28 C
Nha Trang
Thứ ba, 5 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 144

Lần thứ hai trong đời sử dụng 4g nấm thức thần psilocybin

Featured image: GeneralArtemis

 

Xin chào các bạn!

Với vị trí là một trong 3 admins hiện tại của trang mới này, mình cảm thấy bản thân có trách nhiệm với sự an toàn của những bạn mới sử dụng nấm thần. Đó là lý do mình viết bài này, những bạn mới nên đọc kỹ bài này để tránh phần nào những điều đáng tiếc (có thể dẫn tới điên loạn hoặc chết người) mà bản thân mình đã hiểu ra khi sử dụng nấm. Nếu bạn không muốn đọc hết bài này (sẽ khá dài) thì ít nhất bạn cũng nên đọc những điều mà mình rút ra được sau 2 lần sử dụng nấm (được in đậm và viết nghiêng).

I. Về Kinh Nghiệm Sử Dụng Nấm Thần 

– Với cần sa: Mình sử dụng cần sa từ 10 năm nay, kiểm soát tốt trong hầu hết trường hợp.

– Với các chất kích thích khác: Ít khi sử dụng.

– Với nấm thần: Tối hôm qua ngày 27/02/2015 là lần thứ 2 mình sử dụng nấm psilocybin trong đời, với liều lượng là 4g khô. Lần thứ nhất là khoảng 3 tuần trước với liều lượng là 3g khô. Điều đầu tiên mình có thể nói là 4g nấm khô cho hiệu ứng Mạnh Hơn Rất Nhiều so với 3g khô.

– Mình chưa đọc nhiều sách vở về nấm thần, cũng chưa có nhiều kinh nghiệm, những gì mình kể dưới đây hầu hết là kinh nghiệm thực tế của một người mới. Nếu bạn là người đã có nhiều kinh nghiệm thì mình mong bạn sẽ viết kinh nghiệm của bạn. Hãy liên lạc với mình để gửi bài!

– Điều thứ 2 mình có thể nói là Nấm Psilocybe cho hiệu ứng không giống bất cứ thứ gì mình đã sử dụng trước đó. Đặc biệt nó khác HOÀN TOÀN hiệu ứng của cần sa.

II. Ngôn Từ Không Thể Diễn Tả Được Đầy Đủ Trip 

Ngôn từ không thể diễn tả hết được những gì mình nhìn thấy trong Trip, hơn nữa mình tin rằng mỗi người sẽ có những trip khác nhau. Do đó mình không chắc chắn lắm vào việc những người khác đều đi cùng hành trình với mình. Và mình đang cố gắng để diễn tả đầy đủ nhất có thể bằng từ ngữ về trip của mình.

III. Lần đầu sử dụng Nấm Psilocybin trip report 

– Thời gian: Đó là cách đây 3 tuần, với liều lượng 3g khô

– Nguồn nấm: Nấm Psilocybin giống Amazona

– Địa điểm: Tại nhà mình. Điều thứ 3 mình có thể nói là bạn NHẤT ĐỊNH phải sử dụng nấm trong một môi trường thân thuộc và ít có người lạ, hãy sử dụng cùng với bạn bè thân thiết của bạn, những người hiểu bạn và không đánh giá về bạn.

– Thời điểm ăn: Lúc vừa ăn cơm xong. Điều thứ 4 mình có thể nói là nếu bạn muốn có hiệu ứng mạnh và nhanh thì nên để bụng đói trước khi ăn nấm.

– Cách ăn: Bỏ vào miệng nhai nhuyễn rồi nuốt cùng một số hoa quả cho dễ ăn.

– Hiệu ứng:

+ Sau 1h mình bắt đầu thấy trí tưởng tượng tăng lên rất nhiều, đặc biệt là các bóng chìm của đồ vật phản chiếu lên kính hoặc sàn nhà bắt đầu nổi lên rõ ràng.

+ Sau đó mình thấy xuất hiện một số triệu chứng buồn nôn, mình nôn khan vài lần như những tiếng ợ, mắt bắt đầu mất đi sự nhanh nhẹn, kết hợp cùng triệu chứng nôn mửa khan này là sự khó chịu, bồn chồn.

+ Sau đó mình cảm thấy các cơ bắp của mình yếu hẳn đi, gần như là không còn sức lực, mình thấy mọi thứ xung quanh đều có vẻ buồn cười và mình cười ngặt nghẽo về tất cả mọi thứ mình nhìn thấy.

+ Sau đó các đồ vật bắt đầu méo mó về hình dạng, một số đồ đạc trong nhà có hình dạng méo mó đến kỳ lạ.

+ Sau đó mình thấy bạn mình cao lớn như người khổng lồ, một người bạn khác lại bé xíu như người tí hon. Mọi thứ thay đổi rất nhanh chóng, mình vẫn có nhận thức về thời gian nhưng không thể đếm nổi các đơn vị số học. Suy nghĩ bị mất dần đi, logic/phân tích bị mất dần đi thay vào là những hình ảnh (não phải được kích thích mạnh hơn não trái chăng?)

+ Sau đó mình cảm thấy hơi sợ hãi nên lên giường nhắm mắt lại, trong khi nhắm mắt mình thấy những hình ảnh về vũ trụ, về những tấm lưới khổng lồ dài và rộng vô hạn, mình cứ chạy trong đó và lúc này mình cảm thấy rất cô đơn và có chút sợ hãi, ý thức của mình nhận diện đó là một con rắn khổng lồ, vô cùng lớn và dài, da rất trơn giống như những bộ lạc người ở vùng Amazon miêu tả trong một cuốn sách nào đó mà mình đã đọc được một đoạn. Do đó mình đã gọi tên bạn mình nằm ngủ ở bên cạnh thức dậy cho bớt sợ. Điều thứ 5 mình có thể nói được là bạn nhất định phải có một người bạn thân thiết, hiểu chuyện ở bên cạnh bạn trong suốt cuộc hành trình.

+ Sau khi hiệu ứng giảm xuống một chút, mình bắt đầu đi bộ ra ngoài phòng bếp và ngồi xuống suy nghĩ về những gì vừa trải qua, lúc này mọi thứ đã hết méo mó. Mình đốt một điếu cần sa để hút nhằm tăng hiệu ứng lên cao hơn.

+ Sau đó mình mở cửa sổ để ngó ra ngoài đường, một cảm giác mới hoàn toàn xâm chiếm cơ thể mình, mọi thứ không giống như lúc bình thường mình nhìn thấy.

+ Khi mình cầm 1 quả táo lên và ăn thì mình có những suy nghĩ như thể cơ thể mình cùng tất cả những vật chất khác tách rời khỏi tâm hồn mình, mình cứ cầm quả táo lên ngắm nghía như thể nó rất xa lạ với mình nhưng lại rất thú vị, đây là lần đầu tiên mình có cảm nhận tâm hồn tách biệt ra khỏi vật chất.

+ Sau đó mình thấy euphoric (vui sướng, tự tin, khả năng vô hạn) chạy trong người – đây là thời điểm mình cảm thấy vui sướng nhất trong cuộc hành trình. Nhưng điều này rất tiếc chỉ kéo dài khoảng 20 phút.

+ Sau đó khi hiệu ứng giảm xuống đáng kế (lúc này là khoảng 3,5h sau khi dùng nấm) mình mới chạm đất và bắt đầu có khả năng sử dụng máy tính. Mình lên mạng tìm kiếm thêm về hiệu ứng của nấm và mình tìm ra được kính vạn hoa (kaleidoscope) – Các bạn có thể đọc về Kaleidoscope ở đây

Thực ra là một hình ảnh bất động nhưng dưới sự tác động của psilocybe não bộ thấy hình ảnh này chuyển động liên tục không bao giờ ngừng.

Điều thứ 6 mình có thể nói được là khi hiệu ứng của nấm tăng lên thì bạn không có khả năng sử dụng máy tính, sách vở mà chỉ có khả năng nghe nhạc/nghe âm thanh.

+ Sau khi tỉnh táo lại hẳn (6h từ lúc bắt đầu sử dụng) mình cảm thấy rất mệt mỏi, cơ bắp và trí não rất mệt mỏi cả ngày hôm sau. Do đó Điều thứ 7 mình có thể nói được là bạn cần phải tắm rửa, đi vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa, nấu một vài món ăn trước khi sử dụng nấm psilocybe, và bạn cũng cần phải sắp xếp lịch làm việc sao cho bạn không cần phải làm gì trong vòng 48h trước khi sử dụng nấm.

IV. Trip thứ hai report 

Sau trip đầu tiên mình đã tiến hành trip thứ 2 sau khi sẵn sàng chuẩn bị về tâm lý và tinh thần. Mình cảm thấy đã sẵn sàng trip tiếp vào tối hôm qua nên đã thu xếp công việc và tất cả mọi thứ liên quan rút tỉa được trong kinh nghiệm đầu tiên về nấm. Mình để bụng đói trước khi ăn và đã nhai 4g nấm khô. Sau đây là những từ ngữ cụ thể nhất mà mình có thể tìm được để mô tả.

+ Thời điểm sử dụng: Lúc 10h tối.

+ Số lượng 4g nấm khô vẫn là Amazoe được nhai nhuyễn cùng hoa quả rồi nuốt thẳng vào bụng.

+ Khoảng 10h15 phút mình bắt đầu thấy trí tưởng tượng tăng lên, những hình ảnh phản chiếu từ kính và nền nhà bắt đầu nổi lên.

+ Khoảng 10h30 phút mình cảm thấy rất buồn nôn và đã nôn khan nhiều lần, mắt mờ, cơ bắp yếu hẳn đi tới mức không đi lại được nên mình đã vào giường nằm.

+ Sau đó mình cảm thấy có một nguồn năng lượng vô cùng lớn chạy trong người mình. Ngoài ra âm thanh/hình ảnh/đồ vật…méo mó một cách đáng kinh ngạc.

+ Mình có cảm giác ngón tay mình chạm xuyên qua mọi đồ vật, tất cả mọi thứ vật chất mình không còn phân biệt nổi thứ gì với thứ gì nữa.

+ Sau đó không lâu mình không thể kiểm xoát được cơ thể mình, không thể kiểm xoát được suy nghĩ của mình. Điều duy nhất mình có thể làm là quan sát “Nó.” “Nó” rất mạnh và hoạt động hoàn toàn tự động bên ngoài ý thức của mình – Lần đầu tiên mình trải qua một kinh nghiệm như thế này. Mình nhận ra rằng tiềm thức là cả một cỗ máy rộng lớn (như vũ trụ bao la này), tiềm thức lúc này làm việc gần như hoàn toàn tự động và mình ý thức được rằng mình đang ở trên một con tàu lao với tốc độ rất lớn vào thẳng tiềm thức của mình mà mình thì không thể để mất lái (nếu mất lái sẽ gây ra tai nạn).

+ Mình phải cong người lên, thở mạnh và nhắm mắt lại để có thể giữ được ý thức về “Nó” và không để bị mất “Cái Tôi” – chính là cái nhận thức về những gì đang xảy ra. Cảm giác của mình lúc đó là tiềm thức đang sử dụng cơ thể và não bộ của mình để giải phóng một nguồn năng lượng vô cùng lớn, lớn tới mức mình phải dùng hết sức bình sinh để đảm bảo cho nguồn năng lượng thoát ra được khỏi cơ thể. Và tất cả những gì mình làm lúc đó là đảm bảo cho nguồn năng lượng thoát ra.

+ Mình bị mất hoàn toàn nhận thức về thời gian, không gian, mình có cảm giác con mắt thứ 3 của mình mở ra, và ngay sau cảm giác đó là một điều đáng kinh ngạc lần đầu tiên xảy ra với mình: Nhắm mắt lại hay mở mắt ra thì mọi thứ cũng giống hệt nhau, mình nhìn thấy cùng một thứ cả khi nhắm mắt và khi mở mắt, ánh sáng rất rõ ràng, các hình ảnh không bị hạn chế bởi “mắt thường” nữa.

+ Mình có cảm giác có thể di chuyển trong không gian (toàn vũ trụ) và riêng cơ thể mình thì thật sự là không thể điều khiển được nữa. Mình nằm bẹp dí ở ghế mất một lúc và suy nghĩ của mình lúc đó là về đấng tạo hóa tối cao, về bản chất của mọi vật trong vũ trụ. Mình thấy rõ ràng rằng tất cả mọi thứ trong vũ trụ này đều được làm từ một “chất” duy nhất, “chất” này biến đổi thành nhiều định dạng khác nhau.

+ Mình suy nghĩ về thiền và trạng thái thiền, về nhà sư ở trung quốc đang ở trong trạng thái deep meditation mà bạn có thể đọc ở link này.

Và mình hiểu ra trạng thái thiền ở High Level là như thế nào. Mình chắc chắn rằng tối hôm qua mình cũng đã trải nghiệm điều này. Và mình tin rằng nếu như con người bị lạc ở trong đó thì sẽ mãi mãi không ra được hoặc phải nhờ sự can thiệp của khoa học mới trở về được thực tại.

