Trước khi tin tưởng hoàn toàn vào một tư tưởng thì hãy tự hỏi có khi nào tư tưởng đó đang vuốt ve cái tôi ích kỷ của mình không? Tư tưởng đó có đang biến ta thành một con người bảo thủ và thành kiến? Và quan trọng nhất, phải luôn nhớ rằng ta bị giới hạn trong chính nền giáo dục dạy ta khôn lớn, vì vậy hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra một kết luận cuối cùng về những điều mà ta không biết. Đó là sự đòi hỏi của tính đa chiều trong học hỏi và suy nghĩ.

Mắt Đời

Làm một việc tàn nhẫn

33
Featured image: spacenaftalina

Con người, rặt một tuồng hoang tưởng

Người, thực vật, động vật, vi khuẩn, hay các thể loại lúc nhúc nheo nhóc bé tí xíu khác,…cũng đều chỉ là một những siêu vi hạt nhỏ nhoi trong dòng chuyển động chung của năng lượng vũ trụ. Nói trắng ra thì tụi mình không là cái gì hết đó mấy dân chơi Las Vegas (không biết dùng danh xưng nào cho hợp, thấy mấy bạn nhiệt quá nên mình gọi vậy. Mình lơ ngơ đó giờ, nếu mấy bạn không thích thì bỏ qua đừng chấp phí công).

Tụi mình đừng tự cho bản thân cái quyền ảo tưởng sức mạnh nữa. Khi chính bạn còn không biết bạn có sức mạnh hay không (nếu có thì nó ở đâu, làm sao để khai phá nó) thì việc bạn tự hào khi nghĩ mình là con người – giống loài mạnh và thông minh bậc nhất đang thống trị hành tinh này nghe mắc cười lắm. Đã bao giờ bạn nghĩ thứ sức mạnh mà bạn và họ nói đến thực chất chỉ là nguồn năng lượng tự nhiên có sẵn bên trong mỗi cá thể? Nguồn năng lượng tự nhiên mạnh mẽ đó bất kì người nào, con nào, hay cái cây nào cũng đều có hết chứ không riêng biệt ưu ái.

Có thể tụi mình đều là siêu nhân hết trơn luôn đó nhưng không biết cách khai phá và điều khiển năng lượng thì tụi mình chỉ là đám người vô dụng thích hóa trang thành siêu nhân nhưng thậm chí còn không có nổi một bộ đồ siêu nhân tử tế để mặc cho ra dáng. Sẵn tiện, tụi anh hùng Marvel không ai bị phì lũ hết mà tạo hình rất hoàn hảo và siêu việt (chắc mấy bạn hiểu ý mình). Kiểu như tụi mình ảo tưởng, nửa mùa và màu mè dữ thần lắm. Biết đâu tụi mình nhảm tới mức đám động vật, thực vật khoan dung độ lượng chẳng thèm để ý, chấp nhặt làm chi cho mệt. Đâu có gì đáng tự hào mà mấy bạn lại lồng lộn lên đắc ý một cách thái quá cứ như vừa uống xong hai viên GHB trong câu lạc bộ thoát y nóng bỏng tại Las Vegas?

Mình cũng là con người, nhưng mình ghê sợ con người

Nếu chúng ta cùng nhắm mắt lại….mấy bạn có cảm nhận được gì không? Có ngửi được mùi tanh tưởi, có đang nhìn thấy những lời giả dối ứa tràn chảy khỏi khuôn miệng bọn họ, có nghe tiếng khóc ám ảnh vọng ra từ thiên nhiên đại ngàn? Mình không chắc liệu mấy bạn có nghe và thấy được những điều đó, một sự không chắc chắn rất đáng buồn. Bạn có đang ngạt thở? Ý mình là bạn có thực sự hô hấp một cách trọn vẹn nhất? Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng góp cơm thổi gạo ở đây nhưng còn thêm nhiều điều khác để nói. Từ lâu mình luôn cảm thấy ngạt thở, một phần do van tim của mình be bé xinh xinh (cái gì nhỏ cũng dễ thương mà đúng hông, nói đúng cho mình vui đi). Nguyên nhân lớn nhất mình không thể hô hấp đầy đủ là do mình phát bệnh với bầu không khí bệnh hoạn này và cũng phát bệnh với sự giả dối của loài người.

Sự dối trá, ích kỉ, xấu xa, đồi bại, tham vọng chiếm hữu, cuồng vọng thao túng thời cuộc,…tất cả các thứ chết tiệt đó được phù phép để trở nên thật đẹp đẽ, được thực thi bởi bạo lực và bằng mọi thủ đoạn.

Sự dơ bẩn hòa quyện lại tạo thành một bầu không khí quánh đặc và sặc sụa mùi hôi thối kinh tởm. Khi trong tâm trí ai đó nhen nhóm khởi phát một ý nghĩ xấu xí, nó được nuôi nấng, tâng tiu chiều chuộng lớn dần lên từng ngày. Đến một lúc tự khắc nó vỡ bục ra lây lan với tốc độ nhanh đến mức không một căn dịch bệnh quái gở nào trên hành tinh này có thể sánh kịp. Điều đáng nói ở đây nạn nhân bị lây lan đầu tiên lại chính là bầu khí quyển của chúng ta (có thể hiểu nghĩa bóng là bầu trời tâm thức). Hàng cơ số những ý nghĩ nhơ nhuốc đan cài làm bầu khí quyển giờ đây không thể gánh chịu nổi sức nặng nữa.

Theo quy luật tự nhiên, các ý nghĩ gớm ghiếc đó bão hòa rồi ngưng tụ lại thành từng mớ bùi nhùi trươn phình và chúng bắt đầu rơi rụng ngược xuống tâm trí của con người. Nhưng lần trở lại này chúng càng dơ bẩn hơn gấp hàng tỉ lần và cứ theo chu trình khép kín như thế, cái nhơ nhuốc đã ăn sâu vào tâm thức nhân loại. Ít nhất chúng đã khiến cho con người phần nào tin rằng đó chính là bản năng.

Con người là loài sinh vật sợ cô đơn bậc nhất, họ sợ bị nỗi cô đơn nuốt chửng khi phải độc bước trên hành trình của đời mình. Họ luôn khao khát có một người bạn đồng hành, một kẻ đồng lõa, bất kì ai. Nếu chiếc kim la bàn tâm thức của một người bị lệch lạc bởi những ý nghĩ xấu xa của họ thì chẳng sao cả đâu. Họ sẽ dùng món quà đầy ưu ái nhưng cũng thật bất công là “ý thức” mà tạo hóa đã ban tặng để tìm mọi cách cố bẻ cong cho bằng được chiếc kim la bàn tâm thức của những kẻ khác. Đám người đó đi cùng một hướng, có cùng những suy nghĩ nhơ nhuốc giống nhau, họ gật gù tán thưởng lẫn nhau và ôm nhau nhảy xuống cái vực thẳm nhơ nhuốc của tâm thức nhân loại.

Mọi thứ xung quanh chúng ta không có gì hoàn toàn là thật vì bằng cách này hay cách khác, sự thật đã bị bóp méo thành một thứ quá xa lạ so với bản thể thuần nguyên ban đầu. Ví dụ đơn giản và gần gũi nhất là những thể chế chính quyền đang phủ chụp toàn bộ hành tinh này. Thoạt đầu mọi người gật gù nghĩ thật là tuyệt khi tất cả công dân trên hành tinh này đều cầm trên tay một “phiếu bảo đảm” về mọi mặt của đời sống. Lầm to rồi, không có gì lý tưởng như vậy đâu mấy cưng ơi. Đó đích thực là những con quỷ cuồng loạn đói khát sẽ hút cạn máu của tụi mình theo vô số cách thức đê hèn nhất được trá hình dưới lớp vỏ bọc nhân đạo ngọt ngào.

