27 C
Nha Trang
Thứ sáu, 8 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 167

Sự mê muội mang tên trường học – Phần 1

5
Featured Image: Wikipedia Commons

 

“Tôi nhận ra một điều, Julie ạ, là tôi phải chỉ cho cô cách làm thế nào để khám phá cái lục địa mới mẻ mà tôi đã dẫn dắt cô tới.”

“Tôi mừng khi nghe thấy thế,” tôi bảo với ông ta.

“Có lẽ là cô thích nghe chuyện thế nào mà lúc đầu tôi lại khởi sự tự mình khám phá ra nó nhỉ.”

“Tôi thích nghe về nó lắm.”

“Chúa Nhật trước tôi có nhắc tới cái tên Rachel Sokolow, là người giúp cho tôi còn tiếp tục được sống ở đây. Cô chẳng cần biết chuyện này làm sao mà thành, nhưng tôi biết Rachel từ thuở còn ấu thơ – đã giao tiếp với cô ấy như là cô với tôi đang giao tiếp với nhau vậy. Lúc Rachel bắt đầu tới trường thì tôi chẳng có một kinh nghiệm nào về hệ thống giáo dục của các cô cả. Chẳng có một lý do nào để tìm hiểu nên tôi đã không bao giờ để tâm tới dù chỉ là một ý nghĩ thôi. Giống như hầu hết những đứa bé năm tuổi khác, cô ấy run lên vui sướng vì cuối cùng cũng được tới trường, và tôi cũng vui lây cho cô ấy, tưởng tượng rằng (như cô ấy đã tưởng tượng) một trải nghiệm tuyệt vời nào đó hẳn đang chờ đợi cô. Chỉ sau vài tháng tôi bắt đầu để ý thấy sự phấn khích của cô ấy phai nhạt dần – và tiếp tục nhạt nhòa đi tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, cho tới khi, vào thời điểm cô ấy đang học lớp ba, cô bé hoàn toàn chán nản và cứ có một cơ hội nào có một ngày khỏi phải tới trường là mừng rỡ hết sức. Tất cả những chuyện này với cô có phải là điều mới mẻ gì không?”

“Phải rồi.” Tôi nói với một điệu cười cay đắng. “Chỉ có tầm tám mươi triệu trẻ em tối hôm qua lên giường với lời cầu nguyện trời sẽ rơi tuyết dày cả thước để sao cho trường học sẽ phải đóng cửa thôi mà.”

“Qua Rachel, tôi đã trở thành một học sinh của hệ thống giáo dục của các cô. Về mặt ảnh hưởng, có thể tính là tôi đã đi học cùng cô ấy. Hầu hết những người lớn trong xã hội của các cô dường như đã quên mất điều gì xảy ra khi chính họ đến trường học lúc họ còn là trẻ nhỏ. Nếu mà, với tư cách những người lớn, họ bị buộc phải chứng kiến tất cả chuyện này một lần nữa qua con mắt của con cái họ, tôi nghĩ họ sẽ giật mình và phát hoảng.”

“Vâng, tôi cũng nghĩ thế.”

“Cái mà người ta thấy đầu tiên là việc trường học thực tế còn xa mới đạt được cái lý tưởng là nơi ‘những đầu óc thanh xuân được đánh thức.’ Các giáo viên đại bộ phận cũng tâm huyết với việc đánh thức những tâm trí trẻ, nhưng cái hệ thống mà họ buộc phải làm việc trong đó về căn bản làm hỏng cái ham muốn này bằng việc cứ khăng khăng rằng tất cả các bộ óc phải được mở ra theo cùng một trật tự, sử dụng những công cụ giống nhau, và với cùng một nhịp độ, theo một thời khóa biểu nhất định. Người giáo viên được trao cho trách nhiệm đưa cả lớp với tư cách một tập thể tiến tới một điểm nhất định đã xác định trước trong chương trình học vào một thời điểm cũng đã xác định trước, và những cá thể làm nên lớp học đó sẽ sớm học được cách giúp đỡ cho người giáo viên trong nhiệm vụ ấy. Chuyện này, theo một nghĩa nào đó, là điều đầu tiên chúng phải học. Một số đứa học được điều này rất nhanh và dễ dàng, còn những đứa khác thì học chậm và khổ sở hơn, nhưng cuối cùng thì tất cả đều học được nó. Cô có biết là tôi đang nói về cái gì không?”

“Tôi nghĩ là có.”

“Cá nhân cô thì cô đã học được điều gì để giúp các giáo viên thực hiện nhiệm vụ của mình?”

“Đừng có đặt ra những câu hỏi.”

“Mở rộng ra một chút đi Julie.”

“Nếu ta giơ tay lên và nói, ‘Ôi trời, Cô Smith ơi, con chả hiểu được lấy một từ mà cô đã nói cả ngày hôm nay,’ Cô Smith sẽ ghét ta. Nếu ta giơ tay lên và nói, ‘Ôi giào, Cô Smith ơi, con chả hiểu được lấy một từ mà cô đã giảng suốt cả tuần qua,’ Cô Smith sẽ ghét ta gấp năm lần. Và nếu ta giơ tay lên và nói, ‘Ối ôi, cô Smith à, con chẳng hiểu nổi một từ mà cô đã dạy suốt cả năm,” Cô Smith sẽ rút súng ra và bắn ta luôn.”

“Vậy là ý tưởng ở đây là phải tạo ấn tượng rằng ta hiểu tất cả mọi thứ, dù là có hiểu thật hay là không.”

“Đúng thế đấy ạ. Điều cuối cùng mà giáo viên muốn nghe là ta chưa hiểu một cái gì đó.”

“Nhưng cô bắt đầu bằng việc đưa ra cho tôi cái quy tắc đừng đặt câu hỏi. Cô còn chưa thực sự nói rõ cái đó ra sao.”

“Đừng đặt câu hỏi có nghĩa là… đừng nêu ra những thứ nào đó chỉ bởi vì ta thắc mắc về chúng. Ý của tôi là, chẳng hạn như, giả dụ ta đang học về lực thủy triều. Ta sẽ không giơ tay lên để hỏi liệu rằng có đúng là những người điên có xu hướng điên khùng hơn trong thời gian trăng tròn hay không. Tôi có thể tưởng tượng việc làm một chuyện như thế ở lớp mẫu giáo, nhưng tới thời điểm ta đang ở độ tuổi của tôi bây giờ, đấy là điều cấm kỵ. Trái lại, có một số giáo viên thích bị phân tán bởi những kiểu câu hỏi nhất định. Nếu chúng có một con ngựa gỗ, họ sẽ luôn chấp nhận lời mời cưỡi thử nó, và bọn trẻ con sẽ vin ngay vào đó.”

“Tại sao các cô lại muốn xem giáo viên cưỡi một con ngựa gỗ cơ chứ?”

“Bởi vì như thế thì tốt hơn là ngồi nghe thầy ta giải thích chuyện một dự thảo luật được thông qua tại Quốc hội như thế nào.”

“Còn có cách nào khác mà các cô dùng để giúp cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ của mình nữa?”

“Đừng bao giờ không tán thành. Đừng bao giờ chỉ ra những chi tiết bất nhất. Đừng bao giờ đặt ra những câu hỏi nằm ngoài những gì đang được dạy. Đừng bao giờ lộ ra rằng ta không theo kịp. Lúc nào cũng cố trông như ta đang hiểu từng lời một. Tất cả đại loại rồi cũng như nhau mà thôi.”

“Tôi hiểu rồi.” Ishmael nói. “Một lần nữa, tôi nhấn mạnh rằng đây là một khiếm khuyết của bản thân hệ thống giáo dục chứ không phải của các giáo viên, những người mà nghĩa vụ hơn hết là ‘dạy cho hết giáo án.’ Cô hiểu rằng, bất chấp tất cả những chuyện đó, hệ thống giáo dục của các cô (nước Mỹ) là hệ thống giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới. Nó rất tệ hại, nhưng vẫn là cái tiên tiên nhất đang có.”

“Vâng, điều đó thì tôi hiểu. Tôi ước gì ông cười điệu hoặc đại loại có một cử chỉ nào đó để cho thấy khi nào ông đang mỉa mai thì hay biết mấy.”

“Tôi không chắc là tôi có thể biểu đạt thậm chí một cử chỉ như thế, Julie… Quay lại câu chuyện của tôi, tôi đã ngắm nhìn Rachel lên lớp đều đều (và tôi phải thêm vào là cô ấy đi học ở một trường tư thục rất đắt tiền – trường tiên tiến nhất trong những trường tiên tiến). Trong khi ngắm như thế tôi bắt đầu gắn kết những gì tôi đã đang trông thấy và những gì tôi đã biết về cách vận hành của nền văn hóa mà các cô đã tiến bộ xa về những chuyện đó, lại với nhau. Tại điểm đó, tôi chưa phát triển được một lý thuyết nào mà cô đã từng nghe tôi nói ở đây cho tới lúc này.

Trong các xã hội mà các cô xem là sơ khai, những người trẻ ‘tốt nghiệp’ khỏi tuổi thơ vào độ tuổi mười ba mười bốn, và đến tầm tuổi đó về cơ bản là đã học được tất cả những gì chúng cần để cư xử hành động như người trưởng thành trong cộng đồng của mình. Bọn chúng học được rất nhiều, đúng thế, tới mức mà nếu phần còn lại của cộng đồng chỉ đơn giản là biến mất qua một đêm thì chúng vẫn có thể sống sót mà không có chút khó khăn nào. Chúng biết cách làm ra những công cụ cần cho việc săn bắt thú và câu cá. Chúng biết cách tìm chỗ trú và kiếm cái đắp lên cơ thể làm quần áo cho bản thân. Ở độ tuổi mười ba mười bốn, giá trị sinh tồn của chúng là một trăm phần trăm. Tôi giả định rằng cô biết nói thế là tôi có ý gì rồi.”

“Tất nhiên.”

“Trong hệ thống tiến bộ hơn rất nhiều của các cô, những người trẻ tốt nghiệp khỏi hệ thống trường học vào tuổi mười tám, và giá trị sinh tồn của bọn họ gần như là bằng không. Nếu phần còn lại của cộng đồng trong một đêm mà biến mất, để lại bọn họ hoàn toàn chỉ dựa vào sức của mình, thì việc họ có sống sót được cũng là rất may mắn mới xảy ra. Không có các công cụ – và không có ngay cả các công cụ để làm ra công cụ, bọn họ sẽ không có khả năng đi săn thú hay câu cá một cách hiệu quả (nếu có đi săn hay câu cá được). Và hầu hết bọn họ sẽ chẳng có khái niệm nào về chuyện những cây mọc hoang nào là ăn được. Bọn họ sẽ chẳng biết làm thế nào để có cái mặc lên người hay dựng một nơi trú ẩn.”

