29 C
Nha Trang
Thứ năm, 7 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 159

“Có xấu thì mới tốt lên được”

  Ảnh: AER Wilmington DE

Có rất nhiều người mà tôi phải cám ơn nhưng nói chung thường được chia làm hai kiểu người. Kiểu người tôi yêu rất nhiều nhưng không yêu tôi, kiểu người yêu tôi rất nhiều nhưng tôi không yêu họ. Ai cũng có một thời yêu đơn phương ai đó mà không thể hiểu nổi lí do tại vì sao và cũng từng “bị” ai đó yêu đương phương mà chính mình cũng không thể hiểu nổi lí do tại vì sao, thật ra đến cuối cùng thì ta đều phải cám ơn cả hai.

Tôi thường hay nói rằng ai đó nên yêu thương bản thân mình, đến một thời điểm tình yêu của bạn đã quá nhiều và tự nhiên bạn sẽ muốn chia sẻ cho người khác, nhưng chỉ riêng điều đó thôi thì vẫn chưa đủ nếu ai đó chưa hiểu và chấp nhận phân nửa còn lại của chính mình. Ý tôi muốn nói là cái phần tối tối còn lại bên trong của mỗi người, nơi nuôi dưỡng những con quỷ mà chính bạn cũng không muốn nghĩ đến. Trước khi bạn nhìn thấy và chấp nhận phần còn lại của chính mình (vì bạn sẽ không muốn thấy và cũng không tự nhiên mà thấy đâu), sẽ có người giúp bạn làm điều đó, người yêu bạn hơn chính bản thân họ. Họ chắc chắn sẽ chấp nhận những con người thật của bạn mà chính bạn còn không thể nào chịu đựng nổi. Nếu bạn có bên cạnh một người như thế bạn nên giữ gìn và trân trọng họ như báu vật vì họ giúp bạn hiểu rõ chính mình một cách trọn vẹn nhất.

Thật ra, chính tôi lại không làm được như điều tôi vừa nói. Tôi không thấy anh có điểm nào tốt, anh không hề có điểm nào hay ho trong mắt tôi, không hề. Khi tôi chán, không biết làm gì hoặc không có ai, tôi gọi anh. Khi tôi vui vẻ, hạnh phúc, bận rộn với điều gì đó mới mẻ, tôi gọi bạn bè tôi. Khi tôi muốn đến nơi nào đó, lang thang đâu đó, tôi gọi anh. Khi anh muốn đi đâu đó với tôi, tôi thậm chí không trả lời tin nhắn hoặc để anh đến rồi về vì tôi đổi ý vào phút cuối. Điều tồi hơn là tôi nói cho anh nghe tất cả những điều trên, những điều mà tôi nghĩ về anh, lí do thật sự vì sao tôi lại cư xử tệ hại với anh, lí do vì sao tôi không yêu anh nhưng vẫn đi với anh, tôi thậm chí còn không muốn làm bạn với anh. Tôi bắt bẻ anh đủ mọi chuyện, tôi moi đủ mọi thứ để cho anh thấy rằng anh là người có lỗi, tôi đem lỗi của anh để phân tích, để vạch lá tìm sâu, để anh cảm thấy bản thân anh thực sự là người không xứng đáng.

Tôi nói cho anh biết tất cả mọi bí mật của mình vì tôi không quan tâm anh nghĩ gì về tôi vì tôi có quan tâm gì anh đâu. Tôi chỉ muốn nói vậy thôi. Đôi khi tôi đi xa đến mức nói với anh rằng tôi giữ mối quan hệ với anh là vì lợi ích của chính tôi, anh không nên đến gần tôi nữa. Tôi khuyên anh nên tin tôi, tôi hiểu bản thân mình khá rõ, rằng tôi sẽ không bao giờ yêu anh cho dù anh có yêu tôi hơn chính anh đi nữa. Nếu tôi yêu anh, tôi đã yêu ngay từ ban đầu, anh nên mặc kệ tôi mỗi lần tôi gọi anh vì đôi khi tôi cũng không tự chủ đến mức hoàn toàn rũ bỏ được cám dỗ. Tôi đơn giản chỉ không muốn nhìn thấy mặt anh, mỗi lần nhìn thấy anh là tôi không được vui. Tôi đẩy anh đi tới điểm giới hạn của sức chịu đựng, anh chỉ thể hiện rằng mình đang tức giận rồi im lặng, những lúc như thế tôi nghĩ anh thật là hèn, tôi nghĩ anh thậm chí còn không dám nói lên suy nghĩ của mình, anh có quyền làm điều đó vì sao anh lại không làm. Đối với người mà mình không thích thì họ làm gì mình cũng không thích, thường là vậy.

Đôi khi anh hỏi tôi vì sao tôi ghét anh đến mức chưa bao giờ tỏ ra dễ chịu với anh lấy một lần, tôi trả lời anh rằng có lẽ do tôi ghét chính mình đến mức không thể chịu đựng nổi nên đổ hết tất cả lên vai anh, đó là những lúc tôi biết mình đã đi quá xa khi xúc phạm đến lòng tự trọng của người khác. Lúc đó tôi đã có rất nhiều lí do để trả lời, đó là vì trong quá khứ anh đã không tốt với tôi, đó là vì con người anh khiến tôi khó chịu, vân vân (tôi không nhớ hết được vì chuyện cũng lâu rồi) nhưng cuối cùng tôi đành phải chấp nhận rằng chẳng có lí do nào cả. Tôi tồi tệ với anh chẳng vì lí do gì hệt như anh tốt với tôi cũng chẳng vì lí do gì, nó thuộc về bản chất. Ai cũng có những con quỷ và đó là những con quỷ của riêng tôi. Tôi thậm chí còn liên tục tổn thương anh bằng cách nhắc đi nhắc lại rằng tôi không hề thích anh chút nào bởi vì đôi khi tôi cảm thấy có lỗi (vì tôi thực sự rất quá đáng) và tôi tặng anh cái gì đó để chuộc lỗi, hoặc là cám ơn anh vì anh quá tử tế với tôi nhưng không có nghĩa là tôi có thêm thiện cảm nào đối với anh. Tôi phải giải thích mỗi một lần tặng quà gì đó cho anh để anh không hiểu lầm.

Đây cũng không phải là chuyện của riêng tôi, trước khi viết bài này tôi cân nhắc khá kĩ và tôi nghĩ mình nên viết vì tôi không hề có ý bêu xấu anh ngay cả với chính tôi mặc dù trông có vẻ là tôi đang tự bêu xấu mình. Tôi đơn giản chỉ muốn viết về những gì tôi đã trải qua và hi vọng ai đó hiểu cụ thể phải bắt đầu yêu thương chính mình từ đâu và như thế nào. Những gì đã trải qua, nếu không dùng nó vào việc gì đó thì thật là uổng phí vì cái giá phải trả thật sự không nhỏ.

Tôi cũng không có ý tự hào vì những điều tôi đã kể trên, những điều mà tôi vẫn thường nói rằng tôi không hề có ý làm tổn thương ai, tôi chỉ thể hiện con người thật của mình. Tôi không hề tự hào chút nào, tất cả những điều đó chỉ làm cho tôi hiểu rằng tôi chẳng là ai cả nhưng tôi phải để việc nó như là chính nó vì tôi không muốn mình bị mất trí, tôi không muốn làm người đạo đức giả, không muốn tự lừa dối mình rằng mình là người rất tử tế nhưng thật ra không phải như vậy.

Tôi không muốn giả vờ rằng mình là kiểu người tốt hay là ngược lại, rằng mình là người rất xấu bởi vì chẳng có ai chỉ là người tốt hay chỉ là người xấu, chúng ta có tất cả. Nếu tôi xử sự như thể tôi rất tốt thì thật ra tôi chỉ đang tự lừa dối chính mình. Nếu tôi xử sự như thể tôi rất xấu thì thật ra tôi đang rất ghét bản thân. Tôi chọn cách cư xử như tôi cảm thấy, một cách tự nhiên. Tôi không kêu gọi mọi người hãy xấu xa hết cả đi, không phải như vậy nhưng trước tiên bạn phải là chính mình rồi sau đó bạn mới có thể hiểu, thay đổi, chấp nhận và yêu thương bản thân.

Mọi người ai cũng hô hào với nhau rằng phải yêu thương bản thân mình nhưng thật ra họ không hiểu được phải yêu như thế nào. Họ không thể hiểu nổi vì sao họ vẫn không hạnh phúc khi họ yêu bản thân nhiều lắm rồi, yêu một cách ích kỉ, nhưng sao càng ích kỉ lại càng cảm thấy có lỗi. Đó là vì họ không yêu trọn vẹn con người họ, họ chỉ yêu vẻ đẹp của mình, phần còn lại họ từ chối xem như là không tồn tại, nếu có thì là có ở người khác. Cho nên thật sự may mắn cho ai có được một người yêu bạn hơn cả chính bản thân họ, vì họ đã làm thay cho bạn phần khó khăn nhất rồi, họ chấp nhận trọn vẹn con người bạn.

Điều đó không có nghĩa là bạn buộc phải yêu họ lại để đền ơn nhưng tôi nghĩ chúng ta nợ họ lời giải thích, lời cám ơn, lời xin lỗi, ít nhất cũng là những điều đó vì họ đã giúp ta nhận ra góc tối của mình. Nếu không phải là họ thì ai có thể làm được điều đó? Bản thân chúng ta vốn đã chối bỏ chúng ngay từ ban đầu, đặc biệt là từ ngày chúng ta đến trường. Và vì sao chúng ta phải hiểu được góc tối của chúng ta để làm gì? Có một câu đại khái như thế này, nếu bạn không tự lừa dối mình thì không ai có thể lừa dối bạn được. Bạn muốn hiểu hay không thì đó là sự lựa chọn của bạn.

 

Quyên Quyên

[Review] Phim The Hobbit 3: Đại chiến 5 cánh quân

6

 

Thú thật với các bạn là trước khi xem The Hobbit 3: Đại chiến 5 cánh quân, tôi không hề biết đến 2 The Hobbit trước đó, nghĩa là không hề biết đến các cuộc phiêu lưu của xứ sở người Lùn hay cuộc đại chiến Rồng Lửa. Tôi đồng ý như một sự tất yếu trước sự lựa chọn của người bạn đi cùng. Và cho tời giờ tôi vẫn thầm cảm ơn sự lựa chọn đó.

