24 C
Nha Trang
Thứ tư, 6 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 153

Bác Hồ nói hạnh phúc là phải đấu tranh mới có được

Hôm vừa rồi mình xem bộ phim Đèn Lồng Đỏ Treo Cao do Trương Nghệ Mưu đạo diễn, cảm thấy câu nói này rất đúng:

“Nếu anh diễn tốt, anh có thể lừa được người khác. Nếu anh diễn không tốt, anh chỉ có thể tự lừa được chính mình.”

Cuộc đời có nhiều thứ thật nực cười. Cho dù có phải khó khăn làm trái với lòng mình, diễn vở diễn cho trọn vai, thì con người vẫn phải làm. Ai có đủ dũng cảm mà sống thật với chính cảm xúc của mình. Hay tất cả chỉ là sự lừa dối lẫn nhau. Người khẩu Phật tâm xà hiển hiện khắp nơi. Mình có thực sự đủ nhẫn tâm, thủ đoạn để làm như vậy.

Rốt cuộc phải trải qua những gì mới có thể hạ mình xuống như vậy. Kẻ có thể hạ mình như vậy một là kẻ không có lòng tự tôn tự trọng, hai là kẻ vô cùng nham hiểm âm mưu, quyết dùng mọi thủ đoan để đạt được điều mình muốn. Thì ra đó là cách mà họ dùng để kiếm tiền, để níu giữ các mối quan hệ. Nhưng cái gì cũng vậy, nếu làm quá thì nó sẽ phản tác dụng. Người ta sẽ xem thường anh.

Mình vốn dĩ là một ngừoi thực tế, thực tế đến đau lòng. Do đó, cả phim cả truyện mình đều tìm xem và đọc những tác phẩm mang tính hiện thực cao nhất. Mình không tin truyện ngôn tình, càng cho rằng điện ảnh sướt mướt hàn Quốc đang đầu độc và làm giới trẻ hiểu sai về thực tế của tình yêu.

Đúng là mỗi người có một góc nhìn khác nhau về những sự việc. Cùng một sự việc,nhưng mỗi thời điểm quan niệm của mình lại khác. Lúc còn là sinh viên, ăn no mặc ấm, chỉ nghĩ đơn giản tình yêu là thứ khiến người ta thật đớn đau, khiến người ta không thể chịu đựng được. Giờ đi làm kiếm tiền rồi, cũng lâm vào những tháng ngày không đủ tiền mà ăn cơm, mới thấy không có tình thì vẫn sống được, nhưng không có tiền thì chỉ có chết. Quả thật, đồng tiền là một trong những thước đo chuẩn mực nhất của cuộc đời này.

Bạn không có tình, người ta chỉ thắc mắc rồi hỏi thăm cho qua. Nhưng bạn không có tiền, mọi chuyện sẽ hoàn toàn khác. Họ sẽ khinh miệt và thậm chí xa lánh bạn. Họ sẽ dựa vào điểm yếu đó mà làm khổ bạn. Rồi bạn sẽ hiểu nếu như lâm vào hoàn cảnh không tiền bạn sẽ phải tủi nhục và cay đắng nhường nào. Có thể độc giả sẽ cho rằng tôi quá thực dụng. Nhưng như tôi đã nói, tôi thực tế đến đau lòng là vậy. Tôi muốn các bạn hãy bớt mộng mơ.

Tôi muốn các bạn hãy tỉnh lại và đừng chìm đắm vào những ngôn tình diễm lệ kia. Làm gì có một cô gái nghèo khổ ngốc nghếch cưới được con trai chủ tịch tập đoàn như trong phim. Ngoài đời, nếu không phải là một người phụ nữ thông minh sắc sảo và đầy bản lĩnh, phải có luôn cả học thức, phải đứng ngang hàng với họ. Không thì bạn cũng phải là ca sĩ, diễn viên, hoa hậu nổi tiếng nhất nhì showbiz. Bạn phải đem lại được giá trị gì đến cho họ, cho gia đình họ, cho tập đoàn kinh doanh của họ. Cuộc đời có qua có lại, làm sao người giàu có ở địa vị như thế có thể để mắt tới cô gái ngu ngốc được. Việc bạn cần làm đó chính là phải phấn đấu giành thật nhiều thành công cho mình, khi đó bạn sẽ ngang hàng và hãnh diện xứng đôi vừa lứa với họ.

Tình yêu, kiếm tiền tất cả đều là những cuộc chiến. Bác Hồ nói hạnh phúc là phải đấu tranh mới có được. Giờ tôi đã thấm thía câu nói ấy. Tất cả là một cuộc chiến. Từ chiến với bản thân mình cho đến chiến với người ngoài. Bạn phải luôn luôn là một chiến binh. Mọi quyết định của bạn bạn đều phải chịu trách nhiệm. Vì đó là cuộc đời bạn. Con người đứng trước sự việc xảy ra, một khi đã ra quyết định thì chớ nên hối hận. Có hối thì sự việc cũng đã xảy ra rồi.

Làm sao diễn cho tròn vai diễn cuộc đời.. Làm sao nhìn ra được đâu là bộ mặt thật ẩn dưới tất cả những vai diễn xung quanh ta ngoài kia?

 

Trinh Hoang

Bố mẹ nghe con nói được không?

Featured image: y ♪ fotodisignorina ♪ Felicia Violi

 

Bố mẹ…. Bố mẹ có biết con có rất nhiều thứ trong lòng con muốn bố mẹ nghe được không? Nhưng thật sự quá khó, con không biết phải bắt đầu như nào. Con sẽ bắt đầu như nào khi bố mẹ vẫn coi con là một đứa bé, con sẽ bắt đầu như nào khi bố mẹ vẫn cứ áp đặt mọi thứ vào cuộc sống của con và con sẽ bắt đầu như nào khi bố mẹ vẫn luôn đúng còn con thì luôn sai.

Có thể con chưa trưởng thành nhưng con đâu còn là đứa trẻ chỉ biết vâng lời và làm theo. Mọi thứ thay đổi rồi bố mẹ ạ… Thay đổi từ khi con được trải nghiệm, thay đổi từ khi con được vấp ngã, thay đổi từ khi con biết được đâu là cuộc sống thật sự của con. Dẫu vậy bố mẹ đâu có hiểu con, bố mẹ vẫn luôn vô tình biến con thành một đứa trẻ dù điều đó là vô lý, là đau khổ đối với con. Con biết bố mẹ muốn tốt cho con nhưng lại chẳng bao giờ quan tâm đến cái tốt đó có thừa không hay thậm chí là đang dần dần làm hại con.

Có bao giờ bố mẹ để ý đến cảm xúc của con, có bao giờ bố mẹ xem con cần gì, có bao giờ bố mẹ quan tâm xem con muốn trở thành ai? Nhưng không! Bố mẹ vẫn áp đặt, vẫn muốn con trở thành người mà bố mẹ muốn, như vậy liệu có phải tốt cho con hay bố mẹ đang từ từ giết chết tâm hồn, giết chết đam mê, giết chết cái cuộc sống đầy màu sắc của con mà nhốt con vào căn phòng ngột ngạt, không lỗi thoát. Như vậy đâu phải bố mẹ giúp con…

Bố mẹ không bao giờ đặt mình vào vị trí của con nhưng bố mẹ có biết con luôn nghĩ tới bố mẹ không? Nhiều đêm trắng con nghĩ liệu bố mẹ có buồn không, bố mẹ có cảm thấy xấu hổ với người khác không? Có lúc con nghĩ con nên làm gì để bố mẹ được vui? Lại có lúc con nghĩ không biết trong lòng bố mẹ có tâm sự gì hay có những lúc con cảm thấy buồn chỉ vì thấy bố mẹ mệt mỏi.

Nhưng… còn làm được gì, con đã cố gắng, cố gắng hết sức mình, cố gắng chỉ vì muốn làm bố mẹ cười, cố gẳng chỉ vì muốn bố mẹ được “mát mày mát mặt” với người ta. Con không thể bố mẹ ạ, có lẽ những thứ làm bố mẹ vui nằm ngoài khả năng của con, nó hoàn toàn đối nghịch với đam mê, đối nghịch với cuộc sống mà con muốn, nó không thể nào song hành cùng con được bởi đơn giản con chọn con đường mà lại không khớp với con đường bố mẹ vẽ ra cho con. Liệu có phải con bất hiếu không bố mẹ?

Thật sự con vẫn đang rối bời lắm bố mẹ, con thắc mắc tại sao chữ “Hiếu” và “Đam Mê” nó luôn đối nghịch vậy? Sống trên đời quan trọng nhất là “Hiếu” nhưng có phải luôn vâng lời bố mẹ, làm theo những điều bố mẹ bảo là “Hiếu”… Con nghĩ chắc không phải đâu, “Hiếu” là biết chăm sóc bộ mẹ khi về già, là không phải khiến bố mẹ lo lắng, là tự có cuộc sống tốt cho bản thân. Nếu “Hiếu” thực sự là như vậy thì con chỉ mong bố mẹ hãy yên tâm về con, còn sau này tuy không chắc chắn nhưng con tin rằng cuộc sống con sau này sẽ tốt và con sẽ bên cạnh bố mẹ khi bố mẹ già. Như vậy là con được chữ “Hiếu”. Nhưng để được chữ hiếu vẹn toàn ấy thì con phải có cuộc sống tốt, lúc ấy thì nó lại liên quan đến hai chữ “Đam Mê” bố mẹ à…

Làm sao con có thể sống tốt nếu con không được làm cái mình muốn, cái mình đam mê? Bố mẹ luôn lo lắng rằng đam mê ấy là viển vông, là hại cho bản thân nhưng con thấy nó đâu có như vậy? Nó không hề gây hại cho ai, lại chẳng khiến con của bố mẹ gặp nguy hiểm và hơn nữa có thể nó còn là thứ nuôi được con thì tại sao bố mẹ lại lo lắng về nó quá nhiều như vậy? Vả lại cuộc sống đâu phải chỉ có sống mỗi vì đam mê? Con vẫn ở ngoài kia, vẫn trải nghiệm, vẫn kiếm sống, kiếm sống để nuôi đam mê và bản thân bố mẹ ạ…

Nhưng sống vì đam mê cũng thú vị, cũng ý nghĩa lắm chứ bố mẹ. Thử hỏi bao nhiêu người ngoài kia khi về già cảm thấy hối tiếc khi không được làm điều mình muốn, không được thực hiện đam mê của bản thân họ, chắc rằng cuộc sống của họ thật vô nghĩa, sống cả đời làm bao nhiêu việc, thực hiên bao nhiêu thứ mà chẳng thể làm được việc họ muốn, thực hiện được thứ họ đam mê. Đối với con cuộc sống như vậy thực rất vô nghĩa, con hứa sẽ không bao giờ phải để bản thân hối tiếc như họ bởi con cũng đã từng như họ…

Con cũng muốn bố mẹ đọc được những dòng này những chắc khó bao giờ có thể. Nhưng thôi, viết được những dòng này con cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái hơn nhiều rồi. Nếu có thể con chỉ muốn bố mẹ và con sẽ hiểu nhau hơn, đừng coi con là đứa trẻ nữa bố mẹ.

Kevin Sickit

Định mệnh của Việt Nam – Phần I

Featured image: A. Wee

 

Dạo gần đây thấy rất nhiều bạn bàn luận về chính trị, nhưng bản thân tự thấy lại chưa có một bài viết chất lượng nào về tình hình và các góc nhìn đầy đủ về Việt Nam. Hôm nay mình xin giới thiệu một cuốn sách được viết bởi người Mỹ, nhưng lại hàm chứa đầy đủ và có những cái nhìn rất chính xác về vị trí và tình hình của Việt Nam hiện tại. Các bạn trẻ nếu có ý muốn thay đổi, nếu có ý muốn làm chính trị thì trước hết hãy trang bị cho mình những kiến thức căn bản cần biết. Đây là một trong những tài liệu quý giá nên được đọc và nghiên cứu.

Quyển sách Chảo dầu tại Châu Á – Biển Đông và sự kết thúc của một Thái Bình Dương ổn định (Asia’s Caudron – The South China Sea and the End of a Stable Pacific) của ông xuất bản đầu năm 2014.  Sách gồm 8 chương, trong đó tác giả dành riêng Chương III để đề cập đến Việt Nam, mối quan hệ lịch sử với Trung Quốc và những nhìn nhận của người Việt Nam về mối quan hệ đó, về mối đe dọa của một Trung Hoa đang tìm cách khuynh loát cán cân quyền lực trong khu vực và đặc biệt  về quan điểm bảo vệ chủ quyền Biển Đông, bảo vệ nền tự chủ quốc gia của Việt Nam.