“Đúng vậy.”

“Khi những người trẻ của nền văn hóa các cô tốt nghiệp khỏi trường học (trừ phi gia đình của chúng tiếp tục chăm lo cho chúng), chúng phải ngay lập tức tìm một ai đó cho bọn chúng tiền để mua những thứ mà chúng cần để có thể tồn tại. Nói một cách khác, chúng phải đi tìm việc. Cô hẳn là có thể giải thích tại sao lại thế.”

Tôi gật đầu. “Là bởi vì thực phẩm đã bị khóa lại, bị giấu đi.”

“Chính xác. Tôi muốn cô nhìn ra mối liên kết giữa hai chuyện này. Bởi vì chúng không có giá trị sinh tồn tự thân, chúng buộc phải tìm việc làm. Đây không phải là chuyện mà chúng có thể lựa chọn, trừ phi chúng giàu có một cách độc lập. Đấy là chuyện kiếm việc mà làm hoặc đi mà chết đói.”

“Vâng, tôi thấy được điều đó.”

“Tôi chắc là cô nhận ra rằng những người lớn trong xã hội của các cô lúc nào cũng nói rằng trường học của các người đang rất tệ hại. Chúng là thứ tiến bộ nhất trong lịch sử thế giới, nhưng dù sao thì chúng vẫn rất tệ hại. Trường học của các cô thế nào mà lại không đạt được những tiêu chí mà người ta mong chờ ở chúng thế hở Julie?”

“Chúa ơi, tôi không có biết. Đây không phải là thứ tôi quan tâm cho lắm. Chỉ là tôi sẽ rút lui khi người ta bắt đầu nói chuyện về những thứ như thế.”

“Thôi mà Julie. Cô đâu cần phải nghe thật kỹ thật nhiều mới biết được chuyện này.”

Tôi rên rỉ. “Điểm số thì tệ hại. Trường học không chuẩn bị được cho học sinh sẵn sàng làm được việc. Trường học không chuẩn bị cho người ta có được một cuộc sống tốt đẹp. Tôi cho là một số người sẽ còn nói rằng trường học phải đem lại cho chúng ta giá trị sinh tồn nào đó. Chúng ta phải có khả năng thành công khi tốt nghiệp ra trường.”

“Chẳng phải trường học của các cô có mặt là để làm những chuyện đó hay sao? Chúng hiện diện là để chuẩn bị cho trẻ con có một cuộc đời thành công trong xã hội của các cô mà.”

“Đúng vậy.”

Ishmael gật đầu. “Đấy là điều mà Bà mẹ Văn hóa dạy, Julie ạ. Đấy thực sự là một trong những điều lừa bịp cừ khôi nhất của nó. Bởi vì tất nhiên trường học của các cô tồn tại không phải vì những điều đó chút nào.”

“Vậy thì chúng có mặt là để làm gì?”

“Phải mất nhiều năm tôi mới tìm ra lý do. Trong giai đoạn đó tôi chưa quen với việc lật tẩy những trò lừa bịp. Đây là nỗ lực đầu tiên của tôi, và tôi đã có chút chậm chạp trong chuyện đó. Trường học có mặt ở đó, Julie ạ, là để điều tiết dòng chảy những đối thủ cạnh tranh trẻ tuổi vào trong thị thường việc làm.”

“Chà chà,” Tôi nói. “Tôi thấy được điều đó.”

(Còn tiếp)

 

Kiuti Di

“Đạo nhạc” và câu chuyện “đạo thơ” của tôi

26
Featured Image: Brian Golden

 

Câu chuyện của nam ca sĩ trẻ Sơn Tùng gần đây được dư luận quan tâm. Đầu tiên, người ta phát hiện những ca khúc hot của anh có giai điệu na ná một vài ca khúc của Hàn Quốc và quy kết anh đạo nhạc. Chuyện sẽ nhanh chóng đi qua nếu như không có chuyện cấm lưu hành những ca khúc này. Thế là báo chí vào cuộc, một bên khẳng định Sơn Tùng đạo nhạc với ý kiến của nhiều nhạc sĩ tên tuổi. Một bên cho rằng Sơn Tùng không đạo nhạc và mới đây phía Hàn Quốc cũng có văn bản xác định Sơn Tùng không đạo nhạc của họ.

Và bây giờ câu chuyện lên tới đỉnh điểm, người Việt bắt đầu chia làm hai phe. Bên ủng hộ Sơn Tùng thì cho rằng thói đố kỵ tài năng, gato của người Việt đang “dìm” Sơn Tùng. Bên kia “chiến tuyến” vẫn khẳng định nam ca sĩ trẻ này đạo nhạc rõ ràng và là sai trái, không thể chấp nhận được.

Câu chuyện mới mà không mới! Bởi trước đến giờ chúng ta cũng quá quen thuộc với những cụm từ kiểu “đạo nhạc” “đạo văn”…mà báo chí từng nhiều lần đưa tin. Mới đây không quá lâu, câu chuyện một số tiến sĩ bị tố đạo luận án. Cái này có vẻ rõ ràng hơn việc đạo nhạc, bởi chỉ cần chỉ rõ đoạn nào được “cóp” là khỏi chối cãi. Nhưng câu chuyện của Sơn Tùng lại ở ranh giới mong manh giữa “đạo” mà “không đạo”!

Ai từng nghe ca khúc Chắc Ai Đó Sẽ Về sẽ đồng ý rằng nhiều đoạn nhịp điệu sao cứ na ná Because I Miss You. Thính giả là vậy, họ không thể đi phân tích theo kiểu “cùng sử dụng nhịp điệu Slow Rock 6/8 với tốc độ nốt đen bằng 48/giây, giọng hát chủ đạo là Đô trưởng” để nói là đạo nhạc hay không. Họ chỉ nghe và thấy nhịp điệu giống nhau thì lên tiếng. Chẳng thể trách mấy triệu thính giả được!

Còn về phía một số nhạc sĩ lên tiếng khẳng định Sơn Tùng “đạo nhạc tinh vi” thì cũng có lý của họ. Họ là những nhạc sĩ chuyên nghiệp đã quen với những sản phẩm âm nhạc được viết bởi sự sáng tạo đúng nghĩa. Tức là vào một hoàn cảnh kia, có cảm xúc nọ, với sự từng trải này, kiến thức âm nhạc đây… họ cho ra đời một bài hát. Và cả cuộc đời họ làm như thế nên việc Sơn Tùng sử dụng nhịp điệu một số đoạn (Sơn Tùng đã thừa nhận) của người khác đưa vào bài hát mình thì dễ dàng những nhạc sĩ trên không thể chấp nhận được là điều đương nhiên!

Sơn Tùng không có tội! Và chính cụm từ “đạo nhạc” nếu gắn liền với anh là một điều sai. Bởi “đạo” ở đây là “ăn cắp”. Rõ ràng, Sơn Tùng chỉ…mượn chứ không ăn cắp.

Câu chuyện của Sơn Tùng khiến tôi nhớ đến việc mình lúc trước hay cộng tác cho báo cười một số bài thơ “cải biên”. Tức là tôi dựa vào mạch của một bài thơ nổi tiếng sau đó tôi bỏ chữ của mình vào thành bài thơ vui. Vậy tôi có đang “đạo thơ” không?. Ví dụ để bạn rõ hơn với bài “Ông Đồ” của cụ Vũ Đình Liên, tôi đã lấy “phần hồn” để viết nên bài thơ của mình như sau:

“Mỗi năm ngày lễ đến
Tụi FA thêm già
Rủ nhau bên bàn nhậu
Cho ngày lễ chóng qua

Bao nhiêu đứa chưa gấu
Tấm tắc khen nhau tài
Nhìn xuôi rồi nhìn ngược
Vẫn thấy mình đẹp trai

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Tụi FA nay đâu
Bàn nhậu không còn đắm
Facebook càng thêm sầu

FA cứ ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Nhỏ bán hoa cười khẩy
Chắc là tụi này gay

Năm nay lễ lại tới
Không thấy FA xưa
Những đứa đang chăm đọc
Chắc FA tới giờ.”

Rõ ràng, khi đọc xong nếu tôi không nói chắc các bạn cũng biết chắc chắn tôi “nhại” theo bài ÔngĐồ nổi tiếng! Vậy là tôi “đạo thơ” rồi? Cũng không đúng bởi câu chữ kia là của tôi khác hẳn câu chữ của cụ Vũ Đình Liên! Nhưng cũng đúng bởi cái hồn thơ, nhịp điệu kia rõ ràng là không phải của chính tôi sáng tạo nên.

Vậy tôi có tội không? Tôi có nên bị gắn mác “đạo thơ” không? Chắc chắn bạn sẽ gật gù: “Làm gì mà tội tình, đạo điếc ở đây. Làm cho vui mà, không sao.” Câu chuyện của Sơn Tùng cũng thế: “Làm gì mà đạo điếc, ăn cắp bản quyền ở đây chỉ là nghe… cho vui thôi mà?”

Nhưng tôi nhận ra có một điều tôi khác Sơn Tùng. Tôi đã “cải biên” hàng trăm bài thơ. Thơ tây có, thơ ta có, thơ kháng chiến của Tố Hữu có, thơ tình Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử thì lại càng nhiều… Nhưng có một điều tôi luôn tuân thủ là ngay sau mỗi cái tên bài thơ tôi luôn dành một dòng in đậm: “Phóng tác theo bài thơ…của nhà thơ…)”

Sơn Tùng cũng có mượn nhịp như tôi nhưng rõ ràng “không ghi nguồn”. Và bị người nghe nói này nọ thì cũng nên… chấp nhận. Có lẽ, một bài hát sẽ khó hơn một bài thơ khi viết theo kiểu câu in đậm của tôi: “Phóng tác theo bài hát…từ đoạn…của nhạc sĩ…”

Nhưng nếu làm được chắc chắn sẽ chẳng ai nói Sơn Tùng mà thay vào đó sẽ im lặng thưởng thức bài hát. Còn chuyện bản quyền, đạo này đạo nọ sẽ chẳng mảy may quan tâm. Nghe nhạc mà, sao phải gồng mình đau khổ mà làm chi, đúng không?