+ Mình cảm thấy tất cả những gì mà con người làm ra, viết lên, sáng tạo ra… nói chung là tất cả những gì trong cuộc sống thực tế chỉ là một “vũ trụ” siêu nhỏ trong vũ trụ bao la này.

+ Mình suy nghĩ về cỗ máy thời gian và thấy rằng mình hoàn toàn có khả năng di chuyển trong không gian và thời gian. Lúc này mình mất hoàn toàn ý thức về thời gian, không còn có thể lấy lại bất cứ khái niệm gì về giờ giấc cũng như đã bao nhiêu lâu mình ở trong trạng thái này.

+ Lần đầu tiên mình có cảm giác đi sâu vào tiềm thức của mình như thế. Sau đó cao trào là lúc mình gần như mất đi ý thức về “cái tôi” mình đã phải gọi bạn thân của mình lại giúp mình mang một cái chai tới để mình có thể đi tiểu tại chỗ vì mình không có khả năng đi, mình đã ở quá xa thế giới thực tế để quay lại. Và trong suy nghĩ của mình luôn luôn đấu tranh để ý thức được về bản thân (nhất định không được để mất đi cái tôi của mình trong trip). Lúc đó mình rất sợ hãi rằng mình sẽ không bao giờ quay trở lại được cuộc sống thực tế nữa và không hiểu bạn bè người thân của mình có tìm mình và “cứu” mình ra khỏi trạng thái thiền rất mạnh/ rất đẹp nhưng mình chỉ sợ nếu mình đi xa quá thì sẽ không quay về được nên mình đã kêu gào, gọi lớn tên của bạn mình tới giúp. Lúc đo mình nghĩ rằng nếu không có người bạn mình thì mình sẽ mất hết liên lạc với thực tế và không bao giờ quay lại được nữa. Do đó một lần nữa mình chân thành khuyên bạn khi sử dụng nấm nhất định phải có một người bạn thân hiểu chuyện ở bên cạnh. Và điều thứ 8 mình nhận ra (một người bạn thân có kinh nghiệm dùng nấm cũng đã khuyên mình): Trước khi dùng nấm, bạn hãy nhắc đi nhắc lại thật nhiều lần tên tuổi, địa chỉ của bạn, những việc bạn đã làm (càng nhiều càng tốt) trước khi dùng nấm như là những “sợi dây” giữ bạn không bị mất liên lạc với thực tế. Điều này rất quan trọng.

+ Mình nhìn cái chăn có hoa văn bên cạnh và nghĩ tới một dải ngân hà toàn rắn là rắn, nhưng cũng may mình rất biết tránh những suy nghĩ xấu này nên đã không mắc bẫy suy nghĩ.

+ Sau giai đoạn cao trào này psilocybin bắt đầu giảm xuống, mình nghĩ đến Đức Phật Thích Ca và mình khẳng định đã trải nghiệm cuộc sống của ông ta (dù rằng không kéo dài) bằng việc nhớ lại các lời dạy của Đức Phật mà mình đã được đọc, mình hiểu ra tất cả mọi chuyện trên cuộc đời này là do chính bản thân mình quan niệm, chính bản thân mình dựng ra, kể cả mọi vấn đề, mọi quan niệm về hạnh phúc hay đau khổ đều là do chính bản thân mình tạo ra chứ không phải bất kỳ ai khác. Mình thấy rất nhiều khuôn mặt của đức phật và một vài hình ảnh về khuôn mặt của Steve Jobs nổi lên trong những hình khối chuyển động trước mặt mình (dù nhắm mắt hay mở mắt thì mọi thứ cũng như nhau).

+ Mình có cảm giác mình là đấng tạo hóa có thể tạo ra mọi thứ, lúc này mình nghĩ đến Steve Jobs và câu nói của ông ta về LSD, Steve Jobs nói rằng kinh nghiệm của ông ta với LSD là kinh nghiệm quan trọng nhất cuộc đời ông ta. Và mình thấy đúng như thế.

+ Lúc này là khoảng 1h sáng (3h sau khi dùng nấm) mình cảm thấy đã bắt đầu chạm chân được xuống dưới đất. Mọi thứ đã hết méo mó nhưng vẫn ở dưới dạng 3D. Một cảm giác thích thú xâm chiếm con người mình. Cảm giác euphoric và sự linh hoạt trong suy nghĩ bắt đầu quay trở lại, và lúc này mình đã lấy lại được một chút ý niệm về thời gian, không gian, thực tế và bắt đầu online facebook để nói chuyện với bạn bè nhưng điều này không kéo dài được lâu, có vẻ là khi psilocybin khi còn ở trong cơ thể bạn thì bạn không có hứng thú hút thuốc hay viết lách hay sử dụng máy tính hay xem phim ảnh! Ít nhất thì điều này đã xảy ra với mình.

+ Sau kinh nghiệm trip thứ 2 này mình thấy được một số sự thật của đức phật đã chỉ dạy, ngấm lời dạy của phật, trải nghiệm cuộc sống của phật và mình tin rằng nếu có hiểu biết nhiều hơn nữa thì mình có thể trải nghiệm cuộc sống của bất cứ một người nào!

+ Sau kinh nghiệm thứ 2 này mình cũng hiểu ra trạng thái thiền (deep meditation) là như thế nào, và mình cũng hiểu ra trạng thái bị “ma nhập” là như thế nào, và hiểu ra trạng thái của những “đồng cô, đồng cậu” khi lên đồng ở trong trạng thái tâm lý nào.

Hôm nay mình rất mệt, mặc dù đã định viết report này từ hôm qua nhưng không có sức nên bây giờ mới viết nổi.

Trên đây là tóm tắt về 2 trip nấm đầu tiên trong cuộc đời mình. Mình sẽ đợi khoảng 1 tháng sau để dùng LSD trip và so sánh sự khác biệt.

Để kết thúc bài viết này mình sẽ dịch 5 level của Psilocybe (tác động lên người dùng):

Level 1

Màu sắc/hình ảnh/ âm thanh sống động hơn.

Level 2

Màu sắc/âm thanh/hình ảnh sống động hơn. Các đồ vật bắt đầu nhảy múa, méo mó. 2D vision xuất hiện khi nhắm mắt lại. Suy nghĩ bị bóp méo. Tăng cường khả năng sáng tạo.

Level 3

Hình dạng các vật thể thay đổi, Kaleidoscopes cong hoặc biến dạng. 3D vision khi nhắm mắt lại, sự nhầm lẫn về cảm giác, mất nhận biết về thời gian và có cảm giác đang ở trong sự vĩnh hằng.

Level 4

Ảo ảnh mạnh, có nghĩa là vật thể chuyển hình dạng sang những vật thể khác. Phá hủy cái tôi hoặc phát triển mạnh cái tôi (các đồ vật bắt đầu nói chuyện với bạn). Một số người mất nhận thức về thực tế, thời gian không có nghĩa lý gì. Kinh nghiệm thoát ra khỏi cơ thể.

Level 5

Mất hẳn liên lạc với thực tế. Cảm giác và cảm xúc không còn ý nghĩa như bình thường. Mất hẳn cái tôi. Bóp méo không gian, thời gian, các vật thể và vũ trụ.

Tham khảo thêm: http://www.shroomery.org/6255/Trip-Reports

 

Grower Việt
Edit: THĐP

Ám dụ

Feauted Image: Oer-Wout

 

Anh đã đi qua những giọng người trùng trùng. Cơn mưa cũ kỹ, bài thánh ca mang hình chuông, bóng ngày trượt ngã. Anh đã ngồi giải đi giải lại những bất phương trình của sự vô nghĩa, nhưng bất trắc của cuộc sống nào có báo trước điều gì.

Sáng nay những đám mây nhận được điều lệnh từ sự thay đổi thời tiết, những oi nồng mùa hè. Cơn viêm xoang như trúng số độc đắc hành hạ cái đầu bằng cơn đau mọc rễ trong âm u phỏng sinh cho một sự tự do mới. Anh đang nghĩ về một điều gì đấy của cơ hội. Em đang nhận lấy một cơ hội hay chỉ là một chiến binh lạc lối giữa cuộc diện này.

Khi đức tin màu đỏ đã trở nên thẫm đen như miếng tiết khô. Màu hoa loa kèn không còn buồn như năm ngoái, người nữ tù trở nên cô đơn trong phế tích hình hài lưu cữu. Em có thể chặn được bước đi của thời gian bằng một nhát thánh kiếm? Ân sủng chỉ là một sự dối trá và bất công bằng.

Khi sự bình an chỉ là những nốt ngộ độc làm bội thực một buổi sáng bằng tiếng chim non hót trong lá xanh trong gió say trong những vần thơ nhẹ bẫng của em. Những tiếng chim đã hót từ một triệu năm không bao giờ mất mặt. Đừng mở miệng trong sự băng hoại của ngôn từ khi sự thật đã chết trong những huyền ngôn như con muỗi để lại vệt máu cuối cùng.

Bài thơ anh viết lấm lem mạng nhện và xác muỗi. Hơi thở cũ của ngày hôm qua nấp sau chiếc khung lộng kiếng trên tường. Những mộng mơ không thật thà chưa bao giờ thật thà. Anh vẽ tình yêu vào song trắng. Nghe mưa cuộn sóng phai đêm. Nơi cơn gió ủ rũ mang lửa mặt trời. Mộng mơ gãy cánh. Những chiếc lá úp mặt khóc thầm thì để những con chữ tật nguyền mang dối trá bay lên.

 

Phương Uy

Một lương tâm yên tĩnh!

Featured Image: Noah Weiner

 

Anh ta là một lái xe taxi. Một buổi chiều nóng bức, như thường lệ, anh ta lái xe đi vòng quanh một đường phố lớn, gặp hai vị khách lên xe, rất nhanh chóng anh chở họ đến nơi. Khi xuống xe, vì tiền phí trả cho lái xe mà hai bên cãi nhau. Lúc bấy giờ rất nhiều xe tải trong thành phố còn chưa lắp đồng hồ tính giá tiền, mọi người thường cứ xuống xe là trả 5 đồng. Trong khi đó xe của anh ta đã lắp đồng hồ này, chỉ số là 6,3 đồng.

Hai khách hàng này cứ nhất định trả theo kiểu cũ. Hai bên lời qua tiếng lại một lúc, kết quả là hai vị khách ghê gớm kia không trả tiền, đi thẳng. Ngày nào cũng chạy trên đường, chẳng dại gì mà gây thù chuốc oán, gặp loại người như vậy đành im lặng. Anh tự nhủ, hôm nay mình gặp đen đủi nên chỉ lặng lẽ nhìn hai người đó đi xa dần.

Tâm trạng buồn bực mãi, anh mới lái xe đi tiếp may ra chạy được một chuyến nữa rồi về nhà. Vô tình anh quay đầu lại phía sau nhìn, tròn xoe mắt, ghế ngồi đằng sau nằm lại một cái túi to, rõ ràng là của hai vị khách mới lên khi nãy. Anh dừng xe gấp, lấy cái túi lên, mở ra vô cùng kinh ngạc, thở gấp: một túi tiền đầy. Trái tim anh như nhảy ra khỏi lồng ngực, anh không còn tâm tư đâu mà tiếp tục đón khách, vội lái xe về nhà.

Về đến nhà, anh mở cái túi ra đếm: Tròn 40 ngàn đồng. Trước món tiền vô cùng lớn này, anh lạnh ngắt cả chân tay, tâm trạng phấp phỏng không yên. Bố mẹ anh ở nông thôn, anh và gia đình phải ở nhờ nhà bố mẹ vợ, vợ anh thường xuyên đau yếu, không có việc làm, các con còn đi học, cả gia đình chỉ sống nhờ vào thu nhập của anh. Mà anh mỗi ngày lái xe từ sớm đến tối chỉ giỏi lắm là được một ngàn tệ, cố gắng sống qua ngày. Cứ nghĩ thì biết, số tiền ấy có ý nghĩa to lớn đối với gia đình anh như thế nào: Có thể chữa bệnh cho vợ, xây một căn phòng mới, đàng hoàng nộp đủ tiền học phí cho con. Cả nhà từ nay có thể sống sung túc hơn.

Liền mấy ngày, anh không tài nào ngủ được, vừa hưng phấn lại vừa sợ hãi. Nếu người mất tiền tìm đến của nhà anh thì làm thế nào? Quả nhiên sau vài ngày, người mất tiền báo cảnh sát, xin hậu tạ để tìm được nhà anh. Nghĩ đến thái độ của họ hôm ấy, tâm trạng anh rất phức tạp. Nếu mình phủ nhận việc ấy, im lặng thì ai biết. Không còn chứng cứ, cảnh sát cũng chẳng làm gì được, qua một thời gian dài, không còn ai truy vấn anh nữa, tất cả sẽ sóng yên biển lặng. Lúc ấy mình sẽ tiêu dần món tiền ấy.

