27 C
Nha Trang
Thứ năm, 7 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 173

Hãy nhìn kỹ vào chúng ta – Hình hài của một sản phẩm

38
Featured Image: Sion Fullana

 

Mấy ngày gần đây nhân một vụ um sùm mà tôi chú ý quan sát suy nghĩ và phát biểu của rất nhiều người, bạn biết tôi thấy  gì không? Là cảm tính, là sự hời hợt, là sự thô tục, là đẹp xấu đúng sai lẫn lộn, là cái tôi lên ngôi, là đam mê vật chất và xem đồng tiền trên tất cả, là tìm mọi cách để đổ thừa và biện hộ, là sự chia rẽ…tất cả chúng vẽ lên một xã hội tàn tạ đứng bên bờ vực thẳm. Tôi biết sẽ có người bảo đây là quan trọng hóa vấn đề, nhưng biết nói sao cho ai cũng có thể hiểu mức độ nghiêm trọng của nó.

Khi tôi nói về cái đúng cái đẹp hay cái sai cái xấu thì có nhiều người bảo tôi là đạo đức giả, là mang tính hàn lâm, là “nói như bạn thì ai mà chả nói được”. Vốn trước đây tôi chưa hiểu ý nghĩa của từ “hàn lâm” cho lắm, giờ thì hiểu rồi, là chê tôi là giáo điều quy phạm và cứng nhắc. Nhưng hiểu xong từ ấy tôi chợt cười, vì trong cái xã hội thời nay thì chỉ có cách dùng những phân tích mang tính khoa học mới nhìn cho rõ ràng được, nếu không chắc chắn tôi sẽ lạc lối trong sự ngụy biện đang tràn lan khắp nơi.

Tôi đã thấy gì qua các bình luận?

Là sự thô tục, khi một ai đó không đồng ý với quan điểm của họ thì mấy từ như “ngu dốt, mày tao, sáo rỗng…” để nhục mạ. Trong khi những lý lẽ mà kẻ nhục mạ nói chỉ toàn là cảm tính.

Là sự hời hợt cả tin và ngoan cố, đa số cứ tin răm rắp vào các sự kiện họ nhận được mà không tìm hiểu xem những thông tin đó có chính xác không, kết nối các sự kiện với nhau có hợp lý không. Ví như anh A nhà nghèo, sự việc là anh A mới mất chiếc SH. Rõ ràng trong sự kiện này tồn tại một sự phi lý nhưng không ai nhìn thấy, khi có người đặt vấn đề thì họ cố tìm mọi lý lẽ biện hộ cho cái việc vì sao anh A có SH.

Là thước đo các giá trị biến mất, một hành động là đẹp hay xấu nhìn vào thì biết ngay, nhưng giờ đây những hành động đẹp, những quan niệm đúng đắn như “tôn sư trọng đạo” hay “ở hiền gặp lành” hoặc “thà chết vinh còn hơn sống nhục”… chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Khi ai đó nói ra những điều đó thì bị cười chê một cách thậm tệ. Một hành động rõ ràng là xấu nhưng người ta lại cố tìm cách biến nó thành đẹp, thành đáng khen ngợi. Nhìn thấy những điều này tôi đã tự nhủ: “Thôi! Việt Nam xong rồi.”

Là cái tôi lên ngôi, không hề có sự xét đoán xem những điều đang tin vào có hợp lý hay không, khi đọc được những phân tích mang tính logic rất rõ ràng cũng cố mà biện luận theo ý mình. Nếu bạn chú ý sẽ thấy ngày nay những bình luận cảm tính thường được “thích” nhiều nhất. Giờ đây “cái tôi thích” vượt qua rất xa “cái đúng đắn” mất rồi. Ai ai cũng viện dẫn cái gọi là “tự do tư tưởng, tự do cá nhân” để biện hộ cho họ, trong khi sẵn sàng thóa mạ bất kỳ ai không cùng quan điểm.

Là xem đồng tiền hơn tất cả và ham thích đua đòi. Với một số tiền B chẳng hạn, từng người sẽ xem trọng nó ở từng mức độ khác nhau, để có được nó thì người ta sẽ “lao động” theo những phương thức khác nhau. Với một xã hội xem vật chất là tất cả thì không khó để thấy được họ sẽ dùng những phương thức dễ dàng nhất  mà chúng thường là sai và xấu để có được nó, và nó không những không bị chê trách mà có khi được tôn vinh. “Kiều nữ và đại gia” không phải là thế sao? Xã hội ngày nay gần như ít ai hiểu được sự khác nhau giữa việc quý trọng giá trị đồng tiền chân chính với việc đam mê tiền bạc, xem nó là tất cả.

Là sự biện hộ bằng cách đổ thừa, cái thường thấy nhất là đổ thừa hoàn cảnh. Vì anh A ở hoàn cảnh X nên anh ta mới hành động Y. Nhưng nếu xét cho kỹ thì hoàn cảnh X cho ra hành động Y là sai trái, vì X đó chưa đủ lớn để sinh ra Y. Thế là người ta cố biến X thành một hoàn cảnh vô cùng lớn lao và nghiêm trọng để cho nó phù hợp với Y, đây là ngụy biện. Cái thường thấy thứ 2 là dùng cái xấu này biện hộ cho cái xấu kia, “anh có tốt đẹp gì đâu mà chỉ trích người khác?” Ơ ngộ! thế ra tôi không tốt nên cái việc anh kia làm vốn là xấu giờ biến thành không xấu à?

Hay cái cách nói: “Nếu bạn ở vào hoàn cảnh đó thì cũng làm như anh ta thôi.” Cái này là suy diễn bậy bạ, trong một hoàn cảnh thì mỗi người sẽ cho phản ứng khác nhau, tùy phản ứng mà có mức độ đúng sai. Thế ra trong hoàn cảnh đó tôi làm sai giống người kia thì cái sai đó biến thành đúng à?

Còn sự chia rẽ? Khi MÌNH LÀ LỚN NHẤT thì làm sao mà không chia rẽ cho được

– Nói đến đây chắc mọi người cũng hình dung được vài phần những gì đang diễn ra rồi đúng không? Nếu bạn chưa tin thì có thể ngồi suy nghĩ cùng đọc lại các bình luận của mọi người trên các diễn đàn và trong nhiều sự kiện sẽ hiểu tôi nói gì. Hay bạn quen quá với những điều đó nên bảo là “cũng thường thôi, xã hội vốn là vậy mà” ?

– Nếu bài đến đây là kết thúc thì nó vẫn chưa trọn vẹn, vì còn một câu hỏi rất quan trọng: “Tại sao xã hội chúng ta lại trở nên như vậy?” Không khó để thấy rằng vì ngày qua ngày chúng ta thấy và sống trong nó. Người ta hứa mang đất nước này đi lên nhưng nó mãi trì trệ nên chúng ta không tin vào những lời hứa nữa. Người ta nói những điều vô cùng đẹp đẽ như khi làm thì nó không hề đẹp như đã nói nên những cái đẹp mất đi giá trị và chẳng ai quý trọng nữa. Khi mà trước đó sống trong khó khăn bỗng chốc người ta nắm giữ một nguồn tài nguyên quá lớn với quyền lực vô hạn thì làm sao vững lòng trước sự cám dỗ của vật chất, chúng ta học sự đua đòi cũng từ đó.

Khi lầm lỗi xảy ra thì để tự vệ mà người ta dùng mọi lý do để biện hộ hay đổ thừa cho hoàn cảnh nên chúng ta cũng học được cách biện hộ bằng nhiều thứ lý lẽ. Người ta sử dụng truyền thông để định hướng nên chúng ta biến thành những kẻ cả tin và mất hoàn toàn khả năng phán đoán cũng như suy luận, thành ra chỉ còn cảm tính tồn tại. Và cuối cùng, những điều mà người ta làm đó để được gì? Có phải là quá nhiều hình ảnh của cái tôi không? Ôi! chúng ta cũng học được từ đấy.

Nói ra không phải để sự việc trở nên xấu hơn, nói ra để mọi người nhìn lại mình và tìm cách cải thiện. Người ta cũng nên thay đổi đi thôi, nếu không sẽ là quá muôn màng. Người ta hãy nhìn cho kỹ vào “chúng ta” để thấy được cái sản phẩm được tạo ra có hình hài gì.

Tôi rất muốn hỏi người ta hay những ai là trí thức và học cao hiểu rộng của nước Việt: nhìn vào thực trạng đó các vị không thấy đau đớn sao?

 

 

Mắt Đời

Nhân chuyện nghĩa vụ quân sự bàn về chính trị

16
Featured image: military-life

 

Trước nay ở Việt Nam, chuyện chính trị vẫn cứ luôn bị coi là nhạy cảm. Gần đây mấy từ như  tự  do, dân chủ, cũng thành từ  nhạy cảm, sắp tới e rằng cả từ độc lập, hạnh phúc cũng bị xếp vào các chữ nhạy cảm nốt.

Chuyện bắt đầu từ khi mình có giấy gọi lên trình báo về nghĩa vụ quân sự. Đây cũng chẳng phải lần đầu, nhưng mấy lần trước mình đều đang là sinh viên cả. Nói thật cũng chẳng mấy người có tuổi đời sinh viên dài như mình, nhưng dù dài mấy thì vẫn đến lúc bị gọi.

Nói đến chuyện nghĩa vụ quân sự, nhà mình ai cũng lo lắng. Ngày xưa mỗi lần mình bàn về các chính sách nhập ngũ, phụ huynh đều cho rằng chế độ tuyển quân ép buộc như ở Việt Nam là hợp lý, vì đó là nghĩa vụ của mỗi công dân. Thế nhưng đến lúc mình bị gọi đi nghĩa vụ thì ông bà lại buồn phiền rồi than thở, kiểu như là nếu mình đi làm nhà nước, nếu mình học thạc sĩ… thì có phải tốt không. Đi bộ đội thế là phí mất mấy năm tuổi trẻ.

Ấy là chưa kể tới đủ mọi hình thức bắt nạt, hành hạ này nọ trong quân đội mà mình được nghe đồn, nghe kể từ khắp mọi người (mà nguồn gốc thì toàn là anh này anh kia đi nghĩa vụ về).

Mới đây, đọc được đề xuất tăng tuổi gọi nghĩa vụ từ 25 lên 27 (tức là có thêm cả triệu người nằm trong diện nghĩa vụ), kéo dài thời gian phục vụ…

Trước khi bàn về chuyện vĩ mô, mình xin chia sẻ luôn là nếu gọi thì mình sẽ đi, không đút lót chạy chọt. Nguyên nhân thứ nhất là vì mình không thích chạy chọt kiểu ấy. Nguyên nhân thứ hai là cũng muốn tự thử thách bản thân. Dù sao thì quân đội cũng là một trải nghiệm khác biệt, và 1 năm rưỡi nói chung là không quá dài với một người không có nhiều lo lắng về sự nghiệp như mình. Dù sao thì muốn phán xét về một cái gì, không gì tốt hơn là tự mình trải nghiệm nó.

Chuyện nghĩa vụ quân sự trên thế giới

Trên thế giới thực ra có rất nhiều cách tuyển quân, tựu chung chia làm hai loại chính là quân tình nguyện và quân nghĩa vụ. Chính sách tuyển quân tình nguyện có đại biểu điển hình là nước Mỹ, nơi bộ đội được coi là một nghề, với sự cạnh tranh công bằng và chế độ đãi ngộ là yếu tố chính để thu hút người tham dự. Chính sách tuyển quân theo kiểu nghĩa vụ, điển hình nhất là ở Hàn Quốc, nơi mọi thanh niên đều bắt buộc phục vụ trong quân ngũ khi đến tuổi.

Bên cạnh hai chính sách điển hình này, còn một số giải pháp khác như việc bỏ tiền để thuê lính đánh thuê hay nghĩa vụ bắt buộc nhưng người dân có thể đóng tiền để không phải đi, hoặc có thể thuyết phục và trả tiền cho một người khác để thay thế.

Xét về bản chất, mục tiêu của thành lập quân đội là để bảo vệ chủ quyền của một quốc gia, là để bảo vệ hòa bình của người dân mỗi quốc gia đó. Tuy vậy, việc gia nhập quân đội lại là một công việc nguy hiểm, có khả năng dẫn đến việc hy sinh tính mạng, và tối thiểu thì việc ép buộc nhập ngũ (trong trường hợp tuyển quân nghĩa vụ) là một hành động làm giảm thiểu tự do của mỗi cá thể.

Nhiều triết gia đã đưa ra các quan điểm và lý giải khác nhau về vấn đề này

Cách giải thích đơn giản nhất thuộc về những người thuộc phái vị lợi (mà chúng ta cứ hiểu đơn giản là nhóm thiểu số phải phục tùng đa số – hay còn gọi là dân chủ). Khi hòa bình bị tổn hại, tất cả chúng ta đều sẽ chịu ảnh hưởng. Vì thế nhất định phải có một số người hy sinh vì lợi ích lớn lao hơn của số đông. Điều này thường được các chính trị gia tô vẽ lên thành “sự hy sinh cao cả”. Đây là lý lẽ mạnh để ủng hộ cho chính sách tuyển quân nghĩa vụ.

Tuy nhiên, cách lý giải này không thuyết phục đối với những người tin vào sự công bằng và bình đẳng. Tại sao một số người lại phải hy sinh vì người khác? Sẽ là không công bằng với thiểu số bị chọn để hy sinh. Không hợp lý khi yêu cầu một người đi mạo hiểm tính mạng bởi vì anh ta hợp với công việc đó hơn một số người khác.

Một cách giải thích khác sử dụng khái niệm “nghĩa vụ” hay “trách nhiệm”. Khi một người trở thành công dân của một quốc gia, anh ta được hưởng một số quyền lợi (như được pháp luật bảo vệ), đồng thời buộc phải thực hiện một số “nghĩa vụ”, đây giống như một hình thức trao đổi công bằng. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể nói rằng ai cũng có trách nhiệm bảo vệ quốc gia chứ không biện được cho việc một số người có thể không phải chịu nguy hiểm tính mạng vì họ làm việc cho nhà nước hay đang đi học. Điều này dẫn đến hoặc quốc gia phải thực thi chế độ ép buộc hoàn toàn như Hàn Quốc (tất cả đều phải đi và không phân biệt), hoặc bắt buộc nhưng được quyền lựa chọn hình thức (dân sự, có vũ trang hoặc không vũ trang).

Thực tế thì một nửa quốc gia trên thế giới hiện nay theo đuổi chính sách quân tình nguyện, bao gồm cả các cường quốc quân sự như Mỹ hay Trung Quốc, các quốc gia bất ổn như Iraq hay Pakistan. Điều đáng ngạc nhiên là dù áp dụng chính sách quân tình nguyện, Trung Quốc vẫn có khoảng 2 triệu lính chủ lực.

Mặt trái

Việt Nam hiện nay nằm trong số ít các quốc gia theo đuổi chính sách tuyển quân nghĩa vụ bắt buộc, và có thời gian phục vụ nghĩa vụ vào loại top 30 trên thế giới.

Chưa bàn về mức độ nguy cấp của an ninh Việt Nam với các nước láng giềng. Sự thực là nếu xảy ra chiến tranh, Trung Quốc có thể huy động được 200 triệu quân dự bị, một con số hoàn toàn áp đảo, chưa kể hệ thống trang thiết bị. Vì thế tôi luôn tin rằng mọi lý lẽ về việc cần tăng cường thời gian nhập ngũ, kéo dài độ tuổi gọi nghĩa vụ liên quan tới lý do an ninh đều là bất hợp lý. Vì bao nhiêu cũng là không đủ.

Chính sách tuyển quân kiểu nghĩa vụ ép buộc nhưng có phân biệt như hiện nay có hai mặt trái lớn:

Thiệt hại về kinh tế

Về cơ bản, mọi can thiệp ép buộc đối với lựa chọn của người dân đều dẫn đến thiệt hại về kinh tế, cho cả nhà nước lẫn công dân. Ví dụ như tôi mới mở một công ty, nhưng vì phải đi nghĩa vụ quân sự nên công ty thiếu người lèo lái, dẫn đến phá sản, hoặc hợp đồng dang dở, không được thực hiện. Nhà nước tuy rằng có thể được lợi trước mắt vì có được một thời gian lao động công ích từ công dân, nhưng thực tế thì lại thiệt hại vì lao động này không tự nguyện, không đúng chuyên môn nên không đạt được hiệu suất sử dụng lao động cao nhất.

Tạo bất bình đẳng

Với chính sách hiện nay, những người đi học đại học, hoặc làm việc cho nhà nước có thể được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Điều này là không công bằng đối với các công dân. Ví dụ như thanh niên dân tộc thiểu số, người miền núi, gặp khó khăn hơn trong việc đi học và đỗ đại học. Hoặc như những người có năng lực và lựa chọn khác (ví dụ như nghệ sĩ, vận động viên) hoặc người không có nguyện vọng học cao nhưng vẫn đóng góp tích cực cho xã hội (chủ doanh nghiệp, nông dân,…). Những người này không cần học đại học, không làm cho nhà nước, nhưng không thể nói là họ đóng góp cho xã hội ít hơn người khác.

Chưa kể, việc bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ của mỗi công dân. Vì thế nếu không buộc phải nhập ngũ, thi mỗi công dân bao gồm cả phụ nữ, lao động nhà nước, sinh viên, cũng cần phải đóng góp (bằng tiền, hay bằng giờ lao động công ích), nếu không sẽ là bất công với những người bị gọi nhập ngũ.

Lời kết

Quân đội là nhu cầu tất yếu của mỗi quốc gia để bảo vệ chính mình. Nhưng một chính phủ lúc nào cũng phải rao giảng về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc và lấy an ninh quốc gia ra để làm người dân sợ hãi và buộc phải nhập ngũ thì không phải một chính phủ tốt.

Một chính phủ tốt, sẽ cố gắng tạo ra một quốc gia mà người dân luôn tự nguyện bảo vệ, chứ không phải bằng sự ép buộc. Còn nếu không, cho dù quốc gia có thể độc lập, liệu dân chúng của quốc gia đó đã cảm thấy hạnh phúc?

 

Hoàng Đức Minh
Hà Nội 4/11/2014

17 cuốn sách cho em tuổi hai mươi

14

Mình vẫn thường nói rằng cuộc đời mình thay đổi là nhờ sách. Tính trong một năm trở lại đây từ một đứa bơ vơ lạc lõng không biết làm gì với đời mình, giờ mình đã trở nên tự tin và vững vàng hơn, biết rõ mình muốn gì và cần làm gì. Phần lớn những thay đổi đó là nhờ sách.

Một số bạn sinh viên vẫn hay hỏi mình các tựa sách nên đọc để tham khảo. Vì vậy mình có ý định làm một danh sách gợi ý các sách cho tuổi hai mươi, khoảng 50 tựa sách. Các bạn trẻ muốn phát triển bản thân thì đọc những quyển này, đều đặn mỗi tuần một quyển. Một năm sau nhìn lại, sẽ thấy mình đi được bao xa. Thực ra cái này này là bắt chước một dự án của các trường đại học Mỹ từ thập niên 50 – 60 của thế kỷ trước, được thực hiện bởi nhà sử học Jacques Barzun và một số giáo sư khác. Họ đưa cho các sinh viên 50 đầu sách cần đọc, mỗi tuần sinh viên sẽ đọc một quyển và viết bài tiểu luận về những gì quyển sách đề cập, và cảm nghĩ của họ về quyển sách đó. Các giáo sư sẽ theo dõi quá trình đó và thảo luận với sinh viên những đề tài xung quanh các quyển sách để làm rõ thêm những vấn đề còn vướng mắc. Sau một năm họ sẽ tổng kết lại những thành quả mà sinh viên thu nhặt được từ quá trình đó. Hiện tại thiếu cả nhân lực vật lực, không làm kỹ càng vậy được. Nên mình chỉ đưa ra những tựa sách gợi ý. Chúng đã giúp mình rất nhiều trong quá trình tự học, rèn luyện và phát triển bản thân. Hy vọng những quyển này cũng sẽ giúp phần nào cho ai đó.

Notes:

– Sách sắp xếp theo trình tự ngẫu nhiên và mang tính chủ quan.

– Danh sách trộn lẫn cả sách hư cấu và phi hư cấu, vì quan điểm của mình là hễ đọc vài cuốn phi hư cấu thì đọc lại một quyển sách hư cấu cho nó cân bằng lại, để tâm hồn không bị quá khô khan lý trí.

– Mình bị bệnh ghét yêu đương nên không đưa vào các đầu sách ngôn tình, chỉ đơn thuần về tình cảm nam nữ.

– Có nhiều sách hay khác mình đã đọc, nhưng ở đây mình chỉ tập trung vào những sách hướng về giới trẻ và hữu dụng cho người trẻ trong quá trình đi lên.

– Sách mình đã đọc dù bao nhiêu thì vẫn là hữu hạn. Nếu bạn thấy sách nào cực kỳ phù hợp cho người trẻ mà còn thiếu thì nhờ bạn comment vào giúp mình.

Sau đây là danh sách:

1/ Tôi tự học – Nguyễn Duy Cần 

Sách này để đầu tiên. Vì sách của tác giả Việt Nam, viết cực kỳ đơn giản dễ hiểu, và có nhiều lời khuyên bổ ích trong hành trình tự học. Bạn trẻ muốn phát triển bản thân mà không biết bắt đầu từ đâu thì nên đọc quyển này. Nếu sau khi đọc quyển này thấy hứng thú thì có thể đọc tiếp các tác phẩm khác của cùng tác giả như Óc sáng suốt, Thuật tư tưởng.

2/ Rèn nghị lực để lập thân – Nguyễn Hiến Lê

Sách này cũng tương tự, dễ đọc, tạo động lực để người trẻ phát triển bản thân. Mình ít đọc sách của các tác giả người Việt, nhưng đọc xong các tác phẩm này rồi mới thấy khâm phục các học giả Việt Nam thời trước. Họ thông làu điển tích Nho giáo Đạo giáo phương Đông, mà văn hóa và tinh hoa phương Tây cũng tường tận. Ngẫm lại mình bây giờ mới thấy phải cúi đầu hổ thẹn vì có bao nhiêu điều kiện để tự học mà vẫn còn quá yếu kém.

3/ Chiến binh cầu vồng – Andrea Hirata

Sách viết hay và thơ mộng, như một quyển tự truyện của tác giả. Đọc sách này để thấy cuộc sống rồi sẽ vùi dập quăng quật con người khi họ trưởng thành như thế nào, và tự học, tri thức là một cách để thoát khỏi kết cục buồn thảm. Gấp quyển sách lại, điều còn đọng lại hình ảnh cậu bé Lintang gầy gò đạp xe đạp suốt quãng đường mấy chục cây số lúc trời mờ sáng, băng qua rừng rậm ma quỷ, băng qua những đầm lầy đầy cá sấu, vượt lên cái đói, cái nghèo để đi học.

4/ Khuyến học – Fukuzawa Yukichi

Kinh điển của kinh điển. Sách nên có trong tủ sách của bất kỳ người tự học nào. Đọc để biết vì sao nước Nhật lại giàu mạnh như hiện nay. Đọc để biết học tập là trách nhiệm của mỗi người, đối với bản thân, cộng đồng, và đất nước. Đọc để biết được những sai lầm, ấu trĩ mình sẽ có thể vô tình mắc phải khi trưởng thành, làm việc và sinh sống.

5/ 40 Alternatives to college – James Altucher

Đưa ra rất nhiều ý tưởng thú vị để vào đời của người trẻ mà không phải đi học đại học, ông tác giả này cực kỳ thú vị.

6/ Don’t go back to school – Kio Stark

Tương tự quyển trên, sách này sẽ cho mình biết được thực tế rằng giáo dục chính thống từ trường học không phải là con đường duy nhất để phát triển bản thân. Người nào muốn giỏi phải có năng lực tự học và cần chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc tích lũy kiến thức.

Hai quyển này chưa có bản dịch tiếng Việt, nhưng cách viết dễ hiểu dễ đọc, phù hợp cho bạn trẻ bước đầu tập đọc sách tiếng Anh. Có rất nhiều sách tiếng Anh hay nhưng chưa được dịch qua tiếng Việt. Người tự học muốn tiếp thu nhiều thông tin, kiến thức mới từ thế giới cần có vốn tiếng Anh vững vàng và làm quen với việc đọc sách tiếng Anh và ebook.

7/ Cuộc đời của Pi – Yann Martel

Quá nổi tiếng. Quyển này định hình quan điểm tôn giáo của mình. Rất thích hợp cho những người trẻ tò mò về tôn giáo.

8/ Nếu tôi biết được lúc còn hai mươi – Tina Seelig

Có nhiều lời khuyên cho người trẻ trong việc định hướng nghề nghiệp, tìm con đường cho mình để đi lên trong cuộc sống. Nhưng quyển này phải có một tí trải nghiệm rồi thì đọc mới thấy thấm, vì lúc đó mình sẽ biết những gì được nói trong sách là đúng. Còn lúc chưa biết gì đọc sẽ thấy hơi lờ mờ.

9/ Suối nguồn – Ayn Rand

Cũng thuộc hàng kinh điển. Nói về những lựa chọn cuộc sống mà người trẻ thường băn khoăn, đam mê hay tiền bạc, tiếng nói của riêng mình và định kiến xã hội.

10/ Đối thoại với Thượng đế – Neale Donald Walsch

Sách này giúp mình rất nhiều trong việc bồi đắp đời sống tinh thần.

11/ Tôi nói gì khi nói về chạy bộ – Murakami Haruki

Cá nhân mình không thích các tác phẩm hư cấu của ông này, quá nhiều về cái chết, tình dục và bất ổn tâm lý. Đặc biệt là Rừng Na Uy, cực kỳ không phù hợp cho tuổi trẻ, mình đọc quyển đó năm 21 tuổi, lúc còn rất ngây thơ, và nó phá hỏng mọi thứ. Nhưng cực kỳ kết Tôi nói gì khi nói về chạy bộ, sâu sắc, triết lý, đượm buồn, rất hay. Quyển này cần đọc để có động lực luyện tập sức khỏe thể chất. Phát triển cả thể chất lẫn tinh thần thì mới toàn diện. (Mà thực ra có thể nếu bây giờ đọc lại Rừng Na Uy biết đâu mình lại thấy hay).

12/ Sáu người đi khắp thế gian – James Albert Michener

Cực kỳ thấu hiểu người trẻ. Cực kỳ phù hợp cho những người thích phiêu lưu.

13/ Bảy thói quen cho người thành đạt – Stephen R. Covey

Sách phát triển bản thân nổi tiếng, đưa ra cái nhìn toàn cảnh về cuộc sống để hoạch định hướng đi của mỗi người.

14/ 10 days to faster reading – Abby Marks Beale

Too many books, to little time. Lúc nào cũng thấy quá trời sách không làm sao mà đọc cho hết. Đọc quyển này thì tốc độ đọc nhanh hơn một tí, tiết kiệm thời gian và thu lượm được nhiều hơn. Rất tiếc chưa có bản dịch tiếng Việt.

15/ Đường xưa mây trắng – Thích Nhất Hạnh

Thích hợp để đọc lúc thất tình, lúc nghĩ về cái chết, sẽ thấy được an ủi nhiều sau những đau khổ.

16/ Bàn về tự do – John Stuart Mill

Sách này cực kỳ khó đọc. Nhưng người trẻ nào mà thẩm thấu được quyển này thì dự đoán là sẽ tiến triển rất nhiều trong con đường cuộc sống vì những tư tưởng đột phá trong sách này.

17/ Nhà giả kim – Paulo Coelho

Một số bạn bè mình không thích sách này, có lẽ vì nó mơ mộng quá, không phù hợp với những người đầu óc lý trí. Nhưng mà mình thích, và quyển này nằm trong danh sách những quyển sách bán chạy nhất mọi thời đại, nên đa số thắng thiểu số, hehe. Nó cổ vũ con người theo đuổi ước mơ, mà mơ mộng là một đặc quyền của người trẻ.

Viết đến đây tự nhiên thấy ôi má ơi mình còn nhiều sách chưa đọc quá. Thôi tạm thời thế đã. Giờ mình đi đọc sách.

 

Rosie Nguyễn

Câu chuyện iPhone — Trách nhiệm của công dân

18
Featured image: alienated

 

Sự việc iPhone 6 vừa qua tôi nghĩ cửa hàng bán hàng điện thoại đã sai, người dân Sing đứng ra bảo vệ anh Thoại là đúng và người Việt Nam lên tiếng trước hình ảnh quỳ gối của anh Thoại làm xấu hình ảnh đất nước cũng đúng.

Tôi nghĩ việc mình quỳ gối lạy trước một người để xin trả lại tiền chiếc Iphone thực sự khó hiểu, có quá nhiều câu hỏi tôi dành cho anh: Tại sao anh Thoại lại chọn giải pháp quỳ lạy? Vì mong chờ sự thương tình? Vì không có người Việt nào biết? Vì ngay sau đó anh sẽ không trở lại? Và chắc chắn rằng việc quỳ xin đó rẻ hơn việc mất số tiền anh bị mất (xét trên chi phí cơ hội) và mỗi người sẽ có một chi phí khác nhau, tôi không có quyền phán xét anh, kết luận anh, tôi chỉ chia sẻ quan điểm của tôi trong việc anh quỳ lạy để xin chiếc iPhone.

Mọi người bảo hình ảnh du khách nước ngoài đến Việt Nam bị chặn tiền, bị lừa này nọ vẫn xẩy ra như cơm bữa. Hay người Việt Nam ra nước ngoài trộm cắp, xả rác, đánh nhau… đều đúng hết, nhưng những người công dân Việt Nam khác có chấp nhận các giá trị đó hay không? Có chịu khó cải thiện hình ảnh nó hay không? Và chỉ trích, lên án cũng là một trong những bước đầu tiên để giải quyết vấn đề xã hội. Mọi người nên được nhận thức vấn đề đó không tốt, cần phải tránh. Việc một số người đứng ra bảo vệ anh Thoại dường như đang chấp nhận việc quỳ lạy, van xin của anh là hợp lý. Người ta dẫn chứng việc dân chúng Singapore đứng ra giúp đỡ anh Thoại như một lý lẽ hợp lý cho hành động của anh Thoại? Nhưng tôi tự hỏi: có bao nhiêu phần trăm là vì tình thương anh và có bao nhiêu phần trăm cho việc bảo vệ hình ảnh của đất nước Sing, con người Sing trước cộng đồng quốc tế? Quan điểm của tôi cũng hướng về sự bất công của anh nhưng tôi cũng không đồng tình về hành động quỳ lạy của anh.

Mỗi người có một cái giá cho “Quốc thể”. Như một số người nói, “Quốc thể” không mang lại cho anh Thoại cơm gạo, chiếc Iphone mà anh đã rất vất vả để làm ra. “Quốc thể” nó không rõ ràng để đo lường giá trị chung cho mỗi người. Nếu so sánh với vật chất thì rất khó để quy ra, nhưng đối với tôi nó có một giá trị rất khó để định giá. Đó là lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Nếu tôi là anh, tôi sẽ không chọn giải pháp đó. Và tất nhiên, tôi không phải là anh, tôi không phải là những người ủng hộ anh. Tôi chỉ muốn trình bày quan điểm của tôi và tôi không đồng tình với một số người ủng hộ anh.

Chính vì tư tưởng “Danh dự quốc gia không cho anh tiền mua Iphone, nó cũng không bảo vệ anh khi anh bị mất tiền” nên hình ảnh quốc gia mới xấu như vậy. Tôi không biết các bạn nghĩ như thế nào còn tôi, tôi không tính toán quốc gia mang gì cho tôi, tôi có một tình yêu đất nước đặc biệt cho đất nước và luôn đặt lợi ích của đất nước lên hàng đầu. Tôi đi trên tàu điện của Bangkok, Singapore hay Malaysia… vì hình ảnh quốc gia nên tôi có động lực để nhường ghế cho một bạn nữ, hay làm những hình ảnh tốt đẹp nhất và chỉ hy vọng người ta hỏi tôi từ đâu tới. Tôi có một câu chuyện thế này: Ngày tôi làm việc tại Bangkok, mặc dù tôi đã thông báo nghỉ việc trước đó theo đúng quy định của công ty nhưng khi công ty không có người làm, và gọi ngay khi tôi mới mua một cái vé đi chơi, tôi đã ngay lập tức tới. Vì cái gì? tôi tự nguyện vì hình ảnh quốc gia, tôi muốn tạo những cơ hội cho người đến sau, để người ta không kết luận quốc gia Việt Nam tồi tệ như vậy, để tạo một cơ hội cho người Việt Nam tới sau.

Lúc sang Tây học, tôi sẵn sàng lên tiếng nếu có ai đó đi tàu trốn vé, xả rác. Vì tôi nghĩ đó là trách nhiệm của một công dân Việt Nam nên có. Tôi xin nhấn mạnh rằng, bạn bè quốc tế sẽ không biết tên mình khi ra nước ngoài nhưng sẽ nhỡ rất rõ mình tới từ đâu. Và đó là trách nhiệm của một công dân nên có. Nếu mỗi một người Việt Nam ý thức được trách nhiệm của mình cần lên tiếng trước hành động xấu của một vài cá thể khác như người dân Sing, nếu các bộ trưởng cũng lên tiếng phản đối như người Sing, nếu cộng đồng cũng lên tiếng thì vấn đề hình ảnh dân tộc đã được cải thiện đáng kể. Và vấn đề trách nhiệm dân tộc, nó đòi hỏi từ tính tự nguyện, từ ý thức mỗi cá nhân. Tôi không phán quyết anh đúng hay sai, tôi chỉ không đồng tình trước phương án anh lựa chọn vì nó làm ảnh hưởng tới hình ảnh dân tộc, và tôi nghĩ trách nhiệm giữ hình ảnh dân tộc khi ra nước ngoài là một trách nhiệm của công dân nên có.

 

Phan Công Thiết

Đông đã về trên khắp nẻo đường – Anh có về trong mắt em?

8
Featured image: dmronchi

 

Trời trở mùa, lòng người lại bận rộn hơn. Gió heo may từng đợt kéo về trên đường dài vô tận… Nỗi nhớ người thương thêm trào dâng tha thiết, ước hẹn thưở nào nay đã quá xa xôi…!!

Cứ mỗi độ đông về, cái lạnh lại bắt đầu len lỏi trong từng góc phố, từng con đường nhỏ thân quen, từng trái tim đang thổn thức vì một người. Mùa đông mang đến cho ta thật nhiều cảm xúc… Ta nhớ Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam, nhớ cái ấm áp của tình người, nhớ những tấm lòng bao dung, nhớ những con người sống trọn tình vẹn nghĩa… Mùa đông lạnh để lòng người xích lại gần nhau, mùa đông lạnh cũng để thử thách những trái tim ấm nóng biết yêu thương, biết vỗ về.

Cái lạnh của mùa đông khiến lòng người tái tê. Tiếng gió vi vu, cuộn trào trong những cơn bão lòng càng làm thêm cô quạnh cái rét đầu đông. Mùa thu, mùa đổ lá đi qua, đổ vào lòng người bao nhớ thương vụng về nhưng da diết, đổ vào mắt ai cả trời chiều bình yên. Mùa đông, mùa rạo rực trong cái rét cắt da cắt thịt, mùa của những hơi thở phả vào trong nhau hạnh phúc ngập tràn. Thu đi rồi đó anh, bên em chẳng còn hanh hao khắc khoải… Mùa đông này anh có lỡ hẹn với yêu thương?

Em muốn viết bản tình ca gửi trao anh trong mùa đông này. Mỗi khúc nhạc dạo lên sẽ có con đường rợp bóng xanh trải dài muôn lối, có nụ cười duyên ngập ngừng bối rối, có ánh mắt em nhìn theo dõi bước anh đi… Em sẽ viết gửi cho anh với tất cả trái tim, bằng cả niềm tin yêu bấy lâu em giấu cất. Anh có cảm nhận được không? Tình em trao anh là chân thành, rất thật. Em muốn gói gém vào bản tình ca này để trao gửi hết nơi anh…!!

Đã bao mùa đi qua, em từng ước sẽ có một người cùng em chung bước trên con mùa đường mùa đông lạnh giá. Em ước có một bàn tay sẽ đan cài vào một bàn tay, một cái ôm thật chặt để thỏa bao nỗi mong chờ, em ước có một người vì em mà nhẫn nại… Nhưng tiếc rằng, cuộc đời có mấy khi đủ vẹn nguyên cho những giấc mơ muốn níu, cho những khoảnh khắc muốn giữ và cho một người muốn buông. Em lại trở về với thực tại nơi em, mọi thứ hanh hao vỡ vụn.

Ngoài đường thành phố đã lên đèn, ngõ vắng buồn tênh, một mình em giữa chiều đông lạnh giá. Gió đông từng đợt kéo về, rì rào bên hiên nhà, lọt qua khe cửa kính va đập vào nhau. Em muốn vùi mình trong chiếc chăn ấm như để trốn chạy khỏi không gian lạnh lẽo, cô độc. Cái rét như thấu tận tâm cam, phả cả vào trong hơi thở của những con tim đang lẻ loi giữa chốn đông người. Có lẽ, vì cô đơn mà càng lạnh buốt hơn!

Đôi khi con người ta quá mơ mộng, quá lý tưởng để rồi lại hẫng hụt trước sự thật. Nhưng cho dù sự thật ấy là gì thì tương lai sẽ trả lời thôi… Còn hiện tại sao ta không một lần cháy hết mình với những gì ta yêu quý, đam mê? Suy cho cùng ở một thời điểm, ranh giới giữa cái đúng và cái sai chỉ là một dấu chấm hỏi? Ta sống, ta yêu hết mình ở thì hiện tại, còn thì tương lai… Phải đợi thôi …!!

Mùa đông! Mùa của những cơn gió lạnh, nhưng lại là cái cớ để con người ta cảm thấy cần gần nhau hơn. Mùa đông cũng là mùa của những chàng trai đem hơi ấm của bờ vai để trao gửi yêu thương, mùa của những cô gái đan dệt sợi len làm nên áo ấm. Mùa đông, mùa cho những bàn tay đan cài bàn tay, làm nên tình yêu chung thủy. Và mùa cho tình yêu đan cài tình yêu để làm nên hạnh phúc.

Phải chăng, mỗi mùa đi qua đều để lại cho chúng ta một niềm hi vọng và sự nuối tiếc nơi trái tim. Phải chăng giữa dòng đời đầy bon chen và xô bồ này, sẽ có những phút lặng như thế, có những góc tĩnh như thế, để nước mắt chảy trôi, nghe mặn chát nhưng thấm thía, rồi lại đứng dậy, thản nhiên mà bước tiếp qua những ngày cô đơn…!!

 

08/11/2014

Khoảng Lặng

Tình yêu là gì?

22
Featured image: Khalil Gibran

 

“Người với người, sống là để yêu nhau.”

 

Tình yêu là gì? Là gì được nhỉ?

Với một câu hỏi mà để trả lời nó, từ khi xuất hiện con người thì đã bắt đầu đi tìm định nghĩa, mà cho đến tận bây giờ, vô vàn những bài thi ca lãng mạn cho đến khoa học chân thực thì cũng không thể định nghĩa trọn vẹn về tình yêu.

Và vì thế nên bây giờ, để trả lời câu hỏi trên thì dù có một ngàn từ hay nhiều hơn thế rất nhiều thì cũng thể nói cho tròn. Bởi vậy chỉ xin ôm nó lại, nói về cái tình yêu của riêng mình , về những cái nhỏ bé thôi nhưng mất cả cuộc đời để sống vì nó.

Hành trình yêu thương bắt đầu từ lúc ta chưa sinh ra, tình yêu hiện lên qua sự che chở ôm ấp của mẹ, sự bảo bọc trông ngóng của gia đình, tình yêu vỡ òa trong những cái ôm thật chặt của ba và tan ra theo những giọt nước mắt của mẹ khi ta ra đời, tình yêu bện chặt trong bím tóc, hay nét chữ nguệch ngoạc nhưng lại vẽ rất tròn hình yêu thương … Tình yêu này nuôi ta trong sự vị tha bao la vĩ đại, Tình yêu an toàn, Tình yêu vĩnh cửu và là tình yêu bình yên nhất.

Lớn lên tình yêu là những thứ của một người xa lạ, một nụ cười, một ánh mắt, một cái siết tay, một cái ôm thật nhẹ hay một nụ hôn ngọt ngào, dù là tình cảm trong sáng nhẹ nhàng, hay nồng nàn mãnh liệt thì đều sẽ có niềm vui, niềm nhớ và cả những giọt nước mắt, chắc chắn rồi! tình yêu là trò chơi không dành cho lý trí, không tính toán được, không lựa chọn được và tất nhiên sẽ không có một quy tắc nào đặt ra để yêu cả, chuẩn mực hay đánh giá chỉ là thứ để người ta bám vào mơ mộng, còn một khi đã yêu là chỉ yêu thôi. tất cả những điều không hoàn hảo trở thành chuẩn mực, những điều vô lý trở thành những điều có lý nhất trên đời.  Con tim có thể làm như vậy – một phép màu quyền năng.

Vị kỷ hơn một chút, tình yêu dành cho một mình ta thôi, một ngày trời mưa, hay nắng nhẹ, một bản nhạc hay một tiếng gọi quen thuộc làm ta thấy sao yêu đời đến thế, yêu đến lạ, thèm được sống, thèm được hít hà cái không khí ngọt ngào mùi vị yêu thương ấy. Tình yêu dành cho bản thân, cho một thú vui mà ta phát cuồng vì nó, khiến ta phải vỡ ra, ùa vào, sống với cái đam mê mà ta cho là ta sinh ra để được sống với nó. Mark Twain đã từng nói rằng:

“Có hai ngày quan trọng nhất trong cuộc đời, đó là ngày ta được sinh ra và ngày ta biết được tại sao.”

Ai rồi cũng sẽ có những lựa chọn riêng của mình, nhưng tất cả đều xuất phát từ điều ta muốn làm, thích làm, và yêu điều mình làm, sống thế mới là sống.

Tình yêu làm cho ta cảm thấy biết ơn về những gì ta đang có, biết ơn vì họ, những con người ta yêu và yêu thương ta vô điều kiện, cảm ơn vì đã đến,  đôi khi nó ở đấy, như một điều tất lẽ dĩ ngẫu, để rồi ta vô tình quên đi, giật mình nhìn lại mới thấy đã đến lúc dừng lại, nhặt lấy  yêu thương để rồi nhìn vào nó mà bước tiếp.

Rốt cục thì Tình yêu như một lý do quyết định để ta được sống,  đưa ta về với bình yên, ôm lại vỗ về, che chở để tiếp thêm sức mạnh, bùng nổ thêm khát khao. Tất cả những điều ta đưa ra đều chỉ là sự so sánh. Tình yêu vô hình nhưng luôn tồn tại ở bất cứ nơi đâu, bất kì dạng vết nào.  Đừng bao giờ bi quan hóa tình yêu của mình, cho đi rồi sẽ nhận lại, đừng bao giờ ngần ngại về yêu thương, cũng đừng đặt lý do và rào cản để ta bày tỏ, hãy mở lòng ra, yêu theo cách của ta, yêu hết mình, yêu trọn vẹn, yêu đủ đầy nhất.  Đặt tay lên ngực trái, thấy trái tim ta đang đập, ừ, ta đang sống đấy! chờ gì nữa, yêu đi thôi….

 

Cỏ May

 

Bố mẹ là người sinh thành, vậy ai “dưỡng dục” con?

14
Featured image: Teacherholly

 

Tôi tự hỏi rằng một cặp vợ chồng sinh con ra, đã bao giờ họ nghiêm túc tự hỏi, hay bàn luận với nhau là phải nuôi con thế nào, dạy con ra sao chưa? Hay cho rằng đó sẽ là một lẽ thường tình khi cứ lấy nhau rồi đẻ con, “sòn sòn” như các cụ ngày xưa vẫn bảo “Đấy, có dạy gì đâu rồi chúng nó tự lớn đấy thôi!” Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng tiếp thu được với nhiều văn minh và phải công nhận rằng “trẻ con thời nay thông minh hơn thời xưa nhiều”. Và có một bài học mà có lẽ suốt đời phải học bởi chẳng ai giống ai cả khi mỗi ông bố, bà mẹ được “sở hữu” cả một gia tài mà mình “có quyền” được định hướng và dạy dỗ. Xã hội kỳ vọng nhiều vào thế hệ trẻ có tài, có tâm và có đức để cùng xây dựng một đất nước phát triển lắm chứ.

Tôi suy ngẫm về câu nói của thầy Giản Tư Trung khi bàn về giáo dục – bố mẹ và thầy cô nói rằng “Học đi để sau này làm người”; nhưng “Người” là gì? Có ai định nghĩa được rõ ràng cái đích đến đó một cách đúng nghĩa được không bởi thực tế phải biết nó là gì thì mới biết đường đi đúng hướng.

Mỗi đứa trẻ từ khi mới được “hình thành”, tôi dùng từ “hình thành” có nghĩa là trước khi xuất hiện trên đời này có lẽ cũng cần được nuôi dưỡng bởi những nhà sản xuất ra nó. Bố mẹ cũng cần hình dung và ý thức được rằng trách nhiệm của mình đối với một sinh linh nhỏ bé ấy cũng vô cùng quan trọng trước khi nó xuất hiện trên cuộc đời. Tìm hiểu kiến thức về việc giáo dục con ngay từ khi trong bụng mẹ cũng là một giai đoạn quan trọng không kém với bất kỳ độ tuổi nào khác, 0 – 6 tuổi, giai đoạn dậy thì hay giai đoạn trưởng thành… Học về việc dạy con, hiểu được sự thay đổi và phát triển ở từng giai đoạn lớn lên của con có lẽ là niềm hạnh phúc mà những người được gọi là bố, là mẹ được hưởng. Cần thiết phải nhấn mạnh rằng, cha mẹ mới chính là người thầy đầu tiên, dạy con từ những kỹ năng nhỏ nhất đến bài học cuộc đời. Bố mẹ dạy con học ăn, học nói từ những bước chập chững đầu tiên thì có lẽ sẽ là người hiểu con nhất trong việc giúp con đi tìm câu trả lời cho mục đích của cuộc đời con sau này. Con sẽ là “Người mà con có ước mơ trở thành sau này!”

Phải nói rằng môi trường gia đình mà bố mẹ tạo ra cho con có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách và nhận thức của con. Bố mẹ cứ mong rằng sẽ tìm kiếm được một hệ thống giáo dục hoàn thiện và chắc chắn phù hợp với con nhưng thực tế thì một cơ chế có ưu việt đến đâu chắc chắn vẫn có những khiếm khuyết bởi lẽ nó được sinh ra để phù hợp với đứa trẻ này mà chưa chắc phù hợp với đứa trẻ khác – mỗi đứa trẻ đều có một trí thông minh rất riêng và một môi trường phù hợp nhất để phát triển. Bên cạnh đó,  theo quy định hiện tại thì một ngôi trường mà con gắn bó cũng chỉ là: 5 năm học Tiểu học, 4 năm THCS, 3 năm THPT, 3 đến 10 năm Đại học hoặc cao hơn. Vậy thì khoảng thời gian còn lại từ lúc nhỏ và sau đó, đứa trẻ ấy “sống” lâu nhất với môi trường gia đình. Vậy mà, khi đứa con ấy trở về nhà, bố mẹ lại không phải là “người thầy sáng suốt” nhất của con mà cứ trông chờ vào một ai đó ngoài kia sẽ làm nhiệm vụ cao cả đó.

Trách nhiệm giáo dục con thuộc về Nhà trường hay Xã hội?

Bố mẹ đang phó mặc quá nhiều cho nhà trường hay một tổ chức giáo dục nào đó, mong muốn rằng con sẽ THỰC SỰ THAY ĐỔI trong một khoảng thời gian ngắn được đào tạo mà đâu biết rằng con sống với bố mẹ một thời gian dài với cách giáo dục như vậy, môi trường như vậy, con đã học được gì từ bé và sẽ thay đổi ra sao? Kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giáo dục, tôi đã từng thấy không ít những bậc phụ huynh than phiền rằng: con họ chẳng có thay đổi gì sau mấy ngày học kỹ năng hoặc là chỉ được một thời gian, rồi “đâu lại vào đấy”. Nhưng xét cho cùng thì những kiến thức, phương pháp hay bí quyết các con học được từ khóa học đó về nhà liệu có môi trường để thực hành? Thay đổi làm sao khi ở nhà bố mẹ chưa biết cách nói chuyện với con theo cùng một kiểu ngôn ngữ? Làm sao con tiến bộ trong học tập khi nhà trường, thầy cô không biết cách khơi gợi và nuôi dưỡng niềm đam mê hứng thú của con theo một cách khác? Hay sẽ thật khác người khi con có những hành động khác với các bạn ở trường, các bạn hàng xóm? Dị biệt quá đâu hẳn đã là tốt! Đây có lẽ vẫn sẽ là một thiếu sót lớn nhất cần phải nghiên cứu của bất kỳ một chương trình đào tạo kỹ năng nào khi không thể cùng mỗi học viên xây dựng một môi trường áp dụng lâu dài và liên tục. Vậy thì con sẽ như thế nào khi trách nhiệm đó được dồn toàn bộ lên Nhà trường hay Xã hội khi con bắt đầu đi học hay bước vào đời với môi trường rộng lớn?

Thỉnh thoảng tôi lại nghe chuyện một bà mẹ than thở về con mình đại loại như: “Hư lắm. Nghịch như quỷ. Chẳng chịu học hành gì.” Lỗi này thuộc về ai? – Về chính đứa con đó gây ra? Về Nhà trường? Hay về Xã hội đã tạo ra một con người như vậy? Chỉ nhìn thấy những điểm tiêu cực ở con mà vô tình bỏ đi những thay đổi dù nhỏ nhất, con tiến bộ so với chính con của ngày hôm qua, chứ không phải chỉ vì một lỗi lầm nào đó, con bị đem ra so sánh với “con nhà hàng xóm”. Nhưng có lẽ một vấn đề vẫn mãi thuộc về nhận thức của mỗi người làm cha, làm mẹ cần phải nhìn nhận rõ hơn về vai trò của mình đối với sản phẩm của chính mình.

Giáo dục con hay là giáo dục chính mình?

Có bao giờ mỗi bậc cha mẹ lo lắng cho con để nhìn sâu vào cách sống của mình đã vô tình ảnh hưởng lớn đến con như thế nào. Bố mẹ mong muốn con thay đổi, muốn con tập trung vào học tập, muốn con phải bằng bạn, bằng bè trong khi bản thân mình vẫn có những thói quen chưa hữu ích lắm, thích là làm và lấy cái quyền “làm người lớn” để cho phép bản thân được như vậy. Sẽ thế nào nếu ở nhà bố mẹ quát con vào bàn làm bài tập trong khi bố thì thảnh thơi xem ti vi, mẹ thì còn đang mải buôn dưa lê với hàng xóm? Hoặc cách dùng từ ngữ trong giao tiếp hàng ngày, thói quen quát mắng con vô cớ mà không chỉ ra cho chúng bài học hay cách thức thay đổi sau mỗi lỗi lầm đó thì làm sao con tiến bộ được?…

Ngẫm về giáo dục ở các nước phát triển trên thế giới, tôi nhận thấy rằng ở mỗi quốc gia đều có một triết lý rất rõ ràng: Hướng đến “giáo dục tự do” của giáo dục Mỹ; tuyệt đối tin vào trẻ trong giáo dục Phần Lan với 3 tiêu chí: Lòng tin – Bình đẳng – Hợp tác; Nhật Bản với quan điểm “giáo dục đạo đức” là cốt lõi; đề cao sự tôn trọng con của các bà mẹ Anh; giáo dục Đức đẩy cao tính tự lập từ rất sớm của trẻ, bố mẹ chỉ là người trợ giúp và hướng dẫn; con người Pháp điềm tĩnh đến lạnh lùng có lẽ cũng do ảnh hưởng bởi sự giáo dục chặt chẽ từ nhỏ khi bố mẹ hiện thực luôn dạy con biết cách chấp nhận cuộc sống; tình yêu thương đến nghiêm khắc của những bà mẹ Do Thái có lẽ đã sản sinh ra “một dân tộc thông minh nhất thế giới…” Và đặc biệt, tôi nhận thấy rằng, những triết lý ấy được thấm nhuần hoặc có thể ảnh hưởng đến tận gốc suy nghĩ của mỗi con người ở đất nước ấy. Giáo dục con người không chỉ là gói gọn trong phạm vi gia đình mà rộng lớn hơn nhiều, “giáo dục để phục vụ đất nước”.

Còn ở Việt Nam, chúng ta đi theo cách thức dạy con nào để tin rằng, mình sẽ “sản xuất” ra một thế hệ có chất lượng? Bố mẹ làm gì khi chờ xã hội phát triển, chờ hệ thống giáo dục hoàn thiện, hay trông chờ vào một điều gì đó mà Nhà trường và Xã hội sẽ thay mình làm cho con? Có một điều, bản thân tôi nhận thấy rằng, sẽ chẳng có một hệ thống giáo dục nào hoàn hảo cho tất cả mọi người cả, kể cả những hệ thống có tiên tiến, hiện đại đến mấy đi chăng nữa nhưng trong cái không hoàn hảo đó, mỗi người cần tự chọn lọc giá trị cho mình, thực tế và áp dụng cho bản thân, cho những đứa con của mình. Bài học để mỗi người làm cha mẹ cần luôn tích lũy và học hỏi chính là bài học để tự giáo dục chính bản thân mình. Đừng vội đổ lỗi cho xã hội hay lý do bận bịu bởi những công việc rất người lớn để lơ là sự nghiệp học tập suốt đời, học để làm cha mẹ.

Tôi viết bài viết này không mong chờ rằng sẽ một sự thay đổi lớn nào trong giáo dục, mà có lẽ cũng khó có thể làm được điều đó trong một sớm một chiều khi mong muốn đó chỉ xuất phát từ một bộ phận nhỏ trong xã hội; mà với mục đích nhỏ bé và giản dị hơn là dành cho mỗi người đã, đang và sẽ làm cha mẹ có ý thức hơn một chút về sự nghiệp giáo dục chính mình, giáo dục những đứa con của mình, đừng để bất kỳ chuyện gì xảy ra khi đã quá muộn. Hãy trồng một cái cây xanh tốt nhưng ý thức sự tồn tại của nó khi mới chỉ là hạt mầm nhỏ bé, gieo cho con một ước mơ để con tự lớn lên với trí tuệ và năng lực của mình. Có như vậy mới dám mong chờ một tương lai ở đất nước sẽ phát triển của những con người “có giáo dục hoàn thiện” bởi những bậc cha mẹ có ý thức sinh thành và dưỡng dục con.

 

Bùi Phương Linh

Gửi Ba!

6
Featured image: Dailyglamorous

 

Con luôn bị những ánh-mắt- trìu-mến-của-cha-dành-cho-con-gái kích thích, những nụ hôn chúm chím vào má, những cái xoa đầu nhẹ nhàng, cả những cái nhéo yêu mà con vẫn hay bắt gặp, thấy ấm ấp trong lòng lắm, dù đôi lúc con chỉ dám nhìn lén thôi. (Người ta sẽ thấy cái mặt đơ đơ và dở hơi lắm nếu bắt gặp Ba nhỉ?)

Vì con là con gái của Ba

Chắc Ba cũng luôn nhìn con bằng đôi mắt ngập tràn yêu thương ấy. Nhưng sự khờ dại, ngây thơ hay quá vô tâm mà con chưa một lần cảm nhận rõ. Khi gió vô tình cuốn đi, con mới sực nhớ rằng đôi mắt con chính là đôi mắt của Ba, luôn dạy con nhìn đời qua lăng kính tích cực và lạc quan trước những vấn đề của cuộc sống. Bài học tưởng chừng đơn giản nhưng con vẫn đang và luôn cố gắng áp dụng, tự nhắc mình mỗi ngày phải luôn tiến về phía trước, không quan trọng con là người nhanh nhất hay giỏi nhất, chỉ cần con vẫn kiên trì và nổ lực bước tiếp đến nơi mà còn muốn đến, con thấy bình an với chính mình, với con thế là đủ.

Vì con là con gái của Ba

Nên con cho mình cái quyền được vòi vĩnh, được đòi hỏi, được giận hờn mỗi lúc không vừa ý. Con luôn nói một đằng, làm một nẻo những yêu cầu của Ba, rằng”Ba tự làm đi”, nhưng sẽ nhanh chóng hoàn thành chúng với một nụ cười tinh quoái nhất có thể. Ba cũng là người đàn ông đầu tiên và duy nhất con thích nài nỉ, tỉ tê để có tiền làm những kiểu tóc, mua những bộ cánh mới, để con điệu hơn, xinh hơn không phải trong mắt mọi người hay một chàng trai nào khác. Đơn giản con chỉ muốn chứng tỏ rằng con đã biết làm đẹp, đã lớn, đã trưởng thành…đã ngày càng giống Mẹ-Người-Ba-đã-đang-và-mãi-yêu và như vậy con cũng sẽ là người phụ nữ mà Ba sẽ mãi thương.

Vì con là con gái của Ba

Khuôn mặt con được ưu ái sở hữu những gen trội và “độc” của Ba, đến mức nụ cười vô đối của con là dấu hiệu nhận biết con là con gái của ai trong ngôi làng nhỏ của quê mình. Con còn sở hữu cái “gen chậm chạp” trong việc ăn uống, nhưng đó vô tình là lý do chính đáng để Ba và con gái luôn là đôi tình nhân hẹn hò lâu nhất trên những mâm cơm, tâm sự, tỉ tê mọi thứ. Rồi một ngày con phải sống xa gia đình, con tự tin rằng Ba vẫn sẽ mãi bên con, chỉ cần nhấc máy là đã có thể nghe giọng nói ấy, có thể càm ràm, kể lể tất tần tật những gì con muốn nói. Ấy vậy mà những lúc con vui con vô tình hay cố ý quên mất, đến những lúc buồn con lại nhấc máy gọi cho Ba, tin rằng Ba sẽ luôn có ở đó, sẽ chào con, sẽ luôn nghe và nói chuyện với con. Nhưng… đến lúc con cũng chẳng cần dùng điện thoại nữa, vì con gái hiểu Ba sẽ mãi bên con, Ba nhỉ!

Vì con là con gái của Ba

Nên con không cho phép mình yếu đuối, không cho phép mình khóc trước mặt bất kỳ người nào khác như Ba, luôn dựng nên cho mình một vẻ ngoài thật mạnh mẽ và khó đoán. Ba nói đàn ông không có nước mắt, nhưng có ai biết rằng con đã từng vô tình bắt gặp những giọt nước mắt của Ba, những giọt nước mắt chỉ mình con và Ba biết. Bởi con hiểu ai cũng có riêng mình những nỗi muộn phiền, và dù đàn ông hay phụ nữ, cảm xúc và tình yêu vẫn có thể đánh gục những trái tim được cho là sắc đá nhất. Con hiểu, đôi lúc nước mắt là liều thuốc an thần hữu hiệu giúp vơi bớt niềm đau, tiếp tục bước đi và chơi tiếp trò chơi mang tên “cuộc sống”.

Vì con là con gái của Ba

Con được Ba thương nhiều đến mức con ước mơ sau này con cũng sẽ có một người Chồng như Ba của con. Một người luôn yêu thương, tôn trọng và chân thành với tình cảm của con; một người đủ nhạy cảm để biết con và gia đình cần gì không chỉ qua việc kiếm được bao nhiêu tiền, đôi lúc những công việc nhà đơn giản thôi nhưng với con là cách thể hiện tình cảm chân thật nhất khi ai đó-thương-một-người, giây phút đó Ba là người đàn ông hấp dẫn nhất trong mắt Mẹ và Con (không biết Ba nhận ra không nhỉ? ^^). Dù Ba chưa bao giờ tặng Mẹ một bông hoa hay một món quà lãng mạn, con thì luôn mơ mộng mình sẽ nhận được những điều dễ thương ấy. Nhưng Ba ơi, có lẽ sự điềm tĩnh, yêu thương, quan tâm gia đình và mọi người sẽ đánh cắp tim con nhanh hơn cả những thứ hão huyền kia. Ba nói rằng “luôn muốn con được hạnh phúc”, con vẫn đang làm điều đó mỗi ngày, tìm niềm vui qua những điều đơn giản nhất. Dẫu cuộc sống không phải lúc nào cũng mỉm cười với con, nước mắt vẫn rơi mỗi lúc con buồn. Con sẽ không chắc mình có thể trở thành một người giàu có hay thành đạt, nhưng Ba hãy cứ tin con sẽ luôn chăm sóc tốt cho bản thân, sống một cuộc sống ý nghĩa, hạnh phúc và trân trọng những gì con đang nắm giữ, đơn giản….vì-con-là-con-gái-của-Ba.

“Mỗi ngày trên thế gian chỉ có một hoàng hôn
có người thấy và nhiều người không thấy
Mỗi một cuộc đời chỉ có một mẹ cha để yêu thương và giận dỗi
có người giữ lại và nhiều người thả bay.”

— Nguyễn Phong Việt, Ngày Con Sinh Ra Đời

Chúc những người Cha luôn sức khỏe và bình an bên những cô công chúa nhỏ của mình. Dù đôi lúc các nàng có nhỏng nhẻo, có khó tính, có nhăn nhó hay làm bộ mặt lạnh, có không chịu nói ra. Nhưng đối với CON GÁI-CHA VẪN LÀ NGƯỜI ĐÀN ÔNG TUYỆT VỜI NHẤT.

Con Gái thương Ba.

Có những day dứt không gọi thành tên

12
Featured image: wintry

 

 

1. Nhớ mãi một lần, có đứa bạn ngồi bàn sau bị băng ghế dài đổ vào chân. Đau quá, nó không kêu nhưng nước mắt trào ra. Ngày ấy cách nghĩ của tôi rất đơn giản và ngu ngốc là dẫu mình có hỏi han nó thì cũng chẳng làm nó bớt đau đi, vì thế không cần phải hỏi, một lúc cơn đau sẽ tự qua thôi. Bao nhiêu năm qua đi, đứa bạn bị đau là nó có lẽ đã quên chuyện ấy từ lâu rồi, còn người không bị đau là tôi thì vẫn ân hận, day dứt mãi vì cách suy nghĩ thiển cận của mình. Ngày ấy, tôi không nghĩ được rằng, nó khóc không chỉ vì đau mà còn vì có những đứa bạn thờ ơ, lãnh cảm như tôi.

2. Một lần khác, khi tôi đã là sinh viên rồi mà vẫn còn cư xử hời hợt, vô tâm không kém. Đó là ngày lễ noel, có một đứa bạn cũ  hồi cấp 3 gửi bưu thiếp chúc mừng cho tôi qua đường bưu điện. Có lẽ nó định gây bất ngờ và thêm chút lãng mạn cho cuộc sống của tôi nên không trao thư tay dù hai đứa đang học cùng trường, ở cùng một khu ký túc xá. Thế mà đáp lại nó là sự im lặng tuyệt đối của tôi, không một lời cảm ơn, không một câu hồi đáp rằng: “Tao đã nhận được món quà của mày.” Chẳng là dạo ấy xung quanh tôi có nhiều bạn mới quá, nhiều người yêu quý tôi quá nên thêm một món quà của người bạn cũ cũng chỉ là chuyện bình thường, không có gì phải xúc động cho lắm. Nỗi ân hận cứ theo tôi mãi đến gần đây mới có dịp được bộc bạch lòng mình với nó để xua đi cảm giác có lỗi  năm nào.

3. Một đứa bạn thân của tôi rất thích làm thơ. Thơ của nó không hẳn là hay nhưng có nhiều hình ảnh mới lạ và độc đáo đến khó hiểu. Nó thường hay giấu diếm bạn bè cho tôi đọc đầu tiên. tôi không nhớ rõ lúc đó mình có nói gì không, chỉ biết chắc là tôi chưa bao giờ tin tưởng vào tài làm thơ của nó nên cũng chưa bao giờ khích lệ hay truyền cảm hứng cho nó tiếp tục sáng tác. Bây giờ khi tập tành viết lách tôi mới hiểu được cảm giác của người thích viết là như thế nào. Tôi muốn nói với nó một câu động viên, khích lệ quá chừng nhưng nó đã chẳng còn trên đời để nghe những lời “vàng ngọc” của tôi nữa rồi. Ôi thật đáng thương cho cái sự tự nhận thức quá đỗi muộn màng của tôi.

4. Chưa hết, có một sai lầm ám ảnh tôi ghê gớm nhất. Đó là chuyện bố đứa bạn của tôi bị bệnh hiểm nghèo và qua đời. Tôi với nó thân nhau vô cùng nên khi nó gặp chuyện buồn bã, đau lòng như thế, tôi không thể đứng ngoài được. Đêm ấy, tôi rủ mấy đứa nữa ở lại nhà nó để thể hiện sự quan tâm, chia sẻ. Nhà có đám, không ngủ được, nên thỉnh thoảng mấy đứa tôi lại quay ra trò chuyện với nhau mà không hề nghĩ rằng đứa bạn đang thiêm thiếp trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê nằm kia cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu về điều đó. Sau này khi mọi chuyện đã qua đi, nó nói với tôi rằng: “Thà đêm ấy mày đừng ở lại thì hơn.” Một câu trách móc nhẹ nhàng hay là một lời kết án đanh thép cho sự vô tâm, nông cạn của tôi.

Kết. Tất cả, tất cả những chuyện tưởng chừng như nhỏ nhặt, đơn giản ấy, đủ sức góp thành một nỗi ân hận lớn trong tôi. Bất cứ khi nào cũng có thể biến thành đám mây đen kéo về đầy tâm trí. Nếu không tự nhận ra để sửa chữa có lẽ chẳng mấy chốc tôi sẽ là người dưng vô cảm trong mắt hết thảy mọi người. Nhờ vậy, tôi cũng thấm thía một điều: khi mình đối tốt với một ai đó thì rất dễ để quên đi nhưng khi mình cư xử không phải với người khác thì sẽ ân hận mãi, thậm chí là suốt đời.

 

Phương Liên

Thị trường và đạo đức (kỳ 15)

2

 

 

June Arunga – Chủ nghĩa tư bản và công lý

Trong tiểu luận này, June Arunga kêu gọi đưa chủ nghĩa tư bản thị trường tự do vào châu Phi và phản đối những người ngăn cản, không cho châu Phi dựa vào nền thương mại tự do để tham gia vào nền kinh tế thế giới. Bà ủng hộ thương mại tự do, và phê phán những người ủng hộ “khu vực thương mại” được lựa chọn, tức là khu vực cung cấp những khoản ưu tiên ưu đãi (và đôi khi vi phạm quyền sở hữu của người dân địa phương) cho các nhà đầu tư nước ngoài hay giới tinh hoa địa phương và phủ nhận quyền tự do thương mại hoặc quyền đầu tư trên cơ sở bình đẳng của những người khác. Bà kêu gọi tôn trọng quyền sở hữu của người dân châu Phi và chủ nghĩa tư bản tự do, không để cho những ưu tiên ưu đãi và các cơ sở độc quyền làm méo mó đi.


 

Kinh nghiệm của tôi là phần lớn – có thể đến 90% – bất đồng là do thiếu thông tin tại một trong hai phía. Điều này đặc biệt quan trọng, nhất là khi người ta chuyển từ không gian văn hóa này sang một không gian văn hóa khác. Chúng ta đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão của ngành thương mại ở châu Phi, giữa người châu Phi với nhau, sau một giai đoạn cách ly kéo dài – đấy là do chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân tộc và sự thiếu hiểu biết lẫn nhau mà ra. Tôi nghĩ chúng ta phải hân hoan trước sự phát triển như thế của ngành thương mại. Một số người lo sợ trước sự phát triển của thương mại, tôi nghĩ họ cần có nhiều thông tin hơn.

Đang diễn ra quá trình toàn cầu hóa và tôi nghĩ là chúng ta phải chào mừng nó. Nó giúp cho việc chuyển giao các kỹ năng, giúp người ta tiếp cận với công nghệ trên toàn thế giới và nhiều điều khác nữa. Nhưng nhiều người vẫn đứng bên ngoài quá trình này. Câu hỏi là: Tại sao? Năm 2002 tôi đã gặp ông Johan Norberg, một nhà kinh tế học Thụy Điển, tác giả cuốn sách có tính khai minh với tựa đề là Bảo vệ chủ nghĩa tư bản toàn cầu (In Defense of Global Capitalism), và tôi đã kinh ngạc trước cách xử lý thông tin của ông.

Ông không làm một việc đơn giản là gạt bỏ những người chống lại thương mại tự do. Không những thế, ông còn lắng nghe họ, xem xét quan điểm của họ và kiểm tra lại thông tin của họ. Khởi kỳ thủy, sự quan tâm đối với những tin tức có đầy đủ căn cứ đã làm ông hết lòng ủng hộ chủ nghĩa tư bản.

Tôi còn ngạc nhiên hơn trước cách suy nghĩ về tương lai của những người nghèo, tức là những người bị tác động nhiều nhất. Norberg đã đi khắp thế giới để hỏi người dân. Ông không nói với họ những việc họ nên nghĩ. Ông hỏi họ đang nghĩ gì. Bằng cách hỏi những người nghèo, những người được tạo cơ hội tham gia vào thương mại – như thương nhân hay người buôn bán nhỏ hoặc những người lao động trong các doanh nghiệp có tham gia vào lĩnh vực ngoại thương – ông phát hiện ra những sự kiện mà các quan chức giáo điều đã bỏ qua.

Công việc trong nhà máy mới làm cho cuộc sống của bạn tốt lên hay xấu đi? Cái điện thoại cầm tay đầu tiên làm cuộc sống của bạn tốt lên hay xấu đi? Thu nhập của bạn tăng hay giảm? Bạn đi lại bằng phương tiện gì: đi bộ, đi xe đạp, đi mô tô hay ô tô? Bạn thích đi mô tô hay đi bộ? Norberg nhấn mạnh rằng cần phải xem xét những sự kiện xảy ra trong dân chúng. Ông hỏi những người dân tham gia vào nền thương mại toàn cầu xem họ nghĩ gì và liệu thương mại tự do có cải thiện được đời sống của họ hay không. Ông muốn nghe đánh giá của từng cá nhân.

Chúng ta phải hỏi chính phủ đang làm gì với chúng ta chứ không phải hỏi họ đang làm gì cho chúng ta. Chính phủ của chúng ta đang làm hại chúng ta: họ ăn cắp của chúng ta, họ ngăn chặn, không cho chúng ta buôn bán, và làm cho người nghèo càng nghèo thêm. Những nhà đầu tư ở địa phương không được phép cạnh tranh vì chế độ pháp quyền không tồn tại trong các nước nghèo. Có thể đấy là lý do làm cho họ trở thành những nước có thu nhập thấp – vì nhân dân không được chính phủ tôn trọng.

Chính phủ nhiều nước nghèo tìm cách lôi kéo “các nhà đầu tư ngoại quốc”, nhưng lại không cho dân chúng nước mình tham gia thương trường. Mở cửa thị trường và cạnh tranh cho dân chúng trong nước không nằm trong chương trình nghị sự của họ. Dân chúng địa phương có kiến thức và hiểu rõ khu vực của mình. Nhưng chính phủ các nước Phi châu của chúng ta lại ngăn chặn, không cho nhân dân nước mình tham gia thương trường nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư ngoại quốc hoặc những nhóm quyền lợi đặc biệt trong nước.

Thí dụ, những hạn chế nghiêm ngặt đã gây ra trở ngại rất lớn đối sự cạnh tranh của các công ty nội địa trong lĩnh vực dịch vụ như ngân hàng và cung cấp nước uống, phớt lờ khả năng của nhân dân chúng ta, không để họ sử dụng những kiến thức tại chỗ về công nghệ, về sở thích của dân chúng và cơ sở hạ tầng tại chỗ. “Toàn cầu hóa” mà chỉ ưu tiên ưu đãi “các nhà đầu tư ngoại quốc”, trong khi các nhà đầu tư địa phương bị gạt ra và không được phép cạnh tranh là sai.

Nếu “các đặc khu kinh tế” mà chính phủ dựng lên là để thu hút “các nhà đầu tư ngoại quốc” thì tại sao đa số người dân lại chẳng được lợi lộc gì? Tại sao chúng lại được coi là những khu vực ưu tiên ưu đãi đặc biệt chứ không phải là thành phần của sự tự do thương mại cho tất cả mọi người? Tự do thương mại phải là tự do cạnh tranh trong việc phục vụ người dân, chứ không phải là ưu tiên ưu đãi cho giới tinh hoa trong khu vực, những người không thích cạnh tranh hay ưu tiên ưu đãi cho những nhà đầu tư ngoại quốc, những người có thể gặp riêng các vị bộ trưởng.

Khi các công ty ngoại quốc được chính phủ ưu tiên ưu đãi thì đấy không phải là “thương mại tự do”, khi các công ty trong nước bị chính phủ ngăn chặn, không cho tham gia thương trường thì đấy cũng không phải là “thương mại tự do”. Thương mại tự do đòi hỏi chế độ pháp quyền cho tất cả và tất cả mọi người đều được tự do tham gia vào những hành động tự nhiên nhất: trao đổi tự nguyện.

Sự thịnh vượng của người châu Phi không phải xuất phát từ những khoản trợ giúp của ngoại quốc hay những đồng tiền do gian lận mà ra. Ở châu Phi, chuyện đó đã xảy ra quá nhiều rồi, nhưng nó không có ảnh hưởng tích cực đối với cuộc sống của người nghèo. Kiểu “giúp đỡ” như thế chỉ làm gia tăng nạn tham nhũng và làm suy yếu chế độ pháp quyền mà thôi. Nó buộc chúng ta phải mua dịch vụ từ những người dân của đất nước viện trợ. Nó làm biến dạng các quan hệ thương mại. Nhưng tai họa nhất là: “viện trợ” làm cho chính phủ và nhân dân không còn liên hệ với nhau nữa vì người thanh toán các khoản chi tiêu của chính phủ nằm ở Paris, Washington hoặc Brussels, chứ không nằm ở châu Phi.

Quan hệ thương mại cũng có thể bị giới tinh hoa trong khu vực, những kẻ được giới chức chính trị ưu ái, làm cho méo mó hoặc mất tự do, chắc chắn là độc giả biết rõ lý do rồi. Quan hệ thương mại cũng có thể bị bóp méo bằng cách bảo đảm sự độc quyền, không cho cả những người cạnh tranh trong nước cũng như nước ngoài tham gia vào những lĩch vực nào đó. Hơn nữa, quan hệ thương mại có thể bị làm méo mó và mất tự do khi giới tinh hoa nước ngoài câu kết với chính phủ nước họ để được chính phủ nước nhận viện trợ giành cho những hợp đồng độc quyền thông qua những khoản viện trợ ràng buộc: cả công ty cạnh tranh trong nước lẫn nước ngoài đều không được tham gia vì thỏa thuận đã ký rồi.

Tất cả những quy định này đều trói buộc thị trường và quyền tự do của chúng ta. Chúng ta buộc phải mua những hàng hóa hay dịch vụ với chất lượng và giá cả không chắc đã phải là tốt nhất vì chúng ta không có quyền tự do lựa chọn. Mất quyền tự do làm cho chúng ta cứ mãi ở vị trí kém cỏi và nghèo đói.

Chúng ta không bị cướp bóc vì giá thấp và chất lượng hàng hóa tốt. Chúng ta bị cướp mất cơ hội cải tiến, bị cướp mất cơ hội sử dụng đầu óc của chính mình, bị cướp mất cơ hội cải thiện hoàn cảnh của mình bằng chính năng lực và trí tuệ của mình. Về lâu dài, tội đó còn to hơn. Chủ nghĩa bảo hộ và đặc quyền đặc lợi không chỉ duy trì sự khánh kiệt nền kinh tế mà còn làm cho trí tuệ, lòng dũng cảm, tính cách, ý chí, lòng quyết tâm và lòng tự tin, không thể phát triển được.

Thông tin chính là cái chúng ta cần. Chúng ta phải nói chuyện với quần chúng nhân dân. Chúng ta cần phải kiểm tra lại các sự kiện. Trong đa số các trường hợp, đấy không phải là thông tin mật, nhưng ít người chịu quan tâm. Bằng chứng không thể chối cãi được là chủ nghĩa tư bản thị trường tự do, tự do thương mại và bình đẳng trước pháp luật, tạo ra thành công kinh tế cho quần chúng nhân dân.

Điều chúng ta cần là chủ nghĩa tư bản thị trường tự do, nó sẽ tạo ra không gian cho chúng ta thể hiện năng lực của mình. Nhà kinh tế học Peru, ông Hernando de Soto, đã chỉ rõ trong tác phẩm Điều kỳ diệu của tư bản (The Mystery of Capital) cách thức người nghèo biến “vốn chết” thành vốn “năng động” nhằm cải thiện cuộc sống của chính họ. Thiếu vốn không phải là sự kiện không thể tránh được. Ở châu Phi chúng ta có nhiều vốn, nhưng đa phần không được sử dụng nhằm cải thiện cuộc sống của chúng ta. Đấy là “vốn chết”. Chúng ta phải hoàn thiện quyền sở hữu của chúng ta để biến những đồng vốn nhàn rỗi thành “vốn năng động”, thành những đồng vốn tạo ra cuộc sống. Chúng ta cần phải có quyền sở hữu, nghĩa là chúng ta đòi tôn trọng quyền của chúng ta. Chúng ta đòi bình đẳng trước pháp luật. Chúng ta đòi chủ nghĩa tư bản thị trường tự do.

[themify_box style=”orange rounded” ]June Arunga là nữ doanh nhân và nhà sản xuất phim ở Kenya. Bà là người sáng lập và tổng giám đốc điều hành của hãng Open Quest Media LLC và đã thực hiện mấy dự án trong lĩnh vực viễn thông ở châu Phi. Bà đã sản xuất hai bộ phim tài liệu về châu Phi cho hãng BBC là Con đường của quỉ sứ (The Devil’s Footpath), nói về chuyến đi sáu tuần, dài 5.000 dặm, từ Cairo đến Cape Town, của bà; và Lên án ai? (Who’s to Blame?), nói về cuộc tranh luận/thảo luận giữa Arunga và cựu tổng thống Jerry Rawlings của Ghana. Bà thường viết cho trang mạng AfricanLiberty.org và là đồng tác giả cuốn Cuộc cách mạng của điện thoại di động ở Kenya (The Cell Phone Revolution in Kenya). Arunga tốt nghiệp khoa luật tại trường tổng hợp Buckingham (University of Buckingham), Anh quốc.[/themify_box]

 

Phạm Nguyên Trường dịch
Nguồn: The Morality of Capitalism do Tom G. Palmer chủ biên, nhà xuất bản Jameson Books ấn hành, 2011.