Chuyện đạo nhạc, đạo văn… này nọ ở nước ta vẫn chưa có một quy định rõ ràng. Mà khó có thể có một quy định rõ ràng được. Nhưng tôi nghĩ trước khi lấy của người khác một cái gì (dù nhỏ) thì vẫn nên hỏi ý kiến của họ. Nếu người ta ở quá xa hoặc đã quá cố (như những nhà thơ bị tôi “đạo” thơ) thì cũng nên nói trong tác phẩm của mình. Có thể, việc đó sẽ khiến tác phẩm của mình trở nên “kỳ quái” hơn nhưng cũng rất nên làm.

Người nghe, người đọc ngoài kia sẽ chẳng nghĩ ngợi gì nhiều đâu. “Mượn” xíu cũng chẳng sao, nhưng nên nói rõ ràng. Quan trọng là cảm xúc mình mang lại cho họ mới là điều đáng trân trọng.

 

 Đức Lộc

Cung – cầu: là câu trả lời cho tất cả?

56
 Featured Image: Björn

 

Dạo này tôi thấy rất lạ, thấy mình ngày càng giống như một kẻ chống lại xu hướng của thời đại. Bài trước thì phê phán lý tưởng về Sự Khác Biệt, bài này thì phê phán cái lý thuyết Cung – Cầu vốn là nền tảng của xã hội, lại có một dự định nữa là phê phán về cái tự do tư tưởng và tự do cá nhân vào thời gian tới. Trong khi chúng là những yếu tố cần được khuyến khích, những yếu tố tôi từng xem là lý tưởng của mình.

Con người có rất nhiều nhu cầu từ tâm lý đến sinh lý, hay nói cách khác thì những nhu cầu đó gắn liền với thể xác và tâm hồn mỗi người. Cơn khát khiến ta bỏ công đi tìm nguồn nước hoặc lao động nhằm tạo ra nước để thỏa mãn. Mà không chỉ là cơn khát với nước, chúng ta cần thực phẩm, nơi ở, tình thương gia đình, tình bạn, tình yêu… Với khả năng của mình, chúng ta có thể tạo ra vài thứ trong đó một cách dư dã. Tôi tạo được nước, bạn tạo được thực phẩm, tôi đang đói còn bạn thì khát, thế là chúng ta trao đổi với nhau theo nhu cầu. Có Cầu ắt có Cung.

Nhưng một xã hội muốn tồn tại thì nó phải loại trừ được những nguyên nhân phá hoại, và phát triển những nguyên nhân mang tính xây dựng. Ví như nếu một người vì nhu cầu của mình mà đi giết người cướp của, người này giết người kia, người kia trả thù người nọ thì xã hội đó sẽ trở nên loạn lạc và cuối cùng dẫn đến sụp đổ vì các cá thể của nó tự tiêu diệt lẫn nhau. Chính điều này tạo nên những luật lệ, sự công bằng cũng vì thế mà được sinh ra, sự đoàn kết được xem trọng, lợi ích tập thể được nêu cao. Đạo đức xã hội cũng được hình thành.

Có nhiều người khi nhắc đến một vấn đề nào đó đang phát sinh dù là tốt hay xấu đều xếp chung vào cái quy luật Cung – Cầu, xem đó là một hiện tượng tất yếu trong cuộc sống. Vì Cung – Cầu có yếu tố quyết định là Cầu nên trách nhiệm của Cung là do cầu. Tại sao có quá nhiều cô gái ra đứng đường? Vì đàn ông có nhu cầu. Vì sao các giáo viên phải dạy thêm khiến các em nhỏ học ngày học đêm? Vì phụ huynh muốn con mình giỏi hơn. Vì sao báo lá cả trở nên tràn lan và được ưa chuộng? Vì quá nhiều người thích đọc những tin tức kiểu đó. Vì sao và vì sao thế này thế kia? Vì con người thích, muốn, yêu, thèm khát chúng. Lập luận này có hợp lý không? Quá hợp lý luôn, anh không có nhu cầu thì ai mà bán kia chớ! Mọi người cứ bảo vậy suốt và thấy rất tự hào khi khẳng định cái chân lý đó. Riêng bạn thì nghĩ sao?

Tôi thì không phủ nhận cũng không đồng ý nên tạm gác lại đó. Tôi chỉ muốn đặt một câu hỏi nho nhỏ thôi. Sẽ như thế nào khi nhu cầu đó là những yếu tố phá hoại sự bền vững và phát triển của xã hội? Khi ấy ta có hai lựa chọn, thứ nhất là chấp nhận quy luật Cung – Cầu là chân lý và để xã hội diệt vong rồi chúng ta chết sạch. Thứ hai là hạn chế chúng ở những mức độ phù hợp với tầm nghiêm trọng của chúng để xã hội ổn định và phát triển, chúng ta sống trong sự yên bình. Giữa 2 điều ấy bạn chọn điều nào? Chọn thỏa mãn tất cả nhu cầu để rồi diệt vong hay tìm cách hạn chế một số nhu cầu để có thể sống?

Có một người bạn từng nói đúng về tầm quan trọng của sự sinh tồn mà khi tranh luận tôi đã có phần xem nhẹ. Loài người có thể tồn tại đến ngày nay vì nó biết tuân theo những quy luật mà sự sinh tồn đòi hỏi, xã hội càng văn minh thì những quy luật đó càng thể hiện một cách rõ ràng. Nên hiểu rằng quy luật sinh tồn không chỉ gói gọn trong câu “mạnh được yếu thua” mà còn có nhiều yếu tố khác tôi đã nói ở trên, những yếu tố đó tạo ra sức mạnh. Từ câu hỏi được đặt ra chúng ta thấy rằng tuân theo những quy luật ấy cũng là một sự tất yếu của cuộc sống.

Mỗi cá thể trong xã hội phải biết ý thức trong sự khống chế những nhu cầu của mình. Trách nhiệm giảng giải, khuyên bảo hay cấm đoán phụ thuộc vào những cá nhân hay tập thể có quyền. Ví như cha mẹ với con cái, nhà trường với học sinh, chính phủ với các cơ quan của mình và dân chúng. Tất cả phải có trách nhiệm với xã hội mà quyền càng cao thì trách nhiệm càng lớn.

Vậy tuy sự quyết định trong quy luật Cung – Cầu nằm ở cái Cầu nhưng con người sống trong xã hội phải biết khống chế cái Cung. Sự khống chế đó là đòi hỏi tất yếu của một xã hội nếu muốn tồn tại. Chính vì thế khi những cái xấu (yếu tố khiến xã hội bất ổn) xuất hiện quá nhiều thì việc cần làm là khống chế ngay cái Cung đó chứ không phải đổ lỗi cho cái Cầu. Sau đó thông qua giáo dục con người để họ hiểu cái Cầu đó là những thứ mang lại tai hại cho họ, khi hiểu ra thì chắc chắn Cầu sẽ giảm. Chính vì thế đừng đổ lỗi nữa mà phải hành động ngay đi.

Nói thật là tôi bắt đầu hơi nản cho việc phải định nghĩa lại đối với những yếu tố thúc đẩy sự phát triển rồi. Lẽ ra những yếu tố đó rất tốt đẹp nhưng cứ bị một số người làm cho méo mó. Tôi ghét mấy thứ mang tính Kinh Viện nhưng nếu không dùng nó thì dùng cái gì để phân tích chính xác một sự việc đây? Chính vì thế nếu ai thấy tôi cứ đề cao đúng – sai, đẹp – xấu, lời lẽ khô khan dư lý mà thiếu tình thì mong là nhận được sự thông cảm. Cứ coi như đây là sự thanh minh của bản thân tôi vậy.

 

Mắt Đời

Tại sao bạn không hài lòng với cuộc sống của mình (phần 2)

18
 Featured Image: Danh Ngôn Cuộc Sống

 

Ở phần trước, tôi đã chia sẻ với các bạn về 3 điều để tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn. Đó vẫn mang tính chất lý thuyết. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, tôi muốn chia sẻ với các bạn về ”kỹ thuật thực chiến” mà tôi đã và đang áp dụng cho cuộc sống của mình.

Việc bạn định hướng theo 3 điều tôi đã nêu ở phần 1 chỉ đơn thuần giúp các bạn luôn vững vàng trong ý chí và tỉnh táo trong suy nghĩ. Để có được thành công thì không thể thiếu đi hai chữ HÀNH ĐỘNG. Đừng nghĩ đó là khái niệm trừu tượng. Khi tôi nói ra câu này, một người bạn đã hỏi tôi: ”Vậy Nick Vujicic không có tay chân thì hành động kiểu gì mà vẫn thành công?” Câu hỏi có vẻ ấu trĩ nhưng không hẳn đâu. Chính nhờ câu hỏi đó mà tôi mới định hình lại khái niệm hành động. Nói nôm na dễ hiểu, thì HÀNH ĐỘNG tức là mang suy nghĩ, lý thuyết, kinh nghiệm, tư duy của mình áp dụng vào thực tiễn. Như vậy, trong trường hợp của Nick Vujicic, dù anh không có tay chân như những người bình thường, nhưng anh đã nỗ lực hết mình để trở thành một diễn giả, và anh đã thành công.

Vài ngày sau, bàn lại vấn đề này, sau khi nghe câu trả lời của tôi như trên, người bạn đó lại hỏi tôi: ”Nếu hành động nỗ lực mà thành công được vậy thì tại sao hàng tỷ người trên thế giới lao động miệt mài, cần cù cả ngày lẫn đêm mà vẫn nghèo?” Tôi tiếp tục bí và lại phải về suy nghĩ, tìm hiểu thêm thông tin. Và cuối cùng tôi rút ra một điều: ”Không phải bất kỳ hành động, nỗ lực nào cũng dẫn tới thành công. Suy cho cùng, vẫn phải cần tới sự ”cao siêu” của ý chí và tư duy, kết hợp với nỗ lực hành động mới đem lại kết quả.” Nhận được câu trả lời lần này, người bạn đó của tôi không hỏi gì nữa, mà mỉm cười tỏ vẻ đồng tình.

Trở lại vấn đề chính, trong phần trước, tôi đã định hướng cho các bạn trong tư tưởng để hướng tới cuộc sống tươi đẹp hơn, thì lần này, tôi sẽ chia sẻ với các bạn, định hướng cho các bạn trong hành động để giành lấy cuộc sống tươi đẹp đó.