Làm sao mấy bạn tưởng tượng ra được điều đó để quyết tâm tìm hiểu sự thật khi mà còn đang bận thụ hưởng sự ban phát trong vòng vây thao túng của bọn họ. Nè, tự nhiên bất thình lình một ngày đẹp trời mình dùng vũ lực hay thủ đoạn đê hèn nào đó cưỡng ép bạn mỗi tuần phải nộp cho mình 10 viên kẹo và mình hứa hẹn với bạn trăng sao đủ điều. Mình bảo vì mình lo lắng, quan tâm bạn nên mình mới lấy 10 viên kẹo của bạn để phục vụ cho nghĩa cử cao đẹp là bảo vệ bạn khỏi nguy cơ chết vì đói, bệnh tật, thế lực xấu, bất công,… Bạn sẽ là một người hạnh phúc, bụng luôn no, cơ thể luôn ấm, có một nơi chốn để đi đi về về.

Nhưng sự thật mình chi ra cho bạn bao nhiêu viên kẹo thì chỉ có cái bao tử của mình mới biết. Giỡn hả dân chơi, làm cái mèo gì huề? Nghĩ cũng lạ, hầu hết chúng ta đều không tự tin vào khả năng tự kiểm soát bản thân nên mới cậy nhờ chính phủ kiểm soát dùm. Tự hạ thấp bản thân và thỏa hiệp với cái gọng kìm thì bây giờ còn than trời trách đất làm chi. Đó chỉ là một ví dụ điển hình nhỏ xíu để thấy sự dối trá dàn trải khắp mọi ngóc ngách trên hành tinh này.

Vũ trụ bao la vô tận ở ngay trong tâm trí bạn. Bạn mới chính là nhà kiến tạo tài ba và vĩ đại nhất chứ không phải ai khác

Mình nghĩ cái số đen như nhọ nồi của mình tính ra cũng còn may mắn. Trong những ngày cùng cực nhất, mình hầu như không còn một chút hy vọng hay động lực. Mình nằm bẹp dí một chỗ ngày này qua ngày khác, chẳng buồn ăn uống hay làm bất cứ điều gì. Ý nghĩ tự sát chưa bao giờ hiện hữu mãnh liệt như vậy, thậm chí mình có thể đặt bàn tay lên sờ nó. Một đêm mình bật khóc, mười chín năm sống trên đời chưa bao giờ mình khóc tức tưởi và quằn quại như lúc đó (hên không có ai quay phim lại đăng lên Youtube). Mình khá mệt mỏi nên đã ngủ thiếp đi, giấc ngủ đầu tiên sau ba ngày liên tiếp không chợp mắt. Rồi mình bắt đầu chu du vào giấc mơ.…

Mình đang đứng ngấp nghé sát mép vực thẳm trong tư thế rất dè dặt và không kém phần kì quặc. Cách mình khoảng nửa bàn tay là một vực thẳm sâu ngút phả lên mùi hôi thối nồng nặc khiến mình gần như không thở được. Phía bên trái mình có một người chậm rãi tiến tới mép vực, chân bước thẳng và điểm nhìn của cặp đồng tử quăng vào trong vô định. Anh ta chẳng thèm để ý phía trước là gì và cứ thế bước xuống, chính xác là bước hụt chân rồi rơi lọt thõm xuống cái vực chết tiệt đó với phong thái bất cần không thèm kêu la tiếng nào. Đồng tử mình hơi giãn, mình thầm nghĩ “wor…thật là ngầu!”

Tất nhiên mình không chơi dại như thằng cha đó. Mình đứng ngẩn tò te hồi lâu không hiểu chuyện gì đang xảy ra và mình đứng đó để làm gì. Rồi bất giác sau lưng mình có gì đó chạm vào, mình dám chắc nó không phải là một cá thể, nó như một dòng năng lượng. Phải, cú chạm từ một dòng năng lượng. Cú chạm quá đỗi dịu dàng cho mình cảm giác vô cùng dễ chịu, mình quên mất cái vực thẳm quái đản kia và xoay người lại bước theo phía hơi ấm lan tỏa. Đi được một quãng thì trên đầu mình hiện ra một vùng trời, trông nó dơ bẩn không khác gì phiên bản thứ hai của cái vực ban nãy, mà hình như nó còn bốc mùi hôi nữa. Mình đang chăm chú quan sát thì bỗng vòm trời lóe bừng lên một tia sáng bé tí hin, tia sáng lấp ló ẩn hiện sau mớ bùi nhùi ghê rợn. Mình cứ mải mê chạy đuổi theo tia sáng nhỏ như đầu kim đó tới khi tỉnh giấc vào trưa ngày hôm sau….

Có cảm tưởng mọi thứ đã được sắp xếp để mình nằm đây, ngay khoảnh khắc hiện tại này, nghĩ về một điểm sáng êm dịu ló rạng trong tâm trí. Và nhận ra tất cả mọi thứ đều bắt nguồn từ ánh sáng. Cái nhận thức rõ mồn một về những cú chạm mơ hồ trong sâu thẳm từ rất lâu trước. Thứ ánh sáng dịu dàng, chan chứa nhưng mãnh liệt và tàn nhẫn đến độ không chút ngần ngại phá nát tan vòm trời u minh đang nhuốm màu vô vọng. Kết thúc để tái kiến tạo.

Vũ trụ thực sự nằm ở trong đầu chúng ta

Hãy nói với bản thân rằng bạn là nhà kiến tạo vĩ đại nhất và bắt tay vào làm một việc vô cùng tàn nhẫn – kết thúc để tái kiến tạo vũ trụ của chính bạn. Mọi thứ đều có thể, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt nhất. Ví dụ như bớt ăn lại, dù năng lượng trong cơ thể bạn có uyển chuyển như một vũ công Ballet tài ba thì bạn cũng không thể nào khỏe mạnh và đi đứng uyển chuyển trong cái cơ thể kích cỡ XXXXL. Mình không có ý đả kích ai, mình mong các bạn thật khỏe mạnh để luôn giữ được tâm trí sáng suốt mà đi đúng hướng. Và nên nghĩ kĩ trước khi ăn vì bạn đang ăn sinh mạng của những loài khác để tồn tại, đừng bao giờ bỏ mứa khi ăn và giết chóc khi không thực sự đói. Quy luật của tự nhiên: “Không bao giờ giết chóc khi không thực sự đói.” Nhớ nha.

Cảm ơn mọi người đã dành thời gian quý báu để đọc những dòng chữ lan man này. Rất vui nếu ngày mai bạn ăn ít lại, nghĩ kĩ trước khi ăn, không lấy nhiều thức ăn hơn nhu cầu để bỏ mứa, ngủ thật sâu, không thỏa hiệp với bất kì chiếc gọng kìm nào, tìm hiểu những điều chưa từng biết, suy nghĩ xa rộng,…Hẹn gặp bạn ở đó, bãi cỏ xanh mượt có mấy con cào cào nhảy lóc chóc (chứ không phải ở một câu lạc bộ thoát y để “quậy” banh nhà lồng khi vừa nốc xong GHB, cocaine hay những thứ chất nguy hiểm làm hưng phấn tức thời và gây nghiện hoặc bất kì nơi nào đại loại). Ai mà cấm dân chơi trở thành một nhà kiến tạo kiệt xuất? Cùng tái kiến tạo nên những điều tốt đẹp hơn, bằng một thần thái chơi bời nhất!