1. Sự kịch tính

Có ai ngốc nghếch như tôi không khi xem phim lại có chút hoài nghi về nhân vật chính. Sự thật là tôi băn khoăn không biết đâu là nhân vật chính thật sự, nhân vật chính nhất. Trái tim yếu đuối và nhiều mộng tưởng của tôi ban đầu cứ đinh ninh người anh hùng Bard trở về sau khi hạ gục được con rồng khổng lồ là nhân vật chính nhất, và tôi sẽ có một cuộc du hành cùng chàng và những cư dân của chàng. Đến khi gặp vị thủ lĩnh tai dài, mặt trắng với đội quân Tiên Tộc hùng hậu, tôi lại đinh ninh rằng một nhân vật chính – một anh hùng nữa là đây, còn vị vua Thorin kia chỉ là một nhân vật phản diện điểm vào. Cho tới khi cổng thành mở, vua Thorin Oakenshield lao mình vào cuộc chiến với cái ôm chầm với người em họ, tôi mới thực ra nhận ra những nhân vật chính nhất, chính của chính là anh chàng người lùn BilBo Baggins, vua Thorin Oakenshield, bộ tộc người Lùn của ông và phù thủy Gandalf.

Bên cạnh đó, những mâu thuẫn được lồng ghép hết sức tự nhiên. Tiền bạc và lòng tham xưa nay vốn luôn là những cái bẫy thử thách chết người, là nguyên nhân tạo ra những mâu thuẫn, và trong The Hobbit 3, vàng bạc châu báu đã làm mờ mắt những con người cao quý và quyền lực nhất. Tham vọng là cái hố không đáy làm kiệt sức con người trong nỗ lực bất tận tìm cách thỏa mãn nhu cầu mà không bao giờ chạm tới được sự thỏa mãn. Vua Thorin Oakenshield và vị thủ lĩnh Tiên tộc đều không thoát khỏi cái bẫy chết người, và họ chọn chiến tranh như một sự giải thoát, với cái bình phong như thể bảo vệ lòng kiêu hãnh của chính mình và dân tộc mình.

Ngoài ra, trong những bộ phim anh hùng cổ đại, không thể thiếu những con quỷ dữ, nếu không các anh hùng của chúng ta lấy đâu ra đất để trình diễn. Trong phim, những con quỷ dữ Orc như đội mồ sống dậy từ một quá khứ xa xăm nào đó, mang bộ mặt gớm ghiếc đi tìm để tiêu diệt kẻ thù không đội trời chung từ thuở xa xưa của mình.

Một bộ phim dù hoành tráng đến đâu cũng không thể thành công nếu thiếu những tiểu tiết đắt giá. The Hobbit 3 cũng không phải là ngoại lệ. Với những chi tiết đắt giá như hình ảnh quả tim núi Ankenstone, chiếc nhẫn kỳ lạ giúp hô biến tức khắc, đặc biệt hình ảnh vua Thorin quăng chiếc vương miện trên đầu đã thực sự ám ảnh tôi. Nỗi sợ hãi là những con hổ giấy. Điều khó khăn nhất là quyết định hành động, phần còn lại chỉ là sự bền bỉ. Vua Thorin căn bản không chỉ vượt qua được lòng tham mà đã chiến thắng nỗi sợ hãi của chính bản thân mình. Ánh hào quang của vua Thorin chỉ thực sự tỏa sáng khi chiếc ngai vàng “ngã” xuống.

2. Giá trị nhân văn hay tình người, sự cao quý là những điểm sáng

Ngoài những cảnh chết chóc, chiến tranh thì sự dũng cảm, tình người luôn có mặt và là tâm điểm xuyên suốt từ đầu đến cuối bộ phim. Tên phản bội hèn nhát Alfrid được người anh hùng Bard cứu năm lần bảy lượt, đến tận gần cuối phim, khi gã trốn chui lủi như con chuột nhắt trong bộ dạng của một mụ đàn bà lôi thôi lếch thếch, Bard vẫn để cho gã ra đi, anh còn tếu táo gọi với theo: “Lộ váy lót kìa” như một sự “không thèm chấp”.

Tinh thần chiến đấu quả cảm của những chiến binh, mà tiêu biểu nhất là vua Thorin Oakenshield, con trai Kili của Ngài, chú lùn Bilbo Baggins, người anh hùng Bard, phù thủy Gandaf… với những câu nói bất hủ như “Tôi không trốn đâu. Tôi không trốn sau tường đá trong khi mọi người phải chiến đấu vì chúng ta. Thứ đó không ở trong máu tôi.“(Kili)

Hay câu hỏi xoáy sâu vào tâm can của vua Thorin: “Nhưng một lần cuối thôi, mọi người có theo tôi không?” Và những người phụ nữ quả cảm: “Đàn bà cũng phải sát cánh với đàn ông khi sống và khi chết…” Tôi yêu người có thể cười trong nghịch cảnh, có thể tìm sức mạnh trong sự khốn cùng và trở nên can đảm nhờ suy nghĩ. Những tâm hồn nhỏ bé có thể chùn bước, nhưng họ – những con người có trái tim kiên định và được sự đồng thuận của lương tâm sẽ theo đuổi những nguyên tắc của mình cho đến chết.

Nhưng bộ phim có quá nhiều cái chết, nó khiến tôi cảm thấy nghiệt ngã. Chúa đã an bài để vua Thorin trở thành huyền thoại khi ngài và kẻ tử thù cùng chết, nhưng sao Chúa lại khiến con trai Ngài lại cũng phải ra đi? Tôi nghĩ phần đông sẽ khóc thương cho họ, dù đó là khóc thầm hay thành tiếng, và tôi cũng thuộc trong số đó.

3. Diễn xuất diễn viên và kỹ thuật

Hollywood mà đã hóa trang thì không còn gì để chê. Từ những con quỷ Orc gớm ghiếc, phù thủy, những bộ râu dài, trang phục… đều tuyệt vời. Các cảnh quay đánh nhau, sự nhịp nhàng đến rập khuôn khi giương cung chiến đấu của Tiên tộc… thật khiến người xem ấn tượng.

Vẻ đẹp oai nghiêm cùng sự rắn rỏi toát lên từ người anh hùng Bard, thủ lĩnh Tiên tộc; những cảm xúc của chú lùn Bilbo Baggins, và đặc biệt là sự chuyển hóa nội tâm của vua Thorin từ một kẻ tham lam, ích kỷ đến khi trở lại bản chất anh dũng vốn có đều được hiện lên một cách xuất thần.

Đây chỉ là những suy nghĩ cá nhân của tôi về phim Hobbit 3 nhưng đồng thời cũng là sự chia sẻ về quãng thời gian tuyệt vời khi tôi trải nghiệm cùng bộ phim. Bạn đã xem Hobbit 3 chưa? Nếu chưa, đừng băn khoăn với những sự lựa chọn khác nhau khi đứng trước rạp chiếu phim. Tôi cá là bạn sẽ không thất vọng.

 

Lê Hoài Thương

Từ “Je suis Charlie” cho đến sự trở về của vị vua

Featured image: Sky News

 

Sự kiện khủng bố tại Paris là tiếng súng bắn vào quyền lực thứ tư trong xã hội – tự do ngôn luận. Những gì diễn ra tại mọi nơi ở nước Pháp làm mình đi từ tò mò đến đồng cảm, và cuối cùng là khâm phục. Những con người với dòng chữ “Je suis Charlie” được nhìn thấy trên các phương tiện truyền thông cho thấy sự đoàn kết của người dân Pháp. Nhưng chỉ khi đứng giữa đám đông ấy, mình mới cảm thấy sức mạnh thật sự của sự đoàn kết đó. Khi mà ngay chiều tối hôm xảy ra vụ khủng bố, hàng loạt vụ tưởng niệm tại các tòa thị chính được tổ chức, mỗi người tham gia đều hô vang “Je suis Charlie” và tay của họ đập vào dòng chữ đó như muốn biến nó thành một phần trong cơ thể và tâm hồn họ.

Mỗi công dân, giờ đây như muốn trở thành một thành viên trong tòa báo, sẵn sàng đương đầu với bọn khủng bố, cho dù trên tay họ không một tất sắt, ngoài quyền được nói, được biểu đạt của tự do. Mình tìm đến buổi tưởng niệm chỉ vì hiếu kỳ và tò mò, nhưng nhìn thấy những giọt nước mắt long lanh trên khóe mắt của những người già cho tới trẻ. Mình mới cảm nhận thấy một phần nhỏ của nỗi đau lớn của một dân tộc. Giá trị duy nhất, sau hơn 3 năm ở Pháp, của xã hội này chính là sự nhân bản, luôn hướng tới và đảm bảo hạnh phúc của từng con người nhỏ bé trong một xã hội rộng lớn. Và lương tri của mỗi công dân chính là tiếng nói rõ ràng nhất và là nền tảng duy nhất cho sự nhân bản đó.

Cảm giác đứng giữa những công dân đầy tính nhân bản đó chỉ là sự xấu hổ khi nghĩ về những gì đã và đang xảy ra ở một nơi hạnh phúc nhất, nhì trên thế giới: những con người sẵn sàng quay mặt làm ngơ trước cái chết của những ngư dân trên biển cả; những thế hệ tương lai tung hô những người ngư dân không một chút trang bị tối thiểu phải đương đầu với những tàu chiến hạng nặng, trong khi việc đó là của cảnh sát biển và hải quân – đôi khi mình chỉ tự hỏi những lời tung hô đó có chứa đựng lương tri hay chỉ là sự cuồng tín đầy mê muội; một người đẹp chân dài sẵn sàng làm hàng trên sự mất tích và cái chết những hành khách trên chuyến bay xấu số – vậy đó là một người đẹp hay một con mụ phù thủy tán tận lương tâm.

Hơn hết, mình đã phì cười khi like trang page “Je suis Charlie” chỉ vài giờ sau vụ khủng bố với hơn 55 000 người, và hiện giờ có tới 5 trang “Je suis Charlie” với lượng người thấp nhất là 15 000 người và cao nhất gần 100 000 người. Tại sao mình phì cười? Vì mình nhìn lại con số ở page “những người bạn của” một nhà văn thì quá bi thương, với gần 4000 người. Mình tự hỏi những người đã nhận được tin tức đa chiều hơn, trong một nền báo chí tuyên truyền, lại không like nổi một cái như thể hiện sự đóng góp và đứng cùng người đã dành thời gian của cuộc đời để mang đến thông tin, kiến thức và tư duy cho bạn đọc.

Những tuyên truyền về đại đoàn kết toàn dân chỉ là một khẩu hiệu rỗng ruột, khi mà người dân sẳn sàng quay lưng với chính nỗi đau của cộng đồng. Họ không phẩn nộ, không lên tiếng hay bày tỏ quan điểm về vấn đề đó một cách công khai, ngoài sự im lặng và quan sát trong bóng tối. Matin Luther King từng nói: “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt.” Có ai đã từng tự hỏi rằng lương tri của xã hội còn hay đã mất?