I. Chuẩn bị

Mọi việc, bất kể lớn nhỏ, chúng ta đều cần có bước chuẩn bị. Việc chuẩn bị sẽ khiến chúng ta chủ động hơn trong hành động. Giống như trước khi bắt đầu một ngày làm việc hiệu quả, chúng ta cần có bữa sáng đầy đủ, có thể thêm một ly coffee cho tỉnh táo. Hoặc chỉ riêng việc thức dậy đúng giờ thôi đã là sự chuẩn bị quá tốt rồi.

”Nếu cho tôi 6 tiếng để bổ củi, thì tôi sẽ dành 4 tiếng để mài lại lưỡi rìu.” – Abraham Lincohn

Vai trò của khâu chuẩn bị là vô cùng quan trọng. Nó đã chiếm gần 50% thành công của bạn rồi.

Khâu này tôi không cần nói cụ thể, vì tuỳ mỗi người mà có cách chuẩn bị hành động khác nhau. Tôi sẽ liệt kê khái quát những điều bạn cần chuẩn bị trước khi bắt đầu hành động:

– Sức khoẻ: Dù tuổi trẻ chúng ta chưa bị ốm đau nhiều, vẫn còn thời gian để chăm sóc cho bản thân, chúng ta nên biết cách giữ gìn sức khoẻ; những gì chúng ta tác động tới sức khoẻ bây giờ có thể khiến ta hối hận khi về già; có sức khoẻ là có tất cả.

– Kế hoạch – Mục đích – Thời gian biểu: Với những thứ này, bạn sẽ biết rõ mình nên làm gì, mình phải làm gì; tôi khuyên các bạn nên có một cuốn sổ tay, ghi lại dự định, kế hoạch, mục tiêu cho tương lai gần và xa; để làm gì, để khi bạn không biết phải làm gì thì vẫn có cách để bạn nhớ, đó là mở lại cuốn sổ.

– Ý chí – Động lực: Có sức khoẻ, tuổi trẻ, có ước mơ vẫn chưa đủ; muốn biến nó thành hiện thực, tức là hành động, bạn phải có ý chí kiên cường, không ngại khó, sẵn sàng đối mặt; đừng bao giờ đẩy lùi lại ngày mai, vì nhỡ ngày mai là ngày cuối cùng….?

– Tinh thần học hỏi: Đây là nhân tố tôi coi trọng hàng đầu, thậm chí quan trọng hơn cả sức khoẻ theo ý kiến chủ quan của tôi; bạn muốn thành công thì hãy học hỏi người thành công; bạn đã qua độ tuổi học phổ thông chưa, nếu rồi thì hãy bắt đầu với việc suy nghĩ độc lập; bạn có thể vâng lời bố mẹ, nhưng nếu bố mẹ bạn không có được thành công mà bạn mong muốn thì cũng đừng nghe lời họ mãi…

– Chiến hữu – Kẻ thù – Đối thủ: Dù bạn làm gì cũng đừng bao giờ làm một mình; có người để song hành, có người để đề phòng, có người để cạnh tranh, hẳn sẽ nhộn nhịp hơn là một mình rồi.

Nếu bạn là thiên tài, tôi sẽ cân nhắc điều này. Nhưng thiên tài thì đâu cần quan tâm tới những gì tôi nói nãy giờ nhỉ?

”Hãy sống như thể bạn sẽ chết vào ngày mai. Hãy mơ ước như thể bạn sẽ sống mãi mãi.” – James Dean

II. Quản lý

Không ít người trong số chúng ta để mọi thứ trôi đi một cách vô nghĩa. Một ngày trôi đi vô nghĩa, ta chán nản, nhưng chẳng biết làm gì để thay đổi điều đó, rồi lại một ngày nữa trôi đi vô nghĩa, cứ như vậy, ta bỏ phí rất nhiều thứ chứ không riêng gì thời gian. Chẳng hạn, sức khoẻ, kiến thức, cơ hội…. Tất cả chỉ vì chúng ta không biết cách quản lý. Nếu phải chọn giữa một chiếc túi lớn và chiếc cặp nhỏ hơn nhưng nhiều ngăn, bạn sẽ lựa chọn gì? Hầu như ai cũng trả lời là chiếc cặp nhiều ngăn. Vì sao? Vì tính tiện dụng của nó, giúp ta chứa đồ, sắp xếp khoa học hơn. Vậy còn những người chọn chiếc túi lớn, với lý do đựng được nhiều thứ hơn?

Hãy tưởng tượng một chút nhé? Khi bạn cần tìm một món đồ nào đó, mà nó lọt sâu và lẫn trong đủ thứ đồ bạn nhét vào túi; hãy tưởng tượng một hình ảnh vui nhé: bạn đang tìm thứ gì trong thùng rác vậy? Từ ví dụ về chiếc túi và chiếc cặp đó, bạn đã thấy rõ vai trò của việc tổ chức quản lý chưa? Khi bạn đã biết cách tổ chức quản lý khoa học, hiệu quả công việc của bạn sẽ cực kỳ cao. Bạn làm 1 bằng người khác làm 10. Hãy thử tưởng tượng một doanh nghiệp lớn mà không có hệ thống quản lý từ cao tới thấp, các phòng ban khác nhau, thì liệu doanh nghiệp đó có đứng vững được hay không? Giờ tôi sẽ định hướng giúp các bạn về cách tổ chức quản lý.

1. Quản lý thời gian:

”Làm chủ thời gian là làm chủ cuộc đời.” – Lakein

– Tiêu chí của quản lý thời gian là: thứ nhất không để thời gian chết (thừa) quá nhiều; thứ hai sắp xếp công việc và làm việc tuần tự để không bị thiếu thời gian.

– Một ngày chúng ta chỉ có 24 giờ. Nếu để nó thừa thãi lúc này, thì sau này bạn sẽ thiếu thốn nó vô cùng. Và thật tuyệt là bây giờ tôi rất bận rộn. Chỉ mong 1 ngày có thêm 1 giờ nữa thôi là hạnh phúc lắm rồi. Thực ra bản thân tôi mới chỉ phát huy được tiêu chí đầu tiên thôi. Tôi tham quá nhiều việc, đến cuối ngày, nhìn lại danh sách công việc phải làm, tôi không bao giờ hoàn thành hết 100% được, tôi vẫn còn bỏ dở khá nhiều việc lớn nhỏ khác nhau. Nhưng tôi vẫn cảm thấy vui, vì tôi đã không để thời gian trôi đi vô nghĩa. Tôi chạy đua với thời gian, chứ không phải ngồi nhìn thời gian chạy; tôi tự tạo ra áp lực về thời gian chứ không phải đợi thời gian tạo áp lực cho tôi; tôi song hành và thách thức thời gian, chứ không phải thời gian gây khó dễ cho tôi.

Hãy biết quý trọng thời gian! Vì nó cũng giống như con người vậy, thậm chí còn công bằng hơn con người bởi nó không phân biệt giàu nghèo. Nó sẽ đáp lại sự tôn trọng của bạn một cách xứng đáng. Vậy tôi đã quản lý thời gian như thế nào? Hẳn các bạn đang nghĩ tôi đã chọn một chiếc túi lớn và nhồi nhét tất cả công việc vào đó? Tôi luôn phân loại công việc thành 4 phần: Sức khoẻ, Sự nghiệp, Tình cảm, Tài chính (gợi ý từ tử vi và cung hoàng đạo). Theo đó, tôi sẽ tính toán dành bao nhiêu trong quỹ 24 giờ cho từng phần này. Bạn cũng có thể phân chia theo cách này, hay cách khác, miễn là bạn đã bắt tay vào quản lý quỹ thời gian thì vẫn hơn là không làm rồi. Hãy thực hiện nó với cuốn sổ bất ly thân, đừng tính toán bằng bộ não thiên tài bạn nhé!

”Một ngày có 24 giờ. Vậy là mỗi tháng, bất kể giàu nghèo, mỗi người đều được cấp 720 giờ. Hãy chi tiêu cho hợp lý để cuối tháng không phải ăn ”mỳ gói sinh viên.” – Sư phụ tôi

2. Quản lý cảm xúc

Ồ cảm xúc cũng cần quản lý? Hiển nhiên rồi. Thử ngẫm, nếu để cảm xúc tràn lan lấn chiếm suy nghĩ, thì chúng ta sẽ ra sao? Chúng ta sẽ hành động theo bản năng, theo cảm tính, và sẽ để phần con lấn chiếm phần người. Cái cần làm, là hành động, suy nghĩ có lý trí, để tính người khống chế được phần con trong mỗi chúng ta.

Cảm xúc là thứ gây nghiện. Nếu bạn tìm đến nó quá nhiều, bạn sẽ không còn thiết nghĩ tới những gì khác trong cuộc sống nữa (điều này dễ thấy trong lớp thanh thiếu niên, độ tuổi đã bắt đầu biết rung động….).

Cảm xúc cũng giống như một đứa trẻ vậy. Nếu bạn nuông chiều nó, nó sẽ không bao giờ biết phân biệt phải trái, và ngày càng quấy phá (đối với những người hay cáu bẩn, ban đầu chỉ một chút nóng nảy, ấm ức lưu giữ trong đầu, rồi dần dần, khi không biết cách kiềm chế, kiểm soát, nó sẽ càng lớn dần lên và không thể kìm hãm được nữa, sẽ càng khó kiềm chế tính khí hơn, dễ nổi nóng hơn; và người như vậy sẽ khó mà tìm được niềm hạnh phúc trong cuộc sống).

Vậy nên, trong mọi tình huống, bất kể ra sao, bạn cũng phải suy nghĩ, nhìn nhận theo hướng khách quan, tránh suy nghĩ chủ quan, đánh giá theo cảm tính. Tức là, hãy giữ cho mình một cái đầu lạnh, tỉnh táo. Việc này không phải là dễ, vì thế ta càng phải thực hiện, bởi nó sẽ tác động trực tiếp tới cuộc sống của chúng ta, hiện tại và tương lai. Nhưng bạn biết không, để thực hiện nó cũng chỉ bắt đầu từ một hành động rất đơn giản: IM LẶNG.