 

Lục Lạc

Iphone 6 làm nhục quốc thể

107
Photo: THE NEW PAPER

 

 

Đó là cách rất nhiều người nói đến anh Pham Van Thoai nào đó, đã khóc và quỳ trước một cửa hàng bán iPhone tại Singapore.

“Quỳ gối khóc lóc là đáng xấu hổ, quá nhục cho Việt Nam”

Luồng ý kiến này phổ biến quá. Nên giờ mình thử theo dõi lại: Công an phát tờ rơi cảnh báo cướp cho du khách, do chưa giỏi ngoại ngữ nên viết sai chính tả: Làm nhục mặt Việt Nam trước thế giới. Du khách nước ngoài bị cướp móc sạch túi, đang bán postcard kiếm tiền đi về: Kinh tởm quá, rồi ai dám đến Việt Nam du lịch nữa? Chặt chém tại Hạ Long, mua con cá giá 1,2 triệu, du khách ngoại kinh hãi – cũng nhục Việt Nam luôn. Cuối cùng, vậy thì cái gì có thể khiến cho Việt Nam khỏi… nhục?

Anh mua iPhone tự bỏ số tiền anh kiếm được ra mua. Trong bài báo ở Singapore có ghi rõ ảnh làm công nhân, lương có 200 đô thôi, nên mất nhiều tiền vậy thì… Xin nói thêm, quốc thể không tặng anh thêm 1 đô la nào để mua iPhone. Tiền này công sức ảnh làm ra, muốn mua quà cho bạn gái. Quốc thể chắc cũng không được ảnh tặng iPhone. Vậy quốc thể là cái gì, có ăn được không? – Hay quốc thể có khuyến mãi ảnh thêm gói bảo hiểm 1 năm 1500 đô để ảnh xách iPhone về an toàn không?

Kết quả là không. Danh dự quốc gia không cho ảnh tiền mua iPhone, nó cũng không hề bảo vệ ảnh khi ảnh bị mất tiền. Xong vì ảnh làm ra tiền bằng mồ hôi nước mắt, ảnh khóc, thì hàng ngàn người bảo ảnh làm nhục quốc thể. Thật là sang trọng quá!

Mấy bạn sĩ diện quốc gia à, để tui nói cho mấy bạn nghe nè. Không cần tới Hạ Long mới có cá bán 1,2 triệu nha, ở Singapore cũng có 1 cửa hàng điện thoại dụ anh khách mù tiếng Anh ký vô hợp đồng bảo hiểm đó. Mấy bạn thấy hem?

Cũng không cần tới Sài Gòn vô phố Phạm Ngũ Lão mới thấy tờ rơi viết sai chính tả nha. Mấy bạn thử đi qua Lào, Thái, Campuchia, Malaysia đi, quốc gia nào ko nói tiếng Anh như ngôn ngữ chính cũng “có quyền” không được giỏi tiếng Anh lắm, viết sai cũng lung tung đó. Sao mấy bạn tự dưng gom tiếng Anh vô quốc thể, danh dự quốc gia làm cái gì vậy? – Bộ không có ai thấy là mấy năm trước chả có con gì đi phát tờ rơi cảnh báo cướp, nay mấy bạn công an đã làm việc mấy bạn ấy cần làm, và làm đúng – ít ra là đứa du khách cầm tờ giấy sai chánh tả đó cũng biết có cướp mà! – Mấy bạn sĩ diện quốc gia có đứa nào viết tờ rơi tiếng Anh đúng chính tả viết văn hay chữ tốt đem tặng cho du khách không?

Bạn trai nào anh hùng, có thể cười chê anh Pham Van Thoai kia yếu đuối quá, khóc trước phụ nữ kìa. Mấy bạn gái nào dịu dàng, có thể nghĩ hóa ra có anh chàng thương cô người yêu vậy, chưa giàu lắm mà chiều bạn gái ghê. Chứ còn vui lòng đừng có đem cái quốc thể kinh tởm mắc ói của mấy bạn ra để sỉ nhục một người Việt gặp một chuyện rắc rối ở nước ngoài. Chuyện đó không có khiến người Việt Nam bự thêm, bằng cách sỉ nhục những người Việt Nam khác. Nhớ nha, quốc thể không có đóng góp tiền mua iPhone 6 đâu!

Tại sao họ chửi vậy?

Vì sao người ta thích gầm lên như vậy với những chuyện “danh dự quốc gia” như vậy?

Trong xã hội nào mà gương mặt của một người, hầu hết thể hiện ra ngoài bằng sĩ diện, thì vô hình chung, họ cho rằng tất cả những gì có liên quan đến sĩ diện, đều dính miếng đến họ. Anh ta quỳ xuống – anh ta là người Việt – anh ta làm mất mặt họ! – Những kẻ này chẳng có gì đeo lên mặt cho đẹp, ngoài cái mác “người Việt tự hào” nên thấy đứa nào trót dại quá, liền đẩy nó ra làm nỗi nhục, để mình khỏi mất mặt, dơ mặt.

Hành vi quỳ khóc được những kẻ đeo mặt nạ lập tức gọi tên là “lòng tự hào dân tộc” – dù thứ lòng này không ăn được nhưng lòng heo chiên giòn hay lòng gà xào mướp. Nhưng thôi, tự hào là phải chửi.

Thay vì nhìn nhận mọi chuyện một cách bình thường như anh Gabriel nào đó đang đi kêu gọi donate 1 USD cho bạn Pham Van Thoai có iPhone – nghĩa là cửa hàng bán máy cũng sai, chứ không phải chỉ có anh Pham van Thoai sai, họ nổi cáu và chửi anh. Họ chửi anh này nghèo mà đua đòi (nghèo mà, dám mua iPhone 6, cho mày chết). Vậy là một người ít tiền, nhờ tiết kiệm, cũng không nên có quyền mua iPhone 6 – thật là đáng chết!

Họ chửi anh này ngu, ngu mới ký vô hợp đồng, dốt tiếng Anh mà bày đặt mua iPhone 6. Vậy là nếu một người không đủ năng lực ngôn ngữ, họ không nên có quyền mua điện thoại, dù có để dành đủ tiền. Rõ ràng cái cửa hàng đó đã “dụ” 1 người nói tiếng Anh không rành (chắc chắn chuyện này sẽ thể hiện qua việc anh giao tiếp tại cửa hàng) ký vào một hợp đồng – trong khi đó không có đủ năng lực với ngôn ngữ cũng tạo ra rào cản để anh tự bảo vệ quyền lợi của mình. Nhưng dốt tiếng Anh thật là đáng chửi, anh mua iPhone này khá giống cô Lý Nhã Kỳ, trót nói tiếng Anh hơi dở, nên bị cả một quốc gia chửi là ngu.

Họ chửi anh này đua đòi, trai gì mà sĩ hão, ngu, mua iPhone tặng gái chi rồi quỳ cho nhục. – Vậy là đàn ông có đủ tiền mua điện thoại tặng bạn gái thì là ngu. Vậy mua iPhone tặng vợ mới là ko ngu, còn tặng bạn gái là ngu. Vậy đó.

Thay vì nhìn và nhận xét mọi chuyện một cách rõ ràng, cảm thấy đáng lo ngại cho việc đi nước ngoài mua iPhone hay cảnh báo mọi người cần cẩn thận khi mua máy ở cửa hàng kia, họ chỉ xoáy vô chửi cho đã miệng, cười cho sướng với anh nạn nhân đã làm ra tiền bằng sức lao động của mình và muốn tặng điện thoại cho bạn.

Đó là một nỗi nhục quốc thể.