Xin được giới thiệu phần dịch của chương nói về Việt Nam.

Người dịch: Trà Điêu từ Blog Xuyên Sơn

Chương III

Định mệnh của Việt Nam

Ảnh hưởng của Hà Nội là đáng để suy nghĩ: Những gì thủ đô của Việt Nam đạt được tại thời điểm, tự thân nó là tiến trình của lịch sử. Tôi không hàm ý là lịch sử đơn thuần đã là một định mệnh nào đó, đã được xác định trước do vị trí địa lý, hình thành nên các triều đại và các cuộc nổi dậy kế tiếp nhau, tuy nhiên lịch sử là tổng hòa của các hành động dũng cảm đơn lẻ và những toan tính không ngừng nghỉ. Những bản đồ, đồ họa và một số lớn bia đá tại Bảo tàng Lịch sử đã dành để kỷ niệm cho những cuộc kháng chiến gian nan của Việt Nam chống lại các triều đại Tống, Minh và Thanh của Trung Hoa vào các thế kỷ XI, XV và XVIII: cho dù Việt Nam đã từng bị sát nhập vào Trung Hoa cho đến thế kỷ X, đặc tính chia tách về mặt chính trị với đế chế Trung Hoa (Middle Kingdom) từ lâu đã là một điều kỳ diệu mà không lý luận nào trong quá khứ có thể biện giải đầy đủ.

Một số nhiều hơn các bia dựng từ hậu bán thế kỷ XV ở Văn miếu, đã sâu sắc ghi giữ lại tên tuổi và đóng góp của tám mươi hai học giả tiền nhân, vượt lên trên sự lãng quên. Trên thực tế, đó là một ấn tượng đặc biệt về hình dung lịch sử của Việt Nam. Sự thâm trầm và náo nhiệt của Đền Ngọc Sơn (xây dựng để ghi nhớ chiến thắng trước nhà Nguyên Trung Hoa vào thế kỷ XIII), với bức tượng Phật uy nghi sơn son thếp vàng mờ trong khói trầm, bao quanh bởi một hồ nước mờ sương và rậm lá, là sự dọn chỗ về mặt tâm linh cho một ngôi lăng Hồ Chí Minh chân phương hơn. Hồ, một trong những nhân vật nhược tiểu vĩ đại của thế kỷ XX, và là một trong những nhà thực dụng vĩ đại nhất lịch sử, đã hợp nhất chủ nghĩa Mác, tư tưởng Khổng giáo và tinh thần quốc gia vào chung thành một thứ vũ khí chống lại người Trung Quốc, người Pháp và người Mỹ; là nền tảng thành công trong các cuộc kháng chiến của Việt Nam chống lại ba đế quốc mang tầm vóc toàn cầu. Tượng mạ vàng như Phật của ông được đặt khắp các phòng hội nghị tại thủ đô này.  Lăng của ông ta nhô cao giữa những ngôi nhà và nhà thờ kiểu Âu châu đã xưa hàng thế kỷ, nơi từng là đầu não chính trị của Đông Dương thuộc Pháp, một xứ phụ thuộc không chắc chắn mà Paris đã cố sức và quyết liệt nắm lại sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, dẫn đến cuộc chiến tranh chống lại người Việt mà đỉnh điểm của nó là một sự kiện quá bẽ bàng cho người Pháp: Trận Điện Biên Phủ năm 1954.

Đông Dương thuộc Pháp bao gồm cà Lào và Campuchia, nhưng với chỉ Hà Nội là đầu não chính trị và Sài Gòn là thủ phủ thương mại. Việt Nam đã thống trị Đông Dương, nói cách khác, điều đó đã dẫn đến chỗ các lực lượng Thái và Khơ me đôi khi có các mối liên kết ít ỏi với Trung Hoa để chống lại sức mạnh của Việt Nam. Trên thực tế, khi mà Hoa Kỳ bảo hộ cho một Nam Việt Nam độc lập chống lại Phía Bắc cộng sản, thì sự thống nhất của Việt Nam dưới chế độ cộng sản và thất bại của người Mỹ đã minh họa cho một mối đe dọa lớn hơn rất nhiều cho Trung Hoa hơn là cho Hoa Kỳ. Đó là một dấu ấn cho động lực Việt Nam trong khu vực.

Bên dưới những công trình kiến trúc kiểu Pháp là cuộc đấu tranh mới nhất mang tính sử thi chống lại định mệnh của lịch sử: những khu phố thương mại Hà Nội ồn ào náo nhiệt, với hàng đoàn xe máy – người lái ô tô ngồi nhắn tin điện thoại di động khi tắc đường – những mặt tiền mới đầy vẻ hiện đại chen lấn với những gian hàng cũ kỹ ngay kế bên. Đó là cái không gian mua bán tiền tư bản, với hàng cà phê khắp nơi – mỗi hàng là một kiểu cách và bài trí riêng biệt – cung cấp những món cà phê thuộc hàng ngon nhất thế giới, và vẫn chưa có Starbucks hiện diện ở đây. Hà Nội, với bề dày lịch sử của nó, lại không có những bảo tàng ngoài trời như những thành phố lớn tại Châu Âu. Nó vẫn còn trong một tiến trình vụng về để trở thành, và vẫn gần gũi với sự hỗn loạn rối rắm của Ấn Độ hơn là sự cằn cỗi khó gần của Singapore. Người Việt Nam đang dò dẫm tìm hướng đi vào thế giới hiện đại, vì lợi ích đầy hứa hẹn của bản thân họ và gia đình, nhưng cũng phải làm sao để bảo toàn sự độc lập của mình trước một Trung Hoa cũng có động lực ngang bằng.

Hà Nội, như từ thời cổ xưa, là một thành phố đầu não của những tính toán chính trị: sự nổi lên thời gian gần đây của thành phần trung lưu đầy tiềm năng – nước đông dân thứ mười ba thế giới – với một bờ biển dài ngay tại ngã tư đường của nhiều tuyến hàng hài quan trọng và gần với những nguồn năng lượng dự trữ ngoài khơi. Việt Nam là “vai diễn chính” của Đông Nam Á trong cuộc tranh chấp tại Biển Đông, đã tuyên bố chủ quyền của mình đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, “trên cơ sở cứ liệu lịch sử có ít nhất là từ thế kỷ XVII”, theo các nhà nghiên cứu Clive Scholfield và Ian Storey.  “Nếu Trung Quốc cản trở được Việt Nam, họ sẽ chiếm được Biển Đông,” một quan chức cấp cao chính phủ Hoa Kỳ nói với tôi như vậy. “Malaysia đã buông tay, Brunei đã giải quyết những vấn đề của họ với Trung Quốc, Indonesia không xác định rõ ràng lập trường của mình trong vấn đề này, Philippines không có nhiều lá bài để đi ngoại trừ những phản ứng quyết liệt và tuyên bố kích động, Singapore có khả năng nhưng quy mô lại nhỏ bé”.

Tất cả đổ dồn lên Việt Nam, nói một cách khác

Bước đi của Việt Nam tại thời khắc này đang là những bước đi chậm. Ngô Quang Xuân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, đã nói với tôi trong một cuộc trao đổi kéo dài nhiều tuần lễ, rằng, năm tháng mang tính then chốt đối với nước Việt Nam mới không phải là năm 1975, khi Nam Việt Nam bị Miền Bắc cộng sản thôn tính; mà là năm 1995; khi quan hệ được bình thường hóa với Hoa Kỳ và cũng là khi Việt Nam gia nhập ASEAN, và bước vào một thỏa ước “khung” với Liên minh Châu Âu. “Chúng tôi hội nhập với thế giới, nói một cách khác.” Ông thừa nhận rằng trước khi đi đến những quyết định đó, “chúng tôi đã có những cuộc tranh luận quyết liệt trong nội bộ.” Sự thật là, cho dù liên tiếp chiến thắng trước người Pháp và người Mỹ, những người cộng sản Việt Nam, như những viên chức của họ giải thích với tôi trong một loạt những cuộc trao đổi kéo dài nhiều tuần, thì sau đó họ vẫn tiếp tục cảm thấy thua kém.

Hãy ghi nhận: Việt Nam đã tiến chiếm Cambodia vào năm 1978, giải phóng đất nước này thoát khỏi cơn điên diệt chủng dưới chế độ Khơ-me Đỏ của Pol Pot. Cho dù cuộc tiến chiếm là một hành động mang tính hiện thực chủ nghĩa thật lạnh lùng – do Khơ-me Đỏ thân Trung Quốc đã đại diện cho sự de dọa mang tính chiến lược đối với Việt Nam – thì những hệ quả của nó lại mang tính nhân bản tích cực rộng lớn và sâu sắc. Tuy nhiên, chính vì hành động mấu chốt mang tính nhân từ đó mà Việt Nam thân Liên Xô đã bị cấm vận bởi một liên minh thân Trung Quốc bao gồm cả Hoa Kỳ, mà kể từ chuyến đi của Tổng thống Nixon năm 1972 đến Trung Quốc, đã ngả về hướng Bắc Kinh. Năm 1979, Trung Quốc chính họ cũng đã xâm lấn Việt Nam, nhằm giữ chân không cho Việt Nam tiến quân vượt qua Cambodia vào Thái Lan. Trong khi đó, Liên bang Xô viết đã không bước đến trợ giúp cho đất nước nằm trong tầm ảnh hưởng của mình ở Hà Nội. Việt Nam đã trơ trọi về mặt ngoại giao, sa vào một vũng lầy tiêu hao sinh lực tại Cambodia, oằn lưng bởi sự đói nghèo cùng cực, chủ yếu do chính sách quân sự hóa. Thăm Hà Nội vào những năm 1970, Thủ tướng Singapore khi đó là Lý Quang Diệu đã viết, ông phát hiện ra rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam là “không thể chịu đựng được”, hãnh diện tự cho họ như là “những người Phổ” ở vùng Đông Nam châu Á. Nhưng sự tự cao, như những nhà lãnh đạo Việt Nam nói với tôi, đã kéo dài không lâu. Qua những lần thiếu thực phẩm nghiêm trọng và sự sụp đổ của Đế chế Xô viết những năm 1989-1991, Việt Nam cuối cùng đã rút quân khỏi Cambodia. Việt Nam đã trở nên không còn bạn bè – chiến thắng người Mỹ đã thành một ký vãng xa xôi. “Cảm giác chiến thắng trong cuộc chiến đó luôn bị lắng xuống vì đã không bao giờ có được sự yên bình,” một nhà ngoại giao Việt Nam giải thích.

“Người Việt Nam không quên về cuộc chiến với Hoa Kỳ những năm 1960-1970,” một nhà ngoại giao Phương Tây nói với tôi. “Huống hồ là, một vài thế hệ người Mỹ vẫn còn nằm trong vũng lầy của thời gian.” Người Việt Nam không quên rằng hai mươi phần trăm đất nước họ không thể ở được hoặc do bom mìn Mỹ còn chưa được rà phá hết; hoặc vì tác động của chất độc màu da cam, không thứ gì có thể sinh sôi được trên phần đất đai đáng kể đó. Có đến ba phần tư người Việt Nam ra đời sau “Kháng chiến chống Mỹ”, như họ gọi – để phân biệt với những cuộc đấu tranh mà họ tiến hành trước và sau đó. Và thậm chí một tỷ lệ người còn nhiều hơn không có bất cứ ký ức gì về cuộc chiến đó.

Các sinh viên và viên chức trẻ tuổi tôi gặp tại Học viện Ngoại giao, một nhánh trực thuộc của Bộ Ngoại giao, còn thoát ra được khỏi cuộc Kháng chiến chống Mỹ hơn là những đứa trẻ của giai đoạn bùng nổ sinh đẻ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tại một hội trường địa phương – nơi thường diễn ra những cuộc gặp gỡ mà họ dành cho tôi, trên thực tế, họ đã phê phán Hoa Kỳ nhung không có gì liên quan đến chiến tranh. Họ đã bực bội trước việc Hoa Kỳ không hề can thiệp với Trung Quốc vào năm 1990 khi Bắc Kinh đe dọa chủ quyền của Philippines đối với Đá Vành Khăn thuộc Quần đảo Trường Sa tại Biển Đông; và với việc Hoa Kỳ không gắn kết về mặt kinh tế và ngoại giao với Myanmar nhiều hơn trước năm 2011, để có thể ngăn chặn đất nước này trở thành vệ tinh của Bắc Kinh. Một sinh viên tổng kết: “Sức mạnh của Hoa Kỳ là cần thiết cho nền an ninh của thế giới.” Thật vậy, các sinh viên và viên chức kế tiếp nhau sử dụng thuật ngữ “cân bằng sức mạnh [với Trung Quốc]” để miêu tả Hoa Kỳ. “Người Trung Hoa quá mạnh, quá tham vọng,” một nhà nghiên cứu nữ nói, “đó là lý do tại sao Thời Đại Trung Hoa là mối đe dọa to lớn đối với chúng ta.”