Câu chuyện trong bài diễn văn của Wael Ghonim về Inside the Egyptian revolution, sự khác biệt về tôn giáo giữa Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo đã không làm cho họ tách biệt nhau ra, mà họ đã đoàn kết lại. Những người Hồi Giáo hành lễ thì những người Thiên Chúa Giáo bảo vệ họ và ngược lại. Vì sao họ có thể làm được điều đó? Vì “không hề có ai là người lãnh đạo, người lãnh đạo chính là mỗi cá nhân trên trang page đó”, vì “không ai là anh hùng, không ai là anh hùng, bởi vì mọi người đều là anh hùng”. Chính “những giọt nước mắt chảy ra từ đôi mắt cũng chính là từ tâm hồn chúng ta” là tiếng nói của lương tri trước nỗi đau của đồng loại và lực đẩy duy nhất để mỗi người bước qua sự sợ hãi của chính mình để bảo vệ lẫn nhau.

Hãy coi mỗi xã hội là một bàn cờ lớn và mỗi cá nhân là một quân cờ trên đó. Câu hỏi đặt ra là làm như thế nào để những quân cờ có thể bảo vệ nhau? Thì chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra rằng: Trong cờ vua, mỗi quân cờ được phân chia theo hệ thống cấp bậc với những vai trò khác nhau. Nhìn tương quan giữa 2 bàn cờ vua nhỏ và lớn, khi ta muốn lấy 1 con vua hay 1 con hậu ở bàn cờ nhỏ để vào chơi ở bàn cờ lớn hơn với vai trò một quân tốt, nhưng nhiều người hy vọng quân tốt này tạo nên sức mạng thần kỳ như ở bàn cờ nhỏ trước đó.

Tuy nhiên, nếu nhìn thấy trước rằng con tốt sẽ không bao giờ tiến đến ô cuối cùng để lại hóa thành hậu rồi đánh đổ vua, thì con tốt đó chỉ mang tính biểu tượng và vật thí trên bàn cờ lớn hơn. Giết gà dọa khỉ luôn là cái giá của mọi quân tốt ra đi trên bàn cờ lớn.

Trong khi đó ở cờ vây, mọi quân cờ đều bình đẳng chỉ có đen và trắng. Mọi quân cờ đều có thể xoay chuyển tình thế chỉ trong tích tắt mà không cần phải đạt một thứ bậc nhất định nào trên bàn cờ. Sức mạnh của mỗi quân cờ là những bước tiến đơn giản nhưng vững chắc để tạo nên vòng vây siết cổ kẻ thù. Khi đám quân nào hết khí thì sẽ bị loại ngay lập tức khỏi bàn cờ. Vì thế giá trị cờ vây nằm ở sự bình đẳng về quân cờ và hoàn toàn phụ thuộc vào nước đi của từng quân cờ một.

Vậy chúng ta nên tiếp tục chơi cờ vua để trông chờ và tìm ra ông vua mới, hay chuyển qua chơi cờ vây nhỉ? Các bạn chắc vẫn còn nhớ rằng The Lord of the Ring: The Return of the King là tập cuối cùng của một serie hấp dẫn phải không?

 

 Nguyễn Thanh Nghị

Bạn không nhất thiết phải đi du học đại học

Featured Image: Khánh Hmoong

 

Đã có khá nhiều bài viết về du học và các vấn đề liên quan trên Triết Học Đường Phố. Có lẽ nhiều bạn cũng sẽ quan tâm tới chủ đề: liệu chúng ta có nên đi du học hay không? Vì thế hôm nay mình muốn chia sẻ cách nhìn và quan điểm của mình. Để trả lời câu hỏi trên, việc đầu tiên chúng ta phải kể đến lợi ích của việc đi du học. Vậy đi du học có những lợi ích gì?

Môi trường học tập tốt hơn

Nếu nói về điều kiện học tập, có lẽ bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích từ việc đi du học: thầy cô có chuyên môn tốt hơn, thư viện tốt hơn, bạn bè chăm chỉ học tập hơn, kỷ luật cao hơn. Hơn thế nữa, kiến thức bạn nhận được trong lớp học cũng thực tiễn hơn và có tính ứng dụng cao hơn.

Tính tự lập cao hơn

Khi bạn tách biệt với gia đình và sự yêu thương của bố mẹ, bạn phải tự thân vận động làm mọi thứ. Không có ai rảnh ngồi nấu cơm cho bạn ngày qua ngày như ba mẹ bạn đã làm. Bạn phải tự quyết định hôm nay làm món gì, lúc nào thì phải đi giặt quần áo, khi nào thì phải dọn phòng…

Có nhiều việc bạn sẽ không thể hiểu ý nghĩa của nó cho đến khi bạn phải tự làm và vấp ngã. Bạn không thể hiểu tầm quan trọng của việc học nấu ăn cho đến khi ngày nào bạn cũng ăn mì tôm, không thể hiểu tại sao phải chuẩn bị áo ấm khi trời lạnh – trước đây bạn hay phụng phịu khi bố mẹ bạn bắt bạn mặc nhiều đồ khi đi học.

Hiểu biết về sự khác biệt giữa các nền văn hóa

Có những điều bạn thấy đúng nhưng họ thì không. Bạn cảm thấy việc đến muộn trong một cuộc họp là bình thường nhưng đối với họ, đó là việc thiếu tôn trọng, bởi bạn đang làm lãng phí thời gian quý báu họ bỏ ra. Bạn không thích nhìn vào mắt người khác quá lâu, bởi nó làm bạn cảm thấy khó chịu, nhưng đối với họ, bạn đang lẩn tránh điều gì đó hoặc không hứng thú với câu chuyện họ đang kể…

Một cuộc sống hoàn toàn khác

Ở một vùng đất có ngôn ngữ khác, khung cảnh khác. Có nhiều điều mới mẻ và bạn có thể cảm nhận được những trải nghiệm trước đây bạn chưa từng có. Du học tạo lợi thế ngôn ngữ khi bạn được tiếp xúc nghe nói hằng ngày, và dễ dàng sử dụng khi quay về nước hơn.

Vân vân và vân vân. Có rất nhiều điều khác nữa, nhưng mình chủ yếu liệt kê những ý mình cho là quan trọng.

Lợi ích quan trọng nhất: môi trường. Nhưng điều gì là hữu ích nhất cho du học sinh?

Theo mình, đó chính là môi trường học tập. Bạn đã bao giờ nghe câu: “Con người được hình thành bởi môi trường sống xung quanh.” Hay những câu tương tự như: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.” Ở một đất nước mà quay cóp đã trở thành lệ thông thường, chỉ có một thằng “ngu” mới ngồi nhà học bài cẩn thận cho tất cả các môn. Khi ngủ gật trên lớp là phổ biến, chỉ có thằng “dở người” mới ngẩng mặt lên chăm chú nghe giảng.

Ngược lại, khi cả lớp đang chăm chú nghe giảng, liệu bạn có dám gục mặt xuống bàn và ngủ?! Khi tất cả những người bạn của bạn đang cố gắng học tập, thâu đêm suốt sáng học bài, liệu bạn có khả năng mở mồm rủ họ đi uống rượu. Họ sẽ đánh giá bạn và nhìn bạn với một ánh mắt khác. Nhiều khi, điều đúng đắn không phải là điều nên làm mà là điều số đông đang làm. Môi trường sẽ rèn giũa bạn, giúp bạn thay đổi theo hướng tích cực một cách dễ dàng hơn.

Còn những điều khác chỉ là yếu tố phụ

Thầy cô có chuyên môn tốt hơn, nhưng hãy nhớ, thầy cô chỉ là người giúp việc hấp thụ kiến thức một cách dễ dàng hơn. Nhiều điều thầy cô nói đều được ghi lại trong cuốn sách giáo khoa. Nếu bạn có khả năng tự học, bạn hoàn toàn có thể lấy thông tin mà không cần đến giáo viên. Hơn thế nữa, nhiều khi bạn sẽ cảm thấy mình chẳng học được hơn gì từ giáo viên cả, bởi đại học nước ngoài khuyến khích tư duy tự học, giáo viên chỉ là người giải đáp khúc mắc khi cần.

Bạn hoàn toàn có khả năng tự lập đơn giản bằng việc tách biệt với gia đình. Chuyển từ quê lên thành thị học tập hay thuê một căn nhà nhỏ và thử tự sống một mình

Giữa người với người trong cùng một quốc gia cũng có sự khác biệt về văn hóa. Đã bao giờ bạn nghe đến 12 cung hoàng đạo, đó là một tiêu chí để đánh giá sự khác biệt về văn hóa giữa các cung khác nhau. Sự khác biệt này sẽ khó nhận biết hơn là sự khác biệt văn hóa giữa các quốc gia, nhưng nếu bạn muốn tìm hiểu, bạn sẽ hiểu sự khác biệt này thôi.

Còn về khung cảnh sống và ngôn ngữ? Bạn đã đi hết 64 tỉnh thành trong cả nước. Nếu bạn đang ở thành thị, hãy xuống nông thôn hay lên miền núi, sự khác biệt về cảnh vật và con người là rất rõ ràng. Còn ở khía cạnh ngôn ngữ, không phải tự nhiên mà những người đi du học có khả năng ngôn ngữ tốt hơn. Điều kiện cần của môi trường buộc họ phải cố gắng hơn trong việc học ngôn ngữ. Nếu bạn muốn thành thạo ngôn ngữ mới, bạn không nhất thiết phải đi du học. Nhiều bạn còn đưa ra lời khuyên rằng: hãy thành thạo ngôn ngữ trước khi du học chứ không phải đi du học để thành thạo ngôn ngữ.

Làm thế nào để vượt qua khó khăn về môi trường trong nước?

Như mình vừa đề cập, khó khăn lớn nhất có lẽ là môi trường học tập trong nước. Bởi vì môi trường điều khiển hành vi, cách nghĩ và cách sống. Vậy làm thế nào để có thể vượt qua khó khăn đó?

Khi tồn tại sự không hòa hợp giữa bạn và môi trường xung quanh, theo mình có 4 khả năng xảy ra:

  1. Bạn bị thay đổi – diễn ra phổ biến nhất.
  2. Bạn thay đổi môi trường – điều này cực cực khó, nhiều khi thay đổi chính mình còn khó, nói gì đến thay đổi mọi người xung quanh.
  3. Bạn tách biệt bản thân với môi trường – bạn chấp nhận sự cô đơn, sự khác biệt, hạn chế giao tiếp. Việc này tương đối dễ dàng với những người hướng nội, nhưng đối với những người hướng ngoại, đó như một sự tra tấn tinh thần
  4. Bạn chọn một môi trường khác – du học hay cố gắng tìm kiếm những người có cùng lý tưởng để cảm thấy mình bớt cô đơn và lẻ loi. Hãy nhớ rằng, bạn luôn có sự lựa chọn dù sự lựa chọn đó không phải là tối ưu.