Nhưng mà anh luôn thấp thỏm không yên. Nghĩ đến ngày hôm ấy, người mất tiền nói mình không ra gì, xỉ vả mình là kẻ thô bỉ, tham lam, nuốt không món tiền không phải của người khác, trong lòng anh không giấu nổi sự hổ thẹn, đến nỗi chỉ cần có người nhìn anh chăm chú là tim anh đập kinh hãi không tự chủ được, chỉ sợ mọi người nhìn thấu sự tham lam của mình.

Anh giấu món tiền đó ở trong nhà, vừa không dám đụng đến vừa sợ mất trộm, ngày nào cũng thấp thỏm không yên. Một lần vợ anh ốm nặng, cần tiền chữa chạy, anh do dự rất lâu rồi lấy ra 200 đồng, sau đó lại để dành bỏ vào cho đủ.

Từ ngày nhặt được tiền, anh cảm thấy như cả ngày mình ôm quả mìn, hết sức căng thẳng. vốn anh hay nói hay cười, giờ trở thành lặng lẽ ít lời. Suốt ngày nghĩ ngợi, vì sao kẻ nhặt tiền lại là mình? Nếu người chủ tìm đến mình sẽ trả họ ngay.

Anh cứ như vậy, đợi đủ mười năm, người chủ số tiền đó vẫn không đến. Cho đến tháng 5 năm 2006, anh không chịu được nổi sự giày vò, cố lấy cam đảm mang bọc tiền đó đến công an trình báo.

Tên anh là Tô Khánh Tài, nhà ở thị trấn Diên Cát, tỉnh Cát Lâm. Hôm đó, trên tivi, anh nói: “Nếu người mất tiền cần tôi bồi thường tiền lãi, tôi sẽ chẳng sợ sẽ phải bán cả nồi niêu nhà mình để trả.”

Để trả lại tiền, thậm chí anh còn phải chuẩn bị ngồi tù, dặn vợ chuẩn bị quần áo, chăn, màn cho anh vào tù. Lời nói thật bi tráng nhưng trên khuôn mặt anh không giấu nổi vẻ kiêu hãnh.

Sự việc này dẫn đến một làn sóng dư luận, có người ca tụng, có người chỉ trích, còn có người nói anh ngu, người ta đâu phải thánh hiền, của cải thì ai mà chả thích. Tô Khánh Tài đương nhiên cũng không ngoại lệ. Anh ta nói: “Nếu món tiền này do tôi làm ra thì hay biết bao nhiêu!”

Mười năm trước, nếu anh thấy tiền không tối mắt lại, chủ động trả lại thì sẽ được muôn người hoan nghênh, nhưng sau mười năm mới trả, thì tình hình đã khác xa, đợi đến khi rước họa vào thân, thân bại danh liệt mới nói, thậm chí còn có thể bị ngồi tù. Đối với hậu quả này, Tô Khánh Tài quá rõ, áp lực quá lớn của lương tâm anh cũng quá biết…

Thế cái gì đã làm cho anh ta cam tâm chịu khổ như vậy mãi mới ra trình báo?

Là vì muốn có một lương tâm trong sạch yên tĩnh. Trong cuộc hành trình của đời người, sớm muộn gì thì cũng có thể bị chao đảo nhưng duy nhất có một thứ không thể lay chuyển, đó là một lương tâm trong sạch, tĩnh lặng.

 

Tâm Giao

Bí ẩn những giấc mơ

Featured Image:  Take The Moment

 

Bài viết này được viết với mục đích thực hiện một lời hứa rằng ngày nào đó tôi sẽ viết một bài cực kỳ lộn tùng phèo không ai có thể hiểu được, điều đó chẳng có gì đơn giản hơn việc viết về thứ mà chính tôi cũng không thể hiểu nổi. Đó là bí ẩn của những giấc mơ.

Giải thích một số ký hiệu để người đọc đỡ bị nhức đầu:

*(): lời văn được viết trong dấu ngoặc này được hiểu là sự diễn giải giấc mơ
*<<>> : lời văn được viết trong dấu ngoặc này được hiểu là sự phân tích sâu hơn của kiến thức dùng để diễn giải giấc mơ.
Đôi khi trong bài tôi có sử dụng lẫn lộn giữa hai cách xưng hô; “mình” lúc ấy tôi đang tự nói với chính mình; “tôi” lúc ấy tôi đang phân giải giấc mơ một cách khách quan.


 

Đây là một giấc mơ khiến cho mình cảm thấy sợ hãi, điều này có nghĩa đó là một giấc mơ trái với lương tâm, đồng thời nó lại khá phù hợp với hoàn cảnh hiện tại để phân tích nó một lần nữa. Các bức tranh.

Bắt đầu giấc mơ là cảnh mình đi lang thang ngoài phố, vào ban đêm, để kiếm bức tranh chân dung của một bá tước. (Điều này làm tôi liên tưởng đến Dorian Gray, bức chân dung của quỷ. Đôi khi trí nhớ rất khó tin tưởng, nó mong manh dễ trộn lẫn như những làn khói, tôi không còn nhớ chính xác được là mình đã xem bộ phim đó trước hay sau khi mơ vì tính chất sẽ khác nhau hoàn toàn.)

<<giấc mơ này chắc hẳn bóc trần cái tôi của tôi để hé ra một phần nào đó rất ghê tởm vì trong khi tôi phân tích giấc mơ này, tôi có cảm giác như có người đứng nhìn mình từ phía sau. Đó là một loại cảm giác khá phổ biến đối với nhiều người, có thể so sánh một cách đại khái giống như “có tật giật mình” khi lén lút làm việc gì đó sai trái và sợ bị người khác bắt quả tang. Cũng là một trong nhiều loại cảm giác được biểu hiện của người mắc bệnh tâm thần phân liệt hay có, thực ra nói chính xác thì người bị chẩn đoán mắc bệnh phải hội đủ nhiều yếu tố và triệu chứng hơn là một biểu hiện.

Nhân cách của những người bị mắc bệnh tâm thần phân liệt đã bị tan rã, người mắc bệnh thường thấy ảo giác hoặc thính giác, hoang tưởng rằng có người âm mưu chống lại mình, âm mưu theo dõi và hãm hại hoặc muốn giết chết mình. Và cái cảm giác như có người đứng nhìn từ phía sau là một biểu hiện đơn độc và là tiền đề cho các chứng hoang tưởng đó ở người bệnh. Tiếp tục nói đến việc nhân cách của người bệnh bị tan rã, chính xác là cấu trúc tâm thần của họ bị tan rã, bao gồm cái Tôi, Siêu tôi và cái Ấy.

Cái siêu tôi có thể hiểu nôm na chính là lương tri của con người, nó là cái sẽ làm bạn cắn rứt lương tâm khi đã nghĩ điều gì hoặc làm điều gì trái với chính nó, tôi nói là với Nó chứ không nói là trái với xã hội. Nó có rất nhiều thứ thậm chí đi ngược với xã hội.

Như nhà văn Harper Lee trong cuốn sách “Giết Con Chim Nhại” đã nói rằng lương tâm là thứ duy nhất đi ngược lại với số đông. Và cái cảm giác ai đó đang nhìn chính là xuất phát từ việc cái siêu Tôi của người ấy, đã bị tách hẳn ra khỏi cấu trúc nhân cách để phán xét việc làm của cái Tôi. Sự cắn rứt lương tâm của người bệnh có thể bị đẩy lên đến cao trào, đỉnh điểm là tưởng như có ai đó muốn giết chết họ chẳng hạn.>>

Quay trở lại với phim Dorian Gray, đó là một bộ phim từng rất đúng với mình, một bộ phim về sự xấu xí đáng ghê tởm của tâm hồn một con người có thể đạt đến vì ham muốn, danh vọng và sắc đẹp. Nhân vật là một người có sắc đẹp mê người, nhưng khi bức tranh được hoàn thành, bản thân bức tranh còn đẹp hơn cả người thực. Và điều kỳ dị bắt đầu xảy ra khi các vụ mất tích không dấu vết, không thủ phạm.

Dorian Gray sống đến cả trăm năm nhưng trông vẫn y hệt như lúc gã được hoạ, vẫn sống xa hoa, thác loạn và giữ được sắc đẹp của mình cho đến khi bức tranh được tìm ra. Bức chân dung của Dorian Gray, bức chân dung của quỷ, bức chân dung đáng lẽ ra phải là của một thiên thần nhưng bây giờ đã biến thành bức chân dung của một con quỷ thực sự, một xác chết trên con đường phân huỷ đã đội mồ sống dậy và nhìn trừng trừng người đang nhìn nó. Đó là linh hồn của Dorian.

Bộ phim kết thúc khi Dorian thực sự tìm được tình yêu đích thực của mình, đã nhận ra được sự giày vò của lương tâm, bức chân dung cả quỷ bị đốt, gã giẫy chết… bức tranh ngày nào của gã trai với lương tâm còn chưa bị vẩn đục bởi danh vọng tái sinh.

Có lẽ nào trong giấc mơ mình đã tìm kiếm bức tranh này? Tức là đang tìm kiếm linh hồn của chính mình? Lương tri của chính mình sao? Nhắc lại bối cảnh lúc đó cũng không phải là không hợp lý. Đó là quãng thời gian rất khó khăn của mình.

<<Nói một chút về sự khác biệt tính chất giữa việc xem bộ phim trước hay sau khi mơ, nếu xem trước thì không có gì nhiều để giải thích, đó là do vô thức đã vay mượn một số chi tiết mà ta có khả năng hiểu giải mã để xây dựng giấc mơ. Nhưng nếu xem bộ phim sau khi mơ thì điều đó có nghĩa là bộ não con người, chính xác là vô thức của con người siêu việt hơn là tôi đã được học.

Điều này có nghĩa là vô thức không ngừng thôi thúc con người hoặc cái tôi – ý thức đi tìm chất liệu để giải mã giấc mơ. Xét về cấp độ rộng hơn thì vô thức có thể khiến cho con người ngày một thấu hiểu bản thân và hoàn thiện mình hơn nhưng với điều kiện cái tôi – ý thức phải biết cách lắng nghe thông điệp của nó>>)

Tiếp tục, hẳn là mình đã từng nhìn thấy bức tranh đó rồi nên trong ký ức vẫn còn một chút hình ảnh về nó (sự diễn giải một cách vô thức này rất ăn khớp với sự đối chiếu bên trên). Dọc con đường hiện ra vài bức tranh khá là sống động, đến mức mình đã lo sợ là người từ trong tranh sẽ bước ra, nhưng tất cả đều không phải là bức tranh mình tìm kiếm (Sống động vì mỗi một bức tranh đều là một linh hồn của một cá thể nào đó).

Đặc biệt, bức tranh đó mình không thể nào nhớ mặt người được vẽ – tức là nhân vật bá tước. (theo Freud thì đó là một người rất gần gũi, rất quan trọng với mình). Mình đi vào một phòng trưng bày tranh, hay là một căn nhà gì đấy và bắt đầu lùng sục bức tranh nhưng vẫn không thấy.

Tiếp theo là hình ảnh họp lớp, chỉ có một vài người và hai người khá là quan trọng đối với mình. Sau khi tiệc tùng được một lúc, mình nghe được một đoạn nhạc: “Khi nơi núi non hết chập chùng…” Lại nhảy đến một cảnh khác, không giống như ngôi nhà nằm trên ngọn núi vừa rồi, ngôi nhà này nằm trên mặt bằng và mình có ý mượn ai đó chìa khoá để vào bên trong nhưng không dám (Nỗi sợ hãi của tôi bắt đầu dâng lên từ đoạn này, tôi sắp sửa làm gì đó sai trái).

Mình mượn cô bạn hàng xóm cái máy ảnh để tìm kiếm bức chân dung bá tước nhưng vẫn không tìm thấy! Sau đó tiệc bắt đầu tàn, Phương Anh, bạn rất thân của mình hồi ấy, nhỏ viện cớ gì đó xin về trước tiên, người đến rước nó đi là một bà nào đó tay đang cầm điều thuốc.

Tiếp đến là là cảnh có người đang sửa lại căn nhà, họ xây dựng những bức tường gạch lấp lối ra vào lại. Mình đã nhanh chóng chạy vào xin lấy đồ đạc vì mọi người đã về hết rồi chỉ còn có mình và một người bạn thời thơ ấu, nhỏ cảm động và bảo rằng mình là người tốt. (Nghe cứ như là lời nhắc nhở vì mình đã quên mất điều đó rồi).