Khải Đơn

5 bộ phim đáng xem (phần 2)

22
Featured image: Ảnh trong phim  Devil’s Advocate

Danh Sách Của Schindler – Schindler’s List (1993)

Bạn nên xem phim này để hiểu được chiến tranh tàn khốc như thế nào, trong sự loạn lạc đó ta thấy mạng sống con người trở nên rẻ mạt. Xác người chất thành đống, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ, đàn ông nằm chồng lên nhau. Tất cả họ được chôn tập thể trong những hố lớn, người ta dùng xe ủi để ủi họ xuống và lấp đất lại. Xem phim này bạn mới thật sự hiểu giá trị lớn lao của câu nói mà bạn vẫn thường nghe: “Vì hòa bình thế giới.”

Con người trong chiến tranh chẳng thể giữ được gì dù là kẻ thủ ác hay nạn nhân. Khi ấy lý tưởng không còn ý nghĩa gì nữa, chỉ có lòng căm thù và sự tàn nhẫn. Vị chỉ huy của Phát Xít ở trại tập trung giết người khi nóng giận hay khi buồn chán muốn tìm một thú vui, đôi khi chẳng vì lý do gì cả. Và cũng chính trong chiến tranh ta mới hiểu được một con người có trái tim nhân ái là quý giá đến thế nào. Có thể chúng ta sống cả đời mà chưa cứu được ai, trong khi Ngài Schindler đã cứu khoản 1200 người Do Thái, (3 triệu tương đương 90% người Do Thái sống tại Ba Lan bị sát hại).

Hình ảnh cô bé mặc áo khoát đỏ đi lạc giữa dòng người khiến trong tôi dâng lên một nỗi đau đớn khôn cùng. Nỗi đau này giống như lúc tôi cảm nhận lời bài hát Comme Toi: Giống như em! giống như em! giống như em!

Luật Sư Của Quỷ – The Devil’s Advocate (1997)

Khi bạn đọc một bản tin về những kẻ giết người, bạn khinh bỉ họ, bạn cười chê họ. Nhưng bạn có nghĩ một ngày nào đó bạn sẽ giống như họ không? Chắc chắn câu trả lời sẽ là không! Không bao giờ. Nhưng bộ phim này sẽ nói với bạn là có, có thể tương lai bạn sẽ thành một người như vậy. 10 hay 20 năm trước, những kẻ giết người đó cũng nghĩ như bạn lúc này, thế mà nhiều năm sau họ lại trở thành kẻ độc ác – một điều mà họ không bao giờ ngờ tới.

Cuộc sống không giống như một vực thẳm để người ta từ trên cao nhảy xuống, nó là một con đường gồm nhiều bậc thang, trên con đường đó người ta bước lên hoặc xuống theo từng nất nhỏ mà không hề biết. Sẽ có vài người cứ bước xuống, bước xuống… và cuối cùng chạm đáy vực thẳm. Mà trong cuộc sống thì chẳng ai có thể quay lại những gì đã qua. Vì vậy bạn hãy luôn chú ý bước chân mình, đừng vì lơ là mà đánh mất chính mình vào ngày nào đó.

Cyrano de Bergerac (1990)

Đây có thể nói là bộ phim hay nhất về tình yêu mà tôi từng xem. Bộ phim được phát trên VTV1 khi tôi còn niên thiếu, và trong nhiều năm sau đó tôi luôn muốn tìm xem lại nhưng không được, vì trên Youtube chỉ có bản phụ đề tiếng Anh (tôi hận mình vì không chăm học môn này). Ai giỏi tiếng Anh hãy xem phim này để biết những áng thơ tình bất hủ là như thế nào.

Người ta có rất nhiều định nghĩa về tình yêu nhưng nếu ai nhìn kỹ sẽ thấy rằng tình yêu sẽ đi từ cảm xúc đến tâm hồn. Lúc này đây ta yêu một người vì vẻ bề ngoài của họ, rồi thời gian trôi qua, chính tâm hồn đó mới là nguồn sống của ta. Dù nhan sắc có tàn phai, dù sóng gió cuộc đời có thể tạo ra những vết sẹo trên thân xác thì ta vẫn yêu con người đó vì vẻ đẹp nơi tâm hồn. Nhưng sẽ rất đau đớn nếu ta nhận ra điều đó quá muộn màng.

Dạo Bước Trên Mây – A Walk In The Clouds (1995)

Bạn là một người có những dự định trong tương lai? có một người yêu đang mong đợi ở quê nhà? Nhưng sẽ có một lúc nào đó bạn sẽ lạc bước vào chốn nào đó, tại nơi ấy bạn nhìn thấy được tình yêu, hạnh phúc và tương lai. Dù rằng có thể nó thật trớ trêu và như đang đùa bỡn với chính mình.

Đây là một bộ phim tình cảm nhẹ nhàn nhưng sâu lắng, trong phim là những mong ước giản đơn mà mỗi người chúng ta luôn chờ đợi. Đôi khi cơ hội chỉ đến một lần duy nhất, vì vậy hãy nhớ nắm bắt cho thật chặt.

100 Girls (2000)

Thật lạ khi một bộ phim dành cho thanh thiếu niên lại có trong danh sách 10 phim hay của tôi. Đơn giản vì trong đó tôi thấy được một sự đồng cảm sâu sắc cho tuổi mới lớn của mình. Việt Nam chúng ta thiếu rất nhiều những bộ phim hoặc những bài học về giới tính một cách gần gũi và tâm lý, trong phim có rất nhiều những nhận định khiến bạn cảm thấy kinh ngạc.

Tuy nhiên cảnh báo trước là phim không phù hợp với những ai có cái nhìn bảo thủ về giới tính. Những bộ phim thế này thường tạo ra 2 cái nhìn khác nhau về nội dung của nó. Nếu bạn là một người chú trọng vấn đề nội dung và diễn biến tâm lý thì bạn sẽ thấy được giá trị của nó. Còn nếu bạn là một người mà người ta thường gọi là “ham hố” thì bạn chỉ thấy được những vấn đề về giới tính thôi. Vì sao tôi nói vậy? Vì khi tôi mở cho những người bạn của tôi xem thì họ chỉ chú ý đến những điểm rất đáng chú ý nhưng lại không nên chú ý nếu muốn hiểu bộ phim này.

*************

Sẽ không có phần 3 để giới thiệu phim. Tuy nhiên nếu bạn muốn xem những phim hay thì có thể tham khảo top 100 phim trên IMDB.

Chúc các bạn xem phim vui vẻ.

 

Mắt Đời

Thị trường và đạo đức (kỳ 14)

0

 

Temba A. Nolutshungu – Tự do chính trị cùng với tự do kinh tế làm cho những điều kì diệu của con người sinh sôi nảy nở

Trong tiểu luận này nhà kinh tế học Nam Phi, Temba A. Nolutshungu, rút từ lịch sử gần đây của đất nước ông sự khác biệt giữa qui tắc đa số (giành được sau hàng chục năm đấu tranh chống lại sự độc chiếm quyền lực của nhóm thiểu số) với tự do và cho thấy tiềm lực giải phóng của tự do kinh tế.

Temba A. Nolutshungu là giám đốc Quỹ thị trường tự do ở Nam Phi. Ông giảng dạy chương trình kinh tế tại nhiều trường ở Nam Phi và thường xuyên viết bài cho báo chí Nam Phi. Ông từng là ủy viên Hội đồng kiến nghị Zimbabwe, tức một loạt đề xuất về chính sách giúp phục hồi Zimbabwe sau những thảm họa do Mugabe gây ra và được đệ trình lên thủ tướng Morgan Tsvangirai. Thời trẻ Nolutshungu từng là nhà hoạt động nổi tiếng trong Phong trào giác ngộ của người da đen Nam Phi.