Cả Việt Nam và Hoa Kỳ “chia sẻ lợi ích trong việc ngăn ngừa Trung Quốc… có thể thống trị xương sống thương mại hàng hải và gia tăng những đòi hỏi lãnh thổ thông qua con đường cưỡng chiếm,” Giáo sư Carlyle A. Thayer của Học viện Quốc phòng Australia tại Canberra đã nói như vậy. “Việt Nam xem sự hiện diện của Hoa Kỳ như là một rào cản ngăn chặn việc gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc.”

David Lamb, người đã từng theo dõi cuộc chiến những năm 1960 cũng như đã trở lại đây vào những năm 1990 với tư cách phóng viên của Thời báo Los Angeles tại Hà Nội, nói rằng, đơn giản là “Người Việt Nam thích người Mỹ… Họ đã mất ba triệu người [một trong số mười người bị chết hoặc bị thương], đã bị dội lên người 15 triệu tấn đạn dược – gấp hai lần số dội xuống cả Châu Âu và Châu Á trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, và đã phải sống qua một cuộc chiến tranh khiến cho 7 triệu người Nam Việt Nam phải di tản và tàn phá toàn bộ công nghiệp và hạ tầng của Miền Bắc Việt Nam. Vâng,” ông viết tiếp, “họ đã bỏ lại cuộc chiến sau lưng họ theo cái cách mà nhiều người Mỹ đã không thể làm. Bệnh viện của họ đầy những cựu chiến binh với những cơn ác mộng hậu chiến, nhưng họ không có được một tượng đài kỷ niệm quốc gia như kiểu Bức tường Việt Nam tại Washington. Họ không viết sách về chiến tranh. Cựu chiến binh không ngồi quanh vại bia để nói về điều dó. Học sinh học về điều đó chỉ như là vài trang ngắn gọn trong suốt quá trình lịch sử 2500 năm của đất nước họ.

Trên thực tế, do cái cung cách nhạo báng và làm trầm trọng hóa vấn đề mà một vài người Âu châu và các thành viên phe hữu của Hoa Kỳ thể hiện khi đánh giá hàng năm, nước Mỹ đã hoàn toàn vắng bóng tại Việt Nam.  Tóm lược quan điểm chung ở đây, Nguyễn Đức Hùng, cựu Đại sứ tại Canada, đã nói với tôi: “Cũng như Việt Nam đã mở rộng về phương nam hàng thế kỷ để xác định mình như là một quốc gia, người Mỹ cũng tiến về hướng tây – và điều đó không phải vì vàng ở California, mà vì sự tự do.”

 

Hun Sen – Người cộng sản không sợ đa đảng

Featured Image: Wikipedia Commons

 

Nói đến đa đảng, tam quyền phân lập những người cộng sản đều rất sợ vì họ cho đó là những đặc điểm của “bọn tư bản giãy chết”. Nhưng thực ra đây là những phát minh khoa học của nhân loại để tạo nên sự cạnh tranh trong xã hội, làm cho nhân dân ngày càng được bảo vệ hơn, cuộc sống công bằng hơn, chống lạm quyền, tham nhũng hiệu quả hơn. Có một người cộng sản đã lãnh đạo đảng cầm quyền thực hiện đa đảng từ 20 năm nay, qua 4 nhiệm kỳ đứng đầu chính phủ, vẫn rất uy tín được nhân dân ủng hộ, các đảng dối lập tôn trọng. Đó là Hun Sen, người lãnh đạo cấp cao (phó chủ tịch) của Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), tức Đảng Cộng sản Cămpuchia, Thủ tướng Cămphuchia..

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Samdech Hun Sen (sinh ngày 4 tháng 4 năm 1951) là Thủ tướng đương nhiệm của Vương quốc Campuchia. Ông cũng là thủ lĩnh đảng lãnh đạo Campuchia trong một chính phủ liên hiệp với đảng bảo hoàng Funcinpec kể từ khi Campuchia khôi phục chế độ đa đảng năm 1993. Ông được Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni thăng hàm Thống tướng ngày 23 tháng 12 năm 2009. Chính phủ liên hiệp từ năm 1993 có hai đồng thủ tướng với Norodom Ranariddh làm thủ tướng thứ nhất và ông làm thủ tướng thứ hai. Chính phủ liên hiệp bị đổ bể năm 1997, sau sự xung đột bạo lực giữa lực lượng quân đội trung thành của Hun Sen và lực lượng quân đội trung thành của Ranariddh.

Cuộc bầu cử 1998, đã đưa ông trở thành thủ tướng duy nhất của Campuchia cho tới hiện nay. Kết quả bầu cử năm 2003 dẫn đến một quốc hội do đảng Nhân dân Campuchia (CPP) nắm giữ, đảng bảo hoàng Funcinpec và đảng Sam Rainsy có ít ghế hơn. Tuy nhiên, CPP không nắm đủ đa số 2/3 số ghế cần thiết theo Hiến pháp Campuchia để một mình lập chính phủ. Nên phải thành lập một chính phủ liên hiệp giữa CPP và Funcinpec. Và Hun Sen đã để lại dấu ấn của riêng mình trên chính trường Campuchia trong gần ba thập kỷ qua. Mặc dù Trung Quốc và Mỹ kích động thế giới liên tục tố cáo “Việt nam xâm lược Cămpuchia”, nhưng Hun Sen vẫn tuyên bố: “Không có sự giúp đỡ của Việt Nam, chúng tôi sẽ chết.”

Hun Sen cho biết quân tình nguyện Việt Nam đã đóng vai trò giải phóng Campuchia. Hun Sen nói: “Tôi đã nói với họ (Việt Nam) là nếu họ rút quân và Pol Pot quay trở lại thì nhiều người sẽ bị giết Tháng 1-1989, Hun Sen nói thêm: “Chính phủ Việt Nam không muốn để quân ở lại. Phía chúng tôi yêu cầu họ như thế.” Đó là một bản lĩnh của một nhà lãnh đạo tài ba, rất trung thực với lịch sử.

Tại sao Hun Sen cộng sản vẫn sống tốt trong thể chế đa đảng? Theo sách “Hun Sen – nhân vật xuất chúng của Campuchia”, Nhà xuất bản Văn Học ấn hành, bản quyền tiếng Việt của Youbooks do Harish và Julie Mehta biên soạn (Lê Minh Cần dịch). Hun Sen là một người lãnh đạo luôn biết chấp nhận thử thách. Ông tuyên bố: “Tôi muốn trở thành một nhân vật có thế lực và làm được điều gì đó cho đất nước tôi.” Ông đã cố tranh thủ sự ủng hộ của cử tri bằng những lời hứa hẹn và thật sự đem lại cho họ một số những điều ấy, xây dựng trường học, đường xá và các kênh mương tưới tiêu ở khắp nước. Ông đã trở lại với những người đã bỏ phiếu cho ông và mang lại những thứ họ cần – trường học, hệ thống kênh mương thủy lợi. Ông chuyện trò với họ, hút chung một điếu thuốc và họ đã đáp lại tình cảm của ông.

Với thắng lợi trong cuộc bầu cử vào năm 2003, một lần nữa người dân đã đặt niềm tin vào ông. Vào giữa năm 1999, ông đã cảnh báo với các đảng viên của mình là hãy dẹp bỏ hành động tham nhũng và hành vi thiếu đạo lý. Tại một đại hội đảng được giữ kín gồm 200 đại biểu, Hun Sen nói: “Nếu bất cứ viên chức nào phạm phải hành vi sai trái, họ sẽ bị thay thế, nếu không sẽ bị sa thải.”

Chiến lược toàn diện của ông xoay quanh sự ăn khớp của ba yếu tố – sự ổn định chính trị, nguồn viện trợ và sự đầu tư nước ngoài. Với sự ổn định chính trị và cơ sở hạ tầng vật chất thích đáng, vấn đề chỉ còn là thời gian trước khi nguồn vốn đầu tư của các công ty tuôn vào để tạo ra việc làm và đưa người dân Campuchia đến gần hơn với giấc mơ hòa bình và thịnh vượng.

Năm 2013 này, Đảng CPP của Hun Sen lại thắng lợi trong bầu cử, sẽ cùng Funcinpec liên hợp thành lập chính phủ. Và khả năng Hun Sen lại làm Thủ tướng Cămpuchia thêm một nhiệm kỳ nữa. Nhiều người Việt Nam không đồng tình với Hun Sen việc ông đang “đi đêm” Trung Quốc để kiếm viện trợ, nên không đồng tình với việc thông qua Quy tắc ứng xử Biển Đông giữa Asean- Trung Quốc năm 2012 ( DOC). Tôi cũng ở trong số đó. Nhưng đối với nhân dân Cămpuchia, Hun Sen đang trở thành một lãnh tụ công sản xuất chúng.

Hun Sen muốn biến Campuchia thành một con hổ kinh tế châu Á. Chính điều tâm huyết với dân với đất nước đó đã củng cố quyền lực và uy tín của Đảng nhân dân Cămphuchia (CPP) trong một thể chế đa đảng, mà Hun Sen là người cầm lái. Không sợ đa đảng chỉ sợ đảng không mạnh.

Còn nếu theo thể chế độc đảng thì rất dễ sa vào sự lộng hành quyền lực ở các cấp từ Trung ương đến địa phương để vơ vét làm giàu cho mình, tham nhũng phát triển không ngăn chặn được, đẩy nhân dân vào cảnh lầm than đói khổ. Đảng suy thoái đến độ nào đó thì thành phản động, phản lại quyền lợi nhân dân và đất nước. Nếu không có đảng đối lập bên cạnh thì không có đối chứng để cảnh tỉnh, để cạnh tranh, dẫn đến độc tài. Đa đảng làm cho con người tự do dân chủ hơn, đất nước được quản lý tốt hơn.

Suy nghĩ từ đảng CPP của Hun Sen, tôi thấy ràng, đảng nào đưa lại thịnh vượng cho dân thì họ theo đảng đó. Đảng nào kém cỏi trong lãnh đạo, ngày càng suy thoái nghiêm trọng, đảng viên, cán bộ từ Trung ương đến địa phương suốt ngày chỉ lo tìm mọi cách thu vén, làm giàu cho mình, tìm mọi cách để đè đầu cưỡi cổ xã hội, thì dân thù ghét, bất hợp tác, chính sách đề ra không thực hiện được, như cái cây mục ruỗng, không cần xô vẫn đổ. Đó là chân lý mà người cộng sản Hun Sen đã nắm được và đang làm chủ nó.

 

Ngô Minh

30 câu nói quan trọng về chính trị, kinh tế của Tiến sĩ Milton Friedman, người từng đoạt giải Nobel Kinh tế

Featured image: lpmaryland.org

 

 

1. Một xã hội ưu tiên sự công bằng trước tự do sẽ không có công bằng và tự do. Nhưng một xã hội mà ưu tiên tự do trước sự công bằng sẽ có được một mức độ cao của cả hai.

2. Một trong những sai lầm lớn nhất là đánh giá một chính sách theo ý định của nó thay vì kết quả.

3. Trước tiên, bạn hãy nói tôi biết: có một xã hội nào mà không phát triển trên lòng tham không? Bạn nghĩ Nga không có lòng tham? Bạn nghĩ Trung Quốc không có lòng tham? Lòng tham là gì? Dĩ nhiên, không một ai trong chúng ta tham lam cả, chỉ có người khác mới tham lam. Thế giới này hoạt động dựa trên những cá nhân theo đuổi sự đam mê riêng biệt. Những thành tích vĩ đại của nền văn minh không đến từ các cán bộ quan chức. Ông Einstein đã không phát triển những lý thuyết của ông ta dựa theo lời của một quan chức. Henry Ford đã không cải cách ngành công nghiệp xe hơi như vậy. Trường hợp duy nhất mà nhân loại đã thoát ra khỏi sự nghèo đói trong lịch sử là khi có sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản và thị trường tự do. Nếu bạn muốn biết con người ở đâu mà nghèo khổ hơn, đó là trong những xã hội mà không có hai cái đó (tư bản và thị trường tự do). Lịch sử đã chứng minh quá rõ, không có phương pháp mà khác mà nâng cao chất lượng đời sống của người dân bằng sự năng động của thị trường tự do.