Mình tìm được cuộn băng cassette và cho chạy nghe, đó là lời sau cùng của tác giả bức tranh bá tước. Trong khi lắng tai nghe mình tranh thủ vơ lấy hết tất cả tranh ảnh, sách vở của tác giả, mà lúc đó mình đã nghĩ là Phoenix, một người chị đã dẫn đường mình đến với thế giới sách. Nhưng khi băng cassette chạy, lời nói cất lên lại là của một người nam, anh ta tố cáo rằng chính người bạn gái đã bắt anh ta vẽ bức tranh bá tước rồi sau đó giết chết anh. (Chi tiết này đã bị đảo ngược một chút so với chi tiết trong phim Dorian Gray. Đó là nhân vật hoạ sĩ tư nguyện vẽ chân dung cho Dorian vì cái đẹp quá trong sáng của anh ta. Nhưng sau đó đã bị chính anh ta giết chết để ăn cắp bức tranh quái dị).

Trong khi gói ghém đồ đạc, mình đã nghĩ nếu Phoenix – bạn tôi biết thì tôi sẽ trả, nếu không tôi sẽ lấy luôn vì đâu có ai biết được!!! (đây là hành động ăn cắp một cách trơ trẽn vì người này trong giấc mơ đã chết rồi).

Điều đáng nói là đến cuối cùng, cho dù đã ăn cắp hầu hết tác phẩm của người khác mình vẫn không tìm được bức tranh bá tước. Trong đầu mình vẫn còn nhớ khá rõ hình ảnh một người quỳ một chân (chính là tôi), cúi người lục lọi trên kệ sách những gì mình có thể lấy được, xung quanh là sự sụp đổ của một căn phòng*, đồ đạc đã bị bươi tung lên khắp nơi…

(Nói sơ qua một chút về Phoenix, người bạn chưa bao giờ gặp mặt của tôi, người đã dẫn đường cho tôi đến với thế giới sách Haruki Murakami, người đã đặt viên gạch đầu tiên cho cuộc xây dựng tâm hồn của tôi, vì trước khi đọc sách của Haruki Murakami tôi rất khác. Và sau đó sách của Murakami lại là cánh cửa để tôi gặp được phần con người còn lại của mình. Một Doppelgänger chính hiệu của tôi. Tiếp theo đó là sự sụp đổ cái tôi cũ và chính thức bước vào xây dựng và hoàn thiện cái tôi mới. Lần theo sợi dây của các sự kiện trong cuộc đời mình tôi mới hiểu con người tôi chưa từng gặp này có ý nghĩa đến chừng nào.

Đối chiếu với bối cảnh hiện tại, tức là 2-3 năm gì đấy sau khi tôi có giấc mơ này tôi mới bắt đầu quan tâm đến tranh, bắt đầu hiểu được rằng mỗi một bức tranh là một phần linh hồn của tác giả. Tôi có một mong ước muốn học vẽ, vẽ thật tốt để hoàn thành bức tranh “Kẻ trộm sách” của mình, trước những hình ảnh như thế này thì ngôn ngữ là bất lực. Và Phoenix cũng là một người biết vẽ. Người bạn này đã từng luyện vẽ cực lực để thi tuyển sinh đầu vào ngành Kiến trúc nhưng đáng tiếc lại phải học làm Luật sư.

<<Một vài trích dẫn trong “Khởi Sinh Của Cô Độc” về căn phòng* – Paul Auster, tuy không phải là nhà phân tâm học nhưng cũng là một người Do Thái với sự nhạy cảm siêu phàm của một nhà văn bậc thầy về thể loại phân tâm học. Theo đánh giá chủ quan thì Haruki Murakami vẫn chưa thể sánh bằng vì sự phức tạp dài dòng trong sách của ông, ngay cả Franz Kafka cũng chỉ viết những câu chuyện khó hiểu một cách ngắn gọn nhất.

*“Căn phòng không phải là sự tái hiện của nỗi cô độc mà nó chính là cốt lõi của nỗi cô độc ấy.” Theo Freud thì căn phòng hoặc là căn nhà là biểu tượng của âm hộ hoặc tử cung nhưng điều đó cũng chẳng có giá trị thực tiễn gì trong việc giải thích giấc mơ. Paul thì khác, cách giải thích của Paul thú vị hơn nhiều, tôi thích phân tâm học nhưng thật ra rất ít theo lý thuyết nguyên thuỷ của Freud. Theo Paul, căn phòng là dạ con cũng là chốn khởi nguyên của trí tưởng tượng.

Căn phòng* không phải là nơi trốn tránh khỏi thế giới… Thế giới đã co lại thành kích cỡ của một căn phòng đối với anh, và khi nào nó còn bắt anh phải hiểu về nó, anh phải ở lại nơi mình đang ở. Và nếu anh không tìm được nơi ở này, việc nghĩ đến việc tìm đến một nơi khác thật là ngớ ngẩn.” – Paul Auster.

Mọi nỗi đau khổ của con người bắt nguồn từ một điều duy nhất: anh ta không thể ngồi yên lặng trong phòng của mình.” – Pascal. >>

Sau khi khảo cứu sơ sơ về căn phòng* tôi mới nhớ ra rằng căn phòng trong giấc mơ không phải là “căn phòng của mình”, đó là “căn phòng” của Phoenix và tôi là người đã lẻn vào khua khoắn đồ đạc của chủ nhân. Những thứ tôi lấy cũng chính là sản phẩm của trí tưởng tượng của người khác. Tôi ở trong “căn phòng” của người khác, ăn cắp trí tưởng tượng của người khác, muốn tìm kiếm linh hồn của mình trong “sự cô độc” của người khác, trong sự bắt chước người khác. Điều đó cũng không hẳn là độc ác, nó hèn thôi. Như trong lời của Oscar Wilde: “Chúng ta đều là kẻ khác.” Hoặc lời của Rimbaud: “Tôi là một kẻ khác.

<<Nói về cuốn sách, chắc chắn là tôi đã mua sau khi có giấc mơ đó, điều này có nghĩa là tôi đã tự thúc đẩy mình hoàn thành mục tiêu một cách vô thức. Thế giới vốn kỳ diệu, con người là một phần của thế giới cho nên cũng rất kỳ diệu>>)

Kết

Lúc đầu, khi bắt tay vào viết lại cái thứ giấc mơ dài dòng và quái dị này tôi không nghĩ mình có thể nói được điều gì rõ ràng hơn so với 2-3 năm trước đây. Tôi lôi nó từ cuốn nhật ký bị xếp dưới đáy tủ ra để xem lại chỉ vì hôm nay tôi vô tình gặp đúng người tôi muốn gặp, sự vô tình đó làm cho tôi tin rằng cả thế giới thực sự đồng ý giúp tôi hoàn thành mơ ước của mình, phần tôi chỉ việc hoàn thành nốt những gì trong quá khứ tôi đã bỏ dang dở. Tôi thực sự không ngờ mình lại có thể kéo ra được dòng suy nghĩ mạch lạc và dễ hiểu như thế này, cho nên mục đích lúc đầu đã không còn đúng với bây giờ nữa.

 

Quyên Quyên

Phê bình quan điểm chính trị, kinh tế của Noam Chomsky, nhà ngôn ngữ học nổi tiếng của Đại Học MIT

Featured image: Public domain

 

Ngoài những công trình nghiên cứu về ngôn ngữ của Noam Chomsky, ông còn là một nhà phê bình lớn về những chính sách ngoại giao của Mỹ, về một nhà nước tập đoàn, và về hệ thống truyền thông. Có rất nhiều điều để phê bình về những lĩnh vực này, và Chomsky đã làm thế một cách nhiệt huyết. Ông là một nhà phê bình nhiệt huyết đến mức cuối cùng chúng ta cũng phải đặt ra câu hỏi, “Noam Chomsky muốn gì?” Thật khó để nhận ra được từ những bài viết chứa đầy phân tích và phê bình của ông.

Tại sao chúng ta nên quan tâm đến Chomsky, hoặc bất cứ nhà phê bình nào, muốn gì? Đơn giản bởi vì nếu chúng ta loại bỏ những gì các nhà phê bình phê bình, và thành lập một chế độ được họ ưa chuộng, nó có thể còn tệ hơn! Kết luận như vậy không biện hộ được cho hiện trạng; nó chỉ đẩy chúng ta ra xa khỏi một phương án thay thế cụ thể cho hiện trạng.

Hóa ra để biết Chomsky muốn gì không hề dễ dàng. Ông ta không nói nhiều về điều đó. Ông ta không thích những gì chúng ta đang có. Ông ta phản đối chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa phát xít. Ông ta xem thường những biện pháp của chủ nghĩa tự do cho chế độ hiện tại, cái mà ông ta gọi là chủ nghĩa tự do Hoa Kỳ. Do vậy ông ta không muốn một nhà nước hạn chế, chủ nghĩa vô chính phủ tư bản, hay một thị trường tự do.

Ông ấy mô tả tầm nhìn của Murray Rothbard về một xã hội libertarian như “một nơi đầy thù hận tới nỗi sẽ không có ai muốn sống ở đó.” (Tôi sẽ không cố gắng phân tích lời nhận xét điên rồ này ở đây ngoại trừ việc lưu ý một Chomsky-chống-độc-tài có ý nói cho tất cả mọi người). Ông ấy chống lại bất cứ kiểu mẫu nào của chủ nghĩa tư bản. Không cần thiết phải nói ra rằng ông ấy không phải là một conservative*. Nhưng ông ấy đã rất nhiều lần lên án “chủ nghĩa Marx”1, chủ nghĩa Keynes (Keynesianism), và chủ nghĩa bảo vệ (protectionism).2

*người có xu hướng thiên về cánh phải trong kinh tế

Còn lại là gì? Không nhiều. Chomsky sử dụng những thuật ngữ sau để định nghĩa chính mình: libertariana, libertarian socialistb, anarchistc, and anarcho-syndicalistd. Cũng chẳng rõ những thuật ngữ này nghĩa là gì, đối với Chomsky cũng vậy. Nếu chúng ta không rõ ông mấy muốn gì, rất khó để phê bình nó. Nhưng tôi cũng vẫn sẽ cố gắng.

a: người theo chủ nghĩa tự do
b: người vừa theo chủ nghĩa tự do, vừa theo chủ nghĩa xã hội
c: người theo chủ nghĩa vô chính phủ
d: người theo chủ nghĩa vô chính phủ công đoàn

Chomsky theo Marx trong việc chống lại tư hữu các phương tiện sản xuất, cái mà ông ấy tin rằng nó cho phép các “nhóm ưu tú”: “điều khiển các nguồn tài nguyên, dựa trên sự kiểm soát của họ với một nền kinh tế tư nhân,” và cuối cùng dẫn tới loại trừ cộng đồng khỏi “những quyết định cơ bản liên quan tới sản xuất và lao động.”3

Hãy dừng lại ngay đây. Như Ayn Rand đã hùng hồn lập luận, các phương tiện sản xuất cuối cùng chính là tâm trí con người. Tất nhiên Chomsky không muốn xóa bỏ sự tư hữu của tâm trí chúng ta (tôi hy vọng vậy.) Ý ông muốn nói tới là những món tư bản cứng: máy móc, những tòa nhà và vân vân. Một người sẽ nghĩ rằng nếu như các cá nhân riêng lẻ và các doanh nghiệp liên quan không thể sở hữu những thứ này, thì chính phủ sẽ sở hữu chúng. Chúng ta gọi đó là chủ nghĩa xã hội nhà nước. Chomsky rõ ràng cũng phản đối lại điều này.

Như vậy, nếu như chính phủ không sở hữu những tài sản tạo ra thu nhập, và những cá nhân liên quan sẽ không sở hữu nó, thì ai sẽ là người sở hữu chúng? Rõ ràng là, những đều này thật rắc rối, những phương tiện sản xuất bằng cách nào đó sẽ được sở hữu tập thể bởi chính người lao động, chúng ta đang đi tới ở một khái niệm ngớ ngẩn của chủ nghĩa anarcho-syndicalism*. Thay vì các nhà tư bản tham lam sở hữu các tập đoàn, những người lao động sẽ sở hữu chúng. Nhưng nó sẽ không được sở hữu theo kiểu các cổ phần riêng lẻ có thể bán được. Đó là chủ nghĩa tư bản.

*chủ nghĩa vô chính phủ công đoàn

Không, ông ấy ủng hộ một chế độ mập mờ và không rõ ràng về sở hữu tập thể, cái mà người lao động sẽ nghĩ ra cách khi họ cùng nhau đâm đầu vấp ngã hướng tới việc phá sản. Như Mises đã viết trong Chủ nghĩa xã hội, “[n]hư một mục tiêu, Chủ nghĩa công đoàn thật lố bịch, mà nói chung thì, nó không thể tìm thấy bất kì một người cổ động nào dám cầm bút viết một cách công khai và rõ ràng ủng hộ nó.”