 

Tháng 7 năm 1794, Maximilien Robespierre, một nhà cách mạng theo phái cộng hòa đồng thời là một nhà dân chủ cấp tiến và là người chống lưng cho Giai đoạn Khủng bố trong cách mạng Pháp – trong giai đoạn này đã có 40.000 công dân Pháp bị đưa lên đoạn đầu đài vì bị coi là “kẻ thù của nhân dân” – bị những người chống đối kết án tử hình. Trước khi chết ông đã nói với quần chúng một câu thường được người ta dùng để nịnh hót ông, nhưng nay lại gào lên đòi lấy máu ông. Câu ấy như sau: “Tôi đã mang đến cho các vị tự do, bây giờ các vị lại đòi cả bánh mì nữa.” Và Giai đoạn Khủng bố kết thúc ở đấy.

Đạo lý có thể rút ra ở đây là trong khi có thể có liên hệ nào đó giữa tự do chính trị và sự thịnh vượng kinh tế, nhưng chúng không phải là một.

Thịnh vượng kinh tế là kết quả của tự do. Ở Nam Phi, với tỷ lệ thất nghiệp được chính thức ghi nhận là 25,2% (không kể những người đã chán nản, không tiếp tục tìm kiếm công việc nữa), sự tách biệt giữa tự do chính trị và thịnh vượng kinh tế phản ánh khả năng xảy ra xung đột lớn – mối nguy còn gia tăng bởi những lời hứa hẹn về đủ kiểu lợi ích mà các chính quyền nối tiếp nhau vẫn nói với cử tri của họ.

Muốn giải quyết những thách thức mà chúng ta đang đối mặt, cần phải làm rõ một số quan điểm sai lầm

Tạo công ăn việc làm không phải là công việc của chính phủ. Chỉ có lĩnh vực tư mới tạo được việc làm ổn định. Công việc do chính phủ tạo ra là dựa vào tiền của người đóng thuế và được coi là công việc được trợ cấp. Vì là những công việc không ổn định cho nên chúng không tạo được hậu quả kinh tế tích cực. Khu vực tư nhân là khu vực tạo ra của cải chủ lực, còn khu vực nhà nước chỉ là khu vực tiêu thụ mà thôi.

Tiền là phương tiện trao đổi hàng hóa và dịch vụ cho nên nó phải liên quan tới và phản ánh được năng suất lao động. Năm 1991, khi tôi đến thăm Nga và Czechoslovakia hậu cộng sản, ở đâu tôi cũng nghe người ta nói câu chuyện tiếu lâm là công nhân giả vờ làm việc, còn chính phủ thì giả vờ trả lương cho họ. Nhu vậy là, theo ý tôi, khi nói về việc tạo công ăn việc làm, chúng ta chỉ cần tập trung vào khu vực tư nhân mà thôi.

Nhưng chúng ta chưa nói tới câu hỏi là phải áp dụng chính sách nào với doanh nghiệp tư nhân. Chính sách nào làm tăng, còn chính nào thì làm giảm năng suất lao động? Phải làm gì đây?

Xin xem xét những những nguyên tắc làm nền tảng cho một cuộc trao đổi đơn giản nhất giữa hai bên. Những vụ giao dịch đơn giản có thể sử dụng là thí dụ và đại diện cho nền kinh tế lớn hơn. Chúng có thể nói cho những người làm chính sách biết chính sách nào phù hợp với bản chất của con người vì con người là tác nhân then chốt trong nền kinh tế. Xin quay trở lại thời kỳ huyền sử với một người sống trong hang hốc, giỏi săn bắn nhưng không thông thạo trong việc sản xuất cung tên.

Anh chàng này gặp một người làm cung giỏi và đồng ý đổi một phần thịt vừa săn được lấy vũ khí. Sau vụ đổi chác hai người đều cảm thấy hài lòng vì nghĩ rằng đã nhận được cái có giá trị lớn hơn là cái mà họ cho đi. Chẳng chóng thì chày người làm cung sẽ nhận ra rằng nếu chuyên tâm vào việc làm cung chứ không đi săn nữa thì anh ta có thể đổi cung lấy lông thú, thịt, ngà voi và những thứ khác. Đấy là anh ta tham gia kinh doanh. Anh ta sẽ phát đạt và tất cả khách hàng của anh ta cũng sẽ phát đạt vì họ đang sử dụng những chiếc cung tên hiệu quả cao hơn là những thứ do chính họ làm ra.

Điều quan trọng cần nói là trong kịch bản này không có ai sử dụng vũ lực hay lừa dối. Cũng không có sự tham gia của bên thứ ba. Không cần phải có người đưa ra luật lệ kiểm soát giao dịch gì hết. Luật lệ mà các bên tham gia giao dịch phải tuân thủ sẽ xuất hiện một cách tự phát. Họ tuân thủ như thể đấy là trật tự tự nhiên vậy. Đấy là điều mà sau này nhà kinh tế học đã quá cố, ông Friedrich Hayek, gọi là trật tự tự phát, và một phần của trật tự này là sở hữu tư nhân, được các bên tôn trọng.

Từ thí dụ đơn gian này người ta có thể suy ra rằng trong nền kinh tế hiện đại ngày nay, trong các nước mà chính phủ hạn chế can thiệp vào lĩnh vực kinh tế thì tốc độ phát triển kinh tế sẽ cao, đồng thời lợi ích về mặt kinh tế-xã hội cũng gia tăng tương ứng. Nói cách khác, nếu chính phủ thúc đẩy quyền tự do kinh tế của cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng và tạo điều kiện cho họ tham gia giao dịch không có lừa dối và ép buộc thì đất nước và nhân dân sẽ thịnh vượng. Đấy là con đường làm giảm thất nghiệp, cải thiện giáo dục và tạo ra hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Đây là những nguyên tắc căn bản, áp dụng cho tất cả các nền kinh tế, không phụ thuộc vào cái nôi văn hóa của nó. Huyền thoại về “tinh thần lao động” tồn tại dai dẳng đáng được giới phê bình quan tâm. Quan điểm này còn làm gia tăng những cách nghĩ theo kiểu rập khuôn là sắc dân này hay dân tộc này thì có tinh thần lao động, còn sắc dân kia hay dân tộc kia thì không có; và mở rộng ra: dân tộc nghèo, sắc dân nghèo là vì không có tinh thần lao động, còn dân tộc giàu, sắc dân giàu thành công hơn là vì có tinh thần lao động – đây là quan điểm rất nguy hiểm, đặc biệt là khi nó gắn với sắc tộc.

Trước khi bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, Tây Đức có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong khi Đông Đức là khu vực thảm họa về kinh tế. Họ là người cùng một dân tộc, cùng nền văn hóa, thậm chí cùng gia đình trước khi bị Thế chiến II chia rẽ. Có thể nói tương tự như thế về hai nước Triều Tiên: miền Nam là một người khổng lồ về kinh tế, trong khi miền Bắc là địa ngục, tiếp tục ngửa tay xin viện trợ của nước ngoài. Họ cũng là người cùng một dân tộc, cùng một nền văn hóa. Và sự tương phản đến thế nào giữa Trung Hoa lục địa và Hồng Công – đấy là nói trước năm 1992, khi Đặng Tiểu Bình khởi động cuộc cải cách thị trường tự do, sau khi đã tuyên bố rằng làm giàu là vinh quang và mèo trắng hay mèo đen đều tốt, miễn là bắt được chuột. Một lần nữa, đây cũng là một giống người, một nền văn hóa và cùng một sự khác biệt một trời một vực về kinh tế. Sự khác biệt là do – lúc nào cũng thế – mức độ tự do mà các tác nhân kinh tế được hưởng.