Lợi ích của việc học tập trong nước

Nếu bạn có khả năng du học, đó ắt hẳn là một điều tốt. Nhưng nếu không, đừng lãng phí thời gian than thở hay đau buồn suy nghĩ. Điều bạn cần làm là tạo cho mình một môi trường học tập tốt và cố gắng nhiều hơn nữa. Hơn thế nữa, hãy nhớ rằng không đi du học cũng có những lợi thế không thể phủ nhận. Nếu như chịu khó lao động và học hỏi, bạn sẽ có những hiểu biết nhất định về xã hội và con người ở Việt Nam. Sự am hiểu văn hóa người Việt sẽ giúp bạn tiến xa trên con đường sự nghiệp. Sự tiếp xúc với văn hóa bên ngoài của du học sinh có thể khiến họ trở nên lạc lõng khi quay trở về đất nước và dễ mắc phải những sai lầm trong giao tiếp không đáng có.

Hơn nữa, học tập và làm việc ở Việt Nam tạo cho bạn mạng lưới quan hệ rộng khắp. Dưới văn hóa lòng tin dựa trên sự quen biết, các mối quan hệ sẽ giúp bạn dễ dàng tiến bước hơn. Hãy tận dụng tốt những lợi thế mình có và vượt qua những bất lợi như môi trường cũng như điều kiện học tập nếu như bạn không có khả năng du học. Du học được thì tốt nhưng nếu không được thì nó cũng không phải là một vấn đề quá lớn, điều duy nhất bạn cần là sự quyết tâm và kiên định.

P/s: Nếu bạn đã quyết định hay có khả năng du học, vậy liệu bạn có nên về Việt Nam sau khi học xong? Đây là câu hỏi mình sẽ giải đáp ở bài sau (đương nhiên là theo quan điểm của mình).

 

Nguyễn Đình Tùng

Hãy cứ tin đi, cuộc sống luôn có phép nhiệm màu!

Featured image: Cristalissed

 

“Giữa vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.” Điều này khiến bạn nghĩ gì? Một thiên nhiên sinh tồn khắc nghiệt, một loài cây mạnh mẽ, kiên cường hay một sức sống khiến người ta phải thốt lên rằng “thật kỳ diệu”. Cuộc sống là thế, muôn màu muôn vẻ, muôn hình vạn trạng, hạnh phúc xen lẫn khổ đau. Và con người luôn trong tư thế sẵn sàng trên hành trình khám phá cuộc sống. Như Paustovsky đã nhận định: “Dù người ta có nói với bạn điều gì đi nữa, hãy luôn tin rằng cuộc sống là điều kỳ diệu và đẹp đẽ.”

Cuộc sống được tạo nên từ những mảng màu sáng tối hòa trộn với nhau. Nó không chỉ là nụ cười mà còn là nước mắt. Nhưng dù ai có nói với bạn điều gì, đó là những sóng gió, khổ đau, những nghịch cảnh hay nghịch lý trong cuộc đời, thì bạn đừng bi quan, hãy luôn tin rằng: cuộc sống còn có biết bao điều tốt đẹp, bao điều kỳ diệu đang chờ bạn khám phá. Niềm tin là sự kỳ vọng, đặt hy vọng của mình vào cuộc sống, vào con người bất kể các điều kiện, các tác nhân không tích cực bên ngoài. Một niềm tin tưởng đúng đắn là niềm tin đặt vào những gì tốt đẹp và có cơ sở.

Nó có thể là sự tin tưởng về những điều lớn lao và vĩ đại, sự tin tưởng về những việc nhỏ bé, thường ngày hay sự tin tưởng vào những điều kỳ diệu trong cuộc sống. Sự diệu kỳ trong cuộc sống có rất nhiều cách hiểu, cách cảm nhận tùy thuộc vào mỗi người. Người ta thường cho rằng, những ước mơ, những khát khao, những điều mong muốn tưởng chừng như không xảy ra trong cuộc sống là những điều đẹp đẽ và kỳ diệu. Thế nhưng, đôi khi điều kỳ diệu vẫn luôn tồn tại xung quanh chúng ta một cách bình dị và đơn giản nhất, Nhận định trên chính là tư tưởng được trích trong câu nói của nhạc sĩ E-đua Gri-giơ tặng cô bé Đanhi trong truyện ngắn Lẵng quả thông của Paustovsky. Đó cũng là món quà mà Paustovsky muốn gửi đến con người, giúp con người có thêm niềm tin vào cuộc sống, niềm tin vào sức mạnh kỳ diệu của cuộc sống dù không phải lúc nào nó cũng tươi đẹp.

Càng lớn lên tôi càng thấm thía rằng, hóa ra cuộc sống không chỉ có màu hồng như mình tưởng. Cuộc sống ngoài kia vẫn luôn có những nỗi buồn qua nhiều thế hệ do chiến tranh, do thiên tai, do bệnh tật,… gây nên. Và cuộc sống của những người xung quanh hay chính bản thân tôi cũng không hề đơn giản và bình lặng. Tôi chưa trải qua nhiều chông gai của cuộc đời nhưng phần nào đó, tôi đã cảm nhận được nỗi vất vả, trăn trở của ba mẹ để kiếm tiền nuôi bốn chị em tôi ăn học giữa cuộc sống ngày một khó khăn này, hay chính nỗi lo sợ của tôi trước việc chọn trường, chọn nghề dựa vào thực lực…

Nhiều khi, nhìn vào những mảng tối trong cuộc sống, tôi thấy buồn và chán nản thậm chí là mất niềm tin vào cuộc sống. Thế nhưng, có lẽ do quá chăm chú vào vết mức mà tôi quên rằng trên tờ giấy vẫn còn rất nhiều khoảng trắng. Nó cũng giống như việc chỉ biết nhìn vào những nỗi đau mà quên mất được sống là điều đẹp đẽ và kỳ diệu. Ngay từ khi là một bào thai lớn dần trong bụng mẹ, ta đã là một diệu kỳ của tạo hóa. Trong từng bước đường đời, có vô vàn điều kỳ diệu vẫn xảy đến xung quanh ta nhưng nó luôn tồn tại một cách lặng lẽ và cần thiết như không khí khiến ta dường như không nghĩ tới và hầu như quên mất.

Nhà văn Mỹ Helen Keller từng tâm sự: “Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày.” Bên cạnh những nỗi đau con người phải gánh chịu, người ta vẫn có thể nhận ra những điểm tích cực của nó bằng một tâm hồn lạc quan, biết tin tưởng vào những gì đẹp đẽ của cuộc sống. Có niềm tin cuộc sống, dù chỉ một chút thôi, ta có thể nhận ra rằng, chính nhờ một tuổi thơ không bình lặng, ta trở nên cứng cáp và bản lĩnh hơn, chính nhờ lần ta bị ốm và phải nằm viện, ta làm quen được với một người bạn bị bệnh tim bẩm sinh nhưng luôn có những ước mơ đẹp đến nhường nào, đặt niềm tin vào những gì tốt đẹp, con người sẽ vượt lên hoàn cảnh của bản thân, có nghị lực để thay đổi hay sống cuộc đời hạnh phúc mà ta mong muốn.

Có lẽ không ai ngờ một người bị điếc như Beethoven lại có thể sáng tác nên những bản nhạc tuyệt mĩ lưu danh muôn đời, một người có thể vượt qua căn bệnh ung thư để chiến thắng những vòng đua nước Pháp như Lance Armstrong, một Andersen từng phải đi quét dọn và đóng những vai kịch tầm thường lại trở thành ông hoàng của truyện cổ tích… Một khi đã có thể tin rằng, cuộc sống này tươi đẹp, bạn sẽ dành nhiều thời gian hơn để quan tâm, chia sẻ với người khác. Bạn sẽ nhận ra rằng, hóa ra đứa bạn ngồi bàn trên luôn nói cười vui vẻ vẫn luôn phải vất vả đi làm thêm mỗi tối để trợ giúp gia đình. Bạn sẽ nhận ra rằng trước nay chỉ có bạn lãng tránh mọi người, còn mọi người vẫn luôn sẵn sàng giúp đỡ khi bạn cần hay những lúc bạn gặp khó khăn và cần họ bên cạnh. Phải chăng đó cũng là những điều rất nhỏ nhoi, rất ý nghĩa mà với cách nhìn cuộc sống trước kia bạn chưa hề nghĩ tới.

Cuộc sống của con người trước nay vẫn thế, đối diện với muôn mặt đối lập khác nhau. Nhưng nhờ những mặt khác nhau ấy, ta mới nhận ra cuộc sống đáng quý biết nhường nào. Cùng một vấn đề nhưng với điểm nhìn và cách giải quyết khác nhau thì sẽ tạo ra hệ quả khác nhau. Có thể cùng bị hỏng xe khi gần đến trường nhưng một người sẽ bực bội cả ngày hôm đó còn người kia vẫn vui vẻ vì nghĩ rằng, thật may khi nó không hỏng lúc rời nhà một đoạn. Thực ra, trước một trường hợp xấu xảy ra trong cuộc sống, theo bản năng con người sẽ buồn phiền, chán nản, thất vọng hay bực tức nhưng nếu bình tĩnh lại, ta có thể thấy những mặt tích cực của nó.

Để có thể gạt bỏ những gì người ta nói và có niềm tin vào cuộc sống kỳ diệu này, điều quan trọng hơn cả là cần tư duy và nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực. Đôi khi cũng cần thoát ly sách vở, lý thuyết để tự mình cảm nhận cuộc sống đẹp đẽ đến nhường nào. Có lẽ khi đó, chỉ cần thấy tán bàng trước sân nhà dường như sau một đêm đã thay màu lá, cái mầm non ươm trồng ngày nào giờ đã trở thành cây xanh tỏa bóng mát, từng đàn chim én đã bay trở về khi mùa xuân ấm áp… Đó là lúc con người đã thấy được: “Cuộc sống thật diệu kỳ và đẹp đẽ.”

Nhưng cũng thật lạ, xã hội bây giờ điều kiện tốt hơn rất nhiều so với trước đây song số lượng người mắc bệnh trầm cảm và tự kỷ lại tăng lên rất lớn. Thay vì việc hy sinh tất cả để có quyền được sống, được tự do như trước kia thì không ít người đã, đang chìm đắm vào bi quan thái quá và tìm đến cái chết với nhiều hình thức. Phải chăng, đó là mặt trái của nền kinh tế thị trường khi con người ta chỉ lao đầu vào công việc mà quên dừng lại để dành một chút thời gian cảm nhận và tận hưởng những vẻ đẹp kỳ diệu từ cuộc sống. Nghệ sĩ áp lực vì công việc, thanh niên vì người yêu từ chối, học sinh vì bị không đạt được kết quả như mong ước hay con cái vì bị ba mẹ mắng chửi mà quyết định tự kết thúc cuộc đời mình,…

Giờ phút họ quyết định làm những việc như vậy, có lẽ họ đã quên mất rằng ở nhà vẫn có người chờ mong họ cùng ăn cơm và nghe họ kể về một ngày đầy trải nghiệm, vẫn có người vì một lời động viên của họ mà đang cố gắng thay đổi bản thân tốt lên, vẫn có một bờ vai sẵn sàng làm chỗ dựa khi họ mệt mỏi… Bên cạnh đó, cũng lại có những người đặt niềm tin vào cuộc sống một cách ngây thơ như truyện cổ tích.