Không bàn tới chi tiết, tưởng tượng ý tưởng về chủ nghĩa công đoàn sẽ hoạt động như thế nào ở Mỹ gần đây. Giả sử những người lao động đã có đặc quyền sở hữu Enron. Những syndicalists nhẹ dạ dường như nhìn thấy sự sở hữu doanh nghiệp tập thể luôn luôn tốt đẹp ở bất cứ đâu.

Nhưng sự sở hữu cũng ngụ ý tới rủi ro và những trách nhiệm pháp lý cho những khoản vay và những vụ kiên. Sau khi Enron sụp đổ và bị chia cắt thành nhiều mảnh nhỏ, liệu có bao nhiêu người lao động ước rằng họ đồng sở hữu Enron? Dưới luật pháp hiện hành, những ông chủ phải chịu trách nhiệm cho những sai lầm và những vi phạm hợp đồng đối với người lao động. Có bao nhiêu người lao động muốn đối mặt với rủi ro này?

Các syndicalists rất thích mơ mộng về chuyện sẽ làm gì với các doanh nghiệp “đang tồn tại” và làm thế nào những người lao động có thể kiểm soát chúng trong một cuộc nổi dậy chớp nhoáng. Tuy nhiên, những nhà máy được có mặt ngay từ đầu là bởi vì có những nhà tư bản tham lam nghĩ rằng anh ta có thể làm ra lợi nhuận bằng việc bán những vật dụng, và anh ta đã đầu tư nguồn vốn mà anh ta đã tiết kiệm từ trước đó. Bắt đầu một dự án kinh doanh mới thì sao? Sẽ có bao nhiêu người lao động có vốn để đóng góp? Sẽ có bao nhiêu người dám liều lĩnh bỏ ra số vốn đó ngay cả khi họ có vốn, vào một công ty “vận hành một cách dân chủ bởi các công nhân”?

Chomsky rõ ràng chống lại khái niệm phân chia lao động: “Trong những giai đoạn đầu của nó, hệ thống công nghiệp đòi hỏi lao động chyên môn… Bây giờ điều này không còn đúng nữa.”4 Ở đây ông lại nghe theo Marx. Chúng ta sẽ không có kế toán viên, bác sĩ hay thợ mộc,… Thay vào đó, (cựu) thợ mộc sẽ đứng ở vị trí phẫu thuật não, (cựu) luật sự sẽ xây các tòa nhà chọc trời, các máy bay sẽ được lái bởi các (cựu) nha sĩ và vân vân. Mọi người sẽ thay phiên nhau. Sẽ có rất nhiều cơ hội để làm việc ở một nhà xác cũng nên.

Chomsky rõ ràng đã níu bám vào học thuyết giá trị lao động (the labor theory of value), ở một khái niệm khác của Marx. Theo học thuyết này, mọi giá trị của một doanh nghiệp đều được đóng góp bởi “công nhân”. Người công nhân mà chúng ta gọi là ông chủ rõ ràng không đóng góp bất cứ điều gì. Chỉ có những người chưa bao giờ làm chủ một doanh nghiệp mới có thể tin vào học thuyết ngớ ngẩn này. Vì ông chủ chẳng đóng góp được gì cho doanh nghiệp, tại sao lại có những công nhân tới làm việc ngay từ đầu?

Theo học thuyết giá trị lao động, người lao động có thể sẽ tới một khu đất trống, và sản xuất ra một lượng tài sản tương tự bằng cách lặp lại các hoạt động như cách họ đã làm cho các nhà tư bản tham lam, lần này thì không có được một cơ sở, trang thiết bị, sự điều hành, khách hàng hay kế hoạch kinh doanh nào. Nếu chúng ta loại bỏ đi nhà tư bản tham lam, những chi tiết nhỏ đó cũng phải được bỏ đi.

Chomsky rõ ràng cũng phản đối chuyện sản xuất hàng loạt vì bản chất hạ thấp nhân phẩm công nhân của nó. (Liệu điều này không đi theo quan điểm của Marx? Hãy ghi chú điểm này.) Ông ấy rõ ràng cũng nghĩ rằng mỗi công nhân nên dành một khoảng thời gian lớn cho việc đánh dấu dấu ấn cá nhân và tính nghệ sĩ của riêng mình trên những vật dụng đó. (Bạn sẽ làm điều này như thế nào với một cây búa?) Chomsky không biết sự thật rằng những người lao động như vậy sẽ sống trong cảnh thiếu thốn nghèo khổ bởi sự giảm mạnh năng suất của họ. Ngay bây giờ, con người có thể tự do sống như trong thế giới ảo tưởng của Chomsky. Có một số ít sống như vậy, ở ngoại thành Bohemia, nơi mà họ được biết như những nghệ sĩ đói. Thậm chí Chomsky cũng không được như “lý tưởng” Chomsky, khi ông đang giữ chức giáo sư chuyên ngành ngôn ngữ tại đại học MIT-phi-công-đoàn, hơn 47 năm nay.

Rất quan trọng để hiểu rằng Chomsky và các syndicalists là, thực tế, phương thức sản xuất ưa thích của họ–người lao động cùng sở hữu chung–vẫn có thể tồn tại hợp pháp trong một thị trường tự do. Chúng không hiệu quả, tất nhiên-nghiệp dư thì không thể cạnh tranh lại chuyên gia. Chúng sẽ bị giới hạn trong phạm vi những người có cùng ý thức hệ hoặc tư tưởng ủng hộ chúng. Mặc dù sau đó, những người trung thành với chủ nghĩa sẽ chủ yếu là các sinh viên, những người làm việc cho các nhà hàng hợp tác xã mà tôi thường lui tới hồi đại học, cuối cùng cũng sẽ đuối sức khi phải làm việc nhiều giờ, lương thấp và sự phức tạp của việc đồng sở hữu một doanh nghiệp cùng với ba mươi người nghiệp dư khác khi phảicạnh tranh với các chuyên gia quản trị và các doanh nhân khác.

Liệu các syndicalists sẽ làm giống như vậy và chấp nhận các nhà tư bản? Họ hiếm khi nói về điều này, nó là một bất cập của chủ nghĩa công đoàn và Chomsky. Song, một kết luận hợp lý có thể đạt được. Đầu tiên, nếu syndicalists tôn trọng tư hữu và chủ nghĩa tư bản và chỉ đơn thuần là cố gắng cạnh tranh bằng việc thiết lập những hợp tác xã của họ, vậy thì họ cũng là “American libertarians”, chắc chắn họ không phải là như thế.

Thứ hai, Chomsky phủ nhận ông ấy là một pacifist. Do vậy, nó phải được giả định rằng ông ấy sẽ chấp nhận sử dụng bạo lực để thiết lập nền tảng công lý.

Thứ ba, từ những lời hùng biện cương quyết chống tư bản của ông như là “đồng lương nộ lệ” rõ ràng ông cho rằng chế độ tư bản là cực kì bất công.

Thứ tư, những ví dụ lịch sử ông trích dẫn như những minh chứng tốt nhất cho quan điểm của ông-các anarchists trong và ngoài Barcelona trong suốt cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha–đã sử dụng nhiều hình thức bạo lực cho việc tập thể hóa các công ty và các trang trại.

Nhà sử học Burnett Bolloten, trong cuốn Cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha (1991), trích dẫn một anarchist nổi danh từ vùng Barcelona (Catalonia), Diego Abad de Santillan:

“Chúng tôi không muốn phủ nhận rằng ngày 19 tháng bảy [1936] đã mang lại một sự tràn lan đam mê và lạm dụng, một hiện tượng tự nhiên của sự chuyển đổi quyền lực từ tay của những kẻ có đặc quyền sang tay của người dân. Có thể sự thành công của chúng ta đã kết thúc với những cái chết bằng bạo lực của bốn hay năm nghìn người cư trú ở Catalonia, những người nằm trong danh sách cánh hữu và có sự liên quan tới những phản ứng chính trị hay giáo hội. Nhưng việc đổ máu này là một hệ quả tất yếu của một cuộc cách mạng, trong đó, mặc cho tất cả các rào cản, nó càn quét như một cơn lũ và tàn phá mọi thứ trên đường đi, cho tới khi nó dần dần mất đi quán tính của nó.” [trang 52-53]

Do đó, dựa trên toàn bộ các chứng cứ, kết luận hợp lý được đưa ra là Chomsky và đồng bọn không hài lòng với cơ hội để thực hành chủ nghĩa công đòan. Không, cái mà họ thực sự muốn là ngăn cản những người không đồng ý với họ, không muốn họ tham gia vào các loại hình sản xuất dựa trên tư hữu. Và, dù họ hiếm khi nói ra, họ rõ ràng có ý định loại trừ đối thủ của họ khỏi thương trường bằng bạo lực, chết chóc nếu cần thiết.

Đó là tại sao, bất chấp sự phản đối của Chomsky, nói cho cùng thì các syndicalists cũng giống những người anh em Bolshevik và socialists-nhà-nước của họ. Cả hai tin tưởng rằng kế hoạch utopia về lao động tự quản có thể và phải được mang tới thành quả, bằng bạo lực nếu cần thiết, chống lại giai cấp tư sản và bất cứ người nào khác cản lối họ.

Syndicalists ảo tưởng rằng cuộc sống của những người lao động sẽ được yên ổn nếu họ loại bỏ được những ông chủ. Tuy nhiên, như Mises đã cho chúng ta biết, những người chủ thực sự của những người lao động, những người duy nhất có thể xác nhận tiền công, điều kiện làm việc và chính công việc của họ, là những người tiêu dùng lạnh lùng, tham lam và tàn nhẫn, người sẽ quyết định chọn hoặc không chọn sản phẩm đầu ra của những người lao động. Do đó, những hợp tác xã mới của những người lao động sẽ sớm trải qua điều mà bất kì chủ doanh nghiệp Maalox-chewing đều biết-sự độc đoán tuyệt đối các khách hàng trong một thị trường tự do áp đặt lên những cơ sở doanh nghiệp và những người chủ của họ.

Chủ nghĩa công đoàn ngô nghê đã chưa bao giờ đi xa đủ để trải nghiệm tình huống đó. Song, chúng ta có thể tưởng tượng rõ rằng, đối mặt với thực tế mới mẻ và khắc nghiệt này–các cơ sở công đoàn thiếu hiệu quả sản xuất ra những sản phẩm kém chất lượng và giá cao ngất ngưởng không ai muốn mua–sẽ có một nhu cầu cho người bạn cũ của chúng ta, nhà nước, sẽ được đưa lại vào phương trình để đảm bảo những sản phẩm công đoàn này được bán–bằng cách dùng súng. Những “người tự do” cánh tả này có thể gọi chính họ là “anarchists” để gây sốc xã hội tư bản và bố mẹ họ, nhưng tất cả chỉ là giả dối.

Chủ nghĩa Công Đoàn-Vô Chỉnh Phủ, như được thấy trong cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha, chỉ là một sự ảo tưởng utopia nguy hiểm khác của phe cánh tả. Ở đó, các syndicalists đã thử hủy bỏ tiền tệ, nhưng cuối cùng lại dùng “phiếu” (tiền) để thay thế. Họ đã hứa sẽ hủy bỏ chính phủ, nhưng đã tạo ra nhiều nhóm ủy bản tiểu quốc gia. Họ đã hứa rằng một sự tự do cá nhân mới sẽ nảy nở, nhưng đã bị thay thế bởi một ủy ban toàn trị về mọi mặt trong cuộc sống. Dựa theo những lời kể được báo cáo bởi Burnett Bolloten:

“Ủy ban là người tối cao. Nó sở hữu mọi thứ; nó chỉ đạo mọi thứ. Tất cả mọi việc đều phải xuất trình lên ủy bản để được suy xét; một mình nó có tiếng nói cuối cùng.”

“Nếu một ai đó có bạn gái ở ngoài làng, anh ta có thể kiếm tiền để thăm cô ta không? Những nông dân bảo đảm với tôi rằng anh ta có thể.”

“Tôi đã thử trong tuyệt vọng để mua một chai nước, cà phê hoặc rượu hoặc nước chanh. Nhưng quán nước trong làng đã bị đóng cửa vì bị coi là xấu xa.”

“Với sự hủy bỏ tiền tệ, tập hợp kia có lợi thế bởi vì bất cứ ai muốn đi đâu cũng phải lấy tiền ‘cộng hòa’ từ ủy ban.”

Bolotton đã ghi chú thêm rằng “Chủ nghĩa Thanh Giáo (puritanism) là một đặc tính của cuộc vận động chủ nghĩa tự do… uống bia rượu quá độ, hút thuốc và những sinh hoạt khác bị coi là những đặc tính của giới trung lưu luôn bị kiểm duyệt.” [trang 68-69]. Nói chung, một tù binh ở một nhà tù có an ninh tối đa ở Bang New York ngày hôm nay có nhiều tự do cá nhân hơn những ai đã sống trong thiên đường “chủ nghĩa tự do” của Chomsky.