4. Ưu điểm lớn nhất của thị trường tự do là nó không quan tâm đến màu da của bạn là gì; nó không quan tâm tôn giáo của bạn là gì; nó chỉ quan tâm tới những gì bạn có thể sản xuất mà người khác muốn. Nó là một hệ thống hiệu quả nhất mà chúng ta đã khám phá ra; nó cho phép những con người dù ghét nhau vẫn có thể giao tiếp và giúp đỡ lần nhau.

5. Không có gì tồn tại lâu bền như một chương trình của chính phủ.

6. Đa số những lý do phản đối thị trường tự do là sự thiếu niềm tin vào thị trường tự do.

7. Tôi ủng hộ việc giảm thuế trong bất kỳ trường hợp nào với bất cứ lý do gì, bất cứ lúc nào.

8. Chính phủ có 3 vai trò chính. Nó phải cung cấp quân lực để bảo vệ đất nước. Nó phải thi hành những hợp đồng giữa các cá nhân. Nó phải bảo vệ công dân và tài sản của họ. Khi chính phủ — với mục đích tốt thử dàn xếp kinh tế, hành chính pháp lý, hoặc giúp một nhóm lợi ích nào đó, cái giá phải trả là hiệu lực kém, thúc đẩy kém, và tự do bị hạn chế. Chính phủ nên làm trọng tài, chứ không làm cầu thủ.

9. Chính phủ sẽ không bao giờ rút kinh nghiệm, chỉ con người mới rút kinh nghiệm. (ý nói chính phủ chỉ là tập hợp từ nhiều con người.)

10. Trên đời này chẳng có gì là “miễn phí” cả.

11. Nhiều người muốn chính phủ phải bảo vệ người tiêu dùng. Nhưng một mối e ngại lớn nữa là phải bảo vệ người tiêu dùng từ chính phủ.

12. Trong một câu diễn văn trong lễ tuyên thệ nhận chức, Tổng Thống Kennedy đã nói “Đừng hỏi những gì đất nước có thể làm cho bạn — bạn nên hỏi những gì bạn có thể làm cho đất nước.” Một trong những sự lo ngại hiện tại là người ta chỉ nhìn vào bài diễn văn nhưng không chú trọng đến ý nghĩa. Sự kết nối của vai trò của công dân và chính phủ trong câu nói đó không hợp với lý tưởng của những con người tự do trong một xã hội tự do.

Đoạn “đất nước có thể làm gì cho bạn” gợi ý rằng chính phủ là người đỡ đầu, người dân là người được bảo vệ, một cái nhìn không hợp với lý tưởng của một người tự do là chính anh ta là chủ nhân của định mệnh. Đoạn “bạn có thể làm gì cho chính phủ” gợi ý rằng chính phủ là người chủ, người dân là người hầu. Đối với một người tự do, một quốc gia là một tập thể của những cá nhân, chứ không phải là một thứ gì cao hay thấp hơn họ. Người tự do tự hào về nguồn gốc chung và trung thành với những truyền thống chung. Nhưng đối với anh ta, chính phủ là một phương pháp, một dụng cụ, chứ không phải là một người tặng quà hay ân huệ, cũng không phải là một người chủ hay thần thánh để anh ta tôn thờ hay phục vụ. Anh ta không công nhận bất cứ một mục đích quốc gia nào trừ những mục đích mà tất cả công dân khác phải làm. Một người tự do sẽ không bao giờ hỏi đất nước có thể làm gì cho anh ta, và cũng không hỏi anh ta sẽ làm gì cho đất nước.

13. Đa số những hoạt động của chính phủ là dành thời gian để sửa sai những hành động mà họ đã gây ra.

14. Các doanh nghiệp chỉ có một và duy nhất một mục tiêu trong xã hội – đó là áp dụng tất cả những gì họ có và dùng nó để tăng lợi nhuận trong phạm vi của luật pháp, nghĩa là trong một môi trường cạnh tranh không có sự lừa dối hay giả dối.

15. Giai đoạn Đại Suy Thoái (1929-1933) cũng như tất cả giai đoạn suy thoái khác, là một kết quả của sự điều hành kém của chính phủ chứ không phải của thị trường tự do.

16. Một trong những nguyên nhân để con người phản đối thị trường tự do là nó tạo ra những thứ mà mọi người muốn chứ không phải những thứ mà một tổ chức riêng nào muốn.

17. Xã hội không có giá trị. Chỉ con người mới có giá trị.

18. Tâm trí của chúng ta cho thấy, và lịch sử cũng đã chứng minh, điều đe dọa lớn nhất đối với tự do là sự tập trung của quyền lực. Chính phủ là một thứ cần thiết để duy trì sự tự do, nó là một dụng cụ để chúng ta thi hành quyền tự do; nhưng khi nó tập trung quyền lực vào vài thể lực chính trị, nó cũng là một sự đe dọa.

19. Tôi không tin rằng giải pháp cho những vấn đề của chúng ta là bầu chọn những người phù hợp. Điều quan trọng hơn là phải thay đổi quan niệm dư luận để thay đổi chính trị.

20. Internet sẽ là một trong những thế lực để giảm vai trò của chính phủ.

21. Có phải chăng lợi ích riêng trong chính trị cao thượng hơn lợi ích riêng trong kinh tế?

22. Bởi vì chúng ta đang sống trong một xã hội tự do, chúng ta thường quên rằng phần lớn thời gian trong lịch sử nhân loại, con người đã sống trong độc tài, đau khổ và toàn trị.

23. Tôi rất hoan nghênh sự kém hiệu quả của chính phủ. Nếu chính phủ hoạt động kém hiệu quả, nghĩa là đó là điều duy nhất ngăn chận họ làm thêm tổn hại.

24. Trừ vài trường hợp cá biệt, các doanh nhân thường ưu chuộng thị trường tự do nhưng lại phản đối khi họ phải đối mặt với nó.

25. Những người này sống ở những nơi khác nhau, nói ngôn ngữ khác, có tôn giáo khác, và thậm chí có thể thù ghét nhau – tuy vậy họ vẫn hợp tác với nhau để tạo ra cây bút chì. Nguyên nhân là gì? Adam Smith đã cho chúng ta câu trả lời 200 năm trước.

26. Lạm phát là một loại thuế không chính thức và công khai của chính phủ.

27. Khi một tổ chức nào nói rằng họ cần phải được bảo vệ từ những tổ chức cạnh tranh khác, hãy cẩn thận, vì đó là sự ngụy biện để họ khỏi phấn đấu và cạnh tranh.

28. Tự do kinh tế và tự do chính trị là một, cả hai không để tách rời.

29. Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa Đông Berlin (và các lãnh thổ CNXH) và Tây Berlin (và các lãnh thổ Chủ nghĩa tư bản): Đông Berlin không thể chấp nhận sự tự do và Tây Berlin không thể nào duy trì nếu không có sự tự do.

30. Lạm phát là hiện tượng của tiền tệ, luôn luôn. Chỉ có một cách để giảm và ngăn lạm phát, ngưng và giảm số lượng tiền tệ trong nền kinh tế.

 

Dịch: Ku Búa

Chúng ta có phải là những kẻ phản động không?

Featured image: RasMarley

Thành công hay nước mắt?

Mến chào các anh em. Từ khi lập group, mình chưa nói chuyện được nhiều với mọi người. Thật xin lỗi, vì nhiều người mình tự ý add vào mà chưa hỏi ý kiến. Mình thật sự rất vui khi bùng nổ sự kiện này. Tuổi trẻ VN bấy lâu nay im lìm không phải là không quan tâm đất nước. Mình đã nhận định sai. Xin lỗi các bạn lần nữa.

Từ khi quy tụ anh em về một nhà, mình mất ngủ nhiều đêm liền để nghĩ về nhóm của chúng ta. Làm sao để duy trì ngọn lửa này, làm sao để phát triển số lượng thành viên trong thế giới ảo facebook và cả ngoài đời thực, làm sao để chúng ta đi đến thành công… nhiều câu hỏi mình suy nghĩ lắm.

Và vấn đề mình lo ngại nhất là sự an toàn của chính các bạn. Mình đã qua ngưỡng tuổi 20 lâu rồi, nhưng cũng chưa thể gọi là “lớn” trong suy nghĩ. Mình đôi lúc cũng “non và xanh” lắm. Có những suy nghĩ thiển cận, vội vàng. Các anh lớn nói, tuổi trẻ có nhiệt huyết nhưng hay vội vàng trong suy nghĩ và hành động. Mình thấy cũng đúng.

Các bạn có một trái tim nóng yêu đất nước, yêu dân tộc này. Các bạn muốn đất nước tươi đẹp hơn. Đúng không? Nhưng đâu phải muốn là dễ, đâu phải nói thay đổi là có thể thay đổi ngay tức khắc? Cái gì cũng có giá của nó. Nhiều thứ phải đánh đổi bằng máu và nước mắt. Điều bạn muốn ở ngày mai thì phải có sự chuẩn bị từ hôm nay. Mỗi bước đi của chúng ta muốn thành công đều phải có sự chuẩn bị kỹ càng. Bạn có biết, sinh viên HongKong đã chuẩn bị 40 năm cho những sự kiện biểu tình ngày hôm nay không? Họ phải học cách đấu tranh, chọn lựa cách đấu tranh phù hợp với tình hình của nước họ. Vậy các bạn có đủ tự tin để ngày môt ngày hai là đạt được những gì mà chúng ta cùng mong đợi? Khó lắm, nếu như các bạn không học hỏi, không chọn đúng cách.

Một mầm xanh mới nở, có đủ sức chống lại cơn bão?

Các bạn lộ diện, an ninh truy bắt. Khi lên đồn ngồi và nhận lấy sự tra tấn? Bạn có đủ tự tin để chống chọi lại đội quân chuyên nghiệp ấy không? Chim muốn bay cũng phải đợi đủ lông đủ cánh. Hãy chuẩn bị kỹ càng trước khi lộ diện. Bảo mật thông tin cá nhân, đừng tin bất kì ai trên thế giới ảo này trừ khi bạn đã gặp họ trước đó và người đó đáng tin cậy. Dù cho quen biết trên fb, tin tưởng nhau cũng chưa chắc người đó không làm hại đến bạn. Vì sự an toàn của bạn và gia đình. Mình khuyên chân thành là các bạn không nên chia sẻ thông tin cá nhân vào lúc này. Từ số điện thoại, địa chỉ cá nhân hoặc số tài khoản ngân hàng…v..v…

Chúng ta chỉ có đôi bàn tay và trí óc. Súng ống, đạn dược không có? Vậy có nên đương đầu với đội quân được cho là mạnh nhất Đông Nam Á này không? Mình nghĩ là không nên. Thứ nhất, đối đầu trực tiếp bằng vũ lực sẽ gây tổn thất về người và của. Tàn phá đất nước, chém giết lẫn nhau làm sao có thể ngẩng đầu lên được? Đừng làm vậy, nếu chúng ta chọn con đường bạo lực, chúng ta không khác gì CS miền Bắc “giải phóng” miền Nam khi xưa. Hãy nghe theo lời của Sơn (Nah), chúng ta phải ôn hòa, bất bạo động. Hãy làm như các bạn trẻ HongKong: cảnh sát đưa dùi cui đánh thì họ đưa hoa, đưa máy ảnh lên chụp, lấy ô che hơi cay, ngồi xuống ôm đầu khi bị đánh mà không có một chút kháng cự nào. Họ thành công khi nhận được sự ủng hộ của thế giới, trong đó có chúng ta.