Từ năm 1992, nhờ những cuộc cải cách thị trường quyết liệt nhất trong những năm vừa qua, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Và trái ngược lại, điều đáng buồn là, như Bertel Schmittc đã nói: “Hoa Kỳ lại nhặt được cuốn sách dạy về kinh tế xã hội chủ nghĩa mà Đặng Tiểu Bình đã nhanh trí vất đi.”

Khuôn khổ pháp lý và định chế, đặc biệt là mức độ tự do của những qui định điều tiết nền kinh tế, là yếu tố quyết định mức độ giàu có của đất nước cũng như của người dân của nó. Nói cách khác, mức độ tự do mà chính phủ dành cho các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh tế sẽ quyết định kết quả hoạt động của họ. Năm 1986, giáo sư Walter Williams – tác giả cuốn Cuộc chiến chống chủ nghĩa tư bản của Nam Phi (South Afriica’s War Against Capitalism) – đã tổng kết tất cả những vấn đề này bằng mấy từ như sau:

“… Giải pháp cho các vấn đề của Nam Phi không phải là những chương trình đặc biệt, không phải là ra các văn bản pháp quy, không phải là bố thí, và cũng không phải là trợ cấp. Đấy là tự do. Bởi vì nếu bạn nhìn ra thế giới và nếu bạn tìm kiếm nhưng người giàu, những người biết làm ăn giỏi, bạn còn thấy xã hội, ở đó cá nhân có tương đối nhiều quyền tự do.”

 

 

Phạm Nguyên Trường dịch
Nguồn: The Morality of Capitalism

Khúc ca tháng mười một

0

 

 

Anh hát những ca từ rỗng toang bằng lồng ngực rỗng
bài ca tháng mười một lẩn quất trên đầu lưỡi
về cái chết của một giấc mơ
Mặt trời được tẩm ướp phoọc môn và treo lên chiếc đinh trên vách tường
trong cái khung pha lê rực rỡ.

Anh ngồi hát những ca từ ăn năn
của cánh diều lên quá cao và đứt dây
làm cho tiếng sao diều bị bắt cóc
Trên khuôn mặt đầy những đốm tàn nhang của thời gian
con sphinx trở mình bật khóc.

Anh ngồi hát bài ca lãng quên
nơi những đám mây trôi ồn ã
tình yêu chỉ còn là đóa hoa khô
rã cánh trong chiều tự ải
bên đường chân trời thâm quầng ánh mắt mộng du.

Anh ngồi hát khúc ca “biết em không trở lại”(*)
nghe đồng hồ gõ nhịp tiếng buồn
cơn đau chuồi qua cái lạnh của mùa đông cũ
chuồi qua vết nứt dưới cái đinh treo mặt trời trên vách tường
đi tìm trái tim Đan – Kô để được ủi an, dịu xoa trong ấm ngời ngọn lửa.

Phương Uy
P/s: (*) Bài hát Biết em không trở lại

Sức mạnh của sự tập hợp và đoàn kết

32
Featured image: attraversiamo

 

Trước hết tôi xin được bày tỏ một lòng biết ơn sâu sắc đến những thành viên đã sáng lập và quản trị trang Triết Học Đường Phố, đặc biệt là anh Nguyễn Hoàng Huy – một anarchist, nhờ anh mà tôi biết đến page Thế Giới Hippie, tư tưởng hippie và sau đó là Triết Học Đường Phố. Quả thật, anh cũng là một trong số ít người có ảnh hưởng đến tư tưởng, suy nghĩ, cách nhìn thế giới của tôi.

Tôi chỉ mới 23 thôi và là một người theo dõi trung thành của trang từ lâu lắm rồi, tôi cũng có tí sở thích viết lách nhưng chưa từng gửi bài đăng vì mỗi lần viết tôi đều cảm thấy chưa “trúng phóc” lắm, kinh nghiệm còn ít nên rút lui ở ẩn học tập của mọi người cái đã và tôi cũng đã học được rất rất nhiều từ các bạn.

Và vấn đề tôi muốn nêu ra trong bài viết đầu tiên này xuất phát từ một mong muốn của tôi là sẽ được biết nhiều, học được nhiều hơn nữa không chỉ qua hình thức đọc trên trang. Tôi có ý tưởng muốn kết nối các bạn lại với nhau, những con người yêu sách, ham học hỏi, tư tưởng rộng mở thành một nhóm hay mạng lưới nhỏ sẽ chia sẻ và hoàn thiện nhau về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Chúng ta sẽ cùng học, cùng thảo luận và cùng lĩnh hội- chọn lọc những cái mới.

Yêu cầu đầu tiên cho những thành viên và cũng là nền tảng cơ sở cho ý tưởng của tôi đó là chúng ta phải luôn có tinh thần học hỏi, không có chủ nghĩa cá nhân, bảo thủ, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ, chúng ta sẽ tồn tại bằng việc cùng nhau phát triển.

Để cho các bạn dễ hình dung, tôi sẽ mô tả mạng lưới như sau: tùy vào số lượng thành viên sẽ quyết định số nhóm nhỏ được hình thành nhưng nhất định phải có một nhóm phụ trách về mảng Đọc sách, các bạn sẽ có nhiệm vụ tìm đọc và giới thiệu cho mọi người những cuốn sách hay và đáng đọc, các bạn phải tìm ra cách truyền tải, thuyết trình như thế nào để truyền được cảm hứng từ quyển sách đó đến mọi người. Các bạn có thể thách thức những thành viên khác trong mạng lưới chúng ta đọc một cuốn sách nào đó và yêu cầu họ lại truyền cảm hứng đến những bạn khác theo cách của riêng mình mà họ cho rằng là hiệu quả nhất. Rồi chúng ta sẽ cùng thảo luận về những cuốn sách đó. Tôi rất thích cái thói quen “thảo luận, tranh cãi” của người Isarel, chúng thực sự rất hiệu quả trong việc giúp chúng ta học hỏi những cái mới.

Điều tiếp theo là tôi muốn có một nhóm Ý tưởng vì thực sự ý tưởng trong mỗi chúng ta rất nhiều nhưng chúng ta chưa biết cách làm thế nào để hiện thực hóa những ý tưởng đó, chúng đều bị chết non trong giai đoạn thai nghén, rất lãng phí! Ai cũng biết nói thì dễ, làm thì khó nên tôi muốn bỏ cái tư tưởng đó bằng câu: Nói được thì phải làm được. Và còn rất rất nhiều ý tưởng con khác nữa sẽ được triển khai bằng Mind Map nếu vụ này thành công.

Mạng lưới sẽ là nơi thể hiện hết sức sáng tạo và tinh thần học hỏi của chúng ta bằng cách sẽ áp dụng những phương pháp học, đọc hiệu quả nhất như kiểu gãi đúng chỗ ngứa ấy ạ. Chắc bạn nào đọc cuốn Quốc gia Khởi nghiệp Isarel cũng biết, mỗi năm 2% học sinh phổ thông xuất sắc nhất của Israel, khoảng 2000 người được yêu cầu tham gia vào một cuộc sát hạch, chủ yếu về vật lý và toán học, cứ mười người thì có một người qua. Hai trăm ứng viên được chọn (được gọi là những Talpiot) sẽ trải qua một cuộc kiểm tra kéo dài hai ngày về năng khiếu chuyên sâu và nhân cách. Sau đó sẽ qua những khóa huấn luyện về quân sự, học những chương trình học thuật đặc biệt để trở thành những nhà lãnh đạo có định hướng nhiệm vụ và khả năng giải quyết các vấn đề.