Một trong những cuốn tạp chí yêu thích nhất của Chomsky thời con trẻ là cuốn Living Marxism (Lối Sống Marxism). Chủ nghĩa Marx đã chết nhưng Chomsky thì vẫn còn đang sống theo chủ nghĩa Marx. Noam đã từng nói, “Phải có những quy luật kinh tế. Nhưng tôi không hiểu chúng.” Thưa ông, ông đúng. Tôi có một lời đề nghị Noam không nên từ chối. Nếu ông tránh xa lý thuyết kinh tế học và chính trị học, tôi sẽ tránh xa ngôn ngữ học.

Tất cả những điều này không phải là để đánh giá thấp những đóng góp của Chomsky vào các chính sách ngoại giao. Chomsky đã đúng khi nhất quyết cho rằng Hoa Kỳ nên kiên quyết với tiêu chuẩn đạo đức trong casc chính sách ngoại giao, và không nên được cho phép xí xóa kiểu cách hai mặt.

Nhưng các chuẩn mực đạo đức không thể thay thế được logic kinh tế. Kinh tế học đòi hỏi sự nghiên cứu và suy luận có hệ thống về những ảnh hưởng của các hành động, lựa chọn, và sự sở hữu trong một thế giới của sự khan hiếm. Nó là một môn khoa học mô tả những giới hạn mà tâm trí con người có thể vươn tới khi tư duy về xã hội; nó có thể, và nên như thế nào. Đây là một lý do khiến nhiều trí thức, thậm chí những trí thức lớn, phải đau đớn né tránh nghiên cứu về kinh tế, thay vào đó họ níu bám vào những ảo tưởng như chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa công đoàn.

Chomsky đã nói rằng khoa học xã hội có hai nhiệm vụ chính: “tưởng tượng ra một xã hội tương lai phù hợp với những nhu cầu cấp bách của bản chất loài người, theo cách tốt nhất chúng ta hiểu. Nhiệm vụ kia: phân tích bản chất của quyền lực và tình trạng áp bức trong những xã hội hiện tại của chúng ta.” Chúng ta có thể thêm vào một nhiệm vụ thứ ba: cởi mở với cái khả năng rằng những kết quả nghiên cứu của một người có thể mâu thuẫn sâu sắc với những thiên vị mang tính ý thức hệ của họ.

 

Tác giả: James Ostrowski
Dịch: THĐP’s Team Freenamese


 

1. Noam Chomsky, Language and Responsibility (New York: Pantheon Books, 1977), p. 74
2. Noam Chomsky, The Culture of Terrorism (Boston: South End Press, 1988), p. 26, 32.
3. Noam Chomsky, On Power and Ideology (Boston: South End Press, 1987), p. 123. See also, this interview.
4. Noam Chomsky, Radical Priorities (Montreal, Block Rose Books, 1981), p. 224.

Ngày cứu rỗi

Featured Image: Cvet04ek

 

Anh vớt mình bằng tiếng kinh cầu ê a trong nhà nguyện
Những chuỗi mân côi và những đôi tay rụng la liệt trong lễ đường
Vòng vọng tiếng chuông
Có những tiếng chuông trôi quanh anh
To nhỏ tròn méo sứt mẻ
Chúng động đậy hỗn loạn
Bằng bước đi của những bông huệ trắng và cúc xanh
Đôi nến vẫn cháy trên chiếc khăn trải bàn màu tím
Lặng lẽ
Rơi những giọt nước mắt
Đọng trên chân đèn

Từng dòng người trật tự xếp hàng
Ngay ngắn như những bức phù điêu trên tường

Ánh sáng từ lửa của những chiếc chuông vây quanh anh
Máu trào nhoi nhói
Những nỗi đau bất chợt bạc màu
Thập tự rũ mình mệt mỏi
Có câu kinh vừa rơi.

Anh vớt mình bằng giọt nước mắt em
Rơi lúc đêm khuya rất vội
Giấc mơ anh gột rửa bằng ánh sáng mùa cứu rỗi
Mọc lên từ bóng tối
Giấc mơ chợt hồi sinh.

 

Phương Uy

9 cách để thuyết phục người thân, bạn bè khi tham gia đấu tranh về các vấn đề xã hội

Featured Image: Ibai

 

Giới thiệu:

Bài viết này là một phần trong cuốn sách ‘Cẩm Nang Pháp Lý Dành Cho Bạn Trẻ Hoạt Động Xã Hội‘, do nhóm tác giả trẻ thực hiện. Các bạn có thể tải về ở đây.


Trong thời gian vừa qua, nhiều phong trào của các bạn trẻ quan tâm về các vấn đề xã hội đang diễn ra sôi nổi như phong trào Tôi Không Thích, DMCS, 6700 cây xanh…. Một số bạn trẻ thường nhắn tin tâm sự với mình rằng, các bạn ấy bị gia đình, bạn bè phản đối khi chia sẻ những suy nghĩ của mình trên facebook. Nhiều gia đình còn cấm đoán tư tưởng dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình ngày càng nặng nề hơn.

Bài viết này của mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm mà mình thu thập được trong quá trình thuyết phục được những người xung quanh đứng về phía mình. Cá nhân mình hiện nay vẫn chưa hoàn toàn có thể thuyết phục được ba mẹ, nhưng cơ bản mình đã có thể tự do làm được những gì mình thích khi áp dụng những phương pháp này.

Vấn đề lớn nhất mà tất cả các bạn trẻ luôn gặp phải khi công khai bày tỏ quan điểm đó chính là thuyết phục bạn bè, người thân xung quanh chấp nhận lý tưởng của bạn. Vậy phải làm gì để thuyết phục được họ? Có thể sẽ rất khó nhưng lại sẽ dễ dàng hơn nếu bạn biết khéo léo áp dụng những mẹo nhỏ sau đây.

1. Trấn an phụ huynh

Khi bị thông báo về gia đình, tất nhiên phụ huynh nào cũng hoang mang, lo lắng và giận dữ. Họ không biết con mình có làm gì nguy hiểm đến bản thân hay không, có vi phạm pháp luật hay không. Trong mắt phụ huynh, chúng ta vẫn luôn là đứa trẻ nhỏ cho dù bạn đã lớn, bạn nhận thức rõ ràng những việc bạn đang làm là hoàn toàn đúng đắn. Vì vậy hãy xoa dịu nỗi lo âu của phụ huynh bằng mọi cách, không nên cãi lại hoặc tạo thêm áp lực cho phụ huynh.

Phụ huynh nào cũng thương con cái, sự giận dữ, ngăn cấm của họ cũng bắt nguồn từ sự yêu thương. Nên xin lỗi phụ huynh vì đã làm phụ huynh lo, sau đó tìm cách giải thích cho họ biết rằng không có gì đáng lo lắng, bạn không làm gì sai và mọi thứ đang trong tầm kiểm soát.

2. Tâm sự, bày tỏ quan điểm bản thân

Sau bước đầu trấn an là bước chọn lựa thời gian phù hợp để nói chuyện với phụ huynh (lúc ba mẹ bạn đang vui chẳng hạn). Bạn nên ngồi tâm sự với phụ huynh nhiều hơn về quan điểm của mình. Hãy nêu lý do hợp lý vì sao bạn lại hành động và chọn lựa con đường này. Lý do càng hợp lý, phụ huynh càng bị thuyết phục.

Không nên tỏ vẻ đối đầu với quan điểm của phụ huynh, nên tâm sự nhẹ nhàng, tránh tạo áp lực căng thẳng. Người ta thường nói “mưa dầm thấm lâu”, thường xuyên tâm sự phụ huynh sẽ hiểu bạn hơn.

3. Thường xuyên chia sẻ, trao đổi thông tin về các vấn đề xã hội với phụ huynh

Nên trao đổi thông tin xã hội nhiều hơn với phụ huynh. Đa số người lớn tuổi không cập nhật thông tin nhạy bằng giới trẻ, vì vậy hãy chia sẻ cho phụ huynh những thông tin xã hội hữu ích mà bạn biết. Những vấn đề nhức nhối trong xã hội mà khiến ai xem cũng thấy bức xúc thì đưa cho phụ huynh đọc luôn. Đó là những chứng cứ vô cùng thuyết phục khiến phụ huynh đứng về phía bạn.

Giới thiệu những người bạn cùng tham gia các vấn đề xã hội với phụ huynh để họ yên tâm rằng, bạn không cô đơn, có nhiều bạn trẻ khác cũng cùng quan điểm đối với bạn. Nên chia sẻ thêm với phụ huynh kinh nghiệm làm việc với an ninh, công an khi họ tiếp cận gia đình để gây áp lực đối với bạn.

4. Trở thành con người gương mẫu, đứa con ngoan trong gia đình

Không cần biết trước đây bạn là người như thế nào, nhưng một khi bạn đã bắt đầu tham gia đấu tranh các vấn đề xã hội thì bạn phải bắt buộc trở thành con người gương mẫu.

Yêu thương, quan tâm nhà cửa và chăm sóc phụ huynh nhiều hơn cũng là những tuyệt chiêu thuyết phục phụ huynh hiệu quả nhất. Ba mẹ sẽ nhận thấy rằng khi bạn tham gia các hoạt động xã hội, bạn sẽ trở thành con người tốt hữu ích cho xã hội. Và tất nhiên, không ba mẹ nào lại nỡ la mắng đứa con của mình khi nó càng ngày càng ngoan ngoãn, giỏi giang và biết thương yêu ba mẹ nhiều hơn.

5. Tự lập, tự nuôi sống được bản thân

Đi làm thêm, tự cung tự cấp cũng là cách hiệu quả nhất cho phụ huynh thấy bạn có thể tự lo cho bản thân không cần phụ huynh lo lắng nữa. Chủ động được tiền bạc nghĩa là bạn có thể làm những gì bạn thích mà không bị kiểm soát nhiều từ ba mẹ. 😉

6. Hạn chế nói dối, hãy nói thật

Trong công việc hoạt động xã hội, đôi khi có những việc bạn không thể chia sẻ với phụ huynh vì sợ phụ huynh lo lắng hơn. Ngoài những tin quan trọng cần được bảo mật, những việc có thể chia sẻ được bạn nên thành thật chia sẻ cho phụ huynh biết và hiểu hơn những gì mà bạn đang làm.

7. Định hướng tương lai, chứng minh bạn đang đi đúng hướng

Con đường tương lai do chính bản thân chúng ta tự lựa chọn, Xác định mục tiêu, vạch ra kế hoạch tương lai là một trong những việc cần thiết để lấy uy tín từ phía phụ huynh. Nếu xác định bản thân sẽ đi theo hướng xã hội dân sự thì trau dồi các kiến thức, kỹ năng liên quan. Nếu xác định vừa tham gia các hoạt động xã hội vừa theo đuổi một công việc nào đó thì bạn nên cân bằng giữa cả hai.

8. Đừng bất cần bỏ mặc những người quan tâm bạn

Có đôi lúc, sau những cố gắng thuyết phục những người xung quanh (bạn bè, gia đình v.v.v…) nhưng không hiệu quả, bạn rất dễ bị áp lực, chán nản, tìm cách né tránh, cắt đứt liên lạc thậm chí bỏ nhà ra đi. Hãy bình tĩnh và suy nghĩ thấu đáo. Bởi vì không ai yêu thương chúng ta bằng chính người thân cả. Nếu bạn không hòa hợp được với những người thân yêu bên cạnh bạn thì bên ngoài chẳng còn ai có thể giúp đỡ được bạn. Chỉ có người thân, gia đình, mới có thể  yêu thương bạn nhất, sẵn sàng bảo vệ khi bạn gặp nạn.

9. Và cuối cùng… Bơ đi mà sống

Sau tất cả những cố gắng nhưng vẫn: bị họ hàng dèm pha, bị hàng xóm dòm ngó, bị mấy đứa bạn không hiểu chuyện cô lập, nói xấu v.v.v… Hãy mặc kệ họ. Bạn không thể làm vừa lòng tất cả mọi người, đừng buồn phiền vì những người dưng không hiểu bạn, nó không đáng.

Còn về phần phụ huynh, Đừng quá thất vọng khi đã cố gắng giãi bày, tâm sự làm tất cả mọi thứ mà phụ huynh vẫn chưa hiểu bạn. Hãy kiên trì nhẫn nại, bởi vì đây là một quá trình cần phải có thời gian. Biết đâu đấy sau những nỗ lực hoàn thiện bản thân của bạn, phụ huynh ngoài mặt tỏ vẻ không ủng hộ nhưng trong lòng lại tấm tắc khen con mình làm đúng đấy ^^.

Xin hãy nhớ rằng, tất cả cha mẹ trên đời này mong muốn lớn nhất là nuôi con lớn lên sẽ trở thành người tốt chứ không phải trở thành con người thành đạt hay làm được nhiều tiền. Vì vậy hãy thể hiện rằng bạn đang trở thành con người có ích cho xã hội. Trong một xã hội mà con người ngày càng yêu thương nhau, không vô cảm, biết quan tâm đến những vấn đề nhức nhối trong xã hội thì đó mới là một xã hội đáng sống, đúng không?