Hãy bảo trọng lực lượng. Vì đường còn dài. Đừng tự giết mình vì những điều ngu ngốc

Như mình đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều là mình mong các anh em đọc hết cuốn Từ độc tài đến dân chủ của tác giả Gene Sharp. Đó là cuốn sách gối đầu của mình. Chúng ta đọc nó, không có nghĩa là chúng ta đòi dân chủ. Chúng ta chỉ đòi tự do, đòi những quyền thuộc về chúng ta, đòi những gì chúng ta phải được hưởng bình đẳng như những con ông cháu cha khác. Chúng ta phản đối bất công, phản đối tệ nạn tham nhũng, phản đối phân biệt đối xử trong xã hội này – một xã hội bị phân cấp trầm trọng giữa dân nghèo và “tư bản đỏ”. Các bạn đòi dân chủ ư? chúng ta có dân chủ rồi đó, theo như lời tuyên truyền của Đảng Cộng Sản: “Nhà nước của dân, do dân và vì dân.” Thôi, chúng ta không rỗi hơi tranh luận với họ. Hãy lên tiếng đòi những điều cụ thể, thiết thực. Để những kẻ “công bộc” phải biết tôn trọng chúng ta. Chúng ta là những người đóng thuế để nuôi họ, vậy tại sao chúng ta phải khúm núm cúi đầu khi nói chuyện với họ? Không, dân làm chủ, và chúng ta đứng trên với họ.

Hãy luôn hành xử đúng mực và có đạo đức

Chửi bới họ, sỉ nhục, nói xấu những người mình thù ghét có làm thay đổi được vấn đề hay chỉ thêm tồi tệ? Chúng ta thay đổi, vậy hãy thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn. DLV chửi bới, bị chúng ta xem là những thứ cặn bã trong xã hội này. Vậy thì chúng ta đừng để mình ngang hàng với những kẻ ấy. Những gì trong quá khứ, hãy để ngủ yên. Chúng ta chỉ nên nhìn vào đó để rút kinh nghiệm. Quá khứ dối trá, chúng ta phơi bày sự thật. Hãy sửa lại lịch sử đúng như những gì đã diễn ra. “Chó cứ sủa và đoàn người cứ đi.”

Chúng ta là những kẻ phản động?

KHÔNG! Phản động đi ngược lại sự phát triển của xã hội. Chúng ta mong muốn xã hội phát triển. Những kẻ tham quan, vơ vét của cải mới là phản động. Những kẻ “ngồi” trên pháp luật, “bẻ cong” pháp luật mới là phản động. Phản động là bán nước. Chúng ta uống nước nhưng không bán nước.

Nhiều người còn ngây thơ tin vào vẻ bề ngoài tươi đẹp thì sao? Thật khó để họ tin vào những sự thật trong quá khứ đã được phơi bày ở hiện tại. Vậy thì hãy cho họ thấy những gì đang xảy ra đi. Kinh tế VN đang thua Lào và các nước trong khu vực. HS-TS đã mất vào tay giặc Tàu, công an đánh dân, bắt người vô tội, cướp đất dân oan…với những bài báo, thông tin, dữ liệu do truyền thông nhà nước đưa ra. Hãy dùng “gậy ông đập lưng ông”, nhẹ nhàng nhưng mà “thấm”. Rồi họ sẽ thay đổi cái nhìn.

Thành công hay nước mắt?

Điều đó phụ thuộc vào sự lựa chọn của các bạn. Trong một ván cờ có rất nhiều nước đi. Chỉ cần không suy tính kỹ, bạn sẽ mất quân, thâm chí thua cả ván cờ. Mỗi bước đi, mỗi hành động phải luôn được suy tính kỹ lưỡng.

Các bạn muốn in áo, muốn vẽ chữ khắp nơi để khẳng định tiếng nói của nhóm. Mình hoan nghênh tinh thần ấy chứ không hoan nghênh hành động. Còn quá sớm để làm một điều gì đó khi chưa chuẩn bị kỹ càng. Các bạn mặc áo sẽ khiến người ta dễ dàng theo dõi, khoanh đối tượng và từ đó chia rẽ để “diệt”. Bạn vẽ chữ, 1 lần, 2 lần sẽ bị để ý. Có thể bị bắt, đừng thắc mắc bị bắt vì tội gì. CS có thừa mưu mẹo để kiếm cớ bắt các bạn. Đừng xem thường họ. Hãy “biết người biết ta,…” Mình phản đối những hành động này vì sự an toàn của tất cả mọi người và vì tương lai của nhóm. Các bạn “tự diệt” mình trước khi bị kẻ khác “diệt”, đó là điều hết sức tránh. Chúng ta sẽ luôn bàn bạc với nhau trước khi làm điều gì đó.

Đó chỉ mới là những việc nhỏ. Để thành công, cần có một chiến lược chứ không phải kế hoạch. Hai khái niệm này khác nhau nhé. Mình mong các bạn luôn giữ trái tim nóng và một cái đầu lạnh, để bình tĩnh suy nghĩ trước khi làm một điều gì.

“Khi đám đông nhận ra một vụ bất công nào đó của một người cũng chính là sự oan trái mà họ đã từng phải chịu trong quá khứ, đám đông này bước vào nhập dòng đấu tranh. Đôi khi, lời kêu gọi phản kháng của một nhóm nhỏ hay một cá nhân lại được sự hưởng ứng không ngờ của rất nhiều người.

Mặc dầu sự tự phát có được một vài tính chất tích cực, nhưng thường là tai hại. Trong nhiều trường hợp, những người đấu tranh cho dân chủ, vì không lường trước được sự tàn bạo của chế độ độc tài, đã phải gánh chịu những tổn thất rất lớn và cuộc kháng cự sụp đổ. Cũng có khi những nhà dân chủ vì thiếu hoạch định kế sách đã phó mặc một số quyết định then chốt cho may rủi, và kết quả sau đó vô vùng thảm hại.”

— Gene Sharp, Từ ĐỘC TÀI đến DÂN CHỦ

Mình không bi quan, nhưng các bạn thấy đó. Rủi ro là điều có thể xảy ra. Vậy thì mỗi người hãy nhìn vào để rút kinh nghiệm, cố gắng cùng nhau tạo ra một thế trận vững vàng để đương đầu với sóng gió. Mình hy vọng rất nhiều ở các bạn.

 

NQT

 

P/s: Hãy trở thành các chiến sĩ “khai sáng”, đem các Zombie khác trở về. Mình nghĩ rằng đó là điều cần thiết vào lúc này. Lực lượng càng đông, chúng ta càng mạnh. Trên đây là những suy nghĩ của cá nhân mình. Mong nhận được nhiều ý kiến của các bạn. Thân ái!

Các loại “sinh vật thượng đẳng” ở nước Việt Nam

Featured image: Bìa sách Trại súc vật

 

Tôi dùng cụm từ “sinh vật thượng đẳng” vì để chỉ những sinh vật thuộc loài người, nhưng phần nhiều trong số đó không biết mình là người, hơn nữa cũng có thành phần đi bảo vệ tính “vô nhân” của mình nữa. Tôi tự đặt ra chuẩn mực để xét đoán một sinh vật thượng đẳng là người hay không, dựa vào 3 tính chất:

  • Có tự do: Nghĩa là nhận thức được quyền được tự do của mình, và có quyền thực hiện được những quyền tự do đó. Tự do đến mức nào thì xem xét sau, nhưng không biết mình có tự do, hoặc giao phó hết tự do của mình cho kẻ khác (nói cách khác là bán linh hồn cho quỷ dữ) thì không phải là người nữa.
  • Tự nhận thức (tự vấn): là khả năng xuy xét, suy nghĩ và xác thực các thông tin trong cuộc sống. Một sinh vật thượng đẳng mà không có chính kiến, không biết suy nghĩ thì chẳng khác gì một con vật được chăn dắt.
  • Biết đấu tranh bảo vệ cho quyền lợi của mình (ít nhất là 2 điều trên): Vì nếu không biết đấu tranh thì có là người đi chăn đi nữa cũng dễ dàng bị kẻ khác áp đặt mình thành thú vật để dễ bề sai khiến.

Dựa vào các tính chất trên, tôi nhìn chung thì thấy toàn cảnh nước Nam ta hiện nay có những loại sinh vật thượng đẳng sau:

  • Người ác
  • Cừu – Nô lệ
  • Người

Người ác: những người này nhận thức được những quyền lợi mà một con người đáng nhận được. Họ đang có quyền lực thống trị. Nhưng cái chủ nghĩa của họ đang theo, và cả vì muốn nắm giữ quyền lực vĩnh viễn cho cộng đồng của họ. Họ sẵng sàn dùng nhiều thủ đoạn để tước đoạn tự do của những người khác mà họ đang “cai trị”. Họ hạn chế sự truyền đạt cũng như dạy dỗ khả năng tự nhận thức cho các thế hệ sinh vật thượng đẳng tiếp theo. Và hiển nhiên, họ thẳng tay đàn áp bất kì thành phần nào đi ngược lại 2 điều trên: dám đòi hỏi tự do và phổ biến sự tự nhận thức.

Tước đoạt tự do: Ở đây tôi liệt kê ra 3 loại tự do mà một xã hội của người cần có, mà ở nước Nam thì không, đó là:

Tự do thông tin: Tình trạng tự do thông tin bây giờ ở nước Nam có thể nói là cực kỳ tệ hại. Xếp hạng tự do báo chí luôn luôn nằm trong nhóm chót bảng. Mà để biết báo chí có cái vai trò to lớn gì trong tổ chức chính trị, xã hội thì nên đọc ở đây. Xã hội càng hiện đại và tổ chức càng phức tạp thì báo chí càng có vai trò to lớn để thông tin giữa xã hội được thông suốt. Hạn chế báo chí tự do nghĩa là bịt miệng, bịt tai, bịt mắt của những sinh vật thượng đẳng còn lại.

Tự do chính trị:

“Mỗi con người là 1 sinh vật chính trị.” — Aristotle

Nghĩa là mỗi cá thể con người đều có quyền tham gia hoạt động chính trị. Nhưng ở nước Nam hiện tại thì khác. Rỏ ràng nhất là không ai được quyền làm chính trị ở VN nếu không có lý lịch thỏa đáng (nhất là không có thành viên của gia đình làm việc trong chính quyền cũ). Lãnh đạo đất nước phải là Đảng Cộng Sản Việt Nam, điều 4 hiến pháp 2013 ghi rỏ điều này. Hạn chế quyền sinh hoạt xã hội chính trị của những sinh vật thượng đẳng khác đồng nghĩa là tước bỏ quyền làm người của họ.

Tự do giáo dục: Ở nước Nam không có một sách giáo khoa nào khác được chấp nhận để dạy cho con trẻ ngoài sách giáo khoa do bộ giáo dục biên soạn, hoặc kiểm duyệt (đối với một số ít trường quốc tế ?). Phương pháp dạy học như là trui rèn phản xạ, chứ không phải rèn luyện để huy động suy nghĩ của trí óc. Sách thì bị cấm hoặc bị kiểm duyệt, lịch sử thì bị sào nấu… Nhiều lắm không kể hết.

Trấn áp: những người đòi hỏi quyền làm người. Đi kèm với các biện pháp để hạn chế tự do và các vấn đề khác. Những người trong nhóm người ác này còn có rất nhiều biện pháp, sử dụng lực lượng vũ trang (công an, quân đội) vào việc đàn áp và khủng bố bất kì ai, tổ chức nào dám chống đối hoặc có suy nghĩ khác biệt.

Cừu: Loại này là loại đáng thương nhất trong xã hội nước Nam ta hiện tại. Được chia ra làm 2 thành phần: thành phần bị tẩy não, và thành phần bị tẩy não và làm công cụ tẩy não người khác, cũng như đàn áp những người khác.

Bị tẩy não: Trước khi viết tiếp, rằng tôi tiết thương cho những sinh vật thượng đẳng ở nhóm này nhất, và tất cả mục đích sống của tôi hiện tại là giúp đỡ những “con người” này. Quá trình tẩy não diễn ra rất lâu trước đây. Từ khi chủ thuyết cộng sản vào du nhập vào nước Nam ta những năm 30 thế kỷ trước. Hãy xem một đoạn đối thoại trong tự truyện Một cơn gió bụi của cụ Trần Trọng Kim với một người Việt Minh thời đó:

“Tôi thấy tình thế ấy, tôi bảo ông Phan Kế Toại đi tìm một vài người Việt Minh đến nói chuyện, vì lúc ấy tôi còn tưởng đảng Việt Minh dù theo chủ nghĩa cộng sản, nhưng chắc cũng nghĩ đến tương lai nước nhà. Hôm sau ông Toại đưa một thiếu niên Việt Minh đến, tôi nói: “Chúng tôi ra làm việc chỉ vì nước mà thôi, chứ không có ý cầu danh lợi gì cả, tôi chắc đảng các ông cũng vì nước mà hành động. Nếu vậy chúng ta tuy đi con đường khác nhau, nhưng cũng một mục đích như nhau, các ông thử xem ta có thể hợp tác với nhau, kẻ ở trong người ở ngoài, để cứu nước được không?”