Họ mong muốn sẽ đi du học, tìm hiểu và khám phá những vùng đất khác nhau trên thế giới mặc dù ngày hôm nay chẳng chịu bỏ ra 15 phút để luyện ngoại ngữ. Họ bàng quan với cuộc sống của tất thảy mọi người xung quanh mà vẫn đinh ninh rằng, khi mình gặp khó khăn không ít người sẽ giơ tay ra giúp đỡ. Thật tình cuộc sống này đều có nhân quả cả! Truyện cổ tích cũng vậy, Lọ Lem, Bạch Tuyết, Nàng công chúa ngủ trong rừng,… đều gặp được những bà Tiên tốt bụng hay vua cha, chàng hoàng tử vì họ là những cô gái xinh đẹp, tốt bụng, chăm chỉ, luôn sống hết mình vì một cuộc sống tốt đẹp.

Người nghệ sĩ Eđua Gri-gơ đã nhận ra những khoảnh khắc kỳ diệu trong cuộc sống khi gặp cô bé Đanhi 4 tuổi và quyết tâm viết một bản nhạc tặng cô bé sau mười năm, cô bé ấy cũng đã xúc động biết bao khi đã nhận nó vào năm 18 tuổi. Paustovsky không tặng riêng ai món quà kỳ diệu của cuộc sống. Nhưng ông khiến nhiều người nhận ra sự tồn tại của nó và biết đặt niềm tin vào nó. Đó thực sự là một điều đáng quý, đáng trọng.Những gì xuất phát từ rung cảm của trái tim và trải nghiệm của cuộc sống là những gì bền vững nhất.

Đối với tôi, gặp được gặp được câu nói này của Paustovsky cũng là một điều kỳ diệu. Có lẽ, nó không cho tôi cuộc sống đẹp hơn nhưng tôi sẽ có ý chí để sống tốt hơn. Tôi sẽ thôi buồn vì tuổi thơ tôi không đẹp như mấy đứa bạn tôi kể, sẽ không oán trách cuộc đời vì sinh ra không may mắn đươc giàu sang như chị họ của mình, sẽ không khóc vì một ngày trôi qua chẳng lấy gì làm suôn sẻ,…

Đôi khi, trong một hoàn cảnh không thuận lợi, sức sống của con người sẽ bền bỉ và mãnh liệt hơn. Chính tôi đây, nếu biến cố ngày ấy không xảy ra với tôi, thì giờ đây tôi đã không có gì để viết, để chia sẻ với các bạn. Tất cả những thử thách và khó khăn trong đời đều có thể trở thành điều kỳ diệu nếu chúng ta biết nhìn nhận một cách lạc quan và coi nó như là một nấc thang để nâng ta bước cao hơn.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà Cantauzene nói rằng: “Hãy can đảm mà sống vì ai cũng phải chết một lần. Đừng đi qua thời gian mà không để lại dấu vết. Chúng ta hãy cố gắng để chỉ chết một lần thôi.” Được sinh ra trên cuộc đời này đã là một điều kỳ diệu, vì thế đừng sống đơn giản chỉ là tồn tại. Hãy sống để cảm nhận sự đẹp đẽ và kỳ diệu của cuộc đời để “khỏi thấy xót xa, tiếc nuối cho những ngày sống hoài, sống phí.”

 

Hana Nguyen

Nếu bạn muốn, thì hãy làm!

Featured Image: Cameron Gadner

 

Nếu bạn muốn làm một điều gì đó
Chẳng hạn như muốn viết một bài thơ
Và nếu bạn muốn theo đuổi một ước mơ
Đừng ngại ngần, hãy làm đi, bạn nhé!

Vì chúng ta chẳng có gì ngoài một tuổi trẻ
Tuổi trẻ qua đi, không trở lại bao giờ
Đừng để sau này ngồi nhớ lại ngày xưa
Mà ta thấy xót xa, rồi nuối tiếc…

Tuổi trẻ của ta có gì đây ngoài những nhiệt huyết?
Những trải nghiệm chẳng mua được bằng tiền
Cho dù phải đối mặt với biết bao những nỗi buồn
Thì những nụ cười vẫn ở đằng sau cuối…

Rồi sau này ta sẽ tiếc nuối
Nhưng là tiếc cho những gì ta đã chẳng dám làm!
Tuổi trẻ ơi, xin ta đừng hoang mang
Hãy đứng dậy, và làm đi, bạn nhé!

 

Một Đời Quét Rác

Du học, “Về đi, đừng ở!”

 Hannover nơi tôi sống.
Ảnh: Duwcs Baor – Một người bạn của tác giả

 

Tôi, 21 tuổi, là một du học sinh tại Đức. Lớn lên trong một gia đình cơ bản, cha mẹ làm trong ngành giáo dục Việt Nam, nhưng cả hai người đều đã định hướng cho tôi việc đi du học từ ngày tôi mới bước vào cấp ba. Cho dù tôi học không kém và cũng đã đáp ứng nguyện vọng của cha mẹ: vào một ngôi trường cấp ba có tiếng, thế nhưng tư tưởng “ra nước ngoài để mở mang tri thức” đã ăn sâu vào tiềm thức từ đời cha tôi.

Ông đi du học từ thuở sinh viên, sang Nga học Đại Học rồi lại sang Mỹ học lên cao, trở về tiếp tục làm trong ngành giáo dục. Sau từng ấy năm cống hiến, cha tôi chỉ nói với tôi rằng: “Học ở nhà chẳng nên cơm cháo gì đâu. Con hãy đi đi. Ngày con trở về, nếu hiểu được điều ba nói, chỉ cần bắt tay cảm ơn ba như hai người đàn ông là đủ rồi.”

Ba tôi có sức ảnh hưởng lớn trong cả cuộc đời tôi. Ông là thần tượng. Thế nên tôi đi. Ngày xách ba lô lên máy bay, tôi hứa sẽ có ngày ca khúc khải hoàn trở về. Ngày ấy, với bao khát khao và hoài bão của tuổi trẻ, tôi ngây thơ nghĩ rằng sẽ chẳng sao cả, “vì cuộc đời là những chuyến đi”, rằng tôi mạnh mẽ đủ để chống đỡ mọi vấn đề đã và sẽ hiện hữu trước mắt.

Không. Tôi nhầm. Tôi khóc ngay đêm đầu tiên đặt chân tới Hannover, một thành phố không nhỏ cũng không lớn ở miền Tây Bắc nước Đức. Lý do? Tôi bị lạc đường. Những bước chạy mỏi mệt giữa đêm đông vắng lặng ấy lại là những bước chân đầu tiên của tôi trên xứ người. Và tôi không bao giờ quên.

Ba năm trôi qua, tôi đã trưởng thành lên nhiều: cứng cáp hơn, hiểu biết hơn, quen biết những người anh lớn tuổi, có những người bạn vong niên. Nhưng có một câu hỏi vẫn cứ sẽ làm tôi đau đầu, bạn biết đấy, cái câu hỏi mà hẳn nếu bạn là du học sinh, bạn sẽ thường xuyên được hỏi mỗi khi có dịp trở về thăm mảnh đất quê hương: “Về hay ở?”

Như bao thanh niên thời đại khác, cái gì không biết, tôi Google. Và tôi tìm được bài viết này trên Triết Học Đường Phố. Lẽ thường, sau khi đọc, tôi nên tiếp tục hoang mang. Một bên là đất nước, là quốc tịch tôi vẫn hay điền vào tờ đơn gia hạn visa, là nơi tôi thuộc về, là cha, là mẹ mà cũng là chiến trường tương lai của cuộc đời. Một bên là lý do để trở về chưa ai tìm thấy, là sự bất công đã được nói lên trong bài viết, là bản năng cầu toàn của mọi cá thể con người, là cái giá tốt được trả sau nhiều năm khổ sở đèn sách và những giọt nước mắt nhớ nhà tuyệt vọng. Tôi nên hoang mang tiếp.

Không. Nhầm. Tôi sẽ trở về. Tôi phải trở về. Lý do cá nhân tôi đưa ra là tôi, một cách tiêu cực, chẳng bao giờ thích chạy theo xu hướng đám đông. Nhưng để thuyết phục người khác, tôi cần nhiều hơn cái lý do chẳng giống ai đấy.

Ở lại có chắc cuộc sống sẽ tốt hơn?

Tôi đang không nói về mặt vật chất. Đức, nền kinh tế lớn mạnh bậc nhất lục địa già, có cơ chế an sinh xã hội bậc nhất thế giới. Vậy nếu đặt lên bàn cân, tại sao tôi phải trở về? Bạn bè tôi, có người học những ngành học như công nghệ na-nô, lắp ráp máy bay, công nghệ môi trường, họ hỏi tôi rằng họ sẽ kiếm việc thế nào được ở Việt Nam? Để trả lời câu hỏi này, hãy đọc mục sau.

Tôi là sinh viên, chỉ đi làm thêm chạy bàn, thi thoảng thì được vào các cửa hàng châu Á tại đây để dọn dẹp, bê vác gạo. Chỉ vậy thôi cũng làm tôi đủ sống đủ tiêu, vậy ra trường đi làm những công việc với mức lương cơ bản cũng đã sướng lắm rồi. Tôi còn đòi hỏi gì nữa.

Không, không. Tôi đang nói về ý nghĩa của đời người. Nghe có vẻ to tát đấy, nhưng lại rất đời người. Ý tôi là, ở lại, sung sướng, kiếm thật nhiều tiền, và rồi “khi đã có kinh tế, muốn làm gì cho quên hương mà chẳng được” như một ví dụ ở bài viết trên, điều đó có thực sự đúng? Khoan nói về việc các bạn có thực sự thành công trong việc tìm một việc làm đúng nguyện vọng ở nơi có sức cạnh tranh còn dữ dội hơn cả Việt Nam hay không, mà kể cả có được đi chăng nữa, “cống hiến cho quê hương” bằng cách đấy, liệu có phải là cách duy nhất và tốt nhất hay không? Và rồi liệu rằng sau nhiều năm ổn định kinh tế cho bản thân, bạn có còn là người con của dân tộc Việt, có còn hướng về quê hương?

Tôi không dám trả lời những điều trên, chỉ đưa ra một câu hỏi cho các bạn để chúng ta cùng suy ngẫm. Câu trả lời là của riêng mỗi người, nhưng nó sẽ chỉ được gọi là câu trả lời nếu bạn thực sự ngồi xuống và cân nhắc cho thật cẩn thận. Chỉ nên nhớ rằng, giá trị của mỗi người con dân tộc Việt vẫn luôn nằm đó, khát khao vươn lên từ bùn đất, và tỏa sáng rực rỡ như những ngôi sao vàng.