Vậy thì, mạng lưới của chúng ta cũng vậy, tôi không nói chúng ta đã là những người tài giỏi nhưng lại là những người tiên phong, tự tìm đến nhau, chủ động học hỏi. Riêng điều đó cũng khiến chúng ta khác biệt thay vì chỉ ngồi trước màn hình máy tính xem anh A khoe của, xem chị B khoe hàng, bla bla. Trẻ không học thì già hối hận lắm ạ.

Một phần nữa là môi trường có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của con người và chúng ta chưa thực sự có một môi trường tốt để thể hiện hết những khả năng của mình. Cá nhân tôi thì chưa có điều kiện để ra nước ngoài trải nghiệm và học hỏi nhưng tôi vẫn đang cố gắng phấn đấu cho điều đó và tôi nghĩ trước khi làm điều ấy tại sao tôi lại không tự tạo cho mình một môi trường khác tốt hơn? Môi trường tôi đang tạo ra cho mình là những con người tôi muốn học hỏi từ họ, những trang đầy rẫy kiến thức tôi muốn tìm hiểu như Triết Học Đường Phố, Đó Đây hay Thế Giới Hippie mà tôi vẫn thích.

Tôi sẽ kể cho các bạn một câu chuyện của tôi về những người đã ảnh hưởng đến tôi. Cách đây 2 năm, tôi chỉ là một đứa chưa biết định hình mọi thứ tôi nên làm và nên học, thích đọc truyện Trung Quốc như Ánh trăng không hiểu lòng tôi hay một vài cuốn ba lăng nhăng không đọng lại gì trong não khác nữa, lên mạng thì bao giờ cũng mò vào facebook đầu tiên viết một số cái status tâm trạng, trẻ trâu rồi kế đó là lên Mương 14 em tình hình tình báo của các anh chị Sao Mai, Sao Hôm …

Nhưng từ khi tôi quen với một người, anh là một người thông minh, hiểu biết và thích đọc sách. Anh là người đã truyền cảm hứng đến tôi, luôn tạo cho tôi cảm giác cần phải suy nghĩ và động não về mọi thứ, chỉ ra cho tôi học là không ai thành công mà không học cả. Và cứ thế tôi theo cái cách sống và tư tưởng của anh cho đến khi tôi hình thành rõ cái định nghĩa “Mình là ai và mình đang làm gì?” như bây giờ!

Và một ví dụ nữa tôi cũng rất muốn kể cho các bạn mặc dù tôi viết dài rồi nhưng vẫn tham kể. Tôi là một sinh viên trường Tự nhiên, năm 2013 tôi có tham gia một khóa học nhỏ kéo dài 2 ngày là Trường hè Khoa học, đó cũng là năm đầu tiên mà các thầy cô tổ chức, tháng 8/2014 vừa rồi là năm thứ hai. Khóa học được xây dựng bởi những thầy cô rất tâm huyết với con đường khoa học, họ đều đang nghiên cứu và học tập chủ yếu ở nước ngoài và họ nhận ra vấn đề của nền khoa học Việt Nam, là chưa tạo ra con đường thuận lợi nhất cho những học sinh – sinh viên có đam mê.

Các thầy cô đã chọn lọc ra gần 200 sinh viên từ các trường đại học ở Hà Nội, chủ yếu là ở trường Khoa học tự nhiên và Bách khoa Hà Nội qua hình thức xét CV. Trong hai buổi học tại trường hè, chúng tôi đã được tiếp thêm rất nhiều đam mê trên con đường khoa học và biết cách hiệu quả nhất, ngắn nhất để thực hiện hóa chúng. Các thầy cô có nói rằng vào thế hệ của họ, thực sự rất khó khăn và mất rất nhiều thời gian, ví dụ như 10 năm để đến được cái thành công ban đầu mà đáng ra nếu có phương pháp và hướng dẫn thì chỉ mất đến 4 -5 năm.

Vâng, hai câu chuyện của tôi nói đến chỉ muốn nhấn mạnh đến là môi trường tốt và thuận lợi sẽ đưa chúng ta đi xa hơn, gần đến thành công hơn như những con thuyền thuận gió trên đại dương vậy. Do đó, tôi rất mong muốn sẽ có thể tạo ra được những ảnh hưởng khác nữa đến tôi từ các bạn với ý tưởng về mạng lưới tôi đã đề cập ở trên. Hiện tại thì tôi vẫn chưa nghĩ được tên cho nhóm nhưng nếu khi gặp những người cùng ý tưởng trong số các bạn thì chúng ta sẽ cùng nhau đi xa và chi tiết hơn nữa. Tôi viết có vẻ hơi dài rồi thì phải nhưng rất hy vọng các bạn sẽ kiên nhẫn đọc hết nó và rất mong sự kết nối của các bạn và sự ủng hộ của ban quản trị trang Triết Học Đường phố. Tôi xin cảm ơn! Bạn nào hưởng ứng ý tưởng này có thể bình luận bên dưới hoặc liên lạc với tôi qua facebook.

Mưa của những ngày nắng!

2
Featured image: Гордеев Эдуард

 

Có những cơn mưa bất chợt khiến mỗi chúng ta bồi hồi nhớ về kỷ niệm với một ai đó. Cũng có những cơn mưa mà ấp ủ trong đó là biết bao hồi ức về một thời tuổi thơ hồn nhiên trong sáng. Bên gia đình, thầy cô, bạn bè và mái trường thân yêu. Cũng có những cơn mưa ào ạt khiến tôi bất chợt xót xa cho những mảnh đời bất hạnh ven đường khi chúng ta vô tình bắt gặp. Hình ảnh một cụ già, một e nhỏ bơ vơ trong giá lạnh mà khoác trên người là những manh áo vải phong phanh. Tôi tin không chỉ bản thân tôi mà mỗi ai trong chúng ta đều thường bắt gặp những hình ảnh tương tự như thế.

Nhưng cơn mưa tôi nói đến không mang những hồi ức đó. Bạn nghĩ thế nào khi giữa buổi trưa hè nóng bức, bỗng có một cơn mưa rào. Có phải cảm giác của bạn thoải mái và vui vẻ biết bao vì thay vào cảm giác nóng nực, bụi bặm là không khí trong lành mát mẻ của tiết trời khi đổ mưa. Đó là điều mà ai cũng hiểu được. Nhưng ẩn chứa trong những cơn mưa đó ta lại bắt gặp đâu đó. Nó cho ta thấy một sự thật hiện hữu như vô tình nhưng có khi lại làm người ta phải nhói lòng. Nơi có một cuộc sống mà nhìn ở một góc độ khác. Cơn mưa dù đến ở hoàn cảnh nào cũng là một trở ngại.

Bạn đã từng hình dung ra cuộc sống nơi một xóm trọ tồi tàn. Nơi chỉ có những người dân lao động sinh sống. Họ phải vật lộn hàng ngày để sinh tồn, bàn chân họ đã từng in dấu trên biết bao nẻo đường. Với họ chỉ có làm việc chăm chỉ thì mới có hy vọng được no bụng. Thời gian nghỉ ngơi thư giãn với họ là một điều gì đó quá xa xỉ. Khi những cơn mưa đến thì những gánh hàng rong của họ hầu như không được ai biết đến, tất tả những bước chân xuôi ngược để tránh mưa, là những cánh tay không ngừng che đậy những gánh sôi, gánh chè. Và ẩn chứa trong đó là nỗi lo canh cánh về đàn con nheo nhóc ở nhà sẽ phải chịu đói vì ế hàng. Còn những người già chịu đời sống cô quạnh không con, không cháu, không tình thân gia đình. Họ đi bán vé số 3, 4 người thuê chung một căn trọ ngoài nỗi lo bán ko hết vé còn cả những nội lo vụn vặt khác như vài bộ quần áo cũ kỹ nhàu nát không ai đem vào, bị ướt sũng vì mưa. Ngày mai họ sẽ phải đi làm với bộ quần áo ẩm ướt tả tơi…

Cô đọng tất cả các cảm xúc chợt vui chợt buồn. Những cảm giác tiêu cực chợt trở nên quá bé nhỏ trước nỗi lo toan khi cơn mưa đến với những người trong xóm trọ nghèo. Với họ là chén cơm manh áo, là đấu tranh với sự sinh tồn.