Người ấy nói:

“Sự hành động của chúng tôi đã có chủ nghĩa riêng và có chương trình nhất định để đem nước đến chỗ hoàn toàn độc lập. Chúng tôi có thể làm lấy được.”

“Sự mưu cầu cho nước được độc lập cũng là mục đích của chúng tôi, nhưng vì đi đường thẳng có nhiều sự khó khăn nên chúng tôi phải uyển khúc mà đi từ từ có lẽ chắc chắn hơn.”

“Chúng tôi chỉ có một con đường thẳng đi đến hoàn toàn độc lập chứ không có hai.”

“Theo như ý các ông như thế, tôi sợ rất hại cho dân, mà chưa chắc đã thành công được.”

“Chúng tôi chắc thế nào cũng thành công. Nếu có hại cũng không cần, có hại rồi mới có lợi. Dù người trong nước mười phần chết mất chín, chúng tôi sẽ lập một xã hội mới với một thành phần còn lại, còn hơn với chín phần kia.”

Rồi người ấy ngồi đọc một bài hình như đã thuộc lòng để kể những công việc của đảng Việt Minh. Tôi thấy thái độ người ấy như thế, tôi biết không thể lấy nghĩa lý nói chuyện được.

Tôi nói:

“Nếu các ông chắc lấy được quyền độc lập cho nước nhà, các ông không vào chính phủ làm việc, cần gì phải đánh phá cho khổ dân?”

“Chúng tôi sẽ cướp lấy quyền để tỏ cho các nước Ðồng Minh biết chúng tôi mạnh, chứ không chịu để ai nhường.”

“Các ông chắc là các nước Ðồng Minh tin ở sức mạnh của các ông không?”
“Chắc lắm. Chắc trăm phần trăm.”

“‘Tương lai còn dài, các ông nhận lấy trách nhiệm đối với quốc dân và lịch sử.”

 

Đoạn trích trên dài, nhưng cũng thấy được rỏ công hiệu của sự tẩy não là thế nào. Hiện nay, 12 năm học, với sự nhồi nhét từ nhỏ, hầu hết những học sinh bước sang tuổi mười tám đều là những con cừu đích thực! Không tự nhận được quyền làm người của mình thì chính là tinh thần của giống nô lệ vậy!

Những chiến binh cừu: Đây là thành phần tôi thương hại nhất trong giống cừu này. Họ bị tẩy não, đó là điều hiển nhiên. Tôi không muốn nói họ ngu dốt, nhưng dùng từ ngu dốt thì đúng hơn, nhưng thông không nên dùng. Họ là những chiến sĩ cừu, vì vốn dĩ bị tẩy não và tin mình là cừu, họ đấu tranh cho cái địa vị đó của mình. Kèm theo nữa, điều này tôi nói họ ngu dốt, là họ đi bảo vệ và thuyết phục những con người hiếm hoi còn lại rằng hãy làm cừu như họ đi! Thà rằng giống cừu thì dễ chăn dắt, nhưng những chiến binh cừu này có giá trị hơn trong số đó. Họ được những người ác sử dụng triệt để vào việc đà áp và khủng bố những con người còn lại.

Người: May thay, ông trời còn thương cái nước Nam nhỏ bé này. Dù chiếc máy tẩy não và mị dân làm việc tốt đến mấy đi nữa thì vẫn để sót một số ít sinh vật thượng đẳng, nhờ đó mà họ học tập và giữ được phẩm người của mình. Làm thế nào để đạt được điều đó.

Tự Học: Mạng toàn cầu. Tôi thấy sự may mắn cho nước Nam nằm ở công nghệ hiện đại này. Sách có thể bị đốt, truyền thông có thể làm dối trá để mị dân, nhưng mạng toàn cầu, muốn chặn được thì rất khó. Những người ác đã cố chặn rồi, nhưng do ra tay quá chậm, không kịp thời như những người đồng chí của họ ở Tàu hay Triều Tiên, nên bây giờ họ làm cũng không kịp. Mà thông tin trên mạng thì nhiều lắm. Tìm nguồn tin tin cậy và tìm hiểu thôi.

Là cừu thì làm gì để thành người: TỰ VẤN và đấu tranh. Đây là 2 thứ quan trọng nhất mà những người ác đã tước đoạt từ những sinh vật thượng đẳng trong quá trình biến họ thành cừu.

Phải học cách suy nghĩ bằng sự khách quan và suy xét: Đọc những tác phẩm về tổ chức xã hội chính trị, làm người được dựng nhiều ở kệ sách (Tự do luận, chính trị luận, bàn về khế ước xã hội, tại sao những quốc gia thất bại, đường về nô lệ…).

 Đấu tranh: Đấu tranh ở đây không chỉ là để đòi lại quyền làm người của mình, mà còn là để giúp những cộng đồng cừu còn lại tiến lên làm người. Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn với những bạn cừu còn lại. Nếu bạn sợ, thì hãy luôn tự nhắc mình rằng làm con cừu bị người khác chăn dắt thì còn khốn khổ hơn là ngồi tù, hơn nữa, có 90 triệu cái cũi tù cho 90 triệu con cừu muốn làm người hay không?

Bức tranh phức tạp, mấy đường bút thì không thể vẻ rỏ nét và chi tiết được. Nhưng hi vọng các bạn, những người đọc được, tự suy xét xem mình đang là thành phần nào. Hãy tiến hóa đi, những con cừu nước Nam!

 

Tien Phan

Việt Nam cần các tư tưởng Khai Sáng

Featured Image: isado

 

Lịch sử loài người đã trải qua hàng ngàn năm, khi con người sinh ra từ thuở sơ khai hoang dã, sau nhiều bước chuyển về thể chất lẫn tinh thần, đã bước dần từ nơi u tối đến ánh sáng văn minh.

Lịch sử loài người đã trải qua hàng ngàn năm, với những cuộc đấu tranh để sinh tồn, hay những cuộc đấu tranh khởi nguồn từ sự khác biệt về sắc tộc hay tôn giáo…

Lịch sử loài người cũng đã trải qua hàng ngàn năm, để đúc kết ra được những chân lý, hay những giá trị phổ quát hiện hữu như những chân giá trị mà nhờ đó, loài người đã tiến bộ như ngày hôm nay.

Trong những bước đường đưa nhân loại tới nền văn minh hiện tại, một trong những cột mốc quan trọng là phong trào khai sáng bắt nguồn từ Âu châu, mà khởi đầu tại Anh quốc vào cuối thế kỷ 17, và tiếp sau tại Pháp, Mỹ và Nhật Bản vào các thế kỷ 18, 19.

Phương châm khai sáng

Kỷ nguyên Khai sáng (Enlightenment) ở Âu châu tuy đã bắt đầu từ cuối thế kỷ 17, nhưng phải chừng một thế kỷ sau, khi tác phẩm “Trả lời câu hỏi: Khai sáng là gì?” (1784) của Immanuel Kant ra đời, danh từ này mới trở thành một thuật ngữ có chỗ đứng hẳn hoi trong ngôn ngữ triết học và lịch sử tư tưởng. (1)

“Khai sáng”, theo định nghĩa của Kant, “là sự thoát ra của con người khỏi tình trạng chưa trưởng thành (nonage) do chính con người tự gây nên. Chưa trưởng thành vì không có khả năng sử dụng lý trí của mình mà không cần đến sự dẫn dắt của kẻ khác. Sự chưa trưởng thành này, nếu chính nguyên nhân không nằm ở sự thiếu lý trí mà ở sự thiếu quyết định và thiếu can đảm trong việc tự sử dụng lý tính của chính mình mà không cần sự dẫn dắt của kẻ khác, thì chính là lỗi do chính mình gây nên. Bởi vậy, ‘Hãy dám biết và hãy can đảm sử dụng lý trí của chính mình’ là phương châm của khai sáng”. (2)

Tuy đã diễn ra từ cách nay ba thế kỷ, nhưng phong trào khai sáng với những luận điểm của nó về căn bản vẫn còn giá trị cho đến hiện tại. Và ở những nơi nào đó trên thế giới, nó “vẫn tiếp tục lan tỏa nhằm đánh đổ thần quyền và chủ nghĩa phong kiến mông muội”… (3) Ba trong số tám luận điểm chính của khai sáng là những luận điểm cơ bản, được chân nhận, mà hầu như không cần phải bàn cãi:

  1. Lý trí chính là khả năng trung tâm của con người, nó không những giúp cho con người có khả năng suy nghĩ sáng suốt mà còn cả hành động một cách đúng đắn.
  2. Niềm tin phải được đón nhận bằng lý trí, không dựa trên quyền uy và chức sắc, tôn giáo, kinh nghiệm hay truyền thống.
  3. Tất cả mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm, tuyệt đối cá nhân, hoàn toàn bình đẳng xét về khía cạnh lý lẽ (so với các cá nhân khác hay nhà nước) và do đó phải được tạo cho sự bình đẳng trước luật pháp và quyền tự do cá nhân. (4)

Phong trào khai sáng Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia Á Đông có một chính thể dân chủ từ khá sớm so với các nước Á Đông khác, và mau chóng đạt được sự giàu mạnh, một phần lớn là nhờ tư tưởng khai sáng có từ thời Minh Trị Duy tân, thời kỳ diễn ra những biến đổi lớn trong xã hội Nhật Bản, có vai trò như bước ngoặt cho sự biến chuyển đầy ngoạn mục.

Thời Minh Trị Duy tân bắt đầu từ năm 1868. Trước đó, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến với nền nông nghiệp lạc hậu. Trong bối cảnh bị dồn ép phải mở cửa bởi các quốc gia Tây phương, thay vì bế quan tỏa cảng, Nhật Bản đã chọn con đường cải cách để bắt kịp với các quốc gia tiên tiến. Điều này đã khiến Nhật Bản tránh được nguy cơ trở thành một nước thuộc địa như nhiều quốc gia phong kiến khác.

Chính phủ thời Minh Trị Duy tân lúc đó đã đưa ra các khẩu hiệu “Phú quốc cường binh” “Quyết theo kịp phương Tây”, đã góp phần khiến người Nhật trở nên tích cực và nhiệt tâm với “văn minh khai hóa”. Và, với cách thức thâu dụng người tài, chính phủ Minh Trị đã tạo điều kiện thuận lợi cho những tinh hoa của đất nước được khai mở những nguồn sáng của văn minh.

Những học giả trong trào khai sáng tại Nhật Bản đã được tạo cơ hội đến các quốc gia Tây phương để học hỏi các kiến thức về kinh tế, thống kê, luật pháp, chính trị học, khoa học – kỹ thuật,… để sau đó, Nhật Bản tiến hành nhiều cuộc cải cách quan trọng trong nhiều lĩnh vực, khiến nước Nhật mau chóng trở thành một quốc gia hùng mạnh!

Phong trào Duy tân có sự đóng góp lớn của những trí thức trong chính quyền cũ (chính quyền Tokugawa trước thời Minh Trị) và hội trí thức Merokusha (Minh lục xã) – một hội trí thức với các tên tuổi lẫy lừng như Nishimura Shigeki, Nishi Amane, Fuzukawa Yukichi (5), đã góp phần to lớn vào sự chuyển biến tư tưởng của người dân Nhật Bản trong thời kỳ khai sáng.

Điểm qua một số thành quả mà Minh lục xã đã gây dựng là hàng loạt các tác phẩm, các cuốn tự truyện, các bài xã luận về hầu mọi chủ đề như kinh tế, chính trị, pháp luật, triết học, khoa học, tôn giáo, v.v… cùng với Minh lục tạp chí được sáng lập bởi Minh lục xã, đã tạo nên sự mới mẻ và sôi động cho các luận đàn tri thức ở Nhật Bản thời đó.

Các tác phẩm điển hình cần kể đến: như cuốn “Khuyến Học” của Fukuzawa (6), ngay lần in đầu tiên đã có số lượng ấn bản kỷ lục là 3,4 triệu; tác phẩm dịch thuật “Bàn Về Tự Do” của John Stuart Mill (7), được xuất bản lần đầu ở Anh năm 1859, đến năm 1868, đã được dịch ở Nhật Bản với 2 triệu bản phát hành, trong khi dân số Nhật Bản lúc đó khoảng 35 triệu người. Nhìn vào các con số ấy, có thể thấy tầm ảnh hưởng của các tác phẩm đó đối với người dân Nhật Bản thật rộng lớn!