Đừng đổ lỗi cho đất nước

Về câu chuyện của sinh viên và các ngành học “lạ”. Lý do đưa ra luôn là “ở Việt Nam không có ngành này” hoặc “ở Việt Nam ngành này kém phát triển” thế nên “tôi không có chỗ đứng”. Tôi cho rằng đó là những lý do quá yếu kém, được đưa ra không có mục đích gì khác ngoài sự chống chế yếu ớt của cá nhân mỗi người.

Cái gì cũng có lần đầu. Xã hội nói chung hay các ngành nghề nói riêng, nơi nào cũng phải có người đi tiên phong trong những cuộc cách mạng mới mẻ. Các bạn học ở một môi trường xuất sắc, có kiến thức sâu đậm, có tư tưởng mới lạ, giỏi giang và cho rằng mình có thể cạnh tranh rồi cống hiến tốt hơn ở những đất nước giàu mạnh, vậy mà lại sợ trở về để đi tiên phong cho lĩnh vực mình đam mê hay sao? Không, không. Các bạn sợ thất bại. Các bạn sợ mình không đủ giỏi hay bản lĩnh để làm nên sự thay đổi.

Vậy tại sao các bạn lại đổ lỗi cho quê hương, tại sao các bạn lại dám nói rằng “đất nước không cho tôi lý do để về”? Đất nước cần các bạn, nhưng chính các bạn đã sợ rồi đấy thôi?

Chúng ta chưa có công nghệ này, chúng ta yếu kém ở ngành nghề kia, thế nhưng không một ai dám đi tới và làm nó phát triển. Suy cho cùng, đất nước nên đổ lỗi cho chúng ta mới phải. Vì ai trong chúng ta cũng chờ đợi, chờ một người đi tiên phong, một lá cờ đỏ, một cái gì đó phát triển rồi để trở về làm cho nó thêm phần hoa lá cành.

Tiếng khóc trước tổ tông

Lý do này tuyệt nhiên không phải của tôi, mà của một người bạn vong niên đã chỉ ra cho tôi thấy. Đó là vào một ngày nắng đẹp trời, giữa mùa hè ấm áp, tôi và anh ngồi uống bia ở bãi cỏ rộng thênh thang trước cửa trường đại học. Tôi nói đùa với anh: “Sướng thế này còn về làm gì anh nhỉ? Mùa hè thế này ở Việt Nam chỉ có vào nhà ngồi điều hòa. Bẩn lắm.” Anh cười. Thế rồi trầm tư một lúc, anh nói: “Phải về chứ em. Về để đến ngày cuối đời, đứng trước tổ tiên, ta cười và nói mình đã không làm các cụ thất vọng.”

Ngày ấy, tôi cho rằng đó là một lời đùa lại, và tôi cười hô hố. Thế nhưng bây giờ ngồi nghĩ lại, thì ánh mắt của anh khi ấy là ánh mắt của người từng trải, nếm đủ sung sướng trên đất người, và hiểu biết về nỗi khổ của dân ta.

Lý do này, các bạn có thể cho rằng nó chỉ là lý thuyết sáo rỗng, là sách giáo khoa đạo đức lớp năm, sao cũng được. Dù gì tôi cũng chỉ đưa vào cho có, cho đủ ba lý do, vì số ba là số tôi thích.

Lời kết

Còn vô vàn lý do khác mà các bạn có thể đưa ra để từ chối việc trở về. Tin tôi đi, tôi cũng vậy. Chúng ta đều thấy cả mà.

“Bọn ta chứng kiến sự phai nhòa của các bản sắc, lấy phá cách làm tôn chỉ, thế giới bọn ta nhìn thấy là một đống hổ lốn, không chỉ logic mà phi logic, phản logic cùng được chấp nhận, sự lan truyền nổi bật hơn cả sự thẩm thấu và lý tưởng thì không mang lại cơm gạo.”

– Du Đãng, Báo bóng đá điện tử 4231.vn

Nhưng cũng chính vì những lý do ấy, đất nước mới cần các bạn. Đừng ngó lơ nó vì sự ích kỷ của mỗi bản thân. Vì nơi đâu cũng có bất mãn, cũng có vấn đề, nhưng chỉ có những người con của đất Việt mới giải quyết được tận gốc những vấn đề của đất Việt thôi.

Thế nên, các bạn ạ. Về đi, đừng ở lại. Về đi cho một ngày cất đầu lên.

 

D8

Quan sát để cảm nhận cuộc sống sâu sắc hơn

Featured Image: Khánh Hmoong

 

Bạn có chắc là mình đã quan sát mọi thứ? Nếu có thì hãy trả lời những câu hỏi này nhé.

Bạn có biết chiếc áo bạn đang mặc có bao nhiêu chiếc nút không? Cái đồng hồ bạn đang đeo có kim giây không? Chữ số trên đồng hồ là la mã, la-tinh, dấu chấm hay dấu gạch? Hôm nay bạn gái của bạn mang giày màu gì? Cái cột tóc có màu sắc và hình dáng như thế nào? Nếu bạn trả lời được những câu hỏi đó ngay lập tức mà không cần nhìn lại thì bạn đã có sẵn một kỹ năng quan sát rồi đấy.

Quan sát là gì?

Quan sát là cách nhìn sự vật, hiện tượng, hành vi, thái độ của con người một cách chi tiết và có phân tích. Hầu hết chúng ta chỉ nhìn chứ không quan sát. Hai hành động đó khác nhau ở chỗ khi ta quan sát ta có mục đích hay chủ ý rõ ràng, còn nhìn đôi khi chỉ là thoáng qua, hoặc vô tình. Khi nhìn, chúng ta không tập trung vào sự vật trước mặt mình mà thật ra mà chỉ là một cách vô thức hay có phản xạ thôi. Tuy nhiên, mọi người thường nhầm lẫn với hai khái niệm này.

Quan sát không chỉ dùng thị giác thôi, mà phải dùng cả những giác quan còn lại như Nancy Farmer có viết:

“Hãy nhìn xung quanh… Cảm nhận làn gió, ngửi khí trời. Lắng nghe tiếng chim và ngắm nhìn bầu trời. Hãy cho tôi biết những gì đang diễn ra ngoài kia.”

Quan sát chứ không Soi mói

Hai vấn đề này có điểm khác nhau là soi mói chỉ cốt để tìm ra mặt xấu của vấn đề hay của đối tượng. Một người hay soi mói sẽ nhìn được mọi thứ, vẫn có phân tích, nhưng chỉ lại đưa ra những ý kiến, những đánh giá nhận xét rất tiêu cực. Trong khi đó quan sát thì ngược lại. Do đó, càng không thể nhầm lẫn hai khái niệm này.

Quan sát để cảm nhận cuộc sống sâu sắc hơn

“Một lữ khách không biết quan sát cũng giống như một con chim không có đôi cánh.” – Moslih Eddin Saadi

Trong mỗi người chúng ta hầu như chỉ chú ý đến bản thân mình nhiều đến nỗi quên mất thế giới bên ngoài bao la và phong phú vô vàn. Bạn sẽ không nhìn thấy trái đất đang chuyển động từng ngày, những người bên cạnh đang thay đổi từng giờ, những vật xung quanh bạn đang di chuyển từng phút, từng giây. Ở đây không phải tôi muốn nói bạn vô tình, mà bạn chỉ là đang bỏ quên mọi thứ. Bạn bận bịu, lo lắng, bạn xoay quanh với những con số, vò đầu bức tóc với những rắc rối trong cuộc sống, bạn chộn rộn với những thứ vớ vẩn trong công việc, thế nên bạn đã bỏ quên thế giới.

Bạn vô tình “bỏ quên” một người bạn thân đang buồn phiền, bạn “bỏ quên” một cơn gió âu yếm thổi qua tán lá, bạn “bỏ quên” màu son môi mới của vợ, bạn “bỏ quên” ánh mặt trời đỏ chói đang lặn phía trời tây, bạn “bỏ quên” niềm vui của đứa con gái mới đi học về, bạn tiếp tục “bỏ quên” cây bàng trước cửa đang lâm râm vài lá đỏ, bạn đang “bỏ quên” mọi thứ.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn quan sát kỹ hơn? Bạn có thể chia sẻ với người bạn những u sầu, bạn sẽ nói với vợ rằng: “Màu son mới rất hợp với em.” Bạn sẽ cảm nhận cơn gió cũng đang ấp ôm bạn, bạn sẽ hỏi con gái: “Có gì mà con vui thế?” Bạn sẽ thấy hoàng hôn rất ấm áp nhưng gợi buồn, bạn sẽ thấy thời gian trôi nhanh mỗi khi lá bàng đỏ rơi xuống, và khi đó bạn sẽ thấy mình đang sống, đang hòa mình vào thế giới bao la.

Quan sát như thế nào?

Hãy tìm một chỗ thật thoải mái ở một quán cà phê nhỏ, ngồi xuống, im lặng, và bắt đầu quan sát xung quanh nhé. Hãy bắt đầu từ người phục vụ. Hãy để ý tóc ngắn hay dài, quần áo màu gì, dáng đi, giày, nghe giọng nói của người đó. Và khi họ bê thức uống ra, hãy quan sát thái độ của anh ta. Trong quá trình quan sát hãy tự phân tích một vài chi tiết nhỏ ví dụ: nếu anh chàng này đeo kính có thể là một sinh viên đi làm thêm, bộ đồng phục còn mới có lẽ là mới vào làm,… Thật ra điều này cũng chẳng có ý nghĩa gì nhiều, mục đích của nó là tự tập cho bạn thói quen phân tích các sự việc thôi.

Tiếp theo, hãy chuyển mục tiêu sang những nhân vật xung quanh quán. Tìm một người mà bạn hứng thú và bắt đầu quan sát người đó và phân tích. Ví dụ như anh ta đang làm gì? Chân anh ta bắt chéo hay để thẳng? Anh ta cầm điện thoại tay nào? Gương mặt anh ta có gì đặc biệt,… Từ đó, bạn sẽ phần nào đoán được tính cách của người mà bạn đang quan sát. Điều đó sẽ giúp bạn nhận ra rằng có rất nhiều chi tiết nhỏ nhưng lại tạo cho mỗi người một phong cách rất riêng.

Và bây giờ, hãy quan sát khung cảnh xung quanh, và cũng bắt đầu từ vật gần nhất là cái bàn bạn đang ngồi. Có bao nhiêu cái ghế, kiểu dáng, chất liệu như thế nào. Sau đó bạn chuyển hướng sang những vật xa hơn mình. Mỗi lần quan sát, bạn phải mất một thời gian để thật sự chú ý và đối tượng. Khi đã quen, bạn sẽ quan sát rất nhạy và nhanh như Sherlock Holmes vậy.