Khi ta im lặng, ta sẽ biết lắng nghe. Lắng nghe không chỉ là hoạt động của đôi tai, mà nó còn kết hợp với khối óc nữa. Khi ta để cái miệng ”làm loạn” thì đôi tai và khối óc đều vô dụng. Bởi vậy mới có câu: ”Im lặng là vàng.” Nhưng im lặng không phải là im lặng tuyệt đối. Khi bạn đã biết dừng lại lắng nghe, suy nghĩ kỹ lưỡng, chắc chắn, lời nói của bạn sẽ có giá trị. Và khi bạn đã lắng nghe người khác rồi, có khó không khi bạn lên tiếng, sẽ có người tôn trọng và lắng nghe bạn?

Tôi không khuyên các bạn loại bỏ hoàn toàn cảm xúc trong hành động, mà là điều hoà nó. Cái gì nhiều quá cũng không tốt. Tất cả đều phải cân bằng và điều hoà. Đến đây, bạn hãy mở cuốn sổ của mình ra, mở về trang cuối cùng và ghi lại những điều sau đây, tôi tin là sẽ vô cùng hữu ích với các bạn:

“Khi chán nản hãy cất vang giọng hát; khi đau khổ hãy mở lòng cười lớn; khi phiền não hãy làm việc nhiều hơn; khi sợ hãi hãy dũng cảm thẳng bước; khi tự ti hãy thay quần áo mới; khi âm u hãy cao giọng gào thét; khi khốn khó khôn cùng hãy tưởng tượng sự giàu có trong tương lai; khi lực bất tòng tâm hãy hồi tưởng sự thành công trong quá khứ; khi thiếu tự trọng hãy tưởng tượng mục tiêu của mình; khi quá tự tin hãy tìm lại ký ức của thất bại; khi hưởng thụ thoả thích hãy nhớ đến những ngày đói khát; khi dương dương tự đắc hãy tưởng tượng đến đối thủ cạnh tranh; khi thoả mãn hãy đừng quên thời khắc nhẫn nhục; khi tự cho mình là đúng hãy xem mình có bị kẻ khác điều khiển không; khi giàu có hãy nhớ đến lúc ăn không no bụng; khi kiêu ngạo tự mãn hãy nghĩ đến lúc bản thân nhu nhược; khi vênh váo tự cao tự đại hãy ngẩng đầu nhìn lên các vì sao.” – Trích từ sách “Phép Tắc Của Loài Sói

Đây chính là quy luật lấy bất biến ứng vạn biến. Khi tâm trí bạn điều hoà, mọi việc đều trong tầm tay.

”Xử lý một việc theo lý trí chỉ có một cách, nhưng cách đó chắc chắn hiệu quả. Còn nếu xử lý bằng cảm xúc thì có cả ngàn cách, nhưng có thể sẽ không một cách nào hiệu quả, thậm chí phản tác dụng.” – Sư phụ tôi

III. Tùy cơ ứng biến

Làm việc quy củ, nhìn nhận tỉnh táo, không để cảm xúc ảnh hưởng công việc. Bạn mới chỉ biến mình thành một cỗ máy chăm chỉ hành động thôi. Nhưng đi được đến bước này, bạn đã thành công không nhỏ rồi. Hoan hô! Đến đây, bạn mới được cho phép bản thân tuỳ cơ ứng biến. Giả như sổ kế hoạch đầy ắp công việc nói rằng hôm nay bạn không có thời gian để nghỉ ngơi, nhưng có việc đột suất phát sinh đòi hỏi bạn phải bỏ dở công việc, hãy linh động. Việc đột suất đó có thể là họp mặt gia đình, chuyến đi tập thể, hay ”cơ hội ngàn năm có một” nào đó chẳng hạn. Trước những lựa chọn như vậy, bạn chỉ có thể chọn một và đi tiếp. Phân vân sẽ lại mất thêm thời gian vô nghĩa, mà vội vàng sẽ khiến bạn hối hận với lựa chọn. Hãy ghi những công việc đó vào sổ, hãy tạo cho mình thói quen đó. Hãy ghi ra xem với những việc đó, nếu làm thì kết quả thế nào, nếu không làm thì kết quả ra sao. Cuối cùng chốt hạ kế hoạch theo hướng bạn thấy tốt nhất.

Bên cạnh đó, hãy xem xét mức độ ưu tiên của một việc theo chu kỳ của nó. Giả sử việc A và việc B đều quan trọng như nhau, nếu làm hay không làm kết quả của 2 việc là ngang nhau. Nếu việc A là việc hàng ngày, việc B chỉ diễn ra 1 năm 1 lần, thì bạn nên ưu tiên công việc B hơn. Đây chính là phương pháp sư phụ đã dạy cho tôi, và nó giúp tôi động não khi hành động chứ không phải nhắm mắt chọn bừa theo ý thích. Chính bản thân tôi khi không cân nhắc như vậy, tức là không tìm điểm lợi, điểm bất lợi từ mỗi hành động lựa chọn mà chỉ chạy theo đám đông, không có chính kiến rõ ràng; cuối ngày, tôi cảm thấy hối tiếc nhiều hơn là hứng khởi.

IV. Quá trình và kết quả

Mọi thứ đều có quá trình và kết quả. Nếu các bạn tin vào luật nhân quả, mà tôi nghĩ chúng ta nên tin vào luật nhân quả. Gieo nhân nào gặt quả nấy. Người ta thường nhìn vào kết quả mà đánh giá bạn, chỉ ai thực sự hiểu bạn mới nhìn vào cả quá trình. Mà như vậy cũng tốt. Tôi nói tốt là bởi vì nếu ai cũng chịu khó nhìn vào quá trình bạn hành động thì chẳng phải ”lộ bí kíp” rồi sao? Bạn sống cuộc đời của chính bạn, chứ không phải sống nhờ phiếm luận của kẻ khác. Bởi vậy, hãy kiên trì hành động, chỉ riêng kiên trì thôi đã là kết quả khá tốt rồi. Gieo hạt không thể ngày một ngày hai mà có quả ngay được. Bởi nếu như vậy thì bạn còn cạnh tranh được với ai nữa?

Đôi khi chúng ta hành động vô hướng chỉ quan tâm kết quả. Đó là lý do chúng ta luôn thắc mắc: ”Tại sao nó lại như thế? Rõ ràng mình đã….như thế rồi mà? Sao nó vẫn….như thế?….” Ngay cả bản thân chúng ta cũng không chịu khó theo dõi quá trình mình hành động. Hãy lật lại cuốn sổ. Hãy luôn làm tuần tự như vậy: ghi sổ, hành động theo điều đã cân nhắc trong sổ, lật lại cuốn sổ để theo dõi quá trình. Khuyết điểm không bao giờ được rút ra từ kết quả, mà là từ quá trình. Phải tìm được khuyết điểm mới tìm được con đường thành công. Thất bại là mẹ thành công, nhưng chúng ta sống được bao lâu mà cứ phải ngồi đếm thất bại?

 

Quản Gia Họ Đào

Tự sự cho Tết Giáp Ngọ

6
Featured image: Pinnee.vn

 

Thấy đài báo đang sắp có gió mùa Đông Bắc tràn về nghĩa là Tết cũng rồi sắp đến! Chợt nhớ là Tết vừa rồi lại cũng đã đi một chuyến đi như vậy, muốn ghi lại chút gì khi đã qua để sau này già đi và nhớ về, lại nhớ về một năm với đầy ắp những kỷ niệm như thế, năm 2014. Đọc lại để tự nhắc nhở mình, những gì đã qua là bài học kinh nghiệm cho tương lai đang tới!

***********

Viết cho những năm tháng thanh xuân đang còn chờ đợi tôi…

Hôm nay chính thức hết Tết, mồng 4 Tết và gia đình đang sửa soạn đón Ông Táo về nhà, hạ cây nêu….

Có những giá trị cũ mòn mà bản thân thấy nó cũ thật, nhưng sao vẫn đúng thế. Chuyến về quê vừa rồi, học được cũng chả phải là ít, trải nghiệm và cũng nhìn thấy rất nhiều. Tự bản thân cũng biết là mình còn nhiều khiếm khuyết, nhưng khắc phục và thay đổi nó ra sao lại là cả một vấn đề.

Còn nhớ sáng mồng 2 về quê, cả con đường vắng có vài chiếc xe máy đi trước, ba không dám vượt tay lái đi lên trên, cho dù ba là người cực kỳ ghét đi sau xe máy, huống hồ xe mình vừa to vừa dài, có đi lên trên thì chỉ tụi nó là thiệt. Trên xe là 3 thanh niên ngồi, không đội mũ bảo hiểm, xe đi dặt dẹo như kiểu người say rượu, lạng bên nọ lạng bên kia. Thoáng thấy thế ba bảo tụi này vừa hút cỏ hoặc ma túy đá xong nên còn phê. Đứa ngồi ở giữa thì dặt dẹo sang 2 bên rồi thỉnh thoảng dứ dứ những cánh tay, làm những hành động khó hiểu. Ba cũng bực lắm, nhưng con biết ba rất cố gắng điềm tính để cho xe chạy rề rề bên lề đường ngay sau cái xe máy đó, sau đó ba mới từ từ một lúc sau cố gắng vượt lên thật nhanh. Lúc xe ra đến đường lớn, con mới dám thở phào… Tết nhất thật là sợ hãi quá!

Về quê, chuyện nhà thờ họ được đem ra “buôn bán” tận tình, những mổ xẻ, phân tích. Con người là đổi thay và nhiều di chuyển. Hồi ba yêu mẹ, ông bà ở Thanh Hóa, rồi ông bà về Bỉm Sơn, ba cũng vì thế mà nhất quyết xin về công an thị xã làm để ở với mẹ, dù hồi đó ba đang thực tập ở quận Hai Bà, có thể nếu ba ở lại thì mọi chuyện bây giờ đã khác. Có thể gia đình rồi sẽ có một cơ ngơi khác hơn. Nhưng con cũng không dám và cũng không muốn trách cha về điều đó. Con xem phim người ta nói “Everything happens for a reason.” – Mọi chuyện xảy ra đều có lý do của nó. Có thể nếu ba không chuyển về thì lại cũng khó có gia đình này, khó có con. Lúc con hỏi thì ba chỉ bảo là không phải, vì ba mẹ sinh ra là dành cho nhau nên chắc chắn sẽ gặp nhau, lúc đó con bật cười thực vì thấy ba mẹ sến y như ngôn tình vậy! Rồi sau khi cha mẹ ra Thanh Hóa, ông bà lại chuyển ra, thấm thoắt cũng gần chục năm. Giờ thì ông lại về lại Bỉm Sơn để có thể có người, các cô dì chú bác chăm sóc cho ông. Nhìn cảnh ông hôm đứng trước di ảnh của bà, tần ngần mà con lại sợ, có cảm giác cái gì đó vỡ vụn, cái gì đó còn xúc động mãnh liệt hơn cả phim Up. Lúc đó con trải nghiệm một điều là người ta đi đám tang, không hẳn là khóc thương cho người đã chết, mà là sự chia sẻ, khóc cho người còn sống mất đi người thân của họ.