Coi trọng vai trò của dịch thuật là một điểm quan trọng của văn minh khai sáng. Nhiều tác phẩm dịch thuật ra đời lúc đó (“Bàn Về Tự Do” là một ví dụ kể trên) đã góp phần không nhỏ giúp nâng cao tầm thức của người Nhật, và có vai trò to lớn trong việc đem lại những thành quả rực rỡ của Duy tân. Cuộc cách mạng Duy tân, sau chừng 30 năm, đã góp phần khiến Nhật Bản trỗi dậy ngang hàng với các quốc gia Âu, Mỹ!

Trong số luận điểm của các học giả, có thể thấy nổi bật lên những tư tưởng tiến bộ của Nishi, khi đề nghị dùng mẫu tự La Tinh để biểu thị tiếng Nhật, của Tsuda khi chủ trương phải có tự do xuất bản, của Fukuzawa khi cho rằng chính phủ phải chia sẻ “quốc quyền” với dân chúng, hay như ý tưởng thành lập “dân tuyển nghị viện”, tức quốc hội ngày nay, của Itagaki. Nhiều luận điểm khi ấy đã được tranh luận sôi nổi trên Minh lục tạp chí.

Tuy các thành viên của Minh lục xã có nhiều ý kiến khác nhau về các vấn đề quan trọng được bàn thảo, song, “chính sự khác biệt cùng những cuộc thảo luận thẳng thắn trên Minh lục tạp chí đã đóng góp cho nguyên tắc tương đối trong việc hình thành tính đa dạng của tư duy.” (8) Ví dụ như: “Cuộc bàn cãi về vai trò của người trí thức đối với chính quyền giữa Fukuzawa, một học giả ở ngoài chính phủ, và Katô, đại diện cho những trí thức phục vụ trong chính quyền, đã đưa đến hai trào lưu học thuật ở nước Nhật cận và hiện đại.

Với tư cách là người sáng lập trường Khánh Ứng Nghĩa thục (Keiô Gijuku), Fukuzawa được xem là người mở đầu cho truyền thống học thuật và trường ốc độc lập với chính phủ (shigaku, tư-học), tức private academy. Ngược lại, Katô, sau đó trở thành hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Đông kinh (1877), là cha đẻ của truyền thống học thuật và trường ốc do nhà nước thiết lập và nâng đỡ (kangaku, quan-học), tức official academy. Những thành quả này có thể xem là một đóng góp quan trọng của hội Meirokusha, bởi lẽ trước đó vì không có truyền thống tự do thảo luận nên người ta thường chụp mũ, đơn giản dán nhãn hiệu tà thuyết (kyotan bôsetsu, hư-đản vọng-thuyết) cho những ý kiến đối lập.” (9)

Phong trào khai sáng đã để lại những di sản vô giá của những trí tuệ biết bắt kịp thời đại, để Nhật Bản ngày nay được thừa hưởng và tiếp tục phát huy tinh thần của những trí tuệ ấy. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu với những thành trì cũ mòn trong tư duy, nhờ được dẫn dắt bởi những người mang sứ mạng khai sáng, quốc gia châu Á này đã vươn lên mạnh mẽ để sánh ngang tầm với các nước Tây phương.

Phong trào Duy tân Việt Nam

Ngọn gió khai sáng từ Nhật Bản thổi qua Trung Hoa, khiến cho nhà cách mạng tân tiến tại nước này tạo nên một loạt các tác phẩm triết học trong bộ Tân Thư, với những phản ánh về hiện thực đất nước và những phương án giải quyết các vấn nạn để đưa Trung Hoa đến con đường cải cách. Tiếp thu tinh thần khai sáng qua các Tân thư cùng các trước tác của Montesquieu, Rousseau, Voltaire,… Phan Châu Trinh đã nhìn thấy được những nhược điểm cơ bản về văn hoá xã hội của Việt Nam so với phương Tây, những lạc hậu và hủ hóa trong bộ máy cầm quyền phong kiến đã bám rễ từ lâu, là nguyên nhân khiến đất nước phải chịu thân phận thuộc địa. Nhận thức được điều đó, ông đã có sự chuyển biến về tư tưởng có ý nghĩa cách mạng trong công cuộc tìm đường cứu nước.

Từ đó, Phan Châu Trinh sáng lập phong trào Duy tân với ba điểm chính: “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, trong đó, “dân trí” đóng vai trò quan trọng như chìa khóa để mở ra một thời đại mới, với những con người có tri thức mới, để từ đó, đất nước có khả năng giành được độc lập và trở nên cường thịnh.

“Tri thức mới” trong quan niệm của ông, “đó là hiểu biết về dân quyền (ngày nay ta gọi là dân chủ), người dân biết rằng mình có quyền, biết rõ các quyền của mình trong xã hội, trong cuộc sống, trên đất nước, trước thế giới. Theo cách nói ngày nay, có thể ông cho rằng điều cơ bản để tạo nên sức mạnh lay trời chuyển đất là dân chủ về thông tin (“dân biết”), trao thông tin về những quyền của nhân dân cho chính nhân dân.” (10)

Thậm chí Phan Châu Trinh còn cho rằng “nếu có thoát khỏi tay ngoại bang, giành được độc lập, mà không có dân quyền, không có dân chủ, dân trí thấp, người dân không giác ngộ về quyền dân chủ của mình và sử dụng có hiệu quả quyền đó để làm chủ đất nước, xã hội, thì cũng là vô nghĩa, nhân dân không thể có hạnh phúc, đất nước không thể phát triển, và như vậy nền độc lập dân tộc cũng không thể vững chắc” (11)

Trong phong trào Duy tân, Phan Châu Trinh cùng Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng đã lập nên một “bộ ba Quảng Nam”, đi đến nhiều miền đất nước, mở nhiều trường dạy học những tri thức mới. Vào năm 1908, hai năm sau khi được phát động, phong trào Duy tân đã lan rộng khắp cả nước, tạo nên sự kiện “Trung Kỳ dân biến”, mà sau đó, tiếc thay, đã bị thực dân Pháp và tay sai dập tắt.

Phong trào Duy tân, theo nhà văn Nguyên Ngọc “chủ yếu nhằm vào một cuộc cải cách giáo dục sâu rộng, với tư tưởng cơ bản là thực học, đối với chúng ta ngày nay dường như bỗng trở nên thời sự một cách lạ thường” (12). Quả là vậy, khi thành quả của giáo dục hiện tại là thấp so với những đòi hỏi bức thiết mà thời đại đặt ra, khi hiện tại Việt Nam vẫn đang lạc hậu hàng thế kỷ so với thế giới!

Việt Nam và một phong trào khai sáng mới?

Việt Nam đến nay đã trải qua hơn 60 năm sau khi miền Bắc giành được độc lập, và hơn 30 năm sau khi đất nước thống nhất. Nhưng sau ngần ấy năm, tại sao Việt Nam vẫn là một nước nghèo và lạc hậu, dân trí vẫn chưa cao, với khoảng 70% dân số sống bằng nghề nông? Có quá nhiều lý giải viện dẫn hoàn cảnh lịch sử hay những tổn hại do chiến tranh, mà nếu cứ chấp nhận những lý giải ấy một cách hiển nhiên mãi, đó sẽ tiếp tục là trở lực cho chúng ta hàng nhiều thập kỷ nữa.

Và nếu chấp nhận lý giải ấy cho Việt Nam, hẳn sẽ ngạc nhiên đến mức phải thán phục về một thần kỳ Nhật Bản. Sau thế chiến II, do bị tàn phá nặng nề và nền kinh tế bị kiệt quệ, từ một nước giàu có với những thành quả đạt được sau Duy tân, Nhật Bản rơi vào nhóm các nước đang phát triển. Tuy vậy, chỉ sau không đầy 30 năm (1945 – 1973), Nhật Bản đã mau chóng phục hồi, để một lần nữa, vươn lên sánh vai cùng các liệt cường. Qua đó, hãy tự hỏi, Việt Nam có thể có một thần kỳ hay không?

Thiết nghĩ, không dám bứt phá và không dám nghĩ khác, chấp nhận sự bảo hộ tư tưởng theo các chiều thông tin hạn định, cái tôi và con người cá nhân bị đồng hóa, ngại phải đối mặt với những khác biệt về tư tưởng trong một xã hội thiếu tranh luận tự do, chủ quan lo sợ về những đổi khác do những thành trì kiên cố của thói quen hay tập quán, v.v… là một phần lớn nguyên nhân khiến chúng ta vẫn chậm tiến trên con đường hòa nhập với thế giới!

Việt Nam cần phải thay đổi! Bạn muốn thay đổi? Tôi muốn thay đổi! Nhiều người, rất nhiều người khác nữa muốn thay đổi?! Chúng ta làm gì để thay đổi? Hãy cùng tìm những giải pháp khả thi và hiệu quả, có thể khai phóng tiềm năng trí tuệ của người Việt, để từ đó tạo lực đẩy mạnh mẽ đưa đất nước đi lên!

Những giải pháp ấy, từ lịch sử, có thể nhìn thấy ngay từ nhà cách mạng Phan Châu Trinh, khi cho rằng phải có dân chủ về thông tin để khai mở dân trí, và tiếp đến, người dân phải được trao cho đầy đủ “dân quyền”, phải có cơ hội có được hiểu biết để ý thức rõ các quyền của mình và thực thi nó với tất cả trách nhiệm mà không trao lại cho chính phủ như một sự ủy thác. Dân trí vẫn có thể phát triển, nhưng với một tốc độ chậm chạp, chừng nào người dân chưa đủ “can đảm trong việc sử dụng lý trí của chính mình”.

Những giải pháp ấy, từ lịch sử, cũng có thể rút ra từ phong trào khai sáng tại Nhật Bản, ở đó có sự tự do tranh luận để đạt tới sự đa dạng và sự phát triển năng lực của tư duy. Và thông qua tranh luận, các lý lẽ hợp lý đã được chắt lọc và trở thành những phương hướng cho việc hoạch định các chính sách đổi mới. Một điểm quan trọng khác, đó là những người mang sứ mạng khai sáng đã thực hiện sứ mạng của mình với tất cả trách nhiệm và tinh thần dám dấn thân vì đại cuộc!

Những giải pháp ấy, ngay từ trong hiện tại, có thể nhìn từ chính chúng ta, khi mỗi người là một cá thể chủ động và tích cực trong việc thay đổi thói quen và lối mòn của tư duy, bước qua những hàng rào cản trở việc tiếp cận những tri thức mới, phá vỡ những thành trì ngăn cấm việc tìm đến thế giới thông tin tự do vô vàn kỳ thú với những nguồn tri thức mênh mông…

Và những giải pháp khác, mà mỗi cá nhân có thể dùng “lý trí và lòng can đảm” của chính mình, theo như phương châm của khai sáng, để tìm ra phương cách thích hợp cho bản thân, cho gia đình, và cho xã hội…

Dân tộc Việt Nam vốn là dân tộc quả cảm với những con người quả cảm, với tinh thần tự hào dân tộc cao và không quản ngại khó khăn? Vậy thì, những người quả cảm và có tinh thần trách nhiệm, khi nhận thức được tính cấp thiết của việc mở mang dân trí, hãy là những người đi tiên phong cho một phong trào khai sáng mới, để dẫn dân tộc Việt Nam đi đến một thần kỳ – một thần kỳ Việt Nam!