Nếu bạn đã thuần thục kỹ năng này rồi thì thì bạn sẽ nhận ra mình có thể học hỏi mọi thứ rất nhanh và dễ dàng vì:

“Chúng ta không cần theo học bất cứ chương trình hay lớp học nào cả, vì sự quan sát đã mở ra những cửa sổ kiến thức xung quanh chúng ta.” – Sukant Ratnakar (Open the Windows)

Thực tế, kỹ năng quan sát sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc và cuộc sống. Điều đó cũng thể hiện sự tinh tế của bạn đối với mọi người xung quanh. Đó cũng là một cách giúp bạn thiền hơn. Vì nếu tâm càng tịnh, cảm nhận của bạn mỗi khi quan sát một đối tượng lại càng sâu sắc hơn và phân tích cũng logic hơn.

Để tóm lại bài này tôi chỉ có thể nói: Nếu đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, thì quan sát là chìa khóa mở cánh cửa tâm hồn ấy từ bên trong để nhìn ra ngoài một cách trọn vẹn. Sáng mai thức dậy, hãy thôi nhìn mà thay vào đó là quan sát. Quan sát để lắng nghe, quan sát để cảm nhận, quan sát để thưởng thức những hương vị mà bạn đã lãng quên bấy lâu nay.

 

Thụy Yên

Trường đại học: Chiến trường hay thị trường?

Featured image: Kik// allisonmorris

 

Tôi còn nhớ hồi thơ ấu, tụi học trò cấp một, cấp hai chúng tôi khi đi qua các trường đại học với những cánh cổng to cao, thường im ỉm đóng cứ đứng nhìn các anh chị sinh viên trông rất trí thức một cách đầy khâm phục và kính nể. Chúng tôi cũng thường đọc cho nhau nghe hai câu thơ truyền khẩu như là một lời nhắc nhở mình: “Cổng trường đại học cao vời vợi. Mười thằng vươn tới, chín thằng rơi.” Đối với chúng tôi hồi đó, trường đại học là một ước mơ xa xôi nhưng đầy cảm hứng, bởi nó hứa hẹn những chân trời mới sẽ mở ra, những vận mệnh mới sẽ hình thành sau những năm dài miệt mài trên giảng đường.

Nay, giáo dục đại học đã khác xưa nhiều lắm. Trường đại học không còn là một sự chọn lọc xã hội dành cho trí thức trình độ cao nữa. Hầu hết các trường đại học đều mở cửa để đón sinh viên, không chỉ là cửa chính mà còn của hậu, cửa hông, cửa điều khiển từ xa đều được mở hết thông qua các chương trình đào tạo chính quy, phi chính quy, cử tuyển, từ xa…

Người người học tập, nhà nhà học tập để tiến tới xây dựng một xã hội học tập suốt đời. Mục đích mà nền giáo dục nước nhà đặt ra là rất chính đáng, vậy nhưng quá trình xã hội hóa giáo dục đã được thực hiện thế nào để gần đây, trên một diễn đàn chính thống của nhà nước là báo Tuổi Trẻ, người học, người dạy lại phản biện lẫn nhau bằng thứ ngôn ngữ công kích được dùng trên chiến trường thay cho ngôn ngữ nhân văn chốn học đường: trường đại học đang “giết” sinh viên hay sinh viên đang “tự giết” mình? Cố sát hay tự sát trong ngữ cảnh này đều là một thực tế đầy đau đớn, bởi lẽ nó đi ngược lại những nguyên tắc của một nền giáo dục vị nhân sinh.

Nhân đọc nhiều bài viết và ý kiến đa chiều về đào tạo giáo dục đại học phổ cập và tỷ lệ cử nhân thất nghiệp cao ở Việt Nam, tôi xin được đóng góp một vài ý nhỏ từ góc độ của một người nghiên cứu về giáo dục đại học, một giảng viên và một người bạn thân thiết với trò để nhìn nhận vấn đề qua lăng kính của các em.

Giáo dục đại học Việt Nam ở thời điểm hiện tại có một điểm tương đồng với giáo dục đại học Hoa Kỳ, đó là việc hướng đến một nền giáo dục đại chúng. Tôi không so sánh hai mô hình đào tạo đại học này mà chỉ bàn đến một điểm chung duy nhất: “Tính mở.”

Hoa Kỳ có rất nhiều loại hình đại học, từ các trường chọn lọc nhất theo định hướng nghiên cứu đến các trường nhập học tự do. Khoảng 40% sinh viên ở Hoa Kỳ bắt đầu từ các trường cao đẳng cộng đồng và các trường đại học không chọn lọc dành cho học sinh tốt nghiệp phổ thông, có năng lực thấp hoặc chưa có định hướng rõ ràng cho nghề nghiệp tương lai. Đây là cơ hội để sinh viên “thử” một loại hình đào tạo ít đòi hỏi về trình độ trước khi có một sự lựa chọn nghiêm túc để tiếp tục đầu tư thời gian và tiền bạc ở các trường đại học có uy tín, đào tạo bốn năm hoặc dài hơn và thường khắt khe về các tiêu chuẩn tuyển sinh để đảm bảo chất lượng đầu ra.

Để dễ hiểu, bạn hãy hình dung giáo dục đại học Hoa Kỳ có hình miệng phễu: mở rộng đầu vào và thắt chặt đầu ra. Trên bước đường xã hội hóa giáo dục đại học, Việt Nam cũng cung cấp nhiều loại hình đào tạo và nhiều trường đại học mới ồ ạt ra đời, hồ hởi đón nhận các em học sinh vừa rời ghế phổ thông và gắn cho các em một cái mác mới: Sinh viên đại học. Đáng nói hơn, các em nào năng lực thấp không qua nổi kỳ thi tuyển đại học nhưng phụ huynh có khả năng thì lại được gắn một cái mác khác “oai” hơn: “Sinh viên một số trường đại học và viện đào tạo quốc tế với chuẩn đầu vào là điểm tuyển sinh dưới điểm sàn.” Điều đáng nói ở đây là ở Việt Nam, đã được gọi là sinh viên thì hầu hết phải tốt nghiệp đại học, dù con đường đi có dài ngắn khác nhau.

Để dễ hiểu, bạn hãy hình dung giáo dục đại học Việt Nam gần giống hình lăng trụ tròn: đầu vào và đầu ra gần như bảo toàn về số lượng. Vậy thì rõ ràng các trường đại học đâu có “giết” sinh viên trên giảng đường? Tuy nhiên, với cách đào tạo này, các em lại gián tiếp bị “giết” trên một chiến trường khốc liệt khác là thị trường lao động với những quy luật chọn lọc và đào thải của nó.

Tôi lại nhìn nhận vấn đề từ góc độ một giảng viên để xem tôi và đồng nghiệp có “giết” sinh viên không. Tôi đọc một nhận xét của một đồng nghiệp trên báo, rằng thầy cực ghét kiểu tư duy kiểu giảng viên phải nhai cơm rồi mớm cho sinh viên, người chỉ biết nuốt mà đôi khi cũng không hề biết cơm có ngon không, rất ít người tự mình gắp lấy thức ăn và tự nhai và càng ít người biết tự chọn nguyên liệu mà thầy cô đã cung cấp, rồi tự chế biến món ăn cho chính mình… Tôi thấy buồn.

Khi những thầy cô giáo đã ghét, đã có định kiến về học trò của mình như thế, làm sao chúng tôi có thể làm tốt được nhiệm vụ của mình là truyền đạt cho các em tri thức? Đành rằng không phải sinh viên nào vào trường đại học cũng có thái độ học tập nghiêm túc, nhưng nhận định rằng rất ít người tự giác học tập thì cũng là một sự khái quát vội vã và không công bằng với các em.

Sinh viên cần những người dẫn đường có khả năng truyền cảm hứng để các em tìm một lối đi, vậy giáo viên đừng nên tự cho mình là bảo mẫu bị bắt buộc phải chăm bẵm những đứa trẻ hư đốn và lười biếng. Xin giáo viên đừng “giết” tình thầy trò và trách nhiệm bằng những suy nghĩ vắng bóng tình thương yêu. Tôi lại nhìn nhận vấn đề từ góc độ của học trò tôi, thông qua lời các em tâm sự.

Để có một chỗ ngồi ở giảng đường, cha mẹ của các em phải lao lực nhiều đóng cho con tiền học phí, bởi mức sống trung bình của nước ta nói chung vẫn thấp. Tuy nhiên, tình trạng các em đến lớp không học được nhiều hoặc không học được gì do giáo viên năng lực kém và giáo viên bỏ lớp không báo trước không phải là hiện tượng cá biệt.

Bản thân tôi cũng không thể biện hộ được khi các em than phiền các trường hợp thầy chấm điểm theo kiểu “đo gang” “đọc lướt, cho điểm vừa phải” bởi tôi biết tình trạng này có tồn tại. Và thực tế xã hội đã cho thấy một tỷ lệ rất lớn các cử nhân có đến trường, có bằng nhưng không có việc làm.

Vì bức xúc, các em cũng có những hành xử không đúng mực: gọi thầy cô bằng ông này bà nọ, thể hiện sự vô ơn và có khi sỉ nhục thầy cô ở nhiều ngữ cảnh khác nhau. Các em cũng “giết” tình yêu nghề của thầy cô giáo. Nhưng phân tích để chỉ trích nhau thì có ích gì không? Tại sao chúng ta không nghĩ một cách nào đó để thay đổi kiểu tư duy “chiến tranh” về nền giáo dục của nước nhà?

Tôi nghĩ chúng ta nên nhìn nhận và vận hành nền giáo dục theo cơ chế thị trường. Chữ “thị trường” ở đây không có nghĩa là một môi trường bát nháo người mua kẻ bán để làm đảo lộn hết mọi giá trị của nền giáo dục “tôn sư trọng đạo”. Tính “thị trường” sẽ điều tiết, hướng dẫn các bên liên quan thực hiện đúng chức năng của mình theo quy luật cung cầu.

Các trường đại học nên được phân tầng rõ ràng về chất lượng và có trách nhiệm sản phẩm của mình, đừng bán cái mình có; hãy bán cái thị trường cần. Đừng duy trì những chương trình đào tạo lỗi thời đang có sẵn; hãy nhạy bén với thị trường lao động để cập nhật những kiến thức, trang bị những kỹ năng có tính áp dụng thực tiễn cho sinh viên.

Các giáo viên nên xem học trò là khách hàng để làm tốt nhiệm vụ của mình. Ngành giáo dục cũng là một ngành dịch vụ, nơi những ứng xử, giao tiếp với khách hàng là một yếu tố quan trong để tạo nên thành công và sự hài lòng.