Bài viết trên đây là những kinh nghiệm mà tác giả đúc kết được trong quá trình tham gia các vấn đề xã hội cộng thêm những lời khuyên chân thành từ các anh chị đi trước. Tất nhiên hoàn cảnh cuộc sống của mỗi người hoàn toàn khác nhau, không ai giống ai, không gia đình nào giống gia đình nào. Nhưng những điều trên đây có thể được xem là những chìa khóa quan trọng để thay đổi thành kiến của những người thân xung quanh bạn.

Mọi thắc mắc trong các vấn đề liên quan đến kinh nghiệm bị cô lập, bị áp lực gia đình, bị sách nhiễu, ngăn cản xin hãy inbox facebook cho mình. Mình sẽ chia sẻ những kinh nghiệm mình có được cùng bạn và cùng nhau tìm cách giải quyết. Chúc các bạn thành công và vững bước trên con đường đã chọn.

Nguyễn Nữ Phương Dung

Triết lý tự do — Tự do là gì?

Featured image:  Proz@k!

 

Hãy xem xét một lần và mãi mãi để định nghĩa về Tự do của con người trở nên rõ ràng và soi sáng. Quan điểm bên dưới không phải là của cá nhân mà là của nhiều nhà tư tưởng lớn đúc kết qua nhiều thời đại.

Triết lý của Tự do dựa trên nguyên tắc của sự tự sở hữu chính mình

Tự sở hữu có nghĩa là Bạn Sở Hữu Mạng Sống Của Bạn. Chối bỏ điều này đồng nghĩa ám chỉ rằng một người khác có quyền cao hơn hơn là chính bạn có đối với mạng sống của bạn. Không một ai khác, hoặc một nhóm người nào khác sở hữu mạng sống của bạn, và bạn cũng chẳng sở hữu mạng sống của bất kỳ ai khác.

Bạn tồn tại theo thời gian trong: Tương Lai, Hiện Tại và Quá Khứ. Điều này được biểu lộ thành Mạng sống, Tự do và các sản phẩm từ thành quả của Mạng sống và Tự do của bạn.

– Để mất Mạng sống của bạn là để mất Tương Lai.

– Để mất Tự do của bạn là để mất Hiện Tại.

– Và để mất các sản phẩm từ thành quả của Mạng sống và Tự do của bạn là để mất một phần Quá khứ của bạn đã dành để làm ra chúng.

Sản phẩm từ thành quả của Mạng sống và Tự do của bạn là Tài sản của bạn. Tài sản là kết trái của của lao động của bạn, là sản phẩm của Thời gian, Sức lực và Tài năng của bạn.

Tài sản là một phần của Tự Nhiên đã được bạn biến thành có giá trị sử dụng.

Tài sản bao gồm cả tài sản của người khác cho bạn bởi một sự trao đổi tự nguyện và cùng đồng thuận. Khi hai người trao đổi tài sản một cách tự nguyện, cả hai phải đều tốt hơn hoặc họ sẽ không làm. Chỉ họ mới có thể quyết định đúng đắn cho chính họ.

Đôi khi một số người dùng Vũ lực hoặc Lừa gạt để lấy đi từ những người khác mà không có sự đồng ý tự nguyện của họ. Sự khởi xướng của Vũ Lực hoặc Lừa gạt để lấy đi Mạng sống là tội sát nhân, để lấy đi Tự do là chiếm hữu nô lệ và để lấy đi Tài sản là tội trộm cắp. Nó vẫn luôn là như vậy bất kể những hành động này được làm bởi một người đơn độc, bởi nhiều người đối với số ít người hơn, hoặc kể cả bởi nhân viên công quyền có trách nhiệm.

Bạn có quyền bảo vệ Mạng sống, Tự do và Tài sản có được một cách chính trực của bạn khỏi sự gây hấn bằng vũ lực của những kẻ khác. Bạn có thể yêu cầu những người khác giúp bảo vệ bạn, nhưng bạn không có quyền khởi xướng vũ lực để cướp đi Mạng sống, tự do và tài sản của người khác. Theo cách đó, bạn không có quyền ủy nhiệm bất cứ ai để khởi xướng vũ lực nhằm chống lại những người khác nhân danh bạn.

Bạn có quyền tìm chọn lãnh đạo cho riêng bạn, nhưng bạn không có quyền áp đặt người lãnh đạo bạn chọn lên những người khác.

Bất luận các viên chức chính quyền đã được bầu lên như thế nào, họ cũng chỉ là những con người và họ không có quyền hay đặc ân nào cao hơn bất cứ một con người bình thường nào khác có. Bất chấp cái nhãn hiệu giàu tưởng tượng nào được gán cho hành vi của họ… bất chấp số lượng người đang cổ vũ họ, họ không có quyền giết người, nô dịch hoặc ăn cắp. Bạn không thể cho họ cái quyền mà chính bạn cũng không có .

Do bạn sở hữu Mạng sống của mình, bạn chịu trách nhiệm về mạng sống của mình.

Bạn không thuê Mạng sống của bạn từ người khác mà phải đòi hỏi sự phục tùng của bạn. Bạn cũng chẳng phải là nộ lệ của người khác mà phải đòi hỏi sự hy sinh của bạn. Bạn chọn mục đích của riêng bạn dựa trên các giá trị của riêng bạn. Thành công và Thất bại cả hai đều là sự khích lệ cần thiết để học hỏi và trưởng thành.

Những hành động của bạn nhân danh người khác hoặc những hành động của người khác nhân danh bạn là có đạo đức chỉ khi nó đến từ sự cùng đồng thuận một cách tự nguyện, vì rằng đạo đức chỉ có thể tòn tại ở nơi có Sự Tự Do Lựa Chọn.

Đây là yếu tố cơ bản của một xã hội thực sự Tự do. Nó không chỉ là nền tảng nhân đạo và thực tiễn nhất cho hành động của con người, mà nó còn là chuẩn mực đạo đức cao nhất.

Các vấn đề trên thế giới phát sinh bởi sự khởi xướng của vũ lực vì rằng Chính phủ tự cho rằng họ có có giải pháp. Giải pháp là mọi người trên trái đất phải NGỪNG yêu cầu chính phủ khởi xướng vũ lực nhân danh họ.

Quỷ dữ nảy sinh không chỉ từ những con người xấu xa, mà cũng từ những con người tử tế đã và đang dung thứ cho sự khởi xướng vũ lực như là phương tiện để đạt cứu cánh cho chính họ. Theo cách này, những người tốt và tử tế đã trao quyền cho quỷ dữ trong suốt lịch sử.

Có niềm tin vào một xã hộ tự do là sự tập trung vào quá trình để khám phá những chân giá trị xung quanh hơn là tập trung vào một số viễn cảnh hoặc mục tiêu đã được áp đặt. Sử dụng vũ lực của chính quyền để áp đặt viễn cảnh lên những người khác là sự thiểu năng trí tuệ và sẽ dẫn tới những kết quả lầm lạc không mong muốn.

Đạt đến một xã hội tự do đòi hỏi sự can đảm để Suy nghĩ, để Nói và để Hành động. Đặc biệt khi dễ hơn rất nhiều là Không Làm Gì.

 

Thánh Ca Tự Do

Nấm ma thuật psilocybin hoạt động như thế nào? (Phần 1)

(Trích) Một số loài nấm giúp con người thay đổi nhận thức và có giá trị tâm linh rất lớn là Nấm Psilocybe, hay còn có những tên gọi khác là “nấm ma thuật” (một thuật ngữ mang lại nghĩa tiêu cực cho loài nấm này), nấm ảo giác, nấm psychedelic, nấm thức thần (thuật ngữ này là trung tính, chính xác nhất)…

• • •

Những người nguyên thủy đầu tiên tìm các loài thực vật để làm thức ăn nhằm mục đích duy trì sự sống. Trong quá trình tìm kiếm những loài thực vật sẵn có trong tự nhiên họ nhận thấy có những cây giúp họ chữa bệnh, một số khác làm thay đổi nhận thức của họ, một số khác lại giết chết họ.

Nấm không phải là một loài cây bởi vì nấm phát triển từ bào tử. Trong tự nhiên, bào tử nấm nảy mầm trong dạ dày các động vật nhai lại như trâu, bò… tại đây cũng như trong phân các động vật này môi trường phù hợp cho việc phát triển mô xơ (mycelium). Khi mô xơ phát triển tới bề mặt ngoài và tiếp xúc môi trường phù hợp sẽ ra quả (nấm). Có rất nhiều loài nấm khác nhau, một số loài nấm có chứa nhiều loại vitamines cùng các dinh dưỡng tự nhiên được sử dụng như nguồn thức ăn bổ dưỡng trong các nhà hàng Pizza hoặc được xào nấu với các loại thức ăn khác.

“Nấm ma thuật” là gì?

Một số loài nấm giúp con người thay đổi nhận thức và có giá trị tâm linh rất lớn là Nấm Psilocybe, hay còn có những tên gọi khác là “nấm ma thuật” (một thuật ngữ mang lại nghĩa tiêu cực cho loài nấm này), nấm ảo giác, nấm psychedelic, nấm thức thần (thuật ngữ này là trung tính, chính xác nhất)… Những loài nấm này khi sử dụng sẽ cho hiệu ứng thay đổi tính khí, tâm trạng, ý thức và hiệu ứng trên người sử dụng được gọi là “sự phát động”. Những loài nấm này được xếp chung vào nhóm Psilocybe. Nấm psilocybe có chứa hợp chất hóa học tự nhiên psilocybin (0,2 tới 0,4%) có công thức hóa học như hình dưới đây:

"nấm ma thuật" - psilocybin

Một số loài còn có chứa những hợp chất tự nhiên gây ảo giác khác như Baeocystine hay Norbaeocystine. Nấm ma thuật là một trong những vị thuốc tự nhiên được con người sử dụng nhiều nhất theo sở thích bởi vì chúng có thể dễ dàng tìm thấy trong tự nhiên (mọc hoang dã), việc canh tác nấm nhân tạo trong nhà cũng rất dễ dàng và phí đầu tư ít. Theo tài liệu quốc tế về sử dụng drug tại Mỹ năm 2003 thì có tới 8% người trưởng thành (trên 26 tuổi) đã sử dụng nấm ma thuật.

Không giống như những hợp chất nhân tạo giúp con người thay đổi nhận thức (Ví dụ như LSD – Lysergic acid diethylamide – được tiến sĩ hóa học người thụy sĩ Albert Hofmann bào chế trong labo năm 1943) – Nấm ma thuật có lịch sử rất lâu đời – Hàng ngàn năm trước nấm ma thuật đã được người nguyên thủy sử dụng trong các lễ hội tôn giáo. Nấm ma thuật có rất nhiều điểm tương đồng so với LSD. Chúng ta hãy bắt đầu xem xét xem nấm ma thuận tác động thế nào lên người sử dụng.

Hiệu Ứng Của “Nấm ma thuật”

Hiệu ứng của nấm ma thuật trên người sử dụng có rất nhiều điểm giống với hiệu ứng của LSD. Cả hai đều tác động trực tiếp lên hệ thống thần kinh trung ương trên não bộ. Rất nhiều người đã sử dụng cụm từ “magic champingon trip” hay “LSD trip” để mô tả hiệu ứng này (trip trong tiếng anh dịch ra có nghĩa là chuyến du lịch). Cũng giống như LSD, nấm ma thuật không gây ra ảo giác, nhận thức hay vật thể không có thật trên người sử dụng, thay vào đó người dùng sẽ thấy sự thay đổi (méo mó) về hình dạng, màu sắc, nhận thức theo một góc nhìn khác về những vật thể có thật.

nấm ma thuật
Source: Tumblr

Khi sử dụng nấm psilocybe người dùng có thể thấy những màu sắc, âm thanh, mùi vị và kết cấu của vật thể xung quanh bị biến dạng, song song với điều này là cảm nhận & cảm xúc tăng mạnh. Người dùng cũng thấy thời gian trôi chậm hơn (1 trip nấm khô 3g hoặc nấm tươi 30g có hiệu ứng kéo dài khoảng từ 4-6h nhưng người sử dụng cảm thấy như vừa trải qua quãng thời gian dài tương đương với một ngày -24h) – Một số người dùng khác nhận thấy thời gian trôi rất nhanh, một số khác lại cảm thấy thời gian dừng hẳn lại. Một số người dùng nhận thấy ý nghĩa của từng con người/từng đồ vật trong vũ trụ bao la, người dùng cũng thường có cảm giác dễ dàng hội thoại với những đấng thần linh hoặc đấng tối cao.