 

Nguyễn Trang Nhung
Via BBC Vietnamese


 

Chú thích:

(1, 2, 8, 9) “Hội trí thức Meirokusha và tư tưởng khai sáng ở Nhật Bản” – Vĩnh Sính
http://vietsciences.free.fr/lichsu/lichsucacnuoc/Meirokusha.htm
(3, 4) Tư tưởng, phong trào Khai Sáng là gì? – Bùi Quang Minh
http://www.chungta.net/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Suy-ngam/Tu_tuong_phong_trao_Khai_Sang_la_gi
(5) Nishimura Shigeki: giảng viên Hán học và về sau là trưởng phòng biên tập của bộ Giáo dục. Nishi Amane: một quan viên của hai chính quyền Tokugawa và Meiji và về sau là thứ trưởng bộ quốc phòng. Fukuzawa Yukichi: nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu và rộng nhất đến xã hội Nhật Bản cận đại.
(6, 7) Các cuốn sách hiện đã được dịch và được phát hành tại Việt Nam năm 2004
(10, 11, 12) Tính cập nhật kỳ lạ của một tư tưởng lớn – Nguyên Ngọc: http://www.chungta.net/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Giao-Duc/Tinh_cap_nhat_ky_la_cua_mot_tu_tuong_lon
Xin xem thêm các bài tham khảo ‘Nhật Bản khác ta những gì’ của TS Nguyễn Lân Dũng và ‘Một sự nghiệp lớn và cấp thiết’ của nhà văn Nguyên Ngọc ở các đường dẫn bên tay phải.
Nguyễn Trang Nhung là thành viên Tập hợp Thanh niên Dân chủ, hiện đang làm việc tại Nhật Bản. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Thư gửi những người lớn

Featured Image: Nhi Dang

 

Xin chào mọi người, con là một người trẻ tuổi Việt Nam.

Con không có sự quen biết cá nhân với tất cả mọi người, nên con không thể viết thư riêng cho từng người được, nên đành mạo muội làm một điều không mấy hay, là viết một bức thư chung, xin gửi tới người lớn.

Những người lớn, con xin định nghĩa đơn giản, là những người đã có gia đình, có con cái, như ba của con, mẹ của con, cô bác của con. Cũng có những người lớn, có thể nhỏ tuổi hơn con, nhưng có nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn con, có nhiều sự ảnh hưởng hơn con.

Con xin thưa thật ngắn gọn câu chuyện của mình. Người bạn của con, Nah, đọc là “na”, tên thật là Nguyễn Vũ Sơn, là một nghệ sĩ nhạc rap, hiện đang dấn thân làm một việc mà xưa nay chưa từng đứa trẻ nào dám làm: Đơn độc đứng lên chống lại chính quyền độc tài của cộng sản Việt Nam.

Chúng con, cũng như nhiều sinh viên học sinh khác, không theo và không đại diện cho bất kỳ phe cánh chính trị nào, cũng không phải là một tổ chức hay hội nhóm có mục đích hoạt động rõ ràng. Chúng con chỉ là những người bạn trẻ, mang cùng chí hướng. Chúng con không có lá cờ, không có logo, không có ký hiệu, chúng con chỉ nhận ra nhau bằng tình thương của mình với đất nước.

Chúng con chỉ là những người trẻ, bồng bột và thiếu hiểu biết. Những gì chúng con đang làm, xuất phát từ trái tim yêu nước, yêu dân tộc mình. Hàng ngày đọc báo, xem thông tin chúng con thấy trẻ em phải chết vì bị tiêm nhầm vắc xin, người già phải chết đường chết chợ, mà không cầm được nước mắt. Chúng con có cơ hội đi châu Âu, châu Mỹ, chúng con nhìn thấy người dân ở đó được cơm no áo ấm, chúng con không cam tâm nhìn người Việt Nam mình bị đày đọa tận cùng nghèo khổ như vậy.

Thưa các cô chú bác, những điều này, có lẽ chúng con không cần nói thêm, các cô chú bác cũng đã nhìn thấy từ rất lâu rồi. Nay, con viết thư này chỉ mong có 3 điều thỉnh cầu, xin các cô chú bác rộng lòng mà xem qua:

Một là, xin hãy thông cảm và ủng hộ chúng con, chúng con cần tình yêu thương của mọi người. Chúng con không phải kẻ thù, kẻ thù của chúng ta là tham nhũng, là đói nghèo, là bất công xã hội, là sự độc tài, tàn ác. Chúng con xin mọi người, nếu có bất kỳ hiềm khích, hay khác biệt tư tưởng, cũng xin gác lại, vì chúng con không đứng về phe phái nào khác ngoại trừ con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Hai là, xin hãy giúp chúng con bằng kiến thức và kinh nghiệm quý báu của mọi người. Xin hãy giúp chúng con ở cả 3 giai đoạn, trước khi chấm dứt độc tài, trong khi chấm dứt độc tài, và cả sau khi chấm dứt độc tài. Xin hãy giúp chúng con những phương pháp hữu hiệu để không những bạn bè thế giới bên ngoài, mà cả những người đồng bào trong nước cũng ủng hộ chúng con. Xin giúp chúng con kiến tạo những nền tảng vững chắc cho một xã hội tự do, nhằm ngăn cản một chế độ độc tài khác quay trở lại, tiếp tục gieo rắc tang thương lên dân tộc Việt Nam.

Ba là, xin đừng lợi dụng chúng con. Xin đừng trả thù, giết hại bất kỳ ai. Xin đừng gây bạo loạn, đừng gieo tang thương. Chúng con chỉ đứng lên chống một kẻ thù duy nhất của dân tộc Việt Nam, đó là đói nghèo, là tham nhũng, là bất công, là tàn bạo. Chúng con không làm để xã hội rơi vào bất ổn, hay để thỏa mãn tham vọng chính trị, cho nên sẽ thật là ác độc nếu cô chú bác sử dụng chúng con cho những mục đích khác ngoài việc xây dựng lại đất nước.

Nah, hay Nguyễn Vũ Sơn, sẽ xuống đường trong một ngày rất gần, để chính thức đứng cùng mọi người, lên tiếng đòi lại tự do, công bằng cho người Việt Nam. Ngày đó, chắc chắn chính quyền cộng sản Việt Nam sẽ có những hành động nhằm ngăn cản, gây rối loạn, hay có thể dẫn tới những kết quả thật tệ và đau lòng, nhưng con hy vọng, với sự giúp đỡ của cô chú bác, chúng ta sẽ vượt qua được, chúng ta sẽ chiến thắng tàn bạo và giả dối, bằng tình yêu thương và sự vững tâm của cô chú bác dành cho chúng con.

Chúng con trông đợi, và đặt niềm tin vào mọi người. Con chúc mọi người nhiều sức khỏe, và xin thay mặt những người bạn của con, con cảm ơn mọi người đã quan tâm.

Một người trẻ tuổi Việt Nam.

 

Sang Đặng

Phim tài liệu Last Days in Vietnam

Phim tài liệu Last Days in Vietnam của đạo diễn Rory Kennedy mô tả lại những giờ khắc cuối cùng trước khi Mỹ rút khỏi Việt Nam miêu tả hàng nghìn người chen lấn trước cửa sứ quán Mỹ ở Sài Gòn; đoàn người rồng rắn lên nóc một toà nhà để lên trực thăng rời khỏi Việt Nam. Sài Gòn hỗn loạn trong 24 giờ trước khi quân đội Bắc Việt tấn công vào Sài Gòn. Bộ phim đã được trình chiếu rộng rãi vài ngày trước đây tại Mỹ.

Tháng 4 năm 1975, những đồn đoán về quân đội Bắc Việt bao vây Sài Gòn khiến nhiều người lo lắng muốn di tản khỏi Việt Nam. Lúc này, quân đội Mỹ đã rút khỏi miền Nam sau khi hiệp định đình chiến Paris được ký kết. Tổng thống Richard Nixon, từng hứa sẽ đưa quân Mỹ tái tham gia chiến tranh nếu miền bắc phá vỡ lệnh ngừng bắn, thì lại từ chức vì bê bối trong vụ nghe lén có tên Water Gate.

Người dân Mỹ lúc này không còn sức để theo đuổi cuộc chiến đã chia rẽ sâu sắc cả đất nước. Quốc hội Mỹ không mặn mà gì trước đề nghị của Tổng thống Gerald Ford về việc cấp hàng chục triệu đôla để di tản người Việt Nam làm việc cho các cơ quan Mỹ.

Trong khi đó, một vài quan sĩ quan trong sứ quán Mỹ tự mình tìm cách đưa những người Việt Nam giữa thời điểm nước sôi nửa bỏng này để di tản. Đạo diễn Rory Kennedy tái hiện những sự kiện trên trong bộ phim tài liệu mới có tên “Last Days in Vietnam”.

Nói với chúng tôi đạo diễn Rory Kenedy chia sẻ cảm nghĩ của bà ngay vào lúc này, khi cuốn phim đã hoàn tất:

“Ngay cả bây giờ khi tôi xem phim tôi vẫn nóng ruột không biết điều gì sẽ xảy ra với những người Việt Nam đó: ai sẽ di tản được, ai sẽ phải ở lại. Tôi nghĩ những ký ức đó sẽ đọng lại trong tôi mãi mãi.”

Khoảng 11 giờ sáng ngày 29/4/1975 trước khi Sài Gòn bỏ ngõ, đài phát thanh của Mỹ phát đi bản nhạc White Christmas, báo hiệu chiến dịch sơ tán công dân Mỹ khỏi Sài Gòn bắt đầu. Chỉ trong vòng 24 tiếng, những người Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Hơn một trăm nghìn người Việt Nam làm việc cho chính quyền Việt Nam Cộng hoà được di tản trong đợt này.

Bộ phim Last Days in Vietnam có những cảnh hiếm hoi về tàu khu trục hộ tống USS Kirk tiếp nhận 17 chuyến trực thăng chở người tị nạn Việt Nam. Tàu USS Kirk lúc đó đang đậu gần đảo Côn Sơn. Đạo diễn Rory Kennedy cho biết thêm vê khúc phim này:

“Chiếc trực thăng Chinook, chở đầy người Việt Nam và trẻ em không thể hạ cánh vì nó có thể phá huỷ con tàu [USS Kirk]. Vì thế, những người trên trực thăng phải nhảy xuống tàu cách nó nửa mét. Em bé 18 tháng tuổi cũng được thả từ đây.”

“Last Days in Vietnam” là phim tài liệu mới nhất của đạo diễn Kennedy, một người trong dòng họ nổi tiếng Kennedy. Ở tuổi 45 tuổi nhưng bà có nhiều duyên nợ với Việt Nam. Bà là cháu của cố tổng thống Mỹ John Kennedy, người ký lệnh đưa những binh sĩ Mỹ đầu tiên tham chiến ở Việt Nam. Bà cũng là người con thứ 11 của cố thượng nghị sĩ Robert Kennedy, người từng đưa ra đề xuất các con đường nhằm chấm dứt chiến tranh Việt Nam vào năm 1968.

“Chúng ta không mấy trân trọng những gì xảy ra trong những ngày cuối đó mặc dù nó là một chương quan trọng trong lịch sử Mỹ. Tôi cảm thấy có rất nhiều bài học được rút ra từ thời điểm đó, nhất là trong hoàn cảnh chúng ta rút quân khỏi Iraq và Afghanistan và cũng như việc chống lại lực lượng Hồi giáo ISIS hiện nay.”

Nguyễn Sơn Tùng, tuy không phải là một nhân vật trong phim nhưng sau khi biết cuốn phim được dựng lại trong bối cảnh ông cũng là một trong những người có mặt ở thời khắc lịch sử ấy đã viết cho trang web của đài Á châu Tự do những dòng sau đây:

“Nửa giờ sau đó căn nhà chỉ huy bốc cháy. Chắc người Mỹ đốt cháy căn nhà và các tài liệu trước khi cuộc di tản kết thúc. Một chiếc trực thăng đáp xuống. Chúng tôi nhốn nháo và muốn ra khỏi xe. Khoảng 10 thuỷ quân lục chiến Mỹ cuối cùng bước lên máy bay, tay cầm súng nhằm chĩa vào xe chúng tôi và nói: “Mọi người ngồi im, chúng tôi trước.” Máy bay cất cánh trong khi lính Mỹ luôn chĩa súng vào chúng tôi.”

Là một trong một vài trăm người bị bỏ lại trong cuộc sơ tán của Mỹ ông Sơn Tùng kể:

“Nếu cuộc rút lui này xét theo nghĩa tháo chạy thì người Mỹ đã hoàn toàn thành công vì họ đã ra đi bình an vô sự. Nhưng nếu xét theo nghĩa một cuộc di tản thì họ đã thất bại vì họ đã bỏ lại một trăm người gồm phụ nữ, trẻ em rất muốn di tản nhưng không được dù hoàn cảnh vô cùng thuận lợi về thời gian, phương tiện vận chuyển, an ninh hầu như tuyệt đối. Sao người Mỹ có thể tự hào về sức mạnh, lòng nhân đạo, lý tưởng tự do, nhân quyền trong một hoàn cảnh nếu như trên!”

 

Via RFA – Đài Á Châu Tự Do


[youtube https://www.youtube.com/watch?v=HBJaDLx-ULY]