Nói cho cùng, lương của giáo viên một phần cũng từ nguồn học phí của phụ huynh sinh viên đóng góp trên cơ sở chia sẻ chi phí của chính sách xã hội hóa giáo dục, vậy nên giáo viên cũng nên cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình vì trách nhiệm và vì lòng tự trọng nghề nghiệp.

Các sinh viên cũng nên là một khách hàng khôn ngoan và có một thái độ đúng khi lựa chọn một sản phẩm giáo dục. Các em đừng lựa chọn một trường học, một ngành học theo hiệu ứng đám đông vì đến thời điểm tốt nghiệp, nhu cầu của thị trường đối với một ngành từng rất được ưa chuộng có thể đã bão hòa.

Các em đừng đổ lỗi hoàn toàn cho nhà trường khi gặp phải một môi trường học tập không tốt, bởi theo luật thị trường, người mua phải có trách nhiệm với lựa chọn của mình. Đây là nguyên tắc phổ biến trên thế giới mà tiếng La Tinh gọi là Caveat Emptor (tạm dịch: Xin người mua hãy cẩn trọng).

Tôi thực tâm mong rằng chúng ta hãy biến chiến trường giáo dục thành một thị trường lành mạnh, để xã hội tương lai sẽ phồn thịnh hơn với những chủ nhân có năng lực, được đào tạo từ những định hướng đúng đắn và bởi những người thầy, người cô có tâm huyết và có tình thương.

 

Đỗ Thị Diệu Ngọc

18 tuổi, tôi ngộ ra

Featured image: Scott Wade

 

Viết cho những năm tháng 18 đã qua…

Một ngày đầu năm, tự dưng nghĩ về những mối quan hệ cũ, bạn bè đồng trang lứa. Ai cũng giỏi, ai cũng cá tính, chỉ có điều là không phải ai cũng đi cùng nhau, thế rồi mỗi người đi một con đường riêng, và tôi cũng thế. Thôi thì cũng sao để cố gắng cho bản thân mình. Mọi thứ đều xoay quanh việc tu thân: tức rèn luyện bản thân trước đã.

Như Khổng Tử nói: “Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh,lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ.” 15 tuổi đã chuyên tu học hành, sau đó mới đến ngưỡng 30 thành người phong thái, để rồi đến tuổi 50 thì thấu hiểu mệnh trời. Đàn ông, về cơ bản thì phải ngoài 30 mới vào độ chín, còn khi trẻ tuổi thì muôn chuyện.

Tuổi trẻ là tuổi rất đẹp, luôn khao khát dấn thân, luôn khao khát thể hiện bản thân, mặc dù biết ít. Đôi khi sự đời biết ít lại càng muốn thể hiện nhiều. Nhưng ai cũng phải trải qua giai đoạn bồng bột để đạt được đến ngưỡng hết “thơ” nhưng không còn “ngây” nữa, thì mới trưởng thành được. 18 – 25 tuổi là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người được gọi là giai đoạn bản lề. Giống như cánh cửa muốn chắc thì bản lề phải tốt. Bất cứ điều gì làm trong tuổi này đều ảnh hưởng đến tương lai sau này. Vì thế, tuổi 18 thường là một bước ngoặt.

Thay đổi môi trường sống, bắt đầu tự lập, bước chân vào xã hội, biển rộng trời cao để vẫy vùng, bài viết này xin ghi lại những cảm xúc của tuổi 18 để gửi tới các bạn trẻ. Tôi đã bước qua tuổi 18 từ lúc còn đang miệt mài ôn thi đại học. Ngày tôi 18, tôi ở tuổi còn quá trẻ để có thể ngộ ra được nhiều điều. Giờ đây nhìn lại, tôi thấy mình vẫn đang đi một hành trình để ngộ những điều mình chưa ngộ được trong cuộc sống.

18 tuổi, tôi ngộ ra được giá trị của sức khỏe

Tôi hiểu một điều rằng, sức khỏe vô cùng quan trọng. Rất nhiều người lớn ngày trẻ không trân trọng sức khỏe, lười vận động, hút thuốc, rượu bia, nhậu nhẹt, lo nghĩ, tính toán… để bây giờ họ không thật sự khỏe mạnh. Họ bệnh tật, thuốc thang, đau ốm….

Tôi ngộ ra một điều rằng, 18 tuổi tôi càng sống vội, thức thâu đêm cắm mình bên quán game, nhậu nhẹt những quán xá vỉa hè không đảm bảo chất lượng, cả ngày chỉ ù lì bên chiếc máy tính không chịu vận động… sau này tôi sẽ phải trả giá. Sinh viên còn trẻ còn khỏe, tôi không ăn uống đầy đủ ngay từ bây giờ, nhịn ăn, mì tôm qua ngày, không ăn sáng, ngủ không đủ giấc, không tập thể dục… sau này hậu quả sẽ đến.

18 tuổi, tôi ngộ ra giá trị của đồng tiền

Tôi hiểu một điều rằng, đồng tiền vô cùng quan trọng, dù nó không phải là tất cả. Có một giá trị hiển nhiên mà đồng tiên mang lại: nó giúp con người ta đỡ đau đầu vì rất nhiều chuyện liên quan tiền trong cuộc sống.

Tôi cũng ngộ ra được sức mạnh chi phối của đồng tiền. Tôi chứng kiến cảnh có những người hàng tháng chỉ riêng tiền trả lãi ngân hàng thôi cũng khiến họ đủ vất vả như thế nào. Cái nghèo nó khiến người ta phải lo nghĩ. Tôi cũng biết được vì đồng tiền mà có những gia đình cãi cọ, sứt mẻ. Tôi chứng kiến cảnh, vì thiếu thốn gia đình trợ cấp, nhiều sinh viên khao khát kiếm tiền một cách mù quáng để rồi bị lừa vào đường dây bán hàng đa cấp.

Tôi ngộ ra một điều, 18 tuổi tôi phải ngưng đốt tiền ngay từ bây giờ. Không được phép lãng phí cho những cuộc chơi vô bổ. Tiền chỉ thực sự được dùng cho những việc chính đáng. Tiền không phải là mục đích sống của tôi nhưng tôi cần tiền để làm những việc cần phải làm.

18 tuổi, tôi ngộ ra giá trị của thời gian

Tôi hiểu một điều rằng, thời gian vô cùng quan trọng. Cách tôi sử dụng thời gian như thế nào sẽ tạo ra kêt quả cuộc đời tôi. Tại sao có những chiếc đồng hồ giá lên tới hàng trăm triệu? Có một lí do là bởi vì những chiếc đồng hồ đắt tiền ấy sẽ nhắc người chủ của nó về cái giá của thời gian. Ngay từ bây giờ, tôi phải trân trọng những khoảnh khắc thời gian mình có, phải trân trọng giây phút bên những người mình thương yêu, và quyết tâm sử dụng thời gian sao cho có ích.

Tôi ngộ ra ngay bây giờ là lúc tôi phải sống cuộc đời thật vì thời gian không trở lại. Ngay bây giờ mình phải tận hưởng cuộc sống. Dù có chuyện gì, tôi cũng phải sống trọn vẹn mỗi ngày. Sống hạnh phúc để đạt được thành công chứ không phải đau khổ để có thành công rồi khi đó mới cho phép mình hạnh phúc. Ngay bây giờ, dù chuyện gì xảy ra, tôi cũng điềm đạm, bình tĩnh với nó. Đơn giản để tôi luôn được sự bình an trong tâm hồn.

Tôi ngộ ra một điều rằng tuy thời gian không bao giờ quay trở lại, nhưng cũng không bao giờ là quá muộn cho một sự khởi đầu. 18 tuổi, tôi có rất nhiều việc phải làm phía trước nhưng tôi sẽ không nóng vội muốn giải quyết vấn đề cả đời chỉ trong một ngày. Tôi sẽ lập kế hoạch cụ thể, và đơn giản, cứ đi đi, làm từng việc nhỏ, việc nhỏ, mọi thứ sẽ đi đúng trật tự của nó

18 tuổi, tôi ngộ ra sức mạnh của trí tuệ

Tôi hiểu một điều rằng, trí tuệ vô cùng quan trọng. Trí tuệ mang lại rất nhiều giá trị. Nếu mình tư duy kém cỏi, mình bất lợi rất nhiều. Có những người phải làm công việc cực nhọc không được như ý muốn như chạy xe ôm, đẩy xe rác.. Và ngoài kia, rất nhiều người tôi chứng kiến họ không có sự lựa chọn nghề nghiệp, phải vắt kiệt mình để mưu sinh sống qua từng ngày, họ phải vất vả, lăn lộn, cũng chỉ vì một điều là họ không học hoặc không được học hành tử tế.

Tôi nhìn thấy những cái giá đó và tôi quyết tâm mình phải là một người có tư duy tốt. Ngay từ 18 tuổi, tôi phải học hành cẩn thận. Học tốt ở trường học là chưa đủ, bởi tôi cần học hỏi cả ở trường đời. Giống như câu nói: “Mỗi ngày trôi qua tôi sẽ học một điều gì đó. Mỗi người tôi gặp đều sẽ là một người thầy của tôi.”

18 tuổi, tôi ngộ ra tầm ảnh hưởng của những mối quan hệ

Tôi hiểu một điều rằng, những mối quan hệ thân thiết nhất của tôi tạo ra cuộc sống của tôi. Dù bố mẹ có lúc mắng chửi, dù trước đây có lúc tôi ghét bố mẹ mình nhưng nếu không có bố mẹ, tôi không tồn tại trên đời này. Cuộc sống hàng ngày của tôi, những đồng tiền tôi tiêu: từ tiền ăn, tiền học cho đến tiền nhà đều do bố mẹ trợ cấp.

Tôi ngộ ra một điều rằng, có những lúc trên đường đời, tôi sẽ phải đối mặt với khó khăn, thử thách. Có thể sẽ có những lúc mọi người quay lưng đi, không có ai bên cạnh mình. Những lúc ấy, tôi sẽ rất cần một điểm tựa, một sự ủng hộ, một lời động viên. Tôi sẽ phải trả giá nếu chọn nhầm bạn, vì thế tôi phải chọn những người bạn đúng đắn. Không cần có nhiều bạn, chỉ cần những người bạn có chất lượng. Và đặc biệt mình phải luôn trân trọng, biết ơn những người đã đi qua cuộc đời mình cho dù họ là ai.

18 tuổi, tôi ngộ ra còn nhiều điều tôi chưa ngộ ra

Tôi chưa ngộ ra được ý nghĩa cuộc đời, tôi chưa ngộ ra được những quy luật cuộc sống, tôi chưa ngộ ra được mình sống để làm gì… Chỉ có một điều tôi chắc chắn: cứ sống, cứ cháy hết mình, tham gia trọn vẹn mỗi ngày, tôi sẽ có câu trả lời cho những điều bí ẩn đang chờ đón phía trước.

18 tuổi, tôi ngộ ra…