Cũng giống như LSD, một trip nấm ma thuật có thể cho ra những hiệu ứng khác nhau trên người sử dụng tùy theo liều lượng và chủng loại nấm được sử dụng. Hiệu ứng cũng phụ thuộc vào trạng thái tâm lý, tình cảm của người sử dụng và môi trường xung quanh. Do đó có thể xảy ra trường hợp cùng một người dùng sử dụng cùng một chủng loại nấm với cùng một liều lượng, tại cùng một vị trí địa lý và cùng một môi trường thân thuộc nhưng mỗi trip lại khác nhau tùy theo trạng thái tâm lý của người sử dụng. Chỉ cần một thay đổi trong chuỗi này có thể dẫn người dùng vào Good trip hay cũng có thể dẫn người dùng vào Bad trip (sẽ rất tồi tệ).

Với số kinh nghiệm còn ít ỏi của cá nhân tôi về nấm ma thuật thì nấm ma thuật chỉ giúp người dùng có được những cảm nhận và tầm nhìn cũng như thay đổi về nhận thức đúng với những gì mà người đó có trong “tiềm thức” (subconscious). Tiềm thức và ý thức luôn đi đôi với nhau khi sử dụng LSD hay nấm psilocybe – Vì lý do này mà nấm ma thuật và LSD đều rất nguy hiểm cho một số người xấu (!) bởi vì bạn chẳng thể biết được trong tiềm thức của mình có những gì trước khi bạn khám phá nó! Nếu bạn rơi vào Bad trip, rất có thể bạn sẽ quên luôn cả họ tên của mình và bạn sẽ chạm tới những nỗi sợ hãi lớn nhất trong cuộc đời mình (điều này đáng sợ hơn tất cả những nỗi sợ khác trong cuộc sống thực tế).

Bad trip là khi người sử dụng co tiềm thức không trong sạch (xấu) hoặc bị ngoại cảnh tác động, người dùng rơi vào bad trip sẽ cảm thấy khó chịu, sợ hãi, ám ảnh, bồn chồn – dễ bị kích động, mà đỉnh điểm của bad trip là sự khiếp sợ thay vì một good trip sẽ cho người dùng sự vui sướng, tự tin & tràn đầy năng lượng… Nhưng người mới sử dụng nấm ma thuật cần phải được chuẩn bị trước về tâm lý (sẵn sàng để đi du lịch trong tâm trí và cần có một người bạn đã có kinh nghiệm sử dụng ở bên cạnh trong suốt cuộc “hành trình” để trò chuyện – Khi người dùng đi vào quá sâu trong tiềm thức của mình (dễ bị lạc) thì người bạn có kinh nghiệm ở bên cạnh sẽ biết làm thế nào để kéo người dùng quay trở lại thực tế.

Sử dụng nấm ma thuật cũng có thể khiến người dùng cảm thấy chóng mặt, buồn nôn và có những vấn đề khác về dạ dày (đường tiêu hóa nói chung) và cảm thấy yếu cơ (các cơ bắp hầu như không có sinh lực, đôi khi đứng cũng khó). Một số người dùng còn cảm thấy mất đi sự thèm ăn (không đói) và xuất hiện những triệu chứng mệt mỏi (uể oải). Những dấu hiệu này sẽ biến mất khi trip kết thúc (sau khoảng từ 4-6h).

“Nấm ma thuật” & Cần sa: Hút cần sa hoặc sử dụng bất cứ chất kích thích gì trước khi sử dụng nấm không được khuyến khích. Sau khi ăn nấm khoảng 1h (khi hiệu ứng bắt đầu xuất hiện và tăng dần) – lúc này nếu bạn hút cần sa sẽ làm tăng hiệu ứng của nấm lên đáng kể. Hút cần sa cũng giúp người dùng hạn chế hiệu ứng buồn nôn do nấm gây ra (nếu có).

Nói rộng ra thì tất cả các loài thực vật Psychedelics không có khả năng gây nghiện – bạn sẽ hiểu ra điều này khi sử dụng – bạn cũng sẽ hiểu ra sự nguy hiểm của chúng khi sử dụng nếu bạn để ý quan sát kỹ những suy nghĩ và nhận thức của chính bản thân bạn khi còn ở trong cuộc hành trình. Thế nhưng cũng như nhiều loài thực vật khác (ví dụ: Mescaline hay Peyotl), nấm ma thuật tạo ra sự nhờn thuốc rất nhanh chóng – Điều này có nghĩa là nếu bạn sử dụng thường xuyên nấm ma thuật thì lần sử dụng sau sẽ cần một liều lớn hơn để thu được cùng một độ mạnh của hiệu ứng. Theo như lời khuyên về an toàn sử dụng nấm ma thuật thì bạn nên sử dụng nhiều nhất một lần mỗi tháng.

“Nấm ma thuật” có nguy hiểm không?

Câu trả lời là có đối với những người bị mắc các chứng bệnh về tâm thần (ví dụ như bệnh tâm thần phân liệt – shchizophreni) hoặc đối với những người có người nhà (họ hàng) bị mắc các chứng bệnh về tâm thần (khả năng di truyền trong gien lặn có thể xuất hiện với sự tác động của nấm ma thuật). Những người này Tuyệt Đối không nên sử dụng nấm ma thuật cũng như tất cả những loài thực vật psychedelics khác. Dựa theo những nghiên cứu khoa học thì không có bằng chứng nào về sự nguy hiểm chết người khi sử dụng nấm ma thuật nếu người dùng không sử dụng một liều lượng quá lớn so với liều lượng được khuyên bảo (Bạn nên sử dụng 1,5g khô hay 15g tươi cho người mới sử dụng, 3g khô hay 30g tươi là một liều mạnh cho người có kinh nghiệm). Cũng cần phải rất cẩn thận chú ý về nguồn gốc của nấm ma thuật mà bạn sử dụng khi canh tác hoặc lượm nhặt trong tự nhiên. Nếu bạn canh tác indoors thì bạn cần mua phôi tại những website có uy tín, gieo trồng đúng phương pháp kỹ thuật. Nếu bạn lượm nhặt nấm ngoài tự nhiên thì cần một người có kinh nghiệm chỉ bảo cẩn thận – Sự nhầm lẫn có thể gây chết người.

Việt Growers Psychedelics Plants
27/02/2015

Có 4 cách để bạn tiêu tiền

Featured image: auntneecey

 

Giới thiệu: Theo nhà kinh tế học Milton Friedman, có 4 cách tiêu tiền. Bài viết sau đây được dựa theo cuốn sách nổi tiếng nhất của ông, Free to Choose (Tự do để lựa chọn). Nó giải thích sự khác biệt giữa doanh nghiệp tư nhân và các cơ quan chính phủ. Không khó hiểu vì sao các chương trình chính phủ thường bị lãng phí, kém hiệu quả, tham nhũng và trì trệ, khác biệt hoàn toàn khi các nhà tư nhân tiêu tiền. Mời các đọc, nếu muốn đọc thêm xin các bạn hãy đọc cuốn Free to Choose.

 


 

Các nhà kinh tế học thân chính phủ và các chính trị gia luôn yêu cầu các cơ quan chính phủ phải tiếp tục hỗ trợ kinh phí và đẩy mạnh các chương trình cũng như các hoạt động của mình mặc cho sự thất bại rõ rệt của chúng. Nhưng vì sao cơ quan chính phủ lại hoạt động yếu kém mặc cho mục đích cao cả của chúng? Vì sao các doanh nghiệp chính phủ (quốc doanh) kinh doanh luôn thua kém các doanh nghiệp tư nhân mặc cho tiềm lực tài chính của họ? Không phải vì các nhân viên chính phủ không quan tâm hoặc nhân lực kém. Cũng không phải vì mục đích cao quý của họ đặt ra là sai. Họ thất bại chỉ đơn giản vì họ không dùng tiền của họ mà dùng tiền của người khác. Và khi một người khác, dùng tiền của người khác, để phục vụ mục đích của người khác thì chẳng có động lực gì để thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển.

Có 4 cách để bạn tiêu tiền:

  • Bạn dùng tiền riêng của mình cho bản thân (doanh nghiệp tư nhân).
  • Bạn dùng tiền riêng của mình cho người khác (các tổ chức phi lợi nhuận, từ thiện tư nhân).
  • Bạn dùng tiền của người khác cho bản thân (bạn lấy tiền từ các tổ chức và chương trình chính phủ để tự lo cho bản thân).
  • Bạn dùng tiền của người khác cho người khác (nền tảng của các cơ quan chính phủ).

1. Bạn dùng tiền riêng của mình cho bản thân (doanh nghiệp tư nhân)

Khi bạn dùng tiền của mình cho bản thân mình, bạn sẽ chi tiêu rất kỹ lưỡng, không hoang phí. Ví dụ, bạn dùng tiền để đi chợ, bạn sẽ chọn rất kỹ hôm nay sẽ mua gì, với giá bao nhiêu, và có thể bạn sẽ chờ đến dịp giảm giá hay khuyến mãi nào đó để tiết kiệm, và có thể bạn sẽ trả giá. Khi bạn tiêu tiền của chính bạn cho chính bản thân mình, bạn có động lực kinh tế để tối đa hóa giá trị đồng tiề của mình. Logic tự nhiên.

2. Bạn dùng tiền riêng của mình cho người khác (các tổ chức phi lợi nhuận, từ thiện tư nhân)

Khi bạn dùng tiền của riêng bạn cho người khác, như vào các mục đích từ thiện, xã hội, bạn vẫn có động lực dùng tiền kỹ lưỡng, nhưng không kỹ bằng như lúc bạn dùng tiền mình cho chính bản thân mình. Nhưng bạn vẫn cân nhắc, chọn lựa, trả giá, tham khảo kỹ lưỡng vì không muốn phí tiền của mình.

3. Bạn dùng tiền của người khác cho bản thân (bạn lấy tiền từ các tổ chức và chương trình chính phủ để tự lo cho bản thân)

Dùng tiền của người khác cho bản thân mình là khi bạn nhận được tiền tặng, tiền hỗ trợ, tiền an sinh xã hội, tiền thất nghiệp, tiền của người khác cho bạn. Trong trường hợp này bạn sẽ dùng tối đa số tiền đó. Bạn sẽ không suy nghĩ, không thấy xót nhưng vẫn có động lực để tối đa hóa giá trị cho chính bản thân mình. Vì bạn đang dùng “tiền chùa” nên bạn không quan tâm nó là bao nhiêu, bạn chỉ tập trung cho bản thân mà không nghĩ đến giá trị cho người đã đưa tiền cho bạn. Nếu nhận được từ tư nhân, bạn sẽ cảm thấy có một trách nhiệm tin thần để chi tiêu kỹ lưỡng vì một ai đó đã tin tưởng bạn. Nhưng nếu nhận được từ cơ quan chính phủ, bạn lại nghĩ rằng bạn có quyền, bạn cho rằng tiền này là phúc lợi, nhưng lại quên đi chính phủ muốn có tiền này để đưa bạn thì phải lấy từ một ai đó. Bạn có thể hoặc không có thể có động lực chi tiêu kỹ lưỡng.

4. Bạn dùng tiền của người khác cho người khác (nền tảng của các cơ quan chính phủ)

Khi bạn dùng tiền của người khác cho người khác, bạn sẽ không quan tâm và không có động lực để tối đa hóa giá trị. Vì sao? Đơn giản vì đó đâu phải tiền của bạn, bạn không cảm thấy xót và vì thế bạn không quan tâm. Bạn không quan tâm số tiền đó là bao nhiêu, cũng như số tiền đó sẽ được chi tiêu ra sao, giá trị đổi lại có đáng giá không. Bạn cũng không phí thời gian cân nhắc, trả giá, phấn đấu hoặc thương lượng khi dùng nó như lúc bạn dùng tiền bản thân cho bản thân. Đây chính là nền tảng của các cơ quan chính phủ, từ các cơ quan xã hội cho đến các công ty quốc doanh. Nếu các nhân viên chính phủ dùng tiền không hiệu quả cũng không có ai trừng phạt, họ cũng không cần phải cạnh tranh vì doanh nghiệp nhà nước thì không có chuyện lỗ, vì luôn được ngân sách bù đắp. Họ cũng không thấy xót khi nhìn số tiền này bị tham nhũng, lạm dụng hay ăn cắp, vì đâu phải tiền có họ nên chẳng có lý do gì chính đáng để họ quan tâm. Bạn hãy so sánh tác phong làm việc giữa các doanh nghiệp hoặc tổ chức tư nhân và nhà nước. Vì sao cũng con người đó mà lại 2 tác phong và 2 kết quả hoàn toàn khác nhau? Vì một bên dùng tiền của mình, phải cân nhắc và cạnh tranh, vì họ cảm thấy xót. Còn một bên thì dùng tiền người khác cho người khác, nên chẳng có gì để xót. Đây là nguyên nhân vì sao các cơ quan chính phủ lại hoạt động kém và tham nhũng.

 

Ku Búa
(Dựa theo Milton Friedman, Free to Choose)