Tôi chỉ muốn nhắn nhủ với các bạn một điều tưởng chừng thật đơn giản. Khi bạn cảm giác buồn muốn có động lực để vượt qua hãy nhớ đến những cơn mưa của những ngày nắng nơi có những con người đang từng ngày vật lộn với cuộc sống đói rách, cơ hàn. Bạn sẽ hiểu bản thân bạn cần làm những gì. Vứt bỏ nỗi buồn không đáng có và tận hưởng những niềm hạnh phúc tưởng chừng rất nhỏ nhặt mà có những người cả đời cũng có được và dang đôi tay nhân ái giúp đỡ, chia sẻ những gì chúng ta đang có với những mảnh đời còn nhiều bất hạnh trong cuộc sống này.

Đã tham thì tham cho lớn

58
Featured Image: Alice

 

Nếu bạn dạo chơi trên thế giới ảo này đã nhiều năm thì chắc sẽ rất quen với một hành vi nhiều người lên án nhưng vẫn tràn lan, đó chính là thói ăn cắp. Một bài thơ hay vừa ra lò thì vài ngày sau ta có thể thấy nó ở nơi khác với một cái tên tác giả hoàn toàn khác. Không chỉ một lần tôi thấy được bài viết về cảm xúc bao gồm nhiều đoạn của nhiều bài khác nhau ghép với đoạn của kẻ cắp. Hay thường nhất là trên Facebook có rất nhiều người lấy ảnh các girl xinh làm avatar cho mình. Thế người ta ăn cắp để làm gì? Để có thể tìm được cái lợi từ đó.

Bỏ ra ít công sức nhưng có được cái lợi lớn thì đúng là một hành động khôn ngoan, nhưng chúng ta đều biết ăn cắp là sự khôi lỏi và thiếu đạo đức. Nếu một người muốn bỏ tiền ra để mua lương tâm của bạn thì bạn có thể bán giá bao nhiêu? Với tôi thì bao nhiêu nhỉ? 1 tỷ, 10 tỷ hay 20 tỷ? Để xem! Có lẽ là 20 tỷ đi, tức là khoảng 1 triệu đô la. Ý tôi nói là gì? Là nếu đã tham thì cố mà tham cho lớn.

Có nhiều bài phân tích rằng dân tộc ta có thói quen bắt chước, rồi thời gian gần đây lại rộ lên cái thói ăn cắp vặt. Tính xấu khó bỏ nhỉ? Nếu đã khó bỏ thì thôi cứ thuận theo tự nhiên và cho nó phát triển lên cao hơn nữa. Trong xã hội loài người có rất nhiều thứ quý giá để ăn cắp mà chẳng thiệt hại đến ai, không những thế nó còn rất lợi ích cho mình rất nhiều, nếu không thì nó chẳng gọi là quý. Vậy thứ đó là gì? Xin thưa đó là trí tuệ và văn hóa.

Trong các cuộc tranh luận, ta thấy nhiều người mang nước này hay nước kia ra khen, Mỹ hay thế này, Trung Quốc giỏi thế kia… Rồi sau đó có người bảo: “Những nước đó cũng có những tồi tệ khác gì ta đâu.” (làm xấu đi hình ảnh nước đó) Nếu họ ghét… Sau khi đọc những lời ấy tôi chợt nghĩ: “Quái! Thích hay ghét Mỹ hoặc Trung Quốc thì liên quan gì? Cái mình cần là chi? Không phải những điều giúp họ trở nên hùng cường hay sao?” Là quốc gia nào có quan trọng gì đâu? Lấy những điều giúp kẻ ta ghét mạnh mẽ làm cho mình mạnh mẽ chính là một cách trả thù rồi đấy.

Tại sao văn hóa Trung Quốc đồ sộ? Vì bản thân Trung Quốc hấp thu văn hóa của biết bao dân tộc trong các cuộc mở rộng lãnh thổ. Vì sao Mỹ trở thành nước đứng đầu thế giới? Vì Mỹ là hợp chủng quốc, hấp thu hầu hết trí tuệ của nhân loại, nhiều tinh hoa như vậy nuôi dưỡng mà không đứng đầu mới là lạ. Còn nước Đức? Là do nằm ở trung tâm Châu Âu đấy. Hy Lạp, La Mã hay Ai Cập cổ đại? Họ nằm ở ngã 3 châu lục. Nhật Bản và Hàn Quốc? Hấp thu văn hóa Mỹ. Để tránh có người bảo “họ không bị Mỹ đồng hóa” thì cũng nói luôn, họ hấp thu vào cơ thể chứ không phải dán nó lên người.

Chúng ta có 4000 năm văn hiến, nhưng khi nhìn lại thì những tinh hoa mà chúng ta sản sinh ra sao mà ít quá, chúng ta giống như một người sống lâu nhưng luôn ốm o gầy mòn. Vậy sao chúng ta không cố gắng ăn vào nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể mạnh khỏe ra? Bạn sợ mình bị đồng hóa? Không sao, đừng sợ. Chúng ta chỉ bị đồng hóa khi ăn quá nhiều một thứ gì đó, nếu chúng ta ăn mỗi nơi một ít mà còn là thứ tốt nhất thì cơ thể sẽ đủ chất trong khi những chất của chính ta có sẵn luôn trội hơn cả. Như hiện tại ăn nhiều thức ăn Trung Quốc quá mới là đáng sợ.

Nếu đất nước này cho tôi cái quyền làm thủ tướng và chỉ được ban hành một sắc lệnh duy nhất thì tôi sẽ… thành lập một hội đồng khoa học để nghiên cứu văn hóa và trí tuệ những quốc gia đứng đầu thế giới. Sau đó mang những gì nghiên cứu được vào một môn học xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp cao nhất có thể. Tất nhiên đây là một môn học mang tính học hỏi và phê phán chứ không phải học vẹt. Vì sao Mỹ đứng đầu thế giới? Điều gì khiến Trung Quốc, Anh, Đức, Nhật, Hàn, Úc, Thụy Điển trở nên…?

Tất nhiên nếu có phê phán thì mấy cái xấu của những quốc gia đó cũng được mang ra tranh luận. Nào! Giờ chúng ta hãy tưởng tượng xem nếu có môn học ấy thì thế hệ tương lai chúng ta sẽ ra sao? Biết đâu sẽ có một chủ nghĩa mới siêu việt hơn tất cả ra đời trên nước Việt Nam này, và khi ấy xã hội Việt Nam sẽ là hình mẫu cho mọi quốc gia noi theo.

Ước mơ chỉ là ước mơ thôi đúng không bạn? Để ước mơ đó của tôi trở thành hiện thực thì cần phải vượt qua rất nhiều định kiến. Thôi thì cứ gửi ước mơ đó vào bài viết này. Còn giờ thì tôi phải tập trung vào công việc cho ngày mai nữa, kẻo làm không tốt bị đuổi việc thì chỉ có nước về quê cắm câu (mà giờ thì ở quê cũng hết cá để câu rồi).

Mắt Đời