Chuyến về quê lần này, vào thăm gia đình nhà bác có nhà sau này ông sẽ ra ở đó, lại thấy nhớ năm xưa, khi con còn bé, cha mẹ hay đem con ra gửi nhà ông bà ngoại. Ông làm thuốc, bà cho con 1 tí bột rồi con cũng viên viên nặn nặn rồi được bỏ vào 1 cái mẹt riêng, rồi được đem đi nung riêng. Lúc bỏ ra riêng viên thuốc con nặn bao giờ cũng cái to cái bé, không được đều tay như ông và bà làm. Cái nhà ông bà hồi ấy ở mặt đường và có giếng khoan, nước giếng trong và ngọt, mát về mùa hè và ấm về mùa đông. Giờ ở chỗ nhà mới của ông cũng có một cây xoài, sân rộng và mát y như xưa vậy.

Về quê nội, nhìn  thấy gia đình với rất nhiều những điều đau lòng, những anh chị em và vô vàn những chuyện thị phi khác, bất giác lòng không nén được tiếng thở dài. Cũng biết con người ta có rất nhiều chuyện có thể thay đổi được. Chỉ riêng có số kiếp là khó tránh. Nghe bác cả nói về chị mà đau lòng lắm. Nhưng có những thứ không tài nào thay đổi được. A Di Đà cho dù có bị vua cha cho chìm đắm trong không biết bao nhiêu tửu sắc, chìm say trong thất tình lục dục để tận hưởng lạc thú nhân gian, thì cuối cùng ông vẫn đi tu, từ bỏ ngai vàng. Thực tình mà nói, khi chìm đắm trong những cái ấy, người có tâm sẽ càng nhận ra rằng thế giới thật lắm thị phi, bản thân lại sẽ càng muốn thoát ra hơn.

Chuyến đi này đã nảy nòi được nhiều ý nghĩ về cuộc sống, cảm giác như đi một bước chân, cũng là những con người cũ mà ta đã từng gặp, nhưng nếu tinh ý thì có thể thấy, vạn sự luôn biến đổi, càn khôn luôn dịch dời, có khi ở chỗ này, có khi ở chỗ kia. Vậy nên nếu không chịu tự mình cố gắng, tự mình tiến lên thì khắc sẽ có lúc bị hao tán, bị thua thiệt.

Biết trước được là để tránh, để tìm cách hóa giải, không phải là biết trước vậy để chịu đầu hàng số phận. Mỗi con người cũng nên tự thân có hoài bão và cố gắng như vậy.

Tự thấy bản thân chưa xứng với cuộc sống này. Vài dòng dạo nhạc cho năm mới. Mong là mọi người bỏ quá cho nếu cảm thấy nó quá vơ vẩn.

Cám ơn tất cả!

Hà Nội, ngày 3-2-2014

Ngày tháng Mười Hai

4
Featured image: midwestraisedmidwestliving

 

Khi ánh sáng những hoài niệm đã không còn
trái tim thôi không nhoi nhói
Anh ngồi kể lể sự cô đơn của mình
bằng những giấc mơ thì thầm
sự im lặng mang hình dạng một sợi gai
và những cảm xúc xộc xệch rượt đuổi nhau
những cảm xúc có mùi khét nắng.

Ngày tháng Mười Hai trôi trong vọng âm gió
Chập chờn mơ một tiếng phong linh trong căn gác cũ
Người bạn quen đã lâu kể về mối tình đã qua trên khung chat
Cuống họng cứng ngắt lời tỏ tình
Ngày tháng Mười Hai không thèm nói chuyện nữa
lê thê trôi qua trong sự thức giấc trằn trọc
vị cà phê rối bời.

Ngày tháng Mười Hai
Bài thơ tình nằm chơ vơ khản tiếng trên bàn phím
Mùa gió bay rát giọng một giấc mơ
Thị trấn buồn với những bàn chận xộc xệch các con đường
nghe nỗi úa tàn sến sẩm đâm lỗ chỗ mặt đất

Ngày tháng Mười Hai
bên hành lang hẹp
anh ngồi nhìn những sợi rêu ấm
yêu nhau…!

 

Phương Uy

 

Lỡ…

3
Featured image: marianokarlen

 

Nếu đã lỡ được sinh ra
Thì xin ta hãy sống đến phút cuối
Đừng vì một giây phút yếu đuối
Mà từ bỏ cuộc sống của mình…

Nếu đã lỡ vấn vương một bóng hình
Thì xin ta hãy thương người sâu đậm
Đừng vì một chút hờn giận
Để sau này tiếc nuối cả một đời…

Nếu đã lỡ không còn yêu người
Thì xin ta hãy buông tay tạm biệt
Đừng vì những cảm xúc không rõ rệt
Rồi lại gây ra đau khổ nhiều hơn…

Nếu đã lỡ theo đuổi một ước mơ
Thì xin ta đừng bao giờ từ bỏ
Đừng vì chút khó khăn gian khổ
Mà để làm mất những đam mê…

Nếu đã lỡ là một con người
Thì xin ta hãy giữ lại bản chất
Đừng vì những hơn thua, được mất
Mà làm mất đi chính bản thân mình…

 

Một Đời Quét Rác

Chia tay tình bạn

8
Featured image: Mirtle

Đôi lúc tôi cảm thấy “tình bạn” thật khó khăn, khó khăn hơn cả cái tình yêu mà cả thiên hạ này lắm kẻ chết lên chết xuống chỉ để dày vò lẫn nhau hay là trao nhau tất cả và cũng lắm kẻ đưa nó vào trong sách, bài hát, phim ảnh lẫn cả công việc. Thế nhưng, có mấy ai nghĩ nhiều đến một tình cảm mà có thể nói là dễ nảy sinh hơn tình yêu, là bắt đầu của tình yêu, cũng có thể là kết thúc của tình yêu. Một tình cảm có ở khắp nơi, một tình cảm mà đôi lúc chẳng định nghĩa hay thừa nhận, nhưng hễ cứ ai hỏi hay thắc mắc thì cũng dễ dàng mà trả lời “chúng tôi là bạn.”

Không giống như những cái “tình” khác, tình bạn đôi lúc dễ nảy sinh, dễ chia tay, dễ cắt đứt, mà đôi khi cũng chẳng ai thèm nhắc đến nó hay quá đau khổ vì nó. Ấy thế mà, có những tình bạn, khi thời gian gắn bó lâu dài, con người ta cũng rất khó để nói xa nhau. Mà cái gì cũng vậy, cũng cần có lý do của nó mới có thể làm ra một cuộc chia tay. Thế nhưng điểm khác biệt là tình bạn không như tình yêu, không thể chia tay chỉ vì “tôi không còn tình cảm với anh nữa”. Không được, cái này chỉ có những kẻ yêu nhau mới nói được. Nhưng sao tôi lại muốn nói thế với một người bạn đến vậy.

Tôi cảm thấy mình là một kẻ bội bạc, thay lòng đổi dạ. Có thể các bạn sẽ cười ha hả với câu nói này, nhưng đúng là tâm trạng của tôi đúng thế thật. Có thể ngay từ đầu khi tôi dành cho “hắn” tình cảm quá nhiều (xin phép được gọi hắn như thế) ở mức mà tôi dành cho hắn tất cả những gì tốt đẹp nhất mà tôi muốn cho hắn. Thì ở thời điểm ấy, tình cảm của hắn chỉ như ở mức lưng chừng, nghĩa là nếu lấy thang điểm 10 làm chuẩn thì ngay từ đầu tôi dành cho hắn 10 điểm tình cảm của tôi, nhưng có lẽ tôi với hắn chỉ là 5 mà thôi. Rồi thời gian dần trôi qua, khi mà những chuyện hắn làm với tôi, thật ra thì nếu xét với mức 5 điểm mà hắn dành cho tôi thì những việc hắn làm là hoàn toàn bình thường, và với mức 10 điểm của tôi thì tôi sẵn sàng rộng lượng bỏ qua tất cả cũng bình thường nốt. Ừ thì khi tôi sẵn sàng bỏ qua là tôi sẽ không nhắc đến nữa, sẽ không truy cứu, nhưng có ai đảm bảo rằng tình cảm của tôi sẽ không suy giảm đi. Và tôi đã hoàn toàn không hay biết gì về nó cho đến khi tôi chợt nhận ra cái mức điểm của tôi dành cho hắn là dưới 5 mất rồi.

Chưa bao giờ tôi cảm thấy nặng nề khi đi với hắn như thế này, ngày xưa bất kể khi nào hắn cần, tôi đều có mặt, bất kể cuối tuần nào tôi cũng đều tìm đến hắn, chuyện to chuyện nhỏ gì của tôi hắn cũng biết. Thế nhưng, bây giờ thì lại khác, tôi thỉnh thoảng quên mất hắn, vài tháng chẳng buồn tìm hắn, toàn là hắn phải tìm đến tôi trước, và khi tôi đi cùng hắn, cũng chỉ là vì “à, thì là bạn.” Nhưng cái tình bạn mà hơn 20 năm, nói ra ai cũng ngưỡng mộ vì cái độ “khủng” về số năm ấy có biết đâu rằng là bây giờ tôi làm việc gì, sống ra sao, có đang yêu ai hay không hắn cũng chẳng biết. Cũng đúng thôi, tôi có chia sẻ gì với hắn nữa đâu, những lần hiếm hoi hắn tìm tôi chỉ toàn im lặng ngồi nghe hắn nói, hắn than, và an ủi, động viên hắn. Hắn nào có hỏi gì về tôi hay muốn biết gì đâu nào, trước đây tự tôi sẽ nói với hắn, sẽ thao thao bất tuyệt kể với hắn, mặc kệ hắn có muốn nghe, muốn biết hay không. Nhưng giờ đây, tôi chẳng buồn kể nữa. Không phải tôi có kẻ khác để kể hay có người khác thế chỗ hắn, mà chỉ bởi vì tôi, nói theo tình yêu nhé “hết tình cảm” với hắn rồi.

