28 C
Nha Trang
Thứ năm, 7 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 170

Cha tôi thường ở nhà nhưng đã lâu rồi tôi chưa được gặp ông

12
 Featured Image: Wikipedia Commons

 

Ngày nào cũng thế, buổi sáng cha ngủ tới 12 giờ mới dậy, trong khi ông ngủ thì cấm ai tới gần ông, nếu điện thoại ông có reo thì ông sẽ chửi xối xả vào mẹ, vào con rằng tại sao không bắt điện thoại để cho ông ngủ. Ơ, điện thoại của ông ta mà nhỉ? Nếu có ai đó tới tìm ông thì chúng tôi phải đuổi khéo đi để tránh làm phiền ông, dù đó có là người thân lâu ngày không gặp. Đến khi ông ngủ dậy và làm việc cũng là lúc tôi đi học, khi tan học về là lúc ông đi chơi với bạn bè, mãi đến 11 giờ tối mới về nhà, lúc đó tôi đã ngủ, ông vẫn thức để đánh cờ tướng với ông bạn tới 2,3 giờ sáng, sau đó lại bắt đầu ngày mới như mọi ngày, ông ngủ, tôi dậy, ông dậy, tôi đi học, ông đi làm, tôi về nhà, ông về nhà, tôi đã đi ngủ. Đôi lúc cũng có gặp ông nhưng cứ như hai người dưng.

Tôi nói vậy không có nghĩa tôi không yêu cha hay cha không yêu tôi, chúng tôi vẫn thương nhau nhưng do vài thứ lộn xộn chúng tôi không kiểm soát được dẫn đến những cái nhìn xa lạ, vì đã lâu quá rồi không được trò chuyện. Hiếm khi tôi được nói chuyện với ông, và mỗi lúc như thế cha thường nhắc về quá khứ, rằng cha yêu tôi thế nào, có lần khi tôi còn học trường mẫu giáo, lúc ấy cha làm việc ở xưởng đóng tàu, cha quên mất việc đón tôi để tôi đứng chờ một mình trước cổng, khi nhớ ra thì cha vội vã phóng xe lao đi, vừa lái vừa khóc vì lo sợ, khi đến nơi cha ôm tôi và siết tôi thật chặt, vừa mừng vừa run. Mấy chuyện như thế tôi đã quên sạch, nhưng cha vẫn mãi giữ nó ở trong lòng.

Những lúc nói chuyện với cha tôi thường rất căng thẳng, có lẽ thằng con trai nào khi nói chuyện với ba mình cũng có đôi phần khó chịu và không thoải mái. Vì ba không dễ gần như mẹ, vì ba nghiêm khắc, vì ba nói lời nào cũng như đinh đóng cột, chúng tôi không đủ sức và cũng không được phép gỡ cây đinh đó ra, vì gỡ ra là bất hiếu, là lý sự, là hỗn hào, vậy nên con trai thường nghĩ nhiều mà nói ít, có nói thì hoặc là đồng ý với cha, hoặc nói những thứ mông lung không cần phân biệt đúng sai. Với con gái, cha ít khi nói những chuyện nghiêm túc, cha không nói về tương lai, về sự hiếu thảo, về định hướng, về chuyện con là niềm hy vọng của bố mẹ thế nào, về chuyện con sẽ làm rạng danh dòng họ tổ tiên thế nào, nếu cha có nói ra và bị con gái phản lại, cha cũng sẽ cười cười và nói: ”Tổ cha mày, nay biết cãi lại ba cơ đấy.

Vì là con trai nên phải gánh trách nhiệm nặng hơn? Là con trai nên phải làm rạng danh dòng họ, làm tự hào gia đình, luôn phải chịu những cuộc nói chuyện căng thẳng như đang nói chuyện với tòa án? Ừ thì con trai là hy vọng của bố mẹ, nhưng nếu cứ lấy cái hy vọng làm gánh nặng đè lên đôi vai con, lấy việc phải thành công trong cuộc sống làm áp lực cho con thì chỉ khiến mối quan hệ cha con càng lúc càng xấu đi thôi.

Tôi không cần cha dành nhiều thời gian cho tôi, tôi chỉ muốn cha về đúng bữa để có bữa cơm gia đình. Tôi không muốn cha giáo huấn tôi, tôi chỉ cần cha khuyên bảo và động viên tôi mỗi khi tôi gặp khó khăn. Tôi không muốn sau này khi đi xa tôi phải tự nhủ: “Ừ mình cũng có một người cha mà nhỉ.” Hay phải nhìn vào quan tài khi cha mất đi để rồi ân hận vì không dành nhiều thời gian bên cha. “Niềm vui sướng nhất cuộc đời tôi là được nhìn thấy giọt nước mắt hạnh phúc của mẹ và ánh mắt tự hào của cha.”

Đúng, tôi muốn làm cha tự hào, nhưng tôi muốn cha tự hào vì những gì tôi làm được chứ không phải vì tôi đã hoàn thành nhiệm vụ một đứa con trai trưởng phải làm. Tôi cần cha ủng hộ khi nghe tôi chia sẻ ước mơ, chứ không phải bác bỏ hay ra lệnh tôi phải làm này làm nọ (thông thường là bào con phải đi theo ngành kinh tế) chỉ vì cha muốn tôi có một tương lai ổn định và chắc chắn.

Tôi muốn cha thôi xem tôi là đứa con bé bỏng. Tôi muốn cha tin vào những gì tôi đã học. Tôi muốn cha không dang tay nâng đỡ tôi khi tôi vấp ngã trên đường đời, chỉ cần cha luôn dõi theo là được, dõi theo xem đứa con bé bỏng của mình nay đã khôn lớn nhường nào, dõi theo xem đứa con này sẽ làm nên trò trống gì, dõi theo xem ý kiến của con được mọi người trong xã hội chấp nhận thế nào, dõi theo xem con mình thành công ra sao, và dõi theo xem con mình sau này sẽ trở thành một người cha tuyệt vời thế nào.

Gửi đến những ai đang làm cha, sẽ làm cha, và trong tương lai có thể làm cha: Nếu bạn quá bận không thể dành nhiều thời gian cho con cái, thì mỗi khi lướt qua chúng hãy tặng cho con mình một ánh mắt trìu mến và tin tưởng. Sự tin tưởng là mối liên kết bền vững giữa các thành viên trong gia đình dù họ không ở gần nhau. Nhưng nói gì thì nói, hãy cố gắng thu xếp công việc để dành một ít thời gian bên con, nói chuyện với con, hỏi con dạo này học tập thế nào, vui vẻ không, có gặp chuyện gì trắc trở không, đưa con đi chơi và dạy con làm cái gì đó, hoặc để con cái dạy lại mình cái gì đó, và điều quan trọng nhất: luôn lắng nghe con cái.

Vì bạn sẽ chẳng có mấy thời gian ở bên con đâu, một khi nó bước chân vào đại học là xác định luôn, lúc ấy việc gặp con hay nói chuyện với con còn quý giá hơn nhặt được vàng bạc ấy. Tin tôi đi, rồi một ngày khi tuổi già tới, bạn chỉ còn biết ngồi trên chiếc ghế gập ghềnh, lật quyển album ra xem ảnh đứa con mình ngày nhỏ, rồi nâng niu từng tấm ảnh, hôn từng tấm ảnh như thể đang hôn đứa con mình, bạn sẽ muốn đánh đổi mọi thứ để được vài giây ở bên con, bạn sẽ khóc và nghẹn ngào, nấc lên từng tiếng: “Khi nào nó về thăm mình đây?”

 

Đặng Huy

Bên trong cái Đầu của God – Phần 2

11

 

(Lấy cảm hứng từ câu truyện “The Egg” của Andy Weir.)

**********

— Xin chào Huy.

— Đây là đâu? Sao trắng xóa vậy?

— Đây là nơi mà tất cả người chết đều tới.

— Tôi chết rồi sao!?!

— Đúng vậy. Tối qua anh đã chết vì bị sốc thuốc. Có gì đâu, vui mà.

— Vui!?! Ông bị dở hơi à? Đậu móa! Sao tôi lại chết!!! Người thân, bạn bè của tôi thì sao?

— Một số người sẽ khóc thật lòng, một số người sẽ khóc giả tạo, còn một số thì cười ra mặt. Hì. Cũng tại hồi còn sống anh gây thù chuốc oán nhiều quá mà! Nhưng đừng lo, họ ít nhiều sẽ nhớ đến anh. Luyến tiếc mà làm gì.

Im lặng hồi lâu.

— …Ông là ai sao biết mấy chuyện này, sao mặt mũi ông giống tôi vậy? Ông là Chúa à?

— Uhm, tôi là Chúa. Cũng giống như anh vậy, hồi còn sống anh cũng tự xưng là Chúa đó.

— …Vậy giờ sao? Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo… Tôi lên thiên đàng hay xuống địa ngục đây?

— Không phải thiên đàng, chẳng phải địa ngục. Anh đầu thai, lại về Trái Đất.

— Ah, thế ra đạo Phật nói đúng.

— Đạo nào nói cũng đúng mà.

— Tôi có được chọn đầu thai thành ai không?

— Không, tôi chọn. Để xem nào… lần này anh sẽ đầu thai vào thân xác của thằng Sơn.

— WTF??? – Huy há hốc mồm ra.

— Có gì mà ngạc nhiên thế?

— Hồi còn sống tôi biết một thằng tên y chang vậy. Nó khốn nạn, ngu và hèn lắm!

— Uh, thì chính nó.

— Nhưng nó vẫn đang sống mà? Sao tôi đầu thai thành nó được?

— Hmm… Từ tốn, để giái thích cho nghe. Một số nghiệp của anh liên quan trực tiếp đến nó. Nó là nguyên nhân anh tạo nghiệp. Anh cũng là nguyên nhân nó tạo nghiệp. Anh chết đi thì nó sẽ là một trong những người nhớ anh nhiều nhất đấy. Vì vậy, một phần cơ bản của anh sẽ luôn tồn tại trong đầu nó. Bây giờ gửi linh hồn anh vào sống chung với linh hồn nó cho hai đứa làm hòa là hợp lý. Smith hợp nhất với Neo.

— Không! Tôi không đồng ý!

— Đồng ý đi mà.

— Không là không!

— Hay anh muốn đầu thai thành Hồ Chí Minh?

— WTF tập 2??? – Huy lại há hốc mồm ra. – Thằng cha đó là quá khứ rồi mà!? Đầu thai lại thành ổng thế nào được?

— Qúa khứ hay tương lai, chỉ tồn tại ở vũ trụ của anh mà thôi. Sự thật là không có quá khứ hay tương lai gì hết. Hay anh muốn đầu thai thành Ba của anh?

— WTF tập Ba??? Chuyện này nghĩa là gì?

— “Nghĩa là gì” nghĩa là gì? Anh đang hỏi tôi về ý nghĩa của cuộc sống à? Hay anh thắc mắc về vũ trụ. Hihihi.

— Uh đúng vậy! Tôi không hiểu tất cả chuyện này. Tôi không hiểu gì hết.

— Anh bạn, vũ trụ này được tạo ra để cho anh hiểu và hoàn thiện bản thân mình.

— Để cho tôi? Ý ông là cho loài người chứ hả?

— Không, để cho anh. Một mình anh thôi.

— Thế còn tất cả những người khác?

— Đâu có ai khác.

— Ông bị gì vậy? Có 6 tỉ người trên thế giới đó cha!

— Tất cả họ đều là anh. Những đợt đầu thai khác nhau của anh.

— Cái gì??? Tôi là tất cả mọi người???

— Đúng vậy. Anh bắt đầu từ từ nhớ lại vấn đề rồi đó.

— Tôi là tất cả mọi người??? Tất cả những ai đã từng sống???

— Hoặc sẽ sống.

— Tôi từng là Hít-le?

— Đúng vậy, và anh cũng là hàng triệu người mà Hít-le giết.

— Tôi từng là Phật Tổ? Là chúa Jesus?

— Đúng vậy, và anh cũng là tất cả những người đã được cứu rỗi nhờ sự hi sinh của Phật Tổ và Jesus.

Im lặng vài giây.

— Huy à, tất cả những điều ác mà anh nói ra, là anh nói với chính anh. Tất cả những điều thiện mà anh nói ra, cũng là nói với chính anh. Mỗi khoảnh khắc hạnh phúc hay đau khổ mà bất cứ ai từng hoặc sẽ trải qua, đều là trải nghiệm của chính anh.

— … Chúa à. Tại sao lại làm tất cả những chuyện này?

— Thì cũng là ý của anh cả. Tôi được anh tạo ra để ngồi đây nhắc cho anh nhớ nè.

— WTF tập 4??? Tôi là người tạo ra Chúa?

— Không sai. Anh chính là Chúa. Ngày xưa, anh chỉ có một mình. Anh cảm thấy buồn chán và thấy bản thân mình không hoàn hảo nên đã tự phân đôi bản thân ra, dựng nên tôi để bầu bạn và giúp anh tự chấn chỉnh. Nhiều lúc tôi nói anh không nghe, anh nói tôi không nghe, không biết ai đúng. Thế là sau khi đắn đo suy nghĩ, anh quyết định phân tán bản thân ra càng nhiều càng tốt, để tự hoàn thiện chính mình, để xóa bỏ những cái ác cái xấu trong chính anh. Thế là hai ta cùng dựng nên vũ trụ. Anh phân tán bản thân mình ra thành các phần trong vũ trụ đó. Anh chính là những ngôi sao. Là các thiên hà. Là lỗ đen vũ trụ. Anh chính là mặt trời. Và cũng là Trái Đất. Anh chính là nước, là lửa, là kim loại, là không khí. Anh là người ngoài hành tinh. Là vi khuẩn, virus. Là những thiên thần, là các loại ma quỷ. Là tất cả thực vật, động vật. Anh là linh hồn, đầu óc, và xác thịt. Và là tất cả những người sống trên Trái Đất. Vì tất cả cái này là một mê cung do anh dựng nên, anh tinh thông mọi thứ khoa học nên anh có thể đi qua nó dễ dàng. Để công bằng, anh tự xóa luôn tất cả tri thức về trò chơi này của chính mình, bắt đầu lại từ con số 0. Mỗi kiếp, dù là làm con vi trùng, làm cái cây, con vật, hay làm con người, anh đều bắt đầu từ con số 0, không nhớ gì cả. Anh muốn xem xem mình sẽ chọn cái thiện hay cái ác, bên nào sẽ chiến thắng. Những tri thức về vũ trụ, anh đưa cho tôi cất giữ. Giữa những khoảng sau khi anh chết và trước khi anh đầu thai, tôi sẽ lại ngồi nhắc cho anh nhớ, rồi lại gửi anh về lại cái vũ trụ do anh tạo ra. Hiểu chưa Huy?

— Thế khi nào trò chơi này kết thúc? Tôi mệt mỏi rồi, hãy để cho tôi thoát khỏi cái vũ trụ do tôi tạo ra đi!

— Không được. Chính anh đã dặn tôi, trò chơi chỉ kết thúc khi nào mà tự chính anh giải được mê cung do anh tạo ra. Nó chỉ kết thúc khi nào cái thiện trong anh chiến thắng hoàn toàn cái ác trong anh mà thôi… Thôi anh nằm nghỉ chút đi, khi thức dậy anh sẽ về lại Trái Đất.

Thế là Huy chìm vào giấc ngủ, có chút mộng mị, băn khoăn. Cứ như là một giấc mơ lucid, một cuộc trip ngoạn mục, một buổi thiền vô tận. Sâu thẳm trong linh hồn, Huy biết mình có khả năng biến vũ trụ thành một nơi tốt đẹp hơn, và rồi sẽ sớm giải được trò chơi do chính mình tạo ra.

 

Tác Giả: Nah

Photo: Lian-Madcap

 

***********

Tản mạn ngày 20/11

2
Featured Image: GPE/Alberto Begue

 

Nhớ những năm học cấp I trường làng, tụi học sinh cứ ngày lễ là đến nhà thầy cô. Nào 8/3 mỗi đứa cố kiếm trong vườn một bông hoa tặng cô, nào ngày mồng 3 tết thầy đứa quả cam, đứa cái bánh chưng, đứa “sang chảnh” hơn được bố mẹ cho chai rượu rồi tíu tít hẹn nhau, đạp xe đến nhà thầy. Lớp mấy chục đứa ngơ ngác, líu lo chúc tết thầy với những câu chúc trùng lặp, thế nhưng niềm vui ánh lên trên đôi mắt cả thầy lẫn trò. Những món quà tặng thầy nhanh chóng thành …mâm cỗ ăn tại chỗ. Nếu toan tính như hiện tại thì… thầy lỗ nặng!

Những năm đó, có nhiều hơn một ngày 20/11!

Lên cấp II, vẫn duy trì những ngày lễ chúc cô, chúc thầy. Tất nhiên sẽ chẳng còn cảnh tíu tít mang quà đến nhà cô thầy! Cả lớp bắt đầu rộn lên kế hoạch làm báo tường từ những ngày đầu tháng 11. Thơ tự làm, văn tự viết, tranh tự vẽ. Hì hục cả tuần tại nhà một đứa trong lớp cuối cùng cũng xong.

Những tờ báo tường khổ lớn được treo lên, thầy cô đi đến dừng lại đọc từng câu, từng chữ. Đám học sinh ngồi hồi hộp rồi thở phào khi thầy cô mỉm cười! Rồi chấm giải thơ văn viết về cô thầy, đứa có bài hay nhất hãnh diện đọc lời tri ân trước toàn trường!

Là giờ sinh hoạt lớp, cô nói đùa: “Cô giờ chẳng thèm gì, chỉ thèm ngô luộc.” Thế mà, ngày sau, nhỏ bạn cùng lớp tay xách nách mang bịch ngô nhà trồng lên cho cô giáo. Khoảnh khắc của sự chân thành từ món quà của trò long lanh trong ánh mắt cô chủ nhiệm. Mãi sau này, mỗi dip gọi điện cô đều nhắc! Có những đứa “sang” tặng riêng thầy cuốn sổ giáo án cố nắn nót câu chúc! Những món quà như thế có lẽ thầy cô không bao giờ từ chối.

Lên cấp III những cái đầu biết nghĩ, đóng quỹ lớp mua hoa tặng từng cô thầy. Mấy chục đứa gom góp chia đều mỗi đứa một ít trong tầm “kiểm soát”. Từng giờ học đại diên lên tặng hoa! Cả lớp vỗ tay, trong mắt thầy cô long lanh hạnh phúc!

Có lẽ, những ngày tháng đại học là… buồn nhất. Không biết có phải vì số lượng sinh viên quá lớn hay không mà giảng viên chủ nhiệm bỗng dưng… mất hút. Lớp cũng chẳng để ý đến mấy ngày lễ. 20/11 tụi sinh viên mừng vì đó thường là ngày nghỉ học. Lại có cớ tụ tập nhậu nhẹt. Có chăng chúc cô thầy cũng qua…facebook!

Hỏi đứa bạn học một trường đại học khác thì tình hình còn… tệ hơn. Ngày 20/11 bỗng thành ngày “biếu quà lấy điểm”. Mà chuyện này đâu mới, từ lâu rồi. Đứa bạn bảo cả lớp thi bị đánh… rớt nên gom tiền biếu thầy để qua môn. Khóa trước truyền lại khóa sau “bí quyết” ấy! Và khi tiền trao-điểm lấy thì những tiếng chửi thề để lại…

Mặc nhiên, những sinh viên chúi đầu góp tiền biếu thầy khác hẳn những đứa học sinh góm mấy đồng lẻ mua hoa tặng thầy ngày lễ. Mới đây, nhiều trường quy định giáo viên không được nhận quà trong ngày lễ 20/11. Nghe qua có vẻ hay như quy định cấm quan nhận phong bì vậy!

20/11 là ngày lễ tri ân thầy cô giáo, sao không để học sinh, phụ huynh tri ân những người thầy bằng những cách chân thành? Tri ân cũng có một phần quà tặng. Có chăng hiện tại chữ tri ân được nhiều người hiểu sai mang nặng mùi tiền.

Mà lỗi có lẽ do áp lực từ phụ huynh nhiều hơn những nhà giáo. Tôi có cô bạn dạy ở một trường Dân lập Quốc tế tại Sài Gòn. Nôm na dễ hiểu là trường của những cậu ấm cô chiêu con nhà giàu có. Nhưng lương thì… thấp tệ. Tôi hỏi sao lương thấp mà không kiếm nơi khác dạy. Cô bạn thú thật: “Lương không ăn thua nhưng ngày lễ thì… khá.” À thì ra những ngày lễ này những phụ huynh đại gia kia chẳng tiếc gì những chiếc phong bì dày cộm biếu cô. Mà đâu chỉ lễ 20/11, các lễ khác phụ huynh đều nhớ như tụi tôi hồi cấp I nhớ đến nhà cô thầy vậy!

Không thể trách bạn tôi được. Sống giữa Sài Gòn với đồng lương nhà giáo thấp nếu không nhận thì sao sống được? Vả lại cầm tiền của những phụ huynh chẳng thiếu tiền thì tôi thầm nghĩ bạn tôi (và nhiều người) cũng chẳng mảy may bối rối.

Âu đó cũng là một sự cho-nhận!

Mấy năm nay, ngành giáo dục nói chung và nghề giáo nói riêng luôn gặp những điều chẳng mấy ai vui được! Đâu đó vẫn còn những giáo viên dạy sai nguyên tắc sư phạm đánh trò, những giảng viên vẫn đổi tiền lấy điểm hay những người thầy “sinh không hợp thời” đem bực tức cuộc sống lên bục giảng…

Nhưng vẫn còn nhiều, rất nhiều người thầy tóc đã bạc vì phấn hằng ngày vẫn gắn cuộc đời mình, ước mơ mình vào từng bài giảng. Bao nhiêu người cô giáo vùng cao ăn chung những bữa cơm độn sắn, khoai nhận nuôi học trò khó khăn. Rồi những cô, thầy giáo đặc biệt. Tôi xin gọi thế về những cô thầy dạy dỗ trẻ khuyết tật! Họ đang âm thầm dạy từng chữ cho những đứa trẻ thiếu may mắn. Và cả những giáo viên không chuyên ngày ngày dạy tụi nhỏ bán vé số, nhặt ve chai… không có cơ hội đến trường.

Xin xã hội đừng quên họ. Đừng để chỉ một ngày 20/11 chúng ta mới tri ân tới những nhà giáo! Cũng sẽ chẳng cần những khẩu hiệu, băng rôn ngập đường khoa trương. Cần hơn những lời chúc chân thành từ phụ huynh, học sinh và tất cả những ai quan tâm tới giáo dục.

Và để thực hiện điều đó, chúng ta có nhiều hơn một ngày 20/11 để tri ân những người thầy, người cô!

 

Đức Lộc

So sánh với nguời khác, tại sao không

16
Featured Image: Sean Curran

 

Nếu có ai đó bảo tôi rằng đừng bao giờ so sánh mình với người khác thì xin trả lời ngay rằng tôi chịu. Không so sánh sao được, khi rõ ràng là người ta thông minh, xinh đẹp, tài giỏi hơn mình. Người ta cũng có xuất phát điểm như mình mà giờ đã là thạc sĩ, tiến sĩ  còn mình chỉ có mỗi chữ “sĩ” to tướng trong đầu. Không tủi thân, tủi phận sao được khi thấy người ta tiêu tiền như nước còn mình lúc nào cũng dè sẻn từng đồng, người ta nhà cao cửa rộng, còn mình nhà chật cửa hẹp… Xã hội đi lên mỗi ngày, còn mình cứ dậm chân tại chỗ mãi được ư?

Từ nhỏ đến lớn, từ lớn tới bây giờ, từ hồi nảo hồi nào, chẳng cần ai dạy, tôi đã biết so sánh mình với người khác như một bản năng. Lúc bé thì thấy mình không có nhiều đồ chơi, quà bánh như các bạn. Lúc đi học thì thấy mình không học giỏi bằng đứa bạn thân. Có mỗi cái danh hiệu học sinh giỏi mà cứ chới với mãi. Bao lần khóc thầm ấm ức vì nó chỉ hơn mình tí xíu nhưng tờ giấy khen khác nhau một trời một vực, bố mẹ nhìn vào, người hỉ hả mặt mũi, người cau có, ủ ê. Lớn lên chút nữa thì buồn vì mình có một chiều cao khiêm tốn đến  mức không dám so sánh với ai, đã thế lại có đứa bạn vừa cao vừa xinh lúc nào cũng đi bên cạnh, hu hu… Lúc đi làm thì thấy công việc của mình không sang, không chảnh, không kiếm được nhiều tiền như mọi người.

Ngay lúc này đây, lại thấy bài viết của mình hời hợt, nông cạn làm sao so sánh được với những bạn khác trên Triết Học Đường Phố.

Túm lại một sự thực không thể phủ nhận, bôi đen, hay tô hồng là tôi luôn thua kém mọi người về mọi mặt. Biết rằng so sánh với người khác làm mình tự ti, chán nản, buông xuôi, dễ đánh mất khả năng của mình, thậm chí còn nảy sinh một tâm lý xấu là ghen ghét,  đố kỵ. Nhưng tôi vẫn so sánh…

Vì tôi chỉ là một con người bình thường, không dễ dàng khống chế tình cảm tự nhiên của mình: khi buồn thì khóc, khi vui thì cười, khi thua kém người khác thì đau khổ. Tôi gọi đấy là “nỗi đau khổ có tự trọng”, nó cũng góp phần làm mình phải suy nghĩ, phải hành động để làm một cái gì đấy chứng tỏ bản thân là ai. Nhìn các cô cậu học sinh bây giờ lên bảng không thuộc bài, nhận điểm một, hai vẫn tươi cười hớn hở ra vẻ ta đây không cần gì, tôi thấy sợ quá.

Vì tôi là người tham lam, quá nhiều ham hố. Khi đau thì chỉ ước mình khỏi đau, khi bệnh chỉ ước mình khỏi bệnh nhưng khi khỏe rồi lại ước nhiều điều khác nữa. Phải chăng là con người  thì không bao giờ dừng khát khao, tham vọng có được cái tốt đẹp hơn.

Vì mỗi lần so sánh với người khác là một lần tôi nhìn ra điểm yếu của mình. Nếu không có cái hơn của người khác thì tôi đâu biết mình yếu ở chỗ nào. So sánh  giúp ta biết mình ở đâu trong thế giới này để còn biết đường học hỏi, phấn đấu, hoàn thiện bản thân nhằm theo kịp sự phát triển của xã hội. Nếu chỉ so sánh với mình của ngày hôm qua thôi thì ta rất dễ bằng lòng với những tiến bộ nhỏ nhoi, dễ ru ngủ bản thân với những ước vọng giản đơn. Đành rằng một chút tiến bộ cũng đáng ghi nhận, một ước vọng giản đơn cũng là đáng quý nhưng chúng ta vẫn cần phải nhìn xa hơn chứ.

Một ví dụ hơi khập khiễng về nền kinh tế nước ta chẳng hạn, so với thời mới mở cửa thì đã có những chuyển biến chóng mặt, nhà cửa, xe cộ, hàng hóa nhiều không kể hết, thời bao cấp có nằm mơ cũng không dám hình dung đến. Trong các bản báo  cáo tổng kết cuối năm, thành tựu kinh tế năm sau bao giờ cũng bằng hoặc vượt năm trước. Nếu chỉ nhìn vào đấy đã vội vui sướng ăn mừng, tưởng rằng Việt Nam sắp hóa hổ, hóa rồng ở khu vực thì nhầm to. Vì than ôi, thực tế trong bảng xếp hạng chung của thế giới, ta vẫn là một quốc gia đói nghèo, lạc hậu, khó phát triển. Mình tiến được một bước, có biết đâu ngoài kia họ đã tiến hai, ba bước rồi. Nói như vậy để thấy so sánh cũng có mặt tốt, nó giúp ta biết mình là ai, biết phải đặt mình ở đâu trong mối quan hệ với cái chung, cái tổng thể.

Bạn có bao giờ so sánh mình với người khác không? Nếu câu trả lời là không thì tôi xin bái phục và chả tin tẹo nào. Bởi làm gì có ai thấy bằng lòng tuyệt đối với mình. Người thành công lại so sánh với người thành công hơn mình, người tài giỏi thì so sánh với người taì giỏi hơn nữa, cứ như thế tiếp diễn… Ai mà chẳng có ít nhất một lần trong đời so sánh mình với nguời khác, thèm muốn khát khao được là người khác dù chỉ chốc lát thôi. Suy nghĩ ấy có thể đã định hình sẵn trong đầu hoặc mới thoáng qua, dù sao thì vẫn cứ là so sánh. Nếu cảm xúc so sánh xuất hiện, có nhất thiết phải triệt tiêu nó?

Tôi nghĩ là không. Hãy dũng cảm nhìn thẳng vào bản thân, để so sánh với người khác. Đừng né tránh nó, cũng đừng quá bi ai về nó. Nếu bạn có tư tưởng cầu thị và biết chắt lọc cái gì đáng để so sánh thì nó sẽ phát huy tác dụng không ngờ, thúc đẩy sự tiến bộ từ chính bên trong con người bạn. Và nữa khi nào thói hờn ghen, đố kỵ thường tình được thay thế bằng cảm xúc ngưỡng mộ, khát khao chân thành thì lúc ấy bạn đã trưởng thành lên một bước rồi đấy.

 

Phương Liên

Cái miệng vạ cái thân?

0
Featured Image: Joe 13

Chủ đề này sẽ làm người đọc liên tưởng đến sự vạ miệng gây ảnh hưởng đến kết quả giao tiếp của mỗi người, qua đó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thành công của mỗi cá nhân. Con ếch nếu nó cứ giữ miệng, không kêu la thì sẽ không có kết thúc như trong câu nói “con ếch chết vì cái miệng”. Rõ thật hiểm nguy đúng không các bạn nhưng đấy không phải là điều mà tôi muốn đề cập đến trong bài viết này. Phương diện tôi muốn tiếp cận chính là góc độ sức khỏe, hằng ngày chúng ta đưa vào cơ thể quá nhiều thứ không cần thiết trong đó có chất độc bởi lý do duy nhất là “tôi muốn ăn ngon”.

Ăn uống đạm bạc được xem làm điều hiếm có trong thời điểm hiện nay, ai cũng muốn làm có nhiều tiền nên để thưởng thức những món ăn ngon. Xu hướng này làm cho tình trạng sức khỏe của chúng ngày càng trở nên tệ hơn. Cụ thể, cá nhân tôi khi còn là sinh viên thì cũng muốn được ăn ngon đấy nhưng điều kiện không cho phép nên cứ ăn uống rất thanh đạm, ấy vậy mà sức khỏe cực kỳ tốt. Sau khi tốt nghiệp và đi làm có thu nhập thì nhu cầu ăn ngon được đáp ứng, thế là những bữa ăn thanh đạm lúc sinh viên được thay thế bằng các món ăn ngon hơn, ăn thịt nhiều hơn, uống nhiều rượu bia hơn, ăn nhiều món ăn hải sản hơn và ít rau củ quả hơn,…chính vì vậy mỗi năm sức khỏe của tôi giảm một ít.

Vì thời gian sức khỏe giảm dần xảy ra rất lâu khoảng hơn chục năm, chính vì vậy chúng ta sẽ không bao giờ nhận ra vấn đề đối với sức khỏe của chính mình. Cũng như nếu mỗi ngày chúng ta giành thời gian 30 phút để tập thể dục thì cứ thế sau 20 năm sức khỏe của chúng ta sẽ tốt biết bao, nhưng phần lớn chúng ta suy nghĩ thế này, chúng ta không tập thể dục thì có làm sao đâu, có bệnh gì đâu chứ, nên chúng ta cứ lờ việc này đi và lờ đi đến 20 năm thì chúng ta đã mang trong mình rất nhiều bệnh. Lúc đó chỉ còn tiếc nuối, giá mà chúng ta kiên trì tập thể dục thì đâu phải ra cớ sự như vậy.

Ăn uống cũng giống như vậy, chúng ta quan tâm đến ăn ngon nhiều hơn là sức khỏe, phần lớn nghĩ ăn ngon thì sẽ có sức khỏe. Chính vì vậy chúng ta cứ vô tội vạ mà ăn thôi, có làm sao đâu nào. Ai cũng biết ăn thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, gia vị là không tốt cho sức khỏe,… vậy mà có nhiều người cứ dùng nó hằng ngày, và mang cả gia đình mình đến thưởng thức các thức ăn này. Hay chúng ta thích ăn thịt động vật bốn chân, hải sản vì cơ bản chúng hấp dẫn, ngon và nhiều đạm, khi dùng các loại thức ăn này chúng ta lại thích chúng được chế biến theo kiểu nướng với nhiều loại gia vị và ớt ăn cùng một ít rau xanh. Rất ư là ngon miệng, chúng ta có thể ăn hoài được hoài, nhưng có ai để ý không nhỉ, kết thúc thì thịt hay hải sản sẽ hết nhưng rau xanh thì vẫn còn ở lại.

Chúng ta ăn các loại thức ăn này, chúng có rất nhiều đạm vậy mà phần lớn không thích ăn rau xanh để cân bằng lượng đạm mà chúng ta nạp vào cơ thể, để tránh chúng chuyển biến và gây nên các bệnh đối với cơ thể, cụ thể là gout. Nhưng thực khách như chúng ta đâu có sợ, khi họ chưa phải là bệnh nhân thì bất cứ ai nói gì họ cũng sẽ không nghe và tin vì ăn ngon vẫn là thứ hấp dẫn nhất đối với họ.

Có một nhân vật thế này, anh ta còn trẻ và khá béo, ăn nhiều đạm động vật, uống nhiều rượu bia. Anh ta biết mình đang bị gout và chỉ số đường trong máu khá cao. Người xung quanh ai cũng bảo anh nên hạn chế ăn các thức ăn như vậy, thay đổi lối sống để giảm cân và hạ chỉ số acid uric xuống. Bày cho anh ta khá nhiều cách nhưng hầu như vô tác dụng, anh vẫn cứ sống theo lối sống của chính mình mặc cho chỉ số acid uric càng ngày càng cao. Vì hiện tại anh nghĩ “mình chỉ bệnh nhẹ thôi”, tôi thật không tưởng tượng được khi bệnh nặng lên anh ta sẽ biện hộ cho cái sở thích ăn “ngon” của mình thế nào nữa?

Hay một anh bạn của tôi, anh ta rất thích uống café sữa và nước uống có ga như Cola, Pepsi… cứ một tuần thì không dưới 3 lần dùng các loại thức uống như thế này, tôi phân tích và đưa ra góp ý nên hạn chế hoặc không nên dùng các sản phẩm như vậy. Thế là bạn tôi bảo rằng, uống một ít chắc không sao đâu. Ừ nhỉ, mỗi lần uống ít chắc không có gì đâu, nhưng thói quen này lặp lại 10 năm thì sao nhỉ?

Chắc sẽ có sao đấy, giai đoạn này nó không sao vì cơ thể của chúng ta còn trẻ, khỏe nó tối ưu đến độ khi có độc tố được nạp vào cơ thể thì nó sẽ tự điều chỉnh gan, thận, dịch mật,… cùng làm việc để bài tiết chất độc tố ra bên ngoài. Nhưng 10 hay 20 năm nữa thì sẽ không đơn giản như vậy, khi còn trẻ chúng ta nạp quá nhiều độc tố và những chất không cần thiết hoặc nạp dư chất vào cơ thể thì chúng ta buộc các bộ phận như tim, gan, dạ dày, mật, lách, thận,….làm việc quá sức, làm ngày làm đêm, đến giai đoạn nào đó thì chúng sẽ không còn làm việc hiệu quả như trước nữa thì khi đó chúng ta đã mang trong người rất nhiều loại bệnh.

Đấy là điều mà tôi quan tâm nên chia sẻ với mọi người một góc nhìn hạn hẹp của cá nhân tôi. Ông bà ta có câu phòng bệnh hơn trị bệnh nhưng cuộc sống càng hiện đại thì chúng ta hầu như không nhớ đến điều này. Nhu cầu đi chơi, thưởng thức món ăn ngon của chúng ta mạnh đến nỗi không có một điều gì có thể ngăn cản được. Càng mạnh hơn khi chúng ta tin rằng y học phương Tây ngày càng tiến bộ có bệnh thì cứ đến bác sỹ sẽ ổn thôi. Có thật sự sẽ ổn không, khi các ông bà bác sỹ, giáo sư nghiên cứu về sức khỏe khi bị ung thư thì họ cũng chờ chết mà thôi. Các ông bà ấy không thể tự chữa bệnh cho mình thì cớ sự gì chúng ta lại nhờ đến họ để giải quyết những vấn đề của chính chúng ta. Do vậy, hãy thay đổi lối sống để có một sức khỏe tốt, đừng để chỉ vì một phút ngon miệng mà phải gánh những căn bệnh nguy hiểm và gây ảnh hưởng đến bản thân mình và người xung quanh.

 

Mr Lias

Thôi đừng nói nữa, thế giới này bị ngập trong lời nói đủ rồi

54
Featured Image: Live Life Happy

 

Nếu trên đời này có thứ gì rẻ tiền nhất nhưng cũng đắt giá nhất, thì đó chính là lời nói. Chắc chắn là như thế, sẽ không có câu trả lời nào chuẩn xác hơn. Tại sao? Tại vì lời nói là thứ ai cũng có nhưng không phải ai cũng biết cách dùng. Là thứ thường thì vô dụng nhưng đôi lúc lại là thứ vũ khí sát thương mạnh mẽ và là phương thuốc thần kỳ diệu chữa lành những tổn thương.

Lời nói là thứ có sẵn ta nghe mỗi ngày, đọc mỗi ngày, thấy mỗi ngày nhiều đến mức sau một ngày ta chẳng nhớ được mấy câu cả. Có những người nhìn thì thấy thật thú vị nhưng chỉ cần qua vài lần nói chuyện ta sẽ không muốn gặp họ nữa. Đúng thế, lời nói chính là vũ khí, chính là một tác nhân làm nên con người, tiếc rằng không mấy ai trong chúng ta có đủ nội lực để sử dụng thứ vũ khí đó cho hiệu quả và ý nghĩa. Nên hôm nay, thay vì kêu gọi mọi người hãy sử dụng lời nói như thế nào tôi xin được khuyên mọi người: thôi đừng nói nữa.

Tại sao? Tại vì lời nói là thứ dễ dàng quá, người ta có thể nói mà chả cần suy nghĩ, người ta có thể nói mà chả biết đang nói gì, chả cần quan tâm nói để làm gì có tác dụng gì. Người ta thường chỉ nói cho sướng cái miệng thôi, nói cho thiên hạ biết mình không bị câm (?). Một công ty mà nhân viên chỉ nói mà không làm là một công ty sẽ sớm lụn bại, một xã hội ai cũng nói nói nói mà chẳng mấy ai làm được gì cụ thể là một xã hội bỏ đi. Xã hội này đang cần rất nhiều thứ, nhưng không cần những lời nói vô nghĩa nữa. Không cần những lời phê phán, hứa hẹn hay những lời vẽ vời mơ mộng. Không cần những lời chê bai, đánh giá, cam kết, chào hàng hay thề non hẹn biển. Xã hội này cần một thứ cao cấp hơn, đáng giá hơn mà mọi người nên tập trung vào: đó là HÀNH ĐỘNG.

Hành động, hành động và hành động. Đó mới là thứ giá trị, đó mới là thứ tạo nên những thay đổi, đó mới là thứ làm nên giá trị một con người, đó mới là thứ người ta cần phải chú tâm, dốc sức, lan truyền và dành mọi nguồn năng lượng cho nó.

Thế giới này được tạo ra từ những ý tưởng và hành động, không phải là lời nói suông. Người ta hơn nhau không phải ở ước mơ và kế hoạch, mà là ở hành động. Khi đến cuối đời nhìn lại, đa phần người ta tiếc vì mình đã không hành động đủ nhiều, hơn là ao ước mình hành động ít đi (hành động ở nghĩa này không mang nghĩa làm việc mà mang những nghĩa khác: trải nghiệm, yêu thương, quan tâm, chia sẻ…) Nếu bạn đánh giá người khác, muốn chính xác, phải dựa vào hành động của anh ta, chứ không phải những lời nói anh ta nói ra mỗi ngày.

Một doanh nghiệp, một doanh nhân muốn đóng góp xây dựng xã hội, hãy chứng minh bằng hành động, chứ không phải những kế hoạch, dự án treo đầy trên giấy, trong văn phòng, trong hộc tủ. Một chính quyền muốn được người dân yêu mến và tin tưởng thì buộc phải hành động, chứng mình đường lối của mình, chính sách của mình bằng những bước đi cụ thể, hành động cụ thể chứ không phải những lời hứa hẹn, những buổi đại hội lê thê, những bài diễn văn gây mê hay những cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lãng nhách. Không, mọi người cần phải hành động, đừng chờ đợi nữa, đừng trì hoãn nữa, đừng biện minh hay lý do nữa.

  • Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống nhàm chán hiện tại ư? Hãy hành động, hãy viết cho nó một kịch bản và làm ngay, thay đổi một công việc, một chỗ ở, thay đổi những người bạn, người yêu, xây dựng những thói quen… Gì cũng được, nhưng đừng ngồi đó tưởng tượng nữa, hãy bắt tay vào hành động ngay đi.
  • Nếu bạn muốn trở thành người hiểu biết, thông tuệ và khôn ngoan, hãy bắt đầu học hỏi, hãy bắt đầu đọc sách, làm quen những người bạn giỏi giang và học hỏi từ họ đồng thời không ngừng học hỏi từ mọi người, mọi nơi, mọi thời điểm trong cuộc đời. Đừng ngồi một chỗ ôm mớ tin tức giật gân mông ngực mà mong mình là người hiểu biết.
  • Nếu bạn muốn cải thiện mối quan hệ hiện tại với người yêu hay vợ chồng mình. Hãy hành động ngay đi. Thể hiện bằng những hành động, những cử chỉ yêu thương đã biến mất từ lâu, bắt đầu giao tiếp với nhau bằng cuộc nói chuyện và cùng nhau đề ra những giải pháp để hiện thực hóa chúng. Có nghĩa lý gì khi mỗi người đều ôm những tâm sự và kì vọng trong lòng về đối phương mà không chịu thể hiện ra để rồi chết đi với chúng. Thật vô nghĩa. Nên đừng chờ đợi từ ai đó một lời xin lỗi hay lời cảm ơn, hãy hành động trước đi, trước cả khi lý trí và cái sĩ diện kịp ngăn mình lại.
  • Nếu bạn muốn bắt đầu một công việc kinh doanh, hãy mau hành động, để dành tiền, nung nấu một ý tưởng, kiếm bạn đồng hành, lập kế hoạch, đi học những điều cần thiết để có thể thực hiện ý tưởng đó. Đừng ngồi đó năm dài tháng rộng nhìn người khác khởi nghiệp rồi ao ước, rồi giá như, rồi thở dài. Cuộc đời dài bao lâu cho những cái thở dài?
  • Nếu bạn muốn đi du lịch, hãy nghĩ đến nó ngay từ lúc này và bắt đầu hành động, để dành tiền, rủ bạn bè, làm sẵn giấy tờ, lập danh sách những nơi muốn đi, học ngoại ngữ, săn vé giá rẻ… Có cả ngàn công việc để bạn chuẩn bị sẵn sàng cho bất cứ điều gì bạn muốn làm, hãy làm đi, đừng ngồi like những chuyến đi của người khác rồi ao ước được như họ.
  • Nếu bạn muốn có một thân hình đẹp, muốn mặc đồ bikini dạo bước trên cát trắng biển xanh nắng vàng, hãy hành động đi, bớt nhậu nhẹt bia bọt lại ngay, đăng ký những buổi tập thể dục, tham gia một môn thể thao, in hình mẫu thần tượng treo đầy trong nhà làm động lực… Có rất nhiều cách để bạn đạt được mong muốn đó nhưng không bao giờ có cách nào đơn giản kiểu ngủ đến trưa, nhậu thả ga, nằm ườn xem tivi, chat chit lại khiến bạn có được thân hình bạn muốn.

Mọi người, bất cứ ai cũng đều có thể đạt được điều họ muốn, nếu họ chịu trả giá cho điều đó. Bạn cũng vậy mà tôi cũng vậy. Và cái giá không phải khi nào cũng bằng tiền, nhưng bằng những hành động cụ thể. Phải hành động, hành động, hành động không ngừng thì bạn mới tạo nên được giá trị, cho bản thân, cho xã hội, cho thế giới.

Đến một ổ bánh mì người ta muốn ăn cũng phải trả giá. Vậy mà nhiều người muốn thành công lại chẳng muốn trả bất cứ giá gì. Giá cho một ổ bánh mì là tiền, điều đó thật đơn giản. Nhưng cái giá cho thành công chỉ có thể là hành động. Hành động càng nhiều tức trả giá càng nhiều, càng xứng đáng thì thành công bạn có thể đạt được lại càng lớn.

Để trở thành người hiểu biết bạn phải trả giá bằng những giờ vô nghĩa chát chít ngày đêm tán phét với bạn bè, những giờ nằm dài trên sopha xem bộ phim ướt át, những chương trình truyền hình thực tế sắp đặt, những cuộc nhậu nhẹt vô bổ và thay vào đó bằng những hành động “khó khăn vất vả” như đọc sách, như tham gia các khóa học, như tự mình tìm hiểu về những thứ bạn quan tâm, như làm việc không công cho người khác để học hỏi từ họ.

Bạn hoàn toàn có thể có một thân hình tuyệt đẹp và một cơ thể khỏe mạnh nếu bạn chịu trả giá cho những giờ tập luyện vất vả, những món ăn thanh đạm và một lối sống khoa học thay vì việc ăn uống bù khú, ngủ vùi tới trưa hay cảm giác đê mê những điếu thuốc, ly rượu mang lại.

Bạn cũng hoàn toàn có thể có một gia đình hạnh phúc nếu bạn biết hi sinh thời gian đang dành cho những mối quan hệ bên ngoài, thời gian cho công việc để chú tâm hơn đến tâm tư tình cảm của những người trong gia đình.

Xin dám khẳng định, để đạt được thành công, bất kể trong lĩnh vực gì: công việc, gia đình, đời sống tình cảm, đời sống xã hội, sức khỏe hay đam mê… mọi thứ, bạn cần phải trả cho nó một cái giá xứng đáng, bằng những hành động cụ thể. Phải hành động và hành động. Không thể không mua vé số mà mong ngày trúng số. Không thể mong có được những thứ không ai có mà không chịu làm gì cả.

“Hãy học khi người khác ngủ
Lao động khi người khác lười nhác
Chuẩn bị khi người khác chơi bời
Và bạn sẽ có giấc mơ khi người khác chỉ ao ước.” – William Arthur Ward

Ngủ, lười nhác hay chơi bời là những việc rất dễ dàng, ai trong chúng ta không đã từng hay đang sống một cuộc sống như thế. Cuộc sống “để mai tính”. Thậm chí đến mơ ước là một việc dễ dàng mà nhiều người còn không làm được, không có ước mơ gì, không có mộng tưởng gì, thì lấy gì mà hành động đây. Vậy nên có một ước mơ cũng có thể xem như bước hành động cần thiết đầu tiên bạn có thể làm. Khi tôi nói tôi có một ước mơ, nhiều người cho rằng tôi may mắn, họ nói rằng tôi thật may mắn khi biết mình muốn gì (?) Đúng thế, nhiều người hơn nhau chỉ vì họ biết mình muốn gì. Nhưng nó không có nghĩa là may mắn. May mắn phải là những cơ hội khách quan mình có được mà người khác không thể có. Còn mơ ước là thứ hoàn toàn chủ quan cơ mà.

Tại sao tôi lại được cho là may mắn chỉ vì tôi đã chịu bỏ thời gian nghĩ về cuộc sống của mình, nghĩ về mục tiêu của cuộc đời mình, nghĩ về những gì mình yêu thích. Tại sao khi người khác lười biếng nghĩ về cuộc đời họ thì lại được cho rằng họ kém may mắn hơn? Tại sao lại đổ lỗi cho thần may mắn một thứ trong tầm tay mình có thể làm được? May mắn không làm nên nhiều sự thay đổi tích cực. Người trúng số thường làm tan biến số tiền họ trúng được rất nhanh. Một chàng trai xấu xí lấy được cô vợ đẹp không phải do may mắn, nhưng là do họ đã cố gắng để có được điều đó.

Đôi khi là cố gắng bộc lộ bản chất tốt đẹp của bản thân, bộc lộ tâm hồn, đôi khi là cố gắng làm việc gầy dựng một tài sản vững chắc đủ để cô gái chấp nhận lấy anh ta làm vợ… Bất cứ sự thành công nào trên đời, đều không hoàn toàn nhờ may mắn, nhưng không sự thành công nào lại không đến từ những hành động cụ thể.

Còn bạn thì sao? Bạn có muốn thành công không? Bạn có đang nói nhiều hơn hành động? Nếu có, hãy dừng lại ngay, thời gian để nói, hãy dùng để hành động. Suy nghĩ là một dạng của hành động, quan sát, chiêm nghiệm là một dạng của hành động. Ghi chép là một hành động đơn giản nhưng hiệu quả tuyệt vời. Đọc sách là một hành động không thể thiếu của mọi nền văn minh. Thậm chí, thay đổi những lời nói, lời viết mình nói viết ra mỗi ngày, cũng là một dạng hành động. Biến lời nói trở thành hành động, đừng để lời nói chỉ là lời nói, nói xong là tan biến vào hư vô.

Có bao nhiêu người trong chúng ta viết status chia sẻ tâm trạng của mình với mọi người mỗi ngày? Chắc chắn là rất nhiều. Vậy, có bao nhiêu người thường xuyên hay thỉnh thoảng đọc lại những điều mình đã viết, nghĩ lại những điều mình đã nói? Tôi không dám chắc có nhiều người làm điều đó. Tại sao? Tại vì những gì chúng ta viết, hay chúng ta nói ra mỗi ngày, nó không mang nhiều giá trị, không mang nhiều ý nghĩa, nó nhàm chán và quá đỗi bình thường. Và vì chính chúng ta xem thường những gì chúng ta đã nói, sẽ nói, chúng ta thấy nó chẳng có gì hay ho hay hấp dẫn đến mức đáng được xem lại, thì cho hỏi liệu người khác có thèm để ý đến những lời nói, những lời viết của chúng ta không? Ta còn thấy chúng nhàm chán thì ai mà thấy chúng hấp dẫn cho được?

Một trong những cái hay của nút like, đó là nó khiến cho mỗi người chúng ta cảm thấy mình thu hút, cảm thấy mình quan trọng. Ai cũng thích những gì mình viết được nhiều like, được nhiều người đồng tình và yêu thích. Nhưng những gì chúng ta nói ra, lại hoàn toàn ngược lại khi ta viết những điều vô giá trị chính bản thân mình cũng không thèm đọc đến lần hai nữa. Cũng là lời viết, tại sao có những người lời viết của họ mang lại rất nhiều giá trị, động lực cho nhiều người, khiến người khác phải suy nghĩ rồi hành động (như Tony Buổi Sáng), còn những người khác thì lời nói hoàn toàn vô giá trị, không những không mang lại giá trị đôi khi còn mang lại những cảm giác tiêu cực tồi tệ nữa.

Người ta thường dùng status để kể lể về bản thân, để nói xấu, để chửi đổng, để than van, oán trách về người và về cuộc đời. Mỗi tài khoản trên mạng xã hội đều có vài trăm thậm chí vài ngàn friends, thử nói nếu ai cũng đăng những thứ vô nghĩa, những lời oán than, những câu tiêu cực, những lời chửi bới, xúc xiểm, ganh ghét, khoe khoang thì một người khi tiếp nhận từng đó tin một ngày sẽ cảm thấy thế nào? Họ có yêu đời nổi không? Có thể cảm thấy tươi vui rộn ràng, có thể muốn cống hiến hay hành động tích cực không?

Không, chúng ta là những con người, bé nhỏ và yếu đuối, chúng ta sống trong đám đông, bị tác động bởi đám đông mà hiếm khi dám tách mình ra khỏi nó. Chúng ta cho phép bản thân sống trong môi trường nào, không sớm thì muộn ta cũng sẽ thành một phần của môi trường đó, dù biết nó thật tệ hại. Giờ hãy thử tưởng tượng, nếu một sáng online, bạn lướt new-feeds của mình và đọc được rất nhiều những câu nói châm ngôn hay, những ý tưởng kế hoạch, những trải nghiệm thú vị của người khác, những câu chuyện kinh doanh, du lịch, những chia sẻ việc làm, những kỉ niệm và những lời khen, lời nhận xét tích cực về cuộc đời thì ngày mới của bạn có tốt hơn không? Nó có thôi thúc bạn phải hành động như những người hạnh phúc kia, thôi thúc bạn phải không ngừng phấn đấu và cố gắng, nó có giúp bạn muốn trở thành một phần của cái xã hội đó không?

Xã hội của những điều tươi vui, lạc quan và tích cực. Có thể ngày đó bạn sẽ nảy ra một ý tưởng giúp thay đổi thế giới không biết chừng. Vậy nên, để làm cho bản thân mình trở nên giá trị, cuộc đời mình trở nên giá trị, xin hãy bắt đầu bằng những hành động tạo ra giá trị, hay ít nhất, hãy khiến cho lời nói của mình trở nên giá trị với bản thân mình, và người khác.

Đừng chê bai, đừng phán xét, đừng dối trá, đừng tâng bốc, đừng hứa hẹn, đừng nói xấu gì nữa cả. Hãy tập nói những điều tốt đẹp, đó có lẽ là bước khởi đầu không quá khó khăn cho mọi người. Hãy viết những status có ý nghĩa và đủ hấp dẫn để bản thân mình sẵn sàng đọc lại lần hai, lần ba lần n. Đôi khi ngày mai ta đọc lại những lời ta nói hôm nay và không còn đồng tình nữa, nhưng cũng có những lời nói dù nhiều năm trôi qua vẫn còn giá trị, hãy sử dụng facebook như một kênh nhật kí lưu giữ sự biến chuyển trong cuộc sống và tâm hồn, đừng biến nó thành cái kho rác nữa. Đó là điều ai cũng có thể làm được đúng không?

Đừng kết bạn với người hay nói, nhưng hãy tìm mọi cách ở bên người hay làm. Trên đời có ba loại người: Người hay nói nhưng không làm: hãy tránh xa họ ra, người hay nói nhưng cũng hay làm: hãy duy trì việc ở bên họ cũng không mất gì và quan trọng nhất là những người không nói nhiều nhưng làm rất nhiều, hãy tìm mọi cách được ở bên những người đó, học hỏi từ họ và trở thành một người giống họ. Thế giới này được như hôm nay là nhờ những người như thế và thế giới này cũng luôn rất cần những người như thế.

Ít nói lại thì lời nói sẽ có giá trị hơn, cũng như ít có thời gian rảnh thì sẽ biết trân quý cuộc đời hơn, ít đồ dùng thì sẽ thấy đồ dùng có giá trị nhiều hơn. Cái gì ít, thì cũng quý, nhưng hành động, càng nhiều lại càng quý. Hãy mau hành động thôi.

Nếu như bạn nghe ai đó nói thật nhiều, về những kế hoạch lớn lao, về những ước mơ hoài bão, hãy hỏi họ đã chuẩn bị, đã làm được những gì rồi và đang làm gì cho điều đó chưa? Nếu họ chưa, thôi khỏi nói nữa.

Nếu như bạn nghe ai đó mở miệng là chê bai về mọi thứ, bất mãn mọi thứ, ấm ức mọi điều, hãy hỏi họ đã thực sự có ý tưởng gì hay đã làm gì để thay đổi những điều đó chưa? Nếu họ chưa, thôi khỏi nghe họ nữa. Họ đang làm mất thời gian của bạn. Và nếu như có điều gì bạn muốn chia sẻ với ai, hãy chuẩn bị kế hoạch hành động bên cạnh những lời bạn sẽ nói, lời nói của bạn sẽ giá trị vô cùng. Ai mà không muốn mình là người giá trị đúng không?

Hãy chỉ cho tôi dù chỉ một người có thể thành công mà không cần hành động. Tôi sẽ chỉ lại cho bạn hàng trăm ngàn người chẳng muốn hành động gì nhưng lại cực kỳ muốn được thành công.

ÔI, tôi lại nói nhiều quá rồi. Stop đi hành động đây…

 

Phi Tuyết

Sự thật và nhân đạo, chọn cái nào?

8
Featured image: Pixabay.com

 

Dale Carnegie từng viết: “Có một điều rất nguy hiểm là những người mà ta chỉ trích, lên án, chắc chắn đều sẽ tìm lý lẽ biện hộ cho mình và kết án ngược lại chúng ta.” Do đó đấu tranh để đòi công bằng hay lôi sự thật ra ánh sáng là một tiến trình gian nan mà “một khi đã nói điều gì, bạn cảm thấy mình có bổn phận phải bám lấy điều đó và bảo vệ nó bằng được” dù biết rằng “không có một lý luận nào hợp lý đối với một con tim đang bị tổn thương”.

Nhưng khi đạt đến đỉnh cao của cái gọi là “vạch trần” với mọi lý lẽ hùng hồn, dẫn chứng chuẩn xác, chúng ta có lẽ vô tình bỏ quên một giá trị nhân văn dần lẫn lộn khái niệm theo thời gian: lòng nhân đạo. Những tù nhân phạm tội được ân xá trước thời hạn, đó là nhân đạo, những người mua dâm không bị nêu tên cụ thể trên các phương tiện thông tin đại chúng, đó là nhân đạo, một đứa trẻ bị bạo hành dã man nhận được sự quyên góp vật chất của xã hội tạo nên sự bạo hành ấy, đó là nhân đạo, những quan chức tham nhũng và lạm dụng chức vụ quyền hạn bị thuyên chuyển công tác, đó là nhân đạo…

Vậy giả sử tuổi thật của Công Phượng đúng như những gì VTV “điều tra”, em bị cấm thi đấu trong một thời gian, gia đình khó khăn của em ở quê chịu nhiều điều tiếng và sau này mất đi phần nào thu nhập từ em, thì cái nhân đạo vứt ở đâu rồi? VTV nhân danh nền thể thao nước nhà đòi hỏi sự trong sạch, trung thực và dựa trên quyền lực truyền thông mà khuyên Công Phượng trút bớt gánh nặng tâm lý, áp lực thi đấu bằng cách lên tiếng hệt như bắt phạm nhân ra đầu thú, chúng tôi và người hâm mộ sẽ tha thứ và luôn quý mến em như một lời khoan hồng, đó có phải là cả một sự nhân đạo bao la?

Và phải chẳng các phương tiện truyền thông càng lúc càng bảo thủ. Họ bảo thủ đến mức cứ nhìn thấy người khác quẹt quẹt tablet hay smartphone ở sân bay, bến xe là nhanh chóng khẳng định người ta đang lướt Facebook, chơi game rồi lập tức lên án dân mình sao không chịu cầm sách đọc như người nước ngoài mà hoàn toàn không biết những người này đang xem ebook trong thời gian chờ đợi. Họ bảo thủ đến mức phê phán những người giẫm hoa khi đổ xô đi tham quan trong khi chẳng rõ bản chất của địa điểm du lịch ấy đã dịch chuyển theo mũi tên thời đại: người dân bản địa cố tình gieo hạt giống ở các vùng đất trống rồi khi ra hoa thì bắt đầu thu phí những người đến xem, gia tăng thu nhập vốn dĩ rất ít ỏi trước đây, và loài hoa kia cũng chỉ nở trong thời gian ngắn rồi tàn theo quy luật của cuộc sống.

Quay trở lại sự thật và nhân đạo, chúng ta chọn cái nào trong một bối cảnh kinh tế – xã hội ngập ngụa những bất công, dối trá và lọc lừa? Chúng ta có chấp nhận cho người khác lựa chọn cách mà họ sống tốt nhất không? Vì có người thích phô mặt mộc dưới cái nắng gay gắt, có người lại thích trang điểm lòe loẹt để bước vào đêm tối vô hình, có người tâm hồn yếu đuối nên phải đeo cả chục lớp mặt nạ, có người nham hiểm thích núp sau lưng người khác để không bị kẻ thù chém nhiều nhát, có người vẫn mỉm cười với những đối tượng vừa mới tặng mình vài nhát búa nổ đom đóm, cũng có người không bao giờ khóc trước mặt những người đã luôn tự hào về mình vì giúp họ tìm thấy niềm lạc quan trong cuộc sống…

Trong tình huống xấu nhất có thể xảy ra là Công Phượng giã từ sân cỏ, những đứa trẻ nghèo khó với tình yêu bóng đá mãnh liệt trên mọi miền đất nước liệu có mất đi động lực để ngày đêm tập luyện, nung nấu ước mơ sau này thi ấu cho màu cờ sắc áo nước nhà, thế hệ người hâm mộ hiện nay liệu có còn được thưởng thức những đường chuyền bóng, những pha ghi bàn đẹp mắt khi mà nguy cơ bán độ luôn trực chờ diễn ra?

VTV về lý thì không sai, nhưng luận về tình thì cũng chẳng đúng. Bản chất của việc Công Phượng bao nhiêu tuổi không nằm ở khái niệm “sự thật”, cái mà chúng ta cần quan tâm sau này là hệ thống quản lý con người, nó không phải dựa trên những văn bản giấy tờ dễ dàng “bị thất lạc” “bị mất”, dễ dàng sửa tới sửa lui, mà ở cách chúng ta tôn trọng một công dân với những số liệu chính xác, bất di bất dịch trong một hệ thống đồng bộ và tin cậy. Khi ấy, một đứa trẻ sinh vào năm bao nhiêu chắc chắn sẽ phải là năm đó, thi đấu thể thao đúng độ tuổi đó, chúng ta sẽ không còn nghe đến cái gọi là “gian lận tuổi”, sẽ không còn chứng kiến những cầu thủ tài năng nước nhà bị những lời công bố ảnh hưởng đến tinh thần thi đấu, sẽ không còn cân nhắc giữa cái gọi là sự thật và nhân đạo.

Cuối cùng, hãy để cho Công Phượng được lựa chọn cái “sự thật” mà em ấy muốn, đừng khiêng cưỡng, thúc ép họ phải hành xử theo cách mà các vị bày ra, VTV ạ!

 

Quách Dự Tây

Xã hội Việt Nam không nhất thiết phải bình đẳng

27
Featured Image: Wikipedia Commons

 

Có bao giờ bạn tự hỏi bản thân rằng mình phải làm gì để có mặt trên trái đất này và chiến đấu như thế nào mới có được vị trí như ngày hôm nay không? Bản thân mỗi người, đều phải trải qua nhiều cuộc đấu tranh từ trước khi xuất hiện. Khi đã được sinh ra có sự phát triển về thể chất và ý thức chúng ta lại bắt đầu với vô vàn thử thách khác nhau để có thể tồn tài và một chỗ đứng trong xã hội (như những việc cạnh tranh trong thi cử, công việc, cuộc sống,…). Và chính những điều đó đã cho ta thấy muốn tồn tại và phát triển xã hội này chúng ta phải cạnh tranh rất nhiều và đấy là một bản năng bẩm sinh trong mỗi con người chúng ta mà không thể nào thay đổi được. Bạn có thể thay đổi một người thuận chân phải có thể đá banh bằng chân trái của họ được nhưng bạn không thể nào thay đổi được bản năng bẩm sinh đó của họ.

Câu hỏi đâu tiên được đặt ra rằng sự cạnh tranh và bình đẳng thì nó có tác động nhưng thế nào đối với sự phát triển của xã hội. Các bạn biết đó cạnh tranh là một hành động tranh đua, chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích tồn tại, sống còn giành lại lợi nhuận, địa vị, kiêu hãnh. Còn bình đẳng thì nó là điều gì đó mang nhiều khái niệm khác nhau ở từng lĩnh vực nhưng điều tôi muốn nói ở đây là cái hiểu chung của các bạn về bình đẳng.

Ngay từ xã hội nguyên thủy con người đã phải cạnh tranh rất nhiều để tồn tại và sinh tồn, chính những sự cạnh tranh ấy của con người đã thúc đẩy xã hội vận động rất nhiều để tiến tới các hình thái xã hội tốt đẹp hơn. Cho đến ngày nay sự cạnh tranh chủ thể trong nền kinh tế thị trường đã mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và nhà sản xuất. Ví dụ điển hình cho ta thấy giữa coca-cola và pepsi hai thương hiệu này đã không ngừng cạnh tranh với nhau và chính sự cạnh tranh ấy luôn đem lại cho người tiêu dụng về giá thành sản phẩm, chất lượng nước uống,…

Nếu chúng ta không cạnh tranh cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ làm trì trệ sự phát triển của xã hội. Các bạn biết đấy người Liên Xô họ đã thất bại trong việc tạo ra bình đẳng bằng cách dàn điều lợi nhuận và khi đó thì chẳng ai ham muốn làm việc chăm chỉ nữa và mô hình ấy nhanh chóng thất bại, kể cả xã hội Việt Nam chúng ta cũng thế chúng ta cũng cố gắng bằng việc dàn đều lợi nhuận này.

Từ những dẫn chứng trên chúng ta có thể thấy cạnh tranh đóng vai trọng rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, thay vì tạo ra bình đẳng thì ta hãy tập trung tạo sự cạnh tranh, cạnh tranh một cách công bằng. Cạnh tranh đó đã trở thành một quy luật tự nhiên mà không thể nào thay đổi bằng cách tạo ra sự bình đẳng.

Các bạn biết đó người ta luôn cho rằng đàn ông và đàn bà đều bình đẳng nhưng thực tế thì sao? Đến đây tôi sẽ dẫn một lời nói của Lý Quang Diệu đã bảo rằng:

“Ban đầu tôi cũng tin rằng mọi đàn ông đàn bà đều bình đẳng… Giờ tôi biết rằng điều đó không có khả năng xảy ra bởi vì hàng triệu năm trong quá trình tiến hóa, con người đã tảng mát khắp nơi trên bề mặt trái đất này, bị cách ly với nhau, phát triển độc lập, có sự pha trộn khác nhau về chủng tộc, dân tộc, khí hậu, thổ nhưỡng… Đây là những điều tôi đã đọc được và khiểm nghiệm so với quan sát của mình. Chúng ta đọc rất nhiều. Thực tế rằng mọi thứ được in ra và được ba, bốn tác giả không có nghĩa là mọi thức ấy đúng sự thật. Có thể tất cả đều sai. Nhưng qua kinh nghiệm của bản thân… tôi kết luận: đúng, có sự khác biệt.”

Vậy điều tôi muốn nói ở đây sự cạnh tranh đó đã trở thành bản năng, nếu biết không thể thay đổi được thì đừng cố gắng, nếu chúng ta cố gắng tạo ra sự bình đẳng mà biết điều đó không thể thì chúng ta đang tự mình làm cho xã hội suy thoái. Thay vì tạo ra bình đẳng thì hãy tạo ra sự cạnh tranh công bằng. Tôi cũng mong rằng đất nước mình sẽ phát triển ở tầm cao mới, người Việt Nam chúng ta sẽ tập trung vào giáo dục thê hệ trẻ, lựa chọn và trọng dụng những con người tài giỏi mà không quan tâm đến xuất thân của họ tạo cho họ một môi trường công bằng để họ cạnh tranh góp phần phát triển đất nước.

 

Đỗ Sơn Trà

Cuộc sống luôn có nhiều sự lựa chọn

10
Featured Image: Makunin

 

Giữa hàng tá thứ đang xảy ra xung quanh cuộc sống hằng ngày của bạn, có lúc nào bạn tự hỏi rằng cuộc sống là sự tổng hòa của các sự lựa chọn không? Hôm nay bạn bước ra đường, bạn lựa chọn bạn nên mặc bộ đồ gì? Màu sắc thế nào? Và bạn tự hỏi nó có phù hợp không tùy theo tính chất công việc ngày hôm đó. Hay khi bất chợt gặp một người quen cũ đã lâu năm không gặp, bạn lại đắn đo suy nghĩ xem nên nói chuyện gì với họ, nên làm gì tiếp theo,… Và còn rất rất nhiều sự lựa chọn khác nhau trước những sự việc khác nhau mà bạn hay gặp hằng ngày.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ nội dung bài viết này, tôi không đề cập đến các sự lựa chọn khác nhau đó. Tôi chỉ muốn đưa ra quan điểm của mình về sự hạn chế lựa chọn của chính bản thân chúng ta trong cuộc sống. Từ đó để thấy rằng cuộc sống không giới hạn chúng ta mà chính chúng ta tự giới hạn bản thân, tự làm khó mình. Mong rằng khi bạn đọc hết bài viết này bạn sẽ có một cách nhìn khác, mới mẻ hơn về việc đưa ra lựa chọn của mình.

Có một câu chuyện mà bạn thường hay nghe thế này:

“Một người vợ sống trong một gia đình không hạnh phúc. Chồng thì đi làm suốt ngày từ sáng đến tối, cuối tuần có thời gian rảnh thì đi nhậu với đồng nghiệp mà không dành thời gian cho việc vun đắp hạnh phúc gia đình, chăm sóc con cái. Mẹ chồng trong nhà thì thường xuyên bắt cô phải làm việc nhà, nhiếc móc cô khi làm sai, không biết nhắc nhở con trai mình nên dành thời gian quan tâm săn sóc cho gia đình nhiều hơn.”

Đứng trước tình huống đó, người vợ ấy thường có hai sự lựa chọn: Một là tiếp tục sống trong một gia đình không còn hạnh phúc. Hai là ly dị. Riêng tôi khi đứng trước tình huống này tôi có nhiều sự lựa chọn hơn ngoài hai sự lựa chọn trên: Đầu tiên là tôi sẽ góp ý với người chồng xem có thể cải thiện tình hình không. Hai là tôi sẽ tìm hiểu công việc của người chồng để xem mình có thể chia sẻ bớt gánh nặng công việc cho chồng không và tìm cách tạo ấn tượng tốt đối với mẹ chồng để không còn bị hằn học, nhiếc móc. Và tất nhiên ngoài những sự lựa chọn đó vẫn còn rất nhiều sự lựa chọn khác mà bạn có thể chọn lựa.

Hay một câu hỏi kinh điển mà mọi người vẫn thường hay hỏi tôi: “Nếu vợ bạn và người bạn tri kỷ của bạn rớt xuống sông, lúc đó bạn chỉ có một chiếc phao bạn sẽ cứu ai?”

Tại sao câu hỏi chỉ gói gọn trong hai sự lựa chọn, một là cứu vợ, hai là cứu bạn mà tại sao không phải là cứu cả hai? Trên thực tế nếu như tình huống đó có thật sự xảy ra đi nữa, tôi vẫn còn rất nhiều lựa chọn khác như là quăng phao xuống để cứu một người trước, còn người còn lại tôi sẽ nhảy xuống mà cứu hoặc tìm xung quanh xem có vật nào thích hợp để thả xuống sống giúp người kia không. Cũng có thể quan sát xung quanh có người nào ở gần đó để ta yêu cầu sự trợ giúp. Bạn thấy đó đứng trước một tình huống bất kỳ ta luôn có rất nhiều sự lựa chọn để giải quyết vấn đề. Quan trọng là bạn lựa chọn giải pháp nào tối ưu nhất để giải quyết vấn đề hiệu quả nhất mà thôi.

Hay khi trong học tập, nếu như vì một sự cố nào đó mà bạn phải bỏ dở việc học giữa chừng. Bạn sẽ thế nào? Bỏ học luôn và kiếm một việc làm? Ngồi chờ đợi hoàn cảnh tốt hơn để được học tiếp? Theo tôi nếu như việc học tập là một niềm đam mê, yêu thích của bạn, khi gặp biến cố này, bạn có thể vừa học vừa làm, bạn có thể học thêm từ bạn bè, từ internet, đọc sách để nâng cao kiến thức,…

Khi thực hiện một dự án, nếu kế hoạch A của dự án đó thất bại, bạn vẫn còn tới 28 chữ cái khác cho những kế hoạch tiếp theo, những lựa chọn tiếp theo, miễn là bạn có muốn hay không thôi?

Theo quan niệm truyền thống có từ thời phong kiến, phụ nữ phải là một người “công dung ngôn hạnh” “tam tòng tứ đức”. Phụ nữ thì lúc nào cũng phải lo việc nhà, làm những việc tủn mủn, tỉ mỉ trong gia đình. Còn việc nước là việc của đàn ông. Tôi không cho rằng quan niệm này đúng. Người phụ nữ tại sao chỉ có những sự lựa chọn đó mà không có những sự lựa chọn khác hơn. Họ có thể theo đuổi tình yêu đích thực của mình, có thể đi học, tham gia vào các hoạt động xã hội, tự ứng cử vào các vị trí lãnh đạo cấp cao trong bộ máy Nhà nước, sống theo cách mà họ muốn để từ đó nâng cao lối sống, phẩm giá của bản thân hơn là gói gọn mình trong những định kiến, những sự lựa chọn hạn hẹp và có phần ích kỷ của xã hội.

Nói xa hơn một tí là về sự lựa chọn cuộc đời. Thông thường ai cũng đều nghĩ rằng bạn sinh ra, lớn lên thì phải đi học, rồi làm việc, rồi gầy dựng sự nghiệp, rồi mua nhà mua xe, rồi lập gia đình, rồi già rồi bệnh và cuối cùng là sang thế giới bên kia, chấm hết một kiếp người. Tôi không chê bai cách sống như vậy là sai và không có ý nghĩa. Tôi chỉ thắc mắc rằng tại sao ta không có những sự lựa chọn khác hơn, thay vì chỉ đi theo vòng tuần hoàn cũ, đi theo lối mòn. Bạn còn có thể tham gia vào các hoạt động cộng đồng, tình nguyện hy sinh cuộc đời mình để phục vụ cho xã hội hay hiến xác phục vụ nghiên cứu khoa học khi bạn qua đời,…

Trên đây chỉ là một vài tình huống trong hàng loạt sự việc mà bạn hay gặp hằng ngày, tôi liệt kê ra trên đây để bạn thấy rằng khi đối mặt với những tình huống đó bạn luôn có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau để giải quyết mọi việc một cách ổn thỏa nhất hơn là chỉ có một hai sự lựa chọn. Bởi vì cuộc sống là sự tổng hòa của nhiều sự lựa chọn, nếu ta không thử tìm cách khác, chọn một sự lựa chọn khác biết đâu sự việc sẽ còn được giải quyết tốt đẹp hơn.

Rất mong nhận được chia sẻ từ các bạn về sự lựa chọn của mình. Cuộc sống có nhiều sự lựa chọn. Sao ta cứ mãi làm khổ nhau.

P/s: Khi bạn đọc bài viết này cũng đã là một trong những lựa chọn khác của bạn rồi đấy.

[Review] X6 – Điệp viên hoàn hảo

10
Featured Image: Bìa sách “Perfect Spy X6”

X6-Điệp viên hoàn hảo – Cuộc đời hai mặt phi thường của Phạm Xuân Ẩn” là một cuốn sách mà ngay từ lúc chuẩn bị ra mắt, đến khi được cầm trên tay và cả khi gấp lại, tôi vẫn cảm thấy xúc động vô cùng. Xúc động vì hiểu hơn về hình ảnh của Phạm Xuân Ẩn – người chiến sĩ tình báo tài ba. Xúc động vì lối viết chân thật, giản dị, gần gũi và góc nhìn mới lạ, đa chiều của tác giả Larry Berman. Cuốn sách là sự tiếp nối của cuốn ”Điệp viên hoàn hảo – Cuộc đời hai mặt không thể tin được của Phạm Xuân Ẩn” mà Larry Berman viết sáu năm về trước.

Tôi đọc khá nhiều sách viết về các điệp viên, các nhân vật lịch sử, trong nước có, ngoài nước có. Nhưng họ mãi chỉ là “nhân vật” mà thôi, cho đến khi tác giả Larry Berman đem đến cho tôi một con người bằng xương, bằng thịt.

Trước khi đọc cuốn sách này, tôi ngưỡng mộ ông vì những chiến công của ông. Mà như tướng Giáp từng nói có cảm cảm giác mình đang ngồi trong phòng tham mưu của chính quyền Sài Gòn khi nhận được bản báo cáo hết sức chi tiết cùng những phân tích sắc bén của Phạm Xuân Ẩn. Những chiến công trong trận Ấp Bắc, Mậu Thân, chiến dịch Đường Chín Nam Lào… đều có dấu ấn của con người khiêm nhường ấy.

Tôi ngưỡng mộ ông còn vì ông còn là một trong những 4 huyền thoại của tình báo Việt Nam cùng với ông cố vấn Vũ Ngọc Nhã, Lê Hữu Thúy, Phạm Ngọc Thảo. Và cũng bởi tôi thích lịch sử, thích những câu chuyện về điệp viên tình báo từ hồi thơ bé.

Tôi đã từng nhìn ông như một đứa trẻ ngước nhìn bức tượng đài to lớn với một niềm ngưỡng mộ cao cả nhưng xa xôi. Tôi cũng biết rằng nghề tình báo phải đánh đổi rất lớn. Nhưng chỉ khi đọc “X6-Điệp viên hoàn hảo – Cuộc đời hai mặt phi thường của Phạm Xuân Ẩn”, tôi mới cảm nhận được con người ông, tất nhiên chỉ là một phần nhỏ. Nhưng tôi lại càng thêm kính trọng con người vĩ đại mà bình dị ấy.

Viết về người điệp viên ấy, cái tôi cảm nhận được là nỗi cô đơn của ông. Đúng như ông đã nói với tác giả Larry rằng: “Câu chuyện của tôi là một câu chuyện về nỗi cô đơn. Tôi là một điệp viên đơn độc, một Anh hùng cô đơn, một người Việt Nam cô đơn.”

Cô đơn không phải vì ông không có ai bên cạnh. Ông vẫn có gia đình, có bạn bè, có các đồng chí của mình. Nhưng khi con người ta buộc phải đeo mặt nạ, buộc phải sống hai cuộc đời, thì sự cô đơn, trống trải là điều dễ hiểu. Nỗi cô đơn khi phải sống trong lòng địch, khi phải hàng ngày hàng giờ luôn đem theo viên thuốc độc bên mình, tôi nghĩ đó cũng là điều bắt buộc với mỗi người làm tình báo. Nỗi cô đơn của ông phải chăng còn là sự day dứt, khó xử khi hàng ngày, hàng giờ ông phải giấu đi thân phận thật sự của mình với những người đồng nghiệp, những người Mỹ tốt bụng mà ông vô cùng yêu quý? Làm sao để sống trọn vẹn cho “hai cuộc đời” ấy, làm sao để chúng không xung đột với nhau? Một nhà báo Ẩn làm cho Time và một chiến sĩ tình báo của phe Cộng sản? Và nhất là khi ông cũng trót yêu cái mặt nạ của mình. Yêu cái nghề báo, yêu nhân dân Mỹ, những người Mỹ tốt bụng đã giúp đỡ ông khi ông du học, khi ông đi làm.

Và nỗi cô đơn của ông còn là nỗi niềm của một người với cảm giác bất lực với thực tại. Sau chiến tranh, ông mơ ước được đem những kiến thức của mình về nghề báo để dạy cho các thế hệ trẻ, ông muốn Việt Nam và Mỹ từ kẻ thù thành bạn, ông nhận thấy những sai lầm của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung…Nhưng ông đã không thể làm được gì trong cái bối cảnh đó. Thậm chí đến ước mơ nhỏ nhoi là được ra nước ngoài, được đến Mỹ thăm lại trường xưa, tham dự hội thảo của các nhà báo hay để dự lễ tốt nghiệp của con trai cũng là xa vời với ông. Trong khi kẻ thua cuộc thì có thể thường xuyên từ Mỹ bay về Việt Nam, tự do đi lại. Còn ông-một vị anh hùng lại không thể cho mình sự tự do ấy. Thậm chí bạn bè nước ngoài đến thăm, ông cũng không được gặp. “Họ” không tin ông. Có thời gian ông chỉ có gia đình, nuôi chim cảnh, chó săn và chiếc đài BBC làm bạn.

Đấy phải chăng là cái giá cho một huyền thoại?

Tôi còn nhìn thấy tình bạn đẹp đẽ, cái tâm và sự công bằng của vị tướng tình báo ấy. Ông đối xử tốt với bạn bè, đồng nghiệp mình. Để rồi sau này, khi thân thế thật sự của ông được công khai, những bạn bè người Mỹ của ông vẫn dành cho ông cái nhìn trìu mến, cảm thông, thậm chí còn quyên tiền giúp đỡ cho Hoàng Ân-con trai ông sang Mỹ du học.

Phạm Xuân Ẩn đã không quản ngại sự nguy hiểm, bại lộ tung tích để cứu anh bạn đồng nghiệp Bob Anson. Và thậm chí hành động cứu bác sĩ Trần Kim Tuyến- trùm mật vụ của chế độ cũ vào ngày 30-4-1975 của ông cũng đã gây ra những rắc rối sau này cho ông. Nhưng ông vẫn làm, với Bob Anson vì anh là một người tốt, một nhà báo chân chính, một người bạn của Phạm Xuân Ẩn, sẵn sàng cứu những trẻ em Việt Nam vô tội thoát khỏi bàn tay giết chóc của phiến quân Campuchia. Với bác sĩ Trần Kim Tuyến vì ông đã chịu ơn cứu mạng của ông ta. Có thể đàng sau đó còn có rất nhiều lý do khác nữa, nhưng với tôi thế cũng đủ để thấy tình cảm chân thành của vị tướng tình báo ấy.

Điều tôi trân trọng ở ông nữa đó là sự công bằng của ông. Đứng bên kia chiến tuyến, nhưng ông vẫn dành những tình cảm tốt đẹp, cái nhìn thiện chí cho những người Mỹ tốt bụng và cho nhân dân Mỹ. Ông được cử đi học báo ở Mỹ để hiểu hơn con người và văn hóa Mỹ, để tạo tiền đề cho những hoạt động sau này của ông khi về nước. Hai năm ở đất nước tự do ấy, ông hiểu được rất nhiều điều về họ. Ông đã có cái nhìn công bằng, không chịu ảnh hưởng của ý thức hệ trước đó để đánh giá những người Mỹ. Dù họ là kẻ thù, nhưng đó chỉ là nhà cầm quyền Mỹ, trong thâm tâm, ông vẫn rất cảm ơn nhân dân Mỹ, những người bạn đã giúp đỡ ông rất nhiều. Ông luôn mơ ước cái ngày mà nhân dân hai nước có thể tạo lập mối quan hệ bình thường với nhau. Ông mơ đến ngày được quay lại ngôi trường năm xưa mình đã học ở California. Ông đã luôn nói những điều tốt đẹp về những người bạn Mỹ của mình để rồi lại bị nghi ngờ về lòng trung thành với đất nước.

Thời cuộc đã chọn ông, lịch sử đã chọn ông. Ông đã phụng sự cho Tổ quốc, cho nhân dân, nhưng sâu thẳm trong con người ấy, nếu được chọn lựa, liệu ông có chọn cho mình một hướng đi khác hay vẫn cứ là: “Câu chuyện của tôi là một câu chuyện về nỗi cô đơn. Tôi là một điệp viên đơn độc, một Anh hùng cô đơn, một người Việt Nam cô đơn”

Cái tên cũng giống như cuộc đời của ông vậy. Bí ẩn đến độ thành một huyền thoại. Có những điều mà mãi mãi ông luôn im lặng và đã đi theo ông về cỗi vĩnh hằng, có những điều còn chưa được lý giải, và bạn đọc sẽ chỉ thấy được phần nhỏ con người của ông qua cuốn sách này thôi. Tôi đã tự hỏi thực sự Phạm Xuân Ẩn là ai trong hai con người nhà báo và chiến sĩ cộng sản? Có lẽ là cả hai. Và như tác giả Larry Berman nói, người hiểu ông chắc chỉ có mẹ và vợ ông.

Nhưng thật sự, với một người trẻ như tôi, thế đã là đủ rồi. Tôi rất cảm ơn tác giả Larry Berman đã đem đến muốn cuốn sách hay như thế. Một cách viết rất gần gũi, sâu sắc. Tôi không phải đang đọc những trang tiểu sử khô khốc về một con người mà đúng hơn là tôi đang xem những thước phim sinh động về cuộc đời của họ để rồi có cái nhìn đa diện hơn về mỗi con người, để nhận ra đàng sau ánh hào quang của một huyền thoại là nỗi cô đơn, là nỗi niềm của một con người bình dị, là giá trị của tình bạn, giá trị của hòa bình.

 

Thuy Tran