Ngày bà tôi mất, người bà mà tôi yêu quý nhất ra đi, tôi chẳng thấy mặt mũi hắn ngoài cái tin nhắn nhẹ nhàng như bao bạn bè khác. Nếu đã thế tôi đã chẳng buồn hắn nhiều thế này. Vào ngày cuối trong cái đám tang ấy, hắn nhắn tin rủ tôi đi… cà phê. Thật buồn cười khi hắn biết rõ tôi gần như kiệt sức với đám tang dai dẳng, rằng là sáng ngày mai tôi đưa bà của mình về cái nơi xa xôi ấy vậy mà hắn có thể hỏi tôi một câu nhẹ nhàng như thế. Khi tôi nói rằng không thể đi, hắn đã đề nghị có thể đến thăm tôi được không, và đương nhiên câu trả lời là được. Thật lòng tôi rất vui, vì ít nhất cô bạn mà tôi yêu quý nhất cũng đến bên tôi vào cái giờ phút đau buồn nhất. Nhưng ở thời hiện tại này, tôi lại ước gì hôm ấy hắn đừng đến. Hắn đến và không vào thắp cho bà tôi một nén nhang nào vì lý do tế nhị, nhưng hắn có biết rằng trong số bạn bè của tôi, hắn là kẻ duy nhất mà bà tôi biết mặt và cũng là kẻ duy nhất mà bà tôi đã biết là hắn lớn lên cùng tôi ra sao. Hắn đến, chỉ để kể với tôi về tâm trạng buồn bã của hắn về công việc, về bạn trai của hắn, về cuộc tình không mấy hạnh phúc của hắn và chẳng hề quan tâm đến lời kể của tôi về giây phút cuối đời của bà tôi ra sao. Hắn cứ nói, tôi nghe, tôi an ủi hắn, và rồi như hắn đã trút được nỗi lòng, hắn quay đi. Ngay lúc ấy, thật phũ phàng, tôi tự hỏi, liệu tình cảm hắn dành cho tôi có thật sự là tình bạn, hay tôi chỉ là bác sĩ tâm lý của hắn? Nhưng rồi, tôi thấy mình thật tồi tệ khi đã quyết định tha thứ cho hắn mà không nói với hắn về nỗi đau trong lòng mình. Tôi bỏ qua cho hắn trong âm thầm và lặng im. Tôi đã nghĩ rằng mình rất cao cả, rất rộng lượng. Nhưng lại không biết rằng lòng tôi đã không thể trở về như lúc ban đầu được nữa.

Có lẽ mọi chuyện cũng chẳng đến mức nào nếu như tôi không được biết thêm vài sự thật mà không phải từ hắn khiến tôi muốn “chia tay” ghê gớm. Hắn chẳng làm gì tôi, những chuyện tôi biết cũng chẳng liên quan đến tôi, nhưng tôi lại chẳng muốn đi cùng hắn trên một con đường hay bên cạnh hắn nữa rồi. Thế nhưng lại không thể nói được kiểu như tình yêu là “hết tình cảm thì kết thúc”. Vì hắn đã làm gì sai đâu nào, cái lúc hắn làm tôi buồn bã ghê gớm, tôi đã bỏ qua cho hắn, vậy sao giờ đây, khi hắn chẳng làm gì cả thì tôi lại muốn kết thúc?

Thế mới nói, tình bạn, đôi khi ta xem nó cũng “bình thường”, ta cư xử cũng “bình thường”, cái gì cũng “bình thường” là được rồi. Cứ nghĩ rằng không chơi xấu, không phản bội nhau, không đâm sau lưng hay nói xấu sau lưng nhau là “được rồi”. Nhưng ở khía cạnh của mình, tôi không đồng ý như thế, tình cảm nào cũng vậy, dù là tình yêu hay tình bạn, tình thân giữa người cùng huyết thống cũng vậy. Tất cả đều cần sự vun đắp và có qua có lại, không thể vì ai đó dành nhiều tình cảm cho bạn thì bạn có thể thoải mái làm gì với họ cũng được. Và cũng tương tự như thế, trong bất kỳ mối quan hệ tình cảm nào, kẻ dành nhiều tình cảm hơn luôn là kẻ thiệt thòi, nhưng cái đáng sợ là những người dành nhiều tình cảm một khi đã vơi bớt sẽ rất khó để lấy lại, có khi chẳng bao giờ lấy lại được nữa.

Chúng ta dường như chỉ nghĩ rằng tình bạn đơn giản lắm, thi thoảng xem phim, cà phê, tán gẫu dăm ba lần thì bền chặt hay tình bạn chỉ cần có thế là đủ thì sai rồi. Tình bạn khi đã kết thúc còn đáng sợ hơn gấp trăm lần tình yêu. Nếu chúng ta không yêu nhau nữa, có thể chúng ta vẫn là bạn, có thể chúng ta vẫn nghĩ về nhau trong một vài khoảnh khắc bất chợt nào đó của cuộc sống. Nhưng tình bạn không như thế, vì khi tình bạn kết thúc, chúng ta chẳng còn cái “tình” nào để giữ lại, và nếu khoảnh khắc bất chợt trong cuộc sống nó hiện về thì chỉ là những lúc bạn làm tôi thất vọng mà thôi.

Những bài học rút ra từ bộ phim “Jiro Dreams of Sushi”

12

https://www.youtube.com/watch?v=YEuiCNb9hkg

 

Theo Jiro trong  Jiro Dreams of Sushi thì bí mật của thành công là đam mê công việc mình làm và dành toàn bộ thời gian và tâm sức của cả cuộc đời vào việc làm đó. Đó cũng là bí quyết của thành công và là bí quyết để được vinh danh, để đạt đến đỉnh cao nghề nghiệp mà bản thân theo đuổi.

Đó là trên lý thuyết, còn trên thực tế, điều đó là không hề dễ dàng, điều tuyệt vời đó, là tìm kiếm đam mê của bản thân, dốc sức toàn bộ, dành toàn bộ thời gian như Jiro, không có bất kì khoảng trống nào cho bất kì một công việc nào khác, điều đó là phi thường là kì diệu, điều đó dường như chỉ xảy ra ở một số cá nhân, một số nhóm thiểu số nào đó.

Tuy nhiên, dù không thể áp dụng hoàn toàn những chuẩn mực trong công việc từ những kinh nhiệm của Jiro, thì cuộc đời của Jiro công việc của ông, những gì ông đã làm, đã toàn tâm toàn ý làm, thì chắc chắn mỗi người chúng ta đếu có thể học hỏi và áp dụng một phần từ những đều đó vào công việc của chúng ta.

Trong kinh doanh ẩm thực, một khi đã nhắm đến đối tượng khách hàng nào thì tập trung vào hài lòng đối tượng khách hàng đó, khách hàng có quá nhiều yêu cầu khác nhau, không thể nào thỏa mãn hết những yêu cầu của họ được, ta phải có một đối tượng khách hàng nhất định, và tập trung vào phục vụ nhóm đối tượng khách hàng mà ta hướng đến.

Ngành nghề về ẩm thực là một ví dụ điển hình cho việc tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng ở trên.

Phải có cá tính riêng để có thể lồng cái cá tính vào công việc mình làm, Jiro chính là một cá tính khách biệt, ông ta đã sống cả cuộc đời, dành cuộc đời của ông ấy cho Sushi, người ta không chỉ trả tiền chỉ để ăn Sushi mà họ còn trả tiền để chiêm ngưỡng 1 tác phẩm thể hiện chính cuộc đời của một con người.

Yếu tố thành công của Jiro trong việc kinh doanh Sushi không chỉ nằm ở sushi mà còn nằm ở chính bản thân ông ấy, cách làm Sushi nhìn chung không khác biệt mấy ở nhiều cửa hàng, ẩm thực nhìn chung bản thân chúng không có chuẩn mực để đánh giá ngon, dỡ một cách trọn vẹn, “chủ yếu nằm ở nguyên liệu tươi, chuẩn bị cẩn thận, cảm nhận hương vị, trình bày thẫm mỹ, đó là những yếu tô không bao giờ xê dịch”, vậy nên để tạo ra sự khác biệt, một sự khác biệt hoàn toàn, trước những sản phẩm đã bảo hòa về chất lượng, đó chính là cá tính của người làm ra nó.

Và Jiro, không có bị quyết gì đặc biệt ở Sushi, chỉ cần nỗ lực hết mình, hàng ngày đều làm đi làm lại một số thứ, đó chính là cần cù, chú tâm, toàn tâm toàn ý vào công việc, không phàn nàn và yêu công việc mình đang làm, đó chính là cá tính của ông ấy.

Có nguyên tắc riêng trong công việc, chấp hành những nguyên tắc đó trong suốt thời gian làm việc:

Thứ nhất: Làm việc một cách nghiêm túc, hoàn toàn chú tâm vào công việc mình làm, chú tâm hoàn toàn.

Thứ hai: Liên tục thể hiện trình độ cao nhất, luôn phấn đầu, tìm tòi những thứ tốt hơn, và cứ thế cứ thế từ ngày này qua ngày khác.

Thứ ba: Luôn mong muốn nâng cao tay nghề, không cho rằng bản thân đang đứng trên đỉnh cao nhất của nghề nghiệp, luôn phấn đấu với mục đích nâng cao tay nghề của mình.

Thứ tư: Vệ sinh trong tất cả các công đoạn, điều này luôn đúng trong lĩnh vực ẩm thực, và tất nhiên điều dễ nhận thấy nhất trong kinh doanh ẩm thực là thức ăn sẽ không ngon nếu không đảm bảo vệ sinh.

Thứ năm: Người chủ phải có cá tính riêng, nếu có cá tính riêng họ sẽ không dễ dàng hợp tác, họ sẽ chỉ làm theo ý mình, đó không phải là sự ngoan cố, đó là cá tính mà mỗi con người cần phải có, không thể để cho nó bị trộn lẫn, bị hòa tan với cá tính của người khác, với những chuẩn mực của người khác, của xã hội, cá tính này được hình thành và duy trì từ cả cuộc đời của một con người, từ những trải nghiệm của bản thân người đó, cá tính là một nhân tố quyết định cho thành công của công việc mà người đó làm.

Và cuối cùng chính là niềm đam mê, thứ gắn kết tất cả các nguyên tắc ở trên lại.

Nguyên tắc của Jiro được thể hiện trong bộ phim Jiro Dreams of Sushi mà tôi ấn tượng nhất là ông ta làm việc hết sức chú tâm bằng sự quan tâm và quan sát đối với khách hàng của mình, ông ta điều chỉnh đũa và miếng đặt Sushi sao cho cân đối, ông ta quan sát người ăn dùng tay trái hay tay phải, điều chỉnh ghế ngồi, sắp xếp khăn giấy, từng chi tiết rất nhỏ đó khiến ông càng trở nên đặc biệt hơn trong khi chính ông lại không cố tỏ ra như vậy.

Những điều đơn giản trong từng chi tiết của Jiro thì không dễ dàng để có thể tập luyện được, chúng có vẻ như không quan trọng, trong đa số những con người khác, điều được bỏ qua những tiết nhỏ đó, vì nó không mang lại lợi ích gì cụ thể trước mắt, không những thế nó còn hết sức nhàm chán nếu không chú tâm vào nó một cách hoàn toàn.

Chỉ có những người có sự quan sát tốt, một sự chú tâm hoàn toàn, một niềm dam mê sâu sắc với công việc thì những chi tiết nhỏ mới có được sự chú ý như vậy.

Đi vào chi tiết của món ăn sushi mà nghệ nhân Jiro làm ra, món ăn ông tạo ra đặc biệt vì những yếu tố tạo nên nó cũng đặc biệt không kém, một sự kết hợp đặc biệt trên nền tảng là công thức làm Sushi không thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác ở Nhật.

Thứ nhất – nguyên liệu được chế biến theo cách làm sao có thể tạo ra món Sushi ngon nhất có thể, ví dụ, thay vì như bình thường ông ta sẽ luộc tôm vào buổi sáng rồi bỏ vào tủ lạnh sau đó lấy ra phục vụ khách, những hiện giờ, ông thay đổi bằng cách là khi khách đến ông mới đi luộc tôm, tất nhiên là tôm sẽ tươi ngon hơn so với việc luộc trước để sẵn.

Một ví dụ khác là ông kéo dài thời gian xoa bóp bạch tuột lên 40 hoặc 50 phút thay vì 30 phút như trước, một sự khac biệt không rõ ràng mấy về chất lượng của bạch tuột đối với đa số mọi người, tuy nhiên đó như là một minh chứng cho việc luôn nâng cao tay nghề của mình, mang đến những món Sushi có chất lượng càng lúc càng tăng theo theo gian, đó hẵn nhiên là một công việc khó khăn cho những người bắt đầu hay không thực sự chú tâm.

Gạo cũng phải được nấu theo cách đặc biệt để cho cơm cũng trở thành một món ăn đặc biệt. Sự khác biệt được thể hiện rõ trong cả những thứ bình thường nhất mà trông có vẻ như là tất cả chúng đều khó có thể trở nên đặc biệt thêm nữa.

Thứ nhì – nguyên liệu làm Sushi đựa chọn lựa dựa vào những chuyên gia về nguyên liệu đó, ông ta tìm kiếm và hợp tác với những chuyên gia, tức là, Jiro là chuyên gia về Sushi thì ông ta sẽ tìm kiếm chuyên gia về cá ngừ, về tôm, về bạch tuột, gạo….Tất cả những điều đặc biệt đó đã cấu thành một món Sushi đặc biệt và đưa Jiro trở thành chuyên gia về Sushi.

Thứ ba – Các nguyên liệu chủ yếu được lấy từ hải sản và phải giữ độ tươi của loại hải sản đó, điều này rất quan trọng, cực kỳ quan trọng, mỗi nguyên liệu cần tuân thủ theo nguyên tắc bảo quản nhất định, luôn có một thời điểm lý tưởng mà nguyên liệu đó được cho là ngon nhất, và nhiệm vụ của chuyên gia, nhiệm vụ của Jiro là xác định được thời điểm lý tưởng đó, điều này dựa vào trực giác của bản thân, dựa vào những nguyên tắc bất di bất dịch trong quá trình chế biến, được hình thành bởi một quá trình lặp đi lặp lại một công việc trong suốt cả cuộc đời của một con người.

Thứ tư – Sự cân bằng giữa nguyên liệu tạo ra Sushi, sự cân bằng giữa món chính và món ăn kèm, sự cân bằng dựa các loại Sushi khác nhau trước khi đem ra phục vụ thực khách thì quan trọng. Những khái niệm này được tìm tòi, được phát hiện và duy trì, không ngừng nâng cao để phù hợp với thực khách tạo ra một sự kết hợp hòan hảo như một bản hòa tấu tuyệt vời từ thiên nhiên.

 

Xanh Thẫm

Đọc sách mà làm chi…

82
Featured image: Denis Charlet/AFP/Getty Images

 

Ô hay, sao tôi lại có tựa bài kì cục vậy. Ai cũng nói đến lợi ích tuyệt vời của việc đọc sách, tình yêu sách không giới hạn. Bản thân tôi cũng coi sách như một báu vật, một người bạn tri âm, tri kỉ cơ mà. Vậy tại sao lại nói đọc sách mà làm chi. Tôi cũng không biết nữa. Thỉnh thoảng câu nói ấy vẫn vang lên trong tôi, bằng cách nào đó len lỏi vào suy nghĩ của tôi và đôi khi chất vấn ngược trở lại tôi.

Nó hỏi tôi rằng: Mi đọc sách mà làm gì khi cuộc sống thực tế và sách vở khác xa nhau, thậm chí là một trời một vực. Thực tế chỉ cần cơm để ăn, áo để mặc, nhà để ở và có một việc để làm. Thế là tốt lắm rồi, chả cần đòi hỏi gì hơn nữa. Trong khi đó, sách vở lại cứ “vẽ huơu vẽ vượn” đủ thứ xa xôi, tự làm phức tạp những vấn đề đơn giản, mổ xẻ phân tích những khái niệm đã cũ mòn như tình yêu, hôn nhân, gia đình… Thực tế là phải kiếm tiền, kiếm càng nhiều tiền càng tốt, còn sách vở lại dạy người ta phải kiếm tìm những giá trị tinh thần, những ước muốn khát vọng đâu đâu. Thực tế rõ ràng hiển hiện bao nhiêu thì sách vở lại trừu tượng, khó nắm bắt bấy nhiêu.

Bao nhiêu người chẳng cần đọc một quyển sách họ vẫn sống tốt, sống khỏe đấy thôi, thậm chí còn giàu có, lên xe xuống ngựa đàng hoàng, lời nói tựa như gang như thép, có kẻ vâng người dạ. Mi có giỏi thì đem những kiến thức trong sách ra áp dụng ngoài đời xem nào. Hụt hẫng ngay. Ở xã hội mà người ta chỉ lo kiếm tiền, ở thời đại người ta chỉ thích shopping và smartphone thì sách là cái gì. Mi ngốc lắm, khờ khạo lắm, cứ ngồi một xó mà ôm quyển sách, có biết ngoài kia người ta thay đổi từng ngày từng giờ như thế nào không. Vốn sống, vốn kiến thức thực tế như mi thì có đọc cả trăm quyển sách cũng chẳng để làm gì. Có tài cán thì hãy lao vào đời đi, đừng ở đó mà nói suông nữa. Chính mi mới đang là gánh nặng của gia đình và xã hội chứ không phải những người chẳng bao giờ đọc một cuốn sách đâu. Có kẻ luôn cười vào mũi mi, mỗi khi mi định cao giọng ca ngợi một quyển sách nào đó , anh ta hắt cái nhìn khinh thị, mỉa mai, chế giễu vào mi, mi có biết không? Những lúc mi đau, mi bệnh, mi cần tiền thuốc, tiền ăn, tiền để sống, sách vở có giúp gì được cho mi chăng?

Giọng nói thầm ấy còn chất vấn tôi là đọc sách làm gì, chỉ thêm mệt óc, khiến người lúc nào cũng đắm chìm trong những suy nghĩ mông lung, buồn những nỗi buồn vu vơ, vui những niềm vui khó hiểu, mộng tưởng những ảo vọng hão huyền; trò chuyện say sưa cùng trang sách để rồi lại câm lặng với trang đời; thỏa mãn, bay bổng với trí tưởng tượng của tác giả để rồi lại quay về thất vọng bất mãn với thực tại. Như thế phỏng có ích gì?

Nó bảo tôi đói thì ăn, khát thì uống, rảnh rỗi thì nghỉ đi cho khỏe, đừng phí thời gian vào trang sách nữa. Bồi bổ tâm hồn đâu chả thấy, chỉ thấy phí giấc ngủ trưa, đánh mất những khoảng thời gian trống ít ỏi. Ha ha, kể ra cũng không sai.

Điều đáng sợ nhất là nó hỏi tôi đọc sách mà làm chi khi không lan truyền được những điều tốt đẹp ấy đến ít nhất một người. Ô quả thực đọc chỉ để mình biết, mình nghe, mình hiểu thôi thì cũng uổng. Tốt chẳng ai hay, đẹp chẳng ai biết thì tốt đẹp mà làm gì. Tốt đẹp là phải nhân rộng nó lên, phải làm cho người khác cảm thấy được hoa thơm trái ngọt của việc đọc sách, việc hiểu biết. Mà biểu hiện đầu tiên dễ nhận thấy là người đọc sách thì phải cư xử đúng mực, bao dung, độ lượng hơn những người phàm phu không bao giờ đọc sách chứ. Đằng này, mình cũng nhỏ nhặt, ích kỉ, hèn mọn như ai thì có xứng để đọc sách nữa không.

Nó thậm chí còn muốn hét lên khi nói với tôi điều này: Đọc, đọc, đọc… thôi đừng đọc nữa hãy xắn tay lên hành động đi. Mục đích cuối cùng của sách chẳng phải là muốn người ta hãy làm theo sách nói đấy ư. Ừ nhỉ, nào thì hành động. Nhưng biết hành động gì đây, cuộc sống đã thành lối mòn rồi cứ thế mà làm thôi, cần gì phải theo sách nữa. Ô kìa, vậy là kết cục cách suy nghĩ của tôi có khác mấy những người không đọc sách đâu. Thế thì đọc mà làm chi nữa…

Những suy nghĩ vốn vững như bàn thạch của tôi như đọc để hiểu biết, đọc để làm phong phú tâm hồn, để sống vui hơn, sống tốt hơn bỗng chốc chao đảo nghiêng ngả trước những lý lẽ đanh thép đang chĩa thẳng vào tôi kia.

Các bạn, những người yêu sách, có khi nào gặp phải sự hoang mang, bối rối giống tôi không?

 

